BỘ XÂY DỰNG |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 04/2015/TT-BXD |
Hà Nội, ngày 03 tháng 04 năm 2015 |
Căn cứ Nghị định số 80/2014/NĐ-CP ngày 06 tháng 8 năm 2014 của Chính phủ về thoát nước và xử lý nước thải;
Căn cứ Nghị định số 62/2013/NĐ-CP ngày 25 tháng 6 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Hạ tầng Kỹ thuật;
Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành Thông tư hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 80/2014/NĐ-CP ngày 06 tháng 8 năm 2014 của Chính phủ về thoát nước và xử lý nước thải,
Điều 1. Quản lý xử lý nước thải phi tập trung
1. Đối tượng áp dụng giải pháp xử lý nước thải phi tập trung phải tuân thủ theo quy định tại khoản 1, Điều 23 Nghị định 80/2014/NĐ-CP ngày 06/8/2014 của Chính phủ về thoát nước và xử lý nước thải.
2. Các giải pháp xử lý nước thải phi tập trung:
a) Xử lý nước thải phi tập trung tại chỗ: thường được áp dụng đối với các hộ thoát nước riêng lẻ với tổng lượng nước thải dưới 50m3/ngày.đêm, thiết bị/trạm xử lý nước thải được đặt ngay tại khuôn viên của hộ thoát nước.
b) Xử lý nước thải phi tập trung theo cụm: thường được áp dụng đối với các hộ thoát nước ở gần nhau với tổng lượng nước thải từ 50 m3/ngày.đêm đến 200 m3/ngày.đêm. Tùy thuộc vào điều kiện cụ thể, trạm xử lý nước thải có thể được đặt tại khuôn viên của một hộ thoát nước hoặc ở một vị trí riêng biệt, thuận lợi để thu gom nước thải từ các hộ thoát nước.
c) Xử lý nước thải phi tập trung theo khu vực: thường được áp dụng trong một địa giới hành chính nhất định với tổng lượng nước thải từ 200 m3/ngày.đêm đến 1000 m3/ngày.đêm, vị trí của trạm/nhà máy xử lý nước thải theo quy hoạch xây dựng hoặc quy hoạch thoát nước được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào nguồn thải phát sinh, nguồn tiếp nhận, điều kiện kinh tế, địa hình, trình độ, năng lực quản lý, vận hành hệ thống thoát nước tại địa phương quyết định lựa chọn giải pháp xử lý nước thải phi tập trung phù hợp.
3. Tiêu chí lựa chọn công nghệ để xử lý nước thải phi tập trung
a) Quy mô công suất trạm/nhà máy xử lý nước thải;
b) Thành phần và tính chất nước thải phát sinh, mức độ ô nhiễm, sức chịu tải nguồn tiếp nhận, vị trí xả nước thải sau xử lý từ nơi phát sinh nước thải;
c) Mức độ sử dụng năng lượng cần thiết cho thu gom xử lý;
d) Các yêu cầu theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng nước thải sau xử lý;
đ) Điều kiện về kỹ thuật, tài chính và năng lực quản lý, vận hành trạm/nhà máy xử lý nước thải;
e) Điều kiện về khí hậu, địa hình, địa chất công trình, địa chất thủy văn;
g) Khả năng mở rộng hoặc nâng công suất và khả năng kết nối với hệ thống xử lý nước thải tập trung trong tương lai;
h) Các yếu tố khác về môi trường có liên quan.
4. Các công nghệ áp dụng để thực hiện xử lý nước thải phi tập trung:
a) Bể tự hoại;
b) Bể lọc kỵ khí có vách ngăn;
c) Bể tự hoại cải tiến có vách ngăn và ngăn lọc kỵ khí dòng hướng lên;
d) Hồ kỵ khí, hồ hiếu-kỵ khí, hồ ổn định;
đ) Bãi lọc trồng cây;
e) Bể phản ứng theo mẻ;
g) Các công nghệ khác.
5. Chủ đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước căn cứ vào quy hoạch xây dựng hoặc quy hoạch thoát nước, các điều kiện cụ thể của địa phương quyết định lựa chọn công nghệ xử lý nước thải phi tập trung cho phù hợp.
Điều 2. Quản lý bùn thải từ hệ thống thoát nước
1. Các phương án xử lý bùn thải từ hệ thống thoát nước:
a) Xử lý bùn thải tại các trạm/nhà máy xử lý nước thải có khu xử lý bùn thải trong phạm vi nhà máy.
b) Xử lý bùn thải tại các khu xử lý bùn thải hoặc tại các cơ sở xử lý chất thải rắn theo quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Đơn vị thoát nước căn cứ vào khối lượng bùn thải cần phải xử lý, vị trí khu xử lý/cơ sở xử lý chất thải rắn, công nghệ xử lý và các điều kiện kinh tế - kỹ thuật của địa phương để lựa chọn phương án xử lý bùn thải cho phù hợp.
2. Xử lý bùn thải hệ thống thoát nước bao gồm các nội dung như sau:
a) Tách nước sơ bộ, ổn định bùn thải, khử các chất hữu cơ dễ gây thối rữa;
b) Xử lý sơ bộ bùn thải, tăng cường khả năng nhả nước của bùn thải;
c) Làm khô bùn thải;
d) Vận chuyển bùn thải, khử độc bùn thải;
đ) Sử dụng lại bùn thải cho các mục đích khác nhau;
e) Xử lý bùn, nước bùn thải đạt quy chuẩn kỹ thuật quy định.
3. Các công nghệ áp dụng xử lý bùn thải:
a) Chôn lấp;
b) Phân hủy kỵ khí thu hồi khí biogas;
c) Ổn định sinh học trong các hồ chứa và các bãi lọc trồng cây;
d) Ủ phân compost;
đ) Sấy bùn trực tiếp hoặc gián tiếp;
e) Đốt bùn, tái sinh năng lượng và sử dụng tro;
g) Các công nghệ khác.
Căn cứ thành phần, tính chất bùn thải, các điều kiện kinh tế, kỹ thuật, môi trường và điều kiện cụ thể của địa phương, chủ đầu tư lựa chọn công nghệ xử lý bùn thải phù hợp.
