BỘ TÀI NGUYÊN VÀ
MÔI TRƯỜNG - BỘ TÀI CHÍNH |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 01/QCLN-TCMT-TCHQ |
Hà Nội, ngày 18 tháng 4 năm 2013 |
Căn cứ Luật Hải quan số 29/2001/QH10 ngày 29 tháng 6 năm 2001 và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Hải quan số 42/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường số 52/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Căn cứ Quyết định số 02/2010/QĐ-TTg ngày 15 tháng 01 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Hải quan trực thuộc Bộ Tài chính;
Căn cứ Quyết định số 132/2008/QĐ-TTg ngày 30 tháng 09 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Môi trường trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường;
Tổng cục Hải quan - Bộ Tài chính và Tổng cục Môi trường - Bộ Tài nguyên và Môi trường thống nhất Quy chế phối hợp công tác bảo vệ môi trường trong hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu (sau đây gọi chung là xuất, nhập khẩu) đối với một số loại hàng hóa.
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
Quy chế này quy định quan hệ phối hợp công tác bảo vệ môi trường giữa Tổng cục Hải quan (thuộc Bộ Tài chính) và Tổng cục Môi trường (thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường) liên quan đến hoạt động xuất, nhập khẩu đối với một số loại hàng hóa sau:
1. Phế liệu;
2. Chất thải, chất thải nguy hại;
3. Hóa chất độc hại đối với môi trường;
4. Động thực vật hoang dã có nguy cơ tuyệt chủng cần bảo vệ theo Công ước CITES (sau đây gọi tắt là động thực vật hoang dã);
5. Các loại hàng hóa, sản phẩm khác do nước ngoài sản xuất được đưa vào Việt Nam hoặc được sản xuất tại Việt Nam để đưa ra nước ngoài gây ảnh hưởng đến môi trường.
Quy chế này áp dụng cho Tổng cục Hải quan, Tổng cục Môi trường và các đơn vị trực thuộc có liên quan. Các cơ quan có thẩm quyền của ngành Hải quan và cơ quan quản lý môi trường các cấp thuộc địa phương thực hiện theo hướng dẫn của Tổng cục Hải quan và Tổng cục Môi trường.
1. Quan hệ phối hợp công tác phải dựa trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Tổng cục Hải quan và Tổng cục Môi trường (sau đây gọi tắt là mỗi ngành) và theo quy định của pháp luật; bảo đảm thực hiện đúng thủ tục và bảo vệ bí mật về thông tin, tránh hình thức, chồng chéo, bỏ trống nhiệm vụ và cản trở hoạt động bình thường của mỗi ngành.
2. Việc trao đổi thông tin phải được tiến hành thường xuyên, đúng quy định của ngành; mỗi ngành phải chịu trách nhiệm về tiến độ và chất lượng thông tin do mình cung cấp.
3. Đối với các hoạt động quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường cùng thuộc thẩm quyền giải quyết của hai ngành, thì ngành nào phát hiện trước, có trách nhiệm tổng hợp thông tin và cung cấp hồ sơ, thông tin cho cơ quan cùng cấp thuộc ngành kia để giải quyết hoặc phối hợp giải quyết theo chức năng, quyền hạn quy định của mỗi ngành.
4. Trong hoạt động phối hợp công tác, nếu các cơ quan thuộc hai ngành có ý kiến khác nhau về phương hướng, cách thức, biện pháp xử lý, giải quyết vụ việc thì cần phải thảo luận, trao đổi, xem xét thống nhất, bảo đảm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ và nghiệp vụ chuyên môn của mỗi ngành.
Điều 3. Phối hợp tăng cường năng lực quản lý nhà nước
1. Tổng cục Hải quan và Tổng cục Môi trường thường xuyên phối hợp rà soát, đề xuất cấp có thẩm quyền xây dựng, sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật liên quan đến công tác bảo vệ môi trường hoặc hoạt động xuất nhập khẩu những loại hàng hóa quy định tại Điều 1 Quy chế này; sơ kết, tổng kết kinh nghiệm công tác quản lý nhà nước về các hoạt động trên theo thẩm quyền.
