BỘ TÀI CHÍNH |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 13/2015/TT-BTC |
Hà Nội, ngày 30 tháng 01 năm 2015 |
Căn cứ Luật hải quan số 54/2014/QH-13 ngày 23 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Luật Sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005; Luật Sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Sở hữu trí tuệ số 36/2009/QH12 ngày 19 tháng 06 năm 2009;
Căn cứ Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan;
Căn cứ Nghị định 105/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 09 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý Nhà nước về sở hữu trí tuệ;
Căn cứ Nghị định số 119/2010/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 105/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 09 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý Nhà nước về sở hữu trí tuệ;
Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;
Căn cứ Nghị định số 215/2013/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan,
Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư quy định về kiểm tra, giám sát, tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ; kiểm soát hàng giả và hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ như sau:
Thông tư này quy định về kiểm tra, giám sát, tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ; kiểm soát hàng giả và hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
1. Cơ quan hải quan, công chức hải quan;
2. Tổ chức, cá nhân xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa hoặc người được ủy quyền;
3. Tổ chức, cá nhân là chủ thể quyền sở hữu trí tuệ, chủ sở hữu hàng thật bị làm giả hoặc đại diện hợp pháp của chủ sở hữu;
4. Tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
Các từ ngữ sử dụng trong Thông tư này được hiểu như sau:
1. Hàng giả bao gồm các loại hàng hóa theo quy định tại khoản 8 Điều 3 Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
2. Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực hải quan là việc cơ quan hải quan áp dụng các biện pháp kiểm tra, giám sát, kiểm soát, tạm dừng thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ theo quy định tại Điều 216 Luật Sở hữu trí tuệ và các Điều 73, 74, 75, 76 Luật Hải quan và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để phát hiện, đấu tranh và xử lý các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực hải quan.
3. Tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa bị nghi ngờ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ là biện pháp được tiến hành theo yêu cầu của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ nhằm thu thập thông tin, chứng cứ về lô hàng để chủ thể quyền sở hữu trí tuệ thực hiện quyền yêu cầu xử lý hành vi xâm phạm quyền và yêu cầu áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt hành chính.
4. Kiểm tra hải quan về hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ là việc kiểm tra hồ sơ hải quan, các chứng từ liên quan và kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải do cơ quan hải quan thực hiện nhằm phát hiện hàng hóa có nghi ngờ là hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
5. Giám sát hải quan về hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ là biện pháp nghiệp vụ do cơ quan hải quan áp dụng để đảm bảo sự nguyên trạng của hàng hóa, sự tuân thủ quy định của pháp luật trong việc bảo quản, lưu giữ, xếp dỡ, vận chuyển, sử dụng hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đang thuộc đối tượng quản lý hải quan.
8. Người nộp Đơn đề nghị là chủ thể sở hữu quyền sở hữu trí tuệ (bao gồm chủ thể quyền sở hữu trí tuệ và tổ chức, cá nhân được chủ sở hữu quyền chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ) hoặc người được chủ thể quyền sở hữu trí tuệ ủy quyền hợp pháp.
9. Xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ là các hành vi nêu tại các Điều 28, Điều 35, Điều 126, Điều 127, Điều 129 và Điều 188 Luật Sở hữu trí tuệ.
Điều 4. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân liên quan
1. Được cơ quan hải quan giữ bí mật các thông tin thương mại đã cung cấp cho cơ quan hải quan, trừ các trường hợp phải cung cấp cho các cơ quan chức năng theo quy định của pháp luật.
2. Chủ thể quyền sở hữu trí tuệ, chủ sở hữu của hàng hóa bị giả mạo quyền sở hữu trí tuệ hoặc người đại diện theo ủy quyền hợp pháp được tham gia cùng với cơ quan hải quan vào các hoạt động kiểm tra, giám sát, kiểm soát, xác minh, thu thập chứng cứ xác định hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng giả, quá trình xử lý hàng hóa, tang vật vi phạm, trừ trường hợp cần thiết bảo vệ bí mật thương mại, bí mật Nhà nước theo quy định của pháp luật.
4. Cung cấp kịp thời các thông tin, tài liệu liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu nghi ngờ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng giả khi cơ quan hải quan có yêu cầu hoặc khi có thông tin.
5. Tổ chức, cá nhân xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ thực hiện việc tiêu hủy và chịu mọi chi phí liên quan đến việc tiêu hủy hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hoặc hàng giả theo quy định của pháp luật xử lý vi phạm hành chính.
Điều 5. Quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan hải quan
1. Triển khai áp dụng các biện pháp kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan, tạm dừng làm thủ tục hải quan theo quy định của pháp luật hải quan, pháp luật thương mại và pháp luật sở hữu trí tuệ đối với hàng hóa có nghi ngờ là hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
2. Giải thích, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân liên quan tuân thủ các quy định của Luật Hải quan, Luật Sở hữu trí tuệ và hướng dẫn tại Thông tư này. Thông báo bằng văn bản cho các tổ chức, cá nhân liên quan về kết quả giải quyết, xử lý vụ việc.
3. Phối hợp với các cơ quan quản lý Nhà nước, các lực lượng có chức năng chống hàng giả và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong công tác đấu tranh, xử lý hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật hiện hành.
4. Yêu cầu cá nhân, tổ chức liên quan nộp, xuất trình các tài liệu, chứng từ có liên quan để giải trình, làm rõ những nghi vấn của cơ quan hải quan về hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng giả.
6. Thực hiện chế độ báo cáo, lưu giữ tài liệu, hồ sơ có liên quan đến công tác chống hàng giả và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ theo quy định hiện hành.
Chủ thể quyền sở hữu trí tuệ hoặc người được ủy quyền nộp bộ hồ sơ gửi Tổng cục Hải quan (Cục Giám sát quản lý về hải quan) gồm:
1. Đơn đề nghị kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có yêu cầu bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ theo mẫu số 01-SHTT ban hành kèm Thông tư này: 01 bản chính;
2. Văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp hoặc tài liệu khác chứng minh quyền sở hữu công nghiệp đang được bảo hộ tại Việt Nam hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp; Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền đối với giống cây trồng hoặc tài liệu khác chứng minh quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền đối với giống cây trồng: 01 bản sao có ký tên, đóng dấu xác nhận của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ hoặc người được ủy quyền;
3. Mô tả chi tiết hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, ảnh chụp, các đặc điểm phân biệt hàng thật với hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ: 01 bản chính;
4. Danh sách những người xuất khẩu, nhập khẩu hợp pháp hàng hóa có yêu cầu giám sát; danh sách những người có khả năng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ: 01 bản chính.
Điều 7. Tiếp nhận, kiểm tra và xử lý đơn đề nghị
1. Sau khi nhận đủ bộ hồ sơ đề nghị theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư này, cơ quan hải quan kiểm tra bộ hồ sơ theo các nội dung sau:
a) Tư cách pháp lý của người nộp đơn theo quy định của pháp luật;
b) Kiểm tra sự phù hợp giữa nội dung đơn với các tài liệu gửi kèm; Kiểm tra thời hạn hiệu lực của các văn bằng bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ;
c) Mẫu vật, hiện vật (hoặc ảnh chụp) phù hợp với nội dung quyền sở hữu trí tuệ có yêu cầu bảo hộ hoặc nội dung tố cáo hành vi vi phạm;
d) Nội dung ủy quyền phù hợp với chức năng hoạt động của cơ quan hải quan và của người nộp đơn (trường hợp ủy quyền nộp đơn).
2. Các trường hợp từ chối tiếp nhận đơn:
a) Đơn gửi không đúng cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận;
b) Cơ quan hải quan có cơ sở khẳng định người nộp đơn không đủ tư cách pháp lý nộp đơn theo quy định của pháp luật;
c) Người nộp đơn không cung cấp đủ các tài liệu theo quy định tại khoản 2 Điều 74 Luật Hải quan;
d) Trong thời gian thụ lý đơn, cơ quan hải quan nhận được văn bản của cơ quan quản lý Nhà nước về sở hữu trí tuệ thông báo về việc tranh chấp, khiếu nại về chủ thể quyền, khả năng bảo hộ, phạm vi bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.
