CHÍNH
PHỦ |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 16/1999/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 27 tháng 3 năm 1999 |
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ
ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Pháp lệnh Hải quan ngày 20 tháng 02 năm 1990;
Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan,
NGHỊ ĐỊNH:
Điều 1. Đối tượng làm thủ tục hải quan
Hàng hóa, hành lý, ngoại hối, kim khí quý, đá quý, tiền Việt Nam, văn hóa phẩm, tài liệu, bưu phẩm, bưu kiện, các đồ vật và tài sản khác xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh; phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, hoặc quá cảnh lãnh thổ Việt Nam (dưới đây gọi chung là đối tượng làm thủ tục hải quan) đều phải làm thủ tục hải quan theo quy định tại Nghị định này. Trong trường hợp Điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia có quy định khác thì áp dụng theo các Điều ước quốc tế đó.
Trong Nghị định này những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Thủ tục hải quan là các công việc mà người làm thủ tục hải quan và nhân viên hải quan phải thực hiện theo quy định của pháp luật đối với đối tượng làm thủ tục hải quan khi xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh hoặc quá cảnh;
2. Hành lý (bao gồm hành lý xách tay, hành lý ký gửi) là vật dụng cần thiết cho nhu cầu sinh hoạt hoặc mục đích chuyến đi của hành khách xuất cảnh, nhập cảnh lãnh thổ Việt Nam và của người làm việc trên phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam;
3. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong Nghị định này được hiểu là hàng hóa mua, bán của thương nhân Việt Nam với thương nhân nước ngoài theo các hợp đồng thương mại, bao gồm cả hàng hóa tạm nhập - tái xuất, tạm xuất - tái nhập và hàng hóa chuyển khẩu;
4. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có điều kiện là hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu phải theo hạn ngạch hoặc hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu phải có giấy phép của Bộ Thương mại hoặc Bộ quản lý chuyên ngành;
5. Phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh là các phương tiện vận tải trên các tuyến đường bộ, đường sắt, đường hàng không, đường biển và đường sông qua, lại biên giới Việt Nam;
6. Người làm thủ tục hải quan là người thực hiện thủ tục hải quan với cơ quan hải quan theo quy định tại khoản 1, Điều này;
7. Người khai báo hải quan là người ký tên trên tờ khai hải quan theo quy định của pháp luật, đó là chủ sở hữu hàng hoá hoặc người được chủ sở hữu hàng hoá uỷ quyền;
8. Tờ khai hải quan là chứng từ pháp lý bắt buộc dùng để kê khai các đối tượng làm thủ tục hải quan, được làm theo mẫu thống nhất do Tổng cục Hải quan quy định;
9. Hồ sơ hải quan bao gồm: tờ khai hải quan đã được người khai báo hải quan kê khai và ký tên kèm theo các chứng từ cần thiết liên quan được quy định cụ thể cho từng đối tượng làm thủ tục hải quan;
10. Khai báo hải quan là việc người làm thủ tục hải quan tự kê khai những nội dung theo yêu cầu của các tiêu chí trong tờ khai hải quan;
11. Kiểm tra hải quan là việc cơ quan hải quan xem xét, xác định tính hợp pháp, tính chính xác của bộ hồ sơ hải quan và thực tế hàng hoá, vật phẩm;
12. Giải phóng hàng là việc hải quan cho phép hàng hoá đã làm thủ tục hải quan được đặt dưới sự định đoạt của người làm thủ tục hải quan;
13. Niêm phong hải quan là dấu hiệu của hải quan gắn lên hàng hóa, vật phẩm, bao bì đựng hàng hóa hoặc vật phẩm, kho hàng, phương tiện vận tải, nhằm đảm bảo tính nguyên trạng của các đối tượng nói trên;
14. Áp tải hải quan là việc nhân viên hải quan đi cùng phương tiện vận tải để giám sát hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu chưa hoàn thành thủ tục hải quan hoặc phương tiện vận tải quá cảnh chuyển dịch từ một cửa khẩu hoặc một địa điểm kiểm tra hải quan đến một cửa khẩu hoặc một địa điểm chỉ định khác trên lãnh thổ Việt Nam;
15. Giám sát hải quan là việc Hải quan kiểm soát hàng hoá, hành lý, phương tiện đang trong thời gian, địa điểm thuộc phạm vi kiểm soát của hải quan. Có hai hình thức giám sát: giám sát trực tiếp là việc giám sát được thực hiện bởi nhân viên hải quan; giám sát gián tiếp là việc giám sát được thực hiện thông qua niêm phong, cặp chì và thực hiện các biện pháp kỹ thuật khác.
Điều 3. Người làm thủ tục hải quan
Người làm thủ tục hải quan bao gồm:
Người sở hữu của đối tượng làm thủ tục hải quan;
Người được ủy quyền hợp pháp của người sở hữu đối tượng làm thủ tục hải quan;
Người làm dịch vụ thủ tục hải quan theo quy định của pháp luật;
Người điều khiển phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh.
Điều 4. Địa điểm làm thủ tục hải quan và địa điểm kiểm tra hải quan
1. Địa điểm làm thủ tục hải quan là các cửa khẩu cảng biển, cảng sông, cảng hàng không dân dụng quốc tế, cửa khẩu biên giới đường bộ, ga liên vận đường sắt quốc tế, bưu cục ngoại dịch, bưu cục kiểm quan, các địa điểm làm thủ tục hải quan khác ngoài cửa khẩu do Thủ tướng Chính phủ quyết định theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan;
2. Địa điểm kiểm tra hải quan là các địa điểm làm thủ tục hải quan nêu tại khoản 1 Điều này và các địa điểm kiểm tra hàng hoá xuất nhập khẩu khác do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quy định.
Điều 5. Thời hạn làm thủ tục hải quan
1. Đối với hàng hóa, hành lý xuất khẩu, nhập khẩu:
a) Đối với hàng nhập khẩu: trong thời hạn 30 ngày kể từ khi hàng hóa đến cửa khẩu dỡ hàng ghi trên vận tải đơn;
b) Đối với hàng xuất khẩu: chậm nhất là 08 giờ trước khi phương tiện vận tải xuất cảnh;
c) Hành lý của hành khách nhập cảnh, xuất cảnh: ngay sau khi phương tiện vận chuyển hành khách đến cửa khẩu và trước khi các tổ chức vận chuyển chấm dứt làm thủ tục cho hành khách xuất cảnh.
d) Đối với hàng quá cảnh: ngay khi hàng đến cửa khẩu nhập đầu tiên và trước khi hàng rời cửa khẩu xuất cuối cùng.
2. Đối với phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh:
a) Đối với phương tiện vận tải bằng đường biển: chậm nhất 02 giờ kể từ khi cảng vụ thông báo tàu đã đến vị trí đón trả hoa tiêu và 01 giờ trước khi tàu xuất cảnh;
b) Đối với phương tiện vận tải bằng đường hàng không: ngay sau khi máy bay hạ cánh đối với phương tiện nhập cảnh và ngay sau khi cơ quan vận chuyển chấm dứt làm thủ tục cho hàng hoá xuất khẩu, hành khách xuất cảnh đối với phương tiện xuất cảnh;
c) Đối với phương tiện vận tải đường sắt, đường bộ và đường sông: ngay sau khi đến cửa khẩu nhập đầu tiên và trước khi qua cửa khẩu xuất cuối cùng để xuất cảnh;
d) Đối với phương tiện vận tải quá cảnh: ngay sau khi đến cửa khẩu nhập đầu tiên (trừ máy bay quá cảnh dừng kỹ thuật) và trước khi phương tiện vận tải quá cảnh rời cửa khẩu xuất cuối cùng.
MỤC 1: THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HOÁ XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU
Điều 6. Khai báo và tiếp nhận hồ sơ hải quan
1. Người khai báo hải quan có trách nhiệm:
a) Tự khai (khai viết hoặc khai báo điện tử) các đối tượng làm thủ tục hải quan theo mẫu tờ khai do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quy định.
b) Nộp và xuất trình bộ hồ sơ hải quan:
Đối với hàng hóa xuất khẩu, bộ hồ sơ gồm:
+ Tờ khai hải quan.
+ Hợp đồng thương mại.
+ Bản kê chi tiết (đối với hàng không đồng nhất).
