THỦ
TƯỚNG CHÍNH PHỦ |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 87/2004/QĐ-TTg |
Hà Nội, ngày 19 tháng 5 năm 2004 |
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
QUYẾT ĐỊNH:
|
Phan Văn Khải (Đã ký) |
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA NHÀ THẦU NƯỚC NGOÀI TRONG LĨNH VỰC XÂY
DỰNG TẠI VIỆT NAM
(Ban hành kèm theo Quyết định số 87/2004/QĐ-TTg ngày 19/5/2004 của Thủ tướng
Chính phủ)
Điều 1. Đối tượng và phạm vi áp dụng
Quy chế này áp dụng đối với hoạt động của nhà thầu nước ngoài tại Việt Nam trong các lĩnh vực tư vấn đầu tư và xây dựng, cung cấp vật tư - thiết bị công nghệ kèm theo dịch vụ kỹ thuật liên quan đến công trình xây dựng, thi công xây dựng công trình.
Trường hợp Điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập có quy định khác với quy định tại Quy chế này thì áp dụng theo Điều ước quốc tế đó.
Các từ ngữ trong Quy chế này được hiểu như sau:
1. "Nhà thầu nước ngoài" là tổ chức, cá nhân nước ngoài có năng lực pháp luật dân sự; đối với cá nhân còn phải có năng lực hành vi dân sự để ký kết và thực hiện hợp đồng. Năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự của nhà thầu nước ngoài được xác định theo pháp luật của nước mà nhà thầu có quốc tịch.
Nhà thầu nước ngoài có thể là nhà thầu chính, tổng thầu, nhà thầu liên danh, nhà thầu phụ.
2. "Nhà thầu chính" là nhà thầu có quan hệ hợp đồng nhận thầu trực tiếp với chủ đầu tư.
3. "Tổng thầu" là nhà thầu ký kết hợp đồng trực tiếp với chủ đầu tư xây dựng công trình để nhận thầu toàn bộ một loại công việc hoặc toàn bộ công việc của dự án đầu tư xây dựng công trình. Tổng thầu bao gồm các hình thức chủ yếu sau : tổng thầu thiết kế; tổng thầu thi công xây dựng công trình; tổng thầu thiết kế và thi công xây dựng công trình; tổng thầu thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình; tổng thầu lập dự án đầu tư xây dựng công trình, thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình.
4. "Nhà thầu liên danh" là tổ chức (không phải pháp nhân) bao gồm các nhà thầu nước ngoài hoặc nhà thầu nước ngoài với nhà thầu Việt Nam trên cơ sở hợp đồng liên danh để cùng dự thầu và cùng thực hiện một hợp đồng nhận thầu tại Việt Nam. Trong hợp đồng liên danh phải quy định rõ trách nhiệm chung và riêng của các nhà thầu tham gia trong liên danh đối với công việc nhận thầu của liên danh, đồng thời xác định nhà thầu đứng đầu lãnh đạo liên danh.
5. "Nhà thầu phụ" là nhà thầu có quan hệ hợp đồng với nhà thầu chính hoặc tổng thầu để thực hiện một phần công việc của nhà thầu chính hoặc tổng thầu.
6. "Văn phòng điều hành" là văn phòng của nhà thầu nước ngoài được đăng ký hoạt động tại địa phương có công trình để thực hiện nhiệm vụ nhận thầu sau khi được cấp giấy phép thầu. Văn phòng điều hành chỉ tồn tại trong thời gian thực hiện hợp đồng và giải thể khi thanh lý hợp đồng.
7. "Người được uỷ quyền" là người được nhà thầu nước ngoài uỷ quyền giao dịch tại Việt Nam nhân danh nhà thầu nước ngoài. Việc uỷ quyền phải phù hợp với pháp luật Việt Nam.
10. "Giấy phép thầu" là giấy phép do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp cho nhà thầu nước ngoài theo từng hợp đồng sau khi trúng thầu hoặc được lựa chọn thầu theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Điều 3. Nguyên tắc quản lý hoạt động của nhà thầu nước ngoài
1. Nhà thầu nước ngoài chỉ được hoạt động tại Việt Nam sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp giấy phép thầu.
2. Hoạt động của nhà thầu nước ngoài tại Việt Nam phải tuân theo các quy định của pháp luật Việt Nam và các Điều ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập.
QUY ĐỊNH ĐỐI VỚI NHÀ THẦU NƯỚC NGOÀI
Điều 4. Điều kiện để được cấp giấy phép thầu
Để được cấp giấy phép thầu, nhà thầu nước ngoài phải đáp ứng các điều kiện và yêu cầu sau:
1. Trường hợp đối với gói thầu thuộc đối tượng bắt buộc áp dụng theo quy định của pháp luật về đấu thầu của Việt Nam:
a) Đã trúng thầu hoặc được chọn thầu.
b) Đã có hợp đồng giao nhận thầu.
