BỘ TÀI CHÍNH |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 190/2013/TT-BTC |
Hà Nội, ngày 12 tháng 12 năm 2013 |
Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Luật Hải quan ngày 29 tháng 6 năm 2001; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hải quan ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Luật Quản lý thuế ngày 29 tháng 11 năm 2006;Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế ngày 20 tháng 11 năm 2012;
Căn cứ Nghị định 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính;
Căn cứ Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế;
Căn cứ Nghị định số 127/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan;
Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính.
Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan,
Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư quy định chi tiết thi hành việc xử phạt vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan như sau.
XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ HẢI QUAN
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Chương này quy định chi tiết thi hành một số điều của Chương I Nghị định số 127/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan (sau đây gọi là Nghị định).
2. Cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính về hải quan một cách cố ý hoặc vô ý mà không phải là tội phạm thì bị xử phạt theo quy định của Nghị định xử phạt vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan.
Điều 2. Áp dụng văn bản quy phạm pháp luật
1. Việc xử phạt vi phạm hành chính, áp dụng các hình thức xử phạt, các biện pháp khắc phục hậu quả, áp dụng các biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và bảo đảm việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan phải tuân thủ các nguyên tắc, trình tự, thủ tục và thẩm quyền quy định tại Luật Xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13, Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH10, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế số 21/2012/QH13, Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính, Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22/7/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế, Nghị định số 127/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan.
2. Việc áp dụng các quy định để xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan được thực hiện theo quy định tại Điều 83 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008, Điều 3 Nghị quyết số 24/2012/QH13 ngày 20/6/2012 của Quốc hội về việc thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính.
3. Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Điều 3 Thông tư này được áp dụng để xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính về hải quan theo quy định tại Nghị định số 127/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan.
Điều 3. Áp dụng các nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính
1. Cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm các quy định quản lý nhà nước về hải quan thì bị xử phạt theo quy định tại Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan hoặc các Nghị định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính liên quan đến lĩnh vực hải quan.
Cá nhân, tổ chức đã thực hiện hành vi vi phạm hành chính mà từ chối nhận hàng thì vẫn phải chịu trách nhiệm pháp lý đối với hành vi vi phạm do mình thực hiện theo quy định.
2. Vi phạm lần đầu trong lĩnh vực hải quan nêu tại khoản 2 Điều 2 Nghị định là trường hợp cá nhân, tổ chức trước đó chưa bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan hoặc bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan nhưng đã quá 06 tháng, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt cảnh cáo, hoặc đã quá 01 năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt hành chính khác hoặc kể từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà không tái phạm.
3. Trường hợp hành vi vi phạm trong lĩnh vực hải quan là hệ quả của một hành vi vi phạm khác trong cùng lĩnh vực hải quan thì chỉ xử phạt đối với hành vi vi phạm có chế tài xử phạt nặng hơn.
Điều 4. Những trường hợp không xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan
Việc áp dụng các trường hợp không xử phạt vi phạm hành chính về hải quan theo Điều 5 Nghị định được thực hiện như sau:
1. Hàng hoá, phương tiện vận tải được đưa vào lãnh thổ Việt Nam do sự kiện bất ngờ, sự kiện bất khả kháng thì phải thực hiện việc thông báo với Chi cục Hải quan hoặc Đội Kiểm soát hoặc Hải đội kiểm soát trên biển hoặc Cục Hải quan tỉnh, thành phố, chính quyền địa phương nơi gần nhất hoặc cơ quan có thẩm quyền khác theo quy định của pháp luật chậm nhất không quá 03 ngày, kể từ ngày đưa hàng hoá, phương tiện vận tải vào lãnh thổ Việt Nam.
Trường hợp không thông báo sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành.
Việc xác định sự kiện bất ngờ, sự kiện bất khả kháng thực hiện theo quy định tại khoản 13, khoản 14 Điều 2 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
2. Việc thông báo nhầm lẫn quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định phải được người gửi hàng, người nhận hàng hoặc người đại diện hợp pháp thực hiện bằng văn bản, nêu rõ lý do gửi cho cơ quan hải quan kèm theo các chứng từ liên quan đến việc nhầm lẫn trước thời điểm cơ quan hải quan quyết định việc kiểm tra thực tế hàng hóa hoặc quyết định miễn kiểm tra thực tế hàng hoá; được Thủ trưởng cơ quan hải quan nơi tiếp nhận và xử lý hồ sơ hải quan chấp nhận. Việc từ chối chấp nhận nhầm lẫn của cơ quan hải quan phải được thực hiện bằng văn bản trong đó nêu rõ lý do.
Trường hợp có căn cứ xác định có sự thông đồng giữa người gửi hàng, người nhận hàng và/hoặc người vận chuyển để trốn thuế, vận chuyển hàng hóa trái phép qua biên giới hoặc buôn lậu thì cơ quan hải quan có quyền từ chối chấp nhận nhầm lẫn.
3. Quyết định kiểm tra thực tế hàng hóa hoặc quyết định miễn kiểm tra thực tế hàng hóa quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định được thể hiện bằng việc phân luồng tờ khai hàng hóa của hệ thống xử lý dữ liệu hoặc bằng phê duyệt của người có thẩm quyền trên tờ khai hải quan.
4. Quy định tại khoản 3 Điều 5 Nghị định được áp dụng đối với các trường hợp sửa chữa tờ khai, khai bổ sung hồ sơ hải quan được quy định tại khoản 2 Điều 22 Luật Hải quan, khoản 2 Điều 34 Luật Quản lý thuế và quy định tại Điều 14 Thông tư số 128/2013/TT-BTC ngày 10/9/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
5. Đối với các trường hợp quy định tại khoản 4, 5 và 7 Điều 5 Nghị định:
a) Tại thời điểm phát hiện hành vi vi phạm đã đủ cơ sở xác định thuộc trường hợp không xử phạt thì người có thẩm quyền xử phạt chỉ lập biên bản chứng nhận lưu hồ sơ;
b) Nếu chưa đủ cơ sở xác định hành vi vi phạm có thuộc trường hợp xử phạt hay không xử phạt thì công chức hải quan đang thi hành công vụ lập biên bản vi phạm hành chính về hải quan; trên cơ sở hồ sơ hải quan, tài liệu có liên quan, biên bản vi phạm hành chính về hải quan, người có thẩm quyền xử phạt quy định tại khoản 2, 3, 4, 5 Điều 19 Nghị định quyết định về việc xử phạt hoặc không xử phạt;
c) Hành vi vi phạm pháp luật về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu quy định tại khoản 4 Điều 5 Nghị định bao gồm các hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 8, khoản 1, khoản 2 Điều 13 Nghị định.
7. Việc khai sai mã số, thuế suất được coi là lần đầu khi đáp ứng các điều kiện:
a) Cá nhân, tổ chức chưa xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa đó;
b) Chưa được cơ quan Hải quan hướng dẫn, xác định mã số, thuế suất hàng hóa đó hoặc đã hướng dẫn nhưng chưa đúng.
8. Những trường hợp sau được xác định là đã được cơ quan hải quan hướng dẫn, xác định về việc khai mã số, thuế suất:
a) Đã được cơ quan hải quan hướng dẫn khai mã số, thuế suất và đã lập biên bản chứng nhận về việc hướng dẫn việc khai mã số, thuế suất;
b) Cơ quan hải quan đã có văn bản xác định trước mã số, thuế suất;
c) Cơ quan hải quan đã xác định mã số, thuế suất hàng hóa và ban hành quyết định ấn định thuế.
9. Trường hợp nhập khẩu hàng hoá, vật phẩm vi phạm quy định về khai hải quan, vi phạm quy định tại Điều 14 Nghị định nhưng do doanh nghiệp bưu chính, chuyển phát nhanh thay mặt chủ hàng làm thủ tục hải quan theo quy định của pháp luật, nếu không có căn cứ xác định có sự thông đồng giữa người gửi hàng, người nhận hàng, người làm thủ tục hải quan nhằm mục đích gian lận thì không xử phạt.
Trong trường hợp cần xác định giá trị tang vật vi phạm hành chính để làm căn cứ xác định khung tiền phạt, thẩm quyền xử phạt thì đơn vị phát hiện hành vi vi phạm phải xác định giá trị tang vật và phải chịu trách nhiệm về việc xác định đó.
Việc xác định giá trị tang vật vi phạm được thực hiện như sau:
1. Đối với tang vật không bị tịch thu thì trị giá tang vật, phương tiện vi phạm là trị giá hải quan, được xác định theo các quy định hiện hành về xác định trị giá hải quan ở thời điểm lập biên bản vi phạm; nếu là ngoại hối thì tỷ giá được xác định theo quy định của Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và các văn bản hướng dẫn thực hiện.
2. Đối với hàng hoá, tang vật vi phạm bị tịch thu thì tuỳ theo từng loại hàng hoá, tang vật cụ thể, việc xác định trị giá thực hiện theo quy định tại Điều 60 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
3. Các tài liệu liên quan đến việc định giá phải được thể hiện trong hồ sơ xử lý vụ việc vi phạm hành chính có thực hiện việc định giá hàng hoá, tang vật vi phạm.
Điều 6. Xử lý hàng hóa, phương tiện vi phạm không bị áp dụng hình thức phạt tịch thu
1. Hàng hóa, phương tiện tạm giữ mà không bị tịch thu thì người ra quyết định tạm giữ ra quyết định trả lại.
2. Hàng hóa, phương tiện trả lại được làm thủ tục hải quan hoặc phải đưa ra khỏi Việt Nam hoặc tái xuất theo quy định; nếu hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và các loại thuế khác có liên quan thì phải nộp thuế theo quy định.
Mục 2. ÁP DỤNG CÁC HÌNH THỨC XỬ PHẠT VÀ MỨC PHẠT
Điều 7. Vi phạm quy định về thời hạn làm thủ tục hải quan, nộp hồ sơ thuế tại Điều 6 Nghị định
1. Thời hạn làm thủ tục hải quan tại Điều 6 Nghị định là thời hạn quy định tại Điều 18 Luật Hải quan và các văn bản quy phạm pháp luật có quy định về thời hạn làm thủ tục hải quan đối với từng loại hình xuất khẩu, nhập khẩu; phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh.
2. Trường hợp doanh nghiệp đã bị xử phạt về hành vi không nộp đúng thời hạn chứng từ thuộc hồ sơ hải quan được chậm nộp theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 6 Nghị định, mà vẫn không nộp bổ sung các chứng từ được chậm nộp thì cơ quan hải quan xem xét giải quyết đối với hàng hóa trên cơ sở hồ sơ hiện có.
3. Trường hợp người khai hải quan đề nghị điều chỉnh định mức sản xuất sản phẩm gia công; định mức sản xuất sản phẩm xuất khẩu sau thời điểm quy định, nếu được Chi cục trưởng Chi cục Hải quan chấp nhận việc điều chỉnh định mức thì xử phạt theo quy định tại điểm g khoản 2 Điều 6 Nghị định.
4. Hành vi vi phạm quy định tại điểm d, đ khoản 2; điểm a, b khoản 3; khoản 4 Điều 6 Nghị định chỉ bị xử phạt nếu trong giấy phép, tờ khai hải quan, các giấy tờ khác theo quy định của pháp luật có quy định thời gian phải tái nhập hoặc tái xuất.
5. Thời hạn tại điểm b khoản 2 Điều 6 Nghị định là thời hạn báo cáo, thanh khoản, quyết toán, xét hoàn thuế hợp đồng, tờ khai, hàng hoá, nguyên liệu, vật tư quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật về hải quan.
6. Việc xác định số chỗ ngồi đối với phương tiện vi phạm quy định tại khoản 4 Điều 6 Nghị định được căn cứ vào giấy đăng ký lưu hành phương tiện vận tải chở người. Trường hợp nếu giấy đăng ký lưu hành phương tiện vận tải chở người không ghi số chỗ ngồi thì căn cứ thực tế kiểm tra, giám sát phương tiện để xác định số chỗ ngồi.
Điều 8. Vi phạm quy định về khai hải quan quy định tại Điều 7 Nghị định.
1. Đối với hành vi không khai hoặc khai sai nhưng hàng hóa thuộc danh mục hàng viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại đã được Bộ Tài chính hoặc cơ quan do Bộ Tài chính ủy quyền xác nhận thì xử phạt theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 7 Nghị định.
Trường hợp hàng hóa không thuộc danh mục đã được xác nhận của cơ quan có thẩm quyền thì căn cứ vào hành vi vi phạm để xử phạt theo quy định tại Điều 8 Nghị định hoặc khoản 2 Điều 14 Nghị định.
2. Trường hợp nhập khẩu không đúng với khai hải quan nhưng hàng hóa là nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị, linh kiện nhập khẩu thuộc diện miễn thuế như: hàng hóa thuộc hợp đồng gia công đã đăng ký, hàng hóa thuộc danh mục miễn thuế của dự án đầu tư, hàng hóa tạm nhập, tạm xuất thuộc diện miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu thì xử phạt theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 7 Nghị định, trừ lùi vào hợp đồng hoặc danh mục đã đăng ký; trường hợp hàng hóa không thuộc đối tượng miễn thuế thì xử phạt theo quy định tại Điều 8 hoặc Điều 13 Nghị định.
3. Quy định tại khoản 3 Điều 7 Nghị định được áp dụng trong trường hợp việc khai sai không dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, được hoàn, không thu hoặc không thuộc trường hợp gian lận, trốn thuế.
4. Quy định tại khoản 4 Điều 7 Nghị định được áp dụng đối với trường hợp khai và làm thủ tục hải quan nhưng không xuất khẩu hoặc xuất khẩu thiếu so với khai hải quan. Quy định này không áp dụng đối với trường hợp tờ khai hải quan không có giá trị làm thủ tục hải quan theo quy định tại khoản 2 Điều 18 Luật Hải quan.
Điều 9. Vi phạm quy định về khai thuế quy định tại Điều 8 Nghị định
1. Việc xử phạt theo quy định tại Điều 8 Nghị định được áp dụng đối với các hành vi vi phạm thuộc các loại hình xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa dẫn đến làm thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, được hoàn, không thu.
2. Đối với hành vi không khai hoặc khai sai về tên hàng, chủng loại, số lượng, trọng lượng, chất lượng, trị giá, mã số, thuế suất, xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu cần kiểm tra xác minh để làm rõ; nếu không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 13 Nghị định thì xử phạt theo quy định tại Điều 8 Nghị định.
3. Đối với hành vi khai nhiều hơn so với thực tế hàng hóa xuất khẩu là sản phẩm gia công, sản phẩm sản xuất từ nguyên liệu nhập khẩu (bao gồm cả nguyên vật liệu gia công tái xuất, nguyên vật liệu nhập sản xuất tái xuất) và hàng tái xuất về chủng loại, số lượng, trọng lượng dẫn đến số tiền thuế chênh lệch dưới 100.000.000 đồng thì xử phạt theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 8 Nghị định. Trường hợp số tiền thuế chênh lệch từ 100.000.000 đồng trở lên mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì xử phạt theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 13 Nghị định.
1. Các hành vi vi phạm quy định tại Điều 9 Nghị định áp dụng đối với trường hợp người xuất cảnh, nhập cảnh bằng hộ chiếu, giấy thông hành, chứng minh thư biên giới vi phạm các quy định về khai hải quan; vi phạm quy định về mang ngoại tệ tiền mặt, mang vàng thuộc diện không được mang theo khi làm thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh. Các trường hợp mang ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam bằng tiền mặt hoặc vàng trái phép khác qua biên giới thì bị xử phạt theo quy định tại Điều 12 Nghị định.
2. Trị giá tang vật vi phạm là trị giá sau khi đã trừ đi trị giá ngoại tệ, vàng, tiền Việt Nam không phải khai hải quan theo quy định của pháp luật.
3. Trường hợp đối tượng vi phạm đã xuất cảnh, không để lại địa chỉ cụ thể thì cơ quan hải quan vẫn thực hiện việc ra quyết định xử phạt theo quy định, phối hợp với Sở Ngoại vụ gửi quyết định xử phạt cho đối tượng bị xử phạt qua Đại sứ quán hoặc cơ quan Lãnh sự của nước đối tượng vi phạm mang quốc tịch để thực hiện; trường hợp không giao được quyết định xử phạt thì tang vật vi phạm xử lý theo khoản 4 Điều 126 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
1. Quy định tại điểm b khoản 2 Điều 10 Nghị định được áp dụng đối với trường hợp văn bản quy phạm pháp luật có quy định việc lưu mẫu, lưu hồ sơ, chứng từ.
2. Khoản 4 Điều 10 Nghị định được áp dụng đối với trường hợp không thực hiện những nội dung mà cơ quan hải quan yêu cầu theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật liên quan để kiểm tra, thanh tra thuế.
3. Khi phát hiện hành vi quy định tại điểm b khoản 5 Điều 10 Nghị định thì phải tạm giữ niêm phong hải quan, chứng từ, tài liệu giả mạo. Trường hợp các giấy tờ này là giấy phép thì thông báo bằng văn bản cho cơ quan cấp phép biết.
4. Vi phạm quy định về vận chuyển hàng hóa quá cảnh, chuyển cảng, chuyển khẩu, chuyển cửa khẩu, hàng kinh doanh tạm nhập - tái xuất không đúng tuyến đường, địa điểm, cửa khẩu, thời gian quy định hoặc đăng ký trong hồ sơ hải quan mà không giải trình hoặc giải trình nhưng không có lý do xác đáng và không được Lãnh đạo Chi cục Hải quan chấp nhận thì bị xử phạt theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 11 Nghị định.
5. Quy định tại điểm d, đ khoản 1 Điều 11 Nghị định chỉ áp dụng đối với trường hợp tang vật vi phạm chưa bị tẩu tán, tiêu thụ. Trường hợp tang vật vi phạm đã bị tẩu tán hoặc tiêu thụ thì bị xử phạt theo quy định tại điểm a, điểm b khoản 2, điểm a, điểm b khoản 3 Điều 11 hoặc điểm d khoản 5 Điều 12 Nghị định.
6. Đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều 12 Nghị định:
a) Hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều 12 Nghị định do người dưới 14 tuổi thực hiện thì lập biên bản chứng nhận, ra quyết định tịch thu hoặc tiêu hủy tang vật;
b) Trường hợp phát hiện hàng hóa được vận chuyển trái phép qua biên giới hoặc không có chứng từ hợp pháp quy định tại khoản 2 Điều 12 Nghị định, nhưng đối tượng vi phạm bỏ trốn, để lại tang vật, phương tiện vi phạm, nếu có cơ sở xác định được đối tượng vi phạm (tên, địa chỉ của cá nhân, tổ chức vi phạm) thì tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 58 Luật Xử lý vi phạm hành chính; nếu không xác định được đối tượng vi phạm, chủ sở hữu của tang vật, phương tiện vi phạm thì lập Biên bản chứng nhận để ghi nhận sự việc và xử lý tang vật theo quy định.
Điều 12. Xử phạt đối với hành vi trốn thuế, gian lận thuế quy định tại Điều 13 Nghị định
1. Chứng từ, tài liệu nêu tại điểm a khoản 1 Điều 13 Nghị định bao gồm các chứng từ, tài liệu nộp hoặc xuất trình cho cơ quan hải quan trong quá trình làm thủ tục hải quan và sau khi thông quan làm căn cứ xác định hoặc chứng minh số thuế phải nộp.
2. Hành vi không khai hoặc khai sai về tên hàng, chủng loại, số lượng, trọng lượng, chất lượng, trị giá, mã số hàng hoá, thuế suất, xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được phát hiện sau khi hàng hóa đã thông quan mà người vi phạm không tự giác nộp đủ thuế hoặc chưa nộp đủ thuế theo quy định trước khi cơ quan hải quan lập biên bản vi phạm thì xử phạt theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 13 Nghị định.
3. Vi phạm liên quan đến hàng hóa xuất khẩu là sản phẩm gia công, sản phẩm sản xuất từ nguyên liệu nhập khẩu, bao gồm cả nguyên vật liệu gia công tái xuất, nguyên vật liệu nhập sản xuất tái xuất: Trường hợp làm thủ tục xuất khẩu nhưng không xuất khẩu thì xử phạt theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 13 Nghị định. Quy định này không áp dụng đối với trường hợp tờ khai hải quan không có giá trị làm thủ tục hải quan theo quy định tại khoản 2 Điều 18 Luật Hải quan.
4. Hành vi nêu tại điểm l khoản 1 Điều 13 Nghị định được áp dụng khi cơ quan hải quan có đủ căn cứ xác định người nộp thuế biết rõ hàng hóa thực xuất khẩu, thực nhập khẩu mà không khai hoặc khai sai để trốn thuế, gian lận thuế.
5. Cơ sở để xác định số tiền thuế chênh lệch đối với hành vi khai thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn; trốn thuế, gian lận thuế là: kê khai của người nộp thuế và quyết định ấn định thuế của người có thẩm quyền hoặc số tiền thuế phải nộp theo quy định.
Điều 13. Đối với vi phạm liên quan đến giấy phép, điều kiện xuất khẩu, nhập khẩu
1. Giấy phép, điều kiện, tiêu chuẩn, quy chuẩn nêu tại Điều 14 Nghị định là giấy phép, điều kiện, tiêu chuẩn, quy chuẩn quy định tại Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại, các văn bản hướng dẫn thi hành và các văn bản quy phạm pháp luật khác có quy định về giấy phép, điều kiện, tiêu chuẩn, quy chuẩn đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
2. Trường hợp hàng hóa thuộc danh mục nhập khẩu phải có giấy phép của Bộ Công Thương hoặc quản lý của các Bộ chuyên ngành (không thuộc danh mục cấm nhập khẩu), chưa quá thời hạn làm thủ tục hải quan nhưng chủ hàng không làm thủ tục nhập khẩu mà xin tái xuất thì không xử phạt.
3. Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải có giấy phép, doanh nghiệp xuất trình được giấy phép nhưng thực tế số lượng, trọng lượng hàng hóa nhiều hơn so với số lượng, trọng lượng được cấp tại giấy phép thì số hàng hóa nhiều hơn so với giấy phép bị xử phạt về hành vi xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa không có giấy phép.
4. Vi phạm liên quan đến giấy phép nhập khẩu, điều kiện xuất khẩu, nhập khẩu mà hàng hóa thuộc diện hàng hóa trao đổi của cư dân biên giới, hàng viện trợ nhân đạo, hàng quà biếu, tài sản di chuyển, hàng hóa của người xuất cảnh, nhập cảnh; hàng quá cảnh, chuyển khẩu thì tùy theo từng hành vi vi phạm mà bị xử phạt theo quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều 14 Nghị định; các trường hợp khác thì xử phạt theo quy định tại khoản 5 Điều 14 Nghị định.
5. Đối với hành vi vi phạm liên quan đến giấy phép, điều kiện, tiêu chuẩn quy chuẩn nhập khẩu quy định tại khoản 3; khoản 4; các điểm c, d khoản 5 Điều 14 Nghị định nhưng trước thời điểm ra quyết định xử phạt đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép nhập khẩu thì không áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam.
Trường hợp đã ra quyết định xử phạt và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả “buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tái xuất” nhưng trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép nhập khẩu và hàng hóa chưa đưa ra khỏi Việt Nam thì được phép nhập khẩu.
Điều 14. Vi phạm quy định về kho ngoại quan, kho bảo thuế
Chủ hàng không làm thủ tục gia hạn hợp đồng thuê kho theo quy định của pháp luật, không thông báo với cơ quan hải quan, không đưa hàng ra khỏi kho ngoại quan khi hợp đồng thuê kho ngoại quan hết hạn thì bị xử phạt theo quy định tại khoản 1 Điều 15 Nghị định, hàng hóa sẽ bị xử lý theo quy định tại khoản 4 Điều 24 Nghị định số 154/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005.
Điều 15. Xử lý vi phạm của Kho bạc nhà nước, tổ chức tín dụng và tổ chức, cá nhân có liên quan
1. Khoản 1 Điều 16 Nghị định được áp dụng đối với trường hợp quá 10 ngày kể từ ngày hết thời hạn trích tiền từ tài khoản mà Kho bạc Nhà nước, tổ chức tín dụng không thực hiện trích, chuyển toàn bộ hoặc một phần tương ứng số tiền phải nộp từ tài khoản của tổ chức, cá nhân bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính vào tài khoản thu Ngân sách Nhà nước hoặc tài khoản tiền gửi của cơ quan hải quan mở tại Kho bạc Nhà nước theo yêu cầu của cơ quan hải quan khi tại thời điểm nhận được quyết định cưỡng chế, tài khoản tiền gửi của người bị cưỡng chế có số dư đủ hoặc thừa so với số tiền thuế, tiền phạt phải nộp.
2. Quy định tại khoản 3 Điều 16 Nghị định không áp dụng đối với tổ chức, cá nhân là đối tượng nộp thuế. Tổ chức, cá nhân là đối tượng nộp thuế có hành vi vi phạm quy định về cung cấp thông tin thì xử phạt theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 10 Nghị định.
Điều 16. Áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm việc xử phạt vi phạm hành chính.
1. Khi tiến hành áp dụng các biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và bảo đảm việc xử phạt vi phạm hành chính phải tuân thủ các nguyên tắc, trình tự, thủ tục, thẩm quyền được quy định từ Điều 119 đến Điều 132 Luật Xử lý vi phạm hành chính và Điều 17 Nghị định.
2. Trường hợp qua hệ thống quản lý rủi ro hoặc các thông tin liên quan, có căn cứ xác định cá nhân đang cất giấu ma túy trong người thì người có thẩm quyền tiến hành việc khám người trực tiếp hoặc có thể sử dụng các phương tiện, thiết bị kỹ thuật để thực hiện.
3. Tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính trong trường hợp vi phạm vượt quá thẩm quyền xử phạt của Cục trưởng Cục Hải quan, Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu, Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan:
Những người có thẩm quyền xử phạt quy định tại các khoản 3, khoản 4 Điều 19 Nghị định thực hiện việc ra quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính theo quy định tại khoản 1 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính; chịu trách nhiệm bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính và thực hiện việc xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính theo quyết định của người có thẩm quyền.
Điều 17. Khám phương tiện vận tải, đồ vật theo thủ tục hành chính
1. Việc khám phương tiện vận tải, đồ vật của các đối tượng được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ phải tuân theo các quy định của Điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập và phải có quyết định của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan.
2. Khi có cơ sở khẳng định hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh được hưởng quyền ưu đãi miễn trừ chứa đựng những đồ vật không được hưởng ưu đãi, hoặc chứa những đồ vật thuộc loại Nhà nước Việt Nam cấm xuất khẩu, nhập khẩu hoặc không tuân thủ các chế độ kiểm dịch của Việt Nam, thì việc khám xét thực hiện theo quyết định của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, trước mặt viên chức ngoại giao hoặc người được ủy quyền đại diện cho họ.
Điều 18. Phân định thẩm quyền xử phạt
1. Thẩm quyền phạt tiền đối với các hành vi vi phạm pháp luật về thuế quy định tại Điều 8, Điều 13 và điểm a khoản 1 Điều 16 Nghị định của những người quy định tại khoản 7 Điều 19 Nghị định được xác định theo quy định tại Nghị định, không hạn chế mức tối đa về số tiền phạt.
3. Xử lý vi phạm liên quan đến hàng hóa chuyển cửa khẩu, hàng hóa kinh doanh tạm nhập - tái xuất xuất ở cửa khẩu khác với cửa khẩu nhập:
a) Vi phạm liên quan đến hàng hóa chuyển cửa khẩu, hàng hóa kinh doanh tạm nhập – tái xuất do Chi cục Hải quan cửa khẩu phát hiện, nếu có dấu hiệu hình sự thì Chi cục Hải quan cửa khẩu yêu cầu Chi cục Hải quan nơi mở tờ khai chuyển toàn bộ hồ sơ có liên quan để xử lý theo thủ tục tố tụng hình sự;
b) Hàng hóa chuyển cửa khẩu, hàng hóa kinh doanh tạm nhập–tái xuất có vi phạm hành chính thì Chi cục Hải quan cửa khẩu chuyển hồ sơ để Chi cục Hải quan nơi mở tờ khai xử phạt theo thẩm quyền. Nếu tang vật vi phạm là hàng cấm nhập khẩu, chất thải nguy hại, lây lan dịch bệnh được phát hiện tại cửa khẩu thì Chi cục Hải quan nơi mở tờ khai chuyển hồ sơ để Chi cục Hải quan cửa khẩu thực hiện việc xử phạt theo thẩm quyền;
c) Trong thời hạn 05 (năm) ngày kể từ ngày ra quyết định xử lý, Chi cục Hải quan chủ trì xử lý phải thông báo kết quả xử lý cho đơn vị hải quan liên quan biết.
4. Khi phát hiện hành vi vi phạm trong lĩnh vực hải quan, người có thẩm quyền xử phạt cần đối chiếu với quy định của Bộ luật Hình sự để xác định đó là vi phạm hành chính hay tội phạm hình sự. Trường hợp có dấu hiệu tội phạm thì thực hiện theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự. Đối với dấu hiệu của tội trốn thuế thì trong thời hạn 10 (mười) ngày, kể từ ngày phát hiện phải chuyển hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền để điều tra theo quy định.
5. Đối với các vụ vi phạm do các đơn vị thuộc Cục Điều tra chống buôn lậu phát hiện bắt giữ mà có mức phạt vượt quá thẩm quyền của Đội trưởng Đội kiểm soát chống buôn lậu, Đội trưởng Đội kiểm soát bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và Hải đội trưởng Hải đội kiểm soát trên biển thuộc Cục Điều tra chống buôn lậu thì thẩm quyền xử phạt do Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu thuộc Tổng cục Hải quan thực hiện theo quy định.
6. Trường hợp hình thức phạt chính (phạt tiền) thuộc thẩm quyền xử phạt của cơ quan Hải quan, nhưng hình thức phạt bổ sung hoặc biện pháp khắc phục hậu quả không thuộc thẩm quyền của mình thì người đang thụ lý vụ vi phạm phải chuyển ngay hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền xử phạt theo quy định.
7. Đối với những hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan có hình thức, mức xử phạt, trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu, biện pháp khắc phục hậu quả vượt thẩm quyền xử phạt của mình thì Cục trưởng Cục Hải quan; Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu, Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan tự mình hoặc thông qua Cục Hải quan địa phương làm thủ tục chuyển hồ sơ báo cáo ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là ủy ban nhân dân tỉnh) nơi xảy ra vi phạm để Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố ra quyết định xử phạt.
Điều 19. Giao quyền xử lý vi phạm hành chính
1. Việc giao quyền xử lý vi phạm hành chính đối với các chức danh quy định tại khoản 2, 3, 4, 5 và khoản 7 Điều 19 Nghị định chỉ được thực hiện đối với cấp phó. Việc giao quyền phải được thực hiện bằng văn bản. Trong văn bản giao quyền cần xác định rõ phạm vi, nội dung, thời hạn giao quyền. Đối với trường hợp tạm giữ người theo thủ tục hành chính thì việc giao quyền chỉ được thực hiện khi cấp trưởng vắng mặt.
Cấp phó được giao quyền xử lý vi phạm hành chính chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước cấp trưởng về việc xử lý vi phạm hành chính của mình và không được giao quyền, ủy quyền tiếp cho bất kỳ cá nhân nào khác.
2. Không sử dụng quyết định phân công nhiệm vụ, điều hành nội bộ của đơn vị để thay thế cho văn bản giao quyền xử lý vi phạm hành chính.
Mục 4. THỦ TỤC XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH
Điều 20. Lập biên bản vi phạm hành chính
Việc lập biên bản vi phạm hành chính, thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính thực hiện theo quy định tại Điều 58 Luật Xử lý vi phạm hành chính, Điều 6 Nghị định 81/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính, Điều 18 Nghị định số 127/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan.
1. Khi chuyển hồ sơ vụ vi phạm hành chính về hải quan báo cáo Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố để thực hiện việc xử phạt theo thẩm quyền thì việc bàn giao hồ sơ vụ vi phạm phải được thực hiện theo đúng quy định. Thời gian chuyển hồ sơ thực hiện như sau:
Trong thời hạn không quá 05 (năm) ngày, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính, Cục trưởng Cục Hải quan, Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu, Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan phải gửi hồ sơ, kiến nghị hình thức xử phạt vi phạm hành chính để Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định.
Đối với vụ vi phạm hành chính có nhiều tình tiết phức tạp mà không thuộc trường hợp giải trình hoặc đối với vụ việc thuộc trường hợp giải trình theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 61 Luật Xử lý vi phạm hành chính thì thời hạn nêu trên không quá 20 ngày, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính. Nếu có tang vật vi phạm bị tạm giữ, cơ quan hải quan có trách nhiệm quản lý và xử lý theo quy định tại Điều 82, Điều 126 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
2. Trường hợp vụ việc đặc biệt nghiêm trọng, có nhiều tình tiết phức tạp và thuộc trường hợp giải trình theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 61 Luật Xử lý vi phạm hành chính mà cần có thêm thời gian để xác minh, thu thập chứng cứ làm cơ sở xác định hành vi vi phạm, Cục trưởng Cục Hải quan, Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu, Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan báo cáo Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan để xin gia hạn thời hạn ra quyết định xử phạt.
Điều 22. Chuyển hồ sơ để xử lý hình sự
1. Khi xem xét vụ vi phạm để xử lý, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính chưa thể phân biệt được là vi phạm hành chính hay hình sự thì có văn bản trao đổi ý kiến kèm hồ sơ vụ việc bản photocopy gửi các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có liên quan (Viện kiểm sát nhân dân hoặc cơ quan điều tra) trước khi ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính hay xử lý hình sự. Trong thời hạn 10 (mười) ngày, kể từ ngày có công văn trao đổi kèm hồ sơ mà cơ quan tiến hành tố tụng hình sự không trả lời thì người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính tiến hành xử lý vi phạm theo quy định, sau đó gửi 01 quyết định cho cơ quan đã trao đổi ý kiến biết.
Trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng hình sự yêu cầu chuyển hồ sơ để xem xét xử lý thì thực hiện theo quy định tại Điều 62 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
2. Nếu xét thấy hành vi vi phạm có dấu hiệu tội phạm thì người có thẩm quyền xử phạt đang thụ lý vụ việc phải chuyển hồ sơ cho người có thẩm quyền xem xét để khởi tố vụ án (đối với những tội quy định tại Điều 153, Điều 154 Bộ luật Hình sự) hoặc chuyển hồ sơ đề nghị cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền xem xét khởi tố đối với trường hợp có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự khác.
3. Trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng hình sự thông báo về quyết định khởi tố vụ án hình sự, cơ quan hải quan phải chuyển hồ sơ gốc vụ vi phạm cho cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền trong thời hạn 05 (năm) ngày, kể từ ngày nhận được thông báo.
Điều 23. Ra quyết định xử phạt
1. Khi xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan bằng hình thức cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức thì người có thẩm quyền xử phạt ra quyết định xử phạt tại chỗ.
2. Quyết định xử phạt vi phạm hành chính có hiệu lực kể từ ngày ký, trừ trường hợp trong quyết định quy định ngày có hiệu lực khác. Trong thời hạn 10 (mười) ngày kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt, cá nhân, tổ chức bị xử phạt phải chấp hành quyết định xử phạt.
3. Việc ra quyết định xử phạt thực hiện theo quy định tại Điều 67, 68 Luật Xử lý vi phạm hành chính, Điều 6 Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính.
4. Thời hạn ra quyết định xử phạt là 07 (bảy) ngày, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính.
Đối với vụ vi phạm hành chính có nhiều tình tiết phức tạp mà không thuộc trường hợp giải trình hoặc đối với vụ việc thuộc trường hợp giải trình theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 61 Luật Xử lý vi phạm hành chính thì thời hạn ra quyết định xử phạt tối đa là 30 (ba mươi) ngày, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính.
Trong trường hợp vụ việc đặc biệt nghiêm trọng, có nhiều tình tiết phức tạp và thuộc trường hợp giải trình theo quy định tại đoạn 2 khoản 2 và khoản 3 Điều 61 Luật Xử lý vi phạm hành chính và cần có thêm thời gian để xác minh, thu thập chứng cứ thì chậm nhất 10 (mười) ngày trước khi hết thời hạn ra quyết định xử phạt, người có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc phải báo cáo thủ trưởng trực tiếp của mình bằng văn bản để xin gia hạn; việc gia hạn phải bằng văn bản, thời gian gia hạn không được quá 30 (ba mươi) ngày.
