Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

CHÍNH PHỦ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 06/2003/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 22 tháng 1 năm 2003

 

NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 06/2003/NĐ-CP NGÀY 22 THÁNG 01 NĂM 2003 QUY ĐỊNH VỀ VIỆC PHÂN LOẠI HÀNG HOÁ XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Hải quan ngày 29 tháng 6 năm 2001;
Căn cứ Quyết định số 49/QĐ-CTN ngày 06 tháng 3 năm 1998 của Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính,

NGHỊ ĐỊNH:

Chương 1:

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng thực hiện

1. Nghị định này quy định về việc phân loại đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu và hàng hoá khác có liên quan đến hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu.

2. Đối tượng thực hiện Nghị định này bao gồm:

a) Tổ chức, cá nhân xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá;

b) Các cơ quan Nhà nước quản lý trong các lĩnh vực hải quan, thuế, thống kê, thương mại và các lĩnh vực quản lý nhà nước khác có liên quan đến hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. "Phân loại hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu" là việc căn cứ vào tên gọi, mô tả về tính chất, thành phần, cấu tạo, công dụng, quy cách đóng gói và các thuộc tính khác của hàng hoá để xác định, sắp xếp hàng hoá vào một mã số nhất định theo Hệ thống hài hoà mô tả và mã hóa hàng hoá, Danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

2. "Công ước Quốc tế về Hệ thống hài hoà mô tả và mã hoá hàng hoá" (International Convention on the Harmonized Commodity Description and Coding System) là Công ước do Hội đồng hợp tác Hải quan, nay gọi là Tổ chức Hải quan Thế giới (WCO) thông qua ngày 14 tháng 6 năm 1983 tại Bruxelles, Vương quốc Bỉ về "Hệ thống hài hoà mô tả và mã hoá hàng hoá", sau đây gọi tắt là Công ước HS.

3. "Hệ thống hài hoà mô tả và mã hoá hàng hoá", sau đây gọi tắt là Hệ thống hài hoà (viết tắt là HS) là hệ thống bao gồm các các quy tắc tổng quát, các chú giải bắt buộc và danh sách những nhóm hàng (mã 4 chữ số) và phân nhóm hàng (mã 6 chữ số) được sắp xếp một cách có hệ thống ứng với tên, mô tả và mã số hàng hóa.

Danh mục những nhóm hàng và phân nhóm hàng của Hệ thống hài hoà sau đây được gọi tắt là Danh mục HS.

4. "Quy tắc tổng quát" là 6 (sáu) quy tắc chung để giải thích Hệ thống hài hoà nhằm phân loại hàng hoá vào một nhóm, phân nhóm nhất định.

5. "Chú giải bắt buộc" là những nội dung giải thích các phần, chương và phân nhóm được gắn kèm ở đầu các phần, chương của Danh mục HS.

Chương 2:

DANH MỤC HÀNG HOÁ XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU VIỆT NAM VÀ PHÂN LOẠI HÀNG HOÁ XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU

Điều 3. Danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam

1. Danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam được xây dựng trên cơ sở áp dụng đầy đủ Hệ thống hài hoà và bao gồm:

a) Các quy tắc tổng quát, chú giải bắt buộc;

b) Danh mục hàng hoá được chi tiết ở cấp mã tối thiểu 8 (tám) chữ số; đơn vị tính và các nội dung giải thích kèm theo. Trong đó:

- 6 (sáu) chữ số đầu tuân thủ Danh mục HS;

- Các chữ số tiếp theo là mã chi tiết cấp quốc gia được mở rộng theo yêu cầu quản lý của Nhà nước.

2. Bộ Tài chính ban hành Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam.

3. Danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam được sử dụng để:

a) Xây dựng Biểu thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu;

b) Phân loại hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu và các hàng hoá khác có liên quan đến hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu;

c) Thống kê Nhà nước về hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu;

d) Phục vụ công tác quản lý nhà nước về hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu trong lĩnh vực thương mại và các lĩnh vực khác.

