BỘ
TÀI CHÍNH |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 148/QĐ-TCHQ |
Hà Nội, ngày 28 tháng 01 năm 2011 |
QUY ĐỊNH VỀ GIÁM SÁT HẢI QUAN TẠI KHU VỰC CỬA KHẨU BIÊN GIỚI ĐƯỜNG BỘ
TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC HẢI QUAN
Căn cứ Luật Hải quan ngày
29/06/2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hải quan ngày
14/06/2005;
Căn cứ Nghị định số 154/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005 của Thủ tướng Chính phủ quy
định chi tiết một số điều của Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám
sát hải quan;
Căn cứ Quyết định số 02/2010/QĐ-TTg ngày 15/01/2010 của Thủ tướng Chính phủ Quy
định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Hải quan trực
thuộc Bộ Tài chính;
Căn cứ Thông tư số 194/2010/TT-BTC ngày 06/12/2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn
thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Giám sát quản lý về hải quan,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/02/2011.
Nơi nhận: |
KT.
TỔNG CỤC TRƯỞNG |
VỀ GIÁM SÁT HẢI QUAN TẠI KHU VỰC CỬA KHẨU BIÊN GIỚI ĐƯỜNG BỘ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 148/QĐ-TCHQ ngày 28 tháng 01 năm 2011 của Tổng
cục Hải quan)
Quyết định này quy định việc giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; phương tiện vận tải (gọi tắt là phương tiện) xuất cảnh, nhập cảnh tại khu vực cửa khẩu biên giới đường bộ.
Điều 1. Địa bàn giám sát hải quan
Thực hiện theo quy định tại Điều 4 Nghị định số 107/2002/NĐ-CP ngày 23/12/2002 của Chính phủ quy định phạm vi địa bàn hoạt động hải quan; quan hệ phối hợp trong phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới và các hành vi khác vi phạm pháp luật hải quan.
Điều 2. Đối tượng và thời gian giám sát
Theo quy định tại Điều 26 Luật Hải quan và Điều 13 Nghị định số 154/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005 của Chính phủ đối tượng và thời gian giám sát tại khu vực cửa khẩu biên giới đường bộ cụ thể như sau:
1. Từ khi hàng hóa nhập khẩu, phương tiện nhập cảnh vào khu vực cửa khẩu đến khi ra khỏi địa bàn hoạt động hải quan trong khu vực cửa khẩu.
2. Từ khi hàng hóa xuất khẩu, phương tiện xuất cảnh vận chuyển tới khu vực cửa khẩu đến khi hàng hóa thực xuất khẩu và phương tiện xuất cảnh qua biên giới.
Thực hiện theo quy định tại khoản 2, Điều 13 Nghị định số 154/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005 của Chính phủ, bao gồm:
1. Niêm phong hải quan.
2. Giám sát trực tiếp của công chức hải quan (chỉ thực hiện trong trường hợp cần thiết).
3. Giám sát bằng phương tiện kỹ thuật (bằng camera và phương tiện kỹ thuật khác).
1. Đảm bảo sự nguyên trạng của hàng hóa xuất nhập khẩu và phương tiện xuất nhập cảnh đang thuộc đối tượng giám sát hải quan.
2. Theo dõi lượng hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đưa vào, đưa ra khu vực cửa khẩu; lượng hàng hóa tồn, thời gian tồn trong khu vực cửa khẩu.
3. Phát hiện và xử lý hành vi vi phạm pháp luật hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu và phương tiện xuất nhập cảnh đang chịu sự giám sát hải quan.
1. Văn phòng Đội/Tổ/Bộ phận giám sát (gọi tắt là Văn phòng Đội giám sát):
a) Thanh khoản hồ sơ giám sát đối với từng lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu đưa vào, đưa ra khu vực cửa khẩu.
b) Quản lý trung tâm điều hành việc giám sát bằng camera (nếu có) đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đưa vào, đưa ra khu vực cửa khẩu.
c) Tổng hợp lượng hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đưa vào, đưa ra khu vực cửa khẩu (nội dung tổng hợp bao gồm: lượng hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; lượng hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tồn, thời gian tồn tại khu vực cửa khẩu).
d) Thực hiện các nhiệm vụ khác có liên quan đến công tác giám sát hải quan (đối với hàng chuyển cửa khẩu, quá cảnh, tạm nhập tái xuất…) khi được lãnh đạo Chi cục Hải quan phân công.
2. Bộ phận giám sát cổng khu vực cửa khẩu (cổng tiếp giáp biên giới được gọi là cổng 1, cổng tiếp giáp nội địa được gọi là cổng 2) thực hiện nhiệm vụ theo hướng dẫn tại Phần 2 Quy định này.
