BỘ TÀI CHÍNH |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 69/2016/TT-BTC |
Hà Nội, ngày 06 tháng 05 năm 2016 |
Căn cứ Luật Hải quan số 54/2014/QH13 ngày 23 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 45/2005/QH11 ngày 14 tháng 06 năm 2005;
Căn cứ Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH10 ngày 29 tháng 11 năm 2006; Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật quản lý thuế số 21/2012/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2012; Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của các Luật về thuế số 71/2014/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2014;
Căn cứ Luật Thương mại số 36/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Luật Dầu khí ngày 06 tháng 7 năm 1993; Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Dầu khí ngày 09 tháng 6 năm 2000; Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Dầu khí ngày 03 tháng 6 năm 2008;
Căn cứ Luật Chất lượng, sản phẩm hàng hóa số 05/2007/QH12 ngày 21 tháng 12 năm 2007;
Căn cứ Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định chi Tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan;
Căn cứ Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 2 năm 2015 của Chính phủ quy định chi Tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của các Luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số Điều của các Nghị định về thuế;
Căn cứ Nghị định số 87/2010/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2010 của Chính phủ quy định chi Tiết thi hành một số Điều của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu;
Căn cứ Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 03 tháng 9 năm 2014 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu;
Căn cứ Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi Tiết thi hành một số Điều của Luật quản lý thuế và Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật quản lý thuế;
Căn cứ Nghị định 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ quy định chi Tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài;
Căn cứ Nghị định số 19/2016/NĐ-CP ngày 22 tháng 03 năm 2016 của Chính phủ về kinh doanh khí;
Căn cứ Nghị định số 215/2013/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan,
Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư quy định thủ tục hải quan đối với xăng dầu, hóa chất, khí xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu, quá cảnh; nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất và pha chế hoặc gia công xuất khẩu xăng dầu, khí; dầu thô xuất khẩu, nhập khẩu; hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phục vụ hoạt động dầu khí.
Thông tư này quy định thủ tục hải quan đối với xăng dầu, hóa chất, khí xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu, quá cảnh; nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất và pha chế hoặc gia công xuất khẩu xăng dầu, khí; dầu thô xuất khẩu, nhập khẩu; hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phục vụ hoạt động dầu khí.
1. Thương nhân kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu và Thương nhân sản xuất xăng dầu theo quy định tại Nghị định số 83/2014/NĐ-CP.
2. Thương nhân kinh doanh khí đầu mối được phép xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh tạm nhập, tái xuất, quá cảnh, chuyển cảng khí theo quy định tại Nghị định số 19/2016/NĐ-CP và quy định của Bộ Công Thương.
3. Thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu hóa chất.
4. Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.
5. Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động dầu khí trên cơ sở Hợp đồng dầu khí ký kết với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam theo quy định của pháp luật.
6. Nhà thầu phụ, tổ chức cá nhân nhập khẩu bao gồm việc nhập khẩu trực tiếp, ủy thác, đấu thầu, đi thuê và cho thuê lại để cung cấp cho tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động dầu khí thông qua Hợp đồng dịch vụ dầu khí hoặc Hợp đồng cung cấp hàng hóa.
7. Thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu dầu thô.
8. Thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định theo quy định của pháp luật (sau đây gọi tắt là Thương nhân giám định); cơ quan kiểm tra nhà nước về chất lượng và Tổ chức đánh giá sự phù hợp được chỉ định.
9. Đại lý làm thủ tục hải quan.
10. Công chức hải quan, cơ quan hải quan.
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Khí quy định tại Thông tư này là khí dầu mỏ hóa lỏng, khí thiên nhiên hóa lỏng và khí thiên nhiên nén.
2. Khí dầu mỏ hóa lỏng là sản phẩm hydrocacbon có nguồn gốc dầu mỏ với thành phần chính là Propan (công thức hóa học C3H8) hoặc Butan (công thức hóa học C4H10) hoặc hỗn hợp của cả hai loại này, tên tiếng Anh: Liquefied Petroleum Gas (viết tắt là LPG); tại nhiệt độ, áp suất bình thường LPG ở thể khí và khi được nén đến một áp suất hoặc làm lạnh đến nhiệt độ nhất định LPG chuyển sang thể lỏng.
3. Khí thiên nhiên hóa lỏng là sản phẩm hydrocacbon ở thể lỏng, có nguồn gốc từ khí tự nhiên với thành phần chủ yếu là Metan (công thức hóa học CH4), tên tiếng Anh: Liquefied Natural Gas (viết tắt là LNG); tại nhiệt độ, áp suất bình thường LNG ở thể khí và khi được làm lạnh đến nhiệt độ nhất định LNG chuyển sang thể lỏng.
4. Khí thiên nhiên nén là sản phẩm hydrocacbon ở thể khí được nén ở áp suất cao, có nguồn gốc từ khí tự nhiên với thành phần chủ yếu là Metan (công thức hóa học CH4), tên tiếng Anh: Compressed Natural Gas (viết tắt là CNG).
5. Hóa chất quy định tại Thông tư này là hóa chất ở thể khí hoặc thể lỏng;
Điều 4. Một số quy định đặc thù
1. Thương nhân thực hiện kinh doanh tạm nhập tái xuất xăng dầu quy định tại Khoản 2, Khoản 4, Khoản 5 Điều 35 Nghị định số 83/2014/NĐ-CP và quy định tại Thông tư số 38/2014/TT-BCT ngày 24/10/2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương.
a) Đối với xăng dầu, hóa chất, khí nhập khẩu, tạm nhập; nguyên liệu nhập khẩu:
a.1) Có tờ khai hải quan được đăng ký theo quy định;
a.2) Có giấy đăng ký giám định khối lượng có xác nhận của Thương nhân giám định hoặc tổ chức đánh giá sự phù hợp được chỉ định;
a.3) Có Biên bản lấy mẫu hoặc chứng từ lấy mẫu có xác nhận của Thương nhân với cơ quan kiểm tra nhà nước về chất lượng (đối với trường hợp thuộc Danh Mục hàng hóa nhập khẩu phải kiểm tra nhà nước về chất lượng);
a.4) Có giám sát của cơ quan hải quan:
Căn cứ nội dung khai báo của Thương nhân tại ô “Phần ghi chú” trên tờ khai hải quan (ký hiệu bồn, bể; ngày, giờ dự kiến bơm), tình hình thực tế tại đơn vị, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục nhập khẩu, tạm nhập quyết định biện pháp, hình thức giám sát phù hợp. Thương nhân chịu trách nhiệm bơm xăng dầu, hóa chất, khí, nguyên liệu từ phương tiện vận chuyển vào bồn, bể:
a.4.1) Hàng hóa được bơm vào bồn, bể đang chứa xăng dầu, hóa chất, khí, nguyên liệu hoặc các kho chứa được thiết kế nhiều đường ống dẫn liên hoàn thì phải đảm bảo cùng chủng loại với hàng hóa đã có sẵn trong bồn, bể chứa;
a.4.2) Thương nhân chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc bơm xăng dầu, hóa chất, khí, nguyên liệu theo khai báo; giữ nguyên trạng hàng hóa chứa trong bồn, bể cho đến khi có kết luận của cơ quan kiểm tra nhà nước về chất lượng đối với trường hợp hàng hóa thuộc Danh Mục hàng hóa nhập khẩu phải kiểm tra nhà nước về chất lượng và lô hàng được thông quan theo quy định.
b) Đối với xăng dầu, hóa chất, khí xuất khẩu, tái xuất:
b.1) Có tờ khai hải quan được đăng ký theo quy định;
b.2) Có giám sát của cơ quan hải quan:
Căn cứ nội dung khai báo của Thương nhân tại ô “Phần ghi chú” trên tờ khai hải quan (thông báo vị trí dự kiến, ký hiệu bồn, bể; ngày, giờ dự kiến bơm), tình hình thực tế tại đơn vị, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục xuất khẩu, tái xuất quyết định biện pháp, hình thức giám sát phù hợp. Thương nhân chịu trách nhiệm bơm xăng dầu, hóa chất, khí từ bồn, bể sang phương tiện vận chuyển để xuất ra nước ngoài hoặc để cung ứng (tái xuất) cho đối tượng quy định tại Điểm b Khoản 4, Khoản 5 Điều 35 Nghị định số 83/2014/NĐ-CP hoặc xuất khẩu cho đối tượng quy định tại Khoản 3 Điều 19, Khoản 2 Điều 35 Nghị định số 19/2016/NĐ-CP.
c) Trường hợp các thông tin khai báo của Thương nhân tại ô “Phần ghi chú” quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản 2 Điều này có thay đổi so với dự kiến thì trước khi bơm xăng dầu, hóa chất, khí, Thương nhân có văn bản gửi cơ quan hải quan nơi thực hiện giám sát (bằng hình thức fax hoặc gửi trực tiếp). Trường hợp phương tiện vận chuyển vào xếp hoặc dỡ hàng ngoài giờ hành chính hoặc trong ngày lễ thì trước khi bơm xăng dầu, hóa chất, khí, Thương nhân phải thông báo cho cơ quan hải quan qua điện thoại, email và nộp bổ sung vào ngày làm việc tiếp theo.
3. Kiểm tra nhà nước về chất lượng đối với xăng dầu, hóa chất, khí nhập khẩu, tạm nhập; nguyên liệu nhập khẩu:
Xăng dầu, hóa chất, khí, nguyên liệu thuộc Danh Mục hàng hóa nhập khẩu phải kiểm tra nhà nước về chất lượng thực hiện lấy mẫu để kiểm tra chất lượng trước khi bơm từ phương tiện vận chuyển vào bồn, bể.
a) Khi có Thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng lô hàng đáp ứng yêu cầu chất lượng nhập khẩu thì công chức hải quan ghi nhận trên Hệ thống việc Thương nhân nộp kết quả kiểm tra về chất lượng.
Trước khi thực hiện tái chế, Thương nhân có văn bản thông báo cho Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục nhập khẩu, tạm nhập kế hoạch tái chế (tờ khai nhập khẩu, loại hàng, số lượng, hình thức, thời gian, địa Điểm tái chế) và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc tái chế. Sau khi tái chế, nếu xăng dầu, hóa chất, khí vẫn không đáp ứng yêu cầu chất lượng nhập khẩu thì toàn bộ xăng dầu, hóa chất, khí, nguyên liệu (cả cũ và mới) buộc phải xuất khẩu, tái xuất theo quy định tại Điểm b.2 dưới đây và xử lý theo quy định về xử lý vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan.
b.2) Đối với lô hàng phải xuất khẩu, tái xuất:
Xuất khẩu, tái xuất toàn bộ số hàng hóa chứa trong bồn, bể.
Đối với hàng hóa phải có Giấy phép xuất khẩu hoặc đăng ký kế hoạch xuất khẩu, lượng hàng hóa phát sinh ngoài lượng nhập khẩu ban đầu khi kiểm tra không đạt chất lượng thì phải có Giấy phép hoặc đăng ký theo quy định.
Tỷ lệ hao hụt xăng dầu xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập - tái xuất; nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất và pha chế xăng dầu hoặc gia công xuất khẩu xăng dầu phải phù hợp với tỷ lệ hao hụt theo quy định tại Thông tư số 43/2015/TT-BCT ngày 08/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Công Thương.
a) Lượng xăng dầu, hóa chất, khí xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất; nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất và pha chế hoặc gia công xuất khẩu xăng dầu, khí vận chuyển bằng phương tiện vận tải đường thủy qua cửa khẩu cảng thủy nội địa, cửa khẩu cảng biển căn cứ theo Thông báo kết quả giám định về lượng của Thương nhân giám định hoặc Tổ chức đánh giá sự phù hợp được chỉ định.
Trường hợp giữa kết quả giám định và lượng thể hiện trên Hóa đơn, Vận đơn, Hợp đồng có chênh lệch thì xác định như sau:
a.1) Nếu lượng chênh lệch nằm trong dung sai của Hợp đồng nhưng không vượt quá tỷ lệ hao hụt theo quy định của Bộ Công Thương:
Trường hợp lượng xăng dầu, hóa chất, khí, nguyên liệu thể hiện trong Thông báo kết quả giám định về lượng có chênh lệch so với lượng xăng dầu, hóa chất, khí, nguyên liệu ghi trên Hóa đơn, Vận đơn, Hợp đồng nhưng phù hợp với dung sai xăng dầu, hóa chất, khí, nguyên liệu ghi trên Hợp đồng do tính chất hàng hóa thì lượng xăng dầu, hóa chất, khí, nguyên liệu để tính thuế là lượng trên Thông báo kết quả giám định của Thương nhân giám định hoặc Tổ chức đánh giá sự phù hợp được chỉ định.
a.2) Nếu lượng chênh lệch không thuộc trường hợp quy định tại Điểm a.1 Khoản này:
Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục đối chiếu các thông tin (lượng, trị giá) trên tờ khai với Hóa đơn bán hàng (hoặc Phiếu xuất kho), Đơn đặt hàng, Thông báo kết quả giám định về lượng, ý kiến giải trình của Thương nhân để xem xét cụ thể.
b) Lượng xăng dầu, hóa chất, khí xuất khẩu, tái xuất vận chuyển bằng xe téc, xe bồn qua cửa khẩu đường bộ (cửa khẩu chính, cửa khẩu quốc tế) căn cứ theo đồng hồ đo hoặc cân xe tại kho khi bơm xăng dầu, hóa chất, khí vào téc, bồn xe (phương pháp cân xe chỉ áp dụng đối với mặt hàng dầu FO, khí xuất khẩu, tái xuất); trường hợp không có đồng hồ đo thì căn cứ Thông báo kết quả giám định về lượng của thương nhân giám định hoặc tổ chức đánh giá sự phù hợp được chỉ định hoặc Phiếu kết quả thử nghiệm của Thương nhân kinh doanh xăng dầu, hóa chất, khí.
Những nơi không có thương nhân giám định thì lượng xăng dầu, hóa chất, khí được xác định bằng Barem phương tiện vận chuyển.
c) Đối với xăng dầu cung ứng cho tàu biển (bao gồm xăng dầu đã nhập khẩu hoặc xăng dầu đã tạm nhập) được xác định như sau:
c.1) Xăng dầu bơm trực tiếp từ kho xuống tàu biển được xác định bằng đồng hồ đo của kho chứa.
c.2) Xăng dầu bơm từ kho xuống phương tiện vận tải để tiếp tục vận chuyển cung ứng cho tàu biển:
c.2.1) Lượng xăng dầu bơm từ kho xuống phương tiện vận chuyển được xác định bằng đồng hồ đo của kho chứa trên đất liền;
c.2.2) Lượng xăng dầu này bơm từ phương tiện vận chuyển sang tàu biển được xác định bằng một trong các phương pháp: Barem (của phương tiện vận chuyển hoặc khoang chứa nhiên liệu của tàu biển), đồng hồ đo (của phương tiện vận tải hoặc tàu biển) tùy theo Điều kiện cụ thể của từng tàu biển và phù hợp với thông lệ được áp dụng đối với mặt hàng này;
c.2.3) Lượng xăng dầu trên Biên bản giao nhận nhiên liệu giữa phương tiện vận tải và tàu biển là cơ sở để xác nhận thông quan theo quy định;
c.2.4) Trường hợp có chênh lệch giữa đồng hồ đo của kho chứa và Biên bản giao nhận nhiên liệu, Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục tạm nhập căn cứ Biên bản giao nhận nhiên liệu, Hóa đơn và chứng từ thanh toán, ý kiến giải trình của thương nhân để xác định lượng xăng dầu thực xuất khẩu, tái xuất và thực hiện thanh Khoản tờ khai tạm nhập.
d) Đối với nhiên liệu bay cung ứng cho máy bay (bao gồm nhiên liệu đã nhập khẩu hoặc nhiên liệu đã tạm nhập): Nhiên liệu cung ứng cho máy bay được xác định bằng đồng hồ đo lưu lượng của phương tiện tra nạp chuyên dụng cho máy bay;
đ) Đối với xăng dầu cung ứng cho đối tượng quy định tại Điểm b Khoản 4 Điều 35 Nghị định số 83/2014/NĐ-CP: Xăng dầu cung ứng cho đối tượng quy định tại Điểm b Khoản 4 Điều 35 Nghị định số 83/2014/NĐ-CP được xác định bằng một trong các phương pháp: Đồng hồ đo của kho chứa hoặc Barem của phương tiện vận tải vận chuyển xăng dầu, khí;
e) Cân, đồng hồ đo xác định lượng xăng dầu, hóa chất, khí phải được kiểm định theo quy định của pháp luật về đo lường và niêm phong của Thương nhân (trừ đồng hồ đo của máy bay, tàu biển).
Trường hợp sử dụng Barem để xác định lượng thì phải có Giấy chứng nhận hiệu chuẩn còn hiệu lực do cơ quan kiểm định hoặc tổ chức giám định độc lập cấp;
h) Đơn vị tính lượng của xăng dầu, hóa chất, khí, nguyên liệu và dầu thô được quy đổi theo đơn vị tính quy định tại Thông tư số 103/2015/TT-BTC ngày 01/7/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Danh Mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam.
5. Kiểm tra thực tế xăng dầu, hóa chất, khí xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất và nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất và pha chế hoặc gia công xuất khẩu xăng dầu, khí; dầu thô xuất khẩu, hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phục vụ hoạt động dầu khí tại cảng dầu khí ngoài khơi:
a) Đối với xăng dầu, hóa chất, khí xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất; nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất và pha chế hoặc gia công xuất khẩu xăng dầu, khí:
a.1) Trường hợp lô hàng phải kiểm tra thực tế hàng hóa, công chức hải quan căn cứ Thông báo kết quả giám định về lượng, Thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng, Chứng thư giám định về chủng loại lô hàng hoặc Phiếu kết quả thử nghiệm của Thương nhân (trừ trường hợp xăng dầu cung ứng cho máy bay) để cập nhật kết quả trên Hệ thống.
Trường hợp có nghi vấn kết quả giám định, cơ quan hải quan lựa chọn tổ chức đánh giá sự phù hợp được chỉ định kiểm tra phục vụ quản lý nhà nước hoặc thương nhân giám định (đối với trường hợp tổ chức đánh giá sự phù hợp được chỉ định kiểm tra có văn bản từ chối). Kết luận của tổ chức đánh giá sự phù hợp được chỉ định kiểm tra phục vụ quản lý nhà nước hoặc thương nhân giám định có giá trị để các bên thực hiện. Nếu người khai hải quan không đồng ý với kết luận này thì thực hiện khiếu nại theo quy định của pháp luật.
a.2) Đối với xăng dầu xuất khẩu, tái xuất cho doanh nghiệp quy định tại Điểm b Khoản 4 Điều 35 Nghị định số 83/2014/NĐ-CP thì kết quả kiểm tra thực tế căn cứ Biên bản giao nhận nhiên liệu hoặc chứng từ khác xác nhận việc giao nhiên liệu hoặc kết quả đo đồng hồ hoặc barem của phương tiện vận tải cung ứng giữa phương tiện vận tải vận chuyển xăng dầu với doanh nghiệp, Chứng thư giám định về chủng loại hoặc Phiếu kết quả thử nghiệm của Thương nhân.
b) Đối với dầu thô xuất khẩu, hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phục vụ hoạt động dầu khí tại cảng dầu khí ngoài khơi:
b.1) Lô hàng dầu thô xuất khẩu, hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phục vụ hoạt động dầu khí tại cảng dầu khí ngoài khơi thực hiện kiểm tra hồ sơ hàng hóa; trừ trường hợp doanh nghiệp ưu tiên thực hiện theo quy định tại Thông tư số 72/2015/TT-BTC ngày 12/5/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định áp dụng chế độ ưu tiên trong việc thực hiện thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
b.2) Trường hợp lô hàng dầu thô xuất khẩu, hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phục vụ hoạt động dầu khí tại cảng dầu khí ngoài khơi phải thực hiện kiểm tra thực tế hàng hóa thì căn cứ nội dung thông báo của Thương nhân theo quy định tại Khoản 3 Điều 43 Thông tư này, các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan và thông tin liên quan lô hàng tại thời Điểm khai báo, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu trên cơ sở văn bản đề nghị cam kết hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật của doanh nghiệp để xem xét quyết định không kiểm tra thực tế hàng hóa. Trường hợp có dấu hiệu nghi vấn thì Chi cục trưởng Chi cục Hải quan quyết định thực hiện kiểm tra, giám sát trực tiếp bởi công chức hải quan theo quy định.
6. Về lấy mẫu xăng dầu, hóa chất, khí xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập; nguyên liệu nhập khẩu: Thực hiện theo quy định tại Khoản 3 Điều 31 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
a) Có Giấy thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng đối với hàng hóa thuộc Danh Mục phải kiểm tra nhà nước về chất lượng;
b) Thương nhân hoàn thành khai báo bổ sung Điều chỉnh (nếu có), trừ trường hợp khai báo bổ sung Điều chỉnh về giá do chưa có giá chính thức tại thời Điểm làm thủ tục tạm nhập, nhập khẩu;
c) Hoàn thành nghĩa vụ về thuế (đã nộp thuế hoặc thực hiện bảo lãnh thuế).
8. Đối với xăng dầu chuyển tải, sang mạn:
a) Thương nhân thực hiện chuyển tải, sang mạn xăng dầu tại các vị trí do cơ quan Cảng vụ hàng hải hoặc do Bộ Giao thông vận tải hoặc tại các vị trí do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định; chuyển tải, sang mạn xăng dầu từ tàu lớn hoặc phương tiện vận tải khác mà cảng Việt Nam không có khả năng tiếp nhận trực tiếp do cơ quan cảng vụ quy định theo Khoản 15 Điều 9 Nghị định 83/2014/NĐ-CP;
b) Thương nhân thực hiện khai báo với Chi cục Hải quan quản lý khu vực chuyển tải, sang mạn trước khi thực hiện việc chuyển tải, sang mạn theo quy định dưới đây:
c) Cơ quan hải quan thực hiện giám sát việc chuyển tải, sang mạn trên nguyên tắc quản lý rủi ro theo quy định của pháp luật.
Căn cứ tình hình thực tế tại đơn vị và các thông tin nêu tại Điểm b.1 Khoản này, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan chỉ đạo đơn vị liên quan có kế hoạch, biện pháp giám sát trọng tâm, trọng Điểm việc chuyển tải, sang mạn xăng dầu và giao đơn vị thực hiện hoặc báo cáo Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố để phân công, Điều phối các lực lượng khác phối kết hợp trong việc giám sát việc chuyển tải, sang mạn.
