UỶ
BAN KIẾN THIẾT CƠ BẢN NHÀ NƯỚC |
VIỆT
NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA |
Số: 809-UB-ĐM |
Hà Nội, ngày 09 tháng 10 năm 1963 |
QUY ĐỊNH VỀ VIỆC ÁP DỤNG CHỈ TIÊU PHÍ TỔN SỬ DỤNG MÁY THI CÔNG TRONG XÂY DỰNG CƠ BẢN
Kính gửi: |
- Ủy ban kế hoạch
nhà nước, - các bộ, |
Thông tư số 3209-UB-CQL ngày
27-12-1959 của Ủy ban kế hoạch Nhà nước đã quy định chỉ tiêu 5% về sử dụng
máy thi công là do trước tình hình cần khuyến khích vì lúc ấy việc sử dụng máy
chưa thường xuyên, cho nên chỉ tiêu này được tính riêng ra. Mặt khác, vì chưa
có sự giải thích rõ ràng nên từ trước tới nay, mỗi nơi quan niệm và sử dụng
theo sự hiểu biết riêng đã gây nên nhiều khó khăn mắc mứu trong khâu thanh quyết
toán và sử dụng máy trên các công trường.
Có nơi coi chỉ tiêu 5% về sử dụng máy thi công là cố định không được vượt quá,
hoặc sử dụng theo lối lời ăn lỗ chịu; hoặc không dùng máy cũng lấy tiền đó để
chi vào việc khác.
Có nơi chưa phân biệt rõ giữa máy thi công và các máy công cụ khác nên khoản
chi phí này thường dùng chung lẫn lộn.
Có nơi thanh toán các phí tổn sử dụng máy không đúng, đem tất cả các khoản chi
về máy hỏng, máy ngừng sản xuất phân bổ cả vào chỉ tiêu 5%.
Vì vậy, Ủy ban kiến thiết cơ bản Nhà nước cho ban hành bản thông tư này để
quy định cụ thể việc áp dụng chỉ tiêu phí tổn sử dụng máy thi công nhằm đảm bảo
khuyến khích sử dụng máy, hạ giá thành, tiết kiệm vốn đầu tư cho Nhà nước và có
cơ sở cho việc thanh quyết toán khi dùng máy thi công trên các công trường.
Những quy định trong thông tư này sẽ thay thế cho tất cả các quy định và giải
thích về việc sử dụng máy thi công trên các công trường từ trước tới nay.
I. NHỮNG MÁY NÀO ĐƯỢC COI LÀ MÁY THI CÔNG
Máy thi công là các loại máy được dùng
trong việc xây dựng các công trình như các loại máy làm đất, các loại máy vận
chuyển và cần trục, các loại máy đóng cọc, hút bùn, các loại máy làm bê-tông, vữa,
đầm, lu lăn đường, máy san tự hành v.v…
Những loại máy có thể dùng để thi công hoặc có thể dùng để sản xuất các vật liệu,
phối kiện, thiết bị thì chỉ được coi là máy thi công khi đem ra trực tiếp xây dựng
công trình. Còn các loại máy như các máy phay, bào, khoan, cưa v.v.. là máy
công cụ không phải là máy thi công. Loại máy quạt gió trong hầm lò khai thác
khoáng sản chẳng hạn thì đưa vào chi phí trang bị phòng hộ lao động.
II. CÁCH SỬ DỤNG CHỈ TIÊU 5% PHÍ TỔN SỬ DỤNG MÁY THI CÔNG
1. Chỉ tiêu 5% được ghi ở đây là
dùng để lập kế hoạch:
Chỉ tiêu này hiện nay vẫn còn phù hợp, Ủy ban kiến thiết cơ bản Nhà nước
thấy chưa cần sửa đổi. Chỉ tiêu này cùng với chỉ tiêu nhân lực chiếm khoảng 14%
của toàn bộ giá trị xây dựng công trình. Việc để chỉ tiêu 5% dùng cho lập kế hoạch
là một điều không thể thiếu.
