BỘ
TÀI CHÍNH |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT |
Số: 1700/QĐ-TCHQ |
Hà Nội, ngày 25 tháng 9 năm 2007 |
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ ÁP DỤNG QUẢN LÝ RỦI RO TRONG THÍ ĐIỂM THỦ TỤC HẢI QUAN ĐIỆN TỬ
TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC HẢI QUAN
Căn
cứ Luật Hải quan ngày 29 tháng 6 năm 2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều
của Luật Hải quan ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Quyết định số 149/2005/QĐ-TTg ngày 20 tháng 6 năm 2005 của Thủ tướng
Chính phủ về việc thực hiện thí điểm thủ tục hải quan điện tử;
Căn cứ Quyết định số 52/2007/QĐ-BTC ngày 22 tháng 06 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ
Tài chính về việc ban hành Quy định về thí điểm thủ tục hải quan điện tử;
Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu và Ban Cải cách hiện đại
hoá hải quan,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 10 năm 2007.
|
KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG |
ÁP DỤNG QUẢN LÝ RỦI RO TRONG THÍ
ĐIỂM THỦ TỤC HẢI QUAN ĐIỆN TỬ
(Ban hành kèm theo Quyết định số
1700/QĐ-TCHQ ngày 25 tháng 9 năm 2007)
1.1 Lĩnh vực rủi ro: là các thủ tục hải quan và hình thức vận tải quốc tế trong đó có xuất hiện rủi ro.
1.2. Xác định rủi ro: là quá trình làm rõ rủi ro là gì, nguyên nhân, điều kiện và mục đích xuất hiện rủi ro.
1.3. Tần suất rủi ro: là khả năng, xác suất rủi ro có thể xảy ra.
1.4. Hậu quả rủi ro: là những tổn thất, ảnh hưởng khi rủi ro xảy ra.
1.5. Cấp độ rủi ro: là kết hợp giữa tần suất và hậu quả nếu xảy ra rủi ro.
1.6. Kiểm soát rủi ro: là hoạt động quản lý rủi ro, bao gồm việc thực thi chính sách, tiêu chuẩn, thủ tục và những thay đổi để loại bỏ hoặc làm giảm thiểu những nguyên nhân, điều kiện làm nảy sinh rủi ro.
1.7. Quy trình quản lý rủi ro: là việc áp dụng có hệ thống các chính sách, thủ tục và kinh nghiệm thực tế vào việc thiết lập bối cảnh, xác định, phân tích, đánh giá, xử lý, theo dõi và phản hồi kết quả xử lý rủi ro.
1.8. Tiêu chí rủi ro: là một hoặc một nhóm các chỉ số cho phép xác định, đo lường, đánh giá và phân loại đối với từng rủi ro; bao gồm:
1.8.1. Tiêu chí phân loại rủi ro: là tiêu chí để chấp nhận hay không chấp nhận rủi ro.
1.8.2. Tiêu chí đánh giá rủi ro: là tiêu chí để đo lường, đánh giá mức độ của rủi ro; theo 3 loại sau:
a. Tiêu chí lựa chọn: là tiêu chí rủi ro được thiết lập theo một chỉ số rủi ro hoặc tổ hợp các chỉ số rủi ro tạo ra công cụ xác định và đánh giá mức độ của rủi ro;
b. Tiêu chí tính điểm: là tiêu chí rủi ro được đánh giá và biểu thị bằng điểm số rủi ro.
c. Tiêu chí ngẫu nhiên: là những tiêu chí lựa chọn mẫu theo phương pháp thống kê, xác xuất để đo lường mức độ tuân thủ theo từng đối tượng và lĩnh vực được xác định.
2. Phạm vi và lĩnh vực áp dụng quản lý rủi ro
2.1. Quy trình thủ tục hải quan đối với phương tiện vận tải đường biển xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, chuyển cảng; bao gồm vi phạm các quy định về:
2.1.1. Chính sách quản lý đối với hàng hoá cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu;
2.1.2. An ninh, môi trường, sức khỏe cộng đồng;
2.1.3. Hàng hoá quản lý theo quy định công ước CITES và công ước BASEL;
2.1.4. Các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại khác.
2.2. Quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu bao gồm vi phạm các quy định về:
2.2.1. Khai hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu;
2.2.2. Hồ sơ, chứng từ khai hải quan;
2.2.3. Trị giá hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu;
2.2.4. Phân loại hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu;
2.2.5. Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thuộc diện quản lý theo giấy phép, hạn ngạch và quản lý chuyên ngành;
2.2.6. Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ;
2.3. Kiểm tra sau thông quan bao gồm các lĩnh vực rủi ro sau:
2.3.1. Thương nhân ưu tiên đặc biệt;
2.3.2. Hồ sơ, chứng từ khai hải quan;
2.3.3. Trị giá hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu;
2.3.4. Phân loại hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu;
2.3.5. Giấy phép và quản lý chuyên ngành;
2.3.6. Quyền sở hữu trí tuệ;
2.3.7. Gia công cho nước ngoài và gia công tại nước ngoài;
2.3.8. Sản xuất hàng xuất khẩu;
2.3.9. Đầu tư nước ngoài và đầu tư trong nước;
3.1. Tiêu chí ưu tiên (Phụ lục 1);
3.2. Tiêu chí đánh giá tuân thủ (Phụ lục 2);
3.3. Tiêu chí đánh giá rủi ro (Phụ lục 3).
4. Hệ thống phân tích, đánh giá rủi ro
Hệ thống phân tích, đánh giá rủi ro hỗ trợ phân luồng, lựa chọn đối tượng kiểm tra trên cơ sở hồ sơ rủi ro cập nhật hệ thống đối với các quy trình thủ tục sau:
4.1. Phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và chuyển cảng bằng đường biển;
4.2. Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu;
4.3. Kiểm tra sau thông quan.
5. Biện pháp áp dụng xử lý rủi ro
5.1. Biện pháp phòng ngừa
5.1.1. Tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của doanh nghiệp trong việc chấp hành pháp luật Hải quan;
5.1.2. Đào tạo, hỗ trợ doanh nghiệp trong việc phát hiện lỗi và xử lý, khắc phục lỗi trong quá trình làm thủ tục hải quan;
5.1.3. Thông báo cho doanh nghiệp tự xử lý, chấm dứt những vi phạm pháp luật Hải quan;
5.1.4. Kiến nghị sửa đổi, bổ sung chính sách, quy định có thể gây ra rủi ro;
5.1.5. Tập trung nguồn lực cho các hoạt động kiểm tra, kiểm soát hải quan đối với các lĩnh vực có rủi ro.
5.2. Biện pháp phát hiện, ngăn chặn
5.2.1. Kiểm tra hồ sơ;
5.2.2. Kiểm tra hàng hoá;
5.2.3. Kiểm tra sau thông quan ;
a. Đánh giá mức độ tuân thủ;
b. Kiểm tra sau thông quan đối với các đối tượng được lựa chọn từ hệ thống;
c. Kiểm tra sau thông quan đối với các đối tượng phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật hải quan.
Quy trình quản lý rủi ro được thực hiện theo 4 bước: (1) xác định rủi ro, (2) phân tích đánh giá rủi ro, (3) xử lý rủi ro, (4) giám sát, đánh giá lại và đo lường, đánh giá tuân thủ.
Xác định rủi ro được thực hiện theo trình tự sau:
1.1 Thu thập, phân tích thông tin và dữ liệu; xác định rủi ro có thể xảy ra trong từng lĩnh vực rủi ro
1.1.1. Hồ sơ rủi ro
a. Xem xét các rủi ro hiện đang áp dụng biện pháp quản lý và theo dõi sự thay đổi của các rủi ro này;
b. Xem xét diễn biến của các rủi ro đã được chấp nhận và các rủi ro đã được thanh loại trước đây, hiện nay có tác động ảnh hưởng như thế nào đến công tác quản lý hải quan;
c. Thông tin cập nhật, phản hồi được ghi nhận trong hồ sơ rủi ro để xác định những rủi ro mới phát sinh hoặc những rủi ro có khả năng xảy ra theo kết quả phân tích, dự báo.
1.1.2. Hồ sơ vụ việc vi phạm và cơ sở dữ liệu quản lý vi phạm pháp luật về hải quan
a. Thống kê, phân tích số liệu vụ việc vi phạm trong phạm vi ngành và từng Chi cục để đánh giá tình hình vi phạm trên cơ sở các rủi ro đã được xác định và đăng ký trước đó; xác định các dấu hiệu rủi ro mới phát sinh;
b. Phân tích các phương thức, thủ đoạn vi phạm để dự báo khả năng vi phạm có thể sẽ xảy ra.
1.1.3. Tổng hợp, phân tích thông tin phản hồi từ các bước trong Quy trình thủ tục để xác định các rủi ro còn tồn tại, những rủi ro mới phát sinh hoặc dự báo rủi ro từ việc phân tích những phương thức, thủ đoạn vi phạm.
1.1.4. Phân tích, đánh giá các thông tin nghiệp vụ hoặc các thông tin khác do các đơn vị trong và ngoài ngành cung cấp để xác định các rủi ro tiềm ẩn có khả năng đang hoặc sẽ xảy ra.
1.1.5. Kết quả đo lường và đánh giá tuân thủ
a. Tổng hợp, phân tích đánh giá vi phạm phát hiện qua áp dụng tiêu chí lựa chọn ngẫu nhiên đối với từng lĩnh vực tuân thủ;
b. Thu thập thông tin phản hồi, phân tích vi phạm được phát hiện từ hoạt động kiểm tra sau thông quan:
- Kết quả đánh giá tuân thủ đối với doanh nghiệp ưu tiên đặc biệt và các ngành hàng, lĩnh vực quan trọng;
- Kết quả kiểm tra sau thông quan đối với các doanh nghiệp được xác định có rủi ro.
1.1.6. Các rủi ro được tổng hợp và xác định từ các hoạt động tác nghiệp, từ hoạt động tình báo hải quan hoặc do các đơn vị trong và ngoài ngành cung cấp.
1.2. Kết quả đầu ra của bước xác định rủi ro
1.2.1. Rủi ro được xác định là gì, thuộc lĩnh vực rủi ro nào;
1.2.2. Các dấu hiệu nhận biết rủi ro;
1.2.3. Các nguyên nhân, điều kiện và mục đích làm phát sinh rủi ro;
1.2.4. Các đối tượng gây ra hoặc có liên quan đến việc nảy sinh rủi ro;
1.2.5. Đơn vị hoặc Bộ phận đang thực hiện xử lý;
1.2.6. Các biện pháp quản lý của Hải quan và các cơ quan chức năng có liên quan đang được áp dụng.
1.3. Báo cáo, phê duyệt đăng ký vào hồ sơ rủi ro
1.3.1. Công chức làm công tác quản lý rủi ro kiểm tra, đối chiếu rủi ro được xác định với hồ sơ rủi ro hiện có:
a. Trường hợp rủi ro này đã được đăng ký trong hồ sơ rủi ro (kể cả trường hợp đã thanh loại) thì đối chiếu các dấu hiệu và các yếu tố liên quan của rủi ro được xác định với rủi ro đang quản lý để xem xét điều chỉnh, bổ sung hoặc phục hồi hồ sơ đã đăng ký trước đây (đối với rủi ro thanh loại) và báo cáo lãnh đạo có thẩm quyền phê duyệt.
b. Trường hợp rủi ro được xác định là rủi ro mới phát hiện thì báo cáo xác lập hồ sơ rủi ro theo mẫu MQLRRĐT- 4 (Phụ lục 4) và trình lãnh đạo có thẩm quyền phê duyệt.
