BỘ
TÀI CHÍNH |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 41/2005/TT-BTC |
Hà Nội, ngày 26 tháng 05 năm 2005 |
Thi hành Nghị định số 10/2005/NĐ-CP ngày 31/01/2005 của Chính phủ Quy định về Cờ truyền thống, cờ hiệu, biểu tượng, hải quan hiệu, phù hiệu, cấp hiệu, trang phục, giấy chứng minh hải quan (sau đây gọi tắt là Nghị định về trang phục hải quan), Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện như sau:
1. Cán bộ, công chức, viên chức (sau đây gọi chung là công chức) đang công tác trong ngành Hải quan.
II. QUY ĐỊNH VỀ TIÊU CHUẨN TRANG PHỤC HẢI QUAN:
1. Tiêu chuẩn trang phục chung đối với công chức Hải quan (được tính cho một công chức), gồm:a) Áo, quần xuân - hè: 01 bộ/năm (năm đầu cấp 02 bộ)
- Nam: 01 áo cộc tay, 01 quần;
- Nữ:01 áo cộc tay, 01 quần, 01 Jíp (Juyp)
b) Áo, quần thu - đông: 2 năm/ bộ (năm đầu được cấp 02 bộ).
c) Lễ phục: 5 năm/ bộ
d) Áo sơ mi màu trắng mặc trong lễ phục, thu-đông: 1 năm/chiếc (năm đầu được cấp 2 chiếc).
đ) Mũ kê pi, mũ mềm : 2 năm/ chiếc
e) Mũ kê pi lễ phục: 5 năm/ chiếc
f) Cravát (caravat): 2 năm/ chiếc
g) Giầy da, giầy vải: 2 năm/ đôi
h) Găng tay màu trắng: 03 năm cấp/lần (sử dụng trong các buổi nghi lễ trọng thể)- Đối với đơn vị có biên chế từ 300 người trở lên được cấp 50 đôi/lần.
- Đối với đơn vị còn lại cấp 30 đôi/lần.
i) Áo mưa: 3 năm/ chiếc hoặc1 bộ
j) Tất chân: 1 năm/ 2 đôi
k) Thắt lưng : 2 năm/ chiếc
l) Phù hiệu, cấp hiệu, Hải quan hiệu : Khi hỏng thì đổi
m) Áo bông: 4 năm/ chiếc
p) Áo len: 3 năm/ chiếc
2. Tiêu chuẩn trang phục bổ sung đối với công chức Hải quan làm những công việc đặc thù:
2.1. Đối với công chức thường xuyên làm việc tại cửa khẩu biên giới, hải đảo, kiểm soát chống buôn lậu trên biển nơi chịu ảnh hưởng của thời tiết giá lạnh, ngoài tiêu chuẩn trang phục Hải quan được quy định tại điểm 1 trên đây còn được cấp bổ sung:
a) Chăn bông: 4 năm/ chiếc.
b) Mũ bông : 3 năm/ chiếc.
c) Đệm nằm: 4 năm/ chiếc.
d) Ủng : 3 năm/ đôi
đ) Găng tay len : 02 năm/đôi
2.2. Đối với công chức Hải quan thường xuyên làm nhiệm vụ kiểm tra thực tế hàng hoá XNK, kiểm tra phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, hướng dẫn chó nghiệp vụ, vận hành, sửa chữa tàu thuyền, làm việc trong phòng thí nghiệm (thuộc Trung tâm phân tích, phân loại hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu)... ngoài tiêu chuẩn trang phục Hải quan được quy định tại điểm 1 trên đây còn được cấp thêm:
a) Quần áo bảo hộ lao động : 1 năm/ bộ.
b) Găng tay bảo hộ lao động: 1 năm/ đôi.
c) Mũ bảo hộ lao động : 2 năm/ chiếc.
d) Áo gilê ( kiểu áo do Tổng cục Hải quan quy định): 2 năm/ chiếc
đ) Áo blue trắng (làm trong phòng thí nghiệm): 2 năm/ chiếc.
