BỘ
CÔNG THƯƠNG |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 06/CT-BCT |
Hà Nội, ngày 27 tháng 05 năm 2016 |
VỀ MỘT SỐ NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT, ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU TRONG NĂM 2016
5 tháng đầu năm 2016, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 67,71 tỷ USD, tăng 6,6% so với cùng kỳ năm 2015. Trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu đạt 66,34 tỷ USD, giảm 0,9% và xuất siêu đạt 1,36 tỷ USD, bằng 2% tổng kim ngạch xuất khẩu. Mặc dù cán cân thương mại có thặng dư nhưng tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu còn khiêm tốn so với Mục tiêu tăng trưởng 10% trong năm 2016.
Dự báo trong thời gian tới, xuất khẩu vẫn còn đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Diễn biến tình hình thời Tiết có nhiều bất lợi do tác động của hiện tượng ElNino và biến đổi khí hậu đã và đang ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp của nước ta. Tình hình thị trường xuất khẩu được dự báo tiếp tục khó khăn do nhu cầu nhập khẩu còn thấp, xu hướng bảo hộ gia tăng ở các nước nhập khẩu và sự cạnh tranh quyết liệt với hàng hóa của các nước xuất khẩu khác.
Trong bối cảnh đó, để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, hỗ trợ phát triển sản xuất, đẩy mạnh xuất khẩu, phấn đấu đạt chỉ tiêu Quốc hội đã thông qua cho năm 2016 là tăng trưởng xuất khẩu Khoảng 10%, Bộ trưởng Bộ Công Thương yêu cầu các đơn vị chức năng thuộc Bộ, các Tập đoàn, Tổng công ty, các Hiệp hội ngành hàng xuất khẩu tập trung triển khai thực hiện các nhiệm vụ và giải pháp cụ thể sau đây:
1. Tập trung tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, hỗ trợ sản xuất, thúc đẩy xuất khẩu
a) Cục Xuất nhập khẩu chủ trì, phối hợp với các đơn vị chức năng của các Bộ, ngành và các đơn vị liên quan của Bộ Công Thương theo dõi sát diễn biến thị trường nhập khẩu, đặc biệt là các mặt hàng như: lúa gạo, nông sản, thủy sản, tình hình sản xuất lúa gạo, nông sản, thủy sản trong nước và diễn biến cung cầu, giá cả thị trường nội địa; tham mưu, đề xuất các giải pháp phục vụ Điều hành xuất khẩu nói chung và gạo, nông sản, thủy sản nói riêng.
b) Cục Xuất nhập khẩu, Vụ Kế hoạch, các Cục, Vụ quản lý sản xuất phối hợp với các đơn vị chức năng của các Bộ, ngành liên quan tập trung tháo gỡ khó khăn của các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để đẩy mạnh xuất khẩu.
c) Cục Xuất nhập khẩu chủ trì phối hợp với các đơn vị chức năng của các Bộ, ngành liên quan làm việc với các Hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu để trao đổi về tình hình xuất khẩu, nắm bắt những khó khăn, vướng mắc và bàn biện pháp hỗ trợ, tăng cường tiêu thụ nông sản, các biện pháp tháo gỡ khó khăn để góp phần thúc đẩy xuất khẩu.
d) Cục Xuất nhập khẩu tiếp tục theo dõi biến động của tình hình tỷ giá và lãi suất trong nước và trên thế giới; tham mưu cho Lãnh đạo Bộ trao đổi với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong Điều hành tỷ giá, chính sách tín dụng góp phần hỗ trợ hoạt động xuất khẩu.
