Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1088/QĐ-BNN-KTHT

Hà Nội, ngày 25 tháng 3 năm 2022

 

QUYẾT ĐỊNH

V/V PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN THÍ ĐIỂM XÂY DỰNG VÙNG NGUYÊN LIỆU NÔNG, LÂM SẢN ĐẠT CHUẨN PHỤC VỤ TIÊU THỤ TRONG NƯỚC VÀ XUẤT KHẨU GIAI ĐOẠN 2022-2025

BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Căn cứ Nghị định số 15/2017/NĐ-CP ngày 17/02/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Căn cứ Quyết định số 1804/QĐ-TTg ngày 13/11/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã giai đoạn 2021-2025;

Căn cứ Quyết định số 340/QĐ-TTg, ngày 12/3/2021 về Chiến lược phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã giai đoạn 2021-2030;

Căn cứ Quyết định số 1318/QĐ-TTg ngày 22/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã giai đoạn 2021-2025;

Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn;

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án Thí điểm xây dựng vùng nguyên liệu nông, lâm sản đạt chuẩn phục vụ tiêu thụ trong nước và xuất khẩu giai đoạn 2022-2025 với một số nội dung chính sau:

1. Tên Đề án: Đề án Thí điểm xây dựng vùng nguyên liệu nông, lâm sản đạt chuẩn phục vụ tiêu thụ trong nước và xuất khẩu giai đoạn 2022-2025.

2. Phạm vi thực hiện:

a) Địa điểm.

Đề án được thực hiện trên địa bàn 46 huyện, thành phố của 13 tỉnh (Hòa Bình, Sơn La, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Kon Tum, Đồng Tháp, Long An, Tiền Giang, Kiên Giang, An Giang).

b) Thời gian thực hiện.

Từ 2022-2025, trong đó chia làm 02 giai đoạn:

- Giai đoạn 1 (2022-2023): Tập trung thí điểm xây dựng các vùng nguyên liệu đạt chuẩn và tổ chức tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện Đề án.

- Giai đoạn 2 (2024-2025):

+ Hoàn thiện các nội dung Đề án về khuyến nông và chuyển giao ứng dụng khoa học công nghệ cho HTX, người dân, phát triển, củng cố nâng cao năng lực cho HTX và thành viên HTX, ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý vùng nguyên liệu, phát triển khuyến nông cộng đồng và truyền thông, thực hiện các chính sách (tín dụng, bảo hiểm, liên kết theo Nghị định số 98/2018/NĐ-CP…).

+ Mở rộng xây dựng 05 trung tâm logistic.

+ Mở rộng thực hiện nội dung khuyến nông cộng đồng.

3. Quan điểm:

- Xây dựng vùng nguyên liệu phục vụ chế biến và tiêu thụ phải gắn liền với quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội, bảo đảm phát triển bền vững, gắn với bảo vệ môi trường, sinh thái và thúc đẩy chế biến, bảo quản, tiêu thụ và xây dựng thương hiệu sản phẩm nông, lâm, thủy sản.

- Xây dựng vùng nguyên liệu phục vụ chế biến và tiêu thụ phải trên cơ sở nhu cầu của thị trường; phát huy lợi thế và điều kiện tự nhiên của từng vùng, gắn kết chặt chẽ với công nghiệp bảo quản, chế biến và thị trường tiêu thụ, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa chuyên canh tập trung, ứng dụng khoa học và công nghệ, nhất là công nghệ cao, công nghệ sinh học, nông nghiệp sinh thái, hữu cơ, thông minh, kinh tế tuần hoàn trong sản xuất, kinh doanh nông nghiệp.

- Phát triển vùng nguyên liệu trên cơ sở tổ chức lại sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, bảo quản, chế biến nhằm phát huy tối đa giá trị gia tăng, nâng cao thu nhập cho người dân, góp phần thay đổi bộ mặt nông thôn, xây dựng nông thôn mới.

- Đầu tư nâng cấp hạ tầng, trang thiết bị phục vụ sản xuất kinh doanh, chế biến vận chuyển tiêu thụ nông sản hàng hóa. Hỗ trợ, tạo điều kiện cho các HTX trong vùng nguyên liệu tham gia có hiệu quả các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm, mở rộng liên kết, hợp tác với các doanh nghiệp để nâng cao năng lực hoạt động, năng lực cạnh tranh, tiếp cận khoa học công nghệ.

- Khuyến khích liên kết, hợp tác giữa Doanh nghiệp với các HTX nông nghiệp để hình thành chuỗi giá trị nông sản, mở rộng thị trường tiêu thụ, liên doanh, liên kết và làm đầu mối cung cấp nông sản phục vụ trong nước và định hướng đến thị trường xuất khẩu, phát triển bền vững.

- Xây dựng vùng nguyên liệu phục vụ chế biến và tiêu thụ phải đồng bộ với cơ chế chính sách, huy động được mọi nguồn lực của các thành phần kinh tế kết hợp với sự hỗ trợ của Nhà nước, để đảm bảo sản xuất có hiệu quả, bền vững và an toàn môi trường sinh thái.

4. Mục tiêu:

a) Mục tiêu chung

- Hình thành 05 vùng sản xuất nguyên liệu sản phẩm nông, lâm nghiệp quy mô hàng hóa tập trung, hiện đại, ứng dụng công nghệ tiên tiến trên cơ sở liên kết bền vững giữa các HTX nông nghiệp với các doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ nhằm thúc đẩy nhanh, hiệu quả và bền vững quá trình cơ cấu lại ngành nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới.

