ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 731/QĐ-UBND |
Ninh Bình, ngày 21 tháng 09 năm 2012 |
V/V PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH XÂY DỰNG CÔNG VIÊN ĐỘNG VẬT HOANG DÃ QUỐC GIA TẠI TỈNH NINH BÌNH
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH BÌNH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26/11/2003; Luật Quy hoạch ngày 17/6/2009; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật liên quan đến Đầu tư xây dựng cơ bản ngày 19/06/2009;
Căn cứ Luật Bảo vệ và Phát triển rừng ngày 03/12/2004; Luật Đa dạng sinh học ngày 13/11/2008;
Căn cứ nghị định số 117/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ về tổ chức và quản lý hệ thống rừng đặc dụng;
Thực hiện Quyết định số 57/QĐ-TTg ngày 9/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011-2020;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 133/TTr-SNN ngày 12/9/2012,
QUYẾT ĐỊNH:
1. Tên đồ án, vị trí, ranh giới khu đất:
1.1. Tên đồ án: Quy hoạch xây dựng Công viên động vật hoang dã Quốc gia tại tỉnh Ninh Bình.
1.2. Vị trí, ranh giới: Tại xã Phú Long và Kỳ Phú, huyện Nho Quan.
- Phía Bắc giáp: Xóm Sang, xóm Võng, Thường Sung - Xã Kỳ Phú.
- Phía Nam giáp: Tỉnh lộ 492 và thị trấn phố Ngọc.
- Phía Đông giáp: Khu dân cư bản Sanh và Quốc lộ 45.
- Phía Tây giáp: Thung Đin và núi Ong Ve, xã Kỳ Phú.
1.3. Diện tích sử dụng đất: 1.488 ha.
- Xác định rõ ranh giới vị trí, địa điểm, quy mô dự án; quy mô, nhiệm vụ, chức năng, cơ cấu sử dụng đất các phân khu; Đưa ra các giải pháp quy hoạch tổ chức không gian, kiến trúc cảnh quan, quy hoạch phân khu chức năng, quy hoạch phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật, đảm bảo kết nối với hệ thống cơ sở hạ tầng khu vực, kết nối với các điểm du lịch nhằm tạo sự thống nhất, phù hợp với quy hoạch và định hướng phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh Ninh Bình và của Quốc gia.
- Làm cơ sở pháp lý để lập dự án đầu tư và quản lý xây dựng theo quy hoạch, với mục tiêu xây dựng Công viên động vật hoang dã quốc gia nhằm bảo tồn và phát triển các loại động vật đặc hữu, các hệ sinh thái đặc thù, bảo tồn quỹ gen, đa dạng sinh học, bảo tồn các nguồn gen động vật quý hiếm của Quốc gia, khu vực Đông Nam Á và Thế giới, phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học và phát triển du lịch.
3.1. Định hướng phát triển không gian
Quy hoạch được tổ chức theo trục không gian chính chạy dọc từ Đông Nam sang Tây Bắc nối liền các khu chức năng chính với nhau. Trục không gian này là trục giao thông chính tiếp cận dự án từ quốc lộ 45 đi xuyên qua khu trung tâm và tiếp nối với trục cảnh quan sinh thái trong khu động vật hoang dã. Các trục không gian phụ được tổ chức theo hình tia hướng tâm vào khu trung tâm hành chính công cộng và quảng trường, tạo nên sự liên kết giữa các khu chức năng với nhau. Các công trình khi thiết kế sẽ được thiết kế trải dài để tiếp xúc tối đa với thiên nhiên và tạo các khoảng không cho cây xanh, nắng gió xen vào các công trình.
3.2. Bố cục không gian các khu vực trọng tâm, các điểm nhìn quan trọng
Phân khu Động vật hoang dã là tâm điểm của dự án, cảnh quan thiên nhiên được cải tạo và tổ chức theo các mô hình cảnh quan đặc trưng của các phân vùng trên thế giới như: Sa mạc châu Phi, các bộ lạc Nam Mỹ và các vùng rừng rậm nhiệt đới châu Á...
Trục cảnh quan gắn kết các khu chức năng bao gồm hồ nước nhân tạo được tổ chức trải dài theo khu đất, kết hợp với cảnh quan đồi núi tạo nên một sinh cảnh đặc biệt mang dáng dấp đặc trưng của Ninh Bình; Các công trình dịch vụ được bố trí thành từng cụm nhỏ bám theo trục cảnh quan là những điểm nhấn trong tổng thể khu vực; Trục giao thông lớn hướng vào phân khu động vật hoang dã từ quảng trường trung tâm tạo nên sức hút cho khu vực này.