đ) Cục Quản lý cạnh tranh, các Vụ Thị trường ngoài nước, các Thương vụ Việt Nam tại thị trường nước ngoài rà soát, đánh giá tác động của các biện pháp phòng vệ thương mại, các biện pháp bảo hộ thương mại các nước hiện đang áp dụng với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Chủ động làm việc với các cơ quan chức năng của nước sở tại để giải quyết, khắc phục, tháo gỡ các rào cản này và kịp thời thông tin về chính sách, các rào cản mới của thị trường nhập khẩu tới các Hiệp hội, doanh nghiệp.
e) Cục Quản lý cạnh tranh chủ động đưa các cảnh báo kịp thời trên hệ thống cảnh báo sớm các vụ kiện chống bán phá giá đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam (tại địa chỉ website canhbaosom.vn hoặc earlywarning.vn) nhằm giúp các doanh nghiệp có thể dự báo trước nguy cơ xảy ra các vụ kiện chống bán phá giá, chủ động ứng phó với các vụ kiện, giảm thiểu thiệt hại do các vụ kiện chống bán phá giá gây ra.
g) Cục Hóa chất, Vụ Công nghiệp nặng, Vụ Công nghiệp nhẹ phối hợp với các Hiệp hội ngành hàng liên quan tiếp tục đề xuất, chỉ đạo thực hiện các biện pháp khuyến khích sản xuất, nâng cao tỷ trọng sản xuất hàng xuất khẩu từ nguyên liệu trong nước, giảm dần tỷ trọng hàng gia công lắp ráp; có giải pháp phù hợp đẩy mạnh sản xuất các mặt hàng sản xuất có tiềm năng tăng trưởng xuất khẩu lớn.
h) Các Tập đoàn, Tổng công ty, doanh nghiệp thuộc Bộ chủ động đề xuất các giải pháp tháo gỡ khó khăn trong sản xuất, khai thác tốt các thị trường truyền thống, đồng thời mở rộng xuất khẩu vào các thị trường mới tiềm năng.
i) Cục Xuất nhập khẩu chủ trì, phối hợp với Vụ Thương mại Biên giới và Miền núi tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc đối với hoạt động xuất khẩu nông sản, thủy sản, thóc, gạo theo đường biên mậu khi thực hiện Thông tư 52/2015/TT-BCT ngày 30 tháng 12 năm 2015 của Bộ Công Thương.
k) Sở Công Thương các tỉnh biên giới tăng cường theo dõi diễn biến tình hình, tổng hợp báo cáo thông tin, số liệu về xuất khẩu, nhập khẩu thóc, gạo, nông sản, thủy sản qua biên giới, kể cả dưới hình thức trao đổi hàng hóa của cư dân biên giới; đề xuất biện pháp quản lý, Điều hành phù hợp để bảo đảm hoạt động xuất khẩu thóc, gạo qua cửa khẩu biên giới được ổn định, tránh rủi ro cho phía Việt Nam.
l) Vụ Thị trường trong nước chủ trì theo dõi sát tình hình sản xuất lúa gạo, nông sản, thủy sản trong nước, diễn biến và tác động ảnh hưởng của tình hình thời Tiết hạn hán, xâm nhập mặn đến sản xuất, nuôi trồng nông sản, thủy sản, lúa gạo của cả nước, nhất là tại các địa phương vùng Đồng bằng sông Cửu Long; theo dõi, thường xuyên cập nhật báo cáo, dự báo diễn biến cung cầu, giá cả thị trường thóc, gạo, nông sản, thủy sản trong nước với Lãnh đạo Bộ; đảm bảo cung cấp kịp thời, chính xác các thông tin, số liệu cần thiết về thị trường lúa gạo, nông sản, thủy sản trong nước phục vụ công tác Điều hành xuất khẩu.
m) Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo dõi sát tình hình sản xuất lúa gạo, nông sản, thủy sản trên địa bàn, thường xuyên cập nhật, báo cáo Bộ diễn biến tình hình và tác động ảnh hưởng của thời Tiết hạn hán, xâm nhập mặn và các hiện tượng thời Tiết bất thường khác đến sản xuất, nuôi trồng nông sản, thủy sản, lúa gạo trên địa bàn để có thông tin, số liệu cần thiết phục vụ công tác Điều hành chung.