1.3.2. Người có thẩm quyền (quy định tại mục IV của Quy chế này) căn cứ vào đề xuất của công chức, xem xét tính xác thực của thông tin để quyết định việc điều chỉnh, bổ sung, phục hồi hồ sơ đăng ký rủi ro hoặc phê duyệt xác lập hồ sơ rủi ro mới.
2. Bước 2. Phân tích, đánh giá rủi ro
2.1. Phân tích các rủi ro được xác định tại bước 1 để làm rõ:
2.1.1. Khả năng xảy ra của rủi ro
a. Thường xuyên: Mức độ cao (3);
b. Thỉnh thoảng: Mức độ trung bình (2);
c. Ít khi: mức độ thấp (1);
Công chức phân tích rủi ro sử dụng bảng dưới đây để hỗ trợ cho việc xác định mức độ khả năng xảy ra:
Mức độ |
Xảy ra |
Cao (3) |
Gần như chắc chắn sẽ xảy ra |
Trung bình (2) |
Có thể sẽ xảy ra |
Thấp (1) |
Có thể xảy ra nhưng ít khi |
2.1.2. Hậu quả của rủi ro
a. Rất nghiêm trọng: mức độ cao (3);
b. Nghiêm trọng: mức độ trung bình (2);
c. Ít nghiêm trọng : mức độ thấp (1);
Công chức phân tích rủi ro có thể sử dụng bảng dưới đây để hỗ trợ cho việc xác định tác động của rủi ro đối với các mục tiêu đặt ra:
Mức độ |
Kết quả |
Cao |
Tổn thất lớn về nguồn thu, an ninh, môi trường, sức khỏe cộng đồng. |
Trung bình |
Tổn thất ở mức độ vừa phải an ninh, môi trường, sức khỏe cộng đồng. |
Thấp |
Tổn thất nhỉ có thể chấp nhận được về nguồn thu, an ninh, môi trường, sức khỏe cộng đồng. |
2.1.3. Cấp độ của rủi ro
Trên cơ sở kết quả xác định khả năng và hậu quả của rủi ro (trong trường hợp xảy ra thực sự), công chức phân tích rủi ro có thể dùng bảng xác định cấp độ rủi ro để xác định cấp độ rủi ro tổng thể. Cấp độ của rủi ro được xác định bằng giao điểm của khả năng và hậu quả, thuộc một trong những trường hợp sau:
a. Cấp độ cao (3);
b. Cấp độ trung bình (2);
c. Cấp độ thấp (1).
Kết quả phân tích rủi ro được cập nhật vào hồ sơ rủi ro theo biểu mẫu MQLRRĐT-5 (Phụ lục 5) ban hành kèm theo quy chế này.
Bảng phân tích cấp độ rủi ro
Khả năng xảy ra |
Hậu quả |
||
Rất nghiêm trọng |
Nghiêm trọng |
Ít nghiêm trọng |
|
Thường xuyên |
Cao |
Cao |
Cao |
Thỉnh thoảng |
Trung bình |
Cao |
Cao |
Ít khi |
Thấp |
Trung bình |
Cao |
2.2. Đánh giá hiệu quả các biện pháp kiểm soát hiện đang áp dụng đối với rủi ro được xác định:
2.2.1. Biện pháp đang áp dụng;
2.2.2. Tỷ lệ phát hiện vi phạm liên quan đến rủi ro được xác định trong các giai đoạn trước và sau khi áp dụng biện pháp áp dụng;
2.2.3. Tác động ảnh hưởng của biện pháp áp dụng đối với các lĩnh vực liên quan.
2.3. Phân loại rủi ro chấp nhận hoặc không chấp nhận
2.3.1. Căn cứ phân loại:
a. Điều kiện, khả năng áp dụng;
b. Cấp độ của rủi ro;
c. Đối chiếu với tiêu chí và những rủi ro đã xử lý trước đó để lập danh sách và đề xuất kế hoạch theo dõi đánh giá rủi ro chấp nhận.
2.3.2. Lập danh sách và xếp hạng ưu tiên xử lý đối với rủi ro không chấp nhận.
2.4. Thiết lập tổ hợp dấu hiệu rủi ro
2.4.1. Thu thập, phân tích tất cả các dấu hiệu đặc trưng của rủi ro đã được xác định;
2.4.2. Tìm ra những dấu hiệu đặc trưng rủi ro;
2.4.3. Tổ hợp dấu hiệu đặc trưng với các dấu hiệu khác để làm công cụ nhận biết và lựa chọn đối với các rủi ro cùng loại.
3.1. Đề xuất biện pháp xử lý rủi ro
3.1.1. Các cấp, đơn vị Hải quan được quy định tại mục IV của Quy chế này thực hiện:
a. Cung cấp kịp thời những rủi ro được phát hiện trong quá trình tổng hợp và phân tích thông tin theo lĩnh vực được phân công;
b. Phân tích, đánh giá lại rủi ro đã được xác định theo định kỳ và cung cấp kết quả cho đơn vị quản lý rủi ro cùng cấp vào ngày 20 hàng tháng; đề xuất biện pháp xử lý,và đưa ra các chỉ dẫn nghiệp vụ.
3.1.2. Trên cơ sở nội dung đề xuất của các đơn vị nghiệp vụ và kết quả phân tích, đánh giá rủi ro của mình, đơn vị quản lý rủi ro tiến hành đánh giá lại:
a. Cấp độ rủi ro;
b. Mức độ ưu tiên xử lý rủi ro;
c. Tổ hợp dấu hiệu rủi ro;
d. Hiệu quả áp dụng biện pháp xử lý; xem xét yếu tố về nguồn lực với kết quả đạt được;
e. Tác động ảnh hưởng dây chuyền;
f. Lựa chọn và đề xuất biện pháp xử lý thích hợp đối với những rủi ro được ưu tiên xử lý;
g. Lựa chọn và đề xuất biện pháp xử lý đối với các rủi ro khác (quy định tại mục I của Quy chế).
3.2. Xây dựng kế hoạch, chuẩn bị các điều kiện xử lý rủi ro
3.2.1. Kế hoạch xử lý rủi ro được thực hiện tại 02 cấp, đơn vị:
a. Đơn vị quản lý rủi ro cấp Tổng cục lập kế hoạch xử lý đối với rủi ro áp dụng tổng thể trong toàn ngành;
b. Đơn vị quản lý rủi ro cấp Chi cục Hải quan điện tử lập kế hoạch xử lý đối với rủi ro trong phạm vi cấp Chi cục trên cơ sở thống nhất và đảm bảo thực hiện các nội dung theo kế hoạch của Tổng cục.
3.2.2. Nội dung kế hoạch xử lý rủi ro:
a. Danh sách các rủi ro cần xử lý;
b. Biện pháp xử lý rủi ro dự kiến;
c. Các biện pháp, phương án hỗ trợ đảm bảo việc xử lý có hiệu quả;
d. Thời gian thực hiện xử lý rủi ro bao gồm thời gian bắt đầu và kết thúc;
e. Đơn vị hoặc công chức thực hiện;
f. Các điều kiện về phương tiện, trang thiết bị, kinh phí cần thiết;
g. Kế hoạch theo dõi, đánh giá kết quả xử lý và thực hiện báo cáo phản hồi thông tin.
3.2.3. Lãnh đạo có thẩm quyền (quy định tại mục IV của Quy chế này) tại các cấp, đơn vị căn cứ cứ vào kế hoạch xử lý rủi ro do cán bộ, công chức báo cáo xem xét tính phù hợp, hiệu quả và yếu tố khả thi của kế hoạch để quyết định phê duyệt thực hiện.
3.2.4. Trên cơ sở kế hoạch được lãnh đạo có thẩm quyền phê duyệt, đơn vị quản lý rủi ro chuyển giao yêu cầu, phương án xử lý cho các đơn vị liên quan thực hiện.
3.3. Vận hành hệ thống phân tích, đánh giá rủi ro
Hệ thống phân tích, đánh giá rủi ro được vận hành thông qua các hoạt động cập nhật tiêu chí quản lý rủi ro và thông tin nghiệp vụ; hệ thống tích hợp xử lý dữ liệu và đưa ra kết quả đánh giá, phân loại rủi ro; lựa chọn, phân luồng đối tượng kiểm tra.
3.3.1. Cập nhật tiêu chí quản lý rủi ro được thực hiện tại 02 cấp: Tổng cục và Chi cục Hải quan điện tử
a. Cấp Tổng cục Hải quan
Trên cơ sở hồ sơ rủi ro được phê duyệt, công chức vận hành hệ thống cập nhật tiêu chí quản lý rủi ro vào hệ thống phân tích, đánh giá rủi ro theo mức độ và cấp độ áp dụng. Bao gồm 3 loại tiêu chí:
- Tiêu chí lựa chọn đối với phương tiện vận tải và hàng hoá trên phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và chuyển cảng;
- Tiêu chí rủi ro áp dụng trong thông quan, bao gồm;
+ Tiêu chí lựa chọn;
+ Tiêu chí tính điểm rủi ro;
+ Tiêu chí ngẫu nhiên;
+ Tiêu chí ưu tiên;
+ Tiêu chí tuân thủ.
- Tiêu chí lựa chọn đối tượng kiểm tra sau thông quan, bao gồm;
+ Tiêu chí đánh giá tuân thủ;
+ Tiêu chí rủi ro áp dụng trong kiểm tra sau thông quan.
b. Cấp Chi cục Hải quan điện tử
Trên cơ sở hồ sơ rủi ro đã được lãnh đạo Chi cục phê duyệt, công chức vận hành hệ thống cập nhật tiêu chí lựa chọn vào hệ thống phân tích, lựa chọn rủi ro theo mức độ và cấp độ áp dụng, cụ thể:
- Tiêu chí lựa chọn đối với phương tiện vận tải và hàng hoá trên phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và chuyển cảng;
- Tiêu chí rủi ro áp dụng trong thông quan, bao gồm;
+ Tiêu chí lựa chọn;
+ Tiêu chí tính điểm rủi ro;
+ Tiêu chí ngẫu nhiên;
+ Tiêu chí ưu tiên.
- Tiêu chí lựa chọn đối tượng kiểm tra sau thông quan, bao gồm;
+ Tiêu chí đánh giá tuân thủ;
+ Tiêu chí lựa chọn áp dụng trong kiểm tra sau thông quan.
3.3.2. Hệ thống phân tích, đánh giá rủi ro tích hợp, xử lý dữ liệu và đưa ra kết quả đánh giá, phân loại rủi ro; lựa chọn, phân luồng đối tượng kiểm tra:
a. Công chức vận hành hệ thống sau khi cập nhật dữ liệu, thực hiện thao tác phê duyệt trên hệ thống phân tích, đánh giá rủi ro;
b. Hệ thống tự động tích hợp, xử lý dữ liệu điện tử trên cơ sở ứng dụng kỹ thuật công nghệ thông tin để xử lý các yêu cầu, dữ liệu và tham số cập nhật trong hệ thống;
c. Hệ thống tự động tiếp nhận và xử lý thông tin, dữ liệu khai báo để đưa ra kết quả đánh giá phân loại rủi ro và phân luồng kiểm tra;
d. Hệ thống đưa ra các yêu cầu nghiệp vụ định hướng hoạt động kiểm tra trong hoạt động thông quan (trong trường hợp hồ sơ rủi ro có thể hiện) và kiểm tra sau thông quan.
