CHÍNH PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 114/2014/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 26 tháng 11 năm 2014 |
QUY ĐỊNH VỀ ĐỐI TƯỢNG, ĐIỀU KIỆN ĐƯỢC PHÉP NHẬP KHẨU, PHÁ DỠ TÀU BIỂN ĐÃ QUA SỬ DỤNG
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Bộ luật Hàng hải Việt Nam ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 23 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Luật Doanh nghiệp ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải,
Chính phủ ban hành Nghị định quy định về đối tượng, điều kiện được phép nhập khẩu, phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng.
Nghị định này quy định về đối tượng, điều kiện được phép nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ và quản lý hoạt động phá dỡ tàu biển tại Việt Nam.
Nghị định này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài liên quan đến hoạt động nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ và hoạt động phá dỡ tàu biển tại Việt Nam.
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Phá dỡ tàu biển là hoạt động tháo dỡ toàn bộ cấu trúc tàu biển tại cơ sở phá dỡ tàu biển.
2. Cơ sở phá dỡ tàu biển là khu vực chuyên dùng để phá dỡ tàu biển.
3. Doanh nghiệp phá dỡ tàu biển là doanh nghiệp do tổ chức, cá nhân Việt Nam nắm giữ 100% tổng số vốn điều lệ của doanh nghiệp và sở hữu cơ sở phá dỡ tàu biển đã được đưa vào hoạt động.
4. Kế hoạch phá dỡ tàu biển là phương án do doanh nghiệp phá dỡ tàu biển lập để thực hiện việc phá dỡ đối với từng tàu biển.
Điều 4. Nguyên tắc nhập khẩu, phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng
1. Việc nhập khẩu, phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng phải bảo đảm an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, an toàn lao động, bảo vệ sức khỏe con người và môi trường.
2. Việc phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng chỉ được thực hiện tại cơ sở phá dỡ tàu biển đã được phép hoạt động theo quy định.
3. Tàu biển đã qua sử dụng được nhập khẩu để phá dỡ phải thuộc các trường hợp quy định tại Điều 8 của Nghị định này; người nhập khẩu tàu phải có bản kê khai danh mục vật liệu trên tàu theo mẫu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
4. Tàu biển đã qua sử dụng nhập khẩu để phá dỡ không được hoán cải, nâng cấp, chuyển đổi mục đích sử dụng và không được chuyển nhượng, mua, bán lại.
5. Tàu biển đã qua sử dụng nhập khẩu để phá dỡ phải được đưa vào cơ sở phá dỡ trong vòng 30 (ba mươi) ngày kể từ ngày hoàn thành thủ tục hải quan nhưng không vượt quá 90 (chín mươi) ngày kể từ ngày tàu đến cảng biển đầu tiên của Việt Nam; thời gian phá dỡ tàu biển không được kéo dài quá 180 (một trăm tám mươi) ngày kể từ ngày đưa tàu vào cơ sở phá dỡ.
6. Tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ không trong tình trạng thế chấp hoặc khiếu nại hàng hải.
Điều 5. Bảo vệ môi trường trong hoạt động phá dỡ tàu biển
Doanh nghiệp phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng có trách nhiệm:
1. Lập kế hoạch thu gom, lưu giữ, vận chuyển và xử lý chất thải phát sinh từ hoạt động phá dỡ đối với từng tàu biển hoặc phải có hợp đồng với doanh nghiệp được phép kinh doanh dịch vụ này về việc thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải phát sinh từ hoạt động phá dỡ từng tàu biển.
2. Bố trí các khu vực để lưu giữ an toàn các loại chất thải phát sinh từ hoạt động phá dỡ tàu biển trước khi xử lý theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
3. Xây dựng phương án khắc phục sự cố về môi trường xảy ra trong hoạt động phá dỡ tàu biển.
4. Áp dụng kịp thời, hiệu quả các biện pháp khắc phục sự cố môi trường xảy ra trong hoạt động phá dỡ tàu biển và phải báo cáo đến các cơ quan có thẩm quyền để phối hợp xử lý.
5. Mua bảo hiểm và thực hiện các nghĩa vụ về bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường liên quan đến hoạt động nhập khẩu, phá dỡ tàu biển.
6. Thực hiện các quy định khác có liên quan của pháp luật về bảo vệ môi trường.
Điều 6. Quy định về việc phá dỡ tàu biển Việt Nam, tàu biển nước ngoài bị chìm đắm tại Việt Nam
1. Tàu biển mang cờ quốc tịch Việt Nam nếu thực hiện phá dỡ tại Việt Nam phải thực hiện theo quy định tại Điều 17, 18, 19 của Nghị định này và các quy định khác có liên quan của pháp luật.
2. Trường hợp tàu biển mang cờ quốc tịch nước ngoài bị tai nạn, hư hỏng hoặc bị chìm đắm nếu có nhu cầu phá dỡ tại Việt Nam thì phải thực hiện việc nhập khẩu, phá dỡ tàu biển theo quy định tại Nghị định này và các quy định khác có liên quan của pháp luật.
ĐIỀU KIỆN NHẬP KHẨU TÀU BIỂN ĐÃ QUA SỬ DỤNG ĐỂ PHÁ DỠ
Điều 7. Điều kiện nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ
a) Có đăng ký ngành nghề kinh doanh nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ;
b) Có các bộ phận chuyên trách thực hiện nghiệp vụ về nhập khẩu; pháp luật hàng hải; an toàn lao động và bảo vệ môi trường;
c) Có vốn pháp định tối thiểu 50 (năm mươi) tỷ đồng Việt Nam.
2. Giấy phép nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ có hiệu lực thực hiện trong 05 (năm) năm kể từ ngày cấp.
