BỘ TÀI
CHÍNH |
CỘNG HÒA
XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2408/QĐ-TCHQ |
Hà Nội, ngày 04 tháng 11 năm 2011 |
BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ VIỆC GIÁM SÁT HẢI QUAN TẠI KHU VỰC CỬA KHẨU CẢNG BIỂN
TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC HẢI QUAN
Căn cứ Luật Hải quan năm 2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Hải quan năm 2005;
Căn cứ Nghị định số 154/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan;
Căn cứ Quyết định số 02/2010/QĐ-TTg ngày 15/01/2010 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Hải quan trực thuộc Bộ Tài chính;
Căn cứ Thông tư số 194/2010/TT-BTC ngày 06/12/2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
Căn cứ Thông tư số 222/2009/TT-BTC ngày 25/11/2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn thí điểm thủ tục hải quan điện tử;
Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Giám sát quản lý về Hải quan,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về việc giám sát hải quan tại khu vực cửa khẩu cảng biển và các biểu mẫu gồm:
(1)- Sổ giám sát hàng hóa xuất khẩu (Mẫu 01/SGSXK);
(2)- Sổ giám sát hàng hóa nhập khẩu (Mẫu 02/SGSNK);
(3)- Sổ giám sát container rỗng đưa vào cảng (Mẫu 03/SGSCRXK);
(4)- Sổ giám sát container rỗng đưa ra cảng (Mẫu 04/SGSCRNK).
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/12/2011. Bãi bỏ Quyết định số 1635/QĐ-TCHQ ngày 16/07/2010 và Quyết định số 3075/QĐ-TCHQ ngày 26/11/2010 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành Quy định về việc giám sát hải quan tại khu vực cửa khẩu cảng biển.
Điều 3. Thủ trưởng các đơn vị thuộc và trực thuộc Tổng cục Hải quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
KT. TỔNG
CỤC TRƯỞNG |
VỀ
VIỆC GIÁM SÁT HẢI QUAN TẠI KHU VỰC CỬA KHẨU CẢNG BIỂN
(Ban
hành kèm Quyết định số 2408/QĐ-TCHQ ngày 04 tháng 11 năm 2011 của Tổng cục
trưởng Tổng cục Hải quan)
Đối tượng giám sát hải quan tại khu vực cửa khẩu cảng biển là hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu (gọi tắt là hàng hóa XNK); phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh (gọi tắt là tàu XNC) và phương tiện chứa hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đưa vào, đưa ra khu vực cảng.
Điều 2. Địa bàn và thời gian giám sát.
1. Địa bàn giám sát hải quan là khu vực cửa khẩu cảng biển (gọi tắt là khu vực cảng) theo quy định tại Điều 7 Nghị định số 107/2002/NĐ-CP ngày 23/12/2002 của Chính phủ quy định phạm vi địa bàn hoạt động hải quan; quan hệ phối hợp trong phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới và các hành vi khác vi phạm pháp luật hải quan;
2. Thời gian giám sát thực hiện theo quy định tại khoản 2, Điều 26 Luật Hải quan.
Thực hiện theo quy định tại khoản 2, Điều 13 Nghị định 154/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan, bao gồm:
1. Niêm phong hải quan;
2. Giám sát trực tiếp của công chức hải quan (chỉ thực hiện trong trường hợp cần thiết);
3. Giám sát bằng phương tiện kỹ thuật, gồm:
3.1. Giám sát bằng camera;
3.2. Giám sát bằng phần mềm công nghệ thông tin;
3.3. Giám sát bằng phương tiện kỹ thuật khác.
1. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh phải được làm thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan, vận chuyển đúng tuyến đường, qua cửa khẩu theo đúng quy định của pháp luật;
2. Việc xác định lô hàng, khu vực trọng điểm để áp dụng biện pháp giám sát hải quan được thực hiện trên cơ sở phân tích thông tin, đánh giá việc chấp hành pháp luật của chủ hàng, mức độ rủi ro về vi phạm pháp luật hải quan để đảm bảo quản lý nhà nước về hải quan và không gây khó khăn cho hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh.
1. Đảm bảo sự nguyên trạng của hàng hóa XNK và tàu XNC đang thuộc đối tượng quản lý hải quan;
2. Quản lý được lượng hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo các loại hình được đưa vào, đưa ra địa bàn giám sát; lượng hàng hóa tồn, thời gian tồn trong địa bàn giám sát;
3. Phát hiện và xử lý hành vi vi phạm pháp luật hải quan đối với hàng hóa XNK và tàu XNC đang chịu sự giám sát hải quan.
1. Văn phòng Đội/Tổ/Bộ phận giám sát (gọi tắt là Văn phòng Đội giám sát):
a) Thực hiện tiếp nhận, kiểm tra đối chiếu và xác nhận trên hồ sơ đối với lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu đưa vào, đưa ra khu vực cảng;
b) Quản lý trung tâm điều hành việc giám sát bằng camera và phương tiện kỹ thuật khác (nếu có) đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đưa vào, đưa ra khu vực cảng;
c) Tổng hợp lượng hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đưa vào, đưa ra khu vực cảng, thực hiện chế độ báo cáo theo hướng dẫn của Tổng cục Hải quan;
d) Thực hiện theo dõi xử lý hàng tồn tại khu vực cửa khẩu cảng biển (nếu có), cụ thể:
d1. Phối hợp với doanh nghiệp kinh doanh cảng để nắm được số liệu hàng hóa tồn như thời gian tồn, tên hàng hóa tồn, loại hàng hóa tồn (như tồn do gửi nhầm lẫn, thất lạc, tồn do không có người đến nhận)… trong khu vực cảng;
d2. Kiểm tra, đối chiếu giữa số liệu do doanh nghiệp kinh doanh cảng thông báo với số liệu thực tế do Chi cục Hải quan có được và thực tế tình trạng bên ngoài của hàng hóa (như số ký hiệu container, số seal của hãng tàu…);
d3. Thực hiện việc xử lý hàng tồn theo phân công của Lãnh đạo Chi cục Hải quan cảng.
