Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

BỘ XÂY DỰNG
-----

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- Tự do - Hạnh phúc
-------

Số: 04/2008/TT-BXD

Hà Nội, ngày 20 tháng 02 năm 2008

 

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN QUẢN LÝ ĐƯỜNG ĐÔ THỊ

Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 29/6/2001;
Căn cứ Nghị định 186/2004/NĐ-CP ngày 5/11/2004 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
Căn cứ Nghị định 17/2008/NĐ-CP ngày 4/2/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng;
Bộ Xây dựng hướng dẫn thực hiện công tác quản lý đường trong các đô thị như sau:

Phần 1:

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

I. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG

1. Thông tư này hướng dẫn hoạt động xây dựng, quản lý và khai thác sử dụng đường đô thị nhằm đem lại sự thống nhất, đồng bộ trong xây dựng, quản lý và khai thác hệ thống đường trong đô thị (từ đô thị loại 5 trở lên), qua đó nâng cao hiệu quả đầu tư, khai thác, sử dụng đúng mục đích và nâng cao mỹ quan đô thị.

2. Việc quản lý và khai thác sử dụng đường trên các đường phố có chức năng đặc biệt (phố đi bộ, phố ẩm thực, chợ đêm...) được thực hiện theo các quy định riêng của chính quyền địa phương.

3. Các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài khi tham gia các hoạt động xây dựng, quản lý và khai thác sử dụng đường đô thị tại Việt Nam phải tuân thủ các quy định của Luật Xây dựng, Luật Giao thông đường bộ, các quy định của thông tư này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.

II. GIẢI THÍCH TỪ NGỮ

Trong thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Đường đô thị (hay đường phố): là đường bộ nằm trong phạm vi địa giới hành chính đô thị, được giới hạn bởi chỉ giới đường đỏ theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

2. Hè (hay vỉa hè, hè phố): là bộ phận của đường đô thị, phục vụ chủ yếu cho người đi bộ và kết hợp là nơi bố trí hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị dọc tuyến.

3. Hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị dọc tuyến bao gồm các đường dây, đường ống và tuynen, hào kỹ thuật đặt dọc các tuyến đường đô thị.

4. Lòng đường là bộ phận của đường đô thị, được giới hạn bởi phía trong hai bên bó vỉa, có thể bố trí hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị dọc tuyến khi cần thiết.

5. Phần xe chạy là bộ phận của đường đô thị, phục vụ chủ yếu cho các phương tiện tham gia hoạt động giao thông.

6. Chỉ giới đường đỏ của đường đô thị là đường ranh giới được xác định trên bản đồ quy hoạch và thực địa, để phân định ranh giới giữa phần đất được dành cho đường giao thông đô thị, các công trình phụ trợ phục vụ giao thông đô thị với phần đất dành cho các công trình khác, không gian công cộng khác.

7. Chỉ giới xây dựng là đường giới hạn cho phép xây dựng công trình trên lô đất.

8. Hành lang an toàn đường đô thị là bề rộng tính từ mép đường đến chỉ giới xây dựng theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

9. Uỷ ban nhân dân các cấp:

a) Uỷ ban nhân cân cấp tỉnh: Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

b) Uỷ ban nhân dân cấp huyện: Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thành phố, thị xã trực thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.

c) Uỷ ban nhân dân cấp xã: Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn.

III. NGUYÊN TẮC CHUNG QUẢN LÝ ĐƯỜNG ĐÔ THỊ

1. Đường đô thị là bộ phận của hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị do Nhà nước thống nhất quản lý và có phân cấp quản lý.

2. Bảo đảm hè dành cho người đi bộ, lòng đường thông suốt cho các loại phương tiện giao thông cơ giới và thô sơ.

3. Khi sử dụng hoặc tạm thời sử dụng một phần đường đô thị vào mục đích khác phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đồng thời có giải pháp để bảo đảm không ảnh hưởng đến trật tự an toàn giao thông, vệ sinh môi trường và mỹ quan đô thị.

IV. CÁC HÀNH VI BỊ CẤM ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG, QUẢN LÝ, KHAI THÁC SỬ DỤNG ĐƯỜNG ĐÔ THỊ

1. Thiết kế, xây dựng đường đô thị không tuân thủ quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

2. Tự ý xây dựng, đào bới đường đô thị.

3. Tự ý mở đường nhánh hoặc đấu nối trái phép vào đường chính.

4. Sử dụng đường đô thị để họp chợ, kinh doanh dịch vụ ăn uống, bày hàng hoá, vật liệu.

5. Đổ rác, phế thải và các hành vi gây mất vệ sinh môi trường đường đô thị.

6. Lắp đặt, xây dựng bục, bệ dắt xe, bậc tam cấp vào nhà và công trình bên đường gây ảnh hưởng đến hoạt động của phương tiện giao thông và người đi bộ; gây mất mỹ quan đô thị.

7. Lắp đặt, xây dựng các công trình, biển quảng cáo, trang trí, đường dây trái phép, ảnh hưởng đến kết cấu đường đô thị, ảnh hưởng đến an toàn giao thông đô thị và gây mất mỹ quan đô thị.

8. Xây dựng các công trình trái phép vi phạm chỉ giới đường đỏ, hành lang an toàn của đường đô thị.

9. Trông, giữ xe đạp, xe máy, xe ô tô và các phương tiện cơ giới khác trên hè phố, lòng đường không có giấy phép; để xe đạp, xe máy, đỗ ô tô không đúng nơi quy định.

