BỘ
TÀI CHÍNH |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 18/2001/TT-BTC |
Hà Nội, ngày 22 tháng 3 năm 2001 |
Căn cứ Quyết định số 195/1999/QĐ-TTg ngày 27 tháng 9 năm 1999 của Thủ
tướng Chính phủ về việc lập và quản lý Quỹ Hỗ trợ xuất khẩu;
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công văn số
1112/CP-KTTH ngày 04 tháng 12 năm 2000 của Chính phủ về việc không thu hoàn lại
khoản chênh lệch giá;
Bộ Tài chính hướng dẫn việc không thu, hoàn lại khoản thu chênh lệch giá đối
với vật tư, nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu như sau:
1. Phạm vi, đối tượng áp dụng Thông tư này hướng dẫn việc không thu, hoàn lại khoản thu chênh lệch giá đối với các doanh nghiệp có vật tư, nguyên liệu nhập khẩu thuộc diện phải nộp chênh lệch giá theo Quyết định số 195/1999/QĐ-TTg ngày 27 tháng 9 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ về việc lập và quản lý Quỹ Hỗ trợ xuất khẩu (sau đây gọi tắt là Quyết định số 195/1999/QĐ-TTg) nhưng sử dụng để sản xuất hàng xuất khẩu hoặc để gia công cho nước ngoài rồi xuất khẩu theo hợp đồng đã ký.
2. Phương thức thực hiện.
2.1. Vật tư, nguyên liệu nhập khẩu để gia công cho nước ngoài sau đó xuất khẩu theo hợp đồng đã ký không phải nộp chênh lệch giá ngay tại thời điểm nhập khẩu;
2.2. Vật tư, nguyên liệu nhập khẩu thuộc diện phải thu chênh lệch giá nếu được sử dụng để sản xuất hàng xuất khẩu sẽ được áp dụng thời hạn nộp chênh lệch giá như quy định đối với việc nộp thuế nhập khẩu tại Điểm b, Khoản 3, Điều 4 Nghị định số 94/1998/NĐ-CP ngày 17/11/1998 của Chính phủ qui định chi tiết Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 04/1998/QH10 ngày 20 tháng 5 năm 1998.
2.3. Quá thời hạn nêu tại tiết 2.2 của điểm này mà doanh nghiệp chưa thực hiện xuất khẩu sản phẩm thì doanh nghiệp phải nộp chênh lệch giá đối với số vật tư, nguyên liệu nhập khẩu như quy định hiện hành. Khi xuất khẩu sản phẩm doanh nghiệp sẽ được hoàn lại khoản thu chênh lệch giá đã nộp tương ứng với số vật tư, nguyên liệu nhập khẩu thực tế sử dụng để sản xuất sản phẩm xuất khẩu.
II. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ VỀ KHÔNG THU, HOÀN LẠI KHOẢN THU CHÊNH LỆCH GIÁ
1. Đối với vật tư, nguyên liệu nhập khẩu để gia công hàng xuất khẩu.
1.1. Quy trình, thủ tục hồ sơ áp dụng đối với các trường hợp không thu chênh lệch giá quy định tại tiết 2.1, Điểm 2, Phần I của Thông tư này được thực hiện đồng thời và theo đúng quy trình, thủ tục miễn thuế nhập khẩu đối với vật tư, nguyên liệu nhập khẩu để gia công cho nước ngoài rồi xuất khẩu theo hợp đồng đã ký.
1.2. Cục Hải quan tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi doanh nghiệp làm thủ tục nhập khẩu (sau đây gọi tắt là cơ quan Hải quan) căn cứ hồ sơ miễn thuế nhập khẩu đối với vật tư, nguyên liệu nhập khẩu để ra quyết định không thu chênh lệch giá đồng thời với việc ra quyết định miễn thuế nhập khẩu cho từng trường hợp cụ thể.
1.3. Việc không thu chênh lệch giá đối với vật tư, nguyên liệu nhập khẩu quy định tại tiết 2.1, Điểm 2, Phần I của Thông tư này chỉ áp dụng đối với phần vật tư, nguyên liệu thực tế đưa vào sản xuất sản phẩm xuất khẩu và đã được quyết định miễn thuế nhập khẩu tương ứng.
2. Đối với vật tư, nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu.