4. Tái sử dụng bùn thải sau xử lý phải:
a) Căn cứ vào nhu cầu thực tế của sản phẩm đầu ra từ nguyên liệu bùn thải;
b) Căn cứ vào các mục đích khác nhau, đảm bảo các quy chuẩn kỹ thuật liên quan đến sản phẩm từ nguyên liệu bùn thải;
c) Xác định tỷ lệ sử dụng bùn thải theo mục đích sử dụng, tiêu chuẩn môi trường đất, hàm lượng kim loại nặng có trong đất, tỷ lệ dư lượng kim loại hàng năm và giá trị giới hạn chất ô nhiễm của bùn thải, lượng và thành phần dinh dưỡng cây trồng hấp thụ.
5. Chất lượng bùn thải sau xử lý phải đảm bảo các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật có liên quan bao gồm:
a) Quy định về mùi;
b) Quy định về chỉ tiêu lý hóa và dinh dưỡng (pH, hàm lượng nước, tổng thành phần dinh dưỡng và các chất hữu cơ, phốt pho, kali);
c) Quy định về chỉ tiêu an toàn theo giá trị giới hạn ô nhiễm và an toàn phòng dịch vệ sinh;
d) Quy định về giới hạn nồng độ ô nhiễm theo giá trị giới hạn kim loại nặng trong bùn thải (tổng crom, asen, niken, kẽm, đồng, thủy ngân, catmi, kiềm...) và chất ô nhiễm hữu cơ;
đ) Quy định về an toàn vệ sinh phòng dịch theo giá trị giới hạn các vi khuẩn gây bệnh trong quá trình sử dụng bùn thải;
e) Quy định về lấy mẫu, kiểm tra, giám sát.
6. Các tiêu chí để lựa chọn địa điểm sử dụng bùn thải sau xử lý:
a) Các tiêu chí về địa hình: Thuận lợi về địa hình, hạn chế sử dụng bùn thải ở nơi có độ dốc địa hình cao, khu vực bị xói lở và phải có biện pháp chống xói lở phù hợp, đồng thời tránh tái ô nhiễm xung quanh khi trời mưa;
b) Các tiêu chí đất đai: Loại đất thích hợp sử dụng bùn thải như đất sét, đất có tính thẩm thấu kém hoặc vừa phải, đất trung tính hay có tính kiềm, đất có khả năng thoát nước tốt...;
c) Các tiêu chí liên quan đến mực nước ngầm: Các số liệu về mực nước ngầm theo các mùa để tránh sử dụng bùn thải làm ô nhiễm nước ngầm;
d) Đảm bảo khoảng cách ly an toàn về môi trường đối với các công trình dân dụng, nhà ở, công trình thu nước, cấp nước sinh hoạt theo các quy chuẩn kỹ thuật hiện hành.
7. Trách nhiệm của đơn vị thoát nước đối với quản lý bùn thải từ hệ thống thoát nước:
a) Phải thu gom, vận chuyển và xử lý bùn thải từ hệ thống thoát nước do mình quản lý;
b) Lập hồ sơ quản lý bùn thải từ hệ thống thoát nước. Nội dung cơ bản của hồ sơ bao gồm:
Sơ đồ hệ thống thoát nước và vị trí các công trình đầu mối;
Kế hoạch nạo vét, thu gom bùn thải;
Lịch nạo vét, thu gom bùn thải theo định kỳ;
Khối lượng bùn thải được nạo vét, thu gom, vận chuyển và xử lý trên từng tuyến cống, kênh mương và tại các công trình đầu mối theo các kỳ tương ứng;
Chi phí cho việc thu gom, vận chuyển và xử lý bùn thải.
c) Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện việc thu gom, vận chuyển và xử lý bùn thải theo quy định và theo hợp đồng quản lý vận hành được ký với chủ sở hữu hệ thống thoát nước;
d) Khảo sát, đánh giá nhu cầu và khả năng sử dụng bùn thải sau xử lý, lập kế hoạch sử dụng bùn thải sau xử lý trình chủ sở hữu phê duyệt;
đ) Phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức thực hiện kế hoạch đã được phê duyệt.
8. Trách nhiệm của chủ sở hữu hệ thống thoát nước đối với quản lý bùn thải:
a) Tổ chức chỉ đạo, quản lý và giám sát hoạt động thu gom vận chuyển, xử lý và tái sử dụng bùn thải đúng quy định;
b) Tổ chức thẩm định và phê duyệt kế hoạch sử dụng bùn thải sau xử lý, (mở rộng và tận dụng bùn thải sau xử lý) phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương;
c) Tổ chức chỉ đạo rà soát, đánh giá ảnh hưởng và tác động môi trường đối với hoạt động sử dụng bùn thải sau xử lý;
d) Tổ chức chỉ đạo, rà soát các tiêu chuẩn sử dụng bùn thải sau xử lý trình cấp thẩm quyền bổ sung điều chỉnh cho phù hợp;
đ) Đề xuất hoặc xây dựng cơ chế, chính sách cụ thể về hỗ trợ trong đầu tư xây dựng công trình, công nghệ xử lý bùn thải trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền.
Điều 3. Quản lý bùn thải bể tự hoại
1. Yêu cầu về thu gom, vận chuyển bùn thải bể tự hoại:
Các phương tiện, trang thiết bị thông hút, thu gom và vận chuyển bùn thải bể tự hoại phải là các phương tiện chuyên dụng được phép hoạt động theo quy định của pháp luật về giao thông và bảo vệ môi trường.
2. Trách nhiệm của đơn vị cung cấp dịch vụ thu gom, vận chuyển bùn thải bể tự hoại:
a) Lập hồ sơ quản lý khách hàng bao gồm:
Tên chủ hộ/đơn vị/số người;
Địa chỉ;
Hợp đồng cung cấp dịch vụ;
Kích thước và dung tích bể tự hoại;
Lịch thông hút bể tự hoại theo định kỳ;
Các thông tin khác nếu cần thiết.
