CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 231-CT |
Hà Nội, ngày 07 tháng 9 năm 1989 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC CHẤN CHỈNH QUẢN LÝ Ô TÔ CON VÀ XE HAI BÁNH
Để ngăn chặn khuynh hướng không lành mạnh nói trên, bảo vệ lợi ích chính đáng của những tổ chức kinh doanh xuất nhập khẩu hợp pháp, tận thu thuế cho ngân sách Nhà nước và góp phần thiết lập trật tự mới trên thị trường, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng chỉ thị:
1. Từ ngày 1 tháng 10 năm 1989, tạm ngừng việc xuất khẩu ô-tô con và xe 2 bánh gắn máy bằng đường phi mậu dịch (những ô-tô con và xe 2 bánh gắn máy nhập theo giấy phép cấp trước ngày ra Chỉ thị này thì vẫn được tiếp tục nhập). Riêng xe 2 bánh gắn máy của những người được áp dụng Quyết định số 175-HĐBT ngày 18-11-1988 của Hội đồng Bộ trưởng thì vẫn được nhập theo đúng Quyết định đó.
2. Những tổ chức quốc tế, cơ quan đại diện nước ngoài ở nước ta có nhu cầu nhập ô-tô con và xe 2 bánh gắn máy thì thực hiện các quy định tại Nghị định số 131-HĐBT ngày 27-8-1987 của Hội đồng Bộ trưởng.
3. Chấn chỉnh quản lý nhập khẩu bằng đường mậu dịch.
Trước mắt, Tổng cục Hải quan phối hợp chặt chẽ với Bộ Kinh tế đối ngoại kiểm tra tình hình thực hiện các hạn ngạch (quota) và giấy phép nhập khẩu đã cấp từ ngày 1-1-1989 đến ngày 30-9-1989, phát hiện những trường hợp cấp giấy phép nhập khẩu với số lượng vượt quá hạn ngạch được duyệt, không đúng mục đích, không đúng đối tượng thì truy cứu trách nhiệm của người cấp giấy phép kiên quyết xử lý theo pháp luật.
Chậm nhất ngày 15 tháng 12 năm 1989 Tổng cục Hải quan gửi báo cáo kết quả đợt kiểm tra này trình Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng. Mặt khác, Bộ Kinh tế đối ngoại tham khảo ý kiến của Bộ Nội thương và Bộ Vật tư, Thường vụ Hội đồng Bộ trưởng quyết định hạn ngạch nhập khẩu ô tô con (dưới 12 chỗ ngồi) và xe hai bánh gắn máy cho cả năm 1989 và năm 1990. Trên cơ sở hạn ngạch đó Bộ Kinh tế đối ngoại duyệt cấp hạn ngạch nhập khẩu một cách chặt chẽ, đúng đối tượng, đúng mục đích và tổ chức thực sự thuận tiện việc cấp giấy phép nhập khẩu từng chuyến cho các tổ chức kinh doanh hợp pháp và đủ điều kiện, và thông báo cho Tổng cục Hải quan, để kiểm tra, kiểm soát và thu thuế nhập khẩu; phải xem xét kỹ tính chất hợp pháp của các tổ chức kinh doanh và có đề nghị xuất - nhập khẩu, kiên quyết không duyệt cấp hạn ngạch và giấy phép nhập khẩu ô tô con và xe hai bánh gắn máy cho những tổ chức mà theo quy định hiện hành của Nhà nước thì những tổ chức này không được kinh doanh thương mại, kể cả những tổ chức được thành lập theo Quyết định số 92- CT ngày 22-4-1989 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng về việc các cơ quan hành chính và các đoàn thể làm kinh tế.
Tổng cục Hải quan phối hợp chặt chẽ với các lực lượng khác ở biên giới, cửa khẩu (bộ đội biên phòng, kiểm soát quan sự, thuế vụ, quản lý thị trường) tăng cường kiểm tra, kiểm soát, kiên quyết xử lý những vụ nhập lậu và thu thuế theo đúng pháp luật. Bất kỳ tổ chức hay cá nhân nào trực tiếp nhập lậu, trốn thuế hoặc dung túng cho bọn nhập lậu, trốn thuế đều phải bị nghiêm trị.
