TỔNG CỤC HẢI QUAN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 312/QĐ-HQĐL |
Đắk Lắk, ngày 26 tháng 07 năm 2017 |
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ TRỰC BAN
CỤC TRƯỞNG CỤC HẢI QUAN TỈNH ĐẮK LẮK
- Căn cứ Luật Hải quan số 54/2014/QH13 ngày 23/6/2014;
- Căn cứ Quyết định số 1919/QĐ-BTC ngày 06/9/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Căn cứ Quyết định số 4398/QĐ-TCHQ ngày 20/12/2016 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành quy chế kiểm tra, kiểm soát nội bộ đối với việc thực hiện thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan;
- Căn cứ Quyết định số 888/QĐ-TCHQ ngày 17/3/2017 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành quy chế thực hiện trực ban, giám sát trực tuyến trong ngành Hải quan;
- Xét đề nghị của Chánh Văn phòng Cục,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế trực ban của Cục Hải quan tỉnh Đắk Lắk.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký, Chánh Văn phòng, Trưởng các đơn vị thuộc, trực thuộc Cục Hải quan tỉnh Đắk Lắk chịu trách nhiệm thi hành Quyết định./.
|
CỤC TRƯỞNG |
THỰC HIỆN TRỰC BAN TẠI CỤC HẢI QUAN TỈNH ĐẮK LẮK
(Ban hành kèm theo Quyết định số 312/QĐ-HQĐL ngày 26/7/2017 của
Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh Đắk Lắk)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Quy định cụ thể hoạt động trực ban tại cơ quan Cục và các đơn vị thuộc, trực thuộc Cục Hải quan tỉnh Đắk Lắk.
2. Quy chế này áp dụng đối với công chức, người lao động, các đơn vị thuộc và trực thuộc Cục Hải quan tỉnh Đắk Lắk.
Điều 2. Mục đích hoạt động trực ban
Hoạt động trực ban nhằm phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo các cấp; kịp thời xử lý những thông tin, tình huống phát sinh trong quá trình thực hiện nghiệp vụ hải quan; phát hiện, ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật hải quan và các hành vi vi phạm pháp luật khác.
Điều 3. Yêu cầu đối với hoạt động trực ban
1. Hoạt động trực ban tại Cục Hải quan tỉnh Đắk Lắk phải được tổ chức thực hiện liên tục, thông suốt, kịp thời nắm tình hình, xử lý thông tin, tình huống phát sinh trong quá trình thực hiện nghiệp vụ hải quan.
2. Nội dung thực hiện, thông tin phát sinh, ý kiến chỉ đạo, kết quả thực hiện phải được ghi nhận đầy đủ, trung thực trong nhật ký trực ban và được bàn giao, theo dõi giữa các ca trực ban.
3. Thông tin, tình huống phát sinh trong ca trực phải được báo cáo lãnh đạo trực ban và chỉ triển khai thực hiện sau khi có ý kiến của lãnh đạo trực ban.
4. Việc thông báo ý kiến chỉ đạo của trực ban đến cá nhân, đơn vị; báo cáo kết quả thực hiện của cá nhân, đơn vị gửi về trực ban phải được thực hiện bằng văn bản hoặc thông qua máy điện thoại, máy fax, hộp thư điện tử,... của trực ban,
5. Cá nhân, đơn vị có liên quan, khi nhận được chỉ đạo của trực ban, có trách nhiệm khẩn trương, nghiêm túc thực hiện và báo cáo kết quả về trực ban.
QUY ĐỊNH CỤ THỂ HOẠT ĐỘNG TRỰC BAN
Điều 4: Tổ chức hoạt động trực ban tại Cục
1. Thành phần tham gia trực ban:
- 01 lãnh đạo Cục: Trưởng ca trực;
- 01 lãnh đạo Phòng Nghiệp vụ, thành viên thường trực;
- 01 lãnh đạo Đội Kiểm soát Hải quan, thành viên;
- 01 công chức Phòng Nghiệp vụ, thành viên;
- 01 công chức Đội kiểm soát Hải quan, thành viên;
- 01 công chức thuộc Văn phòng, thành viên.
Các đơn vị tham gia trực ban gửi danh sách công chức trực hàng tuần trước 11 giờ 00 chiều thứ 6 (qua hộp thư điện tử trực ban). Trường hợp công chức đã được phân công trực nếu có việc đột xuất thì đơn vị quản lý công chức đó phải cử người thay thế và thông báo về cho Văn phòng trước 14 giờ của ngày hôm trước để theo dõi.
2. Số điện thoại, fax của trực ban Cục:
- Số điện thoại: 02623842636 (bộ phận GSQL-Phòng nghiệp vụ).
- Email: nghiepvu-hqdl@customs.gov.vn.
3. Thời gian trực ban:
Việc trực ban phải đảm bảo thực hiện liên tục 24 giờ/7 ngày, thông suốt từ 8 giờ ngày hôm trước đến 8 giờ ngày hôm sau, tổ chức ký nhận giữa các ca trực nhằm đảm bảo công tác trực ban được liên tục.
