CHÍNH
PHỦ |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 102/2001/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2001 |
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ
ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Điều 32 Luật Hải quan ngày 29 tháng 6 năm 2001;
Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan,
NGHỊ ĐỊNH:
Điều 1. Kiểm tra sau thông quan
Kiểm tra sau thông quan là hoạt động kiểm tra của cơ quan hải quan nhằm thẩm định tính chính xác, trung thực của nội dung các chứng từ mà chủ hàng hoá hoặc người được ủy quyền, tổ chức, cá nhân trực tiếp xuất khẩu, nhập khẩu (sau đây viết là đơn vị được kiểm tra) đã khai, nộp, xuất trình với cơ quan hải quan, để ngăn chặn, xử lý hành vi vi phạm pháp luật về hải quan, gian lận thuế, vi phạm chính sách quản lý xuất nhập khẩu đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đã được thông quan.
Điều 2. Đối tượng và phạm vi kiểm tra
1. Đối tượng kiểm tra sau thông quan là các chứng từ, sổ sách kế toán, các chứng từ khác có liên quan đến lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu đã được thông quan; hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đã được thông quan.
2. Việc kiểm tra sau thông quan chỉ được tiến hành khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật về hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đã được thông quan.
3. Việc kiểm tra các chứng từ, sổ sách, hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đã được thông quan quy định tại khoản 1 Điều này được thực hiện như sau:
a) Chỉ kiểm tra các chứng từ thuộc diện phải được lưu giữ theo quy định của pháp luật cho tới thời điểm quyết định kiểm tra được ban hành;
b) Chỉ kiểm tra thực tế hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đã được thông quan nếu hàng hoá đó còn đang được lưu giữ tại đơn vị được kiểm tra hoặc cơ quan hải quan có căn cứ để chứng minh hàng hoá đó hiện đang được các tổ chức, cá nhân khác lưu giữ, quản lý;
c) Việc kiểm tra là cần thiết để cơ quan hải quan có căn cứ kết luận chính xác nội dung kiểm tra.
4. Trong thời hạn 05 (năm) năm kể từ ngày hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu được thông quan, cơ quan hải quan được áp dụng biện pháp kiểm tra sau thông quan nếu phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật hải quan đối với hàng hoá đó.
Điều 3. Nguyên tắc kiểm tra, thẩm quyền ký quyết định kiểm tra
1. Hoạt động kiểm tra sau thông quan phải được tiến hành theo đúng quy định của pháp luật; bảo đảm khách quan, chính xác, không gây cản trở đến hoạt động của đơn vị được kiểm tra.
2. Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ký quyết định kiểm tra sau thông quan đối với các đơn vị trong phạm vi, địa bàn quản lý của mình.
3. Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ký quyết định kiểm tra sau thông quan đối với các trường hợp có nội dung kiểm tra phức tạp, phạm vi kiểm tra liên quan đến nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
4. Cơ quan hải quan có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho đơn vị được kiểm tra về quyết định kiểm tra sau thông quan chậm nhất là 05 (năm) ngày làm việc trước ngày tiến hành kiểm tra.
NỘI DUNG, TRÌNH TỰ, THỦ TỤC KIỂM TRA
Điều 4. Nội dung kiểm tra sau thông quan
1. Kiểm tra tính chính xác, trung thực những nội dung đã được kê khai trên tờ khai hải quan, các chứng từ đã được xuất trình, nộp cho cơ quan hải quan, các chứng từ, sổ sách kế toán có liên quan đến hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu có dấu hiệu vi phạm pháp luật hải quan.
2. Kiểm tra thực tế hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đã được thông quan theo quy định tại khoản 3 Điều 2 Nghị định này.
3. Kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, chính sách quản lý xuất khẩu, nhập khẩu.
Việc kiểm tra được tiến hành theo trình tự sau:
1. Ban hành quyết định kiểm tra và thông báo quyết định kiểm tra cho đơn vị được kiểm tra theo quy định tại Điều 3 Nghị định này.
2. Công bố quyết định kiểm tra và tổ chức thực hiện kiểm tra theo nội dung quyết định kiểm tra.
3. Trong quá trình kiểm tra, nếu phát hiện có vi phạm pháp luật thì lập biên bản vi phạm theo quy định của pháp luật.
4. Đánh giá kết quả kiểm tra.
