Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC HẢI QUAN
-----

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-------

Số: 1582/QĐ-TCHQ

Hà Nội, ngày 29 tháng 08 năm 2006

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY TRÌNH THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI TÀU BIỂN XUẤT CẢNH, NHẬP CẢNH, QUÁ CẢNH, CHUYỂN CẢNG

TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC HẢI QUAN

Căn cứ Luật Hải quan ngày 29/06/2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hải quan ngày 14/06/2005;
Căn cứ Nghị định số 96/2002/QĐ-CP ngày 19/11/2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Hải quan;
Căn cứ Nghị định số 154/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan và Nghị định số 71/2006/NĐ-CP ngày 25/07/2006 của Chính phủ về quản lý cảng biển và luồng hàng hải;
Căn cứ Thông tư số 112/2005/TT-BTC ngày 15/12/2005 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan;
Căn cứ công văn số 1439/CHHVN-PC ngày 29/08/2006 của Cục Hàng hải Việt Nam thuộc Bộ Giao thông Vận tải về việc mẫu bản khai hàng hóa;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Giám sát quản lý về hải quan,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1: Ban hành kèm theo Quyết định này Quy trình thủ tục hải quan đối với tàu biển xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, chuyển cảng.

Điều 2: Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký.

Điều 3: Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Cơ quan Tổng cục Hải quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

KT.TỔNG CỤC TRƯỞNG
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG




Đặng Hạnh Thu

 

QUY TRÌNH

THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI TÀU BIỂN XUẤT CẢNH, NHẬP CẢNH, QUÁ CẢNH, CHUYỂN CẢNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1582 /QĐ-TCHQ ngày 29 tháng 8 năm 2006)

I. QUY ĐỊNH CHUNG:

1. Thời hạn để thuyền trưởng hoặc người đại diện hợp pháp (dưới đây gọi chung là thuyền trưởng) và Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng (dưới đây gọi tắt là Hải quan cảng) làm thủ tục cho tàu biển xuất cảnh, nhập cảnh:

a) Đối với tàu biển nhập cảnh:

- Chậm nhất 02 giờ kể từ khi tàu đã vào neo đậu an toàn tại vị trí theo chỉ định của Giám đốc Cảng vụ hàng hải.

- Thời điểm xác định tàu, hàng hoá đến cảng là thời điểm Hải quan cảng tiếp nhận, đóng dấu lên hồ sơ hải quan do thuyền trưởng nộp.

b) Đối với tàu biển xuất cảnh:

- Chậm nhất 02 giờ trước khi tàu rời cảng.

- Riêng tàu khách và tàu chuyên tuyến, thời gian chậm nhất là ngay trước thời điểm tàu chuẩn bị rời cảng.

c) Trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn trên có thể thay đổi, nhưng yêu cầu thuyền trưởng phải thông báo bằng văn bản cho Hải quan cảng biết trước.

d) Trường hợp tàu chỉ (tạm thời) lưu lại cảng trong khoảng thời gian không quá 12 giờ, yêu cầu thuyền trưởng phải báo cho Cảng vụ biết để phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành bố trí làm thủ tục cho tàu vào và rời cảng cùng một thời điểm.

2. Địa điểm làm thủ tục hải quan:

Tại trụ sở chính hoặc Văn phòng đại diện của Cảng vụ, trừ các quy định tại điểm b, khoản 2 Điều 27 Nghị định số 71/2006/NĐ-CP ngày 25/07/2006 của Chính phủ.

3. Hải quan phải giám sát, kiểm tra để đảm bảo việc thuyền trưởng cho dỡ hàng hóa theo đúng nội dung bản khai hàng hóa nhập khẩu, quá cảnh, chuyển cảng (nếu có) sau khi tàu biển đã làm thủ tục nhập cảnh (bao gồm tàu nhập cảnh, quá cảnh, chuyển cảng), xếp lên tàu hàng hóa xuất khẩu đã hoàn thành thủ tục hải quan.

4. Nội dung bản khai hàng hóa nhập khẩu:

a) Theo quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định số 71/2006/NĐ-CP ngày 25/07/2006 của Chính phủ, Hải quan cảng chỉ tiếp nhận hồ sơ với các nội dung trên bản khai hàng hóa phải đảm bảo đầy đủ, cụ thể, rõ ràng, trong đó nội dung về mô tả hàng hóa (Description of goods) phải rất cụ thể, không được ghi chung chung như: hàng bách hóa, hàng thiết bị văn phòng, hàng điện tử, điện gia dụng, đồ chơi trẻ em... Mặt hàng nào ghi chung chung thì hướng dẫn và yêu cầu thuyền trưởng phải khai chi tiết mặt hàng đó (tham khảo Phụ lục 1 ban hành kèm theo Quyết định này).

b) Việc sửa, điều chỉnh bản khai hàng hóa thực hiện theo đúng quy định tại khoản 3 Điều 42 Nghị định số 154/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005 của Chính phủ; trong đó nội dung về tên, địa chỉ người nhận, tên hàng, lượng hàng phải không ảnh hưởng đến việc chấp hành các quy định của pháp luật về thuế, chính sách quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và được Chi cục trưởng Hải quan cảng nơi làm thủ tục cho tàu biển xuất nhập cảnh chấp thuận.