2. Tổng cục Môi trường phối hợp với Tổng cục Hải quan xây dựng, triển khai, thực hiện các dự án, đề tài nghiên cứu khoa học, đào tạo tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ, hợp tác quốc tế và đầu tư trang thiết bị nhằm nâng cao năng lực và kiến thức khoa học, kỹ thuật về bảo vệ môi trường cho ngành Hải quan.
3. Cơ quan quản lý nhà nước các cấp thuộc ngành Hải quan được xem xét sử dụng kinh phí phục vụ công tác bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật. Tổng cục Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm phối hợp với Tổng cục Hải quan, Cục Hải quan cấp tỉnh thực hiện việc sử dụng nguồn kinh phí nói trên có hiệu quả, đúng mục đích.
4. Các nội dung phối hợp khác có thể được đề xuất theo yêu cầu, nhiệm vụ của mỗi ngành trong trường hợp cần thiết.
Điều 4. Phối hợp trao đổi thông tin
Tổng cục Hải quan và Tổng cục Môi trường trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm chỉ đạo các đơn vị thuộc ngành mình phối hợp chặt chẽ trong công tác nắm tình hình, trao đổi, tiếp nhận thông tin có liên quan đến công tác bảo vệ môi trường đối với các hoạt động quy định tại Điều 1 Quy chế này, cụ thể như sau:
1. Theo đề nghị của Tổng cục Môi trường, Tổng cục Hải quan có trách nhiệm:
a) Cung cấp số liệu thống kê của ngành Hải quan về tình hình xuất khẩu, nhập khẩu các loại hàng hóa nêu tại Điều 1 Quy chế này;
b) Cung cấp thông tin về phương thức, thủ đoạn, địa bàn, tuyến đường trọng điểm liên quan đến hoạt động buôn lậu, vận chuyển trái phép qua biên giới phế liệu, chất thải nguy hại, hóa chất độc hại đối với môi trường, động thực vật hoang dã và các loại hàng hóa khác có thể gây tác động xấu đến môi trường;
c) Cung cấp kết quả xử lý các vụ việc buôn lậu, vận chuyển trái phép phế liệu, chất thải nguy hại, hóa chất độc hại đối với môi trường, động thực vật hoang dã, các loại hàng hóa khác và những vụ việc xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền; Đồng thời, phản hồi kết quả xử lý thông tin nghi vấn về hành vi vi pháp luật về hải quan và pháp luật về bảo vệ môi trường do Tổng cục Môi trường cung cấp;
d) Cung cấp thông tin về những kết quả, khó khăn, vướng mắc và kinh nghiệm trong công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép qua biên giới phế liệu, chất thải nguy hại, hóa chất độc hại, động thực vật hoang dã và các loại hàng hóa khác; các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường khác;
đ) Cung cấp thông tin, tài liệu về kết quả hợp tác quốc tế với Tổ chức hải quan thế giới (WCO), hải quan các nước/vùng lãnh thổ liên quan đến quản lý và bảo vệ môi trường;
e) Cung cấp các thông tin khác có liên quan theo yêu cầu, nhiệm vụ của Tổng cục Môi trường trong trường hợp cần thiết.
