BỘ XÂY DỰNG |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 832/QĐ-BXD |
Hà Nội, ngày 13 tháng 9 năm 2012 |
BỘ TRƯỞNG BỘ XÂY DỰNG
Căn cứ Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI, Nghị quyết của Quốc hội khóa XII về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011-2015;
Căn cứ Nghị định số 17/2008/NĐ-CP ngày 04/2/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng;
Căn cứ Nghị quyết số 10/NQ-CP ngày 24/04/2012 của Chính phủ về ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020 và Phương hướng, nhiệm vụ phát triển đất nước 5 năm 2011-2015;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Tài chính,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Chương trình hành động của ngành Xây dựng thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020 và Phương hướng, nhiệm vụ phát triển đất nước 5 năm 2011-2015.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ, Giám đốc Sở Xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Sở Quy hoạch kiến trúc Hà Nội, Sở Quy hoạch kiến trúc thành phố Hồ Chí Minh chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
BỘ TRƯỞNG |
CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG CỦA NGÀNH XÂY DỰNG
Thực hiện Nghị quyết số 10/NQ-CP ngày 24/4/2012 của Chính phủ về ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020 và Phương hướng, nhiệm vụ phát triển đất nước 5 năm 2011-2015, Bộ Xây dựng ban hành Chương trình hành động của Ngành Xây dựng triển khai thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020 và Phương hướng, nhiệm vụ phát triển đất nước 5 năm 2011-2015 với những nội dung chủ yếu sau:
1. Chương trình hành động bao gồm các nội dung, nhiệm vụ chủ yếu trong các lĩnh vực quản lý ngành Xây dựng, được xác định có tính hệ thống, tổng hợp mà Bộ Xây dựng cần tập trung chỉ đạo, tổ chức triển khai nhằm thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020 và phương hướng, nhiệm vụ phát triển đất nước 5 năm 2011-2015 của Chính phủ.
2. Chương trình hành động gồm các nội dung cần thể chế hóa để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020 và Phương hướng, nhiệm vụ phát triển đất nước 5 năm 2011-2015 của cả nước và các Định hướng, Chiến lược phát triển trong các lĩnh vực của Ngành đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, đáp ứng được yêu cầu phát triển của Ngành, phù hợp với bối cảnh trong nước và quốc tế.
3. Chương trình hành động là căn cứ để các đơn vị trực thuộc Bộ, Sở Xây dựng tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Sở Quy hoạch - Kiến trúc tại Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh xây dựng Chương trình hành động của đơn vị theo chức năng, nhiệm vụ được giao, đồng thời tổ chức triển khai để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể đã đề ra trong các lĩnh vực của ngành Xây dựng trong giai đoạn 2011-2020 và 5 năm 2011-2015.
II. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ CHỦ YẾU CỦA NGÀNH XÂY DỰNG GIAI ĐOẠN 2011-2020
Phát triển ngành Xây dựng ngang tầm với các nước tiên tiến trong khu vực; nhanh chóng tiếp cận và làm chủ các công nghệ hiện đại, nâng cao năng lực và sức cạnh tranh các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực của Ngành, đáp ứng yêu cầu xây dựng trong nước và có khả năng tham gia các công trình, dự án ở ngoài nước; phát triển mạnh công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí chế tạo thiết bị xây dựng đi đôi với việc áp dụng công nghệ tiết kiệm nguyên, nhiên, vật liệu và năng lượng, đáp ứng nhu cầu vật liệu xây dựng cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
Hình thành hệ thống đô thị ngày càng văn minh, hiện đại, có bản sắc và thân thiện với môi trường; có liên kết và phân bổ hợp lý giữa các vùng; chú trọng phát triển đô thị miền núi, phát triển mạnh các đô thị ven biển; xây dựng đồng bộ và cơ bản hoàn thành hiện đại hoá hệ thống kết cấu hạ tầng đô thị, trong đó chú trọng đến mạng lưới giao thông, hệ thống cấp, thoát nước và xử lý chất thải ở các đô thị, các khu công nghiệp.
Phát triển nhà ở, đặc biệt là nhà ở xã hội nhằm từng bước đáp ứng nhu cầu nhà ở của nhân dân tại đô thị và nông thôn. Phấn đấu đến năm 2012: diện tích nhà ở bình quân toàn quốc đạt mức 22 m2 sàn/người, đến năm 2020: diện tích nhà ở bình quân toàn quốc đạt mức 25m2 sàn/người.
2. Nhiệm vụ chủ yếu trong các lĩnh vực
2.1. Về xây dựng cơ chế chính sách
Tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung và xây dựng mới, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, hệ thống các quy chuẩn, tiêu chuẩn trong các lĩnh vực thuộc chức năng quản lý Nhà nước của Bộ Xây dựng theo hướng đồng bộ, nâng cao chất lượng ban hành, phủ kín hoạt động, phân cấp và trách nhiệm rõ ràng, đơn giản thủ tục, phù hợp với thực tiễn, tạo ra những đột phá trong việc huy động các nguồn lực tham gia đầu tư xây dựng và nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước trong các lĩnh vực của Ngành,
Tập trung nghiên cứu, sửa đổi Luật Xây dựng, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản và các Nghị định, Thông tư hướng dẫn thi hành, các quy định về quản lý đầu tư xây dựng, phát triển đô thị...; tiếp tục nghiên cứu, xây dựng các đề án và hoàn thiện các cơ chế chính sách nhằm thúc đẩy, khuyến khích, thu hút, huy động các nguồn lực cho phát triển hạ tầng kỹ thuật đô thị, nhà ở đặc biệt là nhà ở xã hội; nghiên cứu xây dựng mới Luật Đô thị, Luật Kiến trúc.