Đối trọng với khung cảnh yên tĩnh và hoang dã của phân khu Động vật hoang dã là phân khu vui chơi giải trí theo chủ đề. Các công trình vui chơi giải trí tại khu vực này mang tính hoạt náo cao với các công trình mang dáng vẻ vui nhộn.
3.3. Quy hoạch sử dụng đất:
a) Cơ cấu tổ chức của các phân khu:
- Phân khu động vật hoang dã: Vị trí tại phía Tây khu đất, tiếp giáp với vườn quốc gia Cúc Phương. Các hoạt động tại đây có tính chất gần gũi với thiên nhiên; Gồm các công trình: Nhà điều hành, quản lý, nghiên cứu khoa học; công trình phục vụ chăm sóc, triển lãm động vật hoang dã, các công trình dịch vụ phục vụ khách tham quan.
- Phân khu Vui chơi giải trí theo chủ đề: Vị trí tại phía Đông khu đất, cách xa Phân khu động vật hoang dã. Gồm các cụm công trình thể dục thể thao (trường đua, nhà luyện tập, thi đấu thể dục thể thao); Các cụm công trình giải trí (thế giới nước, trò chơi cảm giác mạnh, biểu diễn nghệ thuật, khu mô hình các công trình nổi tiếng thế giới, mê cung, phim trường...) và các dịch vụ hỗ trợ.
- Phân khu Trung tâm dịch vụ: Vị trí tại trung tâm khu đất, là trục chuyển tiếp, kết nối giữa hoạt động thiên nhiên và hoạt động con người. Có các công trình dịch vụ văn phòng, dịch vụ thương mại, khu dịch vụ ăn uống và dịch vụ nghỉ dưỡng.
- Phân khu tái định cư và nhà công vụ: Vị trí gần Trung tâm khu đất, phía Đông Nam khu Trung tâm Dịch vụ, bố trí quỹ đất, nhà ở phục vụ công tác tái định cư và cán bộ nhân viên làm việc lâu dài của Dự án.
- Phân khu cây xanh sinh thái 1 và 2: Vị trí phía Nam khu đất, là trục cảnh quan rừng của Dự án, tiếp nối với vườn quốc gia Cúc Phương. Các vị trí có địa hình thuận lợi bố trí các khu trang trại Nông lâm, các khu nghỉ dưỡng sinh thái Bungalow, với chức năng là vùng đệm, cách ly khu động vật hoang dã với các hoạt động bên ngoài công viên.
- Phân khu Chăm sóc - Nghiên cứu Phát triển: Vị trí phía Tây Bắc khu đất, phục vụ chăm sóc cứu hộ động vật, nghiên cứu nhân giống các loài động vật hoang dã, cung cấp, trao đổi động vật hoang dã cho các Vườn thú.
b) Cơ cấu sử dụng đất:
STT |
Chức năng Khu đất |
Diện tích (ha) |
Cơ cấu (%) |
|
TỔNG |
1488,00 |
100% |
1 |
Phân khu Động vật hoang dã |
416,93 |
28,02 |
1.1 |
Khu hành chính |
11,11 |
0,75 |
1.2 |
Khu trung tâm |
62,12 |
4,17 |
1.3 |
Khu triển lãm thú |
25,15 |
1,69 |
1.4 |
Khu vườn thực vật |
27,90 |
1,88 |
1.5 |
Các cụm dịch vụ |
5,72 |
0,38 |
1.6 |
Khu nuôi thả bán hoang dã 1 |
98,10 |
6,59 |
1.7 |
Khu nuôi thả bán hoang dã 2 |
62,03 |
4,17 |
1.8 |
Cây xanh cảnh quan |
44,51 |
2,99 |
1.9 |
Khu kỹ thuật - dịch vụ |
14,67 |
0,99 |
1.10 |
Mặt nước cảnh quan |
46,73 |
3,14 |
1.11 |
Đất giao thông nội khu |
13,29 |
0,89 |
1.12 |
Đất giao thông kết nối |
5,60 |
0,38 |
2 |
Phân khu trung tâm dịch vụ |
157,75 |
10,60 |
2.1 |
Khu cổng chào |
2,14 |
0,14 |
2.2 |
Khu hành chính |
7,18 |
0,48 |
2.3 |
Khu Thương mại |
7,20 |
0,48 |
2.4 |
Khu dịch vụ |
7,71 |
0,52 |
2.5 |
Khu nhà hàng ăn uống |
14,85 |
1,00 |
2.6 |
Khu dịch vụ khách sạn |
24,14 |
1,62 |
2.7 |
Khu cây xanh cảnh quan |
20,56 |
1,38 |
2.8 |
Khu cây xanh cách ly |
18,99 |