2. Theo đề nghị của Tổng cục Hải quan, Tổng cục Môi trường có trách nhiệm:
a) Cung cấp các thông tin chương trình, lộ trình hành động quốc gia về thực thi các công ước quốc tế về bảo vệ môi trường;
b) Cung cấp thông tin, tài liệu của Tổ chức Môi trường của Liên hợp quốc (UNEP), các tổ chức quốc tế về môi trường, đầu mối môi trường quốc gia của các nước và vùng lãnh thổ liên quan đến hoạt động quản lý phế liệu, chất thải, hóa chất độc hại, động thực vật hoang dã và các hàng hóa khác có thể gây tác động xấu đến môi trường trên thế giới, khu vực bao gồm các thông tin về chính sách quản lý, xu thế sử dụng của các quốc gia; xu hướng, phương thức vận chuyển; các thủ đoạn trốn tránh trách nhiệm về bảo vệ môi trường và các hành vi vi phạm pháp luật môi trường phổ biến trong quá trình vận chuyển, xuất nhập khẩu hàng hóa;
c) Cung cấp các thông tin, tài liệu, quy định danh mục, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về bảo vệ môi trường giúp nhận biết, phân loại hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu là phế liệu, chất thải, hóa chất độc hại, động thực vật hoang dã và các loại hàng hóa khác để hỗ trợ công tác hải quan và xây dựng hệ thống thông tin hải quan về các lĩnh vực trên;
d) Cung cấp tài liệu, hướng dẫn kỹ thuật về quản lý, lưu giữ vận chuyển và xử lý tang vật vi phạm là phế liệu, chất thải nguy hại, hóa chất độc hại, động thực vật hoang dã và các loại hàng hóa khác;
đ) Cung cấp thông tin nghi vấn về hoạt động buôn lậu, vận chuyển trái phép qua biên giới phế liệu, chất thải độc hại, hóa chất độc hại và động thực vật hoang dã, các loại hàng hóa và các hành vi vi phạm pháp luật môi trường khác;
e) Hàng năm tổng hợp và gửi thông tin về các doanh nghiệp được cấp hoặc thu hồi Giấy xác nhận đủ điều kiện nhập khẩu phế liệu, các loại giấy phép hiện hành có liên quan công tác bảo vệ môi trường trong xuất, nhập khẩu các loại hàng hóa.
3. Định kỳ 6 tháng một lần, hai đơn vị tổng hợp nội dung các thông tin liên quan được quy định trong Mục a và b, điều này bằng hình thức văn bản để gửi cho đơn vị phối hợp nhằm cung cấp các thông tin thường xuyên đảm bảo sự phối hợp hiệu quả của 2 ngành.
1. Phối hợp đấu tranh phòng, chống hành vi vi phạm pháp luật:
Tổ chức, cá nhân thuộc ngành Hải quan và ngành Môi trường khi đang thực hiện nhiệm vụ, phát hiện hoặc nhận được tin báo, tài liệu hoặc dấu hiệu về vụ việc vi phạm pháp luật trong các hoạt động xuất nhập khẩu những loại hàng hóa quy định tại Điều 1 Quy chế này thì phải thực hiện ngay các nhiệm vụ sau:
1.1. Đối với ngành Hải quan:
a) Phải phối hợp với cơ quan chức năng về bảo vệ môi trường triển khai ngay các biện pháp nghiệp vụ và xử lý theo quy định của pháp luật;
b) Tùy từng trường hợp cụ thể phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường có thẩm quyền áp dụng các hình thức xử phạt vi phạm hành chính, các biện pháp khắc phục hậu quả hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền áp dụng các biện pháp khác theo quy định của pháp luật;
c) Thông báo và trích lục hồ sơ gửi cho cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường có thẩm quyền kết quả xử lý các vụ việc đối với tổ chức, doanh nghiệp, cơ sở có dấu hiệu vi phạm pháp luật về môi trường; những vụ việc đã bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc đã được áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả hoặc các biện pháp khác theo thẩm quyền.
