Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------

Số: 05/2010/TT-BKH

Hà Nội, ngày 10 tháng 02 năm 2010

 

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH CHI TIẾT LẬP HỒ SƠ MỜI THẦU MUA SẮM HÀNG HÓA

Căn cứ Luật Đấu thầu số 61/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản số 38/2009/QH12 ngày 19 tháng 6 năm 2009;
Căn cứ Nghị định số 85/2009/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 116/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định chi tiết lập Hồ sơ mời thầu mua sắm hàng hóa như sau:

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Đối tượng áp dụng là tổ chức, cá nhân có trách nhiệm lập hồ sơ mời thầu mua sắm hàng hóa (bao gồm cả phụ tùng thay thế, tài liệu kỹ thuật và dịch vụ kỹ thuật kèm theo nếu có) của các dự án thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Đấu thầu khi thực hiện hình thức đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế trong nước và quốc tế.

2. Đối với các gói thầu mua sắm hàng hóa thuộc các dự án sử dụng vốn ODA, nếu được nhà tài trợ chấp thuận thì áp dụng theo Mẫu Hồ sơ mời thầu ban hành kèm theo Thông tư này hoặc có thể sửa đổi, bổ sung một số nội dung theo quy định về đấu thầu trong điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc thỏa thuận quốc tế mà cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký kết.

Điều 2. Mẫu Hồ sơ mời thầu mua sắm hàng hóa

Mẫu Hồ sơ mời thầu mua sắm hàng hóa ban hành kèm theo Thông tư này bao gồm những nội dung cơ bản sau:

Phần thứ nhất. Chỉ dẫn đối với nhà thầu

Chương I. Yêu cầu về thủ tục đấu thầu

Chương II. Bảng dữ liệu đấu thầu  

Chương III. Tiêu chuẩn đánh giá và nội dung xác định giá đánh giá

Chương IV. Biểu mẫu dự thầu

Phần thứ hai. Yêu cầu về cung cấp

Chương V. Phạm vi cung cấp

Chương VI. Tiến độ cung cấp

Chương VII. Yêu cầu về mặt kỹ thuật

Phần thứ ba. Yêu cầu về hợp đồng

Chương VIII. Điều kiện chung của hợp đồng

Chương IX. Điều kiện cụ thể của hợp đồng

Chương X. Mẫu hợp đồng

Khi áp dụng Mẫu này, tổ chức, cá nhân lập hồ sơ mời thầu căn cứ vào quy mô, tính chất của gói thầu mà đưa ra các yêu cầu trên cơ sở đảm bảo nguyên tắc cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế; không được đưa ra các điều kiện nhằm hạn chế sự tham gia của nhà thầu hoặc nhằm tạo lợi thế cho một hoặc một số nhà thầu gây ra sự cạnh tranh không bình đẳng.

Trong Mẫu này, nhưng chữ in nghiêng là nội dung mang tính hướng dẫn, minh họa và sẽ được người sử dụng cụ thể hóa căn cứ quy mô, tính chất của gói thầu. Trường hợp sửa đổi, bổ sung vào phần in đứng của Mẫu này thì tổ chức, cá nhân lập hồ sơ mời thầu phải giải trình bằng văn bản và đảm bảo không trái với các quy định của pháp luật về đấu thầu; chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung sửa đổi, bổ sung.

Điều 3. Tổ chức thực hiện

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 4 năm 2010. Thông tư này thay thế Quyết định số 1118/2008/QĐ-BKH ngày 03 tháng 9 năm 2008 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành Mẫu hồ sơ mời thầu mua sắm hàng hóa.

2. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương, Ủy ban nhân dân các cấp và tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.

Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi quản lý của mình hướng dẫn chi tiết một số nội dung của Thông tư này (nếu cần thiết) nhưng bảo đảm không trái với các quy định của Thông tư này.

3. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương, Ủy ban nhân dân các cấp và tổ chức, cá nhân có liên quan gửi ý kiến về Bộ Kế hoạch và Đầu tư để kịp thời xem xét, chỉnh lý.

 

 

Nơi nhận:
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- VP BCĐTW về phòng, chống tham nhũng;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chính phủ;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- Website của Chính phủ; Công báo;
- Các Sở KH&ĐT các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Các đơn vị thuộc Bộ KH&ĐT;
- Cục Kiểm tra văn bản – Bộ Tư pháp;
- Lưu: VT, Cục QLĐT (TN).

BỘ TRƯỞNG




Võ Hồng Phúc

 


MẪU HỒ SƠ MỜI THẦU

MUA SẮM HÀNG HÓA
(Ban hành kèm theo Thông tư số: 05/2010/TT-BKH ngày 10 tháng 02 năm 2010 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

HỒ SƠ MỜI THẦU

 

 

(tên gói thầu)

(tên dự án)

(tên chủ đầu tư)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Đại diện hợp pháp của tư vấn lập
HSMT (nếu có)
[Ghi tên, chức danh, ký tên và đóng dấu]

___, ngày ___ tháng ___ năm ____

Đại diện hợp pháp của bên mời thầu
[Ghi tên, chức danh, ký tên và đóng dấu]

 

 

 

 

MỤC LỤC

Từ ngữ viết tắt ......................................................................................................................

Phần thứ nhất. Chỉ dẫn đối với nhà thầu ..............................................................................

Chương I. Yêu cầu về thủ tục đấu thầu .................................................................................

A. Tổng quát .........................................................................................................................

B. Chuẩn bị hồ sơ dự thầu .....................................................................................................

C. Nộp hồ sơ dự thầu ............................................................................................................

D. Mở thầu và đánh giá hồ sơ dự thầu....................................................................................

E. Trúng thầu .........................................................................................................................

Chương II. Bảng dữ liệu đấu thầu ........................................................................................

Chương III. Tiêu chuẩn đánh giá và nội dung xác định giá đánh giá ....................................

Chương IV. Biểu mẫu dự thầu ..............................................................................................

Mẫu số 1. Đơn dự thầu...........................................................................................................

Mẫu số 2. Giấy ủy quyền ........................................................................................................

Mẫu số 3. Thỏa thuận liên danh...............................................................................................

Mẫu số 4. Biểu giá chào cho hàng hóa sản xuất, gia công trong nước .....................................

Mẫu số 5. Biểu giá chào cho hàng hóa sản xuất, gia công ngoài nước......................................

Mẫu số 6. Biểu giá chào cho hàng hóa sản xuất, gia công ngoài nước đã nhập khẩu và đang được chào bán tại Việt Nam.......................................................................................................................................

Mẫu số 7. Bảng kê khai sử dụng cán bộ kỹ thuật nước ngoài ..................................................

Mẫu số 8. Hợp đồng đang thực hiện của nhà thầu ...................................................................

Mẫu số 9. Hợp đồng tương tự do nhà thầu thực hiện ..............................................................

Mẫu số 10. Kê khai năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh chính        

Mẫu số 11. Danh sách các nhà thầu phụ quan trọng ................................................................

Mẫu số 12. Kê khai năng lực tài chính của nhà thầu .................................................................

Mẫu số 13. Bảo lãnh dự thầu ..................................................................................................

Mẫu số 14. Giấy phép bán hàng thuộc bản quyền của nhà sản xuất .........................................

Phần thứ hai. Yêu cầu về cung cấp.......................................................................................

Chương V. Phạm vi cung cấp................................................................................................

Chương VI. Tiến độ cung cấp ...............................................................................................

Chương VII. Yêu cầu về mặt kỹ thuật ....................................................................................

Phần thứ ba. Yêu cầu về hợp đồng.......................................................................................

Chương VIII. Điều kiện chung của hợp đồng ........................................................................

Chương IX. Điều kiện cụ thể của hợp đồng ..........................................................................

Chương X. Mẫu hợp đồng ....................................................................................................

Mẫu số 15. Hợp đồng ............................................................................................................

Mẫu số 16. Bảo lãnh thực hiện hợp đồng ................................................................................

Mẫu số 17. Bảo lãnh tiền tạm ứng ..........................................................................................

Phụ lục 1. Danh mục hàng hóa theo hợp đồng .....................................................................

Phụ lục 2. Các ví dụ .............................................................................................................

 

TỪ NGỮ VIẾT TẮT

BDL

Bảng dữ liệu đấu thầu

HSMT

Hồ sơ mời thầu

HSDT

Hồ sơ dự thầu

ĐKC

Điều kiện chung của hợp đồng

ĐKCT

Điều kiện cụ thể của hợp đồng

TCĐG

Tiểu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu

Gói thầu ODA

Là gói thầu sử dụng vốn vay ODA từ các nhà tài trợ (Ngân hàng Thế giới – WB, Ngân hàng Phát triển Châu Á – ADB, Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản – JICA, Ngân hàng Tái thiết Đức – KfW, Cơ quan Phát triển Pháp – AFD …)

Luật sửa đổi

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản số 38/2009/QH12 ngày 19 tháng 6 năm 2009

Nghị định 85/CP

Nghị định số 85/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng

Incoterms

Quy tắc chính thức của Phòng Thương mại quốc tế giải thích các điều kiện thương mại

Giá CIF, CIP, EXW …

Giá của hàng hóa được xác định dựa trên điều kiện giao hàng tương ứng theo giải thích của Incoterms

VND

Đồng Việt Nam

USD

Đồng đô la Mỹ

 

Phần thứ nhất.

CHỈ DẪN ĐỐI VỚI NHÀ THẦU

Chương 1.

YÊU CẦU VỀ THỦ TỤC ĐẤU THẦU

A. TỔNG QUÁT

Mục 1. Nội dung đấu thầu

1. Bên mời thầu mời nhà thầu tham gia đấu thầu gói thầu cung cấp hàng hóa (bao gồm cả phụ tùng thay thế, tài liệu kỹ thuật và dịch vụ kỹ thuật kèm theo nếu có) thuộc dự án nêu tại BDL. Tên gói thầu và nội dung cung cấp chủ yếu được mô tả trong BDL.

2. Thời gian thực hiện hợp đồng được tính từ ngày hợp đồng có hiệu lực cho đến ngày chuyển sang thực hiện nghĩa vụ bảo hành (nếu có). Thời gian thực hiện hợp đồng được quy định trong BDL.

3. Nguồn vốn để thực hiện gói thầu được quy định trong BDL.

Mục 2. Điều kiện tham gia đấu thầu của nhà thầu

1. Có tư cách hợp lệ như quy định trong BDL;

2. Chỉ được tham gia trong một HSDT với tư cách là nhà thầu độc lập hoặc là nhà thầu liên danh. Trường hợp liên danh phải có văn bản thỏa thuận giữa các thành viên theo Mẫu số 3 Chương IV, trong đó quy định rõ thành viên đứng đầu liên danh, trách nhiệm chung và trách nhiệm riêng của từng thành viên đối với công việc thuộc gói thầu;

3. Đáp ứng yêu cầu của bên mời thầu nêu trong thông báo mời thầu (trường hợp đấu thầu rộng rãi) hoặc thư mời thầu (trường hợp đấu thầu hạn chế hoặc đấu thầu rộng rãi có sơ tuyển);

4. Bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu như quy định trong BDL;

5. Không bị cấm tham gia hoạt động đấu thầu theo Điều 12 Luật Đấu thầu và khoản 3, khoản 21 Điều 2 Luật sửa đổi.

Mục 3. Tính hợp lệ của hàng hóa

1. Tất cả các hàng hóa được coi là hợp lệ nếu có xuất xứ rõ ràng, hợp pháp và theo những yêu cầu khác nêu tại BDL.

2. “Xuất xứ của hàng hóa” được hiểu là nước hoặc vùng lãnh thổ nơi sản xuất ra toàn bộ hàng hóa hoặc nơi thực hiện công đoạn chế biến cơ bản cuối cùng đối với hàng hóa trong trường hợp có nhiều nước hoặc lãnh thổ tham gia vào quá trình sản xuất ra hàng hóa đó.

Mục 4. Chi phí dự thầu

Nhà thầu chịu mọi chi phí liên quan đến quá trình tham gia đấu thầu, kể từ khi mua HSMT cho đến khi thông báo kết quả đấu thầu, riêng đối với nhà thầu trúng thầu tính đến khi ký hợp đồng.

Mục 5. HSMT và giải thích làm rõ HSMT

1. HSMT bao gồm các nội dung được liệt kê tại Mục lục của HSMT này. Việc kiểm tra, nghiên cứu các nội dung của HSMT để chuẩn bị HSDT thuộc trách nhiệm của nhà thầu.

2. Trường hợp nhà thầu muốn được giải thích làm rõ HSMT thì phải gửi văn bản đề nghị đến bên mời thầu theo địa chỉ và thời gian ghi trong BDL (nhà thầu có thể thông báo trước cho bên mời thầu qua fax, e-mail...). Sau khi nhận được văn bản yêu cầu làm rõ HSMT theo thời gian quy định trong BDL, bên mời thầu sẽ có văn bản trả lời và gửi cho tất cả các nhà thầu mua HSMT.

Trong trường hợp cần thiết, bên mời thầu tổ chức hội nghị tiền đấu thầu để trao đổi về những nội dung trong HSMT mà các nhà thầu thấy chưa rõ. Nội dung trao đổi sẽ được bên mời thầu ghi lại thành văn bản làm rõ HSMT gửi cho tất cả nhà thầu mua HSMT.

Mục 6. Sửa đổi HSMT

Trường hợp cần thiết phải điều chỉnh phạm vi cung cấp hoặc các nội dung yêu cầu khác, bên mời thầu sẽ tiến hành sửa đổi HSMT (bao gồm cả việc gia hạn thời hạn nộp HSDT nếu cần thiết) bằng cách gửi văn bản sửa đổi HSMT đến tất cả các nhà thầu mua HSMT trước thời điểm đóng thầu một số ngày nhất định được quy định trong BDL. Tài liệu này là một phần của HSMT. Nhà thầu phải thông báo cho bên mời thầu là đã nhận được các tài liệu sửa đổi đó bằng một trong những cách sau: gửi văn bản trực tiếp, theo đường bưu điện, fax hoặc e-mail.

B. CHUẨN BỊ HỒ SƠ DỰ THẦU

Mục 7. Ngôn ngữ sử dụng

HSDT cũng như tất cả văn bản, tài liệu trao đổi giữa bên mời thầu và nhà thầu liên quan đến việc đấu thầu phải được viết bằng ngôn ngữ như quy định trong BDL.

Mục 8. Nội dung HSDT

HSDT do nhà thầu chuẩn bị phải bao gồm những nội dung sau:

1. Đơn dự thầu theo quy định tại Mục 10 Chương này;

2. Giá dự thầu và biểu giá theo quy định tại Mục 11 Chương này;

3. Tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu theo quy định tại Mục 13 Chương này;

4. Tài liệu chứng minh tính hợp lệ và sự phù hợp (đáp ứng) của hàng hóa theo quy định tại Mục 14 Chương này;

5. Bảo đảm dự thầu theo quy định tại Mục 15 Chương này;

6. Các nội dung khác quy định tại BDL.

Mục 9. Thay đổi tư cách tham gia đấu thầu

Trường hợp nhà thầu cần thay đổi tư cách (tên) tham gia đấu thầu so với khi mua HSMT thì thực hiện theo quy định tại BDL.

Mục 10. Đơn dự thầu

Đơn dự thầu do nhà thầu chuẩn bị và phải được ghi đầy đủ theo Mẫu số 1 Chương IV, có chữ ký của người đại diện hợp pháp của nhà thầu (là người đại diện theo pháp luật của nhà thầu hoặc người được ủy quyền kèm theo giấy ủy quyền hợp lệ theo Mẫu số 2 Chương IV). Trường hợp ủy quyền, nhà thầu gửi kèm theo các tài liệu, giấy tờ theo quy định trong BDL để chứng minh tư cách hợp lệ của người được ủy quyền. Đối với nhà thầu liên danh, đơn dự thầu phải do đại diện hợp pháp của từng thành viên liên danh ký, trừ trường hợp trong văn bản thỏa thuận liên danh có quy định các thành viên trong liên danh thỏa thuận cho thành viên đứng đầu liên danh ký đơn dự thầu. Trường hợp từng thành viên liên danh có ủy quyền thì thực hiện như đối với nhà thầu độc lập.

Mục 11. Giá dự thầu và biểu giá

1. Giá dự thầu là giá do nhà thầu nêu trong đơn dự thầu thuộc HSDT sau khi trừ phần giảm giá (nếu có). Giá dự thầu của nhà thầu phải bao gồm toàn bộ chi phí cần thiết để thực hiện gói thầu trên cơ sở yêu cầu về cung cấp nêu tại Phần thứ hai của HSMT này.

2. Nhà thầu phải ghi các thông tin phù hợp vào biểu giá như đơn giá, thành tiền cho từng hạng mục hàng hóa (lập theo Mẫu số 4, số 5 và số 6 Chương IV). Trong mỗi biểu giá, nhà thầu phải ghi rõ các yếu tố cấu thành giá chào theo quy định trong BDL.

3. Trường hợp nhà thầu có thư giảm giá thì có thể nộp cùng với HSDT hoặc nộp riêng song phải đảm bảo bên mời thầu nhận được trước thời điểm đóng thầu. Trường hợp thư giảm giá nộp cùng với HSDT thì nhà thầu phải thông báo cho bên mời thầu trước hoặc tại thời điểm đóng thầu hoặc phải có bảng kê thành phần HSDT trong đó có thư giảm giá. Trong thư giảm giá cần nêu rõ nội dung và cách thức giảm giá vào các hạng mục cụ thể nêu trong biểu giá. Trường hợp không nêu rõ cách thức giảm giá thì được hiểu là giảm đều theo tỷ lệ cho tất cả hạng mục nêu trong biểu giá.

4. Trường hợp gói thầu được chia thành nhiều phần độc lập và cho phép dự thầu theo từng phần như quy định trong BDL thì nhà thầu có thể chào cho một hoặc nhiều phần của gói thầu. Nhà thầu cần chào đủ các hạng mục trong một hoặc nhiều phần của gói thầu mà mình tham dự.

5. Các thuật ngữ EXW, CIP, CIF và các thuật ngữ tương tự khác được hiểu theo giải thích của Incoterms ban hành vào thời gian được quy định trong BDL.

Mục 12. Đồng tiền dự thầu

Giá dự thầu được chào bằng đồng tiền được quy định trong BDL.

Mục 13. Tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu

1. Tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ của nhà thầu:

a) Đối với nhà thầu độc lập, phải cung cấp các tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ của mình như quy định trong BDL.

b) Đối với nhà thầu liên danh, phải cung cấp các tài liệu sau đây:

- Các tài liệu nêu tại điểm a khoản này đối với từng thành viên trong liên danh;

- Văn bản thỏa thuận liên danh giữa các thành viên theo quy định tại khoản 2 Mục 2 Chương này.

2. Tài liệu chứng minh năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu:

a) Các hợp đồng đang thực hiện và các hợp đồng tương tự do nhà thầu thực hiện được liệt kê theo Mẫu số 8 và Mẫu số 9 Chương IV; năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh chính được liệt kê theo Mẫu số 10 Chương IV, năng lực tài chính của nhà thầu được liệt kê theo Mẫu số 12 Chương IV. Năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu liên danh là tổng năng lực và kinh nghiệm của các thành viên trên cơ sở phạm vi công việc mà mỗi thành viên đảm nhận, trong đó từng thành viên phải chứng minh năng lực và kinh nghiệm của mình là đáp ứng yêu cầu của HSMT cho phần việc được phân công thực hiện trong liên danh.

b) Các tài liệu khác được quy định trong BDL.

3. Việc sử dụng lao động nước ngoài được quy định trong BDL([1])

Mục 14. Tài liệu chứng minh tính hợp lệ và sự phù hợp (đáp ứng) của hàng hóa

1. Nhà thầu phải nêu rõ xuất xứ của hàng hóa (theo quy định tại Mục 3 Chương này), ký mã hiệu, nhãn mác của sản phẩm và các tài liệu kèm theo để chứng minh tính hợp lệ của hàng hóa.

2. Nhà thầu phải cung cấp các tài liệu theo quy định trong BDL để chứng minh hàng hóa được cung cấp là phù hợp (đáp ứng) yêu cầu của HSMT.

Mục 15. Bảo đảm dự thầu

1. Khi tham gia đấu thầu, nhà thầu phải thực hiện biện pháp bảo đảm dự thầu trước thời điểm đóng thầu theo quy định trong BDL. Trường hợp liên danh thì phải thực hiện biện pháp bảo đảm dự thầu theo một trong hai cách sau:

a) Từng thành viên trong liên danh sẽ thực hiện riêng rẽ bảo đảm dự thầu nhưng bảo đảm tổng giá trị không thấp hơn mức yêu cầu nêu tại khoản 1 Mục 15 BDL; nếu bảo đảm dự thầu của một thành viên trong liên danh được xác định là không hợp lệ thì HSDT của liên danh đó sẽ bị loại theo điều kiện tiên quyết.

b) Các thành viên trong liên danh thỏa thuận để một thành viên chịu trách nhiệm thực hiện biện pháp bảo đảm dự thầu cho cả liên danh. Trong trường hợp này, bảo đảm dự thầu có thể bao gồm tên của liên danh hoặc tên của thành viên chịu trách nhiệm thực hiện biện pháp bảo đảm dự thầu cho cả liên danh nhưng đảm bảo tổng giá trị không thấp hơn mức yêu cầu nêu tại khoản 1 Mục 15 BDL.

2. Bảo đảm dự thầu được coi là không hợp lệ khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: có giá trị thấp hơn, không đúng đồng tiền quy định, thời gian hiệu lực ngắn hơn, không nộp theo địa chỉ (tên và địa chỉ của bên mời thầu) và thời gian quy định trong HSMT, không đúng tên gói thầu, tên nhà thầu (đối với nhà thầu liên danh thì theo quy định tại khoản 1 Mục này), không phải là bản gốc và không có chữ ký hợp lệ (đối với thư bảo lãnh của ngân hàng, tổ chức tài chính).

3. Nhà thầu không trúng thầu sẽ được hoàn trả bảo đảm dự thầu trong thời gian quy định trong BDL. Đối với nhà thầu trúng thầu, bảo đảm dự thầu được hoàn trả sau khi nhà thầu thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng.

4. Nhà thầu không được nhận lại bảo đảm dự thầu trong các trường hợp sau đây:

a) Rút HSDT sau khi đóng thầu mà HSDT vẫn còn hiệu lực;

b) Trong thời hạn 30 ngày kể từ khi nhận được thông báo trúng thầu của bên mời thầu mà không tiến hành hoặc từ chối tiến hành thương thảo, hoàn thiện hợp đồng hoặc đã thương thảo, hoàn thiện xong nhưng từ chối ký hợp đồng mà không có lý do chính đáng;

c) Không thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng trước khi ký hợp đồng hoặc trước khi hợp đồng có hiệu lực.

Trường hợp một thành viên trong liên danh vi phạm dẫn đến nhà thầu không được nhận lại bảo đảm dự thầu theo quy định tại khoản này thì tất cả thành viên trong liên danh đều bị tịch thu bảo đảm dự thầu.

Mục 16. Thời gian có hiệu lực của HSDT

1. Thời gian có hiệu lực của HSDT được tính từ thời điểm đóng thầu và phải đảm bảo như quy định trong BDL. HSDT có thời gian hiệu lực ngắn hơn so với quy định trong BDL là không hợp lệ và bị loại.