Chỉ tiêu 5% này thực tế là lớn chứ không phải nhỏ, vì nó chỉ để chi riêng về
các phí tổn sử dụng máy thi công. Không nên có sự nhầm lẫn giữa tỷ lệ sử dụng
máy trên công trường với chỉ tiêu 5% này; như thế có nghĩa là việc sử dụng máy
trên công trường không có sự hạn chế nào, có máy hoặc cần tới máy là phải dùng
nhưng phải hợp lý, còn chỉ tiêu 5% chỉ là để trù tiền trong kế hoạch rồi phải
trả cho phí tổn sử dụng máy. Rồi đây khi việc xây dựng đơn giá dùng máy
thi công được áp dụng rộng rãi bằng cách tính thẳng vào dự toán thì chỉ tiêu
này sẽ được thay thế bằng một chỉ tiêu mới phù hợp.
Chỉ tiêu 5% về phí tổn sử dụng máy thi công với chỉ tiêu sử dụng nhân lực được
điều hoà với nhau trong quá trình thi công. Trường hợp 5% không đủ chi thì có
thể dùng hơn 5%, số chênh lệch này được rút từ chỉ tiêu sử dụng nhân công sang,
nếu vẫn không đủ nữa thì bên A phải xin Bộ chủ quản điều chỉnh dự toán. Trường
hợp chi thấp hơn 5% thì Ngân hàng kiến thiết chỉ cấp phát theo số chỉ thực tế.
2. Việc thanh toán phí tổn sử dụng máy thi công:
- Tất cả các công trường có sử dụng máy thi công phải căn cứ vào định mức ban
hành kèm theo thông tư số 307-UB-ĐM ngày 26-11-1962 của Ủy ban kiến thiết cơ bản
Nhà nước mà lập đơn giá, rồi căn cứ vào đơn giá mà thanh toán kể từ ngày
1-1-1963 theo quy định trong thông tư 307 nói trên, chấm dứt tình trạng thực
thanh. Các ngành xây dựng cơ bản có máy thi công cho thuê cũng như các công ty
thi công cơ giới đều phải lập đơn giá trên cơ sở định mức 307 của Ủy ban
kiến thiết cơ bản Nhà nước để làm hợp đồng cho thuê máy hoặc nhận thầu khối lượng
thi công cơ giới. Các công trường không được thuê máy với giá tùy tiện. Ngân
hàng kiến thiết cần phát hiện những trường hợp cho thuê máy với giá bất hợp lý
với Ủy ban kiến thiết cơ bản Nhà nước;
- Trường hợp có những máy mà trong định mức 307 chưa có thì các đơn vị A – B và
Chi hàng dựa vào cách lập bảng định mức 307, phối hợp xây dựng một bản định mức
đơn giá tạm thời trình lên Ủy ban kiến thiết cơ bản Nhà nước để xét duyệt.
Trong khi chờ đợi, Ngân hàng kiến thiết được căn cứ vào bảng định mức đơn giá tạm
thời đó mà thanh toán;
- Trường hợp có những chỉ tiêu trong định mức 307 chưa phù hợp với công trường
nào đó, thì A – B và Chi hàng phối hợp xây dựng bổ sung điều chỉnh định mức rồi
bên A (nơi không có bên A thì do bên B) gửi lên Ủy ban kiến thiết cơ bản
Nhà nước để trình duyệt. Trong khi chờ duyệt, vẫn phải áp dụng định mức 307.