2.1. Để được áp dụng thời hạn nộp chênh lệch giá quy định tại tiết 2.2, Điểm 2, Phần I của Thông tư này, các doanh nghiệp phải có đầy đủ hồ sơ đáp ứng được các điều kiện quy định tại Điểm 2, Phần III, Mục C Thông tư số 172/1998/TT-BTC ngày 22 tháng 12 năm 1998 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 54/CP ngày 20/08/1993, Nghị định số 94/1998/NĐ-CP ngày 17/11/1998 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và các Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu (sau đây gọi là Thông tư số 172/1998/TT-BTC).
2.2. Căn cứ vào hồ sơ qui định, cơ quan Hải quan ra thông báo thời hạn nộp chênh lệch giá cho doanh nghiệp, đồng thời mở sổ theo dõi để xác định số chênh lệch giá doanh nghiệp phải nộp (nếu có) khi xuất khẩu sản phẩm.
2.3. Nếu trong thời hạn nộp chênh lệch giá mà doanh nghiệp đã thực xuất khẩu sản phẩm thì doanh nghiệp gửi công văn đề nghị không phải nộp chênh lệch giá đến cơ quan Hải quan.
2.3.1. Căn cứ vào công văn đề nghị của doanh nghiệp, cơ quan Hải quan kiểm tra hồ sơ và ra quyết định không thu chênh lệch giá đối với từng trường hợp cụ thể.
2.3.2. Việc không thu chênh lệch giá chỉ áp dụng cho số lượng vật tư, nguyên liệu nhập khẩu đã có quyết định không phải nộp thuế nhập khẩu và được thực hiện đồng thời với quyết định không phải nộp thuế nhập khẩu.
2.4 Nếu quá thời hạn nộp chênh lệch giá theo quy định tại tiết 2.2, Điểm 2, Phần I của Thông tư này mà doanh nghiệp không xuất khẩu thành phẩm thì doanh nghiệp phải nộp chênh lệch giá đối với số vật tư, nguyên liệu nhập khẩu như quy định hiện hành. Trường hợp doanh nghiệp chậm nộp chênh lệch giá thì bị xử lý vi phạm như đối với trường hợp chậm nộp thuế nhập khẩu quy định tại Điểm 1, Phần I, Mục G Thông tư số 172/1998/TT-BTC ngày 22 tháng 12 năm 1998 của Bộ Tài chính.
3.1. Quy trình, thủ tục hoàn chênh lệch giá đối với các trường hợp nêu tại tiết 2.3, Điểm 2, Phần I của Thông tư này được thực hiện theo đúng quy trình, thủ tục hoàn thuế nhập khẩu đối vật tư, nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu quy định tại Thông tư số 172/1998/TT-BTC.
3.2. Ngoài các hồ sơ quy định tại Điểm 1, Phần I, Mục E của Thông tư số 172/1998/TT-BTC, các doanh nghiệp xin hoàn thu chênh lệch giá còn phải có thêm các hồ sơ sau:
a) Công văn đề nghị hoàn chênh lệch giá đã nộp của doanh nghiệp, trong đó ghi rõ số chênh lệch giá đã nộp, số chênh lệch giá xin hoàn;
b) Biên lai nộp tiền chênh lệch giá (hoặc giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước, Giấy xác nhận của Kho bạc Nhà nước về khoản thu chênh lệch giá đã nộp);
3.3. Cơ quan Hải quan căn cứ vào các quy định trên ra quyết định hoàn thu chênh lệch giá cho từng trường hợp cụ thể. Việc giải quyết hoàn thu chênh lệch giá được thực hiện đồng thời với việc hoàn thuế nhập khẩu (nếu có). Số thu chênh lệch giá hoàn lại được xác định tương ứng với số vật tư, nguyên liệu nhập khẩu đã được hoàn lại thuế nhập khẩu (nếu có) và tối đa không quá số tiền chênh lệch giá của doanh nghiệp đã thực nộp vào ngân sách nhà nước theo Giấy xác nhận của Kho bạc Nhà nước. Các doanh nghiệp sẽ không được hoàn thu chênh lệch giá đối với những vật tư, nguyên được xác định là không đủ điều kiện để hoàn thuế nhập khẩu đã nộp.
4. Truy thu chênh lệch giá.
4.1. Các doanh nghiệp có vật tư, nguyên liệu nhập khẩu thuộc diện không thu chênh lệch giá nói tại tiết 2.1, Điểm 2, Phần I của Thông tư này nếu sử dụng số vật tư, nguyên liệu này vào những mục đích khác với mục đích đã được xác định làm căn cứ để không thu chênh lệch giá phải kê khai, truy nộp chênh lệch giá.