5. Viên chức ngoại giao, viên chức lãnh sự lợi dụng quyền ưu đãi, miễn trừ để thực hiện hoạt động thương mại ngoài phạm vi chức năng của họ mà vi phạm hành chính về hải quan thì trước khi xử phạt, cần trao đổi với cơ quan ngoại giao, cơ quan lãnh sự của nước có người vi phạm.
Điều 24. Thi hành quyết định xử phạt
1. Việc thi hành quyết định xử phạt thực hiện theo quy định tại Mục 2 Chương III Phần thứ 2 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
2. Người có thẩm quyền xử phạt đã ra quyết định xử phạt có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc chấp hành quyết định xử phạt của cá nhân, tổ chức bị xử phạt và ban hành quyết định cưỡng chế trong trường hợp quyết định xử phạt không được thực hiện đúng thời hạn quy định.
3. Đối với các quyết định xử phạt do Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh ban hành, Thủ trưởng đơn vị nơi chuyển hồ sơ vụ vi phạm có trách nhiệm theo dõi việc thi hành quyết định xử phạt và báo cáo tình hình thực hiện quyết định xử phạt cho Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh biết.
Trường hợp quyết định xử phạt vi phạm hành chính không được thực hiện đúng thời hạn quy định thì những người này có trách nhiệm đề xuất việc áp dụng biện pháp cưỡng chế để Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh ban hành quyết định cưỡng chế.
Điều 25. Quản lý tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính
Toàn bộ tiền thu được từ xử phạt vi phạm hành chính (bao gồm tiền nộp phạt vi phạm hành chính, tiền nộp do chậm thi hành quyết định xử phạt tiền; tiền bán, thanh lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu và các khoản tiền khác) phải nộp vào tài khoản tạm giữ của cơ quan hải quan mở tại Kho bạc Nhà nước theo quy định hiện hành. Sau khi hết thời hạn khiếu nại hoặc khiếu nại đã giải quyết xong, căn cứ kết quả xử lý, cơ quan hải quan chuyển số tiền trên từ tài khoản tạm giữ vào Ngân sách Nhà nước theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước.
Điều 26. Theo dõi việc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam, tái xuất hàng hóa vi phạm
Hàng hóa vi phạm bị buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam, buộc tái xuất phải được giám sát chặt chẽ từ nơi lưu giữ hàng vi phạm đến cửa khẩu tái xuất.
Kết quả giám sát phải được Hải quan cửa khẩu xuất xác nhận bằng văn bản và gửi lại cho đơn vị ra quyết định xử phạt trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày hàng đã đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc tái xuất để lưu hồ sơ vụ việc.
Điều 27. Xử lý đối với việc chậm nộp tiền phạt
Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính về hải quan mà chậm nộp tiền phạt so với thời hạn thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, ngoài việc phải nộp đủ số tiền phạt thì cứ mỗi ngày chậm nộp phạt, cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp thêm 0,05%/ngày tính trên tổng số tiền phạt chưa nộp.
Thời gian xem xét, quyết định giảm, miễn phần còn lại hoặc cho phép nộp tiền phạt nhiều lần không tính là thời gian chậm nộp tiền phạt.
CƯỠNG CHẾ THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC HẢI QUAN
Điều 28. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
Chương này quy định chi tiết thi hành một số điều của Chương II Nghị định số 127/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan.
Điều 29. Theo dõi, đôn đốc thu nợ tiền thuế, tiền phạt
1. Cơ quan hải quan các cấp có trách nhiệm theo dõi, quản lý các đối tượng nợ tiền thuế, tiền phạt; thường xuyên phân loại đối tượng nợ, các khoản nợ để đôn đốc, thu nợ đến trước thời điểm áp dụng các biện pháp cưỡng chế.
Hình thức đôn đốc, thu nợ tiền thuế, tiền phạt:
a) Gửi thông báo yêu cầu người nộp thuế, người bảo lãnh nộp thuế nộp đủ số tiền thuế nợ, tiền phạt;
b) Trực tiếp đến trụ sở người nộp thuế để đòi nợ tiền thuế, tiền phạt;
c) Thông tin trên hệ thống mạng về danh sách các đối tượng nợ tiền thuế, tiền phạt quá hạn;
d) Công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng về đối tượng nợ tiền thuế, tiền phạt; số tiền thuế nợ, tiền phạt.
2. Người nộp thuế, người bảo lãnh còn nợ tiền thuế, tiền phạt khi nhận được thông báo của cơ quan hải quan về việc nợ tiền thuế, tiền phạt phải nhanh chóng thực hiện việc nộp đủ số tiền thuế, tiền phạt theo quy định của pháp luật. Quá thời hạn quy định tại Điều 26 Nghị định mà vẫn chưa thực hiện thì sẽ bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế nêu tại Điều 27 Nghị định.
Điều 30. Cưỡng chế trong trường hợp ấn định thuế đối với hàng hóa đã thông quan
Đối với các trường hợp ấn định thuế sau khi hàng hóa đã thông quan, nếu quá 90 ngày, kể từ ngày ban hành quyết định ấn định thuế mà người nộp thuế hoặc người bảo lãnh không tự nguyện chấp hành quyết định ấn định thuế thì cơ quan Hải quan thực hiện cưỡng chế theo quy định.
Điều 31. Ra quyết định cưỡng chế
1. Người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế phải kịp thời xác minh thông tin và ban hành quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan đối với các trường hợp đã hết thời hạn quy định mà người nộp thuế hoặc người bảo lãnh; cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không tự nguyện chấp hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan hoặc có hành vi phát tán tài sản, bỏ trốn.
2. Trường hợp quyết định cưỡng chế đối với một biện pháp đã hết hiệu lực thi hành, nếu người có thẩm quyền ban hành quyết định cưỡng chế có căn cứ cho rằng có thể tiếp tục áp dụng biện pháp cưỡng chế đó mà vẫn thu được tiền thuế nợ, tiền phạt, tiền chậm nộp thì ban hành quyết định khác thay thế quyết định đã hết hiệu lực để tiếp tục thực hiện biện pháp cưỡng chế đó.
Các chứng từ, tài liệu làm căn cứ ban hành quyết định cưỡng chế phải được lưu trong hồ sơ vụ việc.
Điều 32. Tổ chức thực hiện Quyết định cưỡng chế
1. Người ra quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan có nhiệm vụ tổ chức thực hiện quyết định cưỡng chế đó.
2. Đối với quyết định cưỡng chế do Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố ban hành, Cục trưởng Cục Hải quan, Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu, Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan nơi đề xuất việc ban hành quyết định cưỡng chế chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Quyết định cưỡng chế đó và báo cáo kết quả để Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố biết.
3. Trường hợp áp dụng biện pháp cưỡng chế kê biên tài sản; thu tiền, tài sản do tổ chức, cá nhân khác đang nắm giữ mà doanh nghiệp hoặc người nắm giữ tài sản có trụ sở đóng ở địa bàn khác thì Cục trưởng Cục Hải quan nơi quản lý địa bàn đó có trách nhiệm phối hợp với đơn vị Hải quan nơi ban hành Quyết định cưỡng chế hoặc đơn vị hải quan nơi có trách nhiệm tổ chức thực hiện quyết định cưỡng chế của Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh để tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế.
1. Trường hợp chưa thực hiện biện pháp cưỡng chế; Tạm dừng áp dụng biện pháp cưỡng chế dừng làm thủ tục hải quan:
a) Người nộp thuế thuộc đối tượng bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế được cơ quan Hải quan cho phép nộp dần tiền thuế nợ theo quy định tại Điều 39 Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế;
b) Người nộp thuế đã được tạm dừng áp dụng biện pháp cưỡng chế dừng làm thủ tục hải quan theo quy định khoản 5 Điều 46 Nghị định.
2. Thủ tục, thẩm quyền giải quyết:
2.1. Đối với trường hợp nộp dần tiền thuế nợ thực hiện theo quy định tại Điều 39 Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế và Điều 132 Thông tư số 128/2013/TT-BTC ngày 10 tháng 9 năm 2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
2.2. Trường hợp tạm dừng áp dụng biện pháp cưỡng chế dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu quy định tại khoản 5 Điều 46 Nghị định:
a) Người nộp thuế bị cưỡng chế có văn bản đề nghị tạm dừng cưỡng chế gửi Cục Hải quan nơi phát sinh khoản nợ bị cưỡng chế dừng làm thủ tục hải quan kèm theo thư bảo lãnh của tổ chức tín dụng đối với số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt còn nợ;
b) Cục Hải quan nơi người nộp thuế có khoản nợ bị cưỡng chế dừng làm thủ tục hải quan tiếp nhận, kiểm tra tính chính xác, đầy đủ của hồ sơ và báo cáo, đề xuất gửi Tổng cục Hải quan trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ;
Trường hợp hồ sơ chưa đủ, trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan hải quan tiếp nhận hồ sơ phải thông báo cho người nộp thuế biết, hoàn chỉnh hồ sơ.
c) Tổng cục Hải quan căn cứ quy định tại khoản 5 Điều 46 Nghị định thẩm định hồ sơ, lấy ý kiến các đơn vị liên quan (nếu có), báo cáo Bộ Tài chính trong thời hạn tối đa 07 (bảy) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ;
d) Bộ Tài chính xem xét, giải quyết tạm giải tỏa cưỡng chế dừng làm thủ tục hải quan đối với từng trường hợp cụ thể theo đề nghị của Tổng cục Hải quan trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo của Tổng cục Hải quan;
đ) Cơ quan hải quan nơi ban hành quyết định cưỡng chế căn cứ văn bản tạm giải tỏa cưỡng chế dừng làm thủ tục hải quan của Bộ Tài chính để tạm dừng chưa thực hiện biện pháp cưỡng chế dừng làm thủ tục hải quan.
3. Văn bản tạm dừng thi hành quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế trong lĩnh vực hải quan đối với trường hợp được cơ quan Hải quan cho phép nộp dần tiền thuế nợ và trường hợp tạm dừng áp dụng biện pháp cưỡng chế dừng làm thủ tục hải quan thực hiện theo mẫu quyết định (QĐ-59) ban hành kèm theo Thông tư này.
1. Dấu hiệu bỏ trốn, tẩu tán tài sản
a) Dấu hiệu bỏ trốn:
Người nộp thuế chưa chấp hành quyết định hành chính thuế không còn hoạt động sản xuất kinh doanh tại địa điểm đăng ký kinh doanh có xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn hoặc tổ dân phố nơi đối tượng bị cưỡng chế có hoạt động kinh doanh hoặc theo thông báo của cơ quan thuế về việc đối tượng bị cưỡng chế đã dừng hoạt động (bao gồm cả trường hợp giải thể không theo trình tự của Luật Doanh nghiệp);
b) Dấu hiệu tẩu tán tài sản:
Người nộp thuế chưa chấp hành quyết định hành chính thuế thực hiện thủ tục chuyển nhượng, cho, bán tài sản, giải toả, tẩu tán số dư tài khoản một cách bất thường không liên quan đến các giao dịch thông thường hoặc qua kiểm tra tại doanh nghiệp không còn hàng hóa.
2. Người có thẩm quyền ban hành quyết định cưỡng chế căn cứ vào các thông tin xác minh được, ra quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế phù hợp theo trình tự, thủ tục của từng biện pháp đã được quy định tại Chương II Nghị định và quy định tại Thông tư này để thu đủ tiền thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp (nếu có) vào Ngân sách nhà nước.
Điều 35. Chi phí cưỡng chế thi hành quyết định hành chính
1. Nội dung chi phí cho các hoạt động cưỡng chế thi hành quyết định hành chính quy định tại Điều 37 Nghị định cụ thể như sau:
a) Chi phí huy động người thực hiện quyết định cưỡng chế: chi cho những cơ quan, tổ chức, cá nhân trực tiếp tham gia cưỡng chế thi hành quyết định hành chính như: người ban hành quyết định cưỡng chế, cán bộ thi hành quyết định cưỡng chế, cảnh sát bảo vệ, nhân viên y tế, đại diện chính quyền địa phương, đại diện tổ chức xã hội…;
b) Chi phí định giá tài sản, bán đấu giá tài sản: tiền thù lao cho các thành viên của hội đồng định giá; chi giám định tài sản (nếu có); tiền thuê địa điểm, phương tiện để tổ chức bán đấu giá, niêm yết, chi phí tổ chức định giá lại tài sản; chi đăng tin thông báo bán đấu giá trên các phương tiện thông tin đại chúng; chi phí thuê giữ hoặc bảo quản tài sản; tiền thuê chuyên chở đồ vật, tài sản cưỡng chế thi hành quyết định cưỡng chế;
c) Chi phí thuê phương tiện tháo dỡ, chuyên chở đồ vật, tài sản; chi phí mua nhiên liệu, thuê phương tiện, thiết bị bảo vệ, thiết bị y tế cần thiết phục vụ thi hành quyết định cưỡng chế;
d) Chi phí thuê giữ hoặc bảo quản tài sản đã kê biên;
đ) Chi phí phòng cháy, nổ (nếu có): Thuê xe cứu hoả, thuê thiết bị phòng cháy chữa cháy, thuê rà, phá bom, mìn và các phương tiện, thiết bị phòng cháy, nổ cần thiết khác;
e) Chi phí đăng tải về thông tin người nợ thuế lên phương tiện thông tin đại chúng;
g) Chi phí thực tế khác phục vụ cho việc thi hành quyết định cưỡng chế (nếu có).
2. Mức chi
a) Các chi phí: thuê giữ hoặc bảo quản tài sản; giám định tài sản; tiền thuê địa điểm, phương tiện để tổ chức bán đấu giá; chi đăng tin thông báo bán đấu giá trên các phương tiện thông tin đại chúng; tiền thuê chuyên chở đồ vật, tài sản cưỡng chế thi hành quyết định cưỡng chế… được thực hiện căn cứ theo hợp đồng, hóa đơn, chứng từ chi tiêu hợp pháp, hợp lệ theo quy định;
b) Các chi phí khác: mức chi được thực hiện theo quy định chung của nhà nước;
Trường hợp nhà nước chưa quy định thì người tổ chức thực hiện quyết định cưỡng chế quyết định mức chi thực tế kèm theo hóa đơn, chứng từ hợp pháp và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
3. Nguồn kinh phí bảo đảm cho chi phí thi hành quyết định cưỡng chế
Chi phí cho việc cưỡng chế thi hành quyết định cưỡng chế do đối tượng bị cưỡng chế chịu.
Cơ quan Hải quan nơi ban hành quyết định cưỡng chế lập dự toán về chi phí cưỡng chế đồng thời với việc ban hành quyết định cưỡng chế và được quyết toán khi kết thúc vụ việc cưỡng chế.
Trường hợp chi phí cưỡng chế do đối tượng bị cưỡng chế phải chịu nhưng cơ quan hải quan chưa thu được, cơ quan hải quan được phép tạm ứng từ nguồn kinh phí hoạt động của ngành hải quan và được hoàn trả ngay sau khi thu được tiền của đối tượng bị cưỡng chế hành chính. Mức tạm ứng không quá 100.000.000 (một trăm triệu) đồng. Đối với những trường hợp có mức chi phí cưỡng chế lớn, số tiền được phép tạm ứng sử dụng không đủ thì người ra quyết định cưỡng chế báo cáo cơ quan hải quan cấp trên để xem xét giải quyết đối với từng trường hợp cụ thể.
Điều 36. Miễn, giảm chi phí thi hành cưỡng chế
1. Cá nhân bị cưỡng chế có thể được xét miễn giảm phí thi hành cưỡng chế nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Có khó khăn về kinh tế: Cá nhân thuộc diện có khó khăn về kinh tế là những cá nhân có thu nhập không đảm bảo mức sinh hoạt tối thiểu để họ sinh sống bình thường hoặc bị lâm vào hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn kéo dài do thiên tai, hỏa hoạn. Mức thu nhập tối thiểu là mức thu nhập không thuộc diện chịu thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao.
b) Thuộc diện gia đình chính sách, có công với cách mạng;
c) Thuộc diện người neo đơn, tàn tật, ốm đau kéo dài.
2. Thủ tục để được miễn, giảm chi phí cưỡng chế:
Để được xét miễn, giảm chi phí cưỡng chế, cá nhân phải làm đơn đề nghị xét miễn, giảm chi phí cưỡng chế và gửi đến cơ quan hải quan nơi ban hành quyết định cưỡng chế.
Hồ sơ kèm theo đơn gồm có:
a) Đối với đối tượng bị cưỡng chế có khó khăn về kinh tế do gặp thiên tai, hỏa hoạn phải có xác nhận của ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú hoặc của Thủ trưởng cơ quan, tổ chức nơi đang làm việc;
b) Đối với đối tượng bị cưỡng chế là cá nhân có thu nhập không đảm bảo mức sinh hoạt tối thiểu để họ sinh sống bình thường, thuộc diện gia đình chính sách, có công với cách mạng làm các thủ tục, hồ sơ theo hướng dẫn của pháp luật hiện hành về việc công nhận và giải quyết quyền lợi đối với liệt sĩ và gia đình liệt sĩ, thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, bệnh binh;
c) Đối với đối tượng bị cưỡng chế là cá nhân thuộc diện tàn tật, ốm đau kéo dài làm văn bản xác nhận của Hội đồng giám định y khoa hoặc cơ quan y tế có thẩm quyền xác nhận theo quy định của Bộ Y tế.
3. Mức miễn, giảm chi phí thi hành cưỡng chế
a) Cá nhân bị cưỡng chế đã chấp hành được một phần chi phí cưỡng chế nhưng bị lâm vào hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn kéo dài do thiên tai, hỏa hoạn, thì được xét giảm số tiền chi phí cưỡng chế còn lại;
b) Các trường hợp còn lại được xét giảm 50% (năm mươi phần trăm) số tiền chi phí cưỡng chế phải nộp.
4. Người ra quyết định cưỡng chế nhận đơn và hồ sơ kèm theo, xem xét, quyết định việc miễn, giảm chi phí cưỡng chế trong thời gian 05 (năm) ngày làm việc.
Trong trường hợp cơ quan ra quyết định cưỡng chế có quyết định miễn hoặc giảm chi phí cưỡng chế thì chi phí cưỡng chế sẽ được lấy từ kinh phí hoạt động của đơn vị.