1,28 |
2.9 |
Bãi để xe |
13,30 |
0,89 |
2.10 |
Đất giao thông kết nối |
30,30 |
2,04 |
2.11 |
Đất giao thông nội khu |
11,38 |
0,76 |
3 |
Phân khu vui chơi giải trí theo chủ đề |
214,51 |
14,42 |
3.1 |
Khu vui chơi giải trí theo chủ đề |
110,23 |
7,41 |
3.2 |
Khu thể dục thể thao |
52,30 |
3,51 |
3.3 |
Khu cây xanh nghỉ dưỡng |
25,45 |
1,71 |
3.4 |
Đất sân đường nội bộ |
15,68 |
1,05 |
3.5 |
Đất giao thông kết nối |
4,60 |
0,31 |
3.6 |
Đất giao thông nội khu |
6,25 |
0,42 |
4 |
Phân khu chăm sóc - nghiên cứu phát triển |
47,57 |
3,20 |
4.1 |
Khu cứu hộ động vật |
6,96 |
0,47 |
4.2 |
Khu chăm sóc thú |
0,92 |
0,06 |
4.3 |
Khu phục vụ |
1,50 |
0,10 |
4.4 |
Khu thả thú phục vụ cứu hộ |
35,06 |
2,36 |
4.5 |
Đất giao thông nội khu |
3,13 |
0,21 |
5 |
Phân khu tái định cư và nhà công vụ |
69,48 |
4,67 |
5.1 |
Khu ở chung cư kết hợp công trình công cộng |
4,34 |
0,29 |
5.2 |
Khu nhà ở công vụ |
25,31 |
1,70 |
5.3 |
Khu công viên cây xanh |
27,03 |
1,82 |
5.4 |
Đất giao thông nội khu |
12,80 |
0,86 |
6 |
Phân khu cây xanh sinh thái 01 |
436,17 |
29,31 |
6.1 |
Khu ở bungalow |
6,73 |
0,45 |
6.2 |
Khu cây xanh sinh thái |
300,28 |
20,18 |
6.3 |
Khu trang trại |
112,25 |
7,54 |
6.4 |
Đất quốc phòng (đồi Thông tin) |
15,38 |
1,03 |
6.5 |
Đất giao thông nội khu |
1,53 |
0,10 |
7 |
Phân khu cây xanh sinh thái 02 |
131,01 |
8,80 |
7.1 |
Khu trang trại |
44,24 |
2,97 |
7.2 |
Khu cây xanh sinh thái |
86,77 |
5,83 |
8 |
Vùng cây xanh cách ly ven ranh giới |
14,58 |
0,98 |
3.4. Quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật: Xây dựng hệ thống giao thông; cấp, thoát nước và vệ sinh môi trường; cấp điện; thông tin liên lạc và hệ thống hạ tầng kỹ thuật khác có liên quan đảm bảo phục vụ dự án:
a) Giao thông: Hệ thống giao thông trong Khu công viên động vật hoang dã được quy hoạch kết nối hoàn thiện mạng lưới đường chính và đường liên khu vực, đường nội bộ của công viên với hệ thống đường giao thông của tỉnh đảm bảo tính liên hoàn, liên thông.
- Các tuyến trục chính:
+ Tuyến trùng với tuyến đường Bái Đính - Cúc Phương, đoạn qua khu vực quy hoạch, dài 2,46 km mở rộng với quy mô mặt cắt ngang là 50m, lòng đường 10,5 m x 2, dải phân cách rộng 10 m, vỉa hè mỗi bên rộng 9,5 m;
+ Tuyến từ bãi đỗ xe đến quốc lộ 45, dài 2,53 km với quy mô mặt cắt ngang là 50 m, lòng đường 10,5 m x 2, dải phân cách rộng 10 m, vỉa hè mỗi bên rộng 9,5 m;
- Tuyến đường cảnh quan từ bãi đỗ xe đến sân đường nội bộ khu vui chơi giải trí theo chủ đề, dài 1,24 km, quy mô mặt cắt ngang rộng 91÷100 m, lòng đường 10,5 m x 2, dải phân cách rộng 50 m, vỉa hè mỗi bên rộng 10÷14,5 m;
- Các tuyến đường giao thông liên khu (mặt cắt 3-3, 4-4, 5-5): quy mô mặt cắt ngang rộng 20,5 - 31 m, chiều rộng lòng đường từ 10,5 m - 21 m, vỉa hè mỗi bên rộng 5 m;
- Hệ thống đường nội bộ các khu:
+ Các tuyến có mặt cắt 6-6: quy mô mặt cắt ngang rộng 13m, chiều rộng lòng đường 7m, vỉa hè mỗi bên rộng 3m;
+ Các tuyến có mặt cắt 7-7: quy mô mặt cắt ngang rộng 12m, chiều rộng lòng đường 6,75m, lề mỗi bên rộng 2,5m;
+ Các tuyến có mặt cắt 8-8, 9-9: quy mô mặt cắt ngang rộng 5,5-7m.
