CHÍNH PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 152/2006/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 22 tháng 12 năm 2006 |
HƯỚNG DẪN MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT BẢO HIỂM XÃ HỘI VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Bảo hiểm xã hội ngày 29 tháng 6 năm 2006;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội,
NGHỊ ĐỊNH :
Điều 1. Nghị định này hướng dẫn một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động Việt Nam làm việc theo hợp đồng lao động.
Điều 2. Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc quy định tại Nghị định này bao gồm:
1. Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.
2. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên theo quy định của pháp luật về lao động kể cả cán bộ quản lý, người lao động làm việc trong hợp tác xã, Liên hiệp hợp tác xã hưởng tiền công theo hợp đồng lao động từ đủ 3 tháng trở lên.
3. Người lao động là công nhân quốc phòng, công nhân công an làm việc trong các doanh nghiệp thuộc lực lượng vũ trang.
4. Người lao động đã tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà chưa nhận bảo hiểm xã hội một lần trước khi đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo quy định của pháp luật về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, bao gồm các loại hợp đồng sau đây:
a) Hợp đồng với tổ chức sự nghiệp, doanh nghiệp được phép hoạt động dịch vụ đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài, doanh nghiệp đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài dưới hình thức thực tập, nâng cao tay nghề và doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài có đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài;
b) Hợp đồng với doanh nghiệp Việt Nam trúng thầu, nhận thầu, công trình ở nước ngoài;
c) Hợp đồng cá nhân.
Các đối tượng quy định tại Điều này gọi chung là người lao động.
1. Doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, kể cả các doanh nghiệp thuộc lực lượng vũ trang.
2. Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp của Nhà nước.
3. Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị- xã hội, tổ chức chính trị xã hội- nghề nghiệp, tổ chức xã hội- nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác.
4. Tổ chức, đơn vị hoạt động theo quy định của pháp luật.
5. Hợp tác xã, Liên hiệp hợp tác xã thành lập, hoạt động theo Luật Hợp tác xã.
6. Hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng và trả công cho người lao động.
7. Cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam có sử dụng lao động là người Việt Nam, trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác.
Điều 4. Các chế độ bảo hiểm xã hội quy định tại Nghị định này bao gồm:
1. Ốm đau.
2. Thai sản.
3. Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
4. Hưu trí.
5. Tử tuất.
Người lao động quy định tại các điểm a, c khoản 4 Điều 2 Nghị định này chỉ thực hiện chế độ hưu trí và tử tuất.
Điều 5. Cơ quan quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội theo Điều 8 Luật Bảo hiểm xã hội được quy định như sau:
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội, chỉ đạo xây dựng, ban hành và thực hiện văn bản quy phạm pháp luật, chế độ, chính sách về bảo hiểm xã hội.
2. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội, bao gồm:
a) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, cơ quan, tổ chức nghiên cứu, xây dựng trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội;
b) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành thực hiện công tác thống kê, thông tin; tuyên truyền, phổ biến chế độ, chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội;
c) Kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;
d) Thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về bảo hiểm xã hội;
đ) Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật;
e) Tổ chức tập huấn, đào tạo về bảo hiểm xã hội;
g) Hàng năm báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình thực hiện bảo hiểm xã hội.
3. Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn thực hiện quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội, bao gồm:
a) Phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các Bộ, ngành có liên quan trong việc xây dựng pháp luật, chính sách liên quan đến bảo hiểm xã hội;
b) Theo dõi, kiểm tra việc thực hiện chế độ, chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội thuộc thẩm quyền;
c) Thực hiện báo cáo với cơ quan có thẩm quyền trong phạm vi, quyền hạn quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội của mình.
4. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội trong phạm vi địa phương. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố thực hiện chức năng quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội, bao gồm:
a) Theo dõi, triển khai thực hiện pháp luật về bảo hiểm xã hội;
b) Chủ trì hoặc phối hợp với các cơ quan có liên quan kiểm tra, thanh tra việc thực hiện chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội;
c) Kiến nghị các Bộ, ngành có liên quan giải quyết những vấn đề về bảo hiểm xã hội thuộc thẩm quyền;
d) Hàng năm gửi báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về tình hình thực hiện pháp luật về bảo hiểm xã hội.
Điều 6. Thanh tra bảo hiểm xã hội theo Điều 10 Luật Bảo hiểm xã hội được quy định như sau:
1. Thanh tra Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện thanh tra chuyên ngành về bảo hiểm xã hội có các nhiệm vụ sau đây:
a) Thanh tra việc thực hiện các chế độ, chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội;
b) Thanh tra về nguồn hình thành, quản lý và sử dụng các quỹ bảo hiểm xã hội;
c) Xác minh, kết luận, kiến nghị việc giải quyết khiếu nại, tố cáo về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật;
d) Xử phạt theo thẩm quyền các hành vi vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội; kiến nghị các cơ quan chức năng xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội;
đ) Hướng dẫn, bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành về bảo hiểm xã hội.
2. Đối tượng thanh tra chuyên ngành về bảo hiểm xã hội bao gồm:
a) Người sử dụng lao động theo quy định tại Điều 3 Nghị định này;
b) Người lao động theo quy định tại Điều 2 Nghị định này;
c) Tổ chức bảo hiểm xã hội các cấp;
d) Các tổ chức, cá nhân khác liên quan đến thực hiện pháp luật về bảo hiểm xã hội.
Điều 7. Các hành vi bị nghiêm cấm theo Điều 14 Luật Bảo hiểm xã hội được quy định như sau:
1. Về đóng bảo hiểm xã hội:
a) Không đóng bảo hiểm xã hội;
b) Đóng không đúng mức quy định;
c) Đóng không đúng thời gian quy định;
d) Đóng không đủ số người thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội.
2. Gian lận, giả mạo hồ sơ trong việc thực hiện bảo hiểm xã hội, bao gồm:
a) Kê khai không đúng sự thật hoặc sửa chữa, tẩy xoá làm sai lệch những nội dung có liên quan đến việc đóng, hưởng bảo hiểm xã hội;
b) Làm giả các văn bản để đưa vào hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội;
c) Cấp giấy chứng nhận sai quy định để làm cơ sở hưởng bảo hiểm xã hội.
3. Sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội sai mục đích, sai chính sách, chế độ.
4. Gây phiền hà, trở ngại, làm thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, người sử dụng lao động, bao gồm:
a) Cố tình gây khó khăn, cản trở, làm chậm việc đóng, hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội của người lao động;
b) Không cấp sổ bảo hiểm xã hội hoặc không trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động theo quy định.
5. Báo cáo sai sự thật, cung cấp sai lệch thông tin, số liệu về bảo hiểm xã hội.
1. Bị ốm đau, tai nạn rủi ro phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở y tế.
Trường hợp ốm đau, tai nạn phải nghỉ việc do tự huỷ hoại sức khoẻ, do say rượu hoặc sử dụng ma tuý, chất gây nghiện khác thì không được hưởng chế độ ốm đau.
2. Có con dưới 7 tuổi bị ốm đau, phải nghỉ việc để chăm sóc con và có xác nhận của cơ sở y tế.
Điều 9. Thời gian hưởng chế độ ốm đau theo Điều 23 Luật Bảo hiểm xã hội được quy định như sau:
1. Thời gian tối đa hưởng chế độ ốm đau trong một năm quy định tại khoản 1 Điều 23 Luật Bảo hiểm xã hội được tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, nghỉ hằng tuần theo quy định. Thời gian này được tính kể từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12 của năm dương lịch, không phụ thuộc vào thời điểm bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động.
2. Thời gian tối đa hưởng chế độ ốm đau trong năm của người lao động làm việc trong điều kiện bình thường, làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm việc thường xuyên ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên được quy định tại khoản 1 Điều 23 Luật Bảo hiểm xã hội.
Danh mục nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành.
Danh mục nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên do Bộ Nội vụ, Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính và Uỷ ban Dân tộc ban hành.
Điều 10. Thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau theo Điều 24 Luật Bảo hiểm xã hội được quy định như sau:
1. Thời gian tối đa hưởng chế độ khi con ốm đau trong 1 năm cho mỗi con được tính như quy định tại khoản 1 Điều 9 Nghị định này và tuỳ thuộc vào số ngày nghỉ việc để chăm sóc con, tối đa là 20 ngày làm việc nếu con dưới 3 tuổi; tối đa là 15 ngày làm việc nếu con từ đủ 3 tuổi đến dưới 7 tuổi.
2. Trường hợp cả cha và mẹ cùng tham gia bảo hiểm xã hội, nếu một người đã hết thời hạn hưởng chế độ mà con vẫn ốm đau thì người kia được hưởng chế độ theo quy định tại khoản 1 Điều này.
Điều 11. Mức tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội làm cơ sở tính hưởng chế độ ốm đau theo khoản 1 và khoản 2 Điều 25 Luật Bảo hiểm xã hội được quy định như sau:
1. Mức tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội làm cơ sở tính hưởng chế độ ốm đau là mức tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau.
2. Trường hợp người lao động hưởng chế độ ốm đau trong tháng đầu tham gia bảo hiểm xã hội, thì mức tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội làm cơ sở tính hưởng chế độ ốm đau là mức tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của chính tháng đó.
Điều 12. Dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau khi ốm đau theo Điều 26 Luật Bảo hiểm xã hội được quy định như sau:
1. Người lao động sau thời gian hưởng chế độ ốm đau theo quy định tại Điều 23 Luật Bảo hiểm xã hội mà sức khoẻ còn yếu thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ.
2. Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe trong một năm tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hàng tuần, ngày đi và về nếu nghỉ tại cơ sở tập trung. Số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ do người sử dụng lao động và Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở hoặc Ban Chấp hành Công đoàn lâm thời quyết định, cụ thể như sau:
a) Tối đa 10 ngày đối với người lao động sức khoẻ còn yếu sau thời gian ốm đau do mắc bệnh cần chữa trị dài ngày;
b) Tối đa 7 ngày đối với người lao động sức khoẻ còn yếu sau thời gian ốm đau do phải phẫu thuật;
c) Bằng 5 ngày đối với các trường hợp khác.
3. Mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ một ngày:
a) Bằng 25% mức lương tối thiểu chung nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe tại gia đình;
b) Bằng 40% mức lương tối thiểu chung nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe tại cơ sở tập trung, mức hưởng này tính cả tiền đi lại, tiền ăn và ở.
Điều 14. Điều kiện hưởng chế độ thai sản theo khoản 2 Điều 28 Luật Bảo hiểm xã hội được quy định như sau:
2. Trường hợp người lao động đủ điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này nghỉ việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 4 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 31, 32, 34 và khoản 1 Điều 35 Luật Bảo hiểm xã hội.
Điều 15. Thời gian hưởng chế độ thai sản khi sinh con theo Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội được quy định như sau:
1. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ khi sinh con của lao động nữ phụ thuộc vào điều kiện lao động, tình trạng thể chất và số con một lần sinh, cụ thể là:
a) 4 tháng, nếu làm nghề hoặc công việc trong điều kiện lao động bình thường;
c) 6 tháng đối với lao động nữ là người tàn tật có mức suy giảm khả năng lao động từ 21% trở lên.
d) Trường hợp sinh một lần từ 2 con trở lên, ngoài thời gian nghỉ việc quy định tại điểm a, b, c khoản này thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con lao động nữ được nghỉ thêm 30 ngày.
