UỶ BAN NHÂN DÂN ------- |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 73/2006/QĐ-UBND |
Hà Nội, ngày 22 tháng 05 năm 2006 |
UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
- Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và
UBND ngày 26/11/2003;
- Căn cứ Luật Xây dựng;
- Căn cứ Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về quản lý
chất lượng công trình xây dựng;
- Căn cứ Thông tư số 11/2005/TT-BXD ngày 14/7/2005 của Bộ Xây dựng về việc hướng
dẫn kiểm tra và chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng;
- Xét đề nghị của Giám đốc Sở xây dựng tại Tờ trình số 42 TT/GĐCL-SXD ngày 10
tháng 4 năm 2006.
QUYẾT ĐỊNH
|
TM.
UỶ BAN NHÂN DÂN |
HƯỚNG DẪN TỔ CHỨC KIỂM TRA VÀ CHỨNG NHẬN SỰ PHÙ HỢP VỀ CHẤT
LƯỢNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 73/2006/QĐ-UBND ngày 22 tháng 5 năm 2006 của
UBND Thành phố Hà Nội)
1. Quy định này quy định về việc kiểm tra và cấp giấy chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng, không phân biệt nguồn vốn đầu tư, trên địa bàn Hà Nội theo hướng dẫn tại Thông tư số 11/2005/TT-BXD ngày 14 tháng 7 năm 2005 của Bộ Xây dựng.
2. Chủ đầu tư, các nhà thầu xây dựng công trình, các tổ chức chứng nhận chất lượng trong và ngoài nước thực hiện việc kiểm tra và chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn Thành phố Hà Nội phải tuân theo Quy định này.
1. Các công trình phải có chứng nhận sự phù hợp về chất lượng trước khi đưa vào sử dụng là công trình khi xảy ra sự cố có nguy cơ gây thảm hoạ đối với người, tài sản và môi trường gồm: công trình tập trung đông người như nhà hát, rạp chiếu bóng, rạp xiếc, hội trường, trường học, sân vận động, nhà thi đấu, siêu thị và các công trình có chức năng tương tự: nhà chung cư, công trình bệnh viện, nhà làm việc, công trình khách sạn, công trình hoá chất, hoá dầu, chế biến khí, kho chứa dầu, khí không phân biệt cấp và các công trình đê, đập, cầu hầm từ cấp II trở lên.
2. Các công trình được chứng nhận chất lượng khi có yêu cầu của cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền; các tổ chức bán bảo hiểm; bên đặt hàng mua nhà; tổ chức cá nhân sử dụng hoặc quản lý công trình (gọi tắt là bên yêu cầu).
1. Chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng (gọi tắt là chứng nhận chất lượng công trình): là xác nhận chất lượng công trình xây dựng được hoàn thành phù hợp với yêu cầu sử dụng, quy chuẩn, tiêu chuẩn áp dụng cho công trình, với thiết kế của công trình đã được phê duyệt và các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý chất lượng công trình xây dựng.
2. Tổ chức chứng nhận chất lượng công trình xây dựng (gọi tắt là tổ chức chứng nhận chất lượng): là tổ chức có năng lực phù hợp với loại và cấp công trình thực hiện công việc kiểm tra và chứng nhận chất lượng công trình xây dựng.
3. Kiểm định chất lượng công trình xây dựng: là hoạt động kiểm tra, thử nghiệm định lượng, đánh giá một hay nhiều chỉ tiêu, tính năng kỹ thuật của sản phẩm, hạng mục công trình hoặc công trình xây dựng so với quy định của thiết kế và tiêu chuẩn xây dựng được áp dụng của tổ chức tư vấn.
Điều 4. Nội dung kiểm tra, chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng của Chủ đầu tư
1. Nội dung kiểm tra, chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng được xác định ngay trong quá trình lập dự án. Nội dung kiểm tra chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng gồm các tiêu chí:
a) An toàn về khả năng chịu lực của công trình;
b) An toàn sử dụng, khai thác vận hành công trình;
c) An toàn về phòng cháy chữa cháy;
d) An toàn về môi trường đối công trình xảy ra sự cố có nguy cơ gây thảm hoạ môi trường.