2. Bên mời thầu có thể gửi văn bản yêu cầu nhà thầu gia hạn thời gian có hiệu lực của HSDT một hoặc nhiều lần với tổng thời gian của tất cả các lần yêu cầu nhà thầu gia hạn không quá 30 ngày, đồng thời yêu cầu nhà thầu gia hạn tương ứng thời gian có hiệu lực của bảo đảm dự thầu. Nếu nhà thầu không chấp nhận việc gia hạn thì HSDT của nhà thầu này không được xem xét tiếp và trong trường hợp này nhà thầu được nhận lại bảo đảm dự thầu.

Mục 17. Quy cách của HSDT và chữ ký trong HSDT

1. Nhà thầu phải chuẩn bị một bản gốc và một số bản chụp HSDT được quy định trong BDL và ghi rõ “bản gốc” và “bản chụp” tương ứng. Nhà thầu phải chịu trách nhiệm về tính chính xác và phù hợp giữa bản chụp và bản gốc. Trong quá trình đánh giá, nếu bên mời thầu phát hiện bản chụp có lỗi kỹ thuật như chụp nhòe, không rõ chữ, chụp thiếu trang hoặc các lỗi khác thì lấy nội dung của bản gốc làm cơ sở. Trường hợp bản chụp có nội dung sai khác so với bản gốc thì tùy theo mức độ sai khác, bên mời thầu sẽ quyết định xử lý cho phù hợp, chẳng hạn sai khác đó là không cơ bản, không làm thay đổi bản chất của HSDT thì được coi là lỗi chấp nhận được; nhưng nếu sai khác đó làm thay đổi nội dung cơ bản của HSDT so với bản gốc thì bị coi là gian lận, HSDT sẽ bị loại, đồng thời nhà thầu sẽ bị xử lý theo quy định tại Mục 37 Chương này.

2. HSDT phải được đánh máy, in bằng mực không tẩy được, đánh số trang theo thứ tự liên tục. Đơn dự thầu, thư giảm giá (nếu có), các văn bản bổ sung, làm rõ HSDT (nếu có), biểu giá và các biểu mẫu khác yêu cầu đại diện hợp pháp của nhà thầu ký theo hướng dẫn tại Chương IV.

3. Những chữ viết chen giữa, tẩy xóa hoặc viết đè lên bản đánh máy chỉ có giá trị khi có chữ ký (của người ký đơn dự thầu) ở bên cạnh và được đóng dấu (nếu có).

C. NỘP HỒ SƠ DỰ THẦU

Mục 18. Niêm phong và cách ghi trên túi đựng HSDT

1. HSDT bao gồm các nội dung nêu tại Mục 8 Chương này. HSDT phải được đựng trong túi có niêm phong bên ngoài (cách niêm phong do nhà thầu tự quy định). Cách trình bày các thông tin trên túi đựng HSDT được quy định trong BDL.

2. Trong trường hợp HSDT gồm nhiều tài liệu, nhà thầu cần thực hiện việc đóng gói toàn bộ tài liệu sao cho việc tiếp nhận và bảo quản HSDT của bên mời thầu được thuận tiện, đảm bảo sự toàn vẹn của HSDT, tránh thất lạc, mất mát. Nhà thầu nên đóng gói tất cả các tài liệu của HSDT vào cùng một túi. Trường hợp cần đóng gói thành nhiều túi để dễ vận chuyển thì trên mỗi túi phải ghi rõ số thứ tự từng túi trên tổng số túi để đảm bảo tính thống nhất và từng túi cũng phải được đóng gói, niêm phong và ghi theo đúng quy định tại Mục này.

3. Nhà thầu phải chịu trách nhiệm về hậu quả hoặc sự bất lợi nếu không tuân theo quy định trong HSMT như không niêm phong hoặc làm mất niêm phong HSDT trong quá trình chuyển tới bên mời thầu, không ghi đúng các thông tin trên túi đựng HSDT theo hướng dẫn tại khoản 1 và khoản 2 Mục này. Bên mời thầu sẽ không chịu trách nhiệm về tính bảo mật thông tin của HSDT nếu nhà thầu không thực hiện đúng chỉ dẫn tại khoản 1, khoản 2 Mục này.

Mục 19. Thời hạn nộp HSDT

1. Nhà thầu nộp trực tiếp hoặc gửi HSDT đến địa chỉ của bên mời thầu nhưng phải đảm bảo bên mời thầu nhận được trước thời điểm đóng thầu quy định trong BDL.

2. Bên mời thầu có thể gia hạn thời hạn nộp HSDT (thời điểm đóng thầu) trong trường hợp cần tăng thêm số lượng HSDT hoặc khi sửa đổi HSMT theo Mục 6 Chương này hoặc theo yêu cầu của nhà thầu khi bên mời thầu xét thấy cần thiết.

3. Khi gia hạn thời hạn nộp HSDT, bên mời thầu sẽ thông báo bằng văn bản cho các nhà thầu đã mua HSMT, đồng thời thông báo gia hạn thời hạn nộp HSDT sẽ được đăng tải trên báo Đấu thầu tối thiểu 1 kỳ (kể cả tiếng Anh đối với đấu thầu quốc tế) và đăng trên trang thông tin điện tử về đấu thầu (trừ trường hợp không thuộc diện bắt buộc)([2]). Khi thông báo, bên mời thầu sẽ ghi rõ thời điểm đóng thầu mới để nhà thầu có đủ thời gian sửa đổi hoặc bổ sung HSDT đã nộp (bao gồm cả hiệu lực của HSDT) theo yêu cầu mới. Nhà thầu đã nộp HSDT có thể nhận lại để sửa đổi, bổ sung HSDT của mình. Trường hợp nhà thầu chưa nhận lại hoặc không nhận lại HSDT thì bên mời thầu quản lý HSDT đó theo chế độ quản lý hồ sơ “mật”.

Mục 20. HSDT nộp muộn

Bất kỳ tài liệu nào, kể cả thư giảm giá (nếu có) được nhà thầu gửi đến sau thời điểm đóng thầu là không hợp lệ, bị loại và được trả lại theo nguyên trạng (trừ tài liệu làm rõ HSDT theo yêu cầu của bên mời thầu quy định tại Mục 23 Chương này).

Mục 21. Sửa đổi hoặc rút HSDT

Khi muốn sửa đổi hoặc rút HSDT đã nộp, nhà thầu phải có văn bản đề nghị và bên mời thầu chỉ chấp thuận nếu nhận được văn bản đề nghị của nhà thầu trước thời điểm đóng thầu; văn bản đề nghị sửa đổi, rút HSDT phải được gửi riêng biệt với HSDT.

D. MỞ THẦU VÀ ĐÁNH GIÁ HỒ SƠ DỰ THẦU

Mục 22. Mở thầu

1. Việc mở thầu được tiến hành công khai ngay sau thời điểm đóng thầu theo thời gian và địa điểm quy định trong BDL trước sự chứng kiến của những người có mặt và không phụ thuộc vào sự có mặt hay vắng mặt của các nhà thầu được mời. Bên mời thầu có thể mời đại diện của các cơ quan có liên quan đến tham dự lễ mở thầu.

2. Bên mời thầu tiến hành mở lần lượt HSDT của từng nhà thầu có tên trong danh sách mua HSMT (bao gồm cả nhà thầu thay đổi tư cách tham dự thầu) và nộp HSDT trước thời điểm đóng thầu theo thứ tự chữ cái tên của nhà thầu. HSDT của nhà thầu có văn bản đề nghị rút HSDT đã nộp và HSDT của nhà thầu nộp sau thời điểm đóng thầu sẽ không được mở và được trả lại nguyên trạng cho nhà thầu.

3. Việc mở HSDT của từng nhà thầu được thực hiện theo trình tự như sau:

a) Kiểm tra niêm phong HSDT;

b) Mở HSDT;

c) Đọc và ghi vào biên bản các thông tin chủ yếu:

- Tên nhà thầu;

- Số lượng bản gốc, bản chụp HSDT;

- Thời gian có hiệu lực của HSDT;

- Giá dự thầu nêu trong đơn dự thầu;

- Giảm giá (nếu có);

- Giá trị, thời hạn hiệu lực và biện pháp bảo đảm dự thầu;

- Văn bản đề nghị sửa đổi HSDT (nếu có) theo quy định tại Mục 21 Chương này;

- Các thông tin khác liên quan.

4. Biên bản mở thầu cần được đại diện bên mời thầu, đại diện của từng nhà thầu có mặt và đại diện các cơ quan liên quan tham dự ký xác nhận. Bản chụp của biên bản mở thầu được gửi cho tất cả nhà thầu nộp HSDT.

5. Sau khi mở thầu, bên mời thầu sẽ ký xác nhận vào từng trang bản gốc của tất cả HSDT và quản lý theo chế độ quản lý hồ sơ “mật”. Việc đánh giá HSDT được tiến hành theo bản chụp.

Mục 23. Làm rõ HSDT

1. Trong quá trình đánh giá HSDT, bên mời thầu có thể yêu cầu nhà thầu làm rõ nội dung của HSDT (kể cả việc làm rõ đơn giá khác thường). Trường hợp HSDT thiếu tài liệu như Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đầu tư, quyết định thành lập, chứng chỉ chuyên môn phù hợp và các tài liệu khác theo yêu cầu của HSMT thì nhà thầu có thể được bên mời thầu yêu cầu bổ sung tài liệu nhằm chứng minh tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu với điều kiện không làm thay đổi nội dung cơ bản của HSDT đã nộp, không thay đổi giá dự thầu.

2. Việc làm rõ HSDT chỉ được thực hiện giữa bên mời thầu và nhà thầu có HSDT cần phải làm rõ và được thực hiện dưới hình thức trao đổi trực tiếp (bên mời thầu mời nhà thầu đến gặp trực tiếp để trao đổi, những nội dung hỏi và trả lời phải lập thành văn bản) hoặc gián tiếp (bên mời thầu gửi văn bản yêu cầu làm rõ và nhà thầu phải trả lời bằng văn bản). Trong văn bản yêu cầu làm rõ cần quy định thời hạn làm rõ của nhà thầu. Nội dung làm rõ HSDT thể hiện bằng văn bản được bên mời thầu bảo quản như một phần của HSDT. Trường hợp quá thời hạn làm rõ mà bên mời thầu không nhận được văn bản làm rõ, hoặc nhà thầu có văn bản làm rõ nhưng không đáp ứng được yêu cầu làm rõ của bên mời thầu thì bên mời thầu xem xét, xử lý theo các quy định của pháp luật hiện hành.

Mục 24. Đánh giá sơ bộ HSDT

1. Kiểm tra tính hợp lệ và sự đầy đủ của HSDT, gồm:

a) Tính hợp lệ của đơn dự thầu theo quy định tại Mục 10 Chương này;

b) Tính hợp lệ của thỏa thuận liên danh theo quy định tại khoản 2 Mục 2 Chương này (nếu có);

c) Tư cách hợp lệ của nhà thầu theo quy định tại khoản 1 Mục 2 và khoản 1 Mục 13 Chương này;

d) Tính hợp lệ, sự phù hợp (đáp ứng) của hàng hóa theo quy định tại Mục 3 và Mục 14 Chương này;

đ) Số lượng bản gốc, bản chụp HSDT theo quy định tại khoản 1 Mục 17 Chương này;

e) Sự hợp lệ của bảo đảm dự thầu theo quy định tại Mục 15 Chương này;

g) Các phụ lục, tài liệu kèm theo HSDT được quy định trong BDL

2. HSDT không đáp ứng một trong những điều kiện tiên quyết nêu trong BDL thì bị loại và HSDT không được xem xét tiếp.

3. Đánh giá năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu theo TCĐG về năng lực và kinh nghiệm quy định tại Mục 1 Chương III([3]).

Mục 25. Đánh giá về mặt kỹ thuật

Bên mời thầu tiến hành đánh giá về mặt kỹ thuật các HSDT đã vượt qua đánh giá sơ bộ trên cơ sở các yêu cầu của HSMT và TCĐG nêu tại Mục 2 Chương III. Các HSDT đạt yêu cầu về mặt kỹ thuật sau khi được chủ đầu tư phê duyệt mới được xác định giá đánh giá(2)

Mục 26. Xác định giá đánh giá(1)

Bên mời thầu xác định giá đánh giá của các HSDT theo trình tự sau đây: xác định giá dự thầu; sửa lỗi; hiệu chỉnh các sai lệch; chuyển đổi giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch sang một đồng tiền chung (nếu có); đưa các chi phí về một mặt bằng để xác định giá đánh giá. Trường hợp có thư giảm giá thì bên mời thầu sẽ thực hiện sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch trên cơ sở giá dự thầu chưa trừ đi giá trị giảm giá. Trong trường hợp đó, việc xác định giá trị tuyệt đối của lỗi số học hoặc sai lệch được tính trên cơ sở giá dự thầu ghi trong đơn. Giá đánh giá được xác định trên cùng một mặt bằng các yếu tố về kỹ thuật, tài chính, thương mại, và các yếu tố khác để so sánh, xếp hạng HSDT. Các yếu tố để xác định giá đánh giá được nêu tại Mục 3 Chương III.

Mục 27. Sửa lỗi

1. Sửa lỗi là việc sửa lại những sai sót trong HSDT bao gồm lỗi số học và các lỗi khác được tiến hành theo nguyên tắc sau đây:

a) Lỗi số học bao gồm những lỗi do thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia không chính xác:

- Trường hợp không nhất quán giữa đơn giá và thành tiền thì lấy đơn giá làm cơ sở pháp lý cho việc sửa lỗi. Trường hợp đơn giá sai mà số lượng, khối lượng và thành tiền đúng thì lấy thành tiền làm cơ sở pháp lý để xác định đơn giá;

- Trường hợp không nhất quán giữa bảng giá tổng hợp và bảng giá chi tiết thì lấy bảng giá chi tiết làm cơ sở pháp lý cho việc sửa lỗi.

Lỗi số học được tính theo tổng giá trị tuyệt đối, không phụ thuộc vào việc giá dự thầu tăng lên hay giảm đi sau khi sửa lỗi.

b) Các lỗi khác:

- Cột thành tiền được điền vào mà không có đơn giá tương ứng thì đơn giá được xác định bổ sung bằng cách chia thành tiền cho số lượng;

- Khi có đơn giá nhưng cột thành tiền bỏ trống thì thành tiền sẽ được xác định bổ sung bằng cách nhân số lượng với đơn giá;

- Nếu một nội dung nào đó có điền đơn giá và thành tiền nhưng bỏ trống số lượng thì số lượng bỏ trống được xác định bổ sung bằng cách chia thành tiền cho đơn giá của nội dung đó. Trường hợp số lượng được xác định bổ sung nêu trên khác với số lượng nêu trong HSMT thì được coi là sai lệch về phạm vi cung cấp và được hiệu chỉnh theo quy định tại khoản 1 Mục 28 Chương này;

- Lỗi nhầm đơn vị: sử dụng dấu “,” (dấu phẩy) thay cho dấu “.” (dấu chấm) và ngược lại thì được sửa lại cho phù hợp theo cách viết của Việt Nam;

- Trường hợp có khác biệt giữa những nội dung thuộc đề xuất kỹ thuật và nội dung thuộc đề xuất tài chính thì nội dung thuộc đề xuất kỹ thuật sẽ là cơ sở pháp lý cho việc sửa lỗi;

- Trường hợp có khác biệt giữa con số và chữ viết thì lấy chữ viết làm cơ sở pháp lý cho việc sửa lỗi. Nếu chữ viết sai thì lấy con số làm cơ sở pháp lý và thực hiện sửa lỗi số học (nếu có) theo quy định tại điểm a khoản này;

- Trường hợp có khác biệt giữa giá ghi trong đơn dự thầu (không kể giảm giá) và giá trong biểu giá tổng hợp thì căn cứ vào giá ghi trong biểu giá tổng hợp sau khi được hiệu chỉnh và sửa lỗi theo biểu giá chi tiết.

2. Sau khi sửa lỗi theo nguyên tắc trên, bên mời thầu sẽ thông báo bằng văn bản cho nhà thầu. Nhà thầu phải có văn bản thông báo cho bên mời thầu về việc chấp nhận sửa lỗi nêu trên. Nếu nhà thầu không chấp nhận việc sửa lỗi thì HSDT của nhà thầu đó sẽ bị loại. Trường hợp HSDT có lỗi số học với tổng giá trị tuyệt đối lớn hơn 10% giá dự thầu cũng sẽ bị loại. Lỗi số học được tính theo tổng giá trị tuyệt đối, không phụ thuộc vào việc giá dự thầu tăng lên hay giảm đi sau khi sửa.

Mục 28. Hiệu chỉnh các sai lệch

1. Hiệu chỉnh các sai lệch là việc điều chỉnh những nội dung thiếu hoặc thừa trong HSDT so với yêu cầu của HSMT. Việc hiệu chỉnh sai lệch được thực hiện như sau:

Trường hợp có những sai lệch về phạm vi cung cấp thì phần chào thiếu sẽ được cộng thêm vào, phần chào thừa sẽ được trừ đi theo nguyên tắc nếu không thể tách ra trong giá dự thầu của nhà thầu đang tiến hành sửa sai lệch thì lấy mức giá chào cao nhất đối với nội dung này (nếu chào thiếu) và lấy mức giá chào thấp nhất (nếu chào thừa) trong số các HSDT khác vượt qua bước đánh giá về mặt kỹ thuật. Trường hợp chỉ có một nhà thầu duy nhất vượt qua bước đánh giá về mặt kỹ thuật thì tiến hành sửa sai lệch trên cơ sở lấy mức giá của nhà thầu này (nếu có) hoặc trong dự toán.

2. HSDT có sai lệch với tổng giá trị tuyệt đối lớn hơn 10% giá dự thầu sẽ bị loại. Giá trị các sai lệch được tính theo tổng giá trị tuyệt đối, không phụ thuộc vào việc giá dự thầu tăng lên hay giảm đi sau khi hiệu chỉnh sai lệch.

Mục 29. Chuyển đổi sang một đồng tiền chung

Trường hợp cho phép các nhà thầu chào giá bằng nhiều đồng tiền khác nhau theo quy định tại Mục 12 Chương này, để có cơ sở cho việc đánh giá và so sánh các HSDT, bên mời thầu quy đổi giá dự thầu về cùng một đồng tiền căn cứ vào tỷ giá giữa đồng Việt Nam và đồng tiền nước ngoài theo quy định trong BDL.

Mục 30. Tiếp xúc với bên mời thầu

Trừ trường hợp được yêu cầu làm rõ HSDT theo quy định tại Mục 23 Chương này, đàm phán hợp đồng (đối với gói thầu mua sắm hàng hóa phức tạp, nếu có), nhà thầu không được phép tiếp xúc với bên mời thầu về các vấn đề liên quan đến HSDT của mình cũng như liên quan đến gói thầu trong suốt thời gian kể từ thời điểm mở thầu đến khi thông báo kết quả đấu thầu.

E. TRÚNG THẦU

Mục 31. Điều kiện được xem xét đề nghị trúng thầu

Nhà thầu được xem xét đề nghị trúng thầu khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:

1. Có HSDT hợp lệ;

2. Được đánh giá là đáp ứng yêu cầu về năng lực và kinh nghiệm theo quy định tại Mục 1 Chương III;

3. Có đề xuất về mặt kỹ thuật được đánh giá là đáp ứng yêu cầu theo quy định tại Mục 2 Chương III;

4. Có giá đánh giá thấp nhất theo quy định tại Mục 3 Chương III;

5. Có giá đề nghị trúng thầu không vượt giá gói thầu được duyệt.

Mục 32. Quyền của bên mời thầu đề xuất chấp nhận, loại bỏ HSDT hoặc hủy đấu thầu

Bên mời thầu được quyền đề xuất chấp nhận, loại bỏ HSDT hoặc hủy đấu thầu trên cơ sở tuân thủ Luật Đấu thầu, Luật sửa đổi và các văn bản hướng dẫn thực hiện.

Mục 33. Thông báo kết quả đấu thầu

1. Ngay sau khi có quyết định phê duyệt kết quả đấu thầu, bên mời thầu gửi văn bản thông báo kết quả đấu thầu tới các nhà thầu tham dự thầu (bao gồm cả nhà thầu trúng thầu và nhà thầu không trúng thầu). Trong thông báo kết quả đấu thầu, bên mời thầu không giải thích lý do đối với nhà thầu không trúng thầu.

2. Bên mời thầu gửi thông báo trúng thầu bằng văn bản tới nhà thầu trúng thầu kèm theo dự thảo hợp đồng theo Mẫu số 15 Chương X đã được ghi các thông tin cụ thể của gói thầu và kế hoạch thương thảo, hoàn thiện hợp đồng, trong đó nêu rõ thời gian, địa điểm và những vấn đề cần trao đổi khi thương thảo, hoàn thiện hợp đồng.

Mục 34. Thương thảo, hoàn thiện và ký kết hợp đồng

Thương thảo, hoàn thiện hợp đồng và ký kết hợp đồng thực hiện như sau:

1. Việc thương thảo, hoàn thiện hợp đồng để ký kết hợp đồng dựa trên cơ sở sau đây:

- Kết quả đấu thầu được duyệt;

- Dự thảo hợp đồng theo Mẫu số 15 Chương X đã được điền đầy đủ các thông tin cụ thể của gói thầu;

- Các yêu cầu nêu trong HSMT;

- Các nội dung nêu trong HSDT và giải thích làm rõ HSDT của nhà thầu trúng thầu (nếu có);

- Các nội dung cần được thương thảo, hoàn thiện hợp đồng giữa bên mời thầu và nhà thầu trúng thầu.

2. Sau khi nhận được thông báo trúng thầu, trong thời hạn quy định tại BDL, nhà thầu trúng thầu phải gửi cho bên mời thầu văn bản chấp thuận vào thương thảo, hoàn thiện hợp đồng. Quá thời hạn nêu trên, nếu bên mời thầu không nhận được văn bản chấp thuận hoặc nhà thầu từ chối vào thương thảo, hoàn thiện hợp đồng thì bảo đảm dự thầu của nhà thầu này sẽ bị xử lý theo quy định tại khoản 4 Mục 15 Chương này. Đồng thời, bên mời thầu báo cáo chủ đầu tư xem xét, quyết định hủy kết quả đấu thầu trước đó và quyết định lựa chọn nhà thầu xếp hạng tiếp theo trúng thầu để có cơ sở pháp lý mời vào thương thảo, hoàn thiện hợp đồng.

Trong trường hợp đó, nhà thầu sẽ được bên mời thầu yêu cầu gia hạn hiệu lực HSDT và bảo đảm dự thầu, nếu cần thiết.

3. Nội dung thương thảo, hoàn thiện hợp đồng bao gồm các vấn đề còn tồn tại, chưa hoàn chỉnh, chi tiết hóa các nội dung còn chưa cụ thể, đặc biệt là việc áp giá đối với những sai lệch trong HSDT. Việc thương thảo, hoàn thiện hợp đồng cũng bao gồm cả việc xem xét các sáng kiến, giải pháp kỹ thuật, phương án thay thế hoặc bổ sung do nhà thầu đề xuất (nếu có).

4. Sau khi đạt được kết quả thương thảo, hoàn thiện hợp đồng, chủ đầu tư và nhà thầu sẽ ký kết hợp đồng. Trong trường hợp liên danh, hợp đồng được ký kết phải bao gồm chữ ký của tất cả các thành viên trong liên danh.

Mục 35. Bảo đảm thực hiện hợp đồng

Nhà thầu trúng thầu phải thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng theo quy định tại Điều 5 Chương VIII để đảm bảo nghĩa vụ và trách nhiệm của mình trong việc thực hiện hợp đồng.