5. Quyết định xét miễn, giảm chi phí cưỡng chế sẽ bị hủy bỏ trong trường hợp phát hiện đối tượng bị cưỡng chế có hành vi tẩu tán, cất giấu tiền, tài sản để trốn tránh việc xác minh điều kiện cụ thể để thi hành cưỡng chế.
1. Đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế và tổ chức, cá nhân đang nắm giữ tiền của đối tượng bị cưỡng chế có nghĩa vụ cung cấp cho người có thẩm quyền ban hành quyết định cưỡng chế các thông tin về tài khoản như: nơi mở tài khoản, số và ký hiệu về tài khoản, số tiền hiện có trong tài khoản và các thông tin có liên quan khác đến đối tượng bị cưỡng chế khi nhận được yêu cầu của người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế.
2. Người có thẩm quyền căn cứ vào cơ sở dữ liệu hiện có, số nợ thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp quá 90 ngày và thông tin đã xác minh, thu thập được để ra quyết định cưỡng chế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế tại Kho bạc Nhà nước, Ngân hàng Thương mại, các tổ chức tín dụng khác hoặc quyết định chuyển sang biện pháp cưỡng chế tiếp theo nếu quá thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 40 Nghị định hoặc trong trường hợp tài khoản không còn số dư tiền gửi.
3. Trường hợp số dư trong tài khoản ít hơn số tiền phải trích từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế thì kho bạc nhà nước, ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng vẫn phải trích chuyển số tiền đó; tiếp tục thực hiện trích chuyển số tiền còn thiếu khi có giao dịch qua tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế trong thời hạn quyết định còn hiệu lực.
4. Trường hợp có thông tin về việc cá nhân, tổ chức chưa chấp hành các quyết định hành chính thuế trong lĩnh vực hải quan mà có hành vi phát tán tài sản, bỏ trốn thì người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế ban hành quyết định cưỡng chế ghi rõ yêu cầu hoặc có văn bản (nếu trước đó đã ban hành quyết định cưỡng chế) yêu cầu Kho bạc Nhà nước, Ngân hàng Thương mại, các tổ chức tín dụng khác thực hiện biện pháp trích tiền từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính.
Điều 38. Cưỡng chế bằng biện pháp khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập
1. Căn cứ vào kết quả xác minh, người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế xử lý như sau:
a) Ban hành quyết định cưỡng chế bằng biện pháp khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập của cá nhân bị cưỡng chế nếu cá nhân có thu nhập hợp pháp;
b) Quyết định chuyển sang thực hiện biện pháp cưỡng chế tiếp theo nếu cá nhân bị cưỡng chế không có thu nhập hợp pháp hoặc trong trường hợp sau 3 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu của người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế mà cá nhân bị cưỡng chế, tổ chức, cá nhân đang trả tiền lương hoặc thu nhập và các tổ chức, cá nhân liên quan không cung cấp thông tin về tiền lương và thu nhập của cá nhân bị cưỡng chế cho người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế.
2. Tổng số tiền lương và các khoản thu nhập làm căn cứ để khấu trừ là toàn bộ các khoản tiền lương, các khoản có tính chất tiền lương và các khoản thu nhập hợp pháp khác phát sinh trong tháng.
Điều 39. Cưỡng chế bằng biện pháp dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
1. Người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế căn cứ vào cơ sở dữ liệu hiện có, thông tin xác minh được và kết quả cưỡng chế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế tại kho bạc nhà nước, ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác; căn cứ vào kết quả cưỡng chế bằng biện pháp khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập để ban hành quyết định cưỡng chế bằng biện pháp dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
2. Người ra quyết định cưỡng chế có trách nhiệm công khai quyết định cưỡng chế bằng biện pháp dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trên cổng thông tin điện tử của ngành hải quan trong thời hạn quy định tại khoản 3 Điều 46 Nghị định.
1. Xác minh thông tin về tài sản của đối tượng bị cưỡng chế
a) Người có thẩm quyền ban hành quyết định cưỡng chế có quyền gửi văn bản cho đối tượng bị cưỡng chế; cơ quan đăng ký quyền sở hữu tài sản; cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm và các tổ chức, cá nhân liên quan để xác minh về tài sản;
b) Người có thẩm quyền ban hành quyết định cưỡng chế có quyền xác minh về tài sản của đối tượng bị cưỡng chế tại địa bàn nơi đối tượng bị cưỡng chế đóng trụ sở hoặc cư trú; cơ quan đăng ký quyền sở hữu tài sản; cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm và các tổ chức, cá nhân liên quan;
c) Thông tin xác minh bao gồm: các tài sản đã xác minh, giá trị tài sản đã xác minh được phản ánh trên sổ sách kế toán của đối tượng bị cưỡng chế, kết quả sản xuất kinh doanh (đối với cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ) hoặc điều kiện kinh tế (đối với cá nhân không kinh doanh); Đối với tài sản thuộc diện phải đăng ký, chuyển quyền sở hữu tài sản cần căn cứ vào hợp đồng mua bán, chuyển đổi, chuyển nhượng hoặc tặng cho, giấy chứng nhận về quyền sở hữu tài sản thì việc xác minh thông qua chủ sở hữu, chính quyền địa phương, cơ quan chức năng hoặc người làm chứng như xác nhận của người bán, của chính quyền địa phương, cơ quan chức năng về việc mua bán.
Việc xác minh phải được lập thành biên bản, ghi rõ nội dung xác minh, chữ ký của người hoặc cơ quan cung cấp thông tin;
d) Các thông tin xác minh đối với tài sản thuộc diện phải đăng ký, chuyển quyền sở hữu tài sản có thể thông báo rộng rãi để người có quyền, nghĩa vụ liên quan được biết và bảo vệ lợi ích của họ;
đ) Đối với tài sản đã được cầm cố, thế chấp hợp pháp thuộc diện không được kê biên theo quy định tại Điều 49 Nghị định thì cơ quan tiến hành kê biên phải thông báo cho người nhận cầm cố, thế chấp biết nghĩa vụ của đối tượng bị cưỡng chế và yêu cầu người nhận cầm cố, thế chấp thông báo kịp thời cho cơ quan tiến hành kê biên tài sản khi người cầm cố, thế chấp thanh toán nghĩa vụ theo hợp đồng cầm cố, thế chấp;
e) Người có thẩm quyền ban hành quyết định cưỡng chế sau khi xác minh về tài sản của người nộp thuế tại các địa điểm nêu trên phải xác định được số tiền có khả năng thu vào ngân sách nhà nước thông qua áp dụng biện pháp cưỡng chế này bằng việc dự tính giá trị tài sản này sau khi bán đấu giá.
Trường hợp xác định số tiền thu được từ hoạt động cưỡng chế không đủ bù đắp chi phí cưỡng chế thì báo cáo cơ quan cấp trên để tạm hoãn ban hành quyết định cưỡng chế (trừ trường hợp được miễn, giảm phí thi hành quyết định cưỡng chế nêu tại khoản 4 Điều 36 Thông tư này);
g) Trường hợp sau 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày gửi văn bản xác minh về tài sản cho đối tượng bị cưỡng chế; cơ quan đăng ký quyền sở hữu tài sản; cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm và các tổ chức, cá nhân liên quan không cung cấp hoặc cung cấp không đầy đủ các thông tin về tài sản hoặc trường hợp xác định số tiền cưỡng chế không đủ bù đắp chi phí cưỡng chế thì chuyển sang biện pháp cưỡng chế tiếp theo.
2. Khi ban hành quyết định cưỡng chế bằng biện pháp kê biên tài sản đối với các tài sản kê biên thuộc diện đăng ký quyền sở hữu thì người tổ chức kê biên phải thông báo ngay cho các cơ quan sau đây biết việc kê biên tài sản:
a) Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất, cơ quan có thẩm quyền về đăng ký tài sản gắn liền với đất trong trường hợp kê biên quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất;
b) Cơ quan đăng ký phương tiện giao thông đường bộ, trong trường hợp tài sản kê biên là phương tiện giao thông cơ giới đường bộ;
c) Các cơ quan có thẩm quyền đăng ký quyền sở hữu, sử dụng khác theo quy định của pháp luật.
3. Thủ tục thực hiện biện pháp kê biên tài sản
a) Việc kê biên tài sản phải thực hiện vào ban ngày và trong giờ hành chính áp dụng tại địa phương kê biên tài sản, trừ trường hợp phát hiện đối tượng bị cưỡng chế có hành vi bỏ trốn, tẩu tán, hủy hoại tài sản thì người có thẩm quyền ban hành quyết định cưỡng chế có quyền tổ chức ngay việc kê biên tài sản để ngăn chặn các hành vi trên của đối tượng bị cưỡng chế;
b) Trong trường hợp kê biên tài sản là nhà ở hoặc đồ vật đang bị khóa hay đóng gói thì người tổ chức kê biên yêu cầu đối tượng bị cưỡng chế, người đang sử dụng, quản lý tài sản đó mở khóa, mở gói; nếu đối tượng bị cưỡng chế, người đang sử dụng, quản lý tài sản không mở hoặc cố tình vắng mặt thì tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế lập biên bản (có đại diện của chính quyền địa phương và người chứng kiến) mở khóa hay mở gói để kiểm tra, liệt kê cụ thể các tài sản và kê biên theo quy định của pháp luật;
c) Kể từ thời điểm nhận được thông báo về việc kê biên tài sản, cơ quan đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản không thực hiện việc đăng ký chuyển dịch tài sản đó, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Trong thời hạn không quá 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày giải toả kê biên tài sản hay hoàn tất việc bán hoặc giao tài sản kê biên để cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế, người tổ chức kê biên phải thông báo cho cơ quan đăng ký quyền sở hữu tài sản, cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm nêu tại điểm c khoản 3 Điều này.
4. Một số trường hợp cụ thể khi tiến hành kê biên
a) Chỉ kê biên quyền sử dụng đất, nhà ở, trụ sở của đối tượng bị cưỡng chế nếu sau khi kê biên hết các tài sản khác mà vẫn không đủ để thi hành quyết định cưỡng chế;
b) Chỉ kê biên tài sản của đối tượng bị cưỡng chế đủ để đảm bảo thi hành quyết định cưỡng chế và thanh toán các chi phí thi hành cưỡng chế. Trường hợp đối tượng bị cưỡng chế chỉ có một tài sản duy nhất có giá trị lớn hơn nghĩa vụ thi hành quyết định cưỡng chế mà không thể phân chia được hoặc việc phân chia sẽ làm giảm đáng kể giá trị của tài sản thì người tổ chức kê biên vẫn có quyền kê biên tài sản đó để đảm bảo thi hành quyết định cưỡng chế;
c) Trường hợp đối tượng bị cưỡng chế vừa có bất động sản là tài sản riêng, vừa có phần động sản là tài sản chung với người khác mà phần tài sản trong khối tài sản chung đủ để thi hành quyết định cưỡng chế thì người tổ chức kê biên giải thích rõ và đề nghị đối tượng bị cưỡng chế có ý kiến kê biên tài sản nào trước đảm bảo thi hành quyết định cưỡng chế;
d) Trường hợp đối tượng bị cưỡng chế đề nghị kê biên phần tài sản chung là động sản nằm trong khối tài sản chung với người khác thì người tổ chức kê biên tiến hành kê biên tài sản đó, nhưng phải đảm bảo quyền ưu tiên mua tài sản của người đồng sở hữu tài sản;
đ) Nếu đối tượng bị cưỡng chế không có tài sản nào khác thì cơ quan tiến hành kê biên có quyền kê biên cả tài sản của người đó đang cầm cố, thế chấp nếu tài sản đó có giá trị lớn hơn nghĩa vụ được đảm bảo. Cơ quan tiến hành kê biên có trách nhiệm thông báo cho người nhận cầm cố, thế chấp biết về việc kê biên.
5. Giao bảo quản tài sản kê biên
Nếu người bị cưỡng chế, người đang sử dụng, quản lý tài sản, người thân thích của người bị cưỡng chế không nhận bảo quản hoặc xét thấy có dấu hiệu tẩu tán, hủy hoại tài sản, cản trở việc thi hành quyết định cưỡng chế thì tuỳ từng trường hợp cụ thể, tài sản kê biên được giao cho tổ chức, cá nhân có điều kiện bảo quản.
Người tổ chức kê biên tài sản phải thực hiện lưu giữ, bảo quản hồ sơ, giấy tờ về quyền sở hữu, sử dụng tài sản đảm bảo an toàn trong quá trình thực hiện cưỡng chế.
6. Khi kê biên tài sản, người tổ chức kê biên phải tạm tính trị giá các tài sản định kê biên để kê biên tương ứng phần giá trị đủ thanh toán số tiền thuế nợ, tiền chậm nộp tiền thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp tiền phạt ghi trong quyết định cưỡng chế và các chi phí cưỡng chế. Người tổ chức kê biên căn cứ vào giá thị trường và có thể tham khảo ý kiến của cơ quan chức năng và các bên đương sự để tạm tính giá trị tài sản kê biên.
7. Hội đồng định giá và nhiệm vụ của Hội đồng định giá
a) Thành phần Hội đồng định giá: Người ban hành quyết định cưỡng chế là Chủ tịch Hội đồng, đại diện cơ quan tài chính, cơ quan chuyên môn có liên quan là thành viên. Người chủ trì thực hiện quyết định cưỡng chế có quyền thuê hoặc trưng cầu giám định về giá trị của tài sản. Khi có yêu cầu của người chủ trì thực hiện quyết định cưỡng chế, cơ quan chuyên môn có trách nhiệm cử người có chuyên môn tham gia việc định giá.
Đại diện cơ quan chuyên môn trong hội đồng định giá là người có chuyên môn, kỹ thuật thuộc cơ quan có thẩm quyền quản lý về mặt chuyên môn, nghiệp vụ đối với tài sản định giá. Nếu tài sản định giá là nhà ở thì phải có đại diện của cơ quan quản lý nhà đất và cơ quan quản lý xây dựng tham gia Hội đồng định giá.
b) Nhiệm vụ của Hội đồng định giá:
Trong thời hạn 07 (bảy) ngày làm việc, kể từ ngày được thành lập, Hội đồng định giá phải tiến hành việc định giá. Cá nhân bị kê biên hoặc đại diện tổ chức có tài sản bị kê biên được tham gia ý kiến vào việc định giá, nhưng quyền quyết định giá thuộc Hội đồng định giá.
Hội đồng định giá tài sản căn cứ vào giá thị trường tại thời điểm định giá và ý kiến chuyên môn của các cơ quan, tổ chức giám định tài sản để xác định giá tài sản. Hội đồng định giá quyết định về giá của tài sản theo đa số; trong trường hợp các bên có ý kiến ngang nhau về giá tài sản thì bên nào có ý kiến của Chủ tịch Hội đồng là căn cứ xác định giá khởi điểm để bán tài sản. Các thành viên Hội đồng định giá có quyền bảo lưu ý kiến của mình, kiến nghị thủ trưởng cơ quan hải quan xem xét lại việc định giá. Đối với tài sản mà Nhà nước thống nhất quản lý giá thì việc định giá dựa trên cơ sở giá tài sản do Nhà nước quy định.
8. Cơ quan thực hiện cưỡng chế có quyền tổ chức định giá lại tài sản trong các trường hợp sau đây:
a) Có căn cứ xác định vi phạm thủ tục định giá;
b) Có biến động lớn về giá;
c) Quá thời hạn sáu tháng, kể từ ngày định giá mà tài sản chưa bán được.
9. Định giá lại tài sản
Khi nhận thấy cần phải định giá lại tài sản, cơ quan tổ chức cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế lập văn bản thông báo cho Hội đồng định giá tài sản về việc tổ chức định giá lại tài sản để cùng phối hợp thực hiện hoặc trưng cầu cơ quan định giá được thành lập theo quy định của pháp luật để thực hiện định giá lại tài sản. Việc định giá tài sản theo quy định tại điểm a, điểm b, khoản 8, Điều này được thực hiện như sau:
a) Việc định giá tài sản bị coi là vi phạm thủ tục nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a.1.Hội đồng định giá không đúng thành phần theo quy định;
a.2. Đối tượng bị cưỡng chế không được thông báo hợp lệ để tham gia vào việc định giá tài sản;
a.3. Áp dụng không đúng các quy định về giá tài sản trong trường hợp tài sản do nhà nước thống nhất quản lý về giá;
a.4. Có sai sót nghiêm trọng trong việc phân loại, xác định phần trăm giá trị của tài sản;
a.5. Các trường hợp khác do pháp luật quy định;
b) Tài sản kê biên được xem là có biến động lớn về giá trong các trường hợp sau đây:
Giá tài sản biến động từ hai mươi phần trăm (20%) trở lên đối với tài sản có giá trị dưới một trăm triệu đồng.
Giá tài sản biến động từ mười phần trăm (10%) trở lên đối với tài sản có giá trị từ một trăm triệu đồng đến dưới một tỷ đồng.
Giá tài sản biến động từ năm phần trăm (5%) trở lên đối với tài sản có giá trị từ một tỷ đồng trở lên;
c) Đối tượng bị cưỡng chế có quyền đề nghị cơ quan hải quan xem xét lại giá khi có biến động về giá trước khi có thông báo công khai đối với tài sản được bán đấu giá. Cơ quan Hải quan căn cứ vào giá thị trường, giá do cơ quan quản lý giá cung cấp để xác định có biến động về giá hay không và quyết định việc tổ chức định giá lại.
10. Xác định giá khởi điểm để bán đấu giá tài sản kê biên:
Giá khởi điểm để bán đấu giá các tài sản là giá trị tài sản được định giá khi kê biên tài sản theo quy định tại Điều 54 Nghị định.
11. Số tiền thu được do bán đấu giá tài sản kê biên của đối tượng bị cưỡng chế được xử lý theo thứ tự như sau
a) Chi trả khoản chi phí cưỡng chế, chi phí bán đấu giá tài sản kê biên tài sản thu được do cá nhân, tổ chức khác đang nắm giữ;
b) Nộp số tiền tương ứng số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt ghi tại quyết định cưỡng chế vào tài khoản thu ngân sách nhà nước hoặc tài khoản tạm giữ của cơ quan hải quan mở tại kho bạc nhà nước;
c) Hoàn trả lại cho đối tượng bị cưỡng chế (nếu thừa).
