Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Nghị quyết 03/2020/NQ-HĐTP áp dụng quy định của Bộ luật Hình sự về tội phạm tham nhũng

Số hiệu: 03/2020/NQ-HĐTP Loại văn bản: Nghị quyết
Nơi ban hành: Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao Người ký: Nguyễn Hòa Bình
Ngày ban hành: 30/12/2020 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

TANDTC giải thích một số dấu hiệu định tội tội phạm tham nhũng

Ngày 30/12/2020, HĐTP TANDTC ban hành Nghị quyết 03/2020/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Hình sự 2015 trong xét xử tội phạm tham nhũng và tội phạm khác về chức vụ.

Theo đó, giải thích một số tình tiết là dấu hiệu định tội của các tội phạm tham nhũng, đơn cử như:

- Dấu hiệu “Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm” tại khoản 1 các Điều 353, 354, 355, 358 là trường hợp:

Trước đó người phạm tội đã bị xử lý kỷ luật về hành vi tương ứng nhưng chưa hết thời hạn được coi là chưa bị xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật.

Ví dụ: A đã kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo về hành vi tham ô số tiền 500.000 đồng nhưng 06 tháng sau, A lại thực hiện hành vi tham ô số tiền 1.500.000 đồng.

- Dấu hiệu “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn” tại Khoản 1 Điều 355 - Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản có nghĩa là:

Sử dụng vượt quá quyền hạn, chức trách, nhiệm vụ được giao hoặc tuy không được giao, không được phân công nhiệm vụ, quyền hạn trong lĩnh vực đó nhưng vẫn thực hiện.

Ví dụ: A là Phó chủ tịch UBND tỉnh, A không được phân công phụ trách lĩnh vực đất đai nhưng vẫn ra quyết định thu hồi đất của công ty X để giao cho công ty Y (công ty của gia đình A).

Ngoài ra, Nghị quyết còn giải thích một số tình tiết định khung hình phạt như dùng thủ đoạn xảo quyệt, dùng thủ đoạn nguy hiểm, phạm tội từ 2 lần trở lên,...

Nghị quyết 03/2020/NQ-HĐTP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/02/2021.

>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY

HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN
TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 03/2020/NQ-HĐTP

Hà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 2020

NGHỊ QUYẾT

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ TRONG XÉT XỬ TỘI PHẠM THAM NHŨNG VÀ TỘI PHẠM KHÁC VỀ CHỨC VỤ

HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO

Căn cứ Luật Tổ chức Tòa án nhân dân ngày 24 tháng 11 năm 2014;

Để áp dụng đúng và thống nhất một số quy định của Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 12/2017/QH14 trong xét xử tội phạm tham nhũng và tội phạm khác về chức vụ;

Sau khi có ý kiến của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ trưởng Bộ Tư pháp.

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị quyết này hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 12/2017/QH14 (sau đây viết tắt là Bộ luật Hình sự) về các tội phạm tham nhũng và các tội phạm khác về chức vụ; xác định trị giá tài sản bị chiếm đoạt, thiệt hại do tội phạm tham nhũng, tội phạm khác về chức vụ gây ra; xử lý vật, tiền liên quan trực tiếp đến tội phạm.

Điều 2. Về một số từ ngữ

1. “Cơ quan, tổ chức” quy định tại khoản 1 Điều 352 của Bộ luật Hình sự bao gồm cơ quan, tổ chức, đơn vị nhà nước và doanh nghiệp, tổ chức ngoài nhà nước.

2. “Cơ quan, tổ chức, đơn vị nhà nước” là cơ quan, tổ chức, đơn vị quy định tại khoản 9 Điều 3 của Luật Phòng, chống tham nhũng, bao gồm: cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước và tổ chức, đơn vị khác do Nhà nước thành lập, đầu tư cơ sở vật chất, cấp phát toàn bộ hoặc một phần kinh phí hoạt động, do Nhà nước trực tiếp quản lý hoặc tham gia quản lý nhằm phục vụ nhu cầu phát triển chung, thiết yếu của Nhà nước và xã hội.

3. “Doanh nghiệp, tổ chức ngoài nhà nước” quy định tại các điều 353, 354, 364 và 365 của Bộ luật Hình sự là doanh nghiệp, tổ chức không thuộc trường hợp hướng dẫn tại khoản 2 Điều này.

4. “Người có chức vụ” quy định tại khoản 2 Điều 352 của Bộ luật Hình sự là những người quy định tại khoản 2 Điều 3 của Luật Phòng, chống tham nhũng.

5. “Do một hình thức khác” quy định tại khoản 2 Điều của 352 Bộ luật Hình sự là trường hợp không phải do bổ nhiệm, do bầu cử, do tuyển dụng, do hợp đồng nhưng được giao thực hiện nhiệm vụ và có quyền hạn trong khi thực hiện nhiệm vụ đó.

Ví dụ: Người được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cử tham gia trực tại chốt kiểm soát phòng chống dịch bệnh Covid-19.

6. “Chủ động khai báo trước khi bị phát giác” quy định tại khoản 7 Điều 364 và khoản 6 Điều 365 của Bộ luật Hình sự là trường hợp hành vi phạm tội đưa hối lộ, môi giới hối lộ chưa bị cơ quan có thẩm quyền phát hiện, chưa bị ai tố giác nhưng người đưa hối lộ, người môi giới hối lộ đã tự khai báo toàn bộ sự việc đưa hối lộ, môi giới hối lộ mà mình thực hiện.

7. “Chủ động nộp lại ít nhất ba phần tư tài sản tham ô, nhận hối lộ” là trường hợp người phạm tội đã tự mình nộp lại ít nhất ba phần tư tài sản tham ô, nhận hối lộ sau khi phạm tội. Cũng được coi là chủ động nộp lại ít nhất ba phần tư tài sản tham ô, nhận hối lộ đối với trường hợp người phạm tội sau khi phạm tội đã tác động để cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em, những người thân khác nộp lại hoặc không phản đối việc cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em, những người thân khác nộp lại ít nhất ba phần tư tài sản mà mình tham ô, nhận hối lộ.

Đối với trường hợp trong cùng vụ án, người bị truy cứu trách nhiệm hình sự về nhiều tội, trong đó có tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ và tội khác, nhưng đã chủ động nộp lại số tài sản bằng ít nhất ba phần tư tài sản tham ô, nhận hối lộ thì cũng được coi là chủ động nộp lại ít nhất ba phần tư tài sản tham ô, nhận hối lộ, trừ trường hợp có căn cứ rõ ràng xác định tài sản có nguồn gốc từ tội phạm khác.

