Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 700/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 16 tháng 6 năm 2023

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT NHIỆM VỤ ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH CHUNG THỦ ĐÔ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2045, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2065

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Thủ đô ngày 21 tháng 11 năm 2012;

Căn cứ Luật Quy hoạch đô thị ngày 17 tháng 6 năm 2009;

Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18 tháng 6 năm 2014; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng ngày 17 tháng 6 năm 2020;

Căn cứ Luật Quy hoạch ngày 24 tháng 11 năm 2017;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch ngày 20 tháng 11 năm 2018;

Căn cứ Nghị quyết số 06-NQ/TW ngày 24 tháng 01 năm 2022 của Bộ Chính trị về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;

Căn cứ Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 05 tháng 5 năm 2022 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;

Căn cứ Nghị quyết số 30-NQ/TW ngày 23 tháng 11 năm 2022 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng đồng bằng Sông Hồng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;

Căn cứ Nghị quyết số 81/2023/QH15 ngày 09 tháng 01 năm 2023 của Quốc hội về Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050;

Căn cứ Nghị quyết số 61/2022/QH15 ngày 16 tháng 6 năm 2022 của Quốc hội về tiếp tục tăng cường hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về quy hoạch và một số giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ lập và nâng cao chất lượng quy hoạch thời kỳ 2021 - 2030;

Căn cứ Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch xây dựng, Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng, Nghị định số 72/2019/NĐ-CP ngày 30 tháng 8 năm 2019 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ về việc lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị và Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng;

Căn cứ Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 26 tháng 7 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050;

Theo đề nghị của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội tại Tờ trình số 112/TTr-UBND ngày 28 tháng 4 năm 2023 và Báo cáo thẩm định của Bộ Xây dựng số 106/BC-BXD ngày 17 tháng 5 năm 2023.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Nhiệm vụ Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 với những nội dung chủ yếu sau:

1. Phạm vi và quy mô điều chỉnh quy hoạch:

a) Phạm vi ranh giới lập điều chỉnh quy hoạch: Toàn bộ địa giới hành chính Thủ đô Hà Nội với 30 đơn vị hành chính cấp huyện (gồm 12 quận; 17 huyện; 01 thị xã). Ranh giới hành chính được giới hạn như sau:

- Phía Bắc giáp tỉnh Thái Nguyên và tỉnh Vĩnh Phúc;

- Phía Nam giáp tỉnh Hà Nam và tỉnh Hòa Bình;

- Phía Đông giáp các tỉnh: Bắc Giang, Bắc Ninh và Hưng Yên;

- Phía Tây giáp tỉnh Hòa Bình và tỉnh Phú Thọ.

b) Quy mô lập quy hoạch: Khoảng 3.359,84 km2 (số liệu diện tích cụ thể sẽ được xác định trong quá trình nghiên cứu lập đồ án quy hoạch trên cơ sở cơ quan có thẩm quyền phê duyệt).

2. Thời hạn quy hoạch:

Ngắn hạn đến năm 2030, dài hạn đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065.

3. Quan điểm và mục tiêu lập điều chỉnh quy hoạch:

a) Quan điểm:

- Bám sát Nghị quyết số 06-NQ/TW ngày 24 tháng 01 năm 2022 của Bộ Chính trị về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 05 tháng 5 năm 2022 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; tạo bước chuyển có tính đột phá trong huy động sức mạnh tổng hợp, khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế của Thủ đô, kết hợp với nguồn lực của cả nước và nguồn lực quốc tế, xây dựng và phát triển Thủ đô thực sự xứng đáng là trung tâm đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trái tim của cả nước; trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ và hội nhập quốc tế; xây dựng Thủ đô Hà Nội trở thành đô thị thông minh, hiện đại, xanh, sạch, đẹp, an ninh, an toàn; phát triển nhanh, bền vững, có sức lan toả để thúc đẩy vùng đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước cùng phát triển.

- Kế thừa các định hướng cơ bản của Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 26 tháng 7 năm 2011 và thống nhất, đồng bộ với các quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch vùng, Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; từng bước nâng cao chất lượng đô thị và nông thôn; đồng bộ giữa xây dựng mới và cải tạo, chỉnh trang; hài hòa giữa phát triển kinh tế với văn hóa - xã hội.

- Kết hợp hài hoà giữa phát triển kinh tế với văn hóa - xã hội, bảo vệ môi trường đô thị và nông thôn, gắn với bảo đảm quốc phòng - an ninh, đối ngoại; thích ứng biến đổi khí hậu; kết hợp hài hoà, nhuần nhuyễn giữa giữ gìn bản sắc văn hoá với phát triển kinh tế và giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hoá.

b) Mục tiêu:

- Phát triển Thủ đô Hà Nội là Thành phố “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”; trở thành trung tâm, động lực thúc đẩy phát triển vùng đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước; Thành phố kết nối toàn cầu, phấn đấu phát triển ngang tầm thủ đô các nước phát triển trong khu vực.

- Phát triển Thủ đô Hà Nội trở thành đô thị hiện đại, thông minh, dẫn dắt và tạo hiệu ứng lan toả, liên kết vùng đô thị; có mức sống và chất lượng cuộc sống cao; kinh tế, văn hóa, xã hội phát triển toàn diện, đặc sắc và hài hoà.

- Thúc đẩy phát triển các đô thị vệ tinh, thành phố trực thuộc thành phố; quản lý chặt chẽ việc phát triển nhà ở cao tầng tại khu vực trung tâm; rà soát và triển khai đồng bộ các chương trình cải tạo, chỉnh trang tái thiết đô thị. Ưu tiên phát triển các đô thị nhỏ và vùng ven đô để hỗ trợ phát triển nông thôn thông qua các mối liên kết đô thị - nông thôn. Đầu tư phát triển các đô thị có giá trị về văn hóa, lịch sử, di sản, du lịch, đô thị gắn với những địa bàn có nhiều tiềm năng phát triển du lịch kết hợp hài hòa với phát triển nông thôn, bảo vệ môi trường cảnh quan, tạo sự bền vững.

- Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô với sông Hồng là trục xanh, cảnh quan trung tâm, phát triển đô thị hài hoà hai bên sông của Hà Nội. Nghiên cứu tăng tỷ lệ đất phát triển đô thị; xây dựng mô hình thành phố trực thuộc Thủ đô tại khu vực phía Bắc (vùng Đông Anh, Mê Linh, Sóc Sơn) và phía Tây (vùng Hòa Lạc, Xuân Mai); xây dựng đô thị thông minh trên cơ sở phát triển khu vực hai bên trục đường Nhật Tân - Nội Bài (Võ Nguyên Giáp); quy hoạch phát triển không gian ngầm đô thị, không gian xanh và không gian công cộng. Quy hoạch xây dựng khu vực nông thôn hài hoà, gắn với phát triển đô thị, giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống, kết nối đồng bộ với quy hoạch khu vực đô thị; khai thác hiệu quả cảnh quan thiên nhiên vùng nông thôn, hành lang xanh kết hợp với phát triển du lịch xanh.

- Là cơ sở pháp lý quan trọng để quản lý nhà nước về quy hoạch xây dựng, quản lý đầu tư xây dựng và hoạch định chính sách, kiến tạo động lực phát triển trên địa bàn thành phố Hà Nội.

4. Tính chất đô thị:

- Thủ đô nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trung tâm đầu não chính trị, hành chính quốc gia, đô thị đặc biệt trực thuộc trung ương; Thủ đô với bề dày lịch sử nghìn năm văn hiến Thăng Long - Hà Nội, định hướng là Thành phố “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”; là nơi tập trung, bảo tồn và phát huy các giá trị tinh hoa văn hóa vật thể và phi vật thể; là Thủ đô có quy mô tầm cỡ thế giới với hội nhập các giá trị bản sắc văn hóa, lịch sử truyền thống đặc trưng.

- Trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, y tế, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế, một động lực phát triển của vùng đồng bằng sông Hồng và cả nước; có vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển đô thị quốc gia; là một trong những trung tâm kinh tế - giao dịch - du lịch và thương mại của khu vực Đông Nam Á và châu Á - Thái Bình Dương.

- Trung tâm liên kết vùng, có vai trò tiên phong dẫn dắt đổi mới, sáng tạo và tạo hiệu ứng lan toả của vùng đồng bằng sông Hồng và cả nước.

- Có vị trí chiến lược quan trọng về quốc phòng - an ninh khu vực vùng Thủ đô và cả nước.

