THỦ
TƯỚNG CHÍNH PHỦ |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1567/QĐ-TTg |
Hà
Nội, ngày 31 tháng 10 năm 2008 |
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ
ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Nghị quyết số 32-NQ/TW ngày 05 tháng 8 năm 2003 của Bộ Chính trị về xây
dựng và phát triển thành phố Hải Phòng trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại tờ trình số 3847/TTr-BKH
ngày 28 tháng 5 năm 2008 về “Kế hoạch triển khai tiếp Nghị quyết số 32-NQ/TW
ngày 05 tháng 8 năm 2003 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Hải
Phòng giai đoạn 2008 - 2015”,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Nơi nhận: |
THỦ
TƯỚNG |
TRIỂN KHAI TIẾP NGHỊ QUYẾT SỐ 32-NQ/TW NGÀY 05 THÁNG 8 NĂM
2003 CỦA BỘ CHÍNH TRỊ (KHÓA IX) VỀ XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
GIAI ĐOẠN 2008 - 2015
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1567/QĐ-TTg ngày 31 tháng 10 năm 2008 của
Thủ tướng Chính phủ)
Ngày 05 tháng 8 năm 2003, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 32-NQ/TW về xây dựng và phát triển thành phố Hải Phòng trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Trên cơ sở kết quả 4 năm thực hiện Nghị quyết số 32-NQ/TW của Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai tiếp Nghị quyết của Bộ Chính trị, đưa Hải Phòng trở thành Thành phố công nghiệp hiện đại trước năm 2020.
I. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ 4 NĂM TRIỂN KHAI THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT
Thời gian qua, thành phố Hải Phòng và các Bộ, ngành Trung ương đã có nhiều cố gắng, nỗ lực trong việc triển khai thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị và đã đạt được một số kết quả quan trọng, đưa Hải Phòng phát triển trên nhiều lĩnh vực. Cụ thể như:
1. Công tác
tuyên truyền, quán triệt Nghị quyết:
Nghị quyết số 32-NQ/TW của Bộ Chính trị đã được các Bộ, ngành Trung ương và địa phương tổ chức quán triệt và triển khai thực hiện nghiêm túc, có lộ trình, có bước đi phù hợp; hầu hết các nội dung, nhiệm vụ ghi trong Nghị quyết đều được triển khai, tuy còn ở các mức độ khác nhau nhưng đã đạt được kết quả rõ nét.
Các Bộ, ngành đã giao trách nhiệm cho các đơn vị liên quan trực tiếp nghiên cứu, đề xuất đưa vào chương trình, kế hoạch, dự án của Bộ, ngành mình và phối hợp với địa phương triển khai thực hiện; các tỉnh, thành phố trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ cũng có sự phối kết hợp trong việc thực hiện các nội dung của Nghị quyết; Đảng bộ và nhân dân Thành phố đã nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng của Nghị quyết đối với sự nghiệp xây dựng, phát triển thành phố Hải Phòng.
2. Tình hình
thực hiện Nghị quyết:
- Về phát triển kinh tế - xã hội
Kinh tế - xã hội của Thành phố có bước chuyển biến tích cực; đã phát huy các nguồn lực, khai thác được lợi thế cho đầu tư phát triển; đã chú trọng đến mục tiêu tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, đô thị hóa, nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế theo tinh thần của Nghị quyết
Một số dự án lớn ghi trong Nghị quyết số 32-NQ/TW của Bộ Chính trị đã được triển khai ở mức độ khác nhau; Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt thành lập và ban hành Quy chế hoạt động của Khu kinh tế Đình Vũ - Cát Hải; phê duyệt Quy hoạch tổng thể Cảng hàng không quốc tế Cát Bi giai đoạn đến năm 2015 và định hướng đến năm 2025; đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng; đang nghiên cứu quy hoạch xây dựng Cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng (Lạch Huyện); đang triển khai công tác chuẩn bị đầu tư cầu ra đảo Cát Hải.
Những năm gần đây, kinh tế của Thành phố liên tục tăng trưởng, năm sau cao hơn năm trước (năm 2007 đạt 12,82% - là mức tăng cao nhất từ năm 2000 trở lại đây); cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực: năm 2007, cơ cấu dịch vụ - công nghiệp - nông, lâm, ngư nghiệp tương ứng là 51,5% - 37,5% - 11,0%. Một số ngành có thế mạnh (như đóng mới và sửa chữa tàu, vật liệu xây dựng, sản xuất kim loại, dịch vụ cảng, vận tải,…) phát triển nhanh; xuất khẩu và thu ngân sách tăng khá, tiềm lực kinh tế, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và đô thị tăng khá đã góp phần làm thay đổi bộ mặt của Thành phố.
- Công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch, xây dựng và quản lý đô thị được quan tâm, đạt được nhiều tiến bộ mới, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển; nhiều quy hoạch ngành, lĩnh vực đã được chỉ đạo xây dựng hoặc rà soát, điều chỉnh, bổ sung phù hợp với nội dung Nghị quyết số 32-NQ/TW của Bộ Chính trị.
Bước đầu thành phố đã có sự phối hợp với các địa phương trong Vùng như: Thủ đô Hà Nội, tỉnh Quảng Ninh … để khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế của địa phương, nhất là trong công tác quy hoạch, kế hoạch, xây dựng cơ chế, chính sách để triển khai các dự án liên tỉnh trong Vùng.
- Văn hóa, xã hội: thành phố đã chú trọng phát triển kinh tế gắn tới tiến bộ và công bằng xã hội, giải quyết tốt hơn các vấn đề xã hội, nâng cao một bước đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Đạt được kết quả tích cực trong xây dựng đời sống văn hóa và giữ gìn môi trường văn hóa lành mạnh.
- Giáo dục, đào tạo: đã có bước phát triển khá toàn diện, phấn đấu đến cuối năm 2008 cơ bản hoàn thành phổ cập bậc trung học phổ thông và trung cấp nghề; chất lượng giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa tiếp tục có tiến bộ.
Khoa học, công nghệ: tiềm lực khoa học và công nghiệp được nâng lên một bước, tạo ra được một số sản phẩm chất lượng hàng hóa cao có sức cạnh tranh trên thị trường.
- Y tế: chất lượng khám, chữa bệnh, dịch vụ y tế đạt nhiều tiến bộ.
- Quốc phòng, an ninh: thành phố thực hiện tốt nhiệm vụ gắn phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh, xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc, giữ vững chủ quyền quốc gia, ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội.
- Công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí đạt được kết quả bước đầu.
- Công tác cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, xây dựng chính quyền các cấp trong sạch, vững mạnh; giữ kỷ luật, kỷ cương trong hệ thống chính trị.
Tuy nhiên, cũng còn một số mặt hạn chế, yếu kém đòi hỏi phải được tập trung khắc phục trong thời gian tới.
b. Một số hạn chế, tồn tại trong thực hiện Nghị quyết
- Chưa khai thác, phát huy tốt các nguồn lực, tận dụng lợi thế cho đầu tư phát triển, nhất là nguồn lực tại chỗ, thu hút vốn đầu tư nước ngoài còn thấp; công tác xã hội hóa đầu tư phát triển còn yếu, thu ngân sách nội địa còn thấp; chưa tạo được những bứt phá mới trong đầu tư phát triển.
- Tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa còn chậm; chất lượng tăng trưởng và năng lực cạnh tranh còn thấp. Vai trò là trọng điểm kinh tế với sự phát triển năng động, có sức lan toả cho cả Vùng theo tinh thần Nghị quyết còn hạn chế. Công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch, xây dựng và quản lý đô thị chưa đáp ứng được yêu cầu đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa, xây dựng Thành phố văn minh; chưa tương xứng với vị trí là đô thị loại I trực thuộc Trung ương.
- Chất lượng nguồn nhân lực còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa; giải quyết các vấn đề dân sinh bức xúc, nhất là việc làm cho lao động nông thôn còn hạn chế; các tệ nạn xã hội, tội phạm hình sự còn diễn biến phức tạp.
- Chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị, đội ngũ cán bộ còn nhiều yếu kém, bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ; công tác quản lý nhà nước còn hạn chế, đặc biệt là quản lý đất đai còn nhiều yếu kém, để xảy ra một số vụ việc tham nhũng phải xử lý theo pháp luật.
3. Một số bài
học kinh nghiệm trong quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết:
a. Nghị quyết đúng, nhưng để nhanh chóng đi vào cuộc sống đòi hỏi phải có sự đổi mới phương pháp nghiên cứu, quán triệt, tuyên truyền Nghị quyết đến mọi đối tượng; gắn việc nghiên cứu, quán triệt với thể chế hóa, cụ thể hóa Nghị quyết, kịp thời xây dựng các chương trình hành động, kế hoạch và đề án cụ thể, có tính khả thi, có bước đi và lộ trình phù hợp; gắn việc cụ thể hóa với việc tổ chức thực hiện hiệu quả;
b. Phải xây dựng các cơ chế, chính sách đồng bộ, phù hợp và có sự nỗ lực, phấn đấu từ sức mạnh nội sinh của Thành phố;
c. Phát huy, khai thác có hiệu quả mọi nguồn lực, trong đó đặc biệt chú trọng nguồn nội lực và tranh thủ các nguồn lực từ bên ngoài phục vụ mục tiêu xây dựng và phát triển của Thành phố;
d. Công tác cán bộ phải được hết sức coi trọng, phải không ngừng nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ, chi bộ và đảng viên; đồng thời, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước ở các cấp chính quyền; nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức trong hệ thống chính trị;
đ. Sự phối hợp giữa Thành phố với các Bộ, ngành Trung ương và các địa phương trong Vùng cũng là nhân tố quan trọng góp phần đảm bảo thực hiện thắng lợi các mục tiêu Nghị quyết đề ra.
II. MỤC
TIÊU, NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT GIAI ĐOẠN 2008 - 2015
Tập trung xây dựng và phát triển để Hải Phòng thực sự trở thành một thành phố cảng, có nền sản xuất công nghiệp hiện đại; đầu mối giao thông quan trọng và cửa chính ra biển của các tỉnh phía Bắc, có cảng cửa ngõ quốc tế; một cực tăng trưởng quan trọng của vùng kinh tế động lực Bắc Bộ; một trọng điểm thực hiện chiến lược biển Việt Nam theo Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương khóa X; một trong những trung tâm công nghiệp, thương mại lớn của cả nước và trung tâm dịch vụ, du lịch, thủy sản, giáo dục, y tế, văn hóa, thể dục thể thao của vùng duyên hải Bắc Bộ; một pháo đài bất khả xâm phạm về quốc phòng - an ninh; có tổ chức Đảng và hệ thống chính trị không ngừng lớn mạnh, đời sống nhân dân ngày một nâng cao. Phấn đấu Hải Phòng là một trong những địa phương đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và cơ bản trở thành Thành phố công nghiệp văn minh, hiện đại trước năm 2020 từ 3 đến 5 năm; trở thành một trong những trung tâm tài chính quốc gia và hướng tới trở thành trung tâm tài chính quốc tế sau năm 2020.
- Phấn đấu đến năm 2010 đưa tỷ trọng GDP chiếm khoảng 4,5% trong GDP cả nước; nhịp độ tăng trưởng GDP bình quân đạt 13 - 13,5%/năm; trong đó, tốc độ tăng bình quân GDP ngành dịch vụ đạt khoảng 14 - 14,5%/năm; công nghiệp - xây dựng 14%/năm; nông - lâm - ngư nghiệp trên 5%/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa với tỷ trọng dịch vụ: 52- 53%, công nghiệp - xây dựng: 39 - 40%, nông - lâm - ngư nghiệp: 7 - 8% vào năm 2010. GDP bình quân đầu người đạt 1.800 - 1.900 USD vào năm 2010.
- Giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân 18 - 19%/năm, giá trị sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp tăng 6 - 6,5%/năm.
- Kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 1,9 - 2 tỷ USD vào năm 2010, tốc độ tăng bình quân 18 - 19%/năm.
- Thu ngân sách trên địa bàn đạt trên 18 nghìn tỷ đồng vào năm 2010, trong đó thu nội địa tăng trên 15%/năm.
- Tổng vốn đầu tư xã hội giai đoạn 2006 - 2010 đạt trên 90.000 tỷ đồng, bình quân trên 18.000 tỷ đồng/năm, tăng 14%/năm, trong đó vốn đầu tư nước ngoài (vốn ODA và FDI) chiếm khoảng 30%.
- Sản lượng hàng hóa thông qua các cảng khu vực Hải Phòng đạt 25 - 30 triệu tấn vào năm 2010, tăng bình quân 12%/năm.
- Thu hút trên 5,6 triệu lượt khách du lịch vào năm 2010, tăng bình quân 15%/năm.
- Cơ bản hoàn thành phổ cập bậc trung học phổ thông và trung cấp nghề trên địa bàn Thành phố vào năm 2008.
- Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên bình quân khoản 1%/năm.
- Giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn khoảng 5% vào năm 2010.
- Giải quyết việc làm cho 225.000 lao động trong giai đoạn 2006 - 2010, bình quân 45.000 lao động/năm, tăng bình quân 4%/năm. Tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị giảm còn dưới 5%, phấu đấu nâng tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở khu vực nông thôn đạt 85 - 90% vào năm 2010. Tỷ lệ lao động qua đào tạo ở các trình độ đạt 60 - 65% trên tổng số lao động trong độ tuổi vào năm 2010. Cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế năm 2010: dịch vụ: 34,5% - công nghiệp, xây dựng: 30,8% - nông, lâm, ngư nghiệp: 34,7%.
- Tỷ lệ dân số thành thị đạt 55 - 60% vào năm 2010.
- Đảm bảo 100% số hộ gia đình ở thành thị và trên 90% số hộ gia đình ở nông thôn được dùng nước hợp vệ sinh, 100% số hộ có điện sinh hoạt; 90% số xã đạt chuẩn quốc gia về y tế xã. Đảm bảo 90% chất thải rắn đô thị được thu gom và xử lý hợp vệ sinh.
- Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đạt 13,5 - 14%/năm; trong đó, ngành dịch vụ tăng 14,4 - 15%/năm; công nghiệp - xây dựng tăng 14%/năm và nông, lâm, ngư nghiệp tăng trên 6%/năm. Cơ cấu kinh tế đến năm 2015: dịch vụ: 58%; công nghiệp, xây dựng: 37%; nông, lâm, ngư nghiệp: 5%.
- Giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân 18 - 19%/năm, giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp tăng 7%/năm.
- Kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 4 tỷ USD năm 2015.
- Tổng vốn đầu tư xã hội giai đoạn 2011 - 2015 đạt khoảng 185.000 tỷ đồng;
- Thu ngân sách trên địa bàn đạt 40 - 45 nghìn tỷ đồng vào năm 2015.
- Sản lượng hàng hóa thông qua các cảng khu vực Hải Phòng đạt trên 50 triệu tấn vào năm 2015.
- Thu hút khoảng 9 triệu lượt khách du lịch vào năm 2015
- Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên bình quân khoảng 1%/năm.
- Hộ nghèo (theo chuẩn mới) còn không đáng kể.
- Tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị giảm còn dưới 4%, phấn đấu nâng tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở khu vực nông thôn đạt 95% vào năm 2015. Tỷ lệ lao động qua đào tạo ở các trình độ đạt 75% trên tổng số lao động trong độ tuổi vào năm 2015. Cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế năm 2015: dịch vụ: 40,2%; công nghiệp, xây dựng: 35,6%; nông, lâm, ngư nghiệp: 24,2%.
- Tỷ lệ dân số thành thị đạt 75% vào năm 2015
- Đảm bảo 100% số hộ gia đình ở thành thị và trên 95% số hộ gia đình ở nông thôn được dùng nước hợp vệ sinh, 100% số hộ có điện sinh hoạt; 100% số xã đạt chuẩn quốc gia về y tế xã. Đảm bảo 95% chất thải rắn đô thị được thu gom và xử lý hợp vệ sinh.
- Hoàn thiện về cơ bản hệ thống kết cấu hạ tầng hiện đại, ngang tầm với các thành phố phát triển trong khu vực.
3. Một số
nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm
Tiếp tục triển khai công tác tuyên truyền thực hiện Nghị quyết số 32-NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Hải Phòng với quy mô sâu rộng, thường xuyên, bằng nhiều hình thức; kết hợp với việc tuyên truyền thực hiện Nghị quyết Đại hội X của Đảng, Nghị quyết Đại hội XIII Đảng bộ thành phố, tạo nên sự nhận thức sâu sắc về những cơ hội thuận lợi, những khó khăn, thách thức, cũng như những yếu tố tiềm năng, lợi thế, vị thế mới của Thành phố; tạo ra sự phát triển bứt phá mới của thành phố Hải Phòng trong những năm tới.
b. Hoàn thiện, sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách:
- Tiếp tục rà soát, điều chỉnh, bổ sung các quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành, quy hoạch tổng thể, quy hoạch chi tiết phát triển không gian đô thị, quy hoạch sử dụng đất gắn với vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, phù hợp với các nội dung Nghị quyết số 32-NQ/TW của Bộ Chính trị, Quyết định số 271/2006/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh, bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hải Phòng đến năm 2020, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư.
- Đưa các nội dung Nghị quyết vào các quy hoạch phát triển ngành, các cơ chế, chính sách phát triển của vùng và cả nước.
- Xác định các tiêu chí, lộ trình và đẩy mạnh xây dựng Hải Phòng cơ bản trở thành Thành phố công nghiệp văn minh, hiện đại trước năm 2020; chiến lược phát triển các ngành công nghiệp chủ lực, trọng điểm trên địa bàn thành phố; cơ chế, chính sách phát triển các khu, cụm công nghiệp; cơ chế, chính sách thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn; cơ chế, chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư phát triển các ngành kinh tế dịch vụ chất lượng cao, dịch vụ có hàm lượng chất xám lớn.
- Rà soát, ban hành các văn bản pháp quy trong lĩnh vực đầu tư, kinh doanh theo hướng thông thoáng, minh bạch, bình đẳng, tạo điều kiện cho doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế có điều kiện thuận lợi tiếp cận với các nguồn lực như mặt bằng, hạ tầng, vốn, thông tin.
- Khẩn trương sửa đổi, bổ sung Quyết định số 54/2004/QĐ-TTg ngày 05 tháng 4 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ về một số cơ chế tài chính ngân sách ưu đãi đối với thành phố Hải Phòng theo hướng toàn diện hơn, phù hợp với yêu cầu phát triển của Thành phố và pháp luật hiện hành; nghiên cứu cơ chế, chính sách phù hợp hơn để phát huy tốt mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển; thành lập Quỹ đầu tư phát triển đô thị, Quỹ bảo lãnh tín dụng để tạo lập công cụ tài chính huy động được các nguồn vốn trên thị trường.
- Khẩn trương lập và trình duyệt các dự án đầu tư theo nhiệm vụ mà Nghị quyết số 32-NQ/TW của Bộ Chính trị đã đề ra để sử dụng nguồn vốn hỗ trợ có mục tiêu của Chính phủ và các nguồn vốn khác; lập danh mục đầu tư trong giai đoạn đến 2010 và 2015.
- Xây dựng cơ chế, chính sách đầu tư phát triển theo hướng tập trung, ưu tiên cho các dự án trọng điểm, dự án có tầm ảnh hưởng rộng, có khả năng hoàn vốn. Hoàn thiện cơ chế quản lý ngân sách, tạo điều kiện đẩy nhanh và mở rộng quá trình xã hội hóa các hoạt động thuộc lĩnh vực văn hóa - xã hội.
- Xây dựng cơ chế, chính sách đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, hệ thống phòng thí nghiệm trọng điểm hiện đại; xây dựng mạng lưới dịch vụ khoa học và công nghệ (tư vấn chuyển giao công nghệ, môi giới và đánh giá công nghệ, dịch vụ bảo trì thiết bị công nghệ cao…); phát triển công nghệ thông tin, công nghệ sinh học; chuyển giao khoa học công nghệ trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội; các cơ chế, chính sách cho phát triển các thị trường tài chính, bất động sản, lao động, khoa học, công nghệ…
- Xây dựng cơ chế, chính sách thu hút, sử dụng và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao; cơ chế, chính sách thu hút đội ngũ tri thức, các nhà khoa học nước ngoài về tham gia giảng dạy, nghiên cứu khoa học tại Hải Phòng;
- Ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích các doanh nghiệp mở các lớp dạy nghề hoặc cơ sở dạy nghề trong doanh nghiệp; đồng thời, thực hiện liên kết, liên doanh giữa doanh nghiệp với cơ sở dạy nghề, gắn việc dạy lý thuyết tại các cơ sở dạy nghề với thực hành tại doanh nghiệp, tạo nguồn lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật phù hợp với yêu cầu phát triển các ngành công nghiệp, nhất là các ngành mũi nhọn, các ngành có lợi thế cạnh tranh,…
- Xây dựng các cơ chế, chính sách phát triển liên vùng trong thu hút đầu tư, phát triển các ngành kinh tế, giải quyết các vấn đề môi trường … trên cơ sở phát huy lợi thế của mỗi địa phương, phát huy được vai trò là cực tăng trưởng của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.
- Xây dựng các cơ chế, chính sách về tổ chức bộ máy, công tác cán bộ… phù hợp với đô thị loại I. Đồng thời, đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước.
c. Tăng cường thu hút vốn đầu tư phát triển, tập trung đầu tư các công trình cơ sở hạ tầng lớn:
- Tập trung nguồn lực để tăng quy mô và hiệu quả đầu tư, đẩy mạnh cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; có cơ chế khuyến khích đầu tư nhằm thu hút nguồn vốn dân doanh cho phát triển kinh tế; quan tâm thu hút mạnh mẽ hơn đầu tư trực tiếp nước ngoài và vốn hỗ trợ phát triển chính thức. Tăng cường hợp tác quốc tế, xúc tiến đầu tư, thu hút đầu tư từ các địa phương, các nhà đầu tư nước ngoài, người Việt Nam ở nước ngoài đầu tư vào Thành phố.
- Có các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực như tăng cường hiệu quả công tác quản lý đầu tư xây dựng, sử dụng các nguồn vốn đầu tư tập trung, đúng quy hoạch, kế hoạch, chống thất thoát, lãng phí trong đầu tư; nâng cao năng lực của các cơ quan quản lý, các tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện đầu tư đi đôi với tăng cường kiểm tra, giám sát, xử lý trách nhiệm.
- Bảo đảm tiến độ thực hiện Khu kinh tế Đình Vũ, bao gồm cả việc quy hoạch, xây dựng hạ tầng và thu hút đầu tư, coi đây là Dự án trọng điểm để thúc đẩy phát triển kinh tế của Thành phố.
- Đẩy nhanh tiến độ triển khai đầu tư xây dựng đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng, cầu Đình Vũ - Cát Hải; nghiên cứu chuẩn bị đầu tư Quân cảng tại Nam Đồ Sơn, đường sắt cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, đường sắt nối ra đảo Đình Vũ, sân bay quốc tế Cát Bi, các dự án phát triển công nghiệp, thương mại, xây dựng đảo Bạch Long Vỹ trở thành Trung tâm hậu cần nghề cá, xây dựng Đồ Sơn, Cát Bà cùng với Hạ Long thành Khu du lịch quốc tế; tiếp tục quan tâm ưu tiên đầu tư đẩy nhanh xây dựng Bệnh viện Việt - Tiệp, Trường Đại học Hải Phòng, Khu liên hiệp Thể thao…
d. Đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế biển:
- Xây dựng Hải Phòng trở thành một Trung tâm Công nghiệp - Du lịch - Dịch vụ lớn của cả nước và là một trọng điểm thực hiện chiến lược biển Việt Nam theo Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X. Tập trung phát triển mạnh khu vực dịch vụ, ưu tiên phát triển các ngành dịch vụ có tiềm năng lớn, chú trọng phát triển các ngành dịch vụ truyền thống, mở rộng các dịch vụ mới, trong đó dịch vụ biển, du lịch, thương mại là các ngành dịch vụ chủ lực, phát triển với tốc độ cao. Phát triển Hải Phòng trở thành Trung tâm Dịch vụ hàng hải và Vận tải biển lớn của Việt Nam, Trung tâm Dịch vụ bưu chính viễn thông chất lượng cao; Trung tâm Thương mại của vùng Bắc Bộ và cả nước. Phát triển, nâng cấp hệ thống chợ đầu mố, kho đầu mối. Ưu tiên đầu tư cho khu du lịch trọng điểm Cát Bà và Đồ Sơn; nâng cao chất lượng các tuyến du lịch hiện có, mở thêm tuyến du lịch sinh thái biển, sớm hoàn thành các dự án du lịch, khu vui chơi giải trí; tập trung đầu tư xây dựng trường trung học nghiệp vụ du lịch, xây dựng cầu cảng liên vận quốc tế du lịch. Phát triển nhanh các loại hình dịch vụ đô thị, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, kiểm toán, tư vấn, y tế, giáo dục phát triển phục vụ cho cả các địa phương lân cận.