Hồ sơ xin sửa, điều chỉnh bản khai hàng hóa gồm:

- Điện xác nhận của chủ tàu hoặc Đại lý chủ tàu từ nước ngoài (bản dịch tiếng Việt Nam, bản sao tiếng Anh: mỗi loại 01 bản) về nội dung điều chỉnh;

- Đơn xin điều chỉnh của chủ tàu hoặc Đại lý chủ tàu;

- Văn bản uỷ quyền của chủ tàu hoặc Đại lý chủ tàu cho người được uỷ quyền làm việc với Hải quan để xin điều chỉnh nội dung bản khai hàng hóa;

- Vận tải đơn xin được điều chỉnh (nếu có);

5. Khai hành lý, hàng hoá của thuyền viên, hành khách thực hiện như sau:

a) Đối với hành lý của thuyền viên: Được dùng chung Bản khai hành lý thuyền viên để khai cho hành lý của cả đoàn;

 Đối với hàng hoá: Phải khai riêng hàng hoá của từng thuyền viên vào tờ khai hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu phi mậu dịch.

b) Đối với hành lý, hàng hóa của hành khách xuất nhập cảnh thực hiện theo quy định tại Nghị định số 66/2002/NĐ-CP ngày 01/07/2002 của Chính phủ và Quyết định số 29/2006/QĐ-BTC ngày 08/05/2006 của Bộ Tài chính.

6. Về thủ tục hải quan tại cảng chuyên dùng:

Cảng chuyên dùng (do Cục Hàng hải hoặc Bộ Giao thông vận tải có Quyết định công bố) là cảng riêng của doanh nghiệp để chuyên xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa của chính doanh nghiệp đó. Về thủ tục hải quan, cảng chuyên dùng được coi là địa điểm kiểm tra hàng hoá xuất nhập khẩu, phương tiện vận tải xuất nhập cảnh ở sông, vịnh hoặc ở ngoài khơi (đối với cầu cảng, phân cảng không bến thuộc các mỏ khai thác dầu khí trên biển).

7. Việc kiểm tra, giám sát hải quan tại khu vực cảng mở Cát Lái thực hiện theo Quyết định số 37/2006/QĐ-TTg ngày 10/02/2006 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế thí điểm khu vực cảng mở Cát Lái thuộc Công ty Tân Cảng Sài Gòn.

8. Trách nhiệm của Hải quan cảng:

a) Hải quan cảng có trách nhiệm phối hợp với Cảng vụ để tiếp nhận thông tin qua mạng máy tính hoặc hồ sơ giấy về thời gian đến và rời cảng, địa điểm neo đậu, thời gian xếp, dỡ hàng hóa lên hoặc xuống tàu biển.

b) Hải quan cảng có trách nhiệm phối hợp với doanh nghiệp cảng thực hiện các nội dung sau:

b1) Tiếp nhận thông tin chi tiết về việc bố trí, sắp xếp từng loại hàng hóa, từng loại container trong khu vực cảng do doanh nghiệp cung cấp.

b2) Phối hợp với doanh nghiệp bố trí khu vực làm việc, khu vực kiểm tra, kiểm soát hải quan. Hỗ trợ trang thiết bị phục vụ yêu cầu kiểm tra, giám sát tàu biển xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, chuyển cảng và hàng hóa xuất nhập khẩu.

b3) Hướng dẫn doanh nghiệp quản lý, bảo đảm nguyên trạng hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu lưu giữ tại kho, bãi cảng; chỉ được cho hàng hoá nhập khẩu đã làm thủ tục hải quan qua các cổng cảng có giám sát hải quan.

b4) Khi điều kiện cho phép thì phối hợp với doanh nghiệp việc nối mạng máy tính với Hải quan cảng để thông báo thường xuyên, kịp thời số liệu hàng ngày về:

- Hàng hoá nhập khẩu dỡ xuống kho, bãi cảng.

- Hàng hoá xuất khẩu xếp lên tàu.

- Hàng đổ vỡ, hàng thừa (kèm biên bản).

- Hàng hoá nhập khẩu quá thời hạn quy định chưa làm thủ tục hải quan.

- Hàng hoá không có người nhận đang lưu giữ tại cảng.

- Hàng hóa sai số container, sai số seal, đứt seal, mất seal (kèm biên bản).

Đối với Doanh nghiệp chưa có điều kiện nối mạng máy tính với Hải quan cảng thì có văn bản yêu cầu, hướng dẫn doanh nghiệp trước ngày 15 hàng tháng phải gửi bằng văn bản cho Hải quan cảng các số liệu kể trên của tháng trước.

c) Khi có căn cứ xác định trên tàu biển xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, chuyển cảng có dấu hiệu vi phạm pháp luật Hải quan; cất dấu, vận chuyển hàng hóa trái phép thì Chi cục trưởng quyết định khám xét tàu theo quy định tại khoản 3 Điều 51 Luật Hải quan và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

d) Đối với Hải quan cảng đã và đang ứng dụng chương trình khai báo tàu biển từ xa thì tiếp tục thực hiện và hoàn thiện trên cơ sở quy trình này.

II. THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI TÀU BIỂN XUẤT CẢNH, NHẬP CẢNH, QUÁ CẢNH, CHUYỂN CẢNG;

A. Tàu biển nhập cảnh:

Bước 1: Tiếp nhận thông tin trước khi tàu đến.

1. Tiếp nhận thông tin từ cảng Vụ nêu tại điểm 8 phần I kể trên.

2. Chuyển thông tin đến các bộ phận liên quan khi có yêu cầu và theo chỉ đạo của lãnh đạo Chi cục như Chi cục Hải quan nơi phương tiện vận tải sẽ dỡ hàng, bộ phận phân tích rủi ro, bộ phận thủ tục hàng hóa xuất nhập khẩu, Chi cục Kiểm tra sau thông quan, Đội kiểm soát hải quan.

Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ và thông quan tàu biển nhập cảnh.

1. Hướng dẫn để thuyền trưởng khai, nộp cho Hải quan cảng các chứng từ sau:

a) Bản khai chung : 01 bản chính;

b) Bản khai hàng hoá (ký, đóng dấu trang đầu và trang cuối): 01 bản chính;

c) Bản khai hàng hóa nguy hiểm (nếu có) : 01 bản chính;

d) Bản khai dự trữ của tàu : 01 bản chính;

đ) Danh sách thuyền viên : 01 bản chính;

e) Danh sách hành khách (nếu có)  : 01 bản sao ;

g) Bản khai hành lý của thuyền viên : 01 bản chính.

Trường hợp tàu có chuyên chở hàng hóa nhập khẩu chuyển cảng, hàng hóa quá cảnh, hàng trung chuyển thì yêu cầu thuyền trưởng nộp thêm bản khai hàng hóa chuyển cảng, quá cảnh, trung chuyển khi làm thủ tục nhập cảnh cho tàu.

Trường hợp cần thiết thì công chức hải quan được yêu cầu thuyền trưởng xuất trình các chứng từ sau:

a) Nhật ký hành trình tàu.

b) Sơ đồ hàng xếp trên tàu.

c) Các chứng từ có liên quan đến hàng hóa đang vận chuyển trên tàu.

2. Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ hải quan nêu trên.

3. Đóng dấu (sử dụng Mẫu số 1 ban hành kèm theo Quyết định số 1200/2001/QĐ-TCHQ ngày 23/11/2001 của Tổng cục Hải quan) vào bản khai chung; bản khai dự trữ của tàu; bản khai hàng hóa nguy hiểm; bản khai hàng hóa, hành lý của thuyền viên. Riêng đối với bản khai hàng hoá ghi tổng số trang, ký tên, đóng dấu lên trang đầu và trang cuối của bản khai.

Bước 3: Trao đổi thông tin và lưu trữ hồ sơ.

1. Gửi bản khai hàng hóa nhập khẩu (bản sao) đến Chi cục Hải quan nơi phương tiện vận tải dỡ hàng, Bộ phận phân tích rủi ro.

2. Nhập các dữ liệu vào máy tính hoặc vào sổ theo dõi.

3. Lưu hồ sơ theo quy định.

B. Tàu biển xuất cảnh:

Bước 1: Tiếp nhận thông tin trước khi tàu rời cảng.

1. Tiếp nhận thông tin từ cảng Vụ nêu tại điểm 8 phần I kể trên.

2. Tiếp nhận thông tin liên quan từ bộ phận Hải quan giám sát hàng hóa xếp lên tàu, hàng hóa cung ứng cho tàu; tình hình tàu và thuyền viên trong thời gian tàu neo đậu tại cảng.

3. Chuyển thông tin đến các đơn vị chức năng khi có yêu cầu và theo chỉ đạo của lãnh đạo Chi cục.

Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ và thông quan tàu biển xuất cảnh.

1. Hướng dẫn để thuyền trưởng khai, nộp cho Hải quan cảng các chứng từ sau:

a) Bản khai chung           : 01 bản chính;

b) Bản lược hàng hoá (ký, đóng dấu trang đầu và trang cuối) : 01bản chính;

c) Bản khai hàng hóa nguy hiểm (nếu có) : 01 bản chính;

d) Bản khai dự trữ của tàu                                                          : 01 bản chính;

đ) Danh sách thuyền viên  : 01 bản chính;           

e) Danh sách hành khách (nếu có)           : 01 bản sao ;

g) Bản khai hành lý hành khách (nếu có) : 01 bản chính.

 Trường hợp cần thiết thì công chức hải quan được yêu cầu thuyền trưởng xuất trình các chứng từ sau:

a) Sơ đồ hàng xếp trên tàu.

b) Hoá đơn mua hàng cung ứng tàu biển.

c) Hoá đơn mua hàng miễn thuế (theo đơn đặt hàng).

d) Các chứng từ khác có liên quan.

Trường hợp không có nội dung thay đổi so với nội dung khai báo khi tàu nhập cảnh thì thuyền trưởng không phải nộp các giấy tờ nêu tại điểm 1.1 nêu trên, trừ bản khai chung, bản khai hàng hóa, danh sách hành khách (nếu có).

Trong trường hợp có lý do chính đáng thì yêu cầu thuyền trưởng phải thông báo cho lãnh đạo Chi cục Hải quan cảng bằng văn bản xin được phép nộp chậm bản khai hàng hóa xuất khẩu trong thời hạn 24 giờ kể từ khi tàu xuất cảnh.

2. Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ hải quan nêu trên.

3. Đóng dấu vào bản khai chung như hướng dẫn tại điểm 3, bước 2 phần A trên.

Bước 3: Trao đổi thông tin và lưu trữ hồ sơ.

1. Gửi bản khai hàng hóa xuất khẩu (bản sao) đến Chi cục Hải quan nơi tàu xuất cảnh, bộ phận phân tích rủi ro.

2. Nhập các dữ liệu vào máy vi tính hoặc vào sổ theo dõi.

3. Lưu hồ sơ theo quy định.

C. Tàu biển quá cảnh:

Bước 1: Tiếp nhận thông tin.