+ Các giấy tờ khác (đối với hàng xuất khẩu có điều kiện hoặc có quy định riêng).
Đối với hàng hoá nhập khẩu, bộ hồ sơ gồm:
+ Tờ khai hải quan.
+ Hợp đồng thương mại.
+ Bản kê chi tiết (đối với hàng không đồng nhất).
+ Hoá đơn thương mại.
+ Vận đơn (bản sao).
+ Các giấy tờ khác (đối với hàng nhập khẩu có điều kiện hoặc có quy định riêng).
2. Nhân viên hải quan tiếp nhận hồ sơ hải quan có trách nhiệm:
Kiểm tra tính hợp lệ và đồng bộ của hồ sơ hải quan.
Kiểm tra nội dung tự kê khai và tự tính thuế của người khai báo hải quan.
Đề xuất phương pháp kiểm tra thích hợp qua kết quả kiểm tra bộ hồ sơ hải quan và các tiêu chí phân luồng kiểm tra.
3. Hồ sơ hải quan sau khi đã đăng ký, không được bổ sung, sửa chữa, tẩy xoá. Trường hợp trước khi kiểm tra hàng hóa, người làm thủ tục hải quan muốn sửa đổi, bổ sung thì phải có công văn gửi cơ quan hải quan nơi làm thủ tục trình bày rõ lý do. Nếu cơ quan hải quan xem xét thấy lý do bổ sung, sửa chữa chính đáng thì chấp nhận cho bổ sung, sửa chữa.
Điều 7. Xuất trình và kiểm tra hàng hóa
1. Đối với người làm thủ tục hải quan:
a) Xuất trình đầy đủ hàng hóa để cơ quan hải quan kiểm tra theo thời gian và tại địa điểm quy định;
b) Bố trí phương tiện và nhân công phục vụ việc kiểm tra hàng hóa của cơ quan hải quan;
c) Có mặt trong thời gian kiểm tra hàng hóa.
2. Đối với cơ quan hải quan:
a) Trong thời gian và tại địa điểm quy định phải tiến hành kiểm tra thực tế hàng hóa đối chiếu với hồ sơ tự kê khai, tự tính thuế của chủ hàng;
b) Căn cứ vào quy định của Nhà nước về xuất khẩu, nhập khẩu, quá trình chấp hành pháp luật của người làm thủ tục hải quan, tính chất, chủng loại hàng hóa và nguồn gốc hàng hoá, Hải quan nơi tiến hành kiểm tra quyết định phương pháp kiểm tra; kiểm tra toàn bộ; kiểm tra hàng theo nguyên đai, nguyên kiện hoặc kiểm tra một phần theo quy định của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan;
c) Xác nhận kết quả kiểm tra hàng hoá vào tờ khai hải quan, trong đó ghi rõ phương pháp kiểm tra hàng hóa, kết quả kiểm tra cụ thể và số sai lệch (nếu có) giữa tự kê khai của chủ hàng và kiểm tra thực tế của cán bộ hải quan.
3. Trường hợp người làm thủ tục hải quan không nhất trí kết quả kiểm tra hàng hóa của cơ quan hải quan thì được quyền trưng cầu giám định tại các tổ chức giám định được Nhà nước cho phép. Nếu cơ quan hải quan không nhất trí kết quả giám định trên thì cơ quan hải quan đề nghị Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường hoặc Bộ quản lý chuyên ngành giải quyết. Kết luận của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường hoặc Bộ quản lý chuyên ngành là quyết định cuối cùng.
Điều 8. Thông báo thuế, thu, nộp thuế
Việc tính thuế, thông báo thuế, thu thuế thực hiện theo quy định của Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và các Luật thuế khác có liên quan. Cụ thể thực hiện như sau:
1. Căn cứ vào số liệu tự kê khai, tự tính thuế của chủ hàng, hải quan thực hiện thủ tục thu thuế hoặc ra thông báo thuế phải nộp;
3. Trong thời gian quy định của pháp luật, người sở hữu đối tượng làm thủ tục hải quan có nghĩa vụ nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và các loại thuế khác liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu (nếu có) theo quy định.
1. Đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu không có thuế, hàng được miễn thuế, hàng có thuế suất bằng không, hàng gia công, hàng đặc biệt khác, sẽ được giải phóng ngay sau khi có kết luận về kết quả kiểm tra của cơ quan hải quan.
2. Đối với hàng xuất khẩu, nhập khẩu thuộc diện có thuế, được giải phóng hàng sau khi đã nộp thuế. Hàng có thời gian ân hạn thuế, được giải phóng hàng sau khi nhận thông báo thuế.
Điều 10. Kiểm tra sau giải phóng hàng
1. Doanh nghiệp có trách nhiệm lưu giữ hồ sơ hải quan của những lô hàng đã giải phóng trong thời hạn là 5 năm kể từ ngày giải phóng hàng và có trách nhiệm xuất trình bộ hồ sơ cùng sổ sách, chứng từ liên quan khác cho cơ quan hải quan khi cơ quan hải quan yêu cầu.
2. Cơ quan hải quan thông qua việc kiểm tra hồ sơ hải quan lưu tại cơ quan hải quan hoặc qua các nguồn thông tin khác, mà phát hiện có sai lệch về số thuế phải nộp của doanh nghiệp, thì được phép kiểm tra hồ sơ lưu ở doanh nghiệp cùng các sổ sách, chứng từ khác có liên quan đến lô hàng đã được giải phóng.
MỤC 2: THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI CÁC HÌNH THỨC XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU KHÁC
1. Thủ tục hải quan đối với hàng quá cảnh phải được thực hiện tại cửa khẩu nhập đầu tiên và cửa khâủ xuất cuối cùng. Hàng hoá vận chuyển phải nhập, xuất đúng cửa khẩu, đi đúng tuyến đường, đúng thời gian quy định và phải thực hiện chế độ áp tải hoặc niêm phong hải quan;
2. Hàng quá cảnh Việt Nam nếu phải tạm lưu kho để chờ vận chuyển ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc thay đổi phương tiện vận chuyển phải được phép của cơ quan hải quan. Trường hợp đặc biệt, hàng hoá tiêu thụ tại thị trường Việt Nam thì phải được phép của Bộ Thương mại và phải làm thủ tục hải quan theo quy định tại Mục 1 Chương II Nghị định này.
3. Hồ sơ nộp cho hải quan cửa khẩu gồm:
a) Đối với hàng quá cảnh đi thẳng:
Bản lược khai hàng hoá.
Văn bản cho phép quá cảnh của Bộ Thương mại (trừ quá cảnh đi thẳng bằng đường hàng không).
b) Đối với hàng quá cảnh phải tạm lưu kho để chờ vận chuyển ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc thay đổi phương tiện vận chuyển:
Tờ khai hải quan.
Văn bản cho phép quá cảnh của Bộ Thương mại.
Vận đơn (bản sao).
Điều 12. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để dự hội chợ, triển lãm
1. Hàng hóa tạm nhập khẩu để dự hội chợ, triển lãm được làm thủ tục hải quan tại địa điểm tổ chức hội chợ, triển lãm.
2. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày kết thúc hội chợ, triển lãm, toàn bộ hàng hóa tham gia hội chợ, triển lãm (bao gồm cả hàng hóa sử dụng cho cá nhân trong những ngày tham gia hội chợ, triển lãm không dùng hết) phải tái xuất.
3. Thủ tục hải quan đối với hàng tạm nhập dự hội chợ triển lãm như sau:
a) Người có hàng dự hội chợ, triển lãm phải nộp cho cơ quan Hải quan nơi làm thủ tục bộ hồ sơ gồm:
Tờ khai hải quan.
Vận đơn (đối với hàng nhập khẩu).
Bản kê khai chi tiết hàng hóa.
b) Hàng trưng bầy tại hội chợ, triển lãm thương mại nếu thuộc danh mục hàng nhập khẩu có điều kiện chỉ được bán, làm quà tặng khi được phép của Bộ Thương mại. Những hàng hóa thuộc danh mục hàng chịu sự quản lý chuyên ngành thì phải được phép của Bộ quản lý chuyên ngành. Hàng hóa bán, tặng nói trên phải nộp các loại thuế theo quy định của pháp luật.