2. Đối với công trình không thuộc đối tượng công trình tại khoản 1, Điều 2, phạm vi kiểm tra chứng nhận là một bộ phận, một hạng mục, hoặc toàn bộ công trình theo các tiêu chí chất lượng cụ thể, do Bên yêu cầu đặt ra.
KIỂM TRA CHỨNG NHẬN CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG
Điều 5. Lựa chọn tổ chức chứng nhận chất lượng và điều điện năng lực của tổ chức chứng nhận
1. Lựa chọn tổ chức chứng nhận:
a. Đối với công trình phải có chứng nhận chất lượng, Chủ đầu tư lựa chọn và ký hợp đồng với tổ chức chứng nhận chất lượng có năng lực theo quy định tại khoản 2 điều này, phù hợp với loại và cấp công trình để thực hiện việc kiểm tra và chứng nhận chất lượng. Riêng đối với nội dung chuyên ngành như an toàn về phòng cháy và chữa cháy, an toàn trong sử dụng đối với các thiết bị công nghệ đòi hỏi yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, đánh giá tác động môi trường: việc lựa chọn tổ chức chứng nhận chất lượng được thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành.
Các tổ chức thực hiện việc chứng nhận chất lượng phải đảm bảo nguyên tắc hoạt động độc lập, không bị ràng buộc về lợi ích kinh tế, không có quan hệ về tổ chức hoặc các hình thức ràng buộc khác với Chủ đầu tư, với Nhà thầu thiết kế, Nhà thầu thi công xây dựng nhà thầu cung ứng vật tư - thiết bị, Tư vấn quản lý dự án và Tư vấn giám sát thi công xây dựng của chính đối tượng công trình được chứng nhận chất lượng.
b) Đối với công trình được chứng nhận chất lượng khi có yêu cầu, Chủ đầu tư lựa chọn ký hợp đồng kiểm tra, chứng nhận chất lượng với tổ chức chứng nhận chất lượng. Nội dung chứng nhận là một bộ phận, một hạng mục, hoặc toàn bộ công trình theo các tiêu chí chất lượng cụ thể được bên có yêu cầu chứng nhận chất lượng xác định. Tổ chức chứng nhận chất lượng phải đảm bảo nguyên tắc hoạt động độc lập, khách quan như quy định tại điểm a khoản này; thực hiện chứng nhận chất lượng theo đúng nội dung trong hợp đồng đã ký kết và các quy định có liên quan.
2. Điều kiện năng lực của tổ chức chứng nhận chất lượng công trình xây dựng:
a) Tổ chức chứng nhận chất lượng phải có đủ điều kiện năng lực hoạt động tư vấn xây dựng theo quy định của pháp luật phù hợp với loại, cấp công trình và nội dung chứng nhận chất lượng. Về kinh nghiệm tối thiểu đã từng tham gia một trong các hoạt động tư vấn xây dựng sau: quản lý dự án, thiết kế xây dựng, giám sát thi công xây dựng và kiểm định chất lượng công trình xây dựng có quy mô, giá trị, tính chất tương tự trong thời gian liên tục 5 năm gần nhất và không có vi phạm trong hoạt động xây dựng.
b) Tổ chứng chứng nhận chất lượng phải có hệ thống quản lý đảm bảo chất lượng, có khả năng về tài chính, có cơ sở vật chất phù hợp với nội dung công tác kiểm tra chứng nhận chất lượng công trình.
c) Các cá nhân trực tiếp thực hiện công tác kiểm tra và chứng nhận chất lượng phải có chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư, kỹ sư hoặc giám sát thi công xây dựng phù hợp với công việc được phân công thực hiện. Các cá nhân này không có vi phạm trong hoạt động xây dựng trong thời gian 3 năm gần nhất. Cán bộ đảm nhận cương vị chủ trì công việc kiểm tra, chứng nhận chất lượng phải có trên 10 năm công tác trong lĩnh vực chuyên môn phù hợp. Cá nhân đảm nhận chức danh chủ trì công việc kiểm tra chứng nhận chất lượng không được đồng thời đảm nhận quá một công việc theo chức danh trong cùng một thời gian, chỉ được ký hợp đồng lao động dài hạn với một tổ chức theo quy định của pháp luật.
