Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH TUYÊN QUANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 620/QĐ-UBND

Tuyên Quang, ngày 09 tháng 11 năm 2022

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BỔ SUNG TÊN ĐƯỜNG, PHỐ, CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG VÀO NGÂN HÀNG TÊN ĐƯỜNG, PHỐ VÀ CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TUYÊN QUANG

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TUYÊN QUANG

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;

Căn cứ Nghị định số 91/2005/NĐ-CP ngày 11/7/2005 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng;

Căn cứ Thông tư số 36/2006/TT-BVHTT ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) hướng dẫn thực hiện một số điều của Quy chế đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng ban hành kèm theo Nghị định số 91/2005/NĐ-CP ngày 11/7/2005 của Chính phủ;

Căn cứ Kết luận số 1107-KL//TU ngày 08/11/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về Kết luận Hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy ngày 07/11/2022;

Căn cứ Thông báo số 01/TB-HĐ ngày 24/10/2022 của Hội đồng tư vấn tỉnh về đặt tên đường, phố và công trình công cộng trên địa bàn tỉnh;

Xét đề nghị của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tại Tờ trình số 200/TTr-SVHTTDL ngày 26/10/2022 về việc đặt tên đường, phố và công trình công cộng trên địa bàn thành phố Tuyên Quang và thị trấn các huyện: Na Hang, Hàm Yên, Yên S ơn.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này là danh mục tên đường, phố, công trình công cộng bổ sung vào Ngân hàng tên đường, phố và công trình công cộng trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang (Có danh mục kèm theo).

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Thành viên Hội đồng tư vấn tỉnh về đặt tên, đổi tên đường phố và công trình công cộng; Thủ trưởng các sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị cấp tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Bộ VHTT&DL; (Báo cáo)
- Thường trực Tỉnh ủy; (Báo cáo)
- Thường trực HĐND tỉnh; (Báo cáo)
- Đoàn ĐBQH tỉnh; (Báo cáo)
- Chủ tịch UBND tỉnh; (Báo cáo)
- Các PCT UBND tỉnh;
- Ban VHXH - HĐND tỉnh;
- Các Phó CVP UBND tỉnh;
- Như Điều 2; (thực hiện)
- Cổng TTĐT tỉnh;
- Phòng THVX; QHĐT&XD; KT;
- Lưu: VT, THVX (Ntg).

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH





Nguyễn Mạnh Tuấn

 

DANH MỤC

TÊN ĐƯỜNG, PHỐ, CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG BỔ SUNG VÀO NGÂN HÀNG TÊN ĐƯỜNG, PHỐ VÀ CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
(Kèm theo Quyết định số 620/QĐ-UBND ngày 09/11/2022 của UBND tỉnh)

I. Các sự kiện lịch sử, cách mạng tiêu biểu trong lịch sử Việt Nam

Stt

Tên sự kiện

Thời gian, địa điểm diễn ra sự kiện

Tóm tắt nội dung sự kiện

Tên đường, phố, công trình công cộng

1

Ngày 19/5

Ngày 19/5/1941, tại khu rừng Khuổi Nặm, thôn Pác Bó, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng thành lập Mặt trận Việt Minh

19/5/1890: Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, vị anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới.

19/5/1941: Ngày thành lập Mặt trận Việt Nam Độc lập Đồng minh. Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương, họp từ ngày 10 đến ngày 19/5/1941 tại khu rừng Khuổi Nặm, thôn Pác Bó, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng. Qua 10 ngày làm việc khẩn trương, chiều ngày 19/5/1941, Hội nghị bế mạc, quyết định: Chính thức thành lập Mặt trận Việt Nam Độc lập Đồng minh (tức Mặt trận Việt Minh), có nhiệm vụ đoàn kết tất cả các lực lượng yêu nước trong xã hội Việt Nam, không phân biệt giàu nghèo, nam nữ, địa vị xã hội ở cả nông thôn và thành thị trong cuộc đấu tranh vì độc lập dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương, tích cực chuẩn bị lực lượng mọi mặt đón thời cơ khởi nghĩa.

