BỘ
KIẾN TRÚC - TỔNG CỤC VẬT TƯ |
VIỆT
NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA |
Số: 13-VF/LB |
Hà Nội, ngày 20 tháng 01 năm 1962 |
Căn cứ Quyết định số 300-TTg
ngày 20-7-1961 của Thủ tướng Chính phủ quy định những loại vật tư do Nhà nước
thống nhất quản lý.
Căn cứ Nghị định số 165-CP ngày 18-10-1961 của Hội đồng Chính phủ quy định nhiệm
vụ của Tổng cục vật tư.
Căn cứ tinh thần cuộc hội nghị do Thủ tướng Chính phủ triệu tập ngày 14-12-1931
phổ biến nhiệm vụ cải tiến và thống nhất quản lý vật tư kỹ thuật.
Bộ Kiến trúc và Tổng cục vật tư đã thống nhất ý kiến về nhiệm vụ và quan hệ
công tác để thực hiện nhiệm vụ cải tiến và thống nhất quản lý vật tư kỹ thuật
như sau:
Trong những trường hợp do những nguyên nhân tính toán chưa được chính xác mà có yêu cầu cung cấp thêm vật tư kỹ thuật thì sau khi Bộ Kiến trúc duyệt, Tổng cục vật tư sẽ căn cứ vào lực lượng vật tư kỹ thuật của Nhà nước mà cung cấp thêm nhưng không quá 20% kế hoạch của đơn vị. Ngoài tỷ lệ đó, Bộ Kiến trúc phải trình Ủy ban kế hoạch Nhà nước duyệt, Tổng cục vật tư mới cung cấp vật tư kỹ thuật. Tổng cục vật tư giải quyết những yêu cầu bất thường nói trên nhưng không vượt quá chỉ tiêu kế hoạch vật tư đã được Nhà nước duyệt cho Bộ Kiến trúc. Khi một Chi cục vật tư đã cấp vật tư kỹ thuật quá kế hoạch của Bộ Kiến trúc được phân phối trong phạm vi của Chi cục đó thì Tổng cục vật tư sẽ báo cho Bộ Kiến trúc điều chỉnh kế hoạch vật tư ở khu vực khác để bổ sung.
Trong khi chờ đợi giá cả chính thức của Nhà nước, tạm thời áp dụng giá cả mà Bộ Kiến trúc đang thi hành. Khi Nhà nước ban hành giá cả, hai bên sẽ thanh toán với nhau số tiền chênh lệch.
Sau khi có kế hoạch được duyệt, các Chi cục vật tư sẽ khấu trừ những vật tư tạm ứng đã cấp. Nếu tạm cấp vật tư vượt quá kế hoạch được duyệt thì Bộ Kiến trúc sẽ điều chỉnh trong nội bộ để trừ vào kế hoạch của Bộ Kiến trúc.
Những vật tư ở các công trường, xí nghiệp đã xác nhận là không dùng đến nữa và những vật tư còn lại sau khi công trường đã hoàn thành đều được giao Tổng cục vật tư quản lý. Bộ Kiến trúc không tự ý chuyển từ đơn vị sử dụng này sang đơn vị sử dụng khác.
Trong công tác bàn giao, những vật tư không cồng kềnh thì được kiểm kê cụ thể. Đối với những thiết bị thì căn cứ tài liệu điều tra thiết bị tháng 11-1961 mà giao nhận, không kiểm kê lại. Những vật tư có khối lượng hàng trăm tấn trở lên thì bàn giao theo sổ sách kiểm kê cuối năm 1961 không cân lại. Sau khi cấp phát hết loại vật tư nói trên và chậm nhất là sau 6 tháng, nếu phát hiện chênh lệch, hai bên sẽ cùng nhau kiểm tra lại cụ thể, điều chỉnh lại số liệu chính thức và thanh toán với nhau.
Sau khi bàn giao xong. Tổng cục vật tư sẽ xin Chính phủ vốn để thanh toán lại với Bộ Kiến trúc theo nguyên tắc: “Vật tư ứ đọng thanh toán 100%, vật tư lưu động thanh toán 50%. Còn 50% vốn lưu động Bộ Kiến trúc vay Ngân hàng thì Tổng cục vật tư cùng nhận vay Ngân hàng thanh toán lại với Bộ Kiến trúc”.
Giá cả bàn giao tính theo giá thu mua của Bộ Kiến trúc cộng với chi phí vận chuyển và bốc vác, không tính các phụ phí khác.
Công tác cung cấp vật tư kỹ thuật là một công tác phức tạp, khó khăn. Bộ Kiến trúc và Tổng cục vật tư sẽ luôn phối hợp chặt chẽ với nhau trên tinh thần hợp tác xã hội chủ nghĩa, nhằm mục đích hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kiến thiết cơ bản và các chỉ tiêu sản xuất của Nhà nước.
K.T.
BỘ TRƯỞNG BỘ KIẾN TRÚC |
K.T.
TỔNG CỤC TRƯỞNG |
Thông tư liên tịch 13-VF/LB năm 1962 về nhiệm vụ và quan hệ công tác để thực hiện nhiệm vụ cải tiến và thống nhất quản lý vật tư kỹ thuật do Bộ Kiến trúc và Tổng cục Vật tư ban hành.
Số hiệu: | 13-VF/LB |
---|---|
Loại văn bản: | Thông tư liên tịch |
Nơi ban hành: | Bộ Kiến trúc, Tổng cục Vật tư |
Người ký: | Vũ Đường, Nguyễn Cao Luyện |
Ngày ban hành: | 20/01/1962 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Thông tư liên tịch 13-VF/LB năm 1962 về nhiệm vụ và quan hệ công tác để thực hiện nhiệm vụ cải tiến và thống nhất quản lý vật tư kỹ thuật do Bộ Kiến trúc và Tổng cục Vật tư ban hành.
Chưa có Video