- Phát triển mạnh kinh tế biển, thực hiện vai trò là trọng tâm về phát triển kinh tế biển, nâng cao đóng góp vào tăng trưởng kinh tế. Xây dựng quy hoạch, chiến lược kinh tế biển của Hải Phòng, gắn với quy hoạch phát triển chung của các tỉnh ven biển đồng bằng Bắc Bộ, quy hoạch phát triển vùng đồng bằng sông Hồng, chiến lược biển Đông. Chú trọng nâng cao chất lượng các ngành nghề biển, đặc biệt phát triển các ngành nghề mũi nhọn như cảng biển và kinh tế hàng hải, nuôi trồng hải sản, du lịch biển đảo … với các khu vực ưu tiên tập trung phát triển là đảo Cát Bà, Bạch Long Vỹ, thị xã Đồ Sơn, khu kinh tế Đình Vũ - Cát Hải,…
- Phát triển công nghiệp với tốc độ nhanh, có chất lượng và hiệu quả, tiếp tục nâng dần vị thế công nghiệp Hải Phòng trong công nghiệp của cả nước và vùng Bắc Bộ. Đẩy nhanh quá trình triển khai các dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật các khu công nghiệp, khu công nghệ cao theo quy hoạch để thu hút đầu tư. Chú trọng đầu tư, tạo điều kiện khuyến khích các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng có chất lượng cao, công nghiệp phụ trợ nâng cao tỷ lệ nội địa hóa sản phẩm. Tập trung phát triển một số ngành công nghiệp chủ lực: đóng tàu, xi măng, thép, sản phẩm cơ khí, thiết bị, linh kiện điện tử, sản phẩm phần mềm, động cơ nổ, động cơ điện, dệt may, da dày, chế biến thủy sản. Xây dựng và phát triển công nghiệp ôtô, vật liệu xây dựng cao cấp, vật liệu mới, công nghệ sinh học thân thiện môi trường. Khôi phục các làng nghề truyền thống hoạt động có hiệu quả, hình thành các cụm, điểm công nghiệp nông thôn gắn với dịch vụ.
- Đẩy nhanh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin. Ưu tiên phát triển công nghiệp công nghệ thông tin làm tiền để hỗ trợ các ngành công nghiệp khác, là hạt nhân đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
- Quy hoạch các khu kinh tế, khu, cụm công nghiệp đồng bộ với quy hoạch nguồn nhân lực, cơ sở dạy nghề; các công trình hạ tầng xã hội như: nhà ở, trường học, cơ sở y tế, văn hóa, thể thao,… tạo điều kiện cải thiện đời sống người lao động, nhất là lao động di cư từ nơi khác đến các khu kinh tế, khu công nghiệp tập trung.
- Phát triển sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng sản xuất hàng hóa có chất lượng và hiệu quả trên cơ sở phát triển nông nghiệp nhiệt đới, sinh thái và công nghệ cao với sản xuất chuyên môn hóa qui mô lớn và trình độ ngày càng cao. Đưa nhanh tiến độ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới vào sản xuất; tập trung xây dựng hệ thống thủy lợi, kiên cố hóa kênh mương, củng cố và nâng cấp hệ thống đê biển. Quan tâm phát triển ngành nghề phi nông nghiệp ở nông thôn. Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.
- Phát triển Hải Phòng trở thành Trung tâm Thủy sản về giống, thức ăn, khoa học - công nghệ, chế biến, xuất khẩu của vùng duyên hải Bắc Bộ, Trung tâm Chế biến và Buôn bán hàng thủy sản có giá trị gia tăng cao, Trung tâm Lưu giữ, bảo quản thành phẩm và Xuất khẩu cho nghề cá khu vực phía Bắc và Bắc miền Trung. Tăng cường hỗ trợ của Nhà nước cho các khu hậu cần dịch vụ nghề cá xa bờ. Tăng cường quản lý chặt chẽ ngư trường, môi trường sinh thái. Phát triển nuôi tôm trở thành sản phẩm chủ lực trong nuôi thủy sản; đưa nuôi cá biển, nuôi nhuyễn thể thành sản xuất hàng hóa lớn. Phát triển các vùng nuôi sinh thái gắn với các khu du lịch, phát huy hiệu quả các cảng cá đã và đang được xây dựng.
đ. Đẩy nhanh quá trình đô thị hóa, xây dựng đô thị loại I:
- Tiến hành rà soát, điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thành phố đến năm 2025; quy hoạch tổng thể các đơn vị hành chính, hình thành các quận mới đến năm 2010, 2015 theo mô hình đô thị sinh thái. Tập trung cao các nguồn lực, trong đó ưu tiên dành vốn ngân sách và huy động các nguồn lực khác để đẩy nhanh xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng kinh tế và xã hội Thành phố xứng đáng là đô thị loại I, nâng cao chất lượng đô thị, phấn đấu là đô thị “Xanh, sạch, đẹp” theo hướng đô thị cảng biển, văn minh, hiện đại.
- Phát triển, hiện đại hóa hệ thống kết cấu hạ tầng đô thị đồng bộ cả về hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội. Thực hiện tốt việc quản lý và điều chỉnh hợp lý phân bố dân cư trên địa bàn. Đẩy mạnh xây dựng, phát triển đô thị, hình thành các khu đô thị mới hiện đại; triển khai sớm việc xây dựng Khu đô thị mới Bắc sông Cấm; tập trung xây dựng Trung tâm Hành chính của Thành phố đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính, hiện đại hóa công sở và hội nhập quốc tế. Nghiên cứu quy hoạch chi tiết khu kinh tế Đình Vũ - Cát Hải theo hướng hiện đại, mang tầm quốc tế.
- Đẩy mạnh chương trình phát triển nhà ở. Thiết lập trật tự kỷ cương trong công tác quản lý quy hoạch và hiệu lực quản lý đô thị. Đẩy mạnh xã hội hóa các ngành dịch vụ công cộng xã hội và vệ sinh môi trường.
- Gắn phát triển đô thị với chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa. Phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn theo hướng đồng bộ, bền vững.
e. Phát triển văn hóa, giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực, y tế, thể thao, khoa học và công nghệ:
- Phát triển, đào tạo nguồn nhân lực, ưu tiên phát triển đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ; đổi mới giáo dục và đào tạo một cách đồng bộ, thực hiện chuẩn hóa, hiện đại hóa trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo để Hải Phòng sớm trở thành Trung tâm Giáo dục - đào tạo thực sự mạnh, có sức lan tỏa, ảnh hưởng nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa không những của Thành phố mà của cả vùng duyên hải Bắc Bộ.
Quy hoạch phát triển mạng lưới trường học, tập trung thực hiện chương trình nâng cấp cơ sở vật chất trường học theo hướng đạt chuẩn quốc gia. Phát triển quy mô giáo dục - đào tạo theo cơ cấu các loại hình phù hợp với phát triển kinh tế - xã hội và theo hướng đẩy mạnh “Xã hội hóa”, xây dựng một số cơ sở đào tạo tài năng ở bậc trung học phổ thông, trường quốc tế và từng bước xây dựng một xã hội học tập có chất lượng. Ưu tiên phát triển dạy nghề với 3 cấp trình độ; rà soát, bổ sung quy hoạch chi tiết mạng lưới cơ sở dạy nghề.
Chú trọng phát triển, nâng cao chất lượng đào tạo ở các trường trung cấp chuyên nghiệp, dạy nghề, cao đẳng, đại học trên địa bàn theo hướng gắn chặt với nhu cầu sản xuất, cung cấp lao động có trình độ cao và chuyên gia kỹ thuật cao cho các ngành chủ lực (như đóng tàu, khai thác cảng biển, du lịch, chế biến thủy sản…), trong đó có đi trước, đón đầu và hội nhập trình độ khu vực, quốc tế, có Trường Đại học Quốc tế; có hệ thống các trường đào tạo nghề chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn quốc tế. Phân tích mạnh dạy nghề cho lao động nông nghiệp, nông thôn.
Chú trọng xây dựng đội ngũ giáo viên, giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đạt chuẩn và trên chuẩn về trình độ đào tạo, đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, phương pháp giảng dạy, đẩy mạnh nghiên cứu khoa học. Xây dựng Hải Phòng trở thành Trung tâm Nghiên cứu, ứng dụng khoa học lớn của vùng Bắc Bộ. Đầu tư tăng cường cơ sở vật chất và chất lượng đội ngũ giảng viên cho Trường Đại học Hải Phòng đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực cho thành phố và vùng duyên hải Bắc Bộ.
- Đào tạo, phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, đặc biệt là cán bộ công chức ở cơ sở đáp ứng yêu cầu xây dựng và phê duyệt kinh tế - xã hội Thành phố. Phấn đấu để mọi người dân được cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu, từng bước tiếp cận và sử dụng các dịch vụ y tế chất lượng cao.
- Hoàn thành xây dựng Trung tâm Y học biển, Bệnh viện Việt - Tiệp thành Bệnh viện đa khoa khu vực với các chuyên khoa sâu của vùng duyên hải Bắc Bộ. Đầu tư nâng cấp, mở rộng các bệnh viện khác trên địa bàn, đáp ứng yêu cầu khám chữa bệnh của Thành phố, đặc biệt xây dựng Bệnh viện nhi, Bệnh viện phụ sản trở thành Trung tâm nhi, sản khoa của Vùng. Củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở cả về kỹ thuật, thiết bị và nhân lực. Xây dựng bệnh viện đạt tiêu chuẩn quốc tế của vùng duyên hải Bắc Bộ.
- Xây dựng Trung tâm văn hóa thành phố đáp ứng yêu cầu là nơi giáo dục truyền thống, tổ chức lễ hội, du lịch vui chơi giải trí quy mô vùng duyên hải Bắc Bộ. Tiến hành tu bổ, tôn tạo các di tích lịch sử, văn hóa quốc gia trên địa bàn thông qua các chương trình mục tiêu quốc gia. Phát triển thể thao, xây dựng Hải Phòng là Trung tâm thể thao mạnh của vùng với 14 môn thể thao trọng điểm. Xây dựng Khu liên hợp thể thao đường 353 đủ điều kiện tổ chức các giải đấu quốc tế lớn.
g. Gắn phát triển kinh tế với tiến bộ xã hội, chú trọng giải quyết tốt hơn các vấn đề xã hội bức xúc:
- Chú trọng tạo việc làm, đi đôi với nâng cao chất lượng việc làm, tăng thu nhập cho người lao động; coi đây là nhiệm vụ xuyên suốt đối với tất cả các Chương trình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn; hỗ trợ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, đặc biệt là các loại hình kinh doanh thu hút nhiều lao động. Gắn cung - cầu về lao động giữa thành phố Hải Phòng với vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và thị trường lao động cả nước. Cải thiện điều kiện và môi trường lao động, giảm thiểu tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
- Phát triển thị trường xuất khẩu lao động: mở rộng thị phần ở những thị trường hiện có và phát triển thị trường mới; đổi mới căn bản công tác đào tạo, huấn luyện nguồn lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài.
- Thực hiện đồng bộ, toàn diện và hiệu quả các chương trình, dự án xóa đói giảm nghèo; tạo cơ hội, động lực cho người nghèo vươn lên thoát nghèo thông qua các chính sách trợ giúp về phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, đất đai, tín dụng, dạy nghề, tạo việc làm, khuyến nông, tiêu thụ sản phẩm… ; tăng cường trợ giúp của cộng đồng cùng với nâng cao nhận thức, trách nhiệm và tính tự lực của các hộ nghèo để vươn lên thoát nghèo. Phát triển các hoạt động an sinh xã hội.
- Kiểm soát chặt chẽ, phòng ngừa, ngăn chặn các tệ nạn xã hội; bảo đảm cơ bản người nghiện ma túy được cai nghiện phục hồi, gái mại dâm được chữa trị; mở rộng dạy nghề, tạo việc làm cho các đối tượng này; tăng cường và nâng cao hiệu quả cuộc vận động xây dựng xã/phường lành mạnh, không có tệ nạn xã hội gắn với cuộc vận động “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa mới”.
h. Quan tâm tới nhiệm vụ Bảo vệ môi trường, bảo đảm sự phát triển bền vững:
- Nghiên cứu, phối hợp với các cơ quan liên quan ở Trung ương và địa phương, có các giải pháp cụ thể triển khai thực hiện Luật Bảo vệ môi trường đưa nội dung bảo vệ môi trường vào ngay từ lúc xây dựng quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án.
- Tăng cường bảo vệ môi trường, giảm thiểu ô nhiễm ở các khu dân cư, khu công nghiệp; tăng cường quản lý và bảo vệ nguồn nước, môi trường các lưu vực sông, xử lý ô nhiễm dầu vùng cửa biển; bảo vệ khu dự trữ sinh quyển thế giới quần đảo Cát Bà.
- Nâng cao năng lực và hoạt động quản lý chất thải rắn thành phố Hải Phòng và các khu công nghiệp, tiếp tục và đẩy mạnh xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung thành phố, có biện pháp để cải thiện chất lượng không khí ở đô thị và các khu công nghiệp.
- Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về môi trường của các cấp quản lý và mọi người dân để cùng thực hiện tốt chiến lược phát triển bền vững.
i. Tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh:
Xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân vững mạnh. Xây dựng Hải Phòng thành khu vực phòng thủ vững chắc. Tăng cường công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật trên địa bàn thành phố Hải Phòng. Giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, ngăn chặn làm thất bại mọi thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch; đồng thời, các lực lượng vũ trang sẵn sàng ứng phó thắng lợi các tình huống xảy ra.
- Tập trung chỉ đạo, điều hành triển khai thực hiện Nghị quyết, đặc biệt là các nội dung trọng tâm, trọng điểm, các chương trình, đề án lớn đã được xác định trong Nghị quyết. Củng cố và nâng cao năng lực quản lý nhà nước trong từng lĩnh vực cụ thể để tăng cường công tác điều hành thực hiện. Tập trung vào việc xây dựng các quy hoạch, kế hoạch, các cơ chế, chính sách, danh mục các chương trình, dự án, đề án thực hiện các nội dung Nghị quyết, trước hết tập trung cho mục tiêu Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XIII và kế hoạch 5 năm 2006 - 2010. Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát nhằm nâng cao năng lực quản lý nhà nước của các cơ quan, tổ chức nhà nước.
- Thành phố Hải Phòng tiếp tục chủ động, tích cực phối hợp cùng các Bộ, cơ quan Trung ương triển khai thực hiện Nghị quyết; phối kết hợp với các tỉnh, thành phố trong cả nước, đặc biệt là với các tỉnh trong vùng Bắc Bộ trong một số lĩnh vực quan trọng để phát huy lợi thế của từng địa phương. Xác định vai trò đầu tàu kinh tế của Hải Phòng cùng với Hà Nội trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, điểm giao nhau của “Hai hành lang, một vành đai kinh tế” với các tỉnh phía Nam Trung Quốc. Chủ động phối hợp với các địa phương bạn trong phạm vi “Hai hành lang, một vành đai kinh tế”, xây dựng chương trình hợp tác cụ thể để triển khai có hiệu quả Chương trình hợp tác giữa hai nước Việt Nam - Trung Quốc.
1. Đối với các Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các tỉnh, thành phố:
Các Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ phối hợp thường xuyên với thành phố Hải Phòng, có cơ chế điều hành tập trung, cụ thể để tăng cường sự phối kết hợp triển khai các nội dung Nghị quyết. Tập trung vào một số nội dung cụ thể như sau:
a. Ban hành các cơ chế, chính sách, giải pháp huy động vốn đầu tư phát triển cho Hải Phòng, giúp Thành phố có thêm nguồn vốn đầu tư phát triển để thực hiện các yêu cầu, nhiệm vụ được xác định trong Nghị quyết;
b. Có kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết; quan tâm giao nhiệm vụ cụ thể cho các cơ quan chức năng cùng phối hợp, hỗ trợ giúp xây dựng các quy hoạch, kế hoạch, các cơ chế, chính sách phát triển ngành trên địa bàn thành phố Hải Phòng; tiếp tục phân cấp toàn diện hơn cho Hải Phòng để tạo điều kiện cho Thành phố phát triển nhanh hơn;
Để đảm bảo thực hiện được mục tiêu “Thành phố Hải Phòng phải cơ bản trở thành Thành phố công nghiệp văn minh, hiện đại trước năm 2020”, cần phải ưu tiên tập trung các nguồn lực đầu tư sớm hoàn thành các dự án, công trình trọng điểm đã được xác định trong Nghị quyết.
(Kèm theo danh mục “Một số dự án ưu tiên đầu tư giai đoạn đến 2010 và 2015” trên địa bàn thành phố).
c. Nâng cao hiệu quả phối hợp với các tỉnh, thành phố trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, vùng đồng bằng sông Hồng. Đặc biệt là Hà Nội, Quảng Ninh để cùng khai thác các tiềm năng, lợi thế của nhau vì sự phát triển chung;
d. Tăng cường theo dõi, đôn đốc, kiểm điểm về tình hình triển khai thực hiện Nghị quyết số 32-NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Hải Phòng; định kỳ hàng năm báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Phân công nhiệm vụ của các Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ thực hiện Kế hoạch này như sau:
Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Phối hợp với thành phố Hải Phòng điều chỉnh Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng các kế hoạch đầu tư phát triển đến năm 2010 và 2015 phù hợp với nội dung Nghị quyết số 32-NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Hải Phòng trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù áp dụng cho đô thị loại I; đưa các nội dung quy hoạch ở Hải Phòng vào nội dung chiến lược, quy hoạch phát triển Vùng và cả nước; tổ chức xúc tiến đầu tư, giới thiệu các tập đoàn, công ty lớn trong và ngoài nước, các dự án lớn sản xuất các sản phẩm công nghệ cao đầu tư vào địa bàn Thành phố; chủ trì cân đối nguồn vốn đầu tư phát triển, bao gồm ngân sách đầu tư hàng năm, vốn trái phiếu Chính phủ, vốn chương trình mục tiêu, vốn ODA, hỗ trợ theo mục tiêu từ ngân sách trung ương… để thực hiện các dự án kết cấu hạ tầng được nêu trong Nghị quyết số 32-NQ/TW của Bộ Chính trị.
Phối hợp với Bộ Tài chính hỗ trợ thành phố Hải Phòng thành lập các quỹ đầu tư huy động vốn trên thị trường vốn trong và ngoài nước để thực hiện Nghị quyết số 32-NQ/TW của Bộ Chính trị.
Bộ Tài chính
Thực hiện các cơ chế, chính sách tài chính ưu đãi theo Quyết định số 54/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và tiếp tục nghiên cứu sửa đổi, bổ sung theo hướng toàn diện hơn, phù hợp với yêu cầu phát triển của Thành phố và pháp luật hiện hành.
Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Chính phủ tăng vốn bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương để thực hiện các dự án ghi trong danh mục của Nghị quyết số 32-NQ/TW của Bộ Chính trị; nghiên cứu trình Chính phủ hỗ trợ vốn pháp định cho Thành phố để hình thành Quỹ đầu tư phát triển đô thị, bảo lãnh giúp Thành phố vay vốn, phát hành trái phiếu công trình thực hiện một số dự án hạ tầng quan trọng; đồng thời, phối hợp với thành phố Hải Phòng xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện để sớm đưa Hải Phòng trở thành Trung tâm Tài chính quốc gia và quốc tế.
Bộ Giao thông vận tải
Phối hợp với thành phố Hải Phòng và chỉ đạo các chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án: cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng, đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, cầu Đình Vũ - Cát Hải, đường sắt Đình Vũ - Chùa Vẽ, đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, trong đó thực hiện đầu tư sớm đoạn Hà Nội - Hải Phòng; nâng cấp sân bay quốc tế Cát Bi theo quy hoạch; nghiên cứu nâng cấp đường ra đảo Cát Bà thành đường quốc lộ; nghiên cứu xây dựng cầu Đình Vũ; nghiên cứu Quy hoạch cảng Nam Đồ Sơn và điều chỉnh Quy hoạch tuyến đường 5 cao tốc, đường 10 có nối tới cảng Nam Đồ Sơn; quan tâm chỉ đạo quy hoạch và thực hiện đầu tư phát triển công nghiệp giao thông vận tải; phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu, chính trị sa bồi của sông Văn Úc để khai thác tiềm năng sông Văn Úc cho phát triển các dự án công nghiệp lớn.
Bộ Xây dựng
Phối hợp với thành phố Hải Phòng xây dựng Quy hoạch và thiết kế đô thị Bắc sông Cấm theo hướng hiện đại, văn minh; điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Thành phố đến năm 2025, Quy hoạch xây dựng vùng duyên hải Bắc Bộ, sớm trình Chính phủ phê duyệt; hỗ trợ Hải Phòng nghiên cứu Quy hoạch chi tiết khu kinh tế Đình Vũ - Cát Hải theo hướng hiện đại, mang tầm quốc tế; quan tâm quy hoạch, chỉ đạo đầu tư phát triển mạnh công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, thiết bị, xe, máy xây dựng ở Hải Phòng.
Bộ Công thương
Phối hợp với thành phố Hải Phòng xây dựng quy hoạch, xây dựng đề án, dự án thực hiện quy hoạch phát triển công nghiệp hiện đại, xứng đáng là Trung tâm Công nghiệp lớn của cả nước; xây dựng, hình thành một số khu công nghiệp tập trung chuyên ngành có vai trò đối với Vùng và cả nước; tích cực đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án công nghiệp lớn hiện có của các đơn vị thuộc Bộ trên địa bàn; chỉ đạo các tổng công ty, các đơn vị thuộc Bộ tăng cường đầu tư các dự án trên địa bàn Thành phố.
Phối hợp với thành phố Hải Phòng xây dựng quy hoạch phát triển hệ thống phân phối hàng hóa hiện đại, đặc biệt là hệ thống trung tâm thương mại, siêu thị, hệ thống chợ; hỗ trợ phát triển thương mại điện tử để thành phố Hải Phòng thực sự là Trung tâm Thương mại lớn của cả nước.
Bộ Nông nghiệp - Phát triển
nông thôn
Hỗ trợ thành phố Hải Phòng thực hiện các dự án phát triển ngành nông nghiệp đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa, phát triển nông, diêm nghiệp, thủy lợi, cấp nước sinh hoạt; hỗ trợ xây dựng nông thôn mới văn minh; Quy hoạch, chỉ đạo, tạo điều kiện phát triển trên địa bàn Thành phố các ngành, các sản phẩm công nghiệp chế biến nông sản xuất khẩu, sản xuất trang thiết bị cho công nghiệp hóa nông nghiệp; tăng cường hỗ trợ để củng cố và nâng cấp hệ thống đê biển.
Phối hợp các Bộ, ngành tiếp tục đầu tư hoàn hiện các hạng mục hạ tầng dịch vụ hậu cần nghề cá. Bổ sung, hoàn thiện đưa vào thực hiện đề án, xây dựng đảo Bạch Long Vỹ sớm trở thành Trung tâm Chế biến và Dịch vụ hậu cần nghề cá trên Vịnh Bắc Bộ và vươn ra làm dịch vụ quốc tế. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đánh cá của Việt Nam được nhận chuyển giao công nghệ đánh bắt cá, tiên tiến của nước ngoài; Quy hoạch và thực hiện các dự án nơi neo đậu tránh trú bão cho tàu cá, dự án xây dựng cảng cá, bến cá, dự án nuôi trồng thủy sản tập trung, chuyển đổi từ ruộng lúa, muối, vùng trũng sang nuôi trồng thủy sản.
Bộ Tài nguyên và Môi trường
Phối hợp với thành phố Hải Phòng xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất các cấp, các quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản trên địa bàn Thành phố; hướng dẫn Thành phố và các địa phương liên quan trong Vùng thực hiện việc đánh giá môi trường chiến lược đối với các dự án chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường nhằm mục tiêu phát triển ổn định, bền vững; chỉ đạo thực hiện việc quy hoạch, sử dụng, bảo vệ nguồn nước, bảo vệ môi trường trong Vùng; xây dựng và thực hiện Chiến lược biển với vai trò là địa phương trọng điểm đi đầu trong thực hiện Chiến lược biển.
Bộ Nội vụ
Hỗ trợ thành phố Hải Phòng đẩy mạnh cải cách hành chính, đào tạo cán bộ quản lý nhà nước phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, quản lý đô thị hiện đại, phát triển kinh tế biển và đáp ứng vai trò trung tâm y tế, giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ … của vùng duyên hải Bắc Bộ.
Bộ Y tế
Hoàn thiện cơ chế xã hội hóa các hoạt động y tế, tạo điều kiện để các thành phần khác tham gia phát triển mạng lưới chăm sóc sức khoẻ, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu được chăm sóc sức khoẻ, phòng, chống các loại bệnh xã hội và dịch bệnh nguy hiểm tại Hải Phòng; thực hiện tốt công tác vệ sinh an toàn thực phẩm và hướng dẫn làm tốt công tác vệ sinh an toàn thực phẩm trong điều kiện công nghiệp hoá, hiện đại hóa; chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan và thành phố Hải Phòng trong công tác phòng, chống HIV/AIDS.
Phối hợp với Hải Phòng xây dựng Bệnh viện Việt - Tiệp thành Bệnh viện đa khoa khu vực với các chuyên khoa sâu, chất lượng cao phục vụ cho cả vùng duyên hải Bắc Bộ; xây dựng Bệnh viện nhi. Bệnh viện phụ sản thành Trung tâm nhi, sản khoa của Vùng; đầu tư hoàn chỉnh Trường Đại học Y Hải Phòng; thực hiện Quy hoạch phát triển Viện Y học biển đủ sức đáp ứng yêu cầu phục vụ chiến lược biển; phát triển công nghiệp dược tại Hải Phòng đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
Bộ Giáo dục và Đào tạo
Phối hợp với thành phố Hải Phòng nâng cao chất lượng phổ cập trung học cơ sở theo độ tuổi và đẩy nhanh tiến độ phổ cập bậc trung học và nghề; giới thiệu đối tác và tạo điều kiện sớm xây dựng phát triển trường quốc tế các cấp học ở Hải Phòng; xây dựng Hải Phòng trở thành Trung tâm Đào tạo nhân lực có trình độ tin học, công nghệ cao; phối hợp các Bộ, cơ quan liên quan để tạo điều kiện quy hoạch, xây dựng phát triển các trường đại học, trường nghề các ngành kinh tế biển.