b) Bùn thải bể tự hoại phải được vận chuyển đến khu xử lý tập trung đã được quy hoạch hoặc vị trí do cơ quan có thẩm quyền cho phép; Khuyến khích xử lý bùn thải bể tự hoại tại các nhà máy xử lý nước thải tập trung trên cơ sở khả năng tiếp nhận xử lý của nhà máy, các điều kiện về môi trường và chi phí xử lý hợp lý;
c) Chi phí thông hút, vận chuyển và xử lý bùn thải bể tự hoại do các chủ hộ gia đình, cơ quan hành chính, và cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ chi trả theo hợp đồng với đơn vị cung cấp dịch vụ;
d) Lập nhật ký công tác, hồ sơ quản lý việc thu gom, vận chuyển bùn thải bể tự hoại và báo cáo định kỳ với cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương, phải chịu trách nhiệm khi có sự cố xảy ra như làm phát tán, rò rỉ bùn thải bể tự hoại gây ô nhiễm môi trường. Hồ sơ quản lý việc thu gom, vận chuyển bùn thải bể tự hoại bao gồm những nội dung cơ bản như sau:
Thông tin chung về đơn vị cung cấp dịch vụ thu gom, vận chuyển;
Số chuyến xe thực hiện dịch vụ thông hút trong ngày/tháng/quý;
Khối lượng bùn bể tự hoại được thông hút và thu gom, vận chuyển;
Loại hình bể tự hoại được thông hút, thu gom (từ công trình vệ sinh công cộng, hộ gia đình, cơ quan....), lý do thông hút (tắc, phá dỡ để xây dựng công trình, di chuyển sang vị trí khác…);
Vị trí đổ thải (trạm xử lý, bãi đất trống, bãi đổ theo quy hoạch...);
Chi phí vận chuyển, phí thu;
Các thông tin khác nếu cần thiết.
đ) Bùn thải bể tự hoại được vận chuyển bằng phương tiện chuyên dụng và các phương tiện này đảm bảo các yêu cầu an toàn kỹ thuật sau:
Bền vững cơ học và hóa học khi vận hành;
Không gây rò rỉ, phát tán bùn, mùi ra môi trường;
Có các biện pháp xử lý sự cố khi vận hành.
3. Trách nhiệm của đơn vị xử lý bùn thải bể tự hoại:
a) Tiếp nhận và xử lý an toàn bùn thải bể tự hoại từ các chủ nguồn thải, từ đơn vị cung cấp dịch vụ thu gom, vận chuyển phân bùn thải bể tự hoại trên cơ sở hợp đồng được ký kết giữa các bên;
b) Lập hồ sơ theo dõi định kỳ lượng bùn thải bể tự hoại tiếp nhận để xử lý. Nội dung của hồ sơ quản lý bao gồm:
Các thông tin cơ bản về đơn vị xử lý bùn thải bể tự hoại;
Khối lượng/dung tích/số xe chở phân bùn được tiếp nhận;
Lượng chế phẩm sinh học/ hóa chất sử dụng (nếu có);
Nhật ký theo dõi chế độ vận hành các công trình trong dây chuyền công nghệ xử lý (bao gồm cả xử lý sự cố...);
Khối lượng phần chất rắn sau xử lý.
c) Xử lý bùn thải bể tự hoại phải đảm bảo các quy định về môi trường; các loại khí thải, nước thải, bùn, tro, xỉ phải được phân tích, quan trắc nhằm đánh giá, theo dõi đảm bảo xử lý đạt tiêu chuẩn quy định.
Điều 4. Quản lý, sử dụng nước thải sau xử lý
1. Việc quản lý, sử dụng nước thải sau xử lý phải hướng tới việc tiết kiệm tài nguyên nước, sử dụng an toàn, đảm bảo các yêu cầu về sức khỏe cộng đồng và vệ sinh môi trường.
2. Nước thải sau xử lý chủ yếu được sử dụng cho các mục đích: Tưới tiêu nông nghiệp; tưới cây, rửa đường, rửa xe; tái sử dụng trong công nghiệp; bổ sung nước cho hồ chứa nước phục vụ cảnh quan giải trí; sử dụng tuần hoàn hoặc cho các mục đích khác. Chất lượng nước thải sau xử lý nhằm sử dụng lại phải đảm bảo đáp ứng các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sử dụng cho các mục đích tương ứng và tuân thủ theo các quy định hiện hành.
3. Trách nhiệm của chủ sở hữu công trình thoát nước:
a) Tổ chức chỉ đạo, xây dựng kế hoạch, phương án và thực hiện việc sử dụng nước thải sau xử lý hoặc sử dụng tuần hoàn;
b) Tổ chức chỉ đạo rà soát, đánh giá ảnh hưởng và tác động môi trường đối với hoạt động sử dụng nước thải sau xử lý; Tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm thực hiện;
c) Tổ chức việc giám sát, quan trắc, định kỳ kiểm tra phân tích chất lượng nước thải sau xử lý theo quy định.
4. Căn cứ các quy định hiện hành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành các cơ chế, chính sách thực hiện ưu đãi, hỗ trợ đối với các hoạt động sử dụng nước thải sau xử lý trên địa bàn phù hợp với điều kiện địa phương; tổ chức thanh tra kiểm tra việc quản lý sử dụng nước thải sau xử lý theo thẩm quyền.
Điều 5. Hợp đồng quản lý, vận hành và hợp đồng dịch vụ thoát nước
Mẫu hợp đồng quản lý vận hành và mẫu hợp đồng dịch vụ thoát nước được ban hành kèm theo phụ lục 1 và phụ lục 2 của Thông tư này.
1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 19/5/2015 và thay thế Thông tư số 09/2009/TT-BXD ngày 21/5/2009 của Bộ Xây dựng quy định chi tiết thực hiện một số nội dung của Nghị định số 88/2007/NĐ-CP ngày 28/5/2007 của Chính phủ về thoát nước đô thị và khu công nghiệp.
2. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị phản ánh kịp thời về Bộ Xây dựng để nghiên cứu sửa đổi, bổ sung./.
Nơi nhận: |
KT. BỘ TRƯỞNG |
MẪU HỢP ĐỒNG QUẢN LÝ, VẬN HÀNH
(Ban hành kèm theo thông tư số 04/2015/TT-BXD ngày 03 tháng 4 năm 2015 của
Bộ trưởng Bộ xây dựng)
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
HỢP ĐỒNG QUẢN LÝ VẬN HÀNH
SỐ ………/………..
Công trình/hệ thống thoát nước ………………………………………………………………….. …………………………………………………………………………………………………………… Địa điểm ……………………………………………………………………………………………….. …………………………………………………………………………………………………………….