5. Dự báo phát triển sơ bộ:

a) Quy mô dân số:

- Dự kiến đến năm 2030: Khoảng 11,410 ÷ 11,950 triệu người (trong đó dân số thường trú khoảng 10,5 ÷ 11,0 triệu người);

- Dự kiến đến năm 2045: Khoảng 13,740 ÷ 14,600 triệu người (trong đó dân số thường trú khoảng 12,5 ÷ 13,2 triệu người).

b) Quy mô đất đai:

- Dự kiến đến năm 2030: Đất xây dựng đô thị khoảng 110.000 ÷ 120.000 ha; đất xây dựng nông thôn khoảng 34.000 ÷ 35.000 ha;

- Dự kiến đến năm 2045: Đất xây dựng đô thị khoảng 130.000 ÷ 135.000 ha; đất xây dựng nông thôn khoảng 30.000 ÷ 34.000 ha.

(Việc phân tích, đánh giá, dự báo quy mô dân số và quy mô đất đai theo từng giai đoạn được nghiên cứu, xác định trong quá trình nghiên cứu lập đồ án quy hoạch).

6. Những yêu cầu trọng tâm đối với điều chỉnh quy hoạch chung:

- Bám sát và cụ thể hóa các chủ trương, nghị quyết của trung ương, Quốc hội, Chính phủ, quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch vùng đối với Thủ đô Hà Nội... phát triển liên kết vùng để xây dựng phát triển Thủ đô Hà Nội là cực tăng trưởng của vùng động lực phía Bắc (vùng đồng bằng sông Hồng), trở thành thành phố kết nối toàn cầu, ngang tầm thủ đô các nước phát triển trong khu vực và thế giới.

- Rà soát, đánh giá thực hiện Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2011 và các quy hoạch chuyên ngành đã được duyệt để xác định các nội dung còn phù hợp, kế thừa phát triển; xác định các tồn tại, vướng mắc để nghiên cứu điều chỉnh và các vấn đề còn thiếu, chưa phù hợp để nghiên cứu bổ sung. Nghiên cứu, cập nhật những chủ trương, định hướng quan trọng của quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng có liên quan đến phạm vi Thủ đô.

- Dự báo các nhu cầu phát triển trong giai đoạn mới, dự báo phát triển dân số, lao động, phát triển kinh tế - xã hội và phân bố dân cư cho các khu vực, làm cơ sở điều chỉnh các giải pháp quy hoạch về sử dụng đất, không gian, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng kinh tế - xã hội.

- Kế thừa mô hình cấu trúc phát triển, các định hướng chiến lược của Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô năm 2011, Quy hoạch chung các đô thị vệ tinh, vùng huyện, quy hoạch phân khu, quy hoạch ngành, rà soát điều chỉnh các giải pháp quy hoạch cụ thể như phát triển đô thị vệ tinh, hành lang xanh, vành đai xanh, di dời cơ sở sản xuất công nghiệp, trường học, bệnh viện và bố trí hệ thống trung tâm chức năng... để phù hợp với điều kiện hiện trạng, bối cảnh phát triển mới và đảm bảo khả thi trong phát triển đô thị.

- Nghiên cứu các giải pháp quy hoạch phát triển các khu vực cụ thể như: trục không gian sông Hồng, không gian phát triển đô thị hai bên đường vành đai 4, mô hình phát triển thành phố trong Thủ đô, mô hình phát triển TOD tại các khu vực đầu mối giao thông công cộng, phương án bố trí sân bay quốc tế thứ 2 của vùng Thủ đô tại Hà Nội.

- Đề xuất các giải pháp cụ thể về kiểm soát phát triển không gian đô thị, công trình cao tầng, bố trí các không gian công cộng cho dân cư đô thị và khách du lịch, bố trí hệ thống hạ tầng xã hội theo hướng chất lượng cao; nghiên cứu các hình thái quy hoạch - kiến trúc đặc trưng cho đô thị Hà Nội. Các định hướng chung về quản lý chiều cao công trình, mật độ xây dựng của từng khu vực. Nghiên cứu lựa chọn các chỉ tiêu về sử dụng đất, sử dụng không gian, hạ tầng kỹ thuật và yêu cầu phát triển đối với các khu chức năng đặc thù.

- Điều chỉnh, bổ sung các giải pháp quy hoạch hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật khung theo định hướng quy hoạch ngành quốc gia (đường hàng không, đường bộ, đường thủy, đường sắt) gắn với lộ trình triển khai thực hiện theo từng giai đoạn. Nghiên cứu khớp nối đồng bộ các tỉnh lân cận trong vùng Thủ đô Hà Nội, vùng đồng bằng sông Hồng. Nghiên cứu rà soát điều chỉnh bổ sung các tuyến đường trục chính, cầu qua sông Hồng, sông Đuống, sông Đà, sông Đáy và các tuyến sông chính khác. Đề xuất các giải pháp chiến lược để khắc phục các tồn tại, bất cập về quá tải về hệ thống hạ tầng kỹ thuật, tắc nghẽn giao thông, phát triển hệ thống hạ tầng kinh tế - xã hội chất lượng cao, xử lý các vấn đề môi trường; nghiên cứu phương án bố trí hệ thống bến xe đối ngoại gắn kết với đầu mối giao thông, các tổ hợp đa chức năng gắn với yêu cầu phát triển hệ thống hạ tầng logistic, bổ sung các biện pháp quản lý phương tiện giao thông thông minh; rà soát điều chỉnh bổ sung hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật khung còn thiếu như: nhà máy nước, khu xử lý rác thải, nước thải, nhà tang lễ, nghĩa trang...

- Xây dựng kế hoạch thực hiện quy hoạch cụ thể, phân kỳ hợp lý, gắn với nguồn lực thực hiện; thể hiện được phạm vi về không gian - đất đai; lựa chọn những vấn đề bất cập ưu tiên giải quyết (liên kết vùng, phân bố dân cư, nhà ở, chất lượng sống, giao thông đô thị, quản lý ngập, sử dụng tài nguyên...), nhằm từng bước cải thiện thực trạng và đẩy mạnh phát triển đô thị, kinh tế - xã hội Thủ đô. Đề xuất quy định quản lý, hướng dẫn kiểm soát phát triển, làm cơ sở xây dựng Quy chế quản lý kiến trúc trên địa bàn thành phố theo hướng linh hoạt theo từng giai đoạn, cụ thể theo các vấn đề cần quản lý, từng bước xây dựng hình ảnh đặc trưng cho quy hoạch - kiến trúc đô thị Thủ đô Hà Nội.

- Thống nhất, đồng bộ về dữ liệu dự báo, định hướng phát triển và những nội dung liên quan liên thông tích hợp với Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và các quy hoạch ngành, quy hoạch chuyên ngành khác đang được triển khai lập đồng thời.

7. Những yêu cầu về nội dung nghiên cứu quy hoạch:

a) Phân tích vai trò, vị thế và các mối liên hệ vùng:

- Phân tích vị trí, vai trò là “Trung tâm chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế, một động lực phát triển của vùng đồng bằng sông Hồng và cả nước”; tạo bước chuyển có tính đột phá trong huy động sức mạnh tổng hợp, khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế của Thủ đô, kết hợp với nguồn lực của cả nước và nguồn lực quốc tế, xây dựng và phát triển Thủ đô thực sự xứng đáng là trung tâm đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trái tim của cả nước; trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ và hội nhập quốc tế.

- Phân tích vị thế, vai trò của Thủ đô trong đối ngoại và hội nhập quốc tế; vai trò trong định hướng Quy hoạch tổng thể quốc gia, vai trò trong Quy hoạch vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng và Quy hoạch xây dựng vùng Thủ đô Hà Nội.

- Phân tích hiện trạng và khả năng kết nối về phát triển kinh tế trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, vùng đồng bằng sông Hồng, các hành lang kinh tế; phân tích kết nối giao thông đối ngoại, đối nội, giao thông đường bộ, đường sắt và đường hàng không được hình thành, khai thác tối ưu hệ thống giao thông đường thủy cho hoạt động vận tải hàng hóa, hành khách và phát triển du lịch.

- Phân tích về phân vùng kiểm soát phát triển toàn thành phố giữa khu vực đô thị - nông thôn; phát triển nông thôn gắn với bảo tồn phát huy vị thế, vai trò giá trị văn hóa truyền thống đặc trưng sẵn có.

- Đánh giá những tiềm năng và động lực phát triển, các ngành, lĩnh vực kinh tế mũi nhọn, sức lan tỏa tạo điều kiện phát triển, sức hấp dẫn của Thủ đô Hà Nội.

b) Phân tích, đánh giá các đặc điểm hiện trạng:

- Phân tích điều kiện tự nhiên, đặc trưng sông nước và các giá trị tự nhiên cần bảo tồn, gìn giữ trong phát triển Thủ đô.