2. Trường hợp đối với gói thầu thuộc đối tượng không bắt buộc áp dụng theo quy định của pháp luật về đấu thầu của Việt Nam:
a) Đã trúng thầu hoặc được chọn thầu.
b) Đã có hợp đồng giao nhận thầu.
c) Có đủ điều kiện năng lực phù hợp với công việc nhận thầu theo quy định của pháp luật Việt Nam.
3. Trong mọi trường hợp được giao thầu (do thắng thầu thông qua đấu thầu hoặc được chọn thầu) nhà thầu nước ngoài phải liên danh với nhà thầu Việt Nam hoặc phải sử dụng nhà thầu phụ Việt Nam (trừ trường hợp được Thủ tướng Chính phủ cho phép hoặc theo quy định của pháp luật Việt Nam).
4. Phải cam kết thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật Việt Nam có liên quan đến hoạt động nhận thầu tại Việt Nam.
Điều 5. Hồ sơ xin cấp giấy phép thầu
1. Để được xem xét cấp giấy phép thầu tại Việt Nam, nhà thầu nước ngoài phải gửi hồ sơ đăng ký tới cơ quan có thẩm quyền theo phân cấp tại Điều 10 và Điều 16 của Quy chế này.
Hồ sơ xin cấp giấy phép thầu gồm:
a) Đơn xin cấp giấy phép thầu (theo mẫu do Bộ Xây dựng hướng dẫn).
b) Bản sao văn bản về kết quả đấu thầu hoặc quyết định chọn thầu hoặc hợp đồng giao nhận thầu hợp pháp.
c) Bản sao Giấy phép thành lập và Điều lệ công ty (hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với tổ chức, giấy phép hoạt động tư vấn đối với cá nhân) và chứng chỉ hành nghề của nước, nơi mà nhà thầu nước ngoài mang quốc tịch cấp.
d) Biểu báo cáo kinh nghiệm hoạt động liên quan đến các công việc nhận thầu và báo cáo kiểm toán tài chính trong 3 năm gần nhất (đối với trường hợp nêu tại khoản 2 Điều 4 Quy chế này).
e) Hợp đồng liên danh với nhà thầu Việt Nam hoặc bản cam kết sử dụng nhà thầu phụ Việt Nam để thực hiện công việc nhận thầu (đã có trong hồ sơ dự thầu hay hồ sơ chào thầu).
g) Giấy ủy quyền hợp pháp đối với người không phải là người đại diện theo pháp luật của nhà thầu.
2. Đơn xin cấp giấy phép thầu phải làm bằng tiếng Việt. Các giấy tờ, tài liệu khác của nước ngoài phải được hợp pháp hoá lãnh sự (trừ trường hợp pháp luật Việt Nam hoặc Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định khác). Các giấy tờ, tài liệu bằng tiếng nước ngoài phải được dịch ra tiếng Việt và bản dịch phải được công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Điều 6. Thời hạn xét cấp giấy phép thầu và lệ phí cấp giấy phép thầu
2. Khi nhận giấy phép thầu, nhà thầu nước ngoài phải nộp lệ phí theo quy định của Bộ Tài chính.
3. Giấy phép thầu hết hiệu lực trong các trường hợp sau:
a) Hợp đồng thầu đã hoàn thành và được thanh lý.
b) Hợp đồng không còn hiệu lực vì nhà thầu nước ngoài bị đình chỉ hoạt động, giải thể, phá sản hoặc vì các lý do khác theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước mà nhà thầu có quốc tịch.
Điều 7. Quyền và nghĩa vụ của nhà thầu nước ngoài
1. Nhà thầu nước ngoài có các quyền sau:
a) Được quyền yêu cầu các cơ quan có chức năng hướng dẫn việc lập hồ sơ xin cấp giấy phép thầu và các vấn đề khác liên quan đến hoạt động của nhà thầu theo quy định của Quy chế này.
b) Được quyền tố cáo, khiếu nại những hành vi vi phạm của tổ chức, cá nhân thực hiện các công việc theo quy định của Quy chế này.
c) Được bảo vệ quyền lợi hợp pháp trong kinh doanh tại Việt Nam theo giấy phép thầu được cấp.
2. Nhà thầu nước ngoài có các nghĩa vụ sau:
a) Đăng ký địa chỉ, phương tiện liên lạc, tài khoản giao dịch và nơi mở tài khoản giao dịch của Văn phòng điều hành công trình và người đại diện thực hiện hợp đồng tại cơ quan có liên quan theo quy định của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nơi có dự án nhận thầu. Đồng thời thông báo các thông tin đó tới Bộ Xây dựng, Bộ Công an, Bộ Tài chính, Bộ Thương mại, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có công trình xây dựng.
b) Đăng ký sử dụng con dấu của Văn phòng điều hành công trình tại Công an tỉnh, thành phố nơi có công trình xây dựng. Nhà thầu nước ngoài chỉ sử dụng con dấu này trong các công việc phục vụ thực hiện hợp đồng tại Việt Nam theo quy định tại giấy phép thầu.