2. Trường hợp sau khi sinh con, nếu con chết thì thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản của lao động nữ như sau:
a) Con dưới 60 ngày tuổi bị chết thì mẹ được nghỉ việc 90 ngày tính từ ngày sinh con;
b) Con từ 60 ngày tuổi trở lên bị chết thì mẹ được nghỉ việc 30 ngày tính từ ngày con chết.
Thời gian nghỉ việc quy định tại khoản này không vượt quá thời gian nghỉ sinh con quy định tại khoản 1 Điều này và không tính vào thời gian nghỉ việc riêng hàng năm theo quy định của pháp luật về lao động.
Điều 16. Mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội làm cơ sở tính hưởng chế độ thai sản theo khoản 1 Điều 35 Luật Bảo hiểm xã hội là mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc.
Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 6 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản khi đi khám thai, khi sẩy thai, nạo, hút hoặc thai chết lưu, thực hiện các biện pháp tránh thai theo quy định tại các Điều 29, 30 và Điều 33 Luật Bảo hiểm xã hội là mức bình quân tiền lương, tiền công tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội.
Điều 17. Dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau thai sản theo khoản 1 Điều 37 Luật Bảo hiểm xã hội được quy định như sau:
1. Lao động nữ sau thời gian hưởng chế độ khi sẩy thai, nạo, hút thai hoặc thai chết lưu quy định tại Điều 30 Luật Bảo hiểm xã hội hoặc sau thời gian hưởng chế độ khi sinh con quy định tại Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội mà sức khoẻ còn yếu thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe.
2. Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe trong một năm tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hàng tuần, ngày đi và về nếu nghỉ tại cơ sở tập trung. Số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ do người sử dụng lao động và Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở hoặc Ban Chấp hành Công đoàn lâm thời quyết định, cụ thể như sau:
a) Tối đa 10 ngày đối với lao động nữ sinh một lần từ 2 con trở lên;
b) Tối đa 7 ngày đối với lao động nữ sinh con phải phẫu thuật;
c) Bằng 5 ngày đối với các trường hợp khác.
3. Mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe một ngày:
a) Bằng 25% mức lương tối thiểu chung nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe tại gia đình;
b) Bằng 40% mức lương tối thiểu chung nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe tại cơ sở tập trung, mức hưởng này tính cả tiền đi lại, tiền ăn và ở.
Mục 3. CHẾ ĐỘ TAI NẠN LAO ĐỘNG, BỆNH NGHỀ NGHIỆP
Điều 19. Điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động theo khoản 1 Điều 39 và điều kiện hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp theo khoản 1 Điều 40 Luật Bảo hiểm xã hội được quy định như sau:
Trong khoảng thời gian hợp lý là khoảng thời gian cần thiết để đến nơi làm việc trước giờ làm việc hoặc trở về sau giờ làm việc. Tuyến đường hợp lý là tuyến đường thường xuyên đi và về từ nơi thường trú hoặc nơi đăng ký tạm trú đến nơi làm việc và ngược lại.
4. Bị bệnh thuộc danh mục bệnh nghề nghiệp khi làm việc trong môi trường hoặc nghề có yếu tố độc hại. Danh mục Bệnh nghề nghiệp do Bộ Y tế và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.
Điều 20. Giám định mức suy giảm khả năng lao động theo Điều 41 Luật Bảo hiểm xã hội được quy định như sau:
1. Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được giám định hoặc được giám định lại mức suy giảm khả năng lao động khi thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Sau khi thương tật, bệnh tật đã được điều trị ổn định;
b) Sau khi thương tật, bệnh tật tái phát đã được điều trị ổn định.
2. Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được giám định tổng hợp mức suy giảm khả năng lao động khi thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Vừa bị tai nạn lao động vừa bị bệnh nghề nghiệp;
b) Bị tai nạn lao động nhiều lần;
c) Bị nhiều bệnh nghề nghiệp.
Điều 21. Trợ cấp một lần theo Điều 42 Luật Bảo hiểm xã hội được quy định như sau:
1. Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 30% do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì được hưởng trợ cấp một lần.
2. Mức hưởng trợ cấp một lần được tính theo công thức sau:
Mức trợ cấp một lần |
= |
Mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động |
+ |
Mức trợ cấp tính theo số năm đóng BHXH |
a) Mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động như sau: suy giảm 5% khả năng lao động thì được hưởng 5 tháng lương tối thiểu chung, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 0,5 tháng lương tối thiểu chung.
b) Mức trợ cấp tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội như sau: từ 1 năm trở xuống thì được tính bằng 0,5 tháng, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội được tính thêm 0,3 tháng tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc để điều trị.
Điều 22. Trợ cấp hằng tháng theo Điều 43 Luật Bảo hiểm xã hội được quy định như sau:
1. Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì được hưởng trợ cấp hằng tháng.
a) Mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động như sau: suy giảm 31% khả năng lao động thì được hưởng bằng 30% mức lương tối thiểu chung, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 2% mức lương tối thiểu chung;
b) Mức trợ cấp tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội như sau: từ 1 năm trở xuống được tính bằng 0,5%, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội được tính thêm 0,3% mức tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc để điều trị.
Điều 24. Dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau khi điều trị ổn định thương tật, bệnh tật theo Điều 48 Luật Bảo hiểm xã hội được quy định như sau:
1. Người lao động sau khi điều trị ổn định thương tật do tai nạn lao động hoặc bệnh tật do bệnh nghề nghiệp mà sức khoẻ còn yếu thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ.
2. Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe trong một năm tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hàng tuần, ngày đi và về nếu nghỉ tại cơ sở tập trung. Số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ do người sử dụng lao động và Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở hoặc Ban Chấp hành Công đoàn lâm thời quyết định, cụ thể như sau:
a) Tối đa 10 ngày đối với người lao động suy giảm khả năng lao động từ 51% trở lên do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
b) Tối đa 7 ngày đối với người lao động suy giảm khả năng lao động từ 31% đến 50% do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
c) Bằng 5 ngày đối với người lao động suy giảm khả năng lao động từ 15% đến 30% do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
3. Mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe một ngày:
a) Bằng 25% mức lương tối thiểu chung nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe tại gia đình;
b) Bằng 40% mức lương tối thiểu chung nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe tại cơ sở tập trung, mức hưởng này tính cả tiền đi lại, tiền ăn và ở.
Điều 25. Đối tượng áp dụng chế độ hưu trí là người lao động quy định tại Điều 2 Nghị định này.
Điều 26. Điều kiện hưởng lương hưu theo khoản 1 Điều 50 Luật Bảo hiểm xã hội được quy định như sau:
Người lao động được hưởng lương hưu khi nghỉ việc thuộc một trong các trường hợp sau:
1. Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên.
2. Nam từ đủ 55 tuổi đến đủ 60 tuổi, nữ từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên mà trong đó có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên;
Điều 27. Điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động theo Điều 51 Luật Bảo hiểm xã hội được quy định như sau:
Người lao động đã đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm trở lên, bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên, được hưởng lương hưu với mức thấp hơn so với mức lương hưu của người đủ điều kiện quy định tại Điều 26 Nghị định này khi thuộc một trong các trường hợp sau:
1. Nam đủ 50 tuổi trở lên, nữ đủ 45 tuổi trở lên;
2. Có đủ 15 năm trở lên làm nghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì không kể tuổi đời.
Điều 28. Mức lương hưu hằng tháng theo Điều 52 và trợ cấp một lần khi nghỉ hưu theo Điều 54 Luật Bảo hiểm xã hội được quy định như sau:
1. Người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 26 Nghị định này, mức lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 31 Nghị định này tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ; mức tối đa bằng 75%.
2. Người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 27 Nghị định này, mức lương hưu hằng tháng được tính theo quy định tại khoản 1 Điều này, sau đó cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 26 Nghị định này thì mức lương hưu giảm đi 1%.
3. Mức lương hưu hằng tháng thấp nhất bằng mức lương tối thiểu chung.
4. Mức trợ cấp một lần được tính theo số năm đóng bảo hiểm xã hội kể từ năm thứ 31 trở đi đối với nam và năm thứ 26 trở đi đối với nữ. Cứ mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội được tính bằng 0,5 tháng mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội.
5. Khi tính mức lương hưu hằng tháng và trợ cấp một lần khi nghỉ hưu quy định tại các khoản 1, 2 và khoản 4 Điều này nếu thời gian đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ dưới 3 tháng thì không tính; từ đủ 3 tháng đến đủ 6 tháng tính là nửa năm; từ trên 6 tháng đến 12 tháng tính tròn là một năm.
Điều 29. Lương hưu được điều chỉnh trên cơ sở mức tăng của chỉ số giá sinh hoạt và tăng trưởng kinh tế. Mức điều chỉnh từng thời kỳ do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính nghiên cứu, trình Chính phủ quy định.
Điều 30. Điều kiện và mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần đối với người không đủ điều kiện hưởng lương hưu theo khoản 1 Điều 55 và mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần theo Điều 56 Luật Bảo hiểm xã hội được quy định như sau:
1. Điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội một lần khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 26 Nghị định này mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội;
b) Suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội;
c) Sau 12 tháng nghỉ việc nếu không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội và có yêu cầu nhận bảo hiểm xã hội một lần mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội;
d) Ra nước ngoài để định cư.
3. Khi tính mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần, nếu thời gian đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ thì được tính như quy định tại khoản 5 Điều 28 Nghị định này.
Điều 31. Mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu, trợ cấp một lần đối với người lao động theo Điều 58, 59 và Điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội được quy định như sau:
1. Đối với người lao động tham gia bảo hiểm xã hội trước ngày 01 tháng 01 năm 1995:
2. Đối với người lao động tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 1995 đến trước ngày 01 tháng 01 năm 2007:
- Tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 1995 đến ngày 31 tháng 12 năm 2000 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 năm cuối trước khi nghỉ hưu;
- Tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2001 đến ngày 31 tháng 12 năm 2006 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 8 năm cuối trước khi nghỉ hưu.
3. Đối với người lao động tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2007 trở đi:
Điều 32. Điều chỉnh tiền lương, tiền công đã đóng bảo hiểm xã hội theo khoản 2 Điều 61 Luật Bảo hiểm xã hội được quy định như sau:
Tiền lương, tiền công đã đóng bảo hiểm xã hội để làm căn cứ tính mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì được điều chỉnh trên cơ sở chỉ số giá sinh hoạt của từng thời kỳ.
Mức điều chỉnh từng thời kỳ do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính nghiên cứu, trình Chính phủ quy định.
Điều 33. Tạm dừng hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng theo Điều 62 Luật Bảo hiểm xã hội được quy định như sau:
1. Người lao động đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng bị tạm dừng hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Chấp hành hình phạt tù nhưng không được hưởng án treo;
b) Xuất cảnh trái phép;
c) Bị Toà án tuyên bố là mất tích.