- Phân tích, đánh giá hiện trạng về kinh tế - xã hội - môi trường thông qua các chỉ số, cơ cấu kinh tế; đặc điểm dân cư, lao động, các hiện tượng địch cư; các chỉ số về môi trường, khí hậu và tác động của biến đổi khí hậu đến đô thị, nông thôn. Phân tích, đánh giá hiện trạng về lịch sử, văn hóa, về không gian văn hóa gắn với truyền thống, hiện trạng cơ cấu, phong tục tập quán các dân tộc, vùng miền.

- Phân tích, đánh giá định hướng phát triển không gian, quy hoạch sử dụng đất, cấu trúc đô thị và khu vực nông thôn: Phân tích, đánh giá về hiện trạng sử dụng đất; phân tích cấu trúc phân bố các chức năng chính, cấu trúc cảnh quan, các khu vực cửa ngõ đô thị, hệ thống trung tâm, quảng trường, không gian văn hóa, các khu chức năng trong đô thị. Đánh giá quá trình triển khai thực hiện Quy hoạch chung năm 2011 về định hướng không gian, sử dụng đất, cấu trúc đô thị - nông thôn.

- Phân tích, đánh giá hiện trạng các hệ thống hạ tầng xã hội: y tế, giáo dục, văn hóa, công viên cây xanh, thể dục thể thao... hiện trạng phát triển nhà ở khu vực đô thị, nông thôn trong mối quan hệ hình thái của đô thị - nông thôn. Đánh giá quá trình triển khai thực hiện Quy hoạch chung năm 2011 về tổ chức, phát triển hệ thống hạ tầng xã hội, bảo tồn không gian xanh, hành lang xanh.

- Phân tích, đánh giá hiện trạng hệ thống hạ tầng kỹ thuật và bảo vệ môi trường gồm: giao thông, cao độ nền và thoát nước mưa, năng lượng, chiếu sáng, thông tin liên lạc, cấp nước, thoát nước thải, quản lý chất thải rắn và nghĩa trang, bảo vệ môi trường... trong phạm vi nghiên cứu lập quy hoạch. Đánh giá quá trình triển khai thực hiện Quy hoạch chung năm 2011 về phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật, xác định những tồn tại, nội dung cần điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện để đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng đô thị theo phân loại.

- Phân tích, đánh giá hiện trạng khu vực nông thôn, hành lang xanh gồm: phân vùng sử dụng đất, bảo tồn phát huy giá trị làng cổ, làng nghề, phát triển dịch vụ, cụm công nghiệp, du lịch..., hạ tầng kỹ thuật, giao thông, cao độ nền và tiêu thoát nước mưa, hệ thống tưới tiêu, năng lượng, chiếu sáng, thông tin liên lạc, cấp nước, thoát nước thải, quản lý chất thải rắn và nghĩa trang, bảo vệ môi trường... trong phạm vi nghiên cứu lập quy hoạch. Đánh giá quá trình triển khai thực hiện Quy hoạch chung năm 2011 về phát triển, xác định những tồn tại, nội dung cần hoàn thiện.

- Phân tích đánh giá hiện trạng khu vực nông thôn thuộc bãi sông; việc triển khai theo quy hoạch phòng chống lũ và đê điều, đảm bảo ổn định phát triển dân cư; biện pháp di dời các khu dân cư ngoài bãi sông để đảm bảo an toàn theo quy hoạch phòng chống lũ và đê điều đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

- Đánh giá các quy hoạch, dự án trên địa bàn Thủ đô đã được lập và phê duyệt; cập nhật các quy hoạch quốc gia, quy hoạch vùng có liên quan đang triển khai thực hiện.

- Tổng hợp chung về thực trạng phát triển đô thị. Xác định các vấn đề trọng tâm cần giải quyết, làm cơ sở cho việc đề xuất nội dung và giải pháp điều chỉnh quy hoạch.

- Nguồn tài liệu, số liệu, thông tin về hiện trạng phải bảo đảm chất lượng, độ tin cậy, có nguồn rõ ràng; đảm bảo tính khoa học, đủ số lượng, đủ độ dài chuỗi dữ liệu theo thời gian để phục vụ công tác phân tích, đánh giá, dự báo trong quá trình lập quy hoạch.

c) Xác định tầm nhìn, mục tiêu và động lực phát triển:

- Xác định tầm nhìn Thủ đô Hà Nội trong giai đoạn dài hạn; xây dựng các mục tiêu phát triển theo từng giai đoạn quy hoạch đến năm 2030, năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065, hướng tới phát triển bền vững theo mô hình đô thị xanh, thông minh. Xác định tầm nhìn đột phá cho phát triển Thủ đô Hà Nội trong bối cảnh phát triển mới.

- Xác định hệ thống các chỉ tiêu phát triển đô thị và nông thôn: đề xuất lựa chọn các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật; dự báo về tác động của điều kiện tự nhiên, phát triển kinh tế - xã hội, quy mô dân số, quy mô đất xây dựng đô thị và nông thôn, định hướng phát triển các khu vực làng xóm, ngoại thành đảm bảo ổn định; chỉ tiêu phát triển hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội cho toàn thành phố, khu vực đô thị trung tâm, các đô thị vệ tinh, thành phố thuộc Thủ đô tại khu vực phía Bắc và phía Tây... theo từng giai đoạn phát triển của Thủ đô, đảm bảo phù hợp với thực tiễn phát triển và tính khả thi.

d) Điều chỉnh định hướng phát triển không gian và sử dụng đất đô thị:

- Điều chỉnh mô hình phát triển, cấu trúc không gian toàn thành phố, đảm bảo gắn kết chặt chẽ với mô hình phát triển và cấu trúc không gian vùng, kết nối các đô thị trọng điểm trong vùng Thủ đô Hà Nội; đảm bảo phù hợp với phương án phát triển của các quy hoạch ngành quốc gia có liên quan đến phạm vi không gian Thủ đô; phù hợp với đặc thù của điều kiện địa hình, địa chất thủy văn và năng lực của hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội tại từng khu vực phát triển; phát triển bền vững về môi trường sinh thái, bảo vệ những cấu trúc sinh thái tự nhiên khu vực nông thôn, đảm bảo tính chống chịu và khả năng phục hồi trước những tác động biến đổi; gắn với lộ trình chuyển đổi các huyện thành quận theo định hướng tổ chức đơn vị hành chính của Thủ đô.

- Định hướng phát triển không gian cho khu vực đô thị trung tâm hướng tới gia tăng giá trị, sức hấp dẫn, đặc trưng và bản sắc riêng cho Thủ đô, tạo điều kiện thu hút đầu tư cải tạo, chỉnh trang, tái thiết và phát triển đô thị. Không gian cho khu vực đô thị trung tâm cần khai thác các trục cảnh quan sông, hồ của Thủ đô gắn với phát triển kinh tế dịch vụ, xây dựng hạ tầng xanh đa chức năng như giao thông thủy, điều tiết nước, không gian mở công cộng và tạo dựng bản sắc cảnh quan sông nước đặc trưng; tạo điều kiện cho công tác thu hút đầu tư bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa lịch sử, xây dựng hệ thống không gian mở, cây xanh, các quảng trường chức năng... gắn với các dự án phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng, giao thông công cộng.

đ) Định hướng kiến trúc cảnh quan khu vực đô thị, nông thôn:

- Nghiên cứu định hướng về kiến trúc cảnh quan cho khu vực đô thị, khu vực nông thôn và cho các khu vực cảnh quan, khu vực bảo tồn; khai thác tối đa đặc điểm địa hình, cảnh quan tự nhiên và xác định hình thái không gian kiến trúc cảnh quan phù hợp với điều kiện hiện trạng, chức năng của khu vực đô thị.