1. Tổ chức, cá nhân đang giữ tiền, tài sản, hàng hoá, giấy tờ, chứng chỉ có giá của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan bao gồm:
a) Tổ chức, cá nhân đang có khoản nợ đến hạn phải trả cho đối tượng bị cưỡng chế;
b) Tổ chức, cá nhân, kho bạc, ngân hàng, tổ chức tín dụng được đối tượng bị cưỡng chế ủy quyền giữ hộ tiền tài sản hàng hóa giấy tờ chứng chỉ có giá hoặc cơ quan hải quan có đủ căn cứ chứng minh số tiền, tài sản, hàng hoá, giấy tờ, chứng chỉ có giá mà cá nhân, hộ gia đình, tổ chức đó đang giữ là thuộc sở hữu của đối tượng bị cưỡng chế .
2. Xác minh thông tin
a) Người có thẩm quyền hoặc được giao quyền ban hành quyết định cưỡng chế có quyền thu thập, xác minh thông tin bằng văn bản yêu cầu bên thứ ba đang nắm giữ tiền, tài sản của đối tượng bị cưỡng chế cung cấp thông tin về tiền, tài sản đang nắm giữ hoặc công nợ phải trả đối với đối tượng bị cưỡng chế. Trường hợp, bên thứ ba đang nắm giữ tiền, tài sản của đối tượng bị cưỡng chế không thực hiện được thì phải có văn bản giải trình với cơ quan hải quan trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu của cơ quan hải quan;
b) Trên cơ sở thông tin do bên thứ ba đang nắm giữ tiền, tài sản của đối tượng bị cưỡng chế cung cấp, người có thẩm quyền ban hành quyết định cưỡng chế bằng biện pháp thu tiền, tài sản của đối tượng bị cưỡng chế do bên thứ ba đang giữ hoặc công nợ phải trả đối với đối tượng bị cưỡng chế;
c) Trường hợp sau 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày gửi văn bản yêu cầu bên thứ ba cung cấp thông tin về tiền, tài sản đang nắm giữ hoặc công nợ phải trả đối với đối tượng bị cưỡng chế mà bên thứ ba không cung cấp; cung cấp không đầy đủ hoặc có văn bản giải trình về việc không thực hiện việc cung cấp thông tin về tiền, tài sản đang nắm giữ thì chuyển sang biện pháp tiếp theo.
1. Xác minh thông tin
Người có thẩm quyền hoặc được giao quyền ban hành quyết định cưỡng chế có trách nhiệm tổ chức xác minh thông tin về việc người nộp thuế thuộc đối tượng áp dụng biện pháp thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề qua các dữ liệu quản lý về người nộp thuế tại cơ quan hải quan hoặc tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành các loại giấy tờ nêu trên của người nộp thuế để làm căn cứ ban hành quyết định cưỡng chế và gửi văn bản đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề để thu hồi các loại giấy chứng nhận, giấy phép này.
2. Quyết định cưỡng chế
a) Quyết định cưỡng chế bằng biện pháp thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề ghi rõ: ngày, tháng, năm ban hành quyết định; căn cứ ban hành quyết định; họ tên, chức vụ, đơn vị công tác của người ban hành quyết định; tên đăng ký, địa chỉ đăng ký kinh doanh, mã số thuế của cá nhân bị cưỡng chế bằng biện pháp thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề; loại giấy tờ đề nghị thu hồi (số, ngày, tháng ban hành ...); số tiền bị cưỡng chế (theo số tiền ghi trên quyết định hành chính thuế và chi phí cưỡng chế tính đến hết thời hạn 05 (năm) ngày trước khi tiến hành cưỡng chế), lý do cưỡng chế; tên, địa chỉ, số tài khoản thu ngân sách nhà nước, phương thức chuyển số tiền bị cưỡng chế (tiền mặt hoặc chuyển khoản); thời gian thi hành và chữ ký của người ban hành quyết định, dấu của cơ quan ban hành quyết định cưỡng chế;
b) Quyết định cưỡng chế được gửi đến đối tượng bị cưỡng chế, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày ban hành.
3. Văn bản đề nghị cưỡng chế
a) Văn bản đề nghị cưỡng chế thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề phải có một số nội dung chủ yếu sau: Cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhận văn bản; Thông tin của cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế: tên đăng ký, mã số thuế, địa chỉ đăng ký kinh doanh; loại giấy tờ đề nghị thu hồi; các thông tin liên quan đến loại giấy tờ đề nghị thu hồi (số, ngày ban hành…); Lý do thực hiện biện pháp cưỡng chế (kèm theo các bản sao hồ sơ cưỡng chế của các biện pháp cưỡng chế trước đó); Thời gian đề nghị cơ quan ban hành thực hiện thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề;
b) Văn bản đề nghị cưỡng chế phải được gửi đến tổ chức, cá nhân bị cưỡng chế và cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền để thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề trong vòng 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày ban hành.
4. Trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề.
Trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị cưỡng chế của cơ quan hải quan, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phải thông báo cho cơ quan hải quan về việc thực hiện hoặc không thực hiện việc thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề.
Điều 43. Trách nhiệm thực hiện.
1. Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan tổ chức và chỉ đạo việc xử lý vi phạm hành chính, cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan; kiểm tra việc tuân thủ pháp luật và giải quyết khiếu nại để bảo đảm thực hiện thống nhất trong toàn ngành, đúng quy định của pháp luật.
2. Thủ trưởng trực tiếp của người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm tổ chức kiểm tra việc xử lý vi phạm hành chính của cấp dưới.
Cục trưởng Cục Hải quan, Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu, Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan thuộc Tổng cục Hải quan tổ chức kiểm tra chặt chẽ việc xử lý vi phạm hành chính tại đơn vị mình.
Tại các Chi cục Hải quan, Đội kiểm soát thuộc Cục Hải quan phải cử cán bộ chuyên theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra việc xử phạt vi phạm hành chính của các Đội nghiệp vụ.
3. Cán bộ, công chức Hải quan có thẩm quyền xử phạt, áp dụng biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và bảo đảm việc xử phạt vi phạm hành chính, cưỡng chế thi hành quyết định hành chính hoặc được giao nhiệm vụ tham mưu cho người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan có hành vi vi phạm quy định của pháp luật hoặc thiếu tinh thần trách nhiệm hay sách nhiễu, vụ lợi thì tuỳ theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý nghiêm khắc theo quy định của pháp luật; nếu gây thiệt hại về vật chất cho cá nhân, tổ chức thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.
4. Các mẫu biên bản, quyết định, thông báo sử dụng trong quá trình xử phạt vi phạm hành chính, áp dụng các biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và bảo đảm việc xử lý vi phạm hành chính, cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan được thực hiện theo Phụ lục đính kèm Thông tư này. Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan có trách nhiệm hướng dẫn việc sử dụng các mẫu này thống nhất trong toàn ngành.
1. Việc xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan đã xảy ra trước thời điểm Thông tư có hiệu lực thì áp dụng theo quy định của pháp luật tại thời điểm thực hiện hành vi vi phạm.
Đối với các hành vi vi phạm xảy ra trước ngày Thông tư có hiệu lực mà sau đó mới bị phát hiện hoặc đang xem xét, giải quyết thì áp dụng các quy định của Thông tư để xem xét, giải quyết nếu quy định của Thông tư theo hướng có lợi cho cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính.
2. Đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính đã được ban hành hoặc đã được thi hành xong trước thời điểm Thông tư này có hiệu lực mà cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan còn khiếu nại thì áp dụng quy định của pháp luật có hiệu lực thi hành tại thời điểm thực hiện hành vi vi phạm để giải quyết.
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 26 tháng 01 năm 2014.
Bãi bỏ Thông tư số 193/2009/TT-BTC ngày 01 tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 97/2007/NĐ-CP ngày 07 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ quy định việc xử lý vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan và Nghị định 18/2009/NĐ-CP ngày 18 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 97/2007/NĐ-CP.
2. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn vướng mắc đề nghị các đơn vị, tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan để nghiên cứu giải quyết./.
Nơi nhận: |
KT. BỘ TRƯỞNG |
DANH
MỤC MẪU BIÊN BẢN VÀ QUYẾT ĐỊNH SỬ DỤNG TRONG XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ
CƯỠNG CHẾ THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC HẢI QUAN
(Ban
hành kèm theo Thông tư số 190/2013/TT-BTCngày 12 tháng 12 năm 2013 của Bộ Tài
chính.)
STT |
Ký hiệu |
Mẫu biểu |
1 |
BB-HC1 |
Biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan |
2 |
BB-HC2 |
Biên bản khám phương tiện vận tải, đồ vật theo thủ tục hành chính |
3 |
BB-HC3 |
Biên bản khám người theo thủ tục hành chính |
4 |
BB-HC4 |
Biên bản khám nơi cất giấu tài liệu, tang vật, phương tiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan |
5 |
BB-HC5 |
Biên bản tạm giữ tài liệu, tang vật, phương tiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan. |
6 |
BB-HC6 |
Biên bản bàn giao người bị tạm giữ theo thủ tục hành chính |
7 |
BB-HC7 |
Biên bản trả lại tài liệu, hàng hoá, phương tiện đã bị tạm giữ. |
8 |
BB-HC8 |
Biên bản tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan. |
9 |
BB-HC9 |
Biên bản niêm phong, mở niêm phong hải quan. |
10 |
BB-HC10 |
Biên bản bàn giao hồ sơ, tang vật, phương tiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan. |
11 |
BB-HC11 |
Biên bản làm việc. |
12 |
BB-HC12 |
Biên bản chứng nhận. |
13 |
BB-HC13 |
Biên bản xác định trị giá hàng hoá, tang vật vi phạm. |
14 |
BB-HC14 |
Biên bản về việc ghi nhận tình trạng tang vật, phương tiện vi phạm hành chính thay đổi so với thời điểm ra quyết định tạm giữ. |
15 |
BB-HC15 |
Biên bản về việc giải trình trực tiếp trước khi ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính. |
16 |
BB-HC 16 |
Biên bản xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm |
17 |
BB-HC17 |
Biên bản về việc cá nhân/tổ chức vi phạm hành chính không nhận quyết định xử phạt vi phạm hành chính |
18 |
BB-HC18 |
Biên bản chứng nhận đưa hàng hoá, vật phẩm, phương tiện ra khỏi Việt Nam hoặc buộc tái xuất. |
19 |
BB-HC19 |
Biên bản tiêu hủy tang vật, phương tiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan. |
20 |
BB-HC20 |
Biên bản xử lý đối với tang vật, phương tiện vi phạm bị tịch thu nhưng không còn giá trị sử dụng hoặc không bán đấu giá được. |
21 |
BB-HC21 |
Biên bản xác minh thông tin về tài sản của đối tượng bị cưỡng chế |
22 |
BB-HC22 |
Biên bản cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan. |
23 |
BB-HC23 |
Biên bản kê biên tài sản. |
24 |
BB-HC24 |
Biên bản giao bảo quản tài sản kê biên. |
25 |
BB-HC25 |
Biên bản chuyển giao tài sản kê biên để bán đấu giá. |
26 |
BB-HC26 |
Biên bản đối thoại giải quyết khiếu nại. |
27 |
QĐ-27 |
Quyết định khám phương tiện vận tải, đồ vật theo thủ tục hành chính. |
28 |
QĐ-28 |
Quyết định khám nơi cất giấu tài liệu, tang vật, phương tiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan. |
29 |
QĐ-29 |
Quyết định khám người theo thủ tục hành chính. |
30 |
QĐ-30 |
Quyết định tạm giữ người theo thủ tục hành chính. |
31 |
QĐ-31 |
Quyết định kéo dài thời hạn tạm giữ người theo thủ tục hành chính. |
32 |
QĐ-32 |
Quyết định tạm giữ tài liệu, tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính. |
33 |
QĐ-33 |
Quyết định kéo dài thời hạn tạm giữ tài liệu, tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính. |
34 |
QĐ-34 |
Quyết định trả lại tài liệu, tang vật, phương tiện bị tạm giữ. |
35 |
QĐ-35 |
Quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan. |
36 |
QĐ-36 |
Quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế trong lĩnh vực hải quan |
37 |
QĐ-37 |
Quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan theo thủ tục xử phạt không lập biên bản |
38 |
QĐ-38 |
Quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. |
39 |
QĐ-39 |
Quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính không xác định được chủ sở hữu, người quản lý, người sử dụng hợp pháp. |
40 |
QĐ-40 |
Quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả trong trường hợp không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính. |
41 |
QĐ-41 |
Quyết định về việc nộp tiền phạt nhiều lần. |
42 |
QĐ-42 |
Quyết định hoãn chấp hành quyết định phạt tiền đối với cá nhân |
43 |
QĐ-43 |
Quyết định tiêu hủy tang vật vi phạm hành chính. |
44 |
QĐ-44 |
Quyết định thi hành một phần quyết định xử phạt vi phạm hành chính. |
45 |
QĐ-45 |
Quyết định về việc giao quyền xử phạt vi phạm hành chính. |
46 |
QĐ-46 |
Quyết định giảm, miễn tiền phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan. |
47 |
QĐ-47 |
Quyết định chuyển hồ sơ vụ vi phạm hành chính có dấu hiệu tội phạm để truy cứu trách nhiệm hình sự. |
48 |
QĐ-48 |
Quyết định tạm đình chỉ thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan. |
49 |
QĐ-49 |
Quyết định hủy quyết định tạm đình chỉ thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan. |
50 |
QĐ-50 |
Quyết định về việc giải quyết khiếu nại quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan. |
51 |
QĐ-51 |
Quyết định hủy quyết định xử phạt vi phạm hành chính. |
52 |
QĐ-52 |
Quyết định sửa đổi, bổ sung quyết định xử phạt vi phạm hành chính. |
53 |
QĐ-53 |
Quyết định về việc áp dụng biện pháp cưỡng chế trích tiền gửi nộp ngân sách nhà nước. |
54 |
QĐ-54 |
Quyết định về việc áp dụng biện pháp cưỡng chế khấu trừ một phần tiền lương hoặc một phần thu nhập. |
55 |
QĐ-55 |
Quyết định về việc áp dụng biện pháp cưỡng chế thu tiền, tài sản của đối tượng bị cưỡng chế do tổ chức, cá nhân khác đang nắm giữ. |
56 |
QĐ-56 |
Quyết định cưỡng chế kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên. |
57 |
QĐ-57 |
Quyết định về việc áp dụng biện pháp cưỡng chế bằng các biện pháp khác. |
58 |
QĐ-58 |
Quyết định về việc áp dụng biện pháp cưỡng chế dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. |
59 |
QĐ-59 |
Quyết định tạm thời chưa áp dụng biện pháp cưỡng chế dừng làm thủ tục hải quan hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. |
60 |
TB-60 |
Thông báo về việc thụ lý/không thụ lý giải quyết khiếu nại. |
61 |
TB-61 |
Thông báo về tiền thuế nợ và tiền chậm nộp. |
62 |
TB-62 |
Thông báo về tiền thuế nợ và tiền chậm nộp. |
63 |
TB-63 |
Thông báo về việc tạm giữ người theo thủ tục hành chính. |
64 |
TB-64 |
Thông báo tạm thời chưa áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế (trong trường hợp chưa ra quyết định cưỡng chế). |
THE
MINISTRY OF FINANCE |
SOCIALIST
REPUBLIC OF VIETNAM |
No: 190/2013/TT-BTC |
Hanoi, December 12, 2013 |
Pursuant to the Law on handling of administrative violations dated June 20, 2012;
Pursuant to the Law on Customs of June 29th, 2001; the Law on amendment, supplementation of a number of articles of the Law on Customs of June 14th, 2005;
Pursuant to the Law on Tax Administration of November 29th, 2006; the Law on amendment, supplementation of a number of articles of the Law on Tax Administration of November 20th, 2012;
Pursuant to Decree No. 81/2013/ND-CP dated July 19th, 2013 of the Government detailing a number of articles and implementation methods of the Law on handling administrative violations;
Pursuant to Decree No. 83/2013/ND-CP of July 22, 2013 of the Government detailing the implementation of the Law on Tax Administration and the Law on amendment, supplementation of a number of articles of the Law on Tax Administration;
Pursuant to Decree no. 127/2013/ND-CP of October 15, 2013 of the Government stipulating the handling of administrative violations and the coercive implementation of administrative decisions in customs;
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
At the proposal of the General Director of the General Department of Customs,
The Minister of Finance promulgates Circular detailing the implementation of the handling of administrative violations and the coercive implementation of administrative decisions in customs as follows:
SANCTION OF ADMINISTRATIVE VIOLATIONS IN CUSTOMS
Article 1. Scope of regulation and subjects of application
1. This Chapter detailing the implementation of a number of articles of Chapter I of Decree No. 127/2013/ND-CP of October 15, 2013 of the Government stipulating the sanction of administrative violations and the coercive implementation of administrative decisions in customs (below referred to as Decree).
2. Individuals, organizations committing administrative violations in customs intentionally or unintentionally, but not being crimes, shall be sanctioned in accordance with provisions of the Decree on the sanction of administrative violations and the coercive implementation of administrative decisions in customs.
Article 2. Application of legal normative documents
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
2. The application of provisions in sanction of administrative violations in customs shall comply with provisions of Article 83 of the Law on promulgation of legal normative documents 2008, Article 3 of the Resolution No. 24/2012/QH13 of June 20th, 2012 of the National Assembly on the implementation of the Law on handling of administrative violations.
3. The principal in sanction of administrative violations as specified in Article 3 of this Circular shall be applied to sanction administrative violations in customs as specified in the Decree No. 127/2013/ND-CP of October 15th, 2013 of the Government stipulating the sanction of administrative violations and the coercive implementation of administrative decisions in customs.
Article 3. Application of principals for sanction of administrative violations
1. Individuals, organizations committing violations of provisions on state management in customs shall be sanctioned in accordance with provisions of the Decree on the handling of administrative violations and the coercive implementation of administrative decisions in customs or Decrees of the Government on sanction of administrative violations which are related to customs.
Individuals, organizations which have committed administrative violations, but refused to receive commodities shall still be legally responsible for their violations according to provisions.
2. First violation in customs as specified in clause 2 Article 2 of this Decree is the case that an individual or an organization has not previously been sanctioned administrative violations in customs or has been sanctioned administrative violations in customs for more than 06 months, since the date of finishing the implementation of the sanction decision of warning, or more than 01 year, since the date of finishing the implementation of other decisions on administrative sanction or without repeating an offence since the date that the statute of limitations for implementing the decision on sanction of administrative violations is expired.