Nhà thầu không được nhận lại bảo đảm thực hiện hợp đồng trong trường hợp từ chối thực hiện hợp đồng sau khi hợp đồng có hiệu lực.

Mục 36. Kiến nghị trong đấu thầu

1. Nhà thầu tham dự thầu có quyền kiến nghị về kết quả đấu thầu và những vấn đề liên quan trong quá trình đấu thầu khi thấy quyền, lợi ích của mình bị ảnh hưởng.

2. Kiến nghị về những vấn đề trong quá trình đấu thầu mà không phải về kết quả đấu thầu được giải quyết như sau:

a) Nhà thầu kiến nghị bằng văn bản trong khoảng thời gian từ khi xảy ra sự việc đến trước khi có thông báo kết quả đấu thầu;

b) Đơn kiến nghị phải được gửi trước tiên đến bên mời thầu theo tên, địa chỉ nêu tại BDL. Bên mời thầu có trách nhiệm giải quyết kiến nghị bằng văn bản trong thời hạn tối đa là 5 ngày làm việc kể từ khi nhận được đơn kiến nghị;

c) Trường hợp bên mời thầu không giải quyết được hoặc nhà thầu không đồng ý với giải quyết của bên mời thầu thì nhà thầu được quyền gửi đơn kiến nghị đến chủ đầu tư theo tên, địa chỉ nêu tại BDL để xem xét, giải quyết. Chủ đầu tư có trách nhiệm giải quyết kiến nghị bằng văn bản trong thời hạn tối đa là 7 ngày làm việc kể từ khi nhận được đơn kiến nghị;

d) Trường hợp chủ đầu tư không giải quyết được hoặc nhà thầu không đồng ý với giải quyết của chủ đầu tư thì nhà thầu được quyền gửi đơn kiến nghị đến người có thẩm quyền theo tên, địa chỉ nêu tại BDL để xem xét, giải quyết. Người có thẩm quyền có trách nhiệm giải quyết kiến nghị bằng văn bản trong thời hạn tối đa là 10 ngày làm việc kể từ khi nhận được đơn kiến nghị.

3. Kiến nghị về kết quả đấu thầu được giải quyết như sau:

a) Nhà thầu kiến nghị bằng văn bản trong thời hạn tối đa là 10 ngày kể từ ngày thông báo kết quả đấu thầu;

b) Theo trình tự quy định tại điểm b và điểm c khoản 2 Mục này;

c) Trường hợp chủ đầu tư không giải quyết được hoặc nhà thầu không đồng ý với giải quyết của chủ đầu tư thì nhà thầu được quyền gửi đơn kiến nghị đồng thời đến người có thẩm quyền và Chủ tịch Hội đồng tư vấn về giải quyết kiến nghị để xem xét, giải quyết.

Nhà thầu phải nộp một khoản chi phí là 0,01% giá dự thầu nhưng tối thiểu là 2.000.000 đồng và tối đa là 50.000.000 đồng cho bộ phận thường trực giúp việc của Hội đồng tư vấn nêu tại BDL. Trường hợp nhà thầu có kiến nghị được kết luận là đúng thì chi phí do nhà thầu nộp sẽ được hoàn trả bởi cá nhân, tổ chức có trách nhiệm liên đới.

d) Hội đồng tư vấn phải có báo cáo kết quả làm việc gửi người có thẩm quyền trong thời hạn tối đa là 20 ngày kể từ khi nhận được đơn kiến nghị. Trong thời hạn tối đa là 5 ngày làm việc kể từ khi nhận được báo cáo kết quả làm việc của Hội đồng tư vấn, người có thẩm quyền phải ra quyết định giải quyết kiến nghị của nhà thầu.

4. Khi có kiến nghị, nhà thầu có quyền khởi kiện ngay ra Tòa án. Trường hợp nhà thầu lựa chọn cách giải quyết không khởi kiện ra Tòa án thì thực hiện kiến nghị theo quy định tại khoản 1, 2 và 3 Mục này.

Mục 37. Xử lý vi phạm trong đấu thầu

1. Trường hợp nhà thầu có hành vi vi phạm pháp luật về đấu thầu thì tùy theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của Luật Đấu thầu, Luật sửa đổi, Nghị định 85/CP và các quy định pháp luật khác liên quan.

2. Quyết định xử lý vi phạm được gửi cho tổ chức, cá nhân bị xử lý và các cơ quan, tổ chức liên quan, đồng thời sẽ được gửi đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư để đăng tải trên báo Đấu thầu và trang thông tin điện tử về đấu thầu, để theo dõi, tổng hợp và xử lý theo quy định của pháp luật.

3. Quyết định xử lý vi phạm được thực hiện ở bất kỳ địa phương, ngành nào đều có hiệu lực thi hành trên phạm vi cả nước và trong tất cả các ngành.

4. Nhà thầu bị xử lý vi phạm pháp luật về đấu thầu có quyền khởi kiện ra Tòa án về quyết định xử lý vi phạm.

Chương 2.

BẢNG DỮ LIỆU ĐẤU THẦU

Bảng dữ liệu đấu thầu bao gồm các nội dung chi tiết của gói thầu theo một số mục tương ứng trong Chương I (Yêu cầu về thủ tục đấu thầu). Nếu có bất kỳ sự khác biệt nào so với các nội dung tương ứng trong Chương I thì căn cứ vào các nội dung trong Chương này.

Mục

Khoản

Nội dung

1

1

- Tên gói thầu: _____ [Ghi tên gói thầu theo kế hoạch đấu thầu được duyệt]

- Tên dự án: _____ [Ghi tên dự án được duyệt]

- Tên bên mời thầu: _____ [Ghi tên bên mời thầu]

- Nội dung cung cấp chủ yếu: _____ [Ghi nội dung yêu cầu]  

2

Thời gian thực hiện hợp đồng: _____________

 [Ghi thời gian cụ thể theo kế hoạch đấu thầu được duyệt ]

3

Nguồn vốn để thực hiện gói thầu: ____________

[Ghi rõ nguồn vốn hoặc phương thức thu xếp vốn để thanh toán cho nhà thầu; trường hợp sử dụng vốn ODA thì phải nêu rõ tên nhà tài trợ và cơ cấu nguồn vốn (ngoài nước, trong nước)]

2

1

Tư cách hợp lệ nhà thầu: _____________

[Nêu yêu cầu về tư cách hợp lệ của nhà thầu trên cơ sở tuân thủ quy định tại Điều 7 của Luật Đấu thầu, chẳng hạn nhà thầu phải có một trong các loại văn bản pháp lý sau: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đầu tư, Quyết định thành lập hoặc Giấy đăng ký hoạt động hợp pháp…]

4

Bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu: __________________

[Căn cứ tính chất của gói thầu mà nêu yêu cầu trên cơ sở tuân thủ nội dung về bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu theo quy định tại khoản 2 Điều 2 của Luật sửa đổi và Điều 3 Nghị định 85/CP]

3

1

Yêu cầu khác về tính hợp lệ của hàng hóa: ____________

[Nêu yêu cầu khác về tính hợp lệ của hàng hóa, nếu có]

5

2

- Địa chỉ bên mời thầu: _________ [Ghi địa chỉ bên mời thầu]

- Thời gian nhận được văn bản yêu cầu giải thích làm rõ HSMT không muộn hơn ____ ngày trước thời điểm đóng thầu.

[Căn cứ quy mô, tính chất của gói thầu mà ghi số ngày cụ thể cho phù hợp]

6

 

Tài liệu sửa đổi HSMT sẽ được bên mời thầu gửi đến tất cả các nhà thầu mua HSMT trước thời điểm đóng thầu tối thiểu _____ ngày.

[Ghi số ngày cụ thể, nhưng phải đảm bảo đủ thời gian để nhà thầu hoàn chỉnh HSDT và không được quy định ít hơn 10 ngày (đổi với gói thầu quy mô nhỏ là 3 ngày)]

7

 

Ngôn ngữ sử dụng: ___________________________

[Ghi cụ thể ngôn ngữ sử dụng. Đối với đấu thầu trong nước, ghi “Tiếng Việt”. Đối với đấu thầu quốc tế, trường hợp HSMT bằng tiếng Anh thì ghi “Tiếng Anh”; HSMT bằng tiếng Anh và tiếng Việt thì quy định “Nhà thầu có thể lựa chọn tiếng Anh hoặc tiếng Việt để lập HSDT căn cứ vào nội dung của bản HSMT bằng tiếng Anh”. Đối với các tài liệu khác có liên quan thì cần yêu cầu giới hạn trong một số loại ngôn ngữ thông dụng, nếu nhà thầu sử dụng ngôn ngữ khác thì yêu cầu phải có bản dịch sang ngôn ngữ cùng với ngôn ngữ của HSDT.]

8

6

Các nội dung khác: _________ [Ghi các nội dung khác, nếu có]

9

 

Thay đổi tư cách tham dự thầu: ______________________

[Ghi quy định về thay đổi tư cách (tên) tham gia đấu thầu so với khi phê duyệt danh sách nhà thầu mời tham gia đấu thầu hoặc khi mua HSMT.

Đối với đấu thầu rộng rãi không sơ tuyển thì quy định “Nhà thầu cần gửi văn bản thông báo về việc thay đổi tư cách tham gia đấu thầu (nếu có) đến bên mời thầu. Bên mời thầu chấp thuận sự thay đổi tư cách khi nhận được văn bản thông báo của nhà thầu trước thời điểm đóng thầu”.

Đối với đấu thầu rộng rãi có sơ tuyển hoặc đấu thầu hạn chế thì quy định: “Nhà thầu cần gửi văn bản thông báo về việc thay đổi tư cách tham gia đấu thầu (nếu có) đến bên mời thầu. Bên mời thầu chỉ xem xét khi nhận được văn bản thông báo của nhà thầu trước thời điểm đóng thầu tối thiểu _____ [Ghi số ngày] ngày(1). Việc thay đổi tư cách tham gia đấu thầu là hợp lệ khi có chấp thuận của chủ đầu tư trước thời điểm đóng thầu bằng văn bản. Trường hợp cần thiết, bên mời thầu gửi văn bản chấp thuận bằng fax, e-mail trước, bản gốc được gửi theo đường bưu điện. Trường hợp không chấp thuận việc thay đổi tư cách tham gia đấu thầu của nhà thầu thì bên mời thầu sẽ nêu lý do phù hợp với quy định của pháp luật về đấu thầu”]

10

 

Tài liệu, giấy tờ để chứng minh tư cách hợp lệ của người được ủy quyền: __________________

[Ghi cụ thể văn bản pháp lý mà nhà thầu phải gửi để chứng minh tư cách hợp lệ của người được ủy quyền như bản chụp Điều lệ công ty, Quyết định thành lập chi nhánh đã được chứng thực…]

11

2

Trong biểu giá, nhà thầu phải phân tích các nội dung cấu thành của giá chào theo các yêu cầu sau: ____________________

[Căn cứ quy mô, tính chất của gói thầu mà quy định cụ thể nội dung này, đảm bảo thuận tiện cho việc đánh giá, so sánh và xếp hạng HSDT. Theo đó, cần yêu cầu làm rõ các yếu tố cấu thành giá chào để nhà thầu đáp ứng, cụ thể như sau:

a) Đối với hàng hóa sản xuất, gia công trong nước (thực hiện theo Mẫu số 4 Chương IV), cần yêu cầu nhà thầu tách rõ các khoản mục chi phí như:

- Liệt kê đầy đủ các loại thuế và phí theo quy định của pháp luật. Khi yêu cầu nhà thầu chào giá hàng hóa theo giá EXW, cần quy định rõ nếu phải nhập khẩu các bộ phận, linh kiện, nguyên liệu… để sản xuất hoặc lắp ráp hàng hóa cung cấp cho gói thầu thì nhà thầu tách rõ thuế nhập khẩu, lệ phí hải quan và thuế giá trị gia tăng (VAT) phải trả cho phần nhập khẩu đó;

- Chào đầy đủ các chi phí cho vận chuyển, bảo hiểm và chi phí khác có liên quan đến vận chuyển;

- Chào đầy đủ các chi phí cho dịch vụ kỹ thuật kèm theo để thực hiện gói thầu.

b) Đối với hàng hóa sản xuất, gia công ngoài nước (thực hiện theo Mẫu số 5 Chương IV), cần yêu cầu nhà thầu tách rõ các khoản mục chi phí như:

- Chào giá theo giá CIF hoặc CIP… (theo quy định của Incoterms cùng với các sửa đổi phù hợp nếu cần thiết);

- Liệt kê đầy đủ các loại thuế và phí theo quy định của pháp luật;

- Chào đầy đủ các chi phí cho vận chuyển, bảo hiểm và chi phí khác có liên quan đến vận chuyển;

- Chào đầy đủ các chi phí cho dịch vụ kỹ thuật kèm theo để thực hiện gói thầu.

c) Đối với hàng hóa sản xuất, gia công ngoài nước đã nhập khẩu và đang được chào bán tại Việt Nam (thực hiện theo Mẫu số 6 Chương IV), cần yêu cầu nhà thầu tách rõ các khoản mục chi phí như:

- Liệt kê đầy đủ các loại thuế và phí theo quy định của pháp luật; Khi yêu cầu nhà thầu chào giá hàng hóa theo giá EXW thì cần quy định nhà thầu tách rõ thuế nhập khẩu, lệ phí hải quan và thuế giá trị gia tăng (VAT) phải trả đối với hàng hóa đã nhập khẩu đó;

- Chào đầy đủ các chi phí cho vận chuyển, bảo hiểm và chi phí khác có liên quan đến vận chuyển;

- Chào đầy đủ các chi phí cho dịch vụ kỹ thuật kèm theo để thực hiện gói thầu.]

4

Các phần của gói thầu: _______________________

[Trường hợp gói thầu được chia thành nhiều phần thì nêu rõ danh mục, nội dung công việc của từng phần và điều kiện dự thầu theo từng phần hoặc nhiều phần. Trong mục này cũng quy định rõ cách chào giá riêng cho từng phần hoặc nhiều phần, giá trị bảo đảm dự thầu cho từng phần và nguyên tắc xét duyệt trúng thầu cho một hoặc nhiều phần của gói thầu. Việc đánh giá HSDT và xét duyệt trúng thầu sẽ được thực hiện theo từng phần và kết hợp giữa các phần với nhau trên cơ sở bảo đảm nguyên tắc tổng giá đánh giá của các phần là thấp nhất và giá trúng thầu của cả gói thầu không vượt giá gói thầu được duyệt mà không so sánh với ước tính chi phí của từng phần. Các trường hợp đề xuất giảm giá với điều kiện nhà thầu trúng thầu một hoặc nhiều phần của gói thầu mà bên mời thầu xét thấy phù hợp, có lợi sẽ được xem xét, đánh giá tại bước đánh giá HSDT.]

5

Incoterms năm: _______________________

[Ghi năm ban hành, chẳng hạn “Incoterms 1990” hoặc “Incoterms 2000”]

12

 

Đồng tiền dự thầu: ____________________

[Ghi đồng tiền dự thầu. Tùy theo yêu cầu của gói thầu mà quy định việc cho phép và điều kiện áp dụng để nhà thầu chào theo một hoặc một số đồng tiền khác nhau, ví dụ: VND, USD… Trường hợp cho phép chào bằng ngoại tệ thì phải yêu cầu nhà thầu chứng minh được nội dung công việc sử dụng ngoại tệ kèm theo bản liệt kê chi tiết nội dung công việc và giá trị ngoại tệ tương ứng, song phải đảm bảo nguyên tắc một đồng tiền cho một khối lượng cụ thể; các loại chi phí trong nước phải được chào thầu bằng đồng Việt Nam]

13

1

a) Tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ của nhà thầu: _____

[Nêu yêu cầu tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ của nhà thầu trên cơ sở phù hợp với yêu cầu của khoản 1 Mục 2 của BDL này, ví dụ như bản chụp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đã được chứng thực…]

2

b) Các tài liệu khác chứng minh năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu: __________________________

[Nêu tài liệu chứng minh khác (nếu có), chẳng hạn trường hợp có yêu cầu về nhà thầu phụ quan trọng (nhà chế tạo hàng hóa chính của gói thầu hoặc nhà thầu cung cấp vật tư thiết bị chính…) thì phải yêu cầu nhà thầu phụ quan trọng kê khai theo Mẫu số 7, 8, 9, 10, 12 Chương IV).]

3

Sử dụng lao động nước ngoài:

[Chỉ quy định mục này khi gói thầu có yêu cầu về sử dụng lao động nước ngoài. Ghi “Nhà thầu kê khai trong HSDT số lượng, trình độ, năng lực chuyên môn, kinh nghiệm của cán bộ kỹ thuật, chuyên gia nước ngoài huy động để thực hiện gói thầu nếu cần thiết. Nhà thầu không được sử dụng lao động nước ngoài thực hiện công việc mà lao động trong nước có khả năng thực hiện và đáp ứng yêu cầu của gói thầu, đặc biệt là lao động phổ thông, lao động không qua đào tạo kỹ năng, nghiệp vụ. Lao động nước ngoài phải có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật về lao động.”]

14

2

Tài liệu chứng minh sự phù hợp (đáp ứng) của hàng hóa: __________

[Căn cứ quy mô, tính chất của gói thầu mà yêu cầu nhà thầu cung cấp các tài liệu chứng minh sự đáp ứng của hàng hóa dưới hình thức văn bản, bản vẽ và số liệu, chẳng hạn:

a) Bảng liệt kê chi tiết danh mục hàng hóa phù hợp với yêu cầu về phạm vi cung cấp nêu tại Chương V;

b) Biểu tiến độ cung cấp phù hợp với yêu cầu nêu tại Chương VI;

c) Tài liệu về mặt kỹ thuật như tiêu chuẩn hàng hóa, tính năng, thông số kỹ thuật, thông số bảo hành của từng loại hàng hóa (kèm theo bản vẽ để mô tả nếu cần), giấy phép bán hàng thuộc bản quyền của nhà sản xuất theo Mẫu số 14 Chương IV (chỉ áp dụng trong trường hợp hàng hóa là đặc chủng, phức tạp; trong trường hợp cần thiết, đối với những hàng hóa thông thường bên mời thầu có thể yêu cầu giấy ủy quyền bán hàng của đại lý phân phối) và các nội dung khác như yêu cầu nêu tại Chương VII;

d) Các nội dung yêu cầu khác (nếu có).]  

15

1

Nội dung yêu cầu về bảo đảm dự thầu:

- Hình thức bảo đảm dự thầu: ________________

[Căn cứ quy mô, tính chất của gói thầu mà nêu cụ thể hình thức bảo đảm dự thầu theo một hoặc nhiều biện pháp: đặt cọc, ký quỹ hoặc thư bảo lãnh của ngân hàng, tổ chức tài chính. Nếu yêu cầu nộp thư bảo lãnh của ngân hàng, tổ chức tài chính thì bảo lãnh phải do một ngân hàng, tổ chức tài chính hoạt động hợp pháp phát hành đảm bảo nội dung quy định quy định tại Mẫu số 13 Chương IV. Trường hợp bảo lãnh do một ngân hàng, tổ chức tài chính ở nước ngoài phát hành thì phải phát hành thông qua chi nhánh tại Việt Nam hoặc phải được một ngân hàng của Việt Nam có quan hệ đại lý với ngân hàng, tổ chức tài chính phát hành xác nhận trước khi gửi bên mời thầu. Nếu cho phép nhà thầu được thực hiện bảo đảm dự thầu theo biện pháp đặt cọc, ký quỹ thì nêu rõ cách thực hiện.]

- Giá trị và đồng tiền bảo đảm dự thầu: _______________

[Ghi cụ thể giá trị và đồng tiền bảo đảm dự thầu. Căn cứ yêu cầu của gói thầu mà quy định giá trị bảo đảm dự thầu từ 1% đến 3% giá gói thầu (đối với gói thầu quy mô nhỏ quy định giá trị bảo đảm dự thầu bằng 1% giá gói thầu). Trường hợp gói thầu chia thành nhiều phần độc lập, cần quy định rõ giá trị bảo đảm dự thầu cho từng phần theo khoản 4 Mục 11 BDL]

- Thời gian có hiệu lực của bảo đảm dự thầu: ________ ngày kể từ thời điểm đóng thầu.

[Ghi rõ số ngày, được xác định bằng toàn bộ thời gian có hiệu lực của HSDT quy định trong Mục 16 BDL cộng thêm 30 ngày] 

3

Thời gian hoàn trả bảo đảm dự thầu cho nhà thầu không trúng thầu: Trong thời hạn tối đa _____ngày kể từ ngày thông báo kết quả đấu thầu.

[Ghi rõ số ngày, nhưng không quá 30 ngày]  

16

1

Thời gian có hiệu lực của HSDT là ___ ngày kể từ thời điểm đóng thầu.

[Ghi rõ số ngày tùy thuộc quy mô, tính chất của gói thầu, nhưng không được quy định quá 180 ngày. Ví dụ: Thời gian có hiệu lực của HSDT là 30 ngày kể từ 10 giờ sáng ngày 01/12/2009 có nghĩa là HSDT có hiệu lực từ 10 giờ sáng ngày 01/12/2009 đến 24 giờ ngày 30/12/2009]

17

1

Số lượng HSDT phải nộp:

- 01 bản gốc; và

- _____bản chụp [Ghi rõ số lượng yêu cầu nhưng không quá 5 bản]

18

1

Cách trình bày các thông tin trên túi đụng HSDT: _____

 [Nêu cụ thể cách trình bày, ví dụ: Nhà thầu phải ghi rõ các thông tin sau trên túi đụng HSDT:

- Tên, địa chỉ, điện thoại của nhà thầu: _______

- Địa chỉ nộp HSDT: _____ [Ghi tên, địa chỉ của bên mời thầu]

- Tên gói thầu: ________________ [Ghi tên gói thầu] 

- Không được mở trước ____ giờ, ngày ___tháng___năm _____ [Ghi thời điểm mở thầu]

[Trường hợp sửa đổi HSDT, ngoài các nội dung nêu trên còn phải ghi thêm dòng chữ “Hồ sơ dự thầu sửa đổi”] 

19

1

Thời điểm đóng thầu: ___giờ, ngày ___tháng___năm _____

[Ghi thời điểm đóng thầu căn cứ quy mô, tính chất của gói thầu cho phù hợp, đảm bảo quy định thời gian từ khi phát hành HSMT đến thời điểm đóng thầu tối thiểu là 15 ngày đối với đấu thầu trong nước, 30 ngày đối với đấu thầu quốc tế]

22

1

Việc mở thầu sẽ được tiến hành công khai vào lúc ___ giờ, ngày ___tháng ___năm ___, tại _____ [Ghi ngày, giờ và địa điểm tiến hành việc mở thầu, trong đó cần lưu ý quy định thời điểm mở thầu sao cho bảo đảm việc mở thầu phải tiến hành ngay sau thời điểm đóng thầu]

24

1

g) Các phụ lục, tài liệu kèm theo HSDT: _________

[Nêu các yêu cầu khác (nếu có) căn cứ quy mô, tính chất của gói thầu về tính hợp lệ và sự đầy đủ của HSDT]

2

HSDT của nhà thầu sẽ bị loại bỏ nếu thuộc một trong các điều kiện tiên quyết sau:

a) Nhà thầu không có tên trong danh sách mua HSMT, trừ trường hợp thay đổi tư cách tham dự thầu theo quy định tại Mục 9 BDL;

b) Nhà thầu không bảo đảm tư cách hợp lệ theo quy định tại khoản 1 Mục 2 và khoản 1 Mục 13 BDL;

c) Không có bảo đảm dự thầu hoặc có bảo đảm dự thầu nhưng không hợp lệ theo quy định tại khoản 2 Mục 15 Chương I;

d) Không có bản gốc HSDT;

đ) Đơn dự thầu không hợp lệ theo quy định tại Mục 10 Chương I;

e) Hiệu lực của HSDT không bảo đảm yêu cầu theo quy định tại khoản 1 Mục 16 BDL;

g) HSDT có giá dự thầu không cố định, chào thầu theo nhiều mức giá hoặc giá có kèm điều kiện gây bất lợi cho chủ đầu tư;

h) Nhà thầu có tên trong hai hoặc nhiều HSDT với tư cách là nhà thầu chính (nhà thầu độc lập hoặc thành viên trong liên danh);

i) Nhà thầu vi phạm một trong các hành vi bị cấm trong đấu thầu theo quy định tại Điều 12 của Luật Đấu thầu và khoản 3, khoản 21 Điều 2 của Luật sửa đổi;

[Căn cứ quy mô, tính chất của gói thầu có thể quy định thêm các điều kiện tiên quyết khác có tính đặc thù của gói thầu]  

29

 

Đồng tiền quy đổi là đồng Việt Nam theo tỷ giá bán ra do một ngân hàng thương mại(1) _____ [Ghi tên ngân hàng thương mại có uy tín mà căn cứ vào tỷ giá do ngân hàng đó công bố để quy đổi] công bố vào ngày _____ [Ghi ngày, thông thường tối thiểu 5 ngày trước ngày đóng thầu] 

34

2

Nhà thầu phải gửi văn bản chấp thuận vào thương thảo, hoàn thiện hợp đồng trong thời hạn tối đa _____ngày [Ghi rõ số ngày nhưng không quá 30 ngày] kể từ ngày thông báo trúng thầu.  