Khi kết thúc hợp đồng, nhà thầu nước ngoài phải nộp con dấu cho cơ quan đã cấp dấu đó.
c) Đăng ký và nộp thuế theo quy định của pháp luật Việt Nam, thực hiện chế độ kế toán, mở tài khoản, thanh toán theo hướng dẫn của Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để phục vụ hoạt động kinh doanh theo hợp đồng.
d) Thực hiện việc tuyển lao động, sử dụng lao động Việt Nam và lao động là người nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam về lao động.
Chỉ đăng ký đưa vào Việt Nam những chuyên gia quản lý kinh tế, kỹ thuật và người có tay nghề cao mà Việt Nam không đủ khả năng đáp ứng.
Người nước ngoài làm việc cho nhà thầu nước ngoài tại Việt Nam phải tuân thủ pháp luật Việt Nam về xuất - nhập cảnh, đăng ký tạm trú hoặc thường trú và đăng ký để được cấp giấy phép lao động theo quy định của pháp luật Việt Nam về lao động.
e) Làm các thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu vật tư, máy móc, thiết bị liên quan đến hợp đồng nhận thầu tại Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam và hướng dẫn của Bộ Thương mại, bao gồm:
- Đăng ký tạm nhập tái xuất vật tư, máy móc, thiết bị thi công xây dựng;
- Đăng ký danh mục nhập khẩu nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, các thiết bị toàn bộ và đồng bộ cho công trình thuộc hợp đồng nhận thầu.
g) Thực hiện hợp đồng liên danh đã ký kết với nhà thầu Việt Nam hoặc thực hiện các cam kết sử dụng nhà thầu phụ Việt Nam đã được xác định khi dự thầu, chào thầu theo quy định của pháp luật Việt Nam.
h) Mua bảo hiểm theo quy định của pháp luật Việt Nam đối với công việc của nhà thầu bao gồm: bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với nhà thầu tư vấn đầu tư và xây dựng; bảo hiểm tài sản hàng hoá đối với nhà thầu mua sắm; các loại bảo hiểm đối với nhà thầu thi công xây dựng và các chế độ bảo hiểm khác theo quy định của pháp luật Việt Nam.
i) Đăng kiểm chất lượng vật tư, thiết bị nhập khẩu cung cấp theo hợp đồng nhận thầu.
k) Đăng kiểm an toàn thiết bị thi công xây dựng và phương tiện giao thông liên quan đến hoạt động kinh doanh của nhà thầu nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam.
l) Tuân thủ các quy định về quy chuẩn, tiêu chuẩn, về quản lý chất lượng công trình xây dựng, bảo vệ môi trường cũng như các quy định khác của pháp luật Việt Nam có liên quan.
m) Thực hiện các chế độ báo cáo theo quy định trong giấy phép thầu.
n) Khi hoàn thành công trình, nhà thầu nước ngoài phải lập hồ sơ hoàn thành công trình; chịu trách nhiệm bảo hành; quyết toán vật tư, thiết bị nhập khẩu; xử lý vật tư, thiết bị còn dư trong hợp đồng thi công xây dựng công trình theo quy định về xuất nhập khẩu; tái xuất các vật tư, thiết bị thi công đã đăng ký theo chế độ tạm nhập - tái xuất; thanh lý hợp đồng. Đồng thời thông báo tới các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan về việc kết thúc hợp đồng, chấm dứt sự hoạt động của Văn phòng điều hành công trình và hoàn trả con dấu Văn phòng điều hành cho cơ quan đã cấp dấu đó.
o) Cung cấp dữ liệu thông tin cho cơ quan quản lý dữ liệu thông tin về nhà thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu.
QUY ĐỊNH ĐỐI VỚI CHỦ ĐẦU TƯ HOẶC CHỦ DỰ ÁN
Điều 8. Lựa chọn nhà thầu nước ngoài
Khi lựa chọn nhà thầu nước ngoài để thực hiện các gói thầu thuộc đối tượng không bắt buộc áp dụng theo quy định của pháp luật về đấu thầu của Việt Nam, ngoài các yêu cầu do mình quy định, chủ đầu tư hoặc chủ dự án còn phải căn cứ vào các quy định tại điểm c khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều 4 của Quy chế này để xem xét, đánh giá lựa chọn. Hợp đồng giữa chủ đầu tư hoặc chủ dự án với nhà thầu nước ngoài theo nguyên tắc thoả thuận giữa các Bên nhưng không trái với pháp luật Việt Nam.