4. Hàng hóa của tổ chức, cá nhân sản xuất tại Việt Nam tạm xuất khẩu để tham gia hội chợ triển lãm thương mại ở nước ngoài, nếu thuộc danh mục hàng xuất khẩu có điều kiện, phải được phép của Bộ Thương mại.
a) Bộ hồ sơ hải quan gồm:
Tờ khai hải quan.
Bản kê chi tiết hàng hóa.
Văn bản cho phép tạm xuất hàng tham gia hội chợ, triển lãm ở nước ngoài.
b) Trường hợp bán hàng trưng bày tại hội chợ, triển lãm ở nước ngoài, hoặc sử dụng làm quà tặng phải kê khai và nộp thuế xuất khẩu (nếu có) theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Điều 13. Hàng tạm nhập để trưng bầy, quảng cáo, giới thiệu sản phẩm
1. Hàng tạm nhập khẩu để trưng bày, quảng cáo, giới thiệu sản phẩm phải được phép của Bộ Thương mại và phải làm thủ tục hải quan.
2. Bộ hồ sơ hải quan gồm:
Tờ khai hải quan.
Văn bản cho phép của cơ quan có thẩm quyền.
Bản kê chi tiết hàng.
3. Trong thời hạn 30 ngày kể từ khi kết thúc việc trưng bày, quảng cáo, giới thiệu, toàn bộ hàng hóa, phương tiện đã tạm nhập khẩu phải được tái xuất khẩu. Nếu tiêu thụ tại Việt Nam thì phải nộp thuế nhập khẩu theo quy định của pháp luật Việt Nam và phải được Bộ Thương mại cho phép nếu hàng thuộc danh mục hàng nhập khẩu có điều kiện. Đối với hàng thuộc danh mục hàng quản lý chuyên ngành thì phải được phép của Bộ, ngành quản lý chuyên ngành.
1. Hàng viện trợ nhập khẩu, bộ hồ sơ hải quan gồm:
ờ khai hải quan.
Giấy xác nhận hàng viện trợ do Bộ Tài chính cấp.
Bản kê chi tiết hàng hóa.
-ận đơn (bản sao).
Hàng viện trợ xuất khẩu, bộ hồ sơ gồm:
Tờ khai hải quan.
Văn bản cho phép của cơ quan có thẩm quyền.
Bản kê chi tiết hàng hoá.
Điều 15. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo đường bưu điện, thì hàng thuộc đối tượng quản lý nào, áp dụng quy định thủ tục hải quan đối với đối tượng quản lý đó. Trường hợp vượt quá tiêu chuẩn quy định miễn thuế thì phải nộp thuế (nếu có) phần vượt.
Điều 16. Hàng hoá mua bán từ phương tiện vận tải xuất nhập cảnh tại khu vực cảng biển, cảng sông của Việt Nam.
1. Thương nhân muốn mua hàng hóa từ phương tiện vận tải nước ngoài xuất nhập cảnh phải có ngành nghề phù hợp ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, phải khai báo hải quan và nộp thuế theo luật định.
2. Thương nhân có ngành nghề phù hợp ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh được cung ứng hàng hóa, vật phẩm cho các phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, phải làm thủ tục hải quan và nộp thuế theo luật định.
Điều 17. Hàng hóa mua bán, trao đổi của cư dân biên giới
1. Hải quan căn cứ vào chế độ, chính sách của Nhà nước về mặt hàng, trị giá, số lượng được phép trao đổi hàng hoá qua lại biên giới của người cư trú trong khu vực biên giới Việt Nam và người cư trú trong khu vực nước tiếp giáp để làm thủ tục hải quan. Mặt hàng, số lượng, trị giá hàng hoá vượt quy định cho phép thì phải nộp thuế xuất khẩu, nhập khẩu (nếu có).
2. Trường hợp có thoả thuận về hải quan và Quy chế biên giới giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với các nước tiếp giáp thì thực hiện theo thoả thuận đã ký kết.
Điều 18. Tài sản di chuyển, tài sản thừa kế xuất khẩu, nhập khẩu
1. Tài sản của cá nhân nước ngoài đưa vào Việt Nam phục vụ cho sinh họat và làm việc trong thời gian ở Việt Nam phải làm thủ tục hải quan, Bộ hồ sơ gồm:
a) Tờ khai hải quan.
b) Giấy xác nhận đến công tác, làm việc tại Việt Nam do cơ quan quản lý có thẩm quyền của Việt Nam cấp.
c) Bản kê chi tiết tài sản.
2. Tài sản của cá nhân nước ngoài chuyển ra khỏi Việt Nam khi hết thời gian công tác và làm việc taị Việt Nam theo pháp luật của Việt Nam quy định thì hồ sơ hải quan gồm:
a) Tờ khai hải quan.
b) Giấy xác nhận hết thời gian làm việc, cư trú do Bộ Ngoại giao hoặc cơ quan quản lý có thẩm quyền của Việt Nam cấp.
c) Bản kê chi tiết tài sản.
d) Tờ khai nhập khẩu kèm thanh khoản tài sản tạm nhập của cơ quan hải quan và chứng từ nộp thuế đối với hàng hóa thuộc diện phải nộp thuế.
3. Tài sản của tổ chức, cá nhân Việt Nam đưa từ Việt Nam ra nước ngoài hoặc mua tại nước ngoài để kinh doanh, làm việc, khi hết thời hạn chuyển về nước phải làm thủ tục Hải quan, Bộ hồ sơ gồm:
a) Tờ khai hải quan.
b) Quyết định của cơ quan có thẩm quyền cho phép kinh doanh và làm việc ở nước ngoài hoặc cho phép trở về Việt Nam.
c) Tờ khai hải quan xuất khẩu và các chứng từ khác chứng minh đã mang hàng ra nước ngoài hoặc hóa đơn mua hàng ở nước ngoài.
4. Tài sản của người Việt Nam và gia đình định cư ở nước ngoài mang về nước khi được phép trở về định cư ở Việt Nam hoặc mang ra nước ngoài khi được phép định cư ở nước ngoài thì Bộ hồ sơ hải quan gồm:
a) Tờ khai hải quan.
b) Quyết định cho phép định cư tại Việt Nam hoặc quyết định cho phép định cư ở nước ngoài.
c) Bản kê chi tiết tài sản.
d) Các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản.
5. Tài sản thừa kế xuất khẩu, nhập khẩu, Bộ hồ sơ hải quan gồm:
a) Tờ khai hải quan.
b) Giấy tờ hợp pháp về tài sản thừa kế.
c) Bản kê chi tiết tài sản.
Điều 19. Hành lý, ngoại hối, kim khí quý, đá quý, tiền Việt Nam xuất khẩu, nhập khẩu
1. Ngay sau khi tới cửa khẩu, người có hành lý thuộc diện phải khai báo (bao gồm hành lý xách tay và hành lý ký gửi cùng chuyến) phải khai báo và xuất trình cho Hải quan kiểm tra, khi hải quan yêu cầu.
2. Hành khách nhập cảnh có vật dụng khai báo là hàng tạm nhập khi xuất cảnh phải mang ra đúng vật dụng đó. Hành khách xuất cảnh có vật dụng khai báo là hàng tạm xuất, khi nhập cảnh phải mang về đúng vật dụng đó;
3. Hành khách khi xuất cảnh, nhập cảnh có mang theo đá quý, kim khí quý (không phải là vàng) được thực hiện theo quy định của Bộ Thương mại và phải làm thủ tục Hải quan.
4. Hành khách khi xuất cảnh, nhập cảnh có mang theo vàng, ngoại tệ và đồng Việt Nam nếu có giá trị vượt định mức theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thì phải khai báo phần vượt định mức đó. Riêng đối với vàng và ngoại tệ khi xuất cảnh, ngoài việc khai báo phần vượt còn phải có giấy phép mang ngoại tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hoặc Ngân hàng được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ủy quyền cấp.
Điều 20. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phục vụ công tác và sinh họat của các cơ quan ngoại giao, lãnh sự, tổ chức quốc tế và các tổ chức người nước ngoài khác có trụ sở thường trực tại Việt Nam phải làm thủ tục hải quan, Bộ hồ sơ gồm:
Tờ khai hải quan.
Giấy phép của cơ quan hải quan cấp.
Bản kê chi tiết các vật phẩm.
Vận đơn (bản sao) đối với vật phẩm nhập khẩu.
Tờ khai hải quan lúc nhập khẩu, được hải quan xác nhận, nếu là hàng tái xuất.