Phần 2:

CÁC QUY ĐỊNH CỤ THỂ VỀ QUẢN LÝ ĐƯỜNG ĐÔ THỊ

I. CÔNG TÁC QUY HOẠCH

1. Các đồ án quy hoạch xây dựng đô thị phải tuân thủ đầy đủ các quy định về quỹ đất dành cho giao thông đô thị theo quy chuẩn về quy hoạch xây dựng hiện hành.

2. Quy hoạch xây dựng đô thị phải phối hợp với quy hoạch chuyên ngành giao thông vận tải để bảo đảm quy hoạch hệ thống đường đô thị theo đúng chức năng hoặc yêu cầu đặc thù; bảo đảm đồng bộ với quy hoạch các công trình ngầm và các công trình hạ tầng kỹ thuật khác.

3. Quy hoạch xây dựng đô thị phải tính toán và bố trí hệ thống bến bãi đỗ xe bảo đảm phục vụ nhu cầu đỗ xe cho dân cư đô thị.

4. Mạng lưới đường đô thị phải bảo đảm tính hệ thống, đồng bộ, liên hoàn và bền vững; phải có giải pháp bảo đảm khớp nối với các công trình hai bên đường đô thị.

5. Khi lập đồ án quy hoạch xây dựng đô thị, phải bố trí đủ diện tích mặt bằng cần thiết cho công trình đường đô thị và các công trình phụ trợ khác để bảo đảm trật tự an toàn giao thông đô thị; phải xác định cụ thể chiều rộng mặt cắt ngang, từng bộ phận trên mặt cắt ngang, chỉ giới xây dựng, chỉ giới đường đỏ của đường đô thị và phải công khai trên thực địa để mọi người biết, thực hiện và tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý.

6. Quy hoạch chi tiết xây dựng các khu nhà ở, khách sạn, trung tâm thương mại, trụ sở cơ quan, trường học, khu vui chơi giải trí... phải bố trí đủ đất xây dựng bãi đỗ xe phù hợp với nhu cầu của từng công trình, không được sử dụng phần đường xe chạy, hè phố làm nơi đỗ xe.

7. Phải bố trí đồng bộ các bộ phận của đường đô thị và các công trình hạ tầng kỹ thuật dọc tuyến đường. Hè phải bảo đảm đủ rộng để bố trí hệ thống hạ tầng kỹ thuật dọc tuyến. Hạn chế bố trí hệ thống hạ tầng kỹ thuật dọc tuyến trong phần xe chạy. Ưu tiên bố trí hạ tầng kỹ thuật dọc tuyến trong các tuynen, hào kỹ thuật trong đồ án quy hoạch cải tạo đô thị. Đối với các đường phố mới và đường phố trong khu đô thị mới phải thiết kế hạ ngầm đường dây, đường ống.

8. Đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị phải xác định các vị trí xây dựng cầu vượt hoặc hầm dành cho người đi bộ.

II. CÔNG TÁC THIẾT KẾ, XÂY DỰNG

1. Thiết kế, xây dựng đường đô thị phải tuân thủ quy định trong các Quy chuẩn, Tiêu chuẩn có liên quan.

2. Phải tuân thủ đúng chỉ giới đường đỏ theo quy hoạch xây dựng đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

3. Khi thiết kế, xây dựng cải tạo hoặc xây dựng mới đường đô thị phải bảo đảm cao độ theo quy hoạch, không làm ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thống thoát nước, của dân cư và các công trình xây dựng hai bên đường đô thị. Cao độ đường đô thị được cơ quan cấp phép xem xét trong quá trình cấp phép xây dựng.

4. Thiết kế, xây dựng đường đô thị phải thuận tiện cho người khuyết tật sử dụng.

5. Phải thiết kế, xây dựng hệ thống thoát nước đồng thời trên tất cả các tuyến đường đô thị theo quy hoạch xây dựng, quy hoạch chuyên ngành thoát nước (nếu có) đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

6. Đồng bộ trong sử dụng vật liệu, hình dạng, kích thước, mầu sắc của bó vỉa, gạch lát hè trên một tuyến phố hoặc một đoạn tuyến phố.

7. Các công trình sử dụng phần nổi trên hè không cản trở người đi bộ và bảo đảm mỹ quan đô thị.

8. Phải bố trí các vị trí cho người đi bộ sang đường an toàn và thuận tiện, ưu tiên thiết kế, xây dựng cầu vượt, hầm chui tại các nút giao, đoạn tuyến phố có chiều dài lớn, có lưu lượng qua đường lớn (khu trung tâm, khu phố thương mại).

9. Việc sử dụng loại bó vỉa hè (loại vuông góc, loại vát góc) phải linh hoạt để đáp ứng nhu cầu của các phương tiện giao thông có thể lên xuống hè được thuận tiện, tránh hiện tượng làm mất mỹ quan và ảnh hưởng đến giao thông.

10. Hạn chế bố trí hệ thống hạ tầng kỹ thuật dọc tuyến vào phần xe chạy. Đối với các đường phố mới và các đường phố trong khu đô thị mới thì phải bố trí hạ ngầm đường dây, đường ống. Hệ thống tuynen, hào kỹ thuật phải được sử dụng tối đa cho công tác hạ ngầm này.

11. Trước khi tiến hành xây dựng phải có giấy phép xây dựng theo quy định.

12. Hệ thống cây xanh, điện chiếu sáng, thoát nước và hệ thống tuynen, hào kỹ thuật (đã xác định trong quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt) bắt buộc phải được xây dựng cùng với đường đô thị.