Bộ Khoa học và Công nghệ
Xây dựng quy hoạch, kế hoạch, các bước triển khai để Hải Phòng là Trung tâm hàng đầu về khoa học công nghệ biển, kinh tế biển; xây dựng tiềm lực khoa học công nghệ để Hải Phòng từng bước trở thành Trung tâm chuyển giao ứng dụng khoa học, công nghệ của Vùng; hỗ trợ thực hiện một số dự án khoa học và công nghệ có quy mô lớn của Hải Phòng; hỗ trợ Hải Phòng xây dựng Trung tâm Đo lường - hiệu chuẩn cấp vùng duyên hải Bắc Bộ; phối hợp với thành phố xây dựng Quy hoạch và triển khai khu công nghệ cao tại Hải Phòng.
Bộ Thông tin và Truyền thông
Hỗ trợ thành phố Hải Phòng xây dựng Quy hoạch phát triển bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin; xây dựng các đề án, dự án hiện đại hóa mạng lưới bưu chính viễn thông và công nghệ thông tin để Hải Phòng trở thành Trung tâm Dịch vụ bưu chính, viễn thông chất lượng cao; hỗ trợ kêu gọi đầu tư để Hải Phòng trở thành Trung tâm Sản xuất các sản phẩm công nghệ thông tin, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
Bộ Lao động - Thương binh và
Xã hội
Hướng dẫn thành phố Hải Phòng Quy hoạch chi tiết mạng lưới cơ sở dạy nghề phù hợp với Quy hoạch tổng thể được duyệt theo hướng kết hợp đào tạo với sử dụng lao động được đào tạo; hướng dẫn xây dựng cơ sở dữ liệu về cung - cầu lao động, tổ chức sàn giao dịch việc làm, ứng dụng tin học trong giới thiệu việc làm; thực hiện giải pháp về dạy nghề và giải quyết việc làm cho đối tượng lao động bị thu hồi đất sản xuất do đô thị hóa và phát triển khu công nghiệp, khu chế xuất; hỗ trợ cung cấp thông tin thị trường lao động ngoài nước để địa phương chủ động tạo nguồn lao động cho xuất khẩu.
Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan hướng dẫn cơ chế, chính sách về cai nghiện ma túy và giáo dục chữa trị đối với gái mại dâm; hướng dẫn xây dựng cơ chế phối hợp liên ngành về xây dựng các phường lành mạnh, không có tệ nạn xã hội.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Quy hoạch, xây dựng ở thành phố Hải Phòng khu Trung tâm Văn hóa đáp ứng yêu cầu là nơi giáo dục truyền thống, tổ chức lễ hội, du lịch vui chơi giải trí cho cả vùng duyên hải Bắc Bộ; hỗ trợ vốn từ Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa để đầu tư tu bổ, tôn tạo các di tích lịch sử, văn hóa quốc gia trên địa bàn.
Phối hợp các Bộ, ngành có liên quan giúp Hải Phòng trong xây dựng Quy hoạch ngành du lịch, trước hết Quy hoạch chi tiết không gian đô thị 2 khu du lịch Cát Bà, Đồ Sơn xứng tầm khu du lịch quốc tế; lập đề án và danh mục đầu tư ngân sách đưa vào kế hoạch 5 năm 2006 - 2010. Tiếp tục ưu tiên tăng mức đầu tư những dự án lớn cấp quốc gia về du lịch trên địa bàn Hải Phòng.
Phối hợp với Hải Phòng xây dựng Khu liên hợp thể thao tại Hải Phòng đảm bảo đáp ứng yêu cầu hiện đại, đóng vai trò là một trong những trung tâm thể thao mạnh của cả nước. Giúp Hải Phòng phát triển các môn thể thao trọng điểm.
Hoàn thiện cơ chế xã hội hoá trong lĩnh vực văn hóa - thể thao để huy động nguồn lực khác trong xã hội đầu tư cho phát triển văn hóa, thể thao.
Bộ Ngoại giao
Hỗ trợ Hải Phòng đẩy mạnh công tác đối ngoại và hội nhập kinh tế quốc tế; thông qua con đường ngoại giao, các cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài, của nước ngoài ở Việt Nam, các tổ chức quốc tế và các tập đoàn kinh tế lớn, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài để quảng bá hình ảnh của Hải Phòng ra thế giới; đồng thời, qua đó vận động xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch và hợp tác quốc tế, tạo bước ngoặc trong hội nhập kinh tế nghề và nâng cao vai trò, vị thế của thành phố Hải Phòng trong khu vực và thế giới.
Bộ Quốc phòng
Phối hợp với thành phố Hải Phòng trong việc thực hiện đề án xây dựng tiềm lực quốc phòng trên địa bàn Thành phố để Hải Phòng trở thành pháo đài bất khả xâm phạm; xây dựng phương án kết hợp kinh tế với quốc phòng trên địa bàn, nhất là ở các vị trí phòng thủ trọng yếu của Thành phố; xây dựng quy hoạch đất quốc phòng trên địa bàn bảo đảm vừa phát triển kinh tế - xã hội, vừa củng cố, nâng cao tiềm lực quốc phòng; chỉ đạo Quân chủng Hải quân và các đơn vị liên quan thực hiện nhanh các bước công việc cần thiết, sớm trình Chính phủ phê duyệt Dự án Xây dựng Quân cảng tại Nam Đồ Sơn.
Các Bộ và cơ quan khác
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao, phối hợp tích cực với thành phố Hải Phòng và các Bộ liên quan triển khai các công việc cụ thể để thực hiện tốt Kế hoạch triển khai tiểp Nghị quyết số 32-NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Hải Phòng trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
2. Đối với thành phố Hải Phòng:
Tiếp tục tập trung chỉ đạo khẩn trương thực hiện các chuyên đề thực hiện Nghị quyết số 32-NQ/TW của Bộ Chính trị về Hải Phòng đã được xây dựng. Trong đó, chú trọng một số chuyên đề trọng tâm như xây dựng Hải Phòng trở thành Thành phố cảng, công nghiệp hiện đại, Trung tâm Thương mại, du lịch, thủy sản… của phía Bắc và cả nước; chỉ đạo các Sở, Ban, ngành rà soát, kiểm tra, xây dựng bổ sung kế hoạch theo chức năng, nhiệm vụ của đơn vị mình để thực hiện Kế hoạch triển khai tiếp Nghị quyết số 32-NQ/TW của Bộ Chính trị.
Định kỳ sơ kết, đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết nhằm kiểm điểm, đánh giá, bổ khuyết kịp thời thực hiện các nội dung Nghị quyết.
3. Trong quá trình tổ chức thực hiện Kế hoạch này, nếu thầy cần sửa đổi, bổ sung các nội dung cụ thể; các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng chủ động báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
|
THỦ
TƯỚNG |
MỘT SỐ DỰ ÁN ƯU TIÊN ĐẦU TƯ GIAI ĐOẠN ĐẾN 2010 VÀ 2015
(Ban
hành kèm theo Kế hoạch triển khai tiếp Nghị quyết số 32-NQ/TW về Hải Phòng giai
đoạn đến 2015)
1. Khu đô thị ngã 5 - Sân bay Cát Bi
2. Đường trục mặt cắt 100m Lạch Tray - Hồ Đông
3. Đầu tư xây dựng Trường Đại học Hải Phòng theo hướng đa ngành;
4. Xây dựng Bệnh viện Việt - Tiệp thành Bệnh viện Đa khoa khu vực.
5. Xây dựng Khu liên hợp thể thao đường 14 quy mô khu vực vùng duyên hải
6. Các dự án đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội các khu vực quận Đồ Sơn, huyện đảo Cát Hải, huyện đảo Bạch Long Vỹ.
7. Các dự án xây dựng hạ tầng du lịch
8. Đầu tư xây dựng hạ tầng quận mới Hải An, Dương Kinh, Đồ Sơn
9. Trung tâm Hội nghị thành phố
10. Quy hoạch, đầu tư xây dựng hạ tầng khu đô thị mới Bắc sông Cấm
11. Hạ tầng giai đoạn 1 khu kinh tế Đình Vũ - Cát Hải
12. Đường Hồ Sen - Cầu Rào II
13. Khu đô thị Hồ Sen - Cầu Rào II.
14. Thoát nước mưa, nước thải, quản lý chất thải rắn.
15. Nâng cấp đô thị Hải Phòng
16. Cầu Rào II
17. Cầu Niệm II
18. Đường 212 Tiên Lãng
19. Đường 403 Kiến Thụy
20. Đường Đông Khê II
21. Hạ tầng các khu, cụm công nghiệp
22. Cải tạo Nhà hát lớn thành phố (giai đoạn I và II)
24. Xây dựng trung tâm giáo dục lao động hoà nhập cộng đồng số 2 và cơ sở hạ tầng khu dạy nghề sản xuất tập trung cho người sau cai
25. Đường trục quận Kiến An
26. Đường phòng thủ phía Đông Nam thành phố
27. Hệ thống thủy nông Bắc sông Mới, Tiên Lãng
28. Hệ thống thủy lợi kênh Hòn Ngọc
29. Hệ thống thủy lợi Bích Động
30. Nâng cấp hệ thống đê biển
31. Khu nông, lâm, nghiệp công nghệ cao
32. Trường trung học phổ thông chuyên Trần Phú
33. Trung tâm dưỡng sinh và phục hồi sức khỏe cán bộ thành phố
34. Đường liên tỉnh từ Thủy Nguyên đi Kinh Môn (Hải Dương)
35. Đường 17 liên tỉnh nối Hải Phòng (đoạn Vĩnh Bảo) qua Ninh Giang (Hải Dương) và một số tỉnh phía Bắc.
36. Dự án xây dựng Cầu Khuể
37. Nhà thi đấu thể thao đa năng thành phố.
38. Bệnh viện nhi, Bệnh viện phụ sản thành Trung tâm nhi, sản khoa Vùng.
39. Quảng trường và Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh
40. Phục dựng, tôn tạo các di tích văn hóa, lịch sử quốc gia (Dương Kinh nhà Mạc, tháp Tường Long, đền Nghè …)
41. Trung tâm văn hóa tiêu biểu vùng duyên hải Bắc Bộ
42. Đường trục Khu kinh tế Đình Vũ
43. Nhà tang lễ thành phố
II.
TRUNG ƯƠNG ĐẦU TƯ TRÊN ĐỊA BÀN
1. Cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng.
2. Cầu Đình Vũ - Cát Hải
3. Cầu Cát Hải - Cát Bà
4. Đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng
5. Đường sắt điện khí hoá Hà Nội - Hải Phòng
6. Đường ven biển (đường 10 mới)
7. Cảng quân sự Nam Đồ Sơn
8. Nâng cấp sân bay Quốc tế Cát Bi
9. Trung tâm Dịch vụ hậu cần nghề cá Bạch Long Vỹ
10. Cơ sở hạ tầng Khu du lịch tổng hợp quốc gia Hạ Long - Cát Bà - Đồ Sơn.
11. Trung tâm Đo lường- Hiệu chuẩn cấp Vùng tại Hải Phòng.
THE
PRIME MINISTER OF GOVERNMENT |
SOCIALIST
REPUBLIC OF VIET NAM |
No: 1567/QD-TTg |
Hanoi, October 31, 2008 |
THE PRIME MINISTER
Pursuant to the December 25, 2001 Law
on Organization of the Government;
Pursuant to the Political Bureau’s Resolution No. 32/NQ-TW of August 5, 2003 on
the building and development of Hai Phong city in the period of national
industrialization and modernization;
At the proposal of the Minister of Planning and Investment in Report
No.3848/TTr-BKH of May 28, 2008 on the Plan on Further Implementation of the Political Bureau’s Resolution
No.32/NQ-TW of August 5, 2003, on the Building and Development of Hai Phong city in the 2008-2015 period,
DECIDES:
Article 2. This Decision takes effect 15 days after its publication in "CONG BAO."
...
...
...
PRIME
MINISTER
Nguyen Tan Dung
ON FURTHER IMPLEMENTATION OF THE IXth
POLITICAL BUREAU’S RESOLUTION No. 32/NQ-TW OF AUGUST 5, 2003, ON THE BUILDING
AND DEVELOPMENT OF HAI PHONG CITY IN THE 2008-2015 PERIOD
(Promulgated together with the Prime Minister’s Decision No. 1567/QD-TTg of
October 31, 2008)
On August 5, 2003, the Political Bureau issued Resolution No.32/NQ-TW on the building and development of Hai Phong city in the period of national industrialization and modernization.