- Trong giờ hành chính: ca trực (bao gồm thành phần như khoản 1 Điều 5 Quy chế này).
- Ngoài giờ hành chính: Tùy theo tình hình thực tế, Trưởng ca trực sẽ phân công cụ thể hiện vụ cho các thành viên bộ phận trực ban để tổ chức thực hiện trực ban và các thành viên được phân công nhiệm vụ trực ban thực hiện, báo cáo tình hình, xin ý kiến khi có thông tin, vụ việc phát sinh.
4. Tại các Chi cục:
- Phân công lãnh đạo Chi cục và giao nhiệm vụ cho các Đội/Tổ và công chức thực hiện kiểm tra, kiểm soát nội bộ theo quy định tại Điều 5, 7 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định số 4398/QĐ-TCHQ ngày 20/12/2016 của Tổng cục Trưởng Tổng cục Hải quan về việc ban hành Quy chế kiểm tra, kiểm soát nội bộ đối với việc thực hiện thủ tục, kiểm tra, giám sát hải quan.
- Hàng ngày, chậm nhất vào lúc 16 giờ, các Chi cục gửi kết quả công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ theo quy định tại Điều 8 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định số 4398/QĐ-TCHQ ngày 20/12/2016 về Cục qua Phòng Nghiệp vụ (Bộ phận Giám sát quản lý) để theo dõi, tổng hợp, báo cáo Cục trưởng theo quy định,
- Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Tổng cục Hải quan và Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh Đắk Lắk thông qua Trực ban của Tổng cục, Trực ban của Cục.
Điều 5. Phân công nhiệm vụ trực ban:
1. Giao Phòng Nghiệp vụ làm đầu mối trực ban giám sát trực tuyến (nếu có), thực hiện công việc theo nội dung Điều 10 Quy chế kiểm tra, kiểm soát nội bộ đối với việc thực hiện thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan ban hành kèm theo Quyết định số 4398/QĐ-TCHQ ngày 20/12/2016 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan.
2. Giao Văn phòng (bộ phận công tác văn phòng) làm đầu mối giúp Cục trưởng tổ chức, theo dõi công tác trực ban. Tổng hợp danh sách trực ban do các đơn vị gửi về, lập danh sách, chuyển lên mạng Cloud office của Cục để thực hiện, lập mẫu sổ Nhật ký trực ban.
3. Nhiệm vụ cụ thể của trực ban:
3.1. Đầu mối trao đổi với trực ban cơ quan Tổng cục Hải quan để cung cấp thông tin, báo cáo tình hình hàng ngày; theo dõi, đôn đốc các đơn vị thuộc và trực thuộc Cục thực hiện ý kiến chỉ đạo của trực ban cơ quan Tổng cục.
3.2. Đầu mối thông báo ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo Cục đến các cá nhân, đơn vị thuộc và trực thuộc Cục; theo dõi, đôn đốc các đơn vị thực hiện ý kiến chỉ đạo của trực ban Cục.
3.3. Tiếp nhận, xử lý thông tin để xác định nội dung, phạm vi, lĩnh vực theo đặc thù địa bàn cần theo dõi, kiểm tra trong ca trực. Tổ chức theo dõi, kiểm tra dữ liệu trên các hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin của ngành theo nội dung đã xác định nhằm kịp thời phát hiện, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật, kiểm tra, nhắc nhở đơn vị, cá nhân thực hiện đúng quy định quản lý nhà nước về hải quan.
3.4. Kiểm tra việc cập nhật dữ liệu, tổng hợp báo cáo kiểm tra, kiểm soát nội bộ của các đơn vị theo quy định tại Điều 8 của Quyết định số 4398/QĐ-TCHQ ngày 20/12/2016 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan về ban hành Quy chế kiểm tra, kiểm soát nội bộ đối với việc thực hiện thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan.
3.5. Các tình huống phát sinh trong ca trực sẽ thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 12 của Quyết định số 888/QĐ-TCHQ ngày 17/3/2017 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành Quy chế thực hiện trực ban, giám sát trực tuyến trong ngành hải quan. Khi phát sinh các tình huống, tùy theo từng trường hợp các đơn vị thực hiện theo các mẫu báo cáo quy định tại phụ lục II, III, IV, V của Quy chế.
3.6. Ghi nhật ký theo dõi các nội dung công việc thực hiện khi trực ban; các tình huống phát sinh, thông tin tiếp nhận khi trực ban; các nội dung đã chỉ đạo; việc thông báo ý kiến của lãnh đạo đến các đơn vị, cá nhân có liên quan. Thực hiện bàn giao sổ nhật ký, nội dung công việc đang thực hiện giữa các ca trực.
Điều 6: Nhiệm vụ cụ thể của các thành viên trong ca trực.