13. Quá trình thi công phải có biện pháp bảo đảm an toàn giao thông, bảo đảm sự hoạt động bình thường của người đi bộ và phương tiện giao thông; bảo đảm các yêu cầu về vệ sinh môi trường trong khu vực.

III. BẢO TRÌ ĐƯỜNG ĐÔ THỊ

1. Đường đô thị sau khi được nghiệm thu đưa vào sử dụng phải được bảo trì để khai thác lâu dài. Thời hạn bảo trì công trình được tính từ ngày nghiệm thu công trình đường đưa vào sử dụng đến khi hết thời hạn sử dụng.

2. Nội dung bảo trì đường đô thị được thực hiện theo quy trình bảo trì.

3. Đối với công trình đang khai thác, sử dụng, tùy theo quy mô, đặc điểm của công trình đường đô thị, cơ quan quản lý tự tiến hành hoặc thuê tổ chức tư vấn có đủ điều kiện năng lực lập quy trình bảo trì. Đối với công trình đường đô thị thiết kế mới, nhà thầu thiết kế tiến hành lập quy trình bảo trì trên cơ sở các tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành có liên quan.

4. Công tác bảo trì đường đô thị phải bảo đảm cao độ theo quy hoạch, cao độ hiện trạng tránh làm ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thống thoát nước, của dân cư và các công trình xây dựng hai bên đường đô thị.

5. Chủ sở hữu, người được giao quản lý hè đường đô thị có trách nhiệm đối với công tác bảo trì như sau:

a) Tổ chức thực hiện bảo trì công trình đường đô thị theo quy trình bảo trì.

b) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc chất lượng công trình đường đô thị bị xuống cấp do không thực hiện quy trình bảo trì theo quy định.

IV. QUẢN LÝ VÀ KHAI THÁC SỬ DỤNG ĐƯỜNG ĐÔ THỊ

1. Đường đô thị phải được quản lý chặt chẽ trong phạm vi chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng, cao độ nền theo quy hoạch được duyệt.

2. Công tác phân luồng, kẻ vạch sơn, lắp đặt hệ thống biển báo, đèn tín hiệu giao thông phải tuân thủ theo quy định của Luật giao thông đường bộ.

3. Việc đào đường đô thị phục vụ xây dựng, lắp đặt các công trình ngầm phải tuân thủ các quy định sau:

a) Tổ chức, cá nhân có nhu cầu đào đường đô thị phải xin phép cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

b) Việc xây dựng các công trình ngầm dưới đường đô thị phải tuân thủ đúng quy hoạch, dự án thiết kế đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và giấy phép của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

c) Khi xây dựng đường đô thị, phải xây dựng đồng bộ các công trình hạ tầng kỹ thuật khác như thông tin liên lạc, cấp nước, thoát nước, cấp ga, cấp điện ... theo quy hoạch xây dựng, quy hoạch chuyên ngành (nếu có) đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt để tránh đào lên, lấp xuống nhiều lần.

d) Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ, cấp giấy phép đào đường đô thị cho tổ chức, cá nhân có hồ sơ hợp lệ. Nếu từ chối cấp giấy phép , cơ quan này phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

e) Khi cấp phép đào đường đô thị, cơ quan cấp phép phải thông báo cho chính quyền địa phương nơi sẽ xây dựng để giám sát thực hiện.

f) Công tác xây dựng các công trình ngầm dưới đường đô thị phải bảo đảm an toàn cho công trình, cho công trình liền kề, bảo đảm an toàn và sự hoạt động bình thường của giao thông đô thị; bảo đảm vệ sinh, môi trường đô thị.

g) Chủ đầu tư công trình phải bảo đảm thực hiện đúng thời hạn và bảo đảm chất lượng về việc hoàn trả lại đoạn đường đã đào.

4. Việc lắp đặt các biển hiệu, quảng cáo phải tuân thủ theo các quy định của pháp luật về quảng cáo; các biển hiệu quảng cáo phải bảo đảm mỹ quan đô thị, không cản trở và không ảnh hưởng đến an toàn giao thông đô thị.

5. Xây dựng, lắp đặt các công trình nổi trên đường đô thị

a) Tổ chức, cá nhân có nhu cầu xây dựng, lắp đặt các công trình nổi gồm: hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị, các công trình phục vụ công cộng trên đường đô thị phải xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

b) Các công trình nổi trên đường đô thị phải bảo đảm an toàn giao thông đô thị trong khi thi công cũng như trong khai thác sử dụng; bảo đảm tĩnh không đứng và ngang theo quy định đồng thời bảo đảm mỹ quan đô thị. Tổ chức, cá nhân khi xây dựng, lắp đặt các công trình nổi trên đường đô thị phải thực hiện đúng theo nội dung giấy phép và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan;

6. Bảo đảm vệ sinh môi trường

a) Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có trách nhiệm tham gia giữ gìn, bảo đảm vệ sinh vỉa hè, lòng đường trước trụ sở cơ quan, nhà riêng, không vứt rác, không để người khác đưa hàng hoá vật dụng tới bày bán, đổ rác, phế thải trên đường đô thị, làm mất vệ sinh môi trường, mỹ quan đô thị trước cửa nhà, trụ sở cơ quan.

b) Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm quy định về bảo đảm vệ sinh môi trường trên vỉa hè, lòng đường sẽ bị xử phạt theo quy định pháp luật hiện hành.