Giữa (Chủ sở hữu) Và (Đơn vị thoát nước) |
Phần I. Căn cứ pháp lý
- Bộ luật dân sự số 33/2005/QH11 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa 11, thông qua ngày 14/6/2005;
- Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa 13, thông qua ngày 18/6/2014;
- Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật số 68/2006/QH11 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa 11, thông qua ngày 29/06/2006;
- Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa 13, thông qua ngày 23/06/2014;
- Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa 13, thông qua ngày 21/06/2012;
- Luật Quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa 12, thông qua ngày 17/06/2009;
- Nghị định số 80/2014/NĐ-CP ngày 6 tháng 8 năm 2014 của Chính phủ về Thoát nước và xử lý nước thải;
- Thông tư số 04/2015/TT-BXD ngày 03/4/2015 của Bộ Xây dựng hướng dẫn một số điều của Nghị định 80/2014/NĐ-CP ngày 6/8/2014 của Chính phủ về thoát nước và xử lý nước thải.
Các căn cứ pháp lý khác có liên quan.
Phần II. Các Chủ thể hợp đồng
Bên A: Tên chủ sở hữu hệ thống thoát nước
- Tên người đại diện: .....................................................................................................
- Chức vụ .......................................................................................................................
- Địa chỉ: ........................................................................................................................
- Điện thoại: ……………………………. Fax ..................................................................
- Số tài khoản: ……………………………. Tại ...............................................................
- Mã số thuế: .................................................................................................................
Bên B: Tên đơn vị được lựa chọn quản lý vận hành hệ thống thoát nước.
- Tên người đại diện: ......................................................................................................
- Chức vụ .........................................................................................................................
- Địa chỉ: ..........................................................................................................................
- Điện thoại: ……………………………. Fax......................................................................
- Số tài khoản: ……………………………. Tại...................................................................
- Mã số thuế: ....................................................................................................................
Phần III. Nội dung hợp đồng
Bên A và Bên B cùng thống nhất ký kết hợp đồng quản lý, vận hành hệ thống thoát nước với các nội dung cơ bản như sau:
Điều 1. Các định nghĩa và giải thích từ ngữ.
Định nghĩa, giải thích các thuật ngữ có liên quan được sử dụng trong hợp đồng.
Điều 2. Đối tượng và mục đích của hợp đồng
- Đối tượng của hợp đồng(1):...........................................................................................
- Mục đích của hợp đồng(2):............................................................................................
Điều 3. Thời hạn và hiệu lực hợp đồng
- Ngày ký kết hợp đồng: .................................................................................................
- Ngày bắt đầu các hoạt động quản lý vận hành ............................................................
- Ngày kết thúc thời hạn hợp đồng: ................................................................................
- Tổng thời gian thực hiện hợp đồng: .............................................................................
- Trường hợp muốn tiếp tục kéo dài hợp đồng, trước khi kết thúc thời hạn hợp đồng ít nhất là 01 năm thì các bên tham gia hợp đồng phải tiến hành thương thảo việc kéo dài hợp đồng quản lý, vận hành và đi đến ký kết.
Điều 4. Hồ sơ tài sản
Trách nhiệm của bên A (3): ..............................................................................................
Trách nhiệm của bên B (4): ..............................................................................................
Điều 5. Phạm vi, nội dung công việc
a) Phạm vi (5): ..................................................................................................................
b) Nội dung công việc (6): ................................................................................................
Điều 6. Các quy định đầu vào áp dụng đối với hệ thống thoát nước(7)
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
Điều 7. Các quy định đầu ra áp dụng đối với hệ thống thoát nước(8)
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
Điều 8. Hồ sơ kỹ thuật của hệ thống thoát nước (9):
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
Điều 9. Phương thức hợp đồng(10).
Điều 10. Giá trị hợp đồng, điều chỉnh giá trị hợp đồng
1. Giá trị hợp đồng(11): ...................................................................................................
2. Giá hợp đồng được tính(12): ......................................................................................
3. Điều chỉnh giá trị hợp đồng(13): ..................................................................................
Điều 11. Nghiệm thu, thanh toán theo hợp đồng quản lý, vận hành hệ thống thoát nước:
1. Nghiệm thu hợp đồng(14): ..........................................................................................
2. Hồ sơ thanh toán(15): .................................................................................................
Điều 12. Nội dung thanh toán và phương thức thanh toán.
1. Nội dung thanh toán.
- Thanh toán tạm ứng;
- Thanh toán theo khối lượng thực tế công việc hoàn thành theo yêu cầu hợp đồng.
- Thanh toán theo kỳ ....(tháng, quý năm).
2. Phương thức thanh toán: ..........................................................................................
Điều 13. Nghĩa vụ, quyền hạn của bên A(16): .............................................................
Điều 14. Nghĩa vụ, quyền hạn của bên B (17): ............................................................
Điều 15. Chấm dứt hợp đồng quản lý, vận hành hệ thống thoát nước(18): ............
........................................................................................................................................
Điều 16. Chuyển nhượng hợp đồng quản lý, vận hành hệ thống thoát nước(19): ....
Điều 17. Sửa đổi hợp đồng(20): ......................................................................................
Điều 18. Giám sát hợp đồng (21): ...................................................................................
Điều 19. Giải quyết tranh chấp hợp đồng (22): .............................................................
Điều 20. Bảo hiểm hợp đồng (23): ..................................................................................
Điều 21. Bảo lãnh hợp đồng (24): ...................................................................................
Điều 22. Luật áp dụng (25): .............................................................................................
Điều 23. Trường hợp bất khả kháng:
Các trường hợp bất khả kháng(26): ...................................................................................
Điều 24. Các điều khoản khác
Tùy theo hoàn cảnh cụ thể của từng địa phương để quy định các điều kiện khác có liên quan của hợp đồng.
Các tài liệu đính kèm
ĐƠN VỊ THOÁT NƯỚC |
CHỦ SỞ HỮU HỆ
THỐNG THOÁT NƯỚC |
Ghi chú:
(1) Thực hiện quản lý, vận hành bao gồm cả duy tu, bảo dưỡng các công trình của hệ thống thoát nước. Tùy trường hợp có thể ghi tên hạng mục cụ thể như: đường ống, kênh, mương, hồ điều hòa, trạm bơm, nhà máy xử lý... tại...(tên của lưu vực hoặc đô thị).
(2) Quy định quyền hạn và nghĩa vụ của hai bên nhằm bảo đảm duy trì và phát triển hệ thống thoát nước, cung cấp dịch vụ thoát nước và xử lý nước thải một cách bền vững, đáp ứng các yêu cầu về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật theo quy định hiện hành liên quan đến thoát nước và xử lý nước thải; nâng cao hiệu quả hoạt động, chất lượng dịch vụ thoát nước.