1. Tiếp nhận thông tin từ cảng Vụ nêu tại điểm 8 phần I kể trên.

2. Chuyển các thông tin đến các đơn vị chức năng khi có yêu cầu và theo chỉ đạo của lãnh đạo Chi cục.

Bước 2: Thủ tục hải quan tại cảng nơi tàu nhập cảnh.

1. Hướng dẫn để thuyền trưởng khai, nộp, xuất trình cho Hải quan cảng các chứng từ theo quy định tại Bước 2, điểm 1, phần A tàu biển nhập cảnh nêu trên.

2. Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ hải quan.

3. Đóng dấu (Mẫu số 1 dẫn trên) vào bản khai chung; bản khai dự trữ của tàu; bản khai hàng hóa nguy hiểm; bản khai hàng hóa, hành lý của thuyền viên. Riêng đối với bản khai hàng hoá ghi tổng số trang, ký tên, đóng dấu lên trang đầu và trang cuối của bản khai.

4. Niêm phong bộ hồ sơ gồm: 01 bản khai hàng hoá, 01phiếu chuyển hồ sơ tàu; giao hồ sơ cho thuyền trưởng để chuyển cho Hải quan cảng nơi tàu xuất cảnh; lưu 01 bản khai hàng hóa (bản sao).

5. Niêm phong kho dự trữ và hầm hàng (nếu có điều kiện và khi cần thiết).

6. Nhập các dữ liệu vào máy vi tính hoặc vào sổ theo dõi.

7. Lưu hồ sơ theo quy định.

Bước 3: Thủ tục hải quan tại cảng nơi tàu xuất cảnh.

1. Hướng dẫn để thuyền trưởng nộp cho Hải quan cảng bản khai chung (01 bản chính), hồ sơ do Hải quan cảng nơi tàu nhập cảnh chuyển đến.

2. Tiếp nhận bản khai chung và hồ sơ có niêm phong của Hải quan cảng nơi tàu nhập cảnh do thuyền trưởng nộp.

3. Bằng hình thức phù hợp, thông báo ngay tình hình cho Hải quan cảng nơi tàu nhập cảnh về việc tiếp nhận hàng hóa, hồ sơ, đặc biệt trong trường hợp tàu có vi phạm pháp luật hoặc có hiện tượng không bình thường.

D. Tàu biển chuyển cảng:

Bước 1: Tiếp nhận thông tin.

1. Tiếp nhận thông tin từ cảng Vụ nêu tại điểm 8 phần I kể trên.

2. Tiếp nhận thông tin liên quan từ bộ phận Hải quan giám sát hàng hóa xếp lên tàu, hàng hóa cung ứng cho tàu; tình hình tàu và thuyền viên trong thời gian tàu neo đậu tại cảng.

3. Chuyển thông tin đến các đơn vị chức năng khi có yêu cầu và theo chỉ đạo của lãnh đạo Chi cục.

Bước 2: Thủ tục hải quan tại cảng nơi tàu đi.

1. Yêu cầu thuyền trưởng có thông báo bằng văn bản với Chi cục trưởng Hải quan cảng về mục đích, thời gian chuyển cảng.

a) Nếu có hàng hoá xuất khẩu đã làm thủ tục hải quan sẽ được dỡ xuống cảng đến thì phải ghi rõ vào văn bản thông báo các nội dung sau: Tên và địa chỉ doanh nghiệp xuất khẩu, tên hàng, số lượng cont / kiện, lượng hàng, số, ngày tháng năm tờ khai xuất khẩu, số niêm phong hãng tàu, niêm phong hải quan, tên cảng dỡ hàng.

b) Trường hợp hàng hóa nhập khẩu chuyển cảng, nếu người vận tải vận chuyển lô hàng nhập khẩu về cảng nhập nhưng không tiếp tục vận chuyển đến cảng đích mà uỷ quyền bằng điện uỷ quyền cho một doanh nghiệp có chức năng kinh doanh vận tải hàng hóa vận chuyển đến cảng đích ghi trên vận tải đơn thì Chi cục trưởng chấp thuận việc uỷ quyền đó.

2. Tiếp nhận, đóng dấu (Mẫu số 1 dẫn trên) lên hồ sơ chuyển cảng do thuyền trưởng nộp, gồm: bản khai chung, bản khai hàng hoá nhập khẩu chuyển cảng, bản khai hàng hoá xuất khẩu đã được xếp lên tàu, bản khai hàng hoá quá cảnh, chuyển tải (nếu có): mỗi loại 01 bản.

3. Lập Phiếu chuyển hồ sơ tàu (theo mẫu ban hành kèm theo Quy trình này); niêm phong hồ sơ chuyển cảng, hồ sơ gồm phiếu chuyển hồ sơ tàu, biên bản bàn giao hàng chuyển cảng, bản khai hàng hóa chuyển cảng và giao hồ sơ cho thuyền trưởng để chuyển cho Hải quan cảng đến.

4. Chuyển hồ sơ chuyển cảng đã niêm phong hải quan cho Hải quan cảng đến.

5. Nhập các dữ liệu vào máy tính hoặc vào sổ theo dõi.

6. Lưu hồ sơ theo quy định.

Bước 3: Thủ tục hải quan tại cảng nơi tàu đến.

1. Tiếp nhận bản khai chung, hồ sơ chuyển cảng có niêm phong hải quan.

2. Đóng dấu (Mẫu số 1 dẫn trên) lên bản khai hàng hóa và gửi cho Chi cục Hải quan nơi tàu dỡ hàng, Bộ phận phân tích rủi ro.

