BỘ XÂY
DỰNG |
CỘNG HÒA
XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 14/2024/TT-BXD |
Hà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 2024 |
BAN HÀNH QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ AN TOÀN CÔNG TRÌNH TRONG QUÁ TRÌNH KHAI THÁC, SỬ DỤNG
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18 tháng 6 năm 2014; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng ngày 17 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị định số 35/2023/NĐ-CP ngày 20 tháng 6 năm 2023 của Chính phủ;
Căn cứ Nghị định số 175/2024/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2024 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xây dựng về quản lý hoạt động xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 52/2022/NĐ-CP ngày 08 tháng 8 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Giám định nhà nước về chất lượng công trình xây dựng;
Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành Thông tư ban hành quy trình đánh giá an toàn công trình trong quá trình khai thác, sử dụng.
Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này quy trình đánh giá an toàn công trình trong quá trình khai thác, sử dụng.
Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 19 tháng 02 năm 2025.
1. Chủ sở hữu, người quản lý, sử dụng công trình, các tổ chức đánh giá an toàn công trình, các cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
2. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh về Bộ Xây dựng để được hướng dẫn, giải quyết./.
Nơi nhận: |
KT. BỘ
TRƯỞNG |
QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ AN TOÀN CÔNG TRÌNH TRONG QUÁ TRÌNH KHAI THÁC, SỬ DỤNG
(Kèm theo Thông tư số 14/2024/TT-BXD ngày 30/12/2024 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng)
1. Quy trình này áp dụng đối với các công trình quy định tại Phụ lục XI Nghị định số 175/2024/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2024 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xây dựng về quản lý hoạt động xây dựng và thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng.
2. Quy trình này áp dụng để kiểm tra, đánh giá khả năng làm việc của các kết cấu chịu lực chính, các bộ phận công trình có nguy cơ gây mất an toàn và các điều kiện đảm bảo vận hành, khai thác công trình bình thường theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 37 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng.
3. Quy trình này không áp dụng đối với các trường hợp sau:
a) Công trình bị sự cố;
b) Không thể thu thập đủ thông tin cần thiết để phục vụ việc kiểm tra, đánh giá an toàn công trình;
c) Xác định thời hạn sử dụng còn lại của công trình.
1. Chủ sở hữu, người quản lý, sử dụng công trình.
2. Tổ chức đánh giá an toàn công trình.
3. Các cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức, cá nhân có liên quan.
Trong quy trình này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Đánh giá an toàn kết cấu công trình là việc tổ chức đánh giá an toàn công trình (sau đây gọi là tổ chức đánh giá) thực hiện kiểm tra, đánh giá khả năng làm việc (khả năng chịu lực và điều kiện sử dụng bình thường) của các kết cấu chịu lực và các bộ phận công trình có nguy cơ gây mất an toàn.
2. Đánh giá cấp độ 1 là việc tổ chức đánh giá dùng phương pháp kiểm tra trực quan để thực hiện kiểm tra, đánh giá định kỳ an toàn kết cấu công trình.
3. Đánh giá cấp độ 2 là việc tổ chức đánh giá dùng các phương pháp phân tích, kiểm tra kết cấu để đánh giá an toàn kết cấu công trình căn cứ vào hồ sơ thiết kế xây dựng, bản vẽ hoàn công và các số liệu khảo sát hiện trạng công trình.
Điều 4. Mục đích đánh giá an toàn công trình
Việc đánh giá an toàn công trình là để kịp thời phát hiện các yếu tố, nguy cơ gây mất an toàn ảnh hưởng đến sinh mạng, sức khỏe con người ở bên trong và xung quanh công trình, từ đó có các biện pháp xử lý phù hợp để ngăn ngừa hoặc giảm thiểu tác động của các yếu tố, nguy cơ này trong quá trình khai thác, sử dụng công trình.
1. Việc đánh giá an toàn kết cấu công trình phải áp dụng các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn đang có hiệu lực ở thời điểm đánh giá, sử dụng số liệu điều kiện tự nhiên dùng trong xây dựng tại Việt Nam.
2. Hồ sơ, tài liệu được sử dụng trong đánh giá an toàn công trình phải đảm bảo tính pháp lý theo quy định của pháp luật.
3. Tổ chức đánh giá phải thu thập đủ thông tin cần thiết để thực hiện đánh giá an toàn công trình theo quy định tại quy trình này.
