BỘ
XÂY DỰNG |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 21/2014/TT-BXD |
Hà Nội, ngày 29 tháng 12 năm 2014 |
Căn cứ Nghị định số 62/2013/NĐ-CP ngày 25/06/2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật; Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường,
Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành Thông tư ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về “Xây dựng công trình đảm bảo người khuyết tật tiếp cận sử dụng”, mã số QCVN 10:2014/BXD.
Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về “Xây dựng công trình đảm bảo người khuyết tật tiếp cận sử dụng”, mã số QCVN 10:2014/BXD.
Điều 2. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2015.
Điều 3. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.
Nơi
nhận: |
KT.BỘ
TRƯỞNG |
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH ĐẢM BẢO NGƯỜI KHUYẾT TẬT TIẾP CẬN SỬ DỤNG
National Technical Regulation on Construction for Disabled Access to Buildings and Facilities
MỤC LỤC
Lời nói đầu
1 QUY ĐỊNH CHUNG
1.1 Phạm vi điều chỉnh
1.2 ối tượng áp dụng
1.3 Tài liệu viện dẫn
1.4 Giải thích từ ngữ
2 QUY ĐỊNH KỸ THUẬT
2.1 Bãi đỗ xe và điểm chờ xe buýt
2.2 Đường vào công trình
2.3 Lối vào
2.4 Cửa
2.5 Thang máy
2.6 Các không gian công cộng trong công trình
2.7 Thoát nạn
2.8 Đường và hè phố
2.9 Dấu hiệu cảnh báo có thể nhận biết
2.10 Biển báo, biển chỉ dẫn
3 TỔ CHỨC THỰC HIỆN
PHỤ LỤC A
Lời nói đầu
QCVN 10:2014/BXD do Viện Kiến trúc Quốc gia biên soạn, Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường trình duyệt, Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định, Bộ Xây dựng ban hành kèm theo Thông tư số 21/2014/TT-BXD ngày 29 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng.
QCVN 10:2014/BXD thay thế QCXDVN 01:2002 ban hành theo Quyết định 01/2002/QĐ-BXD ngày 17/01/2002 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng.
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH ĐẢM BẢO NGƯỜI KHUYẾT TẬT TIẾP CẬN SỬ DỤNG
National Technical Regulation on Construction for Disabled Access to Buildings and Facilities
1 QUY ĐỊNH CHUNG
1.1 Phạm vi điều chỉnh
1.1.1 Quy chuẩn này quy định các yêu cầu kỹ thuật bắt buộc phải tuân thủ khi xây dựng mới hoặc cải tạo các công trình xây dựng để đảm bảo người khuyết tật tiếp cận sử dụng.
1.1.2 Các công trình xây dựng để đảm bảo người khuyết tật tiếp cận sử dụng bao gồm:
- Nhà chung cư;
- Công trình công cộng: trụ sở làm việc của cơ quan nhà nước; cơ sở khám, chữa bệnh; cơ sở giáo dục, dạy nghề; công trình văn hóa, thể dục, thể thao; công trình khách sạn, thương mại, dịch vụ;
- Nhà ga, bến tàu, bến xe, đường, hè phố, hầm đi bộ, cầu vượt, và các công trình hạ tầng kỹ thuật và tiện ích đô thị khác (nhà tang lễ, nghĩa trang, nhà vệ sinh công cộng, điểm chờ xe buýt, máy rút tiền tự động, điểm truy cập internet công cộng,…).
1.2 Đối tượng áp dụng
Quy chuẩn này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động xây dựng các công trình nêu ở 1.1.2.
1.3 Tài liệu viện dẫn
Tài liệu viện dẫn sau phải tuân thủ khi áp dụng quy chuẩn này. Trường hợp tài liệu viện dẫn được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì áp dụng phiên bản mới nhất.
QCVN 06:2010/BXD, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy cho nhà và công trình.
1.4 Giải thích từ ngữ
Trong quy chuẩn này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1.4.1 Người khuyết tật
Người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn.
1.4.2 Khuyết tật vận động
Tình trạng giảm hoặc mất chức năng cử động đầu, cổ, chân, tay, thân mình dẫn đến hạn chế trong vận động, di chuyển.
Người khuyết tật vận động có khả năng tự đi lại được nhờ các thiết bị trợ giúp như xe lăn, nạng, gậy chống, lồng chống.
1.4.3 Khuyết tật nghe
Tình trạng giảm hoặc mất chức năng nghe dẫn đến hạn chế trong giao tiếp, trao đổi thông tin bằng lời nói.
Người khuyết tật trong khả năng nghe có thể ở các mức độ khác nhau như: bị điếc hoàn toàn; nghe được một số tần số âm thanh nhất định; thỉnh thoảng gặp khó khăn khi nghe.
1.4.4 Khuyết tật nhìn
Tình trạng giảm hoặc mất khả năng nhìn và cảm nhận ánh sáng, màu sắc, hình ảnh, sự vật trong điều kiện ánh sáng và môi trường bình thường.
Người khuyết tật nhìn có thể ở các mức độ khác nhau như: không có khả năng phân biệt sáng tối (bị mù hoàn toàn); hạn chế tầm nhìn: không có khả năng nhìn hai bên, bên trên hoặc bên dưới; hạn chế khả năng nhìn rõ; bị cận thị nặng; bị mù màu, bị lóa khi gặp ánh sáng mạnh.
1.4.5 Tiếp cận
Việc người khuyết tật sử dụng được nhà ở và công trình công cộng, phương tiện giao thông, công nghệ thông tin, dịch vụ văn hóa, thể thao, du lịch và dịch vụ khác phù hợp để có thể hòa nhập cộng đồng.