1.2. Đối với ngành Môi trường:
a) Khi phát hiện vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường liên quan lĩnh vực do ngành Hải quan phụ trách, có trách nhiệm thông báo và cung cấp tài liệu có liên quan cho cơ quan cùng cấp có thẩm quyền của ngành Hải quan để thực hiện công tác nghiệp vụ và xử lý theo chức năng, quyền hạn theo quy định của pháp luật;
b) Cung cấp kết quả xử lý các vụ việc vi phạm pháp luật theo thẩm quyền và các thông tin, tài liệu có liên quan đến những hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường cho cơ quan cùng cấp của ngành Hải quan để thực hiện công tác nghiệp vụ đấu tranh phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động xuất nhập khẩu;
c) Phối hợp tham gia thực hiện việc tư vấn, giám định, kiểm định, phân tích mẫu hàng hóa có dấu hiệu vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường khi có yêu cầu của cơ quan cùng cấp có thẩm quyền của ngành Hải quan;
d) Phối hợp với cơ quan cùng cấp của ngành Hải quan tham mưu cho Lãnh đạo Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc cho Ủy ban nhân dân cùng cấp khẩn trương tổ chức làm rõ các nguyên nhân gây ra sự cố về môi trường có liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu quy định tại Điều 1 Quy chế này và đề xuất biện pháp, hình thức xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.
2. Phối hợp thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm:
Khi cần phối hợp tổ chức các đoàn thanh tra, kiểm tra hoạt động bảo vệ môi trường của các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân có hoạt động xuất, nhập khẩu những loại hàng hóa tại Điều 1 Quy chế này, mỗi ngành tiến hành thực hiện các nhiệm vụ sau:
a) Cử cán bộ có chuyên môn tham gia và hỗ trợ các công cụ, phương tiện kỹ thuật, tác nghiệp thuộc thẩm quyền theo yêu cầu của cơ quan chủ trì thanh tra, kiểm tra;
b) Sau khi kết thúc cuộc thanh tra, kiểm tra, cơ quan chủ trì thanh tra, kiểm tra, có trách nhiệm thông báo cho cơ quan phối hợp kết quả công tác thanh tra, kiểm tra, trao đổi về các vấn đề cần rút kinh nghiệm.
Điều 6. Hình thức phối hợp công tác
1. Các nội dung trao đổi, cung cấp thông tin, tài liệu phải được đề nghị bằng văn bản. Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản chính thức, đơn vị đầu mối bên nhận được văn bản phải gửi văn bản trả lời cho đơn vị đầu mối bên đề nghị cung cấp thông tin.
2. Các đơn vị có liên quan trực thuộc mỗi ngành có trách nhiệm phối hợp với đơn vị đầu mối để cung cấp và trao đổi thông tin theo đề nghị phối hợp hoạt động.
3. Trong trường hợp khẩn cấp, có thông tin nghiệp vụ cần xử lý gấp, cán bộ xử lý công việc có thể gặp gỡ trực tiếp đơn vị đầu mối hoặc đơn vị quản lý có liên quan trực tiếp để trao đổi thông tin hoặc sử dụng các phương tiện thông tin liên lạc như: điện thoại, fax, thư điện tử của đơn vị đầu mối (Quy định chi tiết tại Điều 7) để trao đổi, cung cấp thông tin. Sau đó, bên cung cấp thông tin và bên yêu cầu cung cấp thông tin phải gửi lại cho bên kia bằng văn bản chính thức.