3.4. Áp dụng các biện pháp xử lý rủi ro
3.4.1. Triển khai biện pháp phòng ngừa:
a. Đơn vị được phân công (quy định tại mục IV của Quy chế này) chịu trách nhiệm xây dựng các chương trình tuyên truyền, phổ biến đối với doanh nghiệp nhằm nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật, thông qua các hình thức sau:
- Tổ chức hội thảo, đối thoại với doanh nghiệp;
- Phát hành tờ rơi, sách báo và thông qua các phương tiện thông tin đại chúng;
- Các hình thức trao đổi, giải đáp trực tiếp qua đường dây nóng, Website, hộp thư điện tử;
- Tổ chức các chương trình đào tạo, tập huấn, hỗ trợ tư vấn cho doanh nghiệp về pháp luật hải quan, quy trình thủ tục hải quan và các quy định của Hải quan để nâng cao khả năng tự quản lý của doanh nghiệp.
b. Đơn vị quản lý rủi ro tiến hành thông báo cho doanh nghiệp những dấu hiệu rủi ro, những nguy cơ đối với việc tuân thủ của doanh nghiệp, trong trường hợp cần thiết, đơn vị quản lý rủi ro có thể hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp tự xử lý các tình huống rủi ro hoặc tự chấm dứt các hoạt động có dấu hiệu dẫn tới vi phạm.
c. Thông qua quy trình quản lý rủi ro, đơn vị quản lý rủi ro cần xác định những rủi ro đến từ hệ thống chính sách, pháp luật và quy trình thủ tục để đề xuất, kiến nghị sửa đổi, bổ sung hoặc có biện pháp quản lý phù hợp, kịp thời. Đồng thời xác định những lĩnh vực có rủi ro cao hoặc những lĩnh vực quan trọng để tập trung hoạt động kiểm tra, kiểm soát, giám sát nhằm ngăn ngừa những rủi ro có thể xuất hiện.
3.4.2. Các biện pháp phát hiện, ngăn ngừa rủi ro
a. Biện pháp phát hiện, xử lý rủi ro trong quy trình thủ tục hải quan điện tử đối với phương tiện vận tải đường biển xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, chuyển cảng được quy định tại Phụ lục 6 ban hành kèm theo Quy chế;
b. Biện pháp phát hiện, xử lý rủi ro trong Quy trình thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu được quy định tại Phụ lục 6 ban hành kèm theo Quy chế;
c. Biện pháp phát hiện, xử lý rủi ro trong công tác kiểm tra sau thông quan;
d. Biện pháp sử dụng nghiệp vụ kiểm soát để theo dõi, phát hiện đối tượng có tiềm ẩn rủi ro cao;
e. Công chức làm công tác quản lý rủi ro sử dụng chức năng phân tích, theo dõi, đánh giá của hệ thống quản lý rủi ro để lập danh sách doanh nghiệp cần áp dụng biện pháp nghiệp vụ kiểm soát để theo dõi, phát hiện và ngăn chặn vi phạm, bao gồm:
- Doanh nghiệp có rủi ro cao nhưng qua nhiều lần kiểm tra hồ sơ và kiểm tra thực tế hàng hoá (luồng đỏ) không phát hiện vi phạm;
- Doanh nghiệp có dấu hiệu vi phạm;
- Doanh nghiệp vi phạm nhiều lần.
f. Công chức đề xuất lãnh đạo có thẩm quyền phê duyệt danh sách doanh nghiệp cần áp dụng biện pháp nghiệp vụ kiểm soát để chuyển giao cho đơn vị kiểm soát cùng cấp;
g. Đơn vị quản lý rủi ro có trách nhiệm thường xuyên thu thập thông tin phản hồi về quá trình theo dõi, đánh giá đối với hoạt động của các doanh nghiệp trong danh sách cần áp dụng biện pháp nghiệp vụ kiểm soát.
4. Bước 4. Giám sát, đánh giá lại và đo lường, đánh giá tuân thủ
4.1. Giám sát, đánh giá lại
Được thực hiện tại 02 cấp: Tổng cục Hải quan và Chi cục Hải quan điện tử.
4.1.1. Cấp Tổng cục
a. Đơn vị quản lý rủi ro cấp Tổng cục thực hiện việc giám sát quá trình thực hiện Quy trình quản lý rủi ro thông qua các biện pháp sau:
- Kiểm soát hệ thống phân tích, đánh giá rủi ro để giám sát việc thực hiện Quy trình quản lý rủi ro tại các đơn vị Chi cục Hải quản quan điện tử, bao gồm;
+ Kết quả phân luồng của hệ thống;
+ Thực hiện phân luồng, chuyển luồng tại Chi cục;
+ Cập nhật, áp dụng tiêu chí quản lý rủi ro tại các Chi cục.
- Theo dõi, đánh giá việc thực hiện quản lý rủi ro của các đơn vị thuộc Tổng cục;
- Thu thập thông tin phản hồi và báo cáo đánh giá hiệu quả áp dụng quản lý rủi ro của Chi cục theo mẫu MQLRRĐT-7 (Phụ lục 7) của Quy chế.
b. Đánh giá hiệu quả áp dụng quản lý rủi ro
- Trên cơ sở kết quả giám sát, đánh giá lại, đơn vị quản lý rủi ro phân tích, đánh giá hiệu quả áp dụng quản lý rủi ro theo các nội dung sau;
+ Đánh giá kết quả đạt được với các mục tiêu đặt ra;
+ Hiệu quả của các biện pháp xử lý rủi ro đã được áp dụng;
+ Các tác động, ảnh hưởng có thể từ việc xử lý rủi ro; phản ứng từ các đối tượng liên quan.
- Sử dụng chức năng của hệ thống để đánh giá hiệu quả áp dụng của từng tiêu chí quản lý rủi ro được đăng ký, áp dụng trong hệ thống;
- Tổng hợp, phân tích các báo cáo nghiệp vụ, hồ sơ vụ việc vi phạm và hệ thống dữ liệu vi phạm của Ngành để đánh giá tình hình chấp hành pháp luật.
4.1.2. Chi cục Hải quan điện tử
a. Công chức quản lý rủi ro tại Chi cục thực hiện kiểm soát hệ thống để giám sát quá trình xử lý rủi ro tại các bước trong quy trình thủ tục hải quan điện tử, cụ thể:
- Kiểm tra kết quả phân luồng của hệ thống;
- Giám sát việc thực hiện phân luồng, chuyển luồng tại Chi cục;
- Giám sát việc thực hiện xử lý rủi ro theo kết quả đánh giá của hệ thống;
- Theo dõi đánh giá việc cập nhật, phản hồi tại các bước trong quy trình.
b. Tổng hợp, phân tích, đánh giá hiệu quả áp dụng quản lý rủi ro tại Chi cục, cụ thể:
- Đánh giá hiệu quả áp dụng của tiêu chí quản lý rủi ro;
- Đánh giá chất lượng phân luồng của hệ thống;
- Đánh giá kết quả xử lý rủi ro;
- Đánh giá lại các rủi ro còn tồn tại.
c. Báo cáo phản hồi cấp Tổng cục về kết quả thực hiện quản lý rủi ro tại Chi cục theo biểu mẫu MQLRRĐT-7 (Phụ lục 7) của Quy chế này.
4.2. Đo lường, đánh giá tuân thủ
4.2.1. Đánh giá tuân thủ đối với thương nhân ưu tiên đặc biệt
Cán bộ được phân công làm công tác quản lý tuân thủ thực hiện việc đánh giá tuân thủ đối với doanh nghiệp ưu tiên đặc biệt qua các biện pháp sau:
a. Tổ chức việc thu thập thông tin, dữ liệu về doanh nghiệp theo các chỉ tiêu thông tin tại Phụ lục 8 của Quy chế này:
- Thu thập thông tin từ các nguồn thông tin hiện có;
- Thu thập thông tin từ doanh nghiệp trên cơ sở ký kết các bản quy chế trao đổi, cung cấp thông tin;
- Hệ thống tự động tích hợp dữ liệu từ hệ thống thông tin của toàn ngành;
- Tổng hợp thông tin từ hoạt động đo lường, đánh giá tuân thủ.
Các thông tin thu thập về doanh nghiệp ưu tiên đặc biệt được cập nhật vào hệ thống cơ sở dữ liệu quản lý doanh nghiệp.
b. Công chức quản lý tuân thủ theo dõi, phân tích, đánh giá tuân thủ đối với doanh nghiệp ưu tiên đặc biệt; căn cứ vào tiêu chí đánh giá đề xuất lãnh đạo có thẩm quyền quy định tại mục IV của Quy đề xuất biện pháp quản lý phù hợp.
c. Lãnh đạo có thẩm quyền phê duyệt mức độ tuân thủ và biện pháp quản lý áp dụng đối với doanh nghiệp ưu tiên đặc biệt.
4.2.2. Đo lường, đánh giá đối với các lĩnh vực tuân thủ
a. Phương pháp thực hiện
- Cấp Tổng cục:
+ Thu thập thông tin dữ liệu về các lĩnh vực cần đánh giá tuân thủ để đưa ra được những đánh giá ban đầu về mức độ tuân thủ trong lĩnh vực đó;
+ Lấy mẫu kiểm tra ngẫu nhiên để đo lường mức độ tuân thủ đối với các lĩnh vực, đối tượng được xác định;
+ Phân tích hồ sơ và cơ sở dữ liệu vi phạm để đo lường mức độ tuân thủ trên từng lĩnh vực, đối tượng;
+ Tổng hợp, phân tích kết quả kiểm tra sau thông quan của Chi cục Hải quan điện tử và các đơn vị kiểm tra sau thông quan trong toàn ngành để đánh giá mức tuân thủ đối với từng lĩnh vực, đối tượng.
- Cấp Chi cục Hải quan
+ Kiểm tra sau thông quan theo kế hoạch hàng năm đối với các lĩnh vực, đối tượng tuân thủ;
+ Đánh giá tuân thủ trong phạm vi Chi cục trên cơ sở kết quả kiểm tra sau thông quan.
b. Tổng hợp, đánh giá kết quả đo lường, đánh giá tuân thủ:
- Xác định khoản thất thu ngân sách;
- Đánh giá lại hiệu quả của hoạt động kiểm tra, kiểm soát hải quan;
- Đánh giá kết quả hoạt động của các ngành kinh tế chủ chốt;
- Đánh giá mức độ hoạt động của những nhà xuất khẩu, nhập khẩu chủ yếu;
- Đánh giá mức độ cải thiện tuân thủ pháp luật hải quan;
c. Xử lý kết quả đo lường, đánh giá tuân thủ
Căn cứ kết quả đo lường, đánh giá tuân thủ, công chức được phân công quản lý tuân thủ tiến hành tổng hợp, phân tích và xử lý như sau:
- Những trường hợp phát hiện có tỷ lệ tuân thủ dưới 95%, tiến hành đánh giá từng nhà nhập khẩu chính như sau:
+ Thông báo cho nhà nhập khẩu biết để hướng họ đến việc tự giác tuân thủ;
+ Xây dựng hồ sơ, xác định trọng điểm đối với lĩnh vực không tuân thủ đã được phát hiện;
+ Tiến hành các biện pháp theo dõi, đánh giá tiếp theo để đảm bảo rằng các nhà nhập khẩu đã khắc phục ;
+ Tiến hành đánh giá, kiểm tra thêm;
+ Xử phạt đối với các trường hợp vi phạm.
- Căn cứ kết quả nêu trên, công chức được phân công thực hiện theo dõi đo lường, đánh giá tuân thủ đề xuất:
+ Xác định những rủi ro cần được cập nhật, bổ sung;
+ Định hướng các nguồn lực nhằm quản lý có hiệu quả;
+ Áp dụng các biện pháp xử lý rủi ro phù hợp;
+ Giảm số lần kiểm tra hàng hoá của những đối tượng có mức độ tuân thủ cao và ngược lại.
XÂY DỰNG, QUẢN LÝ, ỨNG DỤNG HỒ SƠ RỦI RO
Trình tự xây dựng, quản lý và ứng dụng một hồ sơ rủi ro bao gồm: xác lập hồ sơ rủi ro; cập nhật kết quả phân tích, đánh giá rủi ro; quản lý, ứng dụng hồ sơ rủi ro; điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện hoặc thanh loại hồ sơ rủi ro.