Ví dụ: Nguyễn Văn A có hành vi tham ô số tiền 4.000.000.000 đồng và lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt số tiền 2.000.000.000 đồng. Sau khi A bị khởi tố, vợ của A đã chuyển nhượng nhà đất là tài sản riêng của mình để thay A nộp lại số tiền 3.000.000.000 đồng thì được coi là chủ động nộp lại ít nhất ba phần tư tài sản tham ô.

8. “Hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm” là sau khi phạm tội tham nhũng hoặc các tội phạm khác về chức vụ, người phạm tội đã chủ động cung cấp những tin tức, tài liệu, chứng cứ có ý nghĩa cho việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm liên quan đến tội phạm mà họ bị buộc tội (như: chỉ đúng nơi cất giấu vật chứng quan trọng giúp cơ quan chức năng thu hồi được vật chứng đó; khai báo và chỉ đúng nơi đồng phạm khác đang bỏ trốn; khai báo về tội phạm và người phạm tội mới liên quan đến tội phạm mà họ bị buộc tội...). Ngoài những trường hợp nêu trên, có thể xác định những trường hợp khác là “hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm” nhưng Tòa án phải nhận định rõ trong bản án.

9. “Lập công lớn” là trường hợp người phạm tội đã giúp cơ quan tiến hành tố tụng phát hiện, truy bắt, điều tra, xử lý tội phạm không liên quan đến tội phạm mà họ bị buộc tội; cứu được người khác trong tình thế hiểm nghèo hoặc cứu được tài sản có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên của Nhà nước, của tập thể, của cá nhân trong thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn hoặc sự kiện bất khả kháng khác; có phát minh, sáng chế hoặc sáng kiến có giá trị lớn được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận. Ngoài những trường hợp nêu trên, có thể xác định những trường hợp khác là “lập công lớn” nhưng Tòa án phải nhận định rõ trong bản án.

Điều 3. Về một số tình tiết là dấu hiệu định tội

1. “Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm” quy định tại điểm a khoản 1 các điều 353, 354, 355 và 358 của Bộ luật Hình sự là trường hợp trước đó người phạm tội đã bị xử lý kỷ luật về hành vi tương ứng nhưng chưa hết thời hạn được coi là chưa bị xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật.

Ví dụ: Nguyễn Văn A đã kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo về hành vi tham ô số tiền 500.000 đồng nhưng 06 tháng sau, A lại thực hiện hành vi tham ô số tiền 1.500.000 đồng.

Trường hợp người có hành vi vi phạm đã bị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xử lý kỷ luật, sau đó lại bị cơ quan tiến hành tố tụng truy cứu trách nhiệm hình sự về chính hành vi này thì việc bị xử lý kỷ luật trước đó không bị coi là “đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm”.

Ví dụ: Nguyễn Văn A đã bị cơ quan có thẩm quyền xử lý kỷ luật về hành vi tham ô tài sản, sau đó A lại bị xem xét khởi tố về chính hành vi tham ô này thì không được áp dụng tình tiết “đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm” đối với A.

2. “Đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục 1 Chương này chưa được xóa án tích mà còn vi phạm” quy định tại khoản 1 các điều 353, 354 và 355 của Bộ luật Hình sự là trước đó người phạm tội đã bị kết án trong 01 lần về một hoặc nhiều tội quy định tại Mục 1 Chương XXIII của Bộ luật Hình sự, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện một trong những hành vi được liệt kê tại khoản 1 của một trong các điều 353, 354 và 355 của Bộ luật Hình sự.

Trường hợp ngoài tiền án nêu trên, người phạm tội còn có tiền án khác thì tiền án này được sử dụng để xác định tái phạm, tái phạm nguy hiểm, trừ trường hợp các tiền án đều đã được sử dụng để xác định dấu hiệu định tội trong các lần kết án trước đó.

Ví dụ: Trước khi thực hiện hành vi phạm tội nhận hối lộ số tiền là 1.500.000 đồng, A đã có 02 tiền án, trong đó tiền án thứ nhất, A bị kết án về tội tham ô tài sản với số tiền chiếm đoạt là 5.000.000 đồng; tiền án thứ hai, A bị kết án về tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản với số tiền chiếm đoạt là 1.000.000 đồng. Trường hợp này, tiền án thứ hai được sử dụng để xác định dấu hiệu định tội đối với tội tham ô tài sản. Đối với tiền án thứ nhất, do trước đó đã được sử dụng để xác định dấu hiệu định tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản (với số tiền chiếm đoạt là 1.000.000 đồng) nên không được tiếp tục sử dụng để xác định tái phạm.

3. “Lợi ích vật chất khác” quy định tại các điều 354, 358, 364 và 366 của Bộ luật Hình sự là lợi ích vật chất không phải là tài sản quy định tại Điều 105 của Bộ luật Dân sự.

Ví dụ: Hối lộ bằng cách tài trợ kinh phí đi du học, đi du lịch, ...

4. “Lợi ích phi vật chất” quy định tại điểm b khoản 1 các điều 354, 358, 364, 365 và 366 của Bộ luật Hình sự là những lợi ích không phải lợi ích vật chất.

Ví dụ: Hối lộ bằng cách tặng thưởng, đề xuất tặng thưởng các danh hiệu, giải thưởng; bầu, cử, bổ nhiệm chức vụ; nâng điểm thi; hứa hẹn cho tốt nghiệp, cho đi học, đi thi đấu, đi biểu diễn ở nước ngoài; hối lộ tình dục, ...

5. “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn” quy định tại khoản 1 Điều 355 của Bộ luật Hình sự là sử dụng vượt quá quyền hạn, chức trách, nhiệm vụ được giao hoặc tuy không được giao, không được phân công nhiệm vụ, quyền hạn trong lĩnh vực đó nhưng vẫn thực hiện.

Ví dụ: Nguyễn Văn A là Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh. A chỉ được phân công phụ trách lĩnh vực văn hóa - xã hội, không được phân công phụ trách lĩnh vực quản lý đất đai nhưng A vẫn ra quyết định thu hồi đất của Công ty X để giao cho Công ty Y (là Công ty của gia đình A). Trường hợp này hành vi của A đã vượt quá chức trách, nhiệm vụ được giao.

6. “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn” quy định tại khoản 1 Điều 356 của Bộ luật Hình sự là dựa vào chức vụ, quyền hạn được giao để làm trái, không làm hoặc làm không đúng quy định của pháp luật.

Ví dụ: Nguyễn Văn A là Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện B đã thực hiện hành vi trái công vụ, trình lãnh đạo Ủy ban nhân dân huyện B ký quyết định cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đối với thửa đất không đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật đất đai.