On the basis of a preliminary review of four years’ implementing the Political Bureau’s Resolution No.32/NQ-TW, the Prime Minister promulgates the Plan on further implementation of the Political Bureau’s Resolution, making Hai Phong a modern industrial city before 2020.
I. ASSESSMENT
OF FOUR YEARS’ IMPLEMENTING THE RESOLUTION
Recently, Hai Phong city and ministries as well as central branches have made great efforts in implementing the Political Bureau’s Resolution and achieved a number of important results, developing Hai Phong in many aspects. Concretely as follows:
...
...
...
The Political Bureau’s Resolution No.32/NQ-TW has been thoroughly studied and strictly implemented by ministries, central branches and localities with appropriate roadmaps and steps; almost all contents and tasks stated in the Resolution have been materialized with marked results though at different levels.
Ministries and branches have assigned tasks to relevant units to directly study the Resolution; proposed the inclusion thereof into their respective programs, plans and projects and coordinated with localities in the implementation; provinces and cities in the northern key economic region have also coordinated with one another in materializing the Resolution; the Party organization and people of Hai Phong city have been aware of the significance and importance of the Resolution to the cause of building and developing Hai Phong city.
2. Practical implementation of the Resolution:
a. Achieved results:
On socio-economic development
The city’s economy and social affairs have been positively improved; resources have been brought into full play and advantages have been fully tapped for development investment; importance has been attached to the targets of economic growth and restructuring toward industrialization and urbanization in order to raise the competitiveness and accelerate international economic integration in the spirit of the Resolution.
A number of big projects stated in the Political Bureau’s Resolution No. 32/NQ-TW have been implemented at different extents; the Prime Minister has approved the establishment and promulgated the Regulation on operation of Dinh Vu - Cat Hai economic zone; the master plan on Cat Bi international airport in the period of up to 2015 with orientation towards 2025; Hanoi - Hai Phong expressway; has studied the planning on construction of Hai Phong international gateway port (Lach Huyen); and prepared investment in the construction of a bridge leading to Cat Hai island.
In recent years, the City’s economy has grown faster year after year (at 12.82% in 2007, the highest since 2000); has been restructured in a positive direction with services accounting for 51.5%; industries, 37.5%, and agriculture, forestry and fishery, 11%. A number of branches with advantages (such as ship building and repair, building materials, metal production, port and transport services,...) have quickly developed; export turnover and budget revenues have markedly increased; economic potential, socio-economic infrastructures and urbanization have strongly developed, thus helping change the face of the city.
- The urban planning and planning management and the urban construction and management have been given attention and seen new progresses, contributing to socio-economic development; many branch and domain plannings have been formulated or scrutinized, adjusted or supplemented in line with the contents of Resolution No. 32/NQ-TW of the Political Bureau.
...
...
...
- Culture and social affairs: The city has attached importance to developing the economy in association with social progress and justice, better solving social problems and raising to another level the material and spiritual life of people. Positive results have been recorded in the building of a cultural life and maintenance of a healthy cultural environment.
- Education and training: Fairly comprehensive development has been seen, striving to basically complete the universalization of senior-high education and secondary professional education by the end of 2008; the quality of education and human resource training for industrialization and modernization has been further improved.
- Science and technology: Scientific and technological potential has been further enhanced, creating a number of high-quality commodity products with market competitiveness.
- Healthcare: The quality of medical examination and treatment as well as medical services has been markedly improved.
- Defense and security: The city has well performed the task of associating socio-economic development with defense and security maintenance, building solid defense zones and firmly maintaining the national sovereignty, political stability and social order and safety.
- The corruption and waste prevention and combat have seen initial results.
- Administrative reform has been accelerated, raising the state management effect and efficiency, building strong and clean administrations at different levels, maintaining order and discipline in the political system.
However, there still exist limitations and shortcomings to be addressed in the coming period.
b. Limitations and shortcomings in the implementation of the Resolution
...
...
...
- The economic growth rate is low and the economic restructuring towards industrialization and modernization proceeds at a snail pace. The city’s role as a key economic center with dynamic development in the region is still restricted. The urban planning and planning management and the urban construction and management still fail to satisfy the requirements of accelerated industrialization and modernization and a civilized city, and still fail to correspond to its role as a centrally run grade I city.
- The human resource quality is still low, failing to meet the industrialization and modernization requirements; limitations have been seen in the settlement of burning issues in people’s life, particularly employment for rural labor; social vices and crimes have developed in a complicated manner.
- The operation quality of the political system and the contingent of cadres remains unsatisfactory, failing to meet requirements; limitations and weaknesses are still seen in state management work, especially land management, thus leading to some corruption cases which have been handled according to law.
3. Some lessons and experience drawn from the materialization of the Resolution:
a. To make the correct Resolution quickly enter into life, the methods of studying, understanding and propagating the Resolution to every target group must be renewed, linking the study and understanding to the institutionalization and concretization of the Resolution, promptly formulating programs of action, plans and feasible specific schemes with appropriate steps and roadmaps, associating the concretization with efficient implementation;
b. Synchronous and appropriate mechanisms and policies must be worked out and the city’s endeavors are required from its inherent strength;
c. All resources, especially internal resources, must be brought into play and efficiently tapped while external resources will be fully tapped for the building and development of the city;
d. Particular importance must be attached to personnel work; the leading capacity and combat strength of the Party organizations, cells and members must be constantly enhanced while the state management effectiveness and efficiency of administrations at all levels must be raised; and the operation quality of various organizations in the political system must be improved;
e. The coordination between the city and ministries, branches as well as localities in the region also constitutes an important element, contributing to the successful achievement of objectives set forth in the Resolution.
...
...
...
1. Objectives:
To concentrate on building and developing Hai Phong in order to make it really a port city with modern industrial production, important traffic hub and the main seaward gateway of northern provinces with an international gateway port; an important growth pole of the northern driving economic region; a key area for realization of Vietnam’s marine strategy under the Resolution of the fourth plenum of the Xth Party Central Committee; a big industrial and commercial center of the whole country and a service, tourist, fishery, educational, medical, cultural and physical training and sport center of the northern coastal region; an impregnable defense-security fortress; where the Party organizations and political system will incessantly develop and the people’s living standards become higher and higher. To strive to make Hai Phong a standard-bearing locality in the cause of industrialization and modernization, basically a civilized and modem industrial city between 3 and 5 years before 2020; a national financial center then an international financial center after 2020.
2. Some major targets:
a. In the up-to-2010 period:
- To strive for the targets that by 2010, the city’s GDP will account for about 4.5% of the national GDP; the average annual GDP growth rate will reach 13-13.5%, with an average annual service growth rate approximating 14-14.5%; annual industrial- construction growth rate, 14%; annual agriculture-forestry-fishery growth rate, over 5%. The economy will be restructured toward industrialization and modernization with the service ratio of 52-53%; industry and construction, 39-40%; agriculture, forestry and fishery, 7-8% by 2010. The per-capita GDP growth rate will reach USD 1,800- 1,900 by 2010.
- The industrial production value will rise 18-19%/year on average while the agricultural, forestry and fishery production value increase 6-6.5%.
- Export turnover will reach about USD 1.9-2 billion by 2010, with an average annual growth rate of 18-19%.
- The local budget revenue will reach over VND 18 trillion by 2010, with domestic revenue rising over 15%/year.
- The social investment capital in the 2006-2010 period will total over VND 90 trillion, an average of over VND 18 trillion/year, up by 14%/year, of which the foreign investment capital (ODA and FDI capital) will account for some 30%.
...
...
...
- Over 5.6 million tourist arrivals will be attracted by 2010, an average increase of 15%/ year.
- To basically complete the universalization of upper secondary education and secondary professional education in the city by 2008.
- The average natural population growth rate will be about 1%/year.
- The poverty rate will drop to about 5% by 2010.
- To create jobs for 225,000 laborers in the 2006-2010 period, an average of 45,000 laborers/ year and an average increase of 4%/year. The urban unemployment rate will drop to below 5% and the rate of useful working time in rural areas will be 85-90% by 2010. The percentage of trained laborers will reach 60-65% of the total number of eligible laborers by 2010. The labor structure in various economic branches by 2010 will be: 34.5% for services; 30.8% for industries and construction; and 34.7% for agriculture, forestry and fishery.
- The urban population rate will reach 55-60% by 2010.
- 100% of urban households and over 90% or rural households will have access to clean water; 100% of households will be supplied with electricity for daily-life activities; 90% of communes will reach the national standards on communal healthcare. 90% of urban solid waste will be collected and treated up to hygienic standards.
b. The 2010-2015 period:
- The average GDP growth rate will reach 13.5-14%/year, with 14.4-15%/year for services; 14%/ year for industries and construction; and over 6%/ year for agriculture, forestry and fishery. By 2015, the economic structure will be 58% for services; 37% for industries and construction; and 5% for agriculture, forestry and fishery.
...
...
...
- Export turnover will reach about USD 4 billion by 2015.
- The total social investment capital in the 2011 -2015 period will reach about VND 185 trillion.
- The local budget revenue will reach VND 40 - 45 trillion by 2015.
- The goods volume handled by ports in Hai Phong area reaches over 50 million tons by 2015.
- About 9 million tourist arrivals will be attracted by 2015.
- The average natural population growth rate will be around 1%/year.
- The number of poor households (according to new standards) will be minimal.
- The urban unemployment rate will drop to below 4%, striving to raise the rate of useful working time in rural areas to 95% by 2015. The rate of trained laborers will reach 75% of the total number of eligible laborers by 2015. The labor structure in various economic branches by 2015 will be 40.2% for services; 35.6% for industries and construction; 24.2% for agriculture, forestry and fishery.
- The urban population rate will reach 75% by 2015.
...
...
...
- Modem infrastructures will be basically completed up to the level of developed cities in the region.
3. Major tasks and solutions:
a. To further study and disseminate the Resolution more extensively and intensively, improving the awareness and determination of branches and administrations at all levels:
To continue propagating for further implementation the Political Bureau’s Resolution No.32/NQ-TW on the building and development of Hai Phong city in an extensive, intensive and regular manner and diverse forms; combining such propagation with the propagation of the Resolutions of the Xth National Party Congress and the XIIIth Municipal Party Congress, creating profound awareness of advantages, disadvantages, difficulties and challenges as well as potential, competitive edges and new positions of the city; creating breakthroughs in the development of Hai Phong city in the coming years.
b. To revise, supplement and complete mechanisms and policies:
- To further review, adjust and supplement socio-economic development plans, branch plannings, master plans, detailed plannings on urban spatial development, and the planning on the use of land in the northern key economic region in accordance with the contents of the Political Bureau’s Resolution No. 32/NQ-TW and the Prime Minister’s Decision No. 271/2006/QD-TTg of November 27, 2006, approving the adjusted and supplemented master plan on socio-economic development of Hai Phong city till 2020, encouraging various economic sectors to invest therein.
- To incorporate the Resolution’s contents into branch development plannings and regional and national development mechanisms and policies.
- To pinpoint the criteria and roadmap for, and step up, the building of Hai Phong into a basically modern and civilized industrial city before 2020; the strategy on development of key leading industries in the city; mechanisms and policies for the development of industrial parks and clusters; mechanisms and policies for agricultural and rural industrialization and modernization; incentive mechanisms and policies for investment in the development of services of high quality and high grey matter-content.
- To revise or promulgate legal documents in the investment and business domains towards simplicity, transparency and equality, creating conditions for enterprises of all economic sectors to have easy access to such resources as land, infrastructure, capital, information.
...
...
...
- To expeditiously formulate and submit for approval investment projects tasked by the Political Bureau’s Resolution No. 32/NQ-TW for use of the Government’s targeted support capital sources and other capital sources; to make a list of investment projects in the 2010-2015 period.
- To formulate development investment mechanisms and policies in the direction of concentration on, and priority to, key projects and projects with far-reaching impacts and capital-recovering capacity. To better budget management mechanisms, facilitating the acceleration and expansion of the socialization of cultural and social activities.
- To formulate mechanisms and policies for investment in material and technical foundations and systems of modern key laboratories; to build networks of scientific and technological services (technology transfer consultancy, technology assessment and brokerage, hi-tech equipment maintenance,...); to develop information technology and biotechnology; to transfer technologies in socio-economic domains; to formulate mechanisms and policies on development of financial, real estate, labor, science and technology markets.
- To formulate mechanisms and policies to attract, employ and develop high-quality human resources; mechanisms and policies to attract intellectuals and scientists overseas for lecturing or conducting scientific research in Hai Phong.
- To promulgate mechanisms and policies encouraging enterprises to open vocational-training courses or establishments at their places; at the same time to effect association and joint venture between enterprises and vocational training establishments, linking theoretical teaching at vocational training establishments to practice at enterprises, creating sources of technical qualified meeting laborers the requirements of development of industries, particularly spearhead industries and those with competitive edge.