(Sơ đồ vị trí và mặt cắt các tuyến đường theo đồ án và thuyết minh trình duyệt).
- Bãi đỗ xe: Trong khu vực quy hoạch xây dựng bố trí 2 bãi đỗ xe đáp ứng yêu cầu sử dụng. Tổng diện tích 2 bãi đỗ xe 28,0 ha.
- Hệ thống vận tải hành khách công cộng: Hệ thống vận tải công cộng trong khu vực công viên động vật hoang dã sử dụng bằng các tuyến xe điện. Các bến xe điện bố trí cách nhau 500 m (bán kính phục vụ 250 m) nhằm thúc đẩy hoạt động đi bộ trong khu vực quy hoạch.
b) San nền: Cao độ khống chế trên đường quy hoạch được xác định trên cơ sở phù hợp với các cao độ nền, nhằm hạn chế tối đa việc san lấp. Sử dụng biện pháp chênh cao giữa cao độ đường và cao độ san nền trong các ô đất, kết hợp với biện pháp sử dụng tường chắn đất, kè. San nền theo phương pháp đường đồng mức, với độ chênh cao giữa hai đường đồng mức Δh = 2,0 m.
c) Cấp nước:
- Hạ tầng cấp nước được thiết kế để cung cấp nước uống, sinh hoạt với chất lượng đảm bảo điều kiện vệ sinh. Chia ra 03 nhóm dùng nước:
+ Nhóm 1: Cấp nước sinh hoạt cho mục đích dịch vụ, hành chính cho các hoạt động của Công viên thuộc phân khu Trung tâm dịch vụ và phân khu vui chơi giải trí theo chủ đề.
+ Nhóm 2: Cấp nước cho tưới cây, nước uống cho thú và vệ sinh công cộng thuộc Phân khu động vật hoang dã.
+ Nhóm 3: Cấp nước ăn uống, sinh hoạt cho khu tái định cư gồm các khu chung cư và nhà ở trong Phân khu Tái định cư và nhà công vụ.
- Nguồn cấp: Nguồn nước cung cấp cho khu vực quy hoạch được lấy từ nguồn nước ngâm trong lòng đất và nguồn nước mặt từ các hồ điều hòa. Xây dựng 3 nhà máy cấp nước cho các chức năng riêng.
+ Nhà máy nước số 1 công suất 850 m3/ngày đêm xây dựng trong khu đầu mối hạ tầng kỹ thuật thuộc phân khu Vui chơi giải trí theo chủ đề, cấp cho sinh hoạt, dịch vụ hành chính và vui chơi giải trí.
+ Nhà máy nước số 2 công suất 3.100 m3/ngày đêm xây dựng tại bãi xe khu công viên thú, cấp nước cho Khu công viên động vật hoang dã.
+ Nhà máy nước số 3 công suất 850 m3/ngày đêm xây dựng tại Khu tái định cư và nhà công vụ, cấp nước sinh hoạt cho khu tái định cư và nhà công vụ.
- Mạng lưới: Xây dựng tuyến ống truyền dẫn chính D160 mm và D110 mm chạy dọc các đường quy hoạch tạo thành mạng vòng cung cấp nước đầy đủ và liên tục cho cả dự án. Tuyến ống phân phối dẫn tới chân công trình có đường kính D ≤ 90 mm, phù hợp với chức năng sử dụng.
c) Thoát nước
- Thoát nước mưa: Hệ thống thoát nước mưa được thiết kế theo nguyên tắc tự chảy, phù hợp với hệ thống thoát nước mưa trong điều kiện địa hình đồi núi. Đối với các tuyến đường chạy ven núi, sử dụng hệ thống mương nắp đan, kết hợp với việc xây dựng tường chắn đất. Hướng thoát nước mưa chính của khu vực quy hoạch được thoát về khu vực trũng thấp phía Bắc. Hệ thống thoát nước mưa được thiết kế là hệ thống riêng.
