Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 943/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 20 tháng 07 năm 2012

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG ĐÔNG NAM BỘ ĐẾN NĂM 2020

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP của Chính phủ;

Xét đề nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Đông Nam Bộ đến năm 2020 (sau đây gọi tắt là Quy hoạch vùng) với những nội dung, chủ yếu sau:

I. VỊ TRÍ, VAI TRÒ

- Vùng Đông Nam Bộ (gồm thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh: Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh) là vùng kinh tế phát triển năng động, có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, bền vững, đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, là đầu tàu phát triển kinh tế của cả nước; là địa bàn có vai trò cầu nối với các khu vực đồng bằng sông Cửu Long và khu vực Tây Nguyên; đi đầu trong chủ động hội nhập, mở rộng giao thương, hợp tác kinh tế có hiệu quả với các nước trong khu vực Đông Nam Á và thế giới.

- Là vùng đi đầu phát triển trong một số lĩnh vực quan trọng, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh quốc tế, tạo động lực cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội của cả nước.

- Vùng Đông Nam Bộ mà hạt nhân là thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm dịch vụ tầm cỡ khu vực Đông Nam Á về tài chính, thương mại, du lịch, giao lưu quốc tế.

- Là trung tâm giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao; đồng thời là trung tâm chuyển giao và ứng dụng khoa học công nghệ hàng đầu của cả nước.

II. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN

1. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Đông Nam Bộ đến năm 2020 phải phù hợp với Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của cả nước; đảm bảo thống nhất với quy hoạch ngành, lĩnh vực; xây dựng và phát triển vùng Đông Nam Bộ thành vùng động lực thúc đẩy phát triển với tốc độ phát triển kinh tế - xã hội cao hơn so với mức bình quân chung của cả nước; là trung tâm kinh tế, tài chính, thương mại lớn của đất nước và khu vực.

2. Phát huy cao nhất tiềm năng, lợi thế của các địa phương trong Vùng, nhất là lợi thế về sản xuất công nghiệp, dịch vụ, vùng Đông Nam Bộ phải đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước; trong đó khu vực thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương là địa bàn trọng điểm, phát huy vai trò động lực và lan tỏa phát triển cho các địa phương khác trong vùng và cả nước.

3. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Vùng theo hướng nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh, tập trung ưu tiên đầu tư các ngành có tiềm năng, lợi thế, có năng suất lao động và hàm lượng tri thức cao, gắn liền với việc đẩy mạnh liên kết giữa các ngành, thành phần kinh tế và giữa các địa phương.

4. Tập trung đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế cho Vùng và cả nước. Nâng cao chất lượng, mở rộng quy mô đào tạo với cơ cấu ngành nghề và trình độ hợp lý theo nhiều hình thức.

5. Phát triển kinh tế đi đôi với đảm bảo công bằng xã hội, giải quyết có hiệu quả những vấn đề xã hội bức xúc, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân và thu hẹp khoảng cách chênh lệch về mức sống giữa các địa phương trong vùng, nhất là đồng bào nghèo, dân tộc thiểu số, dân cư vùng giáp biên giới với Campuchia.

6. Phát triển bền vững, hài hòa giữa các mục tiêu về phát triển kinh tế, phát triển xã hội và cải thiện môi trường sinh thái; từng bước kiểm soát có hiệu quả vấn đề di dân tự do tới các tỉnh trong Vùng cùng với việc bảo vệ và phát triển rừng; phát triển công nghiệp gán với bảo vệ môi trường đô thị, nguồn nước và không khí.

7. Gắn phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh, bảo đảm ổn định chính trị và trật tự, an toàn xã hội.

III. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN

1. Về phát triển kinh tế:

- Quy mô GDP vùng Đông Nam Bộ đến năm 2020 tăng gấp 2,7 lần so với năm 2010, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân thời kỳ 2011 - 2020 đạt 9,5 - 10%/năm, trong đó giai đoạn 2011 - 2015 tăng khoảng 10%/năm và giai đoạn 2016 - 2020 khoảng 9,5%/năm; tỷ trọng công nghiệp, xây dựng và dịch vụ chiếm 97 - 98% trong tổng GDP của Vùng năm 2020, trong đó dịch vụ chiếm trên 44%, cao hơn mức bình quân chung của cả nước.

- Phấn đấu GDP bình quân đầu người đến năm 2015 đạt tương đương 4.600 USD và năm 2020 đạt 6.400 USD; giá trị xuất khẩu bình quân đầu người đạt 4.200 USD vào năm 2015 và 7.800 USD năm 2020. Giữ mức đóng góp cho ngân sách nhà nước khoảng 50-55% trong cả thời kỳ 2011 - 2020.

- Tốc độ đổi mới công nghệ đạt bình quân 20 - 25%/năm; nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt trên 90% vào năm 2020.

- Hình thành các trung tâm dịch vụ sản xuất và xã hội chất lượng cao, đạt trình độ quốc tế và khu vực Đông Nam Á.

2. Về phát triển xã hội:

- Đến năm 2020 ổn định số dân trong Vùng khoảng 18 triệu người; tỷ lệ đô thị hóa đạt 75%; giải quyết việc làm hàng năm cho khoảng 29 - 30 vạn lao động; tỷ lệ lao động không có việc làm ở mức 4%; tỷ lệ thất nghiệp thành thị dưới 5%.

- Phấn đấu đạt 500 sinh viên/1 vạn dân vào năm 2015 và 550 sinh viên/1 vạn dân vào năm 2020; nâng cao sức khoẻ nhân dân, tăng tuổi thọ bình quân lên 78 tuổi, giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng xuống dưới 7% vào năm 2020.

3. Về bảo vệ môi trường:

- Đảm bảo sự hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường, sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ đa dạng sinh học. Kết hợp ngăn ngừa, hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường do hoạt động của con người và tác động của tự nhiên gây ra với khắc phục ô nhiễm môi trường, trước hết ở những nơi đã bị ô nhiễm nghiêm trọng, phục hồi các hệ sinh thái đã bị suy thoái.

- Tỷ lệ che phủ rừng trên 35% vào năm 2015 và trên 45% vào năm 2020.

- Đến năm 2015 đạt 100% các cơ sở sản xuất mới xây dựng dược áp dụng công nghệ sạch hoặc được trang bị các thiết bị giảm thiểu ô nhiễm, đảm bảo xử lý chất thải và 60% các cơ sở sản xuất kinh doanh đạt tiêu chuẩn môi trường; 70% các khu đô thị và 100% các khu công nghiệp, khu chế xuất có hệ thống xử lý nước thải tập trung, 95% chất thải rắn được thu gom; xử lý được trên 90% chất thải nguy hại và 100% chất thải y tế.

- Đến năm 2020, duy trì các chỉ tiêu đã đạt được giai đoạn trước, phấn đấu 100% các cơ sở sản xuất kinh doanh đạt tiêu chuẩn môi trường, 100% các khu đô thị có hệ thống xử lý nước thải tập trung, 100% chất thải rắn, chất thải nguy hại được thu gom và xử lý.

4. Về an ninh, quốc phòng và trật tự an toàn xã hội:

- Tăng cường công tác đảm bảo an ninh chính trị, trật tự xã hội tại cơ sở, phòng, chống các tệ nạn xã hội; xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, tiến tới xây dựng các địa bàn trong vùng trở thành địa bàn văn minh, lịch sự, có đời sống văn hóa xã hội lành mạnh.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục và vận động quần chúng chấp hành nghiêm chỉnh luật pháp của Nhà nước nhằm hạn chế, đẩy lùi tai nạn giao thông.

IV. QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN MỘT SỐ NGÀNH VÀ LĨNH VỰC CHỦ YẾU

1. Ngành công nghiệp:

Đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp tạo sản phẩm có giá trị gia tăng cao, công nghiệp hỗ trợ. Phấn đấu đạt mức tăng trưởng trung bình hàng năm khoảng 9,5 - 10% giai đoạn 2011 - 2015 và 9,0 - 9,5% giai đoạn 2016 - 2020; tỷ trọng công nghiệp - xây dựng trong GDP chiếm khoảng 53 - 54% vào năm 2020.

Ưu tiên phát triển nhanh các ngành công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp sạch, tiết kiệm nguyên liệu, năng lượng và tạo nhiều giá trị gia tăng. Phát triển công nghiệp điện từ và công nghệ thông tin trở thành ngành mũi nhọn, đồng bộ cả phần cứng và phần mềm, trong đó ưu tiên phát triển phần mềm. Đưa vùng Đông Nam Bộ trở thành trung tâm mạnh về sản xuất linh kiện điện tử, phần mềm, tin học, viễn thông ở khu vực Đông Nam Á. Thúc đẩy các ngành công nghiệp hỗ trợ: Sản xuất linh kiện, phụ liệu, sửa chữa, bảo dưỡng... Đẩy nhanh tiến độ xây dựng hạ tầng, hoàn chỉnh các khu chức năng của khu công nghệ cao thành phố Hồ Chí Minh. Xây dựng khu dịch vụ kỹ thuật làm nhiệm vụ cải tiến kỹ thuật, công nghệ cho các cơ sở công nghiệp phía Nam.

Tiếp tục đẩy mạnh phát triển một số ngành công nghiệp chủ lực như: Khai thác dầu khí, điện tử và sản xuất phần mềm; cơ khí chế tạo, sản xuất điện, phân bón, hóa chất từ dầu khí; công nghiệp vật liệu xây dựng, chế biến nông, lâm, thuỷ sản, công nghiệp thực phẩm; sản xuất hàng tiêu dùng, dệt may, giầy da, nhựa.

Điều chỉnh lại hướng phân bổ công nghiệp trên địa bàn, trên cơ sở khai thác nguồn tài nguyên và dư địa của các tỉnh Bình Phước, Tây Ninh. Phát triển các khu công nghiệp theo Quyết định số 1107/QĐ-TTg ngày 21 tháng 8 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch phát triển các khu công nghiệp ở Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020. Phát huy vai trò, hiệu quả các cụm công nghiệp trên địa bàn Vùng.

Hình thành vành đai công nghiệp - đô thị của Vùng, hạn chế phát triển thêm các khu công nghiệp trong khu vực trung tâm thành phố Hồ Chí Minh. Tạo điều kiện thuận lợi về đất đai, cơ sở hạ tầng ngoài hàng rào để phát triển các tổ hợp quy mô lớn về công nghiệp - dịch vụ và đô thị theo mô hình đô thị công nghệ cao tại Long Thành, thành phố mới Phú Mỹ, khu liên hợp công nghiệp - dịch vụ - đô thị Bình Dương.

