Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ
******

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 100-CP

Hà Nội, ngày 01 tháng 06 năm 1966 

 

NGHỊ ĐỊNH

VỀ VIỆC THỐNG NHẤT QUẢN LÝ XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU VĂN HÓA PHẨM

 HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ nghị định của Hội đồng Chính phủ số 154-CP ngày 05 tháng 10 năm 1961 quy định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Ủy ban Liên lạc văn hóa với nước ngoài,
Theo đề nghị của ông Chủ nhiệm Ủy ban Liên lạc văn hóa với  nước ngoài về việc quản lý xuất khẩu, nhập khẩu văn hóa phẩm, nhằm bảo đảm thực hiện đúng đắn đường lối, quan điểm, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước, và khuyến khích việc trao đổi văn hóa lành mạnh giữa nước ta với nước ngoài, phục vụ công tác tuyên truyền quốc tế, đồng thời thực hiện 5 điều kỷ luật tuyên truyền, tăng cường việc bảo vệ nền văn hóa dân tộc tốt đẹp của ta, gìn giữ bí mật của Nhà nước, ngăn ngừa sự thâm nhập văn hóa đồi trụy, phản động,
Căn cứ nghị quyết của Hội đồng Chính phủ trong phiên họp hội nghị thường vụ của Hội đồng Chính phủ ngày 23 tháng 11 năm 1965,

NGHỊ ĐỊNH:

Điều 1. Nay quy định chế độ quản lý xuất khẩu, nhập khẩu văn hóa phẩm và giao cho Ủy ban Liên lạc văn hóa với nước ngoài quản lý công tác này.

Điều 2. Văn hóa phẩm nói trong nghị định này bao gồm:

a) Sách, báo, tạp chí, tài liệu in hoặc viết tay, quảng cáo hàng, tranh, ảnh, tem bưu chính, thiếp, bản đồ, lịch, bản nhạc;

b) Phim điện ảnh đã quay, phim nhiếp ảnh đã chụp, đĩa hát, băng đã ghi âm;

c) Bút tích danh nhân, di tích lịch sử và cổ vật đã liệt hạng hay chưa liệt hạng, tác phẩm mỹ thuật hay mỹ nghệ cổ và kim, đồ thờ cúng;

d) Tài liệu hoặc công trình nghiên cứu về khoa học kỹ thuật, đồ án thiết kế máy móc hoặc công trình xây dựng;

đ) Những loại hiện vật khác mang tính chất tuyên truyền.

Điều 3. Cấm xuất khẩu, nhập khẩu văn hóa phẩm có nội dung trái với 5 điều kỷ luật tuyên truyền ghi trong sắc lệnh số 282-SL ngày 14 tháng 12 năm 1956, trái với đường lối của Đảng, chính sách của Đảng và Nhà nước.

Điều 4. Các tổ chức và cá nhân muốn xuất khẩu, nhập khẩu văn hóa phẩm phải được Ủy ban Liên lạc văn hóa với nước ngoài hoặc ty và sở văn hóa được Ủy ban Liên lạc văn hóa với nước ngoài ủy nhiệm cấp giấy phép, và phải theo đúng thủ tục của hải quan.

Điều 5. Nếu cần cho việc nghiên cứu, các cơ quan trung ương trực thuộc Trung ương Đảng và Chính phủ được phép nhập khẩu những loại văn hóa phẩm bị cấm nói ở điều 3 trên đây, nhưng thủ trưởng các cơ quan này phải chịu trách nhiệm về việc sử dụng và quản lý những văn hóa phẩm ấy theo đúng chế độ sử dụng quản lý các tài liệu không được phép lưu hành và phổ biến ở trong nhân dân.

Điều 6. Những văn hóa phẩm xuất khẩu hoặc nhập khẩu thuộc về hàng mậu dịch phải được phép của các Bộ Ngoại thương, Bộ Văn hóa và Ủy ban Liên lạc văn hóa với nước ngoài.