- Nghiên cứu quy định kiểm soát chặt chẽ và thực hiện việc bảo tồn, tôn tạo các công trình kiến trúc có giá trị tại khu vực phố cổ, phố cũ, các khu vực trong đô thị; khuyến khích bảo tồn và phát huy giá trị các không gian kiến trúc truyền thống; định hướng kiến trúc nhà ở nông thôn, xây dựng theo hướng mật độ thấp, đáp ứng tiện nghi và sinh hoạt hiện đại, thống nhất về ngôn ngữ kiến trúc, tiến tới mô hình nông thôn hiện đại có bản sắc trong Thủ đô.

e) Định hướng phát triển không gian ngầm và hạ tầng ngầm:

Định hướng quy hoạch phát triển không gian ngầm, hạ tầng ngầm làm cơ sở cho công tác quản lý phát triển các không gian ngầm, hạ tầng ngầm công cộng, sử dụng chung và của các công trình chức năng trong đô thị.

g) Định hướng quy hoạch sử dụng đất theo các giai đoạn:

Xác định chức năng các khu vực; xác định chỉ tiêu về mật độ dân cư, chỉ tiêu sử dụng đất quy hoạch đô thị; định hướng và nguyên tắc phát triển đối với từng khu chức năng; đề xuất kế hoạch sử dụng đất phù hợp với từng giai đoạn phát triển; xác định quỹ đất dự kiến xây dựng phát triển đô thị, ranh giới các khu vực đô thị.

h) Định hướng phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật:

* Yêu cầu nghiên cứu trọng tâm:

- Nghiên cứu điều chỉnh, bổ sung hệ thống hạ tầng kỹ thuật khung của toàn thành phố phù hợp với nội dung các quy hoạch ngành hạ tầng kỹ thuật, quy hoạch ngành quốc gia, xem xét đồng bộ các giai đoạn phát triển và bảo đảm thích ứng với biến đổi khí hậu, với mục tiêu phát triển thành phố xanh, bền vững và thông minh trong quản lý và phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng đô thị.

- Đề xuất các giải pháp để khắc phục tình trạng quá tải và kết nối thiếu đồng bộ của cơ sở hạ tầng kỹ thuật toàn thành phố và vùng Thủ đô Hà Nội, đặc biệt về hạ tầng giao thông; giảm thiểu tác động của các vấn đề môi trường đô thị. Nghiên cứu gắn kết giữa giao thông công cộng với sử dụng đất để khai thác hiệu quả đất đai, mở rộng không gian phát triển đô thị và khu chức năng.

* Các nội dung nghiên cứu chủ yếu:

- Kết nối hạ tầng vùng:

Nghiên cứu cụ thể hóa các quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch vùng Thủ đô, quy hoạch vùng có liên quan, phát triển hệ thống hạ tầng liên vùng, liên tỉnh, gồm hệ thống các tuyến giao thông hướng tâm, vành đai, đường sắt, đường thủy, hàng không liên vùng, phòng chống lũ lụt dọc các tuyến sông, công trình đầu mối hạ tầng cấp điện, cấp nước, xử lý nước thải, xử lý chất thải rắn, bảo vệ môi trường. Đặc biệt ưu tiên giải pháp phát triển hạ tầng vùng đô thị lớn gắn với vùng Thủ đô Hà Nội, khuyến khích ứng dụng các giải pháp hạ tầng xanh, thông minh, thích ứng với biến đổi khí hậu.

- Giao thông:

Đề xuất các giải pháp quy hoạch để khắc phục tình trạng quá tải và kết nối thiếu đồng bộ của cơ sở hạ tầng kỹ thuật toàn Thủ đô và vùng Thủ đô, đặc biệt về hạ tầng giao thông; giảm thiểu tác động của các vấn đề môi trường đô thị, ách tắc giao thông. Nghiên cứu gắn kết giữa giao thông công cộng với sử dụng đất để khai thác hiệu quả đất đai, tạo điều kiện phát triển hệ thống giao thông công cộng khối lượng lớn, mở rộng không gian phát triển đô thị và khu chức năng. Xác định mạng lưới giao thông đối ngoại gồm đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường hàng không; vị trí và quy mô cảng hàng không, cảng sông, ga đường sắt; tuyến đường bộ, đường sắt đô thị (trên cao, trên mặt đất, ngầm); xác định vị trí, quy mô bến xe đối ngoại gắn với các yêu cầu phát triển đồng bộ hạ tầng logistics.

Dự báo nhu cầu vận tải hành khách, hàng hóa và khả năng thích ứng của hệ thống giao thông vận tải. Xác định mạng lưới giao thông chính cấp đô thị, tuyến và ga đường sắt đô thị (trên cao, mặt đất và ngầm); tổ chức hệ thống giao thông công cộng và hệ thống bến, bãi đỗ xe (trên cao, mặt đất và ngầm) theo từng giai đoạn; xác định quy mô các trục chính đô thị và hệ thống hào, tuy-nen kỹ thuật. Nghiên cứu thiết lập hệ thống giao thông công cộng đô thị, giao thông tĩnh và xây dựng hệ thống hạ tầng giao thông thông minh, dịch vụ thông minh. Tổ chức kết nối hệ thống giao thông ngầm với quy hoạch không gian ngầm của thành phố. Đề xuất quan điểm giải quyết vấn đề giao thông khu nội thành cũ, khu trung tâm hiện hữu; kết nối giao thông vùng, liên vùng, liên kết các đầu mối hạ tầng quan trọng của vùng.

- Thủy lợi, phòng chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu:

Rà soát, cập nhật các định hướng phát triển hạ tầng thủy lợi, phòng chống thiên tai theo các quy hoạch ngành quốc gia, đề xuất các giải pháp quy hoạch phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng thủy lợi, đê điều, các giải pháp ứng phó với lũ lụt dọc các tuyến sông, ngập lụt tại các khu vực xây dựng đô thị tập trung, các giải pháp ứng phó với ngập lụt đô thị, thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm nhẹ phát thải khí nhà kính.

- Cao độ nền và thoát nước mưa:

Đề xuất định hướng cải tạo cao độ nền và thoát nước mặt toàn thành phố, trong đó xem xét đến tác động kép của hiện tượng sụt lún nền đất và biến đổi khí hậu. Đề xuất các giải pháp san lấp tạo mặt bằng xây dựng, tăng diện tích mặt thấm và tăng khả năng trữ nước trước khi xả ra nguồn thoát. Phân lưu vực thoát nước, xác định hệ thống thoát nước mưa hợp lý và tách riêng với hệ thống thoát nước thải, xác định cao độ nền xây dựng cho các khu vực theo lưu vực thoát nước, đảm bảo kiểm soát ngập úng do mưa, triều cường và đảm bảo tiêu thoát lũ; thống nhất, đồng bộ với quy hoạch thủy lợi, tưới tiêu, chống ngập úng, đảm bảo đồng bộ các giải pháp thống nhất khu vực đô thị và nông thôn (phù hợp với quy hoạch vùng, quy hoạch xây dựng thành phố).

- Cấp điện, năng lượng và chiếu sáng:

Dự báo nhu cầu phụ tải điện và nhu cầu sử dụng năng lượng khác; xác định nguồn cung cấp năng lượng (bao gồm đề xuất giải pháp sử dụng các dạng năng lượng sạch, tái tạo), vị trí, quy mô các công trình đầu mối và mạng lưới phân phối chính của hệ thống cấp năng lượng, chiếu sáng đô thị theo từng giai đoạn; đảm bảo thống nhất, đồng bộ với hệ thống công trình, mạng lưới truyền tải và phân phối điện tại quy hoạch điện lực quốc gia và quy hoạch năng lượng khác.

- Hạ tầng thông tin truyền thông:

Xác định vị trí, quy mô các công trình đầu mối và mạng lưới phân phối chính của hệ thống thông tin truyền thông theo từng giai đoạn, đảm bảo phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, phát triển đô thị theo mô hình đô thị thông minh. Đề xuất nguyên tắc về quản lý, tổ chức việc ngầm hóa, sử dụng chung hạ tầng mạng viễn thông; phát triển hạ tầng số hướng đến mục tiêu phát triển kinh tế số, thực hiện mục tiêu đột phá quản lý thành phố và xây dựng chính quyền số.

- Cấp nước:

Rà soát, cập nhật điều chỉnh quy hoạch chuyên ngành cấp nước Thủ đô, thống nhất với chiến lược cung cấp nước sạch và an ninh nguồn nước. Xác định chỉ tiêu và tiêu chuẩn thiết kế. Đánh giá và lựa chọn nguồn cấp nước (đa dạng hóa nguồn nước cấp, bảo đảm cung cấp cho dân số thành phố); lập các phương án cấp nước, sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả; lựa chọn công nghệ xử lý nước, tái sử dụng nguồn nước. Xác định vị trí, quy mô các công trình đầu mối và mạng lưới phân phối chính của hệ thống cấp nước theo từng giai đoạn. Đề xuất các biện pháp bảo vệ nguồn nước và các công trình cấp nước.

- Thu gom và xử lý nước thải:

Rà soát, cập nhật điều chỉnh bổ sung các vị trí, quy mô các công trình đầu mối và mạng lưới phân phối chính của hệ thống thoát nước thải theo từng giai đoạn, đảm bảo thống nhất, đồng bộ với quy hoạch tổng thể thoát nước của thành phố. Đề xuất định hướng, giải pháp quy hoạch hướng tới tái sử dụng nước thải và các yêu cầu về chất lượng nước đối với các loại nước thải sau khi xử lý.