2. Khu vực dịch vụ:

Phát triển các ngành dịch vụ với tốc độ nhanh và chất lượng cao, nhằm mục tiêu bảo đảm nhịp độ tăng trưởng cao, phát triển toàn diện và bền vững cho toàn Vùng. Phấn đấu đạt mức tăng trưởng bình quân hàng năm khu vực dịch vụ khoảng 11 - 11,5% giai đoạn 2011 - 2015 và 10,5 - 11,0% giai đoạn 2016 - 2020; nâng tỷ trọng khu vực dịch vụ trong GDP của vùng lên trên 44% năm 2020.

Xây dựng vùng Đông Nam Bộ trở thành trung tâm dịch vụ tầm cỡ khu vực Đông Nam Á. Tập trung phát triển toàn diện các ngành dịch vụ chất lượng cao như: Tài chính, ngân hàng, bảo hiểm; thương mại và phân phối; vận tải và kho vận quốc tế; công nghệ thông tin và truyền thông; tư vấn, nghiên cứu và triển khai; du lịch; y tế (đặc biệt dịch vụ y tế kỹ thuật cao); giáo dục đào tạo. Phát triển thị trường bất động sản, thị trường vốn, thị trường chứng khoán. Hình thành hệ thống cơ sở hạ tầng thương mại hiện đại, đồng bộ, hợp lý để phát triển dịch vụ phân phối, bao gồm mạng lưới chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, kho bãi...

Xây dựng thành phố Hồ Chí Minh trở thành trung tâm dịch vụ tổng hợp lớn mang tính chất quốc gia và quốc tế. Thành phố Vũng Tàu là trung tâm du lịch, trung tâm dịch vụ khai thác dầu khí cấp quốc gia và quốc tế. Các đô thị Biên Hoà và Thủ Dầu Một là trung tâm dịch vụ lớn phục vụ phát triển công nghiệp (đào tạo, tư vấn, hỗ trợ v.v...). Các thị xã tỉnh lỵ như Tây Ninh, Đồng Xoài là các trung tâm dịch vụ tỉnh và đầu mối dịch vụ kết nối với các tỉnh Tây Nguyên và Campuchia. Phát triển kinh tế cửa khẩu ở hai tỉnh Tây Ninh và Bình Phước.

Phát triển Đông Nam Bộ trở thành vùng trọng điểm du lịch của cả nước với những sản phẩm du lịch đặc sắc, có tính cạnh tranh cao trong khu vực và quốc tế. Đa dạng hóa sản phẩm du lịch: Du lịch cuối tuần, du lịch MICE, du lịch văn hóa, lịch sử, du lịch nghỉ dưỡng núi (Núi Dinh - Bà Rịa - Vũng Tàu), du lịch nghỉ dưỡng biển (Vũng Tàu, Long Hải); du lịch sinh thái (Nam Cát Tiên, Côn Đảo), du lịch chữa bệnh (Bình Châu - Phước Bửu)... Phát triển hệ thống khách sạn và các công trình dịch vụ du lịch; các công trình vui chơi giải trí; tôn tạo các di tích văn hóa - lịch sử và phát triển các lễ hội truyền thống, các hoạt dộng văn hóa phục vụ du lịch. Xây dựng và phát triển hệ thống thông tin, an ninh và an toàn du lịch. Nghiên cứu thành lập Hiệp hội du lịch Vùng, đẩy mạnh sự liên kết phát triển du lịch trong Tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng. Đến năm 2015, đón khoảng 15 triệu lượt khách, trong đó có 4 triệu khách du lịch quốc tế; năm 2020 tương ứng là 18 triệu (trong đó khách quốc tế là 5 triệu); tổng thu từ khách du lịch năm 2015 là 3 tỷ USD và năm 2020 đạt khoảng 5 tỷ USD.

3. Nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản:

- Về nông nghiệp: Đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp hàng hóa chất lượng cao phục vụ nhu cầu công nghiệp chế biến, tiêu dùng ở đô thị và xuất khẩu.

Nâng cao chất lượng các vùng chuyên canh, mở rộng chăn nuôi theo hướng quy mô tập trung, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường sinh thái. Hình thành các trung tâm sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, công nghệ sạch, ứng dụng rộng rãi khoa học kỹ thuật trong các khâu sản xuất, tập trung vào các khâu tạo giống, nhập khẩu giống mới năng suất cao, nghiên cứu thích nghi giống mới, sản xuất giống, phát triển công nghệ tưới tiết kiệm nước, công nghệ bảo quản, chế biến sau thu hoạch. Xây dựng thương hiệu cho một số nông sản thế mạnh và đặc trưng.

Tập trung phát triển mạnh sản xuất nông sản hàng hóa: Rau thực phẩm, hoa, cây cảnh; cây công nghiệp lâu năm (cao su, điều, hồ tiêu); cây ăn trái; sản phẩm cây công nghiệp hàng năm; sản phẩm ngành chăn nuôi. Xây dựng các vùng cây ăn quả đặc sản truyền thống, nhằm đáp ứng tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

Sản phẩm chăn nuôi: Tận dụng lợi thế thị trường, công nghiệp chế biến, phát triển chăn nuôi theo hướng tập trung, trang trại, áp dụng khoa học, công nghệ cao để tạo ra sản phẩm có chất lượng đáp ứng nhu cầu thực phẩm chất lượng cao cho các khu đô thị nội vùng và tiến tới xuất khẩu. Đến năm 2020 phát triển đàn bò khoảng 1,5 - 1,6 triệu con, đàn heo 3,3 - 3,4 triệu con và gia cầm khoảng 23 - 23,5 triệu con.

- Về lâm nghiệp:

+ Phát triển rừng, cùng với các loại cây công nghiệp dài ngày nhằm góp phần cân bằng sinh thái, phát triển bền vững; khoanh nuôi bảo vệ rừng hiện có, làm giàu rừng, phát triển rừng trồng làm nguyên liệu giấy và gỗ gia dụng.

+ Thiết lập lâm phận ổn định, củng cố và bảo vệ hệ thống rừng phòng hộ đầu nguồn, phòng hộ các hồ đập và thủy điện, rừng phòng hộ môi trường cho các khu công nghiệp, các thành phố lớn và phòng hộ ven biển. Tăng cường công tác bảo tồn da dạng sinh học; chú trọng bảo vệ nguồn gen động thực vật quý hiếm.

- Về thuỷ sản:

+ Phát triển mạnh nuôi trồng, chế biến thủy sản (đặc biệt là chế biến thủy sản cho xuất khẩu), duy trì và nâng cấp đội tàu khai thác hải sản xa bờ trên cơ sở đảm bảo hiệu quả, bảo vệ tốt môi trường sinh thái và tái tạo nguồn lợi thủy sản. Phát triển nghề nuôi cá cảnh phục vụ du lịch và xuất khẩu.

+ Đầu tư phát triển các trung tâm giống thủy sản theo hướng hiện đại, đáp ứng đủ con giống chất lượng và sạch bệnh; hình thành các trung tâm dịch vụ hậu cần phục vụ phát triển thủy sản trong Vùng và hỗ trợ phát triển thủy sản Vùng đồng bằng sông Cửu Long.

4. Phát triển đồng bộ, cân đối và đi trước về hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội

+ Về giao thông vận tải:

- Ưu tiên đầu tư phát triển hệ thống giao thông vận tải của Vùng với tốc độ nhanh, hiện đại, bền vững, nhằm tạo tiền đề cho phát triển kinh tế - xã hội, củng cố an ninh quốc phòng, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa của vùng Đông Nam Bộ và các vùng khác trong cả nước.

- Xây dựng các trục cao tốc: Thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây, Biên Hòa - Vũng Tàu, Bến Lức - Long Thành, thành phố Hồ Chí Minh - Mộc Bài và đường vành đai 3, đường vành đai 4 thành phố Hồ Chí Minh. Mở rộng, nâng cấp các tuyến quốc lộ 1, 51, 22B, đường Hồ Chí Minh... Hoàn thành các tuyến đường liên cảng Cái Mép - Thị Vải và Đồng Nai.

- Hoàn thành di dời các cảng trên sông Sài Gòn, xây dựng các cảng tại cụm cảng Vũng Tàu, Đồng Nai và thành phố Hồ Chí Minh, đặc biệt là khu vực Cái Mép - Thị Vải. Phát triển hạ tầng, dịch vụ logistics, kết nối cảng biển khu vực Cái Mép - Thị Vải theo quy hoạch cảng biển chi tiết đã được phê duyệt.

- Ưu tiên nâng cấp, hiện đại hóa đường sắt Bắc - Nam trong Vùng đạt tiêu chuẩn cấp 1. Hình thành mạng đường sắt đô thị, đường sắt đầu mối, đường sắt liên vùng Vùng thành phố Hồ Chí Minh.

- Nâng cấp các cảng hàng không hiện có, hoàn thành giai đoạn I cảng hàng không quốc tế Long Thành.

- Hoàn thành xây dựng tổng kho trung chuyển của Vùng tại Đồng Nai.

- Phát triển vận tải đa phương thức, nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải, trước hết là vận tải hàng không và hàng hải, đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của xã hội với chất lượng cao, giá thành hợp lý; kiềm chế tiến tới kéo giảm tai nạn giao thông và giảm thiểu tác động môi trường trong quá trình khai thác vận tải.

+ Cấp điện và bưu chính viễn thông:

- Hoàn thành mạch vòng 500 kv Phú Lâm - Nhà Bè - Phú Mỹ - Sông Mây - Tân Định - cầu Bông - Phú Lâm. Xây dựng đường dây 500 kv nối với Nhà máy điện hạt nhân số 1, Trung tâm điện lực Vĩnh Tân và các nhà máy điện vùng đồng bằng sông Cửu Long. Tiếp tục xây dựng, nâng cấp các trạm biến áp, đường dây truyền, tải và phân phối điện phục vụ sản xuất và đời sống dân cư.

- Xây dựng cơ sở hạ tầng mạng viễn thông hiện đại, có độ tin cậy cao, đặc biệt tại thành phố Hồ Chí Minh và các đô thị trung tâm, tỉnh lỵ. Tăng dung lượng đáp ứng nhu cầu thuê bao, mở rộng vùng phủ sóng đến tất cả các xã trong vùng. Mở rộng hệ thống mạng lưới, điểm phục vụ bưu chính viễn thông ở khu vực nông thôn và hải đảo; từng bước phát triển mạng truyền hình cáp đến khu vực nông thôn.