Điều 34. Người hưởng lương hưu hằng tháng được hưởng bảo hiểm y tế do quỹ bảo hiểm xã hội bảo đảm.
Điều 35. Trợ cấp mai táng theo khoản 1 Điều 63 Luật Bảo hiểm xã hội được quy định như sau:
Các đối tượng sau đây khi chết thì người lo mai táng được nhận trợ cấp mai táng bằng 10 tháng lương tối thiểu chung:
1. Người lao động quy định tại Điều 2 Nghị định này đang đóng bảo hiểm xã hội.
2. Người lao động đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội.
3. Người đang hưởng lương hưu; hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng đã nghỉ việc.
Điều 36. Các trường hợp hưởng trợ cấp tuất hằng tháng theo Điều 64 Luật Bảo hiểm xã hội được quy định như sau:
a) Người lao động đã đóng bảo hiểm xã hội đủ 15 năm trở lên nhưng chưa hưởng bảo hiểm xã hội một lần;
b) Người đang hưởng lương hưu;
c) Người lao động chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (kể cả chết trong thời gian điều trị lần đầu);
a) Con chưa đủ 15 tuổi (bao gồm con đẻ, con nuôi hợp pháp, con ngoài giá thú được pháp luật công nhận, con đẻ mà khi người chồng chết người vợ đang mang thai); con chưa đủ 18 tuổi nếu còn đi học; con từ đủ 15 tuổi trở lên nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;
b) Vợ từ đủ 55 tuổi trở lên hoặc chồng từ đủ 60 tuổi trở lên; vợ dưới 55 tuổi, chồng dưới 60 tuổi nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;
c) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha vợ hoặc cha chồng, mẹ vợ hoặc mẹ chồng, người khác mà đối tượng này có trách nhiệm nuôi dưỡng nếu từ đủ 60 tuổi trở lên đối với nam, từ đủ 55 tuổi trở lên đối với nữ;
d) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha vợ hoặc cha chồng, mẹ vợ hoặc mẹ chồng, người khác mà đối tượng này có trách nhiệm nuôi dưỡng nếu dưới 60 tuổi đối với nam, dưới 55 tuổi đối với nữ và bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên.
Thân nhân quy định tại điểm b, c, d khoản này phải không có thu nhập hoặc có thu nhập hằng tháng nhưng thấp hơn mức lương tối thiểu chung.
Điều 37. Mức trợ cấp tuất hằng tháng theo Điều 65 Luật Bảo hiểm xã hội được quy định như sau:
1. Mức trợ cấp tuất hằng tháng đối với mỗi thân nhân quy định tại khoản 2 Điều 36 Nghị định này bằng 50% mức lương tối thiểu chung.
Trường hợp thân nhân không có người trực tiếp nuôi dưỡng thì mức trợ cấp tuất hằng tháng bằng 70% mức lương tối thiểu chung.
2. Số thân nhân được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng không quá 4 người đối với 1 người chết thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 36 Nghị định này.
Trường hợp có từ 2 người chết trở lên thì thân nhân của những người này được hưởng 2 lần mức trợ cấp quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Thời điểm thân nhân được hưởng trợ cấp tuất hàng tháng, kể từ tháng liền kề sau tháng đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 36 Nghị định này chết.
Điều 38. Các trường hợp hưởng trợ cấp tuất một lần theo Điều 66 Luật Bảo hiểm xã hội được quy định như sau:
Các đối tượng quy định tại Điều 35 Nghị định này thuộc một trong các trường hợp sau đây khi chết thì thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần:
1. Người chết không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 36 Nghị định này.
2. Người chết thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 36 Nghị định này nhưng không có thân nhân thuộc diện hưởng tiền tuất hằng tháng theo quy định tại khoản 2 Điều 36 Nghị định này.
Điều 39. Mức trợ cấp tuất một lần theo Điều 67 Luật Bảo hiểm xã hội được quy định như sau:
1. Mức trợ cấp tuất một lần đối với thân nhân người lao động đang đóng bảo hiểm xã hội hoặc người đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm tính bằng 1,5 tháng mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội; mức thấp nhất bằng 3 tháng mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội.
2. Mức trợ cấp tuất một lần đối với thân nhân của người đang hưởng lương hưu chết được tính theo thời gian đã hưởng lương hưu nếu chết trong 2 tháng đầu hưởng lương hưu thì tính bằng 48 tháng lương hưu đang hưởng; nếu chết vào những tháng sau đó, cứ hưởng thêm 1 tháng lương hưu thì mức trợ cấp giảm đi 0,5 tháng lương hưu đang hưởng; mức thấp nhất bằng 3 tháng lương hưu đang hưởng trước khi chết.
Điều 40. Tính hưởng chế độ hưu trí và chế độ tử tuất đối với người có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện sau đó đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo Điều 68 Luật Bảo hiểm xã hội được quy định như sau:
1. Người lao động đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện sau đó đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thì thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được cộng với thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc để làm cơ sở tính hưởng chế độ hưu trí và chế độ tử tuất.
2. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn cách tính mức bình quân tiền lương, tiền công tháng hoặc mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động quy định tại khoản 1 Điều này.
Điều 41. Nguồn hình thành quỹ và quỹ thành phần theo Điều 88 và Điều 89 Luật Bảo hiểm xã hội được quy định như sau:
1. Quỹ ốm đau và thai sản do người sử dụng lao động đóng bằng 3% quỹ tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của người lao động.
2. Quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp do người sử dụng lao động đóng bằng 1% quỹ tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của người lao động.
3. Quỹ hưu trí và tử tuất được hình thành từ các nguồn sau đây:
a) Tiền đóng bảo hiểm xã hội của người lao động theo mức quy định tại Điều 42 Nghị định này;
b) Tiền đóng bảo hiểm xã hội của người sử dụng lao động theo quy định tại Điều 43 Nghị định này;
c) Kinh phí được Nhà nước chuyển từ ngân sách vào quỹ bảo hiểm xã hội để bảo đảm trả đủ lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội đối với người hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội trước ngày 01 tháng 01 năm 1995; đóng bảo hiểm xã hội cho thời gian làm việc trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 đối với người lao động quy định tại khoản 4 Điều 139 Luật Bảo hiểm xã hội.
4. Tiền sinh lời của hoạt động đầu tư từ quỹ.
5. Hỗ trợ của nhà nước.
6. Các nguồn thu hợp pháp khác.
Mục 2. MỨC ĐÓNG VÀ PHƯƠNG THỨC ĐÓNG
Điều 42. Mức đóng và phương thức đóng của người lao động theo Điều 91 Luật Bảo hiểm xã hội được quy định như sau:
1. Hàng tháng, người lao động quy định tại các khoản 1, 2, 3 và điểm b khoản 4 Điều 2 Nghị định này có mức đóng bảo hiểm xã hội vào quỹ hưu trí và tử tuất như sau:
a) Từ tháng 01 năm 2007 đến tháng 12 năm 2009 mức đóng bằng 5% mức tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội;
b) Từ tháng 01 năm 2010 đến tháng 12 năm 2011 mức đóng bằng 6% mức tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội;
c) Từ tháng 01 năm 2012 đến tháng 12 năm 2013 mức đóng bằng 7% mức tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội;
d) Từ tháng 01 năm 2014 trở đi: mức đóng bằng 8% mức tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội.
2. Người lao động hưởng tiền lương, tiền công theo chu kỳ sản xuất, kinh doanh trong các doanh nghiệp nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp thì mức đóng bảo hiểm xã hội hằng tháng theo quy định tại khoản 1 Điều này.
Phương thức đóng được thực hiện hằng tháng, hằng quý hoặc sáu tháng một lần.
3. Mức đóng và phương thức đóng của người lao động quy định tại điểm a, điểm c khoản 4 Điều 2 Nghị định này được quy định như sau:
a) Mức đóng hằng tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất:
- Từ tháng 01 năm 2007 đến tháng 12 năm 2009 mức đóng bằng 16% mức tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội của người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài;
- Từ tháng 01 năm 2010 đến tháng 12 năm 2011 mức đóng bằng 18% mức tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội của người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài;
- Từ tháng 01 năm 2012 đến tháng 12 năm 2013 mức đóng bằng 20% mức tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội của người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài;
- Từ tháng 01 năm 2014 trở đi mức đóng bằng 22% mức tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội của người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài.
b) Phương thức đóng được thực hiện hằng quý hoặc 6 tháng hoặc 12 tháng một lần hoặc đóng trước một lần theo thời hạn ghi trong hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài thu nộp bảo hiểm xã hội cho người lao động và đăng ký phương thức đóng với tổ chức bảo hiểm xã hội hoặc người lao động đóng qua cơ quan, tổ chức, đơn vị mà người lao động đã tham gia bảo hiểm xã hội hoặc đóng trực tiếp với tổ chức bảo hiểm xã hội nơi cư trú của người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài.
Trường hợp người lao động được gia hạn hợp đồng hoặc ký hợp đồng mới ngay tại nước tiếp nhận lao động thì thực hiện đóng bảo hiểm xã hội theo phương thức quy định tại Điều này hoặc truy nộp cho tổ chức bảo hiểm xã hội sau khi về nước.
Điều 43. Mức đóng và phương thức đóng của người sử dụng lao động theo khoản 1 và khoản 3 Điều 92 Luật Bảo hiểm xã hội được quy định như sau:
1. Hằng tháng, người sử dụng lao động đóng trên quỹ tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội của những người lao động quy định tại các khoản 1, 2, 3 và điểm b khoản 4 Điều 2 Nghị định này như sau:
- Trường hợp số tiền được quyết toán nhỏ hơn số tiền đã được giữ lại, thì số chênh lệch dư phải trả lại quỹ bảo hiểm xã hội vào tháng đầu quý sau.
- Trường hợp số tiền được quyết toán lớn hơn số tiền đã được giữ lại, thì tổ chức bảo hiểm xã hội cấp bù số chênh lệch thiếu vào tháng đầu quý sau.
b) Mức đóng vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bằng 1%;
c) Mức đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất như sau:
- Từ tháng 01 năm 2007 đến tháng 12 năm 2009 mức đóng bằng 11%;
- Từ tháng 01 năm 2010 đến tháng 12 năm 2011 mức đóng bằng 12%;
- Từ tháng 01 năm 2012 đến tháng 12 năm 2013 mức đóng bằng 13%;
- Từ tháng 01 năm 2014 trở đi mức đóng bằng 14%.
2. Hàng tháng, người sử dụng lao động đóng theo mức đóng quy định tại khoản 1 Điều này và trích từ tiền lương, tiền công tháng của người lao động theo mức đóng quy định tại khoản 1 Điều 42 Nghị định này để đóng cùng một lúc vào quỹ bảo hiểm xã hội.
3. Người sử dụng lao động thuộc các doanh nghiệp nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp trả tiền lương, tiền công theo chu kỳ sản xuất, kinh doanh thì mức đóng hằng tháng theo quy định tại khoản 1 Điều này. Phương thức đóng được thực hiện hằng tháng, hằng quý hoặc 6 tháng một lần trên cơ sở người sử dụng lao động đăng ký với tổ chức bảo hiểm xã hội.