3. Trường hợp chấp nhận đơn đề nghị thì xử lý như sau:
a) Sau khi chấp nhận yêu cầu kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, Tổng cục Hải quan (Cục Giám sát quản lý về hải quan) cập nhật hệ thống cơ sở dữ liệu về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và thông báo chấp nhận đơn tới các Cục Hải quan tỉnh, thành phố; Cục Điều tra chống buôn lậu để triển khai việc kiểm tra, giám sát.
b) Cục Hải quan tỉnh, thành phố, Cục Điều tra chống buôn lậu tiếp nhận thông báo của Tổng cục Hải quan (Cục Giám sát quản lý về hải quan) và tra cứu dữ liệu trên hệ thống để tổ chức, triển khai thực hiện trong phạm vi địa bàn quản lý;
c) Chi cục Hải quan căn cứ thông tin trên cơ sở dữ liệu và thông báo của Tổng cục hải quan (Cục Giám sát quản lý về hải quan) để triển khai các biện pháp kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo quy định tại Điều 14 Thông tư này.
4. Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày tiếp nhận đủ bộ hồ sơ đề nghị theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư này, Tổng cục Hải quan (Cục Giám sát quản lý về hải quan) kiểm tra và thông báo bằng văn bản cho người nộp đơn về việc chấp nhận hoặc không chấp nhận đơn đề nghị.
Điều 8. Chấm dứt hiệu lực đơn đề nghị
Tổng cục Hải quan (Cục Giám sát quản lý về Hải quan) có trách nhiệm thông báo chấm dứt hiệu lực đơn đề nghị kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có yêu cầu bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong trường hợp:
1. Người nộp đơn có văn bản đề nghị chấm dứt việc kiểm tra, giám sát của cơ quan hải quan đối với hàng hóa có yêu cầu bảo hộ;
2. Hết thời hạn có hiệu lực của Đơn đề nghị kiểm tra, giám sát, người nộp đơn không có văn bản đề nghị gia hạn;
3. Cơ quan quản lý Nhà nước về sở hữu trí tuệ thông báo hủy bỏ văn bằng bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đã cấp cho người nộp Đơn yêu cầu.
TIẾP NHẬN, XỬ LÝ ĐỀ NGHỊ TẠM DỪNG LÀM THỦ TỤC HẢI QUAN VÀ THỦ TỤC TẠM DỪNG LÀM THỦ TỤC HẢI QUAN
Điều 9. Quy định về nộp hồ sơ đề nghị tạm dừng làm thủ tục hải quan
Chủ thể quyền sở hữu trí tuệ hoặc người được ủy quyền nộp bộ hồ sơ đề nghị tạm dừng làm thủ tục hải quan cho Chi cục Hải quan nơi đang thực hiện thủ tục hải quan cho lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu gồm:
1. Đơn đề nghị tạm dừng làm thủ tục hải quan theo mẫu số 02-SHTT ban hành kèm theo Thông tư này: 01 bản chính;
2. Văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp hoặc tài liệu khác chứng minh quyền sở hữu công nghiệp đang được bảo hộ tại Việt Nam hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp; Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền đối với giống cây trồng hoặc tài liệu khác chứng minh quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền đối với giống cây trồng: 01 bản sao có ký tên, đóng dấu xác nhận của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ hoặc người được ủy quyền;
3. Mô tả chi tiết hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, ảnh chụp, các đặc điểm phân biệt hàng thật với hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ: 01 bản chính;
4. Danh sách những người xuất khẩu, nhập khẩu hợp pháp hàng hóa có yêu cầu giám sát; danh sách những người có khả năng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ: 01 bản chính.
5. Chứng thư bảo lãnh của tổ chức tín dụng: 01 bản chính hoặc khoản tiền đảm bảo theo quy định tại khoản 3 Điều 74 Luật Hải quan.
Điều 10. Tạm dừng làm thủ tục hải quan
1. Chậm nhất 02 giờ làm việc kể từ thời điểm nhận được đủ bộ hồ sơ theo quy định tại Điều 9 Thông tư này, nếu chấp nhận đơn đề nghị, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan quyết định tạm dừng làm thủ tục hải quan theo mẫu số 03-SHTT ban hành kèm theo Thông tư này. Quyết định tạm dừng được gửi trực tiếp hoặc bằng thư bảo đảm, đồng thời fax ngay cho tổ chức, cá nhân có liên quan.
Sau khi người nộp đơn có đơn xin gia hạn kèm khoản tiền đảm bảo hoặc chứng từ bảo lãnh theo quy định của pháp luật, Chi cục Hải quan nơi quyết định tạm dừng thực hiện việc gia hạn thời gian tạm dừng theo mẫu số 04-SHTT ban hành kèm theo Thông tư này và thông báo cho người nộp đơn, chủ hàng và các bên có liên quan biết. Thời gian gia hạn không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày quyết định gia hạn.
3. Trong thời gian tạm dừng hoặc thời gian áp dụng các biện pháp ngăn chặn theo quy định, Chi cục Hải quan quyết định tạm dừng có trách nhiệm thực hiện các công việc sau:
a) Yêu cầu chủ hàng, chủ thể quyền sở hữu trí tuệ cung cấp tài liệu có liên quan đến hàng hóa (catalog, kết luận giám định, tài liệu từ nước ngoài, kết quả xử lý các vụ việc tương tự....).
b) Trưng cầu giám định tại tổ chức chuyên môn nghiệp vụ hải quan hoặc các tổ chức giám định khác theo quy định tại khoản 1 Điều 40 Nghị định 105/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 09 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ hoặc tham khảo ý kiến chuyên môn của các cơ quan quản lý Nhà nước về sở hữu trí tuệ để xác định các dấu hiệu xâm phạm về sở hữu trí tuệ.
c) Đề nghị các tổ chức, cá nhân lấy mẫu để giám định theo quy định tại khoản 2 Điều 40 Nghị định 105/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 09 năm 2006 của Chính phủ. Thủ tục lấy mẫu, kỹ thuật lấy mẫu, nơi lưu mẫu, thời gian lưu mẫu của hàng hóa thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của Bộ Tài chính.
d) Tiến hành việc giám định bổ sung, giám định lại theo quy định tại khoản 13 Điều 1 Nghị định số 119/2010/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 105/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 09 năm 2010 của Chính phủ.
đ) Phối hợp, trao đổi với các cơ quan quản lý Nhà nước về sở hữu trí tuệ trên địa bàn khi có phát sinh tranh chấp, khiếu nại về chủ thể quyền, khả năng bảo hộ, phạm vi bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, thẩm quyền xử lý hành vi vi phạm.
e) Báo cáo Cục Hải quan tỉnh, thành phố và Tổng cục Hải quan để chỉ đạo giải quyết kịp thời trong trường hợp lô hàng tạm dừng có giá trị lớn; hàng hóa bị nghi ngờ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của các nhãn hiệu nổi tiếng; vụ việc có liên quan đến nhiều địa phương, các cơ quan Nhà nước, tổ chức quốc tế; vụ việc có phát sinh tranh chấp, khiếu nại liên quan về chủ thể quyền sở hữu trí tuệ, khả năng bảo hộ, phạm vi bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, thẩm quyền xử lý hành vi vi phạm.
a) Quyết định thụ lý vụ việc theo thủ tục hành chính khi đã khẳng định hàng hóa bị tạm dừng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên cơ sở kết luận giám định về sở hữu trí tuệ của tổ chức giám định về sở hữu trí tuệ (trong trường hợp trưng cầu giám định); ý kiến chuyên môn của các cơ quan quản lý Nhà nước về sở hữu trí tuệ, các cơ quan quản lý Nhà nước khác (trong trường hợp xin ý kiến chuyên môn); tài liệu, chứng cứ do chủ thể quyền sở hữu trí tuệ cung cấp.
Quyết định tạm giữ hàng hóa trong trường hợp có cơ sở khẳng định hàng hóa bị tạm dừng là hàng giả mạo về sở hữu trí tuệ; hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ là các mặt hàng lương thực, thực phẩm, dược phẩm, mỹ phẩm, thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, vật liệu xây dựng.