1.4.6 Công trình đảm bảo người khuyết tật tiếp cận sử dụng
Môi trường kiến trúc được tạo dựng mà người khuyết tật có thể đến và sử dụng các không gian chức năng trong công trình.
1.4.7 Lối vào
Lối chính dẫn vào bên trong công trình.
1.4.8 Dấu hiệu cảnh báo có thể nhận biết
Dấu hiệu đặc trưng của một bề mặt đã tiêu chuẩn hoá được đặt vào hoặc gắn lên diện tích bề mặt đường đi bộ hoặc lên cấu kiện khác để báo hiệu cho người khuyết tật nhận biết những bất ngờ trên lối đi.
2 QUY ĐỊNH KỸ THUẬT
2.1 Bãi đỗ xe và điểm chờ xe buýt
2.1.1 Trong bãi đỗ xe công cộng và bãi đỗ xe trong các tòa nhà phải có chỗ đỗ xe của người khuyết tật vận động. Số lượng tính toán chỗ đỗ xe của người khuyết tật vận động phải tuân theo quy định trong Bảng 1.
Bảng 1 - Số lượng chỗ đỗ xe cho người khuyết tật vận động trong bãi đỗ xe
Tổng số chỗ đỗ xe |
Số lượng tối thiểu |
Trên 5 đến 50 |
1 |
Từ 51 đến 100 |
2 |
Từ 101 đến 150 |
3 |
Từ 151 đến 200 |
4 |
Trên 300 |
5 + 1 chỗ cho mỗi lần thêm 100 xe |
Bảng 1 (Kết thúc)
CHÚ THÍCH: 1) Chỗ đỗ xe của người khuyết tật vận động bao gồm chỗ đỗ xe mô tô ba bánh, xe lăn; 2) Nếu bãi đỗ xe có không quá 5 chỗ thì không cần thiết kế chỗ đỗ xe của người khuyết tật vận động; 3) Đối với nhà chung cư cần dành ít nhất 2 % chỗ đỗ xe cho người khuyết tật vận động. Kích thước tối thiểu cho một chỗ đỗ xe của người khuyết tật vận động là 2, 35 m2/xe. |
2.1.2 Vị trí chỗ đỗ xe của người khuyết tật vận động phải được bố trí gần đường vào, lối vào công trình. Đối với các bãi đỗ xe công cộng thì chỗ đỗ xe của người khuyết tật vận động phải gần với đường dành cho người đi bộ.
2.1.3 Nếu chỗ đỗ xe có nhiều cao độ khác nhau thì vị trí đỗ xe của người khuyết tật vận động phải cùng cao độ với lối ra vào.
2.1.4 Tại các điểm chờ xe buýt khi có sự thay đổi cao độ phải bố trí vệt dốc hay đường dốc và đặt các tấm lát nổi hoặc đánh dấu bằng các màu sắc tương phản trên đường chờ để người khuyết tật đến được các phương tiện giao thông.
2.1.5 Tại các điểm chờ xe buýt phải bố trí chỗ ngồi cho người khuyết tật và có khoảng trống dành cho xe lăn.
2.1.6 Tại khu vực dành cho người khuyết tật phải có biển báo, biển chỉ dẫn hoặc các dấu hiệu cảnh báo có thể nhận biết theo quy ước quốc tế.
2.2 Đường vào công trình
2.2.1 Trong một khuôn viên, công trình hoặc hạng mục công trình ít nhất phải có một đường vào đảm bảo người khuyết tật tiếp cận sử dụng.
2.2.2 Khi thiết kế đường dốc phải tuân theo các quy định sau:
- Độ dốc: không lớn hơn 1/12;
- Chiều rộng đường dốc: không nhỏ hơn 1 200 mm;
- Chiều dài đường dốc: không lớn hơn 9 000 mm; khi lớn hơn 9 000 mm phải bố trí chiếu nghỉ;
- Tại điểm bắt đầu và kết thúc đường dốc phải có khoảng trống có kích thước không nhỏ hơn 1 400 mm x 1 400 mm để xe lăn có thể di chuyển được;
- Bề mặt đường dốc phải cứng, không được ghồ ghề và không trơn trượt.
2.2.3 Hai bên đường dốc phải bố trí lan can, tay vịn liên tục. Nếu một bên đường dốc có khoảng trống thì phía chân lan can, tay vịn phải bố trí gờ an toàn hoặc bố trí rào chắn.
- Tay vịn phải được lắp đặt ở độ cao 900 mm so với mặt sàn. Nếu bố trí tay vịn hai tầng thì tay vịn phía dưới phải lắp đặt ở độ cao 700 mm so với mặt sàn.
- Ở điểm đầu và điểm cuối đường dốc, tay vịn phải được kéo dài thêm 300 mm. Khoảng cách giữa tay vịn và bức tường gắn không nhỏ hơn 40 mm.
2.3 Lối vào
2.3.1 Công trình hoặc một hạng mục công trình ít nhất phải có một lối vào đảm bảo người khuyết tật tiếp cận sử dụng. Lối vào cho người khuyết tật phải dẫn thẳng đến quầy lễ tân và các không gian chính của công trình.
2.3.2 Đối với lối vào có đường dốc: độ dốc, kích thước, bề mặt đường dốc phải tuân theo quy định tại 2.2.2.
2.3.3 Đối với lối vào có bậc phải tuân theo các quy định sau:
- Chiều cao bậc: không lớn hơn 150 mm;
- Bề rộng mặt bậc: không nhỏ hơn 300 mm;
- Không dùng bậc thang hở; không làm mũi bậc;
- Nếu lối vào có nhiều hơn 3 bậc thì phải bố trí tay vịn hai bên tuân theo quy định tại 2.2.3.