3. Bằng hình thức phù hợp, thông báo ngay cho Hải quan cảng đi về việc tiếp nhận hàng hóa, hồ sơ chuyển cảng và tình hình hàng hóa chuyển cảng; đặc biệt trong trường hợp tàu có vi phạm pháp luật hoặc có hiện tượng không bình thường.

4. Nhập các dữ liệu vào máy tính hoặc vào sổ theo dõi.

5. Lưu hồ sơ theo quy định.

III. MỘT SỐ CÔNG VIỆC GIÁM SÁT HẢI QUAN ĐỐI VỚI TÀU BIỂN XUẤT CẢNH, NHẬP CẢNH, CHUYỂN CẢNG, QUÁ CẢNH VÀ HÀNG HÓA RA VÀO CẢNG:

1) Nhiệm vụ của Hải quan giám sát tàu và kho, bãi:

a) Giám sát tàu xuất cảnh, nhập cảnh, chuyển cảng, quá cảnh.

b) Giám sát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu khi xếp, dỡ, lưu giữ tại kho, bãi.

c) Thực hiện quản lý hải quan đối với hàng miễn thuế ở khu vực cảng mua theo đơn đặt hàng (ORDER), hàng cung ứng cho tàu và hành lý, hàng hoá của thuyền viên, hành khách xuất nhập cảnh.

d) Niêm phong kho rượu, bia, thuốc lá (nếu số lượng vượt quá tiêu chuẩn định mức theo quy định hiện hành), thuốc độc, thuốc mê, vũ khí của tàu.

đ) Tiếp nhận, xử lý các báo cáo của doanh nghiệp cảng về tình hình, số liệu hàng hoá xuất nhập khẩu quy định tại điểm 8.b4 phần I nêu trên.

2) Nhiệm vụ của Hải quan giám sát cổng cảng:

a) Đối với hàng hoá nhập khẩu ra khỏi cảng:

a1) Kiểm tra các giấy tờ do chủ hàng hoặc người đại diện xuất trình gồm:

- Biên bản bàn giao (đối với hàng hoá chuyển cửa khẩu, chuyển cảng).

- Tờ khai nhập khẩu đã hoàn tất thủ tục hải quan / được phép tạm giải phóng hàng theo quy định / văn bản được lãnh đạo Chi cục chấp thuận cho mang hàng ra khỏi cảng.

- Phiếu xuất kho, bãi của doanh nghiệp cảng.

- Quyết định của cơ quan có thẩm quyền đối với hàng thanh lý.

a2) Kiểm tra số kí hiệu container, tình trạng bên ngoài, niêm phong hải quan (nếu có). Đối với các lô hàng rời thì đối chiếu giữa nội dung tờ khai hải quan với nội dung Phiếu xuất kho, bãi; chỉ kiểm tra thực tế khi có dấu hiệu vi phạm và được sự chấp thuận của lãnh đạo Chi cục Hải quan.

a3) Nhập dữ liệu vào máy tính hoặc vào sổ theo dõi. Nội dung gồm các tiêu chí sau: Tên, địa chỉ doanh nghiệp; Số, ngày tháng năm Tờ khai hải quan; Số, ngày tháng năm Biên bản bàn giao; Số ký hiệu container; Số kiện (đối với hàng rời); Mặt hàng; Ngày, giờ ra cổng cảng.

b) Đối với hàng hóa xuất khẩu đã hoàn thành thủ tục hải quan được đưa vào cảng thì chủ hàng hoàn toàn chịu trách nhiệm tự quản lý, Hải quan giám sát chỉ kiểm tra số, ký hiệu container, số kiện (đối với hàng rời), tình trạng bên ngoài, niêm phong hải quan (nếu có), nhập dữ liệu vào máy tính hoặc sổ theo dõi quản lý.

3) Thực hiện các nhiệm vụ giám sát khác có liên quan được giao./.

 

 

KT.TỔNG CỤC TRƯỞNG
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG




Đặng Hạnh Thu

 

PHỤ LỤC 1

HƯỚNG DẪN KHAI BÁO HÀNG HÓA TRÊN MANIFEST

Không được chấp nhận

Được chấp nhận

Thiết bị, dụng cụ

Dụng cụ nấu bếp

Thiết bị công nghiệp

Thiết bị ôtô

Thiết bị

Thiết bị ôtô mới

Thiết bị ôtô đã qua sử dụng

Chất hóa học, độc hại

Chất hóa học, không gây độc hại

Tên khoa học của chất hóa học đó (không phải tên thương mại của hãng sản xuất) hoặc nhận dạng mã HAZMAT của LHQ

Hàng hóa điện tử

Hàng điện tử

Vi tính

Thiết bị điện tử tiêu dùng, điện thoại, đồ điện tử cá nhân / đồ điện tử dùng cho gia đình ( ví dụ TV, VCR, FDA )

Thiết bị

Thiết bị công nghiệp, thiết bị dùng trong giếng dầu, thiết bị ôtô, thiết bị dùng cho gia cầm ...

Đồ ăn

 

Cam

Gói gạo, ngũ cốc đóng gói

Sắt

Sắt ống, sát tấm

Đường ống

Đường ống bằng nhựa

Đường ống bằng PCV

Đường ống bằng thép

Đường ống bằng đồng

Phế liệu

Nhựa phế liệu

Nhôm phế liệu

Sắt phế liệu

Thực phẩm

Cam; Xoài; Dứa ...

Cá hộp; Thịt lơn xông khói ...