4. Việc sửa chữa, gia cường kết cấu công trình phát sinh (nếu có) trong quá trình kiểm tra, đánh giá an toàn công trình phải tuân thủ quy định của pháp luật về xây dựng.
5. Trường hợp văn bản quy phạm pháp luật viện dẫn tại quy trình này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì áp dụng quy định tại văn bản quy phạm pháp luật mới nhất.
Điều 6. Kiểm tra, đánh giá các điều kiện đảm bảo vận hành, khai thác công trình bình thường
1. Tổ chức đánh giá thực hiện kiểm tra, đánh giá các điều kiện đảm bảo vận hành, khai thác công trình bình thường bằng cách xem xét, đánh giá các kết quả kiểm tra, đo đạc, thí nghiệm, kiểm định đối với các điều kiện này theo quy định của pháp luật chuyên ngành có liên quan.
2. Kết quả kiểm tra, đánh giá các điều kiện đảm bảo vận hành, khai thác công trình bình thường được lập thành báo cáo kết quả kiểm tra, đánh giá và báo cáo này là thành phần của hồ sơ đánh giá an toàn công trình.
Điều 7. Lưu đồ đánh giá an toàn kết cấu công trình
1. Trình tự thực hiện đánh giá cấp độ 1 như sau:
a) Chuẩn bị hồ sơ, tài liệu;
b) Nghiên cứu hồ sơ, tài liệu;
c) Kiểm tra trực quan;
d) Lập báo cáo kết quả đánh giá an toàn công trình.
2. Trước khi đánh giá, tổ chức đánh giá phải chuẩn bị các hồ sơ, tài liệu quy định tại điểm b khoản 1 Điều 38 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP.
3. Việc nghiên cứu hồ sơ, tài liệu nhằm mục đích:
a) Xác định hệ kết cấu và các khu vực chức năng của công trình;
b) Xác định các khu vực quan trọng phải kiểm tra;
c) Xác định các kết cấu quan trọng, kết cấu đặc biệt, kết cấu tĩnh định (dầm chuyển, dầm công xôn, cột mảnh, kết cấu nhịp lớn, cáp ứng lực trước, gối tựa, v.v.) phải kiểm tra;
d) Xác định các tải trọng để đánh giá việc sử dụng đúng công năng và khả năng quá tải;
đ) Xác định ảnh hưởng của việc cải tạo, sửa chữa công trình đến kết cấu công trình.
4. Kiểm tra trực quan
a) Kiểm tra trực quan bao gồm: kiểm tra hiện trạng kết cấu công trình; kiểm tra tải trọng tác dụng lên kết cấu công trình; kiểm tra việc cải tạo, sửa chữa công trình ảnh hưởng đến kết cấu công trình.
b) Kiểm tra hiện trạng kết cấu công trình là để xác định các khuyết tật, hư hỏng, biến dạng của kết cấu và các dấu hiệu suy thoái của vật liệu kết cấu. Trường hợp có dấu hiệu khuyết tật, hư hỏng, biến dạng của kết cấu, suy thoái của vật liệu kết cấu thì tổ chức đánh giá phải đánh giá về khuyết tật, hư hỏng, biến dạng, suy thoái này và kiến nghị biện pháp xử lý (sửa chữa, gia cường kết cấu) nếu cần thiết hoặc đánh giá cấp độ 2 đối với kết cấu của một phần hoặc toàn bộ công trình.
c) Kiểm tra tải trọng tác dụng lên kết cấu công trình bao gồm: kiểm tra tải trọng thực tế so với tải trọng khi thiết kế; kiểm tra công năng sử dụng thực tế so với công năng khi thiết kế; kiểm tra việc chất tải thực tế so với chất tải khi thiết kế.
d) Kiểm tra việc cải tạo, sửa chữa công trình là để xác định và đánh giá tác động bất lợi của việc cải tạo, sửa chữa này đến kết cấu công trình.