19/5

II. Các sự kiện, địa danh tiêu biểu của tỉnh Tuyên Quang

Stt

Tên sự kiện, địa danh

Tóm tắt nội dung sự kiện, địa danh

Tên đường, phố, công trình công cộng

1

Na Hang

Na Hang là huyện vùng cao, nằm ở phía Bắc của tỉnh Tuyên Quang, có tổng diện tích tự nhiên 863,54 km2, gồm 12 xã, thị trấn, 114 thôn, tổ dân phố, với 12 dân tộc sinh sống, kinh tế chủ yếu là sản xuất nông - lâm nghiệp và dịch vụ.

Trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, huyện Na Hang trở thành một trong những địa bàn trọng yếu, là nơi ở và làm việc của các bộ, ban, ngành, các cơ sở kháng chiến với những địa danh như: Cơ quan Ấn loát đặc biệt Trung ương thuộc Bộ Tài chính (xã Năng Khả), địa điểm sản xuất diêm tiêu (xã Năng Khả), xưởng quân giới ĐT86 (thị trấn Na Hang), địa điểm thành thành lập Châu Xuân Trường (xã Côn Lôn)....

Na Hang

2

Bắc Mục

Theo cuốn Địa danh và tài liệu lưu trữ về làng xã Bắc Kỳ và Danh mục các làng xã Bắc Kỳ của tác giả Ngô Vĩ Liên, năm 1927, huyện Hàm Yên có 4 tổng, 29 làng xã, trong đó làng Bắc Mục thuộc tổng Nhân Mục. Hiện nay, tổ dân phố Bắc Mục thuộc thị trấn Tân Yên, huyện Hàm Yên. Tên gọi Bắc Mục đã đi vào tiềm thức và được nhân dân quen gọi cho đến nay.

Bắc Mục

3

Hoóc Trai

Hoóc Trai là tên địa danh có từ thời xa xưa, đã đi vào tiềm thức và được nhân dân thị trấn Tân Yên, huyện Hàm Yên quen gọi cho đến ngày nay.

Hoóc Trai

4

Cống Đôi

Cống Đôi là tên địa danh có từ thời xa xưa, đã đi vào tiềm thức của nhân dân địa phương. Hiện nay, tổ dân phố Cống Đôi thuộc thị trấn Tân Yên, huyện Hàm Yên.

Cống Đôi

5

Đồng Bàng

Đồng Bàng là tên địa danh có từ thời xa xưa, đã đi vào tiềm thức của nhân dân địa phương. Hiện nay, tổ dân phố Đồng Bàng thuộc thị trấn Tân Yên, huyện Hàm Yên.

Đồng Bàng

6

Ngòi Giàng

Theo cuốn Địa chí Tuyên Quang thì Ngòi Giàng thuộc xã Pháp Cấm, tổng Nhân Mục. Tên gọi này từ xa xưa đã đi vào tiềm thức và đến nay vẫn được nhân dân thị trấn Tân Yên, huyện Hàm Yên quen gọi.

Ngòi Giàng

7

Thác Cấm

Được đặt theo tên của đình Thác Cấm, thuộc thị trấn Tân Yên, huyện Hàm Yên. Thời kỳ tiền khởi nghĩa và trong kháng chiến chống thực dân Pháp, đình là nơi hội họp quan trọng của chính quyền Việt Minh, nơi tổ chức các lớp bình dân học vụ, nơi đóng quân của bộ đội và dân công đi chiến dịch và là căn cứ địa an toàn của các cơ quan đầu não thuộc huyện Hàm Yên. Đình Thác Cấm còn là nơi sinh hoạt cộng đồng, đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của nhân dân địa phương.

Thác Cấm

8

Yên Sơn

Yên Sơn là một huyện thuộc tỉnh Tuyên Quang, có diện tích tự nhiên trên 106.773 ha; gồm 28 đơn vị hành chính (27 xã, 01 thị trấn); có 335 thôn, tổ dân phố (314 thôn, 21 tổ dân phố).

Trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, huyện Yên Sơn trở thành một trong những địa bàn trọng yếu của Thủ đô kháng chiến, là nơi ở và làm việc của các cơ quan Trung ương Đảng, Chính phủ, của Chủ tịch Hồ Chí Minh, các bộ, ban, ngành, các cơ sở kháng chiến. Những địa danh như: Khu ATK Kim Quan (xã Kim Quan), Khu di tích Cách mạng Lào (xã Mỹ Bằng), Chiến thắng km7 (xã Trung Môn), Chiến thắng Khe Lau (thị trấn Yên Sơn), Trường Nguyễn Ái Quốc (xã Tân Tiến)... sẽ mãi mãi đi vào lịch sử dân tộc.

Huyện Yên Sơn có 02 xã Kim Quan và xã Mỹ Bằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

Yên Sơn

9

Sông Lô

Sông Lô là tên con sông chảy qua địa phận tỉnh Tuyên Quang, đã được các nhà thơ, nhạc sỹ sáng tác thành những tác phẩm nổi tiếng. Là địa danh tên thôn, xóm thuộc phường An Tường, gắn với các thôn Sông Lô trước đây đã đi vào tiềm thức của người dân địa phương (các thôn Sông Lô 1, Sông Lô 9). Đặt tên đường Sông Lô muốn lưu giữ một địa danh có bề dầy về lịch sử, về người dân định cư, sinh sống, canh tác hai bên bờ Sông Lô.

Sông Lô

10

Viên Châu

Địa danh Viên Châu là tên xã có từ đầu thế kỷ XX thuộc tổng Đồng Yên, phủ Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang. Năm 1945 xã Viên Châu sáp nhập với xã Tình Húc, xóm Vạn Xuân, xóm Hòa Ha thành xã An Phú. Nay thuộc địa bàn phường An Tường. Tên Viên Châu đã đi vào tiềm thức của nhân dân, trước đây được đặt tên cho các thôn thuộc xã An Tường, thành phố Tuyên Quang.

Viên Châu

11

Cổng Trời

Cổng Trời là địa danh đã có từ lâu đời của người dân xã Tràng Đà. Cổng Trời nằm trên đỉnh núi Dùm, bên trong Cổng Trời có một thung lũng nhỏ xung quanh là các dãy núi và rừng phòng hộ; nơi đây bao quát toàn bộ thành phố Tuyên Quang. Xung quanh khu vực Cổng Trời trải dài tiếp giáp thôn Đồng Quán, xã Tân Long; thôn Đặng, xã Tân Tiến (huyện Yên Sơn) và xóm Dùm, phường Nông Tiến (thành phố Tuyên Quang). Cổng trời là địa danh đã đi sâu vào tiềm thức của nhân dân thành phố Tuyên Quang.

Cổng Trời

12

Phú Lâm

Xã Phú Lâm trước đây thuộc huyện Yên Sơn. Ngày 21/11/2019, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết 816/NQ-UBTVQH14 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thuộc tỉnh Tuyên Quang. Theo đó sáp nhập toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của xã Phú Lâm vào thành phố Tuyên Quang. Điều chỉnh 19,20 km² diện tích tự nhiên và 3.180 người của xã Phú Lâm vào xã Kim Phú. Thành lập phường Mỹ Lâm thuộc thành phố Tuyên Quang trên cơ sở toàn bộ 18,79 km² diện tích tự nhiên và 7.418 người còn lại của xã Phú Lâm. Tên xã Phú Lâm đã đi vào tiềm thức của nhân dân địa phương.

Phú Lâm

13

An Hòa

Là tên gọi quen thuộc của tuyến đường, đoạn dẫn cầu An Hòa trên địa bàn phường Đội Cấn, thành phố Tuyên Quang.