7. “Vụ lợi” quy định tại khoản 1 các điều 356, 357 và 359 của Bộ luật Hình sự là trường hợp người phạm tội đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lạm quyền nhằm đạt được lợi ích vật chất hoặc lợi ích phi vật chất không chính đáng cho mình hoặc cho cơ quan, tổ chức, cá nhân khác.

8. “Động cơ cá nhân khác” quy định tại khoản 1 các điều 356, 357 và 359 của Bộ luật Hình sự là trường hợp người phạm tội đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lạm quyền nhằm khẳng định, củng cố, nâng cao địa vị, uy tín, quyền lực của mình một cách không chính đáng.

9. Thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra quy định tại các điều 353, 354, 355 và 358 của Bộ luật Hình sự là thiệt hại thực tế xảy ra và có mối quan hệ nhân quả với hành vi phạm tội, không bao gồm tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác mà người phạm tội đã hoặc sẽ chiếm đoạt.

Ví dụ: Nguyễn Văn A là Thủ kho của Công ty B có hành vi tham ô số tiền thuốc phòng dịch trị giá 200.000.000 đồng. Do không có thuốc phòng dịch nên dẫn đến hậu quả là toàn bộ số gia cầm trị giá 10.000.000.000 đồng của Công ty B bị chết. Trong trường hợp này, phải xác định số tiền A chiếm đoạt là 200.000.000 đồng và thiệt hại thực tế do hành vi phạm tội của A là 10.000.000.000 đồng.

10. “Bí mật công tác” quy định tại Điều 361 và Điều 362 của Bộ luật Hình sự là thông tin công tác được thể hiện dưới bất kỳ hình thức nào (ví dụ: văn bản, dự thảo văn bản, bài phát biểu, hình ảnh...) mà cơ quan, tổ chức quy định không được để lộ cho người khác biết và các thông tin này không thuộc danh mục bí mật nhà nước.

Điều 4. Về một số tình tiết định khung hình phạt

1. Tình tiết “dùng thủ đoạn xảo quyệt” hoặc “dùng thủ đoạn nguy hiểm” quy định tại khoản 2 các điều 353, 354, 355, 364 và 365 của Bộ luật Hình sự:

a) “Dùng thủ đoạn xảo quyệt” là trường hợp người phạm tội sử dụng thủ đoạn dối trá một cách tinh vi, sử dụng công nghệ cao để thực hiện hành vi phạm tội, che giấu tội phạm, đổ tội cho người khác hoặc người phạm tội có hành vi tiêu hủy chứng cứ, gây khó khăn cho việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm.

b) “Dùng thủ đoạn nguy hiểm” là trường hợp người phạm tội sử dụng thủ đoạn có thể gây nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe của người khác hoặc có thể gây hậu quả nghiêm trọng khác để chiếm đoạt tài sản hoặc che giấu tội phạm.

2. Tình tiết “phạm tội 02 lần trở lên” quy định tại khoản 2 các điều 353, 354, 355, 356, 357, 358, 361, 364, 365 và 366 của Bộ luật Hình sự là trường hợp người phạm tội đã thực hiện một trong các hành vi quy định tại các điều này từ 02 lần trở lên và mỗi hành vi đều cấu thành tội phạm, nhưng đều chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự và chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự.

Ví dụ: Ngày 15-8-2018, Nguyễn Văn A có hành vi tham ô số tiền 10.000.000 đồng. Ngày 25-9-2019, A lại có hành vi tham ô số tiền 20.000.000 đồng. Các hành vi phạm tội của A đều chưa bị xử lý hình sự và chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự. Trường hợp này, A bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội tham ô tài sản và bị áp dụng tình tiết “phạm tội 02 lần trở lên” theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 353 của Bộ luật Hình sự.

3. Tình tiết “ảnh hưởng xấu đến đời sống của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong cơ quan, tổ chức” quy định tại điểm g khoản 2 Điều 353 của Bộ luật Hình sự là một trong các trường hợp sau:

a) Làm mất hoặc giảm sút thu nhập thường xuyên, thu nhập tăng thêm hợp pháp của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động;

b) Gây khiếu nại, tố cáo bức xúc, làm mất đoàn kết, mất niềm tin trong nội bộ cơ quan, tổ chức ảnh hưởng đến tinh thần của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động.

4. Tình tiết “gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội” quy định tại khoản 3 các điều 353, 355 của Bộ luật Hình sự là một trong các trường hợp sau:

a) Gây khiếu kiện đông người, biểu tình, gây rối để các thế lực thù địch lợi dụng, lôi kéo, kích động chống phá chính quyền, xuyên tạc đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước;

b) Gây hoang mang, lo sợ hoặc phẫn nộ trong nhân dân;

c) Gây khó khăn trong việc thực hiện đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Ví dụ: Nguyễn Văn A tham ô tiền hỗ trợ người nghèo phát triển kinh tế dẫn đến Ủy ban nhân dân xã B gặp khó khăn trong việc triển khai chính sách xóa đói, giảm nghèo tại địa phương.

Điều 5. Nguyên tắc xử lý đối với tội phạm tham nhũng, tội phạm khác về chức vụ

1. Việc xử lý tội phạm tham nhũng, tội phạm khác về chức vụ phải bảo đảm nghiêm khắc và tuân thủ triệt để các nguyên tắc của pháp luật hình sự, pháp luật tố tụng hình sự.

2. Trong quá trình tố tụng, người phạm tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ đã chủ động nộp lại ít nhất ba phần tư tài sản tham ô, nhận hối lộ và đã hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn thì không áp dụng mức cao nhất của khung hình phạt mà người phạm tội bị truy tố, xét xử.

3. Xem xét áp dụng chính sách khoan hồng đặc biệt miễn hình phạt theo quy định tại Điều 59 của Bộ luật Hình sự đối với trường hợp người phạm tội có ít nhất 02 tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 51 của Bộ luật Hình sự hoặc người phạm tội lần đầu là người giúp sức trong vụ án đồng phạm nhưng có vai trò không đáng kể nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Người phạm tội không vì động cơ vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác, mà chỉ vì muốn đổi mới, dám đột phá vì sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ Tổ quốc;

b) Người phạm tội là người có quan hệ lệ thuộc (như cấp dưới đối với cấp trên, người làm công hưởng lương, chấp hành nhiệm vụ theo chỉ đạo của cấp trên), không ý thức được đầy đủ hành vi phạm tội của mình, không vì động cơ vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác, không được hưởng lợi; đã chủ động khai báo trước khi bị phát giác, tích cực hợp tác với cơ quan có thẩm quyền, góp phần có hiệu quả vào việc điều tra, xử lý tội phạm;

c) Người phạm tội đã chủ động khai báo trước khi bị phát giác, tích cực hợp tác với cơ quan có thẩm quyền, góp phần hạn chế thiệt hại, chủ động nộp lại toàn bộ tài sản chiếm đoạt, đã khắc phục toàn bộ hậu quả và đã bồi thường toàn bộ thiệt hại do mình gây ra;

d) Người phạm tội sau khi bị phát hiện đã thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải, chủ động nộp lại toàn bộ tài sản chiếm đoạt, đã khắc phục toàn bộ hậu quả và đã bồi thường toàn bộ thiệt hại do mình gây ra.