Thực hiện xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng hóa xâm phạm quyền sở trí tuệ theo quy định của pháp luật. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày quyết định xử phạt có hiệu lực thi hành, Chi cục Hải quan thông báo bằng văn bản buộc người vi phạm phải thanh toán các khoản chi phí phát sinh do hành vi vi phạm hành chính gây ra và hoàn trả cho người yêu cầu tạm dừng làm thủ tục hải quan khoản tiền đảm bảo đã nộp.
b) Trường hợp qua kiểm tra xác định hàng hóa bị tạm dừng không xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ thì làm tiếp thủ tục hải quan cho lô hàng theo quy định tại Điều 11 Thông tư này.
c) Thực hiện theo ý kiến của tòa án trong trường hợp người nộp đơn khởi kiện dân sự.
d) Bàn giao vụ việc để các cơ quan thực thi quyền sở hữu trí tuệ khác xử lý trong trường hợp xác định hành vi vi phạm không thuộc thẩm quyền xử lý của cơ quan hải quan.
đ) Tạm dừng việc xử lý sau khi nhận được văn bản của cơ quan quản lý Nhà nước về sở hữu trí tuệ thông báo về việc tranh chấp, khiếu nại về chủ thể quyền, khả năng bảo hộ, phạm vi bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.
e) Chuyển giao cho cơ quan có thẩm quyền để tiến hành điều tra, khởi tố theo quy định của pháp luật trong trường hợp xác định hành vi vi phạm có dấu hiệu tội phạm theo quy định tại Bộ luật Hình sự.
5. Các trường hợp từ chối tiếp nhận đơn:
Chi cục trưởng Chi cục Hải quan có văn bản thông báo cho người nộp đơn biết việc không chấp nhận đơn đề nghị trong các trường hợp sau:
a) Chi cục Hải quan không giải quyết thủ tục hải quan đối với lô hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đề nghị tạm dừng làm thủ tục hải quan;
b) Cơ quan hải quan có cơ sở khẳng định người nộp đơn không đủ tư cách pháp lý nộp đơn theo quy định của pháp luật;
c) Người nộp đơn không cung cấp đủ các tài liệu theo quy định tại Điều 9 Thông tư này;
Điều 11. Tiếp tục làm thủ tục hải quan
1. Chi cục Hải quan quyết định tạm dừng có trách nhiệm quyết định tiếp tục làm thủ tục hải quan cho lô hàng theo quy định tại khoản 4 Điều 76 Luật Hải quan và thông báo cho các bên liên quan biết (theo mẫu số 05-SHTT ban hành kèm theo Thông tư này).
2. Trong thời gian 10 ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành thủ tục hải quan cho lô hàng bị tạm dừng, Chi cục Hải quan có trách nhiệm:
a) Thông báo cho chủ quyền sở hữu trí tuệ hoặc người được ủy quyền hợp pháp thực hiện thanh toán cho chủ hàng các chi phí phát sinh theo quy định tại khoản 5 Điều 76 Luật Hải quan.
b) Hoàn trả cho người yêu cầu tạm dừng làm thủ tục hải quan khoản tiền bảo đảm theo quy định tại khoản 6 Điều 76 Luật Hải quan.
Khi kiểm tra thực tế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, ngoài việc thực hiện theo quy định tại Thông tư quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của Bộ Tài chính, công chức hải quan thực hiện:
1. Kiểm tra, đối chiếu các thông tin khai hải quan trên tờ khai hải quan về tên hàng, nhãn hiệu, xuất xứ, trị giá, quy cách đóng gói, phẩm chất hàng hóa, tuyến đường vận chuyển của hàng hóa với các thông tin trong hệ thống dữ liệu về đơn yêu cầu kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến sở hữu trí tuệ, danh mục quản lý rủi ro về sở hữu trí tuệ và các thông tin do cơ quan hải quan thu thập để xác định dấu hiệu hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng giả.
2. Trường hợp hàng hóa thuộc diện phải kiểm tra chuyên ngành thì căn cứ vào kết luận của cơ quan kiểm tra chuyên ngành để xác định dấu hiệu hàng giả;
3. Đối chiếu kết quả kiểm tra với các quy định của pháp luật về hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng giả.
Điều 13. Xử lý đối với hàng giả hoặc hàng hóa có dấu hiệu là hàng giả
1. Trường hợp phát hiện hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu là hàng giả thì áp dụng các biện pháp ngăn chặn và xử phạt theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
2. Trường hợp phát hiện hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có dấu hiệu là hàng giả, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan yêu cầu người khai hải quan cung cấp tài liệu liên quan đến hàng hóa:
a) Hợp đồng mua bán hàng hóa hoặc chứng từ có giá trị tương đương: 01 bản chụp;
b) Tài liệu kỹ thuật hoặc bản phân tích thành phần (nếu có): 01 bản chụp.
3. Trường hợp xác định được chủ sở hữu hàng thật bị làm giả thì chủ sở hữu hàng thật bị làm giả cung cấp tài liệu có liên quan đến hàng hóa (như: catalog, kết luận giám định, tài liệu từ nước ngoài, kết quả xử lý các vụ việc tương tự). Trường hợp không xác định được chủ sở hữu hàng thật thì căn cứ hồ sơ hải quan, thực tế hàng hóa, kết quả phân tích thông tin rủi ro về hàng hóa và quy định của pháp luật về hàng giả để xác định; phối hợp với lực lượng kiểm soát hải quan để điều tra, xác minh (nếu cần thiết) hoặc chuyển thông tin, hồ sơ vụ việc cho lực lượng kiểm soát hải quan để điều tra, xác minh và xử lý theo quy định tại khoản 4 Điều này.
4. Xác minh hàng giả:
a) Trong thời gian hàng hóa đang bị tạm giữ hoặc bị áp dụng các biện pháp ngăn chặn theo quy định, Chi cục Hải quan có trách nhiệm thực hiện các công việc sau:
a.1) Yêu cầu chủ hàng, chủ sở hữu hàng thật bị làm giả (khi đã xác định được chủ sở hữu) cung cấp tài liệu có liên quan đến hàng hóa (như: catalog, kết luận giám định, tài liệu từ nước ngoài, kết quả xử lý các vụ việc tương tự).
a.2) Phối hợp với chủ hàng, chủ sở hữu hàng thật bị làm giả lấy mẫu thực hiện việc giám định tại tổ chức kỹ thuật được chỉ định kiểm tra phục vụ quản lý Nhà nước hoặc thương nhân giám định (đối với trường hợp tổ chức kỹ thuật được chỉ định kiểm tra có văn bản từ chối) và căn cứ kết luận giám định để làm cơ sở thực hiện. Nếu người khai hải quan không đồng ý với kết luận này thì thực hiện khiếu nại theo quy định của pháp luật.
Thủ tục lấy mẫu, kỹ thuật lấy mẫu thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của Bộ Tài chính.
a.3) Phối hợp với các lực lượng kiểm soát chống buôn lậu trong công tác xác minh, điều tra theo nghiệp vụ quy định.
a.4) Báo cáo Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Cục Hải quan tỉnh, thành phố) và Tổng cục Hải quan để kịp thời chỉ đạo giải quyết đối với những vụ việc phức tạp, hàng hóa có giá trị lớn, liên quan đến nhiều địa phương, cơ quan Nhà nước, tổ chức quốc tế.
b) Kết thúc thời hạn tạm giữ hoặc trong thời gian áp dụng các biện pháp ngăn chặn theo quy định, nếu đủ cơ sở kết luận hàng hóa bị nghi ngờ là hàng giả, cơ quan hải quan tiến hành xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.
c) Trường hợp kết luận hàng hóa không phải là hàng giả, cơ quan hải quan làm tiếp thủ tục thông quan hàng hóa theo quy định. Việc giải quyết khiếu nại hoặc yêu cầu bồi thường thiệt hại do việc tạm giữ hàng hóa của cơ quan hải quan gây ra của chủ hàng được thực hiện theo quy định hiện hành về giải quyết khiếu nại và bồi thường thiệt hại.
Điều 14. Xử lý đối với hàng hóa có dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
1. Chi cục Hải quan thông báo cho người nộp đơn yêu cầu kiểm tra, giám sát hàng hóa có dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo mẫu số 06-SHTT ban hành kèm Thông tư này, kèm hình ảnh của hàng hóa bị nghi ngờ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (nếu có).
2. Trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày thông báo, Chi cục Hải quan có trách nhiệm thực hiện các công việc sau:
a) Trường hợp nhận được đơn đề nghị tạm dừng làm thủ tục hải quan hoặc chưa đăng ký kiểm tra, giám sát về sở hữu trí tuệ tại cơ quan hải quan nhưng chủ thể quyền sở hữu trí tuệ có đề nghị tạm dừng làm thủ tục hải quan bằng văn bản, nếu chủ thể quyền sở hữu trí tuệ thực hiện các nghĩa vụ quy định tại khoản 3 Điều 74 Luật Hải quan:
a.1) Quyết định tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với lô hàng bị nghi ngờ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
a.2) Trường hợp có đủ cơ sở khẳng định hàng hóa theo thông báo là xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan xem xét quyết định áp dụng ngay các biện pháp hành chính để xử lý theo quy định tại Điều 214 và Điều 215 của Luật Sở hữu trí tuệ, đồng thời phối hợp với lực lượng kiểm soát các cấp để xác minh, thu thập thông tin về hàng hóa theo quy định.
b) Trường hợp chủ thể quyền sở hữu trí tuệ không có đơn hoặc không có văn bản đề nghị tạm dừng làm thủ tục hải quan nhưng thực hiện các nghĩa vụ quy định tại khoản 3 Điều 74 Luật Hải quan hoặc có đơn đề nghị tạm dừng làm thủ tục hải quan nhưng không thực hiện các nghĩa vụ quy định tại khoản 3 Điều 74 Luật Hải quan thì không thực hiện việc tạm dừng làm thủ tục hải quan cho lô hàng trừ trường hợp hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ.
3. Trường hợp không có thông tin yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ nhưng trong quá trình kiểm tra hồ sơ hải quan, kiểm tra thực tế hàng hóa, cơ quan hải quan phát hiện hàng hóa nhập khẩu có dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ thì thực hiện việc kiểm tra thực tế hàng hóa, lấy mẫu hoặc chụp ảnh hàng hóa, đồng thời phối hợp với đơn vị chuyên trách kiểm soát về sở hữu trí tuệ tại Tổng cục Hải quan, Cục Hải quan tỉnh, thành phố để quyết định thông quan hàng hóa hoặc tạm giữ hàng hóa nếu xác định dấu hiệu vi phạm.
KIỂM SOÁT HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG GIẢ, HÀNG HÓA XÂM PHẠM QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ
Điều 15. Trách nhiệm, thẩm quyền của lực lượng kiểm soát hải quan
1. Phạm vi trách nhiệm của lực lượng kiểm soát hải quan trong công tác chống hàng giả và hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ thực hiện theo quy định tại Điều 88 Luật Hải quan và Nghị định số 01/2015/NĐ-CP ngày 02/01/2015 của Chính phủ quy định chi tiết phạm vi địa bàn hoạt động hải quan; trách nhiệm phối hợp trong phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.
2. Khi thực hiện nhiệm vụ kiểm soát hải quan đối với hàng giả, hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, lực lượng kiểm soát hải quan có thẩm quyền áp dụng các biện pháp nghiệp vụ kiểm soát hải quan theo quy định tại Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính phủ để phát hiện, tiến hành điều tra, bắt giữ và xử lý hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ và hàng giả theo quy định của pháp luật.
3. Khi thực hiện nhiệm vụ, lực lượng kiểm soát hải quan được quyền yêu cầu các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan, đơn vị hải quan các cấp cung cấp hồ sơ, tài liệu, phối hợp, tạo điều kiện để thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao.
Điều 16. Triển khai nghiệp vụ kiểm soát
1. Lực lượng kiểm soát hải quan chủ động thu thập thông tin theo quy định của pháp luật để nắm tình hình và phát hiện các đối tượng, phương thức, thủ đoạn hoạt động vi phạm liên quan đến hàng giả và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Điều 17. Trách nhiệm thực hiện
1. Tổng cục Hải quan chịu trách nhiệm hướng dẫn, chỉ đạo các đơn vị trực thuộc thực hiện cụ thể các quy định tại Thông tư này.
2. Cơ quan hải quan, người khai hải quan, người nộp đơn đề nghị kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có yêu cầu bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, người tố cáo vi phạm và các tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm thực hiện theo quy định hiện hành và hướng dẫn tại Thông tư này.
Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 3 năm 2015 và thay thế Thông tư số 44/2011/TT-BTC ngày 11/4/2011 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn về công tác chống hàng giả và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực hải quan các văn bản hướng dẫn trước đây trái với quy định tại Thông tư này./.
Nơi nhận: |
KT. BỘ TRƯỞNG |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
--------------------
….., ngày/date... tháng/month ... năm/year 201...
ĐƠN ĐỀ NGHỊ KIỂM TRA, GIÁM SÁT HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP
KHẨU CÓ YÊU CẦU BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ
(APPLICATION OF REQUEST FOR CONTROL AND SUPERVISION ON IMPORT - EXPORT GOODS
REQUESTED TO PROTECTION ON INTELLECTUAL PROPERTY)
Kính gửi/To: …………………………………………….
Căn cứ quy định tại Điều 216, 217, 219 Luật Sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005 Pursuant to regulation at Articles 216, 217, 219 of Law 50/2005/QH10 on Intellectual Property dated 29 November 2005;
Căn cứ quy định tại Điều 73, Điều 74, Luật Hải quan số 54/2014/QH13 ngày 23 tháng 06 năm 2014 /Pursuant to regulation at Articles 73 and 74 of Law 54/2014/QH13 on Customs dated 23 June 2005;
Căn cứ Thông tư số 13/2015/TT-BTC ngày 30 tháng 01 năm 2015 của Bộ Tài chính Quy định về kiểm tra, giám sát, tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ; kiểm soát hàng giả và hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ/ Pursuant to Circular N° 13/2015/TT-BTC dated 30/01/2015 of Ministry of Finance promulgating control, supervision and temporary suspension of doing customs procedures for export and import goods already requested for IP Protection; anti-counterfeit and goods violating IP Rights;
Người ký tên dưới đây đề nghị cơ quan Hải quan tiến hành các biện pháp kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ đối với lô hàng bị nghi ngờ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo các nội dung sau:/The undersigned requests Customs Administration to, under the Law on Intellectual Property, implement the measures of examining and supervising import goods and export goods of the shipment being suspected of violating Intellectual Property Rights including the following content:
1. Người nộp đơn/Applicant:
- Tên/Full name:
- Số chứng minh thư/hộ chiếu (nếu là cá nhân)/ID/passport No. (in case of individual)
- Địa chỉ/Address:
- Điện thoại/Telephone: Fax: - E-mail/Website:
2. Chủ sở hữu quyền/IP owner:
- Tên/Full name:
- Số chứng minh thư/hộ chiếu (nếu là cá nhân): ID/passport No. (in case of individual)
- Địa chỉ/Address:
- Điện thoại/Telephone: Fax: - E-mail/Website:
3. Quyền Sở hữu trí tuệ có yêu cầu bảo hộ (ghi rõ là: quyền tác giả/quyền liên quan đến quyền tác giả/nhãn hiệu/chỉ dẫn địa lý...):
IP rights for protection (clearly indicate: copyrights/related rights/trademarks/geographic indicators, etc):
- Tên văn bằng bảo hộ/Name of IP Right Certificate:
- Số/No: Ngày cấp văn bằng bảo hộ/Date of issue:
- Cơ quan cấp văn bằng bảo hộ/Office of issue:
- Thời hạn có hiệu lực của văn bằng bảo hộ/Expiration:
4. Phạm vi yêu cầu bảo hộ (ghi rõ là trong phạm vi toàn quốc hay tại đơn vị Hải quan cụ thể) Area for IP protection (clearly indicate: throughout the country or at specific Customs Administration):
5. Danh mục hàng hóa có yêu cầu bảo hộ (người nộp đơn tự xác định và cung cấp để hỗ trợ cho cơ quan Hải quan trong quá trình phối hợp. Lưu ý: Đây là yêu cầu không bắt buộc):
List of goods for IP protection (applicant himself to identify and provide in order to assist Customs Administration in the process of co-operation. Note: not obligatory):
- Tên hàng/Name of goods:
- Mã HS (8 số)/HS code (08 digits):
6. Tài liệu gửi kèm (Đánh dấu x vào loại giấy tờ nộp kèm): Accompanied documents (mark x at the accompanied document submitted)
□ Văn bằng bảo hộ/Intellectual Property Right Certificate;
□ Danh sách người xuất khẩu, nhập khẩu hợp pháp hàng hóa/List of legal goods importer(s) and/or export(s);
□ Phương thức xuất khẩu, nhập khẩu; bản phân biệt hàng thật - hàng giả/Mode of import and/or export; the differences between the genuine and the counterfeit;
□ Tài liệu chứng minh xuất xứ của hàng thật/ Document to prove the origin of the genuine;
□ Giấy ủy quyền hoặc hợp đồng ủy quyền nộp đơn/Power of Attorney or Contract of Attorney;
□ Hợp đồng chuyển nhượng/sử dụng đối tượng quyền sở hữu trí tuệ hoặc văn bản xác nhận quyền thừa kế, quyền kế thừa đối tượng quyền sở hữu trí tuệ/ Contract of Transfer/Using Intellectual Property Rights or relevant document to prove the rights of inheritance;
□ Thông tin dự đoán về thời gian và địa điểm làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa/Information of forecast on when and where related shipment(s) going to be done Customs procedure;
□ Kết quả giám định của tổ chức giám định sở hữu trí tuệ/the assess result made by Intellectual Property assess unit.
|
Họ tên, chữ ký của người nộp đơn và đóng dấu (nếu
có) |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
--------------------
….., ngày/date... tháng/month ... năm/year 200...