(3) Bên A có trách nhiệm tổ chức lập và duy trì hồ sơ tài sản toàn bộ các công trình hệ thống thoát nước, bao gồm cả giá trị tài sản bàn giao cho bên B chịu trách nhiệm quản lý, vận hành hệ thống thoát nước (gồm hệ thống cống, kênh mương, mạng lưới thu gom chuyển tải, hồ điều hòa, các công trình đầu mối...) và các công trình phụ trợ khác.
(4) Bên B có trách nhiệm trong việc quản lý tài sản của hệ thống thoát nước, bao gồm các nhiệm vụ cơ bản, ví dụ như sau:
a) Phối hợp với bên A lập danh mục và cập nhật danh mục tài sản của bên A mà bên B được giao quản lý;
b) Lập Sổ quản lý hệ thống thu gom và xử lý nước thải do mình phụ trách, trong đó đối với công trình đường ống thu gom chuyển tải phải ghi chép những thông tin cơ bản: Đường kính, độ dài, độ sâu, vật liệu, vị trí... và các thông tin có liên quan tới quá trình duy tu bảo dưỡng;
c) Tổ chức bảo vệ tài sản được giao quản lý;
d) Phối hợp với bên A tổ chức định kỳ kiểm tra, đánh giá chất lượng, giá trị còn lại của tài sản.
(5) Quy định ranh giới, phạm vi, quy mô, địa điểm mà đơn vị thoát nước có trách nhiệm quản lý và cung cấp dịch vụ thoát nước.
(6) Các nội dung cơ bản có thể bao gồm:
- Quản lý, vận hành hệ thống thoát nước (nước mưa, nước thải, hồ điều hòa, bùn thải từ hệ thống thoát nước; tái sử dụng nước mưa, nước thải, bùn thải sau xử lý);
- Lập và thực hiện kế hoạch bảo trì công trình, đầu tư phát triển hệ thống thoát nước, thay thế và mua sắm trang thiết bị mới;
- Lập báo cáo chủ sở hữu về tình hình tài sản được giao quản lý, có cập nhật bổ sung hàng năm theo tình hình thực tế;
- Quản lý khách hàng, cơ sở dữ liệu khách hàng;
- Quản lý xử lý nước thải tập trung, phi tập trung;
- Quản lý chi phí, thanh toán giá dịch vụ thoát nước;
- Những nội dung công việc cụ thể khác (nếu có).
(7) Các quy định đầu vào:
- Các quy định, yêu cầu, điều kiện giới hạn về lượng mưa, tần suất mưa, chế độ thủy triều... theo tính toán của hệ thống thoát nước để đảm bảo hoạt động bình thường.
- Các điều kiện giới hạn về chất lượng và khối lượng nước thải xả vào hệ thống thoát nước:
+ Nước thải sinh hoạt của các hộ gia đình, cơ quan, trường học, nhà hàng, khách sạn, v.v...
+ Nước thải bệnh viện (nêu yêu cầu);
+ Nước thải của các đơn vị sản xuất nhỏ trong khu dân cư (nêu yêu cầu)
+ Nước thải sản xuất của các khu công nghiệp (nêu yêu cầu);
+ Các loại nước thải khác (nêu yêu cầu).
(8) Ghi cụ thể quy định các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đối với việc vận hành hệ thống và quy định các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về nước thải sau xử lý được áp dụng.
(9) Điều này quy định danh mục các hồ sơ kỹ thuật của hệ thống thoát nước mà bên A có trách nhiệm cung cấp cho bên B hoặc bên B có trách nhiệm lưu giữ (sau khi thực hiện đầu tư theo ủy quyền quản lý) ví dụ như: hồ sơ hiện trạng, hồ sơ quy hoạch phát triển hệ thống thoát nước, hồ sơ thiết kế, xây dựng mạng lưới, các công trình đầu mối, sổ tay quản lý vận hành công trình... và các tài liệu khác có liên quan. Các hồ sơ cụ thể được coi như tài liệu đính kèm của hợp đồng.
(10) Tùy theo điều kiện cụ thể của địa phương và quy mô, tính chất công việc để xác định các phương thức hợp đồng theo các quy định hiện hành, ví dụ như: Hợp đồng trọn gói, hợp đồng giao kế hoạch, hợp đồng đặt hàng, hợp đồng đấu thầu...
(11) là giá trị mà chủ sở hữu phải thanh toán cho đơn vị thoát nước để thực hiện quản lý, vận hành hệ thống thoát nước theo yêu cầu về khối lượng, chất lượng, điều kiện thanh toán và các điều kiện khác theo thỏa thuận theo thời gian quy định trong hợp đồng (hàng năm nếu là đặt hàng, trong suốt thời gian thực hiện nếu là đấu thầu...).
(12) Giá trúng thầu và kết quả thương thảo hợp đồng giữa các bên (nếu là đấu thầu); hoặc căn cứ giá dự toán được duyệt, giá đề xuất và kết quả thương thảo hợp đồng giữa các bên trên cơ sở hợp lý cạnh tranh, tiết kiệm (nếu không đấu thầu).
(13) Quy định cụ thể các trường hợp điều chỉnh giá trị hợp đồng.
(14) Căn cứ vào các quy định hiện hành để làm cơ sở nghiệm thu thanh toán hợp đồng.
(15) Tùy theo loại hình hợp đồng, hồ sơ thanh toán bao gồm các nội dung cơ bản ví dụ như sau:
- Biên bản nghiệm thu chất lượng, khối lượng công việc hoàn thành.
- Biên bản xác nhận giá trị công việc hoàn thành
- Yêu cầu thanh toán của đơn vị thoát nước, cần nêu rõ khối lượng công việc quản lý vận hành và chất lượng cung cấp dịch vụ trong thời gian yêu cầu thanh toán,
- Xác nhận của chủ sở hữu tài sản về thời gian và chất lượng cung cấp dịch vụ
- Bản sao có công chứng Hợp đồng quản lý vận hành ký kết giữa hai bên.
- Các văn bản khác có liên quan.
(16) Quyền và nghĩa vụ của bên A căn cứ vào Bộ luật dân sự số 33/2005/QH11, các quy định trong Nghị định 80/2014/NĐ-CP ngày 06/08/2014 về thoát nước và xử lý nước thải, các văn bản pháp lý khác có liên quan, các quyền và nghĩa vụ khác theo điều kiện cụ thể của địa phương để quy định cụ thể.