Điều 44. Tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất theo Điều 93 Luật Bảo hiểm xã hội được quy định như sau:
1. Các trường hợp được tạm dừng đóng:
a) Gặp khó khăn phải tạm dừng sản xuất, kinh doanh;
b) Gặp khó khăn do thiên tai, mất mùa.
2. Điều kiện:
a) Người sử dụng lao động thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, được tạm dừng đóng khi có một trong các điều kiện sau:
- Không bố trí được việc làm cho người lao động, trong đó số lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội phải tạm thời nghỉ việc từ 50% tổng số lao động có mặt trước khi tạm dừng sản xuất, kinh doanh trở lên;
- Bị thiệt hại trên 50% tổng giá trị tài sản do thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh, mất mùa gây ra (không kể giá trị tài sản là đất).
b) Thời gian tạm dừng đóng theo tháng và không quá 12 tháng.
3. Thẩm quyền quyết định việc tạm dừng đóng:
a) Thủ tướng Chính phủ quyết định tạm dừng đóng đối với các tổ chức kinh tế do Thủ tướng Chính phủ thành lập theo đề nghị của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội;
b) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quyết định tạm dừng đóng đối với người sử dụng lao động do các bộ, ngành, cơ quan trung ương quản lý theo đề nghị của các Bộ, ngành, cơ quan trung ương;
c) Cơ quan quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội cấp tỉnh quyết định tạm dừng đóng đối với người sử dụng lao động thuộc địa phương quản lý.
4. Trong thời gian tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất, người sử dụng lao động vẫn đóng vào quỹ ốm đau và thai sản, quỹ tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp. Người lao động được hưởng các chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định và được giải quyết hưởng chế độ hưu trí khi đủ điều kiện.
Điều 45. Tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo Điều 94 Luật Bảo hiểm xã hội được quy định như sau:
1. Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức tiền lương theo ngạch, bậc và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có).
Tiền lương này được tính trên cơ sở mức lương tối thiểu chung tại thời điểm đóng.
2. Người lao động đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức tiền lương, tiền công ghi trong hợp đồng lao động .
Mục 3. SỬ DỤNG VÀ QUẢN LÝ QUỸ BẢO HIỂM XÃ HỘI
Điều 46. Sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội bắt buộc theo Điều 90 Luật Bảo hiểm xã hội được quy định như sau:
1. Trả các chế độ bảo hiểm xã hội cho người lao động theo quy định tại Chương II Nghị định này, cụ thể như sau:
a) Quỹ ốm đau và thai sản trả chế độ ốm đau quy định tại Mục 1 và chế độ thai sản quy định tại mục 2 Chương II Nghị định này;
b) Quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trả chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp quy định tại mục 3 Chương II Nghị định này;
c) Quỹ hưu trí và tử tuất trả chế độ hưu trí quy định tại mục 4 và chế độ tử tuất quy định tại mục 5 Chương II Nghị định này.
2. Đóng bảo hiểm y tế từ các quỹ thành phần sau:
a) Quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đóng bảo hiểm y tế cho người nghỉ việc hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng;
b) Quỹ hưu trí và tử tuất đóng bảo hiểm y tế cho người đang hưởng lương hưu.
3. Quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp chi khen thưởng người sử dụng lao động thực hiện tốt công tác bảo hộ lao động, phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
4. Chi phí quản lý bảo hiểm xã hội.
5. Đầu tư để bảo toàn và tăng trưởng quỹ theo quy định.
Điều 47. Chi phí quản lý theo Điều 95 Luật bảo hiểm xã hội, được quy định như sau:
1. Chi phí quản lý bảo hiểm xã hội bắt buộc hàng năm được trích từ tiền sinh lời của hoạt động đầu tư từ quỹ.
2. Chi phí quản lý bảo hiểm xã hội bắt buộc bằng mức chi phí quản lý của cơ quan hành chính nhà nước, bao gồm các khoản sau đây:
a) Chi thường xuyên;
b) Chi không thường xuyên, gồm:
- Chi làm Sổ bảo hiểm xã hội, giấy tờ, biểu mẫu, chi phục vụ công tác thu, chi;
- Chi sửa chữa lớn, mua sắm tài sản cố định, nghiên cứu khoa học và bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ.
a) Lương hưu;
b) Trợ cấp mất sức lao động;
c) Trợ cấp cho người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; người phục vụ người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; trang cấp dụng cụ cho người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
d) Trợ cấp công nhân cao su;
đ) Tiền tuất và mai táng phí;
e) Đóng bảo hiểm y tế theo chế độ;
g) Lệ phí chi trả;
h) Các khoản chi khác (nếu có).
2. Bảo hiểm xã hội Việt Nam thực hiện đầy đủ các quy định về việc lập dự toán, phân bổ dự toán và quyết toán kinh phí theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước.
Điều 49. Hoạt động đầu tư từ quỹ bảo hiểm xã hội được quy định như sau:
1. Bảo hiểm xã hội Việt Nam có trách nhiệm thực hiện các biện pháp bảo toàn và tăng trưởng quỹ bảo hiểm xã hội từ tiền tạm thời nhàn rỗi. Hoạt động đầu tư từ quỹ bảo hiểm xã hội phải bảo đảm an toàn, hiệu quả và thu hồi được khi cần thiết.
2. Hội đồng Quản lý Bảo hiểm xã hội Việt Nam quyết định việc đầu tư theo các hình thức sau đây:
a) Mua trái phiếu, tín phiếu, công trái của Nhà nước, của Ngân hàng Thương mại của Nhà nước;
b) Cho Ngân hàng Thương mại của Nhà nước vay;
c) Đầu tư vào các công trình kinh tế trọng điểm quốc gia;
d) Đầu tư vào một số dự án có nhu cầu lớn về vốn do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Điều 50. Các hoạt động tài chính quỹ bảo hiểm xã hội chịu sự kiểm tra, thanh tra của cơ quan quản lý nhà nước về tài chính và chịu sự kiểm toán của cơ quan kiểm toán nhà nước.
THỦ TỤC THỰC HIỆN BẢO HIỂM XÃ HỘI
Điều 51. Sổ bảo hiểm xã hội theo Điều 109 Luật Bảo hiểm xã hội được quy định như sau:
1. Sổ bảo hiểm xã hội do Bảo hiểm xã hội ViệtNam ban hành.
2. Bảo hiểm xã hội Việt Nam nghiên cứu thẻ bảo hiểm xã hội điện tử để dần thay thế Sổ bảo hiểm xã hội.
Điều 52. Cấp Sổ bảo hiểm xã hội theo Điều 111 Luật Bảo hiểm xã hội được quy định như sau:
1. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày giao kết hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc tuyển dụng, người sử dụng lao động phải nộp hồ sơ tham gia bảo hiểm xã hội quy định tại khoản 1 Điều 110 Luật Bảo hiểm xã hội cho tổ chức bảo hiểm xã hội.
2. Tổ chức bảo hiểm xã hội tiếp nhận hồ sơ, hoàn thiện các nội dung trong Sổ bảo hiểm xã hội. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ của người sử dụng lao động, tổ chức bảo hiểm xã hội có trách nhiệm cấp Sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động.
Trường hợp người lao động không được cấp sổ bảo hiểm xã hội, tổ chức bảo hiểm xã hội phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Điều 53. Hồ sơ hưởng chế độ thai sản:
1. Hồ sơ hưởng chế độ thai sản khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi của người lao động đang có quan hệ lao động thực hiện theo quy định tại Điều 113 Luật Bảo hiểm xã hội.
2. Hồ sơ hưởng chế độ thai sản khi sinh con hoặc nhận con nuôi của người lao động không còn quan hệ lao động gồm có:
a) Sổ bảo hiểm xã hội;
b) Bản sao Giấy chứng sinh hoặc bản sao Giấy khai sinh của con hoặc giấy chứng tử trong trường hợp sau khi sinh mà con chết; nhận nuôi con nuôi dưới 4 tháng tuổi phải có chứng nhận theo quy định của pháp luật.
Điều 54. Hồ sơ để hưởng chế độ bảo hiểm xã hội của người lao động quy định tại Chương 2 Nghị định này được thực hiện theo quy định tại các Điều 112, 113, 114, 115, 116, 119, 120, 121 và Điều 127 Luật Bảo hiểm xã hội.
KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI
Điều 55. Người khiếu nại về bảo hiểm xã hội theo Điều 130 Luật Bảo hiểm xã hội bao gồm:
1. Người lao động quy định tại Điều 2 Nghị định này.
2. Người đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng, người đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội, người tạm dừng hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng, người hưởng trợ cấp tuất một lần, người lo mai táng và những người khác có quyền và lợi ích liên quan đến bảo hiểm xã hội.
3. Người sử dụng lao động theo quy định tại Điều 3 Nghị định này.
Điều 56. Thẩm quyền, trình tự thủ tục giải quyết khiếu nại về bảo hiểm xã hội theo khoản 2 Điều 131 Luật Bảo hiểm xã hội được quy định như sau:
1. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại về bảo hiểm xã hội:
a) Người sử dụng lao động, thủ trưởng tổ chức bảo hiểm xã hội các cấp có trách nhiệm giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định, hành vi về bảo hiểm xã hội của mình bị khiếu nại;
Trong trường hợp người sử dụng lao động có quyết định, hành vi về bảo hiểm xã hội bị khiếu nại không còn tồn tại thì cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện có trách nhiệm giải quyết.
b) Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có thẩm quyền giải quyết khiếu nại về bảo hiểm xã hội đối với quyết định giải quyết khiếu nại mà người sử dụng lao động, Thủ trưởng tổ chức bảo hiểm xã hội đã giải quyết nhưng người khiếu nại không đồng ý hoặc quá thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết và trong cùng thời gian đó người khiếu nại không khởi kiện tại toà án.
2. Trình tự, thủ tục khiếu nại và giải quyết khiếu nại lần đầu về bảo hiểm xã hội.
a) Khi phát hiện quyết định, hành vi về bảo hiểm xã hội trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình, người khiếu nại gửi đơn đến người, tổ chức đã ban hành quyết định hoặc đã thực hiện hành vi đó;
b) Khi nhận được đơn khiếu nại lần đầu, người, tổ chức có quyết định hoặc hành vi bị khiếu nại phải xem xét thụ lý và giải quyết khiếu nại;
c) Thời hiệu khiếu nại, thủ tục khiếu nại và thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
3. Trình tự, thủ tục khiếu nại, giải quyết khiếu nại lần hai về bảo hiểm xã hội.
a) Trong trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc quá thời hạn quy định mà khiếu nại lần đầu không được giải quyết thì người khiếu nại có quyền khiếu nại đến Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc khởi kiện tại Toà án;
b) Trong trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại của Giám đốc Sở Lao động- Thương binh và Xã hội hoặc quá thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì khởi kiện tại Toà án;
c) Thời hiệu khiếu nại, thủ tục khiếu nại và thời hạn giải quyết khiếu nại lần hai thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Các quy định tại Nghị định này được thực hiện từ ngày 01 tháng 01 năm 2007.
