BỘ XÂY DỰNG |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 04/2020/TT-BXD |
Hà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 2020 |
HƯỚNG DẪN CÔNG TÁC THI ĐUA, KHEN THƯỞNG NGÀNH XÂY DỰNG
Căn cứ Luật Thi đua, khen thưởng năm 2003; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng năm 2013:
Căn cứ Nghị định số 91/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng (sau đây gọi tắt là Nghị định số 91/2017/NĐ-CP);
Căn cứ Nghị định số 81/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ,
Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành Thông tư hướng dẫn công tác thi đua, khen thưởng ngành Xây dựng.
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
1. Thông tư này hướng dẫn công tác thi đua, khen thưởng trong ngành Xây dựng.
2. Thông tư này áp dụng đối với tập thể, cá nhân, gia đình người Việt Nam, người Việt Nam ở nước ngoài và tập thể, cá nhân người nước ngoài có thành tích đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và phát triển của ngành Xây dựng.
Điều 2. Nguyên tắc, căn cứ xét thi đua, khen thưởng
1. Nguyên tắc thi đua, khen thưởng thực hiện theo quy định tại Điều 6 Luật Thi đua, khen thưởng năm 2003; khoản 3 Điều 1 Luật Thi đua, khen thưởng năm 2013 và Điều 3 Nghị định số 91/2017/NĐ-CP.
2. Căn cứ xét khen thưởng thực hiện theo quy định tại Điều 10 Luật Thi đua, khen thưởng năm 2003; Điều 6 Thông tư số 12/2019/TT-BNV ngày 04/11/2019 của Bộ Nội vụ quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 91/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng (sau đây gọi tắt là Thông tư số 12/2019/TT-BNV).
Điều 3. Hội đồng thi đua, khen thưởng
1. Hội đồng Thi đua, khen thưởng Bộ Xây dựng:
a) Hội đồng Thi đua, khen thưởng Bộ Xây dựng là tổ chức tham mưu cho Bộ trưởng về công tác thi đua, khen thưởng trong ngành Xây dựng.
b) Hội đồng Thi đua, khen thưởng Bộ Xây dựng do Bộ trưởng quyết định thành lập, gồm: Chủ tịch Hội đồng là Bộ trưởng Bộ Xây dựng; Phó Chủ tịch Thường trực là Thứ trưởng được phân công giúp Bộ trưởng theo dõi công tác thi đua, khen thưởng; các Phó Chủ tịch khác và các ủy viên do Bộ trưởng quyết định; Ủy viên Thường trực là Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ phụ trách công tác thi đua, khen thưởng.
c) Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng Thi đua, khen thưởng Bộ Xây dựng thực hiện theo quy định tại Điều 62 Nghị định số 91/2017/NĐ-CP.
2. Hội đồng thi đua, khen thưởng cơ sở:
a) Các cơ quan, đơn vị có tư cách pháp nhân, có tài khoản và con dấu riêng phải thành lập Hội đồng thi đua, khen thưởng cơ sở.
Đối với các tổ chức khác, thủ trưởng cơ quan, đơn vị căn cứ tình hình thực tế để xem xét, quyết định việc thành lập Hội đồng thi đua, khen thưởng. Trường hợp không thành lập Hội đồng, việc xét trình khen thưởng do thủ trưởng cơ quan, đơn vị phối hợp với cấp ủy và các tổ chức đoàn thể cùng cấp thực hiện.
b) Hội đồng thi đua, khen thưởng cơ sở do thủ trưởng các cơ quan, đơn vị quyết định thành lập, gồm: Chủ tịch Hội đồng là Thủ trưởng cơ quan, đơn vị; Phó Chủ tịch và các ủy viên do thủ trưởng cơ quan, đơn vị quyết định.
c) Hội đồng thi đua, khen thưởng cơ sở thực hiện chức năng tham mưu cho thủ trưởng cơ quan, đơn vị về công tác thi đua, khen thưởng và làm việc theo quy chế hoạt động do Chủ tịch Hội đồng ban hành.
Điều 4. Hội đồng khoa học, Hội đồng sáng kiến
1. Hội đồng khoa học, Hội đồng sáng kiến Bộ Xây dựng:
a) Hội đồng khoa học, Hội đồng sáng kiến Bộ Xây dựng do Bộ trưởng quyết định thành lập.
b) Thành phần, nhiệm vụ, nguyên tắc làm việc của Hội đồng khoa học, Hội đồng sáng kiến do Bộ trưởng quyết định và thực hiện theo quy định tại Nghị định số 13/2012/NĐ-CP ngày 02 tháng 3 năm 2012 của Chính phủ ban hành Điều lệ Sáng kiến (sau đây gọi tắt là Nghị định số 13/2012/NĐ-CP), Thông tư số 18/2013/TT-BKHCN ngày 01 tháng 8 năm 2013 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn thi hành một số quy định của Điều lệ Sáng kiến được ban hành theo Nghị định số 13/2012/NĐ-CP ngày 02 tháng 3 năm 2012 của Chính phủ (sau đây gọi tắt là Thông tư số 18/2013/TT-BKHCN) và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.
2. Hội đồng khoa học, Hội đồng sáng kiến cấp cơ sở:
a) Hội đồng khoa học, Hội đồng sáng kiến cấp cơ sở do thủ trưởng cơ quan, đơn vị cùng cấp quyết định thành lập.
b) Thành phần, nhiệm vụ, nguyên tác làm việc của Hội đồng sáng kiến cấp cơ sở do thủ trưởng cơ quan, đơn vị cùng cấp quy định và thực hiện theo Nghị định số 13/2012/NĐ-CP, Thông tư số 18/2013/TT-BKHCN và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.
Điều 5. Quỹ thi đua, khen thưởng
1. Nguồn và mức trích quỹ:
Nguồn hình thành, mức trích khen thưởng thực hiện theo quy định tại các Điều 64, 65 của Nghị định số 91/2017/NĐ-CP và Thông tư số 71/2011/TT-BTC ngày 24 tháng 5 năm 2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn công tác quản lý tài chính, thực hiện chế độ thi đua, khen thưởng và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.
2. Quản lý và sử dụng quỹ:
Thực hiện theo quy định tại các Điều 66, 67 của Nghị định số 91/2017/NĐ-CP và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.
3. Tiền thưởng kèm theo danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng:
Thực hiện theo quy định tại các Điều 66, 68, 69, 70, 71, 72, 73, 74 của Nghị định số 91/2017/NĐ-CP và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.
Điều 6. Quản lý hồ sơ thi đua, khen thưởng
1. Hồ sơ quản lý tại Bộ Xây dựng:
a) Vụ Tổ chức cán bộ có trách nhiệm quản lý, lưu trữ hồ sơ đối với các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ Xây dựng trở lên và toàn bộ hồ sơ khác liên quan đến công tác thi đua, khen thưởng của ngành Xây dựng theo quy định thuộc thẩm quyền, trách nhiệm quản lý của Bộ Xây dựng.
b) Chế độ bảo quản hồ sơ thực hiện theo quy định của pháp luật về lưu trữ.
2. Hồ sơ quản lý tại các cơ quan, đơn vị:
Các cơ quan, đơn vị có trách nhiệm quản lý, lưu trữ hồ sơ liên quan đến công tác thi đua, khen thưởng theo thẩm quyền quy định.
TỔ CHỨC THI ĐUA, DANH HIỆU VÀ TIÊU CHUẨN DANH HIỆU THI ĐUA
Điều 7. Hình thức, nội dung tổ chức phong trào thi đua
1. Hình thức tổ chức thi đua thực hiện theo quy định tại Điều 4 Nghị định số 91/2017/NĐ-CP.
2. Nội dung tổ chức phong trào thi đua thực hiện theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 91/2017/NĐ-CP và các Điều 4, 5 Thông tư số 12/2019/TT-BNV.
3. Khi xét khen thưởng chuyên đề có nhiều thành phần tham gia, các cơ quan, đơn vị được giao chủ trì theo dõi chuyên đề có trách nhiệm đánh giá, tổng kết phong trào thi đua và chủ trì tổng hợp các hình thức khen thưởng đề nghị Bộ Xây dựng khen thưởng và xét, trình Nhà nước khen thưởng.