2.3.4 Trường hợp có cửa trên lối vào cho người khuyết tật thì không được làm ngưỡng cửa và không sử dụng cửa quay.
2.3.5 Tại lối vào phải lắp đặt biển báo, có hệ thống thông báo bằng âm thanh và tấm lát có dấu hiệu chỉ hướng tiếp cận đến thang máy và các dịch vụ dành cho người khuyết tật.
2.3.6 Đối với những công trình do yêu cầu bảo tồn, nếu lối vào không tiếp cận được cho người khuyết tật thì phải bố trí các thang nâng hoặc đường dốc di động.
2.4 Cửa
2.4.1 Chiều rộng thông thủy của cửa ra vào công trình không nhỏ hơn 900 mm. Đối với cửa ra vào các phòng chức năng bên trong công trình không nhỏ hơn 800 mm.
2.4.2 Khoảng không gian thông thuỷ ở phía trước và phía sau cửa đi không nhỏ hơn 1 400 mm x 1 400 mm.
2.5 Thang máy
2.5.1 Kích thước thông thuỷ của cửa thang máy sau khi mở không nhỏ hơn 900 mm. Kích thước thông thuỷ bên trong buồng thang máy không nhỏ hơn 1 100 mm x 1 400 mm.
2.5.2 Kích thước không gian đợi trước cửa thang máy không nhỏ hơn 1 400 mm x 1 400 mm.
2.5.3 Cửa thang máy phải được lắp đặt thiết bị tự đóng mở. Thời gian đóng mở phải lớn hơn 20 s để đảm bảo an toàn cho người khuyết tật. Trong thang máy phải bố trí tay vịn tuân theo quy định tại 2.2.3.
2.5.4 Bảng điều khiển trong buồng thang máy được lắp đặt ở độ cao không lớn hơn 1 200 mm và không thấp hơn 900 mm tính từ mặt sàn thang máy đến tâm nút điều khiển cao nhất. Trên các nút điều khiển phải có các ký tự với màu sắc tương phản hoặc tín hiệu cảm nhận được và hệ thống chữ nổi Braille.
2.5.5 Biển báo hiển thị số tầng tương ứng với vị trí thang được bật sáng hoặc có hệ thống thông báo bằng âm thanh bên ngoài và bên trong thang máy. Cạnh cửa ra thang máy tại mỗi tầng phải bố trí chữ nổi Braille.
2.6 Các không gian công cộng trong công trình
2.6.1 Quầy lễ tân và sảnh đón
2.6.1.1 Tại các khu vực như nơi ngồi chờ, chỗ xếp hàng để làm thủ tục đăng ký hay thanh toán, quầy bán hàng, nơi đổi tiền, rút tiền, trạm điện thoại công cộng, khu vực vui chơi giải trí, dịch vụ ăn uống hoặc tại các bề mặt làm việc trong các công trình công cộng phải đảm bảo người khuyết tật tiếp cận sử dụng.
2.6.1.2 Phải có ít nhất một quầy lễ tân hoặc nơi đón tiếp dành cho người khuyết tật ứng với mỗi một loại dịch vụ.
2.6.1.3 Tại các quầy lễ tân, nơi đón tiếp dành cho người khuyết tật phải có các biển báo, bảng chỉ dẫn bằng các ký hiệu, biểu tượng hoặc có hệ thống thông báo bằng âm thanh theo quy ước quốc tế.
2.6.2 Chỗ ngồi
2.6.2.1 Trong các công trình có phòng khán giả, phòng học, phòng họp, phòng chờ, cửa hàng, sân vận động phải bố trí chỗ ngồi thuận tiện cho người đi xe lăn. Số chỗ ngồi dành cho người đi xe lăn tối thiểu là 1 và không nhỏ hơn 5 % tổng số chỗ ngồi trong công trình.
2.6.2.2 Vị trí chỗ ngồi dành cho người đi xe lăn phải ở gần lối ra vào.
2.6.2.3 Số lượng chỗ dành tối thiểu cho người đi xe lăn phải tuân theo quy định trong Bảng 2.
Bảng 2 - Số chỗ dành cho người đi xe lăn
Quy mô chỗ ngồi chỗ |
Số lượng chỗ tối thiểu dành cho người đi xe lăn chỗ |
- Từ 5 đến 30 |
1 |
- Từ 31 đến 50 |
2 |
- Từ 51 đến 100 |
3 |
- Từ 101 đến 300 |
5 |
- Từ 301 đến 600 |
6 |
- Trên 600 |
6 + 1 cho mỗi một lần thêm 200 chỗ ngồi |
CHÚ THÍCH: Kích thước không gian tối thiểu cho một vị trí xe lăn: 800 mm x 1 100 mm |
2.6.3 Khu vệ sinh
2.6.3.1 Trong các công trình công cộng, phải có tối thiểu 01 phòng vệ sinh cho người khuyết tật và không nhỏ hơn 5 % tổng số phòng vệ sinh. Đối với khu vệ sinh công cộng tối thiểu phải có 1 phòng vệ sinh dành cho người khuyết tật.
CHÚ THÍCH: Phòng vệ sinh dành cho người khuyết tật cần có sự trợ giúp của người đi cùng thì không phân biệt giới tính.
2.6.3.2 Tối thiểu 6 tiểu treo phải có 1 tiểu dành cho người khuyết tật.
2.6.3.3 Trong khu vực phòng vệ sinh dành cho người khuyết tật phải đảm bảo khoảng không gian thông thuỷ tối thiểu 1 400 mm x 1 400 mm để di chuyển xe lăn.