Biên lai đã nộp thuế nhập khẩu nếu hàng hoá thuộc diện tái xuất, nhưng đã được phép nhượng bán tại Việt Nam.
Điều 21. Hành lý xuất khẩu, nhập khẩu và phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh của người được quyền ưu đãi và miễn trừ
1. Hành lý và phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh của những người sau đây được miễn thủ tục hải quan:
a) Lãnh đạo, đoàn viên các Đoàn đại biểu Đảng, Quốc hội, Nhà nước và Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và cơ quan Trung ương các đoàn thể trong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đi công tác nước ngoài và trở về;
b) Lãnh đạo, đoàn viên các đoàn đại biểu, các cá nhân là khách mời của Trung ương Đảng, Quốc hội, Nhà nước, Chính phủ, ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và cơ quan Trung ương của các đoàn thể trong Mặt trận đến thăm Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc tham dự các hội nghị tại Việt Nam.
2. Hành lý và phương tiện vận tải của những người sau đây được miễn kiểm tra hải quan:
a) Những người mang hộ chiếu ngoại giao do Bộ Ngoại giao hoặc các Đại sứ quán, Tổng lãnh sự quán của ta ở nước ngoài cấp hoặc do Bộ Ngoại giao hoặc cơ quan có thẩm quyền của những nước đã công nhận Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cấp;
b) Gia đình những người nói ở điểm a khoản 2 Điều này, bao gồm vợ (hoặc chồng) các con chưa đến tuổi thành niên cùng đi;
c) Những người được Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan cấp giấy miễn kiểm tra hải quan.
d) Những người nói tại khoản 2 Điều này có thể bị kiểm tra hải quan nếu có lý do xác đáng khẳng định rằng hành lý và phương tiện vận tải xuất, nhập của họ chứa đựng: Những đồ vật cấm nhập hoặc cấm xuất theo pháp luật Việt Nam; những đồ vật phải kiểm tra theo quy định kiểm dịch của Việt Nam. Khi kiểm tra phải có mặt chủ hành lý, phương tiện.
3. Tổng cục Hải quan, Bộ Ngoại giao hướng dẫn cụ thể việc thực hiện quy định tại Điều này.
Điều 22. Hàng hóa, hành lý xuất khẩu, nhập khẩu trôi dạt, thất lạc, nhầm lẫn, nếu xác định được người sở hữu hàng hoá, hành lý, thì người đó được làm thủ tục hải quan để nhận lại hàng. Bộ Hồ sơ hải quan gồm:
Chứng từ chứng minh sở hữu hàng hoá.
Bản kê hàng hoá, hành lý (nếu có).
Trường hợp không có người nhận hàng hóa, hành lý nói trên thì thanh lý theo quy định của pháp luật.
Điều 23. Thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo các loại hình khác
Đối với nguyên liệu, hàng hóa nhập khẩu để làm hàng gia công xuất khẩu; hàng xuất khẩu, nhập khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam; hàng hóa tạm nhập - tái xuất; tạm xuất - tái nhập và chuyển khẩu; hàng hóa xuất, nhập khẩu thuộc hợp đồng đại lý mua bán với thương nhân nước ngoài; hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của các cửa hàng miễn thuế; hàng hóa ra vào khu công nghiệp; khu chế xuất; hàng hóa gửi kho ngoại quan, kho bảo thuế; hàng phục vụ nhiệm vụ quốc phòng, an ninh theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, thủ tục hải quan được thực hiện theo các quy định tại Mục 1 Chương II Nghị định này và quy định tại các văn bản pháp luật khác đối với từng loại hình.
MỤC 3 : THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI PHƯƠNG TIỆN VẬN TẢI XUẤT CẢNH, NHẬP CẢNH
1. Phương tiện vận tải khi xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam phải làm thủ tục hải quan tại cửa khẩu nhập đầu tiên và cửa khẩu xuất cuối cùng. Khi làm thủ tục hải quan cho phương tiện vận tải, nếu có dấu hiệu phương tiện chứa hàng lậu thì người điều khiển phương tiện vận tải phải thực hiện các yêu cầu của Hải quan để kiểm tra;
2. Các phương tiện vận tải dùng cho mục đích quân sự xuất cảnh, nhập cảnh, thực hiện theo quy định riêng.
Điều 25. Máy bay xuất cảnh, nhập cảnh
1. Chỉ huy trung tâm điều hành bay có trách nhiệm thông báo cho Hải quan tại sân bay về kế hoạch lịch bay thường kỳ và các trường hợp đột xuất;
2. Trước khi máy bay đến sân bay, các hãng hàng không có hợp đồng khai thác thương mại tại Việt Nam phải cung cấp các thông tin liên quan đến việc làm thủ tục hải quan như: hàng hóa, hành khách, tổ lái và những người làm việc trên máy bay và các thông tin đặc biệt khác (nếu có) cho Hải quan sân bay;
3. Ngay sau khi máy bay hạ cánh và sau khi cơ quan hàng không chấm dứt làm thủ tục cho hành khách xuất cảnh, người điều khiển máy bay hoặc người đại diện phải nộp cho Hải quan tại sân bay, các giấy tờ sau đây:
a) Lược khai hàng hóa và hành lý
b) Danh sách tổ lái và những người làm việc trên máy bay
c) Danh sách hành khách
Điều 26. Tàu thuyền xuất cảnh, nhập cảnh
1. Cảng vụ có trách nhiệm thông báo trước cho Hải quan tại cảng: thời gian dự kiến tàu, thuyền nhập cảnh, xuất cảnh đến địa điểm đón, trả hoa tiêu, tên tàu, quốc tịch, nơi đi, nơi đến, trọng tải tàu và thời điểm tàu, thuyền đến vị trí neo đậu do Cảng vụ chỉ định;
2. Hải quan làm thủ tục cho tàu, thuyền xuất cảnh, nhập cảnh tại vị trí quy định. Trường hợp đặc biệt, cơ quan Cảng vụ đề nghị và Hải quan cảng chấp nhận thì được làm thủ tục hải quan tại địa điểm khác trên vùng biển lãnh hải của Việt Nam;
3. Chậm nhất là 02 giờ kể từ khi cảng vụ thông báo tàu đã đến vị trí đón trả hoa tiêu và 01 giờ trước khi tàu, thuyền xuất cảnh rời bến, thuyền trưởng hoặc người đại diện phải xuất trình cho Hải quan tại cảng nhật ký hành trình tàu, thuyền (đối với nhập cảnh), sơ đồ xếp hàng trên tàu và nộp các giấy tờ sau đây:
Lược khai hàng hóa chuyên chở trên tàu, thuyền
Tờ khai tàu, thuyền đến (đối với nhập cảnh)
Bản khai nguyên, nhiên vật liệu, lương thực, thực phẩm của tàu, thuyền
Bản khai chất nổ, chất cháy, thuốc mê, thuốc độc, vũ khí có trên tàu, thuyền
Danh sách thuyền viên
Danh sách hành khách (nếu có)
Tờ khai hàng hóa, hành lý của thuyền viên (đối với tàu, thuyền Việt nam).
Điều 27. Tàu liên vận quốc tế xuất cảnh, nhập cảnh bằng đường sắt
1. Tàu liên vận quốc tế xuất cảnh: khi đoàn tàu xuất cảnh tới ga biên giới, trưởng tàu hoặc người đại diện phải nộp cho Hải quan tại ga những giấy tờ sau đây:
Tờ khai thành phần đoàn tàu, danh sách, tờ khai quản lý nhân viên phục vụ;
Lược khai hàng hóa xuất khẩu, kể cả hàng quá cảnh, giấy giao tiếp hoặc bản sao các vận đơn gửi hàng (nếu là tàu chuyên chở hàng hóa);
Danh sách hành khách và phiếu gửi hành lý không theo người của hành khách (nếu là tàu chuyên chở hành khách);
Tờ khai nhiên liệu, vật liệu, lương thực, thực phẩm của đoàn tàu.