1. Các cơ quan, đơn vị thuộc ngành Xây dựng có trách nhiệm tổ chức cho các tập thể, cá nhân trong cơ quan, đơn vị đăng ký thi đua, tổng hợp và gửi về Bộ Xây dựng (Cơ quan Thường trực Hội đồng Thi đua, khen thưởng Bộ Xây dựng) trước ngày 15 tháng 3 hàng năm.
2. Đối với các phong trào thi đua theo đợt, theo chuyên đề, các cơ quan, đơn vị xây dựng kế hoạch và gửi bản đăng ký thi đua về Bộ Xây dựng (Cơ quan Thường trực Hội đồng Thi đua, khen thưởng Bộ Xây dựng) để theo dõi, tổng hợp.
Theo quy định tại Điều 20 Luật Thi đua, khen thưởng năm 2003, các danh hiệu thi đua gồm:
1. Các danh hiệu thi đua đối với tập thể:
a) Cờ thi đua của Chính phủ;
b) Cờ thi đua của Bộ Xây dựng;
c) Tập thể Lao động xuất sắc;
d) Tập thể Lao động tiên tiến.
2. Các danh hiệu thi đua đối với cá nhân:
a) Chiến sỹ thi đua toàn quốc;
b) Chiến sỹ thi đua ngành Xây dựng;
c) Chiến sỹ thi đua cơ sở;
d) Lao động tiên tiến.
Điều 10. Tiêu chuẩn danh hiệu “Cờ thi đua của Chính phủ”
Thực hiện theo quy định tại Điều 25 Luật Thi đua, khen thưởng năm 2003; Điều 11 Nghị định số 91/2017/NĐ-CP và khoản 3 Điều 8 Thông tư số 12/2019/TT-BNV.
Điều 11. Tiêu chuẩn danh hiệu “Cờ thi đua của Bộ Xây dựng”
Danh hiệu “Cờ thi đua của Bộ Xây dựng” được xét tặng hàng năm cho tập thể đạt các tiêu chuẩn theo quy định tại Điều 26 Luật Thi đua, khen thưởng năm 2003, Điều 12 Nghị định số 91/2017/NĐ-CP và các khoản 1, 2 Điều 8 của Thông tư số 12/2019/TT-BNV, gồm:
1. Là tập thể tiêu biểu xuất sắc trong các lĩnh vực, cụm, khối thi đua thuộc ngành Xây dựng, hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu thi đua và nhiệm vụ được giao trong năm;
2. Có nhân tố mới, mô hình mới có hiệu quả cho các tập thể khác trong cùng lĩnh vực học tập;
3. Nội bộ đoàn kết, chấp hành tốt các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tích cực thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng và các tệ nạn xã hội.
Điều 12. Tiêu chuẩn danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc”
Danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc” được xét tặng hàng năm cho tập thể đạt các tiêu chuẩn theo quy định tại Điều 26 Luật Thi đua, khen thưởng năm 2003, gồm:
1. Sáng tạo, vượt khó hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, thực hiện tốt các nghĩa vụ đối với Nhà nước;
2. Có phong trào thi đua thường xuyên, thiết thực, hiệu quả;
3. Có 100% cá nhân trong tập thể hoàn thành nhiệm vụ được giao, trong đó có ít nhất 70% cá nhân đạt danh hiệu “Lao động tiên tiến”;
4. Có cá nhân đạt danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” và không có cá nhân bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên;
5. Nội bộ đoàn kết, gương mẫu chấp hành các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
Điều 13. Tiêu chuẩn danh hiệu “Tập thể lao động tiên tiến”
Danh hiệu “Tập thể lao động tiên tiến” được xét tặng hàng năm cho tập thể đạt các tiêu chuẩn theo quy định tại Điều 28 Luật Thi đua, khen thưởng năm 2003, gồm:
1. Hoàn thành tốt nhiệm vụ và kế hoạch được giao trong năm;
2. Có phong trào thi đua thường xuyên, thiết thực, hiệu quả;
3. Có trên 50% cá nhân trong tập thể đạt danh hiệu “Lao động tiên tiến” và không có cá nhân bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên;
4. Nội bộ đoàn kết, gương mẫu chấp hành tốt các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Điều 14. Tiêu chuẩn danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc”
1. Tiêu chuẩn danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc” thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Nghị định số 91/2017/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn hiện hành.
2. Thời điểm xét tặng danh hiệu “Chiến sỹ thi đua toàn quốc” là năm liền kề với năm đạt danh hiệu “Chiến sĩ thi đua ngành Xây dựng” lần thứ hai.
Điều 15. Tiêu chuẩn danh hiệu “Chiến sỹ thi đua ngành Xây dựng”
Danh hiệu “Chiến sỹ thi đua ngành Xây dựng” được xét tặng cho cá nhân đạt các tiêu chuẩn theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Nghị định số 91/2017/NĐ-CP, gồm:
1. Có thành tích tiêu biểu xuất sắc trong số những cá nhân có 03 lần liên tục đạt danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”;
2. Có sáng kiến là giải pháp kỹ thuật, giải pháp quản lý, giải pháp công tác, giải pháp tác nghiệp, giải pháp ứng dụng tiến bộ kỹ thuật để tăng năng suất lao động, tăng hiệu quả công tác được Hội đồng sáng kiến cấp Bộ công nhận hoặc đề tài nghiên cứu khoa học đã nghiệm thu, áp dụng trong thực tiễn được Hội đồng sáng kiến cấp Bộ công nhận hoặc đạt giải nhất tại các hội thi, hội giảng cấp Bộ hoặc cấp quốc gia, có ảnh hưởng trong phạm vi của Ngành.
3. Thời điểm xét tặng danh hiệu “Chiến sỹ thi đua ngành Xây dựng” là năm đạt danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” lần thứ ba.
Điều 16. Tiêu chuẩn danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”
1. Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” được xét tặng hàng năm cho cá nhân đạt các tiêu chuẩn theo quy định tại khoản 3 Điều 9 Nghị định số 91/2017/NĐ-CP và Điều 7 Thông tư số 12/2019/TT-BNV, gồm:
a) Là cá nhân tiêu biểu trong số các cá nhân đạt danh hiệu “Lao động tiên tiến”;
b) Có sáng kiến là giải pháp kỹ thuật, giải pháp quản lý, giải pháp công tác, giải pháp tác nghiệp, giải pháp ứng dụng tiến bộ kỹ thuật để tăng năng suất lao động, tăng hiệu quả công tác hoặc có đề tài nghiên cứu khoa học đã nghiệm thu được áp dụng trong thực tiễn được cấp cơ sở công nhận.
2. Việc đánh giá mức độ ảnh hưởng của sáng kiến, đề tài nghiên cứu khoa học do Hội đồng sáng kiến, khoa học cấp cơ sở giúp người đứng đầu cơ quan, đơn vị xem xét, công nhận.
3. Tỷ lệ cá nhân được công nhận danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” không quá 15% trong tổng số cá nhân đạt danh hiệu “Lao động tiên tiến”.
Điều 17. Tiêu chuẩn danh hiệu “Lao động tiên tiến”
1. Danh hiệu “Lao động tiên tiến” được xét tặng cho cá nhân đạt các tiêu chuẩn theo quy định tại Điều 23 Luật Thi đua, khen thưởng năm 2003 và Điều 10 Nghị định số 91/2017/NĐ-CP, gồm:
a) Hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đạt năng suất và chất lượng cao;
b) Chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; có tinh thần tự lực, tự cường; đoàn kết, tương trợ, tích cực tham gia các phong trào thi đua;
c) Tích cực học tập chính trị, văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ;
d) Có đạo đức, lối sống lành mạnh.
2. Danh hiệu “Lao động tiên tiến” được xét tặng cho cá nhân có hành động dũng cảm cứu người, cứu tài sản dẫn đến bị thương tích cần điều trị, điều dưỡng thì thời gian điều trị, điều dưỡng được tính để xét tặng danh hiệu “Lao động tiên tiến”.