5. Báo cáo kết quả đánh giá an toàn công trình
a) Báo cáo kết quả đánh giá an toàn công trình phải phản ánh thực tế các công việc kiểm tra đã thực hiện và thể hiện rõ các đánh giá, kết luận, kiến nghị (nếu có).
b) Nội dung chính của báo cáo kết quả đánh giá an toàn công trình bao gồm: thông tin chung về công trình; thông tin về tổ chức đánh giá; đối tượng đánh giá, thời điểm đánh giá; danh mục các hồ sơ, tài liệu phục vụ đánh giá; kết quả khảo sát, kiểm tra, đánh giá đã thực hiện; kết luận, kiến nghị (nếu có); họ và tên, chữ ký của cá nhân đảm nhận chủ trì thực hiện đánh giá; họ và tên, chữ ký, chức vụ của người đại diện theo pháp luật và dấu pháp nhân của tổ chức đánh giá.
1. Đánh giá cấp độ 2 được thực hiện trong các trường hợp sau:
a) Khi đánh giá cấp độ 1 có nghi ngờ về an toàn kết cấu công trình;
b) Khi kết cấu công trình trong quá trình khai thác, sử dụng có dấu hiệu bất thường gây nguy cơ mất an toàn.
2. Đánh giá cấp độ 2 bao gồm hai giai đoạn: đánh giá sơ bộ và đánh giá chi tiết.
1. Trình tự thực hiện đánh giá sơ bộ như sau:
a) Nghiên cứu hồ sơ, tài liệu và các dấu hiệu khác;
b) Khảo sát hiện trạng công trình;
c) Đánh giá sơ bộ;
d) Lập báo cáo kết quả đánh giá an toàn công trình.
2. Hồ sơ, tài liệu và các dấu hiệu khác cần được nghiên cứu ở giai đoạn đánh giá sơ bộ bao gồm:
a) Hồ sơ, tài liệu quy định tại khoản 2 Điều 8 quy trình này;
b) Các dấu hiệu khác (ví dụ: sự thay đổi điều kiện đất nền, sự ăn mòn, v.v.).
3. Việc khảo sát hiện trạng công trình ở giai đoạn đánh giá sơ bộ là để xác định rõ hệ kết cấu và các khuyết tật, hư hỏng, biến dạng của kết cấu, suy thoái của vật liệu kết cấu bằng phương pháp kiểm tra trực quan với các thiết bị, dụng cụ đơn giản. Trước khi khảo sát hiện trạng công trình, tổ chức đánh giá phải nghiên cứu hồ sơ, tài liệu để xác định các kết cấu chịu lực, kết cấu quan trọng, kết cấu đặc biệt, kết cấu tĩnh định.
4. Ở giai đoạn đánh giá sơ bộ, căn cứ vào kết quả nghiên cứu hồ sơ, tài liệu, các dấu hiệu khác và khảo sát hiện trạng công trình, tổ chức đánh giá phải xác định mức độ nghiêm trọng của các khuyết tật, hư hỏng, biến dạng, thay đổi kết cấu, suy thoái của vật liệu kết cấu gây ảnh hưởng đến an toàn chịu lực và điều kiện sử dụng bình thường của kết cấu nhằm tập trung nguồn lực vào các yếu tố này trong việc đánh giá tiếp theo. Căn cứ kết quả đánh giá sơ bộ, tổ chức đánh giá kiến nghị sự cần thiết hoặc không cần thiết phải khảo sát bổ sung.
5. Trường hợp kết quả đánh giá sơ bộ cho thấy kết cấu công trình có nguy cơ mất an toàn, tổ chức đánh giá phải thông báo kịp thời cho chủ sở hữu, người quản lý, sử dụng công trình để thực hiện các biện pháp xử lý (nếu cần thiết) nhằm ngăn ngừa hoặc giảm thiểu nguy hiểm đối với an toàn cộng đồng.
6. Trên cơ sở kết quả khảo sát, đánh giá theo quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này, tổ chức đánh giá kiến nghị sự cần thiết hoặc không cần thiết phải đánh giá chi tiết. Việc đánh giá chi tiết là không cần thiết nếu đánh giá sơ bộ có thể kết luận được kết cấu công trình đảm bảo an toàn hoặc không đảm bảo an toàn. Trường hợp đánh giá sơ bộ không thể kết luận được kết cấu công trình đảm bảo an toàn hoặc không đảm bảo an toàn thì kiến nghị đánh giá chi tiết theo quy định tại Điều 11 quy trình này.