- Phát triển và nâng cao vai trò và hiệu quả hoạt động của các HTX nông nghiệp trong chuỗi giá trị nông nghiệp, đáp ứng yêu cầu về chất lượng và giảm giá thành sản phẩm nguyên liệu đầu vào phục vụ chế biến và tiêu thụ. Tăng thu nhập, góp phần cải thiện đời sống của người dân địa phương.

b) Mục tiêu cụ thể:

Giai đoạn 2022-2023

- Hình thành được 05 vùng nguyên liệu đạt chuẩn, quy mô tập trung với tổng diện tích khoảng 166.800 ha, cụ thể gồm:

+ Cây ăn quả vùng miền núi phía Bắc: 14.000 ha;

+ Gỗ rừng trồng chứng chỉ bền vững (FSC, PEFC, VFCS,…) vùng Duyên hải miền Trung: 22.900 ha

+ Cà phê Tây Nguyên: 19.700 ha

+ Lúa gạo vùng Tứ Giác Long Xuyên: 50.000 ha

+ Cây ăn quả vùng Đồng Tháp Mười: 60.200 ha.

- Hình thành các chuỗi liên kết sản xuất, chế biến tiêu thụ sản phẩm giữa các doanh nghiệp, hợp tác xã và nông dân liên kết trong các vùng nguyên liệu.

- Giảm chi phí đầu vào sản xuất từ 5-10% cho các thành viên HTX và người nông dân; giảm tổn thất sau thu hoạch 5-10% số nguyên liệu và tăng giá trị từ 10-20%. Qua đó, tăng thu nhập 5-10% cho thành viên HTX và người nông dân.

- Tăng cường năng lực cho ít nhất 250 HTX nông nghiệp trong các vùng nguyên liệu.

- Phát triển cơ sở hạ tầng vùng nguyên liệu phục vụ sản xuất, bảo quản, chế biến và thương mại sản phẩm cho các HTX, doanh nghiệp liên kết tiêu thụ.

- Thí điểm hình thành 136 tổ khuyến nông cộng đồng và tổ chức 770 lớp tập huấn tư vấn phát triển HTX, kết nối thị trường.

- Áp dụng phần mềm quản lý sản xuất vùng nguyên liệu gỗ có chứng chỉ, cà phê, lúa gạo, trái cây chất lượng cao; số hóa thông tin, cơ sở dữ liệu vùng nguyên liệu phục vụ truy xuất nguồn gốc sản phẩm.

- Thí điểm thực hiện chính sách vay vốn tín dụng ưu đãi phát triển sản xuất cho HTX, thành viên HTX; chính sách bảo hiểm nông nghiệp, chính sách hỗ trợ liên kết theo Nghị định số 98/2018/NĐ-CP.

Giai đoạn 2024-2025

Mở rộng xây dựng 05 trung tâm sơ chế, chế biến, bảo quản nguyên liệu (logistic) hỗ trợ HTX, gồm:

- Trung tâm logistic chuỗi lúa gạo (huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang).

- Trung tâm logistic lúa-tôm hữu cơ (huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang).

- Trung tâm logistic chế biến tôm (huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng).

- Trung tâm logistic trái cây Mỹ Hiệp (tỉnh Đồng Tháp).

- Trung tâm logistic chuỗi cà phê (tỉnh Gia Lai).

5. Nhiệm vụ của Đề án:

a) Xây dựng 05 vùng nguyên liệu nông, lâm sản đạt chuẩn tại 11 tỉnh.

- Dự án 1: Đầu tư kết cấu hạ tầng liên kết vùng hỗ trợ hợp tác xã phát triển vùng nguyên liệu.

+ Đầu tư hệ thống đường giao thông kết nối vùng trồng: Tổng chiều dài là 132 km đường giao thông, phục vụ sản xuất nông nghiệp, kết nối vùng trồng nguyên liệu với khu sản xuất, chế biến.

+ Đầu tư hệ thống thủy lợi: Đầu tư nâng cấp và sửa chữa xây dựng 03 hệ thống kênh tưới; 04 cống điều tiết nước; 06 công trình nâng cấp hạ tầng nông nghiệp; Nạo vét kết hợp làm bờ bao Kênh chiều dài 31,5 km.

+ Đầu tư hệ thống kho lạnh, nhà sơ chế, silo, bảo quản chế biến: Đầu tư xây dựng 02 Silô với quy mô 300 tấn/silo; 01 kho lạnh IFQ với quy mô 500 m2/kho; 01 Nhà xưởng sơ chế và bảo quản nông sản quy mô 1000 m2; 02 nhà sơ chế mít diện tích 650 m2; Nâng cấp 01 sân phơi kết hợp công nghệ nhà màng, 03 nhà kho cà phê, 02 nhà điều hành và trưng bày sản phẩm diện tích 2.000 m2; Xây dựng 06 bãi tập kết gỗ diện tích là 10.000 m2.

+ Hỗ trợ công trình hạ tầng cho HTX với tổng số 66 hạng mục (nhà sơ chế, kho lạnh, hệ thống tưới, hệ thống sấy chế biến, nhà kho, bể chứa, nhà lưới,…) và 54 máy móc thiết bị; hỗ trợ cho tổng số 106 HTX trong vùng nguyên liệu.

- Dự án 2: Tổ chức sản xuất và quản trị vùng nguyên liệu.