1.1. Xác lập hồ sơ
1.1.1. Thông tin, dữ liệu về rủi ro
Trên cơ sở kết quả xác định rủi ro, các thông tin, dữ liệu về rủi ro được thu thập tại bước 1 của quy trình quản lý rủi ro, công chức quản lý rủi ro cập nhật các thông tin dữ liệu về rủi ro, trong đó phản ánh chi tiết các nội dung về:
a. Rủi ro được xác định là gì, xảy ra ở đâu và như thế nào;
b. Đầu mối phát hiện: phát hiện qua hoạt động, biện pháp nào;
c. Nguyên nhân, điều kiện và mục đích làm nảy sinh rủi ro;
d. Các đối tượng làm nảy sinh rủi ro hoặc có liên quan đến rủi ro;
e. Các dấu hiệu rủi ro;
f. Các thông tin về khả năng, hậu quả, tác động ảnh hưởng (nếu có).
1.1.2. Căn cứ xác lập hồ sơ rủi ro
a. Kiểm tra, đối chiếu để xác định các cơ sở làm căn cứ cho việc xác lập hồ sơ rủi ro, bao gồm:
- Rủi ro đã được phát hiện và đăng ký trong hồ sơ dữ liệu về rủi ro chưa?
- Xem xét rủi ro với các rủi ro tương tự trong hồ sơ dữ liệu về rủi ro để xác định lĩnh vực và phân nhóm rủi ro;
- Thông tin mô tả về rủi ro có đầy đủ và xác thực hay không?
b. Căn cứ xác lập hồ sơ rủi ro bao gồm:
- Có thông tin để xác định tính xác thực của rủi ro;
- Rủi ro được xác định phải cụ thể, không chung chung;
- Rủi ro gây cản trở đến mục tiêu quản lý của ngành Hải quan;
- Rủi ro được xác định là rủi ro mới phát hiện, chưa đăng ký trong hồ sơ rủi ro hoặc là rủi ro đã được phát hiện, trước đây đã được đăng ký trong hồ sơ rủi ro những sau đó đã thanh loại.
1.1.3. Báo cáo, phê duyệt xác lập hồ sơ rủi ro
a. Công chức quản lý rủi ro lập báo cáo xác lập hồ sơ rủi ro. Nội dung báo cáo cần nêu rõ:
- Thông tin, dữ liệu đã được thu thập (như nêu trên);
- Rủi ro được xác định thuộc phân nhóm, lĩnh vực rủi ro nào;
- Căn cứ xác lập hồ sơ rủi ro;
- Đề xuất kế hoạch phân tích, đánh giá rủi ro; bao gồm:
+ Nguồn thông tin, dữ liệu cần thu thập bổ sung về rủi ro;
+ Biện pháp thu thập thông tin;
+ Phương pháp phân tích rủi ro;
+ Công chức thực hiện;
+ Thời gian thực hiện và hoàn thành.
b. Phê duyệt và đăng ký rủi ro
- Sau khi lập báo cáo, công chức quản lý rủi ro trình lãnh đạo có thẩm quyền quy định tại Mục IV phê duyệt báo cáo xác lập hồ sơ rủi ro.
- Lãnh đạo có thẩm quyền phê duyệt báo cáo;
- Công chức quản lý rủi ro đăng ký rủi ro. Sổ đăng ký rủi ro do đơn vị quản lý rủi ro cấp, theo dõi và quản lý.
1.2. Cập nhật kết quả phân tích, đánh giá vào hồ sơ rủi ro
1.2.1. Trên cơ sở kết quả phân tích, đánh giá rủi ro, công chức tiến hành cập nhật các thông tin được phân tích đánh giá vào hồ sơ rủi ro, bao gồm:
a. Các đối tượng làm nảy sinh rủi ro hoặc có liên quan đến rủi ro;
b. Bản chất, nguyên nhân, điều kiện làm nảy sinh rủi ro;
c. Xác định mức độ khả năng của rủi ro;
d. Xác định mức độ hậu quả của rủi ro;
e. Xác định cấp độ của rủi ro;
f. Các biện pháp kiểm soát đang áp dụng và hiệu quả;
g. Phân loại rủi ro chấp nhập / không chấp nhận;
h. Xếp loại ưu tiên xử lý;
i. Tập hợp các dấu hiệu của rủi ro;
k. Thiết lập bản mô tả rủi ro trên cơ sở tổ hợp các dấu hiệu rủi ro có tính chất đặc trưng cho rủi ro;
1.2.2. Ghi nhận phương án xử lý rủi ro;
1.2.3. Phân tích, đánh giá tác động, ảnh hưởng của biện pháp lựa chọn;
1.2.4. Kế hoạch hành động xử lý rủi ro.
2. Quản lý, ứng dụng hồ sơ rủi ro
2.1. Quản lý hồ sơ rủi ro
2.1.1. Hồ sơ rủi ro được quản lý thống nhất trong toàn ngành, đơn vị quản lý rủi ro tại từng cấp thực hiện việc quản lý hồ sơ rủi ro ở cấp mình;
2.1.2. Hồ sơ rủi ro được quản lý theo số đăng ký đối với từng rủi ro cụ thể tại từng cấp;
2.1.3. Hồ sơ rủi ro được lưu trữ dưới dạng tài liệu giấy hoặc dữ liệu cập nhật trong máy tính;
2.1.4. Định kỳ hàng năm, đơn vị quản lý rủi ro cấp Tổng cục tiến hành kiểm tra, đánh giá việc thực hiện chế độ quản lý, sử dụng hồ sơ rủi ro.
2.2. Ứng dụng hồ sơ rủi ro
2.2.1. Hồ sơ rủi ro là kết quả của việc xác định và đánh giá thực trạng rủi ro trong các lĩnh vực quản lý hải quan, bao gồm:
a. Xác định và mô tả được tất cả các rủi ro tồn tại trong trong các lĩnh vực quản lý hải quan;
b. Phân tích thông tin, xác định các rủi ro tiềm ẩn có khả năng xảy ra từ việc thay đổi môi trường quản lý rủi ro;
c. Phân loại, tập trung nguồn lực để xử lý đối các rủi ro cao; đồng thời là căn cứ cho việc chấp nhận đối với các rủi ro thấp, ít nghiêm trọng.
2.2.2. Hồ sơ rủi ro cung cấp công cụ cho việc nhận biết, lựa chọn rủi ro thông qua:
a. Các dấu hiệu rủi ro được mô tả trong hồ sơ rủi ro;
b. Các tổ hợp đăng ký rủi ro được thiết lập trên cơ sở những dấu hiệu rủi ro mang tính đặc trưng.
2.2.3. Hồ sơ rủi ro là căn cứ cho việc áp dụng các biện pháp xử lý rủi ro
a. Căn cứ vào hồ sơ rủi ro, công chức làm công tác quản lý rủi ro đề xuất áp dụng các biện pháp sau:
- Xây dựng các chương trình quản lý rủi ro theo mục tiêu, phạm vi và mức độ áp dụng;
- Xây dựng và triển khai các chương trình tuân thủ tự nguyện;
- Thực hiện đo lường và đánh giá tuân thủ;
- Áp dụng các biện pháp xử lý rủi ro bắt buộc;
+ Kiểm tra hồ sơ, kiểm tra hàng hoá trong giai đoạn thông quan (thông qua hệ thống tự động hoặc các văn bản chỉ đạo, định hướng quản lý rủi ro);
+ Kiểm tra sau thông quan;
+ Áp dụng các biện pháp kiểm soát hải quan để tiến hành giám sát, điều tra hoặc tổ chức đấu tranh ngăn chặn;
+ Xây dựng và triển khai thực hiện các phương án; phối hợp với các đơn vị trong và ngoài ngành thực hiện kế hoạch phòng ngừa, ngăn chặn;
+ Không áp dụng cơ chế ưu đãi đối với các đối tượng (doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân) hoặc những lĩnh vực có rủi ro cao.
b. Căn cứ kết quả phân tích, đánh giá rủi ro được ghi nhận trong hồ sơ rủi ro, công chức làm công tác quản lý rủi ro có thể đưa ra các định hướng và yêu cầu nghiệp vụ áp dụng trong các biện pháp xử lý đối với rủi ro cụ thể.
3. Theo dõi, đánh giá, bổ sung, điều chỉnh, thanh loại hồ sơ rủi ro
3.1. Theo dõi, đánh giá
Thường xuyên theo dõi, đánh giá hiệu quả áp dụng; xác định những rủi ro còn lại sau khi xử lý, phát hiện những rủi ro mới để điều chỉnh hoặc có bổ sung kịp thời.
3.2. Bổ sung, điều chỉnh, thanh loại, hoàn thiện hồ sơ rủi ro được thực hiện trong các trường hợp sau:
3.2.1. Điều chỉnh cấp độ của rủi ro: tăng, giảm;
3.2.2. Đề xuất điều chỉnh biện pháp xử lý rủi ro phù hợp;
3.2.3. Bổ sung/loại bỏ chỉ số rủi ro mới trong tổ hợp rủi ro;
3.2.4. Phát hiện, đăng ký rủi ro mới được xác định;
3.2.5. Thanh loại hồ sơ đối với những rủi ro được xác định là thấp hoặc không còn tồn tại;
3.2.6. Lưu trữ hồ sơ rủi ro theo chế độ quy định để phục vụ việc nghiên cứu, phân tích các rủi ro tương tự hoặc để tái sử dụng.
Việc xây dựng và quản lý hồ sơ rủi ro được thực hiện theo biểu mẫu thông nhất trong toàn ngành, bao gồm:
4.1. Báo cáo xác lập hồ sơ rủi ro: Áp dụng khi xác lập hồ sơ rủi ro trình lãnh đạo có thẩm quyền phê duyệt.
4.2. Phiếu đăng ký rủi ro: Áp dụng đăng ký rủi ro để theo dõi quản lý.
4.3. Báo cáo kết quả phân tích, đánh giá rủi ro: Báo cáo nội dung kết quả phân tích, đánh giá rủi ro.
4.4. Kế hoạch xử lý rủi ro: Áp dụng khi xây dựng và báo cáo phương án kế hoạch xử lý rủi ro.
4.5. Chỉ dẫn dấu hiệu rủi ro: Chỉ dẫn các rủi ro định hướng hoạt động phân tích rủi ro tại các đơn vị tác nghiệp.
4.6. Báo cáo kết quả theo dõi, đánh giá rủi ro.
1. Tổ chức bộ máy quản lý rủi ro
Bao gồm 02 cấp: Tổng cục và Chi cục Hải quan điện tử:
1.1. Tại Cấp Tổng cục: Tổ cải cách phương pháp kiểm tra, kiểm soát hải quan thuộc Ban cải cách là đầu mối chỉ đạo áp dụng quản lý rủi ro trong thủ tục hải quan điện tử của toàn ngành.
1.2. Tại Cấp Chi cục Hải quan điện tử: Bộ phận quản lý rủi ro là đầu mối, chủ trì áp dụng quản lý rủi ro trong thủ tục hải quan điện tử tại Chi cục.