(17) Nghĩa vụ và quyền hạn của bên B căn cứ theo Nghị định 80/2014/NĐ-CP ngày 06/8/2014 về thoát nước và xử lý nước thải.
(18) Quy định về các trường hợp chấm dứt hợp đồng căn cứ theo Nghị định 80/2014/NĐ-CP ngày 06/8/2014 về thoát nước và xử lý nước thải.
(19) Chuyển nhượng hợp đồng quản lý, vận hành hệ thống thoát nước căn cứ theo Nghị định 80/2014/NĐ-CP ngày 06/8/2014 về thoát nước và xử lý nước thải.
(20) Điều này quy định các trường hợp cơ bản mà hợp đồng có thể sẽ được sửa đổi, ví dụ như do thay đổi các cơ sở pháp lý, các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, phạm vi công việc... và quy định các nguyên tắc, trình tự thủ tục, thẩm quyền phê duyệt sửa đổi hợp đồng.
(21) Quy định quyền và cách thức giám sát của bên A đối với bên B, của các cơ quan quản lý nhà nước về chuyên môn và cộng đồng đối với việc thực hiện hợp đồng theo các yêu cầu về chất lượng, khối lượng, các quy chuẩn, tiêu chuẩn, tiến độ, an toàn lao động, vệ sinh môi trường... theo đúng nội dung hợp đồng đã được ký kết.
(22) Quy định cách thức giải quyết tranh chấp hợp đồng, ví dụ như:
1. Giải quyết tranh chấp trên nguyên tắc hòa giải giữa hai bên.
2. Giải quyết tranh chấp thông qua các cơ quan quản lý nhà nước về chuyên môn.
3. Giải quyết tranh chấp thông qua Tòa án.
(23) Quy định trách nhiệm bảo hiểm hợp đồng của các bên. Ngay khi hợp đồng có hiệu lực, tùy theo nội dung công việc của hợp đồng và sự thỏa thuận giữa 2 bên, mỗi bên có trách nhiệm ký kết hợp đồng bảo hiểm với doanh nghiệp bảo hiểm và đóng phí bảo hiểm theo thời hạn và phương thức do các bên thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm. Các hợp đồng bảo hiểm bao gồm hợp đồng về bảo hiểm con người, bảo hiểm tài sản và bảo hiểm trách nhiệm dân sự.
(24) Quy định trách nhiệm của bên B đối với việc bảo lãnh hợp đồng. Sau khi hợp đồng được ký kết, Bên B có trách nhiệm bảo lãnh thực hiện hợp đồng thông qua một ngân hàng do 2 bên thỏa thuận, bảo đảm cam kết thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của mình theo nội dung hợp đồng đã ký với bên A.
(25) Quy định Luật áp dụng đối với hợp đồng; Quy định việc quản lý, vận hành và bảo dưỡng hệ thống thoát nước tuân theo các quy định của Nghị định 80/2014/NĐ-CP, các quy định pháp luật liên quan và theo các điều kiện cụ thể của hợp đồng.
(26) Quy định các trường hợp bất khả kháng bao gồm các hành động, sự kiện hoặc hoàn cảnh ngoài sự kiểm soát của các bên có liên quan, ví dụ như:
1. Chiến tranh (được báo trước hoặc xảy ra bất ngờ), hành động khủng bố, nổi loạn.
2. Cháy, nổ, bão lụt, động đất, núi lửa, và các thiên tai bất thường khác.
3. Đình công, bãi công.
4. Sự cố ngừng cấp điện kéo dài.
5. Các nguyên nhân khác.
MẪU HỢP ĐỒNG DỊCH VỤ THOÁT NƯỚC
(Ban hành kèm theo thông tư số 04/2015/TT-BXD ngày 03 tháng 4 năm 2015 của Bộ
trưởng Bộ xây dựng)
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
HỢP ĐỒNG DỊCH VỤ THOÁT NƯỚC Số……./……….
Hộ thoát nước: ………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………………………… Địa chỉ: ………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… Mã số khách hàng
Giữa (Đơn vị thoát nước) Và (Hộ thoát nước) |
PHẦN I. CĂN CỨ PHÁP LÝ
- Bộ luật dân sự số 33/2005/QH11 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa 11, thông qua ngày 14/6/2005;
- Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa 13, thông qua ngày 18/6/2014;
- Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật số 68/2006/QH11 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa 11, thông qua ngày 29/06/2006;
- Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa 13, thông qua ngày 23/06/2014;
- Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa 13, thông qua ngày 21/06/2012;
- Luật Quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa 12, thông qua ngày 17/06/2009;
- Nghị định số 80/2014/NĐ-CP ngày 6 tháng 8 năm 2014 của Chính phủ về Thoát nước và xử lý nước thải;
- Thông tư số 04/2015/TT-BXD ngày 03/4/2015 của Bộ Xây dựng hướng dẫn một số điều của Nghị định 80/2014/NĐ-CP ngày 6/8/2014 của Chính phủ về thoát nước và xử lý nước thải.
Các căn cứ pháp lý khác có liên quan.
PHẦN II. CÁC CHỦ THỂ HỢP ĐỒNG
Bên A: Tên đơn vị thoát nước
- Tên người đại diện: ......................................................................................................
- Chức vụ ........................................................................................................................
- Địa chỉ: ..........................................................................................................................
- Điện thoại: .....................................................................................................................
- Số tài khoản: ……………………………. Tại..................................................................
- Mã số thuế: ...................................................................................................................
Bên B: Tên hộ thoát nước
- Tên người đại diện: ......................................................................................................
- Chức vụ ........................................................................................................................
- Địa chỉ: ..........................................................................................................................
- Điện thoại: .....................................................................................................................
- Số tài khoản: ……………………………. Tại..................................................................
- Mã số thuế: ...................................................................................................................
Phần III. Nội dung hợp đồng
Bên A và bên B cùng thống nhất ký kết hợp đồng dịch vụ thoát nước với các nội dung cơ bản như sau:
Điều 1. Điểm đấu nối
Quy định vị trí, cao độ, quy cách các điểm đấu nối thoát nước mưa và nước thải.
Điều 2. Khối lượng nước thải
..........................................................................................................................................
Điều 3. Chất lượng nước thải(1): ...................................................................................
Điều 4. Chất lượng dịch vụ (2): ......................................................................................
Điều 5. Quyền và nghĩa vụ của Bên A: ........................................................................