2.6.3.4 Chiều rộng thông thủy của cửa phòng vệ sinh không nhỏ hơn 800 mm và mở ra ngoài nhưng không được cản trở lối thoát hiểm.
2.6.3.5 Chiều cao lắp đặt thiết bị vệ sinh dành cho người khuyết tật tính từ mặt sàn phải tuân theo các quy định sau:
- Bệ xí (bồn cầu): không lớn hơn 450 mm;
- Chậu rửa: không lớn hơn 750 mm;
- Tiểu treo: không lớn hơn 400 mm.
2.6.3.6 Chiều cao lắp đặt tay vịn trong khu vực lắp đặt bệ xí không lớn hơn 900 mm; trong khu vực lắp đặt tiểu treo không lớn hơn 800 mm.
2.6.3.7 Bề mặt sàn khu vệ sinh không được trơn trượt.
2.6.3.8 Khu vệ sinh dành cho người khuyết tật phải có biển báo, biển chỉ dẫn và có hệ thống thông báo bằng âm thanh theo quy ước quốc tế.
2.6.4 Phòng khám và phòng chăm sóc bệnh nhân trong các cơ sở khám, chữa bệnh
2.6.4.1 Tỷ lệ tối thiểu các phòng khám và phòng chăm sóc bệnh nhân đảm bảo người khuyết tật tiếp cận sử dụng trong các cơ sở khám, chữa bệnh phải tuân theo các quy định sau:
- Bệnh viện: 10 % tổng số phòng bệnh, phòng khám;
- Trung tâm chỉnh hình và phục hồi chức năng: 100 % số phòng lưu, phòng khám;
- Trung tâm điều dưỡng: 50 % số buồng phòng.
2.6.4.2 Trong phòng khám và phòng chăm sóc bệnh nhân phải dành khoảng không gian có kích thước tối thiểu 1 400 mm x 1 400 mm để di chuyển xe lăn.
2.6.4.3 Phải bố trí tay vịn dọc theo hai bên hành lang, lối đi tới phòng khám và phòng chăm sóc bệnh nhân. Chiều cao lắp đặt tay vịn tuân theo quy định tại 2.2.3.
2.6.5 Buồng phòng trong khách sạn, nhà nghỉ
2.6.5.1 Đối với khách sạn, nhà nghỉ dưới 100 phòng phải có ít nhất 5 % số phòng đảm bảo người khuyết tật tiếp cận sử dụng. Nếu cứ có thêm 100 phòng thì phải có thêm 1 phòng dành cho người khuyết tật.
2.6.5.2 Trong phòng ngủ dành cho người đi xe lăn phải dành khoảng không gian có kích thước tối thiểu 1 400 mm x 1 400 mm về một phía của giường ngủ để di chuyển xe lăn.
2.6.5.3 Đối với công trình không có thang máy, các phòng dành cho người khuyết tật phải bố trí ở dưới tầng trệt (tầng 1).
2.7 Thoát nạn
2.7.1 Hệ thống báo động
2.7.1.1 Hệ thống báo động dùng để thông báo và chỉ dẫn về các khu vực chờ cứu hộ và lối thoát hiểm cho người khuyết tật phải bằng cả âm thanh và hình ảnh, có đèn hiệu nhấp nháy để sử dụng trong trường hợp khẩn cấp.
2.7.1.2 Hệ thống báo động phải được bố trí tại các khu vực như phòng ở, phòng họp, phòng khán giả, lối đi, sảnh, hành lang và các không gian sử dụng công cộng khác.
2.7.1.3 Khi sử dụng thông báo bằng loa phải đảm bảo cường độ âm thanh lớn hơn độ ồn tối thiểu +5 dB. Cường độ âm thanh chuông báo khẩn cấp phải cao hơn cường độ âm thanh môi trường tối thiểu +15 dB nhưng không vượt quá 120 dB.
2.7.2 Lối thoát nạn
2.7.2.1 Phải bố trí khu vực chờ cứu hộ cho người khuyết tật. Khu vực chờ cứu hộ phải gắn trực tiếp với cầu thang thoát nạn và phải có biển báo, biển chỉ dẫn và hệ thống liên lạc hai chiều bằng cả hình ảnh và âm thanh.
2.7.2.2 Lối thoát nạn dẫn đến cầu thang thoát nạn phải tuân thủ quy định tại quy chuẩn QCVN 06:2010/BXD.
2.8 Đường và hè phố
2.8.1 Tại các nơi giao cắt khác cao độ như các lối sang đường, lối lên xuống hè phố phải làm đường dốc, vệt dốc.
2.8.2 Tại nút giao thông giữa lối đi bộ và đường dành cho các phương tiện giao thông, lối sang đường dành cho người đi bộ hoặc tại lối vào công trình nếu có sự chênh lệch cao độ lớn hơn 150 mm phải bố trí vệt dốc và tấm lát cảnh báo giao cắt. Độ dốc của mặt dốc không lớn hơn 1/12.
2.8.3 Mép ngoài của đường đi bộ và đường đi xung quanh ao, hồ trong công viên phải có dấu hiệu cảnh báo hoặc gờ chắn cao tối thiểu 150 mm để đảm bảo an toàn cho người khuyết tật nhìn.
2.8.4 Các tiện nghi trên đường phố như điểm chờ xe buýt, ghế nghỉ, cột điện, đèn đường, cọc tiêu, biển báo, trạm điện thoại công cộng, hòm thư, trạm rút tiền tự động, bồn hoa, cây xanh, thùng rác công cộng, v.v… không được gây cản trở cho người khuyết tật và được cảnh báo bằng các tấm lát nổi hoặc đánh dấu bằng các màu sắc tương phản để người khuyết tật nhìn có thể nhận biết.