Điều 9. Trách nhiệm của chủ đầu tư hoặc chủ dự án
Chủ đầu tư hoặc chủ dự án có trách nhiệm:
1. Hướng dẫn nhà thầu nước ngoài tuân thủ các quy định tại Quy chế này và các quy định khác của pháp luật có liên quan; hỗ trợ nhà thầu nước ngoài trong việc chuẩn bị các tài liệu có liên quan đến công trình nhận thầu mà nhà thầu nước ngoài phải kê khai trong hồ sơ xin giấy phép thầu và các thủ tục khác có liên quan theo quy định của pháp luật Việt Nam. Cùng với nhà thầu nước ngoài đăng ký việc xuất khẩu, nhập khẩu vật tư, máy móc, thiết bị có liên quan đến việc thực hiện hợp đồng thuộc trách nhiệm của nhà thầu nước ngoài theo quy định tại Điều 7 của Quy chế này.
2. Giám sát nhà thầu nước ngoài thực hiện đúng các cam kết trong hợp đồng liên danh với nhà thầu Việt Nam hoặc các cam kết sử dụng nhà thầu phụ Việt Nam đã đăng ký khi dự thầu hoặc chào thầu.
3. Xem xét khả năng cung cấp thiết bị thi công xây dựng trong nước trước khi thoả thuận danh mục máy móc, thiết bị thi công của nhà thầu nước ngoài xin tạm nhập - tái xuất.
4. Xem xét khả năng cung cấp lao động kỹ thuật tại Việt Nam trước khi thoả thuận với nhà thầu nước ngoài về danh sách nhân sự người nước ngoài làm việc cho nhà thầu xin nhập cảnh vào Việt Nam để thực hiện các công việc thuộc hợp đồng của nhà thầu nước ngoài.
5. Xác nhận quyết toán vật tư, thiết bị nhập khẩu của nhà thầu nước ngoài khi hoàn thành công trình.
6. Khi sử dụng nhà thầu nước ngoài để thực hiện tư vấn quản lý xây dựng, giám sát chất lượng xây dựng, chủ đầu tư hoặc chủ dự án phải thông báo bằng văn bản cho các nhà thầu khác và các cơ quan quản lý chất lượng xây dựng biết về chức năng, nhiệm vụ của nhà thầu được thực hiện thay mặt cho chủ đầu tư hoặc chủ dự án.
CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA CÁC CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
1. Phối hợp với các Bộ, ngành liên quan để quản lý hoạt động của nhà thầu nước ngoài tại Việt Nam theo chức năng.
3. Cấp, thu hồi giấy phép thầu đối với trường hợp nhà thầu nước ngoài nhận thầu các gói thầu thuộc dự án nhóm A.
4. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức kiểm tra hoạt động của nhà thầu nước ngoài tại Việt Nam.
5. Xử lý những vi phạm theo quy định tại Điều 18 của Quy chế này.
1. Quy định mức thu lệ phí, chế độ thu, nộp và sử dụng lệ phí cấp giấy phép thầu.
2. Giải thích, hướng dẫn các quy định về chế độ thu thuế, chế độ báo cáo kế toán, chế độ thanh toán khối lượng công việc hoàn thành, phí bảo hiểm xây dựng và lắp đặt công trình, phí bảo hiểm cung cấp mua sắm hàng hoá, phí bảo hiểm nghề nghiệp dịch vụ tư vấn và các quy định khác liên quan đến hoạt động của nhà thầu nước ngoài tại Việt Nam theo thẩm quyền.
1. Quy định việc đăng ký và quản lý con dấu Văn phòng điều hành của nhà thầu nước ngoài tại Việt Nam.
2. Quản lý việc xuất - nhập cảnh, đăng ký tạm trú hoặc thường trú của người nước ngoài làm việc cho nhà thầu nước ngoài tại Việt Nam.
3. Phối hợp với các cơ quan có liên quan đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, phòng, chống cháy nổ tại các cơ sở hoạt động của nhà thầu nước ngoài.
2. Cấp giấy phép tạm nhập tái xuất, tạm xuất - tái nhập và nhập khẩu máy móc, thiết bị, vật tư cho nhà thầu nước ngoài hoạt động tại Việt Nam.
3. Xem xét việc quyết toán vật tư, máy móc, thiết bị nhập khẩu của nhà thầu nước ngoài và xử lý vật tư, thiết bị còn dư theo quy định của pháp luật.
Điều 14. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
1. Quản lý việc tuyển dụng và sử dụng lao động là người Việt Nam, người nước ngoài làm việc cho nhà thầu nước ngoài tại Việt Nam.
2. Quản lý việc đăng kiểm an toàn thiết bị trong thi công xây dựng liên quan tới hoạt động của nhà thầu nước ngoài tại Việt Nam.
Điều 15. Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Quản lý hệ thống dữ liệu thông tin về nhà thầu nước ngoài hoạt động tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về đấu thầu.
Điều 16. Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
1. Quản lý việc đăng ký văn phòng điều hành công trình, người đại diện cho nhà thầu và hoạt động của nhà thầu nước ngoài tại địa phương; chỉ đạo các cơ quan liên quan, chủ đầu tư thuộc địa phương thực hiện Quy chế này và các quy định của pháp luật có liên quan.