đ) Thực hiện các nhiệm vụ khác có liên quan đến công tác giám sát hải quan (đối với hàng chuyển cửa khẩu, chuyển cảng, quá cảnh…) khi được Lãnh đạo Chi cục Hải quan cảng giao.
2. Bộ phận giám sát cổng cảng đối với hàng hóa nhập khẩu đưa ra khỏi cảng:
a) Kiểm tra, đối chiếu thực tế về tình trạng bên ngoài của lô hàng nhập khẩu với hồ sơ giám sát;
b) Phát hiện và xử lý các trường hợp vi phạm theo quy định;
c) Thực hiện các nhiệm vụ khác có liên quan đến công tác giám sát hải quan khi được Lãnh đạo Chi cục Hải quan cảng giao.
3. Bộ phận/lực lượng được giao nhiệm vụ giám sát cơ động:
a) Tuần tra các khu vực thuộc địa bàn giám sát hải quan;
b) Xử lý các tình huống cụ thể tại hiện trường trong địa bàn giám sát;
c) Trực tiếp giám sát đối với tàu trọng điểm, lô hàng xếp/dỡ từ tàu trọng điểm, khu vực tập kết hàng hóa xếp/dỡ từ tàu trọng điểm.
Việc xác định tàu, khu vực trọng điểm do Lãnh đạo Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng biển quyết định trên cơ sở chỉ đạo của Lãnh đạo các cấp và/hoặc nguyên tắc giám sát nêu tại Điều 4 Quy định này, hoặc khi có dấu hiệu trên tàu vận chuyển hàng cấm, hàng hóa buôn lậu;
d) Thực hiện các nhiệm vụ khác có liên quan đến công tác giám sát hải quan khi được Lãnh đạo Chi cục Hải quan cảng giao.
4. Nhiệm vụ cụ thể của các lực lượng nêu tại các khoản 1, 2, 3 Điều này được hướng dẫn cụ thể tại Phần 2 dưới đây.
5. Việc bố trí lực lượng làm nhiệm vụ giám sát hải quan theo quy định này (Đội/Tổ/Bộ phận…) do Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố xem xét quyết định cụ thể cho phù hợp với địa bàn, điều kiện và nhiệm vụ của từng Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng biển.
Việc trao đổi thông tin giữa cơ quan Hải quan tại cửa khẩu cảng biển với Cảng vụ, các Đại lý hãng tàu, Doanh nghiệp kinh doanh cảng về công tác giám sát hàng hóa XNK, tàu XNC, giữa Hải quan cửa khẩu cảng và Hải quan ngoài cửa khẩu về hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu… được thực hiện trên cơ sở quy chế phối hợp giữa các bên có liên quan và các văn bản chỉ đạo hướng dẫn của Tổng cục Hải quan.
Điều 8. Giám sát bằng camera và phần mềm công nghệ thông tin.
1. Tại những Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng biển đã được trang bị hệ thống camera giám sát, công tác giám sát hải quan thực hiện theo quy định tại văn bản riêng của Tổng cục Hải quan.
2. Đối với những Chi cục Hải quan đã được trang bị phần mềm công nghệ thông tin phục vụ công tác giám sát hải quan, hoặc đã ký Quy chế phối hợp với Cảng vụ, Doanh nghiệp kinh doanh cảng… để cùng khai thác phần mềm công nghệ thông tin phục vụ công tác giám sát hải quan, giao Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố xây dựng văn bản quy định riêng, báo cáo Tổng cục Hải quan phê duyệt. Văn bản xây dựng phải đảm bảo yêu cầu quản lý của Hải quan, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, xuất nhập cảnh phương tiện vận tải tại khu vực cảng.
MỤC I. GIÁM SÁT HÀNG HÓA XUẤT KHẨU ĐƯA VÀO KHU VỰC CẢNG
Điều 9. Hàng hóa xuất khẩu đưa vào khu vực cảng.
Hàng hóa xuất khẩu đưa vào khu vực cảng gồm hàng hóa xuất khẩu đã làm thủ tục hải quan, hàng hóa đưa vào để làm thủ tục hải quan.
1. Đối với lô hàng đã làm thủ tục hải quan:
1.1. Tại cổng cảng:
Không thực hiện giám sát trực tiếp của công chức Hải quan. Trường hợp Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng biển đã được trang bị hệ thống giám sát bằng camera thì thực hiện giám sát theo hướng dẫn riêng của Tổng cục Hải quan.
1.2. Tại Văn phòng Đội giám sát:
a) Tiếp nhận hồ sơ hải quan lô hàng do người khai hải quan xuất trình (gồm cả tờ khai hải quan - bản lưu người khai) sau khi đã tập kết hàng ở bãi và được doanh nghiệp kinh doanh cảng cấp phiếu điều độ/phiếu hạ bãi hoặc chứng từ tương đương xác nhận việc doanh nghiệp kinh doanh cảng đã tiếp nhận lô hàng. Kiểm tra đối chiếu thông tin trên hồ sơ hải quan với:
a1. Dữ liệu khai hải quan trên hệ thống máy tính của cơ quan hải quan, kiểm tra hiệu lực của tờ khai hải quan điện tử (đối với lô hàng thực hiện thủ tục hải quan điện tử).
a2. Dữ liệu của doanh nghiệp kinh doanh cảng (nếu đã được nối mạng giữa Chi cục Hải quan với doanh nghiệp kinh doanh cảng) và Phiếu xác nhận của Điều độ cảng, nếu phù hợp thì thực hiện tiếp các việc dưới đây.
a3. Trường hợp có thông tin cảnh báo hoặc nghi vấn thì thông báo cho lực lượng giám sát cơ động yêu cầu người khai hải quan/người vận chuyển xuất trình lô hàng để kiểm tra đối chiếu tại cổng cảng hoặc tại kho bãi tùy theo điều kiện, yêu cầu giám sát, kiểm tra đối với từng lô hàng có nghi vấn.