4. Trong vòng 3 tháng (từ ngày 1 tháng 10 đến 31 tháng 12 năm 1989) ngừng cấp giấy phép lưu hành đối với ô tô con, xe hai bánh gắn máy đã nhập vào nước ta bằng con đường phi mậu dịch và tiến hành một đợt kiểm tra, nắm lại số lượng, chủng loại và tính chất hợp pháp của việc nhập khẩu để xử lý. Bộ Nội vụ kết hợp với Tổng cục Hải quan hướng dẫn và cùng Uỷ ban Nhân dân các tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương chỉ đạo và xử lý theo những nguyên tắc như sau:
- Xe đã nhập khẩu bất hợp pháp mà chủ hàng tự giác khai báo với cơ quan hải quan, thuế vụ thì ngoài thuế, họ còn phải nộp phạt bằng một số lần thuế hàng hoá nhập khẩu phi mậu dịch; chủ hàng không tự giác khai báo, cơ quan Nhà nước phát hiện ra thì ngoài thuế, họ còn phải nộp phạt bằng 2 lần số thuế hàng hoá nhập khẩu phi mậu dịch. Nếu chủ hàng dây dưa không chịu nộp phạt thì xe bị tịch thu và chủ hàng tuỳ theo tội trạng, bị xử lý hành chính hoặc bị xét xử theo các điều liên quan của Bộ Luật Hình sự.
- Xe nhập khẩu dưới dạng quà tặng, nói chung phải nộp thuế hàng hoá nhập phi mậu dịch; việc miễn giảm thuế chỉ được coi là cá biệt do Bộ Tài chính xét duyệt chặt chẽ từng trường hợp.
- Ô-tô con của những người được áp dụng Quyết định số 175-HĐBT ngày 18-11-1988 nhập vào thì trước mắt phải nộp thuế hàng hoá nhập khẩu phi mậu dịch.
- Xe nhập khẩu hợp pháp đã nộp thuế và xe nhập khẩu bất hợp pháp đã nộp thuế, nộp phạt theo Chỉ thị này thì từ ngày 1 tháng 1 năm 1990 cho cấp giấy phép lưu hành.
Chậm nhất ngày 15 tháng 1 năm 1990 Bộ Nội vụ gửi báo cáo kết quả kiểm tra này trình Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng .
5. Các ngành, các địa phương rà soát lại các quy định của mình, những quy định nào trái với những quy định của trung ương đều phải bị bãi bỏ. Ngành hoặc địa phương nào còn duy trì hoặc tiếp tục ban hành những quy định trái với quy định của trung ương thì người ký ban hành những quy định đó phải chịu trách nhiệm.
Nhận được Chỉ thị này Các Bộ, ngành có chức năng liên quan phải hướng dẫn ngay việc thi hành; Thủ trưởng các ngành; các cấp phải khẩn trương lập kế hoạch tổ chức chỉ đạo thực hiện nghiêm túc.
Bộ Thông tin hướng dẫn các cơ quan truyền thông đại chúng giải thích có căn cứ Chỉ thị này để cán bộ, nhân dân hiểu, thực hiện và kiểm tra, giám sát việc thực hiện.
|
Võ Văn Kiệt (Đã ký)
|
Chỉ thị 231-CT năm 1989 về chấn chỉnh quản lý ô tô con và xe hai bánh gắn máy nhập khẩu vào nước ta do Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ban hành
Số hiệu: | 231-CT |
---|---|
Loại văn bản: | Chỉ thị |
Nơi ban hành: | Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng |
Người ký: | Võ Văn Kiệt |
Ngày ban hành: | 07/09/1989 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Chỉ thị 231-CT năm 1989 về chấn chỉnh quản lý ô tô con và xe hai bánh gắn máy nhập khẩu vào nước ta do Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ban hành
Chưa có Video