Điều 4. Áp dụng điều ước quốc tế

Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác với Danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam thì thực hiện theo quy định tại điều ước quốc tế đó.

Điều 5. Phân loại hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu

1. Việc phân loại hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu phải căn cứ vào Danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam quy định tại Điều 3, Điều 4 Nghị định này; các quy định liên quan đến phân loại hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và hồ sơ, tài liệu kỹ thuật, các thông tin khác có liên quan đến hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu cần phân loại.

2. Trường hợp sau khi đã thực hiện việc phân loại hàng hoá theo quy định tại khoản 1 Điều này mà chưa xác định được tên gọi, mô tả và mã số của hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thì phải lấy mẫu hàng hoá để phân tích, giám định phục vụ cho việc phân loại.

Việc lấy mẫu, phân tích, giám định hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thực hiện theo quy định tại Điều 9 Nghị định số 101/2001/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2001 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hải quan về thủ tục hải quan, chế độ kiểm tra, giám sát hải quan.

3. Phân loại hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu được thực hiện trước khi xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá, trong quá trình thực hiện thủ tục hải quan và kiểm tra sau thông quan.

Chương 3:

QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI KHAI HẢI QUAN;
TRÁCH NHIỆM, QUYỀN HẠN CỦA CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC TRONG VIỆC PHÂN LOẠI HÀNG HOÁ XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU

Điều 6. Quyền và nghĩa vụ của người khai hải quan

1. Quyền của người khai hải quan:

a) Được đề nghị xem xét hoặc lấy mẫu hàng hoá dưới sự giám sát của cán bộ, công chức hải quan trước khi tiến hành thủ tục hải quan để thực hiện việc phân loại hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu;

b) Được quyền khiếu nại về kết quả phân loại hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định tại Điều 9 Nghị định này.

2. Nghĩa vụ của người khai hải quan:

a) Cung cấp các hồ sơ, tài liệu, thông tin có liên quan đến hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu để phục vụ cho việc phân loại, xác định mã số của hàng hoá; cung cấp mẫu hàng hoá để phân tích, giám định theo yêu cầu của cơ quan Hải quan;

b) Kê khai chính xác tên gọi, mô tả và mã số hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu trên tờ khai hải quan và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của nội dung đã kê khai.

Điều 7. Trách nhiệm, quyền hạn của Bộ Tài chính

1. Chủ trì, phối hợp với cơ quan liên quan xây dựng và ban hành Danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam;

2. Chỉ đạo và tổ chức thực hiện thống nhất việc phân loại hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định tại Nghị định này;

3. Là cơ quan đầu mối của Chính phủ Việt Nam thực hiện quyền, nghĩa vụ của Việt Nam trong việc tham gia Công ước HS và thực hiện phân loại hàng hoá theo HS.

Điều 8. Trách nhiệm của các Bộ, ngành liên quan

Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi chức năng, quyền hạn của mình khi ban hành các quy định hoặc xem xét, giải quyết các vấn đề có liên quan đến hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu phải thực hiện theo đúng các quy định của Nghị định này; phối hợp với Bộ Tài chính trong việc triển khai thực hiện Công ước HS và xây dựng Danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam.

Chương 4:

KHIẾU NẠI, GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI VÀ XỬ LÝ VI PHẠM

Điều 9. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại

1. Người khai hải quan nếu có căn cứ cho rằng việc phân loại hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu của cơ quan Hải quan không đúng với quy định tại Nghị định này thì có quyền khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu thuộc cấp hải quan trực tiếp làm thủ tục hải quan và phân loại hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu. Trong khi chờ giải quyết, người khai hải quan vẫn phải thực hiện theo quyết định của cơ quan Hải quan về phân loại hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.

2. Trường hợp người khai hải quan không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại quy định tại khoản 1 Điều này hoặc quá thời hạn quy định mà khiếu nại chưa được giải quyết thì có quyền khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại tiếp theo, hoặc khởi kiện ra Toà án theo quy định của pháp luật.

3. Thủ tục, thời hiệu khiếu nại; thời hạn, thủ tục và thẩm quyền giải quyết khiếu nại thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại và các quy định khác của pháp luật khác có liên quan.