b) Nhập máy các thông tin cần quản lý theo mẫu 01/SGSXK để theo dõi hàng xuất khẩu được đưa vào khu vực cảng; Riêng các thông tin về tên tàu/số hiệu chuyển tàu (cột 12), ngày xuất cảnh (cột 13) thì đề nghị người khai hải quan hoặc người đại diện cung cấp;
c) Ký tên, đóng dấu công chức vào:
c1. Ô 25 trên tờ khai hàng hóa xuất khẩu (bản lưu người khai hải quan) đối với lô hàng thực hiện thủ tục hải quan truyền thống;
c2. Biên bản bàn giao đối với lô hàng xuất khẩu chuyển cửa khẩu;
c3. Ô 26 tờ khai hàng hóa quá cảnh đối với lô hàng xuất khẩu quá cảnh;
c4. Ô 31 tờ khai hải quan điện tử in (bản lưu người khai hải quan), xác nhận “Hàng đã qua khu vực giám sát hải quan” đối với lô hàng xuất khẩu thực hiện thủ tục hải quan điện tử; xác nhận trên hệ thống khai hải quan điện tử là hàng hóa đã đưa vào khu vực giám sát hải quan.
d) Trả ngay tờ khai (bản lưu người khai) cho người khai hải quan.
1.3. Bộ phận giám sát cơ động:
Thực hiện nhiệm vụ quy định tại khoản 3, Điều 6 Quy định này.
2. Đối với hàng đưa vào cảng chờ làm thủ tục hải quan để xuất khẩu:
Người khai hải quan đưa thẳng hàng hóa vào khu vực tập kết, không phải làm các thủ tục hải quan tại cổng cảng và khu vực kho, bãi. Sau khi làm xong thủ tục hải quan thì xuất trình bộ hồ sơ hải quan cho Văn phòng Đội giám sát để làm các thủ tục giám sát quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Đối với lô hàng đã hoàn thành thủ tục hải quan nhưng không hạ bãi hoặc tập kết trong khu vực cảng, được đưa thẳng vào cảng để xếp lên tàu:
3.1. Tại văn phòng Đội giám sát:
a) Tiếp nhận hồ sơ hải quan lô hàng do người khai hải quan xuất trình (gồm cả tờ khai hải quan - bản lưu người khai) kèm Phiếu giao container/Phiếu giao hàng hóa do doanh nghiệp kinh doanh cảng cấp xác nhận việc doanh nghiệp kinh doanh cảng sẽ tiếp nhận lô hàng để xếp lên tàu (sau đây gọi là Phiếu). Kiểm tra đối chiếu thông tin trên hồ sơ hải quan với:
a1. Dữ liệu khai hải quan trên hệ thống máy tính của cơ quan hải quan, kiểm tra hiệu lực của tờ khai hải quan điện tử (đối với lô hàng thực hiện thủ tục hải quan điện tử).
a2. Dữ liệu của doanh nghiệp kinh doanh cảng (nếu đã được nối mạng giữa Chi cục Hải quan với doanh nghiệp kinh doanh cảng) và thông tin trên Phiếu, nếu phù hợp thì thực hiện tiếp các việc dưới đây
a3. Trường hợp có thông tin cảnh báo hoặc nghi vấn thì thông báo cho lực lượng giám sát cơ động yêu cầu người khai hải quan/người vận chuyển xuất trình lô hàng để kiểm tra đối chiếu khi hàng hóa được đưa vào cảng.
b) Ký tên, đóng dấu công chức lên Phiếu, trả hồ sơ hải quan và Phiếu cho người khai hải quan để người khai hải quan xuất trình Phiếu cho bảo vệ cổng cảng khi đưa hàng vào cảng.
c) Nhập máy các thông tin cần quản lý theo mẫu 01/SGSXK để theo dõi hàng xuất khẩu được đưa vào tại khu vực cảng; Riêng các thông tin về tên tàu/số hiệu chuyến tàu (cột 12), ngày xuất cảnh (cột 13) thì đề nghị người khai hải quan hoặc người đại diện cung cấp;
d) Ngay sau khi tàu xuất cảnh, căn cứ vào Bản khai hàng hóa xuất khẩu do Hãng tàu/đại lý hãng tàu cung cấp theo quy định, công chức hải quan thực hiện việc rà soát, đối chiếu thông tin trên bản khai hàng hóa xuất khẩu với hồ sơ hải quan do người khai hải quan xuất trình để ký tên, đóng dấu công chức lên tờ khai hải quan và/hoặc xác nhận trên hệ thống khai hải quan điện tử, trả ngay tờ khai (bản lưu người khai) cho người khai hải quan theo hướng dẫn tại tiết c, tiết d điểm 1.2 khoản 1 Điều 10 Quy định này.
Điều 11. Tổng hợp lượng hàng xuất khẩu đưa vào địa bàn giám sát.
Định kỳ theo ngày/tuần/tháng hoặc khi có yêu cầu đột xuất, Bộ phận văn phòng Đội giám sát chịu trách nhiệm:
1. Tổng hợp lượng hàng hóa xuất khẩu qua cảng theo từng loại hình trên cơ sở tổng hợp số liệu từ mẫu 01/SGSXK; thực hiện chế độ báo cáo theo hướng dẫn riêng của Tổng cục Hải quan;
2. Phối hợp với Doanh nghiệp kinh doanh cảng tổng hợp lượng hàng hóa xuất khẩu tồn (nếu có), thời gian tồn tại khu vực cảng theo hướng dẫn riêng của Tổng cục Hải quan;
3. Tổng hợp tình hình chấp hành các quy định về giám sát hải quan và các quy định khác có liên quan (các trường hợp vi phạm phải lập biên bản xử lý);
4. Tổng hợp, đề xuất, kiến nghị những khó khăn, vướng mắc trong công tác giám sát hải quan tại khu vực cửa khẩu cảng biển và các việc khác có liên quan.