Trường hợp giám sát hải quan trực tiếp đối với hoạt động chuyển tải sang mạn thì phải được lập thành Biên bản giám sát và lưu tại bộ hồ sơ hải quan. Thương nhân có trách nhiệm bố trí phương tiện và Điều kiện để công chức hải quan thực hiện giám sát việc chuyển tải sang mạn.
9. Thời hạn lưu giữ tại Việt Nam đối với xăng dầu, hóa chất, khí kinh doanh tạm nhập tái xuất thực hiện theo hướng dẫn tại Khoản 4 Điều 11 Nghị định số 187/2013/NĐ-CP.
10. Xăng dầu, hóa chất, khí đã tạm nhập nhưng không tái xuất hoặc tái xuất không hết được chuyển tiêu thụ nội địa theo loại hình chuyển tiêu thụ nội địa từ nguồn tạm nhập (sau đây gọi tắt là xăng dầu, hóa chất, khí chuyển tiêu thụ nội địa).
Thương nhân đăng ký tờ khai mới để làm thủ tục đối với lượng xăng dầu, hóa chất, khí được chuyển tiêu thụ nội địa theo loại hình nhập khẩu tương ứng; chính sách quản lý hàng hóa nhập khẩu; chính sách thuế (bao gồm chính sách thuế ưu đãi - nếu có) đối với hàng hóa nhập khẩu thực hiện tại thời Điểm đăng ký tờ khai hải quan mới trừ trường hợp đã thực hiện đầy đủ chính sách quản lý hàng hóa nhập khẩu tại thời Điểm đăng ký tờ khai hải quan ban đầu.
11. Cơ sở để xác định xăng dầu, hóa chất, khí đã xuất khẩu đối với xăng dầu, hóa chất, khí xuất khẩu, tái xuất:
a) Đối với xăng dầu, hóa chất, khí xuất khẩu, tái xuất qua cửa khẩu đường biển, cảng chuyển tải, khu chuyển tải; xăng dầu cung ứng cho tàu biển, máy bay xuất cảnh; xăng dầu, khí xuất khẩu, tái xuất đưa vào kho ngoại quan là tờ khai hàng hóa xuất khẩu đã được thông quan và được xác nhận “Hàng đã qua khu vực giám sát” trên Hệ thống;
b) Đối với xăng dầu, hóa chất, khí xuất khẩu, tái xuất qua cửa khẩu đường bộ, đường sông là tờ khai hàng hóa xuất khẩu đã được thông quan và được công chức hải quan xác nhận “Hàng đã qua khu vực giám sát” trên Hệ thống;
c) Đối với xăng dầu, khí cung ứng cho đối tượng quy định tại Điểm b Khoản 4 Điều 35 Nghị định số 83/2014/NĐ-CP, Khoản 3 Điều 19, Khoản 2 Điều 35 Nghị định số 19/2016/NĐ-CP là tờ khai hàng hóa xuất khẩu, tờ khai hàng hóa nhập khẩu đã được thông quan.
12. Trường hợp xăng dầu cung ứng (đã làm thủ tục tái xuất) cho đối tượng quy định tại Điểm b Khoản 5 Điều 35 Nghị định số 83/2014/NĐ-CP nhưng vì lý do khách quan không chạy tuyến quốc tế xuất cảnh hoặc có xuất cảnh nhưng chạy thêm chặng nội địa:
a) Thương nhân thực hiện thủ tục chuyển tiêu thụ nội địa đối với lượng xăng dầu đã làm thủ tục tái xuất hoặc lượng xăng dầu đã làm thủ tục tái xuất xuất nhưng sử dụng chạy chặng nội địa (phù hợp với bản định mức lượng xăng dầu chạy chặng nội địa do Thương nhân kê khai, chịu trách nhiệm và nộp cho cơ quan hải quan);
b) Thương nhân thực hiện khai bổ sung lượng xăng dầu cung ứng cho đối tượng quy định tại Điểm b Khoản 5 Điều 35 Nghị định số 83/2014/NĐ-CP phù hợp với Đơn đặt hàng của thuyền trưởng hoặc chủ tàu hoặc đại lý chủ tàu hoặc người được chủ phương tiện vận tải ủy quyền cho một chuyến hành trình quốc tế xuất cảnh.
13. Trường hợp doanh nghiệp là đối tượng quy định tại Điểm b Khoản 4 Điều 35 Nghị định số 83/2014/NĐ-CP mua xăng dầu của Thương nhân có Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu; doanh nghiệp là đối tượng quy định tại Khoản 3, Điều 19, Khoản 2 Điều 35 Nghị định số 19/2016/NĐ-CP mua khí của thương nhân đầu mối thì doanh nghiệp thực hiện thủ tục nhập khẩu theo loại hình tương ứng.
Doanh nghiệp mua xăng dầu, khí chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc sử dụng xăng dầu, khí mua của Thương nhân quy định tại Khoản này chỉ để phục vụ hoạt động, vận hành của máy móc, thiết bị tham gia quá trình sản xuất.
a) Sau khi phương tiện chuyên dụng hoàn thành thủ tục nhập cảnh: Chủ tàu hoặc đại lý chủ tàu căn cứ lượng nhiên liệu khai báo trên Bản khai dự trữ tàu (trường hợp phương tiện tự hành); lượng nhiên liệu chứa trong phương tiện do chủ tàu hoặc đại lý chủ tàu xác định (trường hợp phương tiện không tự hành); đồng thời thông báo với cơ quan hải quan về lượng xăng dầu dự kiến tiêu thụ tại Việt Nam, lượng xăng dầu tái xuất theo tàu và thực hiện như sau:
a.1) Thực hiện kê khai trên tờ khai hải quan giấy và làm thủ tục nhập khẩu, nộp thuế đối với lượng xăng dầu dự kiến tiêu thụ tại Việt Nam;
a.2) Thực hiện kê khai trên tờ khai hải quan giấy và làm thủ tục tạm nhập đối với lượng xăng dầu dự kiến tái xuất theo tàu, nộp thuế hoặc xuất trình chứng thư bảo lãnh của tổ chức tín dụng đối với số tiền thuế tương ứng với số xăng dầu dự kiến tái xuất kèm theo văn bản cam kết sẽ thực hiện nộp đầy đủ số tiền thuế, tiền chậm nộp (nếu có) khi hết thời hạn bảo lãnh. Điều kiện, thủ tục bảo lãnh thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 42 Thông tư số 38/2015/TT-BTC;
b) Khi phương tiện chuyên dụng làm thủ tục xuất cảnh, chủ tàu hoặc đại lý chủ tàu thực hiện kê khai lượng xăng dầu thực tế sử dụng tại Việt Nam theo quy định tại Điều 20 Thông tư số 38/2015/TT-BTC và làm thủ tục xuất khẩu hoặc tái xuất đối với lượng xăng dầu nhập khẩu, tạm nhập còn tồn chứa trong tàu;
c) Nếu số tiền thuế phải nộp tính trên lượng xăng dầu thực tế tiêu thụ nội địa nhỏ hơn số tiền thuế đã nộp thì chủ tàu hoặc đại lý chủ tàu được hoàn trả lại số tiền thuế nộp thừa. Thủ tục hoàn thuế đối với lượng xăng dầu đã nộp thuế khi tạm nhập nhưng thực tế không tiêu thụ tại Việt Nam thực hiện theo quy định tại Điều 49, Điều 132 Thông tư số 38/2015/TT-BTC;
d) Trường hợp số tiền thuế thực tế phải nộp tính trên lượng xăng dầu tiêu thụ nội địa lớn hơn số tiền thuế đã nộp thì chủ tàu hoặc đại lý chủ tàu phải nộp bổ sung tiền thuế thiếu và tiền chậm nộp theo quy định;
đ) Trường hợp lượng xăng dầu nhập khẩu chứa trong phương tiện chuyên dụng thuộc Danh Mục hàng hóa phải kiểm tra nhà nước về chất lượng thì khi làm thủ tục nhập cảnh không phải đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng;
15. Tỷ lệ hao hụt đối với hoạt động nhập, xuất, tồn, bảo quản, tồn trữ:
a) Đối với mặt hàng xăng dầu:
Thực hiện theo quy định tại Thông tư số 43/2015/TT-BCT;
b) Đối với mặt hàng hóa chất, khí, nguyên liệu:
Thực hiện theo quy định của Bộ Công Thương. Trường hợp Bộ Công Thương chưa có quy định thì được xác định căn cứ vào Thông báo kết quả giám định về lượng hóa chất, khí, nguyên liệu của Thương nhân giám định hoặc tổ chức đánh giá sự phù hợp được chỉ định, định mức quản lý nội bộ của doanh nghiệp. Trường hợp có nghi vấn kết quả giám định thì xử lý theo quy định tại Điểm a.1 Khoản 5 Điều này.
16. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập phục vụ hoạt động dầu khí tại cảng dầu khí ngoài khơi có Vận đơn cảng đích là các cảng dầu khí ngoài khơi được chuyển thẳng đến cảng đích ghi trên Vận đơn. Việc làm thủ tục hải quan được tiến hành tại Chi cục Hải quan được phân công phụ trách cảng dầu khí ngoài khơi.
17. Hàng hóa của doanh nghiệp ưu tiên thực hiện theo quy định tại Thông tư số 72/2015/TT-BTC hoặc Thông tư này.
18. Ngoài các quy định đặc thù nêu tại Thông tư này, hồ sơ, trình tự các bước thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với xăng dầu, hóa chất, khí xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu, quá cảnh; nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất và pha chế hoặc gia công xuất khẩu xăng dầu, khí; dầu thô xuất khẩu, nhập khẩu; hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập phục vụ hoạt động dầu khí thực hiện theo quy định tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC.
19. Các phương tiện tạm nhập và tàu biển nước ngoài cập cảng Việt Nam được mua xăng dầu có nguồn gốc nhập khẩu, sản xuất trong nước từ các nhà cung ứng xăng dầu nội địa theo hình thức trực tiếp để sử dụng trong thời gian hoạt động tại Việt Nam theo các quy định dưới đây:
a) Không thực hiện thủ tục hải quan;
b) Không được hoàn thuế nhập khẩu (đối với trường hợp mua xăng dầu từ nguồn gốc nhập khẩu), không được hoàn thuế xuất khẩu (đối với trường hợp mua xăng dầu từ nguồn sản xuất trong nước);
1. Thuế, lệ phí hải quan đối với xăng dầu, hóa chất, khí xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất; nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất và pha chế hoặc gia công xuất khẩu xăng dầu, khí; dầu thô xuất khẩu, nhập khẩu; hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phục vụ hoạt động dầu khí thực hiện theo quy định hiện hành.
2. Về tỷ lệ thuế xuất khẩu dầu thô:
Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục xuất khẩu dầu thô căn cứ thông báo của người khai hải quan (thông báo này đồng kính gửi cơ quan thuế cùng thời hạn thông báo tỷ lệ thuế tài nguyên tạm tính đối với từng hợp đồng dầu thô) để thực hiện.
Mục 1. THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI XĂNG DẦU, HÓA CHẤT, KHÍ NHẬP KHẨU, TẠM NHẬP
Điều 6. Địa Điểm làm thủ tục hải quan
1. Xăng dầu, hóa chất, khí nhập khẩu, tạm nhập thực hiện tại Chi cục Hải quan cửa khẩu nhập được phép nhập khẩu hoặc tại Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu nơi Thương nhân có hệ thống kho nội địa chứa xăng dầu, hóa chất, khí nhập khẩu, tạm nhập theo quy định của pháp luật.
Trường hợp cầu cảng được Cục Hàng hải Việt Nam công bố thuộc địa bàn quản lý của Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu thì được phép thực hiện thủ tục hải quan theo quy định.
2. Doanh nghiệp quy định tại Điểm b Khoản 4 Điều 35 Nghị định số 83/2014/NĐ-CP mua xăng dầu từ nguồn tạm nhập, nhập khẩu; doanh nghiệp trong khu phi thuế quan mua khí của Thương nhân được bán quy định tại Khoản 3, Điều 19, Khoản 2 Điều 35 Nghị định số 19/2016/NĐ-CP thực hiện thủ tục hải quan tại Chi cục Hải quan quản lý doanh nghiệp.
1. Chứng từ phải nộp:
a) Tờ khai hàng hóa nhập khẩu theo các chỉ tiêu thông tin tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 38/2015/TT-BTC.
Trường hợp thực hiện trên tờ khai hải quan giấy theo quy định tại Khoản 2 Điều 25 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP, người khai hải quan khai và nộp 02 bản chính tờ khai hàng hóa nhập khẩu theo mẫu HQ/2015/NK Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư số 38/2015/TT-BTC;
b) Hóa đơn thương mại: 01 bản chụp;
c) Vận tải đơn hoặc chứng từ vận tải khác có giá trị khác tương đương đối với trường hợp hàng hóa vận chuyển bằng đường biển theo quy định của pháp luật (trừ xăng dầu, khí tái xuất, xuất khẩu cho doanh nghiệp quy định tại Điểm b Khoản 4 Điều 35 Nghị định số 83/2014/NĐ-CP, đối tượng quy định tại Khoản 3, Điều 19, Khoản 2 Điều 35 Nghị định số 19/2016/NĐ-CP): 01 bản chụp;
d) Giấy đăng ký giám định lượng; Giấy đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng đối với xăng dầu, hóa chất, khí thuộc Danh Mục hàng hóa nhập khẩu phải kiểm tra nhà nước về chất lượng: 01 bản chụp;
đ) Hợp đồng mua hàng hóa nhập khẩu (đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất): 01 bản chụp;
e) Trường hợp một lô hàng phải khai trên nhiều tờ khai hoặc hàng hóa nhập khẩu thuộc nhiều loại hình, có chung vận tải đơn, Hóa đơn, khai trên nhiều tờ khai theo từng loại hình hàng hóa nhập khẩu tại một Chi cục Hải quan thì người khai hải quan chỉ phải nộp 01 bộ hồ sơ hải quan (trong trường hợp nộp hồ sơ giấy cho cơ quan hải quan); các tờ khai sau ghi rõ “chung chứng từ với tờ khai số... ngày...” vào ô “Phần ghi chú”.
Đối với các trường hợp quy định tại Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4 Điều 18 Thông tư số 38/2015/TT-BTC, người khai hải quan chỉ phải nộp, xuất trình, lưu một bộ hồ sơ hải quan của các tờ khai hải quan thuộc cùng một lô hàng;
g) Trường hợp Thương nhân làm thủ tục lần đầu tại Chi cục Hải quan thì nộp thêm các giấy tờ sau (trừ trường hợp cung ứng (tái xuất), xuất khẩu xăng dầu, khí cho đối tượng quy định tại Điểm b Khoản 4, Khoản 5 Điều 35 Nghị định số 83/2014/NĐ-CP, Khoản 3, Điều 19, Khoản 2 Điều 35 Nghị định số 19/2016/NĐ-CP):
g.1) Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu: 01 bản chụp;
g.2) Giấy chứng nhận đủ Điều kiện xuất khẩu, nhập khẩu khí hoặc văn bản có giá trị tương đương: 01 bản chụp;
g.3) Bản hạn mức nhập khẩu xăng dầu tối thiểu do Bộ Công Thương cấp: 01 bản chụp.
h) Giấy phép nhập khẩu đối với hàng hóa phải có giấy phép nhập khẩu: 01 bản chính;
Trường hợp áp dụng cơ chế một cửa quốc gia, cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành gửi các chứng từ quy định tại Điểm đ, Điểm g, Điểm h Khoản này dưới dạng điện từ thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia, người khai hải quan không phải nộp khi làm thủ tục hải quan.
2. Thời hạn Thương nhân nộp các chứng từ cho Chi cục Hải quan:
Các chứng từ nêu trên phải nộp khi cơ quan hải quan kiểm tra chi Tiết hồ sơ, kiểm tra thực tế hàng hóa trừ các chứng từ sau:
a) Giấy thông báo kết quả giám định về lượng: Phải nộp trong thời hạn không quá 08 (tám) giờ làm việc kể từ khi bơm xong xăng dầu, hóa chất, khí từ phương tiện vận tải lên kho hoặc lên phương tiện vận tải khác để vận chuyển tiếp trong nội địa;
Đối với các chứng từ quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản này, nếu áp dụng cơ chế một cửa quốc gia, cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành gửi Giấy phép nhập khẩu, văn bản thông báo kết quả kiểm tra dưới dạng điện tử thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia, người khai hải quan không phải nộp khi làm thủ tục hải quan;
c) Hóa đơn thương mại:
c.1) Tại thời Điểm đăng ký tờ khai hải quan, trường hợp chưa có giá chính thức, Thương nhân thực hiện tạm nộp thuế theo giá khai báo. Thời hạn nộp thuế thực hiện theo quy định tại Khoản 3 Điều 42 Thông tư số 38/2015/TT-BTC;
c.2) Ngày có giá chính thức là ngày bên bán phát hành hóa đơn chính thức. Việc khai báo và nộp thuế chênh lệch (nếu có) theo giá chính thức thực hiện theo quy định tại Điểm b.1 Khoản 1 Điều 17 Thông tư số 39/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; không phải nộp tiền chậm nộp trên số tiền thuế chênh lệch phải nộp;
c.3) Thời hạn nộp chậm Hóa đơn thương mại bản chụp không quá 30 (ba mươi) ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan.
Điều 8. Trách nhiệm của Chi cục Hải quan làm thủ tục nhập khẩu, tạm nhập
1. Thực hiện thủ tục, công tác giám sát, quản lý hải quan theo từng loại hình tương ứng quy định tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC và Thông tư này.
2. Căn cứ văn bản đề nghị được gia hạn thời hạn xăng dầu, hóa chất, khí tạm nhập tái xuất lưu giữ tại Việt Nam của Thương nhân, Chi cục Hải quan xem xét, chấp nhận gia hạn theo quy định tại Khoản 9 Điều 4 Thông tư này. Lãnh đạo Chi cục Hải quan ký tên, đóng dấu trên văn bản đề nghị của Thương nhân và lưu hồ sơ theo quy định, đồng thời thực hiện gia hạn thời hạn tạm nhập trên Hệ thống (đối với trường hợp thực hiện thủ tục hải quan điện tử).
3. Theo dõi Thương nhân thực hiện thanh Khoản tờ khai tạm nhập theo thời hạn quy định; thực hiện hoàn thuế, không thu thuế theo quy định tại Điều 10 Thông tư này; xử lý các vấn đề liên quan đến nghĩa vụ thuế và vi phạm (nếu có) theo quy định hiện hành.
Trường hợp xăng dầu, hóa chất, khí tạm nhập tái xuất quá thời hạn lưu giữ tại Việt Nam (bao gồm cả thời hạn được gia hạn) thì Chi cục Hải quan xác định lại số tiền thuế phải nộp, xem xét xử lý vi phạm (nếu có) và đôn đốc doanh nghiệp thực hiện theo đúng quy định.
4. Thực hiện theo quy định về việc xử lý vi phạm hành chính đối với xăng dầu, hóa chất, khí nhập khẩu không đáp ứng yêu cầu chất lượng nhập khẩu theo quyết định của cơ quan kiểm tra nhà nước về chất lượng.
5. Trường hợp xăng dầu cung ứng (tái xuất) cho tàu biển chạy tuyến quốc tế xuất cảnh thì thực hiện tra cứu thông tin trên hệ thống hải quan điện tử đối với tàu biển xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh (E-Manifest) để làm cơ sở xác định tàu đã thực xuất cảnh. Trường hợp chưa thực hiện thủ tục hải quan điện tử đối với tàu biển xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh (E-Manifest) thì yêu cầu Thương nhân nộp bổ sung Giấy phép rời cảng.
Điều 9. Trách nhiệm của Thương nhân
1. Đảm bảo nguyên trạng đối với xăng dầu, hóa chất, khí nhập khẩu (bao gồm cả cũ và mới - nếu có) trong thời gian chờ Thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng của lô hàng theo quy định tại Khoản 3 Điều 4 Thông tư này.
2. Trường hợp cơ quan kiểm tra nhà nước về chất lượng thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng xăng dầu, hóa chất, khí nhập khẩu không đáp ứng yêu cầu nhập khẩu, Thương nhân chịu trách nhiệm thực hiện theo quy định tại Khoản 3 Điều 4 Thông tư này.
3. Thực hiện quyết định xử lý vi phạm của cơ quan hải quan theo quy định (nếu có).
Điều 10. Hoàn thuế, không thu thuế tờ khai hải quan tạm nhập
1. Về hoàn thuế, không thu thuế thực hiện theo quy định tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC.
2. Đối với xăng dầu cung ứng cho đối tượng quy định tại Khoản 5 Điều 35 Nghị định số 83/2014/NĐ-CP tại Chi cục Hải quan cửa khẩu nơi làm thủ tục xuất cảnh tàu chưa thực hiện thủ tục hải quan điện tử đối với tàu biển xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh (E-Manifest) thì khi thực hiện hoàn thuế, không thu thuế yêu cầu Thương nhân nộp bổ sung Giấy phép rời cảng.
Mục 2. THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI XĂNG DẦU, HÓA CHẤT, KHÍ XUẤT KHẨU, TÁI XUẤT
Điều 11. Địa Điểm làm thủ tục hải quan
1. Xăng dầu, hóa chất, khí xuất khẩu được thực hiện thủ tục hải quan tại Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất.
3. Xăng dầu, hóa chất, khí xuất khẩu, tái xuất thực xuất ra nước ngoài qua cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính theo quy định của pháp luật.
1. Hồ sơ hải quan đối với xuất khẩu xăng dầu, hóa chất, khí:
a) Tờ khai hàng hóa xuất khẩu theo các chỉ tiêu thông tin tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 38/2015/TT-BTC.
Trường hợp thực hiện trên tờ khai hải quan giấy theo quy định tại Khoản 2 Điều 25 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP, người khai hải quan khai và nộp 02 bản chính tờ khai hàng hóa xuất khẩu theo mẫu HQ/2015/XK Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư số 38/2015/TT-BTC;
b) Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu: 01 bản chụp;
c) Giấy chứng nhận đủ Điều kiện xuất khẩu, nhập khẩu khí hoặc văn bản có giá trị tương đương: 01 bản chụp;
d) Chứng thư giám định lượng (đối với trường hợp quy định tại Điểm a Khoản 4 Điều 4 Thông tư này): 01 bản chụp.