3. Cá nhân được cử tham gia đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn dưới 12 tháng, chấp hành tốt quy định của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng thì thời gian học tập được tính vào thời gian công tác tại cơ quan, đơn vị để được bình xét danh hiệu “Lao động tiên tiến”. Trường hợp cá nhân được cử tham gia đào tạo, bồi dưỡng từ 01 năm trở lên, chấp hành tốt quy định của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng, có kết quả học tập từ loại khá trở lên thì được xét tặng danh hiệu “Lao động tiên tiến”.
4. Thời gian nghỉ thai sản theo quy định được tính để bình xét danh hiệu “Lao động tiên tiến”.
5. Đối với cá nhân chuyển công tác; Cơ quan, đơn vị mới có trách nhiệm xem xét, bình bầu danh hiệu “Lao động tiên tiến” (trường hợp có thời gian công tác ở cơ quan cũ từ 06 tháng trở lên phải có ý kiến nhận xét của cơ quan cũ).
6. Trường hợp được điều động, biệt phái đến cơ quan, đơn vị khác trong một thời gian nhất định thì việc xem xét, bình bầu danh hiệu “Lao động tiên tiến” do cơ quan, đơn vị điều động, biệt phái xem xét quyết định (có ý kiến nhận xét của cơ quan, đơn vị tiếp nhận cá nhân được điều động, biệt phái).
7. Không xét tặng danh hiệu “Lao động tiên tiến” đối với một trong các trường hợp:
a) Mới tuyển dụng dưới 10 tháng;
b) Bị kỷ luật từ hình thức khiển trách trở lên.
HÌNH THỨC, ĐỐI TƯỢNG VÀ TIÊU CHUẨN KHEN THƯỞNG
Điều 18. Các hình thức khen thưởng
Theo quy định của Luật Thi đua, khen thưởng năm 2003, các hình thức khen thưởng gồm:
1. Hình thức khen thưởng cấp Nhà nước:
a) Huân chương;
b) Huy chương;
c) Danh hiệu vinh dự Nhà nước;
d) Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước;
đ) Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ.
2. Hình thức khen thưởng cấp Bộ:
a) Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Xây dựng”;
b) Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Xây dựng;
3. Hình thức khen thưởng cấp cơ sở:
Giấy khen của thủ trưởng đơn vị thuộc Bộ có tư cách pháp nhân.
Thực hiện theo quy định của Luật Thi đua, khen thưởng năm 2003, Nghị định số 91/2017/NĐ-CP ngày 31/7/2017 của Chính phủ, Thông tư số 12/2019/TT-BNV ngày 04/11/2019 của Bộ Nội vụ và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.
Điều 20. Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Xây dựng”
1. Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Xây dựng” xét tặng cho cá nhân đã hoặc đang công tác trong ngành Xây dựng, đạt một trong các tiêu chuẩn sau:
a) Lãnh đạo, nguyên Lãnh đạo Bộ Xây dựng;
b) Cá nhân được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động;
c) Cá nhân được thủ trưởng cơ quan, đơn vị đánh giá hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao và có thâm niên công tác:
- Đối với nam: Có 20 năm công tác liên tục trong ngành Xây dựng hoặc tổng thời gian công tác là 25 năm, trong đó có 15 năm công tác liên tục trong ngành Xây dựng;
- Đối với nữ: Có 15 năm công tác liên tục trong ngành Xây dựng hoặc tổng thời gian công tác là 20 năm, trong đó có 10 năm công tác liên tục trong ngành Xây dựng.
2. Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Xây dựng” xét tặng cho cá nhân ngoài ngành Xây dựng, đạt một trong các tiêu chuẩn sau:
a) Cán bộ lãnh đạo các ban, bộ, ngành, tổ chức đoàn thể Trung ương và địa phương có công lao, đóng góp cho sự phát triển của ngành Xây dựng;
b) Cá nhân có sáng kiến, giải pháp, công trình khoa học được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền công nhận, có giá trị thực tiễn được ứng dụng trong ngành Xây dựng;
c) Cá nhân là người Việt Nam ở nước ngoài, người nước ngoài có công lao, thành tích xuất sắc trong việc xây dựng và củng cố mối quan hệ hợp tác giữa các nước, các tổ chức quốc tế với ngành Xây dựng Việt Nam, đóng góp tích cực cho sự nghiệp phát triển Xây dựng Việt Nam;
d) Cá nhân có thành tích, công lao đóng góp, hỗ trợ thiết thực, hiệu quả cho sự nghiệp phát triển của ngành Xây dựng.
3. Đối với cá nhân công tác trong ngành Xây dựng đã nghỉ chế độ, cơ quan quản lý ra quyết định nghỉ hưu có trách nhiệm xác nhận, lập hồ sơ trình Bộ trưởng Bộ Xây dựng xét tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Xây dựng” theo quy định. Trường hợp cơ quan, tổ chức đã giải thể hoặc sáp nhập thì cơ quan, tổ chức kế thừa có trách nhiệm xác nhận, lập hồ sơ trình Bộ trưởng Bộ Xây dựng xem xét, quyết định.
4. Các trường hợp khác theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Xây dựng.
5. Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Xây dựng” được xét tặng một lần cho cá nhân, không truy tặng. Việc xét tặng Kỷ niệm chương được tiến hành hàng năm vào dịp kỷ niệm Ngày truyền thống ngành Xây dựng Việt Nam (29/4) và Ngày Quốc khánh (2/9) hoặc xét tặng đột xuất theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Xây dựng.
Điều 21. Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Xây dựng
1. “Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Xây dựng” xét tặng cho tập thể gương mẫu chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đạt tiêu chuẩn quy định tại Điều 72 Luật Thi đua, khen thưởng năm 2003 và Điều 39 Nghị định số 91/2017/NĐ-CP, đạt một trong các tiêu chuẩn sau:
a) Có thành tích xuất sắc được bình xét trong các phong trào thi đua do Bộ trưởng Bộ Xây dựng phát động;
b) Lập được thành tích xuất sắc đột xuất, có phạm vi ảnh hưởng trong từng lĩnh vực của ngành Xây dựng;
c) Có 02 năm trở lên liên tục hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ ngay trước năm đề nghị khen thưởng; nội bộ đoàn kết, thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở; tổ chức tốt các phong trào thi đua; chăm lo đời sống vật chất, tinh thần trong tập thể; thực hành tiết kiệm; thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với Nhà nước và chế độ, chính sách đối với người lao động;
2. “Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Xây dựng” xét tặng cho cá nhân gương mẫu chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đạt một trong các tiêu chuẩn quy định tại Điều 39 Nghị định số 91/2017/NĐ-CP như sau:
a) Có thành tích xuất sắc được bình xét trong các phong trào thi đua do Bộ trưởng Bộ Xây dựng phát động hàng năm;
b) Lập được nhiều thành tích (hoặc thành tích xuất sắc đột xuất), có phạm vi ảnh hưởng ở một trong các lĩnh vực thuộc ngành Xây dựng;
c) Có 02 năm trở lên liên tục hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ ngay trước năm đề nghị khen thưởng, trong thời gian đó có 02 sáng kiến, đề tài khoa học được công nhận và áp dụng hiệu quả trong phạm vi cấp cơ sở.
3. “Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Xây dựng” được xét tặng cho công nhân, người lao động gương mẫu chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đạt một trong các tiêu chuẩn sau:
a) Lập được nhiều thành tích trong lao động, sản xuất, có phạm vi ảnh hưởng trong cơ quan, đơn vị;
b) Công nhân, người lao động có sáng kiến, giải pháp mang lại lợi ích giá trị cao, có phạm vi ảnh hưởng trong cơ quan, đơn vị.
4. “Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Xây dựng” được xét tặng cho tập thể, cá nhân ngoài ngành Xây dựng có nhiều thành tích, đóng góp, hỗ trợ thiết thực, hiệu quả cho sự phát triển của ngành Xây dựng được cấp có thẩm quyền xác nhận.
5. “Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Xây dựng” được xét tặng cho gia đình gương mẫu chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, có nhiều đóng góp cho sự phát triển của ngành Xây dựng.
6. Các trường hợp khen thưởng khác do Bộ trưởng quyết định.
Giấy khen của thủ trưởng cơ quan, đơn vị thuộc Bộ xét tặng cho tập thể, cá nhân thuộc thẩm quyền quản lý, thực hiện theo quy định tại Điều 76 của Luật Thi đua, khen thưởng năm 2003; các khoản 41, 42 Điều 2 của Luật Thi đua, khen thưởng năm 2013; các khoản 1, 3 Điều 40 của Nghị định số 91/2017/NĐ-CP.