5. Lập biên bản kết luận kiểm tra.
6. Tổ chức thực hiện kết luận kiểm tra.
Điều 6. Nội dung quyết định kiểm tra
Nội dung quyết định kiểm tra gồm:
1. Căn cứ pháp lý và lý do kiểm tra.
2. Nội dung, phạm vi kiểm tra.
3. Thời hạn kiểm tra.
4. Trưởng đoàn và các thành viên đoàn kiểm tra (sau đây viết là người kiểm tra).
5. Trách nhiệm của người kiểm tra và đơn vị được kiểm tra.
1. Thời hạn kiểm tra trực tiếp tại đơn vị được kiểm tra của mỗi quyết định kiểm tra tối đa là 05 (năm) ngày làm việc.
2. Trong trường hợp cần thiết phải có thêm thời gian kiểm tra để hoàn tất các nội dung kiểm tra thì người ký quyết định kiểm tra quyết định việc gia hạn thời gian kiểm tra. Thời gian gia hạn tối đa là 05 (năm) ngày làm việc.
3. Thời gian gia hạn, lý do gia hạn được thông báo bằng văn bản cho đơn vị được kiểm tra.
Điều 8. Biên bản kết luận kiểm tra
1. Kết thúc kiểm tra, Trưởng đoàn kiểm tra lập biên bản kết luận kiểm tra theo các yêu cầu sau:
a) Phản ánh khách quan, trung thực, đầy đủ các nội dung đã kiểm tra;
b) Kết luận rõ ràng mức độ đúng, sai, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân liên quan và những vấn đề cần giải quyết;
c) Kiến nghị các biện pháp khắc phục hậu quả (nếu có).
2. Biên bản kết luận kiểm tra có chữ ký của Trưởng đoàn kiểm tra và người đứng đầu đơn vị được kiểm tra hoặc người được người đứng đầu đơn vị được kiểm tra ủy quyền.
3. Trường hợp người đứng đầu hoặc người được ủy quyền của người đứng đầu đơn vị được kiểm tra không nhất trí với nội dung biên bản kết luận kiểm tra thì có quyền giải trình về những nội dung không nhất trí. ý kiến giải trình của đơn vị được ghi đầy đủ trong biên bản kết luận kiểm tra.
Điều 9. Xử lý kết quả kiểm tra
1. Biên bản kết luận kiểm tra, giải trình của đơn vị được kiểm tra (nếu có), biên bản vi phạm pháp luật của đơn vị được kiểm tra là căn cứ để cơ quan hải quan và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác quyết định việc truy thu thuế, truy hoàn thuế, phạt tiền, xử lý vi phạm hành chính về hải quan theo quy định của pháp luật.
2. Thời hạn thực hiện việc truy thu thuế, truy hoàn thuế, phạt tiền được thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
NGHĨA VỤ VÀ QUYỀN TRONG KIỂM TRA SAU THÔNG QUAN
Điều 10. Nghĩa vụ và quyền của người kiểm tra
1. Nghĩa vụ của người kiểm tra:
a) Xuất trình quyết định kiểm tra và chứng minh thư hải quan;
b) Thực hiện đúng trình tự kiểm tra, thủ tục kiểm tra;
c) Tuân thủ pháp luật; bảo đảm tính khách quan, chính xác;
d) Không đưa ra các yêu cầu trái pháp luật, gây khó khăn, phiền hà cho đơn vị được kiểm tra, các tổ chức, cá nhân có liên quan;
đ) Không cố ý kết luận sai sự thật;
e) Báo cáo người ký quyết định kiểm tra và kiến nghị các biện pháp giải quyết kết quả kiểm tra;
g) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về biên bản kết luận kiểm tra;
h) Chấp hành quy chế bảo mật; quản lý và sử dụng đúng mục đích các chứng từ, tài liệu được cung cấp.
