Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

BỘ TÀI CHÍNH - BỘ CÔNG THƯƠNG - BỘ CÔNG AN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 60/2011/TTLT-BTC-BCT-BCA

Hà nội, ngày 12 tháng 05 năm 2011

 

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH

HƯỚNG DẪN CHẾ ĐỘ HOÁ ĐƠN, CHỨNG TỪ ĐỐI VỚI HÀNG HOÁ NHẬP KHẨU LƯU THÔNG TRÊN THỊ TRƯỜNG

Căn cứ Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành;
Căn cứ Luật Hải quan năm 2001, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hải quan năm 2005, Luật Thương mại năm 2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành;
Căn cứ Luật Thuế giá trị gia tăng; Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt; Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp; Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và các văn bản hướng dẫn thi hành;
Căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002, Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2008 và các văn bản hướng dẫn thi hành;
Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Căn cứ Nghị định số 189/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;
Căn cứ Nghị định số 77/2009/NĐ-CP ngày 15 tháng 09 năm 2009 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công an;
Căn cứ Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 của Chính phủ quy định về hoá đơn bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ;
Bộ Tài chính, Bộ Công Thương và Bộ Công an hướng dẫn chế độ hoá đơn, chứng từ đối với hàng hoá nhập khẩu lưu thông trên thị trường như sau:

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Thông tư này hướng dẫn chế độ hoá đơn chứng từ đối với hàng hoá nhập khẩu lưu thông trên thị trường bao gồm: hàng hoá nhập khẩu đang trên đường vận chuyển; đang bày bán; để tại kho, bến, bãi, tại cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng hoá nhập khẩu hoặc tại địa điểm khác (gọi chung là hàng hoá nhập khẩu); xử lý vi phạm quy định về hoá đơn, chứng từ đối với hàng hoá nhập khẩu lưu thông trên thị trường; quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

2. Thông tư này không áp dụng đối với:

a) Hàng hoá đưa từ nước ngoài vào kho ngoại quan, kho bảo thuế; vào các địa điểm làm thủ tục hải quan chờ làm thủ tục hải quan theo quy định của pháp luật hải quan (trừ trường hợp là hàng nhập lậu); hàng hoá vận chuyển từ kho ngoại quan này sang kho ngoại quan khác; hàng lưu giữ trong kho ngoại quan, kho bảo thuế;

b) Hàng hoá tạm nhập - tái xuất, hàng hoá tạm xuất - tái nhập; hàng hoá nhập khẩu để thực hiện các dự án đầu tư;

c) Hàng hoá là nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để thực hiện các hợp đồng gia công cho thương nhân nước ngoài; các hợp đồng sản xuất hàng xuất khẩu (trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 5 Thông tư này);

d) Hàng hoá nhập khẩu chuyển cửa khẩu; hàng hoá chuyển cảng; hàng quá cảnh đang chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan;

đ) Hàng hoá nhập khẩu là tài sản của cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp; hàng hoá mua bán, trao đổi của cư dân biên giới trong định mức miễn thuế và thuộc danh mục hàng hoá được sản xuất từ các nước có chung biên giới nhập khẩu dưới hình thức mua, bán, trao đổi hàng hoá cư dân biên giới; hàng hoá là hành lý của cá nhân trong định mức miễn thuế;

e) Hàng hoá là quà biếu, quà tặng; hàng hoá viện trợ nhân đạo; hàng hoá là hàng mẫu không thanh toán; hàng hoá của cơ quan đại diện ngoại giao, tổ chức quốc tế tại Việt Nam và các cá nhân làm việc tại các cơ quan tổ chức này; hàng hoá tạm nhập khẩu, tạm xuất khẩu của cá nhân được Nhà nước cho miễn thuế; tài sản di chuyển của tổ chức, cá nhân.

Hồ sơ, chứng từ đối với các trường hợp này được quy định tại Thông tư số 194/2010/TT - BTC ngày 06 tháng 12 năm 2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu (sau đây viết tắt là Thông tư số 194/2010/TT - BTC ); Thông tư liên tịch số 01/2008/TTLT-BCT - BTC - BGTVT - BNN&PTNT - BYT - NHNN ngày 31 tháng 01 năm 2008 của Liên Bộ Công Thương - Tài chính - Giao thông Vận tải - Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Y tế - Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn thực hiện Quyết định số 254/2006/QĐ-TTg ngày 07 tháng 11 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về quản lý hoạt động thương mại biên giới với các nước có chung biên giới và các văn bản có liên quan.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với:

1. Tổ chức, cá nhân trực tiếp nhập khẩu hàng hoá hoặc kinh doanh, mua, bán, vận chuyển hàng hoá nhập khẩu (gọi chung là cơ sở kinh doanh hàng hoá nhập khẩu).

2. Cơ quan Thuế, cơ quan Quản lý thị trường, cơ quan Công an, cơ quan Hải quan và các đơn vị, người có thẩm quyền kiểm tra, xử lý vi phạm đối với cơ sở kinh doanh hàng hoá nhập khẩu lưu thông trên thị trường.

3. Tổ chức, cá nhân khác có liên quan chế độ hoá đơn, chứng từ đối với hàng hoá nhập khẩu lưu thông trên thị trường.

Điều 3. Hoá đơn, chứng từ

1. Hoá đơn, chứng từ hợp pháp là các loại giấy tờ, tài liệu phải có theo quy định của pháp luật để chứng minh tính hợp pháp của hàng hoá nhập khẩu lưu thông trên thị trường và được hướng dẫn cụ thể tại Chương II Thông tư này.