ĐƠN ĐỀ NGHỊ TẠM DỪNG LÀM THỦ TỤC HẢI QUAN
APPLICATION OF REQUEST FOR TEMPORARY SUSPENSION OF DOING CUSTOMS
PROCEDURE
Kính gửi/To: …………………………………..
(Cơ quan Hải quan nơi ra thông báo tạm thời dừng làm thủ tục hải quan)/(Customs Administration issued the Announcement on temporary suspension of doing Customs procedure)
Căn cứ quy định tại điều 216, 217 Luật Sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH10 ngày 29 tháng 11 năm 2005/Pursuant to the regulation at Article 216, Article 217 of Law No 50/2005/QH10 on Intellectual Property dated November 29th 2005;
Căn cứ quy định tại Điều 73, Điều 74, Luật Hải quan số 54/2014/QH13 ngày 23 tháng 06 năm 2014 /Pursuant to regulation at Articles 73 and 74 of Law 54/2014/QH13 on Customs dated 23 June 2005;
Căn cứ văn bản (số/ngày) của (cơ quan Hải quan) về việc chấp nhận bảo hộ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến sở hữu trí tuệ theo Đơn đề nghị kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến sở hữu trí tuệ (số/ngày) do (tên của người nộp đơn) (nếu có) /Pursuant to the document (number/date) issued by (Customs Administration) about the acceptance on intellectual property protection for import and export goods with regard to the Application of Request for Control on import, export goods relating to Intellectual Property (number/date) submitted by (name of the applicant) (if any).
Trên cơ sở Chứng thư bảo lãnh (số/ngày) của (tổ chức tín dụng) hoặc khoản bảo đảm đã nộp cho cơ quan Hải quan theo (giấy nộp tiền số/ngày/tại Ngân hàng...)/With the guarantee deposited at Customs Administration (Number of Cash Deposit Note/date/Bank...)
Người ký tên dưới đây yêu cầu cơ quan Hải quan tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với lô hàng theo (thông báo số: ... ngày... tháng... năm... của cơ quan Hải quan)/The undersigned kindly requests Customs Administration to temporarily suspend Customs procedure for the shipment (regarding the Announcement Number... dated ... issued by the Customs Administration).
Trường hợp xác định hàng hóa bị tạm dừng làm thủ tục hải quan là hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, chúng tôi đề nghị cơ quan Hải quan tiến hành việc xử lý hành vi vi phạm đối với (người vi phạm) theo thẩm quyền quy định của pháp luật /In case the suspended goods are defined to violate intellectual property rights, we kindly request Customs Administration to handle the infringement in accordance with relevant laws and regulation.
Chúng tôi cam kết bồi thường thiệt hại và các chi phí phát sinh theo quy định của pháp luật cho chủ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu do việc đề nghị tạm dừng làm thủ tục hải quan không đúng gây ra. We commit to pay compensation for any damages and other costs rarsing from wrong temporary suspension of doing Customs procedure to the good owner in accordance with relevant laws and regulation.
|
Họ tên, chữ ký của người nộp đơn và đóng dấu (nếu
có) |
CỤC HẢI QUAN ….. |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /QĐ-SHTT |
…………., ngày tháng năm 20 ….. |
Về việc tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa
Căn cứ Luật sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005 và Luật số 36/2009/QH12 ngày 19 tháng 6 năm 2009 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11;
Căn cứ Luật Hải quan số 54/2014/QH13 ngày 23 tháng 06 năm 2014;
Căn cứ Thông tư số 13/2015/TT-BTC ngày 30 tháng 01 năm 2015 của Bộ Tài chính Quy định về kiểm tra, giám sát, tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ; kiểm soát hàng giả và hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ;
Căn cứ đơn yêu cầu tạm dừng làm thủ tục hải quan số:....ngày ….. do ….. nộp.
Xét đề nghị của …………………………………………………………..
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với lô hàng: …….. thuộc tờ khai hải quan số:.... ngày: ….. tại ………. của ……… địa chỉ:………. theo đề nghị của:…………… địa chỉ: ………..
Lý do tạm dừng: Lô hàng có dấu hiệu nghi ngờ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu …………………
Điều 2. Thời hạn tạm dừng làm thủ tục hải quan là 10 (mười ngày) làm việc được tính từ thời điểm (người nộp đơn yêu cầu tạm dừng) nhận được quyết định này theo xác nhận của cơ quan bưu điện.
Điều 3. Cơ quan Hải quan, người nộp đơn tạm dừng, chủ hàng chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
|
CHI CỤC TRƯỞNG |
CỤC HẢI QUAN ….. |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /QĐ-SHTT |
…………., ngày tháng năm 20 ……. |
Về việc gia hạn thời gian tạm dừng làm thủ tục hải quan
Căn cứ Luật sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005 và Luật số 36/2009/QH12 ngày 19 tháng 6 năm 2009 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11;
Căn cứ Luật Hải quan số 54/2014/QH13 ngày 23 tháng 06 năm 2014;
Căn cứ Thông tư số 13/2015/TT-BTC ngày 30 tháng 01 năm 2015 của Bộ Tài chính Quy định về kiểm tra, giám sát, tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ; kiểm soát hàng giả và hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ;
Căn cứ Quyết định số:....ngày ….. của: ….. về việc tạm dừng làm thủ tục hải quan.
Căn cứ đơn yêu cầu gia hạn thời gian tạm dừng làm thủ tục hải quan số:...ngày ….. do ….. nộp.
Xét đề nghị của …………………………………………………………..
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Gia hạn thời gian tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với lô hàng: …….. thuộc tờ khai hải quan số:.... ngày: ….. tại ………. của ……… địa chỉ:………… theo đề nghị của:…………… địa chỉ: ………..
Điều 2. Thời hạn tạm dừng làm thủ tục hải quan là 10 (mười ngày) làm việc, được tính từ ngày kế tiếp ngay sau ngày quyết định tạm dừng làm thủ tục hải quan số ….. ngày: ……….. hết hạn.
Điều 3. Cơ quan Hải quan, người nộp đơn tạm dừng, chủ hàng chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
|
CHI CỤC TRƯỞNG |
CỤC HẢI QUAN ….. |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /QĐ-SHTT |
…………., ngày tháng năm 20 …….. |
Về việc tiếp tục làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa
Căn cứ Luật sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005 và Luật số 36/2009/QH12 ngày 19 tháng 6 năm 2009 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11;
Căn cứ Luật Hải quan số 54/2014/QH13 ngày 23 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Thông tư số 13/2015/TT-BTC ngày 30 tháng 01 năm 2015 của Bộ Tài chính Quy định về kiểm tra, giám sát, tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ; kiểm soát hàng giả và hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ;
Xét đề nghị của …………………………………………………………….
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Tiếp tục làm thủ tục hải quan với lô hàng thuộc tờ khai hải quan số: ……………. ngày …/…/….. của Công ty: …………………………… địa chỉ …………………… đã bị tạm dừng làm thủ tục hải quan theo Quyết định số: ………… của Chi cục Hải quan …………………………..
Lý do:
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Cơ quan Hải quan, người nộp đơn tạm dừng, chủ hàng chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
|
CHI CỤC TRƯỞNG |
CỤC HẢI QUAN ….. |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ……./TB-SHTT |
…………., ngày tháng năm 20 ….. |
Về việc tạm dừng làm thủ tục hải quan
Căn cứ Luật sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005 và Luật số 36/2009/QH12 ngày 19 tháng 6 năm 2009 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11;
Căn cứ Luật Hải quan số 54/2014/QH13 ngày 23 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Thông tư số 13/2015/TT-BTC ngày 30 tháng 01 năm 2015 của Bộ Tài chính Quy định về kiểm tra, giám sát, tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ; kiểm soát hàng giả và hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ;
Căn cứ thông báo tại công văn số: ....ngày ….. của Tổng cục Hải quan.