- Thu gom, xử lý chất thải rắn và quản lý nghĩa trang:

Rà soát, cập nhật, điều chỉnh bổ sung các vị trí, quy mô các công trình đầu mối xử lý, mạng lưới thu gom chất thải rắn chính từng giai đoạn; vị trí, quy mô tính chất của các nghĩa trang. Đề xuất các yêu cầu, biện pháp quản lý môi trường đối với công trình đầu mối thu gom, xử lý chất thải rắn và nghĩa trang.

i) Giải pháp về bảo vệ môi trường:

- Đánh giá những quyết định về định hướng phát triển không gian đô thị, bố trí các khu chức năng; giảm thiểu tác động xấu đến môi trường khi mở rộng phát triển đô thị, đảm bảo giữ gìn và chuyển hóa hợp lý khu vực nông nghiệp xung quanh khu vực đô thị hiện nay.

- Giải pháp về bảo vệ môi trường gắn với kịch bản ứng phó biến đổi khí hậu và nước biển dâng, tích hợp với diễn biến sụt lún nền đất trên địa bàn thành phố. Xây dựng các giải pháp bảo vệ môi trường, khuyến cáo sử dụng đất, cấu trúc đô thị, cơ chế chính sách, nguồn lực, nhằm giảm thiểu các thiệt hại trong trường hợp thiên tai hoặc biến đổi môi trường lớn xảy ra.

- Đề xuất các giải pháp, các yêu cầu về bảo vệ cảnh quan, môi trường sinh thái, bảo tồn di sản văn hóa, công trình kiến trúc, cảnh quan có giá trị gắn liền với lịch sử hình thành đô thị, phù hợp với không gian, kiến trúc, cảnh quan đặc trưng của Thủ đô.

k) Thực hiện quy hoạch:

- Phân kỳ thực hiện quy hoạch; xác định các chương trình - dự án ưu tiên đầu tư cho từng giai đoạn nhằm cụ thể hoá các mục tiêu, danh mục công trình trọng điểm nhà nước cần đầu tư và mời gọi đầu tư.

- Đề xuất các cơ chế, chính sách và giải pháp tổ chức thực hiện quy hoạch: xây dựng cơ sở khoa học và thực tiễn trong việc xác định nguồn lực, đề xuất cơ chế chính sách huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực xã hội để thực hiện quy hoạch.

l) Quy định quản lý theo đồ án quy hoạch chung:

Rà soát, điều chỉnh, bổ sung Quy định quản lý theo đồ án quy hoạch chung gồm các quy định chung, quy định cụ thể đối với từng khu vực. Cụ thể sẽ được xác lập trong giai đoạn nghiên cứu lập đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô theo quy định.

8. Hồ sơ sản phẩm:

Hồ sơ Đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 thực hiện theo các quy định pháp luật hiện hành; bản vẽ thể hiện trên nền bản đồ tỷ lệ 1/10.000 đối với khu vực đô thị trung tâm, tỷ lệ 1/25.000 đối với phạm vi toàn thành phố và tỷ lệ 1/50.000 - 1/100.000 hoặc tỷ lệ thích hợp đối với các bản vẽ thể hiện nội dung phân tích liên hệ vùng, bảo vệ môi trường, thiết kế đô thị và các nội dung khác.

9. Yêu cầu trong quá trình tổ chức lập điều chỉnh quy hoạch:

Nghiên cứu lập Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 thể hiện các nội dung mang tính định hướng, đảm bảo thống nhất đồng bộ, liên thông tích hợp về các chỉ tiêu, định hướng các giai đoạn ngắn hạn, dài hạn với Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và các quy hoạch cấp quốc gia, cấp vùng.

Để nâng cao chất lượng nghiên cứu và tính khả thi, ngoài các yêu cầu được quy định tại Luật Quy hoạch đô thị, Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07 tháng 4 năm 2010 và Nghị định số 72/2019/NĐ-CP ngày 30 tháng 8 năm 2019 của Chính phủ, Thông tư số 04/2022/TT-BXD ngày 24 tháng 10 năm 2022 của Bộ Xây dựng, trong quá trình tổ chức lập quy hoạch cần lưu ý:

- Quy hoạch cần thống nhất, đồng bộ (về liên kết vùng, quy hoạch sử dụng đất, phương hướng phát triển các ngành - lĩnh vực trọng yếu tương thích với các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội).

- Ứng dụng công nghệ thông tin địa lý - GIS để phân tích, đánh giá xu hướng phát triển đô thị thời gian qua nhằm đề xuất giải pháp quy hoạch phù hợp với đặc điểm của Thủ đô Hà Nội. Cơ sở dữ liệu GIS được chuyển giao cho cơ quan quản lý nhà nước phục vụ công tác dự báo phát triển, chuyển đổi số trong quản lý, quy hoạch đô thị.

- Thiết kế đô thị: Đáp ứng yêu cầu theo quy định tại Thông tư số 06/2013/TT-BXD ngày 13 tháng 5 năm 2013 và số 16/2013/TT-BXD ngày 16 tháng 10 năm 2013. Khuyến khích sử dụng công nghệ hiện đại để mô phỏng cấu trúc đô thị và phương hướng phát triển không gian đô thị theo các phương án đề xuất.

- Xây dựng kế hoạch, cơ chế thực hiện đồ án quy hoạch trên cơ sở phối hợp với các cơ quan, đơn vị tư vấn (lập quy hoạch) khác có liên quan, nhằm bảo đảm nội dung nghiên cứu được cập nhật thông tin đa dạng và đồng bộ, đặc biệt đối với các chương trình, đề án và dự án đặc thù của Thủ đô Hà Nội.

- Xây dựng khung đánh giá quá trình thực hiện quy hoạch (giai đoạn 2030, 2045) tạo cơ sở để cơ quan chuyên ngành theo dõi, điều chỉnh kịp thời (nếu có) các quy định, cơ chế - chính sách trong việc quản lý quy hoạch và phát triển đô thị có hiệu quả, khoa học, đáp ứng chủ trương của Nhà nước về cải cách hành chính, xây dựng đô thị thông minh.

10. Tổ chức thực hiện:

- Cấp phê duyệt: Thủ tướng Chính phủ.

- Cơ quan thẩm định: Bộ Xây dựng.

- Cơ quan tổ chức lập quy hoạch: Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội.

- Tổ chức tư vấn lập quy hoạch: Lựa chọn theo quy định.

- Thời gian lập đồ án: Không quá 15 tháng theo quy định.

Điều 2. Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội bố trí nguồn vốn (sử dụng kinh phí chi thường xuyên theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước để lập, thẩm định, phê duyệt, công bố quy hoạch và theo Nghị quyết số 61/2022/QH15 ngày 16 tháng 6 năm 2022 của Quốc hội), phê duyệt tổng dự toán chi phí; lựa chọn đơn vị tư vấn và phối hợp với Bộ Xây dựng, các bộ, ngành liên quan tổ chức lập đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 theo quy định pháp luật.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Bộ trưởng Bộ Xây dựng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ: Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Giao thông vận tải, Công an, Tài nguyên và Môi trường, Quốc phòng, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Khoa học và Công nghệ;
- Thành ủy, HĐND, UBND TP Hà Nội;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ: TH, KTTH, NC, NN, KGVX, PL, V.I, QHĐP;
- Lưu: VT, CN (2). Tuấn

KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG




Trần Hồng Hà

 

 

PRIME MINISTER OF VIETNAM
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom – Happiness
---------------

No. 700/QD-TTg

Hanoi, June 16, 2023

 

DECISION

Approving adjustments to Hanoi master plan by 2045, with a vision towards 2065

THE PRIME MINISTER OF VIETNAM

Pursuant to the Law on Governmental Organization dated June 19, 2015; Law on amendments to the Law on Governmental Organization and the Law on Local Government Organization dated November 22, 2019;

Pursuant to the Law on The Capital dated November 21, 2012;

Pursuant to the Law on Urban Planning dated June 17, 2009;

Pursuant to the Construction Law dated June 18, 2014; the Law amending certain Articles of the Construction Law dated June 17, 2020;

Pursuant to the Law on Planning dated November 24, 2017;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Pursuant to Resolution No. 06-NQ/TW dated January 24, 2022 of the Politburo on planning, construction, management, and sustainable development of urban areas in Vietnam by 2030, with a vision toward 2045;

Pursuant to Resolution No. 15-NQ/TW dated May 05, 2022 of the Politburo on orientations to and tasks of development of Hanoi by 2030, with a vision toward 2045;

Pursuant to Resolution No. 30-NQ/TW dated November 23, 2022 on the Politburo on socio-economic development and defense and security mission assurance in the Red River Delta by 2030, with a vision towards 2045;

Pursuant to Resolution No. 81/2023/QH15 dated January 09, 2023 of the National Assembly on the National Master Plan for the period of 2021-2030, with a vision towards 2050;

Pursuant to Resolution No. 61/2022/QH15 dated June 16, 2022 of the National Assembly on continuing to strengthen the effect and efficiency of policies and laws on planning and a number of solutions to remove difficulties, speed up the formulation and improve the quality of planning for the 2021-2030 period;

Pursuant to Decree No. 37/2010/ND-CP dated April 07, 2010 of the Government of Vietnam on formulation, appraisal, approval and management of urban planning, Decree No. 44/2015/ND-CP dated May 06, 2015 of the Government elaborating certain contents of construction planning, Decree No. 72/2019/ND-CP dated August 30, 2019 of the Government on amendments to certain Articles of Decree No. 37/2010/ND-CP and Decree No. 44/2015/ND-CP.