36

2

Địa chỉ nhận đơn kiến nghị:

b) Địa chỉ của bên mời thầu: ­____________

[Ghi địa chỉ nhận đơn, số fax, điện thoại liên hệ]

c) Địa chỉ của chủ đầu tư: _____________

[Ghi địa chỉ nhận đơn, số fax, điện thoại liên hệ]

d) Địa chỉ của người có thẩm quyền: ________

[Ghi địa chỉ nhận đơn, số fax, điện thoại liên hệ]

3

c) Bộ phận thường trực giúp việc của Hội đồng tư vấn: ____

[Ghi địa chỉ nhận đơn, số fax, điện thoại liên hệ]

Chương 3.

TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ VÀ NỘI DUNG XÁC ĐỊNH GIÁ ĐÁNH GIÁ

Chương này bao gồm TCĐG về năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu (trường hợp không áp dụng sơ tuyển), TCĐG về mặt kỹ thuật, nội dung xác định giá đánh giá. Trường hợp gói thầu đã thực hiện sơ tuyển, bên mời thầu cần yêu cầu nhà thầu khẳng định lại các thông tin về năng lực, kinh nghiệm mà nhà thầu đã kê khai trong hồ sơ dự sơ tuyển.

TCĐG và nội dung xác định giá đánh giá dưới đây chỉ mang tính hướng dẫn. Khi soạn thảo nội dung này cần căn cứ theo tính chất gói thầu mà quy định cho phù hợp. Trường hợp HSMT có nội dung quy định về nhà thầu phụ quan trọng thì cần quy định TCĐG về năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu phụ quan trọng. Chủ đầu tư phải quy định cụ thể trong HSMT loại hàng hóa cần yêu cầu nhà thầu kê khai nhà thầu phụ quan trọng.(1)

TCĐG phải công khai trong HSMT. Trong quá trình đánh giá HSDT phải tuân thủ TCĐG nêu trong HSMT, không được thay đổi, bổ sung bất kỳ nội dung nào.

Mục 1. TCĐG về năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu(1)

Các TCĐG về năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu được sử dụng theo tiêu chí “đạt”, “không đạt”. Nhà thầu phải “đạt” cả 3 nội dung nêu tại các điểm 1, 2 và 3 trong bảng dưới đây thì được đánh giá là đáp ứng yêu cầu về năng lực và kinh nghiệm. Các điểm 1, 2 và 3 chỉ được đánh giá “đạt” khi tất cả nội dung chi tiết trong từng điểm được đánh giá là “đạt”.

TCĐG về năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu bao gồm các nội dung cơ bản sau:

TT

Nội dung yêu cầu (2)

Mức yêu cầu tối thiểu để được đánh giá là đáp ứng (đạt)

1

Kinh nghiệm:

- Nhà thầu phải có _____ [Ghi số hợp đồng](3) hợp đồng tương tự như hợp đồng của gói thầu này đã thực hiện với tư cách là nhà thầu chính hoặc nhà thầu phụ tại Việt Nam và nước ngoài trong thời gian _____ [Ghi số năm](4) năm gần đây.

Đối với nhà thầu liên danh, các thành viên liên danh phải có _____ [Ghi số hợp đồng](3) hợp đồng tương tự với phần công việc đảm nhận trong liên danh.

- Số năm hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh chính.

- Các nội dung khác (nếu có).

 

2

Năng lực sản xuất và kinh doanh:

- Số lượng, chủng loại, doanh thu đối với các sản phẩm sản xuất, kinh doanh chính trong thời gian _____ [Ghi số năm](4) năm gần đây

- Cơ sở vật chất kỹ thuật

- Tổng số lao động, trong đó số lượng cán bộ chuyên môn hiện có

- Các nội dung khác (nếu có).  

 

3

Năng lực tài chính

 

3.1. Doanh thu

Doanh thu trung bình hàng năm trong _____ [Ghi số năm](5) năm gần đây

 

Trong trường hợp liên danh, doanh thu trung bình hàng năm của cả liên danh được tính bằng tổng doanh thu trung bình hàng năm của các thành viên trong liên danh

 

3.2. Tình hình tài chính lành mạnh

Nhà thầu phải đáp ứng yêu cầu về tình hình tài chính lành mạnh (chọn một hoặc một số chỉ tiêu tài chính phù hợp)(6). Trong trường hợp liên danh, từng thành viên trong liên danh phải đáp ứng yêu cầu về tình hình tài chính lành mạnh.

 

 

(a) số năm nhà thầu hoạt động không bị lỗ trong thời gian yêu cầu báo cáo về tình hình tài chính theo khoản 3.1 Mục này

từ …. năm trở lên

 

(b) hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn

(c) giá trị ròng    

đạt mức …

đạt mức …

4

Các yêu cầu khác (nếu có)(7) 

 

Ghi chú:

(1) Chỉ áp dụng mục này đối với gói thầu không tiến hành sơ tuyển.

(2) Căn cứ yêu cầu của gói thầu mà quy định nội dung chi tiết về kinh nghiệm và năng lực của nhà thầu cho phù hợp.

(3) Căn cứ vào quy mô, tính chất của gói thầu và tình hình thực tế của ngành, địa phương để quy định cho phù hợp. Thông thường từ 1 đến 3 hợp đồng tương tự. Đối với nhà thầu liên danh thì kinh nghiệm của liên danh được tính là tổng kinh nghiệm của các thành viên liên danh, tuy nhiên kinh nghiệm của mỗi thành viên chỉ xét theo phạm vi công việc mà mỗi thành viên đảm nhận trong liên danh.

Hợp đồng cung cấp hàng hóa tương tự là hợp đồng trong đó hàng hóa được cung cấp tương tự với hàng hóa của gói thầu đang xét, bao gồm:

- Tương tự về chủng loại, tính chất: có cùng chủng loại, tương tự về đặc tính kỹ thuật và tính năng sử dụng với hàng hóa của gói thầu đang xét.

- Tương tự về quy mô: có giá trị hợp đồng bằng hoặc lớn hơn 70% giá trị của gói thầu đang xét.

Đối với các gói thầu có tính chất đặc thù hoặc ở các địa phương mà năng lực của nhà thầu trên địa bàn còn hạn chế, có thể yêu cầu giá trị của hợp đồng trong khoảng 50%-70% giá trị của gói thầu đang xét, đồng thời vẫn phải yêu cầu nhà thầu đảm bảo có hợp đồng cung cấp hàng hóa tương tự về chủng loại và tính chất với hàng hóa của gói thầu.

Căn cứ quy mô, tính chất của gói thầu mà có thể yêu cầu tương tự về điều kiện địa lý.

(4) Căn cứ vào quy mô, tính chất của gói thầu và tình hình thực tế của ngành, địa phương để quy định cho phù hợp. Thông thường từ 3 năm đến 5 năm. Đối với gói thầu quy mô nhỏ thì có thể quy định ít hơn 3 năm trên cơ sở phù hợp với tình hình thực tế của dự án.

(5) Đối với yêu cầu về doanh thu:

- Thời gian yêu cầu thông thường là 3 năm. Trong một số trường hợp có thể quy định 1 – 2 năm để khuyến khích sự tham gia của các nhà thầu mới thành lập.

- Cách tính toán thông thường về mức yêu cầu doanh thu trung bình hàng năm:

a. Yêu cầu tối thiểu về mức doanh thu trung bình hàng năm

Yêu cầu tối thiểu về mức doanh thu trung bình hàng năm = (Giá gói thầu/thời gian thực hiện hợp đồng theo năm) x k;

Thông thường yêu cầu hệ số k trong công thức này là từ 1,5 đến 2.

b. Trường hợp thời gian thực hiện hợp đồng dưới 1 năm thì cách tính doanh thu như sau:

Yêu cầu tối thiểu về mức doanh thu trung bình hàng năm = Giá gói thầu x k

Thông thường yêu cầu hệ số k trong công thức này là 1,5.

c. Đối với trường hợp nhà thầu liên danh, việc đánh giá tiêu chuẩn về doanh thu của từng thành viên liên danh căn cứ vào giá trị, khối lượng do từng thành viên đảm nhiệm.

d. Đối với trường hợp yêu cầu nhà thầu phụ quan trọng, việc đánh giá tiêu chuẩn về doanh thu của nhà thầu phụ quan trọng căn cứ vào giá trị, khối lượng công việc mà nhà thầu phụ quan trọng cung cấp.

(6) Đối với yêu cầu về tình hình tài chính:

Có thể quy định một số chỉ tiêu để đánh giá tình hình tài chính của nhà thầu (bao gồm cả nhà thầu phụ quan trọng) với cách tính cụ thể như sau:

a. Căn cứ quy mô, tính chất của gói thầu mà yêu cầu nhà thầu hoạt động không bị lỗ từ 1 đến 3 năm trong thời gian yêu cầu báo cáo về tình hình tài chính.

b. Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn cho thấy khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp là cao hay thấp. Nợ ngắn hạn là những khoản nợ mà doanh nghiệp phải thanh toán trong vòng một năm hay một chu kỳ kinh doanh. Hệ số này được tính bằng công thức:

Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn = tài sản ngắn hạn / tổng nợ ngắn hạn

Khi đánh giá, chỉ đánh giá hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của năm cuối cùng trong các năm tài chính gần đây theo yêu cầu của HSMT.

Yêu cầu về hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn phải quy định > 1.

Trường hợp doanh nghiệp không có nợ ngắn hạn phải trả thì doanh nghiệp đó được coi là đáp ứng yêu cầu về tình hình tài chính đối với chỉ tiêu hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn.

c. Giá trị ròng (vốn chủ sở hữu) cho biết tình hình hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp, tính bằng công thức:

Giá trị ròng = Tổng tài sản – tổng nợ phải trả

Thông thường quy định mức tối thiểu là giá trị ròng phải dương.

(7) Yêu cầu khác mà chủ đầu tư xét thấy cần thiết để đảm bảo khả năng thực hiện gói thầu.

Mục 2. TCĐG về mặt kỹ thuật

Căn cứ quy mô, tính chất của gói thầu mà áp dụng phương pháp chấm điểm hoặc phương pháp đánh giá theo tiêu chí “đạt”, “không đạt”.

Đối với gói thầu quy mô nhỏ áp dụng phương pháp đánh giá theo tiêu chí “đạt”, “không đạt”.

2.1. TCĐG theo phương pháp chấm điểm (1)  

Căn cứ tính chất của gói thầu mà có thể quy định mức điểm yêu cầu tối thiểu đối với một số tiêu chuẩn tổng quát (nếu thấy cần thiết). Mức điểm yêu cầu tối thiểu quy định không thấp hơn 70% tổng số điểm. Đối với gói thầu có yêu cầu kỹ thuật cao, mức quy định này không thấp hơn 80%. HSDT có tổng số điểm (cũng như số điểm của từng nội dung, nếu có yêu cầu) đạt bằng hoặc vượt mức điểm yêu cầu tối thiểu sẽ được đánh giá là đạt yêu cầu về mặt kỹ thuật và được tiếp tục xác định giá đánh giá.   

Ví dụ về TCĐG về mặt kỹ thuật theo phương pháp chấm điểm được nêu ở ví dụ 1, Phụ lục 2 Mẫu HSMT này.

2.2. TCĐG theo tiêu chí “đạt”, “không đạt”

Căn cứ tính chất của gói thầu mà xác định mức độ yêu cầu đối với từng nội dung. Đối với các nội dung yêu cầu cơ bản, chỉ sử dụng tiêu chí “đạt”, “không đạt”. Đối với các nội dung yêu cầu không cơ bản, ngoài tiêu chí “đạt”, “không đạt”, được áp dụng thêm tiêu chí “chấp nhận được” nhưng không được vượt quá 30% tổng số các nội dung yêu cầu trong TCĐG.

HSDT được đánh giá là đáp ứng yêu cầu về mặt kỹ thuật khi có tất cả nội dung yêu cầu cơ bản đều được đánh giá là “đạt”, các nội dung yêu cầu không cơ bản được đánh giá là “đạt” hoặc “chấp nhận được”.

Ví dụ về TCĐG về mặt kỹ thuật theo tiêu chí “đạt”, “không đạt” được nêu ở ví dụ 2, Phụ lục 2 Mẫu HSMT này.

Mục 3. Nội dung xác định giá đánh giá

Căn cứ tính chất của gói thầu mà quy định các yếu tố để xác định giá đánh giá theo Bảng dưới đây cho phù hợp

Bảng xác định giá đánh giá

STT

Nội dung

Căn cứ xác định

1

Xác định giá dự thầu

Theo Mục 26 Chương I

2

Sửa lỗi

Theo Mục 27 Chương I

3

Hiệu chỉnh các sai lệch

Theo Mục 28 Chương I

4

Giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch

Tổng của giá trị các nội dung (1)+(2)+(3)  

5

Giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch trừ đi giá trị giảm giá (nếu có)

Giá trị nội dung (4) – Giá trị giảm giá (nếu có) 

6

Chuyển đổi giá dự thầu sau sửa lỗi và hiệu chỉnh sai lệch trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) sang một đồng tiền chung (nếu có)

Theo Mục 29 Chương I

7

Đưa các chi phí về một mặt bằng so sánh theo các yếu tố (1) dưới đây: _____

a) Các điều kiện về mặt kỹ thuật

- Tiến độ thực hiện

- Công suất, hiệu suất của máy móc, thiết bị

- Mức tiêu hao điện năng, nhiên vật liệu

- Chi phí quản lý, vận hành

- Chi phí duy tu bảo dưỡng, tuổi thọ

- Các yêu cầu kỹ thuật khác

b) Điều kiện tài chính, thương mại

c) Ưu đãi trong đấu thầu quốc tế (nếu có)

d) Các yếu tố khác.

Theo Mục 26 Chương I

8

Giá đánh giá

Tổng giá trị nội dung (5) hoặc (6) (trường hợp cần chuyển đổi giá dự thầu sau sửa lỗi và hiệu chỉnh sai lệch về một đồng tiền chung) + giá trị nội dung (7)   

Ghi chú:

(1) Các yếu tố tại khoản này phải được quy đổi thành tiền để xác định giá đánh giá và phải nêu rõ cách tính căn cứ vào các điều kiện về mặt kỹ thuật có thể tính toán và lượng hóa yếu tố kinh tế kỹ thuật. Căn cứ tính chất của gói thầu mà lựa chọn các yếu tố đưa về một mặt bằng cho phù hợp. Trường hợp không có các yếu tố cần thiết để đưa về một mặt bằng thì ghi rõ giá đánh giá chính là giá dự thầu sau sửa lỗi và hiệu chỉnh sai lệch trừ đi giá trị giảm giá (nếu có).

Ví dụ về cách xác định giá đánh giá được nêu ở ví dụ 3, Phụ lục 2 Mẫu HSMT này.

Chương 4.

BIỂU MẪU DỰ THẦU

Mẫu số 1

ĐƠN DỰ THẦU

____, ngày____tháng ___năm____

Kính gửi: _____________ [Ghi tên bên mời thầu]

(sau đây gọi là bên mời thầu)

Sau khi nghiên cứu hồ sơ mời thầu và văn bản sửa đổi hồ sơ mời thầu số _____ [Ghi số của văn bản sửa đổi, nếu có] mà chúng tôi đã nhận được, chúng tôi, _____ [Ghi tên nhà thầu], cam kết thực hiện gói thầu _____ [Ghi tên gói thầu] theo đúng yêu cầu của hồ sơ mời thầu với tổng số tiền là _____ [Ghi giá trị bằng số, bằng chữ và đồng tiền dự thầu] (1) cùng với biểu giá kèm theo. Thời gian thực hiện hợp đồng là _____ [Ghi thời gian thực hiện tất cả các công việc theo yêu cầu của gói thầu].

Nếu hồ sơ dự thầu của chúng tôi được chấp nhận, chúng tôi sẽ thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng theo quy định tại Mục 35 Chương I và Điều 5 Điều kiện chung của hợp đồng trong hồ sơ mời thầu.

Hồ sơ dự thầu này có hiệu lực trong thời gian _____ ngày, kể từ ___ giờ, ngày ___ tháng ___ năm ____ [Ghi thời điểm đóng thầu].

 

 

Đại diện hợp pháp của nhà thầu (2)
[Ghi tên, chức danh, ký tên và đóng dấu] 

 

Ghi chú:

(1) Trường hợp trong HSMT cho phép chào theo một số đồng tiền khác nhau thì nhà thầu cần ghi rõ giá trị bằng số và bằng chữ của từng đồng tiền do nhà thầu chào.

(2) Trường hợp đại diện theo pháp luật của nhà thầu ủy quyền cho cấp dưới ký đơn dự thầu thì phải gửi kèm theo Giấy ủy quyền theo Mẫu số 2 Chương này; trường hợp tại điều lệ công ty hoặc tại các tài liệu khác liên quan có phân công trách nhiệm cho cấp dưới ký đơn dự thầu thì phải gửi kèm theo các văn bản này (không cần lập Giấy ủy quyền theo Mẫu số 2 Chương này). Nếu nhà thầu trúng thầu, trước khi ký kết hợp đồng, nhà thầu phải trình chủ đầu tư bản chụp được chứng thực các văn bản này. Trường hợp phát hiện thông tin kê khai ban đầu là không chính xác thì nhà thầu bị coi là vi phạm khoản 2 Điều 12 của Luật Đấu thầu và bị xử lý theo quy định tại Mục 37 Chương I của HSMT này.

(3) Trường hợp nhà thầu nước ngoài không có con dấu thì phải cung cấp xác nhận của tổ chức có thẩm quyền là chữ ký trong đơn dự thầu và các tài liệu khác trong HSDT là của người đại diện hợp pháp của nhà thầu.

 

Mẫu số 2

GIẤY ỦY QUYỀN (1)

Hôm nay, ngày ___tháng ___năm___, tại _____

Tôi là _____ [Ghi tên, số CMND hoặc số hộ chiếu, chức danh của người đại diện theo pháp luật của nhà thầu], là người đại diện theo pháp luật của _____ [Ghi tên nhà thầu] có địa chỉ tại _____ [Ghi địa chỉ của nhà thầu] bằng văn bản này ủy quyền cho _____ [Ghi tên, số CMND hoặc số hộ chiếu, chức danh của người được ủy quyền] thực hiện các công việc sau đây trong quá trình tham gia đấu thầu gói thầu _____ [Ghi tên gói thầu] thuộc dự án _____ [Ghi tên dự án] do _____ [Ghi tên bên mời thầu] tổ chức:

[- Ký đơn dự thầu;

- Ký các văn bản, tài liệu để giao dịch với bên mời thầu trong quá trình tham gia đấu thầu, kể cả văn bản đề nghị làm rõ HSMT và văn bản giải trình, làm rõ HSDT;

- Tham gia quá trình thương thảo, hoàn thiện hợp đồng;

- Ký đơn kiến nghị trong trường hợp nhà thầu có kiến nghị;

- Ký kết hợp đồng với chủ đầu tư nếu được lựa chọn] (2)

Người được ủy quyền nêu trên chỉ thực hiện các công việc trong phạm vi ủy quyền với tư cách là đại diện hợp pháp của _____ [Ghi tên nhà thầu]. _____ [Ghi tên nhà thầu] chịu trách nhiệm hoàn toàn về những công việc do _____ [Ghi tên người được ủy quyền] thực hiện trong phạm vi ủy quyền.

Giấy ủy quyền có hiệu lực kể từ ngày ____ đến ngày ___ (3). Giấy ủy quyền này được lập thành ___ bản có giá trị pháp lý như nhau, người ủy quyền giữ _____ bản, người được ủy quyền giữ ____ bản.

 

Người được ủy quyền
[Ghi tên, chức danh, ký tên và đóng dấu (nếu có)]

Người ủy quyền
[Ghi tên người đại diện theo pháp luật của nhà thầu, chức danh, ký tên và đóng dấu]

 

Ghi chú:

(1) Trường hợp ủy quyền thì bản gốc giấy ủy quyền phải được gửi cho bên mời thầu cùng với đơn dự thầu theo quy định tại Mục 10 Chương I. Việc ủy quyền của người đại diện theo pháp luật của nhà thầu cho cấp phó, cấp dưới, giám đốc chi nhánh, người đứng đầu văn phòng đại diện của nhà thầu để thay mặt cho người đại diện theo pháp luật của nhà thầu thực hiện một hoặc các nội dung công việc nêu trên đây. Việc sử dụng con dấu trong trường hợp được ủy quyền có thể là dấu của nhà thầu hoặc dấu của đơn vị mà cá nhân liên quan được ủy quyền. Người được ủy quyền không được tiếp tục ủy quyền cho người khác.

(2) Phạm vi ủy quyền bao gồm một hoặc nhiều công việc nêu trên.

(3) Ghi ngày có hiệu lực và ngày hết hiệu lực của giấy ủy quyền phù hợp với quá trình tham gia đấu thầu.

 

Mẫu số 3

THỎA THUẬN LIÊN DANH(1)

_____, ngày ___tháng ___năm _____

Gói thầu: _____ [Ghi tên gói thầu]

Thuộc dự án: _____ [Ghi tên dự án]

- Căn cứ (2) _____ [Luật Đấu thầu số 61/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc hội];

- Căn cứ (2) _____ [Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản số 38/2009/QH12 ngày 19/6/2009 của Quốc hội];

- Căn cứ (2) _____ [Nghị định số 85/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng];

- Căn cứ hồ sơ mời thầu gói thầu ______[Ghi tên gói thầu] ngày ___ tháng ___ năm ______ [ngày được ghi trên HSMT];

Chúng tôi, đại diện cho các bên ký thỏa thuận liên danh, gồm có:

Tên thành viên liên danh ______[Ghi tên từng thành viên liên danh]

Đại diện là ông/bà: _______________________________________________________________

Chức vụ: ________________________________________________________________________

Địa chỉ: _________________________________________________________________________

Điện thoại: ______________________________________________________________________

Fax: ____________________________________________________________________________

E-mail: __________________________________________________________________________

Tài khoản: _______________________________________________________________________

Mã số thuế: _____________________________________________________________________

Giấy ủy quyền số ____ ngày___ tháng ___ năm ______(trường hợp được ủy quyền).