2. Nhiệm vụ, thẩm quyền, trách nhiệm của cấp Tổng cục
2.1. Nhiệm vụ
2.1.1. Xây dựng và triển khai kế hoạch tổng thể về áp dụng quản lý rủi ro;
2.1.2. Thu thập thông tin, xây dựng, củng cố các cơ sở dữ liệu phục vụ áp dụng quản lý rủi ro;
2.1.3. Xây dựng, vận hành, cải tiến hệ thống quản lý rủi ro hỗ trợ áp dụng quản lý rủi ro;
2.1.4. Xây dựng, cập nhật hồ sơ rủi ro cấp Tổng cục;
2.1.5. Xây dựng, quản lý, cập nhật các bộ tiêu chí cấp Tổng cục;
2.1.6. Hướng dẫn Chi cục Hải quan điện tử xây dựng hồ sơ rủi ro và cập nhật tiêu chí cấp Chi cục theo phân cấp;
2.1.7. Kiểm tra việc triển khai áp; dụng quản lý rủi ro tại Chi cục Hải quan điện tử;
2.1.8. Kiểm tra, yêu cầu cấp Chi cục Hải quan điện tử huỷ bỏ các tiêu chí hoặc hồ sơ rủi ro không phù hợp;
2.1.9. Tổ chức đào tạo tập huấn về áp dụng quản lý rủi ro trong toàn ngành.
2.2. Thẩm quyền
2.2.1. Tổng cục trưởng Tổng cục hải quan phê duyệt kế hoạch tổng thể và quyết định các vấn đề liên quan đến áp dụng quản lý rủi ro trong thủ tục hải quan điện tử; phê duyệt các bộ tiêu chí rủi ro cấp Tổng cục;
2.2.2. Cục Trưởng cục Điều tra chống buôn lậu xem xét, thiết lập, phế duyệt hồ sơ rủi ro cấp Tổng cục.
2.3. Trách nhiệm
2.3.1. Ban Cải cách hiện đại hoá Hải quan:
a. Xây dựng, tham mưu cho Tổng cục trưởng phê duyệt chương trình, kế hoạch tổng thể áp dụng quản lý rủi ro trong thủ tục hải quan điện tử;
b. Chỉ đạo thực hiện triển khai kế hoạch tổng thể áp dụng quản lý rủi ro trong thủ tục hải quan điện tử;
c. Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc triển khai áp dụng quản lý rủi ro trong thủ tục hải quan điện tử;
d. Tổ chức đào tạo, tập huấn cho đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác quản lý rủi ro trong thủ tục tục hải quan điện tử;
2.3.2. Cục Điều tra chống buôn lậu:
a. Xây dựng, quản lý, cập nhật hồ sơ quản lý rủi ro cấp Tổng cục áp dụng trong thủ tục hải quan điện tử;
b. Phối hợp với Ban cải cách, hiện đại hoá lựa chọn áp dụng tiêu chí quản lý rủi ro trong thủ tục hải quan điện tử;
c. Quản lý, vận hành, cải tiến, phát triển hệ thống quản lý rủi ro đáp ứng yêu cầu hoạt động thủ tục hải quan điện tử. ;
d. Phối hợp với Cục Công nghệ thông tin và thống kê Hải quan tiến hành các biện pháp đảm bảo an ninh, an toàn cho hệ thống quản lý rủi ro;
e. Thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ về công tác thu thập xử lý thông tin và quản lý rủi ro theo quy định chung của Ngành Hải quan.
2.3.3. Cục Kiểm tra sau thông quan:
a. Tiến hành phân tích rủi ro, xác lập tiêu chí phục vụ kiểm tra sau thông quan cấp Tổng cục;
b. Phối hợp với Ban Cải cách, hiện đại hoá tiến hành xây dựng và thực hiện các chương trình kế hoạch kiểm tra sau thông quan phục vụ cho công tác đánh giá tuân thủ;
c. Cập nhật thông tin về vi phạm pháp luật hải quan, thái độ hợp tác của doanh nghiệp và các dấu hiệu mới được phát hiện và xử lý trong khâu phúc tập hồ sơ và kiểm tra sau thông quan vào hệ thống;
d. Phối hợp với Ban Cải cách, hiện đại hoá, Cục Điều tra chống buôn lậu trao đổi thông tin về doanh nghiệp đảm bảo việc cập nhật kịp thời thông tin về quá trình hoạt động của doanh nghiệp;
2.3.4. Vụ Giám sát quản lý:
a. Thực hiện việc phân tích, đánh giá rủi ro trong công tác Giám sát quản lý Hải quan;
b. Xây dựng, cập nhật các danh mục mặt hàng theo nhóm quản lý và phân loại hàng hoá:
- Danh mục hàng hoá cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu hiện nay (mã 10 số);
- Danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thuộc diện quản lý chuyên ngành (mã 10 số);
- Danh mục hàng hoá theo công ước CITES và Công ước BASEL;
- Danh mục hàng hoá cần kiểm tra chất lượng nhà nước; kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm dịch động thực vật;
- Danh mục hàng hoá khó phân loại và dễ gây nhầm lẫn khi phân loại (mã 10 số);
- Danh mục hàng hoá có nguy cơ gian lận về xuất xứ có nguồn gốc từ quốc gia, nhóm quốc gia hoặc vùng lãnh thổ cụ thể (mã 10 số).
Các danh mục hàng hoá trên phải được phân loại theo mã số HS (mã 10 số) và được rà soát, điều chỉnh, bổ sung kịp thời khi có thay đổi.
2.3.5. Vụ Kiểm tra thu thuế XNK:
a. Thực hiện việc phân tích, đánh giá rủi ro trong công tác kiểm tra thu thuế xuất nhập khẩu;
b. Thường xuyên tổng hợp, đánh giá, lập danh sách kịp thời những mặt hàng có nguy cơ gian lận về giá (được áp mã 10 số), kiến nghị phương pháp, mức độ quản lý đối với các loại hàng hoá này; tổng hợp các phương thức thủ đoạn gian lận thuế và gửi cho Ban cải cách hiện đại hoá và Cục Điều tra chống buôn lậu để xem xét, áp dụng quản lý rủi ro;
2.3.6. Trung tâm phân tích, phân loại hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu miền Bắc, miền Trung, miền Nam thường xuyên tổng hợp, đánh giá, lập danh sách kịp thời những mặt hàng dễ nhầm lẫn trong phân loại, thường vi phạm về chất lượng gửi cho Ban cải cách hiện đại hoá và Cục Điều tra chống buôn lậu để xem xét, áp dụng quản lý rủi ro
2.3.7. Cục Công nghệ thông tin và thông kê hải quan:
a. Phối hợp với Cục Điều tra chống buôn lậu và Ban Cải cách, hiện đại hoá duy trì, phát triển hệ thống quản lý rủi ro đáp ứng yêu cầu hoạt động của thủ tục hải quan điện tử;
b. Đảm bảo việc truyền/nhận thông tin trực tuyến, thông suốt, liên tục; bảo đảm an ninh, an toàn hệ thống;
c. Hướng dẫn, kiểm tra việc khai thác, sử dụng hệ thống, duy trì, bảo dưỡng hệ thống máy tính, thực hiện chế độ an ninh, an toàn mạng;
d. Giải quyết các vướng mắc về truyền, nhận dữ liệu và lỗi thuộc về hệ thống công nghệ thông tin trong quá trình áp dụng quản lý rủi ro.
2.3.8. Vụ Kế hoạch Tài chính phối hợp với Cục Điều tra chống buôn lậu, Ban Cải cách, hiện đại hoá và Cục Công nghệ thông tin và thống kê hải quan đề xuất đảm bảo các điều kiện về cơ sở hạ tầng, trang thiết bị và kinh phí phục vụ công tác thu thập, xử lý thông tin nghiệp vụ và quản lý rủi ro.
3. Nhiệm vụ, thẩm quyền, trách nhiệm của cấp Chi cục Hải quan điện tử
3.1. Nhiệm vụ:
3.1.1. Thực hiện các chỉ đạo liên quan đến áp dụng quản lý rủi ro trong thủ tục hải quan điện tử của Tổng cục;
3.1.2. Thu thập thông tin, xây dựng, củng cố các cơ sở dữ liệu phục vụ áp dụng quản lý rủi ro theo phân cấp;
3.1.3. Trên cơ sở kế hoạch tổng thể về áp dụng quản lý rủi ro, xây dựng các chương trình, kế hoạch để thực hiện kế hoạch chung theo phân cấp;
a. Đề xuất việc xây dựng, vận hành, cải tiến hệ thống thông tin hỗ trợ áp dụng quản lý rủi ro;
b. Xây dựng, quản lý và cập nhật hồ sơ rủi ro cấp Chi cục Hải quan điện tử ;
c. Xây dựng, quản lý, cập nhật các tiêu chí cấp Chi cục Hải quan điện tử;
d. Tiến hành đo lường, đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật hải quan;
e. Tổ chức đào tạo tập huấn về áp dụng quản lý rủi ro trong phạm vi Chi cục Hải quan điện tử;
f. Thực hiện nhiệm vụ khác do Cục trưởng Hải quan Tỉnh, Thành phố trực tiếp quản lý và Tổng cục trưởng phân công;
3.2. Thẩm quyền:
Chi cục trưởng chi cục Hải quan điện tử xây dựng, cập nhật và phê duyệt các tiêu chí phân loại rủi ro, tiêu chí đánh giá rủi ro, hồ sơ rủi ro cấp Chi cục Hải quan điện tử.
3.3. Trách nhiệm
3.3.1. Thực hiện áp dụng dữ liệu quản lý rủi ro của cấp Tổng cục trong việc lựa chọn phương tiện để kiểm tra , phân luồng kiểm tra hàng hoá xuất nhập khẩu và đối tượng kiểm tra sau thông quan.
3.3.2. Xây dựng, quản lý, cập nhật hồ sơ rủi ro cấp Chi cục Hải quan điện tử áp dụng trong thủ tục hải quan điện tử.
a. Xây dựng hồ sơ rủi ro ban đầu trong quản lý rủi ro cấp Chi cục Hải quan điện tử;
b. Hàng tuần, trên cơ sở thiết lập bối cảnh, xác định rủi ro, phân tích rủi ro, đánh giá rủi ro tiến hành xem xét việc điều chỉnh, bổ sung và phê duyệt hồ sơ rủi ro cấp Chi cục Hải quan điện tử đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế quản lý hải quan;
c. Tiến hành cập nhật hồ sơ rủi ro cấp Chi cục Hải quan điện tử sau khi đã được phê duyệt vào hệ thống quản lý rủi ro;
3.3.3. Đề nghị tạo mới, xoá, thay đổi, khoá nhóm tài khoản người sử dụng (Tên và mật khẩu) người sử dụng hoặc tài khoản người sử dụng thuộc Chi cục Hải quan điện tử. Đảm bảo quản lý việc sử dụng tài khoản người sử dụng theo đúng qui chế quản lý hệ thống rủi ro.
3.3.4. Chủ trì việc quản lý các bộ tiêu chí cấp Chi cục Hải quan điện tử:
a. Căn cứ vào quy định của pháp luật, kết quả phân tích thông tin nghiệp vụ của đơn vị, Tổng cục và thông tin nghiệp vụ do đơn vị trong và ngoài ngành có liên quan cung cấp tiến hành rà soát, đánh giá, cập nhật tiêu chí phân loại rủi ro, tiêu chí đánh giá rủi ro cấp Chi cục Hải quan điện tử;
b. Thực hiện việc thiết lập, phê duyệt các tiêu chí phân loại rủi ro, tiêu chí đánh giá rủi ro trên hệ thống; tổng hợp, đánh giá cấp Chi cục hải quan điện tử.
3.3.5. Đánh giá hiệu quả, điều chỉnh áp dụng quản lý rủi ro:
a. Hàng tháng, trước ngày 23 báo cáo kết quả tổng hợp, phân tích, đánh giá thông tin nghiệp vụ và thông tin phản hồi về hiệu quả áp dụng quản lý rủi ro; đối
chiếu với phân loại mức độ rủi ro của từng tiêu chí, phương pháp lựa chọn tiêu chí, số lượng tiêu chí được lựa chọn;
b. Căn cứ tình hình thực tế, chủ động đề xuất, điều chỉnh, bổ sung hoặc thay thế tiêu chí quản lý rủi ro, điều chỉnh phương pháp lựa chọn, tiêu chí phân loại rủi ro, tiêu chí đánh giá rủi ro.