Pursuant to Decision No. 1259/QD-TTg dated July 26, 2011 of the Prime Minister on approval for Hanoi Construction Mater Plan by 2030, with a vision towards 2050;

At the request of the People’s Committee of Hanoi, considering  Statement No. 112/TTr-UBND dated April 28, 2023 and Assessment Report of the Ministry of Construction No. 106/BC-BXD dated May 17, 2023.

HEREBY DECIDES:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. Scope and scale of planning adjustments:

a) Scope of planning adjustments: The entire administrative boundary of Hanoi with 30 district-level administrative units (including 12 urban districts; 17 districts; 01 district-level town).  The administrative boundaries are limited as follows:

- The North borders Thai Nguyen and Vinh Phuc provinces;

- The South borders Ha Nam and Hoa Binh provinces;

- The East borders Bac Giang, Bac Ninh and Hung Yen provinces;

- The West borders Hoa Binh and Phu Tho provinces.

b) Scale of planning: About 3.359,84 km2 (Specific area data will be determined during the consideration and formulation of the planning scheme on the basis of the approval of competent authorities).

2. Deadlines for planning:

Short-term planning by 2030, long-term planning by 2045, with a vision towards 2065.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) Points of view

- Stick close on Resolution No. 06-NQ/TW dated January 24, 2022 of the Politburo on planning, construction, management, and sustainable development of urban areas in Vietnam by 2030, with a vision toward 2045; Resolution No. 15-NQ/TW dated May 05, 2022 of the Politburo on orientations to and tasks of development of Hanoi by 2030, with a vision toward 2045; create a breakthrough in mobilization of synergy, effectively exploit the potential and advantage of the Capital, combined with resources of the entire country and international resources, build and develop the capital into a political-administrative center of the country, the heart of the whole country; a major center of economy, culture, education and training, science and technology and international integration; develop Hanoi into a smart, modern, green, clean, beautiful, secure and safe city that develop rapidly and sustainably, and can stimulate development of the Red River Delta and the national and Northern Vietnam key economic region to develop together.  

- Inherit basic orientations of Hanoi Construction Planning by 2030 with a vision towards 2050 approved by the Prime Minister in the Decision No. 1259/QD-TTg dated July 26, 2011 and unify and combine with the national master plans, national sector plannings, regional plannings and Hanoi Master Plan for the period of 2021-2030, with a vision towards 2050; gradually increase quality of life in urban and rural areas; synchronize new construction with renovation and embellishment; harmonize the economy development with the socio-cultural development.

- Harmoniously combine economic development with socio-cultural development, environmental protection in urban and rural areas, in association with assurance of national defense - security missions and foreign affairs; adapt to climate change; harmoniously and smoothly combine cultural identity preservation with economic development and economic development and cultural development.

b) Objectives:

- Develop Hanoi as an “Antique - Civilized ­- Modern” city; a hub driving the development of the Red River Delta, the national and Northern Vietnam key economic region; a globally-connected city, comparable to the capitals of developed countries in the region.

- Develop Hanoi into a modern and smart city which play a leading role in spreading the urban region; having a high standard of living and quality of life; achieving a comprehensive, unique and harmonious  development of economy, culture and society.

- Promote the development of satellite urban areas, cities affiliated to Hanoi; strictly manage the development of high-rise buildings in the central areas; synchronously review and execute programs for urban renovation, embellishment and reconstruction. Prioritize development of small urban areas and suburbs to support the rural development through urban-rural links. Invest in the development of urban areas with cultural, historical, heritage and tourism values and urban areas associated with areas with great potential for tourism development in harmony with rural development, landscape protection and sustainable development.

- Adjust Hanoi Master Plan with the Red River as a green arc and central landscape with harmonious urban design on its two banks. Consider increasing the ratio of land for urban growth; develop the "city within the Capital" model in the North (Dong Anh, Me Linh, Soc Son) and in the West (Hoa Lac, Xuan Mai); build a smart city on the basis of development of both sides of the Nhat Tan - Noi Bai route (on the Vo Nguyen Giap street); consider planning for development of urban underground space, green space and public space. Consider planning for harmonious development of rural areas, in association with the development of urban areas, preservation of traditional cultural identity, synchronous connection with urban area planning; effectively utilize the natural landscape in rural areas, green corridors in combination with green tourism development.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



4. Characteristics of urban areas:

- The Capital of the Socialist Republic of Vietnam, a political-administrative center of the country, a special central-affiliated city; the Capital with over 1000 years of history since it was established and named Thang Long, oriented to be an “Antique - Civilized - Modern” city; a place to concentrate, preserve and promote the quintessence of tangible and intangible cultural values; a world-class capital with the integration of typical traditional historical and cultural identity values

- A major center for culture, science, health, education, economy and international transactions, a driving force for the development of the Red River Delta and the whole country; which has an important position in the national urban development strategy; and is one of the economic - transaction - tourism and commercial centers of Southeast Asia and Asia - Pacific.

- A regional center which plays a pioneering role in leading innovation, creativity and spreading the Red River Delta and the whole country.

- An important strategic position in terms of national defense and security in the Capital region and the whole country.

5. Preliminary development forecasts:

a) Population size:

- Predictions for 2030: About 11,410 ÷ 11,950 million people (of which permanent population is about 10,5 ÷ 11,0 million people);

- Predictions for 2045: About 13,740 ÷ 14,600 million people (of which permanent population is about 12,5 ÷ 13,2 million people);

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Predictions for 2030: Urban construction land is about 110.000 ÷ 120.000 ha; rural construction land is about 34.000 ÷ 35.000 ha;

- Predictions for 2045: Urban construction land is about 130.000 ÷ 135.000 ha; rural construction land is about 30.000 ÷ 34.000 ha;

(Analysis, assessment and forecast of population size and land size in each period are considered and determined during the formulation of planning schemes).

6. Main requirements for adjustments:

- Closely follow and concretize guidelines and resolutions of the central government, National Assembly, the Government, the national master plan, the national sector planning, the regional planning for Hanoi, etc. develop regional connectivity to build and develop Hanoi into a growth pole of the Northern dynamic region (the Red River Delta), into a globally-connected city, comparable to the capitals of developed countries in the region and in the world.

- Review and assess the implementation of Hanoi Construction Mater Plan approved by the Prime Minister in 2011 and approved specialized plannings to identify, inherit and develop the contents that remain appropriate; identify shortcomings and problems to make appropriate adjustments. Consider and update important guidelines and future directions of national and regional planning related to the Capital.

- Forecast development needs in the new period, forecast the growth of population and labor, socio-economic development and population distribution in various regions, serving as a basis for adjusting planning solutions on use of land, space, technical infrastructure, socio-economic infrastructure.

- Inherit the development model and strategic orientations of the Capital Construction Planning in 2011, the Planning for satellite urban areas and districts, subdivision planning, sectoral planning, review and adjust specific planning solutions such as satellite urban development, green corridors, green belts, relocation of industrial production facilities, schools, hospitals and arrangement of functional centers, etc. to be suitable to current conditions, new development context and ensure feasibility in urban development.