2.2. Về quản lý đầu tư xây dựng
Tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý đầu tư xây dựng, hoàn thiện hệ thống cơ chế chính sách và công cụ quản lý đầu tư xây dựng, chi phí đầu tư xây dựng công trình phù hợp với cơ chế thị trường, thực tiễn của Việt Nam và hội nhập toàn diện với quốc tế, nâng cao hiệu quả đầu tư xây dựng, chất lượng công trình xây dựng; làm rõ vai trò, trách nhiệm của các chủ thể tham gia trong quá trình đầu tư xây dựng.
Xây dựng mô hình thống nhất và hoàn thiện bộ máy quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng từ trung ương đến địa phương; hoàn thiện cơ chế phân cấp, tăng cường năng lực cho cán bộ công chức làm công tác quản lý đầu tư xây dựng.
Tiếp tục nghiên cứu các nội dung về kinh tế xây dựng và kinh tế đô thị nhằm xây dựng hệ thống cơ chế chính sách, các công cụ quản lý kinh tế trong đầu tư xây dựng và phát triển đô thị đồng bộ, phù hợp với điều kiện Việt Nam và hội nhập với quốc tế; hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu, định mức kinh tế - kỹ thuật, phương pháp xác định chi phí các dịch vụ công ích đô thị cho phù hợp với cơ chế kinh tế thị trường nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ và huy động được các nguồn lực cho lĩnh vực này.
Xây dựng cơ sở dữ liệu giá xây dựng nhằm phục vụ quản lý chi phí đầu tư xây dựng theo cơ chế thị trường; thực hiện công bố chỉ số giá xây dựng trên cả nước.
2.3. Về phát triển đô thị và nông thôn
Về quản lý kiến trúc, quy hoạch
Tạo sự chuyển biến về chất lượng công tác lập quy hoạch xây dựng đô thị, nông thôn nhằm phát huy tối đa vai trò định hướng phát triển. Tăng cường công tác quản lý đầu tư xây dựng theo quy hoạch, gắn kết giữa đầu tư phát triển đô thị với quy hoạch xây dựng. Tăng tỷ lệ phủ kín quy hoạch chung và quy hoạch chi tiết, quy hoạch phân khu tại các đô thị trên cả nước. Triển khai thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới trong lĩnh vực quy hoạch xây dựng, phủ kín quy hoạch xây dựng nông thôn làm cơ sở phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội nông thôn, xây dựng nông thôn mới có hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội hiện đại, kinh tế phát triển bền vững, giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống.
Tiếp tục triển khai việc lập các quy hoạch vùng để qua đó định hướng phát triển hệ thống hạ tầng diện rộng làm cơ sở tạo động lực cho các đô thị phát triển; chỉ đạo, đôn đốc các địa phương thực hiện các quy hoạch xây dựng vùng tỉnh, quy hoạch chung đô thị, các quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết, thiết kế đô thị. Tăng cường kiểm tra việc triển khai các đồ án quy hoạch và đầu tư xây dựng theo quy hoạch được duyệt;
Nâng cao chất lượng thiết kế kiến trúc ngang tầm với khu vực và quốc tế, bảo tồn phát huy giá trị các di sản kiến trúc dân tộc; phát triển môi trường cư trú bền vững, đáp ứng yêu cầu xây dựng và phát triển văn hoá, kinh tế, xã hội trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, tạo tiền đề vững chắc cho quá trình hình thành một nền kiến trúc Việt Nam hiện đại, giàu bản sắc dân tộc trong thế kỷ 21.
Phát triển kiến trúc Việt Nam phù hợp với điều kiện tự nhiên, địa lý vùng miền, góp phần giữ gìn cân bằng sinh thái, bảo vệ môi trường trên cơ sở áp dụng có chọn lọc các tiến bộ khoa học công nghệ hiện đại và thích hợp.
Về phát triển đô thị
Tiếp tục tổ chức thực hiện Định hướng quy hoạch tổng thể phát triển đô thị Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050 theo các mục tiêu đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 445/QĐ-TTg ngày 07/4/2009; thực hiện Chương trình nâng cấp đô thị quốc gia giai đoạn 2011-2020 phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của cả nước; nâng cao chất lượng đô thị, hiện đại hóa hệ thống kết cấu hạ tầng đô thị, đảm bảo cho các đô thị, tùy theo vị trí và chức năng của mình phát huy các thế mạnh, phát triển để trở thành động lực, hạt nhân thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở mỗi địa phương, mỗi vùng và cả nước theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa.
Xây dựng và tổ chức triển khai Chương trình phát triển đô thị quốc gia giai đoạn 2012-2020:
Từ 2012 đến năm 2015: Tập trung triển khai công tác lập và phê duyệt Chương trình phát triển đô thị tại các địa phương. Thu hút vốn đầu tư phát triển cho các đô thị, đảm bảo thực hiện theo đúng các Chương trình, kế hoạch phát triển đô thị của địa phương, phù hợp với các chiến lược và chương trình nâng cấp đô thị quốc gia đã được phê duyệt. Từng bước kiểm soát, tiến tới xóa bỏ tình trạng phát triển đô thị tự phát, không theo quy hoạch và kế hoạch, nâng cao hiệu quả đầu tư và hiệu quả sử dụng đất đai và các nguồn tài nguyên hữu hạn khác. Chú trọng bảo tồn và nâng cao giá trị văn hóa lịch sử của mỗi đô thị, bảo vệ môi trường, cân bằng sinh thái để phát triển bền vững, hội nhập với các xu thế phát triển đô thị sinh thái mới của thế giới. Xây dựng và triển khai các chương trình ứng phó đối với biến đổi khí hậu tại các đô thị nằm trong vùng chịu ảnh hưởng, thu hút và sử dụng hiệu quả các nguồn tài trợ của quốc tế nhằm giảm thiểu tác động của thiên tai.