1. Trưởng Ban Cải cách hiện đại hoá, Chi cục Hải quan điện tử có trách nhiệm tổ chức áp dụng quản lý rủi ro trong thủ tục hải quan điện tử theo quy định tại Quy chế này.
2. Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố chịu trách nhiệm chỉ đạo, phân công các đơn vị thuộc và trực thuộc thực hiện phối hợp với Chi cục Hải quan điện tử triển khai áp dụng quản lý rủi ro trong thủ tục hải quan điện tử.
3. Thủ trưởng Vụ, Cục, đơn vị thuộc Cơ quan Tổng cục có trách nhiệm phối hợp với Ban Cải cách hiện đại hoá Hải quan để triển khai thực hiện phần việc của mình theo quy định tại quy chế này.
4. Các đơn vị, cá nhân vi phạm các quy định tại quy chế này sẽ bị xử lý theo quy định của Ngành và của Pháp luật.
Bản quy chế này có hiệu lực kể từ ngày ban hành. Trong quá trình thực hiện có gì khó khăn vướng mắc, các đơn vị báo cáo về Tổng cục để hướng dẫn hoặc nghiên cứu điều chỉnh, bổ sung kịp thời./.
THE
MINISTRY OF FINANCE |
THE
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No.: 1700/QD-TCHQ |
Hanoi, September 25, 2007 |
GENERAL DIRECTOR OF GENERAL DEPARTMENT OF CUSTOMS
Pursuant to the Law on Customs of June 29, 2011 and Law on amending, supplementing a number of Articles of the Law on Customs of June 14, 2005;
Pursuant to the Prime Minister’s Decision No. 149/2005/QD-TTg of June 20, 2005 on the implementation of pilot of electronic customs procedures;
Pursuant to the Minister of Finance’s Decision No. 52/2007/QD-BTC of June 22, 2007 on the promulgation of the Regulation on piloting electronic customs procedures;
At the proposal of the Director of Anti-smuggling and Investigation Department and the Department of Customs Renovation and Modernization,
DECIDES:
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Article 2. This Decision takes effect from October 01, 2007.
FOR
GENERAL DIRECTOR OF GENERAL DEPARTMENT OF CUSTOMS
DEPUTY GENERAL DIRECTOR OF GENERAL DEPARTMENT
Dang Hanh Thu
ON APPLYING RISK MANAGEMENT IN PILOT OF ELECTRONIC CUSTOMS
PROCEDURES
(Promulgated together with the Decision No. 1700/QD-TCHQ of September 25,
2007)
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
1.1 Risk-prone domains: means the customs procedures and means of international transport in which risks occur.
1.2. Risk identification: means the process of identifying what the risk is, causes, conditions and objectives of the risk occurance.
1.3. Risk rate: means the possibility, probability of the risk occurrence.
1.4. Risk consequences: means damages, effects when risks occur.
1.5. Risk level: means the combination of the rate and the consequences when risks occur.
1.6. Risk control: means activities of risk management, including the implementation of policies, standards, procedures and adjustments to eradicate or diminish causes, conditions for risk occurence.
1.7. Process of risk management: means the systematic application of policies, procedures and field experiences to the setting up of situational contexts, identification, assessment, handling, monitoring of and feedbacks on results of risk handling.
1.8. Risk criteria: means one or a group of indicators to permit identification, measurement, assessment, classification regarding each kind of risks; including:
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
1.8.2. Risk assessment criteria: means criteria to measure, assess the risk extent; according to the 3 following kinds:
a. Selection criteria: means risk criteria set up according to a risk indicator or a compound of risk indicators to create instruments for risk identification and extent assessment.
b. Scoring criteria: means risk criteria assessed and demonstrated by risk scores.
c. Random criteria: means criteria of sampling using statistic probability method to measure the extent of observence regarding each of the identified subjects and activities.
2. Scope and domains of risk management application
2.1 Process of customs procedures regarding seaway transports entering, exiting country, in transit, in port transit; including violations of provisions on:
2.1.1. Management policies regarding goods banned from export, import;
2.1.2 Public health, environment, security;
2.1.3. Goods being managed in accordance with provisions of CITES treaty and BASEL treaty;
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
2.2. Process of customs procedures regarding exported, imported goods including violations of provisions on:
2.2.1. Customs declaration regarding exported, imported goods;
2.2.2. Dossiers, documents of customs declaration;
2.2.3. Value of exported, imported goods;
2.2.4. Categorization of exported, imported goods;
2.2.5. Exported, imported goods subject to management by permits, quota and lines;
2.2.6. Exported, imported goods relating to intellectual property rights;
2.3. Post-customs clearance inspection including the following risk-prone domains:
2.3.1. Specially-prioritized traders;
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
2.3.3. Customs value regarding exported, imported goods:
2.3.4. Categorization of exported, imported goods;
2.3.5. Permits and line management;
2.3.6 Intellectual property rights;
2.3.7. Processing for foreign countries and processing in foreign countries;
2.3.8. Production of exported goods;
2.3.9. Domestic and foreign investment;
3.1. Priority criteria (Annex 1);
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
3.3. Risk assesment criteria (Annex 3).
4. Risk assessing, analyzing system
The risk assessing, analyzing system shall support in channeling, selecting subjects of inspection on the basis of risk file updating on the system regarding the following processes of procedures:
4.1. Means of transport entering, exiting country, in transit and in seaway port transit;
4.2. Exported, imported goods;
4.3. Post-customs clearance inspection.
5. Applied measures for handling risks
5.1. Prevention measures
5.1.1. Propagating in order to improve enterprises awareness of observance of the customs law;
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
5.1.3. Notifying enterprises to proactively handle, terminate violations of the customs law;
5.1.4. Proposing for amending, supplementing policies, provisions possible to cause risks;
5.1.5. Concentrating resources for activities of customs inspection, control regarding domains of risks.
5.2 Measures of detection, prevention
5.2.1. Dossier inspection;
5.2.2. Goods inspection;
5.2.3. Post-customs clearance inspection;
a. Assessment of the extent of observance;
b. Post-customs clearance inspection regarding objects selected from the system;
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
The process of risk management is conducted in 4 steps: (1) identification of risks, (2) assessment and analysis of risks, (3) handling of risks, (4) supervision, re-assessment and measurment, assessment of the extent of observation.
1. Step 1. Identification of risks
The Identification of risks is carried out in the following order:
1.1 Collecting and analyzing information and data; identifying potential risks in each of the risk-prone domains
1.1.1. The risk file
a. Review risks being applied management measures and monitor changes of these risks;
b. Review the happening of the accepted risks and eliminated risks in the past or and its affects on the customs management work in the present;
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
1.1.2. Dossiers of violation cases and database of customs law violations management
a. Statistic, analyze figures of violation cases within branch and each sub-department in order to assess the violation on the basis of previously indentified and registered risks; identify signs of arising-newly risks;
b. Analyze modes and tricks of violation to forecast the possibility of potential violations.
1.1.3. Synthesize, analyze feedbacks from the steps in the Process of procedures to identify remaining risks, arising-newly risks or forecast risks from the analysis of modes and tricks of violation.
1.1.4 Analyze, assess operational information or other information provided by units within and outside the branch in order to identify hidden risks possible to be happening or likely to happen.
1.1.5. Results of measurement and assessment of observance
a. Synthesize, analyze, and assess violations detected during the application of random selection criteria to each observing domain;
b. Collect feedbacks; analyze violations detected during the post-customs clearance inspection activities:
- Results of the assessment of observance regarding specially-prioritized enterprises and commodity lines, fields of importance;
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
1.1.6. The risks synthesized and indentifed from operational activities, customs intelligence activities or provided by units within and ouside of the branch.
1.2. Outcomes of the risk identification step
1.2.1. What the identified risk is, of what risk-prone domains are;
1.2.2. Signs for risks detection;
1.2.3. Causes, conditions and objectives that make risks occur;
1.2.4. Subjects causing or relating to risk occurrence;
1.2.5. Units or Departments that are handling;
1.2.6. Management measures being applied by the Customs and relevant functional agencies.
1.3. Report, approval of the registration in the risk file
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
a. If the such risks have been registered in the risk file (including eliminated cases), then compare relevant signs and elements of identified risks with risks being managed to consider the adjustment, supplement or restoration of the previously-registered dossiers (for eliminated risks) and report to competent leaders for approval.
b. If identified risks are newly-detected risks, then report for establishing the risk file in accordance with form MQLRRDT- 4 (Annex 4) and submit to competent leaders for aprroval.
1.3.2. The competent person (provided for in part IV of this Regulation), based on the proposal of Officerss, consider the authenticity of information to decide the adjustment, supplement, restoration of risk application dossiers or approve the establishment of the new risk file.
2. Step 2. Assessing and analyzing risks
2.1. Analyzing the risks identified in step 1 to specify:
2.1.1. The possibility of risk occurrence:
a. Regularly: high extent (3)
b. Occasionally: average extent (2)
c. Rarely: low extent (1)
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Extent
Occurrence
High (3)
Very likely to occur
Average (2)
Possible to occur
Low (1)
Possible to occur but not likely
2.1.2. Consequences of risks
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
b. Serious: average level (2);
c. Rather serious: low level (1);
Officerss analyzing risks may use the below table to support the identification of the risk impact on the set forth objectives:
Level
Results
High
Severe damage to revenue sources, public health and security, environment.
Average
Medium damage to public health, security, environment.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Acceptable few damage to revenue source, public health, security, environment.
2.1.3. Risk levels
On the basis of the results of risk possibility and consequences identification (in cases of actual occurrence), Officerss analyzing risks may use the risk level identification table to identify the overall risk level. The risk level is defined by the junction of possibility and consequences belonging to one of the following cases:
High level (3);
Average level (2);
Low level (1).
The results of risk analysis shall be updated on the risk file in accordance with form MQLRRDT-5 (Annex 5) issued under this Regulation.
Risk level analysis table
Possibility
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Very serious
Serious
Rather serious
Regularly
High
High
High
Occasionally
Average
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
High
Rarely
Low
Average
High
2.2. Assessing the effectiveness of control measures being applied to identified risks:
2.2.1. Being-applied measures;
2.2.2. Ratio of violation detection relating to risks identified in the phases before and after the application of measures
2.2.3. Impact of being-applied measures on relevant branches.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
2.3.1. Foundation for classification:
a. Conditions for, possibility of application;
b. The risk levels
c. Compare with criteria and handled risks to make a list and propose plans to monitor and assess acceptable risks.
2.3.2. Make a list and set up priority order for handling unacceptable risks.
2.4. Setting up compounds of signs of risks
2.4.1. Collect, analyze all the distinctive signs of the identified risks;
2.4.2. Find distinctive signs of risks
2.4.3. Combine distinctive signs with other signs to make instruments for detection and selection of the risks of the same category.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
3.1. Proposing measures for handling risk
3.1.1. Customs units and levels provided for in part IV of this Regulation shall:
a. Timely provide risks detected during the process of information synthesis and analysis in the allocated domains;
b. Re-analyze; re-assess identified risks periodically and provide results for risk management units at the same level every month on the day of 20th; propose handling measures and provide operational guidance.
3.1.2. The risk management units, on the basis of their results of risk analysis and assessment and the proposals of operational units and, shall re-assess:
a. The risk levels;
b. The risk handling prioritized extent;
c. The compound of signs of risks;
d. The effectiveness of the handling measure application; examine the element of resources in comparison with the achieved results;
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
f. Select and propose appropriate handling measures regarding risks prioritized to handle;
g. Select and propose handling measures regarding other risks (provided for in part I of this Regulation).