Hai ngành thống nhất giao nhiệm vụ cho đơn vị đầu mối chính thức của mỗi ngành để trực tiếp tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động phối hợp, trao đổi thông tin, tài liệu:
1. Đơn vị đầu mối thuộc Tổng cục Hải quan:
Cục Điều tra chống buôn lậu:
- Địa chỉ: Lô E3 Khu đô thị mới Cầu Giấy, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội
- Điện thoại: 04.44520696; fax: 04.39440623
- Địa chỉ Thư điện tử: cucdtcbl@customs.gov.vn
2. Đơn vị đầu mối thuộc Tổng cục môi trường:
Cục Kiểm soát ô nhiễm:
- Địa chỉ: Phòng 308, Nhà B, Toà nhà Bộ Tài nguyên và Môi trường, số 10 Tôn Thất Thuyết, Cầu Giấy, Hà Nội
- Điện thoại: 04.37956868 (số nội bộ 3218/3219); fax: 04.37713176
- Địa chỉ Thư điện tử: cuckson@vea.gov.vn
3. Các đơn vị quản lý trực tiếp có liên quan đến từng lĩnh vực phối hợp hoạt động của ngành Môi trường gồm:
a) Các vấn đề chung về chính sách, pháp luật:
Vụ Chính sách và Pháp chế:
Địa chỉ: Phòng 306, nhà B, Tòa nhà Bộ Tài nguyên và Môi trường, số 10 Tôn Thất Thuyết, Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại: 04. 38223221 hoặc 04.37956868 (số nội bộ 3271); fax: 043223189
Thư điện tử: pcvepa@gmail.com
b) Quản lý hóa chất độc hại và phế liệu nhập khẩu:
Cục Kiểm soát ô nhiễm:
Địa chỉ: Phòng 308, Nhà B, Toà nhà Bộ Tài nguyên và Môi trường, số 10 Tôn Thất Thuyết, Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại: 04.37956868 (số nội bộ 3218 hoặc 3217); Fax: 04.37713176
Địa chỉ Thư điện tử:
+ Cục Kiểm soát ô nhiễm: cuckson@vea.gov.vn
+ Phòng Kiểm soát phát thải hóa chất và Khắc phục sự cố môi trường: kson.hcsc@gmail.com
+ Phòng Kiểm soát ô nhiễm Không khí và nhập khẩu phế liệu: phongkkpl@googlegroupes.com.
c) Quản lý chất thải và chất thải nguy hại vận chuyển xuyên biên giới
Cục Quản lý chất thải và Cải thiện môi trường:
Địa chỉ: Phòng 408, Nhà B, Toà nhà Bộ Tài nguyên và Môi trường, số 10 Tôn Thất Thuyết, Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại: 04.37956868 (số nội bộ 3290); Fax: 04.37868430
Địa chỉ Thư điện tử: cucqlct@vea.gov.vn
d) Quản lý kinh doanh, buôn bán Động thực vật hoang dã có nguy cơ tuyệt chủng cần bảo vệ theo công ước CITES:
Cục Bảo tồn và Đa dạng sinh học:
Địa chỉ: Phòng 201, Nhà B, Toà nhà Bộ Tài nguyên và Môi trường, số 10 Tôn Thất Thuyết, Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại: 04.37956868 (số nội bộ 3116); Fax: 04.39412028
Địa chỉ Thư điện tử: cucbtdsh@vea.gov.vn
Điều 8. Trách nhiệm của các bên
1. Tổng cục Hải quan và Tổng cục Môi trường có trách nhiệm phổ biến hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các đơn vị trực thuộc của mình là các Cục Hải quan, các Chi cục Bảo vệ Môi trường các tỉnh/thành phố và các tổ chức, cá nhân liên quan thực hiện có hiệu quả các nội dung của Quy chế phối hợp hoạt động này.
2. Cục Điều tra chống buôn lậu (Tổng cục Hải quan), Cục Kiểm soát ô nhiễm (Tổng cục Môi trường) chủ trì, phối hợp với các đơn vị trực thuộc có liên quan thuộc Tổng cục Hải quan và Tổng cục Môi trường chủ động phối hợp, thống nhất xây dựng chương trình, kế hoạch phối hợp cụ thể hàng năm để báo cáo lãnh đạo hai ngành phê duyệt thống nhất thực hiện, định kỳ 06 tháng một lần hai đơn vị tổ chức gặp gỡ, trao đổi để đánh giá kết quả sơ bộ về công tác phối hợp và thống nhất chương trình hoạt động tiếp theo.
3. Hàng năm, Tổng cục Hải quan và Tổng cục Môi trường tổ chức hội nghị đánh giá kết quả công tác phối hợp theo nội dung quy chế này và thống nhất kế hoạch năm tiếp theo (tổ chức vào tháng 12 hàng năm).
Quy chế này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Trong quá trình thực hiện có khó khăn, vướng mắc hoặc phát sinh vấn đề mới đơn vị đầu mối của hai ngành thống nhất báo cáo Lãnh đạo hai ngành để xem xét, sửa đổi bổ sung cho phù hợp./.