7. Báo cáo kết quả đánh giá an toàn công trình
a) Báo cáo kết quả đánh giá an toàn công trình phải phản ánh thực tế các công việc kiểm tra đã thực hiện và thể hiện rõ các đánh giá, kết luận, kiến nghị (nếu có).
b) Nội dung chính của báo cáo kết quả đánh giá an toàn công trình bao gồm: thông tin chung về công trình; thông tin về tổ chức đánh giá; đối tượng đánh giá, thời điểm đánh giá; danh mục các hồ sơ, tài liệu phục vụ đánh giá; kết quả khảo sát, kiểm tra, đánh giá đã thực hiện; kết luận, kiến nghị (nếu có); họ và tên, chữ ký của cá nhân đảm nhận chủ trì thực hiện đánh giá; họ và tên, chữ ký, chức vụ của người đại diện theo pháp luật và dấu pháp nhân của tổ chức đánh giá.
1. Trình tự thực hiện đánh giá chi tiết như sau:
a) Rà soát chi tiết hồ sơ, tài liệu;
b) Khảo sát chi tiết đối với kết cấu;
c) Xác định đặc trưng vật liệu kết cấu;
d) Khảo sát địa chất công trình;
đ) Xác định tải trọng và tác động;
e) Phân tích kết cấu;
g) Kiểm tra kết cấu;
h) Lập báo cáo kết quả đánh giá an toàn công trình.
2. Rà soát chi tiết hồ sơ, tài liệu
a) Hồ sơ, tài liệu đã được quy định tại khoản 2 Điều 8 quy trình này trong giai đoạn đánh giá chi tiết phải được nghiên cứu, xem xét chi tiết.
b) Khi nghiên cứu hồ sơ, tài liệu phải chú ý đến sự khác biệt trong các phương pháp kiểm tra kết cấu, yêu cầu cấu tạo của kết cấu theo quy định của tiêu chuẩn thiết kế đã áp dụng khi thiết kế và tiêu chuẩn thiết kế áp dụng trong đánh giá.
3. Khảo sát chi tiết đối với kết cấu
a) Kích thước và chi tiết cấu tạo của kết cấu được xác định từ hồ sơ thiết kế xây dựng, bản vẽ hoàn công công trình. Trường hợp không xác định được từ hồ sơ thiết kế xây dựng, bản vẽ hoàn công công trình thì kích thước và chi tiết cấu tạo của kết cấu phải được xác định bằng cách khảo sát và đo đạc hiện trạng công trình.
b) Các khiếm khuyết hình học của kết cấu (ví dụ: độ cong ban đầu của cột, độ lệch tâm ngẫu nhiên, v.v.) phải được xác định trong quá trình khảo sát và đo đạc hiện trạng công trình. Trường hợp các giá trị khảo sát và đo đạc được về khiếm khuyết hình học của kết cấu nhỏ hơn sai số cho phép theo quy định của tiêu chuẩn áp dụng trong đánh giá thì các giá trị này được xác định theo quy định của tiêu chuẩn đó.
4. Xác định đặc trưng vật liệu kết cấu
a) Các đặc trưng vật liệu kết cấu được xác định từ hồ sơ thiết kế xây dựng, bản vẽ hoàn công công trình. Trường hợp không xác định được từ hồ sơ thiết kế xây dựng, bản vẽ hoàn công công trình thì các đặc trưng vật liệu kết cấu phải được xác định bằng thí nghiệm phá hủy hoặc không phá hủy.
b) Khi xác định đặc trưng vật liệu kết cấu bằng thí nghiệm, ảnh hưởng của hình dạng và kích thước mẫu thí nghiệm, ảnh hưởng của nhiệt độ, độ ẩm, các hiệu ứng do thời gian chịu tải và ảnh hưởng của môi trường đến kết cấu phải được xét đến.
c) Các phương pháp lấy mẫu và thí nghiệm để xác định đặc trưng vật liệu kết cấu phải phù hợp với quy định của các tiêu chuẩn áp dụng trong đánh giá có liên quan.
d) Kết quả thí nghiệm phải được phân tích và xử lý thống kê.
5. Khảo sát địa chất công trình
a) Số liệu khảo sát địa chất công trình phục vụ cho việc đánh giá an toàn công trình được xác định từ báo cáo kết quả khảo sát xây dựng công trình.
b) Trường hợp số liệu khảo sát địa chất công trình không xác định được từ báo cáo kết quả khảo sát xây dựng công trình thì tổ chức đánh giá phải khảo sát hiện trạng địa chất công trình.