Điều 6. Quyền và nghĩa vụ của Bên B(3): .....................................................................
Điều 7. Giá dịch vụ thoát nước và phương thức thanh toán
- Giá dịch vụ thoát nước là …... đồng/tháng.
- Giá dịch vụ này sẽ được thay đổi khi có quyết định điều chỉnh của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Phương thức thanh toán: ...............................................................................................
Điều 9. Sửa đổi hợp đồng
Các trường hợp sửa đổi hợp đồng: .................................................................................
Điều 8. Chấm dứt hợp đồng(4): ......................................................................................
Điều 9. Giải quyết tranh chấp và vi phạm hợp đồng(5): ..............................................
Điều 10. Các thỏa thuận khác (nếu có)
Điều 11. Điều khoản chung
Quy định hiệu lực của hợp đồng và các phụ lục hợp đồng. Các cam kết thực hiện hợp đồng.
Các tài liệu đính kèm
ĐƠN VỊ THOÁT NƯỚC |
HỘ THOÁT NƯỚC |
Ghi chú:
(1) Các quy định chất lượng nước thải trong trường hợp xử lý nước thải tập trung và phi tập trung:
- Chất lượng nước thải trước khi đấu nối với hệ thống thoát nước đảm bảo các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giá trị tối đa cho phép các thông số ô nhiễm nước thải xả vào hệ thống thoát nước đô thị;
- Chất lượng nước thải sau xử lý đảm bảo các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường.
(2) Quy định điều kiện chất lượng dịch vụ cung cấp theo tiêu chuẩn và các thỏa thuận riêng (nếu có).
(3) Căn cứ theo Nghị định 80/2014/NĐ-CP ngày 06/8/2014 về thoát nước và xử lý nước thải.
(4) Quy định các trường hợp chấm dứt hợp đồng, giải quyết những vướng mắc của hai bên khi chấm dứt hợp đồng.
(5) Quy định giải quyết tranh chấp và vi phạm hợp đồng theo các quy định của Nghị định và pháp luật có liên quan.
THE MINISTRY OF
CONSTRUCTION |
THE SOCIALIST
REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 04/2015/TT-BXD |
Hanoi, April 03, 2015 |
Pursuant to the Government's Decree No.80/2014/NĐ-CP dated August 06, 2014 on drainage and wastewater treatment;
Pursuant to the Government's Decree No.62/2013/NĐ-CP dated June 25, 2013 defining the functions, tasks, entitlements and organizational structure of the Ministry of Construction;
At the request of Director General of Department of Technical Infrastructure;
The Minister of Construction promulgates the Circular providing guidance on a number of articles of the Government’s Decree No. 80/2014/NĐ-CP dated August 06, 2014 on drainage and wastewater treatment.
Article 1. Managing decentralized wastewater treatment
1. Entities applying decentralized wastewater treatment solutions must comply with provisions set out in Clause 1, Article 23 of the Government’s Decree No. 80/2014/NĐ-CP dated August 06, 2014 on drainage and wastewater treatment;
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
a) On-site treatment: usually applied for private households with total amount of wastewater of less than 50m3/day night. Equipment/treatment station must be placed within the premises of the households.
b) Treatment by group: usually applied for adjacent households with total amount of wastewater combined from 50m3/day night to 200m3/day night; Depending on specific conditions, wastewater treatment station may be placed within the premises of the households or at a separate position convenient for collection of wastewater from the households;
c) Treatment by zone: usually applied within a specific administrative division with total amount of wastewater from 200m3/day night to 1,000m3/day night. Positions of the wastewater treatment station must conform to construction planning or drainage planning approved by competent authorities.
People’s committees of provinces shall decide choice of appropriate decentralized wastewater treatment solutions in reliance on sources of wastewater, receiving waters, economic conditions, topography, and capability of management and operation of wastewater treatment system in the locality.
3. Criteria for choice of decentralized wastewater treatment technology
a) Capacity of wastewater treatment plants;
b) Components and properties of wastewater, level of pollution, capacity of receiving waters, positions of discharging processed wastewater;
c) Level of energy consumption of necessary for collection of wastewater;
d) Requirements of technical regulations and standards on quality of processed wastewater;
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
e) Conditions of climate, topography, site geology, and hydrogeology;
g) Capability of expanding or increasing capacity and capability of connection with centralized wastewater treatment system in the future;
h) Other relevant environmental factors;
4. Decentralized wastewater treatment technologies:
a) Septic tank;
b) Aerobic & anaerobic filters with partitions;
c) Improved septic tank with partitions and upflow anaerobic filters;
d) Anaerobic tanks, aerobic & anaerobic tanks, stabilization ponds;
dd) Constructed wetlands
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
g) Other technologies;
5. The investor shall decide choice of appropriate decentralized wastewater treatment technologies in reliance on construction planning, or drainage planning and specific conditions in the locality.
Article 2. Managing sludge from drainage system
1. Alternatives of handling sludge from drainage system:
a) Treat sludge at wastewater treatment plants with a sludge treatment area within range of the plant;
b) Treat sludge at sludge treatment areas or at solid waste treatment facilities under the planning approved by competent authorities;
Drainage organizations shall decide choice of appropriate sludge treatment alternatives in reliance on amount of sludge to be processed, locations of solid waste treatment areas/facilities, treatment technologies and socio-economic conditions in the localities.
2. Treatment of sludge from drainage system includes the following subject matters:
a) Preliminary dewatering, sludge stabilization, removal of decomposed organic matter;
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
c) Drying sludge;
d) Transport and detoxification of sludge;
dd) Use of sludge for different purposes;
e) Treatment of sludge, sewage sludge to meet technical regulations as regulated;
3. Sludge treatment technologies:
a) Disposal;
b) Anaerobic decomposition to recover biogas;
c) Bio stabilization ponds and constructed wetlands;
d) Composting;
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
e) Burning sludge for energy and ashes;
g) Other technologies;
The investor shall decide choice of appropriate sludge treatment technology in reliance on economic, technical, environmental and other specific conditions in the locality.
