BỘ
CÔNG THƯƠNG |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 715/QĐ-BCT |
Hà Nội, ngày 03 tháng 3 năm 2020 |
GIA HẠN ÁP DỤNG BIỆN PHÁP TỰ VỆ ĐỐI VỚI SẢN PHẨM PHÂN BÓN DAP, MAP NHẬP KHẨU
BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG
Căn cứ Luật Quản lý ngoại thương số 05/2017/QH14 ngày 12 tháng 6 năm 2017;
Căn cứ Nghị định số 10/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 01 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương về các biện pháp phòng vệ thương mại;
Căn cứ Nghị định số 98/2017/NĐ-CP ngày 18 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;
Căn cứ Quyết định số 686/QĐ-BCT ngày 02 tháng 3 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc áp dụng biện pháp tự vệ toàn cầu đối với sản phẩm phân bón DAP, MAP nhập khẩu;
Căn cứ Quyết định số 2700/QĐ-BCT ngày 03 tháng 9 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc rà soát cuối kỳ biện pháp tự vệ đối với sản phẩm phân bón DAP, MAP nhập khẩu;
Căn cứ Kết luận rà soát cuối kỳ biện pháp tự vệ đối với sản phẩm phân bón DAP, MAP nhập khẩu;
Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Gia hạn áp dụng biện pháp tự vệ đối với sản phẩm phân bón DAP, MAP có mã HS: 3105.10.20; 3105.10.90; 3105.20.00; 3105.30.00; 3105.40.00; 3105.51.00; 3105.59.00; 3105.90.00 nhập khẩu vào Việt Nam với nội dung chi tiết nêu trong Thông báo gửi kèm theo Quyết định này.
Điều 2. Trình tự thủ tục áp dụng biện pháp tự vệ được thực hiện theo pháp luật về phòng vệ thương mại đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 07 tháng 3 năm 2020.
Điều 4. Chánh Văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại và Thủ trưởng các đơn vị, các bên liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
BỘ
TRƯỞNG |
VỀ VIỆC GIA HẠN ÁP DỤNG BIỆN PHÁP TỰ VỆ ĐỐI VỚI SẢN PHẨM PHÂN BÓN
DAP, MAP NHẬP KHẨU
(Kèm theo Quyết định số 715/QĐ-BCT ngày 03 tháng 3 năm 2020 của Bộ trưởng
Bộ Công Thương)
Căn cứ Luật Quản lý ngoại thương số 05/2017/QH14 ngày 12 tháng 6 năm 2017 và Nghị định số 10/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 01 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương về các biện pháp phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương thông báo nội dung chi tiết về việc gia hạn áp dụng biện pháp tự vệ đối với sản phẩm phân bón DAP và MAP nhập khẩu vào Việt Nam (mã số vụ việc ER01.SG06) như sau:
Ngày 02 tháng 3 năm 2018, Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 686/QĐ-BCT về việc áp dụng biện pháp tự vệ toàn cầu đối với sản phẩm phân bón DAP, MAP nhập khẩu vào Việt Nam.
Ngày 03 tháng 9 năm 2019, Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 2700/QĐ-BCT về việc rà soát cuối kỳ biện pháp tự vệ đối với sản phẩm phân bón DAP, MAP nhập khẩu.
Ngày 24 tháng 02 năm 2020, Cơ quan điều tra đã hoàn thành Kết luận rà soát cuối kỳ biện pháp tự vệ đối với sản phẩm phân bón DAP, MAP nhập khẩu.
2. Hàng hóa nhập khẩu thuộc đối tượng áp dụng biện pháp tự vệ
Hàng hóa nhập khẩu thuộc đối tượng áp dụng biện pháp tự vệ là phân bón vô cơ phức hợp hoặc hỗn hợp thuộc các mã HS như sau: 3105.10.20; 3105.10.90; 3105.20.00; 3105.30.00; 3105.40.00; 3105.51.00; 3105.59.00; 3105.90.00.
Lưu ý: các sản phẩm phân bón có một trong các thành phần có hàm lượng như sau sẽ được loại trừ khỏi phạm vi áp dụng biện pháp tự vệ chính thức: Ni-tơ (N) < 7%; Lân (P2O5) < 30% và Ka-li (K2O) >3%.
3. Mức thuế và thời gian gia hạn áp dụng biện pháp tự vệ
Thời gian có hiệu lực |
Mức thuế tự vệ |
Từ ngày 07/3/2020 đến ngày 06/3/2021 |
1.050.662 đồng/tấn |
Từ ngày 07/3/2021 đến ngày 06/3/2022 |
1.029.219 đồng/tấn |
Từ ngày 07/3/2022 đến ngày 06/9/2022 |
1.007.778 đồng/tấn |
Từ ngày 07/9/2022 trở đi |
0 đồng/tấn (nếu không gia hạn) |
Danh sách các nước/vùng lãnh thổ đang phát triển được loại trừ áp dụng biện pháp tự vệ được liệt kê tại Phụ lục kèm theo Thông báo này. Trong trường hợp lượng nhập khẩu từ một nước/vùng lãnh thổ đang phát triển tại Phụ lục này vượt quá 3% tổng lượng nhập khẩu của Việt Nam hoặc tổng lượng nhập khẩu từ các nước/vùng lãnh thổ đang phát triển trong danh sách nêu trên vượt quá 9% tổng lượng nhập khẩu của Việt Nam, Bộ Công Thương sẽ ban hành quyết định sửa đổi, bổ sung Phụ lục này.