Điều 6. Xem xét trách nhiệm hình sự và quyết định hình phạt trong trường hợp tách vụ án

Trường hợp vụ án được tách ra để giải quyết trong các giai đoạn khác nhau (tách thành nhiều vụ án) thì việc xem xét trách nhiệm hình sự và quyết định hình phạt được thực hiện như sau:

1. Không coi việc người phạm tội đã bị kết án trong vụ án trước đó là căn cứ xác định “phạm tội 02 lần trở lên”, trừ trường hợp các hành vi phạm tội bị xem xét, xử lý hình sự trong các giai đoạn là độc lập với nhau;

2. Không coi việc người phạm tội đã bị kết án trong vụ án trước đó là có nhân thân không tốt để không cho hưởng án treo, nếu họ có đủ các điều kiện khác để được hưởng án treo;

3. Việc quyết định hình phạt trong từng bản án, quyết định phải bảo đảm khi tổng hợp hình phạt của các bản án không được vượt quá mức cao nhất của khung hình phạt tương ứng với tổng trị giá tài sản bị chiếm đoạt, của hối lộ hoặc thiệt hại do tội phạm gây ra.

Ví dụ: Nguyễn Văn A có hành vi lạm quyền trong thi hành công vụ. Do bước đầu chỉ chứng minh được A gây thiệt hại tài sản trị giá 100.000.000 đồng nên cơ quan tiến hành tố tụng đã quyết định tách thành 02 vụ án, xử lý trước đối với A về hành vi gây thiệt hại số tiền 100.000.000 đồng. Tuy nhiên, sau đó ở giai đoạn 2 cơ quan tiến hành tố tụng lại chứng minh được hành vi của A còn gây thiệt hại tài sản trị giá 350.000.000 đồng. Tại giai đoạn 1, Tòa án áp dụng khoản 2 Điều 357 của Bộ luật Hình sự kết án A 05 năm tù về tội lạm quyền trong thi hành công vụ. Khi xét xử vụ án ở giai đoạn 2, A tiếp tục bị truy tố theo khoản 2 Điều của 357 của Bộ luật Hình sự, để bảo đảm khi tổng hợp hình phạt của cả 02 bản án không vượt quá mức cao nhất của khoản này thì Tòa án chỉ được quyết định hình phạt không quá 05 năm tù đối với A.

Điều 7. Truy cứu trách nhiệm hình sự trong trường hợp người sử dụng tài sản do tham nhũng mà có để thực hiện một trong các hành vi rửa tiền

Trường hợp người sử dụng tài sản do tham nhũng mà có để thực hiện một trong các hành vi rửa tiền quy định tại Điều 324 của Bộ luật Hình sự thì ngoài việc bị truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các tội phạm tương ứng quy định tại Chương XXIII của Bộ luật Hình sự, người phạm tội còn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội rửa tiền theo quy định tại Điều 324 của Bộ luật Hình sự.

Ví dụ: Nguyễn Văn A có hành vi tham ô số tiền 5.000.000.000 đồng, sau đó A dùng số tiền này đầu tư, kinh doanh bất động sản để che giấu nguồn gốc bất hợp pháp của số tiền đã tham ô. Trường hợp này, A bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội tham ô tài sản quy định tại Điều 353 và tội rửa tiền quy định tại Điều 324 của Bộ luật Hình sự.

Điều 8. Truy cứu trách nhiệm hình sự trong trường hợp thực hiện nhiều lần cùng một loại hành vi quy định tại Chương XXIII của Bộ luật Hình sự

1. Trường hợp một người thực hiện nhiều lần cùng một loại hành vi quy định tại Chương XXIII của Bộ luật Hình sự, nhưng mỗi lần trị giá tài sản chiếm đoạt, của hối lộ, gây thiệt hại về tài sản dưới mức tối thiểu quy định để truy cứu trách nhiệm hình sự và không thuộc một trong các trường hợp khác để truy cứu trách nhiệm hình sự, đồng thời trong các hành vi đó chưa có lần nào bị xử lý kỷ luật và chưa hết thời hiệu xử lý kỷ luật, nếu tổng trị giá tài sản chiếm đoạt, của hối lộ hoặc thiệt hại bằng hoặc trên mức tối thiểu để truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật Hình sự, thì người thực hiện nhiều lần cùng loại hành vi vi phạm bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội phạm tương ứng theo tổng trị giá tài sản chiếm đoạt tài sản, của hối lộ hoặc tài sản thiệt hại.

Ví dụ: Ngày 15-8-2019, Nguyễn Văn A có hành vi nhận hối lộ số tiền 1.500.000 đồng; ngày 15-9-2019, A tiếp tục nhận hối lộ số tiền 1.500.000 đồng; ngày 30-12-2019, A lại tiếp tục nhận hối lộ số tiền 1.500.000 đồng bị cơ quan có thẩm quyền phát hiện. Các hành vi này của A đều chưa bị xử lý kỷ luật và chưa hết thời hiệu xử lý kỷ luật. Trường hợp này, tổng số tiền nhận hối lộ của A được xác định là 4.500.000 đồng nên A bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1 Điều 354 của Bộ luật Hình sự.

2. Trường hợp một người thực hiện nhiều lần cùng một loại hành vi quy định tại Chương XXIII của Bộ luật Hình sự, mỗi lần đều đủ yếu tố cấu thành tội phạm và tổng trị giá tài sản chiếm đoạt, của hối lộ hoặc tài sản thiệt hại của các lần vi phạm thuộc khung hình phạt tăng nặng, nếu các lần phạm tội đều chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự và chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự, thì ngoài việc bị áp dụng khung hình phạt tương ứng với tổng trị giá tài sản chiếm đoạt, của hối lộ hoặc tài sản thiệt hại, họ còn bị áp dụng tình tiết định khung tặng nặng hoặc tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự như sau:

a) Nếu tổng trị giá tài sản chiếm đoạt, của hối lộ hoặc tài sản thiệt hại thuộc khoản 2 của điều luật tương ứng thì người phạm tội bị áp dụng thêm tình tiết định khung tăng nặng “phạm tội 02 lần trở lên”.