2. Nghị định này thay thế Nghị định số 12/CP ngày 26 tháng 01 năm 1995 của Chính phủ về việc ban hành Điều lệ bảo hiểm xã hội, Nghị định số 01/2003/NĐ-CP ngày 09 tháng 01 năm 2003 của Chính phủ về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Điều lệ Bảo hiểm xã hội ban hành kèm theo Nghị định số 12/CP ngày 26 tháng 01 năm 1995 của Chính phủ.
3. Bãi bỏ Nghị định số 61/2001/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2001 của Chính phủ về việc quy định tuổi nghỉ hưu của người lao động khai thác than trong hầm lò; quy định về bảo hiểm xã hội bắt buộc tại Điều 5 Nghị định số 121/2003/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2003 của Chính phủ về chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn.
2. Người đang hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng trước ngày 01 tháng 01 năm 2007, nếu chết từ ngày 01 tháng 01 năm 2007 trở đi thì được áp dụng chế độ tử tuất quy định tại Nghị định này.
3. Lao động nữ sinh con hoặc người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 4 tháng tuổi trước ngày 01 tháng 01 năm 2007, người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp điều trị xong, ra viện trước ngày 01 tháng 01 năm 2007 thì vẫn hưởng các chế độ theo quy định trước đây.
4. Người lao động có 15 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên và có quyết định nghỉ việc chờ đủ điều kiện về tuổi đời để hưởng lương hưu trước ngày 01 tháng 01 năm 2003, thì được hưởng lương hưu khi nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi.
5. Người lao động bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội trước ngày 01 tháng 01 năm 2007 thì trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần khi không đủ điều kiện hưởng lương hưu được giải quyết theo quy định tại Điều 30 Nghị định này.
2. Người lao động đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, hưởng chế độ hưu trí từ ngày 01 tháng 01 năm 2007 trở đi thì tổng số tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội làm căn cứ tính hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội của các tháng theo hệ số lương và phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên (nếu có) trước ngày 01 tháng 10 năm 2004 trong 5 năm cuối trước khi nghỉ việc được điều chỉnh theo hệ số lương và phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên (nếu có) quy định tại Nghị quyết số 730/2004/NQ-UBTVQHK11 ngày 30 tháng 9 năm 2004 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quyết định số 128/QĐ-TW ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 và Nghị định số 205/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ.
1. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm hướng dẫn thực hiện Nghị định này.
Điều 61. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
Nơi nhận: |
TM. CHÍNH PHỦ |
THE
GOVERNMENT |
SOCIALIST
REPUBLIC OF VIET NAM |
No: 152/2006/ND-CP |
Hanoi, December 22, 2006 |
GUIDING A NUMBER OF ARTICLES OF THE LAW ON SOCIAL INSURANCE REGARDING COMPULSORY SOCIAL INSURANCE
THE GOVERNMENT
Pursuant to the December 25, 2001 Law on
Organization of the Government;
Pursuant to the June 29, 2006 Law on Social Insurance;
At the proposal of the Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs,
DECREES:
...
...
...
1. Cadres, public employees and public servants as defined by the law on cadres and public employees;
2. Persons working under labor contracts of indefinite term or labor contracts of a term of full 3 months or longer as defined by the labor law, including managers and laborers working for cooperatives or unions of cooperatives and enjoying wages under labor contracts of a term of full 3 months or longer;
3. Laborers who are defense workers and police workers working in armed forces enterprises.
4. Laborers who have participated in compulsory social insurance but have not yet received a lump-sum social insurance benefit before going to work overseas for a definite term in accordance with the law on Vietnamese laborers working overseas under contracts of the following types:
a/ Contracts signed with non-business organizations or enterprises permitted to provide the service of sending laborers to work overseas, enterprises sending laborers to work overseas in the form of probation and skill improvement, and enterprises making offshore investment and sending laborers to work overseas.
b/ Contracts signed with Vietnamese enterprises that have successfully bid for or entered into contracts to be executed overseas.
c/ Individual contracts.
The subjects defined in this Article are collectively referred to as laborers.
Article 3.- Employers participating in compulsory social insurance provided in this Decree include:
...
...
...
2. State agencies, non-business units of the State.
3. Political organizations, socio-political organizations, socio-professional-political organizations, socio-professional organizations, other social organizations.
4. Organizations and units operating in accordance with law.
5. Cooperatives, unions of cooperatives set up and operating under the Cooperative Law.
6. Individual business households, cooperative groups, other organizations and individuals hiring, employing and paying wages to laborers.
7. Foreign agencies, organizations and individuals, international organizations operating in the Vietnamese territory and employing Vietnamese, unless otherwise provided for by treaties to which the Socialist Republic of Vietnam has signed or acceded.
Article 4.- Social insurance regimes provided in this Decree include:
1. Sickness.
2. Maternity.
...
...
...
4. Retirement.
5. Survivorship allowance.
Laborers specified at Points a and c, Clause 4, Article 2 of this Decree shall only implement the regimes of retirement and survivorship allowance.
1. The Government shall perform the uniform state management of social insurance, direct the formulation, promulgation and implementation of legal documents, regimes and policies on social insurance.
2. The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs shall take responsibility before the Government for performing the state management of social insurance, including:
a/ Assuming the prime responsibility for, and coordinating with ministries, branches and organizations in studying, formulating and submitting to competent state agencies for promulgation or promulgating according to its competence legal documents on social insurance;
b/ Assuming the prime responsibility for, and coordinating with ministries and branches in conducting statistical work, communicating and disseminating regimes, policies and law on social insurance;
c/ Inspecting the implementation of the law on social insurance;
...
...
...
e/ Undertaking international cooperation in the domain of social insurance in accordance with law;
f/ Organizing training in social insurance;
g/ Annually, reporting to the Prime Minister on the implementation of social insurance.
3. Ministries, ministerial-level agencies and government-attached agencies shall, within the ambit of their respective tasks and powers, perform the state management of social insurance, including:
a/ Coordinating with the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs and concerned ministries and branches in formulating social insurance laws and policies;
b/ Overseeing and supervising the implementation of social insurance regimes, policies and law according to their respective competence;
c/ Reporting to competent agencies on social insurance issues within their respective ambit and powers of state management.
4. People's Committees of provinces and centrally run cities shall perform the state management of social insurance within their respective localities. Provincial-level Labor, War Invalids and Social Affairs Services shall assist People's Committees of provinces and centrally run cities in performing their function of state management of social insurance, including:
a/ Monitoring and deploying the implementation of the law on social insurance;
...
...
...
c/ Proposing concerned ministries and branches to settle social insurance issues falling within the latter's competence;
d/ Annually, sending reports to the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs on the implementation of the law on social insurance.
1. The Labor, War Invalids and Social Affairs Inspectorate conducting specialized inspection of social insurance shall have the following tasks:
a/ Inspecting the implementation of social insurance regimes, policies and law;
b/ Inspecting the sources of formation, management and use of social insurance funds;
c/ Verifying, concluding and proposing the settlement of social insurance-related complaints and denunciations in accordance with law;
d/ Sanctioning according to its competence acts of violation of the law on social insurance and proposing functional agencies to handle those acts;
e/ Providing professional guidance and training on specialized inspection of social insurance.
...
...
...
a/ Employers defined in Article 3 of this Decree;
b/ Laborers defined in Article 2 of this Decree;
c/ Social insurance organizations at all levels;
d/ Organizations and individuals involved in the implementation of the law on social insurance.
1. Regarding payment of social insurance premiums:
a/ Failing to pay social insurance premiums;
b/ Paying social insurance premiums not at prescribed levels;
c/ Paying social insurance premiums not on prescribed schedule;
...
...
...
2. Forging dossiers in the implementation of social insurance, including:
a/ Making false declarations or making modifications or deletions to falsify the contents related to the payment of social insurance premiums or enjoyment of social insurance benefits;
b/ Forging documents for insertion into dossiers for enjoyment of social insurance benefits;
c/ Issuing certificates in contravention of regulations as a basis for enjoying social insurance benefits.
3. Using social insurance funds for improper purposes and in contravention of policies and regimes.
4. Committing troubling and harassing acts, thereby causing damage to legitimate rights and interests of laborers and employers, including:
a/ Deliberately troubling and hindering the payment of social insurance premiums or enjoyment of social insurance benefits by laborers;
b/ Failing to issue or return social insurance books to laborers according to regulations.
5. Making false reports, supplying false information and data on social insurance.
...
...
...
1. Taking leave due to sickness or accident and having the certification of a medical establishment.
In case of taking leave due to sickness or accident because of self-infliction, drunkenness, abuse of drug or other addictives, laborers are not entitled to the sickness regime.
2. Taking leave to take care of under-seven children who get sick and have a certification of a medical establishment.
1. The maximum period for enjoying the sickness regime in a year defined in Clause 1, Article 23 of the Law on Social Insurance is calculated according to working days, excluding public holidays, New Year holidays and weekends. This period is counted from January 1 to December 31 of the calendar year, irrespective of laborers' time of starting to participate in social insurance.
2. For laborers working under normal conditions, doing heavy, hazardous or dangerous occupations or jobs or working regularly in regions with a regional allowance coefficient of 0.7 or higher the maximum period for enjoying the sickness regime in a year is specified in Clause 1, Article 23 of the Law on Social Insurance.
...
...
...
The list of geographical areas with regional allowance coefficients of 0.7 or higher shall be promulgated by the Ministry of Home Affairs, the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs, the Ministry of Finance and the Nationality Committee.
1. The period for enjoying the regime upon sickness of a child in a year shall be calculated according to the provisions of Clause 1, Article 9 of this Decree and depend on the number of days taking care of the sick child and be 20 working days at most if the sick child is under 3 years old, or 15 working days at most if the sick child is between full 3 years and under 7 years old.
2. When both parents are covered by social insurance, if their child is still sick after either of them has spent the whole period for enjoying the regime, the other parent is entitled to the regime according to the provisions of Clause 1 of this Article.
1. The salary or remuneration level on which social insurance premiums are based serving as a basis for calculating the sickness regime is the salary or remuneration of the month preceding the leave on which social insurance premiums are based.
2. If a laborer enjoys the sickness regime right in the first month of participating in social insurance, the salary or remuneration level on which social insurance premiums are based serving as a basis for calculating the sickness regime is the salary or remuneration of that month.
1. Laborers who remain weak after the period of enjoying the sickness regime under the provisions of Article 23 of the Law on Social Insurance are entitled to convalescence and health rehabilitation.
...
...
...
a/ Ten days at most, if laborers remain weak after the period of sickness due to a disease requiring a long period of treatment;
b/ Seven days at most, if laborers remain weak after a period of sickness and surgery;
c/ Five days for other cases.
3. The daily benefit level:
a/ Equivalent to 25% of the common minimum salary, if laborers have convalescence and health rehabilitation at home;
b/ Equivalent to 40% of the common minimum salary, if laborers have convalescence and health rehabilitation at a rest home; this benefit level covers travel cost, meals and accommodation.
...
...
...