2. Cơ sở kinh doanh hàng hoá nhập khẩu có trách nhiệm quản lý, sử dụng, lưu giữ các hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật.

Điều 4. Thời hạn xuất trình hoá đơn, chứng từ

1. Đối với hàng hoá nhập khẩu trong các trường hợp dưới đây thì cơ sở kinh doanh hàng hoá nhập khẩu phải xuất trình hoá đơn, chứng từ chứng minh tính hợp pháp của hàng hoá ngay tại thời điểm cơ quan kiểm tra yêu cầu xuất trình; trường hợp cơ sở kinh doanh hàng hóa nhập khẩu không có đại diện trực tiếp áp tải hàng hóa thì phải ủy quyền cho người nhận vận chuyển hoặc người điều khiển phương tiện vận chuyển xuất trình:

a) Hàng hoá nhập khẩu đang trên đường vận chuyển, bao gồm cả trường hợp hàng hoá nhập khẩu đang để tại các địa điểm, kho, bến, bãi nếu không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

b) Hàng hoá nhập khẩu thuộc Danh mục hàng nhập khẩu có điều kiện theo quy định của pháp luật có liên quan.

2. Đối với hàng hoá nhập khẩu của cơ sở sản xuất, kinh doanh đang bày bán, để tại kho, bến, bãi thuộc quyền sở hữu hoặc sử dụng của cơ sở đó (trong trường hợp cơ sở kinh doanh kho, bến, bãi đã đăng ký hoạt động kinh doanh với cơ quan có thẩm quyền) thì trong thời hạn 72 giờ, kể từ thời điểm kiểm tra hàng hoá của cơ sở kinh doanh hàng hoá nhập khẩu, phải xuất trình hoá đơn, chứng từ chứng minh tính hợp pháp của hàng hóa.

Tại thời điểm kiểm tra, nếu cơ sở kinh doanh hàng hoá nhập khẩu không xuất trình được hoá đơn, chứng từ chứng minh tính hợp pháp của hàng hóa thì cơ quan kiểm tra hàng hoá đó tiến hành tạm giữ hàng hóa để xác minh tính hợp pháp của hàng hóa.

Trường hợp cuối thời hạn 72 giờ liên tục, kể từ thời điểm kiểm tra nếu trùng vào thời gian nghỉ theo quy định của Bộ luật Lao động thì việc xuất trình hồ sơ được thực hiện vào ngày làm việc tiếp theo của ngày nghỉ và cơ quan kiểm tra phải ghi rõ thời gian, địa điểm yêu cầu xuất trình vào Biên bản kiểm tra.

3. Trường hợp cơ sở kinh doanh hàng hóa nhập khẩu xuất trình đầy đủ hồ sơ chứng minh tính hợp pháp của hàng hóa nhưng cơ quan kiểm tra có căn cứ cho rằng nguồn gốc của hàng hóa nhập khẩu không hợp pháp thì cơ quan kiểm tra thực hiện việc đối chiếu hồ sơ, xác minh nguồn gốc hàng hóa đó để xử lý theo quy định của pháp luật.

Chương II

HƯỚNG DẪN CỤ THỂ

Điều 5. Quy định về hoá đơn, chứng từ đối với hàng hoá nhập khẩu vận chuyển từ nơi làm thủ tục hải quan vào nội địa

1. Đối với hàng hoá do cơ sở kinh doanh trực tiếp nhập khẩu khi vận chuyển vào nội địa phải có các hoá đơn, chứng từ theo từng trường hợp cụ thể như sau:

a) Bản chính Tờ khai hải quan có xác nhận đã hoàn thành thủ tục hải quan; trường hợp cơ sở kinh doanh thực hiện khai hải quan điện tử phải có Tờ khai hải quan điện tử đã được xác nhận thông quan điện tử thực hiện theo Thông tư số 222/2009/TT-BTC ngày 25 tháng 11 năm 2009 hướng dẫn thí điểm thủ tục hải quan điện tử của Bộ Tài chính (sau đây viết tắt là Thông tư số 222/2009/TT-BTC).

b) Trường hợp hàng hoá chưa hoàn thành thủ tục hải quan được đưa về bảo quản, hoặc chuyển địa điểm làm thủ tục hải quan thì trên Tờ khai hải quan phải có ý kiến chấp thuận của cơ quan Hải quan theo hướng dẫn tại Điều 25 Thông tư số 194/2010/TT-BTC. Trường hợp khai hải quan điện tử thì thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 23, Điều 24 Thông tư số 222/2009/TT-BTC.

c) Trường hợp cơ sở kinh doanh nhập khẩu hàng hoá được đăng ký Tờ khai hải quan một lần theo quy định tại khoản 6 Điều 9 Nghị định số 154/2005/NĐ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan hoặc nhập khẩu hàng hoá phải vận chuyển nhiều lần, bằng nhiều phương tiện vận tải thì phải có bản sao Tờ khai hải quan hàng nhập khẩu và Lệnh điều động của cơ sở kinh doanh hàng hoá nhập khẩu. Lệnh điều động phải ghi rõ số lượng, chủng loại hàng hoá vận chuyển của Tờ khai hải quan hàng hoá nhập khẩu, số, ngày, tháng, năm, nơi đi, nơi đến, phương tiện vận tải, biển số phương tiện vận tải.