2. Quyền của người kiểm tra:
a) Yêu cầu đơn vị được kiểm tra xuất trình các chứng từ, sổ sách kế toán, các chứng từ khác liên quan đến hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đã được thông quan;
b) Kiểm tra thực tế hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu quy định tại khoản 3 Điều 2 Nghị định này;
c) Lập biên bản kết luận kiểm tra, biên bản vi phạm đối với trường hợp có vi phạm pháp luật và kiến nghị biện pháp giải quyết;
d) Áp dụng các biện pháp xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
Điều 11. Quyền và nghĩa vụ của đơn vị được kiểm tra
1. Quyền của đơn vị được kiểm tra:
a) Yêu cầu người kiểm tra xuất trình quyết định kiểm tra, chứng minh thư hải quan;
b) Từ chối việc kiểm tra nếu quyết định kiểm tra không đúng với quy định của pháp luật;
c) Khiếu nại, tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật của người kiểm tra trong quá trình kiểm tra;
d) Được giải trình về biên bản kết luận kiểm tra, kiến nghị về biện pháp giải quyết của người kiểm tra;
đ) Nhận biên bản kết luận kiểm tra;
e) Yêu cầu cơ quan hải quan bồi thường thiệt hại do việc xử lý kết quả kiểm tra không đúng pháp luật gây ra.
2. Nghĩa vụ của đơn vị được kiểm tra:
a) Cử người có thẩm quyền làm việc với người kiểm tra;
b) Tạo điều kiện để người kiểm tra thi hành nhiệm vụ;
c) Cung cấp đầy đủ các chứng từ, sổ sách kế toán và các chứng từ khác có liên quan đến hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu theo yêu cầu của người kiểm tra;
d) Đơn vị được kiểm tra phải chấp hành các quy định về kiểm tra sau thông quan, quyết định kiểm tra, biên bản kết luận kiểm tra;
đ) Không cản trở hoạt động kiểm tra dưới mọi hình thức.
Các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan tạo điều kiện, cung cấp các chứng từ, sổ sách kế toán, thông tin, tài liệu cần thiết, phục vụ trực tiếp cho việc kiểm tra sau thông quan theo yêu cầu bằng văn bản của cơ quan hải quan.
GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO, XỬ LÝ VI PHẠM VÀ KHEN THƯỞNG
Điều 13. Giải quyết khiếu nại, tố cáo
Quyền và nghĩa vụ của đơn vị được kiểm tra về khiếu nại, tố cáo; thủ tục, thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Điều 14. Xử lý vi phạm, khen thưởng
1. Tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định tại Nghị định này, tùy theo mức độ vi phạm, bị xử lý theo quy định của pháp luật.
2. Người được giao nhiệm vụ kiểm tra và các cá nhân khác có liên quan nếu lợi dụng chức vụ, quyền hạn, nhiệm vụ được giao để làm trái các quy định của Nghị định này thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.
3. Trường hợp người ký quyết định kiểm tra sau thông quan, người kiểm tra sau thông quan có quyết định, hành vi vi phạm pháp luật, gây thiệt hại cho đơn vị được kiểm tra thì phải bồi thường thiệt hại cho đơn vị được kiểm tra theo quy định của pháp luật.
4. Cơ quan hải quan, công chức hải quan có thành tích trong việc kiểm tra sau thông quan; cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có thành tích trong việc phối hợp, thực hiện việc kiểm tra sau thông quan được khen thưởng theo quy định của pháp luật.
1. Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan xây dựng cơ sở dữ liệu, thu thập và trao đổi thông tin trong nước và ngoài nước để phục vụ cho việc kiểm tra sau thông quan theo quy định của pháp luật.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm hướng dẫn các tổ chức trực thuộc ở trong nước và ngoài nước cung cấp các chứng từ, thông tin cần thiết có liên quan đến việc kiểm tra sau thông quan theo yêu cầu bằng văn bản của cơ quan hải quan.
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2002.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
|
Phan Văn Khải (Đã ký) |
THE
GOVERNMENT |
SOCIALIST
REPUBLIC OF VIET NAM |
No: 102/2001/ND-CP |
Hanoi,
December 31, 2001 |
DECREE
DETAILING THE
POST-CUSTOMS CLEARANCE INSPECTION OF EXPORT AND IMPORT GOODS
THE GOVERNMENT
Pursuant to the Law on Organization of the
Government of September 30, 1992;
Pursuant to Article 32 of the June 29, 2001 Customs Law;
At the proposal of the General Director of Customs,
DECREES:
Chapter I
GENERAL PROVISIONS
Article 1.- Post-customs clearance inspection
...
...
...
Article 2.- Objects and scope of inspection
1. Objects of post-customs clearance inspection are accounting vouchers and books and other documents related to the lots of export or import goods which have enjoyed customs clearance; export and import goods which have enjoyed customs clearance.