2. A laborer who meets all conditions specified in Clause 1 of this Article but already stops working before the time of childbirth or adoption of a child of under 4 months old is still entitled to the maternity regime according to the provisions of Articles 31, 32, 34 and Clause 1 of Article 35 of the Law on Social Insurance.
1. The period of leave under the maternity regime for female laborers depends on their working conditions, physical status and the number of infants per birth, specifically as follows:
a/ Four-month leave, if they perform occupations or jobs under normal working conditions;
b/ Five-month leave, if they perform heavy, hazardous or dangerous occupations or jobs; work under the 3-shift regime; or work regularly in a region with a regional allowance coefficient of 0.7 or higher;
c/ Six-month leave, for female laborers who are disabled persons suffering a working capacity decrease of 21% or higher;
d/ In case of giving birth to twin or more infants, in addition to the leave period specified at Points a, b and c of this Clause, the mother is entitled to an additional leave of 30 days for each infant from the second.
2. If the newborn child dies, the mother is entitled to take leave under the maternity regime as follows:
a/ If the newborn dies before 60 days of age, the mother is entitled to take leave for 90 days counting from the date of childbirth;
...
...
...
The leave period specified in this Clause does not exceed the period of leave after giving birth specified in Clause 1 of this Article and is not counted into the period of leave for personal reasons as provided for in the labor law.
3. If only the father or the mother is covered by social insurance or both the father and mother are covered by social insurance and the mother dies in childbirth, the father or the person directly nursing the newborn child is entitled to the maternity regime until the child is full 4 months old.
For laborers who have paid social insurance premiums for less than 6 months, the maternity allowance they are entitled to when having prenatal checks-up, miscarriage, abortion, fetocytosis or stillbirth or taking contraceptive measures defined in Articles 29, 30 and 33 of the Law on Social Insurance is the average of the salary or remuneration of the months of paying social insurance premiums.
1. Female laborers who remain weak after the leave period due to miscarriage, abortion, fetocytosis or stillbirth under Article 30 of the Law on Social Insurance or after the leave period after child birth under Article 31 of the Law on Social Insurance may take leave for convalescence and health rehabilitation.
2. The period of convalescence and health rehabilitation in a year includes also public holidays, New Year days, weekends and travel days, if laborers have convalescence and health rehabilitation at a rest home. The number of days for convalescence and health rehabilitation shall be decided by employers and the grassroots or provisional trade union executive committee, specifically as follows:
a/ Ten days at most, if female laborers give birth to twin or more infants;
b/ Seven days at most, if female laborers undergo an operation during delivery;
...
...
...
3. The daily benefit level is:
a/ Equivalent to 25% of the common minimum salary, if female laborers take leave for convalescence and health rehabilitation at home;
b/ Equivalent to 40% of the common minimum salary, if they have convalescence and health rehabilitation at a rest home; this benefit level covers travel cost, meals and accommodation.
Section 3. LABOR ACCIDENT AND OCCUPATIONAL DISEASE REGIMES
1. Suffering an accident at workplace and during working hours, including time for breaks, mid-shift meals, preparation and completion of work.
2. Suffering an accident outside the workplace or beyond working hours while on assignment by their employers.
3. Suffering an accident en route to and from residence and workplace within a reasonable time and on a reasonable route.
...
...
...
4. Suffering a disease on the list of occupational diseases while working in an environment or doing a job involving hazardous elements. The list of occupational diseases shall be promulgated by the Ministry of Health and the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs.
1. Laborers suffering a labor accident or an occupational disease are entitled to assessment or re-assessment of their working capacity decrease when falling into one of the following cases:
a/ Their health conditions have become stable after treatment of an injury or a disease;
b/ Their health conditions have become stable after treatment of a recurring injury or disease.
2. Laborers are entitled to thorough assessment of their working capacity decrease when falling into one of the following cases:
a/ Suffering both a labor accident and an occupational disease;
b/ Getting labor accidents repeatedly;
c/ Suffering from various occupational diseases.
...
...
...
1. Laborers suffering from a working capacity decrease of between 5% and 30% due to a labor accident or an occupational disease are entitled to a lump-sum allowance.
2. The lump-sum allowance level is calculated according to the following formula:
The lump-sum allowance level = The allowance level calculated based on the working capacity decrease level + The allowance level calculated based on the number of years of paying social insurance premiums.
a/ The allowance level calculated based on the working capacity decrease level is as follows: Laborers with a 5% working capacity decrease are entitled to 5 months' common minimum salary, which shall be added with 0.5 of the monthly common minimum salary for every additional 1% of working capacity decrease;
b/ The allowance level calculated based on the number of years of paying social insurance premiums is as follows: Laborers are entitled to an allowance level equivalent to 0.5 of the salary or remuneration of the month preceding the leave on which social insurance premiums are based, for one year or less of paying social insurance premiums, which shall be added with 0.3 of such salary or remuneration for every additional year of paying social insurance premiums.
1. Laborers suffering a working capacity decrease of at least 31% due to a labor accident or an occupational disease are entitled to a monthly allowance.
2. The monthly allowance level is calculated according to the formula provided in Clause 2, Article 21 of this Decree, in which:
a/ The allowance level calculated based on the level of working capacity decrease is as follows: Laborers with a 31% working capacity decrease are entitled to a monthly allowance equivalent to 30% of the common minimum salary, which shall be added with 2% of the common minimum salary for every additional 1% of decrease;
...
...
...
1. Laborers who remain weak though their health conditions have become stable after treatment of injury caused by a labor accident or of sickness caused by an occupational disease are entitled to take leave for convalescence and health rehabilitation.
2. The period of convalescence and health rehabilitation in a year includes also public holidays, New Year days, weekends and travel days, if laborers have convalescence and health rehabilitation at a rest home. The number of days for convalescence and health rehabilitation shall be decided by employers and the grassroots or provisional trade union executive committee, specifically as follows:
a/ Ten days at most, if laborers suffer a working capacity decrease of 51% or more due to a labor accident or an occupational disease;
b/ Seven days at most, if laborers suffer a working capacity decrease of between 31% and 50% due to a labor accident or an occupational disease;
c/ Five days, if laborers suffer a working capacity decrease of between 15% and 30% due to a labor accident or an occupational disease.
3. The daily benefit level is:
a/ Equivalent to 25% of the common minimum salary, if laborers take leave for convalescence and health rehabilitation at home;
...
...
...
Article 25.- The retirement regime covers laborers specified in Article 2 of this Decree.
Laborers are entitled to retirement pension when falling into one of the following cases:
1. Being 60 years old for men or 55 years old for women and having paid social insurance premiums for full 20 years or more;
2. Being between full 55 years and full 60 years old for men or between full 50 years and full 55 years old for women, having paid social insurance premiums for full 20 years or more and, out of which, having performed heavy, hazardous or dangerous occupations or jobs for full 15 years or having worked in regions with a regional allowance coefficient of 0.7 or more for full 15 years;
3. Being between full 50 years and full 55 years and having paid social insurance premiums for full 20 years or more and, out of which, having worked in coal mines for full 15 years;
4. Being infected with HIV/AIDS due to an occupational accident and having paid social insurance premiums for full 20 years.
...
...
...
1. Being full 50 years old for men or 45 years old for women;
2. Having performed especially heavy, hazardous or dangerous occupations or jobs for full 15 years or more, irrespective of their age.
1. For qualified laborers under Article 26 of this Decree, the monthly retirement pension is equivalent to 45% of the average of the monthly salary or remuneration on which social insurance premiums are based specified in Article 31 of this Decree, corresponding to 15 years of paying social insurance premiums, which shall be added with 2% for men or 3% for women for each additional year of paying social insurance premiums; the maximum rate is equivalent to 75%.
2. For qualified laborers under Article 27 of this Decree, the monthly retirement pension shall be calculated as provided for in Clause 1 of this Article, which shall be then reduced by 1% for each year of early retirement as provided for in Clause 1 and Clause 2, Article 26 of this Decree.
3. The lowest monthly retirement pension is equivalent to the common minimum salary.
4. The lump-sum allowance level shall be calculated based on the number of years of paying social insurance premiums, counting from the thirty-first year on for men and the twenty-sixth year on for women. For each year of paying social insurance premiums, laborers are entitled to 0.5 of the average of the monthly salary or remuneration on which social insurance premiums are based.
5. When calculating the monthly retirement pension and the lump-sum allowance upon retirement specified in Clauses 1, 2 and 4 of this Article, if the period of paying social insurance premiums has less than 3 odd months, these months shall not be counted; if it has between full 3 odd months and full 6 odd months, these months shall be counted as half year; if it has between more than 6 odd months and full 12 odd months, these months shall be counted as one year.
...
...
...
1. Laborers are entitled to a lump-sum social insurance benefit when falling into one of the following cases:
a/ They reach the retirement age specified in Article 26 of this Decree while having paid social insurance premiums for less than 20 years;
b/ They suffer a working capacity decrease of at least 61% while having paid social insurance premiums for less than 20 years;
c/ They discontinue paying social insurance premiums after a 12-month leave and request a lump-sum social insurance benefit while having paid social insurance premiums for less than 20 years;
d/ They settle abroad.
2. The level of lump-sum social insurance benefit shall be calculated based on the number of years of paying social insurance premiums; for each year, laborers are entitled to one month and a half of the average of the monthly salary or remuneration on which social insurance premiums are based.
3. When calculating the level of lump-sum social insurance benefit, if the period of paying social insurance premiums has some odd months, these months shall be counted according to Clause 5, Article 28 of this Decree.
1. For laborers participating in social insurance before January 1, 1995:
...
...
...
b/ For laborers having the entire period of paying social insurance premiums under the salary regime decided by their employers, the calculation shall be based on the average of monthly salaries or remuneration on which social insurance premiums are based in the entire period.
c/ For laborers who have both a period of paying social insurance premiums under the salary regime set by the State and a period of paying social insurance premiums under the salary regime decided by their employers, the calculation shall be based on the average of monthly salaries or remuneration on which social insurance premiums are based in these periods, in which for the period of paying social insurance premiums under the salary regime set by the State, the calculation shall be based on the average of monthly salaries on which social insurance premiums are based according to Point a of this Article. If this period is less than five years, the calculation shall be based on the average of monthly salaries of the months of paying social insurance premiums.
2. For laborers participating in social insurance from January 1, 1995, to before January 1, 2007:
a/ For laborers subject to the salary regime set by the State and having the entire period of paying social insurance premiums under this salary regime, the calculation shall be based on the average of monthly salaries in the years of paying social insurance premiums before their retirement as follows:
- If they paid social insurance premiums for the period from January 1, 1995, to December 31, 2000, the calculation shall be based on the average of monthly salaries on which social insurance premiums are based in the last 6 years before their retirement;
- If they paid social insurance premiums for the period from January 1, 2001, to December 31, 2006, the calculation shall be based on the average of monthly salaries on which social insurance premiums are based in the last 8 years before their retirement.
b/ For laborers having the entire period of paying social insurance premiums under the salary regime decided by their employers, the calculation shall be based on the average of monthly salaries or remuneration on which social insurance premiums are based in the entire period;
c/ For laborers with both a period of paying social insurance premiums under the salary regime set by the State and a period of paying social insurance premiums under the salary regime decided by their employers, the calculation shall be based on the average of monthly salaries or remuneration on which social insurance premiums are based in these periods, in which for the period of paying social insurance premiums under the salary regime set by the State, the calculation shall be based on the average of monthly salaries on which social insurance premiums are based according to Point a of this Clause. If the number of years is less than that stipulated at Point a of this Clause, the calculation shall be based on the average of monthly salaries of the months of paying social insurance premiums.