Điều 8. Các loại tàu biển đã qua sử dụng được phép nhập khẩu để phá dỡ
1. Tàu chở hàng khô, gồm: Hàng tổng hợp, hàng rời, hàng thiết bị, gỗ dăm, gỗ cây, ngũ cốc, hàng đóng bao, hàng sắt thép.
2. Tàu công-ten-nơ.
3. Tàu chở quặng.
4. Tàu chở hàng lỏng, gồm: Dầu thô, dầu sản phẩm, dầu thực vật.
5. Tàu chở gas, khí hóa lỏng.
6. Tàu Ro-Ro, tàu khách, sà lan biển, phà biển.
7. Giàn khoan nổi.
8. Giàn khoan tự nâng.
9. Tàu chứa nổi.
10. Phương tiện chứa nổi và chuyển tải sản phẩm.
11. Các loại tàu biển khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
Điều 9. Trình tự thực hiện việc mua tàu biển nước ngoài đã qua sử dụng để phá dỡ
Doanh nghiệp phá dỡ tàu biển mua tàu biển nước ngoài đã qua sử dụng để phá dỡ thực hiện theo các bước sau:
1. Phê duyệt chủ trương mua tàu biển nước ngoài đã qua sử dụng để phá dỡ.
2. Lựa chọn tàu, xác định giá mua và các chi phí liên quan đến giao dịch mua tàu biển nước ngoài đã qua sử dụng để phá dỡ.
3. Lập, phê duyệt dự án mua tàu biển nước ngoài đã qua sử dụng để phá dỡ. Dự án mua tàu biển nước ngoài đã qua sử dụng để phá dỡ gồm các nội dung về sự cần thiết của việc đầu tư, loại tàu, số lượng, thông số kỹ thuật cơ bản của tàu, giá tàu dự kiến, nguồn vốn mua tàu, hình thức mua tàu, kế hoạch phá dỡ tàu biển, hiệu quả kinh tế và các nội dung cần thiết khác.
4. Quyết định mua tàu biển nước ngoài đã qua sử dụng để phá dỡ.
1. Thẩm quyền phê duyệt chủ trương, quyết định mua tàu biển nước ngoài đã qua sử dụng để phá dỡ đối với doanh nghiệp nhà nước hoặc doanh nghiệp có vốn góp nhà nước thực hiện theo quy định tại Nghị định số 99/2012/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ về phân công, phân cấp thực hiện các quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước và vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp, Nghị định số 71/2013/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý tài chính đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và các quy định khác có liên quan của pháp luật.
2. Thẩm quyền phê duyệt chủ trương, quyết định mua tàu biển nước ngoài đã qua sử dụng để phá dỡ đối với doanh nghiệp không có vốn nhà nước thì do doanh nghiệp tự quyết định.
Điều 11. Thủ tục nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ
1. Hồ sơ phải nộp khi làm thủ tục nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ gồm các giấy tờ dưới đây:
a) Giấy phép nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ (01 bản gốc hoặc bản sao có chứng thực);
b) Quyết định của doanh nghiệp về việc mua tàu biển nước ngoài đã qua sử dụng để phá dỡ (01 bản gốc);
c) Hợp đồng mua bán tàu biển nước ngoài đã qua sử dụng (01 bản gốc hoặc bản sao có chứng thực);
d) Biên bản bàn giao tàu biển nước ngoài (01 bản gốc);
đ) Giấy chứng nhận xóa đăng ký tàu biển (01 bản gốc hoặc bản sao có chứng thực);
e) Văn bản chứng nhận tình trạng sở hữu của tàu biển (01 bản gốc);
g) Bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường (01 bản gốc hoặc bản sao có chứng thực);
h) Bản kê danh mục vật liệu trên tàu của chủ tàu (01 bản gốc);
i) Quyết định phê duyệt kèm theo Kế hoạch phá dỡ tàu biển (01 bản gốc hoặc bản sao có chứng thực).
2. Căn cứ hồ sơ nhập khẩu tàu biển quy định tại Khoản 1 Điều này, quy định của pháp luật về hải quan và các quy định khác có liên quan của pháp luật, cơ quan hải quan có trách nhiệm làm thủ tục nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ.
ĐIỀU KIỆN HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ SỞ PHÁ DỠ TÀU BIỂN
Điều 12. Điều kiện đưa cơ sở phá dỡ tàu biển vào hoạt động
1. Phù hợp với quy hoạch cơ sở phá dỡ tàu biển đã được phê duyệt.
2. Có cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật và nhân lực bảo đảm thực hiện việc phá dỡ tàu biển.
3. Có hồ sơ theo quy định tại Khoản 2 Điều 14 của Nghị định này.
4. Được xác nhận các công trình bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành và yêu cầu của quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, trong đó có nội dung liên quan đến hoạt động phá dỡ tàu biển.
Điều 13. Thẩm quyền quyết định đưa cơ sở phá dỡ tàu biển vào hoạt động
1. Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam thẩm định hồ sơ đề nghị đưa cơ sở phá dỡ tàu biển vào hoạt động và trình Bộ Giao thông vận tải quyết định đưa cơ sở phá dỡ tàu biển vào hoạt động.
2. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định đưa cơ sở phá dỡ tàu biển vào hoạt động trên cơ sở kết quả thẩm định và kiến nghị của Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam.
Điều 14. Thủ tục quyết định đưa cơ sở phá dỡ tàu biển vào hoạt động
1. Doanh nghiệp phá dỡ tàu biển nộp trực tiếp đến Cục Hàng hải Việt Nam hoặc gửi qua hệ thống bưu chính hoặc gửi bằng các hình thức phù hợp khác 02 (hai) bộ hồ sơ đề nghị đưa cơ sở phá dỡ tàu biển vào hoạt động.