2. Tăng cường công tác thông tin thị trường, xúc tiến thương mại, phát triển thị trường xuất khẩu
a) Cục Xúc tiến thương mại chủ trì tăng cường công tác xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đến các nhà phân phối trong nước và ngoài nước; ưu tiên các đề án xúc tiến thương mại định hướng xuất khẩu trong Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia hàng năm, nhất là các đề án xúc tiến thương mại vào các thị trường trọng Điểm, thị trường truyền thống và thị trường có tiềm năng cho xuất khẩu của Việt Nam.
b) Các Vụ Thị trường ngoài nước chủ trì, phối hợp với Cục Xuất nhập khẩu và Thương vụ Việt Nam tại các quốc gia, vùng lãnh thổ theo dõi tình hình thực hiện các Bản Ghi nhớ về thương mại gạo, nông sản đã ký với các quốc gia, vùng lãnh thổ; trao đổi, xúc tiến đàm phán việc gia hạn các Bản Ghi nhớ về thương mại gạo, nông sản sắp hết hiệu lực; tìm kiếm cơ hội ký kết thỏa thuận về thương mại gạo, nông sản với các thị trường mới, thị trường tiềm năng để thúc đẩy xuất khẩu.
c) Các Vụ Thị trường ngoài nước chủ trì theo dõi, đánh giá tình hình xuất khẩu sang các thị trường, địa bàn phụ trách; làm rõ các rào cản, khó khăn, vướng mắc đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam khi tiếp cận từng thị trường cụ thể (về cơ chế quản lý nhập khẩu, thuế, hạn ngạch nhập khẩu, rào cản kỹ thuật, kiểm dịch thực vật, động vật, an toàn thực phẩm...), đề xuất biện pháp cụ thể để tháo gỡ.
d) Cục Xuất nhập khẩu chủ trì, phối hợp với Cục Xúc tiến thương mại, các Vụ Thị trường ngoài nước, Hiệp hội Lương thực Việt Nam xây dựng, tổ chức thực hiện các chương trình xúc tiến thương mại gạo, nông sản, thủy sản năm 2016 và những năm tiếp theo, theo hướng thiết thực, hiệu quả, có trọng tâm, trọng Điểm, sát với nhu cầu doanh nghiệp và tiềm năng thị trường, phát huy tác dụng củng cố, phát triển thị trường.
đ) Vụ Thị trường châu Á - Thái Bình Dương chỉ đạo, đôn đốc các Thương vụ, Chi nhánh Thương vụ Việt Nam nghiên cứu, theo dõi sát thông tin về tình hình thị trường, cụ thể:
- Chỉ đạo Thương vụ Việt Nam tại In-đô-nê-xi-a theo dõi sát tình hình, tiếp tục chủ động phối hợp với các đơn vị chức năng của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trao đổi, vận động phía In-đô-nê-xi-a: (i) bổ sung danh sách các Phòng kiểm nghiệm của Việt Nam được phép cấp Giấy chứng nhận phân tích (CoA) đối với các sản phẩm có nguồn gốc thực vật; (ii) sớm công nhận Hệ thống kiểm soát an toàn thực phẩm của Việt Nam; (iii) tiến hành đàm phán để sớm ký kết Thỏa thuận hợp tác về an toàn thực phẩm đối với các mặt hàng nông sản.
- Chỉ đạo Thương vụ Việt Nam tại Trung Quốc tiếp tục chủ động phối hợp với các đơn vị chức năng của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trao đổi, vận động phía Trung Quốc bổ sung nghêu đông lạnh, cá đổng đông lạnh, cá rô phi nguyên con làm sạch, phi lê, cắt khúc đông lạnh và sản phẩm sữa... vào danh Mục sản phẩm được phép nhập khẩu vào Trung Quốc.
- Chỉ đạo Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản theo dõi sát tình hình, chủ động phối hợp với các đơn vị chức năng của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trao đổi, vận động Nhật Bản: (i) tháo gỡ rào cản về mức giới hạn cho phép đối với kháng sinh Enrofloxacin áp dụng với tôm của Việt Nam; (ii) đẩy nhanh tốc độ xem xét các báo cáo phân tích nguy cơ dịch hại và quy định kiểm dịch thực vật (PRA) đối với mặt hàng thanh long ruột đỏ và vải thiều của Việt Nam để các mặt hàng này sớm được xuất khẩu sang Nhật Bản dưới dạng quả tươi; (iii) tăng cường hợp tác cấp kỹ thuật để mở ra khả năng xuất khẩu các mặt hàng quả tươi tiềm năng khác.