2. Uỷ quyền cho Sở Xây dựng địa phương cấp, thu hồi giấy phép thầu đối với trường hợp nhà thầu nước ngoài nhận thầu các gói thầu thuộc dự án nhóm B, C tại địa phương.
3. Tổ chức kiểm tra hoạt động của nhà thầu nước ngoài tại địa phương. Xử lý những vi phạm theo quy định tại Điều 18 của Quy chế này đối với những trường hợp thuộc thẩm quyền cấp giấy phép thầu hoặc đề nghị Bộ Xây dựng và các cơ quan liên quan xử lý những trường hợp không thuộc thẩm quyền.
1. Bộ Xây dựng chủ trì tổ chức kiểm tra hoạt động của nhà thầu nước ngoài tại Việt Nam theo định kỳ, nhưng không quá một lần trong năm.
2. Các Bộ, ngành có liên quan theo chức năng, thẩm quyền thực hiện việc kiểm tra, nhắc nhở, xử lý nhà thầu nước ngoài khi có vi phạm Quy chế này hoặc các quy định khác của pháp luật.
3. Sở Xây dựng địa phương là đầu mối giúp Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chủ trì tổ chức kiểm tra với sự tham gia của Sở Thương mại, Sở Tài chính, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Công an tỉnh, thành phố đối với hoạt động của nhà thầu nước ngoài tại địa phương, đồng thời báo cáo định kỳ 6 tháng một lần tình hình cấp Giấy phép thầu và hoạt động của nhà thầu nước ngoài tại địa phương để Bộ Xây dựng tổng hợp báo cáo Chính phủ.
4. Việc kiểm tra đột xuất chỉ được thực hiện khi có dấu hiệu nhà thầu nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam.
1. Nhà thầu nước ngoài hoạt động tại Việt Nam, nếu vi phạm các quy định của Quy chế này và các quy định khác của pháp luật Việt Nam thì tùy theo mức độ vi phạm mà bị xử lý như sau:
a) Bị đình chỉ công việc đang thực hiện tại Việt Nam.
b) Bị xử phạt hành chính khi có vi phạm các quy định về hành chính trong xây dựng.
c) Bị thu hồi giấy phép thầu, đình chỉ quyền tham gia nhận thầu tại Việt Nam có thời hạn hoặc không thời hạn, hoặc bị xử lý bằng các hình thức khác theo quy định của pháp luật.
d) Trong trường hợp gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
2. Cơ quan quản lý nhà nước có chức năng kiểm tra, khi kết luận có các vi phạm pháp luật của nhà thầu nước ngoài tại Việt Nam thì được quyền xử lý theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý theo chức năng và theo quy định của pháp luật.
3. Người có thẩm quyền quản lý hoạt động của nhà thầu nước ngoài tại Việt Nam nếu lợi dụng chức vụ, quyền hạn để sách nhiễu hoặc thực hiện không đúng quy định tại Quy chế này thì tuỳ mức độ vi phạm mà bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quy chế này.
THE
PRIME MINISTER OF GOVERNMENT |
SOCIALIST
REPUBLIC OF VIET NAM |
No. 87/2004/QD-TTg |
Hanoi,
May 19, 2004 |
THE PRIME MINISTER
Pursuant to the Law on
Organization of the Government of December 25, 2001;
Pursuant to the Construction Law of November 26, 2003;
Pursuant to the Government's Decree No. 24/2000/ND-CP of July 31, 2000
detailing the implementation of the Law on Foreign Investment in Vietnam;
Pursuant to the Government's Decree No. 66/2003/ND-CP of June 12, 2003 amending
and supplementing a number of articles of the Bidding Regulation promulgated
together with the Government's Decree No. 88/1999/ND-CP of September 1, 1999
and Decree No. 14/2000/ND-CP of May 5, 2000;
At the proposal of the Construction Minister,
DECIDES:
...
...
...
PRIME MINISTER
Phan Van Khai
ON MANAGEMENT OF OPERATIONS OF FOREIGN CONTRACTORS IN THE
CONSTRUCTION DOMAIN IN VIETNAM
(Promulgated
together with the Prime Minister's Decision No. 87/2004/QD-TTg of May 19, 2004)
Article 1.- Subjects and scope of application
...
...
...
In cases where international agreements which the Socialist Republic of Vietnam has signed or acceded to contain provisions different from those of this Regulation, such international agreements shall apply.
Article 2.- Interpretation of terms
The terms and phrases referred to herein are construed as follows:
1. "Foreign contractors" mean foreign organizations or individuals having civil legal capacity; particularly, individuals must also have civil act capacity for signing and performing contracts. The civil legal capacity and civil act capacity of foreign contractors are determined under the laws of the countries of which such contractors bear the nationality.
Foreign contractors may be principal contractors, general contractors, partnership contractors or sub-contractors.
2. "Principal contractors" mean contractors having the direct contractual relationship with investors.