2. Đối với hàng hóa trao đổi, mua, bán của cư dân biên giới vượt định mức miễn thuế; hàng hoá không có trong Danh mục hàng hoá được sản xuất từ các nước có chung biên giới nhập khẩu dưới hình thức mua, bán, trao đổi hàng hoá cư dân biên giới; hàng hoá là hành lý của người nhập cảnh vào Việt Nam vượt quá tiêu chuẩn được miễn thuế thì phải khai hải quan và thực hiện các quy định của pháp luật về thuế, chính sách quản lý hàng hóa nhập khẩu. Khi vận chuyển hàng hoá này vào nội địa phải có bản chính Tờ khai hải quan có xác nhận đã hoàn thành thủ tục hải quan và chứng từ nộp thuế.

3. Đối với hàng hoá buôn bán qua biên giới bao gồm: hàng hoá nhập khẩu biên giới; hàng hoá đưa vào chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong khu kinh tế cửa khẩu thì phải có Tờ khai hàng hoá nhập khẩu được cơ quan Hải quan xác nhận hoàn thành thủ tục hải quan.

4. Đối với hàng hoá là sản phẩm; nguyên, phụ liệu của các hợp đồng gia công cho thương nhân nước ngoài hoặc các hợp đồng nhập nguyên liệu sản xuất hàng xuất khẩu được phép tiêu thụ tại thị trường Việt Nam thì hoá đơn, chứng từ thực hiện như sau:

a) Trường hợp cơ sở sản xuất, gia công hàng xuất khẩu vận chuyển, lưu kho và bày bán tại cửa hàng hạch toán phụ thuộc cùng địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải có bản sao Tờ khai Hải quan hàng nhập khẩu và Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ.

b) Trường hợp cơ sở sản xuất, gia công hàng xuất khẩu vận chuyển, lưu kho và bày bán tại cửa hàng trực thuộc khác địa bàn hoặc cửa hàng trực thuộc cùng địa bàn hạch toán độc lập thì phải có bản sao Tờ khai hải quan hàng nhập khẩu và Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ hoặc hoá đơn theo quy định.

c) Trường hợp cơ sở sản xuất, gia công hàng xuất khẩu bán cho các cơ sở kinh doanh khác thì phải có hoá đơn theo quy định.

5. Đối với hàng hoá nhập khẩu là mặt hàng nhà nước quy định phải dán tem hàng nhập khẩu thì ngoài các chứng từ áp dụng đối với từng trường hợp cụ thể, các hàng hoá này phải có tem hàng nhập khẩu dán vào hàng hoá theo quy định.

6. Đối với hàng hoá nhập khẩu thuộc Danh mục hàng nhập khẩu có điều kiện ngoài các hoá đơn, chứng từ quy định đối với hàng nhập khẩu còn phải kèm theo các giấy tờ theo quy định của cơ quan có thẩm quyền. Trường hợp các giấy tờ theo quy định của cơ quan có thẩm quyền đã nộp cho cơ quan Hải quan bản chính thì phải có bản sao có xác nhận sao y bản chính của cơ sở kinh doanh hàng hoá nhập khẩu.

Điều 6. Quy định về hoá đơn, chứng từ đối với hàng hoá nhập khẩu lưu thông trong thị trường nội địa

1. Đối với hàng hoá của cơ sở kinh doanh trực tiếp nhập khẩu khi bày bán tại các cửa hàng hoặc lưu kho thì phải có Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ (đối với trường hợp cửa hàng hạch toán phụ thuộc cùng địa bàn tỉnh, thành phố), Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ hoặc hoá đơn (đối với trường hợp cửa hàng hạch toán độc lập hoặc không cùng địa bàn với trụ sở chính), Phiếu nhập kho (đối với trường hợp hàng hoá lưu kho).

2. Đối với hàng hoá nhập khẩu của cơ sở kinh doanh không trực tiếp nhập khẩu vận chuyển, bày bán hoặc lưu kho phải có hoá đơn, chứng từ của cơ sở bán hàng theo hướng dẫn tại Mục IV, Phần B Thông tư số 129/2008/TT-BTC ngày 26 tháng 12 năm 2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 123/2008/NĐ-CP ngày 08 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số Điều của Luật Thuế giá trị gia tăng và quy định tại Chương III Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ (sau đây viết tắt là Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ).

3. Trường hợp cơ sở kinh doanh điều chuyển hàng hoá nhập khẩu cho các cơ sở hạch toán phụ thuộc như các chi nhánh, cửa hàng, cửa hiệu ... ở ngoài tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi cơ sở kinh doanh đó đóng trụ sở hoặc điều chuyển giữa các chi nhánh, đơn vị phụ thuộc; xuất trả hàng từ đơn vị phụ thuộc về cơ sở kinh doanh; xuất hàng đi chào hàng; xuất hàng tham gia hội chợ, triển lãm thì phải có hoá đơn hoặc Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ kèm theo Lệnh điều động.

4. Đối với hàng hoá nhập khẩu mua của cơ quan có chức năng bán hàng tịch thu thì phải có hoá đơn bán hàng của cơ quan này, trong đó ghi rõ số lượng, chủng loại, giá trị từng loại hàng hoá.