 

 

THE MINISTRY OF FINANCE
THE GENERAL DEPARTMENT OF CUSTOM
 -------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------

No.: 1582/QD-TCHQ

Hanoi, August 29, 2006

 

DECISION

ON PROMULGATION OF CUSTOMS PROCEDURES APPLICABLE FOR VESSELS ON EXIST, ENTRY, TRANSIT, TRANSPORT

HEAD OF CUSTOMS GENERAL DEPARTMENT

Pursuant to Law on Customs dated June 29, 2001 and Law on Amending of and Supplement to a Number of Articles of Law on Customs dated June 14, 2005; 
Pursuant to Decree No. 96/2002/QD-CP of the Government dated November 19, 2002 Providing Function, Duties, Powers and structural organization of General Customs Department ;
Pursuant to Decree No. 154/2005/ND-CP of the Government dated December 15, 2005 Providing Guidelines for a number of articles of Law on Customs with respect to Customary Procedures, Inspection, Supervision and Decree No. 71/2006/ND-CP of the Government dated July 25, 2006 on Management of Seaports and Marine Channels;
Pursuant to Circular No. 112/2005/TT-BTC of the Ministry of Finance dated December 15, 2005 Providing Guidelines on Customary Procedures, Inspection and Supervision;
Pursuant to Official Letter No. 1439/CHHVN-PC of Vietnam Marine Department under Ministry of Transportation Regarding Form for Declaration of Goods; 
At proposal of Chief of Customs Management Supervision,

DECIDES

Article 1: To promulgate in conjunction to this Decision Customary Procedures Applicable for Vessels on exist, entry, transit, transport. 

Article 2: This Decision shall take effect after 15 days following the execution hereof. 

Article 3: Head of Customs Department of Provinces and Cities, Head of Departments that are under the management of General Customs Department shall be responsible for the implementation hereof./.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

Recipients:
- As stated in Article 3;
- Ministry of Finance: for reporting;
- Department of Marine
(Ministry of Transportation): for coordinating;
- Boundary Command (Ministry of Defense): Id.; 
- Department of Marine Police, Marine Command (Ministry of Defense): Id.;
- Filing, GSQL (5 sets).

FOR AND ON BEHALF OF THE HEAD
OF GENERAL CUSTOMS DEPARTMENT
DEPUTY HEAD




Dang Hanh Thu

 

CUSTOMARY PROCEDURES

FOR VESSELS ON EXIST, ENTRY, TRANSHIP, TRANSPORT
(Promulgated in conjunction with Decision No. 1582 /QD-TCHQ dated August 29, 2006)

1. Time limit for conducting of procedures for vessels on exist, entry by its captains or legal representative (collectively referred to as Captain) and port’s customs department (hereinafter referred to as Port Customs):

a) For vessels on entry:

- At the latest of 2 hours after the vessels have safely anchored at positions instructed by the Port Director. 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b) For vessels on exist:

- At the latest of 2 hours prior to departure.

- For vessels specialized for passenger transport and liners, the latest time shall be the time immediately prior to departure.

c) The above time limit may be changed due to reasonable reasons provided that a written notice must be sent in advance to the Port Customs by the Captain.

d) In cases the vessels (temporarily) stay at the port for less than 12 hours, the Captains shall be obliged to report to port authority for the purposes of coordinating with relevant authorities to complete procedures for vessels’ entry and exist on the same time. 

2. Places for conducting procedures:

Save for provisions at point (b) of Article 27.2 of Decree 71/2006/ND-CP of the Government, places for conducting of customs procedures shall be the head offices or representative offices of port’s authorities.

3. The customs offices have to supervise and inspect to ensure that the Captains proceed goods handling in line with declaration of goods on import, transit, transport (if any) after completion of required entry procedures (including for vessels that are on entry, transit, transport), loading of export goods that have been undergone customary procedures. 

4. Contents of Import Goods Declaration:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b) Amendment and adjustment to goods declaration shall be carried out in accordance with point 3 of Art. 42 of Decree No. 154/2005/ND-CP of the Government dated December 15, 2005; of which items on name and address of recipients, name of goods and quantity thereof must not affect in any respect to the compliance of tax regulations, policies on management of import, export goods and are approved by the head of customs sub-department at place where the procedures is conducted.

Application for amendments and adjustment to goods declaration is composed of:

- Telefax of vessels’ owner or agency of foreign vessels (copy of English version and Vietnamese translation: 01 set) confirming the adjustment items;

- Request for amendment or adjustment of vessels’ owner or owner’s agency;

- Power of attorney established by the vessels’ owner or owner’s agency authorized other persons for working with Customs offices in connection with amendment or adjustment of goods declaration; 

- Bills of lading that are subject to be adjusted (if any);

5. Declaration of luggage, merchandise of crew, passengers shall be conducted as follows:

a) For crew’s luggage: luggage of all crew may be declared in one declaration of crew’s luggage;

    For merchandise: merchandise of each crew member must be separately declared in declaration of non-commercial import, export goods form. 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



6. Customs procedures for specialized port: 

Specialized ports (as announced by Department of Marine or the Ministry of Transportation) are private ports of companies used for export, import of goods of such companies. With respect of customs procedures, specialized ports are considered to be a location for inspection of export, import goods, exist and entry transportation means on river, gulfs or on the sea (for quay, sub-port under sea oil mine).  

7. Inspection and supervision at the opened port of Cat Lai shall be in accordance with Decision No. 37/2006/QD-TTg of the Prime Minister date February 10, 2006 promulgating of pilot regulations for opened port of Cat Lai under Tan Cang Sai Gon Company. 

