Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Chỉ thị 09/CT-UBND 2020 giải pháp phòng chống dịch bệnh trên đàn gia súc gia cầm Thái Bình

Số hiệu: 09/CT-UBND Loại văn bản: Chỉ thị
Nơi ban hành: Tỉnh Thái Bình Người ký: Đặng Trọng Thăng
Ngày ban hành: 17/03/2020 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THÁI BÌNH

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 09/CT-UBND

Thái Bình, ngày 17 tháng 3 năm 2020

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC TẬP TRUNG TRIỂN KHAI QUYẾT LIỆT, ĐỒNG BỘ CÁC GIẢI PHÁP PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH TRÊN ĐÀN GIA SÚC, GIA CẦM.

Hiện nay, tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm đang có diễn biến phức tạp. Trên cả nước, dịch Cúm gia cầm (CGC) do vi rút cúm A/H5N1 và A/H5N6 đã xảy ra ở 10 tỉnh, thành ph; dịch Lở mồm long móng (LMLM) đã xảy ra ở 09 tỉnh; dịch tả lợn Châu Phi vẫn còn xảy ra ở một số tỉnh, thành phố. Tại Thái Bình, ngày 18/02/2020, đã xảy ra 01 ổ dịch cúm gia cầm A/H5N6 tại 02 hộ chăn nuôi thuộc xã Đông Lĩnh, huyện Đông Hưng, số gia cầm các loại phải tiêu hủy là 1.806 con; kết quả giám sát lưu hành vi rút cúm gia cầm lấy tại một số chợ bán gia cầm sống có 03/32 mẫu dương tính với vi rút cúm A (không có mẫu dương tính với vi rút cúm gia cầm H5N1 và H5N6). Với tổng đàn gia cầm lớn (trên 14,4 triệu con), người chăn nuôi đang tập trung tái đàn lợn, trong khi việc thực các biện pháp phòng bệnh, điều kiện chăn nuôi của các hộ, trại chăn nuôi còn hạn chế, chưa thực sự đảm bảo an toàn sinh học theo quy định nhất là tại các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ; thời tiết thay đổi bất lợi, tạo điều kiện cho các loại mầm bệnh phát triển gây bệnh và lây lan trên diện rộng.

Đchủ động ngăn chặn dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm; thực hiện Chỉ thị số 12/CT-TTg ngày 09/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cm; y ban nhân dân tỉnh yêu cu:

1. Các sở, ngành, đơn vị, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố: Theo chức năng, nhiệm vụ được giao tập trung chỉ đạo triển khai quyết liệt, đng bộ các biện pháp phòng, chng dịch bệnh động vật theo quy định của Luật Thú y, theo chỉ đạo của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương; của Tỉnh ủy và của y ban nhân dân tỉnh tại các Văn bản: Kế hoạch số 81/KH-UBND ngày 09/8/2019 về phòng, chống dịch cúm gia cầm giai đoạn 2019-2025; Kế hoạch 121/KH-UBND ngày 26/11/2019 về phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn năm 2020; Kế hoạch số 16/KH-UBND ngày 26/02/2020 về triển khai và tổ chức thực hiện Luật Chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Thái Bình; Công văn số 4571/UBND-KTNN ngày 28/10/2019 về việc tăng cường quản lý hoạt động chăn nuôi lợn, cơ cấu lại ngành chăn nuôi trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới; Công văn số 389/UBND-KTNN ngày 05/02/2020 về việc thực hiện Công điện số 735/CĐ-BNN-TY của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Công văn số 433/UBND-KTNN ngày 06/02/2020 về việc chủ động phòng, chống dịch cúm A(H5N1) trên gia cầm và người; Công văn 667/UBND-KTNN ngày 19/02/2020 về việc thực hiện Chỉ thị số 1152/CT-BNN-TY của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,...

2. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố

- Tăng cường kiểm tra, đôn đốc công tác tiêm vắc xin phòng bệnh cho đàn gia súc, gia cầm vụ Xuân Hè năm 2020, đặc biệt chú trọng các bệnh nguy hiểm như Cúm gia cầm, Lở mồm long móng, các bệnh “đỏ” ở đàn lợn, bệnh dại trên đàn chó mèo,...

- Chỉ đạo thực hiện hiệu quả “tháng vệ sinh tiêu độc khử trùng phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm góp phần ngăn ngừa lây nhiễm bệnh Covid-19.

- Tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn người chăn nuôi chủ động thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật, áp dụng nghiêm ngặt các biện pháp kỹ thuật trong chăn nuôi an toàn sinh học; thông báo thường xuyên tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm trong nước, trong tỉnh đến người chăn nuôi biết để chủ động các biện pháp phòng, chống dịch.

- Chủ động giám sát, phát hiện sớm và xử lý hiệu quả các dịch bệnh phát sinh trên đàn gia súc, gia cầm; ngăn chặn, kiểm soát, xử lý dứt điểm các dịch phát sinh trên đàn gia súc, gia cầm.