5. Đối với hàng hoá nhập khẩu mua của cơ quan Dự trữ quốc gia phải có hoá đơn bán hàng của cơ quan Dự trữ quốc gia.

6. Đối với Hàng hoá là quà biếu, quà tặng miễn thuế; hàng trao đổi trong định mức miễn thuế của cư dân biên giới thuộc Danh mục hàng hoá được sản xuất từ các nước có chung biên giới nhập khẩu dưới hình thức mua, bán, trao đổi hàng hoá cư dân biên giới; hàng hoá trong tiêu chuẩn hành lý được miễn thuế; hàng hoá miễn thuế bán trong các khu kinh tế cửa khẩu, nếu thay đổi mục đích sử dụng hoặc đem bán thì khi vận chuyển, bày bán, lưu kho ngoài khu kinh tế cửa khẩu, cơ sở kinh doanh phải có chứng từ chứng minh hàng hoá đã được kê khai, nộp thuế.

Chương III

XỬ LÝ VI PHẠM

Điều 7. Xử phạt vi phạm hành chính

Cơ sở kinh doanh hàng hoá nhập khẩu mua, bán, vận chuyển hàng hoá nhập khẩu lưu thông trên thị trường vi phạm các quy định về hoá đơn, chứng từ tại Chương II Thông tư này nhưng chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính như sau:

1. Cơ sở kinh doanh hàng hoá nhập khẩu vi phạm một trong các trường hợp sau đây thì hàng hóa nhập khẩu bị coi là hàng hoá nhập lậu và bị xử phạt theo Nghị định của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, thuốc lá, rượu, bia:

a) Kinh doanh hàng hoá cấm kinh doanh; hàng hoá cấm nhập khẩu; hàng hoá tạm ngừng nhập khẩu.

b) Kinh doanh hàng hoá nhập khẩu quy định phải dán tem nhập khẩu nhưng không có tem dán vào hàng hoá theo đúng quy định hoặc có tem dán nhưng là tem giả, tem đã qua sử dụng.

c) Kinh doanh hàng hoá nhập khẩu thuộc Danh mục hàng hoá nhập khẩu có điều kiện quy định tại khoản 6 Điều 5 Chương II Thông tư này mà không có giấy phép nhập khẩu hoặc giấy tờ của cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định kèm theo hàng hoá.

d) Hàng hoá nhập khẩu lưu thông trên thị trường không có hoá đơn, chứng từ hoặc có hoá đơn, chứng từ nhưng qua điều tra, xác minh của cơ quan chức năng xác định là hoá đơn, chứng từ không hợp pháp. Hóa đơn không hợp pháp là hóa đơn sử dụng theo các trường hợp quy định tại các khoản 8, khoản 9 Điều 3 Chương I Nghị định số 51/2010/NĐ-CP.

đ) Hàng hóa nhập khẩu đang trên đường vận chuyển; đang bày bán; để tại kho, bến, bãi mà không xuất trình được các hóa đơn, chứng từ chứng minh tính hợp pháp trong thời hạn quy định tại Điều 4 Thông tư này.

2. Đối với các hành vi vi phạm các quy định về hoá đơn, chứng từ đối với hàng hoá nhập khẩu, lưu thông trên thị trường không thuộc quy định tại khoản 1 Điều này thì xử phạt theo các Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực có liên quan.

3. Trường hợp hàng hoá nhập khẩu lưu thông trên thị trường không có hoặc có nhưng không đủ hoá đơn, chứng từ theo quy định tại Chương II Thông tư này do hoả hoạn, mất, hỏng, rách và cơ sở kinh doanh đã làm thủ tục khai báo theo quy định tại Nghị định số 51/2010/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn thi hành; đồng thời, cơ sở kinh doanh chứng minh được nguồn gốc hàng hoá là hợp pháp (thông qua việc sao lại các chứng từ, hoá đơn từ các đơn vị phát hành) thì bị xử phạt theo quy định tại Nghị định số 51/2010/NĐ-CP và bị xử lý truy thu thuế theo quy định của pháp luật về thuế.

Điều 8. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính

1. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định về hoá đơn, chứng từ đối với hàng hoá nhập khẩu lưu thông trên thị trường thực hiện theo Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và các Nghị định của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, lĩnh vực thuế hoặc lĩnh vực hải quan.

Trường hợp vượt thẩm quyền hoặc không thuộc thẩm quyền xử phạt thì phải chuyển hồ sơ lên cơ quan cấp trên hoặc cơ quan có thẩm quyền để xử lý. Khi chuyển hồ sơ phải thực hiện đúng thủ tục và chuyển đầy đủ tang vật, phương tiện bị tạm giữ hoặc bị tịch thu (nếu có); đồng thời, thông báo cho tổ chức, cá nhân vi phạm biết. Cơ quan có thẩm quyền xử lý sau khi ra quyết định xử lý vụ vi phạm phải thông báo kết quả xử lý cho cơ quan chuyển hồ sơ.

2. Trường hợp hàng hoá nhập khẩu đang chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan Hải quan thì cơ quan chức năng phát hiện hàng nhập lậu lập biên bản, xác định rõ hành vi vi phạm và chuyển cho cơ quan Hải quan xử lý theo quy định của pháp luật về hải quan; trường hợp phát hiện hàng nhập lậu xảy ra ngoài địa bàn hoạt động của hải quan thì cơ quan chức năng xử lý theo thẩm quyền hoặc chuyển cơ quan có thẩm quyền để xử lý.