3. "General contractors" mean contractors signing contracts directly with the work construction investors to undertake the whole volume of a type of work or the whole work volume of a work construction investment project. General contractors may take the following principal forms: designing general contractors; work construction general contractors; work designing and construction general contractors; general contractors for work designing, technological equipment provision and work construction; general contractors for formulation of work construction investment projects, work designing, technological equipment provision and work construction.
4. "Partnership contractors" mean organizations (other than legal persons), including foreign contractors or foreign contractors and Vietnamese contractors which jointly participate in a bidding and perform a contract in Vietnam on the basis of a partnership contract. A partnership contract must clearly prescribe the common responsibilities of all contractors to the partnership as well as their own responsibilities for contracted works of the partnership, and concurrently determine the leading contractor of the partnership.
5. "Subcontractors" mean contractors having the contractual relationship with the principal contractor or the general contractor for performing a portion of the latter's work.
...
...
...
7. "Authorized persons" mean persons authorized by foreign contractors to conduct transactions in Vietnam in the name of such foreign contractors. The authorization must comply with the Vietnamese laws.
8. "Investment and construction consultancy" means professional jobs in investment and construction activities, including consultancy on formulation of construction investment projects, construction surveys, architectural designing, technical designing, management of construction investment projects, supervision of construction process and other technical or econo-technical services for construction investment projects.
9. "Construction process" means the performance of construction and installation of equipment and technological chains in works in order to put such works into operation, exploitation and use according to their designs.
10. "Contracting licenses" mean licenses granted by competent Vietnamese State agencies to foreign contractors upon each contract after they win biddings or are selected for contracting according to Vietnamese law provisions.
Article 3.- Principles for managing operations of foreign contractors
1. Foreign contractors can operate in Vietnam only after being granted contracting licenses by competent Vietnamese State agencies.
2. Operations of foreign contractors in Vietnam must comply with the provisions of Vietnamese laws and relevant international agreements which Vietnam has signed or acceded to.
PROVISIONS ON FOREIGN
CONTRACTORS
...
...
...
To be granted contracting licenses, foreign contractors must satisfy the following conditions and requirements:
1. For bidding packages subject to compulsory application of the provisions of the Vietnamese bidding legislation:
a/ Having won biddings or having been selected for contracting.
b/ Having signed contracts.
2. For bidding packages not subject to compulsory application of the provisions of the Vietnamese bidding legislation:
a/ Having won biddings or having been selected for contracting.
b/ Having signed contracts.
c/ Having full capability suitable to contracted works according to Vietnamese law provisions.
3. In all cases of being contracted (as a result of winning bids or being selected as contractors), foreign contractors shall have to enter into partnership with Vietnamese contractors or employ Vietnamese subcontractors (except for cases permitted by the Prime Minister or provided for by Vietnamese laws).
...
...
...
Article 5.- Dossiers of application for contracting licenses
1. To be considered for grant of contracting licenses in Vietnam, foreign contractors must send their registration dossiers to competent agencies defined in Articles 10 and 16 of this Regulation.
A dossier of application for contracting license comprises:
a/ An application for contracting license (made according to the form guided by the Construction Ministry).
b/ A copy of the document on the bidding result or the decision on selection of the contractor or the lawful contract.
c/ Copies of the establishment license and the company's charter (or the business registration certificate, for organizations; the consultancy practice license, for individuals) and the practice certificate granted by the country of which the foreign contractor bears the nationality.
d/ The report on operation experiences related to contracted works and the financial audit report for the latest 3 years (for the cases mentioned in Clause 2, Article 4 of this Regulation).
e/ The partnership contract with a Vietnamese contractor or the written commitment to employ Vietnamese subcontractors to perform the contracted works (already included in the bid dossier or tender dossier).
f/ The lawful authorization letter, for persons other than the contractor's representative at law.
...
...
...
Article 6.- Time limits for granting contracting licenses and the licensing fee
1. Competent State agencies defined in Articles 10 and 16 of this Regulation shall examine dossiers before granting contracting licenses to foreign contractors within 20 working days after receiving the complete and valid dossiers specified in Article 5 of this Regulation. In case of refusal to grant licenses, the agencies competent to grant contracting licenses must reply the contractors in writing, clearly stating the reasons therefor.
2. Upon receiving contracting licenses, foreign contractors must pay a licensing fee prescribed by the Finance Ministry.
3. Contracting licenses shall cease to be valid in the following cases:
a/ Contracts are accomplished and liquidated.
b/ Contracts are no longer effective as the foreign contractors are suspended from operation, dissolved, go bankrupt or for other reasons prescribed by Vietnamese laws and laws of the countries of which such contractors bear nationality.
Article 7.- Rights and obligations of foreign contractors
1. Foreign contractors have the following rights:
a/ To request the functional agencies to guide the compilation of dossiers of application for contracting licenses and other matters related to operations of contractors according to this Regulation.
...
...