6. Xác định tải trọng và tác động
a) Các tải trọng và tác động phải được xác định phù hợp với quy định của quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn áp dụng trong đánh giá. Việc thay đổi công năng sử dụng hoặc cải tạo, sửa chữa công trình ảnh hưởng đến kết cấu công trình phải được xét đến.
b) Các hệ số độ tin cậy về tải trọng đối với tải trọng thường xuyên và tải trọng tạm thời sử dụng trong phân tích kết cấu khi đánh giá phải được xác định phù hợp với quy định của tiêu chuẩn áp dụng trong đánh giá.
7. Phân tích kết cấu
a) Phương pháp phân tích kết cấu được lựa chọn phải căn cứ vào loại kết cấu và vật liệu kết cấu.
b) Mô hình tính toán kết cấu áp dụng trong phân tích kết cấu phải phản ánh sát nhất ứng xử của kết cấu và có thể được áp dụng cho cả hệ kết cấu hoặc kết cấu riêng biệt.
c) Ảnh hưởng của khuyết tật, hư hỏng, biến dạng của kết cấu, suy thoái của vật liệu kết cấu phải được xét đến trong mô hình tính toán kết cấu.
8. Kiểm tra kết cấu
a) Kiểm tra kết cấu bao gồm: kiểm tra khả năng chịu lực và kiểm tra điều kiện sử dụng bình thường của kết cấu.
b) Các hệ số độ tin cậy về vật liệu sử dụng trong kiểm tra kết cấu phải được xác định theo quy định của tiêu chuẩn áp dụng trong đánh giá.
c) Kiểm tra khả năng chịu lực của kết cấu bao gồm: kiểm tra khả năng chịu lực của tiết diện và kiểm tra khả năng chịu lực của liên kết theo quy định của các tiêu chuẩn thiết kế kết cấu áp dụng trong đánh giá.
d) Điều kiện sử dụng bình thường của kết cấu được coi là đảm bảo nếu các giá trị biến dạng, chuyển vị, nứt, v.v. của kết cấu không vượt quá các giá trị giới hạn quy định của các tiêu chuẩn thiết kế kết cấu áp dụng trong đánh giá.
9. Báo cáo kết quả đánh giá an toàn công trình
a) Báo cáo kết quả đánh giá an toàn công trình phải phản ánh thực tế các công việc đã thực hiện và thể hiện rõ các đánh giá, kết luận, kiến nghị (nếu có).
b) Nội dung chính của báo cáo kết quả đánh giá an toàn công trình bao gồm: thông tin chung về công trình; thông tin về tổ chức đánh giá; đối tượng đánh giá, thời điểm đánh giá; danh mục các hồ sơ, tài liệu phục vụ đánh giá; kết quả đánh giá sơ bộ; kết quả đánh giá chi tiết; kết quả phân tích, kiểm tra kết cấu, v.v.; kết luận, kiến nghị (nếu có); họ và tên, chữ ký của cá nhân đảm nhận chủ trì thực hiện đánh giá; họ và tên, chữ ký, chức vụ của người đại diện theo pháp luật và dấu pháp nhân của tổ chức đánh giá.
Điều 12. Hồ sơ đánh giá an toàn công trình
1. Hồ sơ đánh giá an toàn công trình do tổ chức đánh giá lập bao gồm: báo cáo kết quả đánh giá an toàn công trình và các hồ sơ, tài liệu có liên quan (đề cương đánh giá; bản vẽ, ảnh chụp hiện trạng công trình; kết quả khảo sát, đo đạc hiện trạng công trình; kết quả thí nghiệm vật liệu kết cấu hiện trạng công trình; kết quả phân tích, kiểm tra kết cấu, v.v.).
2. Hồ sơ đánh giá an toàn công trình được bàn giao cho chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình để lưu trữ vào hồ sơ bảo trì công trình và phục vụ cho lần đánh giá tiếp theo.
MINISTRY
OF CONSTRUCTION OF VIETNAM |
SOCIALIST
REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 14/2024/TT-BXD |
Hanoi, December 30, 2024 |
OPERATION SAFETY EVALUATION PROCEDURES
Pursuant to the Law on Construction dated June 18, 2014; the Law on amendments to the Law on Construction dated June 17, 2020;
Pursuant to the Government's Decree No. 06/2021/ND-CP dated January 26, 2021 on elaboration of several regulations on quality management, construction and maintenance of construction works amended by the Government’s Decree No. 35/2023/ND-CP dated June 20, 2023.