4.2. Căn cứ để tính truy thu chênh lệch giá được thực hiện theo nguyên tắc tính chênh lệch giá quy định tại tiết 1.1, Điểm 1, Phần I, Mục B Thông tư số 150/1999/BTC-TT ngày 21/12/1999 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Quyết định số 195/1999/QĐ-TTg và được áp dụng theo qui định tại thời điểm tính truy thu chênh lệch giá.
4.3. Thời hạn kê khai truy nộp và thời hạn nộp truy thu chênh lệch giá được xác định theo thời hạn truy thu thuế nhập khẩu quy định tại Phần II, Mục E Thông tư số 172/1998/TT-BTC.
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2001.
2. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị các Bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp phản ánh về Bộ Tài chính để nghiên cứu xem xét hướng dẫn bổ sung.
|
Trần Văn Tá (Đã ký) |
THE
MINISTRY OF FINANCE |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM |
No: 18/2001/TT-BTC |
Hanoi, March 22, 2001 |
CIRCULAR
GUIDING THE NON-COLLECTION AND/OR REIMBURSEMENT OF PRICE DIFFERENCES PAID FOR MATERIALS AND RAW MATERIALS IMPORTED FOR THE PRODUCTION OR PROCESSING OF EXPORT GOODS
Pursuant to the Prime Ministers Decision No.
195/1999/QD-TTg of September 27, 1999 on the setting up and management of the
Export Assistance Fund;
In furtherance of the Prime Ministers direction in the Governments Official
Dispatch No. 1112/CP-KTTH of December 4, 2000 on the non-collection and/or
reimbursement of price differences;
The Finance Ministry hereby guides the non-collection and/or reimbursement of
price differences for imported materials and raw materials for the production
or processing of export goods, as follows:
I. GENERAL PROVISIONS
1. Application scope and objects:
This Circular guides the non-collection and/or reimbursement of price differences, applicable to enterprises which have imported materials and raw materials liable to the payment of price differences under the Prime Ministers Decision No. 195/1999/QD-TTg of September 27, 1999 on the setting up and management of the Export Assistance Fund (hereinafter referred to as Decision No. 195/1999/QD-TTg for short), but use such materials and raw materials for the production of export goods or the processing for foreign countries of goods to be later exported under the signed contracts.
2. Mode of implementation:
2.1. Materials and raw materials imported for the processing for foreign countries of goods to be later exported under the already signed contracts shall not be liable to the payment of price differences right at the time of importation;
...
...
...
2.3. If past the time limit prescribed at Item 2.2 of this Point, enterprises still fail to export their products, they shall have to pay price differences for the imported volume of materials and raw materials according to the current regulations. When exporting their products, the enterprises shall be reimbursed with the already paid price differences corresponding to the volume of imported materials and raw materials actually used for the production of such export products.
II. SPECIFIC GUIDANCE ON THE NON-COLLECTION AND/OR REIMBURSEMENT OF PRICE DIFFERENCES
1. For materials and raw materials imported for the processing of export goods
1.1. The order, procedures and dossiers applicable to cases of non-collection of price differences prescribed at Item 2.1, Point 2, Part I of this Circular shall be carried out simultaneously and strictly according to the order and procedures for import tax exemption for materials and raw materials imported for the processing for foreign countries of goods to be later exported under the already signed contracts.
1.2. The Customs Departments of the provinces and centrally-run cities where enterprises fill in the import procedures (hereinafter referred to as the customs authorities for short) shall base themselves on dossiers of import tax exemption for imported materials and raw materials to issue decisions on non-collection of price differences simultaneously with the issuance of decisions on import tax exemption on the case-by-case basis;
1.3. The non-collection of price differences for import materials and raw materials prescribed at Item 2.1, Point 2, Part I of this Circular shall apply only to volume of materials and raw materials actually put into the production of export products, for which the decisions on corresponding import tax exemption have already been issued.
2. For materials and raw materials imported for the production of export goods
2.1. To be eligible for the time limit for price difference payment prescribed at Item 2.2, Point 2, Part I of this Circular, enterprises shall have to complete their dossiers satisfying the conditions prescribed at Point 2, Part III, Section C of the Finance Ministrys Circular No. 172/1998/TT-BTC of December 22, 1998 guiding the Governments Decree No. 54/CP of August 20, 1993 and Decree No. 94/1998/ND-CP of November 17, 1998 detailing the implementation of the Law on Export Tax and Import Tax and the Laws Amending and Supplementing a Number of Articles of the Law on Export Tax and Import Tax (hereinafter referred to as Circular No. 172/1998/TT-BTC).