7. Sử dụng tạm thời đường đô thị ngoài mục đích giao thông

a) Tổ chức, cá nhân có nhu cầu sử dụng tạm thời đường đô thị ngoài mục đích giao thông phải xin phép cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền và thực hiện nghiêm chỉnh các quy định trong giấy phép.

b) Tổ chức, cá nhân khi sử dụng tạm thời đường đô thị ngoài mục đích giao thông phải bố trí lối đi thuận tiện, an toàn cho người đi bộ và phương tiện giao thông.

8. Sử dụng lòng đường đô thị làm nơi để xe phải bảo đảm các yêu cầu sau:

a) Các yêu cầu về chiều rộng lòng đường

- Đối với đường hai chiều: Lòng đường tối thiểu là 10,5m thì cho phép để xe một bên; tối thiểu là 14,0m thì cho phép để xe hai bên.

- Đối với đường một chiều: Lòng đường tối thiểu là 7,5m thì cho phép để xe bên phải phần xe chạy.

b) Không gây cản trở cho các phương tiện giao thông; không gây ảnh hưởng đến sinh hoạt và các hoạt động bình thường của tổ chức, hộ gia đình hai bên đường phố.

c) Phù hợp với quy hoạch bến, bãi đỗ xe được phê duyệt; Uỷ ban nhân dân theo phân cấp quản lý có trách nhiệm tổ chức lập, thẩm định và phê duyệt quy hoạch bến, bãi đỗ xe cho các đô thị trên địa bàn quản lý, trong đó trên cơ sở chiều rộng mặt cắt đường, loại đường phố, tính chất đường phố, khả năng thông xe ... quy định rõ danh mục tuyến phố được phép để xe.

d) Khi sử dụng lòng đường đô thị làm nơi để xe công cộng có thu phí thì ưu tiên đối với tổ chức, hộ gia đình và cá nhân có quyền sử dụng hợp pháp nhà, công trình xây dựng dọc tuyến đường đó trong việc thuê chỗ để xe ở vị trí liền kề với nhà, công trình cho nhu cầu của bản thân mình.

9. Sử dụng hè phố vào việc để xe phải bảo đảm các yêu cầu sau:

a) Không được cản trở giao thông của người đi bộ; phải bảo đảm bề rộng tối thiểu còn lại dành cho người đi bộ là 1,5m.

b) Phải ngăn nắp, gọn gàng bảo đảm mỹ quan đô thị.

c) Không để xe trước mặt tiền của các công trình văn hoá, giáo dục, thể thao, y tế, tôn giáo, công sở; trên các tuyến phố tại trung tâm chính trị, văn hoá, du lịch.

d) Các điểm trông giữ xe công cộng trên hè phố có thu phí phải theo quy hoạch được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và phải bảo đảm thuận lợi cho người đi bộ, vệ sinh môi trường, mỹ quan đô thị và không ảnh hưởng đến sinh hoạt bình thường của hộ dân, chủ công trình trên tuyến phố.

10. Việc bố trí lối vào các công trình hai bên đường đô thị phải được xác định trong quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị tỷ lệ 1/500. Đối với các khu phố hiện trạng, việc bố trí lối vào các công trình hai bên đường đô thị phải bảo đảm an toàn giao thông, mỹ quan đô thị và phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.

11. Việc chiếm chỗ, sử dụng hè phố để xây dựng cửa hàng, lắp đặt mái che

a) Tổ chức, cá nhân có nhu cầu xây dựng các cửa hàng, kiốt trên hè phố phải xin phép cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

b) Việc xây dựng các cửa hàng, kiốt trên hè phố đối với các đô thị mới, đường phố mới phải được xác định ngay trong quy hoạch chi tiết, đối với các khu phố hiện trạng, chỉ được phép lắp đặt tạm thời các cửa hàng, kiốt phục vụ cho các dịp lễ hội, và phải tháo dỡ sau khi kết thúc lễ hội theo quy định của chính quyền địa phương.

c) Việc xây dựng, lắp đặt mái che mưa, che nắng phải tuân thủ các quy định của Quy chuẩn xây dựng và được xem xét đồng thời khi cấp phép xây dựng.

d) Chính quyền địa phương có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra việc xây dựng cửa hàng nhỏ, lắp đặt mái che mưa, che nắng ; tổ chức dỡ bỏ của hàng, mái che mưa, che nắng không theo đúng quy định.

12. Quản lý cây xanh trên đường phố: Hệ thống cây xanh trên đường phố được quản lý và khai thác tuân theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng về quản lý cây xanh đô thị.

13. Sử dụng tạm thời hè phố cho việc cưới, việc tang

a) Hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu sử dụng tạm thời hè phố cho việc cưới, việc tang phải xin phép chính quyền địa phương nơi cư trú.

b) Chính quyền địa phương chịu trách nhiệm kiểm tra và cho phép sử dụng tạm thời hè phố cho việc cưới, việc tang.

c) Thời gian sử dụng tạm thời không quá 48 giờ và phải bố trí lối đi cho người đi bộ, chiều rộng tối thiểu của lối đi cho người đi bộ là 1,5m.

14. Sử dụng hè phố vào việc kinh doanh, buôn bán hàng hóa

Chỉ một số công trình, tuyến phố đặc thù mới được phép sử dụng hè phố vào việc kinh doanh, buôn bán hàng hóa. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định danh mục công trình và tuyến phố được phép sử dụng hè phố vào việc kinh doanh, buôn bán trên cơ sở bảo đảm các yêu cầu sau đây:

a) Chiều rộng hè phố còn lại dành cho người đi bộ tối thiểu là 1,5m;

b) Bảo đảm an toàn, thuận tiện giao thông; bảo đảm mỹ quan, vệ sinh môi trường đô thị và không ảnh hưởng đến sinh hoạt bình thường của hộ gia đình, chủ công trình trên tuyến phố;

c) Không cho phép tổ chức kinh doanh buôn bán trước mặt tiền của các công trình văn hoá, giáo dục, thể thao, y tế, tôn giáo, công sở.