2. Hồ sơ đề nghị đưa cơ sở phá dỡ tàu biển vào hoạt động gồm các giấy tờ sau:
a) Văn bản đề nghị đưa cơ sở phá dỡ tàu biển vào hoạt động theo Mẫu số 1 quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này (01 bản);
b) Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (01 bản gốc hoặc bản sao có chứng thực);
c) Quyết định phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường của cơ sở phá dỡ tàu biển (01 bản gốc hoặc bản sao có chứng thực);
d) Giấy xác nhận các công trình bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành (01 bản gốc hoặc bản sao có chứng thực);
đ) Giấy đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại (01 bản gốc hoặc bản sao có chứng thực);
e) Giấy phép xả thải vào nguồn nước (01 bản gốc hoặc bản sao có chứng thực);
g) Văn bản nghiệm thu về phương án phòng, chống cháy, nổ (01 bản gốc hoặc bản sao có chứng thực);
h) Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt (01 bản gốc hoặc bản sao có chứng thực);
i) Bản vẽ tổng thể về vị trí bố trí trang thiết bị của cơ sở phá dỡ tàu biển (01 bản gốc hoặc bản sao có chứng thực);
k) Bản kê khai danh sách lao động trực tiếp tham gia hoạt động phá dỡ tàu biển (01 bản gốc hoặc bản sao có chứng thực);
l) Danh mục trang thiết bị bảo hộ an toàn lao động (01 bản gốc hoặc bản sao có chứng thực);
m) Giấy chứng nhận hệ thống quản lý môi trường (01 bản gốc hoặc bản sao có chứng thực).
3. Cục Hàng hải Việt Nam tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra và xử lý như sau:
a) Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp, nếu hồ sơ hợp lệ thì cấp giấy biên nhận hồ sơ và hẹn ngày trả kết quả theo thời hạn quy định; nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì hướng dẫn doanh nghiệp hoàn thiện hồ sơ;
b) Trường hợp nhận hồ sơ qua hệ thống bưu chính hoặc qua hình thức phù hợp khác, nếu hồ sơ chưa hợp lệ, trong thời hạn 02 (hai) ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cục Hàng hải Việt Nam có văn bản hướng dẫn doanh nghiệp hoàn thiện hồ sơ theo quy định;
c) Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Hàng hải Việt Nam thẩm định và báo cáo Bộ Giao thông vận tải bằng văn bản về kết quả thẩm định hồ sơ;
d) Chậm nhất 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản thẩm định và kiến nghị của Cục Hàng hải Việt Nam, Bộ Giao thông vận tải ban hành quyết định đưa cơ sở phá dỡ tàu biển vào hoạt động theo Mẫu số 2 quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này; trường hợp không chấp thuận phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
Điều 15. Quyết định dừng hoạt động cơ sở phá dỡ tàu biển
1. Bộ Giao thông vận tải quyết định dừng hoạt động của cơ sở phá dỡ tàu biển trong các trường hợp sau đây:
a) Theo đề nghị của doanh nghiệp phá dỡ tàu biển do cơ sở hoạt động không hiệu quả hoặc các lý do chính đáng khác;
b) Cơ sở vi phạm các quy định về an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, an toàn lao động, phòng ngừa ô nhiễm môi trường theo đề nghị của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Quyết định dừng hoạt động của cơ sở phá dỡ tàu biển như sau:
a) Doanh nghiệp phá dỡ tàu biển nộp trực tiếp đến Cục Hàng hải Việt Nam hoặc gửi qua hệ thống bưu chính văn bản đề nghị dừng hoạt động của cơ sở phá dỡ tàu biển. Sau 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận văn bản đề nghị dừng hoạt động của cơ sở phá dỡ tàu biển, Cục Hàng hải Việt Nam báo cáo Bộ Giao thông vận tải quyết định.
b) Chậm nhất 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản của Cục Hàng hải Việt Nam, Bộ Giao thông vận tải quyết định dừng hoạt động của cơ sở phá dỡ tàu biển và thông báo cho doanh nghiệp phá dỡ tàu biển và các cơ quan liên quan.
3. Cơ sở phá dỡ tàu biển có thể phải dừng hoạt động theo các quy định khác có liên quan của pháp luật.
Điều 16. Quyết định tạm dừng hoạt động cơ sở phá dỡ tàu biển
1. Trường hợp vì lý do bảo đảm an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, bảo vệ môi trường hoặc doanh nghiệp phá dỡ tàu biển không thực hiện đúng kế hoạch phá dỡ tàu biển đã được chấp thuận và các lý do khẩn cấp khác, Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam quyết định tạm thời dừng hoạt động cơ sở phá dỡ tàu biển theo đề nghị của Cảng vụ hàng hải khu vực.
2. Khi lý do tạm dừng hoạt động cơ sở phá dỡ tàu biển đã được khắc phục, Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam quyết định hủy bỏ việc tạm dừng theo đề nghị của Cảng vụ hàng hải có liên quan.
3. Ngay sau khi quyết định tạm dừng hoạt động cơ sở phá dỡ tàu biển hoặc hủy bỏ quyết định tạm dừng, Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam phải báo cáo Bộ Giao thông vận tải; đồng thời, thông báo cho doanh nghiệp phá dỡ tàu biển và các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại khu vực.
Điều 17. Kế hoạch phá dỡ tàu biển
1. Trước khi tiến hành phá dỡ tàu biển, doanh nghiệp phá dỡ tàu biển phải lập kế hoạch phá dỡ tàu biển theo quy định tại Khoản 2 Điều này trình Cục Hàng hải Việt Nam thẩm định, phê duyệt.
2. Kế hoạch phá dỡ tàu biển gồm các nội dung chủ yếu sau:
a) Thông tin về tàu được phá dỡ: Tên tàu, quốc tịch tàu biển; tên và địa chỉ của chủ tàu; đặc tính kỹ thuật của tàu và bản vẽ bố trí chung của tàu biển;
b) Thông tin về cơ sở phá dỡ tàu biển: Tên và địa chỉ của doanh nghiệp phá dỡ tàu biển và cơ sở phá dỡ tàu biển, bản vẽ vị trí phá dỡ tàu biển nằm trong mặt bằng tổng thể cơ sở phá dỡ, trang thiết bị phục vụ phá dỡ, công nghệ phá dỡ, nhân lực phá dỡ;
c) Phương án phá dỡ tàu biển kèm theo tiến độ triển khai phá dỡ tàu biển theo các hạng mục cụ thể;
d) Biện pháp an toàn lao động, vệ sinh môi trường và phòng, chống, cháy nổ;
đ) Kế hoạch bảo vệ môi trường trong hoạt động phá dỡ tàu biển đã được cơ quan quản lý nhà nước về môi trường xác nhận theo quy định.