+ Phát triển, củng cố, nâng cao năng lực cho HTX và thành viên HTX trong các vùng nguyên liệu.

+ Khuyến nông và chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ cho các HTX, người dân tham gia liên kết.

+ Ứng dụng công nghệ thông tin quản lý vùng nguyên liệu phục vụ liên kết gắn với truy xuất nguồn gốc.

- Dự án 3: Phát triển khuyến nông cộng đồng và truyền thông.

+ Xây dựng mô hình khuyến nông cộng đồng phục vụ phát triển vùng nguyên liệu bền vững.

+ Củng cố hệ thống khuyến nông cơ sở thông qua nhân rộng mô hình tổ khuyến nông cộng đồng

+ Truyền thông phát triển vùng nguyên liệu.

- Dự án 4: Phát triển liên kết chuỗi giá trị.

+ Thí điểm tín dụng theo chuỗi giá trị.

+ Thực hiện Bảo hiểm nông nghiệp vùng nguyên liệu.

+ Phát triển liên kết chuỗi giá trị theo Nghị định số 98/2018/NĐ-CP.

+ Hỗ trợ quản lý sử dụng đất trồng lúa.

+ Áp dụng quy trình GAP theo Quyết định số 01/2012/QĐ-TTg.

+ Triển khai và nhân rộng mô hình cơ giới hóa đồng bộ.

b) Mở rộng vùng nguyên liệu cà phê Tây Nguyên tại 02 tỉnh Đắk Nông và Kon Tum.

Nội dung Đề án tỉnh Đắk Nông.

- Quy mô, địa bàn: Diện tích 2.000 ha tại 14 HTX cà phê với 918 hộ thành viên của huyện Đắk Song và thành phố Gia Nghĩa.

- Các Dự án thành phần:

+ Dự án 1: Đầu tư kết cấu hạ tầng liên kết vùng hỗ trợ HTX vùng nguyên liệu cà phê:

+ Dự án 2: Tổ chức sản xuất và quản trị vùng nguyên liệu:

+ Dự án 3: Phát triển khuyến nông cộng đồng và truyền thông:

+ Dự án 4: Phát triển liên kết chuỗi giá trị cà phê:

Nội dung Đề án tỉnh Kon Tum:

- Quy mô, địa bàn: Diện tích 6.500 ha cà phê tại huyện Đăk Hà.

- Các Dự án thành phần:

+ Dự án 1: Đầu tư kết cấu hạ tầng liên kết vùng hỗ trợ hợp tác xã phát triển vùng nguyên liệu cà phê chè và cà phê vối.

+ Dự án 2: Phát triển, củng cố, nâng cao năng lực cho HTX và thành viên trồng cà phê.

+ Dự án 3: Khuyến nông và chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ cho các HTX, người dân trồng cà phê tham gia liên kết.

+ Dự án 4: Ứng dụng công nghệ thông tin quản lý vùng nguyên liệu cà phê phục vụ liên kết gắn với truy xuất nguồn gốc.

+ Dự án 5: Thí điểm áp dụng cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển vùng nguyên liệu phục vụ liên kết.

c) Xây dựng 05 trung tâm sơ chế, chế biến, bảo quản nguyên liệu (logictic) hỗ trợ hợp tác xã phát triển vùng nguyên liệu.

Trung tâm logistic chuỗi lúa gạo tỉnh An Giang.

- Địa điểm đầu tư: HTX nông nghiệp An Bình, xã An Bình, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang.

- Quy mô hạng mục đầu tư: Đầu tư lò sấy với diện tích 2.000m2; đầu tư kho chứa 8.000 tấn và các thiết bị phù trợ; đường kết nối Trung tâm với trục giao thông chính vùng nguyên liệu dài 500 m; cảng tàu tiếp nhận lúa gạo.

Trung tâm logistic lúa-tôm hữu cơ tỉnh Kiên Giang.

- Địa điểm đầu tư: Hợp tác xã Dịch vụ tôm-cua-lúa Thạnh An và Thạnh Hòa; địa chỉ Ấp Thạnh An và ấp Thạnh Hòa, xã Đông Thạnh, huyện An Minh, Kiên Giang.

- Hỗ trợ đầu tư hạ tầng giao thông, thủy lợi, nhà xưởng bảo quản, chế biến…

Trung tâm logistic trái cây Mỹ Hiệp tỉnh Đồng Tháp

- Địa điểm đầu tư: Trung tâm logistic trái cây Mỹ Hiệp Khu II, mở rộng Chợ đầu mối trái cây tỉnh Đồng Tháp (Ấp 2, xã Mỹ Hiệp, huyện Cao Lãnh).

- Các danh mục và quy mô đầu tư: Kho logistic, hậu cần với diện tích 17.890 m2 và dãy nhà vựa với tổng diện tích là 23.021,81m2.

Trung tâm logistic chế biến tôm tỉnh Sóc Trăng

- Địa điểm đầu tư: HTX thủy sản Hưng Phú, ấp An Nghiệp, xã An Thạch 3, huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng.

- Danh mục và quy mô đầu tư: Hạ tầng vùng nuôi tôm; nhà xưởng sơ chế tôm (2.000 m2); xưởng chế biến tôm 1 gió (500 m2).

Trung tâm logistic chuỗi cà phê tỉnh Gia Lai

- Xây dựng tại thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai gồm các hạng mục đường giao thông nội bộ, tường xây, sân phơi, nhà kho, nhà điều hành trưng bày sản phẩm, các hệ thống máy móc phục vụ cho xử lý chế biến cà phê.