Ví dụ: Ngày 15-8-2019, Nguyễn Văn A có hành vi nhận hối lộ số tiền 50.000.000 đồng; ngày 30-6-2020, A lại tiếp tục nhận hối lộ số tiền 100.000.000 đồng bị cơ quan có thẩm quyền phát hiện. Trường hợp này, A bị áp dụng 02 tình tiết tăng nặng định khung là: “của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng”“phạm tội 02 lần trở lên” theo quy định tại điểm c và điểm đ khoản 2 Điều 354 của Bộ luật Hình sự.

b) Nếu tổng trị giá tài sản chiếm đoạt hoặc của hối lộ nhận hoặc tài sản thiệt hại thuộc khung hình phạt tăng nặng khác thì người phạm tội bị áp dụng thêm tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự “phạm tội 02 lần trở lên”.

Ví dụ: Ngày 11-3-2019, Nguyễn Văn A có hành vi nhận hối lộ số tiền 400.000.000 đồng; ngày 30-7-2020, A lại tiếp tục nhận hối lộ số tiền 200.000.000 đồng bị cơ quan có thẩm quyền phát hiện. Trường hợp này, A bị áp dụng tình tiết tặng nặng định khung "của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng" theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 354 và tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự “phạm tội 02 lần trở lên” theo quy định tại điểm g khoản 1 Điều 52 của Bộ luật Hình sự.

Điều 9. Truy cứu trách nhiệm hình sự trong trường hợp người phạm tội vừa chiếm đoạt tài sản, nhận của hối lộ vừa gây thiệt hại về tài sản

Trường hợp người phạm tội vừa chiếm đoạt tài sản, nhận của hối lộ, vừa gây thiệt hại về tài sản mà trị giá tài sản chiếm đoạt, của hối lộ và trị giá tài sản thiệt hại thuộc các điểm trong cùng một khung hình phạt thì truy cứu trách nhiệm hình sự người phạm tội theo các điểm tương ứng của khung hình phạt đó. Trường hợp trị giá tài sản chiếm đoạt, của hối lộ và trị giá tài sản thiệt hại thuộc các khung hình phạt khác nhau thì truy cứu trách nhiệm hình sự người phạm tội theo khung hình phạt cao hơn.

Điều 10. Xác định trị giá tài sản bị chiếm đoạt, thiệt hại do tội phạm tham nhũng, tội phạm khác về chức vụ gây ra

1. Trị giá tài sản bị chiếm đoạt làm căn cứ xử lý hình sự được xác định tại thời điểm thực hiện hành vi phạm tội. Trường hợp tội phạm thực hiện liên tục, kéo dài thì trị giá tài sản bị chiếm đoạt được xác định tại thời điểm kết thúc hành vi phạm tội. Đối với trường hợp hành vi phạm tội đang diễn ra nhưng bị phát hiện, ngăn chặn thì trị giá tài sản bị chiếm đoạt được xác định tại thời điểm hành vi phạm tội bị phát hiện, ngăn chặn.

2. Thiệt hại tài sản làm căn cứ để xử lý hình sự tùy từng trường hợp cụ thể được xác định như sau:

a) Trường hợp thiệt hại xảy ra tại thời điểm tội phạm được thực hiện thì thiệt hại được xác định tại thời điểm này; đối với tội phạm liên tục, kéo dài thì thiệt hại được xác định tại thời điểm tội phạm được phát hiện ngăn chặn hoặc tội phạm kết thúc.

b) Trường hợp thiệt hại xảy ra hoặc kéo dài sau khi tội phạm được thực hiện hoặc sau khi tội phạm đã kết thúc thì thiệt hại được xác định tại thời điểm thiệt hại được ngăn chặn.

c) Trường hợp không thể xác định được thiệt hại theo hướng dẫn tại điểm a, điểm b khoản 2 Điều này thì thiệt hại được xác định tại thời điểm khởi tố vụ án.

3. Việc xem xét trách nhiệm dân sự thực hiện theo quy định của pháp luật dân sự.

Điều 11. Xử lý vật, tiền liên quan trực tiếp đến tội phạm

1. Sau khi thụ lý vụ án, Tòa án phải xem xét áp dụng ngay biện pháp kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản liên quan trực tiếp đến hành vi phạm tội nếu các tài sản này chưa bị áp dụng biện pháp cưỡng chế trong giai đoạn điều tra, truy tố.

2. Tòa án xem xét, quyết định tịch thu sung vào ngân sách nhà nước, tịch thu tiêu hủy hoặc buộc trả lại, bồi thường cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp theo đúng quy định của pháp luật đối với tài sản liên quan trực tiếp đến tội phạm tham nhũng, tội phạm khác về chức vụ, bao gồm:

a) Công cụ, phương tiện dùng vào việc phạm tội;

b) Tiền, tài sản bị chiếm đoạt;

c) Của hối lộ;

d) Thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra;

đ) Khoản thu lợi bất chính từ hành vi phạm tội;

e) Lợi nhuận, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản do phạm tội mà có;

g) Tài sản khác theo quy định của pháp luật.

3. Tài sản thuộc trường hợp bị tịch thu sung ngân sách nhà nước không còn tại thời điểm giải quyết vụ án thì Tòa án quyết định tịch thu trị giá tài sản theo kết luận định giá của cơ quan có thẩm quyền.

4. Trường hợp tài sản có nguồn gốc từ tội phạm tham nhũng, tội phạm khác về chức vụ đã được nhập vào khối tài sản thuộc sở hữu chung thì Tòa án chỉ tịch thu hoặc buộc trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp đối với phần tài sản có nguồn gốc từ tội phạm. Lợi nhuận thu được từ khối tài sản chung này cũng được chia theo tỷ lệ để tịch thu hoặc trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp theo đúng quy định của pháp luật.

Điều 12. Hiệu lực thi hành

1. Nghị quyết này đã được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thông qua ngày 30 tháng 12 năm 2020 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 02 năm 2021.

2. Trường hợp người phạm tội đã bị xét xử trước ngày Nghị quyết này có hiệu lực theo đúng các quy định, hướng dẫn trước đây và bản án đã có hiệu lực pháp luật thì không căn cứ vào Nghị quyết này để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm.