Phần 3:

TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ ĐƯỜNG ĐÔ THỊ

I. SỞ XÂY DỰNG CÁC TỈNH VÀ SỞ GIAO THÔNG CÔNG CHÍNH CÁC THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG

Sở Xây dựng các tỉnh, Sở Giao thông công chính các thành phố trực thuộc trung ương là cơ quan tham mưu giúp Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện công tác quản lý nhà nước hệ thống đường đô thị trên địa bàn:

1. Đầu mối tổng hợp, hướng dẫn lập, thực hiện quy hoạch, kế hoạch nâng cấp cải tạo, bảo trì và phát triển đường đô thị.

2. Trình Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định phân công, phân cấp quản lý hệ thống đường đô thị.

3. Hướng dẫn, đôn đốc và kiểm tra việc quản lý, khai thác sử dụng đường đô thị.

4. Trực tiếp quản lý đường đô thị theo phân công của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.

II. UỶ BAN NHÂN DÂN CÁC CẤP

1. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh

a) Thực hiện công tác quản lý nhà nước đối với hệ thống đường đô thị thuộc địa phương mình quản lý.

b) Chỉ đạo và tổ chức thực hiện các biện pháp để tăng cường trật tự xây dựng, trật tự an toàn giao thông, vệ sinh môi trường và mỹ quan đô thị tại địa phương mình quản lý.

c) Phân công, phân cấp quản lý cho các cơ quan chuyên môn và cho chính quyền địa phương cấp dưới trong công tác quản lý nhà nước đối với đường đô thị.

d) Phân công cơ quan đầu mối thực hiện quản lý công tác xây dựng đồng bộ các công trình hạ tầng kỹ thuật khác khi xây dựng đường đô thị.

e) Chỉ đạo và kiểm tra hoạt động của các lực lượng thanh tra chuyên ngành theo quy định hiện hành.

f) Chỉ đạo Uỷ ban nhân dân cấp dưới trong công tác quản lý và khai thác sử dụng đường đô thị theo phân cấp.

2. Uỷ ban nhân dân cấp huyện

a) Thực hiện công tác quản lý đường đô thị theo chức năng, nhiệm vụ được giao và theo phân cấp của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.

b) Chịu trách nhiệm quản lý hành chính trong việc sử dụng hè phố, lòng đường, trật tự đô thị, vệ sinh môi trường trên địa bàn, có biện pháp chống lấn chiếm hè phố, lòng đường bảo đảm an toàn giao thông, trật tự, vệ sinh môi trường, mỹ quan đô thị.

c) Chỉ đạo các phòng, ban và Uỷ ban nhân dân cấp dưới thực hiện chức năng quản lý theo thẩm quyền và tổ chức kiểm tra, xử lý các vi phạm theo thẩm quyền và quy định của pháp luật.

3. Uỷ ban nhân dân cấp xã

a) Chịu trách nhiệm quản lý, sử dụng đường đô thị trên địa bàn theo phân cấp.

b) Quản lý và cấp phép sử dụng tạm thời hè phố cho việc cưới, việc tang trên địa bàn mình quản lý.

c) Tổ chức kiểm tra, xử lý các vi phạm về quản lý sử dụng đường đô thị trên địa bàn mình quản lý theo quy định của pháp luật.

Phần 4:

TỔ CHỨC THỰC HIỆN VÀ HIỆU LỰC THI HÀNH

1. Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức thực hiện Thông tư này.

2. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng công báo.

3. Trong quá trình thực hiện, nếu có những vướng mắc, đề nghị các địa phương phản ánh về Bộ Xây dựng để hướng dẫn và giải quyết theo thẩm quyền./.

 


Nơi nhận:
- Văn phòng Quốc hội;
- Hội đồng dân tộc và các Uỷ ban của Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Chính phủ;
- Văn phòng trung ương Đảng;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ;
- Cơ quan trung ương các đoàn thể;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao;
- Tòa án Nhân dân tối cao;
- Cục kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp)
- Các Sở GTCC, KT-QH, XD các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Công báo, Website Chính phủ;
- Các Cục, Vụ, Viện trực thuộc Bộ;
- Lưu VP, HTĐT.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Văn Liên

 

THE MINISTRY OF CONSTRUCTION

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence Freedom Happiness

 

No. 04/2008/TT-BXD

Hanoi, February 20, 2008

 

CIRCULAR

GUIDING THE MANAGEMENT OF URBAN ROADS

Pursuant to the November 26, 2003 Construction Law;
Pursuant to the June 29, 2001 Road Traffic Law;
Pursuant to the Governments Decree No. 186/2004/ND-CP of November 5, 2004, providing for the management and protection of road traffic infrastructures;
Pursuant to the Governments Decree No. 17/2008/ND-CP of February 4, 2008, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Construction,
The Ministry of Construction guides the management of roads in urban centers as follows:

Part 1

GENERAL PROVISIONS

I. SCOPE AND SUBJECTS OF APPLICATION

1. This Circular guides the construction, management and exploitation of urban roads with a view to restoring the uniformity and synchronism in the construction, management and exploitation of systems of roads in urban centers (urban centers of grade 5 or higher), raising the efficiency of investment, exploitation and proper use and increasing urban beauty.