- To formulate inter-regional development mechanisms and policies in the attraction of investment, the development of economic branches, the solution of environmental issues... on the basis of bringing into play the advantages of each locality and promoting the city’s role as a growth pole of the northern key economic region.
- To formulate mechanisms and policies on organization and personnel work... suitable to a grade-I urban center while stepping up administrative reform and raising the state management efficiency.
c. To further attract development investment capital, concentrating investment in big infrastructure works:
- To concentrate resources on extensive and intensive investment, quickly improving the investment and business environment; to work out mechanisms to encourage investment, aiming to attract people’s capital sources for economic development; to attach importance to further attracting foreign direct investment and official development assistance capital. To enhance international cooperation and investment promotion, attracting investment from various localities, foreign investors and overseas Vietnamese in the city.
...
...
...
- To abide by the schedule on the implementation of Dinh Vu economic zone project, including the planning, infrastructure construction and investment attraction, considering it a key project to boost the city’s economic development.
- To speed up investment in the construction of Hanoi - Hai Phong expressway, Hai Phong international gateway port and Dinh Vu - Cat Hai bridge; to study and prepare for investment in a military port in southern Do Son, Hanoi - Hai Phong express railway, a railroad leading to Dinh Vu island, Cat Bi international airport, industrial and trade development projects; to build Bach Long Vy island into a fishery logistical center, and Do Son, Cat Ba and Ha Long into international tourist resorts; to further give priority to investment in the construction of Vietnam-Czech hospital, Hai Phong university, sports complex, etc.
d. To accelerate the process of industrialization and modernization, and develop the marine economy:
- To build Hai Phong into a big industrial-tourist- service center of the whole country and a key area for realization of Vietnam’s marine strategy under the Resolution of the fourth plenum of the Xth Party Central Committee. To strongly develop service sector, prioritizing the development of services with great potential, attaching importance to the development of traditional services, expanding new services with marine, tourist and commercial services as leading and growing ones. To develop Hai Phong into a big maritime service and shipping center of Vietnam, a high-quality post and telecommunications service center; a commercial center of the northern region and the whole country. To develop and upgrade the systems of wholesale markets and warehouses. To prioritize investment in key tourist resorts of Cat Ba and Do Son; to raise the quality of existing tourist routes, open new marine eco-tourism routes and early complete projects on tourist resorts, entertainment and recreation areas; to concentrate investment in the construction of an intermediate tourism school and a transnational tourism wharf. To quickly develop various types of urban, financial, banking, insurance, auditing, consultancy, health and educational services for neighboring localities.
- To strongly develop the marine economy, playing its role as a marine economy development center and further contributing to economic growth. To formulate Hai Phong’s planning and strategy on marine economy in association with the general development planning of the northern coastal provinces, the Red River delta development planning and the East Sea strategy. To attach importance to raising the development quality of sea-related sectors, especially such spearhead ones as sea ports, maritime economy, marine animal rearing, sea and island tourism with priority given to the development of Cat Ba and Bach Long Vy islands, Do Son town, Dinh Vu -Cat Hai economic zone, etc.
- To develop industries at a high speed and with high quality and efficiency, gradually raising the position of Hai Phong’s industry in the national and northern industries. To speed up the implementation of projects on technical infrastructures of industrial parks, hi-tech parks according to planning in order to attract investment. To attach importance to investment in, and encourage the development of industries producing high-quality consumer goods and allied industries in order to raise the localization rate of products. To concentrate on the development of a number of leading industries such as shipbuilding, cement, mechanical product, electronic equipment and component, software product, motors, electric engines, garment and textile, leather shoe... manufacture, aquatic products processing. To build and develop automobile, high-class building materials, new materials industries and environmentally friendly biotechnology. To restore traditional craft villages for efficient operation and form rural-industry clusters and spots in association with tourism.
- To speed up the application and development of information technology. To prioritize the development of the information industry as a prerequisite to support other industries and as a core for accelerating the process of industrialization and modernization.
- To plan economic zones and industrial parks and complexes in line with plannings on human resources, vocational training establishments and social infrastructure works as residential houses, schools, medical establishments, cultural and sport facilities,..., helping improve the living conditions of laborers, particularly those migrating from other localities to economic zones or industrial parks.
- To develop agricultural production and rural economy towards commodity production with high quality and efficiency on the basis of development of tropical agriculture, ecology and high technology through large-scale specialized production at higher and higher level. To quickly inuoduce scientific and technical advances as well as new technologies into production; to concentrate on building irrigation systems, embanking canals, consolidating and upgrading sea-dyke systems. To pay attention to the development of non-agricultural trades in rural areas. To develop outlets for farm produce.
...
...
...
e. To accelerate the process of urbanization and the building of a grade-I urban center:
- To review and adjust the general planning on city building till 2025; and the overall planning on administrative units and formation of new urban districts till 2010 and 2015 after the model of an ecological urban center. To highly concentrate resources, particularly budget capital and mobilized resources, on the accelerated construction of the city’s synchronous social and economic infrastructures commensurate to a grade-I urban center, raising urban quality, striving to make it a “green, clean and beautiful" urban center towards a modem and civilized seaport city.
- To develop and modernize the synchronous urban infrastructure systems, including both technical and social infrastructures. To well manage and rationally adjust the local population distribution. To speed up urban construction and development, forming new modern urban centers and quickly building a new urban center to the north of Cam river; to concentrate on the construction of an administrative center of the city, meeting the requirements of administrative reform, office modernization and international integration. To study a detailed planning on Dinh Vu - Cat Hai economic zone towards modernization and international magnitude.
- To step up the housing development program. To establish order and discipline in urban planning management and urban management efficacy. To accelerate the socialization of public services and environmental sanitation.
- To link urban development with rural economic and agricultural restructuring, speeding up urbanization. To develop rural socio-economic infrastructures towards synchronism and sustainability.
f. To develop culture, education, human resource training, health care, sports, science and technology:
- To train and develop human resources, prioritizing the training and development of local human resources; to comprehensively renew education and training, applying standardization and modernization in the education and training domain so that Hai Phong will soon become a really strong education and training center of farreaching impact, aiming to raise the quality of human resources so as to meet the industrialization and modernization requirements of not only the city but also the entire northern coastal region.
To plan the development of school networks, focusing on the program for upgrading of school material foundations up to national standards. To extensively develop education and training of all forms suitable to socio-economic development and in the direction of accelerated socialization, building establishments for training of upper secodary school students and international schools, then incrementally building a quality learning society; to prioritize the vocational training at three levels; to review and supplement the detailed planning on the network of vocational training establishments.
To attach importance to the development of higher quality training at intermediate professional, vocational- training schools, colleges and universities in the locality in the direction of closely linking training with production demands, supplying highly qualified laborers and technical experts for key branches (such as ship-building, sea-port exploitation, tourism, aquatic product processing,...), taking shortcut to, catching up with, and integrating into, regional and international training and education; to build international universities and high-quality vocational training schools up to international standards; to strongly develop vocational training for agricultural and rural labor.
...
...
...
- To train and develop the contingent of cadres and public servants, particularly at grassroots level in order to meet the city’s socio-economic development requirements. To strive for the target that all inhabitants will be provided with primary healthcare services and incremental access to high-quality medical services.
- To complete the construction of a marine medicine center and Vietnam - Czech hospital into a regional general hospital with highly specialized departments in the northern coastal region. To invest in upgrading and expanding other hospitals in the locality, meeting the city’s demands for medical examination and treatment; particularly to build the paediatric and gynaecological hospitals into regional paediatric and gynaecological centers. To consolidate and improve the grassroots medical networks in techniques, equipment and personnel. To build a an international-standards hospital of the northern coastal region.
- To build the city cultural center as a place for education in traditions, festivals, tourism, entertainment and recreation for the northern coastal region. To renovate and embellish national historical and cultural relics in the locality through national target programs; to develop sports, building Hai Phong into a strong regional sport center with 14 key sports. To build Road 353 sport complex capable of organizing big international tournaments.
g. To associate economic development with social progress, attaching importance to better solving burning social issues:
- To attach importance to creating jobs while raising the job quality and incomes for laborers, considering this an important task of all local socio-economic development programs; to support the development of medium- and small-sized enterprises, particularly labor-intensive enterprises; to link the city’s labor supply and demand with that of the northern key economic region and the national labor market; to improve the working conditions and environment, minimizing labor accidents and occupational diseases.
- To develop the guest labor market: To expand the existing markets and develop new ones; to substantially renew the training of laborers before they are sent to work overseas.
- To synchronously, comprehensively and efficiently implement hunger elimination and poverty alleviation programs; to create opportunities for poor people to get out of poverty through policies to support the development of production infrastructure and land, credit, vocational training, job creation, agricultural promotion, product sale policies to increase community assistance while raising the poor households’ consciousness, responsibility and self-reliance to get out of poverty by themselves; to develop social welfare activities.
- To strictly control and prevent social vices, ensuring that drug addicts are rehabilitated and prostitutes are medically treated and educated; to expand vocational training and create jobs for those people; to efficiently enhance the campaign for building healthy communes and wards free from social evils in association with the campaign. The entire population-build a new cultured life.
h. To pay attention to environmental protection to ensure sustainable development:
...
...
...
- To enhance environmental protection, minimizing pollution in population quarters and industrial parks; to enhance the management and protection of water sources and the environment in river basins, treating oil pollution at river mouths; to protect the world nature conservation zone of Cat Ba islands.
- To raise the capacity and activities of management of solid wastes of Hai Phong city and industrial parks; to continue and step up the construction of municipal waste water treatment systems and adopt measures to improve the air quality in urban centers and industrial parks.
- To enhance propagation among managers at all levels and people to improve their awareness about the environment for joint realization of the sustainable development strategy.
i. To enhance defense and security potential:
To build the all-people defense and defense disposition in association with a strong people security disposition; to build Hai Phong into a steady defense zone; to intensify the prevention of and combat against crimes and law violations in Hai Phong city; to firmly maintain political stability, social order and safety, frustrating all opposition and sabotage ploys of hostile forces while readying the armed forces for successful response to all circumstances.
j. To enhance the direction, administration and the coordination with relevant ministries, central branches and localities:
- To concentrate the direction and administration on the implementation of the Resolution, especially focal and key contents as well as big programs and projects identified in the Resolution; to consolidate and raise the capacity of state management in every specific domain so as to enhance the administration of the Resolution’s implementation. To focus on the formulation of plannings, plans, mechanisms, policies and lists of programs, projects and schemes to realize the Resolution, first of all on the upcoming XIIIth the municipal Party congress and the 2006-2010 five-year plan. To step up the inspection, examination and supervision in order to raise the state management capacity of state bodies and organizations.
- Hai Phong city shall take initiative in coordinating with ministries and central bodies in the materialization of the Resolution; coordinating with cities and provinces throughout the country, especially the provinces in the northern region, in a number of important domains in order to bring into full play the advantages of each locality; determines the leading economic role of Hai Phong and Hanoi in the northern key economic region, the cross-section between “two economic corridors, one economic belt” and southern Chinese provinces; actively coordinates with friendly localities within the “two economic corridors, one economic belt” scope and formulating programs for specific cooperation in order to efficiently realize the cooperation program between Vietnam and China.
III.
ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION
...
...
...
Ministries and government-attached agencies shall regularly coordinate with Hai Phong city in working out mechanisms for concentrated and concrete administration in order to enhance the coordinated realization of contents of the Resolution, focusing on the following specific contents:
a. Promulgating mechanisms, policies and solutions to mobilize development investment capital for Hai Phong, helping it attract more development investment capital sources for the realization of tasks identified in the Resolution;
b. Working out plans for implementation of the Resolution; assigning specific tasks to functional bodies to jointly coordinate and assist in the formulation of plannings, plans, mechanisms and policies on branch development in Hai Phong city; continuing with more comprehensive decentralization for Hai Phong in order to create conditions for it to develop faster;
In order to achieve the target that “Hai Phong city will basically become a modem and civilized industrial city before 2020,” resources must be concentrated with priority on investment in the completion of key projects and works identified in the Resolution.
(See the attached list of a number of priority investment projects in the periods to 2010 and 2015 in the city).
c. Raising the efficiency of coordination with provinces and cities in the northern key economic region, the Red River delta, especially Hanoi and Quang Ninh, in order to jointly tap their potential and advantages for common development;
d. Intensifying the monitoring, urge and review of the implementation of the Political Bureau’s Resolution No.32/NQ-TW on the building and development of Hai Phong city; annually reporting thereon to the Prime Minister.
Ministries and government-attached agencies are assigned the following tasks:
The Ministry of Planning and Investment
...
...
...
To coordinate with the Ministry of Finance in supporting Hai Phong city in setting up investment funds for mobilization of capital in the domestic and overseas capital markets for the materialization of the Political Bureau’s Resolution No. 32/NQ-TW.