3. Bộ phận giám sát cơ động:
a) Tuần tra các khu vực thuộc địa bàn giám sát hải quan.
b) Xử lý các tình huống cụ thể tại hiện trường trong địa bàn giám sát.
c) Trực tiếp giám sát đối với lô hàng trọng điểm, phương tiện trọng điểm, khu vực trọng điểm.
Việc xác định lô hàng, phương tiện, khu vực trọng điểm do Lãnh đạo Chi cục Hải quan quyết định.
d) Thực hiện các nhiệm vụ khác có liên quan đến công tác giám sát hải quan khi được lãnh đạo Chi cục Hải quan phân công.
Nhiệm vụ cụ thể của các lực lượng nêu tại các khoản 1, 2, 3 Điều này được hướng dẫn cụ thể tại Phần 2 dưới đây.
Điều 6. Giám sát nơi làm thủ tục hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh:
1. Giám sát trực tiếp của công chức hải quan hoặc bằng camera (nếu có) để theo dõi hoạt động vận chuyển hành lý, làm thủ tục đối với hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh trong khu vực làm thủ tục hải quan khi xuất cảnh, nhập cảnh, kịp thời phát hiện và xử lý những dấu hiệu nghi vấn của người xuất cảnh, nhập cảnh có liên quan buôn lậu, gian lận thương mại.
2. Công chức được phân công giám sát trực tiếp hoặc theo dõi tại trung tâm điều hành hệ thống camera khi phát hiện có dấu hiệu buôn lậu, gian lận thương mại hoặc có thông tin cảnh báo thì kịp thời báo cáo lãnh đạo phụ trách để lãnh đạo chỉ đạo bộ phận giám sát trực tiếp hoặc bộ phận giám sát cơ động đến để trực tiếp kiểm tra và xử lý vi phạm (nếu có) theo quy định của pháp luật.
3. Thời gian giám sát: từ khi người xuất cảnh, nhập cảnh vào khu vực cách ly đến khi rời khỏi khu vực làm thủ tục để xuất cảnh hoặc nhập cảnh.
Điều 7. Giám sát nơi làm thủ tục phương tiện xuất cảnh, nhập cảnh
1. Giám sát trực tiếp của công chức hải quan hoặc bằng camera (nếu có) để theo dõi toàn bộ khu vực tập kết phương tiện vận tải chờ làm thủ tục nhập cảnh, xuất cảnh kịp thời phát hiện, xử lý hành vi của người điều khiển phương tiện và phương tiện có nghi vấn liên quan buôn lậu, gian lận thương mại.
2. Công chức được phân công giám sát trực tiếp hoặc theo dõi tại trung tâm điều hành hệ thống camera khi phát hiện có dấu hiệu nghi vấn hoặc có thông tin cảnh báo thì kịp thời báo cáo lãnh đạo phụ trách chỉ đạo lực lượng giám sát cơ động đến để trực tiếp kiểm tra và xử lý vi phạm (nếu có) theo quy định của pháp luật.
3. Thời gian giám sát: từ khi phương tiện vận tải vào khu vực tập kết đến khi rời khỏi khu vực làm thủ tục để xuất cảnh hoặc nhập cảnh.
Điều 8. Giám sát cổng vào, ra khu vực cửa khẩu
1. Tại cổng tiếp giáp biên giới (cổng 1):
1.1. Thực hiện giám sát trực tiếp của công chức hải quan:
a) Giám sát, theo dõi, nhập thông tin vào hệ thống hoặc ghi sổ về ngày, giờ, số biển kiểm soát của phương tiện nhập cảnh, xuất cảnh, số hiệu container đi qua cổng.
b) Kiểm tra container rỗng, thùng xe không chở hàng, các thùng rỗng… đi qua cổng khi có nghi vấn.
c) Kiểm tra đối chiếu tên hàng, lượng hàng, tình trạng bên ngoài của hàng hóa chở trên phương tiện vận tải… hàng xuất khẩu với hồ sơ hải quan khi có nghi vấn.
đ) Phối hợp với lực lượng Biên phòng cửa khẩu hướng dẫn người điều khiển phương tiện và hành khách (nếu có) đi đúng luồng quy định.
e) Thời gian giám sát: theo thời gian mở, đóng cửa biên giới.
1.2. Công chức được phân công giám sát khi phát hiện có dấu hiệu nghi vấn liên quan đến buôn lậu, gian lận thương mại thì kịp thời báo cáo lãnh đạo phụ trách và thực hiện theo chỉ đạo của lãnh đạo.