Các bên (sau đây gọi là thành viên) thống nhất ký kết thỏa thuận liên danh với các nội dung sau:

Điều 1. Nguyên tắc chung

1. Các thành viên tự nguyện hình thành liên danh để tham dự thầu gói thầu ______[Ghi tên gói thầu] thuộc dự án ______[Ghi tên dự án].

2. Các thành viên thống nhất tên gọi của liên danh cho mọi giao dịch liên quan đến gói thầu này là: ______[Ghi tên của liên danh theo thỏa thuận].

3. Các thành viên cam kết không thành viên nào được tự ý tham gia độc lập hoặc liên danh với thành viên khác để tham gia gói thầu này. Trường hợp trúng thầu, không thành viên nào có quyền từ chối thực hiện các trách nhiệm và nghĩa vụ đã quy định trong hợp đồng trừ khi được sự đồng ý bằng văn bản của các thành viên trong liên danh. Trường hợp thành viên của liên danh từ chối hoàn thành trách nhiệm riêng của mình như đã thỏa thuận thì thành viên đó bị xử lý như sau:

- Bồi thường thiệt hại cho các bên trong liên danh.

- Bồi thường thiệt hại cho chủ đầu tư theo quy định nêu trong hợp đồng.

- Hình thức xử lý khác ______[Ghi rõ hình thức xử lý khác].

Điều 2. Phân công trách nhiệm  

Các thành viên thống nhất phân công trách nhiệm để thực hiện gói thầu ______[Ghi tên gói thầu] thuộc dự án ______[Ghi tên dự án] đối với từng thành viên như sau:

1. Thành viên đứng đầu liên danh

Các bên nhất trí ủy quyền cho ______[Ghi tên một bên] làm thành viên đứng đầu liên danh, đại diện cho liên danh trong những phần việc sau(1):

[- Ký đơn dự thầu;

- Ký các văn bản, tài liệu để giao dịch với bên mời thầu trong quá trình tham dự thầu, kể cả văn bản đề nghị làm rõ HSMT và văn bản giải trình, làm rõ HSDT;

- Tham gia quá trình thương thảo, hoàn thiện hợp đồng;

- Ký đơn kiến nghị trong trường hợp nhà thầu có kiến nghị;

- Các công việc khác trừ việc ký kết hợp đồng ______[Ghi rõ nội dung các công việc khác (nếu có)].

2. Các thành viên trong liên danh ______[Ghi cụ thể phần công việc và giá trị tương ứng, trách nhiệm chung, trách nhiệm của từng thành viên, kể cả thành viên đứng đầu liên danh và nếu có có thể ghi tỷ lệ phần trăm giá trị tương ứng].

Điều 3. Hiệu lực của thỏa thuận liên danh

1. Thỏa thuận liên danh có hiệu lực kể từ ngày ký.

2. Thỏa thuận liên danh chấm dứt hiệu lực trong các trường hợp sau:

- Các bên hoàn thành trách nhiệm, nghĩa vụ của mình và tiến hành thanh lý hợp đồng;

- Các bên cùng thỏa thuận chấm dứt;

- Các nhà thầu liên danh không trúng thầu;

- Hủy đấu thầu gói thầu ______[Ghi tên gói thầu] thuộc dự án ______[Ghi tên dự án] theo thông báo của bên mời thầu.

Thỏa thuận liên danh được lập thành ­____ bản, mỗi bên giữ ____ bản, các bản thỏa thuận có giá trị pháp lý như nhau.

 

ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA THÀNH VIÊN ĐỨNG ĐẦU LIÊN DANH
[Ghi tên, chức danh, ký tên và đóng dấu]

ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA THÀNH VIÊN LIÊN DANH
[Ghi tên từng thành viên, chức danh, ký tên và đóng dấu]

 

Mẫu số 4

BIỂU GIÁ CHÀO CHO HÀNG HÓA

SẢN XUẤT, GIA CÔNG TRONG NƯỚC

STT

Tên hàng hóa

Ký mã hiệu, nhãn mác sản phẩm

Số lượng

Đơn giá (EXW)

Thành tiền
(4 x 5)

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

1

 

2

 

3

 

Hạng mục A

….

Hạng mục B

….

Hạng mục C

….

 

 

 

 

...............

 

...............

 

...............

 

...............

Cộng

...............

Thuế và phí các loại (1)

...............

Chi phí vận chuyển, bảo hiểm và chi phí khác liên quan đến vận chuyển đến địa điểm theo yêu cầu của HSMT

...............

Tổng cộng

...............

 

 

Đại diện hợp pháp của nhà thầu
[Ghi tên, chức danh, ký tên và đóng dấu]

 

Ghi chú:

(1) Trường hợp cần thiết, chẳng hạn thực hiện ưu đãi trong đấu thầu quốc tế thì cần yêu cầu nhà thầu tách rõ thuế nhập khẩu, lệ phí hải quan và thuế giá trị gia tăng (VAT) phải trả cho các bộ phận, linh kiện, nguyên liệu … để sản xuất hoặc lắp ráp hàng hóa.   

 

Mẫu số 5

BIỂU GIÁ CHÀO CHO HÀNG HÓA

SẢN XUẤT, GIA CÔNG NGOÀI NƯỚC

STT

Tên hàng hóa

Ký mã hiệu, nhãn mác sản phẩm

Số lượng

Xuất xứ từ: (quốc gia hoặc vùng lãnh thổ…)

Đơn giá (CIF, CIP…)

Thành tiền (4x6)

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

1

 

2

 

3

 

Hạng mục A

….

Hạng mục B

….

Hạng mục C

….

 

 

 

 

 

...............

 

...............

 

...............

 

...............

Cộng

...............

Thuế và phí các loại

...............

Chi phí vận chuyển, bảo hiểm và chi phí khác liên quan đến vận chuyển đến địa điểm theo yêu cầu của HSMT

...............

Tổng cộng

...............

 

 

Đại diện hợp pháp của nhà thầu
[Ghi tên, chức danh, ký tên và đóng dấu]

 

Mẫu số 6

BIỂU GIÁ CHÀO CHO HÀNG HÓA

SẢN XUẤT, GIA CÔNG NGOÀI NƯỚC

ĐÃ NHẬP KHẨU VÀ ĐANG ĐƯỢC CHÀO BÁN TẠI VIỆT NAM

STT

Tên hàng hóa

Ký mã hiệu, nhãn mác sản phẩm

Số lượng

Xuất xứ từ: (quốc gia hoặc vùng lãnh thổ…)

Đơn giá EXW

Đơn giá EXW đã trừ thuế và phí các loại

Thành tiền (4x6)

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

1

 

2

 

3

 

Hạng mục A

….

Hạng mục B

….

Hạng mục C

….

 

 

 

 

 

 

...............

 

...............

 

...............

 

...............

Cộng

...............

Thuế và phí các loại (1)

...............

Chi phí vận chuyển, bảo hiểm và chi phí khác liên quan đến vận chuyển đến địa điểm theo yêu cầu của HSMT

...............

Tổng cộng

...............

 

 

Đại diện hợp pháp của nhà thầu
[Ghi tên, chức danh, ký tên và đóng dấu]

 

Ghi chú:

(1) Trường hợp cần thiết, chẳng hạn thực hiện ưu đãi trong đấu thầu quốc tế thì cần yêu cầu nhà thầu tách rõ thuế nhập khẩu, lệ phí hải quan và thuế giá trị gia tăng (VAT) phải trả đối với hàng hóa đã nhập khẩu.

 

Mẫu số 7

BẢN KÊ KHAI SỬ DỤNG CHUYÊN GIA,

CÁN BỘ KỸ THUẬT NƯỚC NGOÀI

Stt

Họ tên

Quốc tịch

Trình độ học vấn

Năng lực chuyên môn

Chức danh đảm nhiệm dự kiến

Thời gian thực hiện công việc dự kiến

1

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ghi chú:

Trường hợp không sử dụng chuyên gia, cán bộ kỹ thuật nước ngoài thì không kê khai vào Mẫu này.

 

Mẫu số 8

HỢP ĐỒNG ĐANG THỰC HIỆN CỦA NHÀ THẦU

____, ngày ___ tháng ___ năm ____

Tên nhà thầu: ___________________ [Ghi tên đầy đủ của nhà thầu]

Stt

Tên hợp đồng

Tên dự án

Tên chủ đầu tư

Giá hợp đồng (hoặc giá trị được giao thực hiện)

Giá trị phần công việc chưa hoàn thành

Ngày hợp đồng có hiệu lực

Ngày kết thúc hợp đồng

1

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhà thầu phải gửi kèm theo bản chụp các văn bản, tài liệu liên quan đến các hợp đồng đó (xác nhận của chủ đầu tư về hợp đồng đang thực hiện theo các nội dung liên quan trong bảng trên…).

 

 

Đại diện hợp pháp của nhà thầu
[Ghi tên, chức danh, ký tên và đóng dấu]

 

Ghi chú:

Trong trường hợp liên danh, yêu cầu từng thành viên trong liên danh kê khai theo Mẫu này.

 

Mẫu số 9

HỢP ĐỒNG TƯƠNG TỰ DO NHÀ THẦU THỰC HIỆN(1)

____, ngày___ tháng ___ năm ___

Tên nhà thầu: _______________________[Ghi tên đầy đủ của nhà thầu]

Thông tin về từng hợp đồng, mỗi hợp đồng cần đảm bảo các thông tin sau đây:

Tên và số hợp đồng

[Ghi tên đầy đủ của hợp đồng, số ký hiệu]

Ngày ký hợp đồng

[Ghi ngày, tháng, năm]

Ngày hoàn thành

[Ghi ngày, tháng, năm]

Giá hợp đồng

[Ghi tổng giá hợp đồng bằng số tiền và đồng tiền đã ký]

Tương đương _____VND hoặc USD [Ghi số tiền quy đổi ra VND hoặc USD]  

Trong trường hợp là thành viên trong liên danh hoặc nhà thầu phụ, ghi giá trị phần hợp đồng mà nhà thầu đảm nhiệm

[Ghi phần trăm giá hợp đồng trong tổng giá hợp đồng]

[Ghi số tiền và đồng tiền đã ký]

Tương đương _____VND hoặc USD [Ghi số tiền quy đổi ra VND hoặc USD]  

Tên dự án:

[Ghi tên đầy đủ của dự án có hợp đồng đang kê khai]

Tên chủ đầu tư:

[Ghi tên đầy đủ của chủ đầu tư trong hợp đồng đang kê khai]

Địa chỉ:

Điện thoại/fax:

E-mail:

[Ghi đầy đủ địa chỉ hiện tại của chủ đầu tư]

[Ghi số điện thoại, số fax kể cả mã quốc gia, mã vùng, địa chỉ e-mail]

Mô tả tính chất tương tự theo quy định tại Mục 1 Chương III (2)

1. Loại hàng hóa

[Ghi thông tin phù hợp]

2. Về giá trị

[Ghi số tiền quy đổi ra VND hoặc USD]

3. Về quy mô thực hiện

[Ghi quy mô theo hợp đồng]

4. Các đặc tính khác

[Ghi các đặc tính khác nếu cần thiết]

Nhà thầu phải gửi kèm theo bản chụp các văn bản, tài liệu liên quan đến các hợp đồng đó (xác nhận của chủ đầu tư về hợp đồng thực hiện theo các nội dung liên quan trong bảng trên…)

 

 

Đại diện hợp pháp của nhà thầu
[Ghi tên, chức danh, ký tên và đóng dấu]

 

Ghi chú: 

(1)  Trong trường hợp liên danh, từng thành viên trong liên danh kê khai theo Mẫu này. Nhà thầu kê khai theo Mẫu này cho từng hợp đồng tương tự đã và đang thực hiện.

(2) Nhà thầu chỉ kê khai nội dung tương tự với yêu cầu của gói thầu.

 

Mẫu số 10

KÊ KHAI NĂNG LỰC VÀ KINH NGHIỆM CỦA NHÀ THẦU TRONG LĨNH VỰC SẢN XUẤT, KINH DOANH CHÍNH (1)

1. Tên nhà thầu: _________________________________________________________________

Địa chỉ: _________________________________________________________________________

2. Kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh chính

a. Sản xuất:

-

-

(2) từ năm:

   từ năm:

đến năm:

đến năm:

b. Kinh doanh:

-

-

(3) từ năm:

   từ năm:

đến năm:

đến năm:

3. Số lượng, chủng loại, doanh thu đối với các sản phẩm sản xuất, kinh doanh chính trong ____ (4) năm gần đây:

a. Sản xuất:

b. Kinh doanh:

4. Tổng số lao động hiện có:

a. Trong lĩnh vực sản xuất:

Trong đó, cán bộ chuyên môn: (5)

b. Trong lĩnh vực kinh doanh:

Trong đó, cán bộ chuyên môn: (5)

 

 

____, ngày ___tháng ___ năm ___
Đại diện hợp pháp của nhà thầu
[Ghi tên, chức danh, ký tên và đóng dấu]

 

Ghi chú:

(1) Trường hợp gói thầu có tiến hành sơ tuyển, thì cần yêu cầu nhà thầu cập nhật các thông tin vào biểu này.

(2) Ghi lĩnh vực sản xuất chính.

(3) Ghi lĩnh vực kinh doanh chính.

(4) Ghi số năm cụ thể căn cứ tính chất và yêu cầu của gói thầu (thông thường từ 3 đến 5 năm; đối với gói thầu quy mô nhỏ thì có thể quy định ít hơn 3 năm trên cơ sở phù hợp với tình hình thực tế của dự án).

(5) Căn cứ tính chất và yêu cầu của gói thầu mà nêu yêu cầu cụ thể về cán bộ chuyên môn như: số lượng cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, trình độ chuyên môn…      

 

Mẫu số 11

DANH SÁCH CÁC NHÀ THẦU PHỤ QUAN TRỌNG

Stt

Tên, địa chỉ nhà thầu phụ quan trọng

Phạm vi công việc

Khối lượng công việc

Giá trị ước tính

Hợp đồng hoặc văn bản thỏa thuận với nhà thầu chính (nếu có)

1

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ghi chú:

Danh sách các nhà thầu phụ quan trọng (nhà chế tạo hàng hóa chính của gói thầu hoặc nhà cung cấp, vật tư, thiết bị chính). Trường hợp không yêu cầu nhà thầu phụ quan trọng thì không kê khai Mẫu này.

 

Mẫu số 12

KÊ KHAI NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CỦA NHÀ THẦU

____, ngày___ tháng ___ năm ___

Tên nhà thầu: _______________________[Ghi tên đầy đủ của nhà thầu]

A. Tóm tắt các số liệu về tài chính trong ___ năm tài chính gần đây [Ghi số năm theo quy định tại khoản 3 Mục 1 Chương III].

Đơn vị tính: ______[Ghi loại tiền ]

TT

 

Năm ___

Năm ___

Năm ___

1

Tổng tài sản

 

 

 

2

Tổng nợ phải trả

 

 

 

3

Tài sản ngắn hạn

 

 

 

4

Tổng nợ ngắn hạn

 

 

 

5

Doanh thu

 

 

 

6

Lợi nhuận trước thuế

 

 

 

7

Lợi nhuận sau thuế

 

 

 

8

Các nội dung khác (nếu có yêu cầu)

 

 

 

B. Tài liệu gửi đính kèm nhằm đối chứng với các số liệu mà nhà thầu kê khai, nhà thầu nộp Báo cáo tài chính và bản chụp được chứng thực của một trong các tài liệu sau:

1. Biên bản kiểm tra quyết toán thuế trong ____ năm tài chính gần đây [Ghi số năm theo quy định tại khoản 3 Mục 1 Chương III];

2. Tờ khai tự quyết toán thuế (thuế GTGT và thuế thu nhập doanh nghiệp) có xác nhận của cơ quan thuế về thời điểm đã nộp tờ khai trong ______ năm tài chính gần đây [Ghi số năm theo quy định tại khoản 3 Mục 1 Chương III].

3. Văn bản xác nhận của cơ quan quản lý thuế (xác nhận số nộp cả năm) về việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế trong ______ năm tài chính gần đây [Ghi số năm theo quy định tại khoản 3 Mục 1 Chương III];

4. Báo cáo kiểm toán.

 

 

Đại diện hợp pháp của nhà thầu
[Ghi tên, chức danh, ký tên và đóng dấu]

 

Ghi chú:

Trong trường hợp liên danh, yêu cầu từng thành viên trong liên danh kê khai theo Mẫu này.

 

Mẫu số 13

BẢO LÃNH DỰ THẦU (1)

____, ngày___ tháng ___ năm ___

Kính gửi: _________________[Ghi tên bên mời thầu]

(sau đây gọi là bên mời thầu)

Căn cứ vào việc ______[Ghi tên nhà thầu tham dự thầu], sau đây gọi là “nhà thầu”, sẽ tham dự đấu thầu gói thầu ______[Ghi tên gói thầu] thuộc dự án ______[Ghi tên dự án],

Chúng tôi, ______[Ghi tên ngân hàng, tổ chức tài chính] có trụ sở đăng ký tại ______[Ghi địa chỉ của ngân hàng, tổ chức tài chính], xin cam kết với bên mời thầu bảo lãnh cho nhà thầu tham dự thầu gói thầu này bằng một khoản tiền là ______[Ghi rõ giá trị bằng số, bằng chữ và đồng tiền sử dụng].

Chúng tôi cam kết sẽ chuyển ngay cho bên mời thầu khoản tiền nêu trên khi bên mời thầu có văn bản thông báo cho nhà thầu vi phạm các quy định về đấu thầu nêu trong hồ sơ mời thầu (2).

Bảo lãnh này có hiệu lực trong ____ (3) ngày kể từ ______ (4). Bất cứ yêu cầu nào của bên mời thầu liên quan đến bảo lãnh này thì ______[Ghi tên ngân hàng, tổ chức tài chính] phải nhận được trước khi kết thúc thời hạn nói trên.

 

 

Đại diện hợp pháp của ngân hàng
[Ghi tên, chức danh, ký tên và đóng dấu]

 

Ghi chú:

(1) Chỉ áp dụng trong trường hợp biện pháp bảo đảm dự thầu là thư bảo lãnh của ngân hàng hoặc tổ chức tài chính.

(2) Trường hợp nhà thầu liên danh dự thầu và các thành viên trong liên danh thực hiện riêng rẽ bảo đảm dự thầu hoặc một thành viên thực hiện biện pháp bảo đảm dự thầu cho cả liên danh thì thay thế quy định này như sau: “Chúng tôi cam kết sẽ chuyển ngay cho bên mời thầu khoản tiền nêu trên khi bên mời thầu có văn bản thông báo nhà thầu hoặc bất kỳ thành viên nào trong liên danh dự thầu với nhà thầu vi phạm các quy định về đấu thầu nêu trong HSMT.”

(3) Ghi theo quy định tại khoản 1 Mục 15 của BDL.  

(4) Ghi theo quy định tại khoản 1 Mục 19 của BDL.

 

Mẫu số 14

GIẤY PHÉP BÁN HÀNG THUỘC BẢN QUYỀN CỦA NHÀ SẢN XUẤT (1)

____, ngày____tháng ___năm____

Kính gửi: _____________ [Ghi tên bên mời thầu]

(sau đây gọi là bên mời thầu)

Theo đề nghị của ______[Ghi tên nhà thầu tham dự thầu] (sau đây gọi là “nhà thầu”) sẽ tham dự đấu thầu cung cấp ______[Ghi tên hàng hóa] cho gói thầu ______[Ghi tên gói thầu] thuộc dự án ______[Ghi tên dự án],

Chúng tôi, ______[Ghi tên nhà sản xuất] được thành lập và hoạt động từ ngày ___ tháng ___ năm ___, sản xuất các loại hàng hóa ______[Ghi tên hàng hóa cung cấp] và có địa chỉ tại ______ [Ghi địa chỉ của nhà sản xuất]. Bằng văn bản này, chúng tôi cho phép nhà thầu được sử dụng hàng hóa do chúng tôi sản xuất để chào trong hồ sơ dự thầu của nhà thầu.

Chúng tôi xin cam đoan sẽ cung cấp đầy đủ các loại hàng hóa nêu trên cho nhà thầu để cung cấp cho bên mời thầu và đảm bảo việc bảo hành hàng hóa theo hợp đồng cung cấp được ký kết giữa chủ đầu tư và nhà thầu.

 

 

Đại diện hợp pháp của nhà sản xuất 
[Ghi tên, chức danh, ký tên và đóng dấu nếu có] 

 

Ghi chú:

(1) Giấy phép bán hàng thuộc bản quyền của nhà sản xuất chỉ áp dụng trong trường hợp hàng hóa là đặc chủng, phức tạp theo yêu cầu nêu tại Mục 3 Chương VII; trong trường hợp cần thiết, đối với những hàng hóa thông thường bên mời thầu có thể yêu cầu giấy ủy quyền bán hàng của đại lý phân phối.

 

Phần thứ hai.

YÊU CẦU VỀ CUNG CẤP

Chương 5.

PHẠM VI CUNG CẤP

Trong Chương này, bên mời thầu liệt kê chi tiết danh mục các hàng hóa yêu cầu cung cấp. Trong đó cần nêu rõ danh mục hàng hóa với số lượng, chủng loại yêu cầu và các mô tả, diễn giải chi tiết (nếu thấy cần thiết).

Biểu phạm vi cung cấp hàng hóa

TT

Danh mục hàng hóa

Ký mã hiệu

Đơn vị

Số lượng

Mô tả(1)

Ghi chú

1

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

4

 

 

 

 

 

 

5

 

 

 

 

 

 

6

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ghi chú:

(1) Nêu đặc điểm của hàng hóa (ví dụ: cơ chế vận hành, kích thước tối đa …)

Chương 6.

TIẾN ĐỘ CUNG CẤP

Tiến độ yêu cầu cung cấp cần được bên mời thầu lập thành biểu, trong đó nêu rõ tên hàng hóa số lượng yêu cầu, địa điểm và tiến độ cung cấp cụ thể. Hàng hóa có thể được yêu cầu cung cấp thành một hoặc nhiều đợt khác nhau tùy theo yêu cầu của gói thầu.

Biểu tiến độ cung cấp

TT

Danh mục hàng hóa

Đơn vị

Số lượng

Tiến độ cung cấp (1)

Địa điểm cung cấp

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ghi chú:

(1. Căn cứ quy mô, tính chất của gói thầu cũng như loại hàng hóa cụ thể mà quy định, chẳng hạn yêu cầu cung cấp vào một thời điểm cụ thể (ngày tháng cụ thể) sau một số tuần nhất định kể từ khi hợp đồng có hiệu lực hoặc quy định trong một khoảng thời gian (từ tuấn thứ ____ đến tuần thứ ____ kể từ khi hợp đồng có hiệu lực).

Chương 7.