2.2. Basing themselves on the prescribed dossiers, the customs authorities shall issue notices on price difference payment time limits to enterprises, and at the same time open monitoring books to determine price difference amounts (if any) to be paid by enterprises when they export their products.
...
...
...
2.3.1. Basing themselves on enterprises written requests, the customs authorities shall verify dossiers and issue decisions on non-collection of price differences on the case-by-case basis.
2.3.2. The non-collection of price differences shall apply only to volumes of imported materials and raw materials, for which decisions on import tax exemption have already been issued, and be effected simultaneously with such decisions on import tax exemption.
2.4. If past the time limit for price difference payment prescribed at Item 2.2, Point 2, Part I of this Circular, enterprises still fail to export their finished products, they shall have to pay price differences for the volume of imported materials and raw materials according to the current regulations. In cases where enterprises delay the price difference payment, they shall be handled for violations like cases of delaying import tax payment specified at Point 1, Part I, Section G of Circular No. 172/1998/TT-BTC of December 22, 1998 of the Finance Ministry.
3. Reimbursement of price differences for materials and raw materials imported for the production of export goods after they are paid according to the regulations
3.1. The order and procedures for reimbursing price differences for cases specified at Item 2.3, Point 2, Part I of this Circular shall strictly comply with the order and procedures for reimbursing import tax for materials and raw materials imported for the export goods production prescribed in Circular No. 172/1998/TT-BTC.
3.2. Besides the dossiers prescribed at Point 1, Part I, Section E of Circular No. 172/1998/TT-BTC, enterprises applying for price difference reimbursement shall have to submit the following additional dossiers:
a/ Written requests for reimbursement of price differences already paid by enterprises, clearly stating the price difference amounts already paid and those requested to be reimbursed;
b/ Receipt(s) of price difference payment (or papers evidencing remittances into the State budget, or the State Treasurys written certification of paid price difference amounts);
3.3. The customs authorities shall base themselves on the above provisions to issue decisions on price difference reimbursement on the case-by-case basis. The price difference reimbursement shall be effected simultaneously with the reimbursement of import tax (if any). The collected price difference amounts to be reimbursed shall be determined in proportion to the volume of import materials and raw materials volumes for which import tax (if any) has been reimbursed and must not exceed the price difference amounts actually remitted by the enterprises into the State budget according to the State Treasurys written certifications. Enterprises shall not be reimbursed price differences for materials and raw materials which are determined ineligible for reimbursement of already paid import tax.
...
...
...
4. Retrospective collection of price differences
4.1. Enterprises that have imported materials and raw materials, which are eligible for non-collection of price differences specified at Item 2.1, Point 2, Part I of this Circular, and use such volume of materials and raw materials for purposes other than those prescribed to serve as basis for non-collection of price differences shall have to declare such materials and raw materials volume and retrospectively pay price differences therefor.
4.2. The bases for calculating price differences to be retrospectively collected shall comply with the principle for price difference calculation prescribed at Item 1.1, Point 1, Part I, Section B of Circular No. 150/1999/BTC-TT of December 21, 1999 of the Finance Ministry guiding the implementation of the Prime Ministers Decision No. 195/1999/QD-TTg, and be applied according to the regulations applicable at the time of calculating price differences to be retrospectively collected.
4.3. The time limits for retrospective payment declaration and retrospective payment of price differences shall be determined according to the time limit for retrospective collection of import tax prescribed in Part II, Section E of Circular No. 172/1998/TT-BTC.
III. ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION
1. This Circular takes effect as from January 1, 2001.
2. If problems arise in the course of implementation, the ministries, branches, localities and enterprises are requested to report them to the Finance Ministry for study, consideration and additional guidance.
...
...
...
;
Thông tư 18/2001/TT-BTC về việc không thu, hoàn lại khoản thu chênh lệch giá đối với vật tư, nguyên liệu nhập khẩu dùng để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu do Bộ Tài Chính ban hành
Số hiệu: | 18/2001/TT-BTC |
---|---|
Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Tài chính |
Người ký: | Trần Văn Tá |
Ngày ban hành: | 22/03/2001 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Thông tư 18/2001/TT-BTC về việc không thu, hoàn lại khoản thu chênh lệch giá đối với vật tư, nguyên liệu nhập khẩu dùng để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu do Bộ Tài Chính ban hành
Chưa có Video