3. Đối với dự án, công trình sử dụng vốn Nhà nước. Chủ đầu tư, bên yêu cầu chứng nhận chất lượng, thoả thuận danh sách Tổ chức chứng nhận chất lượng với Sở Xây dựng hoặc các Sở có quản lý xây dựng chuyên ngành (đối với công trình xây dựng chuyên ngành), làm căn cứ lựa chọn, ký hợp đồng với tổ chức chứng nhận chất lượng công trình.
Điều 6. Trình tự, phương pháp kiểm tra và chứng nhận chất lượng công trình xây dựng
1. Căn cứ nội dung kiểm tra và chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng nêu tại điều 4 Chương I của Quy định này, tổ chức chứng nhận chất lượng lập trình tự, phương pháp, kế hoạch các công việc kiểm tra chứng nhận chất lượng, phù hợp với tiến độ xây dựng công trình và phải được chủ đầu tư chấp thuận.
2. Trình tự kiểm tra về chất lượng công trình xây dựng có thể được chia thành các công đoạn kiểm tra sau: kiểm tra năng lực, hệ thống quản lý chất lượng của các chủ thể: chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng, tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát... tham gia hoạt động xây dựng công trình; kiểm tra các điều kiện đảm bảo chất lượng công trình trước khi khởi công xây dựng; Kiểm tra hồ sơ thiết kế, các chứng chỉ xác nhận chất lượng vật tư, thiết bị, kiểm tra sự tuân thủ các quy định về quản lý chất lượng công trình trong giai đoạn xây dựng; tham dự trong thành phần nghiệm thu giai đoạn thi công xây dựng, các hạng mục công trình xây dựng và công trình xây dựng; Tổng hợp hồ sơ, lập báo cáo đánh giá chứng nhận sự phù hợp chất lượng công trình, cấp giấy chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình (nêu đủ điều kiện).
3. Phương pháp kiểm tra và chứng nhận chất lượng công trình xây dựng:
a) Kiểm tra hồ sơ pháp lý của công trình.
b) Kiểm tra hồ sơ nghiệm thu, kiểm tra xuất xứ, kết quả thí nghiệm kiểm tra vật liệu, cấu kiện vật tư, thiết bị công trình, thiết bị công nghệ và tài liệu quản lý chất lượng các công việc, các công đoạn xây dựng, các hạng mục công trình, công trình.
c) Kiểm tra chất lượng hạng mục công trình, công trình bằng trực quan, bằng phương pháp không phá hoại có thể kết hợp với phương pháp chuyên gia.
d) Trong quá trình kiểm tra nếu thấy nghi ngờ về hồ sơ, tài liệu quản lý, nghiệm thu chất lượng vật liệu, cấu kiện, thiết bị công trình, thiết bị công nghệ đã được các bên liên quan kiểm tra nghiệm thu thì Tổ chức chứng nhận chất lượng yêu cầu chủ đầu tư làm rõ. Trong trường hợp cần thiết, Tổ chức chứng nhận chất lượng có thể yêu cầu chủ đầu tư tổ chức kiểm tra lại thiết kế, kiểm định chất lượng công trình để có đủ căn cứ kết luận về chất lượng.
Điều 7. Một số nội dung của các tiêu chí kiểm tra và chứng nhận chất lượng công trình xây dựng.
1. An toàn về khả năng chịu lực của công trình:
a) Kiểm tra hồ sơ khảo sát xây dựng, khí tượng thuỷ văn, đánh giá sự phù hợp chất lượng với các quy chuẩn, tiêu chuẩn áp dụng.
b) Kiểm tra sự phù hợp hồ sơ thiết kế kỹ thuật với thiết kế cơ sỏ; Các quy định về kiến trúc quy hoạch xây dựng trong giấy phép xây dựng. Kiểm tra báo cáo thẩm tra thiết kế, những yêu cầu sửa đổi thiết kế nếu có. Kiểm tra tính hợp lý khả thi các kết cấu chịu lực. Đánh giá mức độ an toàn của thiết kế.
c) Kiểm tra công tác định vị công trình. Kiểm tra kết quả thí nghiệm tại hiện trường: kiểm tra khả năng chịu tải của cọc, kết quả quan trắc lún...
d) Kiểm tra, đánh giá thiết kế biện pháp thi công do nhà thầu xây công lập; đánh giá sự phù hợp giữa thiết kế biện pháp thi công với công nghệ, thiết bị thực tế thi công xây dựng.