- Hỗ trợ xây dựng hạ tầng giao thông, nhà kho, nhà màng, sân phơi, silô; hỗ trợ kiểm định, phân tích, chứng nhận cho 06 Hợp tác xã liên kết với chuỗi sản xuất cà phê chất lượng cao của Doanh nghiệp.

- Xây dựng tại Gia Lai với diện tích đất 15.000m2 gồm các hạng mục nhà màng, sân phơi, và hoàn thiện hệ thống chế biến cà phê chất lượng cao; nhà điều hành trưng bày sản phẩm.

- Xây dựng văn phòng logistics và chuyển đổi số ngành hàng cà phê tại Trung tâm Khuyến Nông.

6. Nhu cầu kinh phí thực hiện Đề án:

Tổng nhu cầu kinh phí thực hiện Đề án là: 2.467,3 tỷ đồng.

Trong đó:

- Nhu cầu Ngân sách Trung ương hỗ trợ: 942,4 tỷ đồng.

- Nhu cầu Ngân sách địa phương: 409,4 tỷ đồng.

- Nhu cầu vốn đối ứng của HTX, Doanh nghiệp: 572,2 tỷ đồng.

- Nhu cầu vốn tín dụng: 552,3 tỷ đồng.

7. Tổ chức thực hiện.

a) Các đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT.

- Cục Kinh tế hợp tác và PTNT:

+ Đầu mối chủ trì, phối hợp với các đơn vị để triển khai thực hiện Đề án; trực tiếp chủ trì triển khai một số nội dung trong các Dự án 2, 3, 4 của Đề án.

+ Trực tiếp chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ dự án hỗ trợ thành lập mới, củng cố nâng cao năng lực cho HTX và thành viên HTX trong các vùng nguyên liệu.

+ Phối hợp với các đơn vị liên quan thuộc Bộ và các địa phương xây dựng hệ thống quản lý thông tin, dữ liệu các vùng nguyên liệu;

+ Chủ trì phối hợp với các tổ chức tín dụng (Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT; Ngân hàng Chính sách xã hội; Quỹ phát triển HTX thuộc hệ thống Liên minh HTX Việt Nam và các nguồn vốn vay ưu đãi khác) để triển khai áp dụng cơ chế tín dụng theo chuỗi cho các HTX, nông dân thành viên HTX trong vùng nguyên liệu;

+ Chủ trì, phối hợp với các Doanh nghiệp bảo hiểm; các doanh nghiệp liên kết triển khai các chính sách hỗ trợ BHNN theo Nghị định số 58/2018/NĐ-CP và Quyết định số 03/2021/QĐ-TTg; triển khai Nghị định số 98/2018/NĐ-CP về liên kết trong các vùng nguyên liệu.

+ Bố trí kinh phí thực hiện nội dung hỗ trợ HTX: Đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực quản trị cho giám đốc, cán bộ HTX; đào tạo nghề giám đốc HTX.

+ Giám sát nội dung thực hiện Đề án; định kỳ tổng hợp báo cáo lãnh đạo Bộ kết quả thực hiện Đề án. Tổ chức sơ kết, tổng kết thực hiện Đề án và kiến nghị các giải pháp, chính sách để nhân rộng.

- Ban quản lý các dự án Nông nghiệp.

+ Chủ đầu tư dự án cơ sở hạ tầng các công trình công trình thuộc nguồn vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 do Bộ Nông nghiệp và PTNT quản lý.

+ Triển khai thực hiện các nhiệm vụ của Chủ đầu tư theo các quy định hiện hành của Nhà nước và pháp luật.

- Trung tâm Khuyến nông quốc gia

+ Chủ trì trực tiếp triển khai thực hiện Nhiệm vụ 2-Dự án 2 (khuyến nông); và Nhiệm vụ 1-Dự án 3 (khuyến nông cộng đồng) của Đề án. Cụ thể:

+ Chủ trì phối hợp với Cục Kinh tế hợp tác và PTNT và các địa phương triển khai thí điểm các Tổ khuyến nông cộng đồng để tư vấn phát triển HTX nông nghiệp trong các vùng nguyên liệu; Đào tạo, tập huấn về kỹ thuật, quy trình canh tác trồng, chăm sóc, thu hoạch, chế biến sơ chế sản phẩm cho các thành viên nông dân trong các vùng nguyên liệu.

+ Chủ trì, phối hợp với các địa phương trong các vùng nguyên liệu để triển khai các nhiệm vụ dự án khuyến nông của Đề án; Chỉ đạo Trung tâm khuyến nông các tỉnh vùng dự án triển khai xây dựng các mô hình, dự án khuyến nông; đào tạo, tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật sản xuất; hỗ trợ xây dựng, chuyển giao KHCN, tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất;

+ Bố trí kinh phí từ nguồn vốn khuyến nông trung ương để hỗ trợ triển khai các dự án, mô hình khuyến nông trong các vùng nguyên liệu.

- Vụ Kế hoạch:

+ Tham mưu Lãnh đạo Bộ phê duyệt Quyết định chủ trương đầu tư dự án công trình thuộc nguồn vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 do Bộ Nông nghiệp và PTNT quản lý;

+ Tổng hợp kế hoạch vốn 5 năm và hàng năm thực hiện Đề án.

- Cục xây dựng công trình: Thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về xây dựng cơ bản theo đúng quy định.