Đối với các tổ chức, cá nhân nhập khẩu, để được loại trừ áp dụng biện pháp tự vệ theo quy định nêu trên, bên cạnh các giấy tờ theo quy định của các cơ quan hải quan và cơ quan chuyên ngành, khi nhập khẩu hàng hóa cần phải cung cấp cho cơ quan hải quan giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of Origin) phù hợp với các quy định hiện hành, trên đó ghi rõ hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ các nước/vùng lãnh thổ có tên trong danh sách tại Phụ lục của Thông báo này.
5. Miễn trừ áp dụng biện pháp tự vệ
Trong trường hợp các tổ chức, cá nhân nhập khẩu phân bón cho rằng sản phẩm nhập khẩu của mình đáp ứng quy định về phạm vi miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại nêu tại Điều 10 Thông tư 37/2019/TT-BCT ngày 29 tháng 11 năm 2019 của Bộ Công Thương quy định chi tiết một số nội dung về các biện pháp phòng vệ thương mại, tổ chức, cá nhân nhập khẩu có quyền nộp hồ sơ đề nghị miễn trừ áp dụng biện pháp tự vệ tới Cục Phòng vệ thương mại - Bộ Công Thương. Thủ tục nộp hồ sơ đề nghị miễn trừ căn cứ Thông tư 37/2019/TT-BCT.
Thông tin về Quyết định, Thông báo gia hạn áp dụng biện pháp tự vệ chính thức đối với sản phẩm phân bón DAP và MAP và Kết luận rà soát cuối kỳ (bản công khai) có thể truy cập tại Cổng thông tin điện tử của Bộ Công Thương (http://www.moit.gov.vn) và Cục Phòng vệ thương mại - Bộ Công Thương (http://www.pvtm.gov.vn/: http://www.trav.gov.vn).
Mọi thông tin liên lạc đề nghị gửi về:
Phòng Điều tra thiệt hại và tự vệ
Cục Phòng vệ thương mại - Bộ Công Thương
Địa chỉ: 25 Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam
Điện thoại: (+84 24) 7303.7898 (128)
Fax: (+84 24) 7303.7897
Email: quynhpm@moit.gov.vn; hoact@moit.gov.vn.
(Kèm theo Thông báo đi kèm Quyết định số 715/QĐ-BCT ngày 03 tháng 3 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)
DANH SÁCH CÁC QUỐC GIA/VÙNG LÃNH THỔ ĐANG PHÁT TRIỂN ĐƯỢC LOẠI TRỪ ÁP DỤNG BIỆN PHÁP TỰ VỆ
1. Tiểu vùng Sahara - Châu Phi
Angola |
Madagascar |
Nigeria |
Benin |
Malawi |
Rwanda |
Botswana |
Mali |
Sao Tome and Principe |
Burkina Faso |
Mauritania |
Senegal |
Burundi |
Mauritius |
Sierra Leone |
Cabo Verde |
Mozambique |
Somalia |
Cameroon |
Namibia |
South Africa |
Central African Republic |
Niger |
South Sudan |
Chad |
Gabon |
Sudan |
Comoros |
Gambia, The |
Swaziland |
Congo, Dem. Rep. |
Ghana |
Tanzania |
Congo, Rep. |
Guinea |
Togo |
Cote d'Ivoire |
Guinea-Bissau |
Uganda |
Eritrea |
Kenya |
Zambia |
Ethiopia |
Lesotho |
Zimbabwe |
|
Liberia |
|
2. Châu Á - Thái Bình Dương
American Samoa |
Myanmar |
Cambodia |
Palau |
Fiji |
Papua New Guinea |
Indonesia |
Philippines |
Kiribati |
Samoa |
Korea, Dem. Rep. |
Solomon Islands |
Lao PDR |
Thailand |
Malaysia |
Timor-Leste |
Marshall Islands |
Tonga |
Micronesia, Fed. Sts. |
Tuvalu |
Mongolia |
Vanuatu |
3. Châu Âu và Trung Á
Albania |
Macedonia, FYR |
Armenia |
Moldova |
Azerbaijan |
Montenegro |
Belarus |
Romania |
Bosnia and Herzegovina |
Serbia |
Bulgaria |
Tajikistan |
Georgia |
Turkey |
Kazakhstan |
Turkmenistan |
Kosovo |
Ukraine |
Kyrgyz Republic |
Uzbekistan |
4. Mỹ La-tinh và Ca-ri-bê
Belize |
Guyana |
Bolivia |
Haiti |
Brazil |
Honduras |
Colombia |
Jamaica |
Costa Rica |
Mexico |
Cuba |
Nicaragua |
Dominica |
Panama |
Dominican Republic |
Paraguay |
Ecuador |
Peru |
El Salvador |
St. Lucia |
Grenada |
St. Vincent and the Grenadines |
Guatemala |
Suriname |
5. Trung Đông và Bắc Phi
Algeria |
Syrian Arab Republic |
Djibouti |
Tunisia |
Egypt, Arab Rep. |
West Bank and Gaza |
Iran, Islamic Rep. |
Yemen, Rep. |
Iraq |
|
Lebanon |
|
Libya |
|
6. Nam Á
Afghanistan |
Maldives |
Bangladesh |
Nepal |
Bhutan |
Pakistan |
India |
Sri Lanka |
Quyết định 715/QĐ-BCT năm 2020 về gia hạn áp dụng biện pháp tự vệ đối với sản phẩm phân bón DAP, MAP nhập khẩu do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
Số hiệu: | 715/QĐ-BCT |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Bộ Công thương |
Người ký: | Trần Tuấn Anh |
Ngày ban hành: | 03/03/2020 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 715/QĐ-BCT năm 2020 về gia hạn áp dụng biện pháp tự vệ đối với sản phẩm phân bón DAP, MAP nhập khẩu do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
Chưa có Video