2. Tàu liên vận quốc tế nhập cảnh: khi đoàn tàu nhập cảnh tới ga biên giới, trưởng tàu hoặc người đại diện nộp cho Hải quan tại ga những giấy tờ sau đây:
Lược khai thành phần đoàn tàu, danh sách và tờ khai hành lý nhân viên phục vụ;
Lược khai hàng hóa nhập khẩu hoặc giấy giao tiếp hoặc bản sao các vận đơn, các giấy tờ liên quan đến hàng hóa, kể cả hàng qúa cảnh (nếu là tàu chuyên dùng chở hàng hóa);
Các phiếu gửi hành lý không theo người (nếu là tàu chuyên chở hành khách);
Tờ khai nhiên liệu, vật liệu, lương thực, thực phẩm của đoàn tàu;
Bản trích lược khai hàng hóa dỡ xuống từng ga nội địa.
3. Tàu liên vận quốc tế tại ga liên vận nội địa: khi đoàn tàu tới ga liên vận nội địa, trưởng tàu hoặc người đại diện phải nộp cho Hải quan tại ga:
Bản trích lược khai hàng hóa nhập khẩu được Hải quan ga liên vận biên giới cho phép chuyển về nội địa để làm thủ tục hải quan;
Các vận đơn (bản sao);
Giấy giao tiếp hàng quá cảnh (nếu có).
Điều 28. Ô tô xuất cảnh, nhập cảnh
Ô tô xuất cảnh, nhập cảnh tới cửa khẩu biên giới phải đỗ đúng nơi quy định để làm thủ tục hải quan. Chủ hàng, người lái xe, hoặc người đại diện phải khai báo và nộp cho Hải quan cửa khẩu những giấy tờ sau đây:
Tờ khai hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
Tờ khai hành lý hoặc sổ hành lý xuất khẩu, nhập khẩu của lái xe (đối với lái xe Việt Nam thường xuyên qua lại biên giới do Hải quan cấp tỉnh cấp);
Danh sách hành khách và tờ khai hành lý của hành khách.
Điều 29. Phương tiện vận tải quân sự
Đối với phương tiện vận tải quân sự có chở hành khách và hàng hóa dân sự, khi xuất cảnh, nhập cảnh phải làm thủ tục hải quan như đối với các phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh khác.
Tổng cục Hải quan cùng Bộ Quốc phòng quy định thủ tục hải quan đối với phương tiện vận tải quân sự xuất cảnh, nhập cảnh để thực hiện nhiệm vụ quân sự.
Điều 30. Phương tiện vận tải quá cảnh
1. Ngay sau khi tới cửa khẩu, người điều khiển phương tiện vận tải phải khai báo và nộp cho Hải quan cửa khẩu tờ khai hải quan và các giấy tờ cần thiết như đối với các phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh khác;
2. Máy bay quá cảnh khi dừng kỹ thuật không phải làm thủ tục khai báo hải quan, nhưng vẫn phải chịu sự giám sát của Hải quan.
3. Phương tiện vận tải quá cảnh phải thực hiện đúng các quy định của Hải quan về áp tải, niêm phong hải quan và hành trình (tuyến đường).
Điều 31. Các phương tiện vận tải khác
Đối với các phương tiện vận tải khác như ca nô, thuyền hoặc các phương tiện vận tải thô sơ khi xuất cảnh, qúa cảnh, chủ phương tiện hoặc người điều khiển phương tiện phải khai báo và nộp cho Hải quan những giấy tờ sau:
Lược khai hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu (nếu có);
Tờ khai hành lý của người điều khiển phương tiện vận tải và của những người làm việc trên phương tiện vận tải và của hành khách (nếu có).
Điều 32. Phạm vi giám sát hải quan
Giám sát hải quan được áp dụng đối với các đối tượng sau đây:
1. Hàng hóa đã làm thủ tục hải quan nhưng chưa được xuất hoặc đã nhập nhưng chưa hoàn thành thủ tục hải quan; hàng hóa đang trong quá trình vận chuyển quá cảnh Việt Nam;
2. Phương tiện vận tải khi xuất cảnh, nhập cảnh, dừng, neo đậu tại vùng nước cảng, tại sân đỗ máy bay, ga liên vận đường sắt quốc tế, khu vực cửa khẩu đường bộ, khu vực cửa khẩu đường sông và các địa điểm làm thủ tục hải quan khác.
3. Kho, bãi lưu giữ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đang trong thời gian kiểm soát của hải quan.
Điều 33. Thời gian giám sát thực hiện đối với từng đối tượng như sau:
1. Đối với hàng xuất khẩu: từ thời điểm bắt đầu kiểm tra hàng hóa cho đến khi hàng thực xuất;
2. Đối với hàng nhập khẩu: từ khi hàng đến cửa khẩu đầu tiên cho đến khi hoàn thành thủ tục hải quan;
3. Đối với hàng quá cảnh: từ thời điểm hàng đến cửa khẩu nhập đầu tiên cho đến khi hàng ra khỏi cửa khẩu xuất cuối cùng;
4. Đối với hàng lưu kho, lưu bãi: từ khi bắt đầu thủ tục nhập kho cho đến khi làm xong thủ tục xuất kho để chuyển sang chế độ giám sát hải quan khác.
5. Đối với phương tiện vận tải là thời gian phương tiện di chuyển trong vùng nước cảng, từ biên giới vào khu vực cửa khẩu, từ biên giới vào ga biên giới, từ biên giới vào khu vực cảng sông; thời gian phương tiện dừng, neo đậu tại vùng nước cảng, tại sân đỗ máy bay, ga liên vận đường sắt quốc tế, khu vực cửa khẩu đường bộ, khu vực cửa khẩu đường sông;
6. Đối với phương tiện quá cảnh: từ thời điểm đến cửa khẩu nhập đầu tiên cho đến khi ra khỏi cửa khẩu xuất cuối cùng.
Điều 34. Ngành hải quan được thu lệ phí hải quan đối với các trường hợp sau đây:
1. Làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
2. Hàng hóa ký gửi và lưu kho hải quan;
3. áp tải, niêm phong hải quan đối với hàng hóa;
4. Cấp lại các chứng từ hải quan và cấp giấy phép cho các loại hình hoạt động dịch vụ thuộc thẩm quyền của Hải quan;
5. Hàng hóa, hành lý, phương tiện vận tải quá cảnh.
Điều 35. Mức thu và sử dụng lệ phí hải quan
Mức thu và sử dụng lệ phí hải quan cụ thể đối với từng trường hợp quy định tại Điều 34 của Nghị định này do Bộ Tài chính thống nhất với Tổng cục Hải quan quy định.
1. Tổ chức cá nhân có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan thanh tra hoặc thủ trưởng các cấp của cơ quan hải quan về những hành vi vi phạm pháp luật, quy định của nhân viên hải quan.
2. Thủ trưởng cơ quan hải quan các cấp khi nhận được khiếu nại, tố cáo phải có trách nhiệm xem xét các khiếu nại, tố cáo theo đúng quy định của pháp luật về khiếu nại và tố cáo của công dân và các quy định pháp luật khác có liên quan.
1. Người làm thủ tục hải quan vi phạm các quy định tại Nghị định này, tùy theo mức độ vi phạm sẽ xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật;
2. Nhân viên hải quan nếu có hành vi lạm dụng chức vụ, quyền hạn làm trái các quy định của Nghị định này, tùy theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm thi hành Nghị định này.
|
Phan Văn Khải (Đã ký) |
THE GOVERNMENT |
SOCIALIST REPUBLIC OF
VIET NAM |
No: 16/1999/ND-CP |
Hanoi, March 27, 1999 |
PROVIDING FOR CUSTOMS PROCEDURES, CUSTOMS SUPERVISION AND CUSTOMS FEES
THE GOVERNMENT
Pursuant to the Law on Organization of the
Government of September 30, 1992;
Pursuant to the Ordinance on Customs of February 20, 1990;
At the proposal of the General Director of Customs,
DECREES:
Article 1.- Objects of the customs procedures
...
...
...
In this Decree, the following terms are construed as follows:
1. Customs procedures are the acts which the person who fills the customs procedures and the customs personnel have to perform as prescribed by law concerning the objects of customs procedures when exported, imported, leaving or entering Vietnam or on transit through Vietnam;
2. Luggages (including hand luggages and consigned luggages) are items essential for living or for the objective of the travel of the passenger leaving or entering Vietnamese territory or for the personnel working on the means of transport leaving or entering or transiting through Vietnamese territory;
3. Export and import goods in this Decree are construed as goods to be bought or sold by Vietnamese traders and foreign traders under trade contracts including goods temporarily imported for re-export, temporarily exported for re-import or on transshipment;
4. Conditional exports and imports are export and import goods subject to quotas or export and import goods that must be provided with permits from the Ministry of Trade or the specialized managing ministry;
5. Exit, entry and transit means of transport are means of transport on landroads, railroads, air routes, sea routes and rivers crossing the border of Vietnam;
6. Customs procedures filler is the person filling the customs procedures with the customs office as stipulated in Clause 1 of this Article;
7. Customs declarer is the signatory to the customs declaration as prescribed by law. He/she is owner of the goods or the person authorized by the owner of the goods;
...