đ) Kiểm tra chất lượng vật liệu, cấu kiện và chất lượng thi công kết cấu công trình.
2. An toàn sử dụng, khai thác vận hành công trình
a) Kiểm tra các điều kiện đảm bảo tiện nghi và an toàn cho người sử dụng trong công trình: thang bộ, lối đi, lan can cầu thang, ban công, logia, lan can che chắn...
b) Chất lượng công tác hoàn thiện bề mặt công trình, nội thất công trình, sự đảm bảo về khả năng chống thấm, cách nhiệt, cách âm... tình trạng vật liệu gỗ, kính an toàn, khoá cửa... sử dụng vào công trình phù hợp với yêu cầu tính năng kỹ thuật thiết kế.
c) Chất lượng hệ thống điện, hệ thống ga, sân vườn, đường nội bộ, nước cấp, nước thoát, thông gió, chiếu sáng, hệ thống đường dây phục vụ nghe nhìn, đảm bảo chất lượng, an toàn khớp nối với hạ tầng khu vực và thuận tiện trong sử dụng, bảo hành.
d) Kiểm tra, đánh giá chất lượng của hệ thống thang máy, hệ thống chống sét, thiết bị máy phát điện dự phòng. Các văn bản hướng dẫn sử dụng vận hành giải quyết sự cố khi sử dụng thiết bị công trình, thiết bị công nghệ.
đ) Kiểm tra quy trình bảo trì phần xây dựng, phần thiết bị do nhà thiết kế xây dựng nhà cung cấp thiết bị lập.
e) Kiểm tra sự làm việc các bộ phận, thiết bị đảm bảo an toàn của hệ thống thang máy, hệ thống kỹ thuật: điện, nước..., thiết bị công trình, thiết bị công nghệ.
g) Kiểm tra quy định, quy chế quản lý vận hành, khai thác sử dụng công trình.
h) Kiểm tra hồ sơ quản lý chất lượng hình thành trong quá trình thi công xây dựng.
3. An toàn về phòng cháy chữa cháy:
a) Kiểm tra tính pháp lý của các hồ sơ: thiết kế, thẩm định phê duyệt thiết kế, nghiệm thu công trình xây dựng về phòng cháy chữa cháy kiểm định và chứng nhận an toàn phương tiện, thiết bị; xác nhận điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy.
b) Kiểm tra các điều kiện đảm bảo an toàn về phòng cháy chữa cháy: khoảng cách an toàn, hệ thống thoát nạn, hệ thống kỹ thuật an toàn về phòng cháy và chữa cháy, các yêu cầu khác phục vụ phòng cháy và chữa cháy đối với các công trình không nằm trong danh mục được quy định tại phụ lục 3 Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 04/4/2003.
c) Các công trình quy định trong phụ lục 3 Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 04/4/2003 được cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy thẩm duyệt kiểm tra thi công, nghiệm thu về phòng cháy chữa cháy và các công trình có nguy cơ cháy nổ cao quy định tại phụ lục 2 Nghị định số 35/2003/NĐ-CP được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện về phòng cháy chữa cháy; nêu đảm bảo duy trì liên tục các điều kiện an toàn phòng cháy và chữa cháy theo quy định đã được cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy xác nhận thì không cần kiểm tra các nội dung nêu ở điểm b khoản này.
4. An toàn về môi trường:
a) Kiểm tra tính pháp lý của các hồ sơ: báo cáo đánh giá tác động môi trường; thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường; kiểm tra xác nhận việc đã thực hiện các nội dung của báo cáo và yêu cầu của quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường. Danh mục các công trình phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường được quy định tại điều 18, khoản 1 Luật bảo vệ môi trường số 52/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005 và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
b) Kiểm tra việc thực hiện quy định đảm bảo an toàn và vệ sinh môi trường trong quá trình xây dựng công trình: màn che công trình; nguồn điện, nước cấp nước thoát, nhà tạm phục vụ thi công; các biện pháp giảm bụi đối với hoạt động vận chuyển vật liệu rời, phế thải xây dựng; biện pháp thu gom, xử lý rác thải, nước thải xây dựng và sinh hoạt và các nội dung được quy định tại Quyết định số 02/2004/QĐ-UB ngày 10 tháng 01 năm 2005, quyết định số 25/2002/QĐ-UB ngày 27 tháng 02 năm 2002 của Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội.