Pursuant to the Government’s Decree No. 175/2024/ND-CP dated December 30, 2024 on elaboration of certain articles and enforcement of the Law on Construction regarding management of construction operations;
Pursuant to the Government's Decree No. 52/2022/ND-CP dated August 08, 2022 on functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Construction;
At the request of the Director of State Agency for Construction Quality Appraisal;
The Minister of Construction promulgates Circular on operation safety evaluation procedures.
...
...
...
This Circular takes effect from February 19, 2025.
1. Construction owners, managers and users, operation safety evaluating-organizations, regulatory bodies and relevant organizations and individuals shall be responsible for implementation of this Circular.
2. Difficulties that arise during the implementation of this Circular should be promptly reported to the Ministry of Construction of Vietnam for guidance and settlement./.
PP.
MINISTER
DEPUTY MINISTER
Pham Minh Ha
...
...
...
OPERATION SAFETY EVALUATION PROCEDURES
(Enclosed with the Circular No. 14/2024/TT-BXD dated December 30, 2024 of the Minister of Construction)
1. Operation safety evaluation procedures are applied to constructions specified in the Appendix XI of the Government’s Decree No. 175/2024/ND-CP dated December 30, 2024 and managed by the Ministry of Construction.
2. These procedures are aimed at inspecting and evaluating working capacities of main load-bearing structures and construction constituents potentially causing unsafety risks and conditions for assurance of normal operation and exploitation of constructions in accordance with clause 1 and clause 2 Article 37 of the Government’s Decree No. 06/2021/ND-CP dated January 26, 2021.
3. These procedures will not be applied in the following cases:
a) Construction incidents;
b) Impossibility of collecting full information necessary for inspection and evaluation of safety for constructions;
c) Determination of the remaining service life of construction.
...
...
...
1. Construction owners, managers and users.
2. Operation safety evaluating-organizations
3. Regulatory bodies and relevant organizations and individuals.
Article 3. Definition of terms
In these procedures, the terms below are construed as follows:
1. ”Evaluation of safety of construction structures” means that an operation safety evaluating-organization (hereinafter referred to as “evaluator”) inspects and evaluates working capacities (load-bearing capacity and conditions for normal operation) of load-bearing structures and construction constituents potentially causing unsafety risks
2. ”Level 1 evaluation” means that the evaluator periodically inspects and evaluates safety of construction structures by the visual inspection.
3. ”Level 2 evaluation” means that the evaluator evaluates safety of construction structures by the methods of analysing and inspecting structures on the basis of construction design documentation, as-built drawings and construction condition survey data.
Article 4. Safety evaluation purposes
...
...
...
Article 5. General regulations
1. Evaluation of safety of construction structures shall comply with applicable technical regulations and standards at the time of evaluation and use physical natural and climatic data for construction in Vietnam.
2. Documentation and documents used for evaluation of safety of construction shall be legal as per by law.
3. Evaluators shall collect full information necessary for evaluation of safety of construction according to regulations mentioned in procedures.
4. Repair and reinforcement of new construction structures (if any) during inspection and evaluation of safety of constructions shall comply with the law on construction.
5. If any legislative documents referred to in such procedures are amended, supplemented or superseded, the new ones shall apply.
1. Inspection and evaluation of conditions for assurance of normal operation and exploitation of constructions shall be evaluated by the methods of reviewing and evaluating results of inspection, measurement, experiment, and testing for these conditions according to regulations of relevant specialized laws.
2. Results of inspection and evaluation of conditions for assurance of normal operation and exploitation of constructions shall be made into a report and this report constitutes the construction safety evaluation dossier.
...
...
...
Level 1 evaluation
Level 2 evaluation
1. Procedures for level 1 evaluation shall be followed as follows:
a) Preparation of documentation, dossiers and documents;
b) Study of documentation, dossiers and documents;
c) Visual inspection;
...
...
...
2. Before the evaluation, the evaluator shall prepare documents and records specified in point b clause 1 Article 38 of the Decree No. 06/2021/ND-CP.