3. In case the violation in customs is the consequence of another violation in the same customs domain, offender shall only be sanctioned for violation having tougher sanction.
Article 4. Cases not being sanctioned for administrative violations in customs domain
The application of cases not being sanctioned for administrative violations in customs according to Article 5 of the Decree shall be implemented as follows:
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Non-informed cases shall be handled according to prevailing laws.
Definition of accidental events or force majeure events shall comply with provisions in clause 13, clause 14 of Article 2 of the Law on handling of administrative violations.
2. Notification on mistakes as specified in clause 2 Article 5 of the Decree must be carried out in writing with clearly-stated reasons by the consignor, the consignee or the legal representative and be sent to the customs offices together with documents relating to the mistakes before the time that the customs offices decide to check actual conditions of goods or decide not to check actual conditions of goods; be accepted by the heads of customs offices where customs dossiers are received and handled. The rejection of mistakes must be made in writing with clearly-stated reasons by the customs offices.
In case there are evidences proving collusions between consignors, consignees and / or transporters in order to commit tax fraud, to transport goods illegally through borders or to smuggle, then customs offices have the right to refuse acceptance of mistakes.
3. Decisions on inspection of actual conditions of goods or decisions on exemption of checking actual conditions of goods as specified in clause 2 Article 5 of the Decree shall be made by determining lines for goods declaration forms by the data processing system or by approvals of competent persons in the customs declaration forms.
4. Provisions in clause 3 of Article 5 of the Decree shall apply to cases of amendment or supplementation of declarations in customs dossiers as specified in clause 2 of Article 22 of the Law on Customs, clause 2 of Article 34 of the Law on Tax Administration and provisions in Article 14 of Circular No.128/2013/TT-BTC of September 10th, 2013 of the Ministry of Finance guiding customs procedures; customs inspection and supervision; taxes on import, export and tax administration of imported, exported goods.
5. For cases as provided in clauses 4, 5 and 7 of Article 5 of the Decree:
a) At the time where the violations are discovered, if having sufficient grounds for determining cases not being sanctioned, then the sanction competent persons shall only make the minutes for certification and keeping in dossier;
If there are insufficient grounds for determining violation of being sanction cases or not being sanction cases, then the customs officers who are carrying public services shall make minutes on administrative violations in customs; based on customs dossiers, relevant documents, the minutes on administrative violations in customs, the sanction competent persons as defined in clauses 2,3,4,5 of Article 19 of the Decree shall decide to sanction or not to sanction;
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
6. When there are sufficient grounds proving the custom declarers state correct names of goods being actually exported or imported but state tax codes or first tax rate wrongly, the customs offices shall provide guidance on correct tax codes, tax rates and make the minutes for certification, without sanction.
7. The wrong declaration of a tax code or a tax rate shall be considered as first time if it is fully meet the following conditions:
Individual or organization has not yet exported or imported such commodity;
Not yet being guided, determined tax code or tax rate of such commodity by the Customs Office or being guided wrongly.
8. The following cases are determined as being guided, determined tax codes or tax rates by the customs offices:
Being guided by the customs office in declaring tax codes or tax rates and the minutes for certification of guiding declaration of tax codes, tax rates;
The Customs Offices issued documents to determine tax codes, tax rates in advance;
The Customs Offices determined tax codes, tax rates for commodities and issued decisions on tax assessment.
9. In case of importing goods, articles violating provisions on customs declaration, violating provisions of Article 14 of the Decree, but postal enterprises or express delivery enterprises carry out customs procedures on behalf of the goods owners according to legal provisions, if there are no grounds proving the collusion between consignors, consignees and customs declarers for fraudulent purposes, no sanction is made.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
In case of requirement for determining the value of material evidence involved in administrative violations to do as basis for determination of fine frame and sanction jurisdiction, the unit which has discovered the violations must determine the value of material evidences and be responsible for such determination.
The determination of the value of material evidences shall be carried out as follows:
1. For material evidence not being seized, the value of material evidence or means involved in violations is the customs value, being determined according to prevailing provisions on determination of customs value at the time of making the minutes on violations; if it is foreign currency, the exchange rate is determined in accordance with the Law on import, export taxes and legal documents guiding the implementation.
2. For commodities, material evidences being seized, it shall depend on each category of specific commodity or material evidence, and the value determination shall be carried out in accordance with provisions in Article 60 of the Law on handling of administrative violations.
3. Documents pertaining to the valuation must be presented in the dossier on handling of administrative violations, implementing the value determination of goods, material evidence involved in violations.
1. Commodities or means being temporarily held but not being seized, the persons who have issued decisions on temporary hold shall issue decisions on returning.
2. Commodities, means being returned shall be carried out with customs procedures or be delivered out of Vietnam or be re-exported in accordance with provisions; if commodities are subjects of application of the Law on import, export taxes and other relevant taxes, taxes must be paid in accordance with provisions.
Section 2. APPLICATION OF SANCTION FORMS AND SANCTION RATES
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
1. Time limit for carrying customs procedures as defined in Article 6 of the Decree is the time limit as specified in Article 18 of the Law on Customs and legal normative documents having provisions on time limit for carrying customs procedures in each form of import or export; transportation means on entry or exit.
2. In case the enterprise being sanctioned with act of late submission of documents under the customs dossier being entitled to late submission as defined in point b clause 1 Article 6 of the Decree, but still does not submit additional documents being entitled to a late submission, the customs office shall consider a settlement of commodities based on the existing dossier.
3. In case where a customs declarer suggests to adjust the norm in production of processed products; the norm in production of exported products after the provided time, if such norm adjustment is accepted by the Head of the Customs Sub-Department then the sanction shall comply with point g clause 2 Article 6 of the Decree.
4. Acts violating provisions in point d, e of clause 2; points a, b of clause 3; clause 4 of Article 6 of the Decree shall only be sanctioned if the time of being re-exported or re-imported is mentioned in the license, the customs declaration form or other documents according to legal provisions.
5. The time limit in point b clause 2 Article 6 of the Decree is the time limit for report, liquidity, tax finalization, consideration of contractual tax refund, the customs declaration form, the commodity, the materials, the raw materials as specified in legal normative documents in customs sector.
6. The determination on number of seats for the violating transportation means as defined in clause 4 Article 6 of the Decree shall be based on the registration paper for circulation of passenger transportation means. In case where the registration paper for circulation of passenger transportation means does not state number of seats, then the number of seats shall be determined in accordance with the actual inspection or supervision of the transportation means.
1. For acts which do not declare and wrongly declare goods under the list of humanitarian aid or non-refundable aid goods being certified by the Ministry of Finance or a state agency being authorized by the Ministry of Finance, the sanction shall comply with point b clause 1 Article 7 of the Decree.
In case where a commodity is not under the list being certified by competent state agencies, the sanction shall be based on violations in accordance with Article 8 of the Decree or clause 2 Article 14 of the Decree.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
3. Provisions in clause 3 Article 7 of the Decree shall apply in the cases of wrong declarations and do not cause lack of payable taxes or increase of taxes being exempt, reduced, refunded, uncollected or not under cases of tax frauds or evasion.
4. Provisions in clause 4 of Article 7 of the Decree shall apply in cases of customs declaration and clearance but do not export or export insufficiently in comparison with customs declaration. This provision does not apply to cases that customs declaration forms are not valid in customs clearance as specified in clause 2 of Article 18 of the Law on Customs.
Article 9. Violations against regulations on tax declaration as defined in Article 8 of the Decree.
1. The sanction as specified in Article 8 of the Decree shall apply to violations under forms of import, export of commodities leading to lack of payable taxes or increase of taxes being exempt, reduced, refunded or uncollected.
2. For acts which do not declare or wrongly declare name of commodities, types, quantities, weights, qualities, value, codes, tax rates, origin of import or export goods, inspection are needed for verification; if it is not cases as specified in clause 1 Article 13 of the Decree, the sanction shall comply with provisions in Article 8 of the Decree.
3. For acts which declare more than the actual export of goods being processed products, products being produced from imported materials (including materials being processed for re-export, materials being imported for production and re-export) and re-exported goods in terms of types, quantities, weight leading to a tax difference of under VND 100,000,000 shall be fined in accordance with provisions in point a, clause 2 Article 8 of the Decree. In case of a tax difference from VND 100,000,000 and above but still under the level of being examined for penal liability, sanction shall comply with point dd clause 1 Article 13 of the Decree.
1. Violations prescribed in Article 9 of the Decree shall apply to cases of persons on exit or entry using passports, laissez passers, border identity cards violating provisions on customs declaration; violating provisions on bringing foreign currencies in cash, gold which are not permitted to bring along upon doing entry or exit procedures. Other cases of bringing foreign currencies in cash, Vietnam Dong in cash or gold illegally through the borders shall be sanctioned in accordance with Article 12 of the Decree.
2. Value of illegal material evidence is the value after being deducted the value of foreign currencies, gold or Vietnam Dong which are not required to declare as prescribed by law.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
1. Provisions in point b clause 2 Article 10 of the Decree shall apply to cases of legal normative documents having provisions on storage of samples, dossiers or documents.
2. Clause 4 Article 10 of the Decree shall apply to cases of failure to implement contents required by customs offices in compliance with relevant legal normative documents for tax examination or inspection.
3. When acts as specified in point b clause 5 Article 10 of the Decree are discovered, forged customs seals, documents and materials must be sequestered. In cases of sequestered documents are licenses, the licensing agencies must be informed in writing.
4. Violations against regulations on transport of goods in transit, change of port, change of border gate, goods of trading in temporary import for re-export in contrary to routes, locations, border gates, time stated or registered in customs dossiers without explanation or with explanation but without legitimate reasons and without approval of head of customs sub-department, sanction shall comply with point a Clause 1 Article 11 of the Decree.
5. Provisions in points d, dd clause 1 Article 11 of the Decree shall apply in cases where fringing material evidence has not been scattered or consumed. In cases where fringing material evidence has been scattered or consumed, the sanction shall comply with point a, point b of clause 2, point a, point b of clause 3 of Article 11 or point d clause 5 Article 12 of the Decree.
6. For violations prescribed in clause 2 Article 12 of the Decree:
Violations prescribed in clause 2 Article 12 of the Decree which have been carried out by persons under 14 year-old shall be recorded in writing for confirmation, be issued with decisions to confiscate or destroy material evidence;
b) In cases where goods being illegally transported through borders or having no valid documents as specified in clause 2 of Article 12 of the Decree are discovered, but subjects of violations have escaped and left behind them the fringing material evidence or transportation means, then records on administrative violations must be made in accordance with Article 58 of the Law on handling of administrative violations if there are grounds for determination of subjects of violations (names, addresses of the fringing individuals or organizations); or records on certification of matters and handling of material evidence if subjects of violations, owners of the fringing material evidence or transportation means cannot be identified must be made.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
1. Materials, documents as prescribed in point a, clause 1 of Article 13 of the Decree shall be comprised of materials, documents which have been submitted or presented to customs offices during doing customs procedures and after customs clearance shall be bases for determination or demonstration of payable taxes.
2. Failure of declaration or wrong declaration on names of goods, types, quantities, weight, qualities, value, codes of goods, tax rates, origin of exported or imported goods which are discovered after the goods have been conducted customs clearance, but the infringers do not voluntarily pay full taxes or not yet paid taxes in full as required before records of violations are made by customs offices, then the sanction shall comply with point c clause 1 Article 13 of the Decree.
3. Violations which are related to exported goods being processed goods, products manufactured from imported raw materials, including raw materials processed for re-export, raw materials imported for re-export production: In cases of carrying out the export procedures but fail to export, the sanction shall comply with point d, clause 1 Article 13 of the Decree. This provision does not apply to cases that customs declaration forms are not valid in customs clearance as specified in clause 2 Article 18 of the Law on Customs.
4. Acts as specified in point 1 clause 1 Article 13 of the Decree shall apply when customs offices have enough grounds to determine that tax payers have known well the actual export or import of goods but they have not declared or have declared wrongly in order to get tax evasion or tax frauds.
5. Grounds for determination of tax difference with the acts that lead to the declaration in lack of the tax payable or increase of tax exempted, reduced or refunded; tax evasion or tax frauds are: Tax statements of the tax payers and decisions on tax imposition of competent authorities or tax payable under regulations.
Article 13. For violations pertaining to licenses, conditions for export or import
1. Licenses, conditions, standards, criteria as specified in Article 14 of the Decree are licenses, conditions, standards, criteria as specified in the Decree of the Government detailing the implementation of the Law on Commerce, legal documents guiding the implementation and other legal normative documents stipulating licenses, conditions, standards or criteria for imported or exported goods.
2. In cases that goods are under the list of imported goods which are subject to licenses granted by the Ministry of Industry and Trade or under the management of specialized Ministries (not under list of goods banned from importation), within the time limit of customs clearance but the owners do not carry out import procedures but request for re-export, shall not be sanctioned.
3. For goods which are required to have import or export licenses, the enterprises presents such licenses but the actual quantities or weights of goods are more than the quantities or the weights as stated in those licenses, then goods are out of those licenses shall be sanctioned in terms of acts of goods import or export without licenses.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
5. For violations which are related to licenses, conditions, standards, criteria for importation as specified in clause 3; clause 4; points c, d clause 5 Article 14 of the Decree, but the imported licenses have been granted by the competent authorities before the time of decisions on sanction, then remedial measures of removal from the territory of Vietnam shall not be applied.
In cases where decisions on sanction and application of remedial measures of "removal from the territory of Vietnam or re-export" have been issued but within 30 days since the date of receiving decisions on sanction, the competent authorities allowed the importation and the goods have not been removed from Vietnam, then importation is allowable.
Article 14. Violations against regulations on bonded warehouses, tax-suspension warehouses
Owners of goods who do not carry out procedures to extend their warehouse leasing contracts under law, do not notify customs offices, do not remove their goods from bonded warehouses after their warehouse leasing contracts are expired, shall be sanctioned according to clause 1 Article 15 of the Decree, the goods shall be handled according to clause 4 Article 24 of the Decree No. 154/2005/ND-CP dated December 15th, 2005.
1. Clause 1 Article 16 of the Decree shall apply to cases of more than 10 days since the expiry date of transferring money from bank accounts but the State Treasuries, credit institutions fail to extract, transfer all or parts respectively which are equal to the tax payable, from bank accounts of organizations or individuals those are forced for execution of administrative decisions to the Government Budget’s revenue accounts or the customs offices’ deposit accounts at State Treasuries, as per requirements of the customs offices, when the time of receiving the coercive decisions, the bank balance of violators are sufficient or excessive in comparison with taxes or fines payable.
2. Provisions at clause 3, Article 16 of the Decree shall not apply to organizations or individuals who are subjects of tax payment. Organizations, individuals that are subjects of tax payment, having violations against regulations on information provision shall be sanctioned according to point b clause 3 Article 10 of the Decree.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
2. When there are grounds through risk management systems or related information to confirm that individuals are keeping drugs in their bodies, the competent persons shall carry out physical inspection directly or may use technical means or equipments for searching.
3. Temporary seizure of material evidence or transportation means of administrative violations in cases that violations are far beyond the sanction jurisdiction of the Directors of Customs Departments, the Director of the Anti-smuggling and Investigation Department, the Director of the Post-Clearance Audit Department:
Persons who have sanction powers as specified in clauses 3, 4 Article 19 of the Decree shall carry out their issuance of decisions on temporary seizure of material evidence or transportation means of administrative violations according to clause 1 Article 125 of the Law on handling of administrative violations; be responsible for reservation of material evidence or transportation means of administrative violations in compliance with the Law on handling of administrative violations and carry out the handling of such material evidence or transportation means as per decisions of competent persons.
Article 17. Inspection of transportation means, objects in accordance with administrative procedures
1. Inspection of transportation means, objects belongings of the entity entitled to immunity must comply with the International Agreements to which Vietnam is a signatory or a participant and must have decisions of the Director General of the General Department of Customs.
2. When having grounds to confirm that the luggage of person entering or existing Vietnam is entitled to immunity and privileges containing goods which are not entitled to immunity, or banned from import, export or goods do not comply with quarantine regimes of Vietnam, then the inspection shall be carried out according to decision of the Director General of the General Department of Customs, with the witness of the diplomat or his/ her authorized representative.
Article 18. Determination of sanction jurisdiction
1. The fining jurisdiction over tax violations as specified in Article 8, Article 13 and point a, clause 1 Article 16 of the Decree of those persons as stated in clause 7 Article 19 of the Decree are determined in accordance with the Decree, without limitation of maximum level of fines.
2. For administrative violations in which dossiers are related to many customs offices, the customs offices have firstly discovered and recorded the administrative violations shall have their jurisdiction in issuing decisions on sanction; other relevant customs offices shall be responsible for transferring all related documents as per requests of those customs offices handling cases of violations.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
a) Violations pertaining to goods in transit, goods of temporary import for re-export discovered by border-gate Customs sub-Departments, if there are signs of criminals, those border-gate Customs sub-Departments shall request Customs sub-Departments where customs clearance forms are made to transfer all related dossiers for handling in accordance with criminal proceedings;
b) Goods in transit, goods of temporary import for re-export having administrative violations, then border-gate Customs sub-Departments shall transfer relevant dossiers to Customs sub-Departments where customs declaration forms are made to sanction under their jurisdiction. If material evidence are goods banned from import, toxic waste or contaminating epidemics, detected at border gates, Customs sub-Departments where customs declaration forms are made shall transfer all relevant dossiers to Customs sub-Departments where sanction are being carried out within their jurisdiction.
Within 05 (five) days since the date of issuing the handling decisions, Customs sub-Departments presiding over handling shall notify the handling results to relevant Customs units.
4. When customs violations are detected, competent persons need to compare with provisions of the Penal Code in order to determine whether those are administrative violations or criminals. Cases with criminal signs shall be handled in accordance with law on criminal procedure. Dossiers for cases with signs of tax fraud shall be transferred to competent authorities for investigation under regulations within 10 (ten) days, since the date of being detected.
5. Violations being detected by units under Anti-smuggling and Investigation Department with penalty levels go beyond jurisdiction of Heads of Anti-smuggling and Control Squads, Heads of Intellectual Property Rights Protection and Control Squads and Heads of Maritime Control Squads under the Anti-smuggling and Investigation Department, sanction jurisdiction shall be implemented by the Director of the Anti-smuggling and Investigation Department under the General Department of Customs according to regulations.