Điều 10. Xử lý vi phạm

Tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định tại Nghị định này thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính, xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Chương 5:

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 11. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng công báo.

Trước ngày 01 tháng 7 năm 2003 Bộ Tài chính ban hành Danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam. Trong thời gian Bộ Tài chính chưa ban hành Danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam thì vẫn áp dụng Danh mục hiện hành.

Điều 12. Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định này.

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

 

 

Phan Văn Khải

(Đã ký)

 

THE GOVERNMENT
-----

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
-------

No: 06/2003/ND-CP

Hanoi , January 22, 2003

 

DECREE

PRESCRIBING THE CLASSIFICATION OF IMPORT AND EXPORT GOODS

THE GOVERNMENT

Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;
Pursuant to the June 29, 2001 Customs Law;
Pursuant to March 6, 1998 Decision No. 49/QD-CTN of the President of the Socialist Republic of Vietnam;
At the proposal of the Minister of Finance,

DECREES:

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1.- Regulation scope and implementation subjects

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Subjects liable to implement this Decree include:

a/ Organizations and individuals that import and/or export goods;

b/ State management agencies engaged in the fields of customs, tax, statistics and trade as well as other State management fields related to goods import and export activities.

Article 2.- Interpretation of terms

In this Decree, the following terms are construed as follows:

1. "Classification of import and export goods" means the determination and categorization of goods into a definite numeral code under the Harmonized Commodity Description and Coding System, Vietnam’s List of Import and Export Goods and other relevant law provisions, based on the appellations and description of characteristics, composition, structure, utility, packaging modes and other characteristics of goods.

2. The "International Convention on the Harmonized Commodity Description and Coding System" means the Convention on the "Harmonized Commodity Description and Coding System", hereafter called the HS Convention for short, passed by the Customs Cooperation Council, now the World Customs Organization (WCO), on June 14, 1983 in Brussels, the Kingdom of Belgium.

3. The "Harmonized Commodity Description and Coding System", hereinafter called the Harmonized System for short (abbreviated to HS), means the system composed of the general rules, compulsory annotations and list of commodity Headings (4-digit code), and Sub-headings (6-digit code), which are systematically categorized corresponding to the appellations, descriptions and numeral codes of goods.

The List of commodity Headings and Sub-headings of the Harmonized System is hereinafter called the HS List for short.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



5. "Compulsory annotations" mean the contents of explanation of Sections, Chapters and Sub-headings, which are attached at the beginnings of Sections or Chapters of the HS List.

Chapter II

VIETNAM’S LIST OF IMPORT AND EXPORT GOODS, CLASSIFICATION OF IMPORT AND EXPORT GOODS

Article 3.- Vietnam’s List of Import and Export Goods

1. Vietnam’s List of Import and Export Goods is made on the basis of fully applying the Harmonized System and composed of:

a/ The general rules and compulsory annotations;

b/ List of goods specified by 8 (eight)-digit code; calculation units and enclosed explanation contents, of which:

- The first 6 (six) digits comply with the HS List;

- The next digits are the national-level specified codes, which are extended at the State’s management request.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. Vietnam’s List of Import and Export Goods is used to:

a/ Make the Tariff on import and export goods;

b/ Classify import and export goods as well as other goods related to import and export activities;

c/ Make State statistics on import and export goods;

d/ Serve the work of State management over import and export goods in the trade field and other fields.

Article 4.- Application of international treaties

In cases where an treaty which the Socialist Republic of Vietnam has signed or acceded to contains the provisions different from Vietnam’s List of Import and Export Goods, the provisions of such treaty shall apply.

Article 5.- Classification of import and export goods

1. The classification of import and export goods must be based on Vietnam’s List of Import and Export Goods prescribed in Articles 3 and 4 of this Decree; the regulations related to the classification of import and export goods, which are promulgated by the competent State agencies, as well as dossiers, technical documents and other information related to the to be-classified import and export goods.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The sampling, analysis and assessment of import and export goods shall comply with the provisions of Article 9 of the Government’s Decree No. 101/2001/ND-CP of December 31, 2001 detailing the implementation of a number of articles of the Customs Law regarding customs procedures, customs inspection and supervision regimes.