2. Tại cổng tiếp giáp nội địa (cổng 2):
2.1. Thực hiện giám sát trực tiếp của công chức hải quan
a) Đối với phương tiện, hành lý của người nhập cảnh, hàng hóa nhập khẩu đi qua cổng để vào nội địa: chỉ kiểm tra đối chiếu giữa hồ sơ hải quan với thực tế phương tiện, hành lý, hàng hóa khi có dấu hiệu nghi vấn chưa làm thủ tục hải quan hoặc có cất dấu hàng cấm, hàng lậu.
b) Đối với phương tiện, hành lý của người xuất cảnh, hàng hóa xuất khẩu đi qua cổng vào khu vực tập kết chờ làm thủ tục hải quan: theo dõi, phát hiện dấu hiệu nghi vấn buôn lậu, gian lận thương mại và chuyển thông tin cho các bộ phận làm thủ tục hải quan, giám sát hải quan trong khu vực cửa khẩu.
c) Thời gian giám sát: trong thời gian làm việc của Chi cục Hải quan tại khu vực cửa khẩu.
2.2. Công chức được phân công giám sát khi phát hiện có dấu hiệu nghi vấn liên quan đến buôn lậu, gian lận thương mại thì kịp thời báo cáo lãnh đạo phụ trách và thực hiện theo chỉ đạo của lãnh đạo.
2.3. Trường hợp không có cổng tiếp giáp nội địa (cổng 2) thì công chức không phải thực hiện theo nội dung quy định tại khoản 2 Điều này.
1. Phương tiện bao gồm phương tiện đang vận chuyển hàng hóa xuất khẩu, hàng hóa nhập khẩu chờ làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu hoặc hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đã làm thủ tục hải quan chờ xuất khẩu, nhập khẩu; phương tiện rỗng chờ xếp hàng hóa xuất khẩu, hàng hóa nhập khẩu đã làm thủ tục hải quan để xuất khẩu, nhập khẩu phải đỗ dừng tại khu vực riêng biệt (khu bãi hàng) trong khu vực cửa khẩu và chịu sự giám sát của công chức hải quan.
3. Công chức được phân công nhiệm vụ giám sát tại khu vực này có trách nhiệm theo dõi, phát hiện kịp thời dấu hiệu buôn lậu, gian lận thương mại của người điều khiển phương tiện, chủ hàng; kịp thời báo cáo lãnh đạo để có biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật.
4. Lãnh đạo Chi cục Hải quan cửa khẩu quyết định việc bố trí công chức hải quan giám sát trực tiếp tại khu bãi hàng đối với lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu trọng điểm, những mặt hàng có thuế suất cao dễ buôn lậu, gian lận thương mại cần được giám sát chặt chẽ;
5. Công chức giám sát có trách nhiệm ghi chép tình hình giám sát vào sổ nhật ký giám sát phương tiện, hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để bàn giao cho ca sau và chuyển số liệu cho Văn phòng giám sát để tổng hợp; tổng hợp lượng hàng hóa đã xuất khẩu, nhập khẩu theo từng loại hình, lượng hàng tồn, thời gian tồn tại khu vực cửa khẩu.
Điều 10. Nhiệm vụ của lãnh đạo Chi cục Hải quan
1. Phân công, hướng dẫn, kiểm tra công chức thực hiện đúng quy định về giám sát hải quan tại khu vực cửa khẩu biên giới đường bộ; bố trí công chức có trình độ chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với công việc được giao, theo hướng chuyên sâu, không gây phiền hà sách nhiễu; chịu trách nhiệm trước cấp trên và trước pháp luật việc tổ chức thực hiện quy định về giám sát hải quan tại khu vực cửa khẩu biên giới đường bộ tại đơn vị.
2. Trực tiếp xử lý các việc thuộc thẩm quyền của lãnh đạo Chi cục Hải quan trong quy định này.
Điều 11. Nhiệm vụ của công chức hải quan
1. Chấp hành sự phân công, chỉ đạo, kiểm tra của lãnh đạo phụ trách.
2. Chịu trách nhiệm trước cấp trên và trước pháp luật việc thực hiện các công việc được phân công trong quy định này và các quy định có liên quan.
3. Thực hiện đúng và đầy đủ các quy định được làm và không được làm đối với cán bộ, công chức./.
Quyết định 148/QĐ-TCHQ năm 2011 về giám sát hải quan tại khu vực cửa khẩu biên giới đường bộ do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành
Số hiệu: | 148/QĐ-TCHQ |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tổng cục Hải quan |
Người ký: | Vũ Ngọc Anh |
Ngày ban hành: | 28/01/2011 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 148/QĐ-TCHQ năm 2011 về giám sát hải quan tại khu vực cửa khẩu biên giới đường bộ do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành
Chưa có Video