+ Cấp thoát nước và thủy lợi:

Ưu tiên cấp nước sinh hoạt, cấp nước đô thị và tập trung giải quyết cấp nước cho các vùng còn thiếu nước. Phấn đấu 100% dân số đô thị được sử dụng nước máy vào năm 2020; giảm thiểu lớn thất lũ, bão, hạn hán, xâm nhập mặn cho các vùng hạ du, ven biển; tiêu thoát nước cho các khu vực đô thị; giải quyết tình trạng ngập úng khu vực đô thị thành phố Hồ Chí Minh; chống ô nhiễm nguồn nước, đặc biệt là hạ lưu sông Đồng Nai, sông Sài Gòn.

5. Khoa học và công nghệ:

- Phát triển tiềm lực khoa học công nghệ trong vùng, tăng cường đầu tư cho các viện nghiên cứu đầu ngành, trung tâm khoa học công nghệ, các phòng thí nghiệm trọng điểm, các cơ sở ứng dụng và chuyển giao công nghệ. Xúc tiến đầu tư vào Khu công nghệ cao thành phố Hồ Chí Minh, xây dựng thêm một số khu công nghệ cao tại các địa bàn có đủ điều kiện.

- Có cơ chế, chính sách phát triển nhanh nguồn nhân lực khoa học và công nghệ, thu hút chuyên gia giỏi người Việt Nam định cư ở nước ngoài tham gia các hoạt động khoa học công nghệ trong Vùng.

- Đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động khoa học công nghệ và phát triển thị trường khoa học công nghệ, hỗ trợ hoạt động đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp. Khuyến khích và phát huy sáng tạo, tăng nhanh số lượng và chất lượng các phát minh sáng chế, cải tiến kỹ thuật phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

6. Các lĩnh vực xã hội:

- Đào tạo nguồn nhân lực, giải quyết việc làm và an sinh xã hội:

+ Đẩy mạnh công tác đào tạo, đảm bảo cung cấp nguồn lao động ổn định về số lượng và chất lượng cho vùng Đông Nam Bộ và các vùng khác. Khuyến khích và đa dạng hóa các hình thức liên kết, hợp tác giữa các đơn vị sử dụng lao động và cơ sở đào tạo. Tập trung đào tạo đủ nhân lực chất lượng cho các ngành có hàm lượng chất xám cao, đem lại giá trị gia tăng lớn, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế cho Vùng và cả nước.

+ Chú trọng tạo việc làm có tính bền vững, chuyển dịch cơ cấu lao động, nâng cao chất lượng việc làm, tăng thu nhập cho người lao động. Phát triển thị trường lao động và quản lý tốt cung - cầu về lao động; làm tốt công tác dự báo, tổng hợp nhu cầu sử dụng lao động theo ngành nghề, cấp trình độ, địa bàn làm cơ sở định hướng để phát triển đào tạo, dạy nghề phù hợp. Nâng tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở khu vực nông thôn, giảm tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị.

+ Triển khai đồng bộ, toàn diện và hiệu quả các chương trình, dự án giảm nghèo; tạo cơ hội cho hộ nghèo tiếp cận các chính sách trợ giúp về đất đai, tín dụng, dạy nghề; hỗ trợ, tạo điều kiện cho các hộ nghèo phát triển sản xuất, tăng thu nhập để thoát nghèo bền vững.

+ Thực hiện tốt chính sách xã hội, chăm sóc người có công với nước, chăm lo đào tạo, dạy nghề, tạo việc làm cho các con em gia đình chính sách; đẩy mạnh các hoạt động từ thiện, nhân đạo hỗ trợ người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn.

- Giáo dục, đào tạo:

+ Tạo chuyển biến cơ bản về chất lượng, hiệu quả và quy mô, tập trung đào tạo nguồn nhân lực nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của vùng và cả nước, nhất là nhu cầu nhân lực các lĩnh vực mũi nhọn.

+ Xây dựng Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh trở thành trung tâm đào tạo chất lượng cao có uy tín quốc tế. Ưu tiên đầu tư cho các trường đại học trọng điểm trong Vùng để nhanh chóng tiếp cận với trình độ đào tạo của khu vực trong một số lĩnh vực thế mạnh. Tiếp tục xã hội hóa giáo dục đại học, mở rộng hợp tác, liên kết trong và ngoài nước đi đôi với đảm bảo và không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo.

+ Phát triển mạng lưới dạy nghề theo quy hoạch, trong đó ưu tiên đầu tư, phát triển một số trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề đạt tiêu chuẩn khu vực và quốc tế nhằm đáp ứng yêu cầu về lao động chất lượng cao cho phát triển kinh tế - xã hội của vùng.

- Y tế:

Xây dựng, phát triển y tế Vùng thành trung tâm y tế kỹ thuật - công nghệ cao của miền Nam và cả nước; trung tâm nghiên cứu y học và đào tạo cán bộ y tế đạt trình độ khu vực.

Tiếp tục đầu tư phát triển Trung tâm y tế chuyên sâu thành phố Hồ Chí Minh. Xây dựng, nâng cấp các bệnh viện đa khoa trung tâm tỉnh đạt tiêu chuẩn bệnh viện hạng I. Xây dựng các bệnh viện chuyên khoa cấp tỉnh phù hợp với yêu cầu và điều kiện cụ thể.

Mở rộng và tăng cường năng lực mạng lưới y tế dự phòng, từng bước phát triển hệ thống y tế dự phòng tuyến tỉnh, thành phố. Sắp xếp lại, củng cố, tăng cường mạng lưới y tế xã, phường, bảo đảm 100% phường, ấp có nhân viên y tế; 100% trạm y tế xã có bác sĩ và đạt chuẩn quốc gia.

Xã hội hóa y tế đi đôi với tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các cơ sở cung cấp dịch vụ. Khuyến khích và tạo điều kiện phát triển nhanh các bệnh viện ngoài công lập, tạo điều kiện phát triển các mô hình dịch vụ mới đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của nhân dân.

- Văn hóa, thể dục thể thao:

+ Đầu tư phát triển đồng bộ hệ thống các công trình văn hóa ở cấp tỉnh, huyện và xã. Phấn đấu toàn Vùng có 100% ấp, thôn, làng, khu phố có nhà văn hóa và khu thể thao đạt quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; 80% di tích cấp quốc gia và tỉnh, thành được tu bổ, tôn tạo. Quan tâm phát triển hệ thống các công trình văn hóa, thể thao ven các khu công nghiệp.

Phấn đấu đến năm 2020 đạt 30 - 35% dân số của Vùng tập thể dục, thể thao thường xuyên, hình thành đội ngũ vận động viên thành tích cao ở một số bộ môn như bóng đá, bóng chuyền, quần vợt...

Xây dựng ở mỗi tỉnh trung tâm văn hóa - thể thao theo tiêu chuẩn quy định; tiếp tục xây dựng, nâng cấp, mở rộng các trung tâm văn hóa - thể thao, các cơ sở văn hóa, thể dục, thể thao trên địa bàn các tỉnh, quận, huyện, xã, phường, trường học, cơ quan trong vùng. Tăng cường trang bị cơ sở vật chất cho các cơ sở thể thao thành phố, thị xã, đảm bảo đủ năng lực đăng cai tổ chức các giải thi đấu trong khu vực và quốc tế.

7. Bảo vệ môi trường:

Khôi phục và bảo vệ hộ sinh thái rừng tự nhiên và thảm xanh hiện hữu. Ổn định vùng trồng cây công nghiệp tại các tỉnh. Khoanh vùng bảo vệ và phát triển thảm thực vật tại các khu vực dọc sông Đồng Nai, sông Sài Gòn. Đảm bảo khoảng cách ly xây dựng của các khu công nghiệp, các nhà máy, xí nghiệp từ 200 m đến 300 m dọc theo bờ sông từ biên mặn trở lên, để kiểm soát nước thải và dễ khoanh vùng, xử lý khi có sự cố môi trường. Tổ chức mạng lưới quan trắc chất lượng nước trên toàn Vùng với bước đi thích hợp.

Quy hoạch bố trí các khu công nghiệp theo hướng bảo vệ môi trường, tăng cường kiểm tra việc tuân thủ tiêu chuẩn môi trường của các cơ sở sản xuất kinh doanh và có chế tài xử lý thích đáng.

Xây dựng hệ thống thoát nước thải đạt tiêu chuẩn tại các đô thị, các khu công nghiệp; xây dựng khu xử lý nước rỉ rác đạt tiêu chuẩn đối với các bãi chôn lấp rác, các khu liên hợp xử lý rác nằm ở khu vực thượng nguồn sông Đồng Nai, sông Sài Gòn. Nhanh chóng triển khai và đưa vào hoạt động có hiệu quả các dự án xử lý nước thải, rác thải với công nghệ hiện đại.

8. Bảo đảm an ninh, quốc phòng:

- Tăng cường tiềm lực quốc phòng, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, đẩy mạnh xây dựng khu vực phòng thủ tỉnh, thành phố vững chắc. Xây dựng các lực lượng vũ trang vững mạnh; đội quân thường trực chính quy - hiện đại, phát triển dân quân và tự vệ phù hợp với từng khu vực phòng thủ. Chú trọng xây dựng lực lượng tự vệ biển và tăng cường khả năng phòng thủ bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia trên các vùng biển đảo, kết hợp phát triển kinh tế - xã hội các vùng biển đảo và ven biển.

- Xây dựng lực lượng tinh nhuệ, giỏi về nghiệp vụ, vững vàng về chính trị, đi đôi với tăng cường cơ sở vật chất và trang thiết bị. Củng cố thế trận an ninh nhân dân, tăng cường lực lượng tuyến xã, đảm bảo không để xảy ra tình huống bất ngờ. Phối hợp các lực lượng nhằm thực hiện có hiệu quả các chương trình quốc gia về phòng chống tội phạm và bài trừ các tệ nạn xã hội. Thường xuyên tuyên truyền giáo dục nhân dân thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.

V. PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ VÀ TỔ CHỨC LÃNH THỔ VÙNG

1. Phát triển và phân bố hệ thống đô thị

- Tạo sự liên kết giữa các đô thị trong vùng theo hướng văn minh, hiện đại, có bản sắc trên nền tảng phát triển bền vững; hấp dẫn các nhà đầu tư, thuận lợi cho sản xuất và cuộc sống của nhân dân trong vùng. Hình thành cơ cấu đa trung tâm nhằm tạo động lực để phát triển các vùng ngoại vi xung quanh, đồng thời giảm áp lực cho khu vực trung tâm thành phố Hồ Chí Minh.