2.8.5 Các vật thể đứng độc lập trên lối đi bộ như cọc, bồn hoa và các dạng khác phải có chiều cao tối thiểu 100 mm và không có góc cạnh sắc nhọn.
2.8.6 Đối với cây xanh nằm trên lối đi, phải có giải pháp cảnh báo cho người khuyết tật nhìn bằng các biện pháp thay đổi bề mặt vật liệu lát nền xung quanh khu vực trồng cây hoặc có gờ nổi cao tối thiểu 100 mm xung quanh ô trồng cây. Cắt tỉa các cành cây thấp hơn 2 000 mm.
2.8.7 Các chướng ngại vật đứng độc lập như biển quảng cáo, thùng thư, điện thoại công cộng, v.v... phải được bố trí bên ngoài phần đường dành cho người đi bộ. Cạnh dưới cách mặt đất không lớn hơn 600 mm, độ nhô ra tối đa là 100 mm và chiều cao thông thủy trên lối đi là 2 000 mm để người khuyết tật nhìn tránh bị va đập.
2.8.8 Đối với công trình xây mới, cải tạo, sửa chữa nằm kề cận với đường dành cho người đi bộ phải có rào chắn bảo vệ cao từ 1 000 mm đến 1 200 mm, được dựng chắc chắn để không bị đổ khi va vào và phải được chiếu sáng đầy đủ vào ban đêm. Giàn giáo và các biện pháp bảo vệ phải không gây nguy hiểm cho người khuyết tật nhìn.
2.8.9 Đối với cầu vượt và đường hầm có phần đường dành cho người đi bộ nếu có từ 3 bậc trở lên phải tuân theo các quy định sau:
- Chiều cao bậc không lớn hơn 150 mm, chiều rộng mặt bậc không nhỏ hơn 300 mm;
- Mỗi đoạn có tối đa 18 bậc. Nếu có nhiều hơn 18 bậc phải bố trí chiếu nghỉ;
- Chiều rộng chiếu nghỉ không nhỏ hơn 1 400 mm;
- Hai bên đường đi có bậc phải bố trí tay vịn tuân theo quy định tại 2.2.3.
2.8.10 Lối ra vào cầu vượt và đường hầm có phần đường dành cho người đi bộ nếu có sự thay đổi độ cao đột ngột phải có đường dốc tuân theo quy định tại 2.2.2.
2.8.11 Bề mặt phần đường dành cho người đi bộ trên cầu vượt và trong đường hầm không được trơn trượt.
2.8.12 Tại điểm bắt đầu và kết thúc cầu vượt và đường dốc trong đường hầm phải có biện pháp để cảnh báo người khuyết tật nhìn bằng các tấm lát nổi cảnh báo giới hạn hoặc đánh dấu bằng các màu sắc tương phản.
2.8.13 Tại các nút giao thông, lối vào đường hầm và vị trí lên xuống cầu vượt cần phải có tín hiệu đèn giao thông, biển báo, biển chỉ dẫn và có thêm các tín hiệu bằng âm thanh hoặc chữ nổi Braille để chỉ dẫn người khuyết tật nhìn khi qua đường.
2.9 Dấu hiệu cảnh báo có thể nhận biết
2.9.1 Dấu hiệu cảnh báo có thể nhận biết bao gồm các tấm lát nổi hoặc các vạch dấu có màu sắc tương phản.
2.9.2 Vị trí lắp đặt các tấm lát nổi phải tuân theo các quy định sau:
- Tấm lát cảnh báo giao cắt được bố trí tại nơi giao cắt giữa lối đi bộ và đường dành cho các phương tiện giao thông;
- Tấm lát cảnh báo giới hạn được bố trí tại điểm đầu và điểm cuối của cầu thang; điểm đầu và điểm cuối đường dốc, nơi có các vật cản; lối đi bộ sang đường;
- Tấm lát dẫn hướng được dùng để hướng dẫn người khuyết tật nhìn đến các khu vực quầy lễ tân, quầy bán vé, cửa kiểm sóat vé, nơi rút tiền và tránh các vật cản khi di chuyển tại những nơi không có thông tin hoặc các chỉ dẫn khác;
- Tấm lát định vị được bố trí ở phía trước trạm điện thoại, hòm thư, quầy lễ tân, quầy bán vé, bảng thông tin (bằng chữ nổi hoặc âm thanh), máy rút tiền tự động, khu vệ sinh, phòng chờ và trước lối vào các công trình.
2.10 Biển báo, biển chỉ dẫn
2.10.1 Chữ và ký hiệu trên biểu tượng quy ước phải tương phản với màu nền. Không dùng chất liệu nền nhẵn bóng, phản quang mạnh để người đọc không bị lóa.
2.10.2 Biển báo, biển chỉ dẫn hoặc các dấu hiệu cảnh báo có thể nhận biết phải sử dụng các ký hiệu, biểu tượng và chữ nổi Braille phù hợp với thông lệ quốc tế (Xem Phụ lục A).
3 TỔ CHỨC THỰC HIỆN
3.1 Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường (Bộ Xây dựng) chịu trách nhiệm tổ chức phổ biến, hướng dẫn áp dụng QCVN 10:2014/BXD cho các đối tượng có liên quan.
3.2 Các cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng nhà ở, công trình công cộng và hạ tầng kỹ thuật tại các địa phương có trách nhiệm hướng dẫn và tổ chức kiểm tra sự tuân thủ các quy định của QCVN 10:2014/BXD trong hoạt động xây dựng trên địa bàn theo quy định của pháp luật hiện hành.
3.3 Trong quá trình triển khai thực hiện Quy chuẩn này, nếu có vướng mắc, mọi ý kiến được gửi về Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường (Bộ Xây dựng) để được hướng dẫn và xử lý.