3. For laborers participating in social insurance from January 1, 2007 on:
...
...
...
b/ For laborers having the entire period of paying social insurance premiums under the salary regime decided by their employers, the calculation shall be based on the average of monthly salaries or remuneration on which social insurance premiums are based in the entire period;
c/ For laborers with both a period of paying social insurance premiums under the salary regime set by the State and a period of paying social insurance premiums under the salary regime decided by their employers, the calculation shall be based on the average of monthly salaries or remuneration on which social insurance premiums are based in these periods, in which for the period of paying social insurance premiums under the salary regime set by the State, the calculation shall be based on the average of monthly salaries on which social insurance premiums are based according to Point a of this Clause 1. If this period is less than 10 years, the calculation shall be based on the average of monthly salaries of the months of paying social insurance premiums.
Salaries and remuneration for which social insurance premiums have been paid, which serve as the basis for calculation of the average of monthly salaries or remuneration on which social insurance premiums are based for laborers subject to the salary regime decided by their employers shall be adjusted on the basis of the cost-of-living index of each period.
The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Finance in, studying the adjustment level in each period and submit it to the Government for stipulation.
1. Laborers enjoying a monthly retirement pension or social insurance allowance shall be suspended from enjoying this retirement pension or social insurance allowance in one of the following cases:
a/ They are subject to an imprisonment sentence, which is not suspended;
b/ They illegally leave the country;
...
...
...
2. Laborers who have completely served an imprisonment sentence, who return after being declared missing by the court or who lawfully return and settle in the country after leaving the country will continue enjoying their monthly retirement pension or social insurance allowance.
Section 5. SURVIVORSHIP REGIME
When the following subjects die, the persons who take care of their funeral are entitled to a funeral allowance equivalent to 10 months' common minimum salary:
1. Laborers specified in Article 2 of this Decree, who are paying social insurance premiums;
2. Laborers who reserve a period of paying social insurance premiums;
3. Persons who are on retirement pension, monthly labor accident or occupational disease allowance and have stopped working.
...
...
...
a/ They have paid social insurance premiums for full 15 years or more but have not yet received a lump-sum social insurance benefit;
b/ They are on retirement pension;
c/ They die of a labor accident or an occupational disease (even during first-time treatment);
d/ They are on monthly labor accident or occupational disease allowance for a working capacity decrease of at least 61%.
2. Relatives of the subjects specified in Clause 1 of this Article who are eligible for monthly survivorship allowance include:
a/ Children of under 15 years old (including natural children, lawfully adopted children, out-of-wedlock children recognized by law or natural children born after their fathers die); children of under 18 who are still going to school; children of full 15 years or older who suffer a working capacity decrease of at least 81%;
b/ Wives of full 55 years or older or husbands of full 60 years or older; wives of under 55 years old or husbands of under 60 years old who suffer a working capacity decrease of at least 81%;
c/ Natural fathers, natural mothers, fathers-in-law, mothers-in-law, other persons whom these subjects are obliged to nurture, who are full 60 years or older for men or full 55 years or older for women;
d/ Natural fathers, natural mothers, fathers-in-law, mothers-in-law, other persons whom these subjects are obliged to nurture, who are under 60 years old for men or under 55 years old for women and suffer a working capacity decrease of at least 81%.
...
...
...
1. The monthly survivorship allowance for each relative specified in Clause 2, Article 36 of this Decree is equivalent to 50% of the common minimum salary;
A relative who has no direct raiser is entitled to a monthly survivorship allowance equivalent to 70% of the common minimum salary.
2. For one dead person who is specified in Clause 1, Article 36 of this Decree, the number of relatives entitled to a monthly survivorship allowance shall not exceed 4; in case of 2 or more dead persons, their relatives are entitled to 2 times the allowance specified in Clause 1 of this Article.
3. The duration during which a relative enjoys a monthly survivorship allowance begins on the month following the month the subject specified in Clause 1, Article 36 of this Decree dies.
When the subjects specified in Article 35 of this Decree, who fall into one of the following cases, die, their relatives are entitled to a lump-sum survivorship allowance:
1. The dead persons do not fall into the subjects specified in Clause 1, Article 36 of this Decree.
2. The dead persons fall into one of the subjects specified in Clause 1 of Article 36 of this Decree but have no relative eligible for monthly survivorship allowance under Clause 2, Article 36 of this Decree.
...
...
...
1. The levels of lump-sum survivorship allowance for relatives of laborers who are paying social insurance premiums or laborers who reserve a period of paying social insurance premiums shall be calculated based on the number of years of paying social insurance premiums, with each year equivalent to one and a half month of the average of monthly salaries or remuneration on which social insurance premiums are based; the lowest level is equivalent to 3 months' average monthly salary or remuneration on which social insurance premiums are based.
2. The levels of lump-sum survivorship allowance for relatives of laborers who are on retirement pension before their death shall be calculated based on the period of enjoying retirement pension. If they die within the first 2 months of enjoying the retirement pension, the allowance level is equivalent to 48 months of the retirement pension they are enjoying; if they die in subsequent months, for each additional month receiving the retirement pension, the allowance level is reduced by 0.5 of the monthly retirement pension; the lowest level is equivalent to 3 months of the currently enjoyed retirement pension before death.
1. For laborers who paid voluntary social insurance premiums then paid compulsory social insurance premiums, the calculation of their retirement regime or survivorship allowance regime shall be based on the period of paying voluntary social insurance premiums plus the period of paying compulsory social insurance premiums.
2. For laborers specified in Clause 1 of this Article, the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs shall guide the way of calculating the average of monthly salaries or remuneration or the average of monthly incomes on which social insurance premiums are based.
Section 1. SOURCES OF FORMATION OF FUNDS
...
...
...
2. The labor accident and occupational disease fund is formed from contributions from employers which are equivalent to 1% of the funds of laborers' salaries and remuneration on which social insurance premiums are based.
3. The retirement and survivorship allowance fund is formed from the following sources:
a/ Social insurance premiums paid by laborers at levels specified in Article 43 of this Decree;
b/ Premiums paid by employers under Article 43 of this Decree;
c/ Funds transferred by the State from its budget to the social insurance fund to ensure full payment of retirement pensions and social insurance allowances to persons who enjoy retirement pensions and social insurance allowances before January 1, 1995; and payment of social insurance premiums for the working period before January 1, 1995, for laborers specified in Clause 4, Article 139 of the Law on Social Insurance.
4. Profits from activities of investment from the fund.
5. The State's supports.
6. Other lawful sources of revenues.
Section 2. LEVELS AND MODES OF PAYMENT
...
...
...
1. Monthly, laborers specified in Clauses 1, 2, 3 and at Point b, Clause 4, Article 2 of this Decree shall pay social insurance premiums into the retirement and survivorship allowance fund as follows:
a/ From January 2007 to December 2009, they shall pay social insurance premiums equivalent to 5% of the salaries or remuneration on which social insurance premiums are based;
b/ From January 2010 to December 2011, they shall pay social insurance premiums equivalent to 6% of the salaries or remuneration on which social insurance premiums are based;
c/ From January 2012 to December 2013, they shall pay social insurance premiums equivalent to 7% of the salaries or remuneration on which social insurance premiums are based;
d/ From January 2014 on, they shall pay social insurance premiums equivalent to 8% of the salaries or remuneration on which social insurance premiums are based.
2. Laborers enjoying salaries or remuneration according to production or business cycles in agricultural, forestry, fishery or salt-making enterprises shall pay monthly social insurance premium at the level specified in Clause 1 of this Article.
Payment shall be made on a monthly, quarterly or biannual basis.
3. The levels and modes of payment by laborers specified at Point a, Point c, Clause 4, Article 2 of this Decree are specified as follows:
a/ Levels of monthly payment into the retirement and survivorship allowance fund:
...
...
...
- From January 2010 to December 2011, laborers shall pay social insurance premiums equivalent to 18% of the salaries or remuneration they receive before going to work abroad on which social insurance premiums are based;
- From January 2012 to December 2013, laborers shall pay social insurance premiums equivalent to 20% of the salaries or remuneration they receive before going abroad on which social insurance premiums are based;
- From January 2014 on, they shall pay social insurance premiums equivalent to 22% of the salaries or remuneration they receive before going to work abroad on which social insurance premiums are based.
b/ Payment shall be made on a quarterly, biannual or annual basis or in a lump sum based on the term indicated in the contracts on sending laborers to work abroad. Enterprises and non-business organizations that send laborers to work abroad shall collect and pay social insurance premiums for these laborers and register the mode of payment with the social insurance organizations or laborers shall pay social insurance premiums through agencies, organizations or units where they participate in social insurance or directly to the social insurance organization of the place where they reside before going to work abroad.
When laborers have their contracts extended or renewed right in the host country, they shall pay social insurance premiums by the modes specified in this Article or pay them to the social insurance organization after returning home.
1. Monthly, employers shall make payments calculated on the funds of monthly salaries and remuneration on which social insurance premiums are based and which are paid to laborers specified in Clauses 1, 2 and 3 and at Point b, Clause 4, Article 2 of this Decree as follows:
a/ Three per cent into the sickness and maternity fund, of which 2% shall be withheld by employers to pay in time to laborers entitled to the regime specified in Section 1 and Section 2, Chapter II of this Decree. Employer shall finalize this amount on a quarterly basis with social insurance organizations, specifically as follows:
- If the finalized amount is smaller than the withheld amount, the balance shall be refunded to the social insurance fund in the first months of the subsequent quarter.
...
...
...
b/ One per cent into the labor accident and occupational disease fund;
c/ Payments into the retirement and survivorship allowance fund are as follows:
- From January 2007 to December 2009: 11%;
- From January 2010 to December 2011: 12%;
- From January 2012 to December 2013: 13%;
- From January 2014 on: 14%.
2. Monthly, employers shall make payments calculated under Clause 1 of this Article and make deductions from monthly salaries and remuneration of their laborers at the levels specified in Clause 1, Article 42 of this Decree before remitting them at a time into social insurance funds.
3. Employers of agricultural, forestry, fishery or salt-making enterprises who pay salaries and remuneration according to production or business cycles shall make monthly payments at the levels specified in Clause 1 of this Article. Payments shall be made on a monthly, quarterly or biannual basis as registered by employers with social insurance funds.
...
...
...
a/ Meeting with difficulties and having to temporarily stop production or business;
b/ Meeting with difficulties due to natural disasters or crop failure.
2. Conditions:
a/ Employers falling into one of the cases specified in Clause 1 of this Article are entitled to temporary cessation of payment if meeting one of the following conditions:
- Being unable to arrange jobs for laborers of whom insured laborers, who must temporarily cease working account for at least 50% of the total number of currently employed laborers before the temporary cessation of production and business;
- Suffering from damage caused by natural calamity, fire, epidemic or crop failure, which is worth more than 50% of total assets (excluding the value of land).
b/ Payment can be temporarily ceased on a monthly basis for no more than twelve months.