Từ 2016 đến năm 2020: Tiếp tục thực hiện chương trình nâng cấp đô thị quốc gia. Nâng cao năng lực đồng thời đẩy mạnh khả năng lan tỏa của các đô thị trung tâm tại các vùng đô thị hóa cơ bản, bảo đảm mối liên kết phát triển giữa các vùng, miền, giữa đô thị và nông thôn. Phát triển các đô thị trung bình và nhỏ trên cơ sở khai thác các lợi thế, tiềm năng đặc thù và mối liên kết hỗ trợ giữa các đô thị. Hiện đại hóa kết cấu hạ tầng kỹ thuật và xã hội, cải thiện điều kiện sản xuất, sinh hoạt của nhân dân các vùng ven đô gắn với các chương trình phát triển nông thôn mới; khai thác hiệu quả mối liên kết giữa đô thị và nông thôn, chú trọng các yếu tố nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, đảm bảo phát triển bền vững.
Về hạ tầng kỹ thuật đô thị
Xây dựng hạ tầng kỹ thuật đi trước một bước theo hướng đồng bộ, từng bước hiện đại, văn minh, đảm bảo phát triển bền vững với chất lượng dịch vụ và hiệu quả hoạt động cao, đáp ứng nhu cầu sử dụng của nhân dân, tạo điều kiện cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Các chỉ tiêu hạ tầng kỹ thuật phải bảo đảm theo quy chuẩn xây dựng và các quy định của pháp luật.
Phấn đấu đến năm 2015: Tỷ lệ bao phủ dịch vụ cấp nước sạch tại các đô thị từ loại III trở lên đạt 90%, thu gom và xử lý đảm bảo môi trường 85% tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt đô thị phát sinh. Toàn bộ các khu công nghiệp đi vào hoạt động có hệ thống thoát nước thải riêng và nước thải được xử lý đạt quy chuẩn quy định.
Phấn đấu đến năm 2020: Tỷ lệ bao phủ dịch vụ cấp nước sạch tại các đô thị từ loại IV trở lên đạt 90%; thu gom và xử lý đảm bảo môi trường 90% tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt đô thị phát sinh; các đô thị loại III trở lên có hệ thống thu gom và trạm xử lý nước thải sinh hoạt tập trung.
Triển khai Chương trình quốc gia chống thất thoát, thất thu nước sạch đến năm 2025, chương trình đầu tư xử lý chất thải rắn đến năm 2020; chỉ đạo thực hiện các Định hướng về cấp nước, thoát nước, chiếu sáng đô thị, chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn; nghiên cứu, xây dựng Đề án huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng hệ thống cấp thoát nước và xử lý chất thải rắn.
Chỉ đạo, hướng dẫn các các thành phố trực thuộc trung ương tổ chức rà soát, tiến hành lập các quy hoạch hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn; tập trung đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án đầu tư hạ tầng kỹ thuật về giao thông, cấp nước, thoát nước và xử lý nước thải đô thị đã được phê duyệt; chỉ đạo công tác xây dựng quy hoạch và quản lý, phát triển không gian ngầm đô thị ở các thành phố trực thuộc trung ương,...
2.4. Lĩnh vực phát triển nhà ở và thị trường bất động sản
Phát triển nhà ở đô thị, nông thôn theo hướng văn minh, hiện đại đồng bộ với hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội, phù hợp với điều kiện quy hoạch và điều kiện kinh tế -xã hội của từng địa phương giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc; đa dạng hóa các loại hình nhà ở (nhà ở xã hội, nhà cho thuê,...), đáp ứng cơ bản nhu cầu về nhà ở của nhân dân; tạo động lực cho phát triển đô thị và nông thôn bền vững theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá; góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.
Triển khai Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030; xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ nhà ở để giải quyết chỗ ở cho 8 nhóm đối tượng chính sách xã hội gặp khó khăn về nhà ở nhưng không đủ khả năng thanh toán theo cơ chế thị trường, bao gồm: người có công với cách mạng; các hộ nghèo khu vực nông thôn; người có thu nhập thấp tại khu vực đô thị; cán bộ, công chức, viên chức, nhân sỹ, trí thức, văn nghệ sỹ; sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp thuộc lực lượng vũ trang nhân dân; công nhân lao động tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp và các cơ sở sản xuất, dịch vụ ngoài khu công nghiệp; sinh viên, học sinh các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề; các đối tượng chính sách xã hội đặc biệt khó khăn (người tàn tật, người già cô đơn, người nhiễm chất độc da cam,...).
Chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương thực hiện xây dựng chương trình, quy hoạch phát triển nhà ở trong từng giai đoạn trên địa bàn; xây dựng hệ thống chỉ tiêu kế hoạch phát triển nhà ở bổ sung kế hoạch phát triển kinh tế hàng năm. Tiếp tục đẩy mạnh triển khai, thực hiện các Chương trình đầu tư ký túc xá cho sinh viên; chương trình đầu tư xây dựng nhà ở cho công nhân tại khu công nghiệp; chương trình đầu tư xây dựng nhà ở cho người thu nhập thấp tại khu vực đô thị; chương trình cải tạo, nâng cấp các khu nhà cũ để chỉnh trang đô thị theo quy hoạch; Chương trình xây dựng cụm, tuyến dân cư và nhà ở vùng thường xuyên ngập lũ khu vực đồng bằng sông Cửu Long (giai đoạn 2);...
Tập trung xây dựng cơ chế hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo theo chuẩn mới giai đoạn 2011-2015; xây dựng các cơ chế, ưu đãi, khuyến khích đầu tư xây dựng công trình văn hóa, cơ sở phúc lợi xã hội tại các khu công nghiệp tập trung; nâng cao chất lượng đầu tư, hiệu quả quản lý nhà nước và định hướng đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực bất động sản giai đoạn 2012-2020. Xây dựng mô hình Quỹ tiết kiệm nhà ở, góp phần tăng thêm nguồn cung về tài chính cho chủ đầu tư dự án phát triển nhà ở xã hội và các đối tượng gặp khó khăn về nhà ở.