...
c/ To have their legitimate interests in their business in Vietnam under the granted contracting licenses protected.
2. Foreign contractors have the following obligations:
a/ To register the addresses, communications means, transaction accounts and places where they open transaction accounts of their work executive offices and representatives for contract performance at the concerned agencies according to the regulations of the People's Committees of the provinces where the contracted projects exist. At the same time, to notify such information to the Construction Ministry, the Public Security Ministry, the Finance Ministry, the Trade Ministry, Vietnam State Bank and the People's Committees of the provinces and centrally-run cities where construction works are located.
b/ To register the use of seals of their work executive offices at the Police Offices of the provinces and centrally-run cities where construction works are located. Foreign contractors shall only use these seals for affairs in service of contract performance in Vietnam according to the provisions of their contracting licenses.
Upon the expiry of contracts, foreign contractors must return their seals to the agencies which have granted them.
c/ To register and pay taxes according to Vietnamese law provisions; to observe the accounting regime, open accounts and make payments as guided by the Finance Ministry and Vietnam State Bank in service of business activities under contracts.
d/ To recruit and employ Vietnamese and foreign laborers according to the Vietnamese labor legislation.
To register only economic managerial and technical experts and highly skilled laborers whom Vietnam lacks for entry into Vietnam.
Foreigners working for foreign contractors in Vietnam must observe the Vietnamese legislations on exit and entry, register their temporary residence or permanent residence, and register for being granted work permits according to the provisions of the Vietnamese labor legislation.
...
...
...
- Registration for temporary import for re-export of construction supplies, machines and equipment;
- Registration of the list of import raw materials, fuels, materials, complete and synchronous equipment for works under the contracts.
f/ To perform partnership contracts already signed with Vietnamese contractors or commitments to use Vietnamese subcontractors deter-mined when participating in biddings or offering bids according to Vietnamese law provisions.
g/ To purchase insurance according to Vietnamese law provisions for contractor's works, including: insurance for professional liability of contractors providing investment and construction consultancy; insurance for assets and goods for procurement contractors; insurances of various kinds for construction contractors and other insurance regimes according to Vietnamese law provisions.
h/ To register for inspection the quality of supplies and equipment imported and supplied under the contracts.
i/ To register the safety of construction equipment and transport means related to business activities of foreign contractors according to Vietnamese law provisions.
j/ To observe the regulations on norms, standards, management of quality of construction works, environmental protection as well as other relevant Vietnamese law provisions.
k/ To implement the reporting regimes prescribed in contracting licenses.
l/ Upon the completion of works, foreign contractors shall have to compile dossiers on work completion; provide warranty; make the settlement of imported supplies and equipment; handle unused supplies and equipment in work construction contracts according to the regulations on export and import; re-export construction supplies and equipment already registered for temporary import - re-export; and liquidate the contracts. And at the same time, to notify the concerned State management agencies of the expiry of the contracts, terminate operation of their executive offices and return the seals of the executive offices to the agencies which have granted such seals.
...
...
...
PROVISIONS ON INVESTORS
OR PROJECT OWNERS
Article 8.- Selection of foreign contractors
When selecting foreign contractors to perform bidding packages not subject to the compulsory application of the provisions of the Vietnamese bidding legislation, apart from their own requirements, investors or project owners shall also base themselves on the provisions of Point c of Clause 2, Clause 3, Clause 4, Article 4 of this Regulation to consider, evaluate and select contractors. Contracts between investors or project owners and foreign contractors shall be made on the principle of agreement between involved parties but not in contravention of Vietnamese laws.
Article 9.- Responsibilities of investors or project owners
Investors or project owners shall have the responsibilities:
1. To guide foreign contractors in complying with the provisions of this Regulation and other relevant law provisions; to assist foreign contractors in preparing documents related to contracted works which must be declared by foreign contractors in their dossiers of application for contracting licenses and other relevant procedures according to Vietnamese law provisions. To register, together with foreign investors, the export and import of supplies, machines and equipment related to the contract performance by foreign contractors according to the provisions of Article 7 of this Regulation.
2. To supervise foreign contractors in strictly implementing their commitments in partnership contracts with Vietnamese contractors or commitments to employ Vietnamese subcontractors already registered when participating in biddings or offering bids.
3. To consider the domestic capability to supply construction equipment before agreeing on the lists of construction machines and equipment proposed by foreign contractors for temporary import and re-export.
...
...
...
5. To certify the foreign contractors' settlements of imported supplies and equipment upon the completion of works.
6. When employing foreign contractors to provide consultancy on construction management or supervise construction quality, investors or project owners must notify in writing other contractors and the construction quality management agencies of the functions and tasks to be performed by such foreign contractors on their behalf.
FUNCTIONS, TASKS AND
POWERS OF THE STATE MANAGEMENT AGENCIES
Article 10.- The Construction Ministry
1. To coordinate with the concerned ministries and branches in managing operations of foreign contractors in Vietnam according to its functions.