đ) Hóa đơn thương mại: 01 bản chụp;
e) Văn bản nêu rõ nguồn gốc xăng dầu, khí xuất khẩu (nguồn do Thương nhân nhập khẩu hoặc mua của Thương nhân đầu mối nhập khẩu hoặc lấy từ nguồn sản xuất, pha chế xăng dầu, khí): 01 bản chụp;
g) Văn bản xác nhận của Bộ Công Thương về đăng ký kế hoạch sản xuất, nhập khẩu nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm xăng dầu: 01 bản chụp;
h) Giấy phép xuất khẩu đối với hàng hóa phải có giấy phép nhập khẩu: 01 bản chính;
Trường hợp áp dụng cơ chế một cửa quốc gia, cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành gửi các chứng từ quy định tại Điểm b, Điểm c, Điểm g, Điểm h Khoản này dưới dạng điện tử thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia, người khai hải quan không phải nộp khi làm thủ tục hải quan.
2. Hồ sơ hải quan đối với tái xuất xăng dầu, hóa chất, khí:
a) Ngoài các chứng từ phải nộp theo quy định tại các Điểm a, Điểm b, Điểm c, Điểm d, Điểm đ, Điểm h Khoản 1 Điều này, Thương nhân nộp bổ sung 01 bản chụp hợp đồng bán hàng, phụ lục hợp đồng (nếu có);
b) Trường hợp lô hàng tạm nhập được thực hiện trên tờ khai giấy theo mẫu HQ/2015/NK Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư số 38/2015/TT-BTC thì khi làm thủ tục tái xuất, người khai hải quan được thực hiện khai báo trên tờ khai hải quan giấy theo mẫu HQ/2015/NK Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư số 38/2015/TT-BTC;
c) Khi làm thủ tục tái xuất, thương nhân phải khai báo thông tin về số tờ khai tạm nhập, số thứ tự của dòng hàng trên tờ khai tạm nhập tương ứng với từng dòng hàng tái xuất để Hệ thống theo dõi trừ lùi; Hệ thống tự động thực hiện trừ lùi theo số lượng trên tờ khai tạm nhập tương ứng.
Một tờ khai tạm nhập có thể được sử dụng để làm thủ tục tái xuất nhiều lần; một tờ khai tái xuất hàng hóa chỉ được khai báo theo một tờ khai tạm nhập hàng hóa tương ứng. Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai tái xuất kiểm tra thông tin về tờ khai hải quan tạm nhập trên Hệ thống để làm thủ tục tái xuất.
Trường hợp khai hải quan trên tờ khai hải quan giấy thì người khai hải quan phải khai cụ thể số tờ khai tạm nhập nào ô “Chứng từ đi kèm” của tờ khai hàng hóa xuất khẩu theo mẫu HQ/2015/XK Phụ lục IV ban hành kèm Thông tư số 38/2015/TT-BTC.
Điều 13. Trách nhiệm của Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục xuất khẩu, tái xuất
1. Thực hiện thủ tục, công tác giám sát, quản lý hải quan theo từng loại hình tương ứng quy định tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC và Thông tư này.
2. Kiểm tra tình trạng khoang chứa xăng dầu, hóa chất, khí của phương tiện vận chuyển, nếu không có nghi vấn và đáp ứng Điều kiện niêm phong hải quan thì Thương nhân được bơm xăng dầu, hóa chất, khí vào phương tiện vận chuyển.
3. Sau khi Thương nhân kết thúc việc bơm xăng dầu, hóa chất, khí vào khoang chứa của phương tiện vận chuyển, công chức hải quan thực hiện niêm phong các khoang chứa của phương tiện vận chuyển theo quy định.
4. Trường hợp xăng dầu, hóa chất, khí xuất khẩu, tái xuất qua cửa khẩu khác với cửa khẩu làm thủ tục xuất khẩu, tái xuất để xuất ra nước ngoài hoặc xuất khẩu, tái xuất cho đối tượng quy định tại Điểm b Khoản 4 Điều 35 Nghị định số 83/2014/NĐ-CP, Khoản 3, Điều 19, Khoản 2 Điều 35 Nghị định số 19/2016/NĐ-CP: Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục xuất khẩu, tái xuất chịu trách nhiệm chủ trì và phối hợp với Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất trong việc bàn giao, quản lý và giám sát quá trình vận chuyển xăng dầu, hóa chất, khí xuất khẩu, tái xuất.
5. Trường hợp nơi làm thủ tục xuất khẩu, tái xuất xăng dầu cho đối tượng quy định tại Điểm b Khoản 4 Điều 35 Nghị định số 83/2014/NĐ-CP khác với nơi làm thủ tục nhập khẩu, tạm nhập: Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục xuất khẩu, tái xuất chịu trách nhiệm chủ trì và phối hợp với Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục nhập khẩu, tạm nhập trong việc bàn giao, quản lý và giám sát quá trình vận chuyển xăng dầu xuất khẩu, tái xuất.
Điều 14. Trách nhiệm của Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất; Chi cục Hải quan quản lý doanh nghiệp mua xăng dầu, khí theo quy định tại Điểm b Khoản 4 Điều 35 Nghị định số 83/2014/NĐ-CP, Khoản 3, Điều 19, Khoản 2 Điều 35 Nghị định số 19/2016/NĐ-CP
1. Thực hiện thủ tục, công tác giám sát, quản lý hải quan theo từng loại hình tương ứng quy định tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC và Thông tư này.
2. Đối với xăng dầu, hóa chất, khí xuất khẩu, tái xuất qua cửa khẩu đường bộ:
a) Kiểm tra niêm phong hải quan bồn, bể, khoang chứa xăng dầu, hóa chất, khí của phương tiện vận tải. Trường hợp còn nguyên niêm phong thì thực hiện giám sát việc xuất hàng qua cửa khẩu, đảm bảo toàn bộ lô hàng phải được thực xuất qua biên giới (đối với trường hợp tái xuất qua cửa khẩu biên giới đất liền);
b) Trường hợp phát hiện niêm phong không còn nguyên vẹn hoặc có dấu hiệu vi phạm về sự thay đổi lượng, trọng lượng, chủng loại xăng dầu, hóa chất, khí, cơ quan hải quan lựa chọn tổ chức đánh giá sự phù hợp được chỉ định kiểm tra phục vụ quản lý nhà nước hoặc Thương nhân giám định (đối với trường hợp tổ chức đánh giá sự phù hợp được chỉ định kiểm tra có văn bản từ chối). Nếu kết quả giám định, đúng với bộ hồ sơ thì lập Biên bản xác nhận, thực hiện giám sát việc xuất hàng qua cửa khẩu. Nếu kết quả giám định xác định có thay đổi về lượng, trọng lượng, chủng loại thì lập Biên bản vi phạm và xử lý theo quy định của pháp luật;
c) Khi phương tiện vận chuyển xăng dầu, hóa chất, khí xuất khẩu, tái xuất quay về (trừ xuất khẩu, tái xuất bằng đường biển), công chức hải quan tiến hành kiểm tra phương tiện vận tải nhập cảnh theo quy định nhằm phát hiện hàng nhập lậu hoặc xăng dầu, hóa chất, khí không xuất khẩu, tái xuất hết quay lại tiêu thụ trong nội địa.
3. Đối với xăng dầu, khí cung ứng (tái xuất) cho đối tượng quy định tại Điểm b Khoản 4 Điều 35 Nghị định số 83/2014/NĐ-CP, Khoản 3, Điều 19, Khoản 2 Điều 35 Nghị định số 19/2016/NĐ-CP: Chi cục Hải quan nơi quản lý doanh nghiệp thực hiện các công việc quy định tại Khoản 1 Điều này.
4. Lượng xăng dầu, hóa chất, khí của 01 (một) tờ khai xuất khẩu, tái xuất được vận chuyển trên 01 (một) hoặc nhiều phương tiện vận tải phải xuất hết trong 01 (một) lần qua một cửa khẩu hoặc cho đối tượng quy định tại Điểm b Khoản 4 Điều 35 Nghị định số 83/2014/NĐ-CP, Khoản 3, Điều 19, Khoản 2 Điều 35 Nghị định số 19/2016/NĐ-CP (trừ xăng dầu cung ứng cho máy bay được quy định tại Mục 10 Chương II Thông tư này).
Điều 15. Trách nhiệm của Thương nhân
1. Thực hiện thủ tục hải quan theo quy định.
2. Đảm bảo giữ nguyên trạng hàng hóa, niêm phong hải quan trong quá trình vận chuyển đến cửa khẩu xuất, đến các doanh nghiệp quy định tại Điểm b Khoản 4 Điều 35 Nghị định số 83/2014/NĐ-CP, Khoản 3, Điều 19, Khoản 2 Điều 35 Nghị định số 19/2016/NĐ-CP.
3. Trường hợp xăng dầu, hóa chất, khí tái xuất qua cửa khẩu khác cửa khẩu nơi làm thủ tục tái xuất, Thương nhân chịu trách nhiệm vận chuyển đúng tuyến đường, đúng Điểm dừng, thời gian, cửa khẩu đã đăng ký với cơ quan hải quan và đảm bảo nguyên trạng hàng hóa, niêm phong hải quan. Thời gian vận chuyển xăng dầu, hóa chất, khí sau khi được bơm lên phương tiện vận tải vận chuyển xăng dầu, hóa chất, khí tái xuất đến cửa khẩu tái xuất không quá 05 (năm) ngày.
Trường hợp vì lý do khách quan không thể vận chuyển hàng hóa đúng tuyến đường, thời gian thì Thương nhân phải có văn bản giải trình rõ nguyên nhân, biện pháp xử lý, khắc phục cho Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai và Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất biết để theo dõi, giám sát.
4. Cập nhật dữ liệu đầy đủ, chính xác theo các tiêu chí của Hệ thống khai báo hải quan điện tử; đảm bảo tính chính xác, trung thực và nhất quán của hồ sơ hải quan với dữ liệu khai báo.
Mục 3. THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI XĂNG DẦU, HÓA CHẤT, KHÍ CHUYỂN TIÊU THỤ NỘI ĐỊA
1. Xăng dầu, hóa chất, khí tạm nhập chuyển tiêu thụ nội địa thực hiện đúng quy định tại Khoản 5 Điều 25 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP.
2. Việc chuyển tiêu thụ nội địa chỉ được thực hiện sau khi người khai hải quan hoàn thành thủ tục hải quan đối với tờ khai hải quan mới.
3. Xăng dầu, hóa chất, khí tạm nhập thuộc danh Mục hàng hóa nhập khẩu phải kiểm tra nhà nước về chất lượng, khi chuyển tiêu thụ nội địa cũng phải được cơ quan có thẩm quyền thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng (trừ trường hợp khi làm thủ tục tạm nhập đã được kiểm tra nhà nước về chất lượng).
4. Xăng dầu, hóa chất, khí chuyển tiêu thụ nội địa, người nộp thuế phải kê khai, nộp đủ tiền thuế, tiền phạt (nếu có) theo quy định.
Điều 17. Địa Điểm làm thủ tục hải quan
Thủ tục chuyển tiêu thụ nội địa xăng dầu, hóa chất, khí thực hiện tại Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai tạm nhập hoặc tại Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu nơi chứa lượng xăng dầu, hóa chất, khí xin chuyển tiêu thụ nội địa.
1. Thương nhân thực hiện đăng ký tờ khai hải quan theo từng loại hình tương ứng quy định tại Khoản 2 Điều 16 Thông tư số 38/2015/TT-BTC và Thông tư này.
2. Đối với trường hợp xăng dầu, hóa chất, khí thuộc Danh Mục hàng hóa nhập khẩu phải kiểm tra nhà nước về chất lượng thì phải nộp Thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng khi làm thủ tục tạm nhập hoặc Thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng khi làm thủ tục chuyển tiêu thụ nội địa (đối với trường hợp khi tạm nhập chưa thực hiện kiểm tra về chất lượng): 01 bản chụp.
3. Trường hợp xăng dầu, hóa chất, khí chuyển tiêu thụ nội địa được lấy tại các kho chứa nội địa khác của Thương nhân (khác với kho chứa khi làm thủ tục tạm nhập), Thương nhân nộp bổ sung 01 bản chụp Thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng và Thông báo kết quả giám định về lượng tại kho chứa nội địa đó.
4. Lượng xăng dầu, hóa chất, khí chuyển tiêu thụ nội địa căn cứ trên lượng xăng dầu, hóa chất, khí khi tạm nhập (có Chứng thư giám định lượng) và kết quả trừ lùi, thanh Khoản của các tờ khai tái xuất xăng dầu, hóa chất, khí đã hoàn thành thủ tục hải quan theo quy định của tờ khai đó.
Điều 19. Trách nhiệm của Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục chuyển tiêu thụ nội địa
1. Thực hiện thủ tục hải quan theo loại hình nhập khẩu tương ứng.
2. Thực hiện Điều chỉnh tiền thuế của tờ khai hải quan cũ tương ứng với số hàng hóa chuyển tiêu thụ nội địa đã được kê khai trên tờ khai hải quan mới như sau:
a) Trường hợp người nộp thuế chưa nộp thuế của tờ khai hải quan cũ: Sau khi số tiền thuế của tờ khai mới đã được nộp, cơ quan hải quan ban hành Quyết định Điều chỉnh giảm tiền thuế của tờ khai cũ;
b) Trường hợp người nộp thuế đã nộp thuế của tờ khai hải quan cũ: Cơ quan hải quan ban hành Quyết định Điều chỉnh giảm tiền thuế của tờ khai hải quan cũ, sau đó thực hiện hoàn thuế kiêm bù trừ giữa số tiền thuế của tờ khai hải quan cũ và số thuế của tờ khai hải quan mới (thực hiện xử lý tương tự như tiền thuế nộp thừa). Nếu số tiền thuế của tờ khai hải quan cũ ít hơn so với số tiền thuế phải nộp của tờ khai hải quan mới, người nộp thuế phải nộp bổ sung tiền còn thiếu hoặc bù trừ tiền thuế nộp thừa của tờ khai khác so với tiền thuế còn thiếu trước khi hoàn thành thủ tục chuyển tiêu thụ nội địa, nếu thừa thì cơ quan hải quan sẽ hoàn trả theo đúng quy định. Trình tự thực hiện bù trừ hoặc hoàn trả thực hiện theo quy định tại Điều 132 Thông tư số 38/2015/TT-BTC.
Quyết định Điều chỉnh thuế thực hiện theo mẫu số 03/QĐĐC/TXNK Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư số 38/2015/TT-BTC.
Thời hạn hoàn thuế kiêm bù trừ giữa số thuế của tờ khai hải quan cũ và số thuế của tờ khai hải quan mới thực hiện theo quy định tại Khoản 3 Điều 49 Thông tư số 38/2015/TT-BTC. Trong thời gian cơ quan hải quan xử lý hoàn thuế kiêm bù trừ giữa số thuế đã nộp của tờ khai hải quan cũ và số thuế của tờ khai hải quan mới, người nộp thuế không bị tính chậm nộp tiền thuế.
Điều 20. Trách nhiệm của Thương nhân
1. Thực hiện theo quy định tại Điều 16, Điều 17, Điều 18 Thông tư này.
2. Chịu trách nhiệm chuyển tiêu thụ nội địa lượng xăng dầu, hóa chất, khí tạm nhập nhưng không tái xuất hoặc tái xuất không hết trong thời hạn được lưu lại tại Việt Nam.
Thực hiện quyết định xử lý vi phạm của cơ quan hải quan đối với trường hợp chuyển tiêu thụ nội địa xăng dầu, hóa chất, khí tạm nhập quá thời hạn tái xuất.
3. Kê khai, nộp đủ thuế theo quy định trên tờ khai hải quan mới và ghi rõ số tờ khai hải quan hàng hóa tạm nhập ban đầu, hình thức chuyển tiêu thụ nội địa vào ô “Phần ghi chú” của tờ khai hải quan điện tử hoặc ô “Ghi chép khác” trên tờ khai hải quan giấy.
Trường hợp người nộp thuế chuyển tiêu thụ nội địa nhưng không tự giác kê khai, nộp thuế với cơ quan hải quan, nếu cơ quan hải quan hoặc cơ quan chức năng khác kiểm tra, phát hiện thì người nộp thuế bị ấn định số tiền thuế phải nộp theo tờ khai hải quan hàng hóa tạm nhập ban đầu và bị xử phạt theo quy định hiện hành. Người nộp thuế có trách nhiệm nộp đủ số tiền thuế còn thiếu, tiền chậm nộp và tiền phạt (nếu có) theo quyết định của cơ quan hải quan.
1. Xăng dầu, hóa chất, khí kinh doanh chuyển khẩu được vận chuyển thẳng từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu không qua cửa khẩu Việt Nam thì không phải làm thủ tục hải quan.
2. Xăng dầu, hóa chất, khí kinh doanh chuyển khẩu được vận chuyển từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu, có đưa vào khu vực kho bãi thuộc các cảng biển Việt Nam (không đưa vào kho ngoại quan, không đưa vào khu vực trung chuyển hàng hóa):
Chi cục Hải quan nơi có hàng hóa nhập khẩu chuyển khẩu thực hiện, việc giám sát hàng hóa cho đến khi xăng dầu, hóa chất, khí thực xuất khẩu ra khỏi Việt Nam theo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 89 Thông tư số 38/2015/TT-BTC.
3. Xăng dầu, hóa chất, khí được vận chuyển từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu có qua cửa khẩu Việt Nam và đưa vào kho ngoại quan, khu vực trung chuyển hàng hóa tại các cảng Việt Nam thì làm thủ tục hải quan theo quy định đối với hàng hóa đưa vào, đưa ra kho ngoại quan, khu vực trung chuyển hàng hóa tại cảng Việt Nam.
Điều 22. Thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với xăng dầu, hóa chất, khí quá cảnh
Thực hiện theo quy định tại Điều 43 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP và Điều 50 Điều 51 Điều 52 Thông tư số 38/2015/TT-BTC.
1. Nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất và pha chế xăng dầu, khí xuất khẩu thực hiện theo hướng dẫn đối với hàng hóa là nguyên vật liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu quy định tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC.
2. Trường hợp Thương nhân có chức năng kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu, khí nhập khẩu nguyên liệu để pha chế xăng dầu, khí, sau đó vận chuyển xăng dầu, khí đến địa Điểm khác nằm ngoài nơi sản xuất để làm thủ tục xuất khẩu thì:
a) Thương nhân phải có văn bản gửi Chi cục Hải quan cửa khẩu nhập nguyên liệu và Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất sản phẩm biết để theo dõi;
b) Địa Điểm lưu giữ sản phẩm xuất khẩu phải nằm trong địa bàn hoạt động của Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất và được phân công là địa Điểm tập kết, kiểm tra hàng hóa xuất khẩu ở biên giới;
c) Chi cục Hải quan cửa khẩu nhập nguyên liệu và Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất sản phẩm phải mở sổ theo dõi lượng sản phẩm vận chuyển đi và đến do Thương nhân thông báo.
Nguyên liệu nhập khẩu để gia công xuất khẩu xăng dầu, khí thực hiện theo hướng dẫn đối với hàng hóa là nguyên liệu nhập khẩu để gia công xuất khẩu sản phẩm quy định tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC.
Mục 6. THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI KHÍ, NGUYÊN LIỆU XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG ỐNG CHUYÊN DỤNG
1. Xác định lượng khí, nguyên liệu nhập khẩu:
a) Thương nhân xuất khẩu phải lắp đặt đồng hồ đo lưu lượng khí, nguyên liệu để xác định tổng lượng khí, nguyên liệu xuất khẩu và Thương nhân nhập khẩu phải lắp đặt đồng hồ đo lưu lượng khí, nguyên liệu để xác định tổng lượng khí, nguyên liệu nhập khẩu, cụ thể:
a.1) Đồng hồ xác định lượng khí, nguyên liệu xuất khẩu, nhập khẩu được lắp đặt tại vị trí dễ kiểm tra, quan sát và đảm bảo nguyên tắc sau:
a.1.1) Đối với Thương nhân xuất khẩu khí, nguyên liệu: Đồng hồ đo lượng khí, nguyên liệu xuất khẩu lắp đặt tại Điểm đầu của đường ống dẫn cung cấp khí, nguyên liệu (Điểm nổi trên mặt đất trước khi đường ống dẫn ngầm dưới đất).
a.1.2) Đối với Thương nhân nhập khẩu khí, nguyên liệu: Đồng hồ đo lượng khí, nguyên liệu nhập khẩu lắp đặt tại Điểm bắt đầu của đường ống dẫn khí, nguyên liệu (Điểm nổi trên mặt đất trước khi đường ống dẫn cung cấp vào nhà máy).
a.1.3) Đối với trường hợp lắp đặt các đường ống song song (đường nhánh) có hoặc không lắp đồng hồ đo lượng khí, nguyên liệu qua đường nhánh thì phải đảm bảo khí, nguyên liệu chỉ được cấp qua một đường nhánh. Các đường nhánh còn lại phải được khóa van và được niêm phong hải quan.
b) Thanh Khoản lượng khí, nguyên liệu trên tờ khai xuất khẩu khí, nguyên liệu trên đường ống:
Thương nhân xuất khẩu khí, nguyên liệu thực hiện việc thanh Khoản lượng khí, nguyên liệu xuất khẩu và lượng khí, nguyên liệu nhập khẩu căn cứ:
b.1) Tờ khai xuất khẩu;
b.2) Tờ khai nhập khẩu;
b.3) Trường hợp lượng khí, nguyên liệu xuất khẩu chưa phù hợp tổng lượng khí, nguyên liệu nhập khẩu của các Thương nhân nhập khẩu trên cùng một đường ống, cho phép Thương nhân xuất khẩu khí, nguyên liệu được khai bổ sung theo quy định của pháp luật;
b.4) Biên bản xác nhận chỉ số đồng hồ của Thương nhân xuất khẩu khí, nguyên liệu và các Thương nhân nhập khẩu khí, nguyên liệu.