Phát triển lành mạnh thị trường bất động sản; khai thác, sử dụng có hiệu quả các loại bất động sản, đặc biệt là nguồn lực đất đai, nhà, công trình xây dựng phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội; góp phần hoàn thiện đồng bộ các loại thị trường và thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế.
2.5. Về quản lý, phát triển vật liệu xây dựng
Phát triển ngành vật liệu xây dựng thành một ngành kinh tế mạnh, trên cơ sở khai thác hợp lý, có hiệu quả tài nguyên khoáng sản làm vật liệu xây dựng đảm bảo phát triển hài hoà, bền vững giữa kinh tế, an ninh quốc phòng và bảo vệ môi trường, sinh thái; đáp ứng nhu cầu vật liệu xây dựng cả về khối lượng, chất lượng lẫn chủng loại cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
Ưu tiên phát triển những công nghệ tiên tiến, hiện đại sản xuất các sản phẩm chất lượng cao, tiêu tốn ít nguyên liệu, nhiên liệu và điện; các sản phẩm tiết kiệm năng lượng, cách âm, cách nhiệt, thân thiện với môi trường, vật liệu không nung, sản phẩm tái chế. Phát triển các công nghệ sử dụng nhiên liệu tái chế, công nghệ NANO. Chú trọng đầu tư cải tạo, hiện đại hoá các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng hiện có, công nghệ lạc hậu, tiêu tốn nhiều nguyên nhiên liệu, ô nhiễm môi trường.
Triển khai Chương trình phát triển vật liệu xây dựng không nung đến năm 2020; thực hiện Quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp vật liệu xây dựng ở Việt Nam đến năm 2020. Lập, triển khai các quy hoạch về vật liệu xây dựng, xây dựng cơ chế, chính sách nhằm phát triển xi măng, vật liệu xây dựng theo hướng bền vững.
Nâng cao năng lực, trình độ khoa học và công nghệ xây dựng đạt ngang tầm với các nước trong khu vực, đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh và bền vững của ngành xây dựng trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Lực lượng KHCN có đủ khả năng tự giải quyết các vấn đề phức tạp về khoa học, công nghệ trong các hoạt động xây dựng.
Triển khai thực hiện Chiến lược khoa học công nghệ ngành Xây dựng giai đoạn 2012-2020; hoàn thiện hệ thống các quy chuẩn kỹ thuật và tiêu chuẩn quốc gia ngành xây dựng. Đến năm 2015, hoàn chỉnh các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, chuyển đổi toàn bộ hệ thống 1250 tiêu chuẩn ngành thành các tiêu chuẩn quốc gia. Đến năm 2020, soát xét, bổ sung và hoàn chỉnh các tiêu chuẩn quốc gia theo hướng hội nhập quốc tế, đáp ứng yêu cầu các hoạt động xây dựng.
Phát triển, ứng dụng các công nghệ tiên tiến trong sản xuất vật liệu xây dựng, thi công xây dựng nhà ở và hạ tầng kỹ thuật theo hướng công nghiệp hóa; Hình thành và phát triển công nghiệp xử lý môi trường đô thị và khu công nghiệp; Làm chủ các công nghệ chế tạo cơ khí nhằm cung cấp các thiết bị xây dựng, thiết bị nâng chuyển, thiết bị trong các nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng nhằm thay thế thiết bị ngoại nhập.
Đổi mới cơ cấu tổ chức và quản lý hoạt động các đơn vị sự nghiệp khoa học công nghệ theo hướng tự chủ, tự chịu trách nhiệm. Phấn đấu đến năm 2015, các đơn vị sự nghiệp khoa học công nghệ hoàn toàn tự chủ; tỷ lệ doanh thu từ hoạt động chuyển giao kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ chiếm 30% đến năm 2015 và 50% vào năm 2020.
Ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong công tác quản lý, quy hoạch và đầu tư xây dựng. Phấn đấu đến năm 2015, hoàn thành toàn bộ hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ cho công tác quản lý của ngành; đến năm 2020 sẽ kết nối toàn bộ hệ thống dữ liệu của các địa phương qua mạng Internet.
Hỗ trợ các doanh nghiệp triển khai các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng các công nghệ tiên tiến trong sản xuất vật liệu xây dựng, chế tạo trang thiết bị công trình, trang thiết bị dùng trong thi công xây dựng, thiết bị xử lý môi trường, công nghiệp hóa xây dựng nhà ở và hạ tầng kỹ thuật. Phấn đấu đến năm 2020, các doanh nghiệp sản xuất vật liệu và sản phẩm xây dựng đổi mới công nghệ nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm tiêu hao năng lượng 20 - 25%, đạt các yêu cầu về môi trường; các doanh nghiệp cơ khí chế tạo và cung cấp được các thiết bị thi công xây dựng chủ yếu, làm chủ việc chế tạo và cung cấp các thiết bị công nghệ xử lý môi trường, thay thế hàng ngoại nhập; xây dựng nhà ở và các công trình hạ tầng kỹ thuật được thực hiện theo hướng công nghiệp hóa, tiết kiệm tài nguyên và năng lượng.
Tăng cường hợp tác quốc tế, huy động sự tham gia của các tổ chức, cá nhân vào công tác nghiên cứu ứng dụng công nghệ mới, thân thiện với môi trường nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển xây dựng bền vững. Phấn đấu đến năm 2015, hoàn thiện hệ thống các hướng dẫn kỹ thuật về xây dựng bền vững, thử nghiệm các mô hình xây dựng xanh, sản xuất vật liệu xanh, đánh giá và công nhận tòa nhà tiết kiệm năng lượng. Đến năm 2020, triển khai rộng rãi các công nghệ sản xuất xanh, vật liệu xanh, xây dựng tòa nhà xanh trong xây dựng.