c) Kiểm tra các điều kiện đảm bảo môi trường sống hợp vệ sinh cho người sử dụng trong công trình: các yêu cầu về chiếu sáng nước sinh hoạt, thông gió, thu gom, xử lý chất thải, đảm bảo tiếng ồn.
5. Các nội dung khác: Ngoài nội dung các tiêu chí kiểm tra và chứng nhận chất lượng công trình xây dựng nói tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4 trên điều này, tuỳ theo loại cấp, quy mô tính chất, đặc điểm công trình, Tổ chức chứng nhận chất lượng lựa chọn, bổ sung các nội dung tiêu chí kiểm tra cho phù hợp.
1. Chứng nhận chất lượng công trình xây dựng:
a) Tổ chức chứng nhận chất lượng, cấp giấy chứng nhận chất lượng cho công trình theo nội dung tương ứng với phần công việc chứng nhận mà mình đã thực hiện;
b) Đối với công trình phải có chứng nhận chất lượng, giấy chứng nhận chất lượng công trình là căn cứ để đưa công trình vào khai thác, sử dụng. Nội dung và mẫu giấy chứng nhận chất lượng theo qui định tại phụ lục của Quy định này. Chủ đầu tư có trách nhiệm gửi hồ sơ báo cáo tổng hợp kết quả kiểm tra chứng nhận chất lượng công trình của Tổ chức chứng nhận chất lượng đến Sở Xây dựng hoặc các Sở có quản lý xây dựng chuyên ngành (đối với công trình xây dựng chuyên ngành), để kiểm tra công việc chứng nhận chất lượng công trình. Sau 15 ngày (kể từ ngày nộp đủ hồ sơ) nếu cơ quan quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng không có ý kiến bằng văn bản (đối với hồ sơ chứng nhận chất lượng, Tổ chức chứng nhận chất lượng được cấp giấy chứng nhận chất lượng công trình cho chủ đầu tư và gửi ngay giấy chứng nhận chất lượng cho cơ quan quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng, để quản lý.
c) Đối với công trình được chứng nhận chất lượng khi có yêu cầu giấy chứng nhận chất lượng là xác nhận chủ đầu tư đã đáp ứng yêu cầu về chứng nhận chất lượng do bên yêu cầu đặt ra.
d) Việc chứng nhận chất lượng của tổ chức chứng nhận chất lượng không thay thế và không làm giảm bớt trách nhiệm của các bên có liên quan đến chất lượng công trình xây dựng theo quy định của pháp luật.
2. Giải quyết khiếu nại về kết quả chứng nhận chất lượng công trình xây dựng:
Kết quả chứng nhận chất lượng cần được xem xét lại khi có khiếu nại của một trong các bên có liên quan. Trong trường hợp các bên không tự giải quyết được tranh chấp thì khiếu nại được gửi tới Sở Xây dựng hoặc Sở có quản lý công trình xây dựng chuyên ngành để giải quyết.
Điều 9. Quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư
1. Quyền của chủ đầu tư:
a) Được quyền lựa chọn tổ chức chứng nhận chất lượng phù hợp với loại và cấp công trình;
b) Được quyền khiếu nại về kết quả chứng nhận chất lượng công trình xây dựng;
c) Được thực hiện các quyền khác theo hợp đồng đã cam kết với tổ chức chứng nhận chất lượng và theo qui định của pháp luật;
2. Nghĩa vụ:
a) Phải tổ chức thực hiện việc kiểm tra, chứng nhận chất lượng công trình đối với công trình bắt buộc phải có chứng nhận chất lượng.
b) Chịu trách nhiệm lựa chọn tổ chức chứng nhận chất lượng có đủ điều kiện năng lực hoạt động xây dựng công trình phù hợp để thực hiện chứng nhận chất lượng công trình.
c) Thẩm định, phê duyệt nội dung kế hoạch, dự toán và ký kết hợp đồng kiểm tra, chứng nhận chất lượng với tổ chức chứng nhận.
d) Có nghĩa vụ cung cấp hồ sơ tài liệu các chứng chỉ có liên quan và tạo mọi điều kiện cho hoạt động chứng nhận chất lượng.