Chương IV

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 9. Trách nhiệm của cơ quan kiểm tra, xử lý vi phạm

1. Cơ quan Thuế, cơ quan Quản lý thị trường, cơ quan Công an, cơ quan Hải quan và các đơn vị có thẩm quyền khi kiểm tra, xử lý vi phạm đối với cơ sở kinh doanh hàng hoá nhập khẩu lưu thông trên thị trường phải thực hiện theo đúng quy định của pháp luật có liên quan.

2. Khi kiểm tra hàng hoá lưu thông trên thị trường, cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền đang thi hành công vụ phải lập biên bản kiểm tra, ghi rõ nội dung kiểm tra, các sai phạm phát hiện qua kiểm tra (nếu có); lập Biên bản vi phạm hành chính đối với các trường hợp phát hiện sai phạm.

3. Các lực lượng kiểm tra phải tuân thủ các quy định về công tác kiểm tra, kiểm soát hàng hoá lưu thông trên thị trường và chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động của mình.

Điều 10. Trách nhiệm, quyền của cơ sở kinh doanh hàng hoá nhập khẩu

1. Cơ sở kinh doanh hàng hoá nhập khẩu có trách nhiệm thực hiện đúng, đầy đủ chế độ hoá đơn, chứng từ đối với hàng hoá lưu thông trên thị trường quy định tại Thông tư này và các quy định khác của pháp luật liên quan.

2. Cơ sở kinh doanh hàng hoá nhập khẩu có quyền khiếu nại, tố cáo hoặc khởi kiện hành chính về quyết định xử lý vi phạm hành chính. Cá nhân, tổ chức có quyền tố cáo hành vi trái pháp luật của người có thẩm quyền xử lý. Trình tự, thủ tục, thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo hoặc khởi kiện hành chính thực hiện theo quy định của pháp luật về Khiếu nại, tố cáo và khởi kiện vụ án hành chính.

Trong khi chờ giải quyết khiếu nại tố cáo hoặc chờ quyết định của Toà án, cơ sở kinh doanh vẫn phải thực hiện theo đúng quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

Điều 11. Trách nhiệm phối hợp của các cơ quan, tổ chức, cá nhân

Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm:

1. Cung cấp thông tin liên quan đến hàng hoá nhập khẩu đang được kiểm tra của các đối tượng tại khoản 1 Điều 1 Thông tư này.

2. Phối hợp với các cơ quan chức năng và các lực lượng kiểm tra trong việc kiểm tra và xử lý các hành vi vi phạm về nhập khẩu hàng hoá và kinh doanh hàng hoá nhập khẩu.

Điều 12. Điều khoản thi hành

Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 1 tháng 7 năm 2011, thay thế Thông tư liên tịch số 12/2007/TTLT-BTC-BTM-BCA ngày 28 tháng 02 năm 2007 của Liên Bộ Tài chính - Bộ Thương mại - Bộ Công an hướng dẫn chế độ hoá đơn, chứng từ đối với hàng hoá nhập khẩu lưu thông trên thị trường.

Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc đề nghị các Bộ, ngành, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính, Bộ Công Thương, Bộ Công an để xem xét hướng dẫn sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.

 

KT. BỘ TRƯỞNG
BỘ CÔNG AN
THỨ TRƯỞNG




Phạm Quý Ngọ

KT. BỘ TRƯỞNG
BỘ CÔNG THƯƠNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Cẩm Tú

KT. BỘ TRƯỞNG
BỘ TÀI CHÍNH
THỨ TRƯỞNG




Đỗ Hoàng Anh Tuấn

 

Nơi nhận:
- VP. TW Đảng, VP. Quốc hội, VP. Chủ tịch nước;
- Tòa án NDTC, Viện KSNDTC;
- Các Bộ; Cơ quan ngang Bộ; Cơ quan thuộc CP;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Kiểm toán Nhà nước;
- VP. Ban chỉ đạo TW về phòng, chống tham nhũng;
- Cơ quan TW của các đoàn thể;
- Cục kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);
- Công báo; website Bộ CT, website Bộ Tài chính;
- Sở Tài chính, Sở Công Thương, Sở Công an,
Cục Hải quan, Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính;
- Lưu VT: BTC, BCT, BCA.P.Anh

THE MINISTRY OF FINANCE - THE MINISTRY OF INDUSTRY AND TRADE - THE MINISTRY OF PUBLIC SECURITY
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
---------

No. 60/2011/TTLT-BTC-BCT-BCA

Hanoi, May 12, 2011

 

JOINT CIRCULAR

GUIDING INVOICES AND DOCUMENTS REQUIRED FOR IMPORTS CIRCULATED IN THE MARKET

Pursuant to the Law on Tax Administration and its guiding documents; Pursuant to the 2001 Customs Law, the 2005 Law Amending and Supplementing a Number of Articles of the Customs Law, the 2005 Commercial Law and its guiding documents;

Pursuant to the Law on Value-Added Tax, the Law on Excise Tax, the Law on Enterprise Income Tax, the Law on Import Duty and Export Duty and their guiding documents;

Pursuant to the 2002 Ordinance on Handling of Administrative Violations, the 2008 Ordinance Amending and Supplementing a Number of Articles of the Ordinance on Handling of Administrative Violations and their guiding documents;