4. Re-use of sludge after treatment must be based on:
a) Actual demand for the output from raw sludge;
b) Different purposes ensuring satisfaction of technical regulations concerning the output from raw sludge;
c) Determination of proportion of sludge used on purpose, land environment standard, content of heavy metal contained in soil, annual proportion of excess metal and limit value of pollutants contained in sludge, quantity and nutrition absorbed by trees;
5. Quality of treated sludge must ensure satisfaction of relevant technical regulations and standards, including:
a) Regulations on odor;
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
c) Regulations and standards on safety by limit value of pollutants and epidemic prevention and sanitation safety;
d) Regulations on limits on concentration of pollution by limit value of heavy metal contained in sludge (total chrome, arsenic, nickel, zinc, copper, mercury, alkali...) and organic pollutants;
dd) Regulations on epidemic prevention and sanitation safety by limit value of disease causing bacteria during the use of sludge;
e) Regulations on sampling, inspection and monitoring;
6. Criteria for choice of location for use of treated sludge;
a) Topography: advantageous, restrict use of sludge at high places, eroded areas; take appropriate measures to combat erosion and avoid repetition of pollution when it rains;
b) Soil: Soil that is suitable for use of sludge such as clay, soil of poor or moderate osmosis, soil of alkalinity or neutrality, soil of good drainage;
c) Level of underground water: Figures of underground water level by seasons to avoid use of sludge that may cause pollution to underground water;
d) Ensure safety distance environmentally from civil works, housing works, domestic water supply works according to applicable technical regulations;
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
a) Collect, transport and process sludge from drainage system of their management;
b) Document management of sludge from drainage system; Subject matters of the documentation include:
Chart of drainage system and positions of connection works;
Plan for dredging and collection of sludge;
Regular sludge dredging and collection schedule;
Amount of sludge dredged, collected, transported and processed on each sewage line, ditch and headwork in respective phases;
Budget for collection, transport and treatment of sludge;
c) Establish the plan for collection, transport and treatment of sludge as regulated and under the contract for management signed with owner of the drainage system;
d) Conduct a survey and assess the needs and capability of using treated sludge, establish and present the plan for using treated sludge to the owner for approval;
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
8. Responsibilities of owners of drainage system for management of sludge:
a) Organize instruction, management and monitoring of the collection, transport, treatment and re-use of sludge as regulated;
b) Organize assessment and approval of the plan for using treated sludge (expand and utilize treated sludge) in accordance with specific conditions in the locality;
c) Organize checking and assessing environmental effects on the use of treated sludge;
d) Organize instruction and checking standards for use of treated sludge and submission to competent authorities for supplements and adjustment as appropriate;
dd) Propose specific policy supporting investment in construction, sludge treatment technology to competent authorities for promulgation or promulgate within competence;
Article 3. Managing septic tank sludge
1. Requirements for collection and transport of septic tank sludge;
Facilities, equipment, vehicles that are used for collection and transport of septic tank sludge must be vehicles specialized and eligible for operation according to the law on traffic and environmental protection.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
a) Document client management as follows:
Name of householder/unit/number of persons;
Address;
Service supply contract;
Size and volume of septic tank;
Regular septic tank suction schedule;
Other information if necessary;
b) Septic tank sludge must be transported to a centralized treatment zone under the planning or permitted by competent agencies; encouragement shall be given to the treatment of septic tank sludge at centralized wastewater treatment plants on the basis of the plant’s capacity of reception and treatment, environmental conditions and budget;
c) Expenses for suction, transport and treatment of septic tank sludge paid by householders, administrative agencies, and production, trading and service facilities under the contract signed with service providers;
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
General information about collection and transport service providers;
Number of shipments of sludge sucked in a day/month/quarter;
Quantity of septic tank sludge to be sucked, collected and transported;
Types of septic tanks (from public sanitation facilities, households and agencies...) are subject to suction and collection of sludge. Reasons for suction are to cancel their operation for the construction of new works or to move them to new places...);
Positions for discharge of sludge (treatment station or a dumping ground as planned...);
Cost for transport and collection;
Other information if necessary;
dd) Septic tank sludge is transported by specialized vehicles that meet the following technical safety requirements:
Mechanically and chemically sustainable while operation;
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Measures to tackle problems while operation;
3. Responsibilities of the septic tank sludge treatment units:
a) Receive and process sludge from owners of sources, collection and transport service providers under the contract signed between the two parties;
b) Regularly monitor and document quantity of sludge received for treatment; Subject matters of the documentation include:
General information about septic tank sludge treatment units;
Quantity/volume/number of shipments of sludge received;
Amount of biological/chemical preparations (if any);
Daily records of operation of treatment technology line (including treatment of problems...);
Amount of solid matter after treatment;
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Article 4. Management and use of treated wastewater
1. Management and use of treated wastewater must be directed towards saving of water resources, safe uses and ensuring community health and environmental hygiene;
2. Treated wastewater is mainly intended for such purposes as agricultural irrigation, plant watering, road washing, car washing, re-use for industries, supplementing water to water basin serving entertainment landscape, or for other purposes. Quality of treated wastewater to be re-used must meet national technical regulations on water quality used for respective purposes and applicable regulations.
3. Responsibilities of owners of drainage works:
a) Organize direction and formulation of plans and alternatives for use of treated wastewater;
b) Organize checking and assessing environmental effects on the use of treated wastewater; work it out and learn experiences from the implementation;
c) Conduct regular monitoring, inspection and analysis of treated wastewater as regulated;
4. Based on applicable regulations, People’s committees of provinces shall promulgate mechanisms and policies prioritizing and supporting activities of employment of treated wastewater in the administrative division in conformity with local conditions; organize inspection and investigation into the management of use of treated wastewater within competence.
Article 5. Drainage service contract and contract for management, operation
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
1. This Circular takes effect since may 19, 2015 and replaces the Circular No. 09/2009/TT-BXD dated May 21, 2009 of the Ministry of Construction detailing the implementation of a number of articles of the Government’s Decree No. 88/2007/NĐ-CP dated May 28, 2007 on urban and industrial zone drainage.
2. Difficulties that arise during the implementation of this Circular should be reported to the Ministry of Construction for review and supplements./.
PP THE MINISTER
DEPUTY MINISTER
Cao Lai Quang
;
Thông tư 04/2015/TT-BXD hướng dẫn thi hành Nghị định 80/2014/NĐ-CP về thoát nước và xử lý nước thải do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành
Số hiệu: | 04/2015/TT-BXD |
---|---|
Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Xây dựng |
Người ký: | Cao Lại Quang |
Ngày ban hành: | 03/04/2015 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Thông tư 04/2015/TT-BXD hướng dẫn thi hành Nghị định 80/2014/NĐ-CP về thoát nước và xử lý nước thải do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành
Chưa có Video