- Văn phòng Chương trình MTQG xây dựng Nông thôn mới: Bố trí kinh phí để thực hiện các nội dung: Hỗ trợ hạ tầng, trang thiết bị máy móc phục vụ sản xuất, sơ chế, bảo quản, chế biến sản phẩm trong các vùng nguyên liệu cho HTX và thành viên; Hỗ trợ đào tạo, nâng cao năng lực cho các HTX; Xây dựng và hoàn thiện mô hình HTX điểm trong vùng nguyên liệu; Xây dựng hệ thống quản lý thông tin, dữ liệu các vùng nguyên liệu.

- Cục Bảo vệ thực vật: Bố trí kinh phí và tham gia hỗ trợ xây dựng mã số vùng trồng cho các Hợp tác xã trong các vùng nguyên liệu.

- Các đơn vị khác thuộc Bộ: Các Viện: Chính sách và Chiến lược PTNNNT (IPSARD); Khoa học nông nghiệp Việt Nam (VASS); các Trường: Quản lý cán bộ nông nghiệp I, II (CMARD I, II) và các đơn vị khác thuộc Bộ: phối hợp triển khai thực hiện các nội dung liên quan theo chức năng nhiệm vụ.

b) Ủy ban nhân dân các tỉnh tham gia đề án.

- Thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng vùng nguyên liệu. Ban Chỉ đạo của tỉnh do 01 đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng ban; 01 đồng chí Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT làm Phó Trưởng ban và 01 đồng chí Lãnh đạo cấp Cục trưởng do Bộ phân công.

- Giao Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì triển khai thực hiện các nội dung liên quan thuộc phần vốn do tỉnh bố trí thực hiện.

- Chỉ đạo các Sở ngành, các địa phương xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện các nội dung của Đề án.

- Giai đoạn 5 năm và hàng năm bố trí kinh phí để triển khai thực hiện các nội dung Đề án.

- Tổng hợp báo cáo tiến độ, kết quả triển khai thực hiện các nội dung Đề án gửi về Bộ Nông nghiệp và PTNT định kỳ 6 tháng, hàng năm và sơ, tổng kết giai đoạn theo quy định.

c) Các doanh nghiệp, HTX tham gia đề án

- Các Doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ, các HTX: Tổ chức sản xuất, liên kết theo chuỗi giá trị trong các vùng nguyên liệu; đối ứng kinh phí để thực hiện các nội dung Đề án.

- Các đơn vị công nghệ: Phối hợp với Cục Kinh tế hợp tác và PTNT và các đơn vị có liên quan thuộc Bộ, các địa phương trong vùng nguyên liệu thực hiện Đề án để thiết lập, chuyển giao, vận hành hệ thống phần mềm quản lý vùng nguyên liệu; quản lý vùng sản xuất; Xây dựng hệ thống Truy xuất nguồn gốc và Mã số vùng trồng.

- Các Công ty Bảo hiểm: Phối hợp triển khai các hình thức bảo hiểm vùng nguyên liệu cho các Doanh nghiệp, HTX, nông dân.

d) Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam; Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Việt Nam: Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và PTNT chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương triển khai thực hiện Đề án.

Điều 2. Giao Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn là đơn vị chủ trì thực hiện Đề án, Cục có nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan và tổ chức thực hiện Đề án theo các nội dung đã được phê duyệt tại Điều 1 của Quyết định này và các nội dung của Đề án được phê duyệt. Đối với các địa phương tham gia dự án, tuỳ theo chức năng nhiệm vụ, các đơn vị sẽ tham gia đóng góp nguồn nhân lực và tài chính để thực hiện Đề án.

Điều 3. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 4. Chánh Văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và PTNT, Vụ trưởng các Vụ: Kế hoạch, Tài chính, Trưởng Ban quản lý các Dự án nông nghiệp, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Bộ trưởng (để b/c);
- UBND, Sở NN&PTNT các tỉnh: Hòa Bình, Sơn La, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Kon Tum, Đồng Tháp, Long An, Tiền Giang, Kiên Giang, An Giang, Sóc Trăng;
- Lưu: VT, KTHT.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG





Trần Thanh Nam

 

 

 

 

MINISTRY OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT OF VIETNAM
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
----------------

No. 1088/QD-BNN-KTHT

Hanoi, March 25, 2022

 

DECISION

APPROVING SCHEME FOR PILOT DEVELOPMENT OF STANDARD AGRICULTURAL AND FORESTRY INGREDIENT ZONE FOR DOMESTIC CONSUMPTION AND EXPORT FOR THE PERIOD OF 2022 - 2025

THE MINISTER OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT

Pursuant to Decree No. 15/2017/ND-CP dated February 17, 2017 of the Government on functions, tasks, powers, and organizational structure of Ministry of Agriculture and Rural Development;

Pursuant to Decision No. 1804/QD-TTg dated November 13, 2020 of the Prime Minister approving the Program supporting development of collective, cooperative economy for the period of 2021 - 2025;

Pursuant to Decision No. 340/QD-TTg, dated March 12, 2021 on Strategy for development of collective, cooperative economy for the period of 2021 - 2030;

Pursuant to Decision No. 1318/QD-TTg dated July 22, 2021 of the Prime Minister approving the Plan for supporting development of collective, cooperative economy for the period of 2021 - 2025;

At request of Director of Department of Cooperatives and Rural Development;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 1. Approving the Scheme for pilot development of standard agricultural and forestry ingredient zone for domestic consumption and export for the period of 2022 - 2025 as follows:

1. Name: Scheme for pilot development of standard agricultural and forestry ingredient zone for domestic consumption and export for the period of 2022 - 2025.