2.7. Về Thanh tra, kiểm tra chuyên ngành xây dựng
Kiện toàn cơ cấu, tổ chức, bộ máy Thanh tra xây dựng các cấp, đảm bảo đáp ứng thực tế yêu cầu quản lý nhà nước ngành Xây dựng: thành lập các Đội Thanh tra xây dựng trực thuộc Thanh tra Sở Xây dựng nhằm đảm bảo tính kịp thời, liên tục của hoạt động thanh tra, kiểm tra tại các địa bàn cơ sở theo quy định của Nghị định về Thanh tra xây dựng; đánh giá, tổng kết mô hình Thanh tra xây dựng ba cấp đang áp dụng thí điểm tại thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, đề xuất Thủ tướng Chính phủ cho phép áp dụng tại một số địa phương khác; đề xuất bổ sung quy định “Căn cứ tình hình thực tế từng địa phương, Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập lực lượng thanh tra chuyên ngành ở cấp huyện, cấp xã đối với một số ngành đặc thù” vào Luật Thanh tra.
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, phát hiện, ngăn chặn và xử lý những sai phạm trong lĩnh vực xây dựng, góp phần nâng cao chất lượng công trình xây dựng, nâng cao chỉ tiêu hoàn thành các mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ trong Chương trình hành động ngành Xây dựng; tăng cường đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ cán bộ thanh tra đáp ứng yêu cầu công tác thanh tra, kiểm tra trong giai đoạn mới.
2.8. Về đào tạo phát triển nguồn nhân lực
Nâng cao chất lượng đào tạo, từng bước hội nhập với khu vực và quốc tế; chất lượng đào tạo cán bộ và công nhân kỹ thuật ở các trường thuộc Ngành phấn đấu tiếp cận với trình độ các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá của Ngành, đặc biệt những chuyên ngành mũi nhọn trong lĩnh vực Xây dựng.
Chú trọng đảm bảo cơ cấu nguồn nhân lực về ngành nghề đào tạo; về cấp trình độ đào tạo đặc biệt là Công nhân có trình độ tay nghề cao để đáp ứng nhu cầu các doanh nghiệp thuộc Ngành và nhu cầu xã hội, hạn chế tình trạng thừa thầy thiếu thợ.
Tổ chức thực hiện Chiến lược phát triển nguồn nhân lực ngành Xây dựng đáp ứng sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; chỉ đạo các cơ sở đào tạo của Ngành tích cực đổi mới chương trình và nội dung đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội, đặc biệt là chương trình đào tạo nghề cho lao động Nông thôn; có chương trình đầu tư, nâng cấp các cơ sở đào tạo của ngành đáp ứng yêu cầu đào tạo mới và hội nhập quốc tế.
Thực hiện Chương trình đào tạo, nâng cao năng lực quản lý chính quyền đô thị theo Quyết định số 1961/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Tiếp tục đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ chuyên môn của Ngành nhằm đáp ứng yêu cầu của Ngành và xã hội.
2.9. Về hợp tác và hội nhập kinh tế quốc tế trong các lĩnh vực của Ngành
Thúc đẩy toàn diện công tác hợp tác quốc tế phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá của đất nước, lấy các lợi ích kinh tế làm trọng tâm, góp phần cải thiện tình hình trong các lĩnh vực quản lý Nhà nước của Ngành. Tranh thủ sự hợp tác, trợ giúp của cộng đồng quốc tế để xây dựng chính sách quản lý và tăng cường năng lực cho Ngành Xây dựng. Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư, thương mại của các đơn vị trong Ngành ra thị trường quốc tế.
Tập trung nguồn lực để triển khai các cam kết về thương mại hàng hóa, thực hiện lộ trình cam kết về thương mại dịch vụ và đầu tư trong ASEAN. Tiếp tục chỉ đạo việc triển khai thực hiện các cam kết của ngành Xây dựng với WTO, kịp thời hỗ trợ các doanh nghiệp đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ trong việc thực hiện cam kết.
Xây dựng cơ chế, chính sách phù hợp với tiến trình hội nhập đảm bảo phù hợp với thông lệ quốc tế, nâng cao khả năng cạnh tranh trong cơ chế thị trường; Xây dựng các định hướng, chiến lược, kế hoạch hợp tác quốc tế gắn với các chiến lược phát triển Ngành nhằm cụ thể hoá từng bước các mục tiêu phát triển và hội nhập của Ngành.
Tích cực vận động thu hút và tổ chức sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn ODA và các khoản vay ưu đãi khác cho các lĩnh vực của Ngành. Điều phối tốt các hoạt động của Diễn đàn Đô thị Việt Nam (VUF), tận dụng Diễn đàn làm nơi quảng bá các đường lối chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước trong Ngành Xây dựng và thu hút sự quan tâm, hỗ trợ của các tổ chức tài chính, các tổ chức quốc tế cho các chương trình mục tiêu ưu tiên của Ngành.
2.10. Về phát triển, nâng cao trình độ, hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp ngành Xây dựng
Thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của các doanh nghiệp ngành Xây dựng.
Nâng cao trình độ các doanh nghiệp tư vấn có khả năng lập, quản lý các dự án lớn với độ tin cậy cao, thiết kế được các công trình đặc biệt, cao tầng, công trình ngầm, công trình nhịp lớn, công trình biển,... đạt trình độ chung của quốc tế.
Các doanh nghiệp xây lắp phấn đấu đạt trình độ ngang tầm với các Tập đoàn xây dựng của các nước tiên tiến trong khu vực, có thể đảm nhận tổng thầu thi công các công trình, tổ hợp công trình phức tạp, công nghệ cao, đòi hỏi trang thiết bị hiện đại.