- Phát triển các đô thị Vũng Tàu, Biên Hòa, Thủ Dầu Một trở thành đô thị loại I và đóng vai trò là các cực phát triển trong hệ thống đô thị của vùng.

- Phát triển các đô thị vệ tinh của thành phố Hồ Chí Minh như Nhơn Trạch, Long Thành, Tam Phước, Hiệp Phước, Củ Chi, Trảng Bom, An Lạc, Nhà Bè, Cần Giờ, Dĩ An - Thuận An. Phát triển các hành lang đô thị hóa từ thành phố Hồ Chí Minh gắn với các trục quốc lộ 1A, 51, 22 và 13.

2. Phát triển các điểm dân cư nông thôn:

- Phát triển nông thôn và phân bố các điểm dân cư gắn kết chặt chẽ với quy hoạch phát triển các khu đô thị để đảm bảo tính đồng bộ trong phát triển lãnh thổ vùng ngoại vi các đô thị và hành lang đô thị; có các giải pháp quy hoạch và xây dựng đồng bộ các khu vực tập trung dân cư nông thôn thành các khu vực đô thị.

- Hình thành các trung tâm dịch vụ nông thôn; xây dựng các tuyến, cụm dân cư nông thôn có cơ sở hạ tầng đồng bộ đạt tiêu chuẩn theo Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới; quy hoạch cải tạo và xây dựng các làng nghề theo hướng phát triển bền vững; quy hoạch và xây dựng các làng đánh bắt, nuôi trồng thủy, hải sản ven biển.

3. Quy hoạch phát triển các tiểu vùng: Phát huy tiềm năng, lợi thế của các tỉnh, thành phố trong Vùng theo hướng hình thành chức năng trong quá trình phân công và hợp tác liên vùng, liên tỉnh, thành phố.

- Xây dựng thành phố Hồ Chí Minh thành trung tâm động lực của vùng; đầu mối của hợp tác liên vùng và quốc tế; trung tâm kinh tế, thương mại, dịch vụ, giáo dục - đào tạo và khoa học - công nghệ của vùng và cả nước. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố theo hướng dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp, ưu tiên phát triển các ngành dịch vụ chất lượng cao, tạo nhiều giá trị gia tăng và các ngành công nghiệp hiện đại, có hàm lượng công nghệ cao.

- Khu vực 3 tỉnh Đồng Nai, Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu là địa bàn phát triển năng động của Vùng, chú trọng nâng cao sức cạnh tranh công nghiệp, phát triển dịch vụ đồng bộ phục vụ tốt cho các ngành công nghiệp chủ lực và mũi nhọn, nhanh chóng gia tăng hàm lượng công nghệ, lao động kỹ thuật trong các ngành kinh tế, đồng thời hỗ trợ phát triển cho khu vực các tỉnh Tây Ninh, BÌnh Phước.

- Khu vực hai tỉnh Tây Ninh và Bình Phước phát triển theo hướng đón đầu quá trình chuyển dịch công nghiệp từ các địa phương khác đồng thời khai thác lợi thế các khu kinh tế cửa khẩu, mở rộng hoạt động kinh tế, thương mại với Campuchia.

- Xây dựng vùng ven biển trở thành “vùng kinh tế mở”, hướng mạnh ra bên ngoài với các ngành chủ yếu như khai thác dầu khí; công nghiệp đóng và sửa chữa tàu; du lịch biển, đảo; đánh bắt, nuôi trồng và chế biến hải sản. Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế biển với bảo vệ biển và nhiệm vụ an ninh quốc phòng.

- Phát triển thành phố Vũng Tàu thành trung tâm hướng ra biển, cửa ngõ ra biển cho Vùng và nước bạn Campuchia, Thái Lan; hình thành khu công nghiệp dầu khí và hóa chất lớn đi kèm; khu du lịch quốc tế nổi tiếng của miền Nam.

- Xây dựng Côn Đảo thành Khu kinh tế - du lịch và dịch vụ chất lượng cao gắn với bảo tồn, tôn tạo khu di tích cách mạng đặc biệt của Việt Nam và phát triển, nâng cao giá trị Vườn quốc gia Côn Đảo.

VI. DANH MỤC CÁC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN ƯU TIÊN NGHIÊN CỨU ĐẦU TƯ

(Phụ lục kèm theo).

VII. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU THỰC HIỆN QUY HOẠCH

1. Nhiệm vụ chủ yếu mang tính đột phá:

- Chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, tăng cường đóng góp và vai trò của khu vực dịch vụ, nâng cao giá trị các sản phẩm chủ lực, phát triển nhanh các sản phẩm mũi nhọn, gắn với thị trường và tăng sức cạnh tranh trong các lĩnh vực.

- Tăng cường đầu tư nâng cấp và hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế và xã hội theo hướng cân đối, đồng bộ và đi trước một bước. Hoàn thành các tuyến cao tốc, mở rộng, nâng cấp các quốc lộ nối với các vùng và quốc tế; nâng cấp và xây dựng mới một số cảng biển, sân bay. Hoàn chỉnh và nâng cấp các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao theo hướng hình thành các khu công nghiệp - đô thị, khu công nghiệp công viên, khu công nghiệp chuyên ngành.

- Phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế. Đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, nhất là các công nghệ cao, công nghệ mới trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội.

- Tăng cường hợp tác, xây dựng không gian kinh tế thống nhất nhằm phát huy lợi thế so sánh trên toàn vùng Đông Nam Bộ, tạo sự phối hợp và hỗ trợ lẫn nhau có hiệu quả và phát huy lợi thế của tất cả các địa phương.

2. Các giải pháp thực hiện quy hoạch:

a) Huy động hiệu quả các nguồn vốn đầu tư

- Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư tạo điều kiện thu hút mạnh mẽ hơn các nguồn lực trong và ngoài nước. Giảm tỷ trọng vốn đầu tư từ ngân sách gắn liền với nâng cao hiệu quả đầu tư công, đa dạng hóa và tăng cường các nguồn vốn khác, coi trọng khai thác hiệu quả nguồn lực từ đất đai. Tranh thủ tối đa nguồn vốn ODA để đầu tư các công trình trọng điểm về hạ tầng kỹ thuật với quy mô lớn.

- Điều chỉnh cơ cấu đầu tư theo hướng thu hút công nghệ, kỹ thuật hiện đại, góp phần nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Có chính sách định hướng luồng vốn đầu tư vào các lĩnh vực dịch vụ chất lượng cao, các ngành sản xuất công nghệ cao, các ngành xuất khẩu tạo nhiều giá trị.

- Phát triển đồng bộ thị trường vốn, thị trường chứng khoán phục vụ tốt các ngành kinh tế. Đẩy nhanh tiến độ sắp xếp, cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước. Quản lý hiệu quả thị trường bất động sản tạo điều kiện phát triển nguồn thu cho ngân sách nhà nước.

b) Đẩy mạnh sự phối hợp gắn kết giữa các địa phương trong và ngoài vùng Đông Nam Bộ trong việc thực hiện các chính sách phát triển, trong huy động và phân bổ nguồn lực và vốn đầu tư phát triển, xây dựng kết cấu hạ tầng; đào tạo, thu hút và tạo việc làm, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, đảm bảo vai trò gìn giữ an ninh, quốc phòng và bảo vệ rừng, bảo vệ nguồn nước cho Vùng. Có cơ chế đặc thù nhằm thu hẹp dần mức độ chênh lệch vùng theo từng thời kỳ, trên từng lĩnh vực giữa khu vực hai tỉnh Tây Ninh, Bình Phước với khu vực các tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương và thành phố Hồ Chí Minh.

c) Đào tạo nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao, với cơ cấu ngành nghề và trình độ hợp lý đáp ứng cho nhu cầu phát triển của Vùng, khu vực phía Nam và cả nước. Mở rộng quy mô đào tạo dưới nhiều hình thức, chú ý đào tạo đội ngũ công nhân tay nghề cao. Phối hợp đào tạo nguồn nhân lực với các vùng khác trong nước và hợp tác quốc tế. Chú trọng phát triển nguôn nhân lực thuộc các ngành mũi nhọn như công nghiệp điện tử, tin học, viễn thông, tài chính, logistics, du lịch... Xây dựng đội ngũ chuyên gia giỏi trong các lĩnh vực công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ Nano, công nghệ vật liệu mới.

d) Giải pháp về cải cách hành chính

Hoàn thiện các cơ chế hiện hành và tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác cải cách hành chính theo 1 hướng công khai, minh bạch; đồng thời nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức nhằm tạo môi trường, thuận lợi để tăng cường thu hút đầu tư.

Xây dựng và ban hành đầy đủ, kịp thời các cơ chế, chính sách đảm bảo phát huy dân chủ và sáng tạo; đảm bảo cho hệ thống chính quyền các cấp hoạt động tốt, đáp ứng yêu cầu phát triển.

Nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý, điều hành của chính quyền các cấp; phân định rõ thẩm quyền, trách nhiệm giữa các cơ quan; đồng thời tăng cường công tác phòng chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí Trong các cơ quan nhà nước.

đ) Giải pháp về tăng cường hợp tác và phát triển thị trường

- Tăng cường hợp tác giữa các địa phương trong Vùng và với các địa phương vùng đồng bằng sông Cửu Long, vùng miền Trung và Tây Nguyên về xúc tiến đầu tư, chuyển giao công nghệ, cung cấp lao động, xây dựng vùng nguyên liệu và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm; sử dụng chung kết cấu hạ tầng trong Vùng về công nghiệp, xử lý chất thải rắn, cấp nước; phối hợp tuyên truyền và quảng bá du lịch; khai thác, sử dụng và bảo vệ bền vững tài nguyên nước, bảo vệ môi trường.

- Tăng cường hợp tác phát triển thương mại qua biên giới với Campuchia, phát triển các khu kinh tế cửa khẩu, xây dựng mạng lưới giao thông, cấp điện giữa các địa phương Việt Nam với Campuchia. Đẩy mạnh hợp tác với các nước thuộc Tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng (GMS).

Điều 2. Tổ chức, giám sát thực hiện Quy hoạch

1. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Đông Nam Bộ được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt là cơ sở cho việc lập, trình duyệt và triển khai thực hiện các quy hoạch ngành, lĩnh vực của Vùng và quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương trong Vùng.

2. Giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương trong vùng có trách nhiệm:

- Tổ chức công bố, công khai Quy hoạch, tổ chức các hoạt động xúc tiến đầu tư, tuyên truyền, quảng bá nhằm thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước, các thành phần kinh tế tham gia thực hiện Quy hoạch.