3. The study of documentation, dossiers and documents is aimed at:
a) Determining structural systems and functional zones of constructions;
b) Determining important zones to be inspected;
c) Determining important, special and statically determinate structures (transfer beam, cantilever beam, slender columns, long-span structures, prestressed cables, cushion, etc.) to be inspected;
d) Determining loads to evaluate whether constructions are used for their intended purposes or overloaded.
dd) Determining impacts of renovation and repair of constructions on their structures.
4. Visual inspection is regulated as follows:
a) Visual inspection includes inspection of current conditions of construction structures; inspection of structural loads; inspection of impacts of renovation and repair of constructions on their structures.
...
...
...
c) The inspection of structural load includes inspection of actual load compared to design load; inspection of actual uses compared to design uses; inspection of actual load compared to design load.
d) The inspection of renovation/repair of the construction is aimed at determining and evaluating adverse impacts of such renovation and repair on the construction structure.
5. A construction safety evaluation result report is regulated as follows:
a) The construction safety evaluation result report shall show actual inspection tasks performed and clearly indicate evaluation, conclusions and recommendations (if any).
b) The construction safety evaluation result report shall contain main contents, including general information about the construction; information about the evaluator; items to be evaluated, evaluation time; list of records and documents serving the evaluation; results of surveys, inspection and evaluation carried out; conclusions and recommendations (if any); full name and signature of the individual in charge of conducting the evaluation; full name, signature, position of the legal representative and legal seal of the evaluator.
1. The level 2 evaluation shall be carried out in the following cases:
a) There is any doubt about safety of construction structures through the level 1 evaluation;
b) During the exploitation and use of the construction structure, there is any sign of abnormality that may cause unsafety risks.
...
...
...
Article 10. Preliminary evaluation
1. Procedures for preliminary evaluation shall be followed as follows:
a) Study of documentation, dossiers and documents and other signs;
b) Survey into current conditions of the construction;
c) Preliminary evaluation;
d) Formulation of a construction safety evaluation result report.
2. Documentation, dossiers and documents and other signs to be studied at the preliminary evaluation stage include:
a) Documentation, dossiers and documents specified in clause 2 Article 8 of such Procedures;
b) Other signs (e.g. change in foundation soil conditions, corrosion, etc).
...
...
...
4. At the preliminary evaluation stage, according to results of the study of documentation, dossiers and documents and other signs and the survey into current conditions of the construction, the evaluator shall determine severity of defects, damage, deformation, structural changes, and deterioration of structural materials that affect load-bearing safety and conditions for normal use of the structure in order to focus resources on these elements in the subsequent evaluation. According to preliminary evaluation results, the evaluator shall propose that it is necessary or unnecessary for additional surveys.
5. In case these preliminary evaluation results show that the construction structure is at risk of being unsafe, the evaluator shall promptly notify the owner, manager, or user of the construction to take remedial measures (if necessary) to prevent or minimize the danger to the public safety.
6. On the basis of evaluation and survey results in accordance with regulations in point b and point c clause 1 of this Article, the evaluator shall propose that it is necessary or unnecessary for the detailed evaluation. The detailed evaluation is unnecessary if it is concluded that the construction structure is safe or unsafe through the preliminary evaluation. If it is not concluded that the construction structure is safe or unsafe through the preliminary evaluation, the detailed evaluation shall be proposed according to regulations in Article 11 of such Procedures.
7. A construction safety evaluation result report is regulated as follows:
a) The construction safety evaluation result report shall show actual inspection tasks performed and clearly indicate evaluation, conclusions and recommendations (if any).
b) The construction safety evaluation result report shall contain main contents, including general information about the construction; information about the evaluator; items to be evaluated, evaluation time; list of records and documents serving the evaluation; results of surveys, inspection and evaluation carried out; conclusions and recommendations (if any); full name and signature of the individual in charge of conducting the evaluation; full name, signature, position of the legal representative and legal seal of the evaluator.
Article 11. Detailed evaluation
1. Procedures for detailed evaluation shall be followed as follows:
a) Detailed review of documentation, dossiers and documents;
...
...
...
c) Determination of characteristics of structural materials;
d) Engineering geological survey;
dd) Determination of loads and impacts;
e) Structural analysis;
g) Structural inspection;
h) Formulation of a detailed construction safety evaluation result report.
2. The detailed review of documentation, dossiers and documents shall be conducted as follows:
a) Documentation, dossiers and documents specified in clause 2 Article 8 of such Procedures at the detailed evaluation stage shall be studied and reviewed in a detailed manner.
b) Upon study of these documentation, dossiers and documents, attention shall be paid to differences in structure inspection methods, and structural requirements according to regulations of design standards applied during design and evaluation.