đ) Phải thanh toán chi phí chứng nhận chất lượng cho tổ chức chứng nhận chất lượng kể cả khi không được cấp giấy chứng nhận do chất lượng công trình không đảm bảo. Chi phí trong trường hợp này được tính trên cơ sở khối lượng công việc hoàn thành và các thoả thuận, cam kết trong hợp đồng được ký kết giữa chủ đầu tư và tổ chức chứng nhận chất lượng.
e) Thực hiện các nghĩa vụ khác theo hợp đồng cam kết với các bên có liên quan;
f) Có trách nhiệm thông báo cho Sở Xây dựng hoặc các Sở có quản lý xây dựng chuyên ngành (đối với công trình xây dựng chuyên ngành), kế hoạch kiểm tra và chứng nhận chất lượng công trình ngay sau khi ký hợp đồng kiểm tra và chứng nhận chất lượng để Cơ quan quản lý nhà nước về chất lượng xây dựng quản lý, theo dõi và kiểm tra.
Với dự án, công trình có nguồn vốn Nhà nước mà phải có chứng nhận chất lượng, Chủ đầu tư có trách nhiệm lựa chọn, ký hợp đồng với tổ chức chứng nhận chất lượng theo điều 6 và tổ chức thực hiện theo đúng trình tự, phương pháp kiểm tra tại điều 7; Chủ đầu tư có trách nhiệm báo cáo kết quả kiểm tra đánh giá chất lượng của Tổ chức chứng nhận chất lượng với Sở Xây dựng hoặc các Sở có quản lý xây dựng chuyên ngành, tại thời điểm trước khi Chủ đầu tư nghiệm thu chuyển giai đoạn thi công, nghiệm thu đưa vào sử dụng hạng mục công trình hoặc toàn bộ công trình.
g) Chỉ được phép đưa công trình vào sử dụng khi có đủ chứng nhận chất lượng theo quy định.
Điều 10. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức chứng nhận chất lượng
1. Quyền của tổ chức chứng nhận chất lượng:
a) Được quyền yêu cầu chủ đầu tư và nhà thầu cung cấp các tài liệu cần thiết cho công tác kiểm tra, chứng nhận chất lượng công trình xây dựng.
b) Được quyền từ chối cấp giấy chứng nhận chất lượng cho công trình khi chất lượng công trình không đáp ứng được yêu cầu của thiết kế, tiêu chuẩn và quy chuẩn áp dụng cho công trình;
c) Thực hiện các quyền khác theo hợp đồng cam kết với chủ đầu tư và theo qui định của Pháp luật.
2. Nghĩa vụ:
a) Phải đảm bảo tính trung thực, khách quan trong quá trình kiểm tra, chứng nhận chất lượng công trình;
b) Chịu trách nhiệm trước pháp luật, chủ đầu tư về kết quả kiểm tra và chứng nhận chất lượng công trình của mình.
c) Thực hiện kiểm tra hiện trường theo chế độ không thường xuyên lập kế hoạch kiểm tra đối với các công việc khó khắc phục khiếm khuyết khi triển khai các công việc tiếp theo như công tác thi công phần ngầm, phần khuất các hạng mục công trình chịu lực quan trọng.
Điều 11. Quyền và nghĩa vụ của các nhà thầu tham gia hoạt động xây dựng
1. Quyền của nhà thầu:
a) Được quyền khiếu nại về kết quả chứng nhận chất lượng công trình xây dựng;
b) Thực hiện các quyền khác theo quy định của pháp luật.
2. Nghĩa vụ:
a) Cung cấp đầy đủ hồ sơ, tài liệu có liên quan đến việc kiểm tra, chứng nhận chất lượng theo yêu cầu của tổ chức chứng nhận chất lượng và của chủ đầu tư.
b) Tạo điều kiện để tổ chức chứng nhận chất lượng làm việc thuận lợi.
c) Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
d) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện các quy định quản lý chất lượng công trình xây dựng.