- Chủ trì theo dõi, đôn đốc, giám sát, kiểm tra việc thực hiện Quy hoạch Vùng, Quy hoạch của các Bộ, ngành và các địa phương trong Vùng; giám sát thực hiện các chương trình, dự án đầu tư trọng điểm có quy mô, tính chất vùng.

- Nghiên cứu, đề xuất cơ chế phối hợp, chính sách liên kết, điều phối giữa các địa phương trong Vùng và với các vùng khác. Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan kêu gọi đầu tư đối với các dự án trọng điểm của Vùng.

3. Các Bộ, ngành liên quan có trách nhiệm:

- Lập mới, điều chỉnh, trình phê duyệt các quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu trên địa bàn vùng phù hợp với những mục tiêu, nhiệm vụ và phương hướng phát triển được phê duyệt tại Điều 1 Quyết định này.

- Nghiên cứu, xây dựng và trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành một số cơ chế, chính sách đặc thù thuộc lĩnh vực quản lý nhằm hoàn thành những mục tiêu và nhiệm vụ đã đề ra trong Quy hoạch.

- Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong việc triển khai và giám sát thực hiện quy hoạch, giám sát thực hiện các chương trình, dự án đầu tư trọng điểm có quy mô, tính chất vùng theo thứ tự ưu tiên thuộc lĩnh vực quản lý nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng.

Nhiệm vụ cụ thể của một số Bộ, ngành như sau:

a) Bộ Giao thông vận tải:

- Chỉ đạo xây dựng, hoàn thành đúng tiến độ và đảm bảo chất lượng các dự án kết cấu hạ tầng giao thông quan trọng trên địa bàn Vùng.

- Phối hợp với Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu và đề xuất cơ chế huy động vốn nhằm đảm bảo tiến độ triển khai các dự án phát triển giao thông vận tải quy mô lớn trên địa bàn Vùng.

- Nghiên cứu đề xuất và thực hiện các giải pháp khắc phục tình trạng ách tắc giao thông tại thành phố Hồ Chí Minh

b) Bộ Công Thương:

- Chỉ đạo xây dựng và hoàn thành đúng tiến độ hệ thống kết cấu hạ tầng công nghiệp và thương mại trên địa bàn Vùng theo quy hoạch được duyệt.

- Tiếp tục nghiên cứu, đề xuất, bổ sung cơ chế chính sách thúc đẩy phát triển các sản phẩm công nghiệp chủ lực, công nghiệp hỗ trợ, các ngành công nghệ cao.

- Tăng cường công tác xúc tiến thương mại, nhất là đối với các sản phẩm xuất khẩu của các ngành kinh tế trên địa bàn Vùng.

c) Bộ Xây dựng:

- Chủ trì lập, điều chỉnh quy hoạch, kiểm tra, giám sát xây dựng các khu xử lý chất thải nguy hại, nghĩa trang, hệ thống cấp nước quy mô vùng; phối hợp với các địa phương trong việc xây dựng các hệ thống thoát nước, xử lý nước thải, từng bước giải quyết dứt điểm tình trạng ngập úng tại các đô thị.

- Đánh giá và kiến nghị, đề xuất các giải pháp nhằm quản lý hiệu quả quá trình phát triển đô thị trên địa bàn Vùng.

b) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

- Hoàn thành xây dựng và tổ chức triển khai quy hoạch thủy lợi, quy hoạch phát triển các ngành và sản phẩm nông, lâm, ngư nghiệp chủ yếu trên địa bàn vùng.

- Lập Quy hoạch, đề xuất cơ chế, chính sách và hỗ trợ các địa phương trong vùng xây dựng các khu nông nghiệp công nghệ cao.

- Phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương tiếp tục triển khai các giải pháp từng bước giải quyết căn bản tình trạng ngập úng tại thành phố Hồ Chí Minh.

đ) Bộ Tài nguyên và Môi trường:

- Triển khai các giải pháp tăng cường hiệu quả công tác bảo vệ môi trường, nhất là môi trường đô thị và khu công nghiệp trên địa bàn Vùng. Hỗ trợ nâng cao chất lượng thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường tại các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường tại địa phương.

- Nghiên cứu, đề xuất cơ chế chính sách khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm thân thiện với môi trường.

- Chỉ đạo, phối hợp với các địa phương trong bảo vệ và sử dụng hợp lý các loại tài nguyên trong Vùng.

e) Bộ Giáo dục và Đào tạo:

- Nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách thúc đẩy liên kết giữa các cơ sở đào tạo và các doanh nghiệp sử dụng nhân lực sau đào tạo trong vùng.

- Xây dựng Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh trở thành trung tâm đào tạo chất lượng cao có uy tín quốc tế; tạo điều kiện để một số trường đại học trọng điểm trong vùng hiện đại hóa cơ sở vật chất, phát triển đội ngũ giảng viên và chương trình đào tạo ngang tầm các nước tiên tiến trong khu vực.

4. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trong Vùng có trách nhiệm:

- Chủ động rà soát, điều chỉnh, bổ sung và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của địa phương đến năm 2020 phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ được phê duyệt tại Quyết định này.

- Phối hợp với các Bộ, ngành tổ chức các hoạt động xúc tiến đầu tư, tuyên truyền, quảng bá, thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước, các thành phần kinh tế tham gia thực hiện quy hoạch.

- Tổ chức giám sát, kiểm tra việc thực hiện các dự án đầu tư phát triển trên địa bàn theo chức năng được phân công, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 4. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trong Vùng; các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- VP BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trong Vùng;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ngân hàng Chính sách Xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTCP, Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, Công báo;
- Lưu: Văn thư, ĐP (5b)

THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng

 

PHỤ LỤC

DANH MỤC CÁC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN ƯU TIÊN ĐẦU TƯ VÙNG ĐÔNG NAM BỘ ĐẾN NĂM 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 943/QĐ-TTg ngày 20 tháng 7 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ)

1. Giao thông:

- Đường bộ: Đường vành đai 3, Đường vành đai 4 - Thành phố Hồ Chí Minh; các trục cao tốc: Thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây, Biên Hòa - Vũng Tàu, Bến Lức - Nhơn Trạch - Long Thành, Dầu Giây - Phan Thiết; các quốc lộ: 1A, 1K, 13, 14, 14C, 20, 22, 22B, 50, 51, 55, 56.

- Đường sắt: Đường sắt đô thị, đường sắt đầu mối, đường sắt liên vùng Vùng thành phố Hồ Chí Minh.

- Đường thủy nội địa: Cải tạo, nâng cấp các tuyến Sài Gòn - Kiên Lương, Sài Gòn - Cà Mau, Sài Gòn - Mộc Hóa, Sài Gòn - Bến Kéo, Sài Gòn - Dầu Tiếng, Sài Gòn - Hiếu Liêm, Sài Gòn - Hà Tiên; tuyến nối sông Thị Vải đi đồng bằng sông Cửu Long.

- Cảng biển: Khu cảng Vũng Tàu, khu cảng thành phố Hồ Chí Minh, khu cảng Đồng Nai; các bến khách tại thành phố Hồ Chí Minh, Vũng Tàu.

- Cảng hàng không: Nâng cấp cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, xây dựng cảng hàng không quốc tế Long Thành.

2. Hạ tầng thương mại, kho bãi:

Tổng kho trung chuyển miền Đông.

3. Cấp điện:

- Hoàn thành mạch vòng 500 kv Phú Lâm - Nhà Bè - Phú Mỹ - Sông Mây - Tân Định - Cầu Bông - Phú Lâm.

- Xây dựng các trạm biến áp 500 kv và đường dây 500 kv phục vụ đấu nối với các nhà máy điện tại đồng bằng sông Cửu Long, Trung tâm điện lực Vĩnh Tân và Nhà máy điện hạt nhân.

4. Thủy lợi:

- Các dự án thuộc quy hoạch thuỷ lợi chống ngập thành phố Hồ Chí Minh.

- Dự án thủy lợi Phước Hòa (giai đoạn 2).

- Hệ thống thủy lợi sông Ray.

5. Xử lý chất thải:

- Khu liên hợp xử lý chắt thải rắn công nghiệp độc hại tại thành phố Hồ Chí Minh.

- Khu liên hợp xử lý rác phục vụ cho thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Long An.

6. Du lịch:

Khu du lịch di tích cách mạng Côn Đảo.

7. Giáo dục:

- Xây dựng Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh và Đại học Y dược thành phố Hồ Chi Minh theo tiêu chí các trường đại học trọng điểm.

- Xây dựng trường Đại học Việt Đức trở thành trường Đại học chất lượng cao.

8. Y tế:

- Trung tâm Y tế chuyên sâu thành phố Hồ Chí Minh.

- Các bệnh viện Đa khoa tại các tỉnh.

Ghi chú: Về vị trí, quy mô, diện tích đất sử dụng và tổng mức đầu tư của các công trình, dự án nêu trên sẽ được tính toán, lựa chọn và xác định cụ thể trong giai đoạn lập và trình duyệt dự án đầu tư, tùy thuộc vào nhu cầu và khả năng cân đối, huy động vốn đầu tư cho từng thời kỳ.

THE PRIME MINISTER
--------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
---------

No. 943/QD-TTg

Hanoi, July 20, 2012

 

DECISION

APPROVING THE MASTER PLAN ON SOCIO-ECONOMIC DEVELOPMENT OF SOUTHEASTERN VIETNAM TO 2020

THE PRIME MINISTER

Pursuant to the Law on Organization of the Government dated December 25, 2001;

Pursuant to the Government's Decree No. 92/2006/ND-CP dated September 7, 2006, on the formulation, approval and management of master plans on socio-economic development, and Decree No. 04/2008/ND-CP dated January 11, 2008, amending and supplementing a number of articles of the Government's Decree No. 92/2006/ND-CP;

At the proposal of the Ministry of Planning and Investment,

DECIDES:

Article 1. To approve the master plan on socio-economic development of Southeastern Vietnam to 2020 (hereinafter called the Regional planning) with the following principal contents:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Southeastern Vietnam (including Ho Chi Minh City and the following provinces: Ba Ria – Vung Tau, Dong Nai, Binh Duong, Binh Phuoc and Tay Ninh) is a dynamic development economic region with sustainable and high rate of economic growth, leading in the national industrialization and modernization, a motive force of the national economic development; an area of providing a link between Mekong River Delta areas and Western Highlands; leading in proactive integration, trade expansion, effective economic cooperation with other countries in the Southeast Asia and the world.

- Being a leader in development of some important sectors, contributing to improve the quality, efficiency and international competitive edge, motivating the socio-economic development process of whole country.