The Ministry of Finance:
To implement the preferential financial mechanisms and policies under the Prime Minister’s Decision No. 54/2004/QD-TTg and further study amendments and supplements towards more comprehensiveness and suitability to the city’s development requirements and current law.
To coordinate with the Ministry of Planning and Investment in proposing the Government to increase targeted additional capital from the central budget for the local budget for the implementation of projects listed in the Political Bureau’s Resolution No. 32/NQ-TW; to study and submit to the Government the legal capital support for the city to form an urban development investment funds helping the city with its guarantee to borrow capital, issue porject bonds for die implementation of important infrastructure projects; at the same time to coordinate with Hai Phong city in formulating plans and organizing the implementation thereof in order to make Hai Phong soon become a national and international financial center.
The Ministry of Transport:
To coordinate with Hai Phong city in, and direct investors to speed up, the implementation of projects: Hai Phong international gateway port; Hanoi - Hai Phong expressway; Dinh Vu -Cat Hai bridge; Dinh Vu - Chua Ve railway; LaoCai - Hanoi - Hai Phong railway with early investment in the Hanoi - Hai Phong section; upgrading of Cat Bi international airport according to planning; upgrading of the road leading to Cat Ba island into a national highway; construction of Dinh Vu bridge; planning on southern Do Son port and adjusted planning on expressway 5, and road 10 linking to southern Do Son port; to attach importance to directing the planning and investment in the development of transport; to coordinate with concerned agencies in studying and controlling alluvial deposit at Van Uc river mouth in order to fully tap Van Uc river for the development of big industrial projects.
The Ministry of Construction:
To coordinate with Hai Phong city in formulating the planning and design on northern Cam river urban center towards modernization and civilization; to adjust the general planning on municipal construction till 2025, the planning on building the northern coastal region and soon submit them to the Government for approval; to support Hai Phong in studying and making a detailed planning on Dinh Vu - Cat Hai economic zone toward modernization and international magnitute; to pay attention to planning on, and direct the investment in, strong development of industries manufacturing building materials, construction equipments, vehicles and machines in Hai Phong.
The Ministry of Industry and Trade:
...
...
...
To coordinate with Hai Phong city in formulating a planning on development of modem distribution systems, particularly the system of trade centers, department stores and markets; to support the development of e-commerce so that Hai Phong city will be really a big commercial center of the whole country.
The Ministry of Agriculture and Rural Development:
To support Hai Phong city in implementing agricultural development projects, meeting the industrialization and modernization requirements, developing commodity agricultural production zones, developing agriculture, salt production, irrigation and water supply; to support the building of new-styled civilized rural areas; to plan, direct, create conditions for development in the city of processing industries and products in service of the processing of farm produce for export and manufacture of equipment for agricultural industrialization; to intensify supports for the consolidation and upgrading of sea-dyke systems.
To coordinate with ministries and branches in further investment in the completion of fishery logistic service infrastructure items; to supplement, complete and materialize the scheme on building Bach Long Vy island into a fishery logistic service and processing center in the Tonkin gulf and proceed to provide international services; to create conditions for Vietnamese fishing enterprises to be transferred with foreign modem fishing technologies; to plan and implement projects on storm shelters for fishing ships, projects on the construction of fish ports and wharves, projects on consolidated aquaculture and conversion of rice, salt and low-lying fields into places for aquaculture.
The Ministry of Natural Resources and Environment:
To coordinate with Hai Phong city in formulating plannings and plans on the use of land, plannings on exploration, exploitation and use of water resources and natural resources in the city; to guide the city and relevant localities in the region to make strategic environmental assessment for strategic development projects, plannings and plans according to the Law on Environmental Protection for sustainable development; to direct the implementation of the planning on the use and protection of water sources and environmental protection in the region; to formulate and implement the marine strategy in its role as a key locality taking the lead in the realization of the marine strategy.
The Ministry of Home Affairs:
To support Hai Phong city in stepping up administrative reform and training state management officials in service of industrialization, modernization, modem urban management, marine economy development, meeting its role as a medical, educational and training, scientific and technological center of the northern coastal region.
The Ministry of Health:
...
...
...
To coordinate with Hai Phong in building Vietnam-Czech hospital into a regional general hospital with intensively specialized departments in service of the whole northern coastal region; building the paediatric and gynaecological hospitals into regional paediatric and gynaecological centers; to invest in the completion of Hai Phong medical university; to realize the planning on development of the marine medicine institute capable of serving the marine strategy; to develop the pharmaceutical industry in Hai Phong to meet the domestic and export demands.
The Ministry of Education and Training:
To coordinate with Hai Phong city in raising the quality of age group- based universalization of junior-high education and speeding up the universalization of senior-high and vocational education; to recommend partners and create conditions for early construction of international schools of different levels in Hai Phong: to build Hai Phong into an information and hi-tech human resource-training center; to coordinate with relevant ministries and agencies in planning, building and developing universities and vocational schools with marine economics faculties.
The Ministry of Science and Technology:
To formulate a planning, plans and steps to make Hai Phong a primary center for marine science, technology and economy; to develop scientific and technological potential so that Hai Phong will incrementally becomes a regional center for scientific and technological application and transfer; to support the implementation of Hai Phong’s large-scale scientific and technological projects; to support Hai Phong in building a regional measurement and standardization center for the northern coastal region; and coordinate with the city in formulating and implementing the planning on a hi-tech park in Hai Phong.
The Ministry of Information and Communication:
To support Hai Phong city in formulating a planning on post, telecommunications and information technology development; to formulate schemes and projects on modernization of post and telecommunications networks and information technology so that Hai Phong will become a high-quality post and telecommunications service center; to support the city in calling for investment so that it will become an information technology product-manufacturing center, meeting domestic and export demands.
The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs:
To guide Hai Phong city in formulating a detailed planning on grassroots vocational training establishment networks in line with the approved overall planning in the direction of combining training with employment of trained laborers; guide it in building a labor supply-demand database, organizing an employment transaction floor and applying information to job recommendation; to apply solutions for vocational training and employment for laborers whose production land has been recovered for urbanization and industrial-park and export-processing zone development; to support the city in supplying information on foreign labor markets so that the locality can take the initiative in creating labor sources for export.
...
...
...
The Ministry of Culture, Sports and Tourism:
To plan and build in Hai Phong city a cultural center satisfying the requirements of a place for education in traditions, festivals, tourism, entertainment and recreation for the whole northern coastal region; to support the city with capital from national target programs on culture for investment in the renovation and embellishment of national historical and cultural relics in the locality.
To coordinate with relevant ministries and branches in helping Hai Phong formulate a planning on tourism, first of all a detailed planning on urban space of Cat Ba and Do Son tourist resorts to be international ones; formulate schemes and lists of budget-financed projects for inclusion into the 2006-2010 five-year plan; to further increase investment in national tourism projects in Hai Phong.
To coordinate with Hai Phong in building a modern sport complex in Hai Phong, playing the role as a strong sport center of the country; to assist Hai Phong in developing some sports.
To complete the mechanism on socialization of cultural and sport activities in order to mobilize other resources in the society for cultural and sport development.
The Ministry of Foreign Affairs:
To support Hai Phong in stepping up external-relation activities and international economic integration; to advertise Hai Phong images to the world through diplomatic channels, Vietnamese diplomatic missions overseas, foreign diplomatic missions in Vietnam, international organizations, big economic groups and overseas Vietnamese communities, thereby campaigning for investment, trade, tourism promotion and international cooperation, creating a turning point in Hai Phong’s international economic integration and raising its position in the region and the world.
The Ministry of Defense:
To coordinate with Hai Phong city in implementing the scheme on development of defense potential in the city so that Hai Phong will become an inviolable fortress; to formulate plans on combining economic development with defense in the locality, particularly in key defense positions of the city; to formulate a planning on defense land in the locality, ensuring socio-economic development while consolidating and raising defense potential; to direct the Naval Corp and concerned units in quickly performing necessary tasks and soon submitting to the Government a project on the construction of a military port in southern Do Son for approval.
...
...
...
Based on their respective functions, assigned tasks and powers, to actively coordinate with Hai Phong city and relevant ministries in performing specific tasks for well implementing the Plan on further implementation of the Political Bureau’s Resolution No. 32/NQ-TW on the building and development of Hai Phong city in the period of national industrialization and modernization.
2. For Hai Phong city:
To continue concentrating its direction on the materialization of specialized projects to implement the Political Bureau’s Resolution No. 32/NQ-TW, attaching importance to such key ones as building Hai Phong into a modem port and industrial city, a commercial, tourist, aquatic product center of the northern region and the whole country; to direct municipal departments, boards and branches in reviewing, examining and formulating additional plans according to their respective functions and tasks for the realization of the plan on further implementation of the Political Bureau’s Resolution No. 32/NQ-TW.
To periodically review and assess the implementation of the Resolution for timely review, assessment and supplementation of implemented contents of the Resolution.
3. In the course of implementing this Plan, if deeming it necessary to amend or supplement any specific contents, ministries, ministerial-level agencies, government-attached agencies and the People’s Committee of Hai Phong city shall report them to the Prime Minister for consideration and decision.
OF PRIORITY INVESTMENT PROJECTS IN THE PERIODS TO 2010 AND
2015
(Attached to the plan on further implementation of Resolution No. 32-NQ/TW on
Hai Phong in the period up to 2015)
I. LOCALLY MANAGED PROJECTS
...
...
...
2. Lach Tray - Ho Dong 100m - cross-section axis road.
3. Construction of Hai Phong university towards multi-disciplines training.
4. Building of Vietnam-Czech hospital into a regional general hospital.
5. Construction of Road 14 sport complex for the entire coastal region.
6. Projects on socio-economic infrastructures in the urban district of Do Son and the island districts of Cat Hai and Bach Long Vy.
7. Projects on tourist infrastructure.
8. Construction of infrastructures of the new districts of Hai An, Duong Kinh and Do Son.
9. Municipal Convention Center.
10. Northern Cam river urban center planning, investment and construction.
...
...
...
12. Ho Sen - Rao bridge II road.
13. Ho Sen - Rao bridge urban II center.
14. Rain and wastewater drainage, solid waste management.
15. Upgrading of Hai Phong urban center.
16. Rao bridge II
17. Niem bridge II.
18. Tien Lang Road 212.
19. Kien Thuy Road 403.
20. Dong Khe Road II.
...
...
...
22. Renovation of the municipal theatre (stages I and II).
23. Education - Labor – Community Integration Center.
24. Construction of community integration education and labor center No. 2 and infrastructures of the vocational-training and production center for detoxicated persons.
25. Kien An district trunk road.
26. Defense roads southeast of the city.
27. Northern Thoi river irrigation system.
28. Hon Ngoc canal irrigation system.
29. Bich Dong irrigation system.
30. Upgrading of sea dyke systems.
...
...
...
32. Tran Phu senior-high school for talented students.
33. Convalescence and health recovery for municipal officials.
34. Inter-provincial road from Thuy Nguyen to Kinh Mon (Hai Duong).
35. Inter-provincial Road 17 linking Hai Phong (Vinh Bao section) to Ninh Giang (Hai Duong) and some northern provinces.
36. Construction of Khue bridge.
37. Municipal gymnasium.
38. Building paediatric and gynaecological hospitals into regional paediatric and gynaecological centers.
39. President Ho Chi Minh statue and square.
40. Restoration and embellishment of national historical and cultural relics (Citadel of Mac dynasty, Tuong Long tower, Nghe temple,...).
...
...
...
42. Dinh Vu economic zone trunk road.
43. Municipal funeral house.
II. CENTRALLY INVESTED PROJECTS
IN THE LOCALITY
1. Hai Phong international gateway port.
2. Dinh Vu - Cat Hai bridge.
3. Cat Hai - Cat Ba bridge.
4. Hanoi - Hai Phong expressway.
5. Hanoi - Hai Phong electrified railroad.
6. Coastal road (new road 10).
...
...
...
8. Upgrading of Cat Bi international airport.
9. Bach Long Vy fishery logistical service center.
10. Infrastructures of Ha Long - Cat Ba - Do Son national tourist resorts.
11. Regional Metrology and Standardization Center in Hai Phong.
;Quyết định 1567/QĐ-TTg năm 2008 ban hành Kế hoạch triển khai tiếp Nghị quyết 32-NQ/TW về xây dựng và phát triển thành phố Hải Phòng giai đoạn 2008 - 2015 của Thủ tướng Chính phủ
Số hiệu: | 1567/QĐ-TTg |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Thủ tướng Chính phủ |
Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 31/10/2008 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 1567/QĐ-TTg năm 2008 ban hành Kế hoạch triển khai tiếp Nghị quyết 32-NQ/TW về xây dựng và phát triển thành phố Hải Phòng giai đoạn 2008 - 2015 của Thủ tướng Chính phủ
Chưa có Video