2. Scope:

a) Location.

The Scheme is implemented across 46 districts of 13 provinces (Hoa Binh, Son La, Quang Tri, Thua Thien Hue, Gia Lai, Dak Lak, Dak Nong, Kon Tum, Dong Thap, Long An, Tien Giang, Kien Giang, An Giang).

b) Duration

From 2022 to 2025, with 2 stages:

- Stage 1 (2022 - 2023): Focus on pilot development of standard ingredient zones and assess Scheme implementation.

- Stage 2 (2024 - 2025):

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



+ Expand construction of 5 logistic centers.

+ Expand implementation of community agricultural extension.

3. Principles:

- Development of ingredient zones for the purpose of processing and consumption must adhere to socio-economic development planning, ensure sustainable development, ensure protection of the environment and the ecosystem, and promote processing, preservation, consumption, and building of agro-forestry-fishery product brands.

- Development of ingredient zones for the purpose of processing and consumption must rely on market demand; utilize natural advantages and conditions of the region, closely connect to preservation, processing industries and target market, establish centralized polyculture commodity production zones, apply science technology, especially high technologies, technologies pertaining to ecological farming, organic agriculture, smart agriculture, and circular economy in agriculture production and sale.

- Development of ingredient zones must be implemented on the basis of reorganizing production, restructuring plant proportions, and promoting application of science and technology, preservation, and processing in order to maximize added values, increase income of the general public, change the face of rural areas, and develop new rural areas.

- Investment must be made in order to improve infrastructures and equipment serving sale, processing, transport, and consumption of agricultural commodities. Assist and enable cooperatives in ingredient zones to effectively participate in trade promotion, product advertisements, connection and cooperation with enterprises in order to improve capacity, competitiveness, and access to science technology.

- Encourage connection and cooperation between enterprises and agriculture cooperatives in order to establish value chains for agricultural products, expand market, establish joint venture, connect, act as providers for agricultural products for domestic supply, and aim for export, sustainable development.

- Development of ingredient zones for the purpose of processing and consumption must be consistent to policies, joined by all types of ownership in combination with the Government’s support in order to ensure effective, sustainable, and safe production for the ecosystem.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) General objectives

- Establish 5 ingredient production zones for agricultural and forestry products that are on concentrated commodity scale, modern, applied with advanced technologies on the based on sustainable connection between agriculture cooperatives and processing, sale enterprises in order to rapidly, effectively, and sustainably promote the restructuring of agriculture and develop new rural areas.

- Develop and improve the role, effectiveness of agriculture cooperatives in value chains of agricultural products, meet quality requirements, and reduce input costs for the purpose of processing and consumption. Improve income and livelihood of local inhabitants.

b) Specific objectives:

2022 - 2023 stage

- Establish 5 quality ingredient zones with concentrated scale and total area of 166.800 ha, to be specific:

+ Fruit trees in the northern highlands: 14.000 ha;

+ Certified cultivated timber forests (FSC, PEFC, VFCS, etc.) in the Central coast: 22.900 ha

+ Coffee in the central highlands: 19.700 ha

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



+ Fruit trees in the Plain of Reeds: 60.200 ha.

- Establish product manufacturing, processing, and consumption chains between enterprises, cooperatives, and farmers in ingredient zones.

- Reduce input costs by 5-10% for all cooperative members and farmers; reduce post-harvest losses by 5-10% of total ingredients and increase value by 10-20%. Thereby increase income of cooperative members and farmers by 5-10%.

- Improve capacity of at least 250 agriculture cooperatives in ingredient zones.

- Develop infrastructures of ingredient zones serving production, preservation, processing, and commodity commerce for cooperatives and connected enterprises.

- Carry out pilot establishment of 136 community-based agricultural extension groups and organize 770 training courses for cooperative development and market connection counseling.

- Utilize software to manage ingredient zones of quality certified timber, coffee, rice, and fruits; digitalize information and database of ingredient zones to serve product traceability.

- Carry out pilot implementation of loan capital policies for production development for cooperatives and members thereof; agriculture insurance policies and support policies for connection as per Decree No. 98/2018/ND-CP.

2024 - 2025 stage

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Logistic center for rice chain (Thoai Son District, An Giang Province).

- Logistic center for organic rice-shrimp (An Minh District, Kien Giang Province).

- Logistic center for shrimp processing (Cu Lao Dung District, Soc Trang Province).

- My Hiep logistic center for fruits (Dong Thap Province).

- Logistic center for coffee chain (Gia Lai Province).

5. Tasks:

a) Build 5 quality ingredient zones for agriculture and forestry in 11 provinces.

- Project 1: Invest in regional connection infrastructures to assist cooperatives in developing ingredient zones.

+ Invest in road systems to connect cultivation zones: Total of 132 km of road to serve agriculture production and connect ingredient cultivation zones to manufacturing, processing areas.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



+ Invest in cold storage system, preparation, silo, preservation and processing facilities: Invest in building 2 silos, each with storage capacity of 300 tonne; 1 IFQ cold storage with storage capacity of 500 m2; 1 preparation and preservation facility for agricultural products with area of 1000 m2; 2 jackfruit preparation facilities with area of 650 m2; upgrading 1 drying yard integrated with greenhouse, 3 coffee storages, 2 coordination and exhibition buildings with area of 2.000 m2; 6 lumber yards with area of 10.000 m2.