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỚI HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA CHỨNG NHẬN CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG
1. Sở Xây dựng là đầu mối, phối hợp với các Sở quản lý xây dựng chuyên ngành giúp UBND Thành phố thực hiện công việc Quản lý nhà nước với hoạt động kiểm tra chứng nhận chất lượng công trình xây dựng tại khoản 3 mục IV của Thông tư số 11/2005/TT-BXD và định kỳ 6 tháng 1 lần báo cáo về Bộ Xây dựng, UBND thành phố Hà Nội tình hình hoạt động chứng nhận chất lượng công trình trên địa bàn thành phố Hà Nội.
2. Sở Xây dựng và các Sở có quản lý xây dựng chuyên ngành có trách nhiệm hướng dẫn kiểm tra định kỳ, đột xuất hoạt động kiểm tra, chứng nhận chất lượng công trình xây dựng trong phạm vi địa giới hành chính Hà Nội.
3. Với công trình có nguồn vốn Nhà nước, Sở Xây dựng và các Sở có quản lý xây dựng chuyên ngành hướng dẫn kiểm tra sự tuân thủ trình tự, phương pháp kiểm tra và tính chính xác nội dung kiểm tra của tổ chức chứng nhận chất lượng về quy định quản lý chất lượng công trình xây dựng và công tác nghiệm thu của chủ đầu tư, trước khi chủ đầu tư nghiệm thu giai đoạn xây lắp, nghiệm thu hoàn thành từng hạng mục công trình và công trình để đưa vào sử dụng hoạt động.
4. Đối với các công trình trọng điểm, quan trọng của thành phố, khi được UBND Thành phố giao nhiệm vụ, Sở Xây dựng hoặc các Sở có quản lý xây dựng chuyên ngành có trách nhiệm chỉ định tổ chức chứng nhận chất lượng để Chủ đầu tư ký hợp đồng; Trực tiếp kiểm tra, theo dõi quá trình kiểm tra của tổ chức chứng nhận chất lượng; Ra văn bản chấp nhận hồ sơ báo cáo tổng hợp kết quả kiểm tra chứng nhận chất lượng công trình của tổ chức chứng nhận chất lượng và Chủ đầu tư, làm căn cứ để tổ chức chứng nhận chất lượng cấp giấy chứng nhận chất lượng công trình.
Điều 13. Xử lý vi phạm với hoạt động kiểm tra chứng nhận chất lượng
1. Tổ chức chứng nhận chất lượng tuỳ theo mức độ vi phạm sẽ bị xử phạt theo các hình thức sau:
a) Đình chỉ công việc chứng nhận nếu không tuân thủ nội dung, trình tự thực hiện theo Quy định này.
b) Thu hồi giấy phép kinh doanh, hoàn trả kinh phí và bồi thường hoặc bị xử lý trách nhiệm theo qui định của pháp luật nếu cố tình chứng nhận không đúng với chất lượng công trình.
2. Các tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc kiểm tra chứng nhận chất lượng công trình xây dựng nếu vi phạm các quy định này thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính. Nếu gây thiệt hại phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
3. Với các công trình phải có chứng nhận sự phù hợp về chất lượng theo điểm a, khoản 2, mục I, không thực hiện việc kiểm tra đánh giá chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình theo Quy định này, sẽ bị đình chỉ thi công (khi đang thi công), không cho phép đưa vào khai thác sử dụng (khi hoàn thành công trình) và Chủ đầu tư sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật.
CHI PHÍ KIỂM TRA, CHỨNG NHẬN CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG
1. Đối với các công trình phải có chứng nhận chất lượng: Chi phí kiểm tra và chứng nhận chất lượng công trình xây dựng do chủ đầu tư trả cho tổ chức chứng nhận chất lượng được lấy từ chi phí quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình. Khi chi phí kiểm tra và chứng nhận chất lượng vượt quá 35% chi phí giám sát thi công xây dựng của chính đối tượng được chứng nhận chất lượng, thì chủ đầu tư trình người quyết định đầu tư quyết định.