Điều 7. Những điều khoản trong nghị định này có hiệu lực đối với các cơ quan đại diện nước ngoài và những công dân nước ngoài ở nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.

Điều 8. Những người vi phạm nguyên tắc và thể lệ xuất khẩu, nhập khẩu văn hóa phẩm quy định trong nghị định này, tùy theo lỗi nhẹ hay nặng, sẽ bị phê bình, cảnh cáo hoặc truy tố trước tòa án; những văn hóa phẩm xuất khẩu hoặc nhập khẩu trái phép có thể bị tịch thu.

Điều 9. Ủy ban Liên lạc văn hóa với nước ngoài được phép thành lập một bộ phận trực thuộc Ủy ban chuyên trách việc quản lý xuất khẩu, nhập khẩu văn hóa phẩm. Bộ phận này có nhiệm vụ giúp Ủy ban Liên lạc văn hóa với nước ngoài thi hành những thể lệ, quy định về xuất khẩu, nhập khẩu văn hóa phẩm, xét các đơn cấp giấy phép và giải quyết các việc khiếu nại. Bộ Văn hóa, Bộ Ngoại giao, Bộ Công an sẽ cử, mỗi Bộ một phái viên thường xuyên phối hợp công tác với bộ phận này.

Điều 10. Các ông Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Bộ Ngoại giao, Bộ Ngoại thương, Bộ Công an, ông Tổng cục trưởng Tổng cục Bưu điện và truyền thanh, trong phạm vi trách nhiệm của mình, có nhiệm vụ theo dõi tình hình xuất khẩu, nhập khẩu văn hóa phẩm và thường kỳ họp với ông Chủ nhiệm Ủy ban Liên lạc văn hóa với nước ngoài để phối hợp giải quyết các công việc về xuất khẩu, nhập khẩu văn hóa phẩm.

Điều 11. Ủy ban Liên lạc văn hóa với nước ngoài được quyền ủy nhiệm cho các ty và sở văn hóa, cấp giấy phép và kiểm tra việc xuất khẩu, nhập khẩu văn hóa phẩm phi mậu dịch trong phạm vi trách nhiệm của địa phương. Trong khi làm việc này các ty và sở văn hóa phải phối hợp chặt chẽ với các ty và sở công an, với các tổ chức hải quan và bưu điện có liên quan. Hàng tháng các ty và sở văn hóa phải báo cáo tình hình xuất khẩu, nhập khẩu văn hóa phẩm về Ủy ban Liên lạc văn hóa với nước ngoài.

Điều 12. Ủy ban Liên lạc văn hóa với nước ngoài, Bộ Văn hóa, Bộ Ngoại giao, Bộ Ngoại thương, Bộ Công an, Tổng cục Bưu điện và truyền thanh chịu trách nhiệm thi hành và ra thông tư liên bộ hướng dẫn việc thi hành nghị định này.

Điều 13. Những điều quy định trước đây về việc quản lý xuất khẩu, nhập khẩu văn hóa phẩm trái với nghị định này đều bãi bỏ.

Nghị định này có hiệu lực kể từ ngày ban hành.

 

 

TM. HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
 


 

Phạm Văn Đồng

 

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Nghị định 100-CP năm 1966 về việc thống nhất quản lý xuất khẩu, nhập khẩu văn hóa phẩm do Hội đồng Chính phủ ban hành

Số hiệu: 100-CP
Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Hội đồng Chính phủ
Người ký: Phạm Văn Đồng
Ngày ban hành: 01/06/1966
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [0]
Văn bản được căn cứ - [1]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Nghị định 100-CP năm 1966 về việc thống nhất quản lý xuất khẩu, nhập khẩu văn hóa phẩm do Hội đồng Chính phủ ban hành

Văn bản liên quan cùng nội dung - [2]
Văn bản hướng dẫn - [1]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [2]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…