2. Nguyên tắc giám sát, quản lý:
a) Trên cơ sở định mức, dung sai, áp suất nén khí, nguyên liệu (bao gồm tỷ lệ tiêu hao thất thoát khí, nguyên liệu trên đường ống) do Thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu khí, nguyên liệu xây dựng, cơ quan hải quan thực hiện giám sát, quản lý theo nguyên tắc sau:
Tổng lượng khí, nguyên liệu thể hiện trên đồng hồ bên cung cấp (bên bán) bằng bên nhập (bên mua) cộng lượng khí, nguyên liệu tồn đọng trên đường ống, Thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu phát hiện có gian lận.
b) Đồng hồ đo lưu lượng khí, nguyên liệu phải được cơ quan tiêu chuẩn đo lường nhà nước kiểm tra, xác nhận, niêm phong và được kiểm tra định kỳ theo quy định của pháp luật.
c) Chi cục trưởng Chi cục Hải quan quyết định kiểm tra thực tế, quyết định thời Điểm, số lần xác nhận chỉ số đồng hồ trong thời gian nhất định để kiểm tra giám định và thông báo cho các Thương nhân liên quan. Kết quả giám định đồng hồ đo và đường ống dẫn là căn cứ để ghi kết quả kiểm tra. Trường hợp có nghi vấn kết quả giám định, cơ quan hải quan lựa chọn tổ chức đánh giá sự phù hợp được chỉ định kiểm tra phục vụ quản lý nhà nước hoặc Thương nhân giám định (đối với trường hợp tổ chức đánh giá sự phù hợp được chỉ định kiểm tra có văn bản từ chối). Kết luận của tổ chức đánh giá sự phù hợp được chỉ định kiểm tra phục vụ quản lý nhà nước hoặc Thương nhân giám định có giá trị để các bên thực hiện. Nếu người khai hải quan không đồng ý với kết luận này thì thực hiện khiếu nại theo quy định của pháp luật.
Điều 26. Địa Điểm làm thủ tục hải quan
Tại Chi cục Hải quan quản lý Thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu khí, nguyên liệu.
Hồ sơ hải quan đối với khí, nguyên liệu xuất khẩu, nhập khẩu bằng đường ống chuyên dụng thực hiện theo hướng dẫn đối với xăng dầu, khí xuất khẩu, nhập khẩu quy định tại Điều 7, Điều 12 Thông tư này.
Điều 28. Trách nhiệm của Chi cục Hải quan quản lý Thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu khí, nguyên liệu
1. Khi nhận được văn bản thông báo về cung cấp khí, nguyên liệu, Bản đồ đường ống ngầm cung cấp khí, nguyên liệu, Biên bản thỏa thuận giữa Thương nhân xuất khẩu và các Thương nhân nhập khẩu, Chi cục Hải quan quản lý có trách nhiệm bố trí cán bộ giám sát và ký xác nhận chỉ số đồng hồ tại thời Điểm xác nhận theo Biên bản. Trường hợp không thể thực hiện được phải thông báo với các Thương nhân và nêu rõ lý do; thống nhất phương án thay đổi thời Điểm xác nhận.
2. Giám sát xác nhận chỉ số trên đồng hồ của Thương nhân xuất khẩu và các Thương nhân nhập khẩu tại cùng một thời Điểm.
3. Tại thời Điểm bắt đầu cấp khí, nguyên liệu: Đăng ký tờ khai hải quan căn cứ theo hợp đồng hoặc dự kiến mức tiêu thụ.
4. Tại thời Điểm xác nhận chỉ số đồng hồ đối với trường hợp Thương nhân xuất khẩu khí, nguyên liệu và các Thương nhân nhập khẩu khí, nguyên liệu cùng đăng ký mở tờ khai theo tháng thì xác nhận chỉ số đồng hồ theo tháng tại đồng hồ của Thương nhân xuất khẩu và các Thương nhân nhập khẩu khí, nguyên liệu tại cùng thời Điểm đã thỏa thuận và thanh Khoản theo tháng.
5. Đối với trường hợp Thương nhân xuất khẩu khí, nguyên liệu đăng ký tờ khai theo năm, xuất khẩu khí, nguyên liệu theo tháng thì xác nhận tờ khai xuất khẩu khí, nguyên liệu của Thương nhân xuất khẩu khí, nguyên liệu theo chỉ số đồng hồ của Thương nhân nhập khẩu khí, nguyên liệu; xác nhận tờ khai nhập khẩu khí, nguyên liệu của Thương nhân nhập khẩu khí, nguyên liệu theo chỉ số đồng hồ của Thương nhân nhập khẩu khí, nguyên liệu.
6. Xác nhận chỉ số đồng hồ của Thương nhân xuất khẩu khí, nguyên liệu và các Thương nhân nhập khẩu khí, nguyên liệu tại cùng thời Điểm theo Biên bản thỏa thuận khi kết thúc hợp đồng.
7. Căn cứ Hóa đơn, chứng từ phát hành của bên bán và biên bản xác nhận chỉ số đồng hồ của Thương nhân xuất khẩu và các Thương nhân nhập khẩu, kết quả giám định của Thương nhân giám định độc lập để thông quan cho lô hàng.
Điều 29. Trách nhiệm của Thương nhân
1. Đối với Thương nhân xuất khẩu:
a) Trước khi cung cấp khí, nguyên liệu cho các bên nhập khẩu khí, nguyên liệu trên cùng một đường ống, Thương nhân xuất khẩu tiến hành:
a.1) Có văn bản thông báo cho Chi cục Hải quan về việc sử dụng đường ống cung cấp cho các bên nhập khẩu khí, nguyên liệu, bao gồm: Bản đồ đường ống cung cấp khí, nguyên liệu có xác nhận của Ban quản lý khu chế xuất, Biên bản thỏa thuận cấp khí, nguyên liệu chung một đường ống giữa Thương nhân xuất khẩu khí, nguyên liệu và các Thương nhân nhập khẩu khí, nguyên liệu thống nhất thời Điểm xác nhận chỉ số đồng hồ đo lưu lượng khí, nguyên liệu khi đăng ký tờ khai hải quan, có chữ ký của Thương nhân xuất khẩu khí, nguyên liệu và các Thương nhân nhập khẩu khí, nguyên liệu;
a.2) Trường hợp đăng ký tờ khai xuất khẩu, tờ khai nhập khẩu khí, nguyên liệu theo tháng, thì Thương nhân xuất khẩu khí và các Thương nhân nhập khẩu khí, nguyên liệu thống nhất chọn một ngày trong tháng theo Biên bản thỏa thuận thực hiện đăng ký mở tờ khai xuất khẩu, nhập khẩu lượng khí, nguyên liệu căn cứ theo hợp đồng hoặc dự kiến mức tiêu thụ, nộp thuế theo quy định tại Điều 36 Thông tư số 38/2015/TT-BTC;
a.3) Trường hợp tờ khai xuất khẩu đăng ký một lần trong thời hạn hợp đồng không quá một năm để xuất khẩu khí, nguyên liệu nhiều lần, Thương nhân xuất khẩu khí, nguyên liệu và các Thương nhân nhập khẩu khí, nguyên liệu thống nhất chọn một ngày để đăng ký tờ khai theo từng tháng. Thương nhân xuất khẩu khí, nguyên liệu kê khai lượng khí, nguyên liệu theo chỉ số đồng hồ Thương nhân nhập khẩu khí, nguyên liệu vào ngày Thương nhân nhập khẩu khí, nguyên liệu xác định chỉ số đồng hồ lưu lượng khí, nguyên liệu đặt tại Thương nhân nhập khẩu khí, nguyên liệu;
b) Thương nhân xuất khẩu khí, nguyên liệu và các Thương nhân nhập khẩu khí, nguyên liệu thống nhất thời Điểm xác nhận chỉ số đồng hồ để thanh Khoản tờ khai xuất khẩu khí, nguyên liệu khi hết hợp đồng. Căn cứ vào Biên bản thống nhất trên, Thương nhân xuất khẩu khí, nguyên liệu thông báo bằng văn bản cho Chi cục Hải quan quản lý trước thời Điểm xác nhận chỉ số đồng hồ 03 (ba) ngày làm việc;
c) Thời Điểm xác nhận chỉ số đồng hồ sẽ là căn cứ để tính lượng khí và, nguyên liệu từ thời Điểm đó đến thời Điểm xác nhận chỉ số đồng hồ tiếp theo;
d) Thương nhân xuất khẩu khí, nguyên liệu căn cứ vào thực tế đường ống cấp khí, nguyên liệu, tính chất vật lý của từng loại khí, nguyên liệu để xây dựng định mức dung sai áp suất nén khí, nguyên liệu (bao gồm lượng khí, nguyên liệu thất thoát) tiêu hao trên đường ống phù hợp với thực tế định mức dung sai đồng hồ và chịu trách nhiệm về các định mức này trước pháp luật. Trong trường hợp có nghi ngờ, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan yêu cầu Thương nhân xuất khẩu trưng cầu giám định độc lập về các định mức trên;
đ) Trường hợp có sự thay đổi đường ống như bảo dưỡng, thay thế hoặc nối ghép đường ống ngầm cung cấp khí, nguyên liệu cho Thương nhân nhập khẩu, Thương nhân xuất khẩu phải thực hiện như quy định tại Điểm a.1, a.2 Khoản 1 Điều này.
2. Đối với Thương nhân nhập khẩu khí, nguyên liệu:
Có trách nhiệm thống nhất thời Điểm đăng ký tờ khai nhập khẩu khí, nguyên liệu lần đầu và thời Điểm xác nhận lượng khí, nguyên liệu thanh Khoản theo tháng và theo năm theo Biên bản giữa các bên quy định tại Điểm a.2 Khoản 1 Điều này.
Mục 7. THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI XĂNG DẦU XUẤT KHẨU, TÁI XUẤT CHO TÀU BIỂN
Điều 30. Địa Điểm làm thủ tục hải quan
Xăng dầu xuất khẩu, tái xuất cho tàu biển được thực hiện tại Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất hoặc tại Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu nơi Thương nhân có hệ thống kho nội địa chứa xăng dầu nhập khẩu, tạm nhập.
1. Đối với xuất khẩu xăng dầu:
Hồ sơ bao gồm các chứng từ theo quy định tại Khoản 1 Điều 12 Thông tư này. Ngoài ra, Thương nhân nộp bổ sung:
a) Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và Hợp đồng đại lý với công ty cung ứng tàu biển: 01 bản chụp (nộp lần đầu);
b) Đơn đặt hàng (order) của thuyền trưởng hoặc chủ tàu hoặc đại lý chủ tàu hoặc người được chủ phương tiện vận tải ủy quyền: 01 bản chính hoặc bản fax; e-mail; telex có xác nhận của giám đốc hoặc người được giám đốc ủy quyền ký tên, đóng dấu và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp của chứng từ;
c) Phiếu xuất kho: 01 bản chụp;
d) Biên bản giao nhận nhiên liệu giữa phương tiện vận tải vận chuyển xăng dầu và tàu biển: 01 bản chụp;
đ) Hóa đơn bán hàng hoặc chứng từ thanh toán: 01 bản chụp.
Hồ sơ bao gồm các chứng từ theo quy định tại Khoản 2 Điều 12 Thông tư này. Ngoài ra, Thương nhân nộp bổ sung:
a) Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và Hợp đồng đại lý với công ty cung ứng tàu biển: 01 bản chụp (nộp lần đầu);
b) Đơn đặt hàng (order) của thuyền trưởng hoặc chủ tàu hoặc đại lý chủ tàu hoặc hoặc người được chủ phương tiện vận tải ủy quyền: 01 bản chính hoặc bản fax; e-mail; telex có xác nhận của giám đốc hoặc người được giám đốc ủy quyền ký tên, đóng dấu theo quy định và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp của chứng từ. Trong đơn đặt hàng phải thể hiện rõ nội dung:
b.1) Cảng đến tiếp theo là cảng nước ngoài;
b.2) Nếu cảng tiếp theo là cảng biển, cảng sông Việt Nam (tàu chuyển cảng) thì phải có định mức lượng xăng dầu tiêu thụ chạy chặng nội địa (từ cảng hiện tại tới cảng xuất cảnh thuộc Cục Hải quan tỉnh, thành phố khác quản lý);
b.3) Lượng xăng dầu chạy tuyến quốc tế xuất cảnh;
b.4) Thời gian dự kiến xuất cảnh phải phù hợp với thời gian hiệu lực của tờ khai và thời gian lưu giữ xăng dầu tái xuất tại Việt Nam;
b.5) Tên, loại, số hô hiệu (nếu có) tàu mua xăng dầu từ nguồn tạm nhập trên tờ khai hải quan;
b.6) Cam kết về tính chính xác và sử dụng lượng xăng dầu đúng Mục đích;
c) Phiếu xuất kho: 01 bản chụp;
d) Biên bản giao nhận nhiên liệu giữa phương tiện vận tải vận chuyển xăng dầu và tàu biển: 01 bản chụp;
đ) Hóa đơn bán hàng hoặc chứng từ thanh toán: 01 bản chụp.
1. Thực hiện thủ tục, công tác giám sát, quản lý theo quy định tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC và Thông tư này.
2. Trường hợp xăng dầu cung ứng cho tàu biển tại Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục xuất khẩu, tái xuất hoặc tại Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu nơi có hệ thống kho nội địa chứa xăng dầu nhập khẩu, tạm nhập:
a) Thực hiện giám sát việc cung ứng xăng dầu cho tàu biển từ khi xăng dầu được bơm từ kho xuống tàu biển hoặc xuống phương tiện vận tải và giao hết cho tàu biển theo quy định tại Điểm b.2 Khoản 2 Điều 4 và lập Biên bản xác nhận giám sát theo Mẫu 01/BBGS/XDCUTB ban hành kèm theo Thông tư này;
d) Giám sát trọng Điểm đối với tàu biển đã nhận xăng dầu cung ứng còn neo đậu tại cảng, chưa xuất cảnh.
3. Trường hợp xăng dầu cung ứng cho tàu biển tại Chi cục Hải quan nơi tàu biển neo đậu:
b) Chủ trì và phối hợp với Chi cục Hải quan nơi tàu biển neo đậu trong việc bàn giao, quản lý và giám sát quá trình vận chuyển, cung ứng xăng dầu cho tàu biển;
c) Phối hợp với Chi cục Hải quan nơi tàu biển neo đậu để xử lý trường hợp tàu biển không tiếp nhận được lượng xăng dầu theo hợp đồng mua bán hoặc theo đơn đặt hàng hoặc tiếp nhận ít hơn so với lượng xăng dầu đã khai báo trên tờ khai xuất khẩu, tái xuất theo quy định tại Khoản 12 Điều 4 Thông tư này.
4. Mở tờ khai theo loại hình nhập khẩu tương ứng đối với lượng xăng dầu tiêu thụ chặng nội địa và mở tờ khai tái xuất đối với lượng xăng dầu tái xuất thực tế; tính thuế và thu thuế đối với lượng xăng dầu tiêu thụ chặng nội địa hoặc lượng xăng dầu đã làm thủ tục tái xuất cho tàu biển chạy tuyến quốc tế xuất cảnh nhưng vì lý do khách quan thay đổi lịch trình (có thêm chặng nội địa). Thời Điểm tính thuế là thời Điểm mở tờ khai mới, đơn giá tính thuế là đơn giá trên tờ khai tạm nhập.
5. Trên cơ sở đơn đặt hàng do Thương nhận nộp theo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 31 Thông tư này, thực hiện theo dõi và yêu cầu doanh nghiệp giải trình về định mức xăng dầu nếu có dấu hiệu vi phạm; phối hợp với cơ quan chức năng liên quan, cơ quan giám định để xử lý vi phạm khi Thương nhân có vi phạm về định mức.
a) Đối với tờ khai tái xuất thứ nhất:
a.1) Thương nhân đăng ký tờ khai tái xuất và thực hiện bơm xăng dầu lên phương tiện vận chuyển dưới sự giám sát của công chức hải quan;
a.2) Kết thúc bơm hàng, khi có số liệu chính xác, Thương nhân làm thủ tục bổ sung Điều chỉnh lượng trên tờ khai;
a.3) Công chức hải quan thực hiện niêm phong, thông quan tờ khai và các bước nghiệp vụ theo quy định.
b) Trường hợp đăng ký tờ khai tái xuất thứ hai (trở lên) cùng lúc, khi tờ khai tái xuất thứ nhất chưa thông quan:
b.1) Thương nhân có văn bản thông báo kế hoạch tái xuất xăng dầu gửi Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục tái xuất đề nghị cho bơm hàng lên phương tiện trước khi đăng ký tờ khai tái xuất dưới sự giám sát của cơ quan hải quan. Trong văn bản phải thể hiện rõ các nội dung: Thời gian, địa Điểm, phương tiện vận chuyển, loại hàng hóa, số lượng và cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật đối với hàng hóa;
b.2) Khi được Lãnh đạo Chi cục chấp thuận, công chức hải quan tiến hành giám sát việc bơm hàng và niêm phong hải quan theo quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 13 Thông tư này;
b.3) Thương nhân chịu trách nhiệm bảo quản nguyên trạng hàng hóa và phương tiện vận chuyển đã được niêm phong hải quan nằm trong khu vực giám sát hải quan;
b.4) Khi tờ khai tái xuất trước đã được thông quan, Thương nhân tiếp tục đăng ký tờ khai tái xuất cho lô hàng theo văn bản đã gửi cho cơ quan hải quan. Cơ quan hải quan tiếp tục thực hiện các bước theo quy định;
b.5) Phương tiện vận chuyển hàng hóa chỉ được rời khỏi khu vực giám sát hải quan sau khi công chức hải quan hoàn tất hồ sơ và Biên bản bàn giao cho Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất.
Điều 33. Trách nhiệm của Chi cục Hải quan nơi tàu biển neo đậu
1. Trường hợp tàu biển nhận cung ứng xăng dầu và làm thủ tục xuất cảnh tại cùng một Cục Hải quan tỉnh, thành phố:
a) Tiếp nhận Biên bản bàn giao xăng dầu cung ứng theo quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều 32 Thông tư này. Thực hiện giám sát việc cung ứng xăng dầu cho tàu biển theo quy định tại Điểm b.2 Khoản 2 Điều 4 Thông tư này và lập Biên bản xác nhận theo Mẫu 02/BBGS/XDCUTB ban hành kèm theo Thông tư này; thông báo cho Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục xuất khẩu, tái xuất để xử lý các phát sinh;
b) Thực hiện theo quy định tại Điểm b, Điểm c, Điểm d Khoản 2 Điều 32 Thông tư này.
2. Trường hợp tàu đã tiếp nhận xăng dầu cung ứng chưa xuất cảnh mà thay đổi lịch trình xuất cảnh (chuyển cảng) nhưng chưa có định mức lượng xăng dầu tiêu thụ chạy chặng nội địa quy định tại Điểm b.2 Khoản 2 Điều 31 Thông tư này, Chi cục Hải quan nơi tàu biển neo đậu:
a) Tiếp nhận thông tin trên Hệ thống hải quan điện tử E-Manifest trong trường hợp tàu biển thực hiện thủ tục chuyển cảng hoặc Bản khai chung tàu chuyển cảng của Chi cục Hải quan nơi hoàn thành thủ tục cho tàu chuyển cảng trong trường hợp tàu biển thực hiện thủ tục chuyển cảng bằng hồ sơ thủ công;
b) Yêu cầu Thương nhân thực hiện đúng quy định tại Khoản 4 Điều 35 Thông tư này, Điều 20, Khoản 2 Điều 51 Thông tư số 38/2015/TT-BTC;
c) Thông báo cho Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục xuất khẩu, tái xuất để phối hợp xử lý. Fax Thông báo và Phiếu trao đổi thông tin cho Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục cho tàu biển xuất cảnh để phối hợp xử lý;
d) Tiếp nhận bản fax hồi báo Phiếu trao đổi thông tin từ Chi cục Hải quan nơi hoàn thành thủ tục cho tàu xuất cảnh;
đ) Căn cứ thời gian tàu biển xuất cảnh trên Phiếu trao đổi thông tin của Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục cho tàu xuất cảnh:
đ.1) Trường hợp ngày xuất cảnh của tàu biển còn thời hạn hiệu lực đối với tờ khai tái xuất: Công chức hải quan giám sát nơi cung ứng xăng dầu cho tàu biển xác nhận “Hàng đã qua khu vực giám sát” trên Hệ thống hoặc trên tờ khai hải quan giấy về lượng xăng dầu đã xuất khẩu, tái xuất theo quy định;
đ.2) Trường hợp ngày xuất cảnh của tàu biển quá thời hạn hiệu lực đối với tờ khai tái xuất gửi thông báo cho Chi cục nơi làm thủ tục xuất khẩu, tái xuất để phối hợp xử lý.
Điều 34. Trách nhiệm của Chi cục Hải quan nơi tàu biển xuất cảnh
1. Tiếp nhận thông tin từ Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục xuất khẩu, tái xuất.
2. Tiếp nhận thông tin, Phiếu trao đổi thông tin từ Chi cục Hải quan nơi giám sát cung ứng xăng dầu fax.
3. Sau khi hoàn thành thủ tục cho tàu biển xuất cảnh, xác nhận và fax hồi báo Phiếu trao đổi thông tin cho Chi cục Hải quan nơi giám sát cung ứng xăng dầu.
4. Lưu Phiếu trao đổi thông tin theo quy định.
Điều 35. Trách nhiệm của Thương nhân
1. Mở tờ khai theo loại hình nhập kinh doanh đối với lượng xăng dầu tiêu thụ chặng nội địa tại Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai tạm nhập (phù hợp với bản định mức lượng xăng dầu chạy chặng nội địa do Thương nhân nộp cho cơ quan hải quan) và mở tờ khai tái xuất đối với lượng xăng dầu tái xuất thực tế tại Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai tái xuất xăng dầu.
2. Nộp đủ các loại thuế theo quy định đối với lượng xăng dầu chạy tuyến nội địa theo quy định tại Khoản 4 Điều 32 Thông tư này.
3. Đối với tàu biển quốc tịch Việt Nam chạy tuyến quốc tế xuất cảnh:
Mỗi lần Thương nhân cung ứng (tái xuất) xăng dầu chỉ được cung ứng đúng lượng xăng dầu theo đơn đặt hàng (Order) của thuyền trưởng hoặc chủ tàu hoặc đại lý chủ tàu hoặc người được chủ phương tiện vận tải ủy quyền; hoặc Hợp đồng đã ký giữa Thương nhân cung ứng và chủ tàu hoặc đại lý chủ tàu hoặc doanh nghiệp quản lý khai thác tàu (nếu có).