- Chỉ đạo Thương vụ Việt Nam tại Đài Loan theo dõi sát tình hình, chủ động phối hợp với các đơn vị chức năng của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trao đổi, vận động Đài Loan đẩy nhanh tốc độ xem xét PRA đối với mặt hàng xoài, vải, nhãn, bưởi và chôm chôm của Việt Nam để các mặt hàng này sớm được xuất khẩu sang Đài Loan.
- Chỉ đạo Thương vụ Việt Nam tại Hàn Quốc theo dõi sát tình hình, chủ động phối hợp với các đơn vị chức năng của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trao đổi, vận động Hàn Quốc: (i) đẩy nhanh tốc độ xem xét PRA đối với mặt hàng vú sữa, nhãn, vải và chôm chôm của Việt Nam để các mặt hàng này sớm được xuất khẩu sang Hàn Quốc; (ii) sớm đánh giá và công nhận Hệ thống kiểm soát an toàn thực phẩm của Việt Nam; xem xét, đàm phán, ký kết Thỏa thuận hợp tác về an toàn thực phẩm đối với các mặt hàng nông, lâm, thủy sản; (iii) tiếp tục trao đổi, đề nghị phía Hàn Quốc tạo Điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận sớm và đầy đủ thông tin và tham gia các đợt đấu thầu gạo của Hàn Quốc; (iv) tích cực trao đổi với phía Hàn Quốc nhằm sớm thiết lập cơ chế trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm về kiểm tra an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản xuất nhập khẩu giữa hai nước.
- Chỉ đạo Thương vụ Việt Nam tại Ốt-xtrây-li-a theo dõi sát tình hình, chủ động phối hợp với các đơn vị chức năng của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trao đổi, vận động Ốt-xtrây-li-a đẩy nhanh tốc độ xem xét báo cáo phân tích nguy cơ nhập khẩu đối với mặt hàng xoài và thanh long của Việt Nam để các mặt hàng này sớm được xuất khẩu sang Ốt-xtrây-li-a.
- Chỉ đạo Thương vụ Việt Nam tại Niu Di-lân theo dõi sát tình hình, chủ động phối hợp với các đơn vị chức năng của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trao đổi, đề nghị Niu Di-lân sớm hoàn tất thủ tục để cấp phép nhập khẩu cho chôm chôm của Việt Nam.
e) Vụ Thị trường châu Âu chỉ đạo, đôn đốc các Thương vụ Việt Nam nghiên cứu, theo dõi sát thông tin về tình hình thị trường, cụ thể:
- Chỉ đạo Thương vụ Việt Nam tại Liên bang Nga theo dõi sát tình hình, chủ động phối hợp với các đơn vị chức năng của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trao đổi, vận động Liên bang Nga và Liên minh Kinh tế Á - Âu: (i) sớm rà soát, đánh giá lại và tháo gỡ những vướng mắc trong lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm nhằm Mục tiêu thống nhất hoặc công nhận tương đương với Việt Nam về các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy định hiện hành liên quan đến lĩnh vực này, đảm bảo hài hòa với thông lệ quốc tế và các quy định, hướng dẫn của Ủy ban Codex, Tổ chức Thú y thế giới (OIE), tạo Điều kiện cho thủy sản và các sản phẩm thực phẩm khác của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường này; (ii) sớm xem xét hồ sơ cho phép thịt lợn Việt Nam được nhập khẩu trở lại thị trường này.