Người làm việc trong ngành Hải quan theo chế độ hợp đồng lao động của Nghị định 68/2000/NĐ-CP như: bảo vệ, lái xe, phục vụ, tin học, kỹ thuật trên tàu kiểm soát chống buôn lậu... được cấp áo quần đồng phục: xuân - hè, thu - đông, lễ phục (khác với trang phục Hải quan) theo tiêu chuẩn hàng năm như đối với công chức Hải quan. Kiểu dáng đồng phục và việc quản lý sử dụng do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quy định cụ thể
III. CHẾ ĐỘ MAY SẮM, CẤP PHÁT, SỬ DỤNG, QUẢN LÝ TRANG PHỤC HẢI QUAN:
1. Kinh phí để may sắm trang phục Hải quan:
Vải và các nguyên liệu dùng để may sắm trang phục Hải quan đảm bảo chất lượng vừa bền vừa đẹp, tiêu chuẩn cụ thể do Tổng cục Hải quan dự toán, Bộ Tài chính phê duyệt hàng năm. Trường hợp vải và các nguyên liệu trong nước chưa có thì báo cáo Bộ cho mua từ nguồn khác.
2. Cách thức tổ chức may sắm và cấp phát trang phục:
a) Tổng cục Hải quan chịu trách nhiệm:
- Tổ chức may sắm, quản lý và cấp phát: Cờ truyền thống của Hải quan, cờ hiệu hải quan, biểu tượng hải quan, hải quan hiệu, cấp hiệu, phù hiệu, lễ phục Hải quan, mũ kêpi, mũ mềm, mũ bông, áo mưa, thắt lưng, caravat, giầy và các trang phục niên hạn khác cho các đơn vị trong ngành.
- Tổ chức may sắm, quản lý và cấp phát trang phục Hải quan đối với công chức và người hợp đồng lao động theo Nghị định 68/2000/NĐ-CP làm việc tại các đơn vị thuộc cơ quan Tổng cục Hải quan.
c) Thời gian cấp trang phục Hải quan hàng năm: Cấp 1 đợt/năm: thời gian vào tháng 4.
3. Cách thức sử dụng trang phục Hải quan:
Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan chịu trách nhiệm hướng dẫn cụ thể cách thức sử dụng trang phục Hải quan.
IV. Quy định cấp và sử dụng giấy chứng minh Hải quan:
1. Cấp phát và sử dụng giấy chứng minh Hải quan:
Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan tổ chức cấp giấy chứng minh Hải quan đối với công chức Hải quan theo mẫu quy định; hướng dẫn sử dụng và quản lý giấy chứng minh Hải quan.
2. Sử dụng giấy chứng minh Hải quan:
a) Công chức Hải quan được sử dụng chứng minh Hải quan của mình trong khi làm nhiệm vụ đúng với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao theo quy định của pháp luật. Giấy chứng minh Hải quan không thay thế giấy giới thiệu công tác.
b) Nghiêm cấm việc làm giả, tẩy xoá, sửa chữa, cho mượn hoặc mượn của người khác giấy chứng minh Hải quan.
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Bãi bỏ Thông tư số 06/2001/TT-TCHQ ngày 18/9/2001 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan hướng dẫn một số Điều trong Nghị định 18/2000/NĐ-CP ngày 29/5/2000 của Chính phủ.
2. Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan chịu trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Nghị định của Chính phủ về trang phục Hải quan và Thông tư này./.
Nơi nhận: |
KT.BỘ
TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH |
Thông tư 41/2005/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 10/2005/NĐ-CP Quy định về cờ truyền thống, cờ hiệu, biểu tượng, hải quan hiệu, phù hiệu, cấp hiệu, trang phục, giấy chứng minh hải quan do Bộ Tài Chính ban hành
Số hiệu: | 41/2005/TT-BTC |
---|---|
Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Tài chính |
Người ký: | Trương Chí Trung |
Ngày ban hành: | 26/05/2005 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Thông tư 41/2005/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 10/2005/NĐ-CP Quy định về cờ truyền thống, cờ hiệu, biểu tượng, hải quan hiệu, phù hiệu, cấp hiệu, trang phục, giấy chứng minh hải quan do Bộ Tài Chính ban hành
Chưa có Video