MỤC II. GIÁM SÁT HÀNG HÓA NHẬP KHẨU ĐƯA VÀO, ĐƯA RA KHU VỰC CẢNG
Điều 12. Hàng hóa nhập khẩu đưa vào, đưa ra khu vực cảng.
Hàng hóa nhập khẩu đưa vào khu vực cảng bao gồm hàng hóa đưa vào cảng để làm thủ tục nhập khẩu, hoặc để làm thủ tục chuyển cảng, quá cảnh, chuyển cửa khẩu, tạm nhập – tái xuất, trung chuyển.
Hàng hóa đưa ra khu vực cảng là hàng hóa đã hoàn thành thủ tục hải quan, hoặc thủ tục chuyển cảng, chuyển cửa khẩu, quá cảnh, tạm nhập – tái xuất, trung chuyển chuyển đến Chi cục Hải quan khác để hoàn thành thủ tục hải quan. Hàng hóa đưa ra khu vực cảng bằng đường bộ qua cổng cảng, hoặc đường sắt, hoặc đường thủy (tàu, xà lan…).
1. Trường hợp cần phải giám sát:
a) Việc xếp dỡ hàng hóa nhập khẩu, Hải quan chỉ thực hiện giám sát trực tiếp của công chức đối với tàu trọng điểm, hàng hóa xếp/dỡ từ tàu trọng điểm.
b) Hàng hóa tập kết vào kho, bãi cảng thì thực hiện giám sát bằng camera (nếu có).
c) Hàng hóa đưa ra khỏi cảng có giám sát trực tiếp của công chức hải quan tại cổng cảng, có thể kết hợp giám sát đồng thời bằng camera đối với nơi đã được trang bị.
2. Biện pháp giám sát:
2.1. Tại Văn phòng Đội giám sát:
a) Tiếp nhận hồ sơ hải quan lô hàng nhập khẩu đã hoàn thành thủ tục hải quan, hoặc thủ tục chuyển cảng, chuyển cửa khẩu, quá cảnh, tạm nhập – tái xuất, trung chuyển do người khai hải quan hoặc người vận chuyển xuất trình, công chức Hải quan nhập máy số liệu theo dõi hàng nhập khẩu (theo mẫu 02/SGSNK).
Quá trình nhập máy, cần kiểm tra đối chiếu thông tin về số lượng kiện, trọng lượng hàng, hoặc số lượng, ký mã hiệu từng container thể hiện trên hồ sơ hải quan với Phiếu giao nhận container/phiếu giao nhận hàng hóa, hoặc Phiếu xuất kho, bãi do Doanh nghiệp kinh doanh cảng phát hành (sau đây gọi tắt là Phiếu); Nếu phù hợp thì ký tên, đóng dấu công chức vào Phiếu này và trả người khai hải quan để xuất trình cho hải quan giám sát cổng cảng khi mang hàng ra khỏi cảng.
b) Ký tên, đóng dấu công chức vào:
b1. Ô 37 trên tờ khai hàng hóa nhập khẩu (bản lưu người khai hải quan) đối với lô hàng thực hiện thủ tục hải quan truyền thống;
c) Thực hiện việc giám sát thông qua hệ thống camera (nếu có) nhằm đảm bảo tính nguyên trạng của hàng hóa lưu giữ tại khu vực kho, bãi và khi vận chuyển ra khỏi cảng. Trường hợp phát hiện có dấu hiệu vi phạm thì in ảnh, thông báo ngay cho lực lượng giám sát cơ động của hải quan để theo dõi kiểm tra; đồng thời thông báo đến các đơn vị liên quan như doanh nghiệp kinh doanh kho, bãi, bảo vệ cổng cảng… để phối hợp nếu xét thấy cần thiết.
2.2. Giám sát tại cổng cảng/nơi đưa hàng ra khỏi cảng:
a) Bố trí công chức hải quan trực tiếp kiểm tra, đối chiếu:
a1. Đối với hàng hóa vận chuyển bằng container: đối chiếu thông tin trên Phiếu đã được Hải quan văn phòng Đội giám sát xác nhận với thực tế số lượng container, số hiệu container, số hiệu phương tiện chở hàng;
a2. Đối với hàng lẻ, hàng rời (bao gồm cả hàng rút ruột từ container) khi đưa ra cảng; đối chiếu thông tin trên Phiếu đã được Hải quan văn phòng Đội giám sát xác nhận với thực tế hàng hóa đưa ra cảng; trường hợp cần thiết công chức hải quan yêu cầu người vận chuyển xuất trình tờ khai hải quan và chứng từ có liên quan để kiểm tra đối chiếu.
a3. Nếu phù hợp thì công chức hải quan ghi rõ ngày, giờ hàng ra khỏi cổng và ký tên, đóng dấu công chức lên Phiếu; trả Phiếu cho người khai hải quan để nộp cho bộ phận bảo vệ cảng lưu, theo dõi.
Trường hợp có nghi ngờ, có thông tin cảnh báo hoặc có dấu hiệu vi phạm thì yêu cầu vận chuyển hàng hóa vào khu vực kiểm tra và báo cáo ngay với Lãnh đạo Chi cục Hải quan cảng để xem xét xử lý.
b) Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố có trách nhiệm bố trí đủ nguồn nhân lực giám sát tại cổng cảng 24/24 giờ hoặc theo ca/kíp. Đối với một số Chi cục Hải quan do điều kiện hạn chế về nguồn nhân lực cũng như các điều kiện đặc thù như có quá nhiều cổng cảng, lưu lượng hàng hóa nhập khẩu ít… thì được bố trí lực lượng giám sát khi có hàng hóa nhập khẩu đưa ra cảng do Cục trưởng Hải quan tỉnh, thành phố quyết định cụ thể.
c) Tại một số cảng biển đặc thù, hàng hóa được đưa ra cảng bằng tàu hỏa (đường sắt), đường sông, đường biển (tàu, xà lan…):
c1. Thực hiện kiểm tra, đối chiếu và xác nhận trên hồ sơ hải quan tại văn phòng đội giám sát theo hướng dẫn tại điểm 2.1, khoản 2 Điều 13 Quy định này.
c2. Thực hiện giám sát trực tiếp của công chức hải quan đối với những trường hợp cần thiết do Lãnh đạo Chi cục quyết định.
d) Thực hiện giám sát bằng camera (đối với nơi đã được trang bị) tại cổng cảng theo hướng dẫn riêng của Tổng cục Hải quan.