- Thoát nước thải: Xây dựng 3 nhà máy xử lý nước thải tập trung với tổng công suất 1.900 m3/ngày đêm trong toàn khu vực lập quy hoạch:
+ Trạm 1: xử lý nước thải phục vụ cho các hoạt động cho ăn uống và sinh hoạt trong các phân khu Trung tâm Dịch vụ, phân khu Vui chơi giải trí theo chủ đề; công suất 850 (m3/ngày đêm).
+ Trạm 2: xử lý nước thải cho ăn uống và sinh hoạt cho Khu công viên động vật hoang dã; công suất Q2 = 200 (m3/ngày đêm).
+ Trạm 3: xử lý nước thải cho ăn uống và sinh hoạt cho phân khu Tái định cư và nhà ở công vụ; công suất Q3 = 850 (m3/ngày đêm).
+ Hệ thống cống thoát nước thải được thiết kế tách riêng với hệ thống thoát nước mưa. Nước thải từ các công trình nhà ở, công trình công cộng, vui chơi giải trí sau xử lý sơ bộ, thoát vào các tuyến cống nhánh sau đó tự chảy về tuyến cống chính D300, D400 bố trí dọc theo các trục đường quy hoạch thu về trạm xử lý. Nước sau khi xử lý đạt cấp A theo tiêu chuẩn TCVN 5942-1995 sẽ được xả ra hệ thống thoát nước chung.
d) Phòng chống cháy, nổ
- Cấp nước chữa cháy: Đảm bảo theo đúng quy chuẩn xây dựng Việt Nam. Bố trí các họng cứu hỏa tại các ngã ba, ngã tư và gần các công trình công cộng tạo điều kiện thuận lợi cho xe cứu hỏa lấy nước khi cần thiết, các họng cứu hỏa đấu nối với đường ống cấp nước có đường kính D ≥ 110 mm và khoảng cách giữa các họng cứu hỏa khoảng 150 m. Các họng cứu hỏa được bố trí trên phần hè của các tuyến đường quy hoạch.
- Hệ thống phòng chống cháy, nổ bên trong các công trình được thiết kế theo đúng quy định hiện hành.
e) Vệ sinh môi trường: Rác thải được thu gom tại các thùng, các công ten nơ kín chứa rác (dung tích 0,4 đến 1,0 m3), được phân loại và vận chuyển đến bãi rác tập trung của tỉnh Ninh Bình để xử lý.
g) Cấp điện:
- Nguồn cấp: Từ đường điện 35 KV hiện có phía Nam khu đất. Xây dựng các trạm biến áp 35(22)/0,4 KV với tổng công suất 57.187,97 KVA để cấp điện cho cả khu vực dự án.
- Mạng lưới phân phối các tuyến trung thế, hệ thống hạ thế, chiếu sáng đi ngầm dọc theo vỉa hè, lề đường của các trục đường quy hoạch.
Sơ đồ đường điện theo thuyết minh và bản vẽ trình duyệt. Yêu cầu trong quá trình triển khai tổ chức thực hiện, chủ đầu tư liên hệ trực tiếp với các cơ quan chuyên ngành cấp điện để thỏa thuận vị trí đấu nối và các chỉ tiêu kỹ thuật.
h) Hệ thống thông tin liên lạc:
Từ tổng đài huyện Nho Quan dùng hệ thống trung kế cáp quang dẫn về các tủ cáp trong khu quy hoạch; đặt các tủ cáp thuê bao 100 - 600 số, trạm truyền thông dọc theo các tuyến đường quy hoạch, các khu vực vườn dạo, khu cây xanh, các điểm vui chơi, khu công trình công cộng.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
Quyết định 731/QĐ-UBND năm 2012 về phê duyệt quy hoạch xây dựng Công viên động vật hoang dã Quốc gia tại tỉnh Ninh Bình
Số hiệu: | 731/QĐ-UBND |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Ninh Bình |
Người ký: | Đinh Quốc Trị |
Ngày ban hành: | 21/09/2012 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 731/QĐ-UBND năm 2012 về phê duyệt quy hoạch xây dựng Công viên động vật hoang dã Quốc gia tại tỉnh Ninh Bình
Chưa có Video