YÊU CẦU VỀ MẶT KỸ THUẬT

Yêu cầu về mặt kỹ thuật bao gồm yêu cầu kỹ thuật (mang tính kỹ thuật thuần túy) và các yêu cầu khác liên quan đến việc cung cấp hàng hóa (trừ giá). Yêu cầu về mặt kỹ thuật phải được nêu đầy đủ, rõ ràng và cụ thể để làm cơ sở cho nhà thầu lậ HSDT.

Để đảm bảo mục tiêu cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế trong đấu thầu, toàn bộ các yêu cầu về mặt kỹ thuật phải được xây dựng dựa trên cơ sở quyết định đầu tư, kế hoạch đấu thầu và các tài liệu hướng dẫn kèm theo, các quy định của pháp luật về đấu thầu. Trong yêu cầu về mặt kỹ thuật không được đưa ra các điều kiện nhằm hạn chế sự tham gia của nhà thầu hoặc nhằm tạo lợi thế cho một hoặc một số nhà thầu gây ra sự cạnh tranh không bình đẳng, đồng thời cũng không đưa ra các yêu cầu quá cao dẫn đến làm tăng giá dự thầu, không được nêu yêu cầu về nhãn hiệu, xuất xứ cụ thể của hàng hóa.

Trường hợp đặc biệt cần thiết phải nêu nhãn hiệu, catalô của một nhà sản xuất nào đó, hoặc hàng hóa từ một quốc gia hoặc vùng lãnh thổ nào đó để tham khảo, minh họa cho yêu cầu về mặt kỹ thuật của hàng hóa thì phải đi kèm theo cụm từ “hoặc tương đương” sau nhãn hiệu, catalô hoặc xuất xứ nêu ra và quy định rõ khái niệm tương đương nghĩa là có đặc tính kỹ thuật tương tự, có tính năng sử dụng là tương đương với các hàng hóa đã nêu để không tạo định hướng cho một sản phẩm hoặc một nhà thầu nào đó.

Yêu cầu về mặt kỹ thuật bao gồm các nội dung cơ bản như sau:

1. Giới thiệu chung về dự án và gói thầu

Mục này nêu thông tin tóm tắt về dự án và về gói thầu như địa điểm thực hiện dự án, quy mô của dự án, yêu cầu về cung cấp hàng hóa thuộc gói thầu, thời gian thực hiện gói thầu và những thông tin khác tùy theo tính chất và yêu cầu của gói thầu.

2. Yêu cầu về mặt kỹ thuật

Yêu cầu về mặt kỹ thuật bao gồm yêu cầu kỹ thuật chung và yêu cầu kỹ thuật chi tiết đối với hàng hóa thuộc phạm vi cung cấp của gói thầu.

Yêu cầu về mặt kỹ thuật chung là các yêu cầu về chủng loại, tiêu chuẩn hàng hóa (quốc gia và quốc tế được công nhận), các yêu cầu về kiểm tra, thử nghiệm, đóng gói, vận chuyển, các điều kiện khí hậu tại nơi hàng hóa được sử dụng. Tùy thuộc vào sự phức tạp của hàng hóa, các yêu cầu kỹ thuật chung được nêu cho tất cả các hàng hóa hoặc cho từng loại hàng hóa riêng biệt.

Yêu cầu về mặt kỹ thuật cụ thể như tính năng, thông số kỹ thuật, các bản vẽ, catalô, các thông số bảo hành … được nêu cho từng loại hàng hóa. Khi nêu yêu cầu, các thông số kỹ thuật có thể được mô tả dưới hình thức bảng biểu.

3. Các yêu cầu khác

Các yêu cầu khác về mặt kỹ thuật bao gồm yêu cầu về phạm vi cung cấp, yêu cầu về tiến độ cung cấp (được nêu tại Chương V và Chương VI), yêu cầu về giấy phép bán hàng thuộc bản quyền của nhà sản xuất trong trường hợp hàng hóa là đặc thù, phức tạp (kèm theo danh mục) khi nhà thầu cung cấp không phải là nhà sản xuất, yêu cầu về phương thức thanh toán, yêu cầu về cung cấp tài chính (nếu có) và điều kiện tín dụng kèm theo, yêu cầu về dịch vụ kỹ thuật kèm theo như tổ chức lắp đặt máy móc, thiết bị, vận hành chạy thử, đào tạo chuyển giao công nghệ … cũng như yêu cầu về phụ tùng thay thế và dịch vụ sau bán hàng (nếu có). Các yêu cầu này phải được nêu chi tiết để nhà thầu chuẩn bị HSDT.

Ngoài ra, tùy theo từng gói thầu có thể yêu cầu nhà thầu chào phương án thay thế ngoài phương án chính theo yêu cầu của HSMT, trong đó cần quy định rõ phương án thay thế của nhà thầu chỉ được xem xét trong quá trình thương thảo, hoàn thiện hợp đồng khi nhà thầu được đề xuất trúng thầu theo phương án chính hoặc quy định trong trường hợp kết quả đánh giá các HSDT theo phương án chính không có nhà thầu nào đáp ứng yêu cầu của HSMT thì mới xem xét phương án thay thế của các nhà thầu.

 

Phần thứ ba.

YÊU CẦU VỀ HỢP ĐỒNG

Chương 8.

ĐIỀU KIỆN CHUNG CỦA HỢP ĐỒNG

Điều 1. Giải thích từ ngữ

Trong hợp đồng này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. “Hợp đồng” là thỏa thuận giữa chủ đầu tư và nhà thầu, thể hiện bằng văn bản, được hai bên ký kết, bao gồm cả phụ lục và tài liệu kèm theo.

2. “Giá hợp đồng” là tổng số tiền mà chủ đầu tư đã thỏa thuận với nhà thầu theo hợp đồng.

3. “Hàng hóa” là máy móc, phương tiện vận chuyển, thiết bị (toàn bộ, đồng bộ hoặc thiết bị lẻ), bản quyền sở hữu công nghiệp, bản quyền sở hữu công nghệ, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, hàng tiêu dùng (thành phẩm, bán thành phẩm), cùng với phụ tùng thay thế, tài liệu kỹ thuật và dịch vụ kỹ thuật kèm theo (lắp đặt, chạy thử máy móc, thiết bị, hỗ trợ kỹ thuật, đào tạo chuyển giao công nghệ …) mà nhà thầu phải cung cấp cho chủ đầu tư theo hợp đồng.

4. “Chủ đầu tư” là tổ chức được nêu tại ĐKCT.

5. “Nhà thầu” là nhà thầu trúng thầu (độc lập hoặc liên danh) được nêu tại ĐKCT.

6. “Nhà thầu phụ” là nhà thầu thỏa thuận hoặc ký kết hợp đồng với nhà thầu chính để thực hiện một phần công việc mua sắm đã được dự kiến trong HSDT.

7. “Ngày” là ngày dương lịch, được tính liên tục, kể cả ngày lễ và ngày nghỉ cuối tuần.

8. “Ngày hợp đồng có hiệu lực” là ngày được quy định tại ĐKCT.

9. Giá EXW, giá CIF, giá CIP … được hiểu theo giải thích của Incoterms ban hành vào thời gian như nêu tại ĐKCT.

Điều 2. Nguyên tắc áp dụng

ĐKC sẽ được áp dụng đầy đủ, trừ khi có quy định khác nêu tại ĐKCT và biên bản thương thảo, hoàn thiện hợp đồng giữa hai bên.

Điều 3. Ngôn ngữ sử dụng trong hợp đồng

Hợp đồng và các tài liệu giao dịch liên quan đến hợp đồng được viết bằng ngôn ngữ như quy định tại Mục 7 Chương I.

Điều 4. Luật áp dụng

Luật điều chỉnh hợp đồng là luật Việt Nam, trừ khi có quy định khác nêu tại ĐKCT.

Điều 5. Bảo đảm thực hiện hợp đồng

1. Nhà thầu phải thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng theo nội dung yêu cầu nêu tại ĐKCT để đảm bảo nghĩa vụ và trách nhiệm của mình trong việc thực hiện hợp đồng.

2. Bảo đảm thực hiện hợp đồng sẽ được trả cho chủ đầu tư như một khoản bồi thường cho bất cứ thiệt hại nào phát sinh do lỗi của nhà thầu khi nhà thầu không hoàn thành nghĩa vụ và trách nhiệm của mình theo hợp đồng.

3. Chủ đầu tư phải hoàn trả bảo đảm thực hiện hợp đồng cho nhà thầu trong thời hạn quy định tại ĐKCT

Điều 6. Hình thức hợp đồng

Hình thức hợp đồng được quy định tại ĐKCT.

Điều 7. Nhà thầu phụ

1. Nhà thầu được ký kết hợp đồng với các nhà thầu phụ trong danh sách các nhà thầu phụ nêu tại ĐKCT để thực hiện một phần công việc nêu trong HSDT. Việc sử dụng nhà thầu phụ sẽ không làm thay đổi các nghĩa vụ của nhà thầu. Nhà thầu phải chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư về số lượng, chất lượng, tiến độ cung cấp hàng hóa và các nghĩa vụ khác đối với phần việc do nhà thầu phụ thực hiện.

Việc thay thế, bổ sung nhà thầu phụ ngoài danh sách các nhà thầu phụ đã được nêu tại ĐKCT chỉ được thực hiện khi chủ đầu tư chấp thuận.

2. Giá trị công việc mà các nhà thầu phụ thực hiện quy định tại khoản 1 Điều này không được vượt quá tỷ lệ phần trăm theo giá hợp đồng quy định tại ĐKCT.

3. Nhà thầu không được sử dụng thầu phụ cho các công việc khác ngoài công việc kê khai sử dụng nhà thầu phụ nêu trong HSDT.

4. Yêu cầu khác về nhà thầu phụ quy định tại ĐKCT.

Điều 8. Danh mục hàng hóa theo hợp đồng và nhân sự (nếu có)

Danh mục hàng hóa theo hợp đồng nêu tại Phụ lục 1 là một bộ phận không tách rời của hợp đồng này, bao gồm các loại hàng hóa mà nhà thầu phải cung cấp và đơn giá của các loại hàng hóa đó([4]).

Nhân sự thực hiện gói thầu (nếu có) phải tuân thủ quy định tại khoản 3 Mục 13 BDL.

Điều 9. Giá hợp đồng

Giá hợp đồng được nhà thầu và chủ đầu tư thống nhất thông qua thương thảo, hoàn thiện hợp đồng trên cơ sở phù hợp với giá trúng thầu được duyệt và được ghi cụ thể trong hợp đồng (Điều 5 của hợp đồng theo Mẫu số 15 Chương X).

Điều 10. Thuế

Các yêu cầu về thuế quy định tại ĐKCT.

Điều 11. Điều chỉnh giá hợp đồng

Điều chỉnh giá hợp đồng được áp dụng cho phần công việc áp dụng hình thức hợp đồng theo đơn giá. Nội dung điều chỉnh, phương pháp và thời gian tính điều chỉnh, cơ sở dữ liệu đầu vào để tính điều chỉnh giá hợp đồng được quy định tại ĐKCT.

Điều 12. Tạm ứng

1. Chủ đầu tư tạm ứng cho nhà thầu theo các nội dung quy định tại ĐKCT.

2. Việc hoàn trả tiền tạm ứng được thực hiện như quy định tại ĐKCT.

Điều 13. Thanh toán

Chủ đầu tư thanh toán cho nhà thầu theo các nội dung quy định tại ĐKCT.

Điều 14. Hiệu chỉnh, bổ sung hợp đồng

1. Việc hiệu chỉnh, bổ sung hợp đồng có thể được thực hiện trong các trường hợp sau:

a) Thay đổi bản vẽ, thiết kế công nghệ hoặc yêu cầu kỹ thuật đối với trường hợp hàng hóa cung cấp theo hợp đồng mang tính đặc chủng được đặt hàng sản xuất cho riêng chủ đầu tư;

b) Bổ sung hạng mục công việc, hàng hóa hoặc dịch vụ cần thiết ngoài phạm vi công việc quy định trong hợp đồng;

c) Thay đổi phương thức vận chuyển hoặc đóng gói;

d) Thay đổi địa điểm giao hàng;

đ) Thay đổi thời gian thực hiện hợp đồng;

e) Các nội dung khác nêu tại ĐKCT.

2. Chủ đầu tư và nhà thầu sẽ tiến hành thương thảo để làm cơ sở ký kết phụ lục bổ sung hợp đồng trong trường hợp hiệu chỉnh, bổ sung hợp đồng.

Điều 15. Thay đổi thời gian thực hiện hợp đồng

1. Chủ đầu tư và nhà thầu sẽ thương thảo về việc gia hạn thời gian thực hiện hợp đồng trong những trường hợp sau đây:

a) Chủ đầu tư không chấp thuận nhà thầu phụ ngoài danh sách nhà thầu phụ nêu tại khoản 1 Điều 7 ĐKCT mà không có lý do chính đáng;

b) Nhà thầu gặp khó khăn gây chậm trễ trong việc thực hiện hợp đồng;

c) Các trường hợp khác được mô tả tại ĐKCT.

2. Trường hợp cần rút ngắn thời gian thực hiện hợp đồng, chủ đầu tư phải tiến hành thương thảo với nhà thầu về các nội dung liên quan.

Điều 16. Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng

Trừ trường hợp bất khả kháng theo quy định tại Điều 18 Chương này, nếu nhà thầu không thực hiện một phần hay toàn bộ nội dung công việc theo hợp đồng trong thời hạn đã nêu trong hợp đồng thì chủ đầu tư có thể khấu trừ vào giá hợp đồng một khoản tiền bồi thường tương ứng với % giá trị công việc chậm thực hiện như quy định trong ĐKCT tính cho mỗi tuần chậm thực hiện hoặc khoảng thời gian khác như thỏa thuận cho đến khi nội dung công việc đó được thực hiện. Chủ đầu tư sẽ khấu trừ đến % tối đa như quy định trong ĐKCT. Khi đạt đến mức tối đa, chủ đầu tư có thể xem xét chấm dứt hợp đồng theo quy định tại Điều 17 Chương này.

Điều 17. Chấm dứt hợp đồng

1. Chủ đầu tư hoặc nhà thầu có thể chấm dứt hợp đồng nếu một trong hai bên có vi phạm cơ bản về hợp đồng như sau:

a) Nhà thầu không thực hiện một phần hoặc toàn bộ nội dung công việc theo hợp đồng trong thời hạn đã nêu trong hợp đồng hoặc trong khoảng thời gian đã được chủ đầu tư gia hạn;

b) Nhà thầu bị phá sản, giải thể.

c) Các hành vi khác nêu tại ĐKCT.

2. Trong trường hợp chủ đầu tư chấm dứt việc thực hiện một phần hay toàn bộ hợp đồng theo điểm a khoản 1 Điều này, chủ đầu tư có thể ký hợp đồng với nhà cung cấp khác để thực hiện phần hợp đồng bị chấm dứt đó. Nhà thầu sẽ chịu trách nhiệm bồi thường cho chủ đầu tư những chi phí vượt trội cho việc thực hiện phần hợp đồng bị chấm dứt này. Tuy nhiên, nhà thầu vẫn phải tiếp tục thực hiện phần hợp đồng không bị chấm dứt và chịu trách nhiệm bảo hành phần hợp đồng do mình thực hiện.

3. Trong trường hợp chủ đầu tư chấm dứt hợp đồng theo điểm b khoản 1 Điều này, chủ đầu tư không phải chịu bất cứ chi phí đền bù nào. Việc chấm dứt hợp đồng này không làm mất đi quyền lợi của chủ đầu tư được hưởng theo quy định của hợp đồng và pháp luật.

Điều 18. Trường hợp bất khả kháng

1. Trong hợp đồng này, bất khả kháng được hiểu là những sự kiện nằm ngoài tầm kiểm soát và khả năng lường trước của các bên, chẳng hạn như: chiến tranh, bạo loạn, đình công, hỏa hoạn, thiên tai, lũ lụt, dịch bệnh, cách ly do kiểm dịch.

2. Khi xảy ra trường hợp bất khả kháng, bên bị ảnh hưởng bởi sự kiện bất khả kháng phải kịp thời thông báo bằng văn bản cho bên kia về sự kiện đó và nguyên nhân gây ra sự kiện. Đồng thời, chuyển cho bên kia giấy xác nhận về sự kiện bất khả kháng đó được cấp bởi một tổ chức có thẩm quyền tại nơi xảy ra sự kiện bất khả kháng.

Trong khoảng thời gian không thể thực hiện hợp đồng do điều kiện bất khả kháng, nhà thầu theo hướng dẫn của chủ đầu tư vẫn phải tiếp tục thực hiện các nghĩa vụ hợp đồng của mình theo hoàn cảnh thực tế cho phép và phải tìm mọi biện pháp hợp lý để thực hiện các phần việc không bị ảnh hưởng bởi sự kiện bất khả kháng. Trong trường hợp này, chủ đầu tư phải xem xét để bồi hoàn cho nhà thầu các khoản phụ phí cần thiết và hợp lý mà họ phải gánh chịu.

3. Một bên không hoàn thành nhiệm vụ của mình do trường hợp bất khả kháng sẽ không phải bồi thường thiệt hại, bị phạt hoặc bị chấm dứt hợp đồng.

Trường hợp phát sinh tranh chấp giữa các bên do sự kiện bất khả kháng xảy ra hoặc kéo dài thì tranh chấp sẽ được giải quyết theo quy định tại Điều 29 Chương này.

Điều 19. Sử dụng các tài liệu và thông tin liên quan đến hợp đồng

1. Nếu không có sự đồng ý trước bằng văn bản của chủ đầu tư, nhà thầu không được tiết lộ nội dung của hợp đồng cũng như đặc tính kỹ thuật, sơ đồ, bản vẽ, kiểu dáng, mẫu mã, thông tin do chủ đầu tư hoặc đại diện của chủ đầu tư đưa ra cho bất cứ ai không phải là người có liên quan đến việc thực hiện hợp đồng. Việc nhà thầu cung cấp các thông tin cho người có liên quan đến việc thực hiện hợp đồng được thực hiện theo chế độ bảo mật và trong phạm vi cần thiết cho việc thực hiện hợp đồng đó.

2. Nếu không có sự đồng ý bằng văn bản của chủ đầu tư, nhà thầu không được sử dụng bất cứ thông tin hoặc tài liệu nào nêu trong khoản 1 Điều này vào mục đích khác trừ khi vì mục đích thực hiện hợp đồng.

3. Các tài liệu nêu tại khoản 1 Điều này thuộc quyền sở hữu của chủ đầu tư. Khi chủ đầu tư có yêu cầu, nhà thầu phải trả lại cho chủ đầu tư các tài liệu này (bao gồm cả các bản chụp) sau khi đã hoàn hành nghĩa vụ theo hợp đồng.

Điều 20. Xuất xứ của hàng hóa

Xuất xứ của hàng hóa được cung cấp theo hợp đồng phải rõ ràng, hợp pháp, phù hợp với yêu cầu của HSMT.

Điều 21. Tiêu chuẩn hàng hóa

Hàng hóa cung cấp theo hợp đồng này phải tuân thủ các quy định về tiêu chuẩn được nêu trong ĐKCT.

Điều 22. Bản quyền

Nhà thầu phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về mọi thiệt hại phát sinh do việc khiếu nại của bên thứ ba về việc vi phạm bản quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến hàng hóa mà nhà thầu đã cung cấp cho chủ đầu tư.

Điều 23. Kiểm tra và thử nghiệm hàng hóa

1. Chủ đầu tư hoặc đại diện của chủ đầu tư có quyền kiểm tra, thử nghiệm hàng hóa được cung cấp để khẳng định hàng hóa đó có đặc tính kỹ thuật phù hợp với yêu cầu của hợp đồng. Nội dung, địa điểm và cách thức tiến hành kiểm tra, thử nghiệm được quy định trong ĐKCT.

2. Bất kỳ hàng hóa nào qua kiểm tra, thử nghiệm mà không phù hợp với đặc tính kỹ thuật theo hợp đồng thì chủ đầu tư có quyền từ chối và nhà thầu phải có trách nhiệm thay thế bằng hàng hóa khác hoặc tiến hành những điều chỉnh cần thiết để đáp ứng đúng các yêu cầu về đặc tính kỹ thuật. Trường hợp nhà thầu không có khả năng thay thế hay điều chỉnh các hàng hóa không phù hợp, chủ đầu tư có quyền tổ chức việc thay thế hay điều chỉnh đó nếu thấy cần thiết, mọi rủi ro và chi phí liên quan do nhà thầu chịu.

3. Khi thực hiện các nội dung nêu tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, nhà thầu không được miễn trừ nghĩa vụ bảo hành hay các nghĩa vụ khác theo hợp đồng.

Điều 24. Đóng gói hàng hóa

Nhà thầu sẽ phải đóng gói hàng hóa đúng yêu cầu nêu tại ĐKCT phù hợp với từng loại phương tiện vận chuyển để chuyển hàng hóa từ nơi xuất hàng đến địa điểm giao hàng quy định. Việc đóng gói phải đảm bảo hàng hóa không bị hư hỏng do va chạm trong khi bốc dỡ vận chuyển và các tác động khác của môi trường. Kích thước và trọng lượng của mỗi kiện hàng phải tính đến điều kiện vận chuyển như khoảng cách, phương tiện vận chuyển, điều kiện cơ sở hạ tầng … từ nơi xuất hàng đến địa điểm giao hàng quy định.

Điều 25. Cung cấp hàng hóa và giao các tài liệu, chứng từ kèm theo

Việc cung cấp hàng hóa và giao các tài liệu, chứng từ kèm theo phải được tiến hành theo tiến độ nêu trong HSMT. Các nội dung cụ thể về cung cấp hàng hóa và giao các tài liệu, chứng từ kèm theo được nêu trong ĐKCT.

Điều 26. Bảo hiểm

Hàng hóa cung cấp theo hợp đồng phải được bảo hiểm đầy đủ bằng đồng tiền có thể tự do chuyển đổi để bù đắp những mất mát, tổn thất bất thường trong quá trình sản xuất, vận chuyển, lưu kho và giao hàng theo những nội dung được quy định trong ĐKCT.

Điều 27. Vận chuyển hàng hóa và các yêu cầu khác

Yêu cầu về vận chuyển hàng hóa và các yêu cầu khác được nêu trong ĐKCT.

Điều 28. Bảo hành

1. Nhà thầu bảo đảm rằng hàng hóa được cung cấp theo hợp đồng là mới chưa sử dụng, đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn chế tạo, trừ khi có quy định khác trong ĐKCT. Ngoài ra, nhà thầu cũng phải bảo đảm rằng hàng hóa được cung cấp theo hợp đồng sẽ không có các khuyết tật nảy sinh có thể dẫn đến những bất lợi trong quá trình sử dụng bình thường của hàng hóa.

2. Yêu cầu về bảo hành đối với hàng hóa được nêu trong ĐKCT.

Điều 29. Giải quyết tranh chấp

1. Chủ đầu tư và nhà thầu có trách nhiệm giải quyết các tranh chấp phát sinh giữa hai bên thông qua thương lượng, hòa giải.

2. Nếu tranh chấp không thể giải quyết được bằng thương lượng, hòa giải trong thời gian quy định nêu tại ĐKCT kể từ ngày phát sinh tranh chấp thì bất kỳ bên nào cũng đều có thể yêu cầu đưa việc tranh chấp ra giải quyết theo cơ chế được xác định tại ĐKCT.

Điều 30. Thông báo

1. Bất cứ thông báo nào của một bên gửi cho bên kia liên quan đến hợp đồng phải được thể hiện bằng văn bản, theo địa chỉ được ghi trong ĐKCT.