2.3. Bộ phận giám sát cơ động:
Thực hiện nhiệm vụ quy định tại khoản 3, Điều 6 Quy định này.
3. Căn cứ thực tế về biên chế tổ chức, điều kiện cơ sở hạ tầng, khối lượng công việc cũng như các đặc thù khác, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố xem xét quyết định giao nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ phận thuộc Đội/Tổ giám sát để thực hiện biện pháp giám sát đối với hàng hóa nhập khẩu đưa vào, đưa ra khu vực cảng nêu tại khoản 2, Điều 13 Quy định này.
Điều 14. Tổng hợp lượng hàng hóa nhập khẩu.
Định kỳ theo ngày/tuần/tháng hoặc khi có yêu cầu đột xuất, Bộ phận văn phòng Đội giám sát chịu trách nhiệm:
1. Tổng hợp lượng hàng hóa nhập khẩu qua cảng theo từng loại hình trên cơ sở tổng hợp số liệu từ mẫu 02/SGSNK; thực hiện chế độ báo cáo theo hướng dẫn riêng của Tổng cục Hải quan;
2. Phối hợp với Doanh nghiệp kinh doanh cảng tổng hợp lượng hàng hóa tồn, thời gian tồn tại khu vực cảng theo hướng dẫn riêng của Tổng cục Hải quan;
3. Tổng hợp tình hình chấp hành các quy định về giám sát hải quan và các quy định khác có liên quan (các trường hợp vi phạm phải lập biên bản xử lý);
4. Tổng hợp, đề xuất, kiến nghị những khó khăn, vướng mắc trong công tác giám sát hải quan tại khu vực cửa khẩu cảng biển và các việc khác có liên quan.
MỤC III. GIÁM SÁT HÀNG HÓA ĐƯA RA CẢNG TRONG MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP ĐẶC THÙ
Điều 15. Giám sát đối với lô hàng xuất khẩu nhưng bị trả lại.
1. Đối với lô hàng đã xuất khẩu nhưng bị trả lại:
Thực hiện việc giám sát như một lô hàng nhập khẩu nêu tại Điều 13, Điều 14 Quy định này;
2. Đối với lô hàng đã làm xong thủ tục xuất khẩu nhưng không xuất khẩu:
2.1. Trên cơ sở đề nghị của người khai hải quan được Lãnh đạo Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai xuất khẩu và Lãnh đạo Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng chấp thuận và quyết định xử lý của cơ quan có thẩm quyền (nếu có), Văn phòng Đội giám sát nhập máy theo dõi trên mẫu sổ 01/SGSXK;
2.2. Bộ phận giám sát cổng cảng căn cứ vào đề nghị của người khai hải quan được Lãnh đạo Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng xác nhận để giám sát lô hàng đưa ra khỏi cảng.
Thực hiện theo hướng dẫn riêng của Tổng cục Hải quan.
1. Trên cơ sở văn bản đề nghị của người khai hải quan được doanh nghiệp kinh doanh cảng xác nhận lô hàng đề nghị đưa ra khỏi cảng là lô hàng xuất khẩu đưa vào khu vực cảng chưa làm thủ tục hải quan, không phải là lô hàng nhập khẩu, Lãnh đạo Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng phê duyệt vào văn bản đề nghị của người khai hải quan.
2. Bộ phận giám sát cổng cảng căn cứ văn bản đề nghị của người khai hải quan đã được Lãnh đạo Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng phê duyệt để giám sát lô hàng khi đưa ra khỏi cảng.
1. Các trường hợp lô hàng nhập khẩu chưa làm thủ tục hải quan, đang nằm trong khu vực cảng được đề nghị tái xuất bao gồm:
1.1. Hàng gửi nhầm lẫn, hàng thất lạc: Người vận tải có văn bản gửi Chi cục Hải quan cảng, nêu lý do nhầm lẫn, thất lạc, đề nghị được tái xuất. Trong văn bản nêu rõ số vận tải đơn, bản khai hàng hóa nhập khẩu, dự kiến thời gian xuất, cửa khẩu xuất, phương tiện vận tải xuất…
1.2. Hàng nhập khẩu nhưng chủ hàng có văn bản không nhận hàng, đề nghị được tái xuất. Trong văn bản gửi Chi cục Hải quan cảng phải nêu rõ lý do không nhận hàng đề nghị được tái xuất, nêu rõ số vận tải đơn, bản khai hàng hóa nhập khẩu, dự kiến thời gian xuất, cửa khẩu xuất, phương tiện vận tải xuất…
2. Thủ tục kiểm tra, giám sát hải quan tại Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng nơi hàng hóa nhập khẩu:
2.1. Trên cơ sở văn bản đề nghị của người vận tải/chủ hàng, Lãnh đạo Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng thực hiện:
2.1.1. Chỉ đạo Đội/Tổ Giám sát tiếp nhận hồ sơ lô hàng, phối hợp với Tổ kiểm soát của Chi cục Hải quan và các cơ quan chức năng (nếu có) kiểm tra thực tế toàn bộ lô hàng;
2.1.2. Nếu kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa phù hợp với nội dung trên bản khai hàng hóa, vận tải đơn và không có thông tin khác thì xem xét chấp thuận đề nghị tái xuất lô hàng. Nếu kết quả kiểm tra không đúng với nội dung trên bản khai hàng hóa, vận tải đơn, hoặc có thông tin khẳng định lô hàng có vi phạm thì xử lý theo quy định.