...
...
9. The customs dossier comprises: the customs declaration made and signed by the customs declarer attached with necessary related vouchers specifically provided for each object of customs procedures;
10. Customs declaration is the fact that the person filling the customs procedures declares by himself/herself the contents as required by the denominations listed in the customs declaration;
11. Customs inspection is the act whereby the Customs Office examines and determines the legality and accuracy of the customs dossier and the actual state of goods and articles;
12. Clearance is the act whereby the Customs Office allows the goods for which customs procedures have been filled to be placed under the jurisdiction of the filler of customs procedures;
13. Customs sealing is the sign made by the Customs Office on the goods, articles and packing of goods or articles, storehouse and means of transport aimed at ensuring the status quo of these objects;
14. Customs escort is the act whereby the customs personnel accompanies the means of transport to supervise the export and import goods for which the customs procedures have not been completed or the means of transport on transit from a border gate or a place of customs inspection to another border gate or another designated place on Vietnamese territory;
15. Customs inspection is the act whereby the Customs Office inspects the goods, luggages and means of transport during the time and within the place under the control of the Customs Office. There are two forms of inspection: direct inspection is the act of inspection performed by the customs personnel; and indirect inspection is the inspection performed through sealing, leaden sealing and other technical measures.
Article 3.- Customs procedures filling persons
1. Customs procedures filling persons include:
...
...
...
- Person legally authorized by the owner of objects of customs procedures;
- Person providing customs procedures service as prescribed by law;
- Person driving the means of transport on leaving, entering or transiting through Vietnam.
Article 4.- Place for filling customs procedures and place for customs inspection
1. Places for filling customs procedures are check points at sea ports, river ports, international civil airports, land border gates, international railway stations, international post offices, customs-checking post offices, and places for filling customs procedures other than border gates decided by the Prime Minister at the proposal of the General Director of Customs.
2. Places for customs inspection are places to fill customs procedures as stipulated in Clause 1 of this Article and other places for inspection of export and import goods as prescribed by the General Director of Customs.
Article 5.- Time limit for filling customs procedures:
1. For export and import goods and luggages:
a/ For import goods: within 30 days after the goods arrive at the discharging border gate specified in the bill of lading;
...
...
...
c/ For the luggages of passengers leaving or entering Vietnam: Immediately after the means of transport carrying passengers arrives at the border gate and before the transport organization completes filling procedures for the exit passengers;
d/ For goods on transit: immediately after the goods arrive at the first entry border gate and before they leave the last exit border gate.
2. For the exit and entry means of transport:
a/ For maritime means of transport: 02 hours at the latest after the port authorities announce the arrival of the ship to the place for receiving and dismissing the pilot and 01 hour before the ship leaves Vietnam;
b/ For air transport means: right after the aircraft lands (for entry means of transport) and right after the transport agency completes filling the procedures for the export goods and exit passengers (for exit means of transport);
c/ For means of transport by rail, land and river: right after arriving at the first entry border gate and before crossing the last exit gate;
d/ For transit transport means: right after arriving at the first entry border gate (except for transit aircraft on technical stop-over) and before the transit transport means leaves the last exit border gate.
...
...
...
Article 6.- Declaration and reception of customs dossier
1. The customs declarer shall have:
a/ To declare by himself/herself (in writing or in electronic letters) the objects of customs procedures according to the form of declaration prescribed by the General Director of Customs.
b/ To submit and produce the customs dossier:
- For export goods, the dossier shall comprise:
+ The customs declaration.
+ The trade contract.
+ The detailed inventory (for inhomogeneous goods)
+ Other papers (for conditional export goods or goods specifically stipulated).
...
...
...
+ The customs declaration.
+ The trade contract.
+ The detailed inventory (for inhomogeneous goods).
+ The trade invoice.
+ The bill of lading (copy).
+ Other papers (for conditional import goods or goods specifically stipulated).
2. The customs personnel receiving the customs dossier shall have to:
- Check the validity and assuredness of the customs dossier.
- Check the contents of the self-declaration and the self-tax calculation of the customs declarer.
...
...
...
3. After registration, the customs dossier must not be supplemented, altered or erased in any way. If the person filling customs procedures wants to make amendments or supplements before the inspection of the goods, he/she must send a written proposal to the Customs Office where the procedures shall be filled to explain the reason. If the Customs Office sees that the reason for the amendment or supplement is legitimate, it shall agree to the amendment or supplement.
Article 7.- Producing and inspecting the goods
1. For the customs procedures filler:
a/ To fully produce the goods so that the Customs Office may inspect according to the prescribed time and at the prescribed place;
b/ To assign means and personnel for the goods inspection by the Customs Office.
c/ To be present at the time of the goods inspection.
2. For the Customs Office:
a/ During the prescribed time and at the prescribed place to conduct the inspection of the goods while comparing them to the self declared dossier and self-calculation of tax by the goods owner;
b/ On the basis of the State prescriptions on export and import and the process of law observance of the person filling the customs procedures, the character, types and origin of the goods, the Customs Office at the place of inspection shall decide the method of inspection: whole inspection, inspection of goods in intact packing, or partial inspection as prescribed by the General Director of Customs;
...
...
...
3. In case the customs procedures filler does not agree with the result of the goods inspection by the customs office, he/she can ask for expertise inspection at the expertise inspection organizations allowed by the State. If the customs office does not agree with the result of the evaluation, it may ask the Ministry of Science, Technology and Environment or the specialized managing Ministry to settle. The conclusion of the Ministry of Science, Technology and Environment or the specialized managing Ministry is final.
Article 8.- Tax notice, collection and payment of tax
The calculation, notice on and collection of tax shall comply with the stipulations of the Law on Export Tax, Import Tax and other related Tax Laws. More specifically:
1. Basing itself on the data of the self declaration, and self calculation of tax by the owner of the goods, the Customs Office shall conduct the procedures of tax collection or issue the notice on the tax to be paid;
2. In case of a discrepancy of the tax between the result of the inspection of tax calculation by the customs office and the self-calculated tax by the owner of the goods, the Customs Office shall issue the notice on supplementary tax collection or readjustment according to provisions of law;
3. Within the time prescribed by law, the owner of the object of customs procedures filling has the obligation to pay the export tax, import tax and other taxes related to the export and import tax (if any) as prescribed.
1. Export and import goods free of tax or exempted from tax or goods with zero tax rate, goods made on contracts, and other special goods shall be cleared right after the conclusion on the result of inspection by the customs office is made.
2. Export and import goods subject to taxes shall be cleared after taxes have been paid. With regard to the goods enjoying grace period in tax payment, they shall be cleared after reception of the tax notice.
...
...
...
1. The enterprise has the responsibility to keep file on the customs dossier of the lots cleared within a period of five years after clearance and to produce the set of dossier together with the related books and vouchers to the Customs Office at the latter�s request.
2. Through the inspection of the customs dossier kept at the Customs Office or through other sources of information, if the Customs Office detects any discrepancy of the tax to be paid by the enterprise, it is entitled to inspect the dossier kept at the enterprise together with other books and vouchers related to the lot of goods already cleared.
Section 2. CUSTOMS PROCEDURES
FOR OTHER FORMS OF EXPORT AND IMPORT
1. Customs procedures with regard to transit goods must be performed at the first import border gate and at the last export border gate. The transport goods must be imported and exported at the prescribed border gates, travel by the prescribed route, at the prescribed time and be subject to the regime of customs escort or sealing.
2. Vietnam transit goods that have to be temporarily kept at store pending transportation out of Vietnamese territory or the change of the means of transport must get the permission of the Customs Office. In special cases, when the goods are consumed on the Vietnamese market, they must get permission from the Ministry of Trade and must fill the customs procedures as prescribed in Section 1, Chapter II of this Decree.