MỘT SỐ BIỂU TƯỢNG QUY ƯỚC QUỐC TẾ HỖ TRỢ NGƯỜI KHUYẾT TẬT TIẾP CẬN
MINISTRY
OF CONSTRUCTION |
THE
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 21/2014/TT-BXD |
Hanoi, December 29, 2014 |
ON NATIONAL TECHNICAL REGULATION ON CONSTRUCTION FOR DISABLED ACCESS TO BUILDINGS AND FACILITIES
Pursuant to the Government’s Decree No.62/2013/ND-CP dated June 25, 2013 defining functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Construction;
Pursuant to the Government’s Decree No. 127/2007/ND-CP dated August 01 providing guidelines for some Articles of the Law on Technical Standards and Regulations; At the request of the Director General of the Department of Science, Technology and Environment,
The Minister of Construction hereby adopts a Circular on “National technical regulation on construction for disabled access to buildings and facilities” - Number. QCVN 10:2014/BXD.
Article 1. “National technical regulation on construction for disabled access to buildings and facilities” - Number. QCVN 10:2014/BXD is promulgated together with this Circular.
Article 2. This Circular comes into force from July 01, 2015.
Article 3. Minister, heads of ministerial agencies, Governmental agencies, People’s Committees of provinces and central-affiliated cities and relevant organizations and individuals are responsible for the implementation of this Circular./.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
PP.
MINISTER
DEPUTY MINISTER
Nguyen Dinh Toan
NATIONAL TECHNICAL REGULATION ON CONSTRUCTION FOR DISABLED ACCESS TO BUILDINGS AND FACILITIES
INDEX
Foreword
1 GENERAL PROVISIONS
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
1.2 Regulated entities
1.3 References
1.4 Definitions
2 TECHNICAL REGULATIONS
2.1 Parking lots and bus stops
2.2 Road to construction works
2.3 Entrance
2.4 Doors
2.5 Lifts
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
2.7 Emergency exits
2.8 Roads and sidewalks
2.9 Recognizable warning signs
2.10 Signs
3 IMPLEMENTATION
APPENDIX A
Foreword
QCVN 10:2014/BXD is drafted by Vietnam Institute of Architecture, submitted by Department of Technology and Environment for approval, appraised by the Ministry of Science and Technology and promulgated together with the Circular No. 21/2014/TT-BXD dated December 29, 2014 of the Minister of Construction.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
NATIONAL TECHNICAL REGULATION ON CONSTRUCTION FOR DISABLED ACCESS TO BUILDINGS AND FACILITIES
1.1 Scope
1.1.1 This document provides for technical requirements that must be complied with when building or renovating works to ensure accessibility to disabled persons.
1.1.2 The construction works accessible to disabled persons include:
- Apartment buildings;
- Public works: office buildings of regulatory authorities; health facilities; educational and vocational training institutions; cultural and sporting buildings; hotels, commercial buildings;
- Railway stations, docks, bus stations, roads, sidewalks, foot tunnels, overpasses, and technical infrastructure and other urban utilities (funeral homes, cemeteries, public restrooms, bus stops, automatic teller machines, public internet access points, etc.).
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
This document applies to organizations and individuals related to the construction of the works mentioned in 1.1.2.
1.3 References
The following documents must be complied with upon application of this document. In the cases where the documents are amended or replaced, the latest one shall apply.
QCVN 06:2010/BXD, National technical regulation on fire safety of buildings.
1.4 Definitions
For the purposes of this document, the terms below shall be construed as follows:
1.4.1 “disabled person” is a person who has defects in one or more organs or suffers functional decline characterized by a type of disability, making it difficult to work, carry out normal day-to-say activities and study.
1.4.2 “mobility impairment” refers to a reduction in or loss of movement of the head, neck, legs, arms or body, leading to physical limitations.
The person with mobility impairment is able to walk himself/herself with the help of assistive devices such as wheelchairs, crutches, canes, and walking frame.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
There are different degrees of hearing impairment, such as complete deafness, ability to hear certain frequencies and occasional hearing loss.
1.4.4 “visual impairment” refers to a reduction or loss of the ability to see and feel the light, colors, images and things under normal lighting and environmental conditions.
There are different degrees of visual impairment such as inability to differentiate between light and dark (completely blind); low vision: inability to see anything either side, above or below eye level; limited visibility; severe myopia; color blindness, glare.
1.4.5 “accessibility” means the ability of disabled persons to access a public work, means of transport, information technology, cultural, sporting and tourist services and other services in order to integrate into the community
1.4.6 “accessible work” refers to the architectural environment where disabled persons are able to access and use its utilities.
1.4.7 “entrance” means the main entrance to a construction work.
1.4.8 “recognizable warning sign” refers to a characteristic sign of a standardized surface that is placed in or attached to the surface of the walkway or other structures to inform the disabled persons of obstacles on the pathway.
2.1 Parking lot and bus stop
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Table 1 - Number of parking spaces for persons with mobility impairment in parking lots
Total number of parking spaces
Minimum number
Between 5 and 50
1
From 51 to 100
2
From 101 to 150
3
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
4
Over 300
5 + 1 space for every additional 100 vehicles
NOTES:
1) The parking spaces for persons with mobility impairment include spaces for three-wheeled motorcycles and wheelchairs;
2) If the parking lot has no more than 5 parking spaces, no parking space for persons with mobility impairment is required;
3) At least 2% of parking spaces of an apartment building must be reserved for persons with mobility impairment is required. The minimum size of a parking space designated for persons with mobility impairment is 2.35 m2 for a vehicle.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
2.1.3 If the parking space is designed at different elevations, the parking space designated for persons with mobility impairment must be at the same height as the entrance.
