UỶ
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 31/2006/CT-UBND |
Huế, ngày11 tháng 8 năm 2006 |
CHỈ THỊ
V/V CHẤN CHỈNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG
Từ kết quả thanh tra diện rộng hoạt động xuất khẩu lao động trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế trong năm 2006 cho thấy: trong những năm qua, cùng với sự chỉ đạo tích cực của các cấp, các ngành, các doanh nghiệp và đơn vị hoạt động xuất khẩu lao động trên địa bàn tỉnh đã có nhiều cố gắng tìm kiếm thị trường, tạo nguồn lao động ở các địa phương đưa đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài ngày càng tăng, góp phần giải quyết việc làm, xoá đói, giảm nghèo, tăng thu nhập cho hàng ngàn lao động, nhất là khu vực nông thôn.
Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý của các cấp, các ngành còn bộc lộ yếu kém, bất cập, thiếu hướng dẫn, giúp đỡ, hỗ trợ người lao động nắm bắt chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong việc lập thủ tục liên quan đến xuất khẩu lao động. Một số huyện, xã thông qua hoạt động liên kết tạo nguồn để thu tiền chi phí tạo nguồn của doanh nghiệp tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp, làm tăng chi phí của người lao động. Công tác thanh tra, kiểm tra chưa được coi trọng dẫn đến một số đơn vị xuất khẩu lao động vi phạm các qui định của Nhà nước như: thu vượt quy định phí môi giới, lệ phí hộ chiếu, khám sức khoẻ và đặt ra các khoản thu về chi phí tạo nguồn, chi phí làm hộ chiếu nhanh, chi phí học tập, đào tạo,... ngoài quy định, gây thiệt hại lớn cho người lao động.
Để lập lại trật tự kỷ cương trong hoạt động xuất khẩu lao động, phấn đấu hoàn thành kế hoạch năm 2006 và đẩy mạnh công tác xuất khẩu lao động trong những năm tiếp theo, Uỷ ban nhân dân tỉnh yêu cầu Chủ tịch UBND các huyện, thành phố Huế, Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể và các đơn vị hoạt động xuất khẩu trên địa bàn quán triệt, thực hiện tốt các yêu cầu và nhiệm vụ sau đây:
1. Cấp uỷ, chính quyền địa phương các cấp, các ngành phải thật sự coi trọng việc đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài là nhiệm vụ quan trọng của cấp mình, ngành mình, từ đó nâng cao trách nhiệm và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để người lao động hoàn tất thủ tục hồ sơ xuất khẩu lao động. Nghiêm cấm các huyện, thành phố, các xã, phường, thị trấn và các cá nhân có liên quan thông qua việc ký kết hợp đồng tạo nguồn với các doanh nghiệp để thu tiền phí tạo nguồn lao động dưới mọi hình thức.
2. Sở Lao động Thương binh và Xã hội có trách nhiệm định kỳ 3 tháng một lần phải rà soát, đánh giá tình hình xuất khẩu lao động, tham mưu UBND tỉnh quản lý tốt hoạt động xuất khẩu lao động trên địa bàn toàn tỉnh; tổ chức tập huấn, phổ biến, giới thiệu các văn bản qui phạm pháp luật của Nhà nước đến tận cán bộ thực hiện nhiệm vụ xuất khẩu lao động và người lao động ở các xã, phường, thị trấn trong toàn tỉnh.
3. Công An tỉnh tăng cường công tác phòng, chống tội phạm trong hoạt động xuất khẩu lao động; chỉ đạo phòng Quản lý Xuất nhập cảnh tạo mọi điều kiện thuận lợi và rút ngắn thời gian lập các thủ tục theo qui trình cấp hộ chiếu cho người lao động.
4. Bệnh viện Trung ương Huế tạo mọi đều kiện thuận lợi đối với người khám sức khoẻ đi xuất khẩu lao động, phải công khai thủ tục, lệ phí khám sức khoẻ; kiên quyết khắc phục tình trạng sách nhiễu, gây phiền hà đối với người lao động và doanh nghiệp.
5. Sở Lao động Thương binh và Xã Hội, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Thanh tra tỉnh, Chi cục Quản lý Thị trường, UBND thành phố Huế, các huyện cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về hoạt động xuất khẩu lao động nhằm ngăn ngừa các hành vi vi phạm chính sách, pháp luật về xuất khẩu lao động, về đăng ký kinh doanh hoạt động xuất khẩu lao động trên địa bàn tỉnh.
6. Các doanh nghiệp có chức năng xuất khẩu lao động hoặc hoạt động tư vấn xuất khẩu lao động phải công khai rõ ràng, minh bạch tại doanh nghiệp và cho người lao động về thu nhập của người lao động được hưởng khi ra làm việc ở nước ngoài và các khoản chi phí đối với người lao động theo đúng quy định về hoạt động xuất khẩu lao động hiện hành. Nghiêm cấm việc các doanh nghiệp tự đặt ra các khoản thu trái quy định của Nhà nước đối với người lao động. Đồng thời, làm tốt công tác tư vấn hướng dẫn đối với người lao động.
Nhận được Chỉ thị này, yêu cầu Chủ tịch UBND thành phố Huế, các huyện; Thủ trưởng các sở, ban, ngành liên quan và các doanh nghiệp xuất khẩu lao động nghiêm túc thực hiện, thường xuyên báo cáo tình hình (qua Sở LĐTB & XH tỉnh để tổng hợp) về UBND tỉnh.
Nơi nhận: |
TM.
UỶ BAN NHÂN DÂN |
Chỉ thị 31/2006/CT-UBND chấn chỉnh hoạt động xuất khẩu lao động do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
Số hiệu: | 31/2006/CT-UBND |
---|---|
Loại văn bản: | Chỉ thị |
Nơi ban hành: | Tỉnh Thừa Thiên Huế |
Người ký: | Ngô Hòa |
Ngày ban hành: | 11/08/2006 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Chỉ thị 31/2006/CT-UBND chấn chỉnh hoạt động xuất khẩu lao động do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
Chưa có Video