Pursuant to the Government’s Decree No. 118/2008/ND-CP of November 27, 2008, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Finance;

Pursuant to the Government’s Decree No. 189/2007/ND-CP of December 27, 2007, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Industry and Trade;

Pursuant to the Government’s Decree No. 77/2009/ND-CP of September 15, 2009, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Public Security;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

The Ministry of Finance, the Ministry of Industry and Trade and the Ministry of Public Security jointly guide invoices and documents required for imports circulated in the market as follows:

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scope of regulation

1. This Circular guides invoices and documents required for imports circulated in the market, including: imports which are being transported en route, displayed for sale or preserved at warehouses, ports, storing yards, offices of import dealers or other places (below collectively referred to as imports); handling of violations of regulations on invoices and documents required for imports circulated in the market; and rights, obligations and responsibilities of concerned agencies, organizations and individuals.

2. This Circular does not apply to:

a/ Goods (except smuggled goods) awaiting customs clearance which are brought from foreign countries to bonded warehouses, tax suspension warehouses or places of carrying out customs procedures under the customs law; goods transported from one bonded warehouse to another; goods preserved in bonded warehouses or tax suspension warehouses;

b/ Goods temporarily imported for re-export; goods temporarily exported for re-import; goods imported for implementation of investment projects;

c/ Raw materials and supplies imported for performance of processing contracts with foreign traders or export production contracts (except the cases specified in Clause 4, Article 5 of this Circular);

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

e/ Imports which are assets of administrative and non-business agencies and units; goods on the list of those manufactured in bordering countries and allowed to be imported by mode of sale/purchase or exchange among border residents which are sold, purchased or exchanged by border residents within allowable duty-free quotas; personal effects within allowable duty-free luggage quotas;

f/ Gifts or presents; humanitarian aids; not-for-sale samples; goods of Vietnam-based diplomatic representative missions and international organizations and their staffs; temporarily imported or exported goods of individuals which are eligible for duty exemption; movable assets of organizations and individuals.

Dossiers and documents required for these cases are specified in the Ministry of Finance’s Circular No. 194/2010/TT-BTC of December 6, 2010, guiding customs procedures, inspection and supervision; import duty and export duty and tax administration of imports and exports (Circular No. 194/2010/TT-BTC); Joint Circular No. 01/2008/TTLT-BCT-BTC- BGTVT-BNN&PTNN-BYT-NHNN of January 31, 2008, of the Ministry of Industry and Trade, the Ministry of Finance, the Ministry of Transport, the Ministry of Agriculture and Rural Development, the Ministry of Health and the State Bank of Vietnam, guiding the Prime Minister’s Decision No.254/2006/QD-TTG of November 7, 2006, on management of border trading activities with bordering countries, and relevant documents.

Article 2. Subjects of application

This Circular applies to:

1. Organizations and individuals that directly import goods or trade in, sell, buy or transport imports (below referred to as import dealers).

2. Tax agencies, market control agencies, public security agencies, customs agencies and persons competent to inspect and handle violations committed by import dealers.

3. Other organizations and individuals related to the implementation of regulations on invoices and documents required for imports circulated in the market.

Article 3. Invoices and documents

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Import dealers shall mange, use and preserve invoices and documents according to law.

Article 4. Time limits for production of invoices and documents

1. For goods mentioned below, import dealers shall produce invoices and documents to prove their lawfulness upon request of inspection agencies; if import dealers have no representative personally escorting goods, they shall authorize carriers or vehicle drivers to produce these invoices and documents:

a/ Imports which are being transported en route, including imports other than those specified in Clause 2 of this Article which are preserved at warehouses, storing yards or other places;

b/ Imports which are on the list of those subject to conditional import under relevant laws.

2. For imports which are displayed for sale or preserved at warehouses or storing yards owned or used by import dealers (provided that warehouse or yard dealers have made business registration with competent agencies), import dealers shall produce invoices and documents to prove the lawfulness of these goods within 72 hours after goods are inspected.

If import dealers fail to produce invoices and documents to prove the lawfulness of goods at the time of inspection, inspection agencies shall temporarily seize goods to verify their lawfulness.

In case the last hour of the 72-hour time limit from the time of inspection falls on a holiday specified in the Labor Code, dossiers shall be produced on the working day following the holiday and inspection agencies shall clearly write the time and place for dossier production on inspection records.

3. In case inspection agencies have grounds to believe that goods are of unlawful origin though import dealers have produced adequate dossiers to prove their lawfulness, they shall check dossiers and verify the origin of these goods for handling according to law.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

SPECIFIC GUIDANCE

Article 5. Invoices and documents required for imports transported from customs clearance places into the inland

1. For goods imported directly by import dealers and transported to the inland, the following invoices and documents are required:

a/ The original customs declaration containing the certification of completion of customs procedures or the e-customs declaration containing the certification of completion of e-customs procedures made according to the Ministry of Finance’s Circular No. 222/2009/TT-BTC of November 25, 2009, guiding the pilot application of e-customs procedures (Circular No. 222/2009/TT-BTC), in case import dealers make e-customs declaration;

b/ The customs declaration containing the customs agency’s approval as guided in Article 25 of Circular No. 194/2010/TT-BTC, for cases of receiving back goods for preservation when customs procedures have not yet been completed or changing places of carrying out customs procedures. Cases of making e-customs declarations comply with Articles 23 and 24 of Circular No. 222/2009/TT-BTC;

c/ A copy of the import customs declaration and an internal transfer order issued by the import dealer, clearly stating the quantity and category of transported goods under such import customs declaration (showing the serial and date of issue of the declaration), places of arrival and departure, the vehicle carrying goods and its number plate, for cases in which import dealers are eligible for single registration of multiple customs declarations under Clause 6, Article 9 of the Government’s Decree No. 154/2005/ND-CP of December 15, 2005, detailing a number of articles of the Customs Law regarding customs procedures, inspection and supervision, or imports must be transported for several times or by several vehicles.