2.2. Nhiệm vụ của Đội/Tổ Giám sát:
2.2.1. Tiếp nhận hồ sơ lô hàng, phối hợp với Tổ kiểm soát của Chi cục Hải quan và các cơ quan chức năng (nếu có) kiểm tra thực tế toàn bộ lô hàng, cụ thể:
a) Phối hợp với Đội kiểm soát của Cục Hải quan tỉnh, thành phố và/hoặc Đại diện Cục Điều tra Chống buôn lậu - Tổng cục Hải quan;
b) Nếu lô hàng có ảnh hưởng đến kiểm dịch động - thực vật, môi trường, sức khỏe cộng đồng… thì phối hợp với cơ quan kiểm dịch, môi trường, y tế…;
c) Việc kiểm tra thực tế hàng hóa phải có chứng kiến của người vận tải/người khai hải quan hoặc người được ủy quyền hợp pháp.
2.2.2. Niêm phong lô hàng khi kết thúc kiểm tra. Kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa được lập thành biên bản có xác nhận của các bên tham gia. Đội/Tổ Giám sát báo cáo Lãnh đạo Chi cục kết quả kiểm tra để xử lý theo hướng dẫn tại điểm 2.1.2 Khoản 2 Điều này.
2.2.3 .Thực hiện giám sát lô hàng cho đến khi hàng được xếp lên tàu tái xuất đối với lô hàng không có vi phạm được tái xuất tại Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng.
2.2.4. Mở sổ theo dõi toàn bộ quá trình xử lý lô hàng, lưu hồ sơ theo quy định.
3. Trường hợp lô hàng được tái xuất tại cửa khẩu khác:
3.1. Tại Chi cục Hải quan nơi hàng hóa nhập khẩu:
3.1.1. Thực hiện các công việc theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều này (trừ điểm 2.2.3).
3.1.2. Lập 02 biên bản bàn giao gồm các tiêu chí: Tên người vận tải/người khai hải quan; số lượng, ký hiệu container; tình trạng niêm phong hải quan; số vận tải đơn, bản khai hàng hóa; thời gian dự kiến xuất, phương tiện vận tải xuất…; công chức ký tên, đóng dấu xác nhận trên biên bản bàn giao. Lưu 01 bản, gửi tới Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất 01 bản.
3.1.3. Niêm phong bộ hồ sơ, gồm 01 Biên bản bàn giao và 01 bản sao các giấy tờ: Văn bản đề nghị của người vận tải/người khai hải quan có ý kiến chấp thuận của Lãnh đạo Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng; Biên bản chứng nhận kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa; Vận tải đơn, bản khai hàng hóa (bản trích liên quan đến lô hàng); Giao bộ hồ sơ cho người vận tải/người khai hải quan chuyển đến Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất.
3.1.4. Thực hiện giám sát lô hàng khi đưa ra khu vực giám sát hải quan.
3.2. Tại Chi cục Hải quan nơi hàng hóa xuất khẩu:
3.1.1. Tiếp nhận hồ sơ lô hàng, kiểm tra niêm phong hồ sơ;
3.2.2. Kiểm tra tình trạng bên ngoài lô hàng, của niêm phong hải quan, đối chiếu với thông tin trên Biên bản bàn giao do Chi cục Hải quan nơi hàng nhập khẩu chuyển đến:
a) Nếu phù hợp thì:
a1. Công chức hải quan ký tên, đóng dấu xác nhận trên Biên bản bàn giao và hồi báo (fax) cho Chi cục Hải quan nơi hàng nhập khẩu;
a2. Thực hiện giám sát cho đến khi lô hàng được thực xuất.
b) Nếu không phù hợp thì lập biên bản và xử lý theo quy định.
3.2.3. Nhập thông tin vào sổ 01/SGSXK và lưu trữ hồ sơ theo quy định.
Điều 19. Đối với hàng xuất khẩu của nhiều chủ hàng đóng chung container.
Việc đóng ghép chung container trong khu vực cảng đối với hàng xuất khẩu của nhiều chủ hàng đã làm thủ tục hải quan thì Chi cục Hải quan cảng thực hiện giám sát bằng camera (nếu có). Trường hợp cần bố trí công chức hải quan giám sát trực tiếp thì Lãnh đạo Chi cục xem xét quyết định.
Điều 20. Đối với hàng nhập khẩu của nhiều chủ hàng đóng chung container.
Việc khai thác hàng hóa nhập khẩu của nhiều chủ hàng đóng chung container được tiến hành trước, trong hoặc sau khi đã làm thủ tục hải quan. Chi cục Hải quan cảng thực hiện giám sát việc khai thác bằng camera (nếu có). Trường hợp cần bố trí công chức hải quan giám sát trực tiếp thì Lãnh đạo Chi cục xem xét quyết định.
Điều 21. Giám sát container rỗng đưa vào, đưa ra khu vực cảng.
1. Đối với container rỗng đưa vào cảng:
1.1. Doanh nghiệp/Người vận tải vận chuyển container rỗng vào khu vực tập kết, xuất trình hồ sơ theo quy định tại Điều 50 Thông tư số 194/2010/TT-BTC kèm Phiếu trả vỏ container/Phiếu giao container tại Bộ phận văn phòng Đội giám sát, không phải làm thủ tục gì tại cổng cảng;
1.2. Công chức hải quan thuộc Bộ phận văn phòng đội giám sát nhập thông tin cần quản lý vào máy để theo dõi (Mẫu 03/SGSCRXK); ký tên, đóng dấu công chức vào Bản kê/văn bản giải trình do đại lý vận tải/người khai hải quan nộp theo quy định tại khoản 2, Điều 50 Thông tư số 194/2010/TT-BTC.