- Work out planning solutions for development of specific areas such as: Red River spatial axis, urban development space on both sides of Ring Road 4, “city within the Capital” model, transit-oriented development model in public transport hubs, layout plan for the second international airport of the Capital region in Hanoi.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Adjust and supplement solutions for planning the framework technical infrastructure system in line with the national sector planning orientation (airway, road, waterway, and railway) in association with the implementation roadmap according to each phase. Improve connectivity with neighboring provinces in Hanoi region and the Red River Delta. Review and adjust the main routes, bridges over the Red River, Duong River, Da River, Day River and other major river routes. Propose strategic solutions to remedy shortcomings and inadequacies in terms of overloading of technical infrastructure systems, traffic congestion, develop high-quality socio-economic infrastructure systems, deal with environmental issues; consider plans for design of diplomatic bus station systems associated with traffic hubs, multi-functional complexes associated with the requirements of developing logistics infrastructure systems and supplementing smart traffic management measures; review, adjust, supplement and complete the missing framework technical infrastructure system such as: water plants, waste and wastewater treatment areas, funeral homes, cemeteries, etc.

- Develop a specific plan for planning execution with reasonable scheduling and resource availability; which shows the scope of space - land; prioritizes problems to be solved (regional connectivity, population and housing distribution, quality of life, urban traffic, flood management, resource use, etc.), in order to gradually improve the current situation and promote urban, socio-economic development of the Capital. Propose regulations on management and instruction of control of the development, as the basis for formulation of the Regulation on urban architecture management in a flexible manner in each phase, according to the specific issues to be managed, step by step building a typical image for urban planning - architecture of Hanoi.

- Consolidate and synchronize forecast data, future directions and related contents to be integrated with Hanoi Planning for the period of 2021 - 2030, with a vision to 2050 and other sectoral plannings and specialized plannings that are being developed at the same time.

7. Requirements for contents of planning researches:

a) Analysis of roles, positions and regional connections:

- Analyze the position and role “The National political-administrative center, a major center for culture, science, education, economy and international transactions, a driving force for development of the Red River Delta and the whole country”; create a breakthrough in mobilization of synergy, effectively exploit the potential and advantage of the capital, combined with resources of the entire country and international resources, build and develop the capital into a political-administrative center of the country, the heart of the whole country; a major center of economy, culture, education and training, science and technology and international integration.

- Analyze the position and role of the Capital in diplomacy and international integration; the role in orientation of the National Master Plan, the role in the Northern Vietnam Key Economic Region Planning, the Red River Delta Region Planning and Hanoi Region Construction Planning.

- Analyze actual conditions and connectivity for economic development in the Northern Vietnam key economic region, the Red River Delta, and economic corridors; analyze the established connection of international and domestic road, rail and air traffic, optimally utilize the waterway transport system for freight, passenger transport and tourism development.

- Analyze the city-wide development control zoning between urban and rural areas; rural development associated with conservation and promotion of the position and role of existing traditional cultural values.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) Analyze and evaluate actual conditions:

- Analyze natural conditions, river characteristics and natural values to be preserved in the development of the Capital.

- Analyze and evaluate actual conditions of economy, society and environment by applying economic indicators and structure; characteristics of population, labor, settlement; indicators of environment, climate and impacts of climate change on urban and rural areas. Analyze and evaluate the current status of history, culture and cultural space associated with traditions, current status of structure, customs and habits of ethnic groups and regions.

- Analyze and evaluate future directions of space, land use planning, urban – rural structure: analyze and evaluate the current status of land use; analyze main function distribution structure, landscape structure, urban gateway areas, central system, squares, cultural spaces, functional areas in urban areas. Evaluate the implementation of the Planning in 2011 on further directions of spaces, land use and urban-rural structure.

- Analyze and evaluate actual conditions of social infrastructure systems: health, education, culture, green parks, physical training and sports, etc., current status of the housing development in urban and rural areas in the relationship of urban - rural areas.  Evaluate the implementation of the Master Plan in 2011 on organization and development of social infrastructure systems, preservation of green spaces and green corridors.

- Analyze and evaluate actual conditions of technical infrastructure systems and environmental protection: traffic, ground elevation and stormwater drainage, energy, lighting, communication, water supply, wastewater drainage, management of solid waste and cemeteries, environmental protection, etc., within the scope of the planning research and formulation. Evaluate the implementation of the Planning in 2011 on development of social infrastructure systems, identification of shortcomings and contents to be adjusted, supplemented and completed to satisfy urban quality standards according to classification.

- Analyze and evaluate actual conditions of rural areas and green corridors: land use zoning, preservation and promotion of values of ancient villages, craft villages, development of services, industrial clusters, tourism, etc., technical infrastructure, traffic, ground elevation and stormwater drainage, irrigation system, energy, lighting, communication, water supply, wastewater drainage, management of solid waste and cemeteries, environmental protection, etc., within the scope of the planning. Evaluate the implementation of the Planning in 2011 on development and identification of shortcomings and contents to be completed.

- Analyze and evaluate actual conditions of rural areas on river islets; the implementation according to the planning for flood prevention and control and dykes, ensuring stable population development; measures to relocate residential areas outside the river islets to ensure safety according to the planning for flood prevention and control and dykes approved by the Prime Minister.

- Evaluate plannings and projects on areas of Hanoi which have been formulated and approved; update relevant national plannings and regional plannings under implementation.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Documents, data and information on the current status must be of high quality, reliable and clear; scientific, sufficient for quantity and sufficient for length of data series over time to serve the analysis, evaluation and forecast during the planning formulation process.

c) Determine visions, objectives and driving forces for development:

- Determine the vision of Hanoi for a long-term planning; formulate development objectives according to each planning phase til 2030, 2045, with a vision to 2065, towards sustainable development under the green and smart urban model.  Determine a vision for the breakthrough development of Hanoi in the new development context.

- Determine a system of urban and rural development targets: proposal for selection of conomic - technical norms; forecast on impacts of natural conditions, socio-economic development, population size, urban and rural construction land size, future directions of villages and suburban areas to ensure stability; technical and social infrastructure development targets for the whole city, central urban areas, satellite urban areas and cities affiliated to the Capital in the northern and western regions, etc. according to each development phase of the Capital, ensuring compliance with development practice and feasibility.

d) Adjust future directions of urban space and land:

- Adjust the development model and spatial structure of the whole city, ensuring close association with the regional spatial structure and development model, connection of key cities in Hanoi region; ensuring compliance with the development plans of the national sector plannings related to the spatial scope of the Capital; conformity with the characteristics of topographical, hydrogeological conditions and capacity of technical and social infrastructure systems in each development area; sustainable development of ecological environment, protection of natural ecological structures in rural areas, ensuring resilience to changing impacts; associated with the roadmap to transform districts into urban districts according to the orientation of administrative units of the Capital.

- Take future directions of space for the central urban area, aiming to increase the value, attractiveness, specificity and identity for the Capital, creating favorable conditions for attracting investment in renovation, embellishment, reconstruction and development of urban areas, and space for the central urban area to exploit the Capital's river and lake landscape axes in association with service economic development, developmnet of multi-functional green infrastructure such as navigation, water regulation, public open spaces and creation of a typical river landscape identity; creating conditions for attracting investment in preserving and promoting historical and cultural values, building a system of open spaces, trees, functional squares, etc. associated with development projects for public transport and infrastructure systems.

d) Take future directions of landscape architecture of urban areas and rural areas:

- Consider future directions of landscape architecture of urban areas, rural areas and landscape areas, conservation areas; make the most of the topographical features, natural landscape and determine the spatial morphology of the landscape architecture in accordance with the current conditions and functions of urban areas.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



e) Take future directions of underground spaces and underground infrastructures:

Take future directions of the planning for development of underground spaces and underground infrastructure as a basis for the management and development of underground spaces, public underground infrastructures, common use and utility works in urban areas.

g) Take future directions of the planning for land use according to the phases:

Determine functions of areas; determine population density and urban planning land use norms; future directions and development principles for each functional area; propose a land use plan suitable to each development phase; determine land area reserved for urban development and boundaries of urban areas.

h) Take future directions of technical infrastructure systems:

* Key research requirements:

- Consider adjustments and supplements to the framework technical infrastructure system of the whole city in accordance with technical infrastructure sector plannings, national sector plannings, synchronously consider development phases and ensure adaptation to climate changes, conformity with targets for development of a green, sustainable and smart city in management and development of urban infrastructure structure systems.

- Propose solutions to overcome the overload and asynchronous connection of the technical infrastructures of the whole city and Hanoi region, especially traffic infrastructure; reduce impacts of urban environmental problems. Consider combining public transport and land use to effectively exploit land, expand urban development space and functional areas.

* Main contents of researches:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Consider and concretize relevant national sector plannings, Capital region plannings, regional plannings, develop inter-regional and inter-provincial infrastructure systems, including the system of radial routes, ring routes, railways, waterways, inter-regional airways, flood prevention and control along river routes, key infrastructure works for electricity supply, water supply, wastewater treatment, solid waste treatment, and environmental protection. Particularly prioritize solutions to develop infrastructure of large urban areas in association with Hanoi region, encourage application of green and smart infrastructure solutions, adapting to climate change.