2. The post-customs clearance inspection shall be carried out only when signs of violating the customs legislation regarding the export and import goods, which have enjoyed customs clearance, are detected.
3. The inspection of vouchers and books, as well as the export or import goods which have enjoyed customs clearance prescribed in Clause 1 of this Article shall be effected as follows:
a) Only vouchers, which must be archived under the provisions of law till the inspection decisions are issued, are subject to inspection;
b) The actual inspection of export and import goods which have enjoyed customs clearance shall be carried out only if such goods are still being kept at the inspected units or the customs offices have grounds to prove that such goods are being kept and managed by other organizations and/or individuals;
c) The inspection is necessary for the customs offices to obtain grounds to make accurate conclusions on the inspected contents.
4. Within 05 (five) years from the date the export or import goods enjoy customs clearance, the customs offices may apply the measure of post-customs clearance inspection, if they detect any signs of violating the customs legislation regarding such goods.
Article 3.- Inspection principles and competence to sign inspection decisions
...
...
...
2. The directors of the Customs Departments of the provinces, inter-provinces or centrally-run cities shall sign the decisions on post-customs clearance inspection for units located in their respective localities.
3. The General Director of Customs shall sign the decisions on post-customs clearance inspection for cases involving complicated inspection contents and the inspection scope covering many provinces and centrally-run cities.
4. The customs offices shall have to notify in writing the inspected units of the post-customs clearance inspection decisions within 05 (five) working days before the date the inspection is carried out.
Chapter II
INSPECTION CONTENTS, ORDER AND PROCEDURES
Article 4.- Contents of post-customs clearance inspection
1. Inspection of the accuracy and truthfulness of the contents declared on the customs declaration forms, vouchers produced and/or submitted to the customs offices, and accounting vouchers and books related to export and import goods, which show signs of violating the customs legislation.
2. The actual inspection of the export and import goods which have enjoyed customs clearance as prescribed in Clause 3, Article 2 of this Decree.
3. Inspection of the observance of law provisions on taxes levied on export and import goods, as well as of export and import management policies.
...
...
...
The inspection shall be carried out according to the following order:
1. Issuing inspection decisions and notifying the inspected units thereof according to the provisions in Article 3 of this Decree.
2. Announcing the inspection decisions and organizing the inspection according to the contents of the inspection decisions.
3. In the course of inspection, if any signs of law violation are detected, the records thereon shall be made according to law provisions.
4. Evaluating the inspection results.
5. Making records on inspection conclusion.
6. Organizing the implementation of the inspection conclusions.
Article 6.- Contents of the inspection decisions
An inspection decision includes:
...
...
...
2. The inspection contents and scope;
3. The inspection duration;
4. The head and members of the inspection team (hereinafter called the inspectors);
5. Responsibilities of the inspectors and inspected units.
Article 7.- Inspection duration
1. The maximum duration of a direct inspection at an inspected unit under each inspection decision shall be 05 (five) working days.
2. In case of a need to have more time for inspection in order to complete the inspection contents, the persons who have signed the inspection decisions shall decide on the extension of the inspection duration. The maximum extension duration shall be 05 (five) working days.
3. The extension duration and the reasons therefor shall be notified in writing to the inspected units.
Article 8.- Records of inspection conclusions
...
...
...
a) Objectively, truthfully and fully reflecting the inspected contents;
b) Providing clear conclusions on the right, the wrong, and responsibilities of the concerned organizations and individuals, and matters to be settled;
c) Proposing measures to overcome the consequences (if any).
2. The records of the inspection conclusions shall bear the signatures of the heads of the inspection teams and the heads of the inspected units or the persons authorized by the heads of the inspected units.
3. In cases where the heads or the persons authorized by the heads of the inspected units disagree with the contents of the inspection conclusion records, they may make explanation thereon. The explanation of the units shall be fully inscribed in the inspection conclusion records.
Article 9.- Handling the inspection results
1. The inspection conclusion records, the inspected units explanation (if any) and the records of law violations committed by the inspected units shall serve as basis for the customs offices and other competent State agencies to decide on the collection of tax arrears or tax reimbursement, the imposition of fines, and the handling of administrative violations on customs as prescribed by law.
