BỘ
TÀI CHÍNH |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1711/TCHQ/QĐ/GSQL |
Hà Nội, ngày 18 tháng 12 năm 2003 |
TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC HẢI QUAN
Căn cứ Luật Hải quan số
29/2001/QH10 được Quốc hội khoá X kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29 tháng 6 năm
2001;
Căn cứ Nghị định 101/2001/NĐ-CP ngày 31/12/2001 của Chính phủ quy định chi tiết
thi hành một số điều của Luật Hải quan về thủ tục hải quan, chế độ kiểm tra,
giám sát hải quan;
Căn cứ Nghị định 06/2003/NĐ-CP ngày 22/01/2003 của Chính phủ quy định về việc
phân loại hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu;
Căn cứ Nghị định 96/2002/NĐ-CP ngày 19/11/2002 của Chính phủ quy định chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục hải quan;
Căn cứ Quyết định 30/2003/QĐ-BTC ngày 17/03/2003 của Bộ Tài chính quy định về
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các Vụ, Văn phòng và Thanh tra thuộc Tổng cục
hải quan;
Căn cứ Quyết định 32/2003/QĐ-BTC ngày 17/3/2003 của Bộ Tài chính quy định về chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các Trung tâm phân tích, phân
loại hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Giám sát và quản lý về Hải quan;
QUYẾT ĐỊNH
Điều 2: Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký
|
KT.
TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC HẢI QUAN |
PHỐI HỢP GIỮA CÁC ĐƠN VỊ TRONG NGÀNH HẢI QUAN VỀ VIỆC THỰC
HIỆN PHÂN LOẠI HÀNG HOÁ XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU
(Ban hành kèm theo quyết định 1711/TCHQ-QĐ-GSQL ngày 18 tháng 12 năm 2003 của
Tổng cục Hải quan)
NHIỆM VỤ CỤ THỂ CỦA TỪNG ĐƠN VỊ VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC ĐƠN VỊ TRONG VIỆC PHÂN LOẠI HÀNG HOÁ
Điều 5. Nhiệm vụ của Vụ Giám sát quản lý
1. Xây dựng văn bản pháp quy về phân loại hàng hoá
2. Là đầu mối thực hiện Công ước HS của Tổng cục hải quan
3. Giải thích nội dung các quy định hiện hành về phân loại hàng hoá
4. Hướng dẫn việc áp dụng trong toàn ngành kết quả phân loại hàng hoá của các Trung tâm và mặt hàng mới
5. Hướng dẫn Hải quan địa phương, doanh nghiệp trong việc áp mã mặt hàng cụ thể khi có vướng mắc hoặc Hải quan địa phương chưa rõ (trừ trường hợp mặt hàng phải được phân tích trong phòng thí nghiệm mới áp mã được thuộc nhiệm vụ của các Trung tâm)
6. Kiểm tra việc thực hiện các quy định về phân loại hàng hoá trong toàn ngành
7. Từ thực tiễn theo dõi, hướng dẫn việc phân loại hàng hoá trong toàn ngành, tham mưu cho lãnh đạo Bộ, lãnh đạo Tổng cục hải quan trong vấn đề sửa đổi thuế suất các mặt hàng, đảm bảo cho việc phân loại hàng hoá và xác định thuế suất được minh bạch , dễ làm và giảm chi phí
8. Giúp lãnh đạo Tổng cục quản lý hoạt động của các Trung tâm
9. Đào tạo về phân loại hàng hoá cho toàn ngành Hải quan và cộng đồng doanh nghiệp
10. Giúp Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan giải quyết khiếu nại của tổ chức, cá nhân về phân loại hàng hoá.
11. Là đơn vị chủ trì đề xuất Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan giải quyết trường hợp có ý kiến khác nhau về phân loại hàng hoá
Đìêu 6. Nhiệm vụ của các Trung tâm phân tích, phân loại hàng hoá
1. Thực hiện phân tích mẫu hàng, trên cơ sở đó xác định tên hàng và mã số hàng hoá của mặt hàng theo yêu cầu của các đơn vị hải quan
2. Trường hợp không tự phân tích được thì yêu cầu các cơ sở phân tích chuyên ngành (các viện nghiên cứu, phòng thí nghiệm, Trường đại học ...) phân tích. Trên cơ sở kết quả phân tích của các cơ sở phân tích chuyên ngành, Trung tâm thực hiện việc xác định mã số cho mặt hàng được phân tích.