3. Chỉ tiêu 5% còn được dùng chi vào ba khoản sau đây:
- Các chi phí về vận chuyển máy tới công trường và khi trả máy về nơi
thuê. Trường hợp vận chuyển máy từ công trường này sang làm ở một công trường
khác thì phí tổn vận chuyển trên nguyên tắc là phải tính trả từ nơi căn cứ cho
thuê máy; song để tiết kiệm cho Nhà nước, bên cho thuê máy nên tính
phí tổn với đoạn đường chuyển ngắn nhất, và khi thanh toán bên cho thuê máy phải
kèm theo bản sao các chứng từ về vận chuyển máy để tiện sự kiểm tra;
- Các chi phí về tháo và lắp máy cũng như chạy thử máy sau khi lắp lại vì phải
vận chuyển;
- Các chi phí làm các công trình tạm loại nhỏ, như lán che máy, bệ để máy v.v..
III . VIỆC XỬ LÝ NHỮNG TRƯỜNG HỢP MÁY NGỪNG SẢN XUẤT
1. Trường hợp máy ngừng hoạt động
như mưa, nước ngập mà yêu cầu kỹ thuật không cho phép máy hoạt động, do thay đổi
thiết kế phải chờ đợi thì bên giao thầu phải trả cho bên nhận thầu hoặc bên có
máy cho thuê các phí tổn về lương công nhân, quản lý phí 7,5% và khấu hao cơ bản.
Trường hợp này phải làm biên bản cho vào hồ sơ sử dụng máy. Tiền này được phân
bổ vào mục các phí tổn trực tiếp khác.
2. Trường hợp máy ngừng hoạt động do bên có máy cho thuê gây nên như máy hỏng
v.v... thì các chi phí do bên có máy chịu trách nhiệm (trường hợp này là bên
cho thuê máy có công nhận kèm theo máy và đã thu các chi phí theo đơn giá).
Để tránh những phức tạp trong việc theo dõi và thanh toán thì khi giao nhận thầu,
đi thuê hoặc cho thuê máy, các bên hữu quan phải có hợp đồng kinh tế cụ thể,
quy rõ trách nhiệm và yêu cầu sản xuất. Các bản hợp đồng đó điều phải lấy định
mức 307 của Nhà nước làm căn cứ.
Ủy ban kiến thiết cơ bản Nhà nước đề nghị các bộ, các tổng cục, các ủy
ban địa phương cho tổ chức theo dõi việc thi hành thông tư này ở các công ty,
công trường, các đội thi công cơ giới, các chi hàng kiến thiết, các ban kiến
thiết và thường xuyên phản ảnh cho Ủy ban kiến thiết cơ bản Nhà nước những
điều cần bổ sung nhằm tạo mọi thuận lợi cho việc sử dụng máy thi công trên các
công trường ngày càng hợp lý và tiết kiệm.
Riêng đối với việc thi hành định mức 307 về sử dụng máy thi công, Ủy ban
kiến thiết cơ bản Nhà nước đề nghị các bộ, các tổng cục, các Ủy ban chỉ thị
cho các công ty, công trường, các ban kiến thiết và chi hàng tích cực xây dựng
các định mức đối với loại máy chưa có trong định mức 307 và góp ý về những chỉ
tiêu cho từng máy trong định mức 307 chưa sát rồi gửi cho Ủy ban kiến thiết
cơ bản Nhà nước để kịp thời nghiên cứu điều chỉnh và bổ sung vào cuối năm 1963
để áp dụng cho các năm sau.
|
K.T. CHỦ NHIỆM |
Thông tư 809-UB-ĐM năm 1963 quy định áp dụng chỉ tiêu phí tổn sử dụng máy thi công trong xây dựng cơ bản do Ủy ban kiến thiết cơ bản Nhà nước ban hành
Số hiệu: | 809-UB-ĐM |
---|---|
Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Uỷ ban kiến thiết cơ bản Nhà nước |
Người ký: | Trần Đại Nghĩa |
Ngày ban hành: | 09/10/1963 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Thông tư 809-UB-ĐM năm 1963 quy định áp dụng chỉ tiêu phí tổn sử dụng máy thi công trong xây dựng cơ bản do Ủy ban kiến thiết cơ bản Nhà nước ban hành
Chưa có Video