+ Finance infrastructures for cooperatives with a total of 66 work items (preparation facilities, cold storage, irrigation system, drying and processing systems, storage, tanks, net house, etc.) and 54 supporting equipment; support a total of 106 cooperatives in ingredient zones.

- Project 2: Organize production and administration of ingredient zones.

+ Develop, improve, and empower cooperatives and members thereof in ingredient zones.

+ Implement agricultural extension, transfer and apply science and technology to cooperatives and participating farmers.

+ Apply information technology to manage ingredient zones for the purpose of connection and traceability.

- Project 3: Develop community-based agricultural extension and communication.

+ Develop community-based agricultural extension model for the purpose of sustainable development of ingredient zones.

+ Reinforce fundamental agricultural extension system by duplicating community-based agricultural extension groups.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Project 4: Develop value chain connection.

+ Implement value chain-based credit.

+ Implement agriculture insurance for ingredient zones.

+ Develop value chain connection in accordance with Decree No. 98/2018/ND-CP.

+ Assist management of paddy land.

+ Adopt GAP procedures as per Decision No. 01/2012/QD-TTg.

+ Implement and duplicate synchronous mechanization model.

b) Expand coffee ingredient zones in the central highlands in Dak Nong Province and Kon Tum Province.

Contents for Dak Nong Province.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Component projects:

+ Project 1: Invest in regional connection infrastructures to assist cooperatives in coffee ingredient zones:

+ Project 2: Organize production and administration of ingredient zones:

+ Project 3: Develop community-based agricultural extension and communication:

+ Project 4: Develop connection for coffee value chain:

Contents for Kon Tum Province:

- Scale and location: 6.500 ha of coffee in Dak Ha District.

- Component projects:

+ Project 1: Invest in regional connection infrastructures to assist cooperatives in developing Arabica and Robusta coffee ingredient zones.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



+ Project 3: Implement agricultural extension and transfer, apply science technology to coffee cooperatives and farmers.

+ Project 4: Apply information technology to manage ingredient zones for the purpose of connection and traceability.

+ Project 5: Implement pilot application of policies incentivizing and assisting development of ingredient zones for the purpose of connection.

c) Build 5 logistic centers (for preparing, processing, and preserving ingredients) to assist cooperatives in ingredient zones.

Logistic center for rice chain in An Giang Province.

- Investment location: An Binh Agriculture Cooperative, An Binh Commune, Thoai Son District, An Giang Province.

- Investment scale: Invest in furnace with area of 2.000 m2; invest in storage of 8.000 tonne and assisting equipment; 500 m roads connecting centers to primary traffic routs in ingredient zones; ports for receiving rice.

Logistic center for organic rice-shrimp in Kien Giang Province.

- Investment location: Thanh An and Thanh Hoa Rice-Shrimp-Crab Service cooperatives; Thanh An Hamlet and Thanh Hoa Hamlet, Dong Thanh Commune, An Minh District, Kien Giang Province.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



My Hiep logistic center for fruits (Dong Thap Province).

- Investment location: Sector II My Hiep Logistic Center for fruits, expanding wholesale fruit market of Dong Thap Province (Hamlet 2, My Hiep Commune, Cao Lanh District).

- Investment list and scale: Logistic warehouse with area of 17.890 m2 and storage with total area of 23.021,81 m2.

Logistic center for shrimp processing in Soc Trang Province

- Investment location: Hung Phu Fishery Cooperative, An Nghiep Hamlet, An Thach 3 Commune, Cu Lao Dung District, Soc Trang Province.

- Investment list and scale: Shrimp farm infrastructures; shrimp preparation

Logistic center for coffee chain (Gia Lai Province).

- Rebuild Pleiku City of Gia Lai Province with internal roads, brick walls, drying yards, storage, administrative and exhibition buildings, systems and machinery serving coffee processing.

- Finance the construction of traffic infrastructures, warehouses, net houses, drying yards, silos; support assessment, analysis, and certification for 6 cooperatives connected to high quality coffee production chain of enterprises.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Build coffee logistics and digital transformation offices in Agricultural Extension Center.

6. Funding demand for Scheme implementation:

Total funding demand is: 2.467,3 billion VND.

In which:

- Central government budget demand is: 942,4 billion VND.

- Local government budget demand is: 409,4 billion VND.

- Counterpart fund demand of cooperatives and enterprises is: 572,2 billion VND.

- Loan capital demand: 552,3 billion VND.

7. Organizing implementation

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Department of Cooperatives and Rural Development shall:

+ Take charge and cooperate with other entities in implementing the Scheme; take charge implementing details under projects 2, 3, and 4 of the Scheme.

+ Direct and guide local governments to develop plans and organize implementation of tasks that involve new establishment and improvement of cooperatives and members thereof in ingredient zones.

+ Cooperate with relevant entities affiliated to the Ministry and local governments in developing information and data management systems for ingredient zones;

+ Take charge cooperating with credit institutions (Vietnam Bank for Agriculture and Rural Development; Vietnam Bank for Social Policies; and Cooperative Development Fund affiliated to the Vietnam Cooperative Alliance system and other concessional loans) in order to apply chain-based credit policies for cooperatives and farmer members thereof in ingredient zones;

+ Take charge and cooperate with insurance enterprises; connected enterprises in implementing agriculture insurance in accordance with Decree No. 58/2018/ND-CP and Decision No. 03/2021/QD-TTg; implementing Decree No. 98/2018/ND-CP pertaining to connections in ingredient zones.