2. Đối với container rỗng đưa ra cảng:
2.1. Doanh nghiệp/Người vận tải xuất trình hồ sơ theo quy định tại Điều 50 Thông tư số 194/2010/TT-BTC kèm Phiếu mượn vỏ container/Phiếu giao container tại Bộ phận văn phòng Đội giám sát;
2.2. Bộ phận văn phòng đội giám sát nhập thông tin cần quản lý vào máy để theo dõi (Mẫu 04/SGSCRNK); ký tên, đóng dấu công chức vào bản lược khai/văn bản giải trình do đại lý vận tải/người khai hải quan nộp theo quy định tại khoản 2, Điều 50 Thông tư số 194/2010/TT-BTC;
2.3. Khi có thông tin cảnh báo, nghi vấn, bộ phận giám sát cổng cảng yêu cầu người điều khiển phương tiện mở container rỗng để kiểm tra, nếu phát hiện có hàng thì lập biên bản và xử lý theo quy định.
3. Đối với các phương tiện vận chuyển hàng hóa là bồn rỗng, thùng rỗng ra khỏi cảng, bộ phận giám sát cổng cảng yêu cầu người điều khiển phương tiện mở bồn rỗng, thùng rỗng để kiểm tra, nếu phát hiện có chở hàng hóa chưa làm thủ tục hải quan thì lập biên bản và xử lý theo quy định.
MỤC V. GIÁM SÁT ĐỐI VỚI TÀU XUẤT NHẬP CẢNH VÀO, RA KHU VỰC CẢNG.
Điều 22. Giám sát đối với tàu trọng điểm.
1. Việc bố trí công chức hải quan thuộc lực lượng giám sát cơ động thực hiện giám sát trực tiếp đối với tàu nhập cảnh, xuất cảnh chỉ áp dụng đối với tàu trọng điểm có yêu cầu phải giám sát chặt chẽ trong thời gian neo đậu tại khu vực cảng do Lãnh đạo Chi cục quyết định.
2. Nhiệm vụ của công chức giám sát tàu: Ngăn ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm các quy định về đảm bảo tính nguyên trạng của hàng hóa, của tàu đang chịu sự giám sát quản lý của cơ quan Hải quan và hành vi vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới; Ghi Nhật ký giám sát vào sổ theo quy định của Chi cục Hải quan cảng.
Căn cứ quy định tại Điều 53 Luật Hải quan, việc giám sát hải quan tại khu vực chuyển tải, sang mạn, giám sát quá trình xếp dỡ hàng hóa xuất nhập khẩu thực hiện như sau:
1. Trên cơ sở thông báo bằng văn bản của hãng tàu/đại lý hãng tàu về kế hoạch chuyển tải, sang mạn hàng hóa XNK từ tàu XNC đang trong thời gian chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan, Đội/Tổ Giám sát căn cứ vào tình hình cụ thể, các thông tin khác nắm được để đề xuất với Chi cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng biển quyết định biện pháp, phương thức giám sát trong quá trình chuyển tải, sang mạn hàng hóa XNK.
2. Trên cơ sở thông báo bằng văn bản của doanh nghiệp kinh doanh cảng về kế hoạch xếp/dỡ hàng hóa XNK đang trong thời gian chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan, Đội/Tổ Giám sát căn cứ vào tình hình cụ thể, các thông tin khác nắm được để đề xuất với Chi cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng biển quyết định biện pháp, phương thức giám sát trong quá trình xếp/dỡ hàng hóa XNK.
Điều 24. Trách nhiệm của Cục trưởng Cục Hải quan các tỉnh, thành phố.
Cục trưởng Cục Hải quan các tỉnh, thành phố có cửa khẩu cảng biển có trách nhiệm tổ chức thực hiện Quy định này; lập kế hoạch cụ thể về bố trí lực lượng, trang thiết bị giám sát, ứng dụng công nghệ thông tin; xây dựng Quy chế phối hợp với Doanh nghiệp kinh doanh Cảng; chủ động làm việc với Cảng vụ và Doanh nghiệp kinh doanh Cảng để sắp xếp lại khu vực tập kết hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và khu vực neo đậu tàu XNC trong khu vực cảng theo Chỉ thị số 1819/CT-TCHQ ngày 15/9/2009 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan về việc chấn chỉnh công tác giám sát, quản lý hải quan đối với hàng hóa XNK tại các cảng biển quốc tế.
Trường hợp có các hoạt động xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh mang tính đặc thù về công tác giám sát hải quan tại địa bàn quản lý của đơn vị mình, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố dự thảo văn bản hướng dẫn thực hiện, trình Lãnh đạo Tổng cục Hải quan phê duyệt trước khi ban hành.
Điều 25. Trách nhiệm của các đơn vị thuộc và trực thuộc Tổng cục Hải quan.
Giao Cục Công nghệ thông tin và thống kê hải quan chủ trì, phối hợp với Cục Giám sát quản lý về hải quan, Cục Điều tra chống buôn lậu, Vụ Tài vụ quản trị, Cục Hải quan tỉnh, thành phố có cửa khẩu cảng biển:
1. Tổ chức áp dụng quản lý rủi ro, ứng dụng công nghệ thông tin và trang thiết bị kỹ thuật để thực hiện giám sát hải quan tại khu vực cửa khẩu cảng biển có hiệu quả thiết thực;
2. Xây dựng hệ thống phần mềm công nghệ thông tin kết nối với phần mềm quản lý tờ khai hải quan, phần mềm thực hiện thí điểm tiếp nhận bản khai hàng hóa để quản lý được số lượng container/số lượng hàng hóa (hàng rời) đưa vào, đưa ra khu vực cảng.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc phát sinh vượt thẩm quyền, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố báo cáo kịp thời về Tổng cục Hải quan để được hướng dẫn giải quyết./.
Cục Hải quan tỉnh, thành phố….
Chi cục Hải quan…….