3. Kế hoạch bảo vệ môi trường trong hoạt động phá dỡ tàu biển phải bao gồm cả kế hoạch ứng phó sự cố môi trường, kế hoạch thu gom, lưu giữ, vận chuyển và xử lý chất thải phát sinh từ hoạt động phá dỡ đối với từng tàu biển.
Điều 18. Thủ tục phê duyệt kế hoạch phá dỡ tàu biển
1. Doanh nghiệp phá dỡ tàu biển nộp trực tiếp đến Cục Hàng hải Việt Nam hoặc gửi qua hệ thống bưu chính hoặc bằng các hình thức phù hợp khác 01 (một) bộ hồ sơ đề nghị phê duyệt kế hoạch phá dỡ đối với từng tàu biển. Hồ sơ đề nghị phê duyệt kế hoạch phá dỡ đối với từng tàu biển gồm:
a) Văn bản đề nghị phê duyệt kế hoạch phá dỡ tàu biển theo Mẫu số 3 quy định tại Phụ lục II kèm theo Nghị định này (01 bản);
b) Kế hoạch phá dỡ tàu biển (01 bản gốc).
2. Cục Hàng hải Việt Nam tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra và xử lý như sau:
a) Trường hợp nhận hồ sơ trực tiếp, nếu hồ sơ hợp lệ thì cấp giấy biên nhận hồ sơ và hẹn ngày trả kết quả theo thời hạn quy định; nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì hướng dẫn doanh nghiệp hoàn thiện hồ sơ theo quy định;
b) Trường hợp nhận hồ sơ qua hệ thống bưu chính hoặc qua hình thức phù hợp khác, nếu hồ sơ chưa hợp lệ, trong thời hạn 02 (hai) ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cục Hàng hải Việt Nam có văn bản hướng dẫn doanh nghiệp hoàn thiện hồ sơ theo quy định;
c) Trong thời hạn 02 (hai) ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, Cục Hàng hải Việt Nam có trách nhiệm lấy ý kiến của các cơ quan liên quan về kế hoạch phá dỡ tàu biển. Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản xin ý kiến của Cục Hàng hải Việt Nam, các cơ quan có liên quan phải có ý kiến trả lời bằng văn bản;
d) Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được ý kiến của các cơ quan liên quan, Cục Hàng hải Việt Nam phải có quyết định phê duyệt kế hoạch phá dỡ tàu biển theo Mẫu số 4 quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này và gửi trực tiếp cho doanh nghiệp phá dỡ tàu biển hoặc gửi thông qua hệ thống bưu chính; trường hợp không phê duyệt, Cục Hàng hải Việt Nam phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
Điều 19. Thực hiện kế hoạch phá dỡ tàu biển
1. Doanh nghiệp phá dỡ tàu biển phải thực hiện phá dỡ tàu biển theo đúng kế hoạch phá dỡ tàu biển đã được phê duyệt và báo cáo Cục Hàng hải Việt Nam kết quả thực hiện.
2. Cảng vụ hàng hải chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch phá dỡ đối với từng tàu biển.
3. Hàng năm, Bộ Giao thông vận tải báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình phá dỡ tàu biển tại Việt Nam.
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 01 năm 2015.
1. Bộ Giao thông vận tải tổ chức thực hiện quản lý nhà nước về nhập khẩu, phá dỡ tàu biển; chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có liên quan tổ chức thực hiện Nghị định này; chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường và các địa phương liên quan xác định, xây dựng và công bố quy hoạch cụ thể các cơ sở phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng.
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trong hoạt động phá dỡ tàu biển; chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan hướng dẫn về bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại môi trường; phối hợp với Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn cụ thể việc xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường trong hoạt động phá dỡ tàu biển.
3. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan hướng dẫn thực hiện các loại thuế liên quan đến hoạt động nhập khẩu, phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng.
4. Các Bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định, tổ chức quản lý nhà nước về nhập khẩu, phá dỡ tàu biển tại Việt Nam.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, tổ chức, đơn vị, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
Nơi nhận: |
TM. CHÍNH PHỦ |
BẢN KÊ KHAI DANH MỤC VẬT LIỆU TRÊN TÀU
(Ban hành kèm theo Nghị định số 114/2014/NĐ-CP ngày 26 tháng 11 năm 2014
của Chính phủ)
STT |
Vật liệu |
Vị trí |
Khối lượng (kg) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
MẪU CÁC VĂN BẢN LIÊN QUAN ĐẾN PHÁ DỠ TÀU BIỂN
(Ban hành kèm theo Nghị định số 114/2014/NĐ-CP ngày 26 tháng 11 năm 2014
của Chính phủ)
Mẫu số 1 |
Đơn đề nghị đưa cơ sở phá dỡ tàu biển vào hoạt động |
Mẫu số 2 |
Quyết định đưa cơ sở phá dỡ tàu biển vào hoạt động |
Mẫu số 3 |
Đơn đề nghị phê duyệt kế hoạch phá dỡ tàu biển |
Mẫu số 4 |
Quyết định phê duyệt kế hoạch phá dỡ tàu biển |
TÊN DOANH NGHIỆP
PHÁ DỠ TÀU BIỂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ………… |
…………, ngày …. tháng … năm 20… |
Đưa cơ sở phá dỡ tàu biển vào hoạt động
Kính gửi: |
- Bộ Giao thông vận tải; |
Tên doanh nghiệp phá dỡ tàu biển: ..........................................................................
Người đại diện theo pháp luật: .................................................................................
Đăng ký kinh doanh: ngày tháng năm tại ............................................
Địa chỉ: .....................................................................................................................
Đề nghị Bộ Giao thông vận tải xem xét, cho phép đưa cơ sở phá dỡ tàu biển sau đây vào sử dụng:
1. Tên cơ sở phá dỡ: ................................................................................................
2. Địa điểm cơ sở phá dỡ: ........................................................................................