2. Goods exchanged, sold or purchased by border residents in excess of allowable duty-free quotas; goods outside the list of those manufactured in bordering countries and allowed to be imported by mode of goods sale, purchase and exchange among border residents; and luggage in excess of allowable duty-free luggage quotas of persons on entry, are subject to customs declaration and comply with tax laws and import management policies. When transporting these goods into the inland, original customs declarations containing the certification of completion of customs procedures and tax payment documents are required.

3. For goods traded across the border, including goods imported via the border; goods brought into border markets, border-gate markets or markets in border-gate economic zones, import goods declarations containing the customs agency’s certification of completion of customs procedures are required.

4. For products, raw materials or auxiliary materials which are imported for the performance of processing contracts signed with foreign traders or contracts on the import of raw materials for export production but later permitted for sale in the Vietnamese market, the following invoices and documents are required:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b/ A copy of the import customs declaration and the ex-warehousing-cum- internal transportation bill or invoice according to regulations, for goods transported, preserved at warehouses or displayed for sale at dependent cost-accounting stores of an export producer or processor, which are located in provinces or centrally run cities other than the locality in which the producer or processor is based, or independent cost-accounting stores located in the province or centrally run city in which the producer or processor is based;

c/ Invoices made out according to regulations, for goods sold by export producers or processors to others traders.

5. In addition to documents required for each specific case, imports must be stuck with import stamps if so prescribed by the State.

6. In addition to invoices and documents required for imports, imports on the list of those subject to conditional import must be accompanied with papers prescribed by competent agencies. In case these original papers have been submitted to customs agencies, their true copies certified by the import dealers are required.

Article 6. Invoices and documents required for imports circulated in the domestic market

1. For goods displayed for sale at stores or preserved at warehouses, which were imported directly by import dealers, ex-warehousing-cum-internal transportation bills (for dependent cost-accounting stores which are located in the province or centrally run city in which the import dealer is located), ex-warehousing-cum-internal transportation bills or invoices (for independent cost-accounting stores or dependent cost-accounting stores in provinces or cities other than the locality in which the import dealer is based) or warehousing bills (for goods preserved in warehouses) are required.

2. For goods transported, displayed for sale at stores or preserved at warehouses, which were not imported directly by import dealers, there must be invoices and documents issued by goods sellers as guided in Section IV, Part B of the Ministry of Finance’s Circular No. 129/2008/TT- BTC of December 26, 2008, guiding the Government’s Decree No.123/2008/ND-CP of December 8, 2008, detailing a number of articles of the Law on Value-Added Tax, and Chapter III of the Government’s Decree No. 51/2010/ND-CP of May 14, 2010, on goods sale and service provision invoices (Decree No. 51/2010/ND-CP).

3. For goods transferred by an import dealer to their dependent costs- accounting establishments such as branches, shops and stores in provinces or centrally run cities other than the locality in which it is based; goods transferred among branches or subsidiaries of the import dealer; goods returned by a subsidiary back to the import dealer; or goods ex-warehoused for display at trade fairs or exhibitions, invoices or ex-warehousing-cum- internal transportation bills and internal transfer orders are required.

4. For imports purchased from agencies selling confiscated goods, sale invoices indicating the quantity, category and value of each goods item, issued by these agencies, are required.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

6. For goods being duty-free gifts or presents; goods on the list of those manufactured in bordering countries and permitted to be imported by mode of goods sale/purchase or exchange among border residents, which are exchanged by border residents within allowable duty-free quotas; goods within allowable duty-free luggage quotas; duty-free goods sold in border- gate economic zones which are transported, displayed for sale or preserved at warehouses outside border-gate economic zones as their use purposes have been changed or they have been sold, import dealers shall produce documents to prove that taxes have been declared and paid for these goods.

Chapter III

HANDLING OF VIOLATIONS

Article 7. Handling of administrative violations

Import dealers that violate provisions on invoices and documents required for imports circulated in the market in Chapter II of this Circular but their violations are not serious enough for penal liability examination shall be administratively sanctioned as follows:

1. Import dealers shall be sanctioned under government decrees on sanctioning of administrative violations in tobacco, liquor and beer trading and their imports shall be considered smuggled goods when:

a/ They deal in goods banned from trading; goods banned from import; or goods temporarily suspended from import;

b/ They deal in imports for which import stamps are required, which are not stuck with import stamps or are stuck with counterfeit or used import stamps;

c/ They deal in imports on the list of those subject to conditional import specified in Clause 6, Article 5, Chapter II of this Circular without an import permit or fail to obtain papers for those goods from a competent agency according to regulations;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

documents or with invoices or documents which, after being investigated and verified by competent agencies, are determined to be invalid. Invalid invoices are invoices used in the cases specified in Clauses 8 and 9, Article 3, Chapter I of Decree No. 51/2010/ND-CP;

e/ Their imports are being transported; displayed for sale; preserved at warehouses or storing yards but they fail to produce invoices and documents to prove their lawfulness within the time limit specified in Article 4 of this Circular.