...
...
...
a) Size and structural details of the structure shall be determined on the basis of the construction design documentation and as-built drawings. If the size and structural details of the structure cannot be determined on the basis of the construction design documentation and as-built drawings, they shall be determined by surveying and measuring current conditions of the construction.
b) Geometrical defects of the structure (e.g. initial curvature of columns, random eccentricity, etc.) shall be determined during survey and measurement of current conditions of the construction. If the measurements of geometrical defects of the structure are smaller than the tolerances according to regulations of standards applied during evaluation, such measurements shall be determined according to such standards.
4. Characteristics of structural materials shall be determined as follows:
a) Characteristics of structural materials shall be determined on the basis of the construction design documentation and as-built drawings. If characteristics of structural materials cannot be determined on the basis of the construction design documentation and as-built drawings, they shall be determined by the destructive or non-destructive testing.
b) Upon determination of characteristics of structural materials by testing, the influence of the shape and size of each testing sample, the influence of temperature, humidity or effects due to the loading time and the influence of the environment on the structure shall be taken into account.
c) The methods of taking samples and testing for determination of characteristics of structural materials shall be consistent with relevant regulations of the standards applied during evaluation.
d) Testing results shall be analyzed and statistically processed.
5. Engineering geological survey shall be conducted as follows:
a) Engineering geological survey data used to evaluation construction safety shall be determined on the basis of the construction survey result report.
...
...
...
6. Loads and impacts shall be determined as follows:
a) Loads and impacts shall be determined according to technical regulations and standards applied to the evaluation. Changes in uses or renovation and repair of the construction that affect its structure shall be taken into account.
b) Load reliability factors for permanent load and variable load used for the structural analysis during evaluation shall be determined according to regulations of the standards applied to evaluation.
7. Structural analysis shall be carried out as follows:
a) Structural analysis methods shall be selected on the basis of type and materials of the structure.
b) The structural calculation modelling applied to the structural analysis shall closely reflect the structural behaviour and can be applied to the entire structural system or separate structures.
c) Effects of defects, damage, deformation of the structure, and deterioration of structural materials shall be taken into account in the structural calculation modelling.
8. Structural inspection shall be carried out as follows:
a) Structural inspection includes inspection of bearing capacity and inspection of conditions for normal operation of the structure.
...
...
...
c) Inspection of bearing capacity includes inspection of the bearing capacity of the cross section and the bearing capacity of the connection according to regulations of the structural design standards applied to the evaluation.
d) Conditions for normal operation of the structure shall be considered to be met if values including deformation, transposition, cracks, etc. do not exceed the limits specified in structural design standards applied to the evaluation.
9. A construction safety evaluation result report is regulated as follows:
a) The construction safety evaluation result report shall show actual tasks performed and clearly indicate evaluation, conclusions and recommendations (if any).
b) The construction safety evaluation result report shall contain main contents, including general information about the construction; information about the evaluator; items to be evaluated, evaluation time; list of records and documents serving the evaluation; preliminary and detailed evaluation results, structural inspection and analysis results, etc.; conclusions and recommendations (if any); full name and signature of the individual in charge of conducting the evaluation; full name, signature, position of the legal representative and legal seal of the evaluator.
Article 12. Construction safety evaluation dossier
1. A construction safety evaluation dossier prepared by the evaluator includes construction safety evaluation result report and relevant records and documents (evaluation outline; drawings, photos of current conditions of the construction; results survey and measurement of current conditions of the construction; results of testing of structural materials of current conditions of the construction; structural inspection and analysis results, etc.).
2. The construction safety evaluation dossier shall be handed over to the owner or the manager/user of the construction in order to include it in the construction maintenance dossier and serve the subsequent evaluation.
;Thông tư 14/2024/TT-BXD về Quy trình đánh giá an toàn công trình trong quá trình khai thác, sử dụng do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành
Số hiệu: | 14/2024/TT-BXD |
---|---|
Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Xây dựng |
Người ký: | Phạm Minh Hà |
Ngày ban hành: | 30/12/2024 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Thông tư 14/2024/TT-BXD về Quy trình đánh giá an toàn công trình trong quá trình khai thác, sử dụng do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành
Chưa có Video