2. Thông báo của một bên sẽ được coi là có hiệu lực kể từ ngày bên kia nhận được hoặc theo ngày hiệu lực nêu trong thông báo, tùy theo ngày nào đến muộn hơn.

Chương 9.

ĐIỀU KIỆN CỤ THỂ CỦA HỢP ĐỒNG

Điều

Khoản

Nội dung

1

4

Chủ đầu tư: ____________________ [Ghi tên chủ đầu tư]

5

Nhà thầu: __________ [Ghi tên nhà thầu trúng thầu]

8

Ngày hợp đồng có hiệu lực: ______________________

[Căn cứ quy mô, tính chất của gói thầu mà quy định cụ thể, ví dụ: Hợp đồng có hiệu lực kể từ ngày hai bên ký hợp đồng hoặc hợp đồng có hiệu lực khi chủ đầu tư nhận được bảo đảm thực hiện hợp đồng của nhà thầu …]

9

Incoterms năm _____ [Ghi năm ban hành của Incoterms phù hợp với quy định tại khoản 5 Mục 11 BDL]

2

 

Nguyên tắc áp dụng khác: ___________________

[Ghi cụ thể nội dung nguyên tắc áp dụng khác nếu có]

4

 

Luật áp dụng: __________________________________

[Nêu cụ thể nếu có quy định khác]

5

1

Nội dung yêu cầu đối với bảo đảm thực hiện hợp đồng:

- Thời hạn nộp bảo đảm thực hiện hợp đồng: ______________________

[Căn cứ quy mô, tính chất của gói thầu mà nêu cụ thể thời hạn yêu cầu, ví dụ: Thời hạn nộp bảo đảm thực hiện hợp đồng là ___ ngày trước khi ký hợp đồng, hoặc sau khi ký hợp đồng nhưng trước ngày hợp đồng có hiệu lực …]

- Hình thức bảo đảm thực hiện hợp đồng: ________________

[Nêu cụ thể hình thức bảo đảm thực hiện hợp đồng. Căn cứ yêu cầu của gói thầu mà quy định việc áp dụng một hoặc các hình thức bảo đảm như: đặt cọc, ký quỹ hoặc thư bảo lãnh của ngân hàng, tổ chức tài chính. Ví dụ, việc yêu cầu bảo đảm thực hiện hợp đồng bằng hình thức nộp thư bảo lãnh của ngân hàng:

Trường hợp nhà thầu phải nộp bảo lãnh thì phải do một ngân hàng, tổ chức tài chính hoạt động hợp pháp tại Việt Nam hoặc một ngân hàng, tổ chức tài chính ở nước ngoài (được chủ đầu tư chấp thuận) phát hành, theo Mẫu số 16 Chương X hoặc một mẫu khác được chủ đầu tư chấp thuận.

Trường hợp bảo lãnh do một ngân hàng, tổ chức tài chính ở nước ngoài phát hành thì phải phát hành thông qua chi nhánh tại Việt Nam hoặc phải được một ngân hàng của Việt Nam có quan hệ đại lý với ngân hàng phát hành xác nhận trước khi gửi tới chủ đầu tư].

- Giá trị bảo đảm thực hiện hợp đồng: _______ % giá hợp đồng.

[Ghi giá trị cụ thể căn cứ yêu cầu của gói thầu và tối đa là 10% giá hợp đồng (đối với gói thầu quy mô nhỏ, giá trị bảo đảm thực hiện hợp đồng là 3% giá hợp đồng); trường hợp để phòng ngừa rủi ro cao thì giá trị bảo đảm thực hiện hợp đồng phải cao hơn nhưng không quá 30% giá hợp đồng.]

- Hiệu lực của bảo đảm thực hiện hợp đồng: Bảo đảm thực hiện hợp đồng có hiệu lực kể từ ngày hợp đồng có hiệu lực cho đến hết ngày ___ tháng ___ năm ____.

[Căn cứ tính chất, yêu cầu của gói thầu mà quy định thời hạn này, ví dụ: Bảo đảm thực hiện hợp đồng phải có hiệu lực cho đến khi toàn bộ hàng hóa được bàn giao, hai bên ký biên bản nghiệm thu và nhà thầu chuyển sang nghĩa vụ bảo hành theo quy định]

3

Thời hạn hoàn trả bảo đảm thực hiện hợp đồng: ______

[Ghi cụ thể thời hạn hoàn trả bảo đảm thực hiện hợp đồng căn cứ tính chất và yêu cầu của gói thầu.

Ví dụ: Chủ đầu tư phải hoàn trả bảo đảm thực hiện hợp đồng cho nhà thầu ngay sau khi hoặc không chậm hơn ___ ngày kể từ khi hàng hóa được bàn giao, nghiệm thu, đồng thời nhà thầu đã chuyển sang thực hiện nghĩa vụ bảo hành theo quy định]

6

 

Hình thức hợp đồng: ____________________________

[Ghi một hoặc các hình thức hợp đồng phù hợp và nguyên tắc thanh toán đối với từng hình thức. Đối với hợp đồng trọn gói, giá hợp đồng không được điều chỉnh trong quá trình thực hiện hợp đồng, rừ trường hợp bất khả kháng. đối với hợp đồng theo đơn giá, nhà thầu được thanh toán trên cơ sở khối lượng hàng hóa thực tế đã cung cấp]

7

1

Danh sách nhà thầu phụ: ________

[Ghi danh sách nhà thầu phụ phù hợp với danh sách nhà thầu phụ nêu trong HSDT]

2

Giá trị công việc mà nhà thầu phụ thực hiện không vượt quá: _____________ giá hợp đồng

[Căn cứ quy mô, tính chất của gói thầu mà ghi phần trăm cho phù hợp. Nhà thầu phụ không thực hiện toàn bộ công việc của gói thầu]

4

Yêu cầu khác về nhà thầu phụ: ____________

[Ghi yêu cầu khác về thầu phụ, nếu có …]

10

 

Yêu cầu về thuế: ____________

[Nêu yêu cầu về thuế, chẳng hạn đơn giá và giá hợp đồng đã bao gồm các loại thuế, phí các loại … Đối với hợp đồng theo đơn giá, cần quy định thêm cách thức xử lý khi Nhà nước có sự thay đổi về chính sách thuế trong quá trình thực hiện hợp đồng]

11

 

Điều chỉnh giá hợp đồng: _____________________

[Việc điều chỉnh giá hợp đồng áp dụng đối với hình thức theo đơn giá. Trong Mục này cần quy định rõ nội dung điều chỉnh, phương pháp và thời gian tính điều chỉnh, cơ sở dữ liệu đầu vào để tính điều chỉnh giá. Cần quy định sử dụng báo giá, hoặc chỉ số giá của các cơ quan có thẩm quyền tại địa phương, trung ương hoặc cơ quan chuyên ngành độc lập của nước ngoài ban hành đối với các chi phí có nguồn gốc từ nước ngoài. Có thể áp dụng công thức điều chỉnh giá hợp đồng do trượt giá.

Trong Mục này cũng cần quy định việc điều chỉnh giá được thực hiện thông qua điều chỉnh đơn giá hoặc điều chỉnh giá hợp đồng do trượt giá]

12

1

Tạm ứng: _______________

[Ghi số tiền tạm ứng, các chứng từ để tạm ứng, phương thức tạm ứng… phù hợp quy định của pháp luật. Trong trường hợp cần thiết, có thể yêu cầu nhà thầu xuất trình bảo lãnh tiền tạm ứng theo Mẫu số 17 Chương X]

2

Hoàn trả tiền tạm ứng: ________________

[Ghi cách thức hoàn trả tiền tạm ứng phù hợp quy định của pháp luật. Ví dụ tiền tạm ứng sẽ được hoàn trả bằng cách khấu trừ đi số tiền theo tỷ lệ nhất định trong các khoản thanh toán khác đến hạn cho nhà thầu trên cơ sở theo tiến độ cung cấp hàng hóa …]

13

 

Phương thức thanh toán: ______

[Căn cứ tính chất và yêu cầu của gói thầu mà quy định cụ thể nội dung này.

Việc thanh toán cho nhà thầu có thể quy định thanh toán bằng thư tín dụng, chuyển khoản …. Số lần thanh toán có thể quy định theo giai đoạn, theo phần công việc đã hoàn thành hoặc thanh toán một lần khi hoàn thành toàn bộ hợp đồng.

Thời hạn thanh toán có thể quy định thanh toán ngay hoặc trong vòng không quá một số ngày nhất định kể từ khi nhà thầu xuất trình đầy đủ các chứng từ theo yêu cầu; Đồng thời, cần quy định cụ thể về chứng từ thanh toán phù hợp với quy định của pháp luật]

14

1

e)  Các nội dung khác về hiệu chỉnh, bổ sung hợp đồng: ___

[Nêu cụ thể các nội dung khác nếu có]

15

1

c) Các trường hợp khác: _______________________

16

 

Mức khấu trừ: ______ %/tuần (hoặc ngày, tháng …)

[Ghi cụ thể quy định về mức khấu trừ là bao nhiêu % nội dung công việc chậm thực hiện tùy theo tính chất và yêu cầu của gói thầu].

Mức khấu trừ tối đa: _____ % [Ghi mức khấu trừ tối đa]

17

1

c) Các hành vi khác: ________ [Nêu hành vi khác nếu có]

21

 

Tiêu chuẩn hàng hóa: _____________________

[Ghi cụ thể yêu cầu về tiêu chuẩn hàng hóa trên cơ sở phù hợp yêu cầu nêu tại Chương VII. Nếu trong Chương VII không nêu rõ các tiêu chuẩn áp dụng thì được hiểu là hàng hóa phải tuân thủ theo các quy định về tiêu chuẩn hiện hành tại quốc gia hoặc vùng lãnh thổ mà hàng hóa có xuất xứ]

23

1

Kiểm tra, thử nghiệm hàng hóa: _______________

[Căn cứ quy mô, tính chất của gói thầu mà quy định cụ thể việc kiểm tra, thử nghiệm của nhà thầu trên cơ sở phù hợp với yêu cầu nêu tại Chương VII. Việc kiểm tra, thử nghiệm có thể quy định theo từng giai đoạn như: trước khi giao hàng, khi hàng đến …. Trong các quy định về kiểm tra, thử nghiệm cần nêu được các nội dung cơ bản như: thời gian, địa điểm, cách thức tiến hành, chi phí cho việc kiểm tra, thử nghiệm … cũng như quy định về cách thức xử lý đối với các hàng hóa không đạt yêu cầu qua kiểm tra, thử nghiệm]

24

 

Đóng gói hàng hóa: _____________________

[Căn cứ quy mô, tính chất của từng loại hàng hóa cũng như phương thức vận chuyển mà quy định cụ thể việc đóng gói. Trong đó cần nêu rõ quy định về cách thức đóng gói, vật liệu đóng gói, thông tin về hàng hóa ghi trên bao kiện đóng gói, các chỉ dẫn cho việc bốc dỡ, vận chuyển …]

25

 

Cung cấp hàng hóa và giao các tài liệu, chứng từ kèm theo:

[Căn cứ quy mô, tính chất của gói thầu mà nêu cụ thể về việc giao hàng và các tài liệu, chứng từ kèm theo]

26

 

Nội dung bảo hiểm: _________________

[Căn cứ tính chất và yêu cầu của gói thầu mà quy định cụ thể nội dung này trên cơ sở đảm bảo phù hợp với quy định của pháp luật cũng như phù hợp với các điều kiện thương mại được áp dụng]

27

 

- Yêu cầu về vận chuyển hàng hóa: ________________________

[Nêu yêu cầu về vận chuyển hàng hóa, bao gồm cả địa điểm giao hàng tùy theo yêu cầu và tính chất của gói thầu]

- Các yêu cầu khác: ____________________

[Căn cứ quy mô, tính chất của gói thầu mà quy định cho nội dung này, chẳng hạn yêu cầu về phụ tùng thay thế, dịch vụ kỹ thuật kèm theo đối với máy móc, thiết bị …

+ Phụ tùng thay thế: Trường hợp có yêu cầu về phụ tùng thay thế thì nêu rõ nội dung này trên cơ sở phù hợp với yêu cầu nêu tại Phần thứ hai của HSMT.

+ Dịch vụ kỹ thuật: Trường hợp có yêu cầu về dịch vụ kỹ thuật thì nêu rõ nội dung này trên cơ sở phù hợp với Phần thứ hai của HSMT, ví dụ:

a) Thực hiện việc lắp đặt hoặc giám sát việc lắp đặt tại hiện trường, chạy thử các máy móc, thiết bị đã cung cấp;

b) Cung cấp các dụng cụ cần thiết để lắp ráp, bảo dưỡng máy móc, thiết bị được cung cấp;

c) Cung cấp các tài liệu chỉ dẫn chi tiết về vận hành và bảo dưỡng cho mỗi loại thiết bị được cung cấp;

d) Thực hiện hoặc giám sát việc bảo dưỡng, sửa chữa các máy móc, thiết bị đã cung cấp;

đ) Đào tạo nhân sự cho chủ đầu tư về việc lắp đặt, chạy thử, vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa các máy móc, thiết bị được cung cấp;

e) Các nội dung khác (nếu có)]

28

1

Nội dung yêu cầu đảm bảo khác đối với hàng hóa: ________________

[Nêu nội dung yêu cầu đảm bảo khác đối với hàng hóa nếu có. Ví dụ: Hàng hóa đã qua sử dụng phải đảm bảo còn trên ______ (70%) giá trị sử dụng]

 

2

Yêu cầu về bảo hành: ____________________

[Nêu yêu cầu về bảo hành (nếu có) trên cơ sở quy định một số nội dung sau:

- Thời hạn bảo hành: Thời hạn bảo hành được tính kể từ khi hàng hóa được bàn giao, nghiệm thu. Tùy theo tính chất, yêu cầu của hàng hóa mà có thể quy định thời hạn bảo hành cho toàn bộ hàng hóa hoặc quy định riêng cho từng loại hàng hóa.

- Bảo hành: Tùy theo tính chất và yêu cầu của gói thầu mà quy định cụ thể. Đối với các loại hàng hóa đơn giản thì yêu cầu nhà thầu có phiếu bảo hành kèm theo, trong đó nêu rõ thời gian và trách nhiệm bảo hành của nhà thầu. Đối với các loại hàng hóa phức tạp thì ngoài việc có phiếu bảo hành kèm theo còn phải quy định chủ đầu tư giữ lại một phần giá trị của hợp đồng để đảm bảo nghĩa vụ bảo hành hoặc nộp dưới dạng một bảo lãnh của ngân hàng. Trong trường hợp này, cần quy định cụ thể giá trị khoản tiền giữ lại và thời hạn hoàn trả cho nhà thầu (ví dụ sẽ hoàn trả lại cho nhà thầu khi hai bên thanh lý hợp đồng)

- Cơ chế giải quyết các hư hỏng, khuyết tật phát sinh trong quá trình sử dụng hàng hóa trong thời hạn bảo hành: Cần nêu thời gian chủ đầu tư thông báo cho nhà thầu về các hư hỏng, khuyết tật phát sinh; thời hạn nhà thầu phải tiến hành khắc phục các hư hỏng, khuyết tật sau khi nhận được thông báo của chủ đầu tư; chi phí cho việc khắc phục các hư hỏng, khuyết tật …]

29

2

Thời gian để tiến hành hòa giải: ________________

Giải quyết tranh chấp: ____________________________

[Ghi cụ thể thời gian và cơ chế xử lý tranh chấp căn cứ quy mô, tính chất của gói thầu. Trong đó cần nêu rõ thời gian gửi yêu cầu giải quyết tranh chấp, tổ chức giải quyết tranh chấp, chi phí cho việc giải quyết tranh chấp …]

30

1

Địa chỉ để hai bên thông báo cho nhau những thông tin theo quy định:

- Địa chỉ liên lạc của chủ đầu tư: _______________

Điện thoại: ________________________

Fax: _____________________________

E-mail: ____________________________

- Địa chỉ liên lạc của nhà thầu: ___________

Điện thoại: ___________________________

Fax: _________________________________

E-mail: ________________________________

 

Chương 10.

MẪU HỢP ĐỒNG

Mẫu số 15

HỢP ĐỒNG ([5])

(Văn bản hợp đồng cung cấp hàng hóa)

_______, ngày ___ tháng ___ năm ____

Hợp đồng số: ___________

Gói thầu: _______________ [Ghi tên gói thầu]

Thuộc dự án: ___________ [Ghi tên dự án]

- Căn cứ ([6]) _______ (Bộ luật Dân sự số 33/2005/QH11 ngày 14/6/2005 của Quốc hội);

- Căn cứ (2) ______ (Luật Đấu thầu số 61/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc hội);

- Căn cứ (2) ______ (Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản số 38/2009/QH12 ngày 19/6/2009 của Quốc hội);

- Căn cứ (2) _____ (Nghị định số 85/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng);

- Căn cứ Quyết định số _____ ngày ___ tháng ___ năm ____ của ____ về việc phê duyệt kết quả đấu thầu gói thầu _____ [Ghi tên gói thầu] và thông báo trúng thầu số ____ ngày ____ tháng ___ năm ____ của bên mời thầu;

- Căn cứ biên bản thương thảo, hoàn thiện hợp đồng đã được bên mời thầu và nhà thầu trúng thầu ký ngày ___ tháng ___ năm ______;

Chúng tôi, đại diện cho các bên ký hợp đồng, gồm có:

Chủ đầu tư (sau đây gọi là Bên A)

Tên chủ đầu tư [Ghi tên chủ đầu tư]: ________________________

Địa chỉ: _______________________________________________

Điện thoại: _____________________________________________

Fax: __________________________________________________

E-mail: ________________________________________________

Tài khoản: _____________________________________________

Mã số thuế: ____________________________________________

Đại diện là ông/bà: ______________________________________

Chức vụ: _____________________________________________

Giấy ủy quyền ký hợp đồng số ____ ngày ___ tháng ___ năm _________ (trường hợp được ủy quyền).

Nhà thầu (sau đây gọi là Bên B)

Tên nhà thầu [Ghi tên nhà thầu trúng thầu]: ____________________

Địa chỉ: _______________________________________________

Điện thoại: _____________________________________________

Fax: __________________________________________________

E-mail: ________________________________________________

Tài khoản: _____________________________________________

Mã số thuế: ____________________________________________

Đại diện là ông/bà: ______________________________________

Chức vụ: _____________________________________________

Giấy ủy quyền ký hợp đồng số ____ ngày ___ tháng ___ năm _________ (trường hợp được ủy quyền).

Hai bên thỏa thuận ký kết hợp đồng cung cấp hàng hóa với các nội dung sau:

Điều 1. Đối tượng hợp đồng

Đối tượng của hợp đồng là các hàng hóa được nêu chi tiết tại Phụ lục 1 kèm theo.

Điều 2. Thành phần hợp đồng

Thành phần hợp đồng và thứ tự ưu tiên pháp lý như sau:

1. Văn bản hợp đồng (kèm theo Danh mục hàng hóa và các Phụ lục khác);

2. Biên bản thương thảo, hoàn thiện hợp đồng;

3. Quyết định phê duyệt kết quả đấu thầu;

4. Điều kiện cụ thể của hợp đồng;

5. Điều kiện chung của hợp đồng;

6. Hồ sơ dự thầu và các văn bản làm rõ hồ sơ dự thầu của nhà thầu trúng thầu (nếu có);

7. Hồ sơ mời thầu và các tài liệu bổ sung hồ sơ mời thầu (nếu có);

8. Các tài liệu kèm theo khác (nếu có).

Điều 3. Trách nhiệm của Bên A

Bên A cam kết thanh toán cho Bên B theo giá hợp đồng nêu tại Điều 5 của hợp đồng này theo phương thức được quy định trong điều kiện cụ thể của hợp đồng cũng như thực hiện đầy đủ nghĩa vụ và trách nhiệm khác được quy định trong điều kiện chung và điều kiện cụ thể của hợp đồng.

Điều 4. Trách nhiệm của Bên B

Bên B cam kết cung cấp cho bên A đầy đủ các loại hàng hóa như nêu tại Điều 1 của hợp đồng này, đồng thời cam kết thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ và trách nhiệm được nêu trong điều kiện chung và điều kiện cụ thể của hợp đồng.

Điều 5. Giá hợp đồng và phương thức thanh toán

1. Giá hợp đồng: _____________ [Ghi rõ giá trị bằng số, bằng chữ và đồng tiền ký hợp đồng. Trường hợp giá hợp đồng được ký bằng nhiều đồng tiền khác nhau thì ghi rõ giá trị bằng số và bằng chữ của từng đồng tiền đó, ví dụ: 100 ngàn USD + 5 tỷ VND (một trăm ngàn đôla Mỹ và 5 tỷ đồng Việt Nam)]

2. Phương thức thanh toán: Thanh toán theo phương thức nêu tại Điều 13 ĐKCT.

Điều 6. Hình thức hợp đồng: ______________________________________

[Nêu các hình thức hợp đồng phù hợp với Điều 6 ĐKCT].

Điều 7. Thời gian thực hiện hợp đồng: _______________

[Ghi thời gian thực hiện hợp đồng phù hợp với khoản 2 Mục 1 BDL, HSDT và kết quả thương thảo, hoàn thiện hợp đồng giữa hai bên].

Điều 8. Hiệu lực hợp đồng

1. Hợp đồng có hiệu lực kể từ ______ [Ghi cụ thể ngày có hiệu lực của hợp đồng phù hợp với quy định tại khoản 8 Điều 1 ĐKCT].

2. Hợp đồng hết hiệu lực sau khi hai bên tiến hành thanh lý hợp đồng theo luật định.

Hợp đồng được lập thành ____ bộ, chủ đầu tư giữ ____ bộ, nhà thầu giữ ____ bộ, các bộ hợp đồng có giá trị pháp lý như nhau.

 

ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA NHÀ THẦU
[Ghi tên, chức danh, ký tên và đóng dấu]

ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA CHỦ ĐẦU TƯ
[Ghi tên, chức danh, ký tên và đóng dấu]

 

Mẫu số 16

BẢO LÃNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG(1)

_____, ngày ____ tháng ___ năm _____

Kính gửi: _____________ [Ghi tên chủ đầu tư]

(sau đây gọi là chủ đầu tư)

Theo đề nghị của ______ [Ghi tên nhà thầu] (sau đây gọi là nhà thầu) là nhà thầu đã trúng thầu gói thầu ___ [Ghi tên gói thầu] và đã ký hoặc cam kết sẽ ký kết hợp đồng cung cấp hàng hóa _____ [mô tả hàng hóa] cho gói thầu trên (sau đây gọi là hợp đồng); (2)

Theo quy định trong hồ sơ mời thầu (hoặc hợp đồng), nhà thầu phải nộp cho chủ đầu tư bảo lãnh của một ngân hàng với một khoản tiền xác định để bảo đảm nghĩa vụ và trách nhiệm của mình trong việc thực hiện hợp đồng;

Chúng tôi, _____ [Ghi tên của ngân hàng] ở _____ [Ghi tên quốc gia hoặc vùng lãnh thổ] có trụ sở đăng ký tại ______ [Ghi địa chỉ của ngân hàng (3)] (sau đây gọi là “ngân hàng”), xin cam kết bảo lãnh cho việc thực hiện hợp đồng của nhà thầu với số tiền là ____ [Ghi rõ số tiền bằng số, bằng chữ và đồng tiền sử dụng]. Chúng tôi cam kết thanh toán vô điều kiện, không hủy ngang cho chủ đầu tư bất cứ khoản tiền nào trong giới hạn ____ [Ghi số tiền bảo lãnh] như đã nêu trên, khi có văn bản của chủ đầu tư thông báo nhà thầu vi phạm hợp đồng trong thời hạn hiệu lực của bảo lãnh thực hiện hợp đồng.