- Chỉ đạo các Thương vụ Việt Nam tại khu vực EU theo dõi sát tình hình, chủ động phối hợp với các đơn vị chức năng của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: (i) trao đổi, vận động EU tháo gỡ phương thức kiểm tra tăng cường hiện đang áp dụng đối với rau quả Việt Nam, sớm công nhận tiêu chuẩn VietGap trong nuôi trồng thủy sản và chứng nhận thủy sản có nguồn gốc đánh bắt của Việt Nam; (ii) tham mưu, đề xuất với Lãnh đạo Bộ việc hỗ trợ doanh nghiệp thành lập đầu mối phân phối các sản phẩm cá tra tại EU để tránh cạnh tranh không lành mạnh, tận dụng các ưu đãi, lợi thế trong Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU để đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm thủy sản vào EU.
- Chỉ đạo các Thương vụ Việt Nam tại Bắc Âu nghiên cứu, đề xuất các chương trình xúc tiến, kết nối giao thương cho các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản của Việt Nam tại thị trường này.
g) Vụ Thị trường châu Mỹ chỉ đạo, đôn đốc các Thương vụ, Chi nhánh Thương vụ Việt Nam nghiên cứu, theo dõi sát thông tin về tình hình thị trường, cụ thể:
- Chỉ đạo Thương vụ Việt Nam tại Hoa Kỳ: (i) theo dõi sát tình hình, chủ động kịp thời báo cáo Lãnh đạo Bộ thông tin diễn biến việc triển khai và thực thi Luật Nông nghiệp 2014 và thông tin về phiên rà soát hành chính thuế chống bán phá giá của Hoa Kỳ đối với cá tra và tôm Việt Nam; phối hợp với các đơn vị chức năng của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối phó kịp thời với những diễn biến này; (ii) vận động Hoa Kỳ đẩy nhanh tốc độ xem xét PRA đối với mặt hàng xoài và vú sữa của Việt Nam để các mặt hàng này sớm được xuất khẩu sang Hoa Kỳ.
- Chỉ đạo Thương vụ Việt Nam tại Mê-xi-cô tiếp tục phối hợp với các đơn vị chức năng của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trao đổi, vận động Mê-xi-cô sớm thống nhất nội dung và ký kết các văn bản hợp tác chuyên ngành trong lĩnh vực nông nghiệp, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản ở cấp Cục nhằm thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng gạo, thóc, hạt giống cà chua, tôm đông lạnh của Việt Nam vào thị trường này.
- Chỉ đạo Thương vụ Việt Nam tại Ác-hen-ti-na phối hợp với các đơn vị chức năng của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trao đổi, vận động Ác-hen-ti-na đẩy nhanh việc xem xét PRA đối với mặt hàng thanh long, nhãn, vải, xoài của Việt Nam để các mặt hàng này sớm được xuất khẩu sang Ác-hen-ti-na.
- Chỉ đạo Thương vụ Việt Nam tại Pa-na-ma: (i) theo dõi sát tình hình, chủ động kịp thời báo cáo tình hình với Lãnh đạo Bộ; phối hợp với các đơn vị chức năng của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ứng phó với các biện pháp xử lý đối với thủy sản nhập khẩu vào Pa-na-ma; (ii) đề nghị Pa-na-ma cung cấp quy định mức giới hạn cho phép đối với các chỉ tiêu an toàn thực phẩm thủy sản, quy trình kiểm tra thủy sản nhập khẩu và yêu cầu về Cơ quan thẩm quyền nước xuất khẩu kiểm tra cấp chứng thư đối với từng lô hàng thủy sản xuất khẩu vào Pa-na-ma.
- Chỉ đạo các Thương vụ Việt Nam tại Nam Mỹ nghiên cứu, đề xuất các chương trình xúc tiến, kết nối giao thương cho các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản của Việt Nam tại thị trường này.
h) Vụ Thị trường châu Phi, Tây Á, Nam Á chỉ đạo, đôn đốc các Thương vụ Việt Nam nghiên cứu, theo dõi sát thông tin về tình hình thị trường, cụ thể:
- Chỉ đạo Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ phối hợp với các đơn vị chức năng của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trao đổi, vận động Ấn Độ giảm thuế suất thuế nhập khẩu Điều nhân từ Việt Nam cũng như các mặt hàng khác nhập khẩu từ Việt Nam như chè, gạo, cà phê, cao su, tiêu để xuất khẩu.