3. Kết quả phân loại của Trung tâm được gửi cho nơi yêu cầu để làm thủ tục hải quan và Vụ giám sát để nghiên cứu khả năng áp dụng cho toàn ngành
4. Phối hợp với Vụ giám sát quản lý trong việc xác định tên gọi và mã số hàng hoá khi được yêu cầu
5. Tham gia vào việc xây dựng văn bản pháp quy đào tạo, bồi dưỡng về phân loại hàng hoá
Điều 7. Nhiệm vụ của Vụ Kiểm tra thu thuế xuất nhập khẩu
1. Tham gia với Vụ giám sát quản lý, các Trung tâm về phân loại hàng hoá khi được yêu cầu
2. Từ thực tiễn theo dõi, hướng dẫn thực hiện chính sách thuế phát hiện những bất hợp lý, sai sót trong phân loại hàng hoá để đề nghị sửa đổi
Điều 8. Nhiệm vụ của Cục Hải quan các tỉnh, thành phố
1. Tổ chức hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện phân loại hàng hoá đảm bảo áp mã chính xác theo đúng quy định của pháp luật và thống nhất trong toàn đơn vị.
2. Hướng dẫn các Chi cục hải quan trực thuộc xác định mã số hàng hoá đối với các trường hợp phức tạp, khó
3. Báo cáo Tổng cục hải quan mã số những mặt hàng mới để nghiên cứu khả năng áp dụng toàn ngành
4. Giải quyết khiếu nại về phân loại hàng hoá theo Thẩm quyển quy định tại phần D.2 Thông tư 85/2003/TT-BTC của Bộ Tài chính
Điều 9. Nhiệm vụ của các Chi cục Hải quan
1. Thực hiện phân loại hàng hoá theo quy định tại nghị định 06/2003/NĐ-CP ngày 22/01/2003 của Chính phủ và Thông tư 85/2003/TT-BTC ngày 29/8/2003 của Bộ Tài chính đảm bảo chính xác, một mặt hàng chỉ có một mã số
2. Đối với mặt hàng mới thì sau khi xác định được mã số phải báo cáo Cục để kiểm tra và nghiên cứu khả năng áp dụng toàn Cục và để báo cáo Tổng cục hải quan nghiên cứu khả năng áp dụng toàn ngành.
3. Trường hợp qua nghiên cứu hồ sơ, tài liệu kỹ thuật không tự xác định được mã số của mặt hàng thì gửi yêu cầu về Cục Hải quan tỉnh, thành phố trong ngày làm việc hoặc chậm nhất là ngày hôm sau để được hướng dẫn. Trong thời gian 2 ngày làm việc kể từ khi nhận được yêu cầu, Cục Hải quan tỉnh, thành phố phải trả lời cho Chi cục yêu càu. Nếu Cục hải quan tỉnh, thành phố không xác định được thì đề nghị Tổng cục Hải quan (Vụ Giám sát quản lý) hướng dẫn. Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu, Tổng cục Hải quan sẽ có hướng dẫn. Những trường hợp phức tạp vượt quá thời hạn giải quyết này Tổng cục sẽ có thông báo.
4. Trường hợp phải phân tích mẫu hàng mới phân loại được thì lấy mẫu và yêu cầu Trung tâm phân loại theo quy định tại Quyết định 710/2003/QĐ-TCHQ ngày 03/6/2003 của Tổng cục hải quan
Trường hợp không nhất trí với kết luận của Trung tâm thì báo cáo Cục để cục báo cáo Tổng cục Hải quan xem xét.
5. Hướng dẫn tổ chức, cá nhân về phân loại hàng hoá khi có yêu cầu
6. Giải quyết khiếu nại theo thẩm quyền quy định tại phần D.1 Thông tư 85/2003/TT-BTC của Bộ Tài chính
Trường hợp Chi cục áp dụng kết quả phân loại của Trung tâm hoặc hướng dẫn của Cục hải quan tỉnh, thành phố và Tổng cục Hải quan mà chủ hàng khiếu nại thì Chi cục Hải quan vẫn thực hiện giải quyết khiếu nại lần đầu theo đúng quy định của pháp luật. Trong trường hợp này, nếu thấy khiếu nại của tổ chức, cá nhân là hợp lý thì Chi cục đề nghị các cơ quan trên xem xét lại
2. Các đơn vị, cá nhân có nhiệm vụ phân loại hàng hoá phải nghiên cứu kỹ quy chế này để thực hiện theo đúng nhiệm vụ, thẩm quyền
3. Trong quá trình thực hiên nếu phát sinh vướng mắc cần báo cáo Tổng cục Hải quan để được hướng dẫn.
Quyết định 1711/TCHQ/QĐ/GSQL năm 2003 ban hành quy chế phối hợp giữa các đơn vị trong ngành hải quan về việc thực hiện phân loại hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành
Số hiệu: | 1711/TCHQ/QĐ/GSQL |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tổng cục Hải quan |
Người ký: | Đặng Văn Tạo |
Ngày ban hành: | 18/12/2003 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 1711/TCHQ/QĐ/GSQL năm 2003 ban hành quy chế phối hợp giữa các đơn vị trong ngành hải quan về việc thực hiện phân loại hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành
Chưa có Video