3. Competence to decide on temporary cessation of payment:
a/ The Prime Minister decides, at the proposal of the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs, on temporary cessation of payment for economic organizations established by the Prime Minister;
...
...
...
c/ Provincial-level state management agencies in charge of social insurance decide on temporary cessation of payment for employers managed by local administrations.
4. During the period of temporary cessation of payment into the retirement and survivorship allowance fund, employers shall still make payments into the sickness and maternity fund and the labor accident and occupational disease fund. Laborers are entitled to sickness, maternity, labor accident and occupational disease regimes according to regulations and may, when meeting all conditions, retire under the retirement regime.
1. For laborers subject to the salary regime set by the State, their monthly salaries on which social insurance premiums are based are their rank- or grade-based salaries and position allowances, extra-seniority allowances or professional seniority allowances (if any).
These salaries shall be calculated on the basis of the common minimum salary applicable at the time of payment.
2. For laborers paying social insurance premiums according to the salary regime decided by their employers, their monthly salaries on which social insurance premiums are based are the salaries or remuneration stated in their labor contracts.
3. When the monthly salaries or remunerations specified in Clauses 1 and 2 of this Article are higher than 20 months' common minimum salary, the monthly salary or remuneration on which social insurance premiums are based is equivalent to 20 months' common minimum salary level.
Section 3. USE AND MANAGEMENT OF SOCIAL INSURANCE FUNDS
...
...
...
a/ The sickness and maternity fund shall pay indemnities under the sickness regime according to the provisions of Section 1 and under the maternity regime according to the provisions of Section 2, Chapter II of this Decree;
b/ The labor accident and professional disease fund shall pay indemnities under the labor accident and sickness regime according to the provisions of Section 3, Chapter II of this Decree;
c/ The retirement and survivorship allowance fund shall pay indemnities under the retirement regime according to the provisions of Section 4 and under the survivorship allowance regime according to the provisions of Section 5, Chapter II of this Decree.
2. Payment of health insurance premiums from component funds, specifically as follows:
a/ The labor accident and occupational disease fund shall pay social insurance premiums for persons who take leave and enjoy monthly labor accident or occupational disease allowances;
b/ The retirement and survivorship allowance fund shall pay health insurance premiums for pensioners.
3. The labor accident and occupational disease fund shall pay rewards to employers who properly perform labor protection and prevention of labor accidents and occupational diseases.
4. Expenses for social insurance management.
5. Investment to preserve and develop the fund according to regulations.
...
...
...
1. Annual compulsory social insurance management costs shall be deducted from the profits from activities of investment from the funds.
2. Compulsory social insurance management costs shall be equivalent to management costs of state administrative agencies, covering the following items:
a/ Regular expenses;
b/ Irregular expenses, including:
- Expenses for making social insurance books, papers and forms and for collection and spending work;
- Expenses for overhaul and procurement of fixed assets, scientific research and professional training.
a/ Retirement pensions;
...
...
...
c/ Allowances for persons suffering labor accidents or occupational diseases; caretakers of persons suffering labor accidents or occupational diseases; equipment and tools for persons suffering labor accidents and occupational diseases;
d/ Allowances for rubber workers;
e/ Survivorship allowances and funeral costs;
f/ Health insurance premiums according to regulations;
g/ Payment fees;
h/ Other expenses (if any).
2. Vietnam Social Insurance shall fully implement the provisions of the State Budget Law on elaboration of estimates, allocation of estimates and finalization of funds.
Article 49.- Activities of investment from the social insurance fund are specified as follows:
1. Vietnam Social Insurance shall take measures to preserve and develop the social insurance fund from temporarily idle money. Activities of investment from the social insurance fund must ensure safety, efficiency and recoverability when necessary.
...
...
...
a/ Purchase of debentures, bonds and bills of the State and state-owned commercial banks;
b/ Provision of loans to state-owned commercial banks;
c/ Investment in key national economic projects;
d/ Investment in Prime Minister-decided projects with great capital demands.
PROCEDURES FOR IMPLEMENTING SOCIAL INSURANCE
1. Social insurance books shall be granted by Vietnam Social Insurance.
...
...
...
1. Within 30 days as from the date of concluding a labor contract, a working or recruitment contract, the employer shall submit social insurance participation dossiers to the social insurance organization as provided for in Clause 1, Article 110 of the Law on Social Insurance.
2. The social insurance organization shall receive dossiers and finalize the contents of social insurance books. Within 30 days after the date of receipt of the valid dossiers from employers, it shall grant social insurance books to laborers. If refusing to grant a social insurance book to a laborer, the social insurance organization shall give a written reply clearly stating the reason for refusal.
Article 53.- Dossiers for enjoyment of the maternity regime
1. For laborers currently having labor relations, a dossier for enjoyment of the maternity regime after birth or adoption of a child shall be compiled according to the provisions of Article 113 of the Law on Social Insurance.
2. For laborers no longer having labor relations, a dossier for enjoyment of the maternity regime after birth or adoption of a child comprises:
a/ The social insurance book;
b/ A copy of the written birth certification or a copy of the birth certificate of the child or the death certificate in case the newborn dies in childbirth.
When laborers adopt children of under four months old, the law-specified certification is required.
...
...
...
COMPLAINTS AND DENUNCIATIONS ABOUT SOCIAL INSURANCE
1. Laborers specified in Article 2 of this Decree.
2. Persons on monthly retirement pension or social insurance allowance, persons currently reserving a period of paying social insurance premiums, persons temporarily suspended from enjoying monthly retirement pensions or social insurance allowances, persons enjoying lump-sum survivorship allowances, persons who take care of funerals and other persons with rights and interests related to social insurance.
3. Employers specified in Article 3 of this Decree.
1. Competence to settle complaints about social insurance:
a/ Employers or heads of social insurance organizations at all levels shall settle first-time complaints about their social insurance-related decisions or acts.
...
...
...
b/ Directors of provincial-level Labor, War Invalids and Social Affairs Services are competent to settle social insurance-related complaints about complaint settlement decisions which are issued by employers or heads of social insurance organizations but are disagreed with by complainants or complaints which are not settled after the expiration of the prescribed time limit while the complainants do not initiate a lawsuit at a court during this time limit.
2. Order and procedures for lodging and settling first-time complaints about social insurance.
a/ When discovering an illegal social insurance-related decision or act which infringes upon his/her legitimate rights and interests, the complainant shall send a written complaint to the person or organization that has issued that decision or taken that act;
b/ Upon receiving a first-time written complaint, the person or organization with the complained decision or act shall consider, receive and settle the complaint;
c/ The statute of limitations and procedures for lodging and the time limit for settling first-time complaints are in accordance with the law on complaints and denunciations.
3. Order and procedures for lodging and settling second-time complaints about social insurance.
a/ When a complainant disagrees with the first-time complaint settlement decision or his/her first-time complaint is not settled after the expiration of the prescribed time limit, the complainant may lodge a complaint with the director of the provincial-level Labor, War Invalids and Social Affairs Service or initiate a lawsuit at a court;
b/ If the complainant disagrees with the complaint settlement decision of the director of the provincial-level Labor, War Invalids and Social Affairs Service or his/her complaint is not settled after the expiration of the prescribed time limit, he/she may initiate a lawsuit at a court;
c/ The statute of limitations and procedures for lodging and the time limit for settling second-time complaints are in accordance with the law on complaints and denunciations.
...
...
...
1. This Decree takes effect 15 days after its publication in "CONG BAO."
The provisions of this Decree are implemented from January 1, 2007.
2. This Decree replaces the Government's Decree No. 12/CP of January 26, 1995, promulgating the Regulation on social insurance, and Decree No. 01/2003/ND-CP of January 9, 2003, amending and supplementing a number of articles of the Regulation on social insurance promulgated together with the Government's Decree No. 12/CP of January 26, 1995.
3. To repeal the Government's Decree No. 61/2001/ND-CP of September 7, 2001, stipulating the retirement age of miners and the compulsory social insurance provisions in Article 5 of the Government's Decree No. 121/2003/ND-CP of October 21, 2003, on regimes and policies towards commune, ward and township cadres and public employees.
4. The provisions of this Decree also apply to laborers who are enterprise managers enjoying salaries and remuneration according to the law on salaries and remuneration.
...
...
...
3. Female laborers who give birth or laborers who adopt children under four months old before January 1, 2007, persons who receive medical treatment after suffering labor accidents or occupational diseases and are discharged from hospital before January 1, 2007, will still enjoy the regimes according to previous regulations.
4. Laborers who have paid social insurance premiums for 15 years or more, have received decisions on their job cessation pending their satisfaction of the age condition in order to enjoy retirement pensions before January 1, 2003, will enjoy retirement pensions when they reach full 60 years of age for men or full 55 years of age for women.
5. Laborers who reserve a period of paying social insurance premiums before January 1, 2007, may enjoy lump-sum social allowance benefits under the provisions of Article 30 of this Decree if they are ineligible for enjoying retirement pensions.
6. Full-time commune cadres who stop holding their positions before January 1, 2007, but have paid social insurance premiums for full 10 years or more, have five years at most to reach the retirement age and are voluntarily paying by themselves monthly social insurance premiums equivalent to the total of premiums payable by laborer and employer on the basis of their monthly salaries before they stop holding their positions into the retirement and survivorship allowance fund of the social organization of the place where they reside till they have full 15 years of paying social insurance premiums and reach 60 years of age, for men, or full 55 years of age, for women, will enjoy the retirement regime.
7. Laborers who stop working under the Government's Decree No. 41/2002/ND-CP of April 11, 2002, on policies towards laborers who are left redundant due to rearrangement of state enterprises before January 1, 2007, have paid social insurance premiums for full 15 years or more, have five years at most to reach the retirement age and are voluntarily paying by themselves monthly social insurance premiums equivalent to the total of premiums payable by laborer and employer on the basis of their monthly salaries before they stop holding their positions into the retirement and survivorship allowance fund of the social organization of the place where they reside till they have an adequate period of paying social insurance premiums and reach the retirement age will enjoy the retirement regime.
8. Spouses who, during the period of enjoying the spousal regime at overseas Vietnamese agencies, previously participated in compulsory social insurance, may continue paying monthly social insurance premiums during their stay abroad at the level specified at Point a, Clause 3, Article 42 of this Decree in order to enjoy the retirement and survivorship allowance regime.
9. When determining the condition on the period of paying social insurance premiums for enjoying the monthly retirement or survivorship allowance regime, a year is counted only if it has full 12 months. If a laborer lacks no more than 6 months of paying social insurance premiums, he/she may further pay a lump-sum premium into the retirement and survivorship allowance fund for the number of months he/she still lacks at the level equivalent to the total of premiums payable by laborer and employer on the basis of the monthly salary or remuneration before they stop working.
...
...
...
2. The Ministry of Health shall guide the assessment of the working capacity decrease of laborers.
;Nghị định 152/2006/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc
Số hiệu: | 152/2006/NĐ-CP |
---|---|
Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ |
Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 22/12/2006 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Nghị định 152/2006/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc
Chưa có Video