2. To explain and guide the procedures for, and manage, the grant of contracting licenses for foreign contractors to perform contracted works according to the provisions of this Regulation.
3. To grant or withdraw contracting licenses in cases where foreign contractors undertake bidding packages of group-A projects.
4. To assume the prime responsibility for, and coordinate with the concerned agencies in, organizing the inspection of operations of foreign contractors in Vietnam.
...
...
...
Article 11.- The Finance Ministry
1. To prescribe the contracting licensing fee rates, the regime of fee collection, payment and use.
2. To explain and guide the regulations on regimes of tax collection, accounting reports, settlement of completed work volumes, work construction and installation insurance premium, goods supply and procurement insurance premium, consultancy service professional insurance premium and other regulations related to operations of foreign contractors in Vietnam according to its competence.
Article 12.- The Public Security Ministry
1. To prescribe the registration and management of seals of foreign contractors' executive offices in Vietnam.
2. To manage the exit and entry, registration of temporary residence or permanent residence of foreigners working for foreign contractors in Vietnam.
3. To coordinate with the relevant agencies in ensuring political security, social order and safety, fire and explosion prevention and fighting at operating establishments of foreign contractors.
Article 13.- The Trade Ministry
1. To manage the temporary import - re-export, temporary export - re-import and import of machines, equipment and supplies for the construction of works under foreign contractors' contracts to construct works in Vietnam.
...
...
...
3. To examine the settlement of imported supplies, machines and equipment of foreign contractors and handle unused supplies and equipment according to law provisions.
Article 14.- The Labor, War Invalids and Social Affairs Ministry
1. To manage the recruitment and employment of laborers being Vietnamese or foreigners working for foreign contractors in Vietnam.
2. To manage the registration of safety of equipment in construction activities related to operations of foreign contractors in Vietnam.
Article 15.- The Planning and Investment Ministry
To manage the system of information data on foreign contractors operating in Vietnam according to the provisions of the bidding legislation.
Article 16.- The People's Committees of the provinces and centrally-run cities
1. To manage the registration of work executive offices, representatives of contractors and operations of foreign contractors in localities; to direct the concerned agencies and investors in their localities to implement this Regulation and the relevant law provisions.
2. To authorize the provincial/municipal Construction Services to grant and withdraw contracting licenses in cases where foreign contractors undertake bidding packages under group-B or group-C projects in their localities.
...
...
...
INSPECTION AND HANDLING
OF VIOLATIONS
1. The Construction Ministry shall assume the prime responsibility for organizing periodical inspections of operations of foreign contractors in Vietnam, but no more than once a year.
2. The relevant ministries and branches shall, with the ambit of their functions and powers, inspect, warn and handle foreign contractors when they violate this Regulation or other law provisions.
3. The provincial/municipal Construction Services shall assist the provincial/municipal People's Committees in assuming the prime responsibility for organizing the inspection of operations of foreign contractors in their localities, with the participation of the provincial/municipal Trade; Finance; Labor, War Invalids and Social Affairs and Public Security Services; and report once every six months on the situation of grant of contracting licenses and operations of foreign contractors in their localities to the Construction Ministry, which shall subsequently synthesize and report it to the Government.
4. Unexpected inspections shall be conducted only upon detecting signs of violations of Vietnamese laws committed by foreign contractors.
Article 18.- Handling of violations
1. Foreign contractors operating in Vietnam which violate the provisions of this Regulation and other Vietnamese law provisions shall, depending on the seriousness of their violations, be handled as follows:
...
...
...
b/ Being administratively sanctioned for violations of the administrative regulations in the construction domain.
c/ Having their contracting licenses withdrawn, having their right to participate in contracting works in Vietnam suspended definitely or indefinitely, or being handled in other forms prescribed by law.
d/ If causing damage, making compensations therefor according to law provisions.
2. State management agencies with the inspection function, when concluding that foreign contractors in Vietnam commit law violations, may handle them according to their competence or request competent agencies to handle according to their respective functions and law provisions.
3. Persons competent to manage operations of foreign contractors in Vietnam, who abuse their positions and powers to harass for bribes or improperly implement the provisions of this Regulation shall, depending on the seriousness of their violations, be handled according to law provisions.
Article 19.- Implementation provisions
The ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the heads of the Government-attached agencies, the presidents of the People's Committees of the provinces and centrally-run cities, and the concerned organizations and individuals shall have to implement this Regulation.
;Quyết định 87/2004/QĐ-TTg ban hành Quy chế quản lý hoạt động của nhà thầu nước ngoài trong lĩnh vực xây dựng tại Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Số hiệu: | 87/2004/QĐ-TTg |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Thủ tướng Chính phủ |
Người ký: | Phan Văn Khải |
Ngày ban hành: | 19/05/2004 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 87/2004/QĐ-TTg ban hành Quy chế quản lý hoạt động của nhà thầu nước ngoài trong lĩnh vực xây dựng tại Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Chưa có Video