- Củng cố và kiện toàn hệ thống thú y cơ sở đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ tham mưu và triển khai thực hiện phòng, chống dịch theo yêu cầu chuyên môn.

- Khẩn trương thành lập các đoàn công tác để kiểm tra, giám sát việc chỉ đạo, tổ chức thực hiện phòng, chống dịch tại cấp cơ sở; kiểm tra các tổ chức, cá nhân có hoạt động vận chuyển, buôn bán, giết mổ gia súc, gia cầm trên địa bàn quản lý theo quy định của pháp luật.

- Kịp thời bố trí kinh phí và các nguồn lực cần thiết cho công tác phòng, chống dịch bệnh; thực hiện tổng hợp báo cáo tiến độ, kết quả thực hiện định kỳ và đột xuất theo quy định.

3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Chỉ đạo Chi cục Chăn nuôi và Thú y cung ứng đầy đủ chủng loại, số lượng vắc xin phục vụ công tác tiêm phòng tại cơ sở; tăng cường hoạt động của Đội kiểm dịch lưu động để kiểm tra, kiểm soát việc vận chuyển động vật, sản phẩm động vật nhằm ngăn chặn không để mầm bệnh lây lan vào tỉnh; tổ chức lấy mẫu giám sát sự lưu hành của vi rút gây bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, đặc biệt là vi rút cúm gia cầm.

- Tuyên truyền, hướng dẫn các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học; thông tin kịp thời tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm và các biện pháp ứng phó với nguy cơ phát sinh dịch bệnh để các địa phương chủ động trong công tác chỉ đạo và tổ chức thực hiện phòng, chống dịch bệnh.

- Phối hợp với các Sở, ngành, đơn vị, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tổ chức kiểm soát, ngăn chặn, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật, nhất là các trường hợp vận chuyển động vật, sản phẩm động vật không rõ nguồn gốc và địa bàn tỉnh.

- Phối hợp với Đoàn công tác của tỉnh trong việc hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc, giám sát việc chỉ đạo, tổ chức thực hiện phòng, chống dịch tại các huyện, thành phố. Tổng hợp báo cáo định kỳ, đột xuất theo quy định.

4. Sở Y tế: Tăng cường chỉ đạo, giám sát, phát hiện sớm các trường hợp nghi nhiễm cúm A/H5N1, A/H5N6 và các loại cúm gia cầm khác trên người để cách ly, khoanh vùng xử lý triệt để không để dịch lây lan, sẵn sàng tiếp nhận điều trị bệnh nhân, đảm bảo đủ cơ số trang thiết bị y tế thuốc và hóa chất thiết yếu phục vụ công tác phòng, chống dịch; khuyến cáo người dân phòng, chống dịch cúm gia cầm lây nhiễm từ gia cầm sang người.

5. Các Sở, ngành: Công Thương, Giao thông vận tải, Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Cục Quản lý thị trường tỉnh: Theo chức năng, nhiệm vụ được giao phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, kịp thời phát hiện, xử lý các trường hợp vi phạm về vận chuyn, tiêu thụ, kinh doanh động vật, sản phẩm động vật, nhất là đối với gia cầm nhập lậu.

6. Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh và Truyền hình Thái Bình, đề nghị Báo Thái Bình: Tuyên truyền sâu rộng về tình hình dịch bệnh, các yếu tố nguy cơ, các biện pháp phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm; nhất là bệnh cúm gia cầm để người dân không hoang mang, chủ động áp dụng các biện pháp phòng tránh lây nhiễm sang người.

7. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh và các tổ chức đoàn thể: Theo nhiệm vụ được giao chủ động phối hợp với cơ quan chuyên môn và các địa phương tích cực tuyên truyền đcác thành viên, hội viên tham gia thực hiện có hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm; khôi phục sản xuất chăn nuôi của tỉnh đạt yêu cầu tăng trưởng đề ra.

Nhận Chỉ thị này, yêu cầu các Sở, ngành, đơn vị, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, Báo Thái Bình và các tổ chức đoàn thể triển khai, thực hiện; thường xuyên báo cáo kết quả về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh./.

 

 

Nơi nhận:
- Bộ NN&PTNT;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Ủy ban MTTQ tỉnh, các tổ chức đoàn thể;
- Các Sở, ngành, đơn vị thuộc UBND tỉnh;
- Báo Thái Bình;
- UBND huyện, thành phố;
- Lãnh đạo VP;
- Lưu: VT,
KTNN.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
CHỦ TỊCH




Đặng Trọng Thăng

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Chỉ thị 09/CT-UBND ngày 17/03/2020 về tập trung triển khai quyết liệu, đồng bộ giải pháp phòng, chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm do tỉnh Thái Bình ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


957

DMCA.com Protection Status
IP: 3.141.100.120
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!