- The Southeastern Vietnam, of which Ho Chi Minh City is the kernel , is a financial, trade, tourism and international exchange center of the Southeast Asia.

- Being a center of education and training human resources, especially high-quality human resources; and a leading national center of science and technology application and transfer at the same time.

II. DEVELOPMENT VIEWPOINTS

1. The master plan on socio-economic development of Southeastern Vietnam to 2020 must conform to the national strategy on socio-economic development; ensuring consistency with sectoral master plans; building and developing Southeastern Vietnam into a driving force region with socio-economic growth rate higher than the average rate of the whole country; being a significant economic, financial and trade center of Vietnam and Southeast Asia.

2. Promoting the highest potential, advantages of regional localities, especially advantages of industrial production and services, Southeastern Vietnam must lead in the national industrialization and modernization; of which Ho Chi Minh City and Dong Nai, Ba Ria – Vung Tau, Binh Duong provinces are key areas, promoting its role of motivation and development to other localities in the region and the whole country.

3. Shifting the regional economic structure in accordance with improving the efficiency and competitiveness, giving priority to those industries with potential, advantages, high labor productivity and content of knowledge, associated with promoting the link among industries, economic sectors and localities.

4. Focusing on training and developing high-quality human resources, meeting requirements of international integration for the region and the whole country. Improving quality, expanding training scale with reasonable structure of career and qualifications in many forms.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

6. Harmonious and sustainable development among objectives of economic development, social development and ecological environment improvement; gradually effective control of free migration to the regional provinces along with forest protection and development; industrial development associated with protection of urban environment, air and water resources.

7. Combining socio-economic development with strengthening security, defense capabilities, ensuring political stability and social order and safety.

III. DEVELOPMENT OBJECTIVES

1. On economic development:

- The Gross Domestic Product (GDP) of Southeastern Vietnam to 2020 increases by 2.7 times compared with that of 2010, the average annual economic growth rate in the 2011 – 2020 period will reach 9.5 – 10%, with 10% for the 2011 – 2015 period and about 9.5% for the 2016 – 2020 period; the industrial, construction and service proportions in the regional GDP in 2020 will be 97 – 98%, in which services will account for over 44%, higher than the national average proportions.

- Striving for a per-capita GDP of equivalent to 4,600 USD by the year 2015 and 6,400 USD by the year 2020; a per-capita export value of 4,200 USD in 2015 and 7,800 USD in 2020. Maintaining the contribution level to the state budget about 50 – 55% in the 2011 – 2020 period.

- The average speed of technological innovation will reach 20 – 25%/year; raising the percentage of trained laborers to over 90% in 2020.

- Establishing high-quality social and production service centers, attaining the levels of the Southeast Asia and the world.

2. On social development:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Striving for 500 students/ten thousand people in 2015 and 550 students/ten thousand people in 2020; improving people’s health, increasing the average life expectancy up to 78 years old, decreasing the malnutrition rate among under-five children to below 7% in 2020.

3. On environmental protection:

- Ensuring the harmony between economic growth, social justice and environmental protection, using sustainably natural resources, protecting biodiversity. Combining prevention, limitation of the increase in pollution level, degradation and environmental incidents caused by people’s activities and natural impacts with overcoming environmental pollution, firstly in seriously polluted areas, restoring degraded ecosystems.

- The rate of forest coverage will be over 35% in 2015 and over 45% in 2020.

- By the year 2015, 100% of newly-built production facilities will be applied clean technologies or installed equipment to mitigate the pollution, ensuring waste treatment and 60% of manufacturers will reach environmental standards; 70% of urban areas and 100% of industrial zones, export processing zones will be equipped with concentrated wastewater treatment systems, 95% of solid waste will be collected; over 90% of hazardous waste and 100% of medical waste will be treated.

- By the year 2020, maintaining the targets achieved in the previous period, striving for 100% of manufacturers to reach environmental standards, 100% of urban areas will be equipped with concentrated wastewater treatment systems, 100% of solid waste and hazardous waste will be collected and treated.

4. On national security and defense and social order and safety:

- Strengthening the political security and social order in region, preventing social evils; establishing movement “Entire people protect Fatherland’s security”, building the regional areas to become civilized, polite areas with healthy social and cultural life.

- Promoting to propagandize and campaign people to strictly abide by the law of the State in order to limit and prevent traffic accidents.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Industry

Promoting the development of high-tech industries, industries with high value-added products, supporting industries. Striving for the average annual growth rate of about 9.5 – 10% in the 2011 – 2015 period and 9.0 – 9.5% in the 2016 – 2020; proportion of industry – construction in GDP will be about 53 – 54% in 2020.

Prioritizing fast development of high-tech industries, clean industries, saving raw materials, energy and creating much added value. Developing electronics and IT (Information Technology) to become key industries, both hardware and software, prioritizing software development. Making Southeastern Vietnam become strong centers specialized in production of electronic components, software, IT and communications in the Southeast Asia. Promoting supporting industries: manufacture of components, accessories, repairing and maintenance… Speeding up the rate of building infrastructure, completing functional areas of high-tech zones in Ho Chi Minh City. Building technical and service areas of which tasks are improving engineering and technology for Southern industrial facilities.

Further promoting development of some major industries such as: oil and gas exploitation, electronics and software production; mechanical engineering, electricity, fertilizer, chemicals from oil & gas; construction materials industry, processing of agricultural, forest and aquatic products, food processing industry; production of consumer products, textiles, leather shoes, plastic.

Adjusting the regional industrial distribution based on the exploitation of natural resources and geography of Binh Phuoc, Tay Ninh provinces. Developing industrial zones pursuant to Decision No. 1107/QD-TTg dated 21st August 2006 issued by the Prime Minister on approving the plan on developing industrial zones in Vietnam to 2015 and orientation towards 2020. Promoting the role and effectiveness of regional industrial clusters.

Establishing the regional industrial – urban belt, limiting the further establishment of industrial zones in the center of Ho Chi Minh City. Creating favorable conditions of outside-fence land, infrastructure to develop large-scale industrial – service and urban complexes according to high-tech urban model in Long Thanh, new Phu My city, Binh Duong industrial – service – urban complex.

2. Services

Developing services with high speed and high quality, in order to ensure high growth rate, comprehensive and sustainable development for the whole Region. Striving for an average annual growth rate of services about 11 – 11.5% in the 2011 – 2015 period and 10.5 – 11.0% in the 2016 – 2020 period; increasing the proportion of services in the regional GDP up to 44% in 2020.

Building the Southeastern Vietnam to become a regional service center of the Southeast Asia. Focusing on comprehensive development of high-quality services such as Finance, banking, insurance; commerce and distribution; international transportation and warehousings; information technology and communications; consultancy, research and implementation; tourism; health (especially high-tech medical services); education and training. Developing the markets of real estate, capital and securities. Establishing logical, synchronal and modern trading infrastructure system to develop distribution service, including networks of markets, supermarkets, commercial centers and warehouses…

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Developing Southeastern Vietnam to become a national key tourist area with unique tourism products that have high competitiveness in the region and in the world. Diversifying tourism products such as weekend travel, MICE travel, cultural and historical travel, mountainous convalescent tourist (Dinh Mountain – Ba Ria – Vung Tau), marine convalescent tourist (Vung Tau, Long Hai); ecotourism (Nam Cat Tien, Con Dao), medical tourism (Binh Chau – Phuoc Buu)... Developing hotels system and tourist service works; entertainment works; embellishing cultural – historical monuments and promoting traditional festivals, cultural activities to serve tourism. Building and developing systems of travel information, security and safety. Studying to establish The Regional Tourism Association, promoting the tourism development connection within the expanded Greater Mekong Sub-region. Receiving about 15 million tourists, of which 4 million of international tourists by 2015; equivalent to 18 million in 2020 (of which 5 million of international tourists); the total revenue from tourists in 2015 will be 3 billion USD and 5 billion USD in 2020.

3. Agricultural, forestry and aquatic products:

- About agriculture: Promoting high-quality agricultural commodity production to serve demand of processing, consumer industries in urban areas and exports.

Improving the quality of specialized cultivation areas, expanding breeding according to concentrated scale, ensuring food hygiene and safety and protecting ecological environment. Establishing agricultural production centers of high technology, clean technology, widely applying science and technology in production process, focusing on seeding, importing new and high-yield seeds, studying new varieties, seeds production, developing technology of water-saving irrigation, technology of post-harvest storage and processing. Creating brand names for some typical and strong-point agricultural products.

Focusing on developing the strength of agricultural commodity producttion: vegetables, flowers, bonsai; perennial industrial plants (rubber, cashew, pepper); fruit trees; products of annual industrial plants; products of livestock sector. Building areas of traditional specialty fruit trees, in order to meet demand of domestic consumption and export.

Products of livestock: Taking advantage of market, processing industry to develop livestock according to concentrated orientation, farms, applying high technology and science to create quality products to meet demand of high-quality food for local urban areas and proceeding to export. Developing herds of cows about 1.5 - 1.6 million, herds of pigs about 3.3 – 3.4 million and flocks of poultry about 23 – 23.5 million by 2020.

- About forestry:

+ Developing forest together with perennial industrial plants to contribute to ecological balance, sustainable development; localizing to protect current forest, to enrich forests to develop planted forest to make paper raw materials and domestic wood.

+ Establishing stable forest areas, strengthening and protecting the protective forest systems for riverhead areas, dam and hydropower, the environmental protective forest for industrial zones and big cities and coastal areas. Enhancing the conservation of biodiversity; attaching special importance to protect gene of rare animals and plants

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

+ Strongly developing aquaculture and aquatic product processing (especially aquatic product processing for export), maintaining and upgrading offshore fishing boats on the basis of ensuring effectiveness, good protection of ecological environment and reproduction of aquatic resources. Developing the farming of ornamental fish to serve tourism and export.

+ Investing and developing aquatic breeding centers according to modern orientation, meeting sufficient breeders that are quality and without disease; establishing logistic service centers for the regional aquaculture development and supporting the aquaculture development of Mekong River Delta areas.

4. Synchronal, balanced and pioneer development of socio-economic infrastructure system

+ About transportation:

- Prioritizing the development of the regional transportation system with sustainable, modern and fast speed, in order to set the premise for socio-economic development, strengthening national defense and security, serving the industrialization – modernization of Southeastern Vietnam and other regions in the country.