+ Allocate funding to provide support for cooperatives: Provide refresher training and advanced training to improve administrative capacity of directors, cooperative officials, and cooperative directors.

+ Supervise implementation of the Scheme; consolidate reports on Scheme implementation results and submit to heads of the Ministry. Organize assessment and conclusion of implementation of the Scheme and recommend solutions, policies in order to multiply.

- Management board of agricultural projects shall:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



+ Implement tasks of investors in accordance with applicable regulations of the Government and the law.

- National Agriculture Extension Center

+ Take charge implementing Task 2-Project 2 (agricultural extension); and Task 1-Project 3(community-based agricultural extension) of the Scheme. To be specific:

+ Take charge and cooperate with Department of Cooperatives and Rural Development and local governments in carrying out pilot implementation of community-based agricultural extension groups in order to advise the development of agricultural cooperatives in ingredient zones; provide refresher training and advanced training pertaining to techniques and procedures for planting, tending, harvesting, preparing products for farmer members in ingredient zones.

+ Take charge and cooperate with local government in ingredient zones in order to implement agricultural extension tasks of the Scheme; direct Agricultural Extension Center of provinces where the projects take place to develop agricultural extension models and projects; provide refresher training, advanced training, and technical training pertaining to production techniques; assist in developing and transferring science, technology, and technical advances in production;

+ Allocate funding from central agricultural extension funding sources to assist implementation of agricultural extension projects and models in ingredient zones.

- Department of Planning:

+ Advise heads of the Ministry to approve Decision on investment guidelines of construction projects within medium-term public investment for the period of 2021 - 2025 under management of the Ministry of Agriculture and Rural Development;

+ Consolidate 5-year and annual capital plan serving the Scheme implementation.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- The Office of the National Target Program for construction of New Rural Area: Allocate funding: Assist infrastructure, equipment and machinery serving production, preparation, preservation, and processing of products in ingredient zones for cooperatives and members; Assist refresher training and advanced training to improve capacity of cooperatives; Develop and complete key cooperative models in ingredient zones; Develop information and data management systems for ingredient zones.

- Plant Protection Department: Allocate funding and participate in developing codes of cultivating zones for cooperatives in ingredient zones.

- Other entities affiliated to the Ministry: Institute of Policy and Strategy for Agriculture and Rural Development, Vietnam Academy of Agricultural Sciences (VAAS), Colleges of Management for Agriculture and Rural Development I and II, and other entities affiliated to the Ministry: cooperate in implementing relevant details within their tasks and functions.

b) People’s Committees of provinces participating in the Scheme.

- Establish the Steering Committee for construction of ingredient zones. The Steering Committee of the province shall consist of Vice Chairperson of the People’s Committee of the province as the director, director of Department of Agriculture and Rural Development as the vice director, and head at the same level as a Director of Department authorized by the Ministry.

- Assign Department of Agriculture and Rural Development to take charge implementing relevant tasks pertaining to capital allocated by provinces.

- Direct departments and local governments to develop plans and implement details of the Scheme.

- Allocate funding to implement the Scheme every 5 year and every year.

- Consolidate reports on implementation results and progress of the Scheme, submit to Ministry of Agriculture and Rural Development every 6 months and every year, and produce conclusion for the stage as per the law.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Processing and sale enterprises, cooperatives: Organize production and connection based on value chain in ingredient zones; provide counterpart fund to implement the Scheme.

- Technology entities: Cooperate with Department of Cooperatives and Rural Development and relevant entities affiliated to the Ministry and local governments in ingredient zones in establishing, transferring, and operating management software system of ingredient zones; Develop traceability and code systems for cultivating zones.

- Insurance companies: Cooperate in implementing insurance models for ingredient zones for enterprises, cooperatives, and farmers.

d) Vietnam Bank for Social Policies; Vietnam Bank for Agriculture and Rural Development shall: Cooperate with Ministry of Agriculture and Rural Development in directing and guiding local governments in implementing the Scheme.

Article 2. Assign Department of Cooperatives and Rural Development to act as presiding authority in implementing the Scheme, cooperate with relevant agencies, and organize implementation of the Scheme in accordance with Article 1 hereof and approved contents of the Scheme. In regard to provinces participating in the projects, entities shall contribute human resources and finance towards implementation of the Scheme depending on their functions and tasks.

Article 3. This Decision comes into force from the date of signing.

Article 4. Chief of the Ministry Office, Director of Department of Cooperatives and Rural Development, Director of Department of Planning, Director of Department of Finance, Director of Management Board of agricultural projects, Director of National Agricultural Extension Center, and heads of relevant entities are responsible for the implementation of this Decision./.

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



 

 

 

 

;

Quyết định 1088/QĐ-BNN-KTHT năm 2022 phê duyệt Đề án Thí điểm xây dựng vùng nguyên liệu nông, lâm sản đạt chuẩn phục vụ tiêu thụ trong nước và xuất khẩu giai đoạn 2022-2025 do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

Số hiệu: 1088/QĐ-BNN-KTHT
Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Người ký: Trần Thanh Nam
Ngày ban hành: 25/03/2022
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [4]
Văn bản được căn cứ - [4]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [1]

Văn bản đang xem

Quyết định 1088/QĐ-BNN-KTHT năm 2022 phê duyệt Đề án Thí điểm xây dựng vùng nguyên liệu nông, lâm sản đạt chuẩn phục vụ tiêu thụ trong nước và xuất khẩu giai đoạn 2022-2025 do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

Văn bản liên quan cùng nội dung - [3]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…