4. Trường hợp xăng dầu cung ứng (đã làm thủ tục tái xuất) cho tàu biển nhưng vì lý do khách quan tàu biển không xuất cảnh chạy tuyến quốc tế hoặc có xuất cảnh nhưng chạy thêm chặng nội địa thì thuyền trưởng hoặc chủ tàu hoặc người được chủ phương tiện vận tải ủy quyền có trách nhiệm thông báo cho Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục xuất khẩu, tái xuất xăng dầu, Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất (đối với trường hợp tàu biển xuất cảnh tại cửa khẩu khác với cửa khẩu nơi làm thủ tục tái xuất) biết để được giải quyết các thủ tục tiếp theo và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thông báo và nội dung thông báo này.
5. Sau khi hoàn thành việc giao xăng dầu cho tàu biển, Thương nhân nộp bản chính Biên bản giao nhận nhiên liệu giữa Thương nhân với thuyền trưởng hoặc người được chủ phương tiện vận tải ủy quyền cho cơ quan hải quan nơi thực hiện giám sát việc bơm xăng dầu.
6. Thương nhân có trách nhiệm nộp thuế các loại theo quy định đối với lượng xăng dầu đã làm thủ tục tái xuất nhưng sử dụng chạy chặng nội địa.
Mục 8. THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI XĂNG DẦU XUẤT KHẨU, TÁI XUẤT CHO MÁY BAY
1. Thủ tục hải quan đối với xăng dầu xuất khẩu, tái xuất cho máy bay thực hiện theo quy định đối với hình thức đăng ký tờ khai một lần để xuất khẩu hoặc tái xuất nhiều lần (giao nhận trước, đăng ký tờ khai hải quan sau) và phải đáp ứng quy định tại Khoản 8 Điều 25 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP.
2. Thương nhân khai 01 tờ khai cho tất cả các hãng hàng không quốc tế hoặc 01 tờ khai cho các hãng hàng không Việt Nam thực hiện các chuyến bay quốc tế xuất cảnh.
1. Đối với xuất khẩu xăng dầu:
Thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 12 Thông tư này, Điểm b.2 Khoản 1 Điều 93 Thông tư số 38/2015/TT-BTC.
2. Đối với tái xuất xăng dầu:
Ngoài các chứng từ phải nộp theo quy định tại Khoản 2 Điều 12 Thông tư này, Điểm b.2 Khoản 1 Điều 93 Thông tư số 38/2015/TT-BTC, Thương nhân nộp bổ sung các chứng từ sau:
a) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh xăng dầu và được Cục Hàng không Việt Nam cấp giấy phép cung cấp dịch vụ hàng không (loại hình dịch vụ cung cấp xăng dầu hàng không) tại cảng hàng không, sân bay theo quy định tại Thông tư số 16/2010/TT-BGTVT ngày 30/6/2012 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định chi Tiết về quản lý, khai thác cảng hàng không, sân bay: 01 bản chụp;
Trong Đơn đặt hàng phải thể hiện rõ nội dung: Tên và địa chỉ người mua, người bán; số lượng dự kiến tra nạp; đơn giá và có ký xác nhận của bên mua, bên bán; định mức lượng xăng dầu bay chặng nội địa (đối với các trường hợp tàu bay xuất cảnh có bay chặng nội địa), định mức lượng xăng dầu bay chuyến quốc tế; hành trình tàu; lượng xăng dầu dự kiến sử dụng; cam kết về tính chính xác và sử dụng lượng xăng dầu đúng Mục đích.
1. Thực hiện quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 93 Thông tư số 38/2015/TT-BTC và Thông tư này.
2. Chi cục Hải quan nơi tàu bay xuất cảnh thực hiện việc giám sát từng lần giao hàng trên cơ sở chứng từ giao nhận hàng hóa (Hóa đơn bán hàng, phiếu xuất kho) do thương nhân xuất trình, thực hiện xác nhận “hàng hóa đã xuất khẩu” và thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định đối với đăng ký tờ khai một lần quy định tại Điều 93 Thông tư 38/2015/TT-BTC.
3. Trường hợp cung ứng xăng dầu cho máy bay Việt Nam xuất cảnh nhưng có dừng tại một sân bay nội địa:
a) Công chức hải quan tiếp nhận từ hãng hàng không bản định mức xăng dầu sử dụng bay chặng nội địa (hãng hàng không hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về định mức này).
b) Căn cứ định mức xăng dầu sử dụng bay chặng nội địa, công chức giám sát xác nhận lượng xăng dầu thực tái xuất tính từ sân bay mà máy bay xuất cảnh.
c) Tính thuế, thu thuế đối với phần xăng dầu đã làm thủ tục tái xuất cho máy bay bay chạy chặng nội địa trong hành trình chạy tuyến quốc tế.
4. Chi cục Hải quan (nơi làm thủ tục tạm nhập xăng dầu) thực hiện hoàn thuế, không thu thuế tờ khai tạm nhập theo quy định.
Điều 39. Trách nhiệm của Thương nhân
1. Thực hiện quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 93 Thông tư số 38/2015/TT-BTC.
2. Trước khi giao nhận hàng hóa, Thương nhân có trách nhiệm xuất trình cho cơ quan hải quan chứng từ giao nhận hàng hóa (Hóa đơn bán hàng, phiếu xuất kho) để cơ quan hải quan thực hiện việc giám sát. Trên Hóa đơn bán hàng phải thể hiện đầy đủ các nội dung: tên, loại, số hiệu phương tiện mua xăng dầu từ nguồn tạm nhập.
THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI DẦU THÔ XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU
Điều 40. Địa Điểm làm thủ tục hải quan
Tại Chi cục Hải quan thuận tiện.
1. Thực hiện theo quy định đối với xăng dầu, hóa chất, khí nhập khẩu, xuất khẩu tại Điều 7, Điều 12 Thông tư này.
2. Chứng từ phải nộp tại thời Điểm có giá chính thức:
a) Thời Điểm có giá chính thức là thời Điểm được thỏa thuận trên Hợp đồng mua bán hàng hóa.
Việc khai giá chính thức thực hiện theo quy định tại Điểm b.1 Khoản 1 Điều 17 Thông tư số 39/2015/TT-BTC.
b) Chứng từ phải nộp tại thời Điểm có giá chính thức:
b.1) Hóa đơn thương mại (commercial Invoice) hoặc Hóa đơn giá trị gia tăng (GTGT): 01 bản chụp;
b.2) Thông báo kết quả giám định về lượng: 01 bản chụp.
Điều 42. Trách nhiệm của Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu
1. Thực hiện thủ tục, công tác giám sát, quản lý theo quy định tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC và Thông tư này.
2. Thực hiện xác nhận hàng qua khu vực giám sát đối với dầu thô xuất khẩu theo quy định tại Điểm c.4 Khoản 1 Điều 52 Thông tư số 38/2015/TT-BTC.
3. Thực hiện kiểm tra, giám sát hàng hóa là dầu thô xuất khẩu tại cảng dầu khí ngoài khơi theo quy định tại Điểm b Khoản 5 Điều 4 Thông tư này. Trường hợp Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan không thực hiện việc kiểm tra thực tế hàng hóa thì căn cứ Thông báo kết quả kết quả giám định.
4. Tờ khai xuất khẩu dầu thô phải được kiểm tra chi Tiết hồ sơ.
Điều 43. Trách nhiệm của Thương nhân
1. Thực hiện việc khai hải quan trên tờ khai theo các chỉ tiêu thông tin tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 38/2015/TT-BTC.
2. Thực hiện khai báo giá chính thức theo quy định tại Điểm b.1 Khoản 1 Điều 17 Thông tư số 39/2015/TT-BTC.
3. Mỗi quý, vào ngày 05 tháng đầu tiên của quý tiếp theo, Thương nhân xuất khẩu dầu khí có trách nhiệm thông báo Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục xuất khẩu dầu khí kế hoạch xuất khẩu trong quý. Thông tin bao gồm: Số lượng dự kiến xuất khẩu mỗi tháng, tần suất xuất trong tháng, địa Điểm bơm hoặc khai thác.
Thực hiện theo quy định tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC. Ngoài ra, có một số nội dung được hướng dẫn bổ sung như sau:
1. Địa Điểm làm thủ tục hải quan:
Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập phục vụ hoạt động dầu khí được thực hiện tại Chi cục Hải quan thuận tiện.
2. Thời hạn tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập:
Hàng hóa tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập phục vụ hoạt động dầu khí được lưu lại tại Việt Nam theo quy định tại Điều 12, Điều 13 Nghị định số 187/2013/NĐ-CP.
3. Địa Điểm đăng ký Danh Mục hàng hóa nhập khẩu miễn thuế phục vụ hoạt động dầu khí:
Thực hiện theo quy định tại Khoản 4 Điều 104 Thông tư số 38/2015/TT-BTC.
Cục Hải quan tỉnh, thành phố nơi cấp Danh Mục hàng hóa miễn thuế được tách, cấp Danh Mục miễn thuế và Phiếu theo dõi trừ lùi thành nhiều Phụ lục khác nhau theo đề nghị của người đăng ký danh Mục nhưng phải đảm bảo nguyên tắc tổng lượng hàng hóa các Phiếu theo dõi trừ lùi được tách, cấp phải bằng tổng lượng hàng hóa trên Danh Mục miễn thuế đã cấp và phù hợp với Mục tiêu của dự án.
4. Một số trường hợp đặc thù:
Căn cứ Hợp đồng thuê mượn, Hợp đồng dịch vụ với nhà thầu dầu khí khác tại Việt Nam, doanh nghiệp tạm nhập làm thủ tục tái xuất, doanh nghiệp trúng thầu Hợp đồng dầu khí tiếp theo làm thủ tục tạm nhập sau khi hoàn thành thủ tục tái xuất.
Hồ sơ hải quan thực hiện theo quy định đối với hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu quy định tại Khoản 3 Điều 16 Thông tư số 38/2015/TT-BTC, không thực hiện xác nhận hàng đã qua khu vực giám sát.
b) Đối với hàng hóa nhập khẩu phục vụ hoạt động dầu khí từ 10 (mười) năm trở lên, đã hết thời hạn sử dụng hoặc không còn nhu cầu sử dụng:
Khi thực hiện thanh lý, Doanh nghiệp không phải kê khai tờ khai nhập khẩu theo quy định và có văn bản cam kết về việc hàng hóa thanh lý có nguồn gốc từ hàng hóa nhập khẩu để phục vụ hoạt động dầu khí. Các thủ tục liên quan đến thanh lý hàng hóa nhập khẩu thực hiện theo quy định tại Điều 85 Thông tư số 38/2015/TT-BTC.
Về giá trị hàng hóa, năm nhập khẩu do doanh nghiệp tự kê khai và cam kết hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật; chính sách thuế thực hiện theo quy định hiện hành.
c) Đối với hàng hóa tạm nhập nhưng không tái xuất mà chuyển thành hàng nhập khẩu để tạo tài sản cố định: Thực hiện theo quy định tại Điều 21 Thông tư số 38/2015/TT-BTC.
d) Đối với tàu thuê từ nước ngoài để phục vụ hoạt động dầu khí hết theo Hợp đồng cung cấp hoặc Hợp đồng dịch vụ ký kết với các nhà thầu dầu khí:
Sau khi hết thời hạn thuê tàu, người khai hải quan phải đưa tàu vào khu vực giám sát hải quan để cơ quan hải quan thực hiện việc giám sát theo quy định, đồng thời cam kết thời hạn neo tàu tại Việt Nam để chờ ký Hợp đồng mới.
Khi tìm được Hợp đồng mới, người khai hải quan thực hiện mở tờ khai tái xuất và tờ khai tạm nhập để chuyển giao con tàu và bị xử phạt theo quy định.
Điều 45. Trách nhiệm của Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu
1. Thực hiện thủ tục hải quan theo quy định tại Thông tư này.
2. Xác định hàng hóa đã xuất khẩu trường hợp hàng hóa xuất khẩu phục vụ hoạt động dầu khí được xuất khẩu từ đất liền: Thực hiện theo quy định tại Điều 53 Thông tư số 38/2015/TT-BTC.
3. Xác định hàng hóa đã xuất khẩu trường hợp hàng hóa xuất khẩu phục vụ hoạt động dầu khí được xuất khẩu từ cảng dầu khí ngoài khơi:
a) Công chức hải quan đối chiếu các thông tin trên Hệ thống dữ liệu điện tử hải quan với Vận đơn hoặc chứng từ vận chuyển xác định hàng hóa đã xếp lên phương tiện vận tải xuất cảnh hoặc bản khai hàng hóa (đối với tàu dịch vụ dầu khí) để xác định hàng đã xuất khẩu;
b) Đối với hàng hóa nhập khẩu được thanh lý bằng hình thức xuất khẩu, công chức hải quan đối chiếu các thông tin hàng hóa nhập khẩu với hàng hóa xuất khẩu, văn bản cam kết về việc hàng hóa thanh lý có nguồn gốc từ hàng hóa nhập khẩu để phục vụ hoạt động dầu khí làm cơ sở xác định thực trạng hàng hóa đưa vào, đưa ra lãnh thổ Việt Nam.
4. Thực hiện kiểm tra, giám sát hàng hóa phục vụ hoạt động dầu khí xuất khẩu tại cảng dầu khí ngoài khơi theo quy định tại Điểm b Khoản 5 Điều 4 Thông tư này.
5. Thực hiện kiểm tra sau thông quan đối với tất cả các tờ khai nhập khẩu, xuất khẩu hàng hóa phục vụ hoạt động dầu khí tại cảng dầu khí ngoài khơi. Trường hợp doanh nghiệp xuất khẩu là doanh nghiệp ưu tiên thì có kế hoạch kiểm tra sau thông quan theo nguyên tắc kiểm tra định kỳ, đột xuất hoặc trọng Điểm.
Điều 46. Trách nhiệm của Thương nhân
1. Thực hiện thủ tục hải quan theo quy định.
2. Trường hợp Chi cục trưởng Chi cục Hải quan quyết định giám sát trực tiếp hàng hóa theo quy định tại Điểm b, Khoản 5 Điều 4 Thông tư này, Thương nhân có trách nhiệm phối hợp với công chức hải quan trong việc bố trí phương tiện di chuyển đến địa Điểm lưu giữ hàng hóa và/hoặc trong quá trình vận chuyển hàng hóa.
Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 20 tháng 7 năm 2016 và bãi bỏ các Thông tư sau:
1. Thông tư số 139/2013/TT-BTC ngày 09/10/2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định thủ tục hải quan đối với xăng dầu xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu; nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất và pha chế xăng dầu; nguyên liệu nhập khẩu để gia công xuất khẩu xăng dầu.
2. Thông tư số 70/2014/TT-BTC ngày 28/5/2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định thủ tục hải quan đối với khí và khí dầu mỏ hóa lỏng xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu; nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất và pha chế khí và khí dầu mỏ hóa lỏng; nguyên liệu nhập khẩu để gia công xuất khẩu khí và khí dầu mỏ hóa lỏng.
Điều 48. Điều Khoản chuyển tiếp
1. Các trường hợp tạm nhập xăng dầu, khí, nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất xuất khẩu và gia công xuất khẩu xăng dầu, khí vào thời Điểm Thông tư số 139/2013/TT-BTC và Thông tư số 70/2014/TT-BTC có hiệu lực thi hành nhưng thanh Khoản vào thời Điểm Thông tư này có hiệu lực thì Thương nhân được lựa chọn thanh Khoản theo hướng dẫn tại Thông tư số 139/2013/TT-BTC và Thông tư số 70/2014/TT-BTC hoặc quyết toán theo hướng dẫn tại Thông tư này.
2. Chính sách thuế đối với xăng dầu xuất khẩu, nhập khẩu; nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất và pha chế xăng dầu; nguyên liệu nhập khẩu để gia công xuất khẩu xăng dầu được thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 36/2016/TT-BTC ngày 26/02/2016 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính và Thông tư này theo từng loại hình tương ứng; đối với cùng nội dung có quy định khác giữa Thông tư số 38/2015/TT-BTC, Thông tư số 36/2016/TT-BTC và Thông tư này thì thực hiện theo Thông tư này.
1. Trong quá trình thực hiện, nếu các văn bản liên quan đề cập tại Thông tư này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì thực hiện theo văn bản mới được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế.
2. Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan chỉ đạo Cục trưởng Cục Hải quan các tỉnh, thành phố chịu trách nhiệm tổ chức quản lý, theo dõi và triển khai thực hiện nội dung quy định tại Thông tư này.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc phát sinh, đề nghị phản ánh kịp thời Bộ Tài chính (qua Tổng cục Hải quan) để nghiên cứu giải quyết./.
|
KT. BỘ TRƯỞNG |
CỤC HẢI QUAN TỈNH/TP...
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /BBGS-ĐV |
|
Hồi... giờ... phút, ngày... tháng... năm..tại …………………………………………………………….
Chúng tôi gồm:
1. Ông (Bà): ………………………………………, Công chức Đội: ………………………………….,
Chi cục Hải quan: …………………………………………………………………………………………
2. Ông (Bà): ………………………………………, Công chức Đội: ………………………………….,
Chi cục Hải quan: …………………………………………………………………………………………
3. Ông (Bà): ………………………………………, Đại diện Công ty: …………………………………
4. Ông (Bà): ………………………………………, Đại diện Phương tiện vận tải: ………………….
Cùng tiến hành lập Biên bản xác nhận sự việc sau:
Trước sự chứng kiến của đại diện Công ty …………………………….., công chức hải quan thuộc Chi cục Hải quan cửa khẩu ……………………………………………tiến hành giám sát lô hàng thuộc tờ khai số... ngày... tháng... năm….., đăng ký tại Chi cục Hải quan cửa khẩu ……………, Cục Hải quan tỉnh/TP …………………………………., kết quả như sau:
A. Phương tiện vận tải:
……………………………………………………………………………………………………………….
B. Thời gian giám sát:
Từ ...giờ ...phút, ngày... tháng... năm đến ... giờ ... phút... ngày ... tháng ... năm.
C. Hàng hóa:
Tên hàng: …………………………………………………………………………………………………..
Lượng: .... (Quy đổi từ chỉ số của đồng hồ đo: Tích đầu: …….. Tích cuối:.........)
Toàn bộ lượng hàng trên được bơm từ Bồn/Bể ………………………. của Công ty ……………. xuống phương tiện …………………………………….
D. Niêm phong hải quan:
Sau khi kết thúc việc bơm hàng, chúng tôi đã niêm phong tổng cộng... Seal, từ số... đến số... tại... bằng...; lỗ đo xăng dầu bằng... niêm phong hải quan, van bơm bằng... niêm phong...
Toàn bộ hàng đã được niêm phong hải quan giao cho chủ hàng có trách nhiệm bảo quản nguyên trạng hàng hóa để chuyển tới cửa khẩu xuất theo quy định.
Biên bản kết thúc hồi ... giờ ... phút ngày... tháng... năm…, lập thành 03 (ba) bản có giá trị như nhau, đã đọc cho những người có trên trên nghe, nhất trí và ký tên dưới đây./.
ĐẠI DIỆN CHỦ
HÀNG |
ĐẠI DIỆN PTVT |
CHI CỤC HQ
CK... |
CỤC HẢI QUAN TỈNH/TP...
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /BBGS-ĐV |
|
Hồi... giờ... phút, ngày... tháng... năm..tại …………………………………………………………….
Chúng tôi gồm:
1. Ông (Bà): ………………………………………, Công chức Đội: ………………………………….,
Chi cục Hải quan: …………………………………………………………………………………………
2. Ông (Bà): ………………………………………, Công chức Đội: ………………………………….,
Chi cục Hải quan: …………………………………………………………………………………………
3. Ông (Bà): ………………………………………, Đại diện Công ty: …………………………………
4. Ông (Bà): ………………………………………, Đại diện Phương tiện vận tải: ………………….
Cùng tiến hành lập Biên bản mở niêm phong hải quan, giám sát hàng hóa xuất khẩu như sau:
Lô hàng thuộc tờ khai số... ngày... tháng... năm..., đăng ký tại Chi cục Hải quan cửa khẩu ………….., Cục Hải quan tỉnh/TP …………………., được chở trên phương tiện ………………., bàn giao cho Chi cục Hải quan cửa khẩu ………………….., Cục Hải quan tỉnh/TP ………………, làm tiếp thủ tục tái xuất theo quy định gồm:
A. Số niêm phong hải quan:
Số lượng niêm phong: ...Seal, vị trí niêm phong theo như Biên bản giám sát của hải quan cửa khẩu ……………………………………………………………………………………………………….
Tình trạng niêm phong: …………………………………………………………………………………
B. Hàng hóa gồm:
Tên hàng: …………………………………….Lượng: …………………………………………………
(Theo Biên bản bàn giao số: ……………………………….…………, ... ngày ..... tháng …..năm)
Tên hàng: …………………………………….Lượng: …………………………………………………
(Theo Biên bản bàn giao số: ……………………………….…………, ... ngày ..... tháng …..năm)
Tên hàng: …………………………………….Lượng: …………………………………………………
(Theo Biên bản bàn giao số: ……………………………….…………, ... ngày ..... tháng …..năm)
Lượng hàng trên được hải quan cửa khẩu ………………………………………………. mở niêm phong và giám sát bơm lên tàu ……………………………………….. quốc tịch …………………..
Lượng hàng tồn (trường hợp tàu không tiếp nhận được hết toàn bộ lô hàng) …………………..
Biên bản kết thúc hồi ... giờ ... phút ngày... tháng... năm….., lập thành 03 (ba) bản có giá trị như nhau, đã đọc cho những người có trên trên nghe, nhất trí và ký tên dưới đây./.