8. Responsibilities of port customs:

a) Being responsible to coordinate with port authority for receiving of online data or in hard copy with regard to arrival and departure time, place of anchoring, loading and unloading of goods. 

b) Port customs shall be responsible to coordinate with port companies for implementation of the following: 

b1) Receiving of detailed information regarding arrangement of each types of goods within the port submitted by the companies. 

b2) Coordinating with companies for arrangement of working, inspection, checking space. Supporting with facilitating for inspection, supervision of vessels on exist, entry, transit, transport and import, export goods.  

b3) Advising companies in connection with managing, keeping import, export goods intact and stored in warehouse or port yard; Only allowing imported goods that have undergone customs procedures move out the port gate supervised by customs officer. 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Imported goods that are unloading to warehouse or port ground.

- Loading of export goods.

- Broken goods, surplus goods (accompanied with minutes).

- Imported goods that have not undergone customs procedures during a required period. 

- Unaccepted goods that are stored at the port. 

- Goods that are subject to mistakes of wrong container number, wrong seal number, seal breaking, seal losing (underlined with minutes).

For those companies that have yet net up with port customs’ system, customs shall send written request advising the companies prior to 15th day of each month to submit to port customs aforementioned information of the previous month. 

c) Where there are evidences of violating of customs regulations on exist, entry, transit, transport; hiding or transporting illegal merchandise, head of customs sub-department shall make decision on inspection such vessels in accordance with Article 51.3 of Law on Custom and other relevant regulations.

d) With respect to port customs that already apply vessels distance declaration, those offices shall keep on implementing and perfecting such procedures. 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



A. VESSELS ON ENTRY:

Stage 1: Receipt of information in advance

1. Receiving information from port authority as provided at point 8 Section I above. 

2. Transferring information to relevant units upon request and in accordance with instruction of head of customs sub-department where the transportation means unload goods, risk analysis unit, import, export procedures unit, sub-department of ex-clearance inspection and customs inspection team.

Stage 2: Receipt of dossier and approval for entry of vessels.

1. Advising captains to declare and submit to customs the following documents:

a) Common declaration: 01 original;

b) Merchandise declaration (sign and seal on first and last page): 01 original;

c) Declaration of hazardous goods (if any): 01 original;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



đ) List of vessels crew: 01 original;

e) List of passengers (if any): 01 copy;

g) Declaration of crew’s luggage: 01 original.

In cases vessels contain any merchandise for import, transit, transport, customs office shall request captain to submit a declaration on merchandise for import, transit, transport when carrying out procedures for entry of vessels. 

Where necessary, customs officer may request the captain to present the following documents:

a) Log book.

b) Map of merchandise arrangement.

c) Documents relating to merchandise containing on vessels. 

2. Receipt and inspecting the above dossier. 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Stage 3: Data exchange and filing  

1. A copy of declaration of merchandise shall be sent to customs sub-department where the vessels unload goods, unit of risk analysis.

2. Uploading data to computer and monitoring book. 

3. Filling in accordance with prevailing regulations

B. VESSELS ON EXIST:

Stage 1: Receipt of information upon exist of vessels.

1. Receiving of information from port authority as provided in point 8 Section I above.

2. Receiving of relevant information from customary unit in charge with supervising loading of merchandise, supply of vessels, status of vessels and crew during the stay of vessels. 

3. Transferring information to relevant unit upon request and in accordance with instruction of head of customs sub-department.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Advising Captain to declare and submit to port customs the following documents:

a) Common declaration: 01 original;

b) List of merchandise (sign and seal on first and last page): 01 original;

c) Declaration on hazardous merchandise: 01 original;

d) Declaration of vessel’s provision: 01 original;

đ) Crew list: 01 original;

e) List of passenger (if any): 01 copy;

g) Declaration of Passenger’s luggage (if any): 01 original.

Where necessary, customs officer may request captain to present the following:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b) Invoices of purchasing of vessel’s supply.

c) Invoices for duty free goods (as stated in the orders).

d) Other relevant documents.

Where there are no differences in comparison to declared information upon entry, captain shall not oblige to submit documents listed in point 1.1 except for common declaration, merchandise declaration and list of passenger (if any).

Where there is reasonable ground, captain may submit to supervisor of customs sub-department for delay of submission declaration export goods within 24 hours after exist of vessels. 

2. Receipt and inspecting of above dossier. 

3. Affixing on common declaration as provided in point 3, stage 2 Section A above.  

Stage 3: Exchange of data and filling.

1. Sending merchandise declaration (copy) to customs sub-department where vessels departure for exist, risk analysis unit.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. Filing in accordance with prevailing regulations. 

C. FOR VESSELS ON TRANSIT:

Stage 1: Receipt of information

1. Receiving information from port authority as provided in point 8 Section I above. 

2. Transferring information to relevant units upon request and in accordance with instruction of head of customs sub-department. 

Stage 2: Customs procedures 

1. Advising captain to declare, submit and present to port customs documents as provided at Stage 2, point 1, Section A applicable for vessels on entry above. 

2. Receiving and verified customs dossier. 

3. Affixing (form 1 above) on common declaration; declaration of vessel’s provision; declaration of hazardous goods; declaration of merchandise and luggage of crew. For merchandise declaration, total of page, signature and seal on first and last page are required. 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



5. Sealing reservation and merchandise hulk (if so request and to the extent permitted).

6. Uploading data to computer or monitoring book.

7. Filing in accordance with prevailing regulations.

Stage 3: Customs procedures.

1. Advising captain to submit to port customs common declaration (01 original), dossier transferred from port customs where the vessels entered.