6. In cases, main sanction form (fine) are under sanction jurisdiction of Customs offices, but supplement sanction form or remedial measures are not under jurisdiction of officers handling violations, they shall transfer dossiers immediately to competent authorities according to regulations.
7. For administrative violations in customs domain having sanction forms or levels, values of material evidence or transportation means of administrative violations being confiscated or remedial measures going far beyond the jurisdiction of Directors of Customs Departments; Directors of Anti-smuggling and Investigation Department, Directors of Post-clearance Inspection Departments shall transfer dossier themselves or through local Customs Departments to People’s Committees of provinces and centrally-run cities (hereinafter collectively referred to as provincial-level People’s Committees) where violations are occurred in order for Chairpersons of provincial-level People’s Committees to issue sanction decisions.
Article 19. Delegation of the power to handle administrative violations
1. Delegation of the power to handle administrative violations of titles as specified in clauses 2, 3, 4, 5 and clause 7, Article 19 of the Decree shall only be with deputies. The delegation of the power must be assigned in writing. In delegation documents, there are necessary to clearly determine the scope, contents and time limits of delegation. In cases of temporary seizure of persons according to administrative procedure, the delegation of power shall only be carried out when the Heads are absent.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
2. Not using decisions on task assignments or internal management of units for replacement of documents delegating power to handle administrative violations.
Article 20. Making records of administrative violations
Making records of administrative violations, jurisdiction in making records of administrative violations shall comply with Article 58 of the Law on handling administrative violations, Article 6 of Decree No. 81/2013/ND-CP dated July 19th, 2013 of the Government detailing a number of articles and implementation measures of the Law on handling administrative violations, Article 18 of Decree No. 127/2013/ND-CP dated October 15th, 2013 of the Government stipulating sanction of administrative violations and coercive implementation of administrative decisions in customs domain.
1. When dossiers of administrative violations in customs domain being transferred to Chairpersons of provincial-level People’s Committees for implementation of sanction under their jurisdiction, the hand-over of such dossiers must comply with provisions. Time of dossier transfer shall be as follows:
Within 05 (five) days, since the date of records on administrative violations, Directors of Customs Departments, Heads of Anti-smuggling and Investigation Departments, Heads of Post-clearance Departments shall send dossiers, proposals of sanction forms of administrative violations for Chairpersons of provincial-level People’s Committees to consider and decide.
For cases of administrative violations having complicated details but that are not under cases of explanation or for cases that are required to have explanation according to clause 2 and clause 3, Article 61 of the Law on handling administrative violations, the above-mentioned time limit shall not exceed 20 days, since the date of records on administrative violations. If material evidence of violation is temporary hold, customs offices shall be responsible for management and handling according to Article 82, Article 126 of the Law on handling administrative violations.
2. In specially serious cases, having complicated details and under cases of explanation according to clause 2, clause 3 of Article 61 of the Law on handling administrative violations, which need more time to verify or to collect evidences being grounds for determination of violations, Directors of Customs Departments, Directors of Anti-smuggling and Investigation Departments, Directors of Post-clearance Inspection Departments shall report to the Director General of Customs to get extension of time limit for issuing decisions on sanction.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
1. When considering violations for handling, persons competent to sanction of administrative violations who are unable to differentiate administrative violations or criminals yet, shall issue documents exchanging opinions together with photocopied dossiers of those cases and send to relevant agencies conducting criminal legal proceedings (Procuracies or Investigation agencies) before issuing decisions on sanction of administrative violations or criminal handling. Within 10 (ten) days, since the date of documents exchanging opinions and enclosed dossiers but having no response from agencies conducting criminal legal proceedings, persons competent to sanction of administrative violations shall handle violations according to provisions and afterwards send 01 decision to those agencies in which opinions have been exchanged for reference.
In cases the agencies conducting criminal legal proceedings request to transfer dossiers for their consideration and handling, they shall comply with Article 62 of the Law on handling administrative violations.
2. If it is confirmed that those violations having criminal signs, persons competent to sanction who are handling those cases shall transfer dossiers to competent officials for consideration and initiating lawsuits (for crimes as specified in Article 153, Article 154 of the Penal Code) or transfer dossiers to propose competent agencies conducting criminal legal proceedings for consideration and initiating lawsuits for cases having signs of other crimes.
3. In case where agencies conducting criminal legal proceedings notify on decisions on institution of criminal cases, customs offices shall transfer original dossiers of violations to competent agencies conducting legal proceedings within 05 (five) days, since the date of receiving notices.
Article 23. Issuance of sanction decisions
1. When sanctioning administrative violations in customs domain under forms of giving warnings or imposing a fine of up to VND 250,000 for individuals, VND 500,000 for organizations, competent officials shall issue decisions on sanction on the spot.
2. Decisions on sanction of administrative violations shall come into force since the signing date, except otherwise provided for by those decisions. Within 10 (ten) days since the date of receiving decisions on sanction, individuals or organizations being sanctioned must execute those decisions on sanction.
3. Issuance of decisions on sanction shall comply with Article 67, 68 of the Law on handling administrative violations, Article 6 of Decree No. 81/2013/ND-CP dated July 19th, 2013 of the Government detailing a number of articles and implementation measures of the Law on handling administrative violations.
4. Time limit for issuing a decision on sanction is 07 (seven) days, since the date of making the record on administrative violation.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
5. Diplomatic officials, consular officials taking advantages of preferences, privileges in order to conduct commercial activities which are out of their scope of functions and commit administrative violations in customs domain, then before sanction, it is needed to have discussions with diplomatic agencies, consular agencies of countries where offenders are working.
Article 24. Implementation of sanction decisions
1. The implementation of decisions on sanction shall comply with Section 2, Chapter III, Part No.2 of the Law on handling administrative violations.
2. Competent officials issued decisions on sanction shall be responsible for supervising, checking and urging the implementation of decisions on sanction of individuals or organizations being imposed with penalties and for issuing coercive decisions in cases of decisions on sanction are not being executed within stipulated duration.
3. Decisions on sanction being issued by Chairpersons of provincial-level People’s Committees, Heads of units where transfer dossiers of violations shall be responsible for supervising the implementation of decisions on sanction and for reporting the implementation situations of decisions on sanction to Chairpersons of provincial-level People’s Committees.
In cases, decisions on sanction are not executed within stipulated time limit; those officials shall be responsible for proposing the application of coercive measures for Chairpersons of provincial-level People’s Committees to issue coercive decisions.
Article 25. Management of money being collected from sanction of administrative violations
All amounts of money being collected from sanction of administrative violations (including fines on administrative violations, interests from late implementation of decisions on fines; money being collected from sale or liquidation of material evidence or transportation means of administrative violations which have been confiscated or other sums of money) must be deposited into temporary seizure accounts of customs offices being opened at the State Treasury according to prevailing provisions. After the time limit for making complaints are expired or complaints have been finally settled, based on results of handling, customs offices shall transfer such amounts from the temporary seizure accounts into the State Budget in accordance with the Law on State Budget.
Article 26. Supervision of removing out of the territory of Vietnam or re-export of illegal goods
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Results of supervision must be verified in writing by the exporting border-gate Customs offices and be sent back to units which issue decisions on sanction within 05 days since the date of removal of illegal goods out of the territory of Vietnam or re-export for archival of dossiers of cases.
Article 27. Handling late payments of fines
If individuals, organizations being sanctioned on administrative violations in customs domain are late in paying fines within time limit of implementing decisions on sanction of administrative violations, in addition to full payments of fines, those individuals or organizations have to pay an additional payment of 0.05% per day being counted on the total unpaid fine for every day of late payments.
The period during which cases are considered, decided to reduce or to exempt the remaining fines or to permit payments of fines in many times shall not be included in the periods of late payments.
COERCIVE IMPLEMENTATION OF ADMINISTRATIVE DECISIONS IN CUSTOMS DOMAIN
Article 28. Scope of regulations and subjects of application
This Chapter details the implementation of a number of articles of Chapter II, Decree No. 127/2013/ND-CP of October 15th, 2013 of the Government stipulating sanction of administrative violations and coercive implementation of administrative decisions in customs domain.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
1. Customs offices at all levels are responsible for supervising, managing entities which owe taxes, fines; usually classify debtors, debts in order to urge and to collect debts before the time of applying coercive measures.
Forms of urging, collecting outstanding taxes or fines:
a) To send notices to request tax payers or tax guarantors for full payments of outstanding taxes or fines;
b) To directly go to the headquarters of the tax payers to request for payments of outstanding taxes or fines;
c) To notify on network systems about the list of debtors of taxes or interests;
d) To publicize on mass media about subjects owing taxes, fines; amounts of outstanding taxes or fines.
2. When tax payers, tax guarantors owing taxes or fines receive notices from customs offices about debts of taxes or fines, they shall have to quickly settle full payments of taxes or fines according to legal provisions. If it is beyond the deadline as specified in Article 26 of the Decree and the implementation is still not been made, coercive measures as specified in Article 27 of the Decree shall be applied.
Article 30. Coercion in cases of imposing taxes on post-clearance goods
In cases of imposing taxes on post-clearance goods, if it is more than 90 days, since the date of issuing decisions on imposing taxes and tax payers or tax guarantors do not voluntarily execute decisions on imposing taxes, the Customs offices shall executive coercions in compliance with provisions.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
1. Officials competent to issue of coercive decisions must timely verify information and issue coercive decisions on implementation of administrative decisions in customs domain in cases of ending the stipulated period but tax payers or tax guarantors; individuals or organizations that commit administrative violations do not voluntarily execute the administrative decisions in customs domain or do have acts of dispersing property or attempting to escape.
2. In case where coercive decision for a measure has been no longer valid, if competent official who issued such coercive decision confirms that there are grounds for continuing application of such coercive measure for getting debts, fines or interests, then they are entitled to issue other decision in replacement of invalid decision for continuing implementation of such coercive measure.
Documents, papers being grounds for issuance of coercive decisions must be kept in dossiers of cases.
Article 32. Organizing the implementation of coercive decisions
Officials issuing coercive decisions of executing administrative decisions in customs domain shall be responsible for organizing the implementation of those coercive decisions.
2. For coercive decisions issued by Chairpersons of provincial-level People’s Committees, Directors of Customs Departments, Directors of Anti-smuggling and Investigation Departments, Directors of Post-clearance Inspection Departments where proposed the issuance of coercive decisions shall be responsible for organizing the implementation of such coercive decisions and reporting results to Chairpersons of provincial-level People’s Committees.
3. If applying coercive measures of seizing properties; collecting money, properties being hold by other individuals or organizations that have their headquarters located in other areas, Directors of Customs Departments that control such areas shall be responsible for coordinating with Customs Offices where coercive decisions are issued or Customs Offices where bear responsibilities in organizing the implementation of coercive decisions of Chairpersons of provincial-level People’s Committees in order to organize the implementation of coercive decisions.
1. In cases of delay in implementing coercive measures; pausing the application of coercive measures or stopping customs clearance:
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
b) Tax payers are entitled to delay in applying coercive measures, stop customs clearance in accordance with clause 5, Article 46 of the Decree.
2. Formalities, competency of settlement:
2.1. Gradual payments of outstanding debts shall comply with Article 39 of Decree No. 83/2013/ND-CP of July 22, 2013 of the Government detailing the implementation of a number of articles of the Law on Tax Administration and the Law on amendment, supplementation of a number of articles of the Law on Tax Administration and Article 132 of Circular No. 128/2013/TT-BTC of September 10th, 2013 of the Ministry of Finance guiding customs procedures; customs inspection and supervision; export taxes, import taxes and tax management over import-export goods.
2.2. Cases of pause of the application of coercive measures, stopping customs clearance for import-export goods as specified in clause 5, Article 46 of the Decree:
a) Tax payers who are being imposed with coercion send written documents to request for pausing the coercion to Customs offices where coercive debts occur together with guarantee letters of credit institutes regarding outstanding taxes, interests and fines;
b) Customs Departments where tax payers have debts being imposed with coercive measures of stopping customs clearance shall receive, check the accuracy, the sufficiency of dossiers and reports; proposals shall be sent to the General Department of Customs within 05 (five) working days since the date of receiving valid dossiers;
In cases of invalid dossiers, within 03 (three) days since the date of receiving dossiers, customs offices which received dossiers must notify tax payers for completing dossiers.
c) The General Department of Customs shall base on provisions of clause 5, Article 46 of the Decree to do assessment on dossiers, to get opinions of relevant units (if any), to report the Ministry of Finance within 07 (seven) working days since the date of receiving valid dossiers;
d) The Ministry of Finance shall consider, settle the postponement of coercive measures, stopping customs clearance for each specific case at the proposals of the General Department of Customs within 05 (five) working days since the date of receiving reports from the General Department of Customs;
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
3. Documents on pausing the implementation of coercive decisions of tax administrative decisions in customs domain for cases being permitted by Customs offices to gradually pay outstanding taxes and cases of pausing the application of coercive measures, stopping customs clearance shall comply with sample of decision (QD-59) which is attached to this Circular.
1. Signs of escaping, dispersing properties
a) Signs of escaping:
Tax payers who have not executed tax administrative decisions no longer operating their productions or businesses at registered locations with verification by People’s Committees of communes, wards or towns or residential groups where coercive subjects having business activities or according to notices of tax agencies regarding coercive subjects have stopped their operations (including cases of dissolutions without following orders of the Law on Enterprise);
b) Signs of dispersing properties
Tax payers who have not executed tax administrative decisions but to carry out procedures of transferring, giving, selling properties, clearing or dispersing the balances of bank accounts extraordinarily without concerns with normal transactions or through check at enterprises detecting that there are no more goods.
2. Competent officials who issued coercive decisions shall base on verified information to issue decisions on application of conformable coercive measures in accordance with formalities, orders of each measure as specified in Chapter II of the Decree and provisions of this Circular in order to collect full taxes, fines and interests (if any) for the State Budget.
Article 35. Expenses in coercive implementation of administrative decisions
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Expenses in mobilizing persons to execute coercive decisions: expenses for agencies, organizations or individuals that directly get involved in coercive implementation of administrative decisions such as: officials issuing coercive decisions, officials implementing coercive decisions, protection police, medical staffs, representatives of local authorities, representatives of social organizations, etc;
Expenses in valuation of properties, auctions of properties: remunerations for members of valuation councils; expenses in assessment of properties (if any); rents of locations, means for organizations of auctions, notifications, expenses in organizations of revaluation of properties; expenses in posting auction notices on mass media; rental expenses for keeping or reserving properties; rents for transporting things, properties being imposed with coercive decisions;
Expenses for renting means to dismantle and transport things, properties; expenses for buying fuels, renting means, protection equipments, medical equipments to serve the implementation of coercive decisions;
Rental expenses for keeping or reserving properties have been seized;
Expenses for prevention of fire or explosion (if any): Renting fire engines, renting equipments preventing and fighting fire, checking and destroying bombs or mines, and other necessary means or equipments preventing fire or explosion;
Expenses for posting information about tax debtors on mass media;
Other actual expenses serving the implementation of coercive decisions (if any).
2. Levels of expenses
Expenses: Rent for keeping or preserving properties; assessment of properties; rents of locations, means for organizing auctions; posting information about auctions on mass media; rents for transporting things or properties being imposed with coercive decisions……shall be based on contracts, bills, invoices with legal and valid expenses in accordance with regulations;
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
In cases of having no provisions of the State, officials conducting coercive decisions shall decide actual levels of expenses which are accompanied by valid bills or invoices and shall be responsible for their decisions.
3. Financial sources ensuring expenses for implementing coercive decisions
Expenses for coercion of implementing coercive decisions shall be borne by coerced subjects.
Customs offices where issued coercive decisions shall put in estimates on coercive expenses in conjunction with the issuance of coercive decisions and shall be entitled to settlement after completing coercive cases.
If coercive expenses being borne by coercive subjects but have not been collected fully by customs offices, customs offices are entitled to get advances from operation expenditure sources of customs domain and to get refunds immediately after completing collection of money from subjects being imposed with administrative coercions. The advance payment level must not exceed VND 100,000,000 (one hundred millions). If cases having huge expenditure levels and amounts being permitted to pay in advance for use are insufficient, officials issuing coercive decisions shall report to higher level customs offices for consideration and settlement in each specific case.
Article 36. Exemption, reduction of expenses for implementation of coercion
1. Individuals being coerced may be considered for exemption or reduction of expenses in implementing coercion if they belong to one of following cases:
a) Having economic difficulties: Individuals having economic difficulties are individuals having incomes which do not guarantee the minimum living standards in order for them to live a normal life or having extremely economic difficulties prolonged by fire or natural disasters. The minimum level of income is the level of income not subject to income tax for high-income persons.
b) Being families which are enjoyed policies, meritorious with the revolution;
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
2. Procedures for being exempted or reduced of coercive expenditures:
In order to be considered for exemption or reduction of coercive expenditures, individuals must prepare application for considering exemption or reduction of coercive decisions and send to customs offices where coercive decisions are issued.
Being enclosed with an application form includes:
a) For coerced subjects having economic difficulties by natural disasters or fire, there must be verification of commune-level People’s Committees where they are living or of Heads of agencies or organizations where they are working;
b) Coerced subjects are individuals having income levels which do not guarantee the minimum living standards in order for them to live a normal life or being families which are enjoyed policies, meritorious with the revolution shall carry out formalities, dossiers as guidance of prevailing laws regarding recognition and settlement of legitimate rights of revolutionary martyrs or families of revolutionary martyrs, war invalids or persons who are entitled to policies as war invalids or sick soldiers;
c) Coerced subjects are individuals being disabled or sick for long time shall have documents being certified by the Medical Inspection Council or competent health care agencies in accordance with provisions of the Ministry of Health.
3. Levels of exemption, reduction of expenses for implementation of coercion
a) Coerced individuals have executed a part of coercive expenditure having extremely difficult economic situations prolonged by natural disasters or fire, shall be considered for reduction of remaining expenditure for coercion;
b) The remaining cases shall be considered for reductions of 50% (fifty percent) of expenditure payable for coercion.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
In cases that agencies issuing coercive decisions have decisions on exemption or reduction of coercive costs, coercive costs shall be taken from operating costs of those units.
5. Decisions on exemption or reduction of coercive costs shall be cancelled if it is confirmed that coerced subjects have acts of scattering or hiding money, properties in order to avoid the verification of specific conditions for coercive implementation.