3. The dossier submitted to the border-gate Customs Office shall comprise:
a/ For direct proceeding transit goods:
- A concise declaration of the goods.
...
...
...
b/ For transit goods temporarily put in store pending transportation out of Vietnamese territory or change of means of transport:
- The customs declaration.
- Written permit of transit issued by the Ministry of Trade.
- Bill of lading (copy).
Article 12.- Goods exported or imported to attend fairs and exhibitions
1. Goods temporarily imported to attend fairs and exhibitions are allowed to fill customs procedures at the place of the fair or exhibition
2. Within 30 days after the conclusion of the fair or exhibition, all the goods taking part in the fair or exhibition (including personal effects not used up during the days of the fair or exhibition) must be re-exported.
3. Following are the customs procedures for the goods temporarily imported to attend fairs or exhibitions:
a/ The owner of goods attending fairs or exhibitions must submit to the Customs Office where the procedures are filled a dossier including:
...
...
...
- The bill of lading (for imported goods).
- The detailed inventory of the goods.
b/ The goods displayed at the fair or exhibition which are on the list of conditional import goods can be sold or offered as gift only with the permission of the Ministry of Trade. The goods on the list of goods under specialized management must get the permission of the specialized managing Ministry. The goods that are sold or offered as gift mentioned above shall have to pay taxes as prescribed by law.
4. The goods that are produced by organizations and individuals in Vietnam for temporary exportation to take part in fairs or exhibitions abroad and that are on the list of conditional export goods must get the permission of the Ministry of Trade.
a/ The customs dossier comprises:
- The customs declaration.
- The detailed inventory of the goods.
- The written permission of temporary exportation of goods to take part in the fair or exhibition abroad.
b/ Goods displayed and sold at exhibitions or fairs in foreign countries or used as gifts must be declared and pay export tax (if any) as prescribed by Vietnamese law.
...
...
...
1. Goods temporarily imported for exhibition, advertisement and presentation must get permission from the Ministry of Trade and must fill the customs procedures.
2. The customs dossier shall comprise:
- The customs declaration.
- The written permit of the competent authority.
- The detailed inventory of the goods.
3. Within 30 days after closing the exhibition, advertisement or presentation all the goods and means that have been temporarily imported must be re-exported. If they are consumed in Vietnam they shall be subject to import tax as prescribed by Vietnamese law. They must get the permission of the Ministry of Trade if they belong to the list of conditional imports. For the goods on the list of goods under specialized management they must get the permission of the specialized management ministry or branch.
1. For imported aid goods, the customs dossier shall comprise:
- The customs declaration
...
...
...
- The detailed inventory of the goods.
- The bill of lading (copy).
2. For exported aid goods, the dossier shall comprise:
- The customs declaration.
- The written permit of the competent authority.
- The detailed inventory of the goods.
1. Traders who wish to buy goods from foreign means of transport leaving or entering Vietnam must produce the business license testifying to the corresponding business lines written in the license, must make the customs declaration and pay tax as prescribed by law.
...
...
...
Article 17.- Goods traded or exchanged between border populations
1. The customs service shall base itself on the regimes and policies of the State on business lines, on the value and quantities of goods allowed to be exchanged across the border between the population living in the Vietnamese border areas and the population in the border areas of the contiguous country to carry out the customs procedures. The business lines, the quantities and value of the goods in excess of the allowed levels shall have to pay export and import taxes (if any).
2. In case of agreement on customs and border statute between the Socialist Republic of Vietnam and contingent countries the signed agreements shall prevail.
Article 18.- Properties on the move, and exported and imported inherited properties
1. Properties of foreign individuals brought into Vietnam in service of living and work during their stay in Vietnam must go through customs procedures. The dossier shall comprise:
a/ The customs declaration.
b/ The certificate issued by the competent management authority of Vietnam that they come on mission or for work.
c/ Detailed inventory of properties.
2. With regard to the properties of foreign individuals which are shipped out of Vietnam on completion of their working term in Vietnam and are regulated by Vietnamese law, their customs dossier shall comprise:
...
...
...
b/ The certificate of completion of working term and residence issued by the Ministry for Foreign Affairs or a competent managing agency of Vietnam.
c/ The detailed inventory of the properties.
d/ The declaration of import attached with the liquidation of the properties of temporary importation issued by the customs office and the voucher of tax payment for the taxable goods.
3. Properties of Vietnamese organizations and individuals taken abroad from Vietnam or bought in foreign countries for business or working purposes must go through customs procedures when brought back to the country on completion of the term. The dossier shall comprise:
a/ The customs declaration.
b/ The decision of the competent authority allowing them to do business or to work abroad or allowing them to return to Vietnam.
c/ The export customs declaration and other papers certifying that the goods have been brought abroad or the receipts of purchase abroad.
4. Properties of Vietnamese and families having settled abroad and brought home when permitted to repatriate and settle in Vietnam or to be brought abroad when permitted to settle abroad, shall have to fill the customs dossier including:
a/ The customs declaration.
...
...
...
c/ Detailed inventory of the properties.
d/ Papers certifying the ownership over the properties.
5. For export and import inherited properties, the customs dossier shall comprise:
a/ The customs declaration.
b/ Valid papers on the inherited properties.
c/ Detailed inventory of the properties.
1. Right after arriving at the border gate, the owner of the luggages that must be declared (including hand luggages and consigned luggages on the same trip) must declare and produce them to the Customs Office for inspection when the latter so requests.
2. Entry passengers having items that are declared as temporarily imported goods must produce the same items when leaving Vietnam. Exit passengers having items that are declared as temporarily exported goods must bring back the same items when entering Vietnam.
...
...
...
4. When leaving or entering Vietnam, passengers carrying gold, foreign currency and Vietnam Dong valued at more than the level prescribed by the Vietnam State Bank shall have to declare the excess amount. Particularly for gold and foreign currency, when leaving Vietnam, in addition to declaring the excess amount, the passenger also has to produce the permit to carry foreign currency issued by the Vietnam State Bank or the bank authorized by the Vietnam State Bank.
- The customs declaration.
- The permit issued by the Customs Office.
- The detailed inventory of the articles.
- The bill of lading (copy) of the imported articles.
- The customs declaration at the time of import certified by the Customs Office in case of goods for re-export.
- The receipt of import tax payment if the goods are re-exportable but are allowed for sale and assignment in Vietnam.
...
...
...
a/ Leaders and members of delegations of the Party, the National Assembly, the State and the Government of the Socialist Republic of Vietnam, the Central Committee of the Vietnam Fatherland Front and the Central Organs of the mass organizations in the Vietnam Fatherland Front on mission abroad and back from their missions;
b/ Leaders and members of delegations or individuals who are invitees of the Central Committee of the Party, the National Assembly, the State, the Government or the Central Committee of the Vietnam Fatherland Front and the Central Organs of the mass organizations in the Front, who visit the Socialist Republic of Vietnam or attend conferences in Vietnam.
2. Luggages and means of transport of the following persons are exempt from the customs procedures:
a/ Persons bearing diplomatic passports issued by the Ministry for Foreign Affairs or the Embassies and General Consulates of Vietnam abroad or by the Ministry for Foreign Affairs and competent agencies of the countries having recognized the Socialist Republic of Vietnam;
b/ The families of persons mentioned in Point a, Clause 2 of this Article, including spouses and accompanying under-age children;
c/ Persons issued with no-customs inspection permits by the General Director of Customs;
d/ Persons mentioned in Clause 2 of this Article may be subject to customs inspection if there are valid grounds to conclude that their exit and entry luggages and means of transport contain articles banned from entry or exit under Vietnamese law, or articles that must be checked under the quarantine regulations of Vietnam. At the time of inspection, the owner of the luggage or means of transport must be present.
3. The General Department of Customs and the Ministry for Foreign Affairs shall have to provide concrete guidance for the implementation of the stipulations in this Article.
...
...
...
- List of the goods or luggages (if any).
In case of no claimant, the luggages and goods shall be disposed of according to prescriptions of law.
Article 23.- Customs procedures regarding goods leaving or entering Vietnam in other forms
For the raw materials and goods imported into Vietnam to manufacture articles for export under contracts; export and import goods of foreign invested enterprises in Vietnam; goods temporarily imported for re-export, or temporarily exported for re-import or for transshipment; export and import goods under sale and purchase agent contracts with foreign traders; export and import goods of duty-free shops; goods brought to and from industrial zones, export processing zones; goods stored at bonded warehouses and taxation awaiting stores; goods in service of national defense and security tasks by decision of the Prime Minister, the customs procedures shall be performed according to prescriptions in Section 1, Chapter II of this Decree and the stipulations of other legal documents, depending on each type of goods.