3. The classification of import and export goods shall be conducted before the import or export of goods, in the course of customs procedure completion and post-customs clearance inspection.

Chapter III

RIGHTS AND OBLIGATIONS OF THE CUSTOMS DECLARERS; RESPONSIBILITIES AND POWERS OF THE STATE AGENCIES IN THE CLASSIFICATION OF IMPORT AND EXPORT GOODS

Article 6.- Rights and obligations of the customs declarers

1. Rights of the customs declarers:

a/ To request the consideration or taking of goods samples under the supervision by customs officers before the customs procedures are carried out for the classification of import and export goods;

b/ To lodge complaints on the results of classification of import and export goods according to the provisions of Article 9 of this Decree.

2. Obligations of the customs declarers:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ To accurately declare the appellations, descriptions and numeral codes of import and export goods on the customs declarations and be answerable before law for the accuracy of the declared contents.

Article 7.- Responsibilities and powers of the Ministry of Finance

1. To assume the prime responsibility and coordinate with the concerned agencies in making and promulgating Vietnam’s List of Import and Export Goods;

2. To direct and organize the uniform classification of import and export goods according to the provisions of this Decree;

3. To act as the Vietnamese Government’s main body which shall exercise the rights and fulfil the obligations of Vietnam in the participation in the HS Convention and classify goods according to the HS.

Article 8.- Responsibilities of the concerned ministries and branches

The ministries, the ministerial-level agencies and the agencies attached to the Government shall, within the scope of their respective functions and powers, when promulgating regulations or considering and settling problems related to import and export goods, have to strictly comply with the provisions of this Decree; and coordinate with the Ministry of Finance in implementing the HS Convention and making Vietnam’s List of Import and Export Goods.

Chapter IV

COMPLAINTS, SETTLEMENT OF COMPLAINTS AND HANDLING OF VIOLATIONS

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. The customs declarers, if having grounds to believe that the classification of import and export goods conducted by the customs offices fails to comply with the provisions of this Decree, may lodge complaints with the persons competent to settle complaints for the first time under the customs offices which directly carry out customs procedures and classify import and export goods. Pending the settlement, the customs declarers must still abide by the customs offices’ decisions on the classification of import and export goods.

2. In cases where the customs declarers do not agree with the complaint-settling decisions of the persons competent to settle complaints prescribed in Clause 1 of this Article, or if past the prescribed time limit, the complaints have not yet been settled, they may lodge complaints to the next persons competent to settle complaints, or initiate lawsuits at court according to law provisions.

3. The procedures and statute of limitations of complaints; time limit, procedures and competence for settlement of complaints shall comply with law provisions on complaints and other relevant law provisions.

Article 10.- Handling of violations

Organizations or individuals that violate the provisions of this Decree shall, depending on the nature and seriousness of their violations, be administratively sanctioned, disciplined or examined for penal liability according to law provisions.

Chapter V

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 11.- This Decree takes effect 15 days after its publication on the Official Gazette.

Before July 1, 2003, the Ministry of Finance shall promulgate Vietnam’s List of Import and Export Goods. Pending the promulgation of Vietnam’s List of Import and Export Goods by the Ministry of Finance, the current List shall still apply.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the heads of the agencies attached to the Government, and the presidents of the People’s Committees of the provinces and centrally-run cities shall have to implement this Decree.

 

 

ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER




Phan Van Khai

 

;

Nghị định 06/2003/NĐ-CP quy định phân loại hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu

Số hiệu: 06/2003/NĐ-CP
Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ
Người ký: Phan Văn Khải
Ngày ban hành: 22/01/2003
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [1]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [1]
Văn bản được căn cứ - [1]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [1]

Văn bản đang xem

Nghị định 06/2003/NĐ-CP quy định phân loại hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu

Văn bản liên quan cùng nội dung - [26]
Văn bản hướng dẫn - [9]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [1]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…