2.1.4 There must be a ramp and tactile paving or contrasting markings at elevations in the waiting area in order for disabled persons to access the bus.
2.1.5 At bus stops, there must be a seating area for disabled persons and wheelchair space.
2.1.6 International signs or recognizable warning signs must be put up in the areas designated for disabled persons.
2.2 Road to construction works
2.2.1 Inside an area, work or work item, there must be at least a road accessible to disabled persons.
2.2.2 The following regulations shall be complied with when designing a ramp:
- Slope must not be greater than 1/12;
- Width must be at least 1,200 mm;
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
- There must be a 1,400 mm x 1,400 mm empty space at the start and the end of the ramp to allow for wheelchair movement..
- The surface of the ramp must be hard and must not be rough and slippery.
2.2.3 Railings and handrails should continue uninterrupted on both sides of the ramp. If one side of the ramp has an empty space, a safety bump or barrier must be installed at the foot of the railing or handrail.
- The handrail must be installed at a height of 900 mm above the floor level. In case of two-story handrail, the lower handrail must be installed at a height of 700 mm above floor level.
- At the start and the end of the ramp, the handrail must be extended 300 mm. The space between the handrail and the wall must be at least 40 mm.
2.3 Entrance
2.3.1 There must be at least one entrance accessible to disabled persons in a work or work item. The entrance designated for disabled persons must lead to the reception and main spaces of the work.
2.3.2 For the entrance with a ramp: slope, size and surface of the ramp must be compliant with regulations specified in 2.2.2.
2.3.3 For the entrance with steps, the following regulations must be complied with:
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
- The width of the tread must be at least 300 mm;
- Open risers and protruding nosings should be avoided;
- In case the entrance has more than 3 steps, handrails must be provided on both sides as prescribed in 2.2.3.
2.3.4 In case of entrance door designed for disabled persons, thresholds and turnstiles should not be used.
2.3.5 At the entrance, there must be signs, audio signaling system and paving showing the directions to lift and services provided for disabled persons.
2.3.6 If for architectural or technical reasons the main entrance cannot be made accessible, mechanical lifts and ramps must be provided.
2.4 Doors
2.4.1 The opening width of the main door of a work opening must be at least 900 mm. For interior doors, the opening width must be at least 800 mm.
2.4.2 The opening space in front of and behind the door must be at least 1,400 mm wide and 1,400 mm long.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
2.5.1 The opening width of the lift door must be at least 900 mm. The lift car must have inside opening dimensions of at least 1,100 mm x 1,400 mm.
2.5.2 The waiting area in front of the lift must be at least 1,100 mm wide and 1,400 mm long.
2.5.3 The lift door must be equipped with re-opening activators. The door opening and closing interval must be greater than 20 seconds to ensure safety of disabled persons. Handrails must be provided inside the lift as prescribed in 2.2.3.
2.5.4 The control panel inside the lift car must be mounted 900 mm to 1,200mm from the floor to the center of the highest call button. The call buttons must have letters in contrasting colors or tactile warnings and braille system.
2.5.5 The floor indicator or audio signaling system shall be installed both inside and outside of the lift. Braille floor indications must be available on both sides of the door jamb of the lift entrances on all floors.
2.6 Public spaces in works
2.6.1 Reception and lobby
2.6.1.1 The areas such as waiting areas, queue areas, sales counters, areas for money change, cash withdrawal, telephone booths, recreational areas, catering service areas or work surfaces in public works must be accessible to disabled persons.
2.6.1.2 There must be at least one accessible reception or lobby corresponding to each type of service.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
2.6.2 Seats
2.6.2.1 In the works with auditoriums, classrooms, meeting rooms, lounges, shops and stadiums, seats must be provided for wheelchair users. The minimum number of seats for a wheelchair user is 1 and must be at least 5% of total number of seats in the work.
2.6.2.2 The seat for wheelchair user must be near the entrance.
2.6.2.3 The minimum number of seats designated for wheelchair users shall be estimated according to Table 2.
Table 2 - The number of seats for wheelchair users
Number of seats
Minimum number of seats for wheelchair users
- From 5 to 30
1
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
2
- From 51 to 100
3
- From 101 to 300
5
- From 301 to 600
6
- Over 600
6 + 1 for every additional 200 seats
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
2.6.3 Restrooms
2.6.3.1 In any restroom in public works, there must be at least 01 compartment for disabled persons but not less than 5 % of the total number of restrooms. In any public restroom, there must be at least 01 compartment for disabled persons.
NOTES: Installation of a separate unisex unit is always desirable in public works so as to allow a disabled person to be assisted by an attendant of the opposite sex.
2.6.3.2 At least one in every 6 urinals is accessible to disabled persons.
2.6.3.3 Inside the accessible compartment, the opening space must be at least 1,400 mm wide and 1,400 mm long to allow for wheelchair movement.
2.6.3.4 The restroom door must be opened outward without blocking the emergency exit and with an opening width of at least 800 mm.
2.6.3.5 The mounting height of accessible sanitary equipment from the floor level is specified as follows:
- Bidet: not higher than 450 mm;
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
- Urinal: not higher than 400 mm;
2.6.3.6 The mounting height of handrails inside the areas where the bidet and urinal are installed must not be greater than 900 mm and 800 mm respectively.
2.6.3.7 The restroom must have a non-slip surface.
2.6.3.8 In accessible restrooms, there must be international signs and audio signaling system.
2.6.4 Clinics and patient rooms in health facilities
2.6.4.1 The minimum ratio of accessible clinics and patient rooms in a health facility must be compliant with following regulations:
- Hospitals: 10 % of total number of patient rooms and clinics;
- Orthopedic and rehabilitation centers: 100 % of number of the monitoring rooms and examination rooms;
- Nursing centers: 50 % of number of rooms.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
2.6.4.3 Handrails must be provided along both sides of corridors and aisles leading to clinics and patient rooms. Handrails must be installed as prescribed in 2.2.3.