2. Đối với các công trình được chứng nhận chất lượng khi có yêu cầu: Chi phí kiểm tra và chứng nhận chất lượng do chủ đầu tư hoặc do bên có yêu cầu chứng nhận chất lượng công trình trả thông qua thoả thuận với chủ đầu tư.
3. Chi phí kiểm tra và chứng nhận chất lượng bao gồm:
- Chi phí cho công tác kiểm tra hồ sơ thiết kế, báo cáo thẩm tra thiết kế.
- Chi phí cho công tác kiểm tra hiện trường và kiểm tra hồ sơ nghiệm thu trong quá trình thi công.
- Chi phí cho công tác thí nghiệm để kiểm tra chất lượng công trình.
- Chi phí thực hiện một số công việc khác.
4. Tổ chức chứng nhận chất lượng có trách nhiệm lập dự toán cho công việc kiểm tra, chứng nhận chất lượng tương ứng với nội dung và phạm vi kiểm tra, chứng nhận chất lượng trình chủ đầu tư phê duyệt.
Với dự án, công trình có nguồn vốn Nhà nước phải có chứng nhận sự phù hợp về chất lượng, Tổ chức chứng nhận chất lượng lập đề cương, dự toán các công việc kiểm tra chứng nhận chất lượng theo các đơn giá, chế độ, chính sách hiện hành. Trường hợp nội dung các công việc không có trong đơn giá, định mức xây dựng, dự toán được lập trên cơ sở vận dụng các đơn giá phù hợp, hợp lý khác như quy định trong công tác nghiên cứu khoa học... hoặc kê khai công việc thực hiện theo chế độ tiền lương, cùng với các chế độ chính sách tương ứng hiện hành.
5. Trong quá trình kiểm tra chứng nhận chất lượng công trình, nếu phải thực hiện kiểm định chất lượng thiết bị vật liệu, chất lượng cấu kiện... đã được chủ đầu tư nghiệm thu, nhưng không có bằng chứng chứng minh chất lượng, Chủ đầu tư phải trả chi phí cho công tác kiểm định. Trường hợp kết quả kiểm định chất lượng không đạt yêu cầu thiết kế, chi phí kiểm định do tổ chức, cá nhân gây ra chi trả và bị xử lý theo các quy định hiện hành.
1. Các Sở Ban, Ngành, Quận, Huyện; các doanh nghiệp, các chủ đầu tư, các tổ chức và cá nhân tham gia hoạt động xây dựng trên địa bàn thành phố chịu trách nhiệm thực hiện theo quy định này.
2. Đối với các công trình phải có chứng nhận chất lượng nếu:
a) Đã xây dựng xong và nghiệm thu xong trước ngày 15/8/2005 (ngày thông tư số 11/2005/TT-BXD có hiệu lực): không cần thực hiện việc kiểm tra và chứng nhận chất lượng.
b) Đã xây dựng xong trước ngày 15/8/2005 nhưng nghiệm thu sau ngày 5/8/2005: phải thực hiện việc kiểm tra và chứng nhận chất lượng.
c) Công trình đang xây dựng: Chủ đầu tư ký hợp đồng với tổ chức chứng nhận chất lượng để kiểm tra hồ sơ nghiệm thu phần công việc đã thực hiện, yêu cầu chủ đầu tư kiểm định lại chất lượng (nếu cần thiết) để đánh giá chất lượng công việc đã thực hiện, và tiếp tục đánh giá chất lượng công trình theo quy định.
d) Công trình chưa xây dựng: Chủ đầu tư ký hợp đồng ngay với tổ chức chứng nhận chất lượng để thực hiện đánh giá chứng nhận chất lượng công trình theo quy định.
Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc đề nghị các tổ chức có liên quan phản ánh thông qua Sở Xây dựng để tổng hợp báo cáo với UBND thành phố xem xét quyết định.
Quyết định 73/2006/QĐ-UBND về hướng dẫn tổ chức kiểm tra chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn Thành phố Hà Nội do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành
Số hiệu: | 73/2006/QĐ-UBND |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Thành phố Hà Nội |
Người ký: | Đỗ Hoàng Ân |
Ngày ban hành: | 22/05/2006 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 73/2006/QĐ-UBND về hướng dẫn tổ chức kiểm tra chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn Thành phố Hà Nội do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành
Chưa có Video