2. Import dealers that violate regulations on invoices and documents required for imports circulated in the market other than those prescribed in Clause 1 of this Article shall be sanctioned under decrees on sanctioning of administrative violations in relevant sectors.

3. In case an import dealer has no invoices or documents for imports circulated in the market as required in Chapter II of this Circular or has insufficient invoices and document because these invoices and documents were burnt, lost or damaged but it/he/she has made declaration under

Decree No. 51/2010/ND-CP and guiding documents and can prove the lawfulness of their imports (by duplicating these invoices and documents from those preserved at issuing agencies), it/he/she shall be sanctioned under Decree No. 51/2010/ND-CP and subject to retrospective collection of tax according to tax laws.

Article 8. Competence to sanction administrative violations

1. The competence to impose administrative sanctions on violations of regulations on invoices and documents required for imports circulated in the market complies with the Ordinance on Handling of Administrative Violations and government decrees on sanctioning of administrative violations in the fields of commerce, tax or customs.

Dossiers of cases falling beyond or outside the sanctioning competence of an agency shall be forwarded to its superior agency or a competent agency for handling. Dossier-forwarding agencies shall carry out prescribed procedures and hand over temporarily seized or confiscated evidence and means (if any) to competent agencies and, concurrently, notify such to violators. After issuing decisions to handle violations, competent agencies shall notify the handling results to dossier-forwarding agencies.

2. In case functional agencies detect that imports currently under customs inspection and supervision are smuggled goods, they shall make records of the violations and transfer the cases to customs agencies for handling under the customs law; in case smuggled goods are detected outside the operation areas of customs agencies, functional agencies shall handle the cases according to their competence or transfer the cases to competent agencies for handling.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION

Article 9. Responsibilities of agencies in charge of inspecting and handling violations

1. Tax agencies, market control agencies, public security agencies, customs agencies and competent units, when inspecting or handling violations committed by import dealers, shall comply with relevant laws.

2. When inspecting goods circulated in the market, state agencies and competent persons on-duty shall make records clearly stating inspection contents and violations detected through inspection (if any); and make records of administrative violations, if detecting violations.

3. Inspection forces shall comply with regulations on inspection and control of goods circulated in the market and take responsibility before law for their operations.

Article 10. Responsibilities and rights of import dealers

1. Import dealers shall properly comply with regulations on invoices and documents required for goods circulated in the market in this Circular and other relevant laws.

2. Import dealers may complain, denounce or initiate administrative lawsuits against decisions on handling of administrative violations. Individuals and organizations may denounce illegal acts committed by persons competent to handle violations. The order, procedures and competence to settle complaints and denunciations or to initiate administrative lawsuits comply with the law on complaints, denunciations and initiation of administrative cases.

Pending the settlement of their complaints and denunciations or issuance of judgments by courts, import dealers shall still comply with decisions of competent agencies.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Agencies, organizations and individuals shall:

1. Provide information relating to imports specified in Clause 1, Article 1 of this Circular which are being inspected.

2. Collaborate with functional agencies and inspection forces in inspecting and handling violations in the import of goods and trading of imports.

Article 12. Implementation provisions

This Circular takes effect on July 1, 2011, and replaces Joint Circular No.

12/2007/TTLT-BTC-BTM-BCA of February 2, 2007, of the Ministry of Finance, the Ministry of Trade and the Ministry of Public Security, guiding the invoices and documents required for imports circulated in the market.

Any problems arising in the course of implementation should be promptly reported to the Ministry of Finance, the Ministry of Industry and Trade and the Ministry of Public Security for consideration, amendment and supplementation.-

 

FOR THE MINISTER OF FINANCE
DEPUTY MINISTER




Do Hoang Anh Tuan

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

FOR THE MINISTER OF PUBLIC SECURITY
DEPUTY MINISTER




Pham Quy Ngo

 

;

Thông tư liên tịch 60/2011/TTLT-BTC-BCT-BCA Hướng dẫn chế độ hoá đơn, chứng từ đối với hàng hoá nhập khẩu lưu thông trên thị trường do Bộ Tài chính - Bộ Công Thương - Bộ Công an ban hành

Số hiệu: 60/2011/TTLT-BTC-BCT-BCA
Loại văn bản: Thông tư liên tịch
Nơi ban hành: Bộ Công An, Bộ Tài chính, Bộ Công thương
Người ký: Nguyễn Cẩm Tú, Đỗ Hoàng Anh Tuấn, Phạm Quý Ngọ
Ngày ban hành: 12/05/2011
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [1]
Văn bản được dẫn chiếu - [6]
Văn bản được căn cứ - [13]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [1]

Văn bản đang xem

Thông tư liên tịch 60/2011/TTLT-BTC-BCT-BCA Hướng dẫn chế độ hoá đơn, chứng từ đối với hàng hoá nhập khẩu lưu thông trên thị trường do Bộ Tài chính - Bộ Công Thương - Bộ Công an ban hành

Văn bản liên quan cùng nội dung - [4]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [2]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…