Trong quá trình làm thủ tục hải quan, cơ quan Hải quan đã phát hiện lô hàng có những thông tin như sau có dấu hiệu nghi ngờ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ:
1 |
Tên hàng |
|
2 |
Số lượng |
|
3 |
Trị giá |
|
4 |
Xuất xứ |
|
5 |
Người nhập khẩu |
|
6 |
Người xuất khẩu |
|
7 |
Số invoice |
|
Trong thời gian ba (03) ngày làm việc kể từ ngày thông báo, yêu cầu.... (người nộp đơn).... tiến hành thủ tục tạm dừng làm thủ tục hải quan theo đúng quy định của pháp luật. Thông tin về cơ quan Hải quan:
Chi cục HQ …………………………………………………………………………………
Địa chỉ / số điện thoại liên lạc: ……………………………………………………………
Số tài khoản: ……………………….. Ngân hàng: ………………………………………
|
CHI CỤC TRƯỞNG |
MINISTRY
OF FINANCE |
SOCIALIST
REPUBLIC OF VIETNAM |
No: 13/2015/TT-BTC |
Hanoi, January 30, 2015 |
Pursuant to the Law on Customs No. 54/2014 / QH-13 dated June 23, 2014;
Pursuant to the Law on Intellectual property No. 50/2005 / QH11 dated November 29, 2005; Law Amending and Supplementing a Number of Articles of the Law on Intellectual Property No. 36/2009 / QH12 dated June 19, 2009;
Pursuant to the Government's Decree No. 08/2015 / ND-CP dated January 21, 2005 detailing the Law on Customs on customs procedures, customs inspection, supervision and control and measures for its implementation;
Pursuant to the Government's Decree 105/2006 / ND-CP dated September 22, 2006 providing instructions on the implementation of a number of articles of the Law on Intellectual property on protection of intellectual property rights and State management of intellectual property ;
Pursuant to the Government's Decree No. 119/2010 / ND-CP dated December 30, 2010 amending and supplementing a number of articles of the Government's Decree No. 105/2006 / ND-CP dated September 22, 2006 providing instructions on the implementation of a number of articles of the Law on Intellectual property on protection of intellectual property rights and State management of intellectual property ;
Pursuant to the Government's Decree No. 185/2013 / ND-CP dated November 15, 2013 defining penalties for administrative violations in producing and trading counterfeit goods, forbidden goods and protection of consumer rights;
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
At the request of the Director of the General Department of Customs,
The Minister of Finance promulgates the Circular defining inspection, supervision, temporarily suspension of customs procedures for exported and imported goods that are subjects of intellectual property right; control of counterfeit goods and goods infringing intellectual property rights
Article 1. Scope of regulation
This Circular defines the inspection, supervision, temporarily suspension of customs procedures for exported and imported goods that are subjects of intellectual property rights; control of counterfeit goods and goods infringing intellectual property rights
1. Customs authority, customs officers;
2. Goods exporters or importers or authorized person;
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
4. Other related organizations and individuals.
Article 3. Interpretation of terms
The terms used in this Circular shall be construed as follows:
1. Counterfeit goods include goods as defined in paragraph 8, Article 3 of the Government's Decree No. 185/2013 / ND-CP dated November 15, 2013 defining penalties for administrative violations in producing and trading counterfeit goods, forbidden goods and protection of consumer rights;
2. Protection of intellectual property rights in customs field means customs authority shall apply measures of inspection , monitoring, control, temporary suspension of customs procedures for exported and imported goods that are subjects of intellectual property rights in accordance with Article 216 of the Law on Intellectual Property and Articles 73, 74, 75, 76 of the Law on Customs and relevant legal documents to detect, combat and handle the infringement of intellectual property rights in the field of customs.
3. Temporary suspension of customs procedures for goods which are suspected of infringing intellectual property rights means measures are carried out at the request of the holders of intellectual property rights in order to gather information and evidence so that holders of intellectual property rights shall request actions against infringement and application of temporary emergency measures or measures of prevention and ensuring administrative penalties.
4. Customs inspection of counterfeit goods, goods infringing intellectual property rights is inspection of customs dossiers, related documents and actual inspection of goods and means of transport carried out by the customs authorities in order to detect goods which are suspected of counterfeit, goods which infringe intellectual property rights.
5. Customs supervision of counterfeit goods, goods infringing intellectual property rights is operational measures applied by the customs authorities to ensure the status quo of goods and compliance with the provisions of law in the preservation, storage, loading and unloading, transporting and use of exported and imported goods that are subject of intellectual property rights under the management of customs.
6. Customs controls of counterfeit goods or goods infringing intellectual property rights are measures of patrol, investigation or other operational measures applied by the customs authorities to prevent and combat smuggling and illegal transport of counterfeit goods and goods infringing intellectual property rights which are transported across the border or carried out, carried in the free trade zones .
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
8. Applicants are holders of intellectual property rights (including holders of intellectual property rights and organizations or individuals to whom intellectual property rights are transferred by the owners) or legally authorized persons.
9. Infringements of intellectual property rights are the acts referred to in Articles 28, 35,126, 127, 129 and 188 of the Law on Intellectual Property.
Article 4. Rights and obligations of related organizations and individuals.
1. Commercial information provided to the customs authorities shall be kept confidential by customs authority, except providing for functional agencies in accordance with the law.
2. Holders of intellectual property rights, owners of the goods counterfeited intellectual property rights or legally authorized representatives, along with the customs authorities, shall participate in inspection, monitoring, control, verification, collection of evidence to determine goods infringing intellectual property rights, counterfeit goods, processing of goods, exhibits of violations, except the necessary protection of trade secrets, State secret in accordance with the law.
3. Handling decisions of counterfeit goods, goods infringing intellectual property rights, application of measures to control exported and imported goods related to intellectual property of customs authorities shall be complained or filed a lawsuit in accordance with the provisions of the law on complaints, denunciations and administrative procedures.
4. Information and documents related to exported or imported goods which are suspected of infringing intellectual property rights, counterfeit goods shall be provided timely for customs authority when requested or when there is information.
5. Organizations and individuals infringing intellectual property rights shall destroy and pay all expenses related to the destruction of exported and imported goods infringing intellectual property rights or counterfeit goods as prescribed in law on handling of administrative violations.
Article 5. Rights and obligations of customs authority
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
2. Explain and guide related organizations and individuals to comply with the provisions of the Law on Customs, the Law on Intellectual property and the guidance in this Circular. Notify in writing to related organizations and individuals the settlement and handling results of the case.
3. Coordinate with the State management agencies, the competent forces in anti-counterfeit and protection of intellectual property rights in combating and handling counterfeit goods, goods infringing intellectual property rights under the provisions of current laws.
4. Request related individuals and organizations to submit, present related documents to explain, clarify the doubts of customs authority on exported and imported goods infringement intellectual property rights or counterfeit goods.
5. Resolve the lawsuits and complaints of related organizations and individuals on counterfeit goods, goods infringing intellectual property rights, application of measures to control exported and imported goods related to intellectual property of customs authorities as prescribed by law.
6. Implement the regulations of report, keeping documents and records related to anti-counterfeiting goods and protection of intellectual property rights according to current regulations.
Holders of intellectual property rights or authorized person shall submit an application to the General Department of Customs (Customs Management Supervision Department), including:
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
2. A Diploma of protection of industrial property rights or other documents of industrial property rights which are protected in Vietnam or Certificate of transfer contract registration of right to enjoyment of industrial property objects; Certificate of registration of copyright and rights related to copyright, plant variety rights or other documents of copyrights and rights related to copyrights, plant variety rights: 01 copy signed, stamped and certified by the holders of intellectual property rights or authorized person;
3. A detailed description of goods infringing intellectual property rights, photos, characteristics to distinguish genuine goods with goods infringing intellectual property rights: 01 original;
4. A list of legal exporters and importers goods required supervision; a list of people who may export and import of goods infringing intellectual property rights: 01 original.