Điều 23. Khen thưởng quá trình cống hiến
Đối tượng, tiêu chuẩn, thời gian, quy trình xét khen thưởng quá trình cống hiến đối với các cá nhân thực hiện theo quy định tại các Điều 41, 42 của Nghị định số 91/2017/NĐ-CP và quy định tại Điều 10 Thông tư số 12/2019/TT-BNV.
THẨM QUYỀN QUYẾT ĐỊNH, TRAO TẶNG; THỦ TỤC, HỒ SƠ XÉT TẶNG DANH HIỆU THI ĐUA, HÌNH THỨC KHEN THƯỞNG
Mục 1. THẨM QUYỀN QUYẾT ĐỊNH VÀ TRAO TẶNG DANH HIỆU THI ĐUA, HÌNH THỨC KHEN THƯỞNG
Điều 24. Thẩm quyền quyết định tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng
1. Thẩm quyền quyết định tặng các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng của Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thực hiện theo các Điều 77, 78 của Luật Thi đua, khen thưởng ngày 26 tháng 11 năm 2003; các khoản 45, 46 Điều 2 của Luật số 39/2013/QH13 ngày 16 tháng 11 năm 2013 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng; các Điều 43, 44 của Nghị định số 91/2017/NĐ-CP
2. Bộ trưởng Bộ Xây dựng quyết định tặng:
a) Danh hiệu “Cờ thi đua của Bộ Xây dựng”;
b) Danh hiệu “Tập thể Lao động xuất sắc”;
c) Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua ngành Xây dựng”;
d) Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Xây dựng;
đ) Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Xây dựng”;
e) Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”, Danh hiệu “Lao động tiên tiến” và danh hiệu “Tập thể Lao động tiên tiến” cho tập thể, cá nhân thuộc các Vụ, Văn phòng Đảng - đoàn thể.
3. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có tư cách pháp nhân, có tài khoản, có con dấu riêng quyết định tặng:
a) Danh hiệu “Tập thể Lao động tiên tiến”;
b) Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”;
c) Danh hiệu “Lao động tiên tiến”;
d) Giấy khen.
Điều 25. Trao tặng các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng
1. Người có thẩm quyền quyết định tặng hình thức khen thưởng nào thì trực tiếp trao tặng hoặc ủy quyền trao tặng hình thức khen thưởng đó.
2. Việc công bố, trao tặng và đón nhận các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 145/2013/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định về tổ chức ngày kỷ niệm; nghi thức trao tặng, đón nhận hình thức khen thưởng, danh hiệu thi đua; nghi lễ đối ngoại và đón, tiếp khách nước ngoài.
3. Việc tổ chức trao tặng các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng là dịp để biểu dương, tôn vinh người tốt, việc tốt và những điển hình tiên tiến, được kết hợp, lồng ghép với các nội dung, sự kiện của cơ quan, đơn vị, đảm bảo trang trọng, thiết thực, tiết kiệm.
4. Cơ quan Thường trực Hội đồng Thi đua, khen thưởng Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tham mưu, đề xuất với Bộ trưởng về việc tổ chức trao tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng cấp Nhà nước và các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ Xây dựng.
Mục 2. THỦ TỤC, HỒ SƠ XÉT TẶNG DANH HIỆU THI ĐUA, HÌNH THỨC KHEN THƯỞNG
Điều 26. Tuyến trình khen thưởng
Theo quy định tại Điều 46 Nghị định số 91/2017/NĐ-CP, tuyến trình khen thưởng gồm:
1. Cấp nào quản lý về tổ chức, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và quỹ lương thì cấp đó có trách nhiệm khen thưởng hoặc trình cấp có thẩm quyền khen thưởng đối với các đối tượng thuộc phạm vi quản lý.
2. Cấp nào chủ trì phát động các phong trào thi đua, cấp đó lựa chọn cá nhân, tập thể xuất sắc để khen thưởng hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền khen thưởng.
3. Các hội, hiệp hội chuyên ngành thuộc các lĩnh vực quản lý Nhà nước của ngành Xây dựng do Bộ Xây dựng khen thưởng hoặc trình cấp có thẩm quyền khen thưởng.
4. Tuyến trình khen thưởng đối với doanh nghiệp:
a) Đối với doanh nghiệp Nhà nước thuộc Bộ Xây dựng quản lý do Bộ Xây dựng khen thưởng hoặc trình cấp có thẩm quyền khen thưởng;
b) Đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ thuộc Bộ Xây dựng quản lý do Bộ Xây dựng khen thưởng hoặc trình cấp có thẩm quyền khen thưởng;
c) Đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ dưới 50% vốn điều lệ, thực hiện theo quy định tại điểm d khoản 6 Điều 46 Nghị định số 91/2017/NĐ-CP.
Bộ Xây dựng khen thưởng đối với các tập thể, cá nhân thuộc các doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ dưới 50% vốn điều lệ khi tham gia các phong trào thi đua do Bộ Xây dựng tổ chức, phát động hàng năm.
d) Đối với các loại hình doanh nghiệp khác: Tuyến trình khen thưởng thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 6 Điều 46 Nghị định số 91/2017/NĐ-CP và quy định tại khoản 3 Điều 10 Thông tư số 12/2019/TT-BNV.
5. Đối với những cá nhân là người lao động trực tiếp có thành tích tiêu biểu, xuất sắc, Công đoàn Xây dựng Việt Nam tổng hợp, trình Bộ Xây dựng khen thưởng nhân dịp Tháng Công nhân hàng năm.
6. Đơn vị có tập thể, cá nhân người nước ngoài tham gia hợp tác có trách nhiệm trình khen thưởng cho các tập thể, cá nhân người nước ngoài có nhiều đóng góp đối với ngành Xây dựng.
7. Khen thưởng đối với Lãnh đạo Bộ Xây dựng: Cơ quan Thường trực Hội đồng Thi đua, khen thưởng Bộ Xây dựng đề xuất các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng trình Hội đồng Thi đua, khen thưởng Bộ Xây dựng xét khen thưởng và xét trình Nhà nước khen thưởng đối với các đồng chí Lãnh đạo Bộ Xây dựng.
8. Khen thưởng đối với Lãnh đạo các bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương, địa phương: Cơ quan Thường trực Hội đồng Thi đua, khen thưởng Bộ Xây dựng phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan trình Bộ trưởng Bộ Xây dựng xem xét, quyết định.
9. Các trường hợp khác do Bộ trưởng Bộ Xây dựng xem xét, quyết định.
Điều 27. Hồ sơ đề nghị khen thưởng cấp Nhà nước
1. Thành phần hồ sơ đề nghị khen thưởng cấp Nhà nước thực hiện theo quy định tại các Điều 49, 51, 52, 54, 55, 56, 57 của Nghị định số 91/2017/NĐ-CP và các mẫu báo cáo thành tích quy định tại Phụ lục kèm theo Nghị định số 91/2017/NĐ-CP.
2. Số lượng hồ sơ trình Bộ Xây dựng xét đề nghị Nhà nước khen thưởng:
a) Hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc”: 03 bộ (bản chính);
b) Hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu “Cờ thi đua của Chính phủ”: 03 bộ (bản chính);
c) Hồ sơ đề nghị xét tặng Huân chương các loại: 04 bộ (bản chính);
d) Hồ sơ đề nghị xét tặng Huy chương: 04 bộ (bản chính);
đ) Hồ sơ đề nghị khen thưởng theo thủ tục đơn giản: 04 bộ (bản chính);
e) Hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu “Anh hùng Lao động": 04 bộ (bản chính);
g) Hồ sơ đề nghị xét tặng “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ”: 03 bộ (bản chính).