3. Loại tàu biển có khả năng phá dỡ: .......................................................................
4. Giới hạn trọng tải của tàu biển được phép vào cơ sở phá dỡ tàu biển:
5. Văn bản kèm theo:
a) Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (01 bản gốc hoặc bản sao có chứng thực);
b) Quyết định phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường của cơ sở phá dỡ tàu biển (01 bản gốc hoặc bản sao có chứng thực);
c) Giấy xác nhận các công trình bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành (01 bản gốc hoặc bản sao có chứng thực);
d) Giấy đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại (01 bản gốc hoặc bản sao có chứng thực);
đ) Giấy phép xả thải vào nguồn nước (01 bản gốc hoặc bản sao có chứng thực);
e) Văn bản nghiệm thu về phương án phòng, chống cháy, nổ (01 bản gốc hoặc bản sao có chứng thực);
g) Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt (01 bản sao có chứng thực);
h) Bản vẽ tổng thể về vị trí bố trí trang thiết bị của cơ sở phá dỡ tàu biển (01 bản gốc hoặc bản sao có chứng thực);
i) Bản kê danh sách lao động trực tiếp tham gia hoạt động phá dỡ tàu biển (01 bản gốc hoặc bản sao có chứng thực);
k) Danh mục trang thiết bị bảo hộ an toàn lao động (01 bản gốc hoặc bản sao có chứng thực);
l) Giấy chứng nhận hệ thống quản lý môi trường (01 bản gốc hoặc bản sao có chứng thực).
Kính đề nghị Bộ Giao thông vận tải xem xét, chấp thuận./.
|
ĐẠI DIỆN |
BỘ GIAO THÔNG VẬN
TẢI |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /QĐ-BGTVT |
…………, ngày …. tháng …. năm 20… |
Đưa cơ sở phá dỡ tàu biển vào hoạt động
BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
Căn cứ .......................................................................................................................
Căn cứ .......................................................................................................................
Theo đề nghị của .......................................................................................................
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Cơ sở phá dỡ tàu biển sau đây được phép tiếp nhận tàu thuyền để phá dỡ:
1. Tên doanh nghiệp phá dỡ tàu biển: .......................................................................
2. Người đại diện theo pháp luật: ...............................................................................
3. Địa chỉ: ...................................................................................................................
4. Tên cơ sở phá dỡ: .................................................................................................
5. Địa điểm cơ sở phá dỡ: .........................................................................................
6. Giới hạn trọng tải của tàu biển được phép vào cơ sở phá dỡ tàu biển:
7. Loại tàu được phép vào cơ sở phá dỡ: .................................................................
Điều 2.
Cảng vụ Hàng hải ……………………… có trách nhiệm sau đây:
1. Quản lý nhà nước chuyên ngành về hàng hải tại khu vực Cảng biển …………. và được thu các khoản phí, lệ phí theo quy định của pháp luật.
2. Căn cứ điều kiện thực tế của cơ sở phá dỡ, giới hạn độ sâu vùng nước, luồng cảng biển và các quy định có liên quan của pháp luật để cho phép tàu thuyền có các thông số kỹ thuật phù hợp với thiết kế của cơ sở phá dỡ tàu vào phá dỡ bảo đảm an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, an toàn lao động và phòng ngừa ô nhiễm môi trường.
Điều 3.
Doanh nghiệp phá dỡ tàu biển căn cứ quy định của Quyết định này, các quy định có liên quan của pháp luật và điều kiện hoạt động của cơ sở phá dỡ tàu biển để tổ chức khai thác cơ sở phá dỡ tàu thuyền đúng mục đích, bảo đảm an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, an toàn lao động và phòng ngừa ô nhiễm môi trường.
Điều 4.
Các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành có liên quan căn cứ quy định của Quyết định này, các quy định có liên quan của pháp luật để tổ chức thực hiện các hoạt động nghiệp vụ trong khu vực Cảng biển ……………………………………………………..
Điều 5.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày …………………………………………
Điều 6.
Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, Vụ trưởng các Vụ thuộc Bộ, Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam, Giám đốc Sở Giao thông vận tải …………………………., Giám đốc Cảng vụ Hàng hải ……………….., Giám đốc Doanh nghiệp phá dỡ tàu biển …………… , Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
BỘ TRƯỞNG |
TÊN DOANH NGHIỆP
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ………… |
…………, ngày …. tháng … năm 20… |
Phê duyệt kế hoạch phá dỡ tàu biển
Kính gửi: Cục Hàng hải Việt Nam.
Tên doanh nghiệp phá dỡ tàu biển: ...........................................................................
Người đại diện theo pháp luật: ...................................................................................
Đăng ký kinh doanh ………ngày……tháng……năm………..tại .................................
Địa chỉ: .......................................................................................................................
Số điện thoại liên hệ: .................................................................................................
Đề nghị Cục Hàng hải Việt Nam xem xét, phê duyệt kế hoạch phá dỡ tàu biển sau đây:
1. Tên tàu biển: ..........................................................................................................
2. Quốc tịch tàu biển: .................................................................................................
3. Loại tàu biển: .........................................................................................................
4. Trọng tải tàu biển: ..................................................................................................
5. Chủ tàu: ..................................................................................................................
6. Cơ sở phá dỡ nơi tàu đến: .....................................................................................
7. Thời gian dự kiến vào cơ sở phá dỡ:......................................................................
8. Tài liệu kèm theo: Bản gốc Kế hoạch phá dỡ tàu biển, ý kiến của các cơ quan liên quan (nếu có).
Kính đề nghị Cục Hàng hải Việt Nam xem xét, phê duyệt./.
|
ĐẠI DIỆN |
BỘ GIAO THÔNG VẬN
TẢI |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /QĐ-CHHVN |
…….., ngày ... tháng ... năm 20... |
Phê duyệt kế hoạch phá dỡ tàu biển
CỤC TRƯỞNG CỤC HÀNG HẢI VIỆT NAM
Căn cứ ......................................................................................................................
Căn cứ ......................................................................................................................
Theo đề nghị của ......................................................................................................