1. Subjects being coerced to execute tax administrative decisions and organizations, individuals holding money of coerced subjects shall be responsible for providing information on bank accounts to competent officials who issue coercive decisions, such as: Banks where bank accounts have been opened, numbers and notations of accounts, current balance of accounts and other information pertaining to coerced subjects as per requests of competent officials who issue coercive decisions.
2. Competent officials shall base on available databases, outstanding taxes, fines, interests being late more than 90 days and information being verified, collected to issue coercive decisions on applying measures of deducting money from coerced subjects’ bank accounts which have been opened at the State Treasury, Commercial Banks, other credit institutes or issue decisions on transfer to next coercive measures if the time limit specified in clause 1, Article 40 of the Decree is over or if those bank accounts do not have balance.
3. If the balance is less than the amounts which must be deducted from those banks of coerced subjects, the State Treasury, commercial banks, credit institutes shall still have to deduct and transfer such amounts; to continue deducting and transferring outstanding amounts when there are transactions pertaining to those bank accounts of coerced subjects within valid duration of coercive decisions.
4. If there are information on individuals, organizations that have not executed tax administrative decisions in customs domain having acts of scattering properties or escaping, competent officials issuing coercive decisions shall issue coercive decisions in which requirements are clearly stated or issue documents (if coercive decisions were issued before that) requesting the State Treasury, Commercial Banks or other credit institutes to deduct money from bank accounts of subjects being coerced with the implementation of administrative decisions.
Article 38. Coercing by measures of deducting a part of salary or income
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
a) To issue coercive decisions on applying measures of deducting a part of salary or income of the coerced individual if such individual has legal income;
b) To decide transferring to implementation of next coercive measures, if the coerced individual does not have a legal income or within 3 (three) working days, since the date of receiving the request from competent officials, the coerced individual or the organization, the individual who pays the salary or the income and relevant organizations or individuals do not provide information on the salary or the income of the coerced individual to competent officials who issued coercive decisions.
2. The total salaries and incomes being the base for deduction is all amounts of salaries, incomes of similar nature and other legal incomes being arisen in the month.
Article 39. Coercing by measures of stopping customs clearance for import-export goods
1. Competent officials shall base on available databases, verified information and coercive results of deducting money from coerced subjects’ accounts which have been opened at the State Treasury, Commercial Banks, other credit institutes; based on coercive results of applying measures of deducting a part of salary or income in order to issue coercive decisions on applying measures of stopping customs clearance for import-export goods.
2. Officials issuing coercive decisions shall be responsible for publicizing coercive decisions on applying measures of stopping customs clearance for import-export goods on the website of customs domain within the time limit as specified in clause 3, Article 46 of the Decree.
1. To verify information on properties of coerced subjects
a) Officials competent to issue coercive decisions shall be entitled to send documents to coerced subjects; agencies registering the ownership on properties; agencies registering secured transactions and other relevant organizations or individuals to get verification on properties;
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
c) Information being verified shall include: verified properties, values of the verified properties which are be reflected in accounting books of the coerced subjects, results of productions and doing business (for establishments having productions, doing business or providing services) or economic situations (for non-business individuals); For assets which are required to register, the transfer of those assets must base on contracts for sale and purchase, conversion, assignment or donation, certificates of the property ownership, the verification shall be implemented through the owners, local authorities, competent agencies or witnesses such as the verification of the sellers, local authorities or competent agencies on the sale and purchase.
The verification must be formed in writing; verified contents must be clearly stated, together with signatures of persons or agencies providing the information;
d) Verified information on properties which are required to register or to transfer the ownerships of properties may be publicized widely in order for persons who have relevant rights or obligations to know and to have their interests protected;
dd) For properties which have been legally pledged or mortgaged and under the list of properties which are not permitted to seize as specified in Article 49 of the Decree, agencies conducting the seizure shall notify pledgees, mortgagees on obligations of coerced subjects and request pledgees, mortgagees to notify agencies conducting the seizure in a timely manner when pledgees or mortgagees settle their payment obligations according to the pledge or the mortgage contracts;
e) Competent officials who issued coercive decisions after verifying properties of tax payers at above-mentioned locations shall need to determine amounts of money collectable for the state budget through the application of these coercive measures by way of estimating values of those properties after the auction.
In cases the amount of money collected from coercive activities are not enough to compensate for coercive costs, the senior agencies must be notified in order to postpone the issuance of coercive decisions (except otherwise being exempted or reduced in costs of implementing coercive decisions as specified in clause 4, Article 36 of this Circular);
g) If after 05 (five) working days, since the date of sending verification documents of properties to coerced subjects; agencies registering the ownership on properties; agencies registering secured transactions and other relevant organizations or individuals do not provide or provide insufficiently information on properties or in cases of determining the coerced money are not enough to compensate coercive costs, the next coercive measures shall be applied.
2. When issuing decisions on coercive measures of property seizure for seized properties which are under list of properties must be registered ownership, officials organizing the seizure shall immediately notify the following agencies on the property seizure:
a) Land use right registration offices, competent agencies for registration of assets attached to lands in cases of seizing land use rights or assets attached to lands;
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
c) Competent agencies for registration of ownerships or other use rights in accordance with laws.
3. Procedures in implementing measures of property seizure
a) The property seizure must be carried out in day time and within administrative hours being applied at localities of property seizure, except otherwise the coerced subjects being discovered to have acts of escaping, scattering or destroying properties, competent officials issuing coercive decisions shall be entitled to immediately organize the property seizure in order to stop above-mentioned acts of coerced subjects;
b) In cases of seizing properties which are residential houses or things being locked or packed, officials organizing the seizure are entitled to request coerced subjects, persons who are using or managing such properties to unlock or to unpack; if coerced subjects, persons who are using or managing such properties do not unlock or intentionally absent, the organizations conducting coercive decisions shall make records (with the presence of local authorities and witnesses) of unlocking or unpacking in order to check and list down details of properties and carry out the seizure as provided by laws;
b) From the time of receiving notices on property seizure, agencies registering ownerships or use rights of properties shall not execute the registration of transactions of those properties, except otherwise provided by laws.
Within 03 (three) working days, since the date of releasing property seizure or completing the sale or the hand-over of seized properties for coercive implementation of administrative decisions on taxation, officials organizing the seizure must notify agencies registering ownerships of properties, agencies registering secured transactions as specified in point c, clause 3 of this Article.
4. Specific cases when conducting the seizure
a) Only do seizure of land use rights, residential houses, headquarters of coerced subjects after completing seizure of other properties but still not enough for implementing coercive decisions;
b) Only do seizure of properties of coerced subjects which are sufficient enough for implementation of coercive decisions and payment of costs for coercion. If the coerced subject has only one property with its value is higher than the obligation of implementing the coercive decision but cannot be divided or the division shall result significant decrease of its value, officials organizing the seizure shall still be entitled to seize such property in order to ensure the implementation of the coercive decision;
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
d) If coerced subjects suggest to seize their common properties being movables which are in the common property block with other persons, officials organizing the seizure shall carry out the seizure of such properties, but they must ensure the priority in buying such properties of the co-owners;
dd) If the coerced subject has no any other property, agencies conducting the seizure shall be also entitled to seize those properties being pledged or mortgaged in case the value of those properties is higher than the guaranteed obligations. Agencies conducting the seizure shall be responsible for notifying the pledgee or the mortgagee on the seizure.
5. To entrust the seized properties for reservation pledgee
If coerced persons, persons who are using or managing the properties, relatives of the coerced persons do not reserve or it is confirmed that there are signs of scattering or destroying properties or hindering the implementation of the coercive decisions, the coerced properties shall be entrusted to other organizations or individuals that have favorable conditions for reservation, depending on each specific case.
Officials conducting the seizure of properties shall keep, reserve dossiers, documents on the ownership or use rights of properties to be safe during the implementation of the coercion.
6. When seizing the properties, officials conducting the seizure shall temporarily count the value of all properties supposed to be seize which are equal to a sufficient amount payable to the outstanding debts, interests or fines as stated in the coercive decisions and other coercive costs. Officials conducting the seizure shall base on the market prices and consult opinions of competent agencies and concerned persons in order to temporary count values of the coerced properties.
7. The Valuation Council and tasks of the Valuation Council
a) Members of the Valuation Council: Officials issuing coercive decisions are Chairpersons of the Councils; representatives of financial agencies or specialized agencies shall be members. Officials who chair the implementation of coercive decisions shall be entitled to hire or to solicit the assessment on values of the properties. When receiving requests from officials who chair the implementation of coercive decisions, specialized agencies shall be responsible for assigning professional officials to participate into the valuation.
Representatives of specialized agencies in the Valuation Councils shall be professional or technical officials of competent agencies managing specialties or professions with regard to the coerced properties. If the coerced properties are residential houses, there must be representatives of agencies managing houses and lands and agencies managing construction participating into the Valuation Councils.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Within 07 (seven) working days, since the date of establishment, the Valuation Councils must conduct the assessment. Individuals being seized or representatives of organizations having coerced properties shall be entitled to contribute their opinions, but the final decisions shall come from the Valuation Councils.
The Valuation Councils shall base on market prices at the time of assessment and professional opinions of property assessment agencies or organizations to determine values of the properties. The Valuation Councils shall decide values of properties based on majority; in case parties have equal opinions on the property’s value, party that has opinion of Chairpersons shall be the base for determining the starting prices for selling the properties. Members of the Valuation Councils shall be entitled to preserve their opinions and to propose the heads of customs offices to re-consider the valuation. For properties in which the State uniformly manages prices, the valuation shall base on prices as provided by the State.
8. Agencies conducting the seizure shall be entitled to organize the revaluation of properties in the following cases:
a) It is confirmed that there is basis to determine violation of valuation procedures;
b) There is a big fluctuation of prices;
c) Over six months, since the date of valuation, the properties have not been sold yet.
9. Revaluation of the properties
When it is necessary to revaluate the properties, agencies conducting the coercive implementation of administrative decisions shall make notices to the Valuation Councils regarding revaluation of the properties in order to coordinate implementation or to request the assessment agencies being established in accordance with laws in order to conduct revaluation of the properties. The revaluation of the properties as specified in point a, point b, clause 8 of this Article shall be conducted as follows:
a) The valuation of the properties shall be considered as violations of procedures if it falls under one of the following cases:
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
a.2. The coerced subjects are not legally notified in order to participate into the valuation of the properties;
a.3. Provisions on value of properties have been wrongly applied in case the properties are uniformly managed in term of prices by the State;
a.4. There were serious mistakes in the classification, determination of the valuable percentage of the properties;
a.5. Other cases as provided by laws;
b) The seized properties shall be considered as having big fluctuation of prices in the following cases:
Prices of the properties change from twenty percent (20%) and above, with regards to the property has its value of less than Vietnam Dong one hundred millions.
Value of the properties change from ten percent (10%) and above, with regards to the property has its value of between Vietnam Dong one hundred million and one billion.
Prices of the properties change from ten percent (5%) and above, with regards to the property has its value of Vietnam Dong one billion and above.
c) The coerced subjects are entitled to suggest customs offices to re-consider prices when there is fluctuation of prices before having public notices on the auctioned properties. The Customs Offices shall base on market prices, prices provided by agencies managing prices in order to determine whether there are fluctuation of prices or not and to decide organizing re-valuation.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
The starting prices for the auction of properties are the property values being evaluated when the properties are seized as specified in Article 54 of the Decree.
11. The money collected from the auction of the seized properties of coerced subjects shall be handled according to following order:
a) Paying coercive costs, auctioned costs of seized properties or collected properties being hold by other individuals or organizations;
b) Paying amounts which are in proportion to taxes, interests or fines as stated in the coercive decisions to revenue accounts of the state budget or accounts being temporary hold by customs offices opened in the state treasury;
c) To refund to the coerced subjects (in case of odd amounts).
1. Organizations, individuals keeping money, properties, goods, documents or valuable certificates of subjects being coerced to implement administrative decisions in customs domain include:
a) Organizations, individuals having due debts needed to pay to the coerced subjects;
b) Organizations, individuals, the state treasury, banks, credit institutes that are authorized by the coerced subjects to keep their money, properties, goods, documents or valuable certificates or customs offices have sufficient evidences proving such money, properties, goods, documents or valuable certificates that are being kept by those individuals, households or organizations are under the ownership of the coerced subjects.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
a) Competent officials or officials being assigned to issue coercive decisions shall be entitled to collect, verify information by writing documents to third parties who are keeping money, properties of coerced subjects and request for providing information on money, properties being kept or payable debts to coerced subjects. In cases, third parties keeping money, properties of coerced subjects are unable to conduct, they must send explanations to customs offices within 05 (five) working days, since the date of receiving requests from customs offices;
b) Based on information provided by third parties who are keeping money, properties of coerced subjects, competent officials shall issue coercive decisions by applying measures of collecting money or properties of coerced subjects which are being kept by third parties or payable debts to coerced parties;
c) If after 05 (five) working days, since the date of sending requests to third parties regarding provision of information on money, properties being kept or payable debts to coerced subjects, third parties did not provide; provided insufficiently or had explanation on non-execution of the provision of information on money, properties being kept, the next measures shall be applied.
1. Verification of information
Competent officials or officials being assigned to issue coercive decisions shall be responsible for organizing the verification of information on whether tax payers are subjects being applied with measures of revoking the business registration certificates, the enterprise registration certificates or the establishment and operation licenses or the practicing certificates through databases on management of tax payers at customs offices or at competent state agencies issuing above-mentioned documents for tax payers to be a base for issuing coercive decisions and for requesting competent state agencies which issued revoking the business registration certificates, the enterprise registration certificates or the establishment and operation licenses or the practicing certificates to revoke those certificates or licenses.
2. Coercive decisions
a) Coercive decisions by applying measures of revoking the business registration certificates, the enterprises registration certificates, the establishment and operation permits, the practicing permits must clearly note: Dates, months, years of issuing decisions; basis of issuing decisions; surnames and names, designations, working offices of officials who issued decisions; registered names, registered business addresses, tax codes of individuals being coerced by measures of revoking the business registration certificates, the enterprises registration certificates, the establishment and operation permits, the practicing permits; types of documents being suggested to revoke (numbers, days, months of issuance, etc); coerced amounts (pursuant to amounts as stated in tax administrative decisions and coercive costs being counted until the end of deadline of 05 (five) days before carrying out coercion), coercive reasons; names, addresses, revenue account numbers of the state budget, methods in transferring coerced amounts (cash or transfer); deadline of implementation and signatures of officials who issued decisions, seals of agencies which issued coercive decisions;
b) Coercive decisions must be sent to coerced subjects, relevant state agencies, organizations or individuals within 05 (five) working days, since the date of issuance.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
a) Written coercive requests on revoke of the business registration certificates, the enterprises registration certificates, the establishment and operation permits, the practicing permits must have one of following major contents: The state agencies being recipients of coercive requests; Information of coerced individuals or organizations: registered names, tax codes, registered business addresses; types of documents being suggested to revoke; information pertaining to types of documents being suggested to revoke (numbers, dates of issuance, etc); reasons for conducting coercive measures (enclosed with duplicates of coercive dossiers of previous coercive measures); Duration suggested the issuing agencies to revoke the business registration certificates, the enterprises registration certificates, the establishment and operation permits, the practicing permits;
b) Written coercive requests must be sent to coerced organizations or individuals and competent state agencies in order to revoke the business registration certificates, the enterprises registration certificates, the establishment and operation permits, the practicing permits within 03 (three) working days, since the date of issuance.
4. Obligations of agencies competent to revoke the business registration certificates, the enterprises registration certificates, the establishment and operation permits, the practicing permits.
Within 10 (ten) working days, since the date of receiving coercive requests from customs offices, competent state agencies must notify customs offices on the implementation or the non-implementation of revoking the business registration certificates, the enterprises registration certificates, the establishment and operation permits, the practicing permits.
ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION
Article 43. Implementation obligations.
1. The General Director of the General Department of Customs shall organize and direct the handling of administrative violations, coercive implementation of administrative decisions in customs domain; check the legal compliance and settle complaints in order to ensure the unifying implementation within the branch and in accordance with laws.
2. Direct senior officials of officials who have competency in sanction shall be responsible for organizing the inspection of the handling of administrative violations of their junior officials.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
At Customs sub-Departments, Inspection Squads under Customs Departments must assign officials who are specialized in supervising, guiding, inspecting the sanction of administrative violations of Professional Squads.
3. Customs officials, cadres who have competency in imposing penalties, applying measures to stop administrative violations and to ensure the sanction of administrative violations or coercive implementation of administrative decisions or who are assigned to act as advisors for competent officials who have competency in imposing penalties on administrative violations, coercive implementation of administrative decisions in customs domain, having acts which violate legal provisions or lack sense of responsibility or harassing or self-seeking acts, shall be strictly handled according to legal provisions, depending on the seriousness of violations; if they cause material damages to individuals or organizations, they must be responsible for compensation according to legal provisions on compensation responsibility of the State.
4. Samples of records, decisions, notices being used during the process of sanction of administrative violations or application of measures to stop administrative violations and guarantee of the handling of administrative decisions, coercive implementation of administrative decisions in customs domain shall comply with Annexes which are attached with this Circular. The General Director of the General Department of Customs shall guide the use of these samples uniformly in the domain.
Article 44. Transitional provisions
1. The sanction on acts of administrative violations in customs domain which have been occurred before the effective date of this Circular shall comply with legal provisions at the time of conducting violated acts.
For violated acts being occured before the effective date of this Circular but being discovered later or being considered or handled, this Circular shall be applied to consider, handle if provisions in this Circular are favorable to individuals or organizations that committed administrative violations.
2. For decisions on sanction of administrative violations which have been issued or implemented before the effective date of this Circular, in which individuals or organizations being sanctioned administrative violations in customs domain still have complaints, legal provisions which were effective at the time of committing violated acts shall be applied to the settlement.
Article 45. Implementation effect
1. This Circular takes effect on January 26th, 2014.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
2. Any difficulties and problems arising in the course of implementing this Circular should be reported to the Ministry of Finance, the General Department of Customs for research and settlement./.
FOR
THE MINISTER OF FINANCE
DEPUTY MINISTER
Do Hoang Anh Tuan
;
Thông tư 190/2013/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 127/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
Số hiệu: | 190/2013/TT-BTC |
---|---|
Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Tài chính |
Người ký: | Đỗ Hoàng Anh Tuấn |
Ngày ban hành: | 12/12/2013 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Thông tư 190/2013/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 127/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
Chưa có Video