Bảo lãnh này có hiệu lực kể từ ngày phát hành cho đến hết ngày ___ tháng ___ năm ____.(4)

 

 

Đại diện hợp pháp của ngân hàng
[Ghi tên, chức danh, ký tên và đóng dấu]

 

Ghi chú:

(1) Chỉ áp dụng trong trường hợp biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng là thư bảo lãnh của ngân hàng hoặc tổ chức tài chính

(2) Nếu ngân hàng bảo lãnh yêu cầu phải có hợp đồng đã ký mới cấp giấy bảo lãnh, thì bên mời thầu sẽ báo cáo chủ đầu tư xem xét, quyết định. Trong trường hợp này, đoạn trên có thể sửa lại như sau:

“Theo đề nghị của _____ [Ghi tên nhà thầu] (sau đây gọi là nhà thầu) là nhà thầu trúng thầu gói thầu _____ [Ghi tên gói thầu] đã ký hợp đồng số _____ [Ghi số hợp đồng] ngày ___ tháng ___ năm ____ về việc cung cấp ____ [mô tả hàng hóa] (sau đây gọi là hợp đồng).”

(3) Địa chỉ ngân hàng: Ghi rõ địa chỉ, số điện thoại, số fax, e-mail.

(4) Ghi thời hạn phù hợp với yêu cầu nêu tại khoản 1 Điều 5 ĐKCT.

 

Mẫu số 17

BẢO LÃNH TIỀN TẠM ỨNG(1)

_____, ngày ____ tháng ___ năm _____

Kính gửi: _____________ [Ghi tên chủ đầu tư]

(sau đây gọi là chủ đầu tư)

[Ghi tên hợp đồng, số hợp đồng]

Theo điều khoản về tạm ứng nêu trong điều kiện cụ thể của hợp đồng, ____ [Ghi tên và địa chỉ của nhà thầu] (sau đây gọi là nhà thầu) phải nộp cho chủ đầu tư một bảo lãnh ngân hàng để bảo đảm nhà thầu sử dụng đúng mục đích khoản tiền tạm ứng ____ [Ghi rõ giá trị bằng số, bằng chữ và đồng tiền sử dụng] cho việc thực hiện hợp đồng;

Chúng tôi, ­­­­______ [Ghi tên của ngân hàng] ở ____ [Ghi tên quốc gia hoặc vùng lãnh thổ] có trụ sở đăng ký tại ___ [Ghi địa chỉ của ngân hàng(2)] (sau đây gọi là “ngân hàng”), theo yêu cầu của chủ đầu tư, đồng ý vô điều kiện, không hủy ngang và không yêu cầu nhà thầu phải xem xét trước, thanh toán cho chủ đầu tư khi chủ đầu tư có yêu cầu với một khoản tiền không vượt quá ___ [Ghi rõ giá trị bằng số, bằng chữ và đồng tiền sử dụng].

Ngoài ra, chúng tôi đồng ý rằng các thay đổi, bổ sung hoặc điều chỉnh các điều kiện của hợp đồng hoặc của bất kỳ tài liệu nào liên quan tới hợp đồng được ký giữa nhà thầu và chủ đầu tư sẽ không làm thay đổi bất kỳ nghĩa vụ nào của chúng tôi theo bảo lãnh này.

Giá trị của bảo lãnh này sẽ được giảm dần tương ứng với số tiền tạm ứng mà chủ đầu tư thu hồi qua các kỳ thanh toán quy định tại Điều 5 của Hợp đồng sau khi nhà thầu xuất trình văn bản xác nhận của chủ đầu tư về số tiền đã thu hồi trong các kỳ thanh toán.

Bảo lãnh này có hiệu lực kể từ ngày nhà thầu nhận được khoản tạm ứng theo hợp đồng cho tới ngày ___ tháng ___ năm ____ (3) hoặc khi chủ đầu tư thu hồi hết số tiền tạm ứng, tùy theo ngày nào đến sớm hơn.

 

 

Đại diện hợp pháp của ngân hàng
[Ghi tên, chức danh, ký tên và đóng dấu]

 

Ghi chú:

(1) Căn cứ điều kiện cụ thể của gói thầu mà quy định phù hợp với yêu cầu nêu tại Điều 12 ĐKCT (thông thường áp dụng đối với gói thầu đấu thầu quốc tế).

(2) Địa chỉ ngân hàng: Ghi rõ địa chỉ, số điện thoại, số fax, e-mail để liên hệ.

(3) Ngày giao hàng quy định trong hợp đồng. Nếu giao hàng theo từng phần thì có thể quy định bảo lãnh tiền tạm ứng hết hiệu lực khi giá trị hàng hóa được giao và nghiệm thu lớn hơn hoặc bằng số tiền được tạm ứng. Trong trường hợp cần gia hạn thời gian thực hiện hợp đồng thì yêu cầu gia hạn thời gian có hiệu lực của bảo lãnh tiền tạm ứng.

 

PHỤ LỤC 1

DANH MỤC HÀNG HÓA THEO HỢP ĐỒNG
(Kèm theo hợp đồng số ___, ngày ___ tháng ___ năm ____)

[Phụ lục này được lập trên cơ sở HSMT, HSDT và những thỏa thuận đã đạt được trong quá trình thương thảo, hoàn thiện hợp đồng, bao gồm danh mục hàng hóa được cung cấp]

Danh mục hàng hóa:

1. ...

2. …

3. …

 

PHỤ LỤC 2

CÁC VÍ DỤ

Ví dụ 1. TCĐG về mặt kỹ thuật theo phương pháp chấm điểm đối với gói thầu mua sắm thiết bị điện

Stt

Nội dung yêu cầu

Mức điểm tối đa

Mức điểm yêu cầu tối thiểu

(1)

(2)

(3)

(4)

1

Về phạm vi cung cấp

20

18

Chủng loại hàng hóa

10

 

Số lượng của từng chủng loại

10

 

2

Về đặc tính, thông số kỹ thuật của hàng hóa, tiêu chuẩn sản xuất

23

20

Công suất, hiệu suất của máy móc, thiết bị

13

 

Mức tiêu hao điện năng, nguyên nhiên vật liệu

10

 

3

Về giải pháp kỹ thuật, biện pháp tổ chức cung cấp hàng hóa

7

5

Giải pháp kỹ thuật

3

 

Biện pháp tổ chức cung cấp hàng hóa

4

 

4

Về khả năng lắp đặt thiết bị và năng lực cán bộ kỹ thuật

6

4

Khả năng lắp đặt thiết bị

4

 

Bố trí cán bộ kỹ thuật

2

 

5

Về mức độ đáp ứng các yêu cầu về bảo hành

6

4

Bảo hành thiết bị

4

 

Bảo hành lắp đặt

2

 

6

Về khả năng thích ứng về mặt địa lý

6

4

Sự thích ứng về mặt địa lý (môi trường, khí hậu …)

6

 

7

Về khả năng cung cấp tài chính

15

12

Giá trị cho vay

10

 

Điều kiện cho vay (lãi suất, thời gian cho vay)

5

 

8

Về thời gian thực hiện

10

6

Thời gian giao hàng

5

 

Thời gian lắp đặt

5

 

9

Về đào tạo chuyển giao công nghệ

7

4

Kế hoạch đào tạo

3

 

Nội dung đào tạo

4

 

 

Tổng hợp

100

77

Ví dụ 2: TCĐG về mặt kỹ thuật theo tiêu chí “đạt”, “không đạt” đối với gói thầu: “mua sắm máy tính xách tay”

Stt

Nội dung yêu cầu

Mức độ đáp ứng

Đạt

Chấp nhận được

Không đạt

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

Về phạm vi cung cấp

1

Chủng loại cung cấp

Máy tính xách tay

 

Không đúng chủng loại

2

Số lượng máy

30 chiếc

 

< 30 chiếc

3

Tài liệu hướng dẫn sử dụng

30 bộ song ngữ tiếng Việt và tiếng Anh

30 bộ đơn ngữ tiếng Việt hoặc tiếng Anh

Không có tài liệu hướng dẫn sử dụng

Về đặc tính, thông số kỹ thuật của hàng hóa

4

Hệ điều hành

Windows Vista Home Premium hoặc tương đương

 

Sử dụng Windows đời thấp hơn hoặc hệ điều hành không tương đương

5

Bảng mạch chủ (mainboard )

Hỗ trợ công nghệ Core Duo

2MB Cache và tốc độ truyền dữ liệu của bảng mạch chủ ≥ FBS 880/553

 

Không hỗ trợ công nghệ Core Duo hoặc Cache < 2 MB hoặc tốc độ truyền dữ liệu của bảng mạch chủ < FBS 880/553

6

Bộ vi xử lý (CHIP)

Sử dụng công nghệ Centrino Core Duo, xung nhịp ≥ 2,00 GHz

 

Không sử dụng công nghệ Centrino Core Duo hoặc xung nhịp < 2,00 GHz

7

Ổ cứng

Dung lượng ≥ 100 GB và tốc độ quay ≥ 7.200 vòng/phút

 

Dung lượng < 100 GB hoặc tốc độ quay < 7.200 vòng/phút

8

Bộ nhớ trong (RAM)

Chủng loại DDRAM và dung lượng ≥ 1GB

 

Không đúng chủng loại DDRAM hoặc dung lượng < 1GB

9

Màn hình

Độ rộng ≥ 15 inch và áp dụng công nghệ màn hình gương

 

Độ rộng < 15 inch hoặc không áp dụng công nghệ màn hình gương

10

Ổ đĩa DVD

Đọc, ghi đĩa DVD

 

Không có ổ DVD hoặc không đảm bảo cả chức năng đọc và ghi DVD

11

Card màn hình, âm thanh, mạng

Có card cho màn hình, âm thanh, mạng riêng hoặc được tích hợp trên mainboard

 

Không có các loại card màn hình, âm thanh, mạng riêng mà không được tích hợp trên mainboard

12

Cổng cắm USB

≥ 3 cổng

2 cổng

< 2 cổng

13

Khe cắm thẻ nhớ

Có khe cắm, đọc được tối thiểu 5 loại thẻ nhớ

 

Không có khe cắm hoặc đọc ít hơn 5 loại thẻ nhớ

14

Trọng lượng

≤ 2,2 kg

> 2,2 kg và ≤ 2,5 kg

> 2,5 kg

15

Dung lượng pin

Đảm bảo duy trì máy ở chế độ làm việc ≥ 3 giờ

 

Duy trì máy ở chế độ làm việc < 3 giờ

16

Kết nối mạng nội bộ không dây (Wireless)

Có Wireless

 

Không có Wireless

17

Camera

Có webcam được lắp tích hợp trên máy

Có webcam riêng biệt với máy tính

Không có webcam

18

Bluetooth

Có bluetooth

 

Không có bluetooth

19

Thiết bị kèm theo

Túi da, chuột quang và bộ nạp điện

 

Không đủ 3 loại: túi da, chuột quang và bộ nạp điện

Về mức độ đáp ứng các yêu cầu về bảo hành

20

Bảo hành

Bảo hành của nhà sản xuất hoặc đại lý phân phối được ủy quyền với thời gian bảo hành 36 tháng

 

Không có bảo hành của nhà sản xuất hoặc đại lý phân phối được ủy quyền hoặc thời gian bảo hành < 36 tháng

Về thời gian thực hiện

21

Thời gian giao hàng

≤ 2 tuần kể từ ngày ký hợp đồng

 

> 2 tuần kể từ ngày ký hợp đồng

22

Thời gian lắp đặt

Cùng ngày với ngày giao hàng

1 ngày sau ngày giao hàng

> 1 ngày sau ngày giao hàng

Kết luận

Đạt hoặc chấp nhận được tất cả (22) nội dung trên

Đạt

Không đạt bất kỳ nội dung nào nêu trên

Không đạt

Ví dụ 3: Xác định giá đánh giá của các hồ sơ dự thầu

Ban QLDA X tổ chức đấu thầu mua sắm 100 xe ô-tô buýt phục vụ vận chuyển hành khách công cộng trong thành phố. HSMT quy định các yếu tố đưa chi phí về một mặt bằng để xác định giá đánh giá như sau:

1. Chi phí vận hành: Chi phí nhiên liệu được đánh giá trong 4 năm với giả định 1 xe chạy 50.000 km/năm, giá nhiên liệu là 15.000 đồng/1 lít và hệ số chiết khấu 10%/năm quy về giá trị hiện tại ròng (NPV). Nhà thầu phải chào mức tiêu hao nhiêu liệu của xe/100 km.

2. Công suất: Nhà thầu phải chào xe có sức chứa tối thiểu 80 hành khách. Trường hợp có sức chứa lớn hơn, trong quá trình xác định giá đánh giá sẽ được tính giảm trong giá đánh giá 5.000.000 đồng/hành khách

Đến thời điểm đóng thầu, BMT nhận được 4 HSDT, cụ thể như sau:

Nội dung

Nhà thầu A

Nhà thầu B

Nhà thầu C

Nhà thầu D

Đơn giá dự thầu cho 1 xe (triệu đồng)

1.850

2.100

1.970

2.000

Mức tiêu hao nhiên liệu đối với 100 km (lít)

32

25

30

27

Sức chứa tối đa của 1 xe (hành khách)

80

90

85

90

Giả định:

- Các HSDT trên đáp ứng đầy đủ các yêu cầu khác của HSMT

- Các HSDT không có lỗi (lỗi số học và lỗi khác) và không phải hiệu chỉnh sai lệch, không có giảm giá

- Vòng đời sử dụng xe buýt là 4 năm.

Cách đưa các chi phí về một mặt bằng như sau:

1. Chi phí vận hành

NPV với hệ số chiết khấu = 10%/năm:

Công thức tính giá trị hiện tại ròng (NPV) là:

Trong đó:

n = 4; r = 10%;

Ct: chi phí nhiên liệu của từng xe theo năm, theo đó: Ct = mức tiêu hao nhiên liệu/km x số km/năm x giá nhiên liệu

Như vậy: NPV = Ct x [(1/1,1 + 1/(1,1X1,1) + 1(1,1X1,1X1,1) + 1/(1,1X1,1X1,1X1,1)] = Ct x 3,17

Theo đó, chi phí vận hành quy về giá trị hiện tại ròng cho 100 xe (với giả định xe chạy 50.000 km/năm, giá nhiên liệu là 15.000 đồng/1 lít và hệ số chiết khấu 10%/năm) được tính như sau:

♦ Nhà thầu A:

32/100 x 50.000 x 15.000 x 3,17 x 100 = 76.080 (triệu đồng)

♦ Nhà thầu B:

25/100 x 50.000 x 15.000 x 3,17 x 100 = 59.437,5 (triệu đồng)

♦ Nhà thầu C:

30/100 x 50.000 x 15.000 x 3,17 x 100 = 71.325 (triệu đồng)

♦ Nhà thầu D:

27/100 x 50.000 x 15.000 x 3,17 x 100 = 64.192,5 (triệu đồng)

2. Công suất

- Nhà thầu B chào xe có sức chứa lớn hơn 10 hành khách so với yêu cầu, theo quy định của HSMT sẽ được tính giảm trong giá đánh giá (cho 100 xe) là: 5 x 10 x 100 = 5.000 (triệu đồng)

- Nhà thầu C chào xe có sức chứa lớn hơn 5 hành khách so với yêu cầu, theo quy định của HSMT sẽ được tính giảm trong giá đánh giá (cho 100 xe) là: 5 x 5 x 100 = 2.500 (triệu đồng)

- Nhà thầu D chào xe có sức chứa lớn hơn 10 hành khách so với yêu cầu, theo quy định của HSMT sẽ được tính giảm trong giá đánh giá (cho 100 xe) là: 5 x 10 x 100 = 5.000 (triệu đồng)

Như vậy, giá đánh giá của các HSDT (tính trên 100 xe) như sau:

Đơn vị: triệu đồng

Stt

Nội dung

Nhà thầu A

Nhà thầu B

Nhà thầu C

Nhà thầu D

1

Giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch (1)

185.000

210.000

197.000

200.000

2

Chi phí vận hành (2)

76.080

59.437,5

71.325

64.192,5

3

Công suất (3)

0

-5.000

-2.500

-5.000

4

Giá đánh giá ( = 1+2+3)

261.080

264.437,5

265.825

259.192,5

 

Xếp hạng

2

3

4

1

 



([1]) Trường hợp gói thầu không cần sử dụng lao động nước ngoài thì không quy định nội dung này. Trường hợp HSMT quy định nội dung này, nhà thầu kê khai theo Mẫu số 7 Chương IV.

([2]) Ngoài việc đăng tải như tại khoản 3 Mục này, bên mời thầu có thể gửi thông báo trực tiếp đến nhà thầu đã mua HSMT và đăng tải đồng thời trên các phương tiện thông tin đại chúng khác.

([3]) Trường hợp đánh giá năng lực và kinh nghiệm sau khi xác định giá đánh giá thì chuyển khoản này vào cuối Mục 26.

(2) Đối với gói thầu quy mô nhỏ, chủ đầu tư không cần phê duyệt danh sách nhà thầu đạt yêu cầu về mặt kỹ thuật trước khi tiến hành sửa lỗi và hiệu chỉnh sai lệch.

(1) Đối với gói thầu quy mô nhỏ, không cần đưa chi phí về một mặt bằng để xác định giá đánh giá trong quá trình đánh giá HSDT. Trường hợp gói thầu phức tạp, bên mời thầu thấy cần thiết phải xác định giá đánh giá thì giải trình bằng văn bản với chủ đầu tư. Chủ đầu tư xem xét, quyết định và chịu trách nhiệm trước pháp luật. Trường hợp chủ đầu tư quyết định phải xác định giá đánh giá thì thực hiện theo quy định tại Mục này.

(1) Thông thường tối thiểu là 3 ngày trước ngày đóng thầu.   

(1) Có thể quy định “tỷ giá bán ra trung bình của 2 – 3 ngân hàng thương mại lớn, có uy tín” làm tỷ giá để quy đổi”.

(1)Trường hợp HSMT quy định về nhà thầu phụ quan trọng, nhà thầu kê khai theo Mẫu số 11 Chương IV.      

(1) Trường hợp áp dụng tiêu chí “đạt/không đạt” thì xóa bỏ khoản này.

(1) Căn cứ quy mô, tính chất của gói thầu, nội dung thỏa thuận liên danh theo Mẫu này có thể được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.

(2) Cập nhật các văn bản quy phạm pháp luật theo quy định hiện hành.                       

(1) Phạm vi ủy quyền bao gồm một hoặc nhiều công việc nêu trên

[4] Trường hợp áp dụng hình thức hợp đồng trọn gói, cần quy định thêm “Số lượng hàng hóa mà nhà thầu phải cung cấp để hoàn thành theo yêu cầu nhiều hơn hoặc ít hơn số lượng hàng hóa nêu trong danh mục hàng hóa theo hợp đồng (nếu có) không làm thay đổi giá hợp đồng”.

([5]) Căn cứ quy mô, tính chất của gói thầu, nội dung hợp đồng theo mẫu này có thể sửa đổi, bổ sung cho phù hợp đặc biệt là đối với các nội dung khi thương thảo có sự khác biệt so với ĐKCT.

([6]) Cập nhật các văn bản quy phạm pháp luật theo quy định hiện hành.

THE MINISTRY OF PLANNING AND INVESTMENT
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------

No. 05/2010/TT-BKH

Hanoi, February 10, 2010

 

CIRCULAR

DETAILING THE MAKING OF GOODS PROCUREMENT BIDDING DOSSIERS THE MINISTRY OF PLANNING AND INVESTMENT

Pursuant to November 29, 2005 Bidding Law No. 61/2005/QH11;
Pursuant to June 19, 2009 No. 38/2009/QH12 Law Amending and Supplementing a number of
Articles of Laws Concerning Capital Construction Investment;
Pursuant to the Government's Decree No. 85/ 2009/ND-CP of October 15, 2009, guiding the implementation of the Bidding Law and the selection of construction contractors under the Construction Law;
Pursuant to the Government's Decree No. 116/2008/ND-CP of November 14, 2008, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Planning and Investment;
The Ministry of Planning and Investment details the making of goods procurement bidding dossiers as follows:

Article 1. Scope of regulation and subjects of application

1. This Circular applies to organizations and individual in charge of making bidding dossiers for procurement of goods (including spare parts, technical documents and accompanied technical services, if any) under projects regulated by the Bidding Law when applying the form of domestic or international open or restricted bidding.

2. For goods procurement bid packages under ODA-funded projects, if donors agree, the model bidding easier issued together with this Circular may be used with modifications according to bidding regulations in treaties to which the Socialist Republic of Vietnam is a contracting party or international agreements which have been signed by competent agencies or organization of the Socialist Republic of Vietnam.

Article 2. Model goods procurement bidding dossier

The model goods procurement bidding dossier issued together with this Decision has the following principal contents:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Chapter I. Requirements on bidding procedures

Chapter II. Bid data sheet

Chapter III. Evaluation criteria and determination of evaluation prices

Chapter IV. Bid forms

Part II. Requirements on supply Chapter V. Scope of supply Chapter VI. Schedule of supply

Chapter VII. Technical requirements

Part III. Contractual requirements Chapter VIII. General contractual terms Chapter IX. Specific contractual terms Chapter X. Model contract

When applying this model dossier, organizations and individuals that make bidding dossiers shall base themselves on the size and characteristics of bid packages to set requirements on the principles of fair competition, equality, transparency and economic efficiency; refrain from imposing conditions to restrict the participation of contractors or create advantages for one or several contractors, thus causing unfair competition.

In this model dossier, contents in italic letter font are for instructive and illustrative purposes which may be concretized by makers of bidding dossiers based on the size and characteristics of each bid package. When necessary to make changes or additions to contents printed in regular letter font, makers of bidding dossiers shall give written explanations and ensure compliance with the bidding law; investors shall take responsibility before law for those changes and additions.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. This Circular takes effect on April 1, 2010, and replaces the Planning and Investment Ministry's Decision No. 1118/2008/QH-BKH of September 3, 2008, providing the model goods procurement bidding dossier.

2. Ministries, ministerial-level agencies, government-attached agencies, central agencies, People's Committees at all levels and concerned organizations and individuals shall implement this Circular. Ministries, ministerial-level agencies, government-attached agencies, other central agencies and provincial-level People's Committees shall, within the scope of their management, guide in detail some contents of this Circular (when necessary) while ensuring compliance with this Circular.

3. Ministries, ministerial-level agencies, government-attached agencies, other central agencies, People's Committees at all levels and concerned organizations and individuals should report problems to the Ministry of Planning and Investment for timely consideration and settlement.-

 

 

MINISTER OF PLANNING AND INVESTMENT




Vo Hong Phuc

 

 

ATTACHED FILE

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
;

Thông tư 05/2010/TT-BKH quy định chi tiết lập hồ sơ mời thầu mua sắm hàng hóa do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành

Số hiệu: 05/2010/TT-BKH
Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Người ký: Võ Hồng Phúc
Ngày ban hành: 10/02/2010
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [2]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [1]
Văn bản được dẫn chiếu - [1]
Văn bản được căn cứ - [2]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [1]

Văn bản đang xem

Thông tư 05/2010/TT-BKH quy định chi tiết lập hồ sơ mời thầu mua sắm hàng hóa do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành

Văn bản liên quan cùng nội dung - [8]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [7]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…