2. The management and exploitation of streets with special functions (pedestrians streets, culinary streets, night-market streets, etc.) comply with specific regulations of local administrations.

3. Domestic and foreign organizations and individuals, when participating in the construction, management or exploitation of urban roads in Vietnam, shall comply with provisions of the Construction Law, the Road Traffic Law, this Circular and relevant legal documents.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



In this Circular, the terms below are construed as follows:

1. Urban roads (or streets) means land roads lying within the administrative boundaries of urban centers and limited by red-line landmarks under plannings approved by competent authorities.

2. Pavements (footpaths, side-walks) means street sections used mainly for pedestrians and also as places for arrangement of urban technical infrastructures along streets.

3. Urban technical infrastructures comprise wire lines, pipelines and tunnels, technical trenches along streets.

4. Roadbeds means street sections limited within two curbs, where urban technical infrastructures can be arranged along, when necessary.

5. Vehicle lanes are street sections used mainly for means of transport participating in traffic activities.

6. Red-line landmarks of urban roads means the borderlines identified on planning maps and the field for demarcation between the land area reserved for urban roads, support facilities in service of urban traffic and the land area reserved for other works and other public spaces.

7. Construction landmarks means limits for construction of works on land plots.

8. Urban road safety corridor means the width from the road curb to the construction landmark under planning approved by competent authorities.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ Provincial-level Peoples Committee means the Peoples Committee of a province or centrally run city.

b/ Distinct-level Peoples Committee means the Peoples Committee of a rural district, urban district, city or provincial town under the provincial-level Peoples Committee.

c/ Communal-level Peoples Committee means the Peoples Committee of a commune, ward or township.

III. GENERAL PRINCIPLES FOR URBAN ROAD MANAGEMENT

1. Urban roads constitute parts of urban technical infrastructures uniformly managed by the State with management decentralization.

2. Ensuring pavements for pedestrians and smooth roadbeds for motorized and rudimentary vehicles.

3. The use or temporary use of sections of urban roads for other purposes must be permitted by competent state bodies and at the same time solutions must be worked out so as not to affect traffic safety and order, environmental sanitation and urban beauty.

IV. PROHIBITED ACTS IN CONSTRUCTION, MANAGEMENT AND USE OF URBAN ROADS

1. Designing and building urban roads in contravention of planning already approved by competent authorities.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. Opening branch roads without permission or making illegal connections with main roads.

4. Using urban roads for market places, food-catering services, sale of goods or materials.

5. Dumping garbage, discarded materials and acts of causing environmental pollution to urban roads.

6. Installing or building motorbike driveways or three-step staircases into houses or facilities by roadsides, which affect traffic flow and pedestrians; depriving urban centers of their beautiful look.

7. Illegally installing or building facilities, billboards, decorations or wire lines, which affect the urban road structure as well as urban traffic safety and depriving urban centers of their beautiful look.

8. Illegally building facilities in encroachment upon red-line landmarks or urban road safety corridors.

9. Keeping bicyles, motorcycles, cars and other motor vehicles on pavements or roadbeds without permits; parking bicycles, motorcycles or cars not at prescribed places.

Part 2

SPECIFIC PROVISIONS ON URBAN ROAD MANAGEMENT

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Urban construction planning blueprints must fully comply with the regulations on land funds reservedjfor urban traffic according to current construction planning standards.

2. Urban construction planning must be associated with specialized communications and transport planning in order to ensure that urban road systems are planned strictly according to their functions or peculiar requirements, in synchronism with planning on underground works and other technical infrastructures.

3. Urban construction must be planned with the calculation and arrangement of car parks to meet urban dwellers demands.

4. Urban road networks must be systematic, synchronous, interlinked and sustainable: solutions must be worked out to ensure connectedness with works on both sides of urban roads.

5. Upon formulation of urban construction planning blueprints, necessary ground areas must be arranged enough for urban road works and other support facilities in order to ensure urban traffic safety and order, the cross-section width, every section on the cross section, construction landmarks and red-line landmarks of urban roads must be specifically identified and publicized on the field so that people know, implement and facilitate management work.

6. Detailed planning on construction of residential quarters, hotels, trade centers, office buildings, schools, recreation and entertainment areas,... must arrange enough land areas for car parks suitable to the demand of each work; traffic lanes and pavements must not be used as car parks.

7. Urban road sections and technical infrastructures along roads must be synchronously arranged. Pavements must be wide enough for arrangement of technical infrastructure systems along roads. The arrangement of technical infrastructure systems in traffic lanes is strictly restricted. The arrangement of technical infrastructures along roads in tunnels or technical trenches in urban renovation planning blueprints shall be prioritized. For new streets and streets in new urban centers, wire lines and pipelines must be laid underground.

8. Detailed urban construction planning blueprints must indicate locations for construction of flyovers or tunnels for pedestrians.

II. DESIGNING AND BUILDING WORK

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Red-line landmarks under construction planning already approved by competent authorities must be strictly complied with.

3. Upon designing, renovating or building urban roads, the planned elevation must be ensured, without affecting the operation of water drainage systems, population and facilities on both sides of urban roads. The urban road elevation shall be considered by permit-granting bodies in the course of granting construction permits.

4. Urban roads must be designed and built to facilitate the movement of the disabled.

5. Water drainage systems must be simultaneously designed and built on all urban roads under construction planning and specialized water drainage planning (if any), which have been approved by competent authorities.