Section 3. CUSTOMS PROCEDURES
REGARDING EXIT OR ENTRY MEANS OF TRANSPORT
Article 24.- General stipulations
1. Means of transport leaving, entering or transiting through the Vietnamese territory must fill the customs procedures at the first import border gate and the last export border gate. When performing the customs procedures for the means of transport, if there is sign that the means carries smuggled goods, the driver of the means must satisfy the request for inspection by the Customs Service;
2. Means or transport used for military purpose shall follow separate stipulations when leaving or entering Vietnam.
Article 25.- Aircraft leaving or entering Vietnam
...
...
...
2. Before the aircraft arrives at the airport, the airlines that have not signed contracts of commercial flights with Vietnam must supply the information related to the filling of customs procedures such as goods, passengers, flight crews and personnel on board and other specific information (if any) to the Customs Office at the airport;
3. Immediately after the aircraft lands and after the aviation agency completes the filling of procedures for the exit passengers the pilot or his representative must submit to the Customs Office at the airport the following papers:
a/ The concise declaration of goods and luggages.
b/ Name list of the flight crew and personnel on the aircraft.
c/ Name list of the passengers.
Article 26.- Ships and boats leaving and entering Vietnam
1. The port authorities shall have to inform the Customs Office at the port in advance: the expected time when the boat or ship enters and leaves the port, arrives at the place for reception and dismissal of the pilot, name of the ship, nationality, place of departure and destination, tonnage and the time of the arrival of the ship or boat at the dock designated by the port authorities;
2. The Customs Office shall fill the procedures for the ship or boat to leave or enter Vietnam at the prescribed place. In special cases, the port authorities shall propose and, if the Customs Office of the port agrees, the customs procedures shall be filled at another place in the territorial waters of Vietnam.
3. Two hours at the latest after the port authorities announce that the ship has arrived at the place for reception and dismissal of the pilot, and one hour before the ship or boat leaves the port, the shipmaster or his representative must produce to the Customs Office at the port the log-book of the ship or boat (for entry), the scheme of loading on the ship and submit the following papers:
...
...
...
- Declaration of the arriving ship or boat (for entry);
- Declaration of raw materials, fuel, food and foodstuffs on the ship or boat;
- Declaration of explosive, inflammables, anesthetics, poisons, weapons on the ship or boat;
- Name list of crew members;
- Name list of passengers (if any);
- Declaration of goods and luggages of crew members (for Vietnamese ships and boats).
Article 27.- International trains entering or leaving Vietnam
1. International trains leaving Vietnam: when the exit train arrives at the border station, the train master or his representative must submit to the Customs Office at the station the following papers:
- Declaration of the composition of the train crew, name list of the crew and the management declaration of the service personnel;
...
...
...
- Name list of passengers and tickets of unaccompanied luggages of passengers (in case of passenger trains);
- Declaration of fuel, materials, food and foodstuffs on the train.
2. Entry international train: when the train arrives at the border station, the train master or his representatives, shall have to submit to the Customs Office at the station the following papers:
- Concise declaration of the composition of the train, name list and luggage declaration of the service personnel;
- Concise declaration of import goods or transaction paper or copies of the bills of lading, papers related to the goods, including transit goods (in case of freight trains);
- Tickets of unaccompanied luggages (in case of passenger trains);
- Declaration of fuel, materials, food and foodstuffs of the train;
- Concise declaration of goods discharged at each domestic station.
3. International train at domestic station: when the train arrives at a domestic station, the train master or his representative must submit to the Customs Office at the station:
...
...
...
- The bills of lading (copies);
- Transaction papers of transit goods (if any).
Article 28.- Exit and entry automobiles
Exit and entry automobiles arriving at the border gate must park at the prescribed place to fill the customs procedures. The goods owner, driver or his representative must declare and submit to the Customs Office at the border gates the following papers:
- The declaration of export and import goods;
- The declaration of luggages or the record of exit and entry luggages of the driver (issued by the provincial Customs Office in case of Vietnamese drivers on regular trips across the border);
- Name list of passengers and declaration of the passengers luggages.
Article 29.- Military means of transport
Military means of transport carrying civilian passengers or civilian goods, when exiting from or entering Vietnam must fill customs procedures as other means or transport exiting from or entering Vietnam.
...
...
...
Article 30.- Transit means of transport
1. Right after arriving at the border gate, the driver of the transport means must declare and submit to the border-gate Customs Office the customs declaration and necessary papers as for other exit and entry transport means.
2. Transit aircraft on technical stop-over shall not have to fill customs declaration procedures but still have to submit to the supervision of the Customs Office.
3. Transit transport means must strictly comply with the customs regulations concerning escort and customs sealing and itinerary (travel route).
Article 31.- Other transport means
With regard to other transport means like barge, boat or primitive transport means leaving or transiting through Vietnam, the owner of the means or the driver must declare and submit to the Customs Office the following papers:
- Concise declaration of export and import goods (if any);
- The luggage declaration of the driver of the transport means and the personnel on the transport means and of the passengers (if any).
...
...
...
Article 32.- Scope of customs supervision
Customs supervision applies to the following objects:
1. Goods which have gone through customs procedures but not yet allowed to exit or which have entered but not yet gone through customs procedures, or goods in the process of transit through Vietnam.
2. Transport means when leaving or entering Vietnam, stopping at or docking in the port waters, at aircraft parking areas, international train stations, the border gates area of the land routes, the border area of the rivers and other places to fill customs procedures.
3. Storehouses, yards to keep export and import goods during the time of customs inspection.
Article 33.- Time for supervision for each type of objects:
1. With regard to export goods: from the time when the inspection of goods begins till the moment when the goods actually leave Vietnam.
2. With regard to import goods: from the time the goods arrive at the first border gate till the moment when the customs procedures are completed.
3. With regard to transit goods: from the time when the goods arrive at the first entry border gate till the moment when the goods leave the last exit border gate.
...
...
...
5. For the transport means, the supervision time is the time when it moves within the port waters, from the border to the areas of the border gate, from the border to the border station and from the border to the river port area; the time when the means stops or docks in the port waters, at the aircraft parking area, the international railway station, the area of the land border gates, and the river border gate area.
6. With regard to the transit means: from the time when it arrives at the first entry border gate till the time when it leaves the last exit border gate.
Article 34.- The Customs Service is allowed to collect customs fees in the following cases:
1. Performing the customs procedures for export and import goods;
2. Consigned goods or goods kept at customs warehouses;
3. Performing customs escort or sealing of goods;
4. Re-issuing customs certificates and issuing permit to the various forms of service activities under the jurisdiction of the Customs Service;
...
...
...
Article 35.- Customs fee level and use
The level of collection and the use of the customs fees in each specific case defined in Article 34 of this Decree shall be provided for by the Ministry of Finance in consultation with the General Department of Customs.
Article 36.- Complaints and denunciations
1. Organizations and individuals are entitled to complain and denounce to the supervisory agency or the heads at various levels of the Customs Service about the acts of violation of law and regulations by customs personnel.
2. The heads of the Customs Offices of various levels when receiving complaints or denunciations shall have to examine the complaints and denunciations according to the provisions of the law on complaints and denunciations by citizens and other related provisions of law.
Article 37.- Handling of violations
1. The customs procedures filler who violates the provisions of this Decree shall, depending on the extent of the violation, be put under administrative sanctions or examined for penal liability as prescribed by law.
...
...
...
The Ministers, the Heads of the ministerial-level agencies, the Heads of the agencies attached to the Government, the Presidents of the People’s Committees of the provinces and centrally-run cities shall have to implement this Decree.
THE GOVERNMENT
Phan Van Khai
Nghị định 16/1999/NĐ/CP về thủ tục hải quan, giám sát hải quan và lệ phí hải quan
Số hiệu: | 16/1999/NĐ-CP |
---|---|
Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ |
Người ký: | Phan Văn Khải |
Ngày ban hành: | 27/03/1999 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Nghị định 16/1999/NĐ/CP về thủ tục hải quan, giám sát hải quan và lệ phí hải quan
Chưa có Video