- Constructing high-speed axis: Ho Chi Minh City – Long Thanh – Dau Giay, Bien Hoa – Vung Tau, Ben Luc – Long Thanh, Ho Chi Minh City – Moc Bai and beltway No. 3, beltway No. 4 Ho Chi Minh City. Expanding, upgrading High Way 1, 51, 22B, Ho Chi Minh… Completing inter-port roads of Cai Mep – Thi Vai and Dong Nai.

- Completing the removal of ports in Saigon River, building ports in Vung Tau, Dong Nai and Ho Chi Minh City clusters of port, especially the area of Cai Mep – Thi Vai. Developing infrastructure, logistics servicers, connecting the seaport of Cai Mep – Thi Vai in accordance with the approved detailed seaport plan.

- Prioritizing the upgrade and modernization of the Northern – Southern railway to reach level 1 standard. Building urban, key and inter-regional railways in Ho Chi Minh City.

- Upgrading existing airports and completing phase I of Long Thanh International Airport.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Developing multi-method transportation and improving the quality of transportation services, first of all air and maritime transportation, with high-quality and reasonable freights, to meet increasingly diversified demands of society; controlling and reducing traffic accidents and minimizing environmental impacts during the exploitation of transportation.

+ Providing power, posts and telecommuni­cations:

- Completing the 500-kV loop of Phu Lam - Nha Be - Phu My - Song May - Tan Dinh - Bong bridge - Phu Lam. Building a 500-kV electric line connecting with Nuclear Power Plant No. 1, Vinh Tan Power Center and power plants in the Mekong River Delta areas. Further building and upgrading transformer stations, electricity transmission and distribution lines for production and daily life of people.

- Building modern and reliable telecommuni­cations infrastructure, especially in Ho Chi Minh City and central urban areas as well as provincial centers. Increasing capacity to meet subscriber demands and expanding the coverage to all communes in the region. Expanding posts & telecommunications networks and service places in rural and island areas; and gradually developing cable TV networks in rural areas.

+ Water supply, drainage and irrigation:

Giving priority to daily-life water and urban water supply and concentrating on water supply for water-lacking areas. Striving for the target that 100% of urban population will have access to tap water by 2020; minimizing losses caused by flood, storm, drought and salt penetration for midland and coastal areas; draining water for urban centers; ending inundation in urban areas of Ho Chi Minh City; preventing pollution of water source, especially in the lower sections of Dong Nai and Sai Gon rivers.

5. Science and technology:

- Developing the regional science and technology potential, increasing investment in leading research institutes, science and technology centers, major laboratories, and technology application and transfer centers. Promoting investment in Ho Chi Minh City Hi-Tech Park and building some more hi-tech parks in localities meeting given conditions

- Having mechanisms and policies on fast developing scientific and technological personnel, attracting good Vietnamese experts in overseas to join scientific and technological activities in the region.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

6. Social fields:

- Human resource training, employment and social protection assurance:

+ Promoting training, ensuring to provide personnel with stable quantity and quality for the Southeastern Vietnam and other regions. Encouraging and diversifying forms of collaboration and cooperation between employers and training institutions. Focusing on training sufficient high-quality personnel for high grey-content sectors and bringing back high added value to meet the international integration requirements for the region and the whole country.

+ Focusing on creating sustainable jobs, labor structure shifting, improving quality of jobs, and increasing income of employees. Developing the labor market and properly regulating supply-demand of labor; properly forecasting and summarizing labor demands by sector, skill and locality to appropriately guide vocational and training development. Increasing the rate of work time usage in rural areas and reducing the rate of unemployment in urban areas.

+ Implementing completely, comprehensively and effectively projects and programs of reducing poverty; creating favorable conditions for poor households to access supporting policies on land, credit, vocational training; supporting, creating favorable conditions for poor households to develop production, increase income to sustainably escape from the poverty.

+ Good implementation of social policies, taking care of meritorious people of country, focusing on vocational training and teaching, creating jobs for children in families under preferential treatment policy; promoting charitable and humanitarian activities to support the poor and people with difficult conditions.

- Education, training:

+ Making basic changes in quality, efficiency and scale, focusing on labor training to meet demand of regional and national socio-economic development, especially labor demand of key industries.

+ Building Ho Chi Minh City National University to become a high-quality training center with international prestige. Giving priority to investment in regional major universities in to quickly approach to Southeast Asian training level in a number of disciplines in which these universities have strengths. Further socializing tertiary education, expanding domestic and foreign cooperation and linkage in parallel with ensuring and increasingly improving training quality

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Healthcare:

Building and developing the regional health care to become a technical and hi-tech health center of the South and the whole country; a center for medical research and training of qualified health workers reaching regional standards.

Further developing Ho Chi Minh City specialized health center. Building and upgrading provincial central general hospitals to standard of level I hospital. Building provincial level specialized hospitals to meet specific requirements and conditions.

Expanding and enhancing the capacity of preventive medicine networks and gradually developing preventive medicine systems at the provincial and municipal levels. Reorganizing, consolidating and strenthening commune health networks so that all wards and hamlets have health workers and all commune health stations have medical doctors and attain national standards.

Socializing the heath care together with increasing the inspection and examining of service providers. Encouraging and facilitating fast development of non-public hospitals, developing new service models to meet the increasingly diversified demands of people.

- Culture, physical training and sports:

+ Developing cultural facilities in province, district and ward. Striving for that all hamlets, villages and street quarters in the whole region will have cultural houses and sports complexes satisfying the standards set by the Ministry of Culture, Sports and Tourism; 80% of national and provincial-level relics will be renovated and embellished. Focusing on developing cultural and sports works near industrial zones.

Striving that by 2020, 30-35% of the regional population will do regular physical exercises; establishing a contingent of high-achievement athletes in football, volleyball and tennis.

Building a cultural-sports center in each province in accordance with prescribed standards; continuing to build, upgrade and expand cultural-sports centers and establishments in provinces, districts, communes, wards, schools and agencies in the region. Providing more physical foundations for sports establishments in cities and towns to be capable of hosting regional and international competitions.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Restoring and protecting natural forest ecosystems and existing greenery. Stabilizing the provincial zones of industrial trees. Localizing to protect and develop the vegetation in the areas along Dong Nai, Sai Gon rivers. Ensuring the construction distance of 200-300 meters from industrial zones, factories and enterprises to the riversides in order to control wastewater and easily localize and handle when happening environmental incidents. Organizing water quality observation networks in appropriate steps in the whole region.

Planning and arranging industrial zones towards the environmental protection, increasing inspection of compliance with environmental standards of manufacture and business facilities to have suitable sanctions.

Building standard wastewater drainage systems in urban centers and industrial zones; building standard wastewater treatment zones for garbage landfills and treatment complexes in the upstream areas of Dong Nai and Sai Gon rivers. Fast implementing and putting into effectively operating wastewater and garbage treatment projects with modern technologies.

8. Ensuring security and defense:

- Enhancing the defense potential, building the all-people defense posture, and developing to build firm provincial-level defense zones. Establishing strong armed forces, a regular and modern standing army and developing militia and self-defense forces suitable to each defense zone. Focusing on building the coast guard and increasing the defensive capacity to safeguard the national sovereignty and interests at sea and in the islands in combination with socio-economic development at sea and in island and coastal areas.

- Building well-trained forces that are professionally skilled and politically firm in parallel with increasing physical foundations and equipment. Consolidating the people's security posture and enhancing commune-level forces in order not to let unexpected circumstances occur. Combining forces for effectively implementing national programs on crime prevention and combat and elimination of social evils. Regularly educating people in proper implementation of the Party's and State's guidelines and policies.

V. URBAN DEVELOPMENT AND TERRITORIAL ORGANIZATION

1. Development and distribution of the urban system:

- Creating connection among regional urban areas towards to be to be civilized, modern and have their own characteristics based on sustainable development; attractive to investors and convenient for production and people's life. Establishing a multi-center structure as a driving force for developing the peripheral areas and reducing pressure for Ho Chi Minh City's downtown area.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Developing the satellite urban centers of Ho Chi Minh City such as Nhon Trach, Long Thanh, Tam Phuoc, Hiep Phuoc, Cu Chi, Trang Bom, An Lac, Nha Be, Can Gio, and Di An-Thuan An. Developing urbanized corridors from Ho Chi Minh City and linked with national highways 1A, 51, 22 and 13.

2. Development of rural residential areas:

- Developing rural areas and distributing population spots in closely associated with the master plan on development of urban areas to ensure synchronism in developing the peripheral areas of urban areas and urban corridors; taking measures to plan and completely build concentrated rural population areas into urban areas.

- Establishing rural service centers; building rural population lines and complexes with adequate standard infrastructure according to the national set of new countryside criteria; planning on renovating and building craft villages towards sustainable development; planning and building coastal fishing and aquaculture villages.

3. Development planning of sub-zones: Developing the potential, advantages of the regional provinces, cities towards establishing their functions in the process of inter­regional and -provincial work assignment and cooperation.

- Building Ho Chi Minh City to become a regional motive-force center; a center of inter­regional and international cooperation; an economic, trading, service, educational-training and scientific-technological center of the region and the whole country. Restructuring the municipal economy in the direction of service-industry-agriculture, giving priority to develop high-quality services creating great added value and modern industries with high technological content.

- The area of Dong Nai, Binh Duong and Ba Ria – Vung Tau provinces is a regional dynamic development area. Focusing on increasing industrial competitiveness and synchronously developing services to serve key and spearhead industries; fast increasing technological content and technical labor in the economic sectors as well as supporting development of Tay Ninh and Binh Phuoc provinces.

- Developing Tay Ninh and Binh Phuoc provinces one step ahead the process of shifting industries from other localities and concurrently exploit their advantages of border-gate economic zones and expand economic and trade activities with Cambodia.

- Building the coastal zone into an "open economic zone" with major industries as oil and gas exploitation; ship building and repairing; sea and island tourism; fishing, aquaculture and aquatic product processing. Closely combining marine economic development with sea protection and security and defense tasks.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Building Con Dao to become a high-quality economic-tourist-service zone in association with conserving and embellishing Vietnam's special revolutionary relic zone, and developing and promoting the value of Con Dao national park.

VI. LIST OF PRIORITIZED PROGRAMS AND PROJECTS FOR INVESTMENT STUDY

(Attached Appendix)

VII. SOME MAJOR SOLUTIONS FOR THE MASTER PLAN IMPLEMENTATION

1. Major breakthrough tasks:

- Rapidly restructuring the economy towards modernity, increasing the contribution and the role of the service sector, increasing the value of key products and quickly developing upfront products to meet market demands and become more competitive in various fields.