- Chỉ đạo các Thương vụ Việt Nam tại Trung Đông, Châu Phi nghiên cứu, đề xuất các chương trình xúc tiến, kết nối giao thương cho các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản của Việt Nam tại thị trường này.
- Chỉ đạo Thương vụ Việt Nam tại Ả-rập Xê-Út phối hợp với các đơn vị chức năng của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trao đổi, vận động Ả-rập Xê-út dỡ bỏ lệnh cấm nhập khẩu tôm đông lạnh.
- Chỉ đạo các Thương vụ UAE, Ả-rập Xê-Út, Cô-oét phối hợp với các cơ quan hữu quan và doanh nghiệp trong nước triển khai kế hoạch đẩy mạnh xuất khẩu rau quả sang các thị trường này.
i) Vụ Thị trường trong nước chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá cho các sản phẩm nông sản, gạo, thủy sản được sản xuất trong nước, kết nối tiêu thụ các sản phẩm này vào hệ thống phân phối xuyên quốc gia của các doanh nghiệp phân phối lớn trong và ngoài nước đang có hoạt động kinh doanh tại Việt Nam.
k) Vụ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ nghiên cứu các biện pháp đẩy mạnh việc đàm phán, ký kết và thực hiện các hiệp định hoặc thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau về chất lượng sản phẩm, đánh giá sự phù hợp sản phẩm nhằm thúc đẩy thuận lợi hóa thương mại giữa Việt Nam với các nước.
l) Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại chủ động theo dõi, cập nhật tình hình diễn biến giá cả, tiến độ xuất khẩu các mặt hàng, những biến động của thị trường thế giới; tổng hợp chung các thông tin cơ bản, thông tin chính sách của các thị trường nhập khẩu do các Vụ Thị trường ngoài nước cung cấp, gửi các Bộ, ngành, địa phương có liên quan để tham khảo, phục vụ công tác Điều hành.
m) Các Hiệp hội ngành hàng xuất khẩu tổ chức hiệu quả hoạt động thông tin ngành hàng, nâng cao vai trò liên kết giữa các hội viên, đại diện và bảo vệ lợi ích của các hội viên trong thương mại quốc tế; chủ động đề xuất với Bộ Công Thương các chương trình xúc tiến thương mại vào các thị trường và cách tiếp cận đối với từng thị trường cụ thể; chủ động phối hợp với các cơ quan liên quan triển khai các biện pháp cụ thể, khả thi để bảo đảm uy tín và chất lượng ổn định của hàng hóa xuất khẩu.
3. Tuyên truyền, phổ biến việc tận dụng các FTA
a) Các đơn vị chủ trì đàm phán các Hiệp định thương mại tự do (FTA) trao đổi với phía đối tác nhằm đôn đốc các nước đã ký FTA với Việt Nam hoàn thành sớm các thủ tục nội bộ trong việc phê chuẩn thông qua Hiệp định để sớm đưa vào thực thi. Xây dựng các văn bản nội luật để sớm tận dụng các cơ hội do các FTA mới ký mang lại.
b) Văn phòng Ban chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế về kinh tế làm đầu mối, phối hợp với Vụ Chính sách thương mại đa biên, Cục Xuất nhập khẩu, các Vụ Thị trường ngoài nước đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, biên soạn tài liệu phân tích cam kết, hướng dẫn và định hướng hội nhập kinh tế quốc tế, tổ chức các chương trình để phổ biến các nội dung các FTA mà Việt Nam đã và đang tham gia ký kết, trong đó làm rõ các lợi thế mà Việt Nam có thể thụ hưởng để đẩy mạnh xuất khẩu, giảm nhập siêu ở các thị trường có mức nhập siêu cao.