Article 7. Reception, inspection and actions against application
1. After receiving a full application as prescribed in Clause 1, Article 6 of this Circular, the customs authorities shall check the application in accordance with the following contents:
a) The legal status of the applicant in accordance with the law;
b) The match between the content of the application and the enclosed documents; the validity of the diplomas of protection of intellectual property rights;
c) Specimens, exhibits (or snapshot) in accordance with the content of intellectual property rights required for protection or denunciation content of violations;
d) The authorized content in accordance with the competence of the customs authorities and the applicant (in case of authorized application).
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
a) The application is not submitted to the proper competent agencies;
b) The customs authority has basis to assert that the applicant does not have enough legal status under the provisions of law;
c) The applicant does not provide all the documents prescribed in Clause 2, Article 74 of the Law on Customs;
d) When handling of the application, the customs authorities receive the documents of the State management agencies on intellectual property notifying of dispute or complaint about the holders, protection ability, and scope of protection of intellectual property rights.
3. If the application is accepted, the process shall be as follows:
a) After receiving the request for customs supervision and inspection for exported and imported goods that are subject of intellectual property rights, the General Department of Customs ( Customs Management Supervision Department) shall update the database system of protection of intellectual property rights and send an acceptance notice of the application to the Customs Departments of the provinces, cities; the Smuggling Investigation and Prevention Department to commence the inspection and supervision.
b) Customs Departments of provinces and cities, the Smuggling Investigation and Prevention Department shall receive the notice of the General Department of Customs (Customs Management Supervision Department) and look up data on the system to commence the implementation within their administrative division;
c) Sub-department of Customs shall base on the database and the notice of the General Department of Customs (Customs Management Supervision Department) to commence measures of customs supervision and inspection for exported and imported goods which have signs of infringing intellectual property rights as stipulated in Article 14 of this Circular.
4. Within 20 days after the date of receipt of satisfactory application under the provisions of paragraph 1 of Article 6 of this Circular, the General Department of Customs ( Customs Management Supervision Department) shall inspect and notify in writing to the applicant about accepting the application or not .
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
The General Department of Customs (Customs Management Supervision Department) shall have notice of termination invalidation of application for inspection and supervision of exported and imported goods that are subject of intellectual property rights in the following cases:
1. The applicant has a written request for permission to terminate the inspection and supervision of the customs authorities for goods required for protection;
2. The applicant does not have a written request for permission for extension upon the expiry of validity of the application for inspection and supervision;
3. State management agencies of intellectual property have a notice of cancellation of degree of protection of intellectual property rights granted to the applicant.
Article 9. Provisions on submitting application for temporary suspension of customs procedures
Holders of intellectual property rights or authorized person shall submit an application for temporary suspension of customs procedures to the Sub-department of Customs where the customs procedures are carried out for the batches of exported goods), including:
1. A written form of temporary suspension of customs procedures in the form No. 02-SHTT enclosed herewith this Circular: 01 original;
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
3. A detailed description of goods infringing intellectual property rights, photos, characteristics to distinguish genuine goods with goods infringing intellectual property rights: 01 original;
4. A list of legal exporters and importers goods required supervision; a list of people who may export and import of goods infringing intellectual property rights: 01 original;
5. Guarantee certificate of credit institutions: 01 original or a guarantee amount of money prescribed in paragraph 3 of Article 74 of the Law on Customs.
Article 10. Temporary suspension of customs procedures
1. Within 02 working hours from the time of receiving a satisfactory application as prescribed in Article 9 of this Circular, if the application is accepted, the Sub-department of Customs shall decide to temporarily suspend the customs procedures in the form 03-IPR enclosed herewith this Circular. The suspension decision shall be submitted directly or by registered mail as well as faxed immediately to involved organizations and individuals.
2. The term of suspension of customs procedures shall be 10 working days since the customs authorities issue a decision on temporary suspension of customs procedures. In case of the solicitation of assessment or expertise consultation from the State management agencies for intellectual property, customs authorities will continue the temporary suspension of customs procedures until receiving the results of the solicitation of expertise or expertise.
After the applicant submits the extension application and the guarantee amount of money or guarantee documents as prescribed by law, the Sub-department of Customs which decides to temporarily suspend shall extend the time of temporary suspension in the form 04- IP enclosed with this Circular and notify the applicant, the goods owners and the involved parties. The extended period shall be within 10 working days from the date of extension decision.
3. While temporarily suspending or applying the preventive measures as prescribed, Sub-department of Customs which decides to temporarily suspend shall fulfill the following tasks:
a) Request goods owners, holders of intellectual property rights to provide documents related to the goods (catalog, assessment conclusions, and documents from abroad, results of handling of similar cases ....).
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
c) Request the organizations and individuals to take samples for assessment under the provisions of Clause 2, Article 40 of the Government’s Decree 105/2006 / ND-CP dated September 22, 2006. Sampling procedures, sampling techniques, sample keeping place, sample keeping time of goods shall comply with the guidance in the Ministry of Finance’s Circular defining customs procedures; customs inspection and supervision; export tax, import duty and tax management for exported and imported goods.
d) Carry out the additional assessment, re-assessment under the provisions of Clause 13, Article 1 of the Government’s Decree No. 119/2010 / ND-CP dated December 30, 2010 amending and supplementing a number of articles of the of articles of the Government's Decree No. 105/2006 / ND-CP dated September 22, 2006 .
dd) Cooperate and discuss with the State management agencies on intellectual property in administrative division if there are disputes or complaints about the right’s holder, protection, protection scope of intellectual property rights, competence to handle violations.
e) Report to Customs Departments of provinces, cities and the General Department of Customs to direct and timely resolve in case the temporarily suspended batches of goods have great value; goods suspected of infringing intellectual property rights of famous brands; cases related to many localities, state agencies, international organizations; cases arising disputes, complaints related to the holders of intellectual property rights, protection, scope of protection of intellectual property rights, competence to handle violations.
4. When the temporary suspension of customs procedures or application of preventive measures prescribed ends, Sub-department of Customs which decides to temporarily suspend shall fulfill one or more following tasks:
a) Decide to handle the case under administrative procedures after asserting goods temporarily suspended the infringement of intellectual property rights on the basis of assessment conclusions about the intellectual property of the assessment organization of Intellectual Property (in the case of solicitation of assessment); expertise of the State management agencies on intellectual property, other State management agencies (in the case of consulting expertise); documents and evidence provided by the holders of intellectual property rights.
Decide to detain the goods in case there is a basis to assert that the detained goods are counterfeit goods of intellectual property; goods infringing intellectual property rights are the food, medicinal products, cosmetic, food for livestock, fertilizers, veterinary medicine, plant protection products, building materials. .
Handle administrative violations for infringement of intellectual property rights, goods infringing intellectual property rights in accordance with law. Within 10 working days since the decision on penalty takes effect, Sub-department of Customs shall notify in writing to compel the infringer to pay the incurred expenses due to administrative violations and repay the paid amount to the person who requests for temporary suspension of customs procedures.
b) Continue to carry out the customs procedures for the batches under the provisions of Article 11 of this Circular if, through inspection, goods temporarily suspended are asserted not to infringe the intellectual property rights, .
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
d) Transfer the case to other intellectual property right enforcement agencies to handle if determining the violations outside the handling competence of the customs authorities.
dd) Temporarily suspend the handling after receiving the documents from State management agencies on intellectual property which notify the dispute, complaints about the right’s holders, protection , scope of protection of intellectual property rights.
e) Transfer to the competent agencies to conduct the investigation, prosecution under the provisions of law in case of determining the violations having signs of crime as prescribed in the Criminal Code.
5. Applications shall be rejected in the following cases:
The Director of Sub-department of Customs shall notify in writing to the applicant of rejection of the application in the following cases:
a) Sub-department of Customs do not carry out customs procedures for the batches of exported goods, imported goods which are requested for temporary suspension of customs procedures;
b) The customs authority has basis to assert that the applicant does not have enough legal status under the provisions of law;
c) The applicant does not provide all the documents prescribed in Article 9 of this Circular;
Article 11. Continuation of customs procedures
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
2. Within 10 working days from the date of completion of customs procedures for the temporarily suspended batches of goods, Sub-department of Customs shall:
a) Notify to the owners of intellectual property rights or legally authorized person to make payments to the owners of the incurred expenses under the provisions of clause 5 of Article 76 of the Law on Customs.
b) Repay the guarantee amount of money to the person who requests for temporary suspension as prescribed in clause 6 of Article 76 of the Law on Customs.