Điều 28. Hồ sơ đề nghị khen thưởng cấp Bộ
1. Hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu “Cờ thi đua của Bộ Xây dựng” gồm 01 bộ bản chính (theo quy định tại khoản 2 Điều 50 Nghị định số 91/2017/NĐ-CP), gồm có:
a) Tờ trình của đơn vị kèm theo danh sách tập thể được đề nghị khen thưởng;
b) Biên bản họp xét khen thưởng của Hội đồng thi đua, khen thưởng cấp trình khen thưởng;
c) Báo cáo thành tích của tập thể được đề nghị khen thưởng có xác nhận của cấp trình khen thưởng;
d) Văn bản xác nhận của cơ quan quản lý thuế có thẩm quyền về hoàn thành nghĩa vụ nộp ngân sách đối với Nhà nước của tập thể được đề nghị khen thưởng (đối với những cơ quan, tổ chức, đơn vị có nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước được đề nghị khen thưởng);
đ) Văn bản nhận xét, đánh giá của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi đơn vị có trụ sở đóng trên địa bàn về tình hình thực hiện nhiệm vụ của đơn vị đề nghị khen thưởng (đối với các Sở thuộc ngành Xây dựng); Văn bản xác nhận của Ủy ban nhân dân phường/xã, nơi đơn vị có trụ sở đóng trên địa bàn về việc chấp hành các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước của đơn vị tại địa phương (đối với các tổ chức, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp không trực thuộc Bộ Xây dựng).
2. Hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu “Tập thể Lao động xuất sắc” gồm 01 bộ bản chính (theo quy định tại khoản 2 Điều 50 Nghị định số 91/2017/NĐ-CP), gồm có:
a) Tờ trình của đơn vị kèm theo danh sách tập thể được đề nghị khen thưởng;
b) Biên bản họp xét khen thưởng của Hội đồng thi đua, khen thưởng cấp trình khen thưởng;
c) Báo cáo thành tích của tập thể được đề nghị khen thưởng có xác nhận của cấp trình khen thưởng;
d) Văn bản xác nhận của cơ quan quản lý thuế có thẩm quyền về hoàn thành nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước của tập thể được đề nghị khen thưởng (đối với những cơ quan, tổ chức, đơn vị có nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước).
3. Hồ sơ đề nghị xét tặng “Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Xây dựng” gồm 01 bộ bản chính, gồm có:
a) Tờ trình của đơn vị kèm theo danh sách tập thể, cá nhân được đề nghị khen thưởng;
b) Biên bản họp xét khen thưởng của Hội đồng thi đua, khen thưởng cấp trình khen thưởng;
c) Báo cáo thành tích của tập thể, cá nhân được đề nghị khen thưởng có xác nhận của cấp trình khen thưởng;
d) Văn bản xác nhận của cơ quan quản lý thuế có thẩm quyền về hoàn thành nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước của tập thể hoặc cá nhân là thủ trưởng đơn vị được đề nghị khen thưởng (đối với những cơ quan, tổ chức, đơn vị có nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước);
đ) Văn bản xác nhận của Ủy ban nhân dân phường/xã, nơi đơn vị có tại sở đóng trên địa bàn về việc chấp hành các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước của đơn vị tại địa phương (đối với tập thể hoặc cá nhân là thủ trưởng đơn vị, doanh nghiệp không trực thuộc Bộ Xây dựng).
4. Hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua ngành Xây dựng” gồm 01 bộ bản chính (theo quy định tại khoản 2 Điều 50 Nghị định số 91/2017/NĐ-CP), gồm có:
a) Tờ trình của đơn vị kèm theo danh sách cá nhân được đề nghị khen thưởng;
b) Biên bản họp xét khen thưởng của Hội đồng thi đua, khen thưởng cấp trình khen thưởng (có kết quả bỏ phiếu kín);
c) Báo cáo thành tích của cá nhân được đề nghị khen thưởng có xác nhận của cấp trình khen thưởng;
d) Quyết định của cơ quan có thẩm quyền đối với sáng kiến, giải pháp, đề tài nghiên cứu khoa học của cá nhân được đề nghị khen thưởng;
e) Văn bản xác nhận của cơ quan quản lý thuế có thẩm quyền về hoàn thành nghĩa vụ nộp ngân sách đối với Nhà nước của đơn vị (đối với cá nhân là thủ trưởng đơn vị có nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước được đề nghị khen thưởng).
5. Hồ sơ đề nghị xét tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Xây dựng” gồm 01 bộ bản chính, gồm có:
a) Tờ trình của đơn vị kèm theo danh sách trích ngang cá nhân được đề nghị khen thưởng;
b) Biên bản họp xét khen thưởng của Hội đồng thi đua, khen thưởng cấp trình khen thưởng;
c) Báo cáo tóm tắt thành tích của cá nhân được đề nghị khen thưởng có xác nhận của cấp trình khen thưởng.
6. Hồ sơ đề nghị khen thưởng đột xuất hoặc đối với trường hợp khen thưởng do người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị phát hiện; khen thưởng đối ngoại (thủ tục đơn giản); gồm 01 bộ bản chính, gồm có:
a) Tờ trình của đơn vị kèm theo danh sách tập thể, cá nhân được đề nghị khen thưởng;
b) Báo cáo tóm tắt thành tích của cơ quan, đơn vị quản lý trực tiếp, trong đó ghi rõ hành động, thành tích, công trạng của tập thể, cá nhân được đề nghị khen thưởng.
7. Hồ sơ đề nghị khen thưởng theo chuyên đề (hoặc đợt thi đua), gồm 01 bộ bản chính, gồm có:
a) Tờ trình của đơn vị kèm theo danh sách cá nhân, tập thể được đề nghị khen thưởng;
b) Biên bản họp xét khen thưởng của Hội đồng thi đua, khen thưởng cấp trình khen thưởng;
c) Báo cáo thành tích của tập thể, cá nhân được đề nghị khen thưởng có xác nhận của cấp trình khen thưởng;
d) Báo cáo tổng kết phong trào thi đua theo đợt, theo chuyên đề của đơn vị đề nghị khen thưởng;
đ) Văn bản xác nhận của cơ quan quản lý thuế có thẩm quyền về hoàn thành nghĩa vụ nộp ngân sách đối với Nhà nước (đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị có nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước hoặc cá nhân là thủ trưởng đơn vị được đề nghị khen thưởng);
8. Hồ sơ đề nghị khen thưởng đối với tập thể, cá nhân người nước ngoài và tập thể, cá nhân người Việt Nam ở nước ngoài, gồm 04 bộ bản chính (đối với khen thưởng cấp Nhà nước) và gồm 01 bộ bản chính (đối với khen thưởng cấp Bộ), gồm có:
a) Tờ trình của đơn vị kèm theo danh sách tập thể, cá nhân được đề nghị khen thưởng;
b) Biên bản họp Hội đồng thi đua, khen thưởng cấp trình khen thưởng;
c) Báo cáo thành tích của tập thể, cá nhân do cơ quan trình khen thưởng thực hiện có xác nhận của cấp trình khen thưởng;
d) Văn bản xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về hoàn thành nghĩa vụ nộp ngân sách đối với Nhà nước Việt Nam theo quy định của pháp luật (đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị có nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước hoặc cá nhân là thủ trưởng đơn vị được đề nghị khen thưởng);
đ) Ý kiến của Vụ Hợp tác Quốc tế đối với các trường hợp đề nghị khen thưởng cấp Bộ.
Điều 29. Thời gian nhận hồ sơ đề nghị khen thưởng
Các cơ quan, đơn vị gửi hồ sơ đề nghị khen thưởng về Bộ Xây dựng (Vụ Tổ chức cán bộ - Cơ quan Thường trực Hội đồng Thi đua, khen thưởng Bộ Xây dựng) kèm theo văn bản điện tử (ở định dạng file\\.doc đối với tờ trình, danh sách, báo cáo tóm tắt thành tích; ở định dạng .pdf đối với các văn bản khác có liên quan) về địa chỉ email: tdkt@moe.gov.vn (trường hợp gửi qua bưu điện, thời gian được tính theo dấu bưu điện) với thời gian quy định như sau:
1. Thời gian nhận hồ sơ đề nghị khen thưởng theo công trạng và thành tích đạt được:
a) Danh hiệu “Anh hùng Lao động”: Nhận hồ sơ đề nghị khen thưởng trước ngày 15 tháng 8 của năm liền kề với năm tổ chức Đại hội thi đua yêu nước ngành Xây dựng.
b) Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc”: Nhận hồ sơ đề nghị khen thưởng trước ngày 15 tháng 6 hàng năm.