3.2. Developing plans, preparing conditions for risk handling
3.2.1. Plans of risk handling shall be implemented at 02 levels, units:
a. Risk management units at General-department level shall make handling plans regarding risks generally applying to the entire branch;
b. Risk management units at electronic customs Sub-department level shall make handling plans regarding risks within the sub-department level on the basis of unifying and ensuring the implementation of the contents in accordance with the plan of the General Department.
3.2.2. Contents of risk handling plans:
a. List of risks needs to be handled;
b. Measures to handle expected risks;
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
d. Duration for the risk handling including starting and ending time;
e. Implementing units or Officerss;
f. Necessary conditions regarding facilities, equipment, budget;
g. Plans on monitoring, assessing the handling results and the report on information feedbacks.
3.2.3. Competent leaders (provided for in part IV of this Regulation) at levels, units, based on risk handling plans reported by officers, public servants, shall consider the suitability, effectiveness and feasibility of the plans to approve the implementation.
3.2.4. On the basis of the plans approved by competent leaders, the risk management unit shall transfer the requirements, handling plans to relevant units to implement.
3.3. Operating the risk analyzing, assessing system
The risk analyzing, assessing system is operated through activities of risk management criteria and professional information update; the integrated system shall process data and produce risk assessment, classification results; select and channel the objects of inspection.
3.3.1. The update of risk management criteria is implemented at 02 levels: The General Department and Sub-departments of Electronic Customs.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
On the basis of the approved risk file, officers operating the system shall update the risk management criteria on the risk analyzing, assessing system in accordance with the extent and level of application. Including 3 kinds of criteria:
- Selection criteria regarding means of transport and goods on means of transport exiting, entering country, in transit and in port transit;
- Risk criteria applying to customs clearance, includes:
+ Selection criteria;
+ Risk scoring criteria;
+ Random criteria;
+ Priority criteria;
+ Observance criteria.
- Selection criteria of post-customs clearance inspection objects, includes:
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
+ Risk criteria applied to post-customs clearance inspection
b. Sub-department of Electronic Customs level
On the basis of risk files approved by leaders of the sub-departments, Officerss operating the system shall update selection criteria on the risk analyzing, assessing system in accordance with the extent and level of application, in particular:
- Selection criteria regarding means of transport and goods on means of transport exiting, entering country, in transit and in port transit;
- Risk criteria applied to customs clearance, includes:
+ Selection criteria;
+ Risk scoring criteria;
+ Random criteria;
+ Priority criteria.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
+ Observance assessing criteria;
+ Selection criteria applied to post-customs clearance inspection.
3.3.2. The risk assessing, analyzing system integrates, processes data and produces risk assessment, classification results; select and channel the objects of inspection:
a. Officers operating the system, after updating data, shall carry out the approval function on the risk analyzing, assessing system;
b. The system automatically integrates, processes electronic data on the basis of information technology application in order to process requirements, data and parameters updated on the system;
c. The system automatically receives and processes declared information, data to produce results of risk assessment and classification and inspection channeling;
d. The system raises operational requirements to orient inspection activities in customs clearance activities (in case the risk file does manifest) and post-customs clearance inspection.
3.4. Applying risk handling measures
3.4.1. Carrying out the preventing measures:
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
- Holding seminars, dialogues with enterprises;
- Publishing fliers, books, newspapers and making use of the means of mass media.
- Forms of discussion, problem solving via hotlines, website, and electronic mail boxes;
- Holding training, retraining, consulting programs for enterprises on customs law, processes of customs procedures and customs provisions to improve the self-management ability of enterprises.
b. Risk management units shall notify enterprises of signs of risks, hazards to the observance of enterprises, in cases of necessary, the risk management units could guide, support enterprises to proactively handle the risk situations, or to proactively stop the activities with potential signs of likely violations.
c. Through the risk management process, the risk management unit needs to identify risks coming from the system of policies, law and processes of procedures to propose, suggest amendment, supplement or take appropriate and timely management measures. Synchronously identify high risk-prone domains or domains of importance to concentrate on inspection, control and supervision so as to prevent potential risks.
3.4.2. Measures for detecting, preventing risk
a. Measures for detecting, handling risks during the process of conducting electronic customs procedures regarding seaways means of transport exiting, entering country, in transit, in port transit are provided in Annex 6 issued under this Regulation;
b. Measures for detecting, handling risks during the process of electronic customs procedures regarding exported, imported goods are provided in Annex 6 issued under this Regulation;
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
d. Measures for using controlling operations to monitor, detect objects of highly potential risks;
e. Officers working on risk management shall utilize the analyzing, monitoring, assessing functions of the risk management system to make the list of enterprises obliged to apply operational measures to monitor, detect and stop violations, including:
- Enterprises of high risks but not detected violations after many times of dossier inspection and actual goods inspection (red channel);
- Enterprises with signs of violations;
- Enterprises violating many times;
f. Officers shall suggest competent leaders to approve the list of enterprises obliged to apply controlling operational measures in order to transfer to the controlling unit at the same level;
g. Risk management units shall bear responsibility to regularly collect feedbacks on the process of monitoring, assessing regarding activities of enterprises on the list of enterprises obliged to apply controlling operational measures.
4. Step 4. Supervising, re-assessing and measuring, assessing observance
4.1. Supervision, re-assessment
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
4.1.1. The General-department level
a. Risk management units at the General Department level shall supervise the implementation of the process of risk management by the following measures:
- Controlling the risk analyzing, assessing system to supervise the implementation of the process of risk management at the units of Sub-departments of electronic customs, including:
+ The system channeling results;
+ The channeling, channel transferring at the Sub-departments;
+ The updating, application of risk management criteria at the Sub-departments.
- Supervising, assessing the implementation of risk management of units belonging to the General Department;
- Collecting feedbacks and reporting the assessment of the effectiveness of risk management application of the Sub-department in accordance with form MQLRRDT-7 (Annex 7) of this Regulation.
b. Assessing the effectiveness of risk management application
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
+ Assessing the achieved results regarding the set forth objectives;
+ Effectiveness of the applied risk handling measures;
+ Potential impacts, effects from the risk handling; feedbacks from relevant objects.
- Making use of the system’s functions to assess the application effectiveness of each of the risk management criteria registered, applied in the system;
- Synthesizing, analyzing operational reports, dossiers of violation cases and the system of violation data of the branch to assess the extent of observance of law.
4.1.2. Sub-departments of Electronic Customs
a. Risk management officers at the Sub-departments shall control the system to supervise the process of risk handling in accordance with the steps of the process of electronic customs procedures, in particular:
- Inspecting the system’s channeling results;
- Supervising the channeling, channel transferring at the Sub-departments;
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
- Monitoring, assessing the update, feedbacks at the steps of the process.
b. Synthesizing, analyzing, and assessing the effectiveness of risk management application at the Sub-departments, in particular:
- Assessing the effectiveness of the application of risk management criteria;
- Assessing the system’s channeling quality;
- Assessing the risk handling results;
- Re-assessing the remaining risks
c. Reporting feedbacks at the General Department level on the results of the implementation of risk management at the Sub-departments in accordance with form MQLRRDT-7 (Annex 7) of this Regulation.
4.2. Measurement, assessment of observance
4.2.1. Assessment of observance regarding specially-prioritized traders
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
a. Organizing the collection of data, information of enterprises in accordance with information norms in Annex 8 of this Regulation:
- Collect information from existing information sources;
- Collect information from enterprises on the basis of signing written regulations on the information exchange and provision;
- The system automatically integrates data from the information system of the entire branch;
- Synthesize information from observance assessing, measuring activities.
Collected information of specially-prioritized enterprises is updated on the system of enterprises management database.
b. Officers managing observance shall monitor, analyze, assess observance regarding specially-prioritized enterprises; based on the assessing criteria to propose competent leaders provided for in part IV of this Regulation for appropriate management measures.
c. Competent leaders shall approve the extent of observance and management measures applied to specially-prioritized enterprises.
4.2.2. Measurement, assessment regarding observance domains
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
- General-department level:
+ Collecting information, data of domains need to be assessed observance in order to produce initial assessment of the extent of observance in that domain;
+ Randomly sampling to measure the extent of observance for the identified domains, objects;
+ Analyzing dossiers and violation database to measure the extent of observance of each domain, object.
+ Synthesizing, analyzing the post-customs clearance inspection results of the Sub-departments of electronic customs and post-customs clearance inspection units in the entire branch in order to assess the extent of observance of each domain, object.
- Sub-department of Customs level
+ Conducting post-customs clearance in accordance with the annual plan regarding each domain, object of observance;
+ Assessing observance within the Sub-department on the basis of post-customs clearance inspection results.
b. Synthesizing, assessing the observance measurement, assessment results,
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
- Re-assess the effectiveness of customs inspection, control activities;
- Assess business results of key economic branches;
- Assess the operational extent of major exporters, importers;
- Assess the extent of the improvement of customs law observance;
c. Processing observance measurement, assessment results
Based on the observance measurement, assessment results, officers allocated to manage observance shall synthesize, analyze and handle as follows:
- For cases that the observance ratio is found lower than 95%, then assess each major importer as follows
+ Notify the importer in order to orient them towards voluntary observance;
+ Compile dossiers, identify major points regarding each of the detected non-observing domains;
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
+ Implement more assessments, inspections.
+ Sanction for violations.
- Based on the above results, officers allocated to monitor, measure, assess observance shall propose:
+ To identify risks need to be updated, supplemented;
+ To orient resources for efficient management;
+ To apply appropriate risk handling measures;
+ To reduce the frequency of the goods inspection regarding objects with high extent of observance and vice versa.
RISK FILE BUIDLING, MANAGEMENT, APPLICATION
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
1.1. Establishing the file
1.1.1. Information, data of risks
On the basis of risk identification results, data, information of risks collected in step 1 of the process of risk management, risk management officers shall update information, data of risks, in which reflects in details contents of:
a. What the identified risk is, where and how it occurs;
b. Clue of detection: in what activity and measure it was detected;
c. Causes, conditions and objectives of the risk occurrence;
d. Subjects causing risks or relating to risks;
e. Signs of risks;
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
1.1.2. Foundation for establishing the risk file
a. Inspection, comparison for identifying as a basis for establishing the risk file, including:
- Whether or not the risks are detected and registered in the risk data file?
- Examining the risks in comparison with equivalent risks in the risk data file in order to identify the domains and sub-group of risks;
- Whether or not the information describing the risk is complete and authenticated?
b. Basis for establishing the risk file includes:
- Having information to identify the authenticity of the risks;
- The identified risks must be specific, not general;
- Risks causing obstruction for the management objectives of Customs;
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
1.1.3. Reporting, approving the risk file establishment
a. Risk management officers shall make reports on the establishment of the risk file. The report contents must specify:
- Collected information, data (as stated above);
- Risk-prone subgroup, domains to which the identified risks belong;
- Foundation for establishing the risk file;
- Proposals on risk analysis, assessment plans; including:
+ Sources of information, data needed to collect and supplement regarding risks;
+ Measures to collect information;
+ Methods for risk analysis;
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
+ Time of the implementation and completion.
b. Approving and registering risks
- After making reports, risk management officers shall submit to competent leaders provided for in Part IV for approving the report on the risk file establishment.
- Competent leaders shall approve the report;
- Risk management officers shall register the risks. The risk register is issued, monitored and managed by the risk management unit.
1.2. Updating the risk analysis, assessment results on the risk file
1.2.1. On the basis of the risk analysis, assessment results, officers shall update analyzed, assessed information on the risk file, including:
a. Subjects causing risk occurrence or relating to risks;
b. Natures, causes, conditions for risk occurrence;
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
d. Identification of the extent of consequences of the risks;
e. Identification of the risk level;
f. Being-applied controlling measures and their effectiveness;
g. Classification of the acceptable/unacceptable risks;
h. Handling priority rating;
i. Collection of signs of risks;
k. Setting up a written risk description on the basis of compounding signs of risks with characteristic properties of risks;
1.2.2. Recording risk handling plans;
1.2.3. Analyzing, assessing impacts, effects of the selected measures;
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
2. Managing, applying the risk file
2.1. Managing the risk file
2.1.1. Risk files are uniformly managed in the entire branch; risk management units at each level shall implement the risk file management accordingly to their level;
2.1.2. Risk files are managed by the registration numbers regarding each specific risk at each level;
2.1.3. Risk files are saved in paper documents or data updated on computers;
2.1.4. Annually, risk management units at the General-department level shall inspect, assess the implementation of risk file utilization, management regime.