An Hòa

14

Kỳ Lãm

Kỳ Lãm là tên gọi quen thuộc từ xa xưa, được nhân dân xã Đội Cấn cũ (nay là phường Đội Cấn, thành phố Tuyên Quang) đặt cho tên đình Kỳ Lãm (tổ 8), hồ Kỳ Lãm (tổ 7). Hồ Kỳ Lãm có diện tích mặt nước 32,0 ha và là nguồn nước quan trọng phục vụ tưới tiêu trên diện tích lớn, trong tương lai có tiềm năng về phát triển du lịch của địa phương.

Kỳ Lãm

15

Hưng Kiều

Là địa danh quen thuộc gắn với nhân dân xã An Tường, đã đi vào tiềm thức của nhân dân địa phương, trước đây là các thôn Hưng Kiều 1, Hưng Kiều 2, Hưng Kiều 3, Hưng Kiều 4 (nay là tổ 3, tổ 4, tổ 5, tổ 6 phường An Tường, thành phố Tuyên Quang).

Hưng Kiều

16

Ngọc Kim

Là địa danh tên xóm thuộc xã Hưng Thành, thị xã Tuyên Quang (nay thuộc phường Hưng Thành, thành phố Tuyên Quang). Đây là tên gọi đã có từ lâu và đi vào tiềm thức của nhân dân địa phương.

Ngọc Kim

17

Pha Lô

Là địa danh có từ xa xưa gắn với bến phà Pha Lô và ngôi đền Pha Lô (là di tích đã được UBND tỉnh Tuyên Quang xếp hạng năm 2006) tại phường Nông Tiến, thành phố Tuyên Quang.

Pha Lô

18

Tân Bình

Là tên thị trấn cũ thuộc huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang. Ngày 21/11/2019, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết 816/NQ-UBTVQH14 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thuộc tỉnh Tuyên Quang. Theo đó, sáp nhập thị trấn Tân Bình và hai xã Phú Lâm, Kim Phú vào thành phố Tuyên Quang. Tên gọi Tân Bình đã có từ xa xưa và hiện nay vẫn được nhân dân địa phương quen gọi.

Tân Bình

19

An Phú

Năm 1945 xã Viên Châu sáp nhập với xã Tình Húc, xóm Vạn Xuân, xóm Hòa Ha thành xã An Phú. Vì thế tên An Phú là địa danh đã đi sâu vào tiềm thức của nhân dân thành phố Tuyên Quang.

An Phú

20

Trung Việt

Là địa danh quen gọi đã đi vào tiềm thức của nhân dân thôn Trung Việt 1, Trung Việt 2, xã An Tường (nay là tổ 9, phường An Tường, thành phố Tuyên Quang).

Trung Việt

21

Tuyên Quang

Tuyên Quang nằm ở phía bắc Việt Nam, có 07 đơn vị hành chính gồm thành phố Tuyên Quang và 6 huyện: Lâm Bình, Na Hang, Chiêm Hóa, Hàm Yên, Yên Sơn, Sơn Dương với diện tích 5.868 km² (đứng thứ 25 trên cả nước) và dân số 784.811 người (đứng thứ 53 trên cả nước).

Trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945 và trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Tuyên Quang là Thủ đô Khu giải phóng, Thủ đô kháng chiến, nơi diễn ra nhiều sự kiện lịch sử trọng đại, có ý nghĩa quyết định đối với vận mệnh dân tộc.

Tuyên Quang

 

 

 

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Quyết định 620/QĐ-UBND năm 2022 bổ sung tên đường, phố, công trình công cộng vào Ngân hàng tên đường, phố và công trình công cộng trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang

Số hiệu: 620/QĐ-UBND
Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Tuyên Quang
Người ký: Nguyễn Mạnh Tuấn
Ngày ban hành: 09/11/2022
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [1]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [1]
Văn bản được căn cứ - [4]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Quyết định 620/QĐ-UBND năm 2022 bổ sung tên đường, phố, công trình công cộng vào Ngân hàng tên đường, phố và công trình công cộng trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang

Văn bản liên quan cùng nội dung - [8]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…