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
1. Quyết định phê duyệt kế hoạch phá dỡ tàu biển đối với tàu biển có thông số kỹ thuật cụ thể như sau:
a) Tên tàu biển: .........................................................................................................
b) Quốc tịch tàu biển: ................................................................................................
c) Loại tàu biển: ........................................................................................................
d) Trọng tải tàu biển: ................................................................................................
đ) Chủ tàu: ...............................................................................................................
2. Tàu biển nêu trên được phép vào cơ sở phá dỡ tàu biển sau đây để thực hiện phá dỡ:
a) Tên doanh nghiệp phá dỡ tàu biển: ……………. có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: ngày tháng năm nơi cấp: ..............................................................
b) Người đại diện theo pháp luật:
c) Địa chỉ: ...................................................................................................................
d) Tên cơ sở phá dỡ: .................................................................................................
đ) Địa điểm cơ sở phá dỡ: .........................................................................................
e) Giới hạn trọng tải của tàu biển được phép vào cơ sở phá dỡ tàu biển:
g) Loại tàu được phép vào cơ sở phá dỡ: .................................................................
Điều 2.
Cảng vụ Hàng hải …………….. có trách nhiệm sau đây:
1. Quản lý nhà nước chuyên ngành về hàng hải tại khu vực Cảng biển ………. và được thu các khoản phí, lệ phí theo quy định của pháp luật;
2. Căn cứ điều kiện thực tế của cơ sở phá dỡ, giới hạn độ sâu vùng nước, luồng cảng biển và các quy định có liên quan của pháp luật để cho phép tàu vào phá dỡ bảo đảm an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, an toàn lao động và phòng ngừa ô nhiễm môi trường.
Điều 3.
Doanh nghiệp phá dỡ tàu biển căn cứ quy định của Quyết định này, các quy định có liên quan của pháp luật và điều kiện hoạt động của cơ sở phá dỡ tàu biển để tổ chức phá dỡ tàu biển bảo đảm an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, an toàn lao động và phòng ngừa ô nhiễm môi trường và nộp các khoản phí, lệ phí theo quy định của pháp luật.
Điều 4.
Các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành có liên quan căn cứ quy định của Quyết định này, các quy định có liên quan của pháp luật để tổ chức thực hiện các hoạt động nghiệp vụ trong khu vực Cảng biển…………………………………
Điều 5.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 6.
Chánh Văn phòng, Chánh Thanh tra, Trưởng các Phòng liên quan của Cục Hàng hải Việt Nam, Giám đốc Cảng vụ Hàng hải …………, Giám đốc doanh nghiệp phá dỡ tàu biển ………….., Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
CỤC TRƯỞNG |
THE GOVERNMENT |
THE SOCIALIST
REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 114/2014/ND-CP |
Hanoi, November 26, 2014 |
ON SUBJECTS ELIGIBLE AND CONDITIONS FOR LICENSED IMPORT AND DISMANTLEMENT OF USED SHIPS
Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;
Pursuant to the June 14, 2005 Maritime Code of Vietnam;
Pursuant to the June 23, 2014 Law on Environmental Protection;
Pursuant to the November 29, 2005 Enterprise Law;
At the proposal of the Minister of Transport,
The Government promulgates the Decree on subjects eligible and conditions for licensed import and dismantlement of used ships.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Article 1. Scope of regulation
This Decree provides subjects eligible and conditions for licensed import of used ships for dismantlement and the management of ship dismantlement activities in Vietnam.
Article 2. Subjects of application
This Decree applies to domestic and foreign organizations and individuals involved in the import of used ships for dismantlement and ship dismantlement activities in Vietnam.
Article 3. Interpretation of terms
In this Decree, the terms and phrases below are construed as follows:
1. Ship dismantlement means breaking up the entire structure of a ship at a ship dismantlement establishment.
2. Ship dismantlement establishment means an area used exclusively for ship dismantlement.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
4. Ship dismantlement plan means a plan made by a ship dismantlement enterprise for dismantlement of each ship.
Article 4. Principles of import and dismantlement of used ships
1. The import and dismantlement of used ships must ensure maritime safety and security, labor safety and protection of human health and the environment.
2. Used ships may only be dismantled at lawfully licensed ship dismantlement establishments.
3. Used ships imported for dismantlement must fall into one of the cases prescribed in Article 8 of this Decree. The ship importer must have a manifest of materials from the ship made according to the form provided in Appendix I to this Decree.
4. Used ships imported for dismantlement may not be transformed, upgraded, used for other purposes, transferred or traded.
5. A used ship imported for dismantlement shall be brought to a ship dismantlement establishment within 30 (thirty) days after customs formalities are completed and 90 (ninety) days after it arrives at the first seaport of Vietnam; the ship dismantlement period must not exceed 180 (one hundred and eighty) days after the ship is brought to the ship dismantlement establishment.
6. Used ships for dismantlement must neither be in a hypothecation nor subject to a maritime claim.
Article 5. Environmental protection in ship dismantlement activities
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
1. Plan the collection, storage, transport and treatment of wastes discharged from the dismantlement of each ship or enter into a contract on collection, transport and treatment of wastes discharged from the dismantlement of each ship with an enterprise licensed to provide this service.
2. Arrange areas to safely keep wastes discharged from ship dismantlement activities before treating them in accordance with the environmental protection law.
3. Adopt plans to tackle environmental incidents which might occur in ship dismantlement activities.
4. Promptly and effectively apply measures to tackle environmental incidents in ship dismantlement activities and report such to competent agencies for coordinated handling.
5. Buy insurance and fulfill obligations to insure the liability for compensation of environmental damage caused by the import and dismantlement of used ships.
6. Comply with other relevant provisions of the environmental protection law.
Article 6. Provisions on dismantlement of Vietnamese ships and foreign ships wrecked in Vietnam
1. Ships bearing the flag of Vietnam which are dismantled in Vietnam must comply with Articles 17, 18 and 19 of this Decree and other relevant laws.