Nơi nhận:
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội (để giám sát);
- Ủy ban Pháp luật của Quốc hội (để giám sát);
- Ủy ban Tư pháp của Quốc hội (để giám sát);
- Ban Dân nguyện thuộc UBTVQH;
- Ban Nội chính Trung ương (để báo cáo);
- Văn phòng Trung ương Đảng (để báo cáo);
- Văn phòng Chủ tịch nước (để báo cáo);
- Văn phòng Chính phủ 02 bản (để đăng Công báo);
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao (để phối hợp);
- Bộ Tư pháp (để phối hợp);
- Bộ Công an (để phối hợp);
- Các TAND và TAQS các cấp (để thực hiện);
- Các Thẩm phán và các đơn vị TANDTC (để thực hiện);
- Cổng thông tin điện tử TANDTC (để đăng tải);
- Lưu: VT, Vụ PC&QLKH TANDTC.

TM. HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN
CHÁNH ÁN




Nguyễn Hòa Bình

THE COUNCIL OF JUDGES
THE SUPREME PEOPLE’S COURT
------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------

No. 03/2020/NQ-HDTP

Hanoi, December 30, 2020

 

RESOLUTION

ON GUIDELINES FOR CERTAIN REGULATIONS OF THE CRIMINAL CODE IN ADJUCATING CORRUPTION-RELATED OR OTHER OFFICE TITLE-RELATED CRIMES

THE COUNCIL OF JUDGES OF THE SUPREME PEOPLE’S COURT

Pursuant to the Law on Organization of the People’s Courts dated November 24, 2014;

For proper and consistent application of certain regulations of the Criminal Code No. 100/2015/QH13, amended in the Law No. 12/2017/QH14 in adjudicating corruption-related or other office title-related crimes;

With the opinions of the Chief Procurator of the Supreme People’s Procuracy and the Minister of Justice.

HEREBY RESOLVES:

Article 1. Scope

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 2. Terms

1. “agency or organization” provided for in clause 1 Article 352 of the Criminal Code refers to a regulatory agency, enterprise or organization other than state organization.

2. “agency, organization, state unit” refers to an agency, organization, state unit provided for in clause 9 Article 3 of the Anti-corruption Law, including: regulatory agencies, political organizations, socio-political organizations, people's armed units, public sector entities, state-owned enterprises and other organizations and units established by the State, with facilities and operational funds wholly or partially financed by the State, under direct or indirect management of the State in service to the general and essential development of the State and society.

3. “enterprise, organization other than state organization” provided for in Articles 353, 354, 364 and 365 of the Criminal Code refers to an enterprise or organization not prescribed in clause 2 hereof.

4. “office-holder” provided for in clause 2 Article 353 of the Criminal Code is a person prescribed in clause 2 Article 3 of the Anti-corruption Law.

5. “another method” provided for in clause 2 Article 352 of the Criminal Code refer to a case that a person who is not appointed, elected, recruited or concluded with a contract but is designated to perform a given duty and obtain the power while in the performance of such duty.

E.g. A person is assigned by a competent authority to be on duty at a quarantine station of Covid-19 pandemic.

6. “voluntarily reports the bribery before being discovered” provided for in clause 7 Article 364 and clause 6 Article 365 of the Criminal Code refers to a case in which a person has given or brokered a bribe but no regulatory body or anybody has detected that, and the said person voluntarily reports the bribery given or brokered.

7. “voluntarily returning at least three fourths of the property embezzled or bribes taken” refers to a case in which the offender has voluntarily returned at least three fourths of the property embezzled or bribes taken after the offense has been committed. It is also considered as voluntarily returning at least three fourths of the property embezzled or bribes taken if the offender causes or does not object his/her parent, spouse, child, sibling or another relative to return at least three fourths of the property embezzled or bribes taken.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

E.g. Nguyen Van A has embezzled VND 4,000,000,000 and has abused his/her position or power to appropriate VND 2,000,000,000. After A has been prosecuted, A’s wife has transferred her own real estate to return VND 3,000,000,000 on A’s behalf, it will be considered as voluntarily returning at least three fourths of the property embezzled.

8. “closely cooperating with the authorities in the process of detection, investigation or trial of the crime” means the offender has, following the commission of corruption-related or other office-title crimes, voluntarily provided information, materials, evidence that is significant to detect, investigate and deal with the crime in conjunction with the offense of which he/she is convicted (e.g. pointing out the place where a material evidence is hidden that helps the authorities to recover that evidence; testifying and pointing out the right place where another accomplice hides; reporting crime and new offenders related to the offense of which he/she is convicted, etc.). Apart from the cases mentioned above, the court may determine other cases as “closely cooperating with the authorities in the process of detection, investigation or trial of the crime” but only with specific judgment.

9. “making reparation in an effort to atone for the crime” refers to a case where the offender has helped the presiding agency detect, pursue, investigate, deal with the crime unrelated to the offense of which he/she is convicted; has saved other people in critical situation or save property valued at VND 100,000,000 or more of the State, groups, or individuals in natural disasters, epidemics, fires or other force majeure events; has come up with inventions or initiatives of great value which are confirmed by competent authorities. In addition to the above cases, other cases may be identified as "making reparation in an effort to atone for the crime", but the Courts must clearly identify them in the judgments.

Article 3. Circumstances defined as the basis for determination of a crime

1. “The offender was disciplined for the same offence” provided for in point a clause 1 Articles 353, 354, 355 and 358 of the Criminal Code is a case where the offender previously was disciplined for the same offense but the time limit which once it has fully elapsed he/she will have his/her discipline record wiped out has not elapsed as per the law.

E.g. Nguyen Van A was disciplined in a form of warning for his embezzlement of VND 500,000, but 6 months later, A has further embezzled VND 1,500,000.

In a case where a wrongdoer was disciplined by a competent agency, and he/she thereafter has been prosecuted by a presiding agency for such wrongdoing, in this case it shall not be considered as “the offender was disciplined for the same offence”.

E.g. Nguyen Van A was disciplined by a competent agency for his embezzlement, and then he has been prosecuted for such act of embezzlement, so the circumstance that “the offender was disciplined for the same offence” will not apply to A.

2. “having an unspent conviction for any of the offences specified in Section 1 of this Chapter” provided for in clause 1 of Articles 353, 354 and 355 of the Criminal Code refers to a case where the offender was convicted once for any of the offenses specified in Section 1 of Chapter XXIII of the Criminal Code and then commits any of the offenses specified in clause 1 of Articles 353, 354 and 355 of the Criminal Code while the record of the foregoing conviction has not been expunged.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

E.g. Before perpetration of the offense of taking bribe of VND 1,500,000, A had 2 previous convictions. In the first conviction, A was convicted of embezzlement of VND 5,000,000; in the second conviction, A was convicted of abuse of position or power for appropriation of property assessed at VND 1,000,000. In this circumstance, the second previous conviction is used to determine the basis for determination of the crime of embezzlement. Since the first previous conviction was used to determine the basis for determination of the crime of abuse of position or power for appropriation of property (with the appropriated amount of VND 1,000,000), it will not be further used for determination of recidivism.