ĐẠI DIỆN CHỦ
HÀNG |
ĐẠI DIỆN PTVT |
CHI CỤC HQ
CK... |
THE MINISTRY OF
FINANCE |
THE SOCIALIST
REPUBLIC OF VIETNAM |
No: 69/2016/TT-BTC |
Hanoi, May 06, 2016 |
Pursuant to the Law No.54/2014/QH13 on Customs dated June 23, 2014;
Pursuant to the Law No.45/2005/QH11 on Export and Export Duties dated June 14, 2005;
Pursuant to the Law No.78/2006/QH10 on Tax administration dated November 29, 2006; the Law No. 21/2012/QH13 dated November 20, 2012 on amendments to a number of articles of the Law on Tax Administration ; the Law No.71/2014/QH13 dated November 26, 2014 on amendments to a number of articles of Laws on Taxes;
Pursuant to the Law No. 36/2005/QH11 on Commerce dated June 14, 2005;
Pursuant to the Law on Petroleum dated July 06, 1993; the Law dated June 09, 2000 on amendments to a number of articles of the Law on Petroleum ; the Law on amendments to a number of articles of the Laws on Petroleum dated June 03, 2008;;
Pursuant to the Law No. 05/2007/QH12 on Goods and product quality dated November 21, 2007;
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Pursuant to the Government’s Decree No.12/2015/ND-CP dated February, 12, 2015 detailing the implementation of the Law on amendments to a number of articles to the Law on Taxes and Decrees on Taxation;
Pursuant to the Government's Decree No.87/2010/ND-CP dated August 13, 2010 detailing the implementation of a number of Articles of the Law on Export and Import Duties;
Pursuant to the Government’s Decree No.83/2014/ND-CP on petroleum business dated September 03, 2014;
Pursuant to the Government’s Decree No.83/2013/ND-CP dated July 22, 2013 detailing the implementation of the Law on Tax Administration and Law on amendments to a number of articles to the Law on Tax Administration;
Pursuant to the Government's Decree No.187/2013/ND-CP dated November 20, 2013 detailing the implementation of the Law on Commerce regarding international goods sale and purchases; and agency activities for international goods sale, purchase, processing and transit;
Pursuant to the Government’s Decree No.19/2016/ND-CP on gas business dated March 22, 2016;
Pursuant to the Government’ Decree No. 215/2013/ND-CP dated December 23, 2013 defining the functions, tasks, entitlements and organizational structure of the Ministry of Finance;
At request of the Director of the General Department of Customs,
The Minister of Finance hereby issues this Circular stipulating customs procedures for import, export, temporary import for re-export and transit of petroleum, chemical and gas; imported raw materials for producing and preparing and outward processing of petroleum and gas, imported and exported crude oil and other imports, exports for petroleum industry.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
This Circular stipulates customs procedures for import, export, temporary import for re-export and transit of petrol and oil, chemicals and gases; importation of raw materials for producing and preparing or outward processing of petroleum and gas, import and export of crude oil and other imports, exports serving petroleum industry.
1. Petrol and oil importers, exporters and producers prescribed in the Decree No.83/2014/ND-CP.
2. Gas wholesalers who are entitled to import, export, temporarily import, re-export, transit gases to Vietnam as prescribed in the Decree No.19/2016/ND-CP and regulations of the Ministry of Industry and Trade.
3. Chemical importers and exporters.
4. Vietnam National Oil and Gas Group
5. Organizations and individuals participating in petroleum industry under oil and gas agreements signed with the Vietnam National Oil and Gas Group under regulations of laws.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
7. Crude oil importers and exporters.
8. Providers of assessment services (hereinafter referred to as “assessor”) under regulations of laws; quality inspection authorities and designated conformity assessment organizations.
9. Customs brokers
10. Customs officials and customs authorities.
For the purpose of this Circular, terms herein shall be construed as follows:
1. Gas herein refers to liquefied petroleum gas (LPG), liquefied natural gas (LNG) and compressed natural gas (CNG).
2. Liquefied petroleum gas (LPG) is a mixture of hydrocarbon gases derived from petroleum, containing 2 major compositions called propane (C3H8) or butane (C4H10); or the mixture of both propane and butane. LPG presents in form of vaporized gas at the normal temperature and pressure; and may turn into liquid at a limited temperature and pressure.
3. Liquefied natural gas (LNG) is a liquid hydrocarbon product, derived from natural gases, mainly containing Methane (CH4). LNG presents in form of vaporized gas at the normal temperature and pressure; and may turn into liquid form at a limited temperature and pressure.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
5. Chemicals herein may present in either vapor or liquid form;
Article 4. Specific provisions
1. Only traders prescribed in clauses 2, 4 and 5, Article 35 of the Decree No.83/2014/ND-CP and Circular No.38/2014/TT-BCT dated October 24, 2014 by the Minister of Industry and Trade are allowed to temporarily imported petrol and oil for re-exportation.
2. Traders are entitled to pump petrol and oil, chemicals, gases and raw materials from tank trucks into storage tanks and vice versa only if they:
a) For imported or temporarily imported chemicals, petrol and oil and gases; and imported raw materials:
a.1) Lodge the customs declaration under regulations of laws;
a.2) Have the quantitative assessment application certified by the assessors or designated conformity assessment organization;
a.3) Have the sampling record or sampling document countersigned by the trader and State inspection authority (for goods on the List of imports subject to quality inspection (hereinafter referred to as “the List”));
a.4) Undergo the supervision of the customs authority;
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
a.4.1) Pumped gas, petrol and oil, chemicals or raw materials shall be same in type to that in the storage tanks that have uninterrupted pipelines;
a.4.2) Traders shall be legally responsible for their statement on pumping of petrol and oil, gases, chemicals and raw materials ; reserve the status quo of petrol and oil, gases, chemicals and raw materials therein until the State inspection authority releases conclusion of goods quality (for those on the List) and the clearance is granted .
b) For exported or re-exported petrol and oil and chemicals:
b.1) Lodge the customs declaration under regulations of laws;
b.2) Undergo the supervision of the customs authority;
According to the trader’s statement in section “Phần ghi chú (Notes)” on the customs declaration in respect of symbols of storage tanks, date and time of pumping and the reality, the Head of the Customs Sub-Department where the trader goes through procedures for import or temporary import shall decide appropriate methods and forms of supervision. The trader shall pump petrol and oil, chemicals, gases or raw materials from storage tanks into tank trucks for export or re-export to entities prescribed in point b, clauses 4 and 5, Article 35 of the Decree No.83/2014/ND-CP; or for export to those prescribed in clause 3, Article 19, and clause 2 Article 35 of the Decree No.19/2016/ND-CP.
c) In case of any adjustment to the trader’s statement in “Phần ghi chú (Note)” section stipulated in points a and b of this Article, such trader shall submit a notification of adjustment to the customs authority that conducts the supervision directly or by fax prior to pumping. In case of loading or unloading of goods out of office hours or on holidays, the trader shall notify the customs authority by telephone or via email prior to pumping and submit a written notification on the immediately following working day.
d) All storage tanks filled with oil, gas, chemicals and raw materials shall undergo the customs supervision. According to types of goods, form of import and the reality, the head of the Customs Sub-Department shall consider sealing ineligible storage tanks, except for those having uninterrupted pipelines.
3. Quality inspection of imported and temporarily imported petrol and oil, gases, chemicals and raw materials on the List:
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
a) Customs officials shall record whether traders submit the quality inspection result as it is announced.
b) In case the shipment quality fails to satisfy imports quality requirements:
b.1) For recycling shipments:
Before recycling, the trader shall submit a recycling plan ( including the import declaration, articles, quantity, methods of recycling, date and location of recycling) to the Customs Sub-Department where the trader goes through customs procedures for importation or temporary importation and shall be legally liable for the recycling. If recycled petrol and oil, chemicals or gases still fail to satisfy the import quality requirements, all petrol and oil, chemicals, gases and raw materials (both old and new ones) must be exported or re-exported under point b.2 hereunder and shall be dealt with in accordance with regulations on administrative violation handling and enforce the implementation of administrative decisions .
b.2) For exported or re-exported shipments
All petrol and oil, gases or chemicals in storage tanks shall be exported or re-exported.
Goods which requires the export license or registration for export plan, or excessive unsatisfactory goods compared to the initial importation shall be registered or have the export license under regulations of laws.
4. Measurement of imported, exported or temporarily imported petrol and oil, gases and chemicals ; imported raw materials for producing and preparing or outward processing of petroleum and gas, imported and exported crude oil:
The loss rate of imported, exported, temporarily imported petrol and oil; and imported raw materials for producing and preparing or outward processing petrol and oil shall be conformable to the Circular No.43/2015/TT-BCT dated December 08, 2015 by the Minister of Industry and Trade.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
In case of any discrepancy between the quantitative assessment result and the quantity stated on invoices, bill of lading or contract:
a.1) Where the difference is within the tolerance of the contract and not exceeds the loss rate under regulations of the Ministry of Industry and Trade:
If the difference between the quantitative assessment result and the quantity stated on invoices, bill of lading or contract is within the tolerance stated on the contract, the assessable mass of petrol and oil, chemicals, gases or raw materials is the quantity stated in the assessment conclusion by the assessor or designated conformity organization.
a.2) If the difference is beyond the tolerance in point a.1 of this clause, the Customs Sub-Department that compares the declaration with sale invoice (or delivery note), purchase order and quantitative assessment results shall send the trader a request for accountability.
b) Exported or re-exported petrol and oil, chemicals and gases transported by tank truck through road checkpoints ( main checkpoints or international checkpoints) shall be weighed by gauge or vehicle scale (if it is furnace oil (FO), exported or re-exported gases) fitted in the depot as such petrol and oil, chemical or gas is pumped into the tank truck. In case of absence of gauges, the quantity stated in the quantitative assessment conclusion by the assessor or designated conformity assessment organization or the testing results submitted by the trader shall apply.
In case of absence of assessors, petrol and oil, gases or chemicals shall be measured by vehicle measuring scheme.
c) For petrol and oil for the use of vessels (including imported or temporarily imported petrol and oil):
c.1) Petrol and oil directly pumped into vessels shall be measured by the tank gauge fitted in the depot.
c.2) Petrol and oil pumped into tank trucks to supply to vessels:
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
c.2.2)Petrol and oil pumped from tank trucks to vessels shall be measured by the measuring scheme of tank trucks or oil chamber of the vessel, or tank gauge of the tank truck or vessel according to the reality and in accordance with the applicable practice;
c.2.3)The quantity of petrol and oil specified on the transfer note shall be considered as the basis for customs clearance.
c.2.4) In case of difference in the quantity indicating on the tank gauge and the transfer note, the Customs Sub-Department where the temporary import procedure is carried out shall determined the actual quantity of exported or re-exported petrol and oil according to the transfer note, payment documentation and the trader's explanation; and liquidate imports in the temporary import declaration
d)Aviation fuel (including imported and temporarily imported aviation fuel) shall be measured by tank gauge of dedicated fuel dispensers ;
dd) Petrol and oil supplied to entities prescribed in point b, clause 4, Article 5 of the Decree No.83/2014/ND-CP shall be measured by the tank gauge of the depot or vehicle measuring scheme;
e) Tank gauges and scales (except for those fitted in vessels and aircraft) shall undergo inspection in accordance with the law on measuring and sealing.
In case of application of vehicle measuring scheme, the unexpired certificate of calibration issued by the testing body or independent testing body is required;
g) Imported and exported crude oil shall be measured according to the quantitative assessment result issued by the assessor or designated assessment conformity organization;
h) Unit of quantity of petrol and oil, gases, chemicals, raw materials and crude oil shall be converted in accordance with the Circular No.103/2015/TT-BTC on the List of Vietnam’s Imports and Exports dated July 01, 2015 by the Minister of Finance.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
a) For imported, exported or temporarily imported petrol and oil, gases and chemicals; and imported raw materials for producing and preparing and outward processing of petroleum and gases:
a.1) In case the shipment is required to undergo the physical inspection, customs officials shall make the inspection results publicly available on the E-Manifest system according the quantitative assessment result, State inspection result, Certificate of assessment of shipment or testing result notification (except for aviation fuel).
In case of suspicion of the assessment result, the customs authority shall select a designated conformity assessment organization or assessor (in case the designated conformity assessment organization refuses in writing) to carry out re-assessment. The re-assessment result shall bind both parties. In case of disagreement with the assessment result, the declaring may file a complaint under regulations of laws.
a.2) For petrol and oil exported or re-exported to enterprises stipulated in point b, clause 4, Article 35 of the decree No.83/2014/ND-CP, the physical inspection result shall be made according to the transfer note or other fixture note or tank gauges or vehicle measuring schemes, and Certificate of assessment or testing result notification.
b) For exported crude oil, imports and exports for petroleum industry at offshore oil ports:
b.1) Exported crude oil or imports/exports for petroleum industry at the offshore oil ports shall undergo documentary inspections; except for those exported or imported by prioritized enterprises stipulated in the Circular No.72/2015/TT-BTC dated May 12, 2015 by the Minister of Finance on application of priority policies to customs procedures, customs supervision and inspection of imports and exports;
b.2) The physical inspection of exported crude oil and imports, exports for petroleum industry at offshore oil ports shall be conducted according to the trader’s notification under clause 3, Article 43 hereof, customs documents and shipment information up to the date of declaration. The Customs Sub-Department where the import or export procedure is carried out shall consider exempting physical inspection according to the written commitment to compliance with regulations of laws. In case of suspicions, the head of the Customs sub-Department shall conduct the direct supervision or inspection under regulations of laws.
6. For sampling of exported, imported or temporarily chemicals, petrol oil and gas; and imported raw materials: The sample shall be taken in accordance with clause 3, Article 31 of Circular No.38/2015/TT-BTC dated March 25, 2015 by the Minister of Finance on customs procedures, customs inspection and supervision; import-export duties and imports and exports tax administration;
7. Imported and temporarily imported petrol and oil, gases, chemicals and raw materials shall be granted customs clearance if the importer:
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
b) Complete the additional declaration (where necessary), except for the declaration about price adjustment due to absence of office price at the time of import or export declaration
c) Fulfill tax liabilities (all taxes are paid or guaranteed)
8. For petrol and oil in transshipment:
a) Petrol and oil shall be transshipped at locations designated by port authorities or the Ministry of Transport or People’s Committees of provinces. Petrol and oil from ultra large oil tankers or tank trucks that Vietnam’s ports are unable to directly take delivery of shall be transshipped at locations designated by port authority under clause 15, Article 19 of the Decree No.83/2014/ND-CP;
b) Traders shall notify the customs Sub-Department in charge of the transshipment area prior to transshipment. To be specific:
b.1)The Trader shall specify the transshipment area; name, type and call sign (if any) of tank trucks or oil tankers and other involved vehicles; estimated duration and quantity of transshipped petrol and oil and the location of means of transport of transshipped petrol and oil. The shipowner shall have his/her vessel anchored at the registered location until requirements for petrol and oil pumping and customs procedure is fulfilled.
b.2) The traders whose shipment is transported on the incoming oil tanker shall lodge customs declaration by transshipment. The quantity of transshipped petrol and oil shall be determined according to the quantitative assessment result notification.
c) Customs authorities shall supervise the transshipment on the principle of risk management under regulations of laws.
According to the reality and elements mentioned in point b.1 of this clause, the Head of Customs Sub-Department shall direct relevant agencies to prepare plans and measures for supervision of transshipment and assign or request the Head of the Customs Sub-Department to assign an agency to conduct the supervision.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
9. Petrol and oil, chemicals and gases temporarily imported for re-exportation shall be retained in Vietnam within the time limit set in clause 4, Article 11 of the Decree No.187/2013/ND-CP.
10. For petrol and oil, chemicals and gases temporarily imported but not re-exported or partially re-exported and the remain is sold domestically (hereinafter referred to as “repurposed petrol and oil, gas and chemical"):The trader shall lodge a new customs declaration by form of importation of repurposed petrol and oil, chemicals or gases; imports management policies, taxation (including preferential tax policies, if any) on imports at the time of new customs declaration except for those that conform to imports management policies at the time of initial customs declaration.
11. Basis for identification of re-exported and exported petrol and oil, chemicals and gases
a) The imports declaration that has been cleared and the certified “Hàng đã qua khu vực giám sát (imports have been through the customs controlled area)” on the E-manifest system (for petrol and oil, gases and chemicals exported or re-exported by seas, transshipment port or transshipment area; international aviation or vessels fuels; exported or-re-exported petrol and oil and gases stored in bonde warehouses);
b) The imports declaration that has been cleared and certified “Hàng đã qua khu vực giám sát (imports have been through the customs controlled area)” on the E-manifest system (for petrol and oil, chemicals and gases exported or re-exported by road or waterway);
c)The export and import declarations that have been cleared for petrol and oil or gases exported or re-exported to those prescribed in point b, clause 4, Article 35 of the Decree No.83/2014/ND-CP; and clause 3, Article 19 and clause 2, Article 35 of the Decree No.19/2016/ND-CP:
12. For petrol and oil supplied or re-exported to entities in point b, clause 5, Article 35 of the Decree No.83/2014/ND-CP:
a) The trader shall follow procedures for repurposing petrol and oil that has been lodged in the re-export declaration or has been lodged in the re-export declaration but used for domestic legs (according to the domestic leg estimated consumption declared and submitted by the trader);
b) Traders shall lodge an additional customs declaration on petrol and oil supplied to entities prescribed in point b, clause 5, Article 35 of the Decree No.83/2014/ND-CP according to the purchase order of the shipowner or shipping agent or the person authorized to take charge of the international voyage.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Such enterprises shall go through import procedures and shall be legally responsible for the consumption of such petrol and oil or gases that must be used for machines and equipment for production as stipulated in this clause.
14. For temporary imported petrol and oil contained inside dedicated self-propelled vehicles or non-self-propelled vehicles that are imported or temporarily imported to Vietnam for construction):
a) After such vehicles undergo the entry procedure, the shipowner or shipping agent shall notify the customs authority of estimated consumption in Vietnam and estimated quantity of re-exported petrol and oil according to the vessel’s stores declaration (for self-propelled vehicles), quantity of fuel contained inside the vessel determined by shipowner or agent (for non-self-propelled vehicles).To be specific:
a.1) Specify the estimated consumption in Vietnam on the physical customs declaration and pay petrol and oil taxes according to the estimated consumption;
a.2) Lodge a physical customs declaration and go through temporary import procedures for petrol and oil expected to be re-exported , pay taxes and late payment interest (if any),and present the certificate of tax guarantee issued by the credit institution and the written commitment to fulfill tax liabilities . Requirements and procedure for guarantee shall be conformable to clause 2, Article 42 of Circular No.38/2015/TT-BTC.
b) As dedicated vehicles undergo the exit procedure, the shipowner or agent shall declare the actual consumption in Vietnam under Article 20 of the Circular No.38/2015/TT-BTC and go through the export or re-export procedures for importation or temporary importation of the remaining petrol and oil;
c) If the tax payable on the actual DOMESTIC SALE is less than the paid tax, the overpayment shall be returned to the shipowner or agent. Tax refund procedure is stipulated in Articles 49 and 132 of the Circular No.38/2015/TT-BTC;
d) In case the actual tax payable is over the paid tax, the shipowner or agent shall pay the remainder and late payment interest under regulations of laws.
dd) imported petrol and oil contained inside dedicated vehicles on the List shall not be registered for quality inspection.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
a) For petrol and oil
Comply with the Circular No.43/2015/TT-BCT;
b) For chemicals, gases and raw materials:
Follow regulations of The Ministry of Industry and Trade. In case of absence of regulations of The Ministry of Industry and Trade, the loss rate shall be determined according to the quantitative assessment result notified by the assessor or designated conformity assessment organization. Any suspicion of the quantitative assessment result shall be dealt with in accordance with point a.1, clause 5 of this Article.
16. Goods which are exported, imported, temporarily imported for re-exportation and temporarily exported for re-importation at offshore oil ports serving the petroleum industry and its port of destination is offshore oil ports shall be directly transported to the port of destination. The customs procedures shall be conducted by the Customs Sub-Department assigned to take charge of the offshore oil port.
17. Customs procedures for goods of prioritized enterprise shall be carried out in accordance with the Circular No.72/2015/TT-BTC or this Circular.
18. In addition to specific provisions hereof, customs procedures, customs application and customs supervision and inspection of import, export, temporary import for re-export and transit of petroleum, chemical and gas; imported raw materials for producing and preparing or outward processing of petrol and oil or gas, imported and exported crude oil and other imports, exports for petroleum industry shall conform to the Circular No.38/2015/TT-BTC.
19. Temporarily imported vehicles or overseas vessels landed within the territory of Vietnam shall be entitled to be provided with imported fuel or Vietnam’s fuel made by Vietnam's producer during the operation in Vietnam on the principles of the following provisions:
a) The shipowner or agent shall be exempted from customs procedures;
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
c) Prior to exit, the shipowner or agent shall follow customs procedures regarding the remaining fuel purchased in Vietnam under point b, clause 14 of this Article.
20. Petrol and oil importers and exporters shall develop software monitoring and managing the input petrol and oil to depots, inland depots or output petrol and oil and exchange information with customs authorities under regulations of laws.
1. Customs duties and taxes imposed on imported, exported or temporarily imported petrol and oil, gases and chemicals; imported raw materials for producing and preparing or outward processing of petrol and oil, and gases imported and exported crude oil and other imports, exports for petroleum industry shall be conformable to the current regulations of laws.
2. Crude oil export duty rates:
The Customs Sub-Department where the trader goes through the procedure for crude oil exportation shall charge the export duty at the rate according to the statement of the declarant.
Section 1. CUSTOMS PROCEDURES FOR IMPORT AND TEMPORARY IMPORT OF CHEMICALS, GASES, PETROL AND OIL
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
1. Importers shall follow customs procedures for importation or temporary importation of petrol and oil, gases or chemicals at the Customs Sub-department at the permissible checkpoint or at Customs Sub-Department outside the checkpoint where the importer’s depot is located under regulations of laws.
The customs procedures may be carried out at wharves which are recognized to be under the administration of the Customs Sub-Department outside the checkpoint by the Vietnam Maritime Administration.
2. Enterprises prescribed in point b, clause 4, Article 35 of the Decree No.83/2014/ND-CP buying imported or temporarily imported petrol and oil; enterprises located within non-tariff zones buying gases from traders prescribed in clause 3, Article 19 and clause 2 Article 35 of the Decree No.19/2016/ND-CP shall follow customs procedures at the supervisory Customs Sub-Departments
1. Documents requested:
a) An import declaration made using the Annex II enclosed with the Circular No.38/2015/TT-BTC.