Thực hiện rà soát, đánh giá tính hợp lý, khả năng, điều kiện, cách tổ chức lại nhằm tái cơ cấu các doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, không phân biệt cấp, cơ quan quản lý. Tiếp tục thực hiện sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ theo lộ trình đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
1. Trên cơ sở những nhiệm vụ và nội dung chủ yếu trong Chương trình hành động này và căn cứ chức năng, nhiệm vụ đã được phân công, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ, Giám đốc Sở Xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Sở Quy hoạch kiến trúc Hà Nội, Sở Quy hoạch kiến trúc thành phố Hồ Chí Minh cần khẩn trương cụ thể hóa thành kế hoạch, chương trình hành động để triển khai thực hiện Chương trình hành động của ngành Xây dựng; trên cơ sở đó cụ thể hóa thành các nhiệm vụ trong kế hoạch công tác hàng năm. Đối với những nhiệm vụ không phải triển khai theo các đề án, chương trình cần tổ chức triển khai ngay để bảo đảm thực hiện một cách kịp thời và hiệu quả những nội dung của Chương trình hành động.
2. Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ, Giám đốc Sở Xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Sở Quy hoạch kiến trúc Hà Nội, Sở Quy hoạch kiến trúc thành phố Hồ Chí Minh cần tập trung chỉ đạo, tăng cường kiểm tra, đôn đốc việc triển khai thực hiện các nội dung của Chương trình hành động; định kỳ hàng năm báo cáo tình hình thực hiện về Bộ Xây dựng (Vụ Kế hoạch - Tài chính). Trong quá trình tổ chức thực hiện Chương trình hành động, trường hợp cần sửa đổi, bổ sung các nhiệm vụ cụ thể, các đơn vị chủ động đề xuất, báo cáo Bộ xem xét, quyết định./.
STT |
Nội dung |
Đơn vị chủ trì |
Thời gian hoàn thành |
|
|
||
1 |
Xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Xây dựng |
Vụ Pháp chế |
Hàng năm |
2 |
Xây dựng Luật Kiến trúc và các Nghị định hướng dẫn thi hành |
Vụ KTQH |
2015 |
3 |
Sửa đổi Luật Xây dựng và các Nghị định hướng dẫn thi hành |
Vụ Quản lý HĐXD |
2013 |
4 |
Xây dựng Luật Đô thị và các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật |
Cục PTĐT |
2016 |
5 |
Sửa đổi Luật Nhà ở |
Cục QLN&TTBĐS |
2013 |
6 |
Xây dựng Luật Quản lý, sử dụng nhà chung cư |
Cục QLN&TTBĐS |
2020 |
7 |
Sửa đổi Luật Kinh doanh Bất động sản |
Cục QLN&TTBĐS |
2015 |
8 |
Sửa đổi Điều 50 và Điều 55 Luật Kinh doanh Bất động sản (thực hiện Nghị quyết số 52/NQ-CP và Nghị quyết số 55/NQ-CP về cải cách thủ tục hành chính) |
Cục QLN&TTBĐS |
2012 |
9 |
Nghị định về quản lý chất lượng công trình xây dựng (thay thế Nghị định 209/2004/NĐ-CP và Nghị định 49/2008/NĐ-CP) |
Cục Giám định |
2012 |
10 |
Nghị định hướng dẫn về giấy phép xây dựng và quản lí xây dựng theo giấy phép xây dựng |
Vụ Quản lý HĐXD |
2012 |
11 |
Nghị định về quản lý an toàn vệ sinh lao động lao động trong xây dựng |
Vụ Quản lý HĐXD |
2013 |
12 |
Nghị định về quản lí dự án đầu tư xây dựng công trình (thay thế Nghị định số 12/2009/NĐ-CP và Nghị định số 83/2009/NĐ-CP của Chính phủ ) |
Vụ Quản lý HĐXD |
2012 |
13 |
Nghị định về Thanh tra Xây dựng (thay thế Nghị định 46/2005/NĐ-CP ngày 06/4/2005 của Chính phủ) |
Thanh tra Bộ |
2012 |
14 |
Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 23/2009/nĐ-CP ngày 27/02/2009 về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở |
Thanh tra Bộ |
2013 |
15 |
Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 180/2007/NĐ-CP, ngày 07/12/2007 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Xây dựng về xử lí vi phạm trật tự xây dựng đô thị |
Thanh tra Bộ |
2014 |
16 |
Nghị định quản lí đầu tư phát triển đô thị |
Cục PTĐT |
2012 |
17 |
Nghị định về phát triển nhà ở xã hội để bán, cho thuê và cho thuê mua |
Cục QLN&TTBĐS |
2012 |
18 |
Nghị định về quản lí và phát triển nhà ở tái định cư |
Cục QLN&TTBĐS |
2012 |
19 |
Nghị định về quản lý sử dụng nhà ở thuộc sở hữu nhà nước |
Cục QLN&TTBĐS |
2012 |
20 |
Nghị định về cải tạo, xây dựng nhà chung cư, nhà tập thể và khu dân cư cũ để thực hiện chỉnh trang đô thị theo quy hoạch (thay thế Nghị quyết 34/2007/NQ-CP) |
Cục QLN&TTBĐS |
2012 |
21 |
Nghị định quản lý và sử dụng chung cơ sở hạ tầng kỹ thuật |
Cục HTKT |
2012 |
22 |
Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/4/2007 về quản lí chất thải rắn |
Cục HTKT |
2012 |
23 |
Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 88/2007/NĐ-CP ngày 28/5/2007 về thoát nước đô thị và khu công nghiệp |
Cục HTKT |
2012 |
24 |
Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 48/2010/NĐ-CP, ngày 07/5/2010 về hợp đồng trong hoạt động xây dựng |
Vụ KTXD |
2012 |
25 |
Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng (thay thế Nghị định số 17/2008/NĐ-CP, ngày 04/2/2008 của Chính phủ) |