3. “other financial benefits” provided for in Articles 354, 358, 364 and 366 of the Criminal Code mean material benefits other than properties as prescribed in Article 105 of the Civil Code.

E.g. Giving bribes in forms of sponsorship for overseas study, travelling, etc.

4. “non-financial benefits” provided for in point b clause 1 of Articles 354, 358, 364, 365 and 366 of the Criminal Code means benefits other than financial benefits.

E.g. Bribery by awarding or proposing to award titles and awards; election, election and appointment of office positions; raising test scores; promising to grant graduation approval, sending abroad for study, competitions, performance; sexual bribery, etc.

5. “abuse of position or power” provided for in clause 1 Article 355 of the Criminal Code means the use of position beyond their assigned powers or duties or, although not assigned or designated powers or duties in that field but still perform.

E.g. Nguyen Van A is a Deputy President of the People’s Committee of province. A has been only assigned to take charge of cultural and social field, not land management, but A still make a decision to expropriate the land of Company X and then transfer it to Company Y (the company of A’s family). In such situation, A has gone beyond his assigned powers and duties.

6. "misuse of position or powers" provided for in Clause 1, Article 356 of the Criminal Code means a person who misuses his/her position or powers to act against, not to act or improperly act the law.

E.g. Nguyen Van A, the Manager of Natural Resource and Environment of district B, has acted against his official duties. He requested the People’s Committee of district B to sign a decision on issuance of land use right to a land plot not qualified for a certificate of land use right as per the land law.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

8. “other self-seeking purposes” provided for in clause 1 Articles 356, 357 and 359 of the Criminal Code means the offender misuses or abuses his/her position or power to assert, consolidate, or raise his/her status, prestige, power in an undue manner.

9. Damage caused by the offense provided for in Articles 353, 354, 355 and 358 of the Criminal Code means the actual damage that has a causation link with the offense, excluding money, property, and other financial benefits that the offender has appropriated or will appropriate.

E.g. Nguyen Van A, a warehouse keeper of Company B, has embezzled a sum of anti-epidemic drugs worth VND 200,000,000. The lack of anti-epidemic drugs causes the consequence that all poultry worth VND 10,000,000,000 of Company B dies. In this case, it is necessary to determine the amount A appropriated is VND 200,000,000 and the actual damage caused by the criminal act of A is VND 10,000, 000,000.

10. "work secret" provided for in Articles 361 and 362 of the Criminal Code is work information expressed in any form (e.g., documents, draft documents, speeches, images, etc.) which, under regulations of agencies and organizations, must not be disclosed to others and such information is not classified on the list of state secrets.

Article 4. Circumstances as the basis for determination of sentence bracket

1. “involving deceitful methods” or “employing dangerous methods” provided for in clause 2 of Articles 353, 354, 355, 364 and 365 of the Criminal Code:

a) “involving deceitful methods” means the offender uses deceitful trick in a sophisticated way, uses high technology to commit the crime, conceal the crime, blame others or the offender destroy evidences, making it difficult to detect, investigate and deal with the crime.

b) “employing dangerous methods” means the offender uses a trick that may endanger the lives and health of others or may cause other serious consequences in order to appropriate property or conceal the crime.

2. “committing offense more than once" provided for in clause 2 of Articles 353, 354, 355, 356, 357, 358, 361, 364, 365 and 366 of the Criminal Code means the offender has committed any of the acts in these Articles at least twice and each act, though all constitutes a crime, has not been criminally prosecuted and the prescriptive period for criminal prosecution has not expired.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. “The offence has a negative impact on life of officials, public employees and workers of an agency or organization” provided for in point g clause 2 of Article 353 of the Criminal Code means any of the following:

a) Causing a loss or decline in regular incomes and legitimate additional incomes of officials, public employees and workers;

b) Causing frustrated claims, whistleblowing, disunity, or disbelief within the agency or organization that negatively affects the morale of officials, public employees and workers.

4. “The offence has a negative impact on social security, order or safety” provided for in clause 3 of Articles 353, 355 of the Criminal Code means any of the following:

a) Causing massive lawsuits, protests, disturbances that enable hostile forces to misuse, entice or provoke actions against the government, distort the Party’s guidelines, policies and laws of the state;

b) Causing confusion, fear or resentment among the people;

c) Causing difficulties in implementing the Party's guidelines, policies and laws of the state.

E.g. Nguyen Van A embezzled a subsidy for the poor in economic development which causes the People’s Committee B difficult in implementing the hunger eradication and poverty reduction policy in the commune.

Article 5. Approaches to corruption-related or office title-related crimes

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. In any stage of the proceedings, if the offender of embezzlement or taking bribes has voluntarily returned at least three fourths of the property embezzled or bribes taken and has closely cooperated with the authorities in the process of detection, investigation or trial of the crime or has made reparation in an effort to atone for the crime, he/she will not face the highest level of the sentence bracket for which he/she has been prosecuted or adjudicated.

3. The offender might be exempt from punishment as he/she deserves the leniency as prescribed in Article 59 of the Criminal Code if he/she has at least 02 mitigating circumstances as specified in clause 1 Article 51 of the Criminal Code or he has prior criminal record as a helper in a complicity but with a insignificant role in any of the following:

a) The offender has no personal gain motive or other self-seeking purposes, but merely seeks to achieve innovation or breakthrough in the socio-economic development and defense of the Fatherland;

b) The offender has a dependent relationship (such as subordinate and superior, salary earner, performing duties under the director of his/her superior), is not fully aware of his/her criminal act, has no personal gain motive or other self-seeking purposes, receives no benefit from the crime; not benefiting; has voluntarily reported the crime before being discovered, and has closely cooperated with the authorities in the process of detection, investigation or trial of the crime;

c) The offender has voluntarily reported the crime before being discovered, has closely cooperated with the authorities, has helped limit the damage, has voluntarily returned the property appropriated, has remedied all of the consequences and has made restitution for the damage caused;

d) The offender, upon being discovered, has expressed cooperative attitude and showed his/her repentance and desire to redeem his/her faults, has voluntarily returned the property appropriated, has remedied all of the consequences and has made restitution for the damage caused.

Article 6. Consideration of criminal liability and decision on sentences in case of case split

If a case is split to handle in varied stages (a case is split into multiple cases), the consideration of criminal liability and decision on sentences shall be as follows:

1. The conviction in a prior case shall not prevail as the basis for determining “committing offense more than once”, unless the offenses which are criminally considered in stages are deemed independent from each other;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. In making each decision on punishments in each case, it must ensure that the combined punishments of the cases may not exceed the highest level of the sentence bracket equivalent to total value of the property appropriated, bribes taken or the damage caused.