In case the physical customs declaration is lodged under clause 2, Article 25 of the Decree No.08/2015/ND-CP, the declarant shall submit 02 original copies of the import declaration made using form HQ/2015/NK in Annex IV enclosed with the Circular No.38/2015/TT-BTC;
b) 01 copy of commercial invoices
c) 01 copy of bill of lading or the equivalent document if the imports is transported by sea (except for petrol and oil or gases re-exported or exported to entities prescribed in point b, clause 4, Article 35 of the Decree No.83/2014/ND-CP and those prescribed in clause 3, Article 19, and clause 2, Article 25 of the Decree No.19/2016/ND-CP);
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
dd) A copy of the sale contract (for temporary imports for re-exportation)
e) In case there are more than one customs declarations for only one shipment or the shipment is imported under many form or shape at the same Customs Sub-Department but still have the same bill of lading and invoice by type of products, the declarant shall submit only one set of such customs documents (in case of physical submission); each customs declaration shall specify “included in the same……. [name and No. of document]” in the “Phần ghi chú” section.
For cases prescribed in clauses 2, 3 and 4, Article 18 of the Circular No., the declarant shall submit or present only one set of such customs documents for each shipment.
g) In case the trader lodges the first customs declaration at the Customs Sub-department, the following documents are required (except for exportation or re-exportation of petrol and oil to entities prescribed in point b, clauses 4 and 5 of the Decree No.83/2014/ND-CP, and clause 3, Article 19 and clause 2, Article 35 of the Decree No.19/2016/ND-CP):
g.1) A copy of the petroleum import and export license;
g.2) A copy of the Certificate of Eligibility for gas importation/exportation or equivalent documents;
g.3) A copy of minimum petrol and oil import quota granted by the Ministry of Industry and Trade
h) An original copy of the export license (where it is required)
In case of application of the national single-window system, the disciplinary State regulatory authority shall electrically send documents specified in points dd, g and h of this clause via the National single-window system. The declarant shall be exempted from submission of such documents as the customs procedure is carried out.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
The aforesaid documents shall be submitted as the customs authority conducts the documentary inspection or physical inspection, except for:
a) The quantitative assessment result notification : shall be submitted within 08 working hours after petrol and oil, chemical or gas is pumped from tank trucks into depots or to another means of transport for domestic legs;
b) The notification of quality inspection result: shall be submitted within 10 working days from the date of pumping of petrol and oil, chemicals or gases from tank trucks to depots of to another means of transport for domestic legs.
In case of application of the national single-window system, if the disciplinary State regulatory authority has electronically submitted the import license and inspection result notification stipulated in point a or b via the National single-window system, the declarant shall be exempted from submission of such documents for customs procedures.
c) Commercial invoices
c.1) As at the time of customs declaration, in case of absence of official price, traders shall pay taxes according to the declared prices within the deadline set in the clause 3, Article 42 of the Circular No.38/2015/TT-BTC;
c.2) The official price shall be made publicly available at the date of issue of official invoices by the seller. The trader shall declare and pay the tax differences (if any) according to the official price in accordance with point b.1, clause 1, Article 17 of the Circular No.39/2015/TT-BTC dated March 25, 2015 by the Minister of Finance on customs value of imports and exports; and shall not be fined for late payment of the difference;
c.3) Commercial invoices shall be submitted within 30 days from the date on which the customs declaration is lodged.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
1. Carry out customs procedures, inspection and management under the Circular No.38/2015/TT-BTC and this Circular.
2. Consider granting the extension of temporary storage of petrol and oil, gases or chemicals in Vietnam under clause 9, Article 4 hereof according to the trader’s written request.
The head of the Customs Sub-Department shall sign and seal and retain the trader's written request under regulations of laws and update the extension on the E-manifest system ( in case of electronic customs procedures).
3. Supervise the liquidation of temporary imports within the set forth deadline, refund taxes or consider exempting taxes under Article 10 hereof and address issues arising in connection to tax liabilities and violations under regulations of laws.
In case the re-exported petrol and oil, gas or chemical is stored in Vietnam longer than the set forth deadline (including the extension), the Customs Sub-Department shall re-calculate the tax payable and dealt with such violation under regulations of laws.
4. Comply with regulations on handling of administrative violations against quality requirements for imported petrol and oil, gases or chemicals under the decision of the State Inspection authority.
5. Search for vessels in transit or entry or exit on the E-manifest system in case of supply or re-exportation of petrol and oil for international legs. In case the customs procedure for entry, exit or transit of such vessels has yet to be conducted, the Customs Sub-Department shall request the trader to submit a Port Clearance.
Article 9. Responsibilities of traders
Every trader shall:
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
2. Follow clause 3, Article 4 hereof in case the quality of imported petrol and oil, gases or chemicals is unsatisfactory according to the quality inspection result,
3. Follow the penalty imposed by the customs authority in case of violations.
Article 10. Tax refund and tax exemption on temporary imports
1. Tax refund and tax exemption shall be carried out under the Circular No.38/2015/TT-BTC.
2. For of petrol and oil exported to entities prescribed in clause 5, Article 35 of the Decree No.83/2014/ND-CP, if the Customs Sub-Department where the custom procedures for vessel exit is carried out has yet to update on the E-Manifest System, the Customs Sub-Department shall request the trader to submit a port clearance as the tax is refunded or exempted.
Article 11. Customs authorities
1. Petrol and oil or gas or chemical exporters shall follow customs procedures for exportation at the Customs Sub-Department at checkpoints of export.
2. Re-exported petrol and oil, gases or chemicals shall undergo the customs procedures at the Customs Sub-Department where the customs procedure for temporary import of such petrol and oil, gases or chemicals is carried out; or at the Customs Sub-Department outside the checkpoint where the trader’s depot is located.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
1. Customs documents required for exploration of petrol and oil, chemicals and gases
a) An export declaration made using the Annex II enclosed with the Circular No.38/2015/TT-BTC.
In case the physical customs declaration is made under clause 2, Article 25 of the Decree No.08/2015/ND-CP, the declarant shall submit 02 original copies of the export declaration made using form HQ/2015/XK in Annex IV enclosed with the Circular No.38/2015/TT-BTC;
b) A copy of the petrol and oil import and export license;
c) A copy of the Certificate of Eligibility for gas importation/exportation or equivalent documents;
d) A copy of the quantitative assessment certificate (in cases stipulated in point a, clause 4, Article 4 hereof);
dd) 01 copy of commercial invoices
e) A copy of the certificate or origin (such as import or purchase from wholesale importers or production or preparation);
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
h) An original copy of the export license (where it is required).
In case of application of the national single-window system, the disciplinary State regulatory authority shall electrically send documents specified in point’s b, c, g and h of this clause via the National single-window system, the declarant shall be exempted from submission of such documents for customs procedures.
2. Customs documents required for re-exploration of petrol and oil, chemicals and gases
a) In additions to documents requested I points a, b, c, d, dd and h, clause 1 of this Article, the trader shall submit a copy of the sale contract and its appendix (if any); and
b) In case the temporary import declaration is made using the form No.HQ/2015/NK , Annex V enclosed with the Circular No.38/2015/TT-BTC , the trader shall lodge the customs declaration using form HQ/2015/NK, Annex V enclosed with the Circular No.38/2015/TT-BTC as he/she goes through customs procedures for re-exportation;
c) The trader shall specify information of the temporary import declaration and product lines for monitoring. The system shall automatically record the quantity of temporary imports according to the temporary import declaration.
A temporary import declaration shall be entitled to be used for multiple re-exportations while a re-export declaration must be made according to only one respective temporary import declaration. The Customs Sub-Department where the re-export declaration is registered shall examine the information on temporary import declaration.
In case of physical custom declarations, the declarant shall specify the number of temporary import declarations on ““Chứng từ đi kèm” (attached documents) section of the import declaration using form No.HQ/2015/XK , Annex IV enclosed with the Circular No.38/2015/TT-BTC.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
1. Carry out customs procedures, inspection and management under the Circular No.38/2015/TT-BTC and this Circular.
2. Check the conditions of the tank trucks. If the tank trucks satisfy sealing requirements, the traders shall be allowed to have petrol and oil, gasses or chemicals pumped into their tank trucks.
3. After the pumping is ended, customs officials shall seal the chamber of tank trucks under regulations of laws.
4. In case petrol and oil, chemicals or gases are exported or re-exported through checkpoints other than those where the re-export or export procedure is carried out; or exported or re-exported to those specified in point b, clause 4, Article 35 of the Decree No.83/2014/ND-CP, and clause 3, Article 19, and clause 2, Article 35 of the Decree No.19/2016/ND-CP, the Customs Sub-Department where the re-export or export procedure is carried out shall take charge of and cooperate with the Customs Sub-Department at the checkpoint of export to transfer, manage and supervise the transportation of exported or re-exported petrol and oil, chemicals and gases.
5. In case the Customs Sub-Department where the procedures for exportation or re-exportation of petrol an oil to entities specified in point b, clause 4, Article 35 of the Decree No.83/2014/ND-CP is different from that where the import or temporary import procedure is carried out, the Customs of export or re-export shall take charge of and cooperate with the Customs Sub-Department of import or temporary import to transfer, manage and supervise the transportation of exported or re-exported petrol and oil, chemicals and gases.
Such Customs Sub-Department shall:
1. Carry out customs procedures, inspection and management under the Circular No.38/2015/TT-BTC and this Circular.
2. For gas and oil and chemicals exported or re-exported through checkpoints by road:
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
b) Select a designated conformity assessment organization or assessor (in case the designated conformity assessment organization refuses in writing) to conduct the inspection in case the seal is broken or any violation against quantity or types of petrol and oil, chemicals or gases is committed. If the assessment result is conformable to the submitted documents, the Customs Sub-Department shall make out the assessment record and supervise the exportation of shipment through checkpoints. In case of any violation or change in quantity, weight or types, the Customs Sub-Department shall make out an offence notice and deal with violations in accordance with regulations of laws.
c) Inspect tank trucks in case of smuggling or remaining imports used for DOMESTIC SALE as the tank truck come back after exit (except for exportation or re-exportation by sea)
3. For petrol and oil or gases exported or re-exported to those prescribed in point b, clause 4, Article 35 of the Decree No.83/2014/ND-CP; and clause 3, Article 19 and clause 2, Article 35 of the Decree No.19/2016/ND-CP: Supervisory Customs Sub-Department shall comply with clause 1 of this Article.
4. Petrol and oil or gases or chemicals included in an export or re-export declaration may be transported by one tank truck or more and must be completely exported through checkpoint in once or exported to entities prescribed in point b, clause 4, Article 35 of the Decree No.83/2014/ND-CP; and clause 3, Article 19 and clause 2, Article 35 of the Decree No.19/2016/ND-CP (except for aviation fuel stipulated in Section 10, chapter II hereof).
Article 15. Responsibilities of traders
Every trader shall:
1. Follow customs procedures stipulated in regulations of laws.
2. Keep the original status quo of shipment and customs seal during the transport to checkpoints and entities prescribed in point b, clause 4, Article 35 of the Decree No.83/2014/ND-CP; and clause 3, Article 19 and clause 2, Article 35 of the Decree No.19/2016/ND-CP.
3. Transport shipments on the appropriate routes, stopping places; at registered date and checkpoint in case of re-exportation of petrol and oil, chemicals or gases through checkpoints other than those where the re-export procedure is carried out Petrol and oil or gases or chemicals shall be transported to the checkpoint of re-export within 05 days from the date of pumping.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
4. Completely and accurately update information on the E-Manifest system; ensure the accuracy, reliability and consistency of submitted documents and reporting data.
Section 3. CUSTOMS PROCEDURES FOR REPURPOSING PETROL AND OIL, CHEMICALS AND GAS FOR DOMESTIC SALE
Article 16. Rules for repurposing
1. The temporarily imported petrol and oil, chemicals and gases shall be repurposed for domestic sale in accordance with clause 5, Article 25 of the Decree No.08/2015/ND-CP.
2. The temporarily imported petrol and oil, gases or chemicals shall only be repurposed for domestic sale after the declarant lodges a new customs declaration.
3. Temporarily imported petrol and oil, chemicals and gases on the List shall undergo the quality inspection carried out by the competent authority (except for those undergoing the quality inspection as the date of temporary import procedure is carried out) as they are reppurposed for domestic sale.
4. Traders shall declare and pay all taxes and fines for repurposing (if any) under regulations of laws.
Article 17. Customs authorities in-charge
Traders shall follow customs procedures for repurposing at the Customs Sub-Department where the temporary import declaration is lodged or the Customs Department outside the checkpoint where repurposed petrol and oil, gas or chemical is stored.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
1. The trader shall lodge a customs declaration by respective type stipulated in clause 2, Article 16 of the Circular No.38/2015/TT-BTC and this Circular.
2. In case of imported petrol and oil, chemicals and gases on the List shall undergo the Quality inspection, the trader shall submit a copy of the State inspection result notification as the procedure for temporary import or repurposing (in case of absence of quality inspection at the time of temporary import) is carried out.
3. In case the repurposed petrol and oil, gas or chemical is store at the trader's depots (other than depots for temporary import), the trader shall submit a copy of the quality Inspection result and quantitative assessment result.
4. The quantity of repurposed petrol and oil or gases or chemicals shall be determined according to that of temporarily imported petrol and oil or gases or chemicals (having quantitative assessment certificate) and the monitoring sheet and liquidation of petrol and oil or gases or chemicals on the re-export declaration.
Article 19. Responsibilities
of Customs Sub-Departments where the repurposing procedure is carried out
Such Customs Sub-Department shall:
1. Carry out customs procedures by mode of importing.
2. Adjust taxes in proportion to the quantity of repurposed goods stated on the customs declaration. To be specific:
a) In case the trader has yet to pay taxes on imports declared on the previous customs declaration: After taxes on imports on the new customs declaration has been paid, the customs authority shall issue a Decision on reduction of taxes on those declared on the previous customs declaration;
b) In case the trader has paid taxes on imports declared on the previous customs declaration: the customs authority shall issue a Decision on reduction of taxes on imports declared on the previous customs declaration, refund taxes and balance the amount of taxes between the two customs declarations thereafter ( similar to the overpayment). If the amount of previous tax payment is less than the tax payable in the new customs declaration, the trader shall pay or offset the overpayment against the outstanding taxes prior to completion of the repurposing procedure. The tax balance or refund shall be carried out in accordance with Article 132 of the Circular No.38/2015/TT-BTC.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Time limits for tax refund and balance between taxes on the previous and new customs declaration shall conform to clause 3, Article 149 of the Circular No. 38/2015/TT-BTC. Within the aforesaid deadline for tax refund and balance, the trader shall not be fined for late payment.
Article 20. Responsibilities of traders
Every trader shall:
1. Follow customs procedures stipulated in Articles 16, 17 and 18 hereof.
2. Be responsible for repurposing of temporarily imported petrol and oil, gases and chemicals for domestic sale but do not re-export or partially re-export within the time limits for storage in Vietnam.
Comply with Decision on dealing with violations issued by the customs authority in case of sale of temporarily imported petrol and oil, gases or chemicals beyond the effective period for re-export on the Vietnam market.
3. Declare and pay all taxes stipulated on the new customs declaration and specify the reference number of the initial temporary import declaration and ways to repurposing in the section “Phần ghi chú” (note) of the electronic customs declaration or “Ghi chép khác” of the physical customs declaration.
In case the trader repurposes their temporary imports for domestic sale but involuntarily pay taxes and lodge customs declaration to the customs authority, such trader shall be imposed a tax payable according to the initial temporary import declaration and shall be dealt with under the current regulations of laws. The trader shall pay all tax arrears, late payment interest and fines (if any) under the decision of the customs authority.
Section 4. CUSTOMS PROCEDURES FOR TRANSIT OF PETROL AND OIL, CHEMICALS AND GASES
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
1. Petrol and oil, chemicals and gases for transit which are transported from the exporting country to importing country without dropping by Vietnam’s checkpoints shall be exempted from customs procedures.
2. Petrol and oil, chemicals and gases for transit which are transported from the exporting country to importing country and stored at depots in Vietnam’s sea ports (but not stored in bonded warehouses nor transshipment areas) shall undergo the supervision of the Customs Sub-Department under point b, clause 2, Article 89 of the Circular No.38/2015/TT-BTC.
3. Petrol and oil, chemicals and gases for transit which are transported from the exporting country to importing country and passed through Vietnam’s checkpoints, stored in either bonded warehouses or transshipment areas in Vietnam’s sea ports shall undergo the customs procedures for goods stored in bonded warehouses or transshipment areas at Vietnam’s seaports.
The transit of petrol and oil, gases and chemicals shall conform to Article 43 of the Decree No.08/2015/ND-CP and Articles 50, 51 and 52 of the Circular No.38/2015/TT-BTC.
Article 23. Customs procedures
1. The customs procedures for importation of raw materials for producing and preparing petrol and oil and gases for exportation shall be the same as that for importation of raw materials for manufacturing exports stipulated in the Circular No.38/2015/TT-BTC.
2. Where traders perform as importers or exporters of petrol and oil, gases or raw materials for preparing petrol and oil and gases, and transport them to another location for exportation thereafter:
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
b) The exports depot shall be located within the administration of the Customs Sub-Department at the checkpoint of exit and shall be designated as the location for storage and inspected of exports.
c) The Customs Sub-Department at the checkpoint of exit and Customs Sub-Department at the checkpoint of entry shall record the quantity of exports and imports informed by the traders.
Article 24. Customs procedures
The importation of raw materials for petrol and oil or gas outward processing is carried out in accordance with the Circular No.38/2015/TT-BTC.
Article 25. Specific provisions
1. Determination of quantity of imported gases and raw materials
a) Every exporter and importer shall install gas/raw material flow meters (hereinafter referred to as “flow meter”) to measure the quantity of imported and exported gases or raw materials. To be specific:
a.1) Flow meters shall be installed at observable places:
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
a.1.2) For importers, the meter shall be installed at the beginning point of the pipeline (the connection point between the earth surface and pipeline to the factory)
a.1.3) In case of parallel pipelines (feeder pipelines) with or without flow meters, gases or raw materials are only transported by only one feeder at a time. Other feeder pipelines shall be locked or sealed.
b) Liquidation of gases and raw materials on the export declaration exported through pipelines:
The exporter shall liquidate exported and imported gases or raw materials according to:
b.1) The export declaration;
b.2) The import declaration;
b.3) In case of discrepancy between the quantity of the exported and imported gas/raw material , the exporter shall be entitled to lodge extra export declaration under regulations of laws;
b.4) The measurement records of both importer and exporter.
2. Principles for supervision and management:
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
b) Flow meters shall be examined, certified, sealed and periodically inspected under regulations of law by the State Agency for Standards, Metrology and Quality.
c) The head of the Customs Sub-Department shall decide the physical inspection, date and number of measurement within the deadline. The assessment results of pipeline and flow meter shall be considered as the basis for the inspection. In case of suspicion of the assessment result, the customs authority shall select a designated conformity assessment organization or assessor (in case the designated conformity assessment organization refuses in writing) to carry out re-assessment. The re-assessment result shall bind both parties. In case of disagreement with the assessment result, the declarant may file a complaint under regulations of laws.
Article 26. Customs authorities in-charge
The traders shall follow customs procedures at the Supervisory Customs Sub-Departments.
All documents prescribed in Articles 7 and 12 hereof.
1. After receipt of the written notification of gas or raw material supply, pipeline diagram, and agreement between the importer and exporter, the supervisory Customs Sub-Department shall assign customs officials to supervise and countersign the quantity of gases or raw materials indicating on the flow meter as at the time of measurement specified in the measurement record. In case of failure to countersign, the supervisory Customs Sub-Department shall notify the trader and specify reasons for failure; and decide another time of measurement.
2. The supervisory Customs Sub-Department shall keep track of the quantity of gases or raw materials according to the flow meters of the importer and exporter.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
4. As at the time of measurement, if both importer and exporter lodge customs declarations on a monthly basis, the supervisory Customs Sub-Department shall certify the quantity of gases or raw materials according to the flow meters of both importer and exporter at the agreed time and also carry out the liquidation on the monthly basis.
5. In case the exporter lodges the customs declaration on the annual basis but exports gases or raw materials by month, the supervisory Customs Sub-Department shall keep track of the quantity of such gases or raw materials according to the importer’s flow meter; and examine the importer’s import declaration
6. Check the quantity of gases or raw materials on the exporter and importer’s flow meters at the same time as stipulated in the agreement.
7. According to invoices and documents issued by the exporter, the measurement record of both importer and exporter and the independent assessment result concluded by independent assessor, the supervisory Customs Sub-Department shall consider granting the customs clearance.
Article 29. Responsibilities of traders
1. For exporters:
a) Prior to supply of gases or raw materials through the same pipeline to importers, every exporter shall:
a.1) Submit a written notification of gas or raw material supply by pipeline. The notification shall be attached with pipeline diagram certified by the Management Board of the processing export zone, agreement on transport of gases and raw material by the same pipelines signed importer and exporter; date and time of measurement;
a.2) In case of monthly registration for import or export declaration, the gas exporter and gas/raw material importer shall decide date of registration for import/export declaration under the agreement or estimate the consumption and pay taxes under Article 36 of the Circular No.38/2015/TT-BTC;
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
b) The importer and exporter shall decide the time of measurement to carry out the customs liquidation as the contract is ended. According the above mentioned agreement, the exporter shall submit a written notification of date and time for measurement of gases or raw materials to the supervisory Customs Sub-Department 03 working days in advance the date of measurement;
c) Gas or raw material quantity shall be measured during the interval between two measurement times;
d) The exporter shall determine the pressure tolerance (gas or raw material losses) during the transportation conformable to the flow meter tolerance according to the actual pipeline and physical properties of gases or raw material; and be legally responsible for such tolerance. The Head of Customs sub-Department has the right to request the exporter to carry out the independent assessment of the above mentioned tolerance where necessary;
dd) In case of maintenance, replacement or installment of extra pipelines for transport of gases or raw materials to importers, the exporter shall comply with points a.1 and a.2, clause 1 of this Article.
2. For gas or raw material importers
Every gas or raw material importer shall decide the date of first import declaration and time of measurement of gases or raw materials on monthly and annual basis as stipulated in the agreement under point a.2, clause 1 of this Article.
Section 7. CUSTOMS PROCEDURES FOR EXPORTATION AND RE-EXPORATTION OF PETROL AND OIL FOR VESSELS
Article 30. Customs authorities in-charge
Exporters shall follow customs procedures for exportation or re-exportation of petrol and oil for vessels at the Customs Sub-Department at checkpoints where petrol and oil is exported or Customs Sub-department outside the checkpoint where the exporter's depot is located.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
1. For petrol and oil exportation:
All documents mentioned in clause 1, Article 12 hereof. and:
a) A copy of the Enterprise Registration Certificate and agency agreement signed with the ship’s chandler (for the first submission); and
b) An purchase order (original copy or by fax, email, or telex) of the master or shipowner or shipping agent or person authorized by the shipowner (hereinafter referred to as “authorized person”), signed and sealed by the director or the person authorized to sign on behalf of the director. Exporters shall be liable for the legitimacy of the above-mentioned documents; and
c) A copy of the delivery note; and
d) A copy of the transfer note made by the tank truck owner and shipowner; and
dd) A copy of sale invoices or payment documentation.