2.2. Applying risk files
2.2.1. Risk files are the results of identifying and assessing actual state of risks in customs management domains, including:
a. Identifying and describing all the risks existing in customs management domains;
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
c. Classifying, concentrating resources for handling the high risks; synchronously using as a basis for the acceptance of low risks and not serious risks.
2.2.2. Risk files provide instruments for detecting, selecting risks through:
a. Signs of risks described in the risk file;
b. Compounds of risk registration established on the basis of distinctive signs of risks.
2.2.3. Risk files are the bases for the application of risk handling measures
a. Based on the risk file, officers working on risk management shall propose on applying the following measures:
- Developing programs of risk managements by objectives, scope and extent of application;
- Developing and launching programs of voluntary observance;
- Conducting observance measurement and assessment;
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
+ Inspecting dossiers, inspecting goods during the customs clearance (via automatic systems or documents directing, guiding risk management);
+ Inspecting post-customs clearance;
+ Applying customs control measures to supervise, investigate or organize combat, prevention;
+ Developing and carrying out plans; collaborating with units within and outside the branch to implement plans on prevention, stopping;
+ Not applying incentive mechanism to objects (enterprises, organizations, individuals) or domains of high risks.
b. Based on the risk analysis, assessment results recorded in the risk file, officers working on risk management may offer operational requirements and orientation applying to handling measures for specific risks.
3. Monitoring, assessing, supplementing, adjusting, eliminating risk files
3.1. Monitoring, assessing
Regularly monitor, assess the application effectiveness; identify remaining risks after processing, detect new risks to timely adjust or supplement.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
3.2.1. Adjusting the risk levels: increase, decrease;
3.2.2. Proposing on adjustment of appropriate risk handling measures;
3.2.3. Supplementing/removing new risks indicators in the risk compound;
3.2.4. Detecting, registering newly-identified risks;
3.2.5. Eliminating files for risks determined to be low or no longer exist;
3.2.6. Saving risk files in accordance with the prescribed mode to serve research, analysis of similar risks or to reuse.
The compilation and management of risk files is implemented in accordance with the uniform forms in the entire branch, including:
4.1. Report on the risk file establishment: applied when establishing risk files to submit to competent leaders for approval.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
4.3. Report on risk analysis, assessment results: to report the contents of risk analysis, assessment results.
4.4. Form of risk handling plan: applied when compiling and reporting the plans of risk handling.
4.5. Direction of signs of risks: applied to direct risks orienting risk analysis activities at operational units.
4.6. Report on risk assessment, monitoring results.
1. Risk management apparatus organizational structure
Including 02 levels: General Department and Sub-department of electronic customs:
1.1. At the General-department level: Team of customs inspection, control methods renovation of the Board of Renovation is the contact point directing the application of risk management in electronic customs procedures of the entire branch.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
2. Tasks, authority and responsibilities at the General-department level
2.1. Tasks
2.1.1. To develop and carry out the master plan on the application of risk management;
2.1.2. To collect information, develop, consolidate database serving the application of risk management;
2.1.3. To develop, operate, improve the risk management system supporting the application of risk management;
2.1.4. To compile, update risk files at the General-department level;
2.1.5. To compile, manage, update sets of criteria at the General-department level;
2.1.6. To guide Sub-departments of Electronic Customs to compile risk files and update criteria at the Sub-department level under decentralization;
2.1.7. To inspect the implementation of the application of risk management at the Sub-departments of Electronic Customs;
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
2.1.9. To organize training, retraining in the application of risk management in the entire branch.
2.2. Authority
2.2.1. General Director of the General Department of Customs shall approve the master plan and decide the issues relating to the application of risk management in electronic customs procedures; approve sets of risk criteria at the General-department level.
2.2.2. Director of Anti-smuggling and Investigation Department shall review, establish, and approve risk files at the General-department level.
2.3. Responsibilities
2.3.1. The Department of Customs Renovation and Modernization:
a. To develop, counsel the General Director to approve programs, master plan applying risk management in electronic customs procedures;
b. To guide the implementation of the master plan on the application of risk management in electronic customs procedures;
c. To instruct, inspect, urge the application of risk management in electronic customs procedures;
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
2.3.2. The Anti-smuggling and Investigation Department:
a. To compile, manage, update risk management files at the General-department level applying to electronic customs procedures;
b. To coordinate with the Board of Renovation and Modernization to select and apply risk management criteria in electronic customs procedures;
c. To manage, operate, improve, and develop the risk management system so as to satisfy requirements of the operation of electronic customs procedures.
d. To coordinate with the Department of Information Technology and Customs Statistics to implement measures for ensuring the risk management system security and safety;
e. To completely implement the tasks on collection, processing of information and risk management in accordance with general provisions of Customs branch.
2.2.3. The Department of Post-Customs Clearance Inspection:
a. To analyze risks, establish criteria serving post-customs clearance inspection at the General-department level;
b. To coordinate with the Board of Renovation and Modernization to develop and implement programs, plans of post-customs clearance inspection serving the assessment of observance.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
d. To coordinate with the Board of Renovation and Modernization, the Anti-smuggling and Investigation Department to exchange information on enterprises, ensuring to timely update information of the operation of enterprises.
2.3.4. The Department of Supervision and Management:
a. To analyze, assess risks in Customs supervision and management;
b. To compile, update the list of commodities by management groups and goods categories.
- List of goods banned from export, import in present (10-digit code);
- List of goods banned from export, import subject to line management (10-digit code)
- List of goods in accordance with CITES treaty and BASEL treaty;
- List of goods subject to the state quality inspection, food hygiene and safety inspection, animal and plant quarantine;
- List of goods difficult to categorize and likely to cause confusion when categorizing (10-digit code);
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
The above goods lists must be categorized by HS code (10-digit code) and be timely reviewed, adjusted and supplemented when being changed.
2.3.5. The Department of Inspection on Export-Import Duties Collection:
a. To analyze, assess risks in the inspection and collection of export-import duties;
b. To regularly synthesize, assess, make timely lists of goods with high risks of fraud acts on prices (10-digit code), propose methods, extent of management for these kinds of goods; to synthesize modes and tricks of tax frauds and send to the Board of Renovation and Modernization and the Anti-smuggling and Investigation Department to consider and apply risk management;
Centers of exported-imported goods analysis and categorization in the North, the Central Region, the South shall regularly synthesize, assess, make timely lists of goods likely to cause confusion of categorization, usually commit violations of quality, and send to the Board of Renovation and Modernization and the Anti-smuggling and Investigation Department to consider and apply risk management.
2.3.7. The Department of Information Technology and Customs Statistics:
a. To collaborate with the Board of Renovation and Modernization and the Anti-smuggling and Investigation Department to maintain and develop the risk management system so as to satisfy the operational requirements of electronic customs procedures.
b. To ensure the smooth and constant transmission/reception of online information; to ensure system security and safety;
c. To instruct, inspect the exploitation and utilization of the system; to sustain, maintain the computer system, and implement the network security and safety measures.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
2.3.8. The Department of Financial Planing in collaboration with the Board of Renovation and Modernization and the Anti-smuggling and Investigation Department and the Department of Information Technology and Customs Statistics to propose on ensuring conditions of infrastructure, equipment and expenses serving the operational information collection, processing and risk management.
3. Tasks, authority and responsibilities at the Sub-department of Electronic Customs level
3.1. Tasks:
3.1.1. To implement the guidance relating to the application of risk management in electronic customs procedures of the General Department;
3.1.2. To collect information, to develop, consolidate database serving the application of risk management under decentralization;
3.1.3. On the basis of the master plan on the application of risk management, to develop programs, plans on the implementation of the general plan under decentralization;
a. Propose on the development, operation, improvement of the information system supporting the application of risk management;
b. Compile, manage, and update risk files at the Sub-department of Electronic Customs level;
c. Compile, manage and update criteria at the Sub-department of Electronic Customs level;
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
e. Organize training, retraining in the application of risk management within the Sub-department of electronic customs;
f. Implement other tasks directly managed by the Directors of the Departments of Customs of provinces, cities and allocated by the General Director of the General Department;
3.2. Authority:
Heads of the Sub-departments of Electronic Customs shall compile, update and approve risk classification criteria, risk assessment criteria, risk files at the Sub-department of Electronic Customs level.
3.3. Responsibilities
3.3.1. To apply risk management data of the General-department level to the selection of mediums for inspection, channeling of exported-imported goods and subjects of post-customs clearance inspection.
3.3.2. To compile, manage, update the risk files applied by Sub-department of Electronic Customs level in electronic customs procedures.
a. Compile the initial risk files in risk management at Sub-department of Electronic Customs level;
b. Weekly, on the basis of setting up situational contexts, identifying risks, analyzing risks, assessing risks, consider the amendment, supplement and approval of risk files at Sub-department of Electronic Customs level to ensure the suitability with the actual state of customs management;
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
3.3.3. To propose to create newly, remove, change, lock user account groups (Name and password), users, or user accounts belonging to the Sub-departments of Electronic Customs. To manage the use of user accounts in compliance with the risk management Regulation.
3.3.4. To preside over the management of criteria sets at Sub-department of Electronic Customs level:
a. Based law provisions, operational information analysis results of units, of the General Department and operational information provided by concerned units within and outside of the branch, review, assess, update risk classification criteria, risk assessment criteria at Sub-department of Electronic Customs level;
b. Implement the establishment, approval of risk classification criteria, risk assessment criteria on the system; synthesize, assess at Sub-department of Electronic Customs level.
3.3.5. To assess the effectiveness, adjust the application of risk management:
a. Monthly, before the day of 23rd, report the operational information synthesis, analysis and assessment results and feedbacks on the effectiveness of the application of risk management; compare with the risk extent classification of each of the criteria, the criteria selection methods, the amount of selected criteria;
b. Based on the actual situation, proactively propose, amend, supplement or replace risk management criteria, adjust selection methods, risk classification criteria, risk assessment criteria.
ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
2. The Directors of the Departments of Customs of provinces, cities shall bear responsibility for leading, allocating units belonging to or directly under such Departments to coordinate with the Sub-departments of Electronic Customs to implement the application of risk management in electronic customs procedures.
3. The Directors of Departments, heads of units belonging to the General Department agencies are responsible for coordinating with the Board of Customs Renovation and Modernization to implement their allocated tasks as prescribed in this Regulations.
4. Units, individuals violating provisions of this Regulation shall be sanctioned in accordance with branch and law provisions.
This Regulation takes effect from the date of its promulgation. The units shall report difficulties and obstructions arising during the implementation to the General Department for guidance or timely amendment, supplement./.
;Quyết định 1700/QĐ-TCHQ năm 2007 ban hành Quy chế áp dụng quản lý rủi ro trong thí điểm thủ tục hải quan điện tử do Tổng cục trưởng Tổng cục hải quan ban hành
Số hiệu: | 1700/QĐ-TCHQ |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tổng cục Hải quan |
Người ký: | Đặng Hạnh Thu |
Ngày ban hành: | 25/09/2007 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 1700/QĐ-TCHQ năm 2007 ban hành Quy chế áp dụng quản lý rủi ro trong thí điểm thủ tục hải quan điện tử do Tổng cục trưởng Tổng cục hải quan ban hành
Chưa có Video