2.6.5 Hotel or motel rooms
2.6.5.1 Regarding hotels and motels with under 100 rooms, there must be at least 5 % of accessible rooms. One more accessible room must be available for every 100 additional rooms.
2.6.5.2 In the bedroom designated for wheelchair users, there must be a space with minimum dimensions of 1,400 mm x 1,400 mm along one side of the bed to allow for wheelchair movement.
2.6.5.3 For the works without elevators, the accessible rooms must be located on the ground floor.
2.7 Emergency exits
2.7.1 Alarm system
2.7.1.1 Alarm systems shall be used to inform and give instructions on the emergency areas and exits to disabled persons with both audio and visual signals and include flashing lights in case of emergency.
2.7.1.2 The alarm system must be installed in the areas such as dwellings, meeting rooms, auditoriums, aisles, lobbies, hallways and other public spaces.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
2.7.2 Exit route
2.7.2.1 Emergency areas must be made accessible for disabled persons. The emergency area must be directly connected to the emergency exit stairs and include signs and two-way communication system with visual and audio signals.
2.7.2.2 The exit route leading to the emergency exit stairs must be compliant with QCVN 06:2010/BXD.
2.8 Roads and sidewalks
2.8.1 At the crossings of different heights such as crosswalk and sidewalk, ramps must be provided.
2.8.2 At the intersection of walkway and road, crosswalk or entrance where the vertical rise is greater than 150 mm, a ramp and tactile paving indicating the intersection must be available. The slope must not be greater than 1/12.
2.8.3 The outer edge of the walkway and walkway around ponds and lakes in the park must include warning signs or a bump with a minimum height of 150 mm to ensure safety of visually impaired persons.
2.8.4 The street furniture such as bus stops, benches, lampposts, signboards, telephone booths, fixed poles, bollards, mail boxes, public restrooms, newspaper kiosks, planting tubs and garbage bins must not obstruct disabled persons and must be indicated by tactile paving or marked with contrasting colors so that visually impaired persons may recognize.
2.8.5 Stand-alone furniture on walkway such as poles, planting tubs and others must be at least 100 mm high and without sharp angles.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
2.8.7 The stand-alone obstructions such as advertising signs, mail boxes and telephone booths must be placed outside the walkway. The distance between the lower edge and the ground must not be greater than 600 mm, the protrusion must not exceed 100 mm and the opening height must be 2,000 mm to allow for the free passage of disabled persons.
2.8.8 Regarding new, renovated and repaired works adjacent to the walkway, there must be a protection barrier that has a height of from 1,000 mm to 1,200 mm, is firmly erected so as not to be fallen and lit at night. The scaffolding and protective structures must not be hazardous to visually impaired persons.
2.8.9 If an overpass or tunnel with a walkway has more than 3 risers, the following regulations must be complied with:
- The height of the riser must not be greater than 150 mm, the width of the tread must be at least 300 mm;
- Each section has 18 risers at the maximum. In case of more than 18 risers, a landing must be provided;
- The width of the landing must be at least 1,400 mm;
- Handrails must be provided on both sides of the walkway as prescribed in 2.2.3.
2.8.10 In case of sudden change of height of the entrance to the overpass and tunnel with a walkway, a ramp must be provided as prescribed in 2.2.2.
2.8.11 The surface of walkway on the overpass and in the tunnel must be non-slip.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
2.8.13 At intersections, entrances to tunnel and stairs of the overpass, there must be traffic lights, signs and audio signals or braille to guide visually impaired persons to cross the street.
2.9 Recognizable warning signs
2.9.1 Recognizable warning signs include tactile paving or markings with contrasting colors.
2.9.2 The tactile paving must be provided as follows:
- Paving indicating intersection must be provided at the intersections between the walkway and road;
- Paving indicating limit must be provided at the start and end of stairs; start and end of the ramp, where the obstacles are present, and crosswalk;
- Directional paving shall be used to guide visually impaired persons to the reception, ticket counters, ticket checkpoints, automatic teller machines and to allow for avoidance of obstacles in the areas without directional information and instructions;
- Positioned paving must be provided in front of telephone booths, mail boxes, reception, ticket counters, signboards (Braille or audio), automatic teller machines, restrooms, waiting rooms and entrances to works.
2.10 Signs
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
2.10.2 Signs or recognizable warning signs must include international symbols and braille (see Appendix A).
3.1 The Department of Science, Technology and Environment (Ministry of Construction) shall disseminate and provide guidelines for application of QCVN 10:2014/BXD.
3.2 The local authorities in charge of housing, public work and technical infrastructure shall provide guidance and carry out inspection of the compliance with regulations of QCVN 10:2014/BXD in construction within their area in accordance with applicable regulations of law.
3.3 Difficulties that arise during the implementation of this document should be reported to the Department of Science, Technology and Environment (Ministry of Construction).
SOME INTERNATIONAL DISABILITY ACCESS SIGNS
;
Thông tư 21/2014/TT-BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Xây dựng công trình đảm bảo người khuyết tật tiếp cận sử dụng do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành
Số hiệu: | 21/2014/TT-BXD |
---|---|
Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Xây dựng |
Người ký: | Nguyễn Đình Toàn |
Ngày ban hành: | 29/12/2014 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Thông tư 21/2014/TT-BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Xây dựng công trình đảm bảo người khuyết tật tiếp cận sử dụng do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành
Chưa có Video