- Transportation:

Propose planning solutions to overcome the overload and asynchronous connection of the technical infrastructures of the whole city and Hanoi region, especially traffic infrastructure; reduce impacts of urban environmental problems and traffic congestion. Consider combining public transport and land use to effectively exploit land, create advantage conditions to develop mass transportation and expand urban development space and functional areas.  Determine diplomatic transport networks including roadways, railways, waterways, airways; location and scale of airports, river ports, railway stations; urban roads and railways (elevated, ground-level, underground); determine the location and scale of the diplomatic bus stations in association with the requirements of synchronous development of logistics infrastructure.

Forecast passenger and cargo transport demand and adaptability of the transport system. Determine the main urban transport networks, urban railway lines and stations (elevated, ground-level, underground); organize public transport systems and systems of bust stations, parking lots (elevated, ground-level, underground) in each period; determine the scale of main urban axes and system of trenches and technical tunnels. Consider setting up a public urban transport system, a transport infrastructure system and develop a smart transport infrastructure system and smart services. Combine the underground transport system with the underground space planning of the city. Propose viewpoints to solve traffic problems in the old inner city and the existing central area; connect regional transport and inter-regional transport, connect important infrastructure hubs of the region.

- Irrigation, natural disaster management and response to climate change:

Review and update future directions of irrigation infrastructure, natural disaster management in accordance with national sector plannings, propose planning solutions to develop dyke and irrigation infrastructure systems, solutions to cope with floods along river routes, floods in concentrated urban construction areas, solutions to cope with urban flooding, adapt to climate change and mitigate greenhouse gas emissions.

- Ground elevation and rainwater drainage:

Propose future directions of improving the ground elevation and surface water drainage throughout the city, taking into account the dual effects of ground subsidence and climate change. Propose leveling solutions to create construction ground, increase permeable surface area and increase water storage capacity before discharging to the drainage source. Divide drainage basins, determine reasonable rainwater drainage systems separate from wastewater drainage systems, determine ground elevations for areas according to drainage basins, ensuring control of inundation caused by rain, high tide and ensure flood drainage; unify and synchronize with the planning of irrigation and flood control, ensuring synchronous solutions to unify urban and rural areas (in accordance with regional planning, city construction planning).

- Supply of power, energy and lighting:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Communication infrastructure:

Determine locations and sizes of key works and main distribution networks of the information and communication system in each period, ensuring socio-economic development and urban development according to the smart city model. Propose rules for management and organization of burial and sharing of telecommunication infrastructure; develop digital infrastructure towards digital economy development, establish breakthrough goals of city management and development of digital government.

- Water supply:

Review and update adjustments to Hanoi’s specialized water supply planning to ensure uniformity with strategies for clean water and water security. Determine design criteria and standards. Assess and select water supply sources (diversification of water supply sources, assurance about adequate supply of water to the city population); formulate plans for water supply and water use in an economical and efficient manner; select water treatment technologies to reuse water sources. Determine locations and scales of key works and main distribution networks of the water supply system in each period. Propose measures to protect water sources and water supply works.

- Wastewater collection and treatment:

Review, update and adjust locations and sizes of key works and main distribution networks of the wastewater drainage system in each period, ensuring consistency and synchronization with the water drainage master plan of the city. Propose future directions, planning solutions towards reuse of wastewater and requirements for water quality of different types of wastewater after treatment.

- Solid waste collection and treatment and cemetery management:

Review, update and adjust locations and sizes of key works of waste treatment and main solid waste collection networks in each period, locations, sizes and nature of the cemeteries. Propose requirements for and solutions to environmental management of key works of solid waste collection and treatment and cemetery management.

i) Solutions to protect environment:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Provide solutions for environmental protection in associated with climate change response scenarios and sea level rise, integrated with ground subsidence developments in the city. Produce solutions to protect the environment, recommendations for use of land, urban structure, mechanisms and policies, resources to minimize damage caused by natural disasters or major environmental changes (if any).

- Propose solutions and requirements for protection of landscape and ecological environment, preservation of cultural heritages, architectural works and landscapes with values ​​associated with the history of urban formation, in accordance with typical space, architecture and landscape of the Capital.

k) Planning:

- Divide the planning into multiple phases; identify priority investment programs and projects for each period in order to concretize objectives and list of key state projects that need investment and call for investment.

- Propose regulations, policies on and solutions for organizing implementation of the planning: forming scientific and practical basis for the determination of resources, proposing regulations and policies on effective mobilization and use of social resources for implementation of the planning.

l) Regulations on management in accordance with planning schemes:

Review, adjust and supplement Regulations on management in accordance with planning schemes including general and special regulations for each area. Details shall be specified in the research period of preparing a Scheme for adjustments to the Capital Planning as prescribed.

8. Planning dossier:

A dossier on the Scheme for adjustments to Hanoi Planning by 2045, with a vision towards 2065 in accordance with applicable regulations; Drawings, showing on the topographic map backgrounds, with a scale of 1:10,000 for the drawing showing planning for the central urban area, a scale of 1:25,000 for the drawing showing planning for the whole city, and a scale of 1:50,000 – 1:10,000 or an appropriate scale for drawings showing the analysis of regional connections, environmental protection, urban design and other contents.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Consider making adjustments to Hanoi Planning by 2045, with a vision towards 2065 showing directional contents, ensuring uniformity, synchronization, integration of criteria and future directions for short-term and long-term periods of Hanoi Planning for the period of 2021 - 2030, with a vision to 2050 and national and regional plannings.

In order to improve the research quality and feasibility, besides the requirements in the Law on Urban Planning, Decree No. 37/2010/ND-CP dated April 07, 2010 and Decree No. 72/2019/ND-CP dated August 30, 2019 of the Government, Circular No. 04/2022/TT-BXD dated October 24, 2022 of the Ministry of Construction, during the organization of making planning, the following notes must be focused on:

- The planning needs to be uniform and synchronous (in terms of regional connectivity, land use planning, future directions of key sectors and fields compatible with socio-economic development targets).

- A Geographic Information System (GIS) is applied to analyze and evaluate the urban development trends over time in order to propose planning solutions suitable to the characteristics of Hanoi. The GIS is transferred to state regulatory authorities to forecast development and digital transformation in urban planning and management.

- Urban design: Requirements in Circular No. 06/2013/TT-BXD dated May 13, 2013 and Circular No. 16/2013/TT-BXD dated October 16, 2013 are satisfied. Modern technology is encouraged to be used in order to simulate urban structure and future directions of urban space according to the proposed plans.

- Plans and regulations on carrying out the planning scheme are made on the basis of cooperation with other relevant planning consulting agencies and units in order to ensure that research contents are updated with diverse and uniform information, especially for special programs, schemes and projects of the Capital.

- A framework to evaluate the implementation of the planning (for the period of 2030- 2045) is developed to create a basis for specialized agencies to monitor and promptly adjust (if any) regulations and policies in effective and scientific management of urban planning and development, meeting the State's policy on administrative reform and smart urban development.

10. Organization of implementation:

- Approving authority: Prime Minister.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Planning organization: The People’s Committee of Hanoi.

- Consulting organization: selected under regulations.

- Period of making scheme: within 15 months as presribed.

Article 2. The People’s Committee of Hanoi shall allocate funds (using regular expenditures according to regulations of law on state budget for making, assessing, approving and disclosing the planning and according to Resolution No. 61/2022/QH15 dated June 16, 2022 of the National Assembly), approve the total cost estimate; select consulting units and cooperate with the Ministry of Construction, relevant ministries and central authorities in organizing preparation of the Scheme for adjustments to Hanoi Planning by 2045, with a vision towards 2065 as prescribed by law.

Article 3. This Decision comes into force from the day on which it is signed.

The Minister of Construction, the President of the People's Committee of Hanoi and Heads of relevant authorities are responsible for implementation of this Decision./.

 

 

PP. PRIME MISNISTER
DEPUTY PRIME MINISTER




Tran Hong Ha

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



 

;

Quyết định 700/QĐ-TTg năm 2023 phê duyệt Nhiệm vụ Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Số hiệu: 700/QĐ-TTg
Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ
Người ký: Trần Hồng Hà
Ngày ban hành: 16/06/2023
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [3]
Văn bản được căn cứ - [17]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [1]

Văn bản đang xem

Quyết định 700/QĐ-TTg năm 2023 phê duyệt Nhiệm vụ Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Văn bản liên quan cùng nội dung - [4]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…