E.g. Nguyen Van A has abused his power during performance of public duties. At first, since the presiding agency might only demonstrate that A caused property damage worth VND 100,000,000, it decided to split the case into 02 cases, dealing with A in advance for the act of causing damage amounting to VND 100,000,000. However, later in the second stage, the presiding agency also proved that A's act also caused property damage worth VND 350,000,000. In the first stage, the court applied clause 2 Article 357 of the Criminal Code to sentence A to 5 years' imprisonment for abuse of power in performance of public duties. In adjudicating the case in the second stage, A was further prosecuted under clause 2 Article 357 of the Criminal Code, in order to ensure that the combined punishment of the 02 sentences does not exceed the highest level of this clause, the court may only decide a punishment up to 5 years’ imprisonment to A.

Article 7. Criminal prosecution in case the offender uses the corrupted property to commit money laundering

If the offender uses the corrupted property to commit any of money laundering acts prescribed in Article 324 of the Criminal Code, apart from facing the criminal prosecution as for the equivalent offense in Chapter XXIII of the Criminal Code, the offender also faces the criminal prosecution for money laundering as prescribed in Article 324 of the Criminal Code.

E.g. Nguyen Van A embezzled VND 5,000,000,000, then A used this sum of money to invest and do real estate business to hide its illegal origin. In this case, A will face criminal prosecutions for embezzlement as prescribed in Article 353 and for money laundering as prescribed in Article 324 of the Criminal Code.

Article 8. Criminal prosecution in case of multiple performance of the same act prescribed in Chapter XXIII of the Criminal Code

2. Where a person commits multiple times the same act specified in Chapter XXIII of the Criminal Code, the act in each time has sufficient elements to constitute a crime and the total value of property appropriated, bribe taken, property damaged falls under the aggravating sentence bracket, if the offenses have not been prosecuted for and the criminal prescriptive period has not expired; in addition to applying the sentence bracket corresponding to the total value of property appropriated, bribe taken, property damaged, he/she shall also face aggravating circumstances for sentence bracket or aggravating circumstances for criminal liability as follows:

a) If the total value of the property appropriated, bribe taken, property damaged falls under clause 2 of the equivalent article, the offender shall face aggravating circumstances for sentence bracket of “committing offense more than once”.

E.g. On August 15, 2019, Nguyen Van A took a bribe amount of VND 50,000,000; on June 30, 2020, A continued to receive bribes amounting to VND 100,000,000 and was discovered by the competent authority. In this case, A shall face 02 aggravating circumstances for sentence bracket: “The bribe is money, property or other financial benefits assessed at from VND 100,000,000 to under VND 500,000,000” and “committing offense more than once” as prescribed in points c and dd clause 2 of Article 354 of the Criminal Code.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

E.g. On March 11, 2019, Nguyen Van A took a bribe amount of VND 400,000,000; on July 30, 2020, A continued to receive bribes amounting to VND 200,000,000 and was discovered by the competent authority. In this case, A shall face the aggravating circumstance for sentence bracket of “the bribe is money, property or other financial benefits assessed at from VND 500,000,000 to under VND 1,000,000,000” as prescribed in point a clause 3 Article 354 and the aggravating circumstance for criminal liability of “committing offense more than once” as prescribed in point g clause 1 Article 52 of the Criminal Code.

Article 9. Criminal prosecution if the offender both appropriates property, takes bribes and causes damage to property

If an offender both appropriates property, takes bribes and causes damage to property and the value of the property appropriated, bribe taken, property damaged falls under paragraphs under the same sentence bracket, he/she shall face a criminal prosecution for such equivalent paragraphs of that sentence bracket. Where the value of the property appropriated, bribe taken, property damaged falls under varied sentence brackets, the higher sentence bracket shall prevail when it comes to criminal prosecution.

Article 10. Determination of the value of the property appropriated, bribe taken, property damaged caused by corruption-related or office title-related crimes

1. The value of the appropriated property as the basis for criminal actions shall be determined at the moment of perpetration of the offense. If the offense is perpetrated in a continuous and prolonged manner, the value of the appropriated property shall be determined at the end of the offense. In case the offense is ongoing but detected or prevented, the value of the appropriated property is determined at the time the offense is detected and prevented.

2. The damage of property as the basis for criminal actions as the case maybe shall be determined as follows:

a) If the damage occurs when the offense is perpetrated, the damage shall be determined at such time; if the offense is perpetrated in a continuous and prolonged manner, the damage shall be determined at the time when the offense is detected or prevented or at the end of the offense.

b) Where the damage occurs or lasts after the crime is committed or after the crime has ended, the damage is determined at the time the damage is prevented.

c) In case the damage cannot be determined as guided in points a and b, clause 2 of this Article, the damage is determined at the time of institution of the case.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 11. Approaches to items, money directly related to the crime

1. After receiving a case, the court must consider immediately applying measures to distrain property and blockade accounts directly related to the criminal act if such property has not yet been subject to coercive measures during the investigation and prosecution phase.

2. The court shall consider confiscating the property into the state budget, destroying the property or forcing return or compensation to the owners and/or custodians in accordance with the provisions of law if the property is directly related to corruption-related or other office title-related crimes, including :

a) Instruments, vehicles used for the commission of the crime;

b) Money, property appropriated;

c) Bribes taken;

d) Damage caused by the offense;

dd) Illicit proceeds from the offense;

e) Profits, yield, income derived from the commission of the crime;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. If the property to be confiscated no longer exists at the time of case settlement, the court shall decide confiscation of the value of the property based on a valuation conclusion of the competent authority.

4. If the property derived from the corruption-related or other office title-related crime is joined to a shared property, the court shall only confiscate or force the return to the owner or custodian of the part of property derived from the crime. The profit earned from the share property shall be distributed proportionately for confiscation or return to the owner or custodian as per the law.

Article 12. Entry into force

1. This Resolution is passed on December 30, 2020 by the Council of Judges of the Supreme People's Court and enters into force as of on February 15, 2021.

2. Where the offenders have been tried before the effective date of this Resolution in accordance with previous regulations and guidelines and the judgments are legally effective, they shall not prevail this Resolution as the basis to protest under cassation procedure or reopening procedure.

 

 

ON BEHALF OF THE COUNCIL OF JUDGES
CHIEF JUSTICT




Nguyen Hoa Binh

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị quyết 03/2020/NQ-HĐTP ngày 30/12/2020 về hướng dẫn áp dụng quy định của Bộ luật Hình sự trong xét xử tội phạm tham nhũng và tội phạm khác về chức vụ do Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


68.686

DMCA.com Protection Status
IP: 3.135.198.49
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!