2. The time limit for the collection of tax arrears, tax reimbursement and fine imposition shall comply with the provisions of tax legislation and other relevant law provisions.
Chapter III
...
...
...
Article 10.- Rights and obligations of the inspectors
1. Obligations of the inspectors:
a) To produce the inspection decisions and customs identity cards;
b) To strictly comply with the inspection order and procedures;
c) To observe law; to ensure the objectiveness and accuracy;
d) Not to put forward illegal requirements, thus causing difficulties and troubles to the inspected units as well as concerned organizations and individuals;
e) Not to intentionally make untrue conclusions;
f) To report to the persons who have signed inspection decisions and propose measures to handle the inspection results;
g) To bear responsibility before law for the inspection conclusion records;
...
...
...
2. Rights of the inspectors:
a) To request the inspected units to produce accounting vouchers and books and other documents related to the export or import goods which have enjoyed customs clearance;
b) To conduct the actual inspection of the export or import goods as prescribed in Clause 3, Article 2 of this Decree;
c) To make records of the inspection conclusions, records of law violations, and propose handling measures;
d) To apply measures to handle administrative violations according to law provisions.
Article 11.- Rights and obligations of the inspected units
1. Rights of the inspected units:
a) To request the inspectors to produce inspection decisions and customs identity cards;
b) To refuse the inspection if the inspection decisions contravene law provisions;
...
...
...
d) To be explained on the inspection conclusion records and the proposals on handling measures of the inspectors;
e) To receive inspection conclusion records;
f) To request the customs offices to compensate for damage caused by their unlawful handling of inspection results.
2. Obligations of the inspected units:
a) To appoint competent persons to work with the inspectors;
b) To create conditions for the inspectors to perform their tasks;
c) To fully supply accounting vouchers and books and other documents related to the export or import goods at the request of the inspectors;
d) The inspected units shall have to abide by the regulations on post-customs clearance inspection, inspection decisions, and inspection conclusion records;
e) Not to obstruct the inspection activities in any forms.
...
...
...
The concerned agencies, organizations and individuals shall create conditions and supply necessary accounting vouchers and books, information and documents in direct service of the post-customs clearance inspection at the written request of the customs offices.
Chapter IV
SETTLEMENT OF COMPLAINTS AND DENUNCIATIONS, HANDLING
OF VIOLATIONS, COMMENDATION AND REWARD
Article 13.- Settlement of complaints and denunciations
The rights and obligations of the inspected units regarding complaints and denunciations; the procedures and competence to settle complaints and denunciations shall comply with the provisions of the legislation on complaints and denunciations and other relevant law provisions.
Article 14.- Handling of violations, commendation and reward
1. Organizations and individuals that violate the provisions of this Decree shall, depending on the seriousness of their violations, be handled according to law provisions.
2. Those who are assigned the inspection task and concerned individuals, if abusing their positions, powers and/or assigned tasks to act against the provisions of this Decree, shall be handled according to law provisions.
3. In cases where the persons who sign post-customs clearance inspection decisions and/or the post-customs clearance inspectors issue decisions or commit acts in contravention of law, thus causing damage to the inspected units, they shall have to pay compensation to the inspected units according to law provisions.
...
...
...
Chapter V
IMPLEMENTATION ORGANIZATION
Article 15.- Implementation organization
1. The General Director of Customs shall set up database, gather and exchange information domestically and internationally in order to serve the post-customs clearance inspection according to law provisions.
2. The ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the heads of the agencies attached to the Government and the presidents of the People’s Committees of the provinces and centrally-run cities shall have to guide their attached units at home and abroad in supplying necessary vouchers and information related to the post-customs clearance inspection to the customs offices at the latter’s written request.
Article 16.- Implementation provisions
1. This Decree takes effect as from January 1, 2002.
2. The ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the heads of the agencies attached to the Government, and the presidents of the People’s Committees of the provinces and centrally-run cities shall have to implement this Decree.
...
...
...
ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER
Phan Van Khai
Nghị định 102/2001/NĐ-CP Hướng dẫn kiểm tra sau thông quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu
Số hiệu: | 102/2001/NĐ-CP |
---|---|
Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ |
Người ký: | Phan Văn Khải |
Ngày ban hành: | 31/12/2001 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Nghị định 102/2001/NĐ-CP Hướng dẫn kiểm tra sau thông quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu
Chưa có Video