2. Ships bearing flags of foreign states which have met with accidents or have been damaged or wrecked and are to be dismantled in Vietnam shall be imported and dismantled in accordance with this Decree and other relevant laws.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
CONDITIONS FOR IMPORT OF USED SHIPS FOR DISMANTLEMENT
Article 7. Conditions for import of used ships for dismantlement
1. A ship dismantlement enterprise which fully meets the following conditions may be licensed by the Ministry of Transport for import of used ships for dismantlement:
a/ Having registered the business line of importing used ships for dismantlement;
b/ Having specialized sections in charge of import; maritime law; labor safety and environmental protection;
c/ Having a legal capital of at least VND 50 (fifty) billion.
2. A license for import of used ships for dismantlement is valid for 5 (five) years from the date of grant.
3. The Minister of Transport shall provide the order and procedures for licensing the import of used ships for dismantlement.
Article 8. Types of used ships eligible for import for dismantlement
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
2. Container ships.
3. Ore ships.
4. Tankers carrying crude oil, oil products and vegetable oil.
5. Tankers carrying gas and liquefied gas.
6. Ro-Ro ships, passenger ships, sea barges and ferries.
7. Floating rigs.
8. Jack-up rigs.
9. Ship-type floating storage units.
10. Floating storage and offloading facilities.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Article 9. Order of purchasing used foreign ships for dismantlement
A ship dismantlement enterprise purchasing used foreign ships for dismantlement shall carry out the following steps:
1. Approving the policy to purchase used foreign ships for dismantlement.
2. Selecting ships, determining the purchase price and expenses related to the purchase of used foreign ships for dismantlement.
3. Formulating and approving the project on purchase of used foreign ships for dismantlement which must cover the necessity of investment, type, quantity, basic technical specifications and estimated price of ships, funding sources for and form of purchase, ship dismantlement plan, economic efficiency and other necessary contents.
4. Deciding on the purchase of used foreign ships for dismantlement.
1. The competence to approve the policy for, and decide on, the purchase of used foreign ships for dismantlement for state enterprises or enterprises with state-contributed capital must comply with the Government’s Decree No. 99/2012/ND-CP of November 15,2012, on assignment and decentralization of the exercise of rights and performance of responsibilities and obligations of the state owner toward state enterprises and state capital invested in enterprises, and Decree No. 71/2013/ND-CP of July 11,2013, on state capital invested in enterprises and finance management of enterprises with wholly state-owned charter capital, and other relevant laws.
2. The competence to approve the policy for, and decide on, the purchase of used foreign ships for dismantlement for enterprises without state capital shall be decided by enterprises on their own.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
1. A dossier submitted for the import of a used ship for dismantlement must comprise:
a/ The license for import of used ships for dismantlement (1 original or certified copy);
b/ The enterprise’s decision on purchase of the used foreign ship for dismantlement (1 original);
c/ The contract on purchase and sale of the used foreign ship (1 original or certified copy);
d/ The written record of delivery of the foreign ship (1 original);
dd/ The certificate of ship deregistration (1 original or certified copy);
e/ The certificate of state of ship ownership (1 original);
g/ Insurance for the liability for compensation of environmental damage (1 original or certified copy);
h/ The ship owner’s manifest of materials from ships (1 original);
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
2. On the basis of the ship import dossier prescribed in Clause 1 of this Article, the customs law and other relevant laws, the customs office shall clear procedures for the import of used ships for dismantlement.
OPERATION CONDITIONS FOR SHIP DISMANTLEMENT ESTABLISHMENTS
Article 12. Conditions for a ship dismantlement establishment to be put into operation
1. Conforming with the approved master plan on ship dismantlement establishments.
2. Having physical foundations, technical equipment and facilities and human resources qualified for ship dismantlement.
3. Having the dossier prescribed in Clause 2, Article 14 of this Decree.
4. Having environmental protection facilities serving the operation period and requirements of the decision approving the environmental impact assessment report with contents related to ship dismantlement activities certified.
Article 13. Competence to decide to put ship dismantlement establishments into operation
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
2. The Minister of Transport shall decide to put ship dismantlement establishments into operation based on appraisal results and proposal of the director of the Vietnam Maritime Administration.
Article 14. Procedures to decide to put ship dismantlement establishments into operation
1. A ship dismantlement enterprise shall submit 2 (two) sets of dossier of request for operation of a ship dismantlement establishment to the Vietnam Maritime Administration directly, by post or in another prescribed form.
2. A dossier of request for operation of a ship dismantlement establishment must comprise:
a/ A written request for operation of a ship dismantlement establishment made according to Form No. 1 provided in Appendix II to this Decree (1 copy);
b/ The enterprise registration certificate (1 original or certified copy);
c/ The decision approving the environmental impact assessment report of the ship dismantlement establishment (1 original or certified copy);
d/ The certificate of environmental protection facilities serving the operation period (1 original or certified copy);
dd/ The written registration of the hazardous waste generator (1 original or certified copy);
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
g/ The document on take-over test of the fire and explosion protection plan (1 original or certified copy);
h/ The plan on response to oil spill incidents approved by a competent agency (1 original or certified copy);
i/ The general plan of the positions of equipment and facilities of the ship dismantlement establishment (1 original or certified copy);
k/ The list of employees directly engaged in ship dismantlement activities (1 original or certified copy);
l/ The list of labor protection equipment and facilities (1 original or certified copy);
m/ The certificate of the environmental management system (1 original or certified copy).
3. The Vietnam Maritime Administration shall receive, examine and process dossiers as follows:
a/ For a dossier submitted directly, it shall issue a dossier receipt and set a date of result notification according the prescribed time limit if the dossier is valid or guide the enterprise to complete the dossier if it is not valid;
b/ For a dossier submitted by post or in another prescribed form, within 2 (two) working days after receiving the dossier, it shall issue a document guiding the enterprise to complete the dossier if it is not valid;
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
d/ Within 3 (three) working days after receiving an appraisal report and proposal from the Vietnam Maritime Administration, the Ministry of Transport shall issue a decision on operation of a ship dismantlement establishment according to Form No. 2 provided in Appendix II to this Decree. In case of disapproval, it shall issue a written reply clearly stating the reason.