Thời điểm trình Bộ Xây dựng xét, trình Thủ tướng Chính phủ xét tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc” là năm liền kề với năm có quyết định công nhận danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp bộ, ban, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương.
c) Huân chương các loại, Huy chương, “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ”: Nhận hồ sơ đề nghị khen thưởng trước ngày 15 tháng 4 hàng năm.
Đối với các cơ sở giáo dục, đào tạo: Nhận hồ sơ đề nghị khen thưởng trước ngày 15 tháng 8 hàng năm.
d) Danh hiệu “Cờ thi đua của Chính Phủ”, “Cờ thi đua của Bộ Xây dựng”: Nhận hồ sơ đề nghị khen thưởng trước ngày 15 tháng 2 hàng năm.
đ) Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua ngành Xây dựng”, danh hiệu “Tập thể Lao động xuất sắc”, “Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Xây dựng”: Nhận hồ sơ đề nghị khen thưởng trước ngày 15 tháng 3 hàng năm.
Đối với các cơ sở giáo dục, đào tạo: Nhận hồ sơ đề nghị khen thưởng trước ngày 15 tháng 8 hàng năm.
e) Các danh hiệu “Tập thể Lao động tiên tiến”, “Chiến sĩ thi đua cơ sở”, “Lao động tiên tiến” (đối với các Vụ, Văn phòng Đảng - Đoàn thể): Nhận hồ sơ đề nghị khen thưởng trước ngày 15 tháng 2 hàng năm.
2. Thời gian nhận hồ sơ đề nghị xét tặng “Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp xây dựng”:
a) Đợt 1: Nhận hồ sơ đề nghị khen thưởng trước ngày 15 tháng 3 hàng năm;
b) Đợt 2: Nhận hồ sơ đề nghị khen thưởng trước ngày 15 tháng 8 hàng năm.
3. Thời gian nhận hồ sơ đề nghị khen thưởng xuất sắc đột xuất, khen thưởng theo đợt, theo chuyên đề:
Các đơn vị gửi hồ sơ đề nghị khen thưởng chậm nhất 15 ngày sau khi các tập thể, cá nhân lập được thành tích xuất sắc đột xuất hoặc sau khi kết thúc đợt thi đua, chuyên đề công tác.
4. Thời gian nhận hồ sơ đề nghị khen thưởng quá trình cống hiến:
Thời điểm các đơn vị trình Bộ Xây dựng xét trình Nhà nước khen thưởng quá trình cống hiến sau khi có quyết định thông báo nghỉ chế độ của cá nhân.
5. Thời gian nhận hồ sơ đề nghị khen thưởng đối ngoại và các trường hợp khác: Nhận hồ sơ đề nghị khen thưởng trước 20 ngày làm việc, tính đến ngày dự kiến trao khen thưởng.
6. Đối với các danh hiệu vinh dự Nhà nước và giải thưởng cao quý thực hiện theo quy định của Luật Thi đua, khen thưởng, Nghị định số 91/2017/NĐ-CP, Thông tư số 12/2019/TT-BNV và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.
Điều 30. Quy trình, thủ tục xét khen thưởng
1. Quy trình, thủ tục xét tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước, giải thưởng Nhà nước:
Thực hiện theo quy định của Luật Thi đua, khen thưởng, Nghị định số 91/2017/NĐ-CP, Thông tư số 12/2019/TT-BNV và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.
2. Quy trình, thủ tục xét tặng danh hiệu Anh hùng Lao động, danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc, Huân chương các loại”, “Huy chương Hữu nghị”, “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ”, danh hiệu “Cờ thi đua của Chính phủ”, danh hiệu “Cờ thi đua của Bộ Xây dựng”, danh hiệu “Chiến sỹ thi đua ngành Xây dựng”:
a) Các đơn vị gửi hồ sơ đề nghị khen thưởng về Bộ Xây dựng (Cơ quan Thường trực Hội đồng Thi đua, khen thưởng Bộ Xây dựng) theo quy định.
b) Sau khi tiếp nhận hồ sơ, Cơ quan Thường trực Hội đồng Thi đua, khen thưởng Bộ Xây dựng tiến hành thẩm định và lấy ý kiến rộng rãi đối với danh sách các tập thể, cá nhân được đề nghị khen thưởng Huân chương các loại, các danh hiệu vinh dự Nhà nước, giải thưởng Nhà nước, danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc” được đăng tải trên các phương tiện thông tin thuộc thẩm quyền Bộ quản lý (Cổng thông tin điện tử, tạp chí, báo Ngành) trước khi trình Hội đồng Thi đua, khen thưởng Bộ xét khen thưởng.
c) Tổng hợp, trình Hội đồng Thi đua, khen thưởng Bộ Xây dựng xét, trình Nhà nước khen thưởng đối với các tập thể, cá nhân theo quy định.
d) Đối với các danh hiệu vinh dự Nhà nước, giải thưởng Nhà nước, danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc” và Huân chương Độc lập các hạng: Cơ quan Thường trực Hội đồng Thi đua, khen thưởng Bộ xin ý kiến Ban cán sự đảng Bộ Xây dựng trước khi trình Thủ trưởng Chính phủ.
đ) Căn cứ kết luận của Hội đồng Thi đua, khen thưởng Bộ Xây dựng, Cơ quan Thường trực Hội đồng Thi đua, khen thưởng Bộ Xây dựng hoàn thiện hồ sơ, trình Thủ tướng Chính phủ.
e) Sau khi nhận được thông báo kết quả khen thưởng của Ban Thi đua, khen thưởng Trung ương và quyết định khen thưởng, Cơ quan Thường trực Hội đồng Thi đua, khen thưởng Bộ Xây dựng thông báo và gửi kết quả khen thưởng cho các trường hợp được khen thưởng.
3. Quy trình, thủ tục xét tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Xây dựng”; “Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Xây dựng; danh hiệu “Tập thể Lao động xuất sắc”; danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở”, “Lao động tiên tiến” (đối với các đơn vị không có tư cách pháp nhân):
a) Các đơn vị gửi hồ sơ đề nghị khen thưởng về Bộ Xây dựng (qua Thường trực Hội đồng Thi đua, khen thưởng Bộ Xây dựng) theo quy định.
b) Sau khi tiếp nhận hồ sơ, Cơ quan Thường trực Hội đồng Thi đua, khen thưởng Bộ Xây dựng tiến hành thẩm định, tổng hợp hồ sơ đề nghị khen thưởng của các tập thể, cá nhân và lấy ý kiến các đơn vị có liên quan (trong trường hợp cần thiết) trước khi trình Bộ trưởng xem xét, quyết định.
c) Cơ quan Thường trực Hội đồng Thi đua, khen thưởng Bộ Xây dựng thông báo kết quả khen thưởng.
4. Quy trình, thủ tục xét khen thưởng đột xuất; khen thưởng theo đợt, theo chuyên đề hoặc khen thưởng đối với các tập thể, cá nhân ngoài ngành Xây dựng:
a) Các đơn vị gửi hồ sơ đề nghị khen thưởng về Bộ Xây dựng (Cơ quan Thường trực Hội đồng Thi đua, khen thưởng Bộ Xây dựng) theo quy định.
b) Sau khi tiếp nhận hồ sơ, Cơ quan Thường trực Hội đồng Thi đua, khen thưởng Bộ Xây dựng tiến hành thẩm định, tổng hợp hồ sơ đề nghị khen thưởng của các tập thể, cá nhân và lấy ý kiến các đơn vị có liên quan (trong trường hợp cần thiết) trước khi trình Bộ trưởng Bộ Xây dựng xem xét, quyết định.
c) Cơ quan Thường trực Hội đồng Thi đua, khen thưởng Bộ Xây dựng thông báo kết quả khen thưởng.
Điều 31. Tổ chức bộ máy thực hiện công tác thi đua, khen thưởng
1. Vụ Tổ chức cán bộ là Cơ quan Thường trực Hội đồng Thi đua, khen thưởng Bộ Xây dựng, có chức năng:
a) Tham mưu cho Bộ trưởng Bộ Xây dựng, Hội đồng Thi đua, khen thưởng Bộ Xây dựng thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về công tác thi đua, khen thưởng, chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác thi đua, khen thưởng trong ngành Xây dựng;
b) Theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc và định kỳ báo cáo Hội đồng Thi đua, khen thưởng Bộ Xây dựng về kết quả thực hiện công tác thi đua, khen thưởng của Ngành.