Vụ TCCB |
2012 |
26 |
Hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia trong các lĩnh vực của Ngành Xây dựng |
Vụ KHCN |
Hàng năm |
|
|
||
27 |
Xây dựng đề án Đổi mới cơ chế quản lý đầu tư xây dựng và tổ chức thực hiện |
Vụ Pháp chế |
2012 |
28 |
Xây dựng mô hình thống nhất và hoàn thiện bộ máy quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng từ trung ương đến địa phương. Hoàn thiện cơ chế phân cấp, tăng cường năng lực cho cán bộ công chức làm công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng ở địa phương. |
Cục Giám định |
2015 |
29 |
Hoàn thiện việc xây dựng quy trình kiểm tra năng lực của các chủ thể tham gia hoạt động xây dựng; tổ chức hướng dẫn, kiểm tra sự tuân thủ pháp luật về quản lý chất lượng công trình xây dựng đối với các loại công trình xây dựng |
Cục Giám định |
2012 |
30 |
Tổ chức triển khai Đề án tăng cường năng lực kiểm định chất lượng công trình xây dựng ở Việt Nam được ban hành tại Quyết định số 1843/QĐ-TTg ngày 05/10/2010 của Thủ tướng Chính phủ |
Cục Giám định |
2015 |
31 |
Hoàn thiện các chế tài xử lý và tăng cường xử lý vi phạm về quản lý chất lượng công trình xây dựng, nâng mức độ xử phạt vi phạm về quản lý chất lượng công trình, áp dụng các hình thức cấm hoạt động xây dựng và thu hồi chứng chỉ hành nghề |
Cục Giám định |
Thường xuyên |
32 |
Tiếp tục thực hiện Đề án Nâng cao năng lực quản lý hợp đồng xây dựng |
Vụ KTXD |
2012 |
33 |
Xây dựng và triển khai Đề án đổi mới cơ chế, chính sách quản lý kinh tế trong đầu tư xây dựng công trình và phát triển đô thị |
Vụ KTXD |
2020 |
34 |
Hoàn thiện hệ thống Định mức kinh tế - kỹ thuật trong xây dựng và quản lý dịch vụ đô thị phù hợp với cơ chế thị trường và công nghệ mới |
Vụ KTXD |
2012-2020 |
35 |
Xây dựng cơ sở dữ liệu giá xây dựng; công bố chỉ số giá xây dựng trên cả nước |
Vụ KTXD |
Hàng năm |
36 |
Xây dựng cơ chế huy động các nguồn lực bao gồm cả nguồn vốn ngoài Nhà nước cho xây dựng và duy trì hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị |
Vụ KTXD |
2013-2020 |
|
|
||
37 |
Xây dựng Đề án Điều chỉnh định hướng phát triển kiến trúc Việt Nam đến năm 2020 |
Vụ KTQH |
2013 |
38 |
Hướng dẫn, kiểm tra đôn đốc thực hiện Chương trình quy hoạch xây dựng nông thôn mới, Quy hoạch xây dựng vùng huyện |
Vụ KTQH |
2012 |
39 |
Kiểm tra, rà soát, đánh giá tình hình thực hiện các đồ án quy hoạch xây dựng vùng đã được phê duyệt. |
Vụ KTQH |
2012 |
40 |
Tổ chức lập các đồ án quy hoạch xây dựng vùng, quy hoạch xây dựng các vùng kinh tế trọng điểm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội (Điều chỉnh QHXD vùng Thủ đô Hà Nội, QHXD vùng Tây Nguyên, QHXD vùng Trung du và miền núi phía Bắc, QHXD vùng dọc các tuyến cao tốc…) |
Vụ KTQH |
Theo tiến độ được phê duyệt |
41 |
Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các địa phương tổ chức rà soát lập, điều chỉnh QHXD vùng tỉnh, QHXD vùng huyện, QHXD đô thị đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn |
Vụ KTQH |
Hàng năm |
42 |
Xây dựng, ban hành thiết kế điển hình nhà ở, công trình công cộng khu vực nông thôn gắn với quá trình sắp xếp lại mạng lưới dân cư nông thôn, định hướng cải tạo, chỉnh trang và phát triển kiến trúc tại các làng xã theo phong tục tập quán riêng, phù hợp với môI trường, kinh tế,sinh thái của từng vùng (nhà ở vùng lũ, nhà ở vùng bão) |
Vụ KHCN |
2012 |
|
|
||
43 |
Xây dựng và tổ chức triển khai Chương trình phát triển đô thị quốc gia giai đoạn 2012-2020 |
Cục PTĐT |
2020 |
44 |
Tổ chức thực hiện Chương trình nâng cấp đô thị quốc gia giai đoạn 2009-2020 đã được Thủ tướng phê duyệt tại Quyết định số 758/QĐ-TTg ngày 08/6/2009 |
Cục PTĐT |
2020 |
45 |
Xây dựng Đề án phát triển các đô thị Việt Nam ứng phó với biến đổi khí hậu |
Cục PTĐT |
2012 |
|
|
||
46 |
Tổ chức triển khai thực hiện chương trình quốc gia chống thất thoát, thất thu nước sạch đến năm 2025, chương trình đầu tư xử lý chất thải rắn đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt |
Cục HTKT |
2020 |
47 |
Tiếp tục chỉ đạo thực hiện các Định hướng về cấp nước, thoát nước, chiếu sáng đô thị và chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn |
Cục HTKT |
2020 |
48 |
Tổ chức rà soát, tiến hành lập các quy hoạch hạ tầng kỹ thuật vùng (Quy hoạch thoát nước, cấp nước, các khu xử lý chất thải rắn…) đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc các địa phương thực hiện sau khi được phê duyệt |
Cục HTKT |
Theo tiến độ được phê duyệt |
49 |
Xây dựng Đề án huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng hệ thống cấp, thoát nước và xử lý chất thảI rắn |
Cục HTKT |
2013 |
|
|
||
50 |