c) Cục Xuất nhập khẩu tiếp tục chủ trì, tham gia tuyên truyền về quy tắc xuất xứ và cấp Giấy chứng nhận xuất xứ, tự chứng nhận xuất xứ cho đối tượng là cán bộ, nhân viên của các Sở Công Thương, các Hiệp hội ngành hàng và doanh nghiệp xuất khẩu, các đơn vị được Bộ ủy quyền cấp Giấy chứng nhận xuất xứ; cơ quan hải quan trung ương/địa phương.
d) Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin đảm bảo vận hành ổn định hệ thống cấp Giấy chứng nhận xuất xứ qua Internet, kết nối thông suốt với Cơ chế Một cửa Quốc gia và Cơ chế Một cửa ASEAN.
a) Các Cục, Vụ liên quan tiếp tục triển khai quyết liệt, có hiệu quả, đúng tiến độ các giải pháp được nêu tại Nghị quyết số 19/NQ-CP ngày 12 tháng 3 năm 2015 về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia hai năm 2015-2016 và Nghị quyết số 19-2016/NQ-CP ngày 28 tháng 4 năm 2016 về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia hai năm 2016-2017, định hướng dẫn năm 2020.
b) Các Cục, Vụ liên quan rà soát danh Mục mặt hàng và quy trình cấp giấy phép đối với các nhóm hàng hiện đang được quản lý theo hình thức giấy phép theo hướng giảm thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian xử lý hồ sơ, tạo thuận lợi cho hoạt động của doanh nghiệp.
c) Cục Xuất nhập khẩu tiếp tục phối hợp với Bộ Giao thông vận tải trong công tác nâng cao năng lực, thị phần vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp vận tải biển Việt Nam và xây dựng Kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics.
1. Các đơn vị thuộc Bộ căn cứ trách nhiệm được giao, khẩn trương triển khai thực hiện Chỉ thị này.
2. Các đơn vị thuộc Bộ có trách nhiệm báo cáo Bộ định kỳ trước ngày 25 tháng cuối cùng của quý hoặc báo cáo đột xuất theo yêu cầu của Lãnh đạo Bộ và các đơn vị chức năng được giao chủ trì thực hiện công việc, trách nhiệm tại Chỉ thị này; báo cáo đồng gửi cho Cục Xuất nhập khẩu để tổng hợp chung.
3. Giao Cục Xuất nhập khẩu làm đầu mối theo dõi, đôn đốc các cơ quan, đơn vị triển khai thực hiện Chỉ thị này; tổng hợp tình hình báo cáo Lãnh đạo Bộ.
III. Hiệu lực và trách nhiệm thi hành
1. Chỉ thị này có hiệu lực kể từ ngày ký.
2. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ, Giám đốc Sở Công Thương tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Tham tán thương mại, Trưởng Chi nhánh Thương vụ, Chủ tịch, Tổng giám đốc, Giám đốc các Tập đoàn, Tổng công ty, doanh nghiệp thuộc Bộ, các Hiệp hội ngành hàng xuất khẩu chịu trách nhiệm thực hiện Chỉ thị này.
3. Trong quá trình thực hiện Chỉ thị này, nếu có vướng mắc phát sinh, đề nghị các cơ quan, tổ chức có liên quan có báo cáo, phản ánh bằng văn bản gửi về Bộ Công Thương (Cục Xuất nhập khẩu) để tổng hợp, xử lý./.
Nơi nhận: |
BỘ
TRƯỞNG |
Chỉ thị 06/CT-BCT về nhiệm vụ, giải pháp phát triển sản xuất, đẩy mạnh xuất khẩu trong năm 2016 do Bộ Công Thương ban hành
Số hiệu: | 06/CT-BCT |
---|---|
Loại văn bản: | Chỉ thị |
Nơi ban hành: | Bộ Công thương |
Người ký: | Trần Tuấn Anh |
Ngày ban hành: | 27/05/2016 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Chỉ thị 06/CT-BCT về nhiệm vụ, giải pháp phát triển sản xuất, đẩy mạnh xuất khẩu trong năm 2016 do Bộ Công Thương ban hành
Chưa có Video