2. Các cơ quan, đơn vị thuộc ngành Xây dựng bố trí cán bộ theo dõi và tổ chức thực hiện công tác thi đua, khen thưởng tại đơn vị theo quy định.
Điều 32. Trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị
1. Bộ trưởng Bộ Xây dựng chỉ đạo toàn diện công tác thi đua, khen trong ngành Xây dựng.
2. Cơ quan Thường trực Hội đồng Thi đua, khen thưởng Bộ Xây dựng có trách nhiệm tham mưu, đề xuất với Lãnh đạo Bộ về chủ trương, nội dung, chương trình, kế hoạch công tác thi đua, khen thưởng; tổ chức thực hiện, sơ kết, tổng kết, kiểm tra công tác thi đua, khen thưởng; đề xuất khen thưởng và kiến nghị đổi mới công tác thi đua, khen thưởng.
3. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc ngành Xây dựng có trách nhiệm phối hợp với các tổ chức đoàn thể cùng cấp phát động, chỉ đạo và tổ chức các phong trào thi đua trong phạm vi mình quản lý; sơ kết, tổng kết, đánh giá kết quả phong trào thi đua; chủ động phát hiện, lựa chọn các tập thể, cá nhân có thành tích xứng đáng để khen thưởng hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền khen thưởng; tổ chức tuyên truyền, nêu gương người tốt, việc tốt và nhân rộng các điển hình tiên tiến.
4. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc ngành Xây dựng có trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra công tác thi đua, khen thưởng theo thẩm quyền và chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Xây dựng về chất lượng công tác thi đua, khen thưởng của đơn vị mình quản lý.
5. Các cơ quan báo chí, truyền thông thuộc ngành Xây dựng có trách nhiệm phản ánh đúng kết quả của phong trào thi đua và công tác khen thưởng; thường xuyên tuyên truyền chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về thi đua, khen thưởng; phát hiện các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua; biểu dương, tôn vinh, nêu gương các điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt; đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật về thi đua, khen thưởng.
6. Các cơ quan, đơn vị thực hiện cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin, hiện đại hóa trong quản lý và thực hiện công tác thi đua, khen thưởng.
7. Định kỳ 6 tháng, 01 năm, các cơ quan, đơn vị tổ chức sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả công tác thi đua, khen thưởng và gửi báo cáo về Bộ Xây dựng (Cơ quan Thường trực Hội đồng Thi đua, khen thưởng Bộ Xây dựng) theo quy định:
Thời hạn gửi báo cáo: Báo cáo sơ kết công tác thi đua, khen thưởng 6 tháng đầu năm gửi trước ngày 15 tháng 6 hàng năm, Báo cáo tổng kết công tác thi đua khen thưởng năm gửi trước ngày 15 tháng 12 hàng năm.
8. Khi tổ chức, phát động, tổng kết các phong trào thi đua, đợt thi đua, chuyên đề công tác, các đơn vị gửi kế hoạch và báo cáo kết quả thực hiện về Bộ Xây dựng (Cơ quan Thường trực Hội đồng Thi đua, khen thưởng Bộ Xây dựng) để theo dõi và làm căn cứ xét khen thưởng.
Điều 33. Xử lý vi phạm và giải quyết khiếu nại, tố cáo
Thực hiện theo quy định tại các Điều 96, 97, 98 của Luật Thi đua, khen thưởng năm 2003 và Điều 78, 79 Nghị định số 91/2017/NĐ-CP và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.
Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 02 năm 2021 và thay thế Thông tư số 06/2015/TT-BXD ngày 30 tháng 10 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng hướng dẫn công tác thi đua, khen thưởng ngành Xây dựng.
1. Hội đồng Thi đua, khen thưởng Bộ Xây dựng, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc ngành Xây dựng và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
2. Cơ quan Thường trực Hội đồng Thi đua, khen thưởng Bộ Xây dựng chủ trì tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Xây dựng hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các cơ quan, đơn vị thuộc ngành Xây dựng triển khai thực hiện Thông tư này.
3. Trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh vướng mắc, các cơ quan, đơn vị phản ánh về Bộ Xây dựng (Cơ quan Thường trực Hội đồng Thi đua, khen thưởng Bộ Xây dựng) để phối hợp, giải quyết./.
|
KT. BỘ TRƯỞNG |
MỘT SỐ MẪU VĂN BẢN ÁP DỤNG TRONG THỦ TỤC, HỒ SƠ ĐỀ NGHỊ
KHEN THƯỞNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 04/2020/TT-BXD ngày 30 tháng 12 năm 2020 của
Bộ trưởng Bộ Xây dựng)
Mẫu số 1 |
Công văn đăng ký thi đua. |
Mẫu số 2 |
Tờ trình đề nghị khen thưởng của đơn vị (khen thưởng cấp Bộ) |
Mẫu số 3 |
Tờ trình đề nghị khen thưởng của đơn vị (khen thưởng cấp Nhà nước). |
Mẫu số 4 |
Danh sách trích ngang cá nhân đề nghị xét tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Xây dựng”. |
Mẫu số 5 |
Báo cáo tóm tắt thành tích đề nghị tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Xây dựng”. |
Mẫu số 6 |
Báo cáo tóm tắt đề tài, sáng kiến của cá nhân. |
BỘ XÂY DỰNG |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Tỉnh (thành phố), ngày tháng năm 20 |
Kính gửi: Bộ Xây dựng
Căn cứ Luật Thi đua, khen thưởng ngày 26/11/2003: Luật sửa đổi, bổ sung một điều của Luật Thi đua, khen thưởng ngày 14/6/2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng của Luật Thi đua, khen thưởng ngày 16/11/2013:
Căn cứ Nghị định số 91/2017/NĐ-CP ngày 31/7/2017 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng: Thông tư số /2020/TT-BXD ngày / /2020 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng hướng dẫn công tác thi đua, khen thưởng ngành Xây dựng.
(Tên đơn vị)…. đăng ký các danh hiệu thi đua cho tập thể, cá nhân trong năm ….. như sau:
I. Tập thể
1. Danh hiệu Tập thể Lao động xuất sắc: ... tập thể.
2. Danh hiệu Cờ thi đua của Bộ Xây dựng:... tập thể.
3. Danh hiệu Cờ thi đua của Chính phủ: ... tập thể.
II. Cá nhân:
1. Danh hiệu Chiến sỹ thi đua ngành Xây dựng:... cá nhân.
2. Danh hiệu Chiến sỹ thi đua toàn quốc:... cá nhân.
(Gửi kèm theo danh sách tập thể, cá nhân đăng ký thi đua)./.
|
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ |
BỘ XÂY DỰNG |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /TTr-… |
Tỉnh (thành phố), ngày tháng năm 20 |
V/v đề nghị khen thưởng……. (cấp Bộ)
Kính gửi: Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Bộ Xây dựng
Căn cứ Luật Thi đua, khen thưởng ngày 26/11/2003; Luật sửa đổi bổ sung một điều của Luật Thi đua, khen thưởng ngày 14/6/2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng của Luật Thi đua, khen thưởng ngày 16/11/2013:
Căn cứ Nghị định số 91/2017/NĐ-CP ngày 31/7/2017 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng: Thông tư số /2020/TT-BXD ngày / /2020 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng hướng dẫn công tác thi đua, khen thưởng ngành Xây dựng.
(Tên đơn vị) kính trình Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Bộ Xây dựng xét khen thưởng cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác năm…. (hoặc trong phong trào thi đua.../khen thưởng chuyên đề.../khen thưởng thành tích xuất sắc đột xuất....), gồm:
1. Danh hiệu Tập thể Lao động xuất sắc: … tập thể.
2. Danh hiệu Cờ thi đua của Bộ Xây dựng: ... tập thể.
3. Danh hiệu Chiến sỹ thi đua ngành Xây dựng: ... cá nhân.
4. Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Xây dựng:... tập thể và...cá nhân.
(Có danh sách của các tập thể, cá nhân kèm theo).