6. The use of materials, shapes, sizes and colors of pavement curbs, pavement bricks on a street ora street section must be synchronous.

7. Surface facilities on pavements must not hinder pedestrians and ensure urban beauty.

8. Locations must be arranged for pedestrians to safely and conveniently cross roads, prioritizing the design and construction of flyovers or tunnels at cross-sections, on long street sections with high flows of road-crossings (central quarters, commercial streets).

9. The use of curb bricks (with square angles or bevel angles) must be flexible to ensure the convenient pavement mounting or dismounting by vehicles, not affecting the urban beauty and traffic.

10. The arrangement of technical infrastructure systems in traffic lanes must be restricted. For new streets and streets in new urban centers, wire lines and pipelines must be laid underground. Tunnel and technical trench systems must be made the fullest use of for this purpose.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



12. The systems of greenery, public lighting, water drainage, tunnel, technical trenches (already identified in plannings approved by competent authorities) must be built together with urban roads.

13. Measures must be taken to ensure traffic safety, normal activities of pedestrians and traffic and to ensure environmental sanitation in areas in the course of construction.

III. URBAN ROAD MAINTENANCE

1. After being tested before use, urban roads must be maintained for long-term exploitation. The maintenance duration is calculated from the date of pre-acceptance test to the expiry date.

2. The maintenance of urban roads complies with the maintenance process.

3. For works being in exploitation or use, depending on the size and characteristics of urban roads, management bodies shall formulate by themselves or hire capable consultancy agencies to formulate a maintenance process. For newly designed urban roads, designing contractors shall formulate a maintenance process based on relevant current technical criteria.

4. The maintenance of urban roads must ensure the planned elevation and current elevation, must not affect the operation of water drainage systems, population and constructions on both sides of urban roads.

5. Owners, persons assigned to manage street pavements are responsible for maintenance work as follows:

a/ To organize the maintenance of urban roads according to the maintenance process.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



IV. MANAGEMENT AND EXPLOITATION OF URBAN ROADS

1. Urban roads must be strictly managed within the red-line landmarks, construction landmarks and roadbed elevation according to approved planning.

2. Traffic lane division, line painting and installation of traffic signboards and signals must comply with the Road Traffic Law.

3. The digging of urban roads for construction or installation of underground facilities must comply with the following regulations:

a/ Organizations and individuals wishing to dig urban roads shall get permission of competent state bodies.

b/ The construction of underground works under urban roads must strictly comply with planning and designing projects already approved by competent authorities and permits of competent state bodies.

c/ When urban roads are built, all other technical infrastructure works for communications, water supply, water drainage, gas supply, power supply,... must be synchronously built in accordance with the construction planning and the specialized planning (if any), which have been already approved by competent authorities in order to avoid repeated diggings time and again.

d/ Competent state management bodies shall receive dossiers and grant permits for urban road digging to organizations and individuals with valid dossiers. In case of refusal to grant permits, they must reply the latter in writing and clearly state the reasons therefor.

e/ When permitting urban road digging, permit-granting bodies shall notify such to the administrations of localities where works will be built for supervision of the implementation.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



g/ Work investors must strictly abide by set schedules and ensure the quality of the restored roads after digging.

4. The installation of signboards and billboards must comply with legal provisions on advertisement: billboards must ensure urban beauty, without obstructing and affecting urban traffic safety.

5. Construction or installation of surface works on urban roads

a/ Organizations and individuals wishing to construct or install surface works, including urban technical infrastructure systems, public facilities on urban roads, must get permission of competent stale bodies.

b/ The construction and exploitation of surface works on urban roads must ensure urban traffic safety, ensure the prescribed vertical and horizontal spaces as well as urban beauty. When building or installing surface works on urban roads, organizations and individuals must strictly comply with the permits and relevant legal documents.

6. Ensuring environmental sanitation

a/ Organizations, households and individuals shall participate in cleaning street pavements and roadbeds in front of their offices or houses, may not throw rubbish and let other people display goods and articles for sale, dump garbage or discarded materials on urban roads in front of their offices or houses, which would deprive urban centers of environmental sanitation and beautiful look.

b/ Organizations and individuals violating the regulations on ensuring environmental sanitation on pavements and roadbeds shall be sanctioned according to current provisions of law.

7. Temporary use of urban roads for non-traffic puiposes

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ When temporarily using urban roads for non-traffic purposes, organizations and individuals must arrange convenient and safe paths for pedestrians and vehicles.

8. The use of roadbeds for vehicle parking must satisfy the following requirements:

a/ Requirements on roadbed width

- For two-way roads: With the minimum roadbed of 10.5m, it is permitted to park vehicles on one side; with the minimum roadbed of 14m, it is permitted to park vehicles on both sides.

- For one-way roads: With the minimum roadbed of 7.5m: it is permitted to park vehicles on the right side of moving vehicles.

b/ Not obstructing traffic flow; not affecting normal activities of organizations and households on both sides of the streets.

c/ Being consistent with approved planning on car parks; the Peoples Committees shall, according to management decentralization, organize the formulation, appraisal and approval of planning on car parks for urban centers under their respective management, making lists of streets where vehicle parking is permitted, based on the width, cross-sections, types, nature of streets and traffic flow.

d/ When urban roadbeds are used for charged public car parking, priority shall be given to organizations, households and individuals with lawful rights to use houses or buildings along those roads to hire vehicle parking places adjacent to their houses or buildings.