Article 12. Customs inspection
When inspecting the actual exported goods and imported goods, in addition to compliance with the provisions of the Circular defining customs procedures; customs supervision and inspection; export tax, import tax and tax management for exported and imported goods of the Ministry of Finance, customs officers shall:
1. Inspect and compare the information on customs declaration on the written customs declaration about goods’ names, brands, origin, value, packing, goods quality, transportation route of goods and information in the data system of the written form of inspection and supervision of exported and imported goods related to intellectual property, list of risk management of intellectual property and information gathered by the customs authorities to determine the sign of goods infringing intellectual property rights, counterfeit goods.
2. Base on the conclusions of specialized inspection agency to determine signs of counterfeit goods, if the goods are under the specialized inspection;
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Article 13. Actions against counterfeit goods or goods with signs of counterfeit
1. If exported, imported goods are detected to be counterfeit, preventive and penalty measures in accordance with legislation on penalties for administrative violations shall be applied
2. If exported and imported goods are detected with signs of counterfeit, the Director of the Sub-department of Customs shall request the customs declaration to provide documents related to the goods.
a) A sale contract of goods or vouchers with equivalent value: 01 snapshot;
b) A technical documents or a written component analysis (if any): 01 snapshot.
3. If the owner of the genuine goods which are counterfeited is determined, the owner of genuine goods which are counterfeited shall provide documents related to goods (such as catalogs, assessment conclusions, and documents from abroad, results of handling of similar cases). If the owner of the genuine goods can not determined, customs dossiers, actual goods, analysis results of the risk information of goods and provisions of the legislation on goods shall be based to determine; customs control forces shall be cooperated to investigate, verify (if necessary) or transfer information, case files to customs control forces to investigate, verify and handle in accordance with clause 4 of this Article.
4. Verification of counterfeit goods shall be carried out as follows:
While goods are detained or applied preventive measures as prescribed, Sub-department of Customs shall be responsible for the following tasks:
a.1) Request the owner of the genuine goods which are counterfeited (as the owner determined) to provide documents related to goods (such as catalogs, assessment conclusions, documents from abroad, results of handling of similar cases).
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Procedures for sampling, sampling techniques shall be carried out under the guidance in the Ministry of Finance’s Circular defining customs procedures; customs inspection and supervision; export tax, import duty and tax management for exported and imported goods.
a.3) Coordinate with anti-smuggling control force in the verification and investigation in accordance with defined operation.
a.4) Report to Customs Departments in central-affiliated provinces, inter-provinces cities and city (hereinafter referred to as Customs Departments at province and city level) and the General Department of Customs to promptly direct and resolve complicated cases, high value goods, involving many localities, regulatory agencies, and international organizations.
b) If the duration of detaining or application of preventive measures as prescribed ends, and basis to conclude that the suspected goods are counterfeit is sound, customs authority shall handle violations as prescribed in law.
c) If concluding that the goods are not counterfeit, customs authority shall continue the procedures for customs clearance of the goods as prescribed goods. The settlement of a complaint or compensation claims due to the detention of goods caused by the customs authorities of the goods owners shall comply with current regulations on settlement of complaints and indemnity of damages.
Article 14. Actions against goods with signs of infringing intellectual property rights
1. Sub-department of Customs shall notify the applicant the request for inspection and supervision of goods with signs of infringement of intellectual property rights in the form of IP-06 enclosed with this Circular, with pictures of goods suspected of infringing intellectual property rights (if any).
2. Within 05 working days from the date of notification, Sub-department of Customs shall be responsible for the following tasks:
a) In case of receiving an application for temporary suspension of customs procedures or unregistering for inspection, monitoring of intellectual property at customs authority, but the holder of intellectual property rights requests in writing for suspension of customs procedures, if the holder of intellectual property rights fulfills the obligations specified in paragraph 3 of Article 74 of the Law on Customs:
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
a.2) Consider the decision to apply administrative measures for handling in accordance with provisions of Article 214 and Article 215 of the Law on Intellectual Property, and coordinate with the control forces at all levels to verify and collect information about goods as prescribed if there are sufficient basis to assert that the goods as notified infringe intellectual property rights, .
b) In case the holder of intellectual property rights does not have an application or written request for permission for temporary suspension of customs procedures, but fulfill the obligations stipulated in Clause 3 of Article 74 of the Law on Customs or has an application for temporary suspension of customs procedures but does not fulfill the obligations specified in Clause 3 of Article 74 of the Law on Customs, the batches of goods shall not be temporarily suspended the customs procedures except for goods counterfeiting the intellectual property.
3. If there is no information required to protect the rights of intellectual property, but when inspecting the customs dossier, actual goods , the customs authorities detect the imported goods with signs of infringing intellectual property rights, they shall carry out the actual inspection of goods, sampling or taking photograph of goods, and coordinate with the specialized units of controlling intellectual property at the General Department of Customs, Customs Departments in provinces and cities to decide the customs clearance of goods or decide to detain goods if determining goods with signs of violation.
CUSTOMS CONTROL FOR COUNTERFEIT GOODS AND GOODS INFRINGEMENT OF INTELLECTUAL PROPERTY RIGHTS
Article 15. Responsibility and competence of customs control forces
1. Scope of responsibility of customs control forces in anti-counterfeit goods and anti-goods infringing intellectual property rights shall comply with the provisions of Article 88 of the Law on Customs and the Government's Decree No. 01/2015 / ND CP dated January 02, 2015 detailing the scope of customs area; responsibility for coordinating in prevention of and fighting illegal import, illegal transport of goods across borders.
2. When carrying out the duties of customs controls on counterfeit goods or goods infringing intellectual property rights, the customs control force shall have competence in applying operational measures of customs control as prescribed in the Government's Decree No. 08/2015 / ND-CP dated January 21, 2015 to detect, investigate, arrest and handle goods infringing intellectual property rights and counterfeit goods under the provisions law.
3. When carrying out the duties, the customs control forces are entitled to request the involved agencies, organizations, and individuals, customs units at all levels to provide dossiers, documents and coordinate, facilitate to fulfill the assigned functions and tasks
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
1. The customs control forces shall collect information under the provisions of law to catch the situation and detect entities, methods, violated operation tricks related to infringing counterfeit good and goods infringing intellectual property rights.
2. When receiving or detecting information on counterfeit goods or goods infringing intellectual property rights, the customs control forces shall directly inspect or cooperate with Sub-department of Customs where customs procedures are carried out for inspection, compare with the relevant legal provisions and the detected actual goods to make decision on detaining goods.
3. The customs control forces shall collect, verify evidence, inspect, compare, and assess the provided information related to counterfeit goods, goods infringing intellectual property rights with the detained actual goods to determine the violated goods
4. If there is basis to determine the violated goods, the customs control forces shall apply or cooperate with Sub-department of Customs where customs procedures are carried out to apply preventive measures as prescribed by law for handling administrative violations. If there is no basis to determine the violated goods, the customs control forces shall transfer the dossiers to the Sub-department of Customs where the customs procedures are carried out to continue the procedures for customs clearance for the batches of goods under the provisions of this Circular.
Article 17. Implementation responsibility
1. The General Department of Customs shall be responsible for guiding and directing their affiliated units to implement specifically the provisions of this Circular.
2. Customs authority, customs declaration, applicant for inspection and supervision of exported and imported goods that are subject of intellectual property rights, denouncer of violations and organizations, individual involved shall comply with current regulations and guidance in this Circular.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
This Circular takes effect from March 15, 2015 and replaces the Minister of Finance’s Circular No. 44/2011 / TT-BTC dated April 11, 2011 providing guidance on anti-counterfeit goods and protection of intellectual property rights in the field of customs, previous guiding documents that are contrary to the provisions of this Circular. /.
PP. MINISTER
DEPUTY MINISTER
Do Hoang Anh Tuan
;
Thông tư 13/2015/TT-BTC quy định về kiểm tra, giám sát, tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ; kiểm soát hàng giả và hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
Số hiệu: | 13/2015/TT-BTC |
---|---|
Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Tài chính |
Người ký: | Đỗ Hoàng Anh Tuấn |
Ngày ban hành: | 30/01/2015 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Thông tư 13/2015/TT-BTC quy định về kiểm tra, giám sát, tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ; kiểm soát hàng giả và hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
Chưa có Video