Xây dựng Đề án hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo theo chuẩn mới giai đoạn 2011-2015 |
Cục QLN&TTBĐS |
2012 |
51 |
Xây dựng Đề án Quỹ tiết kiệm nhà ở |
Cục QLN&TTBĐS |
2012 |
52 |
Xây dựng Đề án cơ chế chính sách đầu tư xây dựng nhà ở cho người lao động tại khu kinh tế Vũng áng, tỉnh Hà Tĩnh |
Cục QLN&TTBĐS |
2012 |
53 |
Xây dựng Đề án nâng cao chất lượng đầu tư, hiệu quả quản lý nhà nước và định hướng đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực bất động sản giai đoạn 2012-2020 |
Cục QLN&TTBĐS |
2012 |
54 |
Xây dựng Đề án quản lý xây dựng, sử dụng công trình tín ngưỡng, tôn giáo |
Cục QLN&TTBĐS |
2012 |
55 |
Xây dựng Đề án về các cơ chế, ưu đãi, khuyến khích đầu tư xây dựng công trình văn hóa, cơ sở phúc lợi xã hội tại các khu công nghiệp tập trung |
Cục QLN&TTBĐS |
2012 |
56 |
Tiếp tục triển khai Chương trình đầu tư ký túc xá cho sinh viên; Chương trình đầu tư xây dựng nhà ở cho công nhân tại khu công nghiệp; Chương trình đầu tư xây dựng nhà ở cho người thu nhập thấp tại khu vực đô thị; Chương trình cải tạo, nâng cấp các khu nhà ở cũ để chỉnh trang đô thị theo quy hoạch |
Cục QLN&TTBĐS |
Hàng năm |
57 |
Tiếp tục triển khai Chương trình xây dựng cụm tuyến dân cư và nhà ở vùng thường xuyên ngập lũ khu vực đồng bằng Sông Cửu Long (giai đoạn 2) |
Cục QLN&TTBĐS |
Hàng năm |
58 |
Triển khai Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030; hướng dẫn, đôn đốc các địa phương xây dựng chương trình phát triển nhà ở |
Cục QLN&TTBĐS |
2020 |
59 |
Xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về nhà ở |
Cục QLN&TTBĐS |
2020 |
|
|
||
60 |
Tổ chức chỉ đạo thực hiện Quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp vật liệu xây dựng ở Việt Nam đến năm 2020 |
Vụ VLXD |
2020 |
61 |
Chỉ đạo tổ chức lập và triển khai các quy hoạch về phát triển vật liệu xây dựng, nghiên cứu ban hành các cơ chế chính sách nhằm phát triển xi măng, VLXD theo hướng bền vững |
Vụ VLXD |
Hàng năm |
62 |
Chỉ đạo tổ chức triển khai Chương trình phát triển vật liệu xây không nung đến năm 2020 |
Vụ VLXD |
2020 |
63 |
Tiếp tục triển khai Quy hoạch phát triển xi măng: phổ biến và quản lý Quy hoạch phát triển công nghiệp xi măng Việt Nam giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 theo đó chỉ đạo việc tính toán lại nhu cầu và cân đối cung-cầu xi măng |
Vụ VLXD |
Thường xuyên |
64 |
Tổ chức triển khai Chương trình cơ khí trọng điểm: chế tạo thiết bị cho nhà máy xi măng Đô Lương, Dự án khoa học công nghệ chế tạo thiết bị cho nhà máy nhiệt điện công suất 600Mw; Nghiên cứu thiết kế chế tạo thiết bị cho dây chuyền sản xuất bê tông khí chưng áp công suất 100.000 đến 200.000 m3/năm |
Vụ VLXD |
Thường xuyên |
65 |
Kiểm tra thường xuyên tình hình đầu tư, sản xuất, thị trường giá cả toàn ngành VLXD, thực hiện nhiệm vụ bình ổn thị trường |
Vụ VLXD |
Thường xuyên |
|
|
||
66 |
Chỉ đạo các doanh nghiệp thuộc Bộ thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, nâng cao hiệu quả hoạt động và sức cạnh tranh của doanh nghiệp, bảo đảm tốc độ tăng trưởng bình quân đạt khoảng 12 -13%. |
Vụ KHTC |
Hàng năm |
67 |
Tiếp tục thực hiện sắp xếp, đổi mới DNNN thuộc Bộ theo lộ trình đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt |
Ban ĐMPTDN |
2015 |
68 |
Tổ chức thực hiện Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực ngành Xây dựng đến năm 2020 sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt |
Vụ TCCB |
2020 |
69 |
Tổ chức xây dựng Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ ngành Xây dựng đến năm 2020, tầm nhìn 2030 và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt |
Vụ KHCN |
2012 |
70 |
Xây dựng Quy chế quản lý thống nhất hoạt động đối ngoại ngành Xây dựng (triển khai Quy chế 295 ngày 22/3/2010 của Bộ Chính trị và Quyết định số 67-QĐ/TTg ngày 13/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ về quản lý thống nhất các hoạt động đối ngoại của Đảng và Nhà nước) |
Vụ HTQT |
2013 |
Quyết định 832/QĐ-BXD năm 2012 về Chương trình hành động của ngành Xây dựng thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020 và Phương hướng, nhiệm vụ phát triển đất nước 5 năm 2011-2015 do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành
Số hiệu: | 832/QĐ-BXD |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Bộ Xây dựng |
Người ký: | Trịnh Đình Dũng |
Ngày ban hành: | 13/09/2012 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 832/QĐ-BXD năm 2012 về Chương trình hành động của ngành Xây dựng thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020 và Phương hướng, nhiệm vụ phát triển đất nước 5 năm 2011-2015 do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành
Chưa có Video