2. Receiving common declaration and sealed dossier of port customs where the vessels entered from the captain. 

3. By an appropriate measure, forthwith informing port customs where the vessels entered of status of receiving merchandise, dossier, especially where vessels commit any illegal act or reveal any unusual actions.

D. FOR VESSELS ON TRANSPORT:

Stage 1: Receipt of information

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Receiving relevant information from custom unit in charge with supervising loading of merchandise and vessel’ supply; status of the vessel and the vessel’s crew during the stay of vessel. 

3. Transferring information to relevant unit upon request and in accordance with instruction from head of custom sub-department. 

Stage 2: Customs procedures.

1. Requesting captain to inform in written to head of customs sub-department of purpose and duration of transit.

a) If there is any export goods that has undergone customs procedures to be unloaded at the port, the following issues shall be declared: name and address of export companies, name of goods, number of containers, quantities of goods, number and date of export declaration, seal of carrier, seal of customs, name of port of unload.

b) Head of customs sub-department shall approve an authorization of carrier for other companies that have its business line included of goods transportation for transferring goods to the port of unload as stated on the bill of lading. 

2. Receiving, affixing (form 1 above) on transport dossier submitted by captain, which shall include: common declaration, declaration of imported goods for transport, declaration of export goods which are loaded, declaration of transit, transship goods (if any): 01 original for each type. 

3. Preparing transfer note (in form attached hereto); sealing dossier, which shall be composed of: transfer note, minutes on handing over of transport goods, declaration of transport goods and delivering dossier to captain for transferring to port customs. 

4. Transferring sealed transport dossier to port customs of port of arrival. 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



6. Filing in accordance with prevailing regulations.

Stage 3: Customs procedures at port of arrival.

1. Receiving of common declaration, transport dossier sealed by customs. 

2. Affixing (form 1 above) on declaration of goods and transfer to customs sub-department at port of unload, risk analysis. 

3. By an appropriate measure, forthwith informing customs of departure of receiving of goods, transport dossier and status of transported goods; especially for cases of illegal or unusual actions. 

4. Uploading data to computer or monitoring book; 

5. Filing in accordance with prevailing regulations.

III. CERTAIN WORKS OF CUSTOMARY SUPERVISION APPLICABLE FOR VESSELS ON EXIST, ENTRY, TRANSIT, TRANSPORT AND IMPORT, EXPORT GOODS. 

1) Responsibilities of Customs on Supervision of Vessels, Warehouse and Port Ground:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b) Supervising import, export goods during the progress of loading, unloading and storing in warehouse. 

c) Carrying out customary management on duty free goods purchased at the port in accordance with orders, vessels supply, luggage and merchandise of crew and passenger on exist and entry. 

d) Sealing wine, beer, tobacco, poison, and weapon warehouse (in cases quantities thereof exceeding the limitation as provided under prevailing regulations).

đ) Receiving of and dealing with report from port companies on status of import, export goods as provided at point 8.b4 Section I above.

2) Responsibilities of customs in charge with management of port gate:

a) For imported goods moved out of port:

a1) Verifying documents submitted by goods owner or its representative, include:

- Hand over minutes (for transported goods).

-Import declaration that is already undergone customs procedures/entitled to temporarily cleared in accordance with prevailing regulations/documents of customs sub-department supervisor allowing for moving goods out of port.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Decision of competent authority for liquidated goods.

a2) Verifying container’s number, external status, customs seal (if any). For separate shipment, reconciling contents of customs declaration to contents of inventory out slip, physical inspection shall only be conducted where there is illegal act, and subject to approval of head of customs sub-department. 

a3) Uploading data to computer or monitoring. Uploaded data shall include: name and address of companies, number and date of customs declaration, number, date of hand over minutes; number of container, quantities of installment (for separate goods) type of goods, date and time of exist.

b) For export goods that are already undergone customs procedures brought into port, owner shall take its own responsibilities in managing such goods, supervising customs shall only verify container number and signal, quantity of installment (for separate goods), external status, customs seal (if any), uploading data to computer or monitoring book. 

3) Carrying out other relevant supervising works assigned./.

 

SCHEDULE 1

GUIDELINE FOR GOODS DECLARATION ON MANIFEST

Unaccepted

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Equipment, facility

Kitchen facilities

Industrial facilities

Automobile equipment

Equipment

Brand new automobile facilities

Used automobile facilities

Chemically  hazardous factors

Chemically unhazardous factors

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Electronic merchandise

Electronic goods

Computer

Consumed electronic equipment, phones, personal electronic equipment/ household electronic equipment (eg. TV, VCR, FDA)

Equipment

Industrial facilities, facilities for oil well, automobile, poultry, etc.

Foods

Orange

fish

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Iron

Iron pipe, iron sheet

Pump

Plastic pipe

PCV pipe

Steel pipe

Copper pipe

Waste

Waste plastic

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Waste iron

Foodstuff

Orange

mango

pineapple

canned fish

fumed pork

 

;

Quyết định 1582/QĐ-TCHQ ban hành Quy trình thủ tục hải quan đối với tàu biển xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, chuyển cảng do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành

Số hiệu: 1582/QĐ-TCHQ
Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tổng cục Hải quan
Người ký: Đặng Hạnh Thu
Ngày ban hành: 29/08/2006
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [4]
Văn bản được căn cứ - [5]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [1]

Văn bản đang xem

Quyết định 1582/QĐ-TCHQ ban hành Quy trình thủ tục hải quan đối với tàu biển xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, chuyển cảng do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành

Văn bản liên quan cùng nội dung - [1]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [2]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…