TỔNG CỤC TRƯỞNG |
TỔNG CỤC TRƯỞNG |
Nơi
nhận: |
|
MINISTRY OF
NATURAL RESOURCES AND ENVIRONMENT - MINISTRY OF FINANCE |
SOCIALIST
REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 01/QCLN-TCMT-TCHQ |
Hanoi, April 18, 2013 |
Pursuant to the Law on Customs No. 29/2001/QH10 dated June 29, 2001 and the Law on the amendments to the Law on Customs on. 42/2005/QH11 dated June 14, 2005;
Pursuant to the Law on Environment protection No. 52/2005/QH11 November 29, 2005;
Pursuant to the Decision No. 02/2010/QD-TTg dated November 15, 2010 of the Prime Minister defining the functions, tasks, entitlements and organizational structure of the General Department of Customs, which is affiliated to the Ministry of Finance;
Pursuant to the Prime Minister’s Decision No. 132/2008/QD-TTg dated September 30, 2008 defining the functions, tasks, entitlements and organizational structure of Vietnam Environment Administration , which is affiliated to the Ministry of Natural Resources and Environment;
The General Department of Customs and Vietnam Environment Administration issues a Regulation on cooperation in environment protection during export and import of some articles.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Article 1. Scope of regulation and subjects of application
This Regulation deals with the cooperation in environment protection between the General Department of Customs (affiliated to the Ministry of Finance) and Vietnam Environment Administration (affiliated to the Ministry of Natural Resources and Environment) with regard to the export and import of:
1. Scrap;
2. Waste and hazardous waste;
3. Environmentally harmful chemicals;
4. Wild fauna and flora threatened with extinction according to CITES (hereinafter referred to as wild fauna and flora);
5. Other goods manufactured overseas and imported to Vietnam or manufactured in Vietnam and exported to other countries that affect the environment.
This Regulation is applied to the General Department of Customs, Vietnam Environment Administration, and their affiliates Competent customs authorities and local environment authorities must follow the instructions of the General Department of Customs and Vietnam Environment Administration.
Article 2. Cooperation principles
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
2. Information must be regularly exchanged in accordance with regulations of both agencies; both agencies are responsible for the information they provide in terms of punctuality and reliability.
3. When an issue concerning the environment is within the competence of both parties, the agency that discovers it first must collect information, provide information and documents to an agency at the same level of in the other sector or resolve it in cooperation within their competence.
4. During the cooperation, if conflicting opinions is offered with regard to the solution, a discussion must be held to reach a consensus that enables both sectors to successfully discharge their duties.
Article 3. Cooperation in enhancement of state management
1. The General Department of Customs and Vietnam Environment Administration must regularly cooperate in reviewing and suggesting adjustments to the legislative documents about environment protection, the export and import of the articles mentioned in Article 1 of this Regulation; and periodically summarize the progress of such cooperation.
2. Vietnam Environment Administration shall cooperate with the General Department of Customs in implementing scientific research projects, providing work-related training, seeking international cooperation, and making investment in equipment in order to improve the capability and scientific knowledge about environment protection for customs authorities.