- Further upgrading and improving socio-economic infrastructure systems towards balance and synchronous and a step ahead development. Completing expressways, expanding and upgrading national highways connecting different regions and neighboring countries; upgrading and building a number of seaports and airports. Completing and upgrading industrial zones, export-processing zones and hi-tech parks towards establishing urban-industrial zones, park-industrial zones and specialized industrial zones.

- Developing human resources, especially high-quality human resources, meeting international integration requirements. Promoting research and application of scientific and technological advances, especially high and new technologies in various socio-economic sectors.

- Enhancing economic cooperation and building a unified economic space with a view of promoting comparative edges in the whole Southeastern Vietnam region, creating effective coordination and support and promoting the advantages of all localities.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a/ Effectively raising investment capital sources

- Further improving the investment environment to attract more domestic and foreign resources. Reducing state budget investment in combination with raising the effectiveness of public investment, diversifying and increasing other capital sources and focusing on effectively tapping land resources. Attracting to the utmost the ODA source for investment in large-sized key technical infrastructure works.

- Adjusting the investment structure towards attracting modern technologies and techniques, contributing to increasing economic effectiveness and competitiveness. Adopting policies to concentrate investment capital in high-quality services, hi-tech industries and high-value exports.

- Synchronously developing the capital and securities markets to serve different economic sectors. Accelerating the reorganization and equitization of state businesses. Effectively managing the real estate market to increase state budget revenues.

b/ Promoting coordination and collaboration among the localities inside and outside the Southeastern Vietnam region in implementing development policies, raising and allocating resources and capital for development investment, and building infrastructure; training and attracting laborers and create jobs; protecting the environment and responding to climate change, maintaining security and defense as well as protecting regional forests and water sources. Adopting specific mechanisms to gradually narrow the gap in each period and each sector between the two provinces of Tay Ninh and Binh Phuoc and the three provinces of Dong Nai, Ba Ria - Vung Tau and Binh Duong and Ho Chi Minh City.

c/ Training human resources, especially high-quality ones, with a rational occupation and degree structure, meeting the development demands of the region, South Vietnam and the whole country. Expanding the training scale in different forms, focusing on training a contingent of skilled workers. Coordinating with other regions in the country and cooperating with other countries in labor training. Focusing on developing human resources in the spearhead sectors like electronics, information technology, telecommunications, finance, logistics and tourism. Building a contingent of talented experts in information technology, biotechnology, nanotechnology and new-material technology.

d/ Solutions to administrative reform

Improving existing mechanisms and further raise the effectiveness of administrative reform for greater publicity and transparency; increasing the quality of cadres and civil servants to create a more favorable environment for investment.

Establishing and issuing fully and promptly mechanisms and policies to ensure democracy and creativity; ensuring that administrations at all levels properly operate, meeting development requirements.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

e/ Solutions to cooperation promotion and market development

- Promoting cooperation among the regional localities and with localities in the Mekong River Delta areas, Central Vietnam and Western Highlands in investment promotion, technology transfer, labor supply, building of raw-material zones and expansion of product outlets; commonly using industrial, solid waste treatment and water supply infrastructure facilities in the region; coordinating in tourism promotion and advertising; exploiting, using and protecting in a sustainable manner water resources, and protecting the environment.

- Enhancing cross-border trade development cooperation with Cambodia, developing border-gate economic zones, building transport and electricity supply networks between localities of Vietnam and Cambodia. Increasing cooperation with other countries in the greater Mekong sub-region (GMS).

Article 2. Organization and supervision of the master plan implementation

1. The master plan on socio-economic development of the Southeastern Vietnam which has been approved by the Prime Minister is a foundation for the formulation, submission and implementation of sectoral master plans of the region and socio-economic development master plans of the localities in the region.

2. The Ministry of Planning and Investment shall assume the prime responsibility for, and coordinate with ministries, sectors, and localities in the region in:

- Publicizing this master plan and organizing investment promotion and advertising activities with a view of attracting domestic and foreign investors and all economic sectors to participate in the master plan implementation.

- Monitoring, urging, supervising and examining the implementation of this master plan and the master plans of ministries, sectors and localities in the region; supervising the implementation of key investment programs and projects of regional scale and nature.

- Studying and proposing mechanisms and policies for coordination among localities in the region and with other regions. The Ministry of Planning and Investment shall assume the prime responsibility for and coordinate with related ministries and sectors in attracting investment in the region's key projects.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Establishing, adjusting and submitting for approval master plans on sectors and key products in the region in line with the development objectives, tasks and orientations approved under Article 1 of this Decision.

- Studying, establishing and submitting to competent state agencies for promulgation a number of specific mechanisms and policies within their management scope for attaining the objectives and tasks set forth in this master plan.

- Coordinating with the Ministry of Planning and Investment in organizing and supervising the implementation of this master plan, supervising the implementation of key investment programs and projects of regional scale and nature in the priority order under their management with a view to stepping up socio-economic development in the region.

Following are specific tasks of a number of ministries and sectors:

a/ The Ministry of Transport in charge of:

- Directing the construction and completion of important transport infrastructure projects in the region, ensuring their schedule and quality.

- Coordinating with the Ministry of Finance and the Ministry of Planning and Investment in studying and proposing capital-raising mechanisms to ensure implementation schedules of large-scale transport development projects in the region.

- Studying, proposing and implementing solutions to redressing traffic congestion in Ho Chi Minh City.

b/ The Ministry of Industry and Trade is in charge of:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Further studying, proposing and supplementing mechanisms and policies to promote development of key industrial products, support industries and hi-tech industries.

- Enhancing trade promotion, especially for exports of different economic sectors in the region.

c/ The Ministry of Construction is in charge of:

- Formulating and adjusting master plans for, examining and supervising the building of hazardous waste treatment zones, cemeteries and regional-level water supply systems; coordinating with localities in building water drainage and wastewater treatment systems, gradually ending the inundation in urban centers.

- Evaluating and proposing solutions for effectively managing the process of urban development in the region.

d/ The Ministry of Agriculture and Rural Development is in charge of:

- Completing the formulation and organize the implementation of the irrigation master plan and master plans on development of different sectors and key agricultural, forestry and fishery products in the region.

- Establishing master plans proposing mechanisms and policies to support localities in the region in building hi-tech agricultural zones.

- Coordinating with other ministries, sectors and localities in further implementing solutions to gradually basically end the inundation in Ho Chi Minh City.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Implementing solutions for increasing the effectiveness of environmental protection activities, especially the environment of urban centers and industrial zones in the region. Supporting the improvement of the quality of appraisal of environmental impact assessment reports by environment state management agencies in the localities.

- Studying and proposing mechanisms and policies to encourage businesses to produce environmentally friendly products.

- Directing and coordinating with the localities in protecting and rationally using natural resources in the region.

e/ The Ministry of Education and Training is in charge of:

- Studying and proposing mechanisms and policies to promote association between training institutions and businesses employing trained human resources in the region.

- Building Ho Chi Minh City national university to become an internationally prestigious high-quality training center; creating conditions for a number of key universities in the region to modernize their physical foundations and develop their lecturing staffs and training programs to be on par with those of advanced regional countries.

4. The People's Committees of the provinces and cities in the region are in charge of:

- Reviewing, adjusting, supplementing and submitting to competent authorities for approval their local master plans on socio-economic development through 2020 in line with the objectives and tasks approved under this Decision.

- Coordinating with ministries and sectors in organizing investment promotion and advertising activities to attract domestic and foreign investors as well as different economic sectors to participate in the master plan implementation.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 3. This Decision takes effect on the date of its signing.

Article 4. The chairpersons of the People's Committees of provinces and cities in the region, ministers, heads of ministerial-level agencies and heads of government-attached agencies shall implement this Decision.

 

PRIME MINISTER




Nguyen Tan Dung

 

APPENDIX

LIST OF PROGRAMS AND PROJECTS PRIORITIZED FOR INVESTMENT IN THE SOUTHEASTERN VIETNAM REGION THROUGH 2020
(Together with the Prime Minister's Decision No. 943/QD-TTg of July 20, 2012)

I. Transport:

- Roads: Belt roads 3 and 4 - Ho Chi Minh City; expressways of Ho Chi Minh City -Long Thanh - Dau Giay, Bien Hoa - Vung Tau, Ben Luc - Nhon Trach - Long Thanh, and Dau Giay - Phan Thiet; national highways 1A, 1K, 13, 14, 14C, 20, 22, 22B, 50, 51, 55 and 56.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Inland waterways: To renovate and upgrade Sai Gon - Kien Luong, Sai Gon - Ca Mau, Sai Gon - Moc Hoa, Sai Gon - Ben Keo, Sai Gon -Dau Tieng, Sai Gon - Hieu Liem and Sai Gon -Ha Tien waterways; and a waterway linking Thi Vai river to the Mekong River delta.

- Seaports: Vung Tau port zone, Ho Chi Minh City port zone, Dong Nai port zone; passenger wharves in Ho Chi Minh City, Vung Tau.

- Airports: Upgrading Tan Son Nhat international airport, building Long Thanh international airport.

2. Trade, warehouse and storing yard infrastructure:

Eastern general transshipment warehouse

3. Electricity supply:

- Completing the Phu Lam - Nha Be - Phu My - Song May - Tan Dinh - Cau Bong - Phu Lam 500-kV loop circuit.

- Building 500-kV transformer stations and 500-kV electric lines sevicing for connection to the power plants in the Mekong River delta, Vinh Tan electricity center and the nuclear power plant.

4. Irrigation:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Phuoc Hoa irrigation project (phase 2).

- Ray river irrigation system.

5. Waste treatment:

- A hazardous industrial solid waste treatment complex in Ho Chi Minh City.

- A garbage treatment complex servicing for Ho Chi Minh City and Long An province.

6. Tourism:

Con Dao revolutionary relic tourist zone.

7. Education:

- Building Ho Chi Minh City national university, Ho Chi Minh City teacher training university, Ho Chi Minh City economic university and Ho Chi Minh City medicine and pharmacy university according to the criteria of key universities.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

8. Health care:

- Ho Chi Minh City specialized health center.

- General hospitals in provinces.

Notes: The locations, scales, land areas and total investment amounts for the above works and projects will be calculated, selected and specified in the stage of elaboration and approval of investment projects, depending on the demand for and capacity of balancing and raising investment capital in each period.-

;

Quyết định 943/QĐ-TTg năm 2012 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Đông Nam Bộ đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Số hiệu: 943/QĐ-TTg
Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ
Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành: 20/07/2012
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [1]
Văn bản được căn cứ - [3]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [1]

Văn bản đang xem

Quyết định 943/QĐ-TTg năm 2012 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Đông Nam Bộ đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Văn bản liên quan cùng nội dung - [5]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…