9. The use of street pavements for vehicle parking must satisfy the following requirements:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ Being tidy and neat, ensuring urban beauty.

c/ Not parking vehicles in front of cultural, educational, sport, medical, religious works, office buildings on streets in political, cultural and tourist centers.

d/ Charged public vehicle parking lots on street pavements must comply with plannings approved by competent state bodies and ensure convenience for pedestrians, environmental sanitation, urban beauty and must not affect normal activities of households and owners of works along the streets.

10. The arrangement of drive-ins to works on both sides of urban roads must be identified in detailed urban construction planning of a 1/500 scale. For existing streets, the arrangement of drive-ins to works on their both sides must ensure traffic safety, urban beauty and be permitted by competent bodies.

11. Occupation and use of street pavements for construction of shops, installation of sun-shades

a/ Organizations and individuals wishing to build shops or kiosks on street pavements shall get permission of competent state management bodies.

b/ The construction of shops and kiosks on street pavements in new urban centers and new streets must be identified right in the detailed plannings; for existing streets, shops and kiosks may only be installed temporarily during festival occasions and must be dismantled upon the end of the festivals according to regulations of local administrations.

c/ The construction and installation of sun- and rain-shades must comply with construction standards and be considered simultaneously upon the grant of construction permits.

d/ Local administrations shall guide and inspect the building of small shops, the installation of sun-and rain-shades; and organize the dismantlement of shops and sun- and rain-shades built in contravention of regulations.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



13. Temporary use of street pavements for wedding ceremonies or funerals

a/ Households and individuals wishing to temporarily use street pavements for wedding ceremonies or funerals shall get permission of the administrations of their places of residence.

b/ Local administrations shall examine and permit the temporary use of street pavements for wedding ceremonies and funerals.

c/The temporary use duration must not exceed 48 hours and a path of a minimum 1.5 m wide must be arranged for pedesuians.

14. Use of street pavements for business purposes

Only the pavements of some peculiar works and streets may be used for business purposes. Provincial-level Peoples Committees shall decide on the lists of works and streets where street pavements are permitted for use for business purposes if the following requirements are satisfied:

a/ The remaining pavement reserved for pedestrians must be at least 1.5 in wide;

b/ Ensuring traffic safety and convenience as well as urban beauty and environmental sanitation and not affecting normal activities of households and owners of works along the streets:

c/ Business activities are not allowed to be organized in front of cultural, educational, sport, medical or religious works, office buildings.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



RESPONSIBILITIES FOR URBAN ROAD MANAGEMENT

I. CONSTRUCTION DEPARTMENTS OF PROVINCES AND COMMUNICATIONS AND PUBLIC WORKS DEPARTMENTS OF CENTRALLY RUN CITIES

Construction Departments of provinces and Communications and Public Works Departments of centrally run cities shall act as advisory bodies assisting provincial-level Peoples Committees in performing the state management of urban roads in their respective localities:

1. To act as major bodies in synthesizing and guiding the formulation and implementation of plannings and plans to upgrade, renovate, maintain and develop urban roads.

2. To submit to provincial-level Peoples Committees regulations on assignment and decentralization of urban road management.

3. To guide, urge and inspect the management and exploitation or urban road

4. To directly manage urban roads as assigned by provincial-level Peoples Committees.

II PEOPLES COMMIT! EES AT ALL LEVELS

1. Provincial-level Peoples Committees

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ To direct and organize the application of measures to enhance construction order, traffic safely and order, environmental sanitation and urban beauty in their respective localities.

c/ To assign and decentralize the state management of urban roads to specialized bodies and lower-level administrations.

d/ To assign the major bodies to manage the construction of other synchronous technical infrastructures when urban roads are built.

e/ To direct and inspect activities of specialized inspection forces according to current regulations.

f/To direct lower-level Peoples Committees in the management and exploitation of urban roads as decentralized to them.

2. District-level Peoples Committees

a/ To manage urban roads according to their functions and assigned tasks and decentralization by provincial-level Peoples Committees.

b/To perform the administrative management of the use of street pavements and roadbeds, urban order and environmental sanitation in their respective localities, apply measures against the occupation of street pavements or roadbeds, ensuring urban traffic safety and order, environmental sanitation and urban beauty.

c/ To direct sections and boards as well as lower-level Peoples Committees in performing the management functions according to their competence and organize the inspection and handling of violations according to their competence and law.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ To manage and use urban roads in their respective localities according to decentralization.

b/ To manage and grant permits for temporary use of street pavements for wedding ceremonies and funerals in their respective localities.

c/ To organize the inspection and handling of violations of regulations on use management of urban roads in their respective localities according to law.

Part 4

ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION AND IMPLEMENTATION EFFECT

1. Provincial/municipal Peoples Committees shall organize the implementation of this Circular.

2. This Circular takes effect 15 days after its publication in CONG BAO.

1. Any problems arising in the course of implementation should be reported by localities to the Ministry of Construction for guidance and solution according to its competence.

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

;

Thông tư 04/2008/TT-BXD hướng dẫn quản lý đường đô thị do Bộ Xây dựng ban hành

Số hiệu: 04/2008/TT-BXD
Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Xây dựng
Người ký: Nguyễn Văn Liên
Ngày ban hành: 20/02/2008
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [0]
Văn bản được căn cứ - [4]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [1]

Văn bản đang xem

Thông tư 04/2008/TT-BXD hướng dẫn quản lý đường đô thị do Bộ Xây dựng ban hành

Văn bản liên quan cùng nội dung - [1]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [1]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [1]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…