2. For petrol and oil re-exportation:
All documents mentioned in clause 2, Article 12 hereof. And:
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
b) An purchase order (original copy or by fax, email, or telex) of the master or shipowner or shipping agent or authorized person , signed and sealed by the director or the person authorized to sign on behalf of the director. Exporters shall be liable for the legitimacy of the above-mentioned documents. The purchase order shall specify:
b.1) Whether the next port of destination is an overseas port; and/or
b.2) The estimated fuel consumption for domestic legs (measuring from the existing port to the port of exit under the administration of the Customs Department of different province) in case the next port of destination is a river port or seaport within the territory of Vietnam; and/or
b.3) The estimated fuel consumption for international legs after exit; and
b.4) The expected date of exit that must be conformable to the effective period of the customs declaration and period of storage of petrol and oil for re-exportation in Vietnam; and
b.5) Name, types and call signs (if any) of vessels that expected to run on temporarily imported petrol and oil stated in the customs declaration;
b.6) Commitments on the accuracy and use of petrol and oil; and
c) A copy of the delivery note; and
d) A copy of the transfer note made by the tank truck owner and shipowner; and
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
1. Customs Sub-departments shall conduct customs procedures, supervision and control as stipulated in the Circular No.38/2015/TT-BTC and provisions hereof.
2. In case of exportation or re-exportation of petrol and oil for vessels at the Customs Sub-Department at checkpoints where petrol and oil is exported or Customs Sub-department outside the checkpoint where the exporter's depot is located, such Customs Sub-Department shall:
a) Supervise the supply of petrol and oil to vessels from the depot or the pumping of petrol and oil to tank truck and delivery to vessels under point b.2, clause 2, Article 4 and make out the supervision record using form 01/BBGS/XDCUTB enclosed herewith.
b) Certify whether goods passed through the customs controlled area on the E-manifest system or physical customs declaration on re-exported petrol and oil according to the transfer note and actual exit of the vessels (according to the notification of departure from the port of exit published on E-manifest system or General Declaration submitted to the Customs Sub-Department where the customs procedures for exit is carried out in case the application is physically submitted).
c) Examine and record the actual quantity of exported or re-exported petrol and oil on the E-Manifest system or export/re-export declaration, and request the exporter to submit the original copy of transfer note in the event that the received petrol and oil is less than that in the export or re-export declaration; or the petrol and oil are not delivered to the vessels as stated in the purchase order;
d) Supervise vessels that are fueled but still anchored at ports.
3. In case petrol and oil is supplied to the Customs Sub-Department where the vessel is anchored, the customs official shall:
a)Make out transfer notes and seal importation/re-exportation records under regulations on goods transshipped to another checkpoints The transfer note shall specify the condition of petrol and oil ( name, type, quantity), conditions of tank trucks ( name, route characteristics, date and time of departure, sealing); and the conditions of vessels (name, characteristics, routes, date and time of departure);
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
c) Cooperate with the Customs Sub-Department where the vessels is anchored to deal with issues in case the petrol and oil is not transferred to the vessels under the purchase contract or order; or the received petrol and oil is less than that in the export/re-export declaration under clause 12, Article 4 hereof.
4. Customs Sub- Department shall issues import declarations by mode of exporting petrol and oil for domestic legs and export declarations for actually re-exported petrol and oil; determine assessable tax and collect taxes on fuel consumption for domestic legs or re-exported fuel for international legs that have been changed due to objective reasons. Date of calculation of assessable tax is the date on which the new customs declaration is lodged, and unit price for assessable tax is that on the temporary import declaration.
5. According to purchase order submitted by the trader under point b, clause 2, Article 31 hereof; the Customs Sub-Department shall supervise and request the trader to carry out the burden of accountability in case of any violations; cooperate with relevant agencies and assessing agencies to deal with violations.
6. In case the trader lodges more than one re-export declarations on petrol and oil for international legs of vessels that had been included in only one temporary import declaration at a time:
For the first re-export declaration:
a.1) The trader shall submit the re-export declaration and pump petrol and oil into tank trucks under the supervision of customs officials;
a.2) After pumping and measuring quantity of petrol and oil, the trader shall submit the adjustments to the declaration;
a.3) Customs officials shall seal and grant the customs clearance and carry out customs procedures under regulations of laws.
b) In case the second re-export declarations (or afterwards) is lodged while the first declaration has yet to be cleared:
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
b.2) After being approved by the head of the Customs Sub-Department, the customs officials shall supervise the pumping and sealing under clauses 2 and 3, Article 13 hereof;
b.3) The Trader shall be responsible for keeping sealed goods and means of transports within the customs controlled area;
b.4) As the last re-export declaration is cleared, the trader shall continue to lodge the following re-export declaration according to the re-export plan notification submitted to the customs authority. The customs authority shall continue to carry out the customs procedure;
b.5) Means of transport are allowed to leave the customs controlled area only if the customs official has submitted all documents and transfer notes to the Customs Sub-Department at the checkpoint of exit.
Article 33. Responsibilities of Customs Sub-Departments where the vessel is anchored
1. In case the Customs Sub-Department where the petrol and oil is pumped into the vessels and the exit procedure is carried out is the same, the Customs Sub-Department shall:
a) Take the delivery of the transfer note stipulated in point a, clause 3, Article 32 hereof; supervise the supply of petrol and oil to vessels under point b.2, clause 2, Article 4 hereof and prepare supervision record using form 02/BBGS/XDCUTB enclosed herewith; and notify the Customs Sub-Department where customs procedures for exportation or re-exportation are carried out to deal with arising issues;
b) Comply with points b, c and d, clause 2, Article 32 hereof.
2. In case the vessel has been replenished but be moved to another port instead of exit without the fuel consumption estimate for domestic legs as stipulated in point b.2, clause 2, Article 31 hereof, the Customs Sub-Department where the vessel is anchored shall:
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
b) Request traders to comply with clause 4, Article 35 hereof and Article 20, and clause 2 Article 51 of the Circular No.38/2015/TT-BTC;
c) Notify the Customs Sub-Department where the export/re-export procedure is carried out and submit the written notification and communication exchange to the Customs Sub-Department where procedure for exit is carried out to deal with arising issues by fax;
d) Take the delivery of the facsimile information exchange;
dd) According to the date and time of exit stated on the information exchange of the Customs Sub-Department where the procedure for exit is carried out:
dd.1) In case the date of exit is within the effective period of the re-export declaration: Customs officials shall supervise the supplier of petrol and oil certified “passed through the customs controlled area” on the E-manifest system or physical customs declaration on exported or re-exported petrol and oil under regulations of laws;
dd.2) In case the date of exit is beyond the effective period of the re-export declaration, customs official shall submit a written notification to the Customs Sub-Department where the procedures for exportation or re-exportation is carried out.
Article 34. Responsibilities
of Customs Sub-Departments where the vessel exits
Such Customs Sub-Department shall:
1. Receive information from the Customs Sub-Department where customs procedures for exportation or re-exportation is carried out.
2. Receive information exchange forms from Customs Sub-Departments that supervise the supply of petrol and oil.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
4. Retain information exchange forms under regulations of laws
Article 35. Responsibilities of traders
Every trader shall:
1. Submit the customs declaration by mode of importing regarding petrol and oil for the consumption of domestic legs to the Customs Sub-Department where the temporary import declaration is lodged (according to fuel consumption estimates for domestic legs) and the re-export declaration regarding the actual re-exported petrol and oil to the Customs Sub-Department where the re-export declaration is lodged.
2. Pay taxes under regulations of petrol and oil for domestic legs stipulated in clause 4, Article 32 hereof.
3. For Vietnam’s vessels travelling international legs:
The quantity of re-exported or supplied petrol and oil must equal that stipulated in the purchase order by the master or shipowner or shipping agent or authorized person; or the contract signed by the supplier and shipowner or shipping agent or vessels management firm (if any).
4. In case the vessel has been fueled ( or the re-export procedure has been completed) but does not leave or travel on international routes due to objective reasons, the master or shipowner or authorized person shall notify the Customs Sub-Department where the re-export or export procedure is carried out and Customs Sub-Department at checkpoint of exit (for vessels expected to exit at checkpoints other than those where the re-export procedure is carried out) to dealt with this arising issue and completely take responsibilities for this notification
5. After the delivery of petrol and oil to the vessel, the trader shall submit the original copy of the transfer note by the trader and master or authorized person to the customs authority that supervises petrol and oil pumping.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Section 8. CUSTOMS PROCEDURES FOR EXPORTATION AND RE-EXPORATTION OF AVIATION FUEL
Article 36. Customs procedures
1. Customs procedures for exportation and re-exportation of aviation fuel shall conform to regulations on one-time export declaration that is lodged for multiple exportation or re-exportation (and clause 8, Article 25 of Decree No. 08/2015/ND-CP.
2. The trader may submit a declaration on all international airlines or a declaration on Vietnam’s airlines that provide international flights.
1. For petrol and oil exportation:
The customs procedure for petrol and oil exportation shall be as same as that stipulated in point b.2, clause 1, Article 93 of Circular No.38/2015/TT-BTC.
2. For petrol and oil re-exportation:
In addition to documents required in clause 2, Article 12 hereof and point b.2, clause 1, Article 93 of the Circular No.38/2015/TT-BTC, the following documents are required:
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
b) the aircraft management enterprise's order (one original copy, one copy via email, fax and telex signed and sealed by the director or authorized person) in case of absence of aircraft charter agreement (charter flights paid on cash). The importer shall take all liabilities for the legitimacy of such documents.
The order shall specifies name and address of buyer and seller; expected quantity, unit price and signatures of both buyer and seller; the quantity of fuel for domestic legs ( for domestic legs of international flights); the quantity of fuel for international flights; flight routes; expected aviation fuel used; and commitment on the accuracy and purpose of consumption of aviation fuel.
1. Such Customs Sub-Departments shall comply with provisions in point c, clause 1, Article 93 of Circular No.38/2015/TT-BTC and provision hereof.
2. Customs Sub-Department of exit shall supervise every delivery according to delivery documentation ( such as sale invoices or delivery note) presented by the exporter, and certify goods “exported” and carry out other tasks required for one-time export declaration stipulated in Article 93 of the Circular No.38/2015/TT-BTC.
3. In case of provision of aviation fuel for Vietnam's aircraft taking international flight but layover at domestic airports:
a) Customs officials shall receive the fuel consumption estimate for domestic legs from the airlines (such airline shall be saved from liabilities for the fuel consumption estimate).
b) According to the fuel consumption estimate for domestic legs, the customs officials shall determine the quantity of actual re-exported aviation fuel measuring from the airport where the flight takes off to overseas.
c) Customs officials shall determine and collect taxes on the aviation fuel registered for being used for domestic legs of the international flight.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Article 39. Responsibilities of traders
Every trader shall:
1. Comply with provisions in point b, clause 1, Article 93 of Circular No.38/2015/TT-BTC.
2. Present the delivery documentation such as sale invoices or delivery notes to the customs authority prior to delivery of aviation fuel. Every sale invoice shall specify name, type and reference number of aircraft expected to running on such temporary aviation fuel.
CUSTOMS PROCEDURES FOR IMPORT AND EXPORT OF CRUDE OIL
Article 40. Customs authorities in-charge
Importers and exporters may choose the Customs Sub-Department where it is convenient for them lodge customs declaration.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
2. Documents required as at the official price is listed:
a) The official price is listed as agreed in the sale and purchase contract and in accordance with point b.1, clause 1, Article 17 of Circular No.39/2015/TT-BTC.
b) Documents requested as at the official price is listed are as follows:
b.1) A copy of the commercial invoice or VAT invoice; and
b.2) A copy of quantitative assessment result notification.
Article 42. Responsibilities of Custom Sub-Department where traders follow customs procedures
Every Customs Sub-Department shall:
1. Conduct customs procedures, supervision and control as stipulated in the Circular No.38/2015/TT-BTC and provisions hereof.
2. Certify whether exported crude oil is passed through the customs controlled area under point c.4, clause 1, Article 52 of the Circular No.38/2015/TT-BTC.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
4. Have crude oil export declarations inspected.
Article 43. Responsibilities of traders
Every trader shall:
1. Lodge the customs declaration according to Annex II enclosed with the Circular No.38/2015/TT-BTC.
2. Declare the official price under point b.1, clause 1, Article 17 of the Circular No.39/2015/TT-BTC.
3. Quarterly submit a quarter export plans which specifies the expected quantity of exports by month, frequency of exportation per month, location of pumping or extraction to the Customs Sub-Department where the trader goes through petrol and oil exportation procedures by the 05th of the first month of each quarter.
Article 44. Customs procedures
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
1. Customs authorities in-charge:
Imports, exports, temporary imports for re-export, temporary exports for re-import for petroleum industry shall undergo customs procedures at the Customs Sub-Department where it is convenient.
2. Time limits for temporary import for re-export and temporary export for re-import
Temporary imports for re-exportation and temporary exports for re-importation for the petroleum industry are allowed to be stored in Vietnam as stipulated in Articles 12 and 13 of the Decree No.187/2013/ND-CP.
3. Authorities where the List of duty-free imports for petroleum industry is registered:
The procedure is stipulated in clause 4, Article 104 of Circular No.38/2015/TT-BTC.
The Customs Department of the province where the List of duty-free goods is released shall have the right to issue or divide the List of duty-free imports and monitoring sheet into multiple different appendices at request of the registering person provided that the total of derived monitoring sheets in above mentioned appendices equals (=) the total imports on the List of duty-free imports.
4. Peculiar circumstances:
a) With respect to temporary imports for re-exportation under lease agreements or service agreements under which temporary imports are not re-exported but they are transferred to other enterprises within the territory of Vietnam under such agreements:
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Documents requested for customs declaration shall be conformable to clause 3, Article 16 of the Circular No.38/2015/TT-BTC, and it is not required to certify that imports/exports has been through the customs controlled area.
b) With respect to imports for petroleum industry for 10 years or longer that expire or are no longer required:
As the liquidation is carried out, the enterprise shall be exempted from presenting the import declaration but shall make a written commitment on sale of imports for petroleum industry. The liquidation of imports is stipulated in Article 85 of the Circular No.38/2015/TT-BTC.
The enterprises shall be legally liable for the imports value and date of importation that they declared. Taxes shall be imposed under current regulations of laws.
c) With respect to temporary imports that are not re-exported but repurposed to imports to create fixed assets: The customs procedure is stipulated in Article 21 of Circular No.38/2015/TT-BTC.
d) With respect to oil tankers chartered overseas under the supply agreement or service agreement signed with petroleum contractors:
After the laytime, the declarant shall take the oil tanker to customs controlled area for the supervision under regulations of laws and shall make a commitment on anchorage in Vietnam for new agreement.
As the new agreement is awarded, the declarant shall lodge a re-export declaration and re-import declaration.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
1. Enforce customs procedures under provisions hereof.
2. Identify exports. In case exports for petroleum industry are exported from main lands, the Customs Sub-Department shall follow Article 53 of Circular No.38/2015/TT-BTC.
3. Identify exports in case exports for petroleum industry are exported from offshore oil ports:
a) Customs officials shall collate information on the customs electronic data interchange (EDI) system with the bill of lading or shipping documents or manifests (for oil tankers) to identify goods that has been exported.
b) For imports sold under form of export, customs officials shall collate imports information with exports information, written commitments on selling imports for petroleum industry as the basis for identification of imports and exports within the territory of Vietnam.
4. Supervise and inspect exports for petroleum industry at offshore oil ports under point b, clause 5, Article 4 hereof.
5. Conduct post-customs clearance inspections of declarations of imports and exports for petroleum industry at offshore oil ports. In case exporters are prioritized enterprises, the post-customs clearance inspections shall be periodically, surprisingly or centrally conducted.
Article 46. Responsibilities of traders
Every trader shall:
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
2. Cooperate with customs officials to arrange means of transport to goods storage depot and/or during the transport of goods in case the Director of the Custom Department decides to directly supervise goods as stipulated in point b, clause 5, Article 4 hereof.
This Circular enters into force from July 20, 2016. As at the effective date of this Circular, the following Circular shall be annulled:
1. The Circular No.139/2013/TT-BTC dated October 09, 2013 by the Minister of Finance on customs procedures for import, export, temporary import for re-export and transit of petrol and oil; import of raw materials for producing and preparing and outward processing petrol and oil.
2. The Circular No.70/2014/TT-BTC dated May 28, 2014 by the Minister of Finance on customs procedures for import, export, temporary import for re-export and transit of liquefied petroleum gas; import of raw materials for producing, preparing and outward processing gas and liquefied petroleum gas.
Article 48. Transitional provisions
1. Trader whose petrol and oil, gases and raw materials that are imported for re-export or outward processing as at the effective date of the Circular No.139/2013/TT-BTC and Circular No. 70/2014/TT-BTC but are liquidated at or after the effective date of this Circular shall be entitle to carry out the liquidation either under provisions of the Circular No.139/2013/TT-BTC and Circular No. 70/2014/TT-BTC or provisions hereof.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Article 49. Implementation organizations
1. In case of any replacement or amendment to documents referred to this Circular, the new one shall prevail.
2. The General Director of the General Department of Customs shall direct Director of Department of Customs of provinces to manage, supervise and implement provisions hereof.
Any issue arising in connection to the implementation of this Circular should be promptly reported to the General Department of Customs – Ministry of Finance. /.
PP.
MINISTER
DEPUTY MINISTER
Do Hoang Anh Tuan
[DEPARTMENT OF
CUSTOMS OF PROVINCE]
[CUSTOMS SUB-DEPARTMENT]
-------
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
No: /BBGS-ĐV
This record is made as of……………………. [date and time] at………………. [place]
We are:
1. Mr. (s)……………………………. - Officer of ……………………… [name of Division] of Customs Sub-Department……………………..
2. Mr. (s)……………………………. - Officer of ……………………… [name of Division] of Customs Sub-Department……………………..
3. Mr. (s)……………………………. - Representative of ……………………… [name of the company]
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Agree to made this record
In the presence of the representative of…………………..[name of company] and customs officials of the Customs Sub-Department at the………………[name of checkpoint], we, after the supervision of the shipment on the declaration No…………..dated…………….lodged at the Customs Sub-Department of the………………[name of checkpoint] - Department of Customs of ……………………..[name of province], conclude that:
Tank trucks
……………………………………………………………………………………………………………….
B. Date and time of supervision:
From....................................to...................................
C. Types of goods:
Name of goods: …………………………………………………………………………………………………..
Quantity (converted from the tank gauge):
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
D. Customs seal
After the pump is ended, we seal……………. [number] altogether. The shipment is sealed from...............to...................by................
The owner shall reserve the status quo of the sealed shipment and transport it to the checkpoint of export under regulations of laws.
The supervision is ended as of....................... This record is made in 03 copies having the same validity, read out and mutually signed by undersigned. /.
OWNER’S
REPRESENTATIVE
(Sign and signature)
TANK TRUCK
REPRESENTATIVE
(Sign and signature)
CUSTOMS SUPDEPARTMENT OF CHECKPOINT
(Sign and seal)
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
[DEPARTMENT OF
CUSTOMS OF PROVINCE]
[CUSTOMS SUB-DEPARTMENT]
-------
THE SOCIALIST
REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------
No: /BBGS-ĐV
This record is made as of……………………. [date and time] at………………. [place]
We are:
1. Mr. (s)……………………………. - Representative of ……………………… [name of the tank trucks]
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
2. Mr. (s)……………………………. - Representative of ……………………… [name of the tank trucks]
[Customs Sub-Department] …………………………………………………………………………………………
3. Mr. (s)……………………………. - Representative of ……………………… [name of the company]
4. Mr. (s)……………………………. - Representative of ……………………… [name of the tank truck]
Agree to make the record of customs seal and supervision of:
The shipment declared on the customs declaration No.............dated........................lodged at the Customs Sub-Department of............. [name of checkpoint] – Customs Sub-Department of............... [name of province], transported by................. [means of transport] has been transferred to the Customs Sub-Department........................ [name of checkpoint] - Customs Sub-Department of............. [name of province] and undergo the following re-export procedures as follows:
Customs seal No.
Quantity of seal:
Position of seal according to the customs supervision record of the custom sub-department of checkpoint:
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
B: Goods information:
Name of goods: .Quantity …………………………………………………
(According to Transfer Note No.........................dated.........................)
Name of goods: .Quantity …………………………………………………
(According to Transfer Note No.........................dated.........................)
Name of goods: .Quantity …………………………………………………
(According to Transfer Note No.........................dated.........................)
The Customs Sub-Department at checkpoint................... [name of checkpoint] has broken the seal of aforesaid goods and supervised the pumping of [goods] into.......................... [name of vessel] -nationality..................
Inventories (in case the vessel lacks room for the whole shipment).......................................
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
OWNER’S
REPRESENTATIVE
(Sign and signature)
TANK TRUCK
REPRESENTATIVE
(Sign and signature)
CUSTOMS SUPDEPARTMENT OF CHECKPOINT
(Sign and seal)
;
Thông tư 69/2016/TT-BTC quy định thủ tục hải quan đối với xăng dầu, hóa chất, khí xuất, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu, quá cảnh; nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất và pha chế hoặc gia công xuất khẩu xăng dầu, khí; dầu thô xuất, nhập khẩu; hàng hóa xuất, nhập khẩu phục vụ hoạt động dầu khí do Bộ Tài chính ban hành
Số hiệu: | 69/2016/TT-BTC |
---|---|
Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Tài chính |
Người ký: | Đỗ Hoàng Anh Tuấn |
Ngày ban hành: | 06/05/2016 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Thông tư 69/2016/TT-BTC quy định thủ tục hải quan đối với xăng dầu, hóa chất, khí xuất, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu, quá cảnh; nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất và pha chế hoặc gia công xuất khẩu xăng dầu, khí; dầu thô xuất, nhập khẩu; hàng hóa xuất, nhập khẩu phục vụ hoạt động dầu khí do Bộ Tài chính ban hành
Chưa có Video