(Tên đơn vị) kính trình Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Bộ Xây dựng xem xét, khen thưởng./.
|
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ |
BỘ XÂY DỰNG |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /TTr-… |
Tỉnh (thành phố), ngày tháng năm 20 |
V/v đề nghị tặng thưởng…… (cấp Nhà nước)
Kính gửi: Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Bộ Xây dựng
Căn cứ Luật Thi đua, khen thưởng ngày 26/11/2003; Luật sửa đổi, bổ sung một điều của Luật Thi đua, khen thưởng ngày 14/6/2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng của Luật Thi đua, khen thưởng ngày 16/11/2013;
Căn cứ Nghị định số 91/2017/NĐ-CP ngày 31/7/2017 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng; Thông tư số /2020/TT-BXD ngày / /2020 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng hướng dẫn công tác thi đua, khen thưởng ngành Xây dựng.
(Tên đơn vị) kính trình Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Bộ Xây dựng xét, trình Nhà nước khen thưởng cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong giai đoạn (hoặc trong phong trào thi đua.../khen thưởng chuyên đề.../khen thưởng thành tích xuất sắc đột xuất... ), gồm:
1. Danh hiệu Chiến sỹ thi đua toàn quốc:… cá nhân.
2. Danh hiệu Cờ thi đua của Chính phủ:… tập thể.
3. Huân chương Độc lập (Lao động) hạng (Nhất, Nhì, Ba):... tập thể và... cá nhân.
4. Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ:... tập thể và ... cá nhân.
(Có danh sách kèm theo).
(Tên đơn vị) kính trình Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Bộ Xây dựng xem xét trình Nhà nước khen thưởng./.
|
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ |
BỘ XÂY DỰNG |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
|
Tỉnh (thành phố), ngày ….. tháng ….. năm 20 |
Đề nghị xét, tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp
Xây dựng”
(Cá nhân công tác trong ngành Xây dựng)
I. SƠ LƯỢC LÝ LỊCH
- Họ và tên (Ghi đầy đủ bằng chữ in hoa, không viết tắt): …………………………………………….
- Ngày, tháng, năm sinh:………………………………………… Giới tính: ……………………………
- Quê quán: ………………………………………………………………………………………………..
- Nơi thường trú: ………………………………………………………………………………………….
- Chức vụ, đơn vị công tác hiện nay (hoặc trước khi nghỉ hưu): …………………………………….
II. TÓM TẮT QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC TRONG NGÀNH XÂY DỰNG
Thời gian |
Chức vụ, nơi công tác |
Tổng thời gian công tác |
Tổng số năm công tác trong Ngành XD |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
III. KHEN THƯỞNG
1. Danh hiệu thi đua (Ghi rõ số ký hiệu, ngày tháng năm, cơ quan ban hành quyết định).
2. Hình thức khen thưởng (Ghi rõ số ký hiệu, ngày tháng năm, cơ quan ban hành quyết định).
IV. KỶ LUẬT (Ghi rõ hình thức, năm bị kỷ luật nếu có)./.
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ CẤP TRÊN |
NGƯỜI BÁO CÁO
THÀNH TÍCH |
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ TRÌNH KHEN XÁC NHẬN |
BỘ XÂY DỰNG |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
|
Tỉnh (thành phố), ngày tháng năm 20 …. |
DANH SÁCH TRÍCH NGANG CÁ NHÂN
ĐỀ NGHỊ XÉT TẶNG KỶ NIỆM CHƯƠNG “VÌ SỰ NGHIỆP
XÂY DỰNG”
TT |
Giới tính |
Họ và tên |
Năm sinh |
Chức vụ, đơn vị |
Tổng thời gian công tác |
Tổng thời gian công tác trong ngành Xây dựng |
Ghi chú |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
NGƯỜI LẬP DANH SÁCH |
THỦ TRƯỞNG ĐƠN
VỊ |
BỘ XÂY DỰNG |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
|
Tỉnh (thành phố), ngày tháng năm 20 |
BÁO CÁO TÓM TẮT ĐỀ TÀI, SÁNG KIẾN
Đề nghị tặng thưởng …………………………..
(Kèm theo Báo cáo thành tích ngày tháng
năm 20…..)
I. Sơ lược lý lịch
- Họ và tên: Giới tính:
- Ngày sinh:
- Quê quán:
- Địa chỉ thường trú:
- Đơn vị công tác:
- Chức vụ hiện nay:
II. Đề tài, sáng kiến trong quá trình thực hiện nhiệm vụ (giai đoạn...)
1. Đề tài, sáng kiến thứ nhất: Tên đề tài, sáng kiến, năm đề xuất.
1.1 Thực trạng và sự cần thiết của đề tài, sáng kiến
Nêu ngắn gọn nhiệm vụ đang được phân công đảm nhiệm.
Thực trạng vấn đề trước khi nghiên cứu đề tài, sáng kiến và áp dụng trong thực tiễn; nêu rõ nguyên nhân, hạn chế, nhược điểm cần phải cải tiến, khắc phục để nâng cao chất lượng, hiệu quả công việc trong cơ quan, đơn vị.
1.2 Mô tả đề tài, sáng kiến
a) Thuyết minh tính mới của đề tài, sáng kiến
Mô tả ngắn gọn, đầy đủ nội dung của đề tài, sáng kiến. Đặc biệt cần nêu rõ những nội dung đã cải tiến, sáng tạo để khắc phục những tồn tại trong thực tiễn nhằm nâng cao năng suất chất lượng, hiệu quả công tác và sản xuất kinh doanh của cơ quan, đơn vị; minh họa bằng hình ảnh hoặc các bản vẽ, thiết kế (nếu có): nêu rõ những nội dung mới, sáng tạo và khoa học của đề tài, sáng kiến.
b) Hiệu quả kinh tế, xã hội khi áp dụng đề tài, sáng kiến
- Lợi ích kinh tế: Đánh giá hiệu quả của đề tài, sáng kiến; so sánh lợi ích kinh tế của đề tài, sáng kiến mới với những đề tài, sáng kiến tương tự; số liệu thực tế minh, họa (nếu có).
- Lợi ích xã hội: Hiệu quả của đề tài, sáng kiến trong công tác quản lý, điều hành đối với các lĩnh vực công tác được phân công, trong các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ; trong các lĩnh vực quản lý của bộ, ngành và xã hội.
c) Ý nghĩa, phạm vi áp dụng của đề tài, sáng kiến
Nêu tóm tắt ý nghĩa của việc áp dụng đề tài, sáng kiến tại cơ quan, đơn vị và bộ, ngành, địa phương.
Nêu rõ lĩnh vực có thể áp dụng đề tài, sáng kiến trong thực tiễn và các vấn đề liên quan (tính khả thi, quy mô, địa điểm và các điều kiện áp dụng).
Thời gian đề tài, sáng kiến được công nhận, áp dụng. So sánh hiệu quả khi áp dụng đề tài, sáng, kiến tại các đơn vị trong và ngoài ngành Xây dựng.
d) Kiến nghị, đề xuất (nếu có)
Nêu cụ thể những đề xuất, kiến nghị của cá nhân (nếu có) đối với các cấp có thẩm quyền trong việc tạo điều kiện thuận lợi để đề tài, sáng kiến được áp dụng đạt hiệu quả trong cơ quan, đơn vị và ngành Xây dựng.
2. Đề tài, sáng kiến thứ hai...
Trên đây là báo cáo tóm đề tài, sáng kiến của cá nhân trong thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, được ứng dụng vào thực tiễn, đem lại hiệu quả thiết thực cho đơn vị và ngành Xây dựng. Đề nghị các cấp có thẩm quyền xem xét. công nhận./.
XÁC NHẬN CỦA THỦ
TRƯỞNG ĐƠN VỊ
|
NGƯỜI BÁO CÁO |
XÁC NHẬN CỦA CẤP TRÌNH KHEN |
Thông tư 04/2020/TT-BXD hướng dẫn về công tác thi đua, khen thưởng ngành Xây dựng do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành
Số hiệu: | 04/2020/TT-BXD |
---|---|
Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Xây dựng |
Người ký: | Nguyễn Thanh Nghị |
Ngày ban hành: | 30/12/2020 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Thông tư 04/2020/TT-BXD hướng dẫn về công tác thi đua, khen thưởng ngành Xây dựng do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành
Chưa có Video