Article 15. Decision on termination of operation of ship dismantlement establishments
1. The Ministry of Transport shall decide to terminate the operation of a ship dismantlement establishment when:
a/ The ship dismantlement enterprise requests such due to inefficient operation of the establishment or for other plausible reasons;
b/ The establishment violates regulations on maritime safety, maritime security, labor safety or environmental pollution prevention at the request of competent state agencies.
2. The decision on termination of operation of a ship dismantlement establishment shall be made as follows:
a/ The ship dismantlement enterprise shall send a written request for termination of its ship dismantlement establishment to the Vietnam Maritime Administration directly or by post. Within 3 (three) working days after receiving a written request for termination of a ship dismantlement establishment, the Vietnam Maritime Administration shall report such to the Ministry of Transport for decision;
b/ Within 5 (five) working days after receiving a report from the Vietnam Maritime Administration, the Ministry of Transport shall decide to terminate operation of a ship dismantlement establishment and notify such to the ship dismantlement enterprise and related agencies.
3. A ship dismantlement establishment shall terminate operation as prescribed by other relevant laws.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
1. For the purpose of assurance of maritime safety or security or environmental protection or in case the enterprise fails to properly implement the approved ship dismantlement plan or in other urgent cases, the director of the Vietnam Maritime Administration shall decide to suspend operation of a ship dismantlement establishment at the proposal of the regional port authority.
2. When the reason behind the suspension from operation of a ship dismantlement establishment is remedied, the director of the Vietnam Maritime Administration shall decide to cancel such suspension at the proposal of the related port authority.
3. After deciding to suspend operation of a ship dismantlement establishment or canceling the suspension decision, the director of the Vietnam Maritime Administration shall immediately report such to the Ministry of Transport and concurrently notify the ship dismantlement enterprise and specialized state management agencies in the region.
Article 17. Ship dismantlement plans
1. Before dismantling a ship, a ship dismantlement enterprise shall make a ship dismantlement plan according to Clause 2 of this Article and submit it to the Vietnam Maritime Administration for appraisal and approval.
2. A ship dismantlement plan must have the following major contents:
a/ Information on the ship to be dismantled: Name and flag state of the ship; name and address of the ship owner; technical specifications and the overall drawing of the ship;
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
c/ The ship dismantlement plan together with the dismantlement schedule for specific items;
d/ Labor safety, environmental sanitation, and fire and explosion protection measures;
dd/ The plan on environmental protection in ship dismantlement activities certified by the state management agency in charge of environment under regulations.
3. The plan on environmental protection in ship dismantlement activities must include plans on response to environmental incidents, and collection, storage, transport and treatment of waste discharged from the dismantlement of each ship.
Article 18. Procedures for approval of ship dismantlement plans
1. A ship dismantlement enterprise shall submit 1 (one) dossier of request for approval of a dismantlement plan for every ship to the Vietnam Maritime Administration directly, by post or in another prescribed form. Such a dossier must comprise:
a/A written request for approval of a ship dismantlement plan made according to Form No. 3 provided in Appendix II to this Decree (1 copy);
b/ The ship dismantlement plan (1 original).
2. The Vietnam Maritime Administration shall receive, examine and process dossiers as follows:
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
b/ For a dossier submitted by post or in another prescribed form, within 2 (two) working days after receiving the dossier, it shall issue a written guidance for the enterprise to complete the dossier if it is not valid;
c/ Within 2 (two) working days after receiving a valid dossier, it shall consult related agencies on the ship dismantlement plan. Within 5 (five) working days after receiving the Vietnam Maritime Administration’s written request for comment, related agencies shall issue written replies;
d/ Within 3 (three) working days after receiving opinions of related agencies, the Vietnam Maritime Administration shall issue a decision approving a ship dismantlement plan according to Form No. 4 provided in Appendix II to this Decree and send it to the ship dismantlement enterprise directly or by post. In case of disapproval, it shall issue a written reply clearly stating the reason.
Article 19. Implementation of ship dismantlement plans
1. A ship dismantlement enterprise shall dismantle ships according to the approved ship dismantlement plan and report on implementation results to the Vietnam Maritime Administration.
2. Maritime administrations shall assume the prime responsibility for, and coordinate with related agencies in, examining and supervising the implementation of the dismantlement plan for each ship.
3. The Ministry of Transport shall annually report on the ship dismantlement in Vietnam to the Prime Minister.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
This Decree takes effect on January 15, 2015.
Article 21. Implementation responsibilities
1. The Ministry of Transport shall perform the state management of import and dismantlement of ships; assume the prime responsibility for, and coordinate with related ministries, sectors and provincial-level People’s Committees in, organizing the implementation of this Decree; assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Natural Resources and Environment and related localities in, identifying, elaborating and announcing specific master plans on establishments dismantling used ships.
2. The Ministry of Natural Resources and Environment shall perform the state management of environmental protection in ship dismantlement activities; assume the prime responsibility for, and coordinate with related ministries and sectors in, guiding the insurance on liability for compensation of environmental damage; and coordinate with the Ministry of Transport in specifically guiding the certification of plans on environmental protection in ship dismantlement activities.
3. The Ministry of Finance shall assume the prime responsibility for, and coordinate with related ministries and sectors in, guiding the payment of taxes related to the import and dismantlement of used ships.
4. Ministries and provincial-level People’s Committees shall, based on their prescribed functions, tasks and powers, perform the state management of import and dismantlement of used ships in Vietnam.
Article 22. Organization of implementation
Ministers, heads of ministerial-level agencies and government-attached agencies, chairpersons of provincial-level People’s Committees and related organizations, units and persons shall implement this Decree.-
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
ON BEHALF OF
THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER
Nguyen Tan Dung
Notes: All the Appendices to this Decree are not translated.
;Nghị định 114/2014/NĐ-CP về đối tượng, điều kiện được phép nhập khẩu phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng
Số hiệu: | 114/2014/NĐ-CP |
---|---|
Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ |
Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 26/11/2014 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Nghị định 114/2014/NĐ-CP về đối tượng, điều kiện được phép nhập khẩu phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng
Chưa có Video