3. Customs authorities shall consider allocating budget for environment protection in accordance with law. Vietnam Environment Administration and Services of Natural Resources and Environment must cooperate with the General Department of Customs and provincial Customs Departments in using such budget efficiently and properly.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Article 4. Cooperation in information exchange
The General Department of Customs and Vietnam Environment Administration shall direct their affiliates to cooperate in monitoring the situations and exchanging information about environment protection with regard to the activities mentioned in Article 1 of this Regulation, in particular:
1. At the request of Vietnam Environment Administration, the General Department of Customs shall:
a) Provide statistical data about the export and import of the articles mentioned in Article 1 of this Regulation;
b) Provide information about the methods, tricks, areas, and routes of trafficking scrap, hazardous waste, environmentally harmful chemicals, wild fauna and flora, and other goods that may harm the environment;
c) Provide information cases of trafficking of scrap, hazardous waste, environmentally harmful chemicals, wild fauna and flora, and other goods are caught, the administrative penalties imposed; give feedbacks on processed information about suspected cases of violations against customs laws and environment laws;
d) Provide information about the results and the difficulties that arise during the fight against these kinds of trafficking, and against other violations of environment laws;
dd) Provide information and documents about cooperation in environment protection with World Customs Organization (WCO) and the customs authorities of other countries/territories;
e) Provide other information at request of Vietnam Environment Administration.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
a) Provide information about national programs and roadmaps about the implementation of International Convention on environment protection;
b) Provide information and documents from United Nations Environment Program (UNEP), international environmental organizations, contacts of other countries and territories about scrap, harmful waste and chemical, wild fauna and flora, and other articles that may harm the global or regional environment, including information about the policies and tendencies of these countries; the tendencies, the methods for transporting; the tricks of shirking responsibility for environment protection, and common violations against environment laws during the transport, export, and import of goods;
c) Provide information, documents, technical regulations and standards about environment protection that help the customs identify scrap, waste, harmful chemicals, wild fauna and flora, and other articles and develop the customs intelligence system with regard to such articles;
d) Provide information and documents that contain instructions on management, retention, transport, and handling of caught scrap, harmful waste, harmful chemicals, wild fauna and flora, and other articles;
dd) Provide information suspected cases of trafficking scrap, harmful waste, harmful chemical, wild fauna and flora, other articles, and other violations against environment laws;
e) Summarize and send information to the companies that are issued with or have the Certificate of eligibility to import scrap, other licenses related to environment protection during import and export of goods revoked.
3. Every 6 month, both agencies must summarize the pieces of information mentioned in Point a and b above and send written notification to cooperating units as regular information provision that ensures the effective cooperation of the two sectors.
Article 5. Cooperation in prevention of violations law, inspection, and penalty imposition
1. Cooperation in prevention of violations of law:
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
1.1. Customs sector:
a) Cooperate with environment authorities in taking necessary measures as prescribed by law;
b) Cooperate with competent environment authorities in imposing administrative penalties and taking remedial measures, or request a competent authority to take other measures;
c) Send environment authorities documents about results of suspected cases of violation against environment laws, the cases in which penalties are imposed or other measures are taken.
1.2. Environment sector:
a) Send a customs authority at the same level a notification and documents related to the violation against environment laws that is related to an issue under the management of the customs when it is discovered;
b) Send a customs authority at the same level the result of the cases of violations, information and documents related to the violations against environment laws in order to facilitate the prevention of violations against environment laws during export and import
c) Cooperate in consultancy, assessment, verification, and analysis of suspected goods at the request of a customs authority at the same level;
d) Cooperate with a customs authority at the same level in advising the Ministry of Finance, the Ministry of Natural Resources and Environment, or the People’s Committee of the same level to clarify the cause of environmental emergencies that are related to the export and import tax mentioned in Article 1 of this Regulation; suggest solutions and penalties as prescribed by law.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
When cooperation in inspecting the environment protection of exporters and importers of the articles mentioned in Article 1 of this Regulation is necessary, both sectors must:
a) Send qualified officers to participate and provide instruments at the request of the unit that presides the inspection;
b) After the inspection is done, the presiding unit shall notify the cooperating units of the inspection result and new experience.
Article 6. Methods of cooperation
1. The requests for provision or exchange of information or documents must be made in writing. Within 05 working days from the day on which the written request is received, the requested unit must send a response to the requesting unit.
2. Relevant units of each sector must cooperate with the contacts in providing and exchanging information serving the cooperation.
3. When a piece of information needs to be processed urgently, the person in charge may exchange information with the contact or relevant unit directly or by means of telecommunication such as telephone, fax, email (more details in Article 7). Then, the information provider and information requester must send written notifications to each other.