1. Lãnh đạo Cục phụ trách trực ban:
a. Chịu trách nhiệm về hoạt động của ca trực.
b. Tổ chức, phân công công việc, chỉ đạo công chức trực ban thực hiện nhiệm vụ của ca trực.
c. Thực hiện kiểm tra, kiểm soát nội bộ theo quy định tại Mục c, Điều 4, Quyết định số 4398/QĐ-TCHQ ngày 20/12/2016 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan về việc ban hành Quy chế kiểm tra, kiểm soát nội bộ đối với việc thực hiện thủ tục, kiểm tra, giám sát hải quan.
d. Khi có thông tin, tình huống phát sinh thì chỉ đạo ca trực thu thập thông tin, phân tích, làm rõ và có phương án chỉ đạo phù hợp.
e. Chỉ đạo việc ghi nhật ký trực ban, phản ánh nội dung công việc và các nội dung có liên quan trong ca trực.
2. Lãnh đạo Phòng Nghiệp vụ, lãnh đạo Đội Kiểm soát Hải quan:
a. Tuân thủ sự chỉ đạo của lãnh đạo Cục phụ trách trực ban.
b. Triển khai hoạt động trực ban, giám sát trực tuyến theo quy định tại điểm 3, Điều 5, Quy chế này; theo dõi, giám sát, kiểm tra trọng điểm theo chỉ đạo của lãnh đạo Cục trực ban.
c. Theo dõi, chỉ đạo công chức thực hiện nhiệm vụ trực ban, tham mưu xử lý các tình huống phát sinh trong ca trực và thực hiện hiện báo cáo theo quy định (theo các mẫu của phụ lục kèm theo Quy chế này).
d. Thực hiện các nhiệm vụ khác khi lãnh đạo Cục phụ trách ca trực phân công.
3. Trách nhiệm của công chức Phòng Nghiệp vụ, Đội Kiểm soát Hải quan.
a. Chấp hành nghiêm túc sự chỉ đạo, phân công của lãnh đạo Cục phụ trách ca trực.
b. Thực hiện nhiệm vụ trực ban theo theo quy định tại điểm 3, Điều 5, Quy chế này.
c. Thực hiện các nhiệm vụ khác khi lãnh đạo ca trực phân công.
3. Trách nhiệm của công chức Văn phòng.
- Giúp lãnh đạo Cục theo dõi, tổng hợp, đánh giá công tác trực ban.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác khi lãnh đạo ca trực phân công.
Điều 7: Phối hợp, xử lý thông tin, tình huống phát sinh trong ca trực.
Trong khi thực hiện nhiệm vụ trực ban, nếu phát hiện các vụ việc có dấu hiệu nghi vấn không thực hiện đúng quy trình, quy định hoặc phát hiện ra các dấu hiệu vi phạm khác thì trực ban Cục Hải quan tỉnh phải chỉ đạo, phối hợp đơn vị có liên quan để kiểm tra, làm rõ, chấn chỉnh việc thực hiện theo đúng quy định, cụ thể:
1. Trường hợp phối hợp, xử lý theo yêu cầu của trực ban Tổng cục Hải quan.
a. Ca trực tiếp nhận thông tin, thông báo đến cá nhân, đơn vị có liên quan thực hiện theo chỉ đạo của trực ban Tổng cục Hải quan.
b. Theo dõi, đôn đốc cá nhân, đơn vị có liên quan thực hiện chỉ đạo của trực ban Tổng cục Hải quan.
c. Báo cáo kết quả (theo mẫu quy định tại phụ lục IV ban hành kèm theo Quy chế này).
2. Trường hợp xử lý thông tin phát sinh trên địa bàn quản lý.
- Báo cáo tình hình, đề xuất biện pháp giải quyết (theo mẫu quy định tại phụ lục II, III ban hành kèm theo Quy chế này) để lãnh đạo Cục chỉ đạo các đơn vị, cá nhân cung cấp thông tin hoặc phối hợp kiểm tra.
- Nội dung chỉ đạo của lãnh đạo ca trực, kết quả xử lý phải được thể hiện đầy đủ trong Nhật ký trực ban.
1. Thủ trưởng các đơn vị thuộc và trực thuộc có trách nhiệm phổ biến, quán triệt, chấp hành, tổ chức thực hiện nghiêm túc các quy định tại Quy chế trực ban của Cục Hải quan tỉnh Đắk Lắk.
2. Chi cục trưởng các Chi cục Hải quan căn cứ các quy định tại Quy chế này tổ chức trực ban đảm bảo thống nhất, đúng quy định và phù hợp với tình hình thực tế tại đơn vị; thông báo đầu mối phối hợp về trực ban Cục Hải quan tỉnh để theo dõi, chỉ đạo.
3. Giao Trưởng Phòng Nghiệp vụ chủ trì, phối hợp với Chánh Văn phòng giúp Cục trưởng triển khai thực hiện Quy chế này.
Trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh vướng mắc, các đơn vị kịp thời báo cáo về Cục (Văn phòng Cục) để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ./.
Quyết định 312/QĐ-HQĐL năm 2017 Quy chế trực ban do Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh Đắk Lắk ban hành
Số hiệu: | 312/QĐ-HQĐL |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Đắk Lắk |
Người ký: | Lê Văn Nhuận |
Ngày ban hành: | 26/07/2017 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 312/QĐ-HQĐL năm 2017 Quy chế trực ban do Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh Đắk Lắk ban hành
Chưa có Video