Sổ giám sát hàng hóa xuất khẩu đưa vào cảng
STT |
Tên tàu/ số hiệu chuyến tàu |
Ngày xuất cảnh |
Số lượng container/ loại cont |
Ký mã hiệu container |
Số lượng kiện, trọng lượng (hàng rời) |
Số tờ khai hải quan |
Ngày tháng năm tờ khai hải quan |
Loại hình XK |
Tên hàng |
Chi cục Hải quan làm thủ tục |
Tên, địa chỉ người khai hải quan |
Số, ngày tháng năm Biên bản bàn giao (nếu có) |
Ngày nhập máy |
Người nhập máy |
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
(7) |
(8) |
(9) |
(10) |
(11) |
(12) |
(13) |
(14) |
(15) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ghi chú:
- Mẫu này được lập trên máy tính bằng file excel để theo dõi hàng xuất khẩu được đưa vào cảng, đảm bảo yêu cầu có thể tìm kiếm, sắp xếp các thông tin theo từng cột (ví dụ sắp xếp theo loại hình xuất khẩu ở cột số (9));
- Khi xây dựng được phần mềm có liên kết được các chương trình ứng dụng khác như hệ thống quản lý tờ khai, hệ thống quản lý manifest… thì sẽ thay đổi biểu mẫu này và có hướng dẫn việc cập nhật thông tin;
- Mẫu được tổng hợp trên cơ sở hồ sơ hải quan do người khai hải quan xuất trình;
- Cột số (13) ghi số, ngày tháng năm Biên bản bàn giao đối với hàng hóa xuất khẩu chuyển cửa khẩu, chuyển cảng…;
- Đối với hàng hóa không được chuyên chở bằng container ghi số lượng kiện, hoặc trọng lượng lô hàng vào cột số (6); Hàng hóa chuyên chở bằng container ghi số lượng, ký mã hiệu từng container vào cột số (4) và (5);
- Định kỳ hàng tuần/tháng/quý được in ra đóng thành sổ để lưu trữ theo quy định.
Cục Hải quan tỉnh,
thành phố….
Chi cục Hải quan…….
Sổ giám sát hàng hóa nhập khẩu
STT |
Tên tàu/ số hiệu chuyến tàu |
Ngày nhập cảnh |
Số lượng container |
Ký mã hiệu container |
Số lượng kiện, trọng lượng (hàng rời) |
Số tờ khai hải quan |
Ngày tháng năm tờ khai hải quan |
Loại hình NK |
Chi cục Hải quan làm thủ tục |
Tên, địa chỉ người khai hải quan |
Số, ngày tháng năm Biên bản bàn giao (nếu có) |
Tên hàng |
Số/ ngày Phiếu giao nhận hàng |
Ngày nhập máy |
Người nhập máy |
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
(7) |
(8) |
(9) |
(10) |
(11) |
(12) |
(13) |
(14) |
(15) |
(16) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ghi chú:
- Mẫu này được lập trên máy tính bằng file excel để theo dõi hàng nhập khẩu, chuyển cảng, chuyển cửa khẩu..., đảm bảo yêu cầu có thể tìm kiếm, sắp xếp các thông tin theo từng cột (ví dụ sắp xếp theo loại hình nhập khẩu ở cột số (9));
- Khi xây dựng được phần mềm có liên kết được các chương trình ứng dụng khác như hệ thống quản lý tờ khai, hệ thống quản lý manifest… thì sẽ thay đổi biểu mẫu này và có hướng dẫn việc cập nhật thông tin;
- Mẫu được tổng hợp trên cơ sở hồ sơ hải quan do người khai hải quan xuất trình;
- Cột số (12) ghi số, ngày tháng năm Biên bản bàn giao đối với hàng hóa nhập khẩu chuyển cửa khẩu, chuyển cảng…;
- Đối với hàng hóa không được chuyên chở bằng container ghi số lượng kiện, hoặc trọng lượng lô hàng vào cột số (7); Hàng hóa chuyên chở bằng container ghi số lượng, ký mã hiệu từng container vào cột số (4) và (5);
- Định kỳ hàng tuần/tháng/quý được in ra đóng thành sổ để lưu trữ theo quy định.
Cục Hải quan tỉnh,
thành phố….
Chi cục Hải quan…….
Sổ giám sát container rỗng đưa vào cảng
STT |
Tên, địa chỉ Doanh nghiệp/ người vận tải |
Số lượng container |
Ký mã hiệu container |
Số/ngày Phiếu trả vỏ/ Phiếu giao container |
Ngày container đưa vào |
Người nhập máy |
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
(7) |
|
|
|
|
|
|
|
Ghi chú:
- Mẫu này được lập trên máy tính bằng file excel để theo dõi container rỗng đưa vào khu vực cảng, đảm bảo yêu cầu có thể tìm kiếm, sắp xếp các thông tin theo từng cột (ví dụ sắp xếp theo số lượng container rỗng đưa vào ở cột số (3));
- Định kỳ hàng tuần/tháng/quý được in ra đóng thành sổ để lưu trữ theo quy định.
Cục Hải quan tỉnh,
thành phố….
Chi cục Hải quan…….
Sổ giám sát container rỗng đưa ra cảng
STT |
Tên, địa chỉ Doanh nghiệp/ người vận tải |
Số lượng container |
Ký mã hiệu container |
Số/ngày Phiếu trả vỏ/ Phiếu giao container |
Ngày container đưa ra |
Người nhập máy |
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
(7) |
|
|
|
|
|
|
|
Ghi chú:
- Mẫu này được lập trên máy tính bằng file excel để theo dõi container rỗng đưa ra khu vực cảng, đảm bảo yêu cầu có thể tìm kiếm, sắp xếp các thông tin theo từng cột (ví dụ sắp xếp theo số lượng container rỗng đưa ra ở cột số (3));
- Định kỳ hàng tuần/tháng/quý được in ra đóng thành sổ để lưu trữ theo quy định.
Quyết định 2408/QĐ-TCHQ năm 2011 về Quy định việc giám sát hải quan tại khu vực cửa khẩu cảng biển do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành
Số hiệu: | 2408/QĐ-TCHQ |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tổng cục Hải quan |
Người ký: | Vũ Ngọc Anh |
Ngày ban hành: | 04/11/2011 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 2408/QĐ-TCHQ năm 2011 về Quy định việc giám sát hải quan tại khu vực cửa khẩu cảng biển do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành
Chưa có Video