The following units are contacts of the two sectors, which directly organize the cooperation and information exchange:
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
The Smuggling Investigation and Prevention Department:
- Address: Block E3, Cau Giay urban area, Yen Hoa ward, Cau Giay District, Hanoi - Telephone: 04.44520696; fax: 04.39440623
- Email: cucdtcbl@customs.gov.vn
2. Contact of Vietnam Environment Administration:
Pollution Control Department:
- Address: Apartment 308, Block B of the Building of Ministry of Natural Resources and Environment, No. 10 Ton That Thuyet Street, Cau Giay District, Hanoi.
- Telephone: 04.37956868 (internal number: 3218/3219); fax: 04.37713176
- Email: cuckson@vea.gov.vn
3. Other relevant units of the environment sector:
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Policy and Legal Department:
Address: Apartment 306, Block B of the Building of Ministry of Natural Resources and Environment, No. 10 Ton That Thuyet Street, Cau Giay District, Hanoi.
Telephone: 04. 38223221 or 04.37956868 (internal number: 3271); fax: 043223189
Email: pcvepa@gmail.com
b) Management of imported scrap and harmful chemicals:
Pollution Control Department:
Address: Apartment 308, Block B of the Building of Ministry of Natural Resources and Environment, No. 10 Ton That Thuyet street, Cau Giay District, Hanoi.
Telephone: 04.37956868 (Internal number: 3218 or 3217); Fax: 04.37713176
Email:<0
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
+ Division of Chemical Emission Control and Environmental Emergency Response: kson.hcsc@gmail.com
+ Division of Scrap Import and Air Pollution Control: phongkkpl@googlegroupes.com
c) Management of cross-border transport of waste and hazardous waste
Waste Management and Environment Improvement Department:
Address: Apartment 408, Block B of the Building of Ministry of Natural Resources and Environment, No. 10 Ton That Thuyet street, Cau Giay District, Hanoi.
Telephone: 04.37956868 (internal number: 3290); fax: 04.37868430
Email: cucqlct@vea.gov.vn
d) Management of Wild fauna and flora threatened with extinction according to CITES:
Biodiversity and Conservation Department:
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Telephone: 04.37956868 (internal number: 3116); fax: 04.39412028
Email: cucqlct@vea.gov.vn
Article 8. Responsibility of both sectors
1. The General Department of Customs and Vietnam Environment Administration are responsible for providing instructions for and urge their affiliates, which are provincial Customs Departments and Sub-departments of Environment Protection, and relevant entities to effectively implement this Regulation.
2. The Smuggling Investigation and Prevention Department (the General Department of Customs), Pollution Control Department (Vietnam Environment Administration) shall take charge and cooperate with relevant affiliates of the General Department of Customs and Vietnam Environment Administration in formulating annual cooperation plans in detail, and hold biannual meetings to assess the cooperation and discuss the next programs.
3. In every December, the General Department of Customs and Vietnam Environment Administration shall hold a convention to assess the cooperation according to this Regulation and discuss the next year’s plan.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
DIRECTOR OF
GENERAL DEPARTMENT OF CUSTOMS
Nguyen Ngoc Tuc
DIRECTOR OF
VIETNAM ENVIRONMENT ADMINISTRATION
Bui Cach Tuyen
;
Quy chế 01/QCLN-TCMT-TCHQ năm 2013 phối hợp công tác bảo vệ môi trường giữa Tổng cục Hải quan và Tổng cục Môi trường trong quản lý hàng hóa xuất, nhập khẩu
Số hiệu: | 01/QCLN-TCMT-TCHQ |
---|---|
Loại văn bản: | Quy chế |
Nơi ban hành: | Tổng cục Hải quan, Tổng cục Môi trường |
Người ký: | Nguyễn Ngọc Túc, Bùi Cách Tuyến |
Ngày ban hành: | 18/04/2013 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quy chế 01/QCLN-TCMT-TCHQ năm 2013 phối hợp công tác bảo vệ môi trường giữa Tổng cục Hải quan và Tổng cục Môi trường trong quản lý hàng hóa xuất, nhập khẩu
Chưa có Video