Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

BỘ XÂY DỰNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 590/QĐ-BXD

Hà Nội, ngày 13 tháng 05 năm 2025

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH CHI TIẾT PHÁT TRIỂN VÙNG ĐẤT, VÙNG NƯỚC CẢNG BIỂN SÓC TRĂNG THỜI KỲ 2021-2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050

BỘ TRƯỞNG BỘ XÂY DỰNG

Căn cứ Bộ luật Hàng hải Việt Nam ngày 25 tháng 11 năm 2015;

Căn cứ Luật Quy hoạch ngày 24 tháng 11 năm 2017;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch ngày 20 tháng 11 năm 2018;

Căn cứ các Nghị định của Chính phủ: số 37/2019/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2019 quy định chi tiết một số điều của Luật Quy hoạch; số 56/2019/NĐ-CP ngày 24 tháng 6 năm 2019 quy định chi tiết thi hành một số điều liên quan đến lĩnh vực giao thông vận tải trong Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch và số 58/2023/NĐ-CP ngày 12 tháng 8 năm 2023 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 37/2019/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2019;

Căn cứ Quyết định số 1579/QĐ-TTg ngày 22 tháng 9 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050;

Căn cứ Quyết định số 442/QĐ-TTg ngày 22 tháng 5 năm 2024 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050;

Căn cứ Quyết định số 140/QĐ-TTg ngày 16 tháng 01 năm 2025 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển, bến cảng, cầu cảng, bến phao, khu nước, vùng nước thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050;

Xét tờ trình số 1166/TTr-CHHĐTVN ngày 25 tháng 4 năm 2025 của Cục Hàng hải và Đường thủy Việt Nam trình phê duyệt Quy hoạch chi tiết phát triển vùng đất, vùng nước cảng biển Sóc Trăng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050;

Theo đề nghị của Thường trực Hội đồng thẩm định và Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính.

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch chi tiết phát triển vùng đất, vùng nước cảng biển Sóc Trăng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 với những nội dung chủ yếu sau:

I. MỤC TIÊU VÀ NỘI DUNG QUY HOẠCH

Cảng biển Sóc Trăng gồm các khu bến: Kế Sách, Đại Ngãi, Trần Đề và các bến phao, khu neo đậu, khu chuyển tải, khu tránh, trú bão.

1. Mục tiêu

a) Mục tiêu đến năm 2030

- Về hàng hóa và hành khách thông qua: hàng hóa từ 30,7 triệu tấn đến 41,2 triệu tấn (trong đó hàng container từ 0,97 triệu TEU đến 1,36 triệu TEU); hành khách từ 522,1 nghìn lượt khách đến 566,3 nghìn lượt khách.

- Về kết cấu hạ tầng: có tổng số 06 bến cảng gồm từ 16 cầu cảng đến 18 cầu cảng với tổng chiều dài từ 2.693 m đến 3.493 m (chưa bao gồm các bến cảng khác).

- Xác định phạm vi vùng đất, vùng nước phù hợp với quy mô bến cảng và đáp ứng nhu cầu thông qua hàng hóa.

b) Tầm nhìn đến năm 2050

- Về hàng hóa và hành khách thông qua: hàng hóa với tốc độ tăng trưởng bình quân khoảng từ 5,5 %/năm đến 6,1 %/năm; hành khách với tốc độ tăng trưởng bình quân khoảng từ 1,1 %/năm đến 1,25 %/năm.

- Về kết cấu hạ tầng: tiếp tục phát triển các bến cảng mới đáp ứng nhu cầu thông qua hàng hóa, trong đó hình thành cảng cửa ngõ khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

2. Nội dung quy hoạch

a) Phạm vi, chức năng, cỡ tàu tại các khu bến tuân thủ theo Quyết định số 1579/QĐ-TTg ngày 22 tháng 9 năm 2021 và Quyết định số 442/QĐ-TTg ngày 22 tháng 5 năm 2024 của Thủ tướng Chính phủ.

b) Quy hoạch các khu bến cảng

(1) Quy hoạch đến năm 2030

- Khu bến Đại Ngãi

+ Về hàng hóa thông qua: từ 3,2 triệu tấn đến 3,8 triệu tấn.

+ Quy mô các bến cảng: 01 bến cảng gồm 06 cầu cảng với tổng chiều dài 630m, cụ thể như sau:

. Bến cảng phục vụ Nhà máy nhiệt điện Long Phú 1: 06 cầu cảng hàng rời, hàng lỏng với tổng chiều dài 630 m, tiếp nhận tàu trọng tải đến 10.000 tấn đầy tải và 20.00 tấn giảm tải, đáp ứng nhu cầu thông qua hàng hóa từ 3,2 triệu tấn đến 3,8 triệu tấn.

- Khu bến Kế Sách

+ Về hàng hóa thông qua: từ 1,9 triệu tấn đến 3,7 triệu tấn.

+ Quy mô các bến cảng: có tổng số 02 bến cảng gồm 04 cầu cảng với tổng chiều dài 920m, cụ thể như sau:

. Bến cảng tổng hợp Cái Côn: 02 cầu cảng tổng hợp và 01 cầu cảng chuyên dùng xi măng với tổng chiều dài 740 m, tiếp nhận tàu trọng tải đến 20.000 tấn, đáp ứng nhu cầu thông qua hàng hóa từ 1,6 triệu tấn đến 3,4 triệu tấn.

. Bến cảng xăng dầu Mỹ Hưng: 01 cầu cảng hàng lỏng/khí dài 180 m, tiếp nhận tàu trọng tải đến 15.000 tấn, đáp ứng nhu cầu thông qua hàng hóa 0,3 triệu tấn.

- Khu bến Trần Đề

+ Về hàng hóa và hành khách thông qua: các bến trong sông Hậu phía hạ lưu cầu Đại Ngãi hàng hóa từ 1,0 triệu tấn đến 1,1 triệu tấn, hành khách từ 522,1 nghìn đến 566,3 nghìn lượt khách; Bến cảng ngoài khơi cửa Trần Đề hàng hóa từ 24,6 triệu tấn đến 32,5 triệu tấn.

+ Quy mô các bến cảng: các bến trong sông Hậu phía hạ lưu cầu Đại Ngãi có 02 bến cảng gồm 04 cầu cảng với tổng chiều dài 343 m; Bến cảng ngoài khơi cửa Trần Đề có 01 bến cảng gồm từ 02 cầu cảng đến 04 cầu cảng với tổng chiều dài từ 800 m đến 1.600 m (chưa bao gồm cầu cảng chuyển tiếp phía bờ tại cửa Trần Đề), cụ thể:

. Bến cảng phục vụ Khu công nghiệp Trần Đề: 02 cầu cảng tổng hợp, hàng rời với tổng chiều dài 260 m, tiếp nhận tàu trọng tải đến 2.000 tấn, cỡ sà lan, phương tiện thủy trọng tải đến 5.000 tấn phù hợp với tĩnh không công trình vượt sông, đáp ứng nhu cầu thông qua hàng hóa từ 1 triệu tấn đến 1,1 triệu tấn.

. Bến cảng Superdong Trần Đề - Sóc Trăng: 02 cầu cảng hành khách với tổng chiều dài 83 m, tiếp nhận tàu cao tốc trọng tải đến 200 tấn, phà biển trọng tải đến 500 tấn, đáp ứng nhu cầu thông qua hành khách từ 522,1 nghìn lượt khách đến 566,3 nghìn lượt khách.

. Bến cảng ngoài khơi cửa Trần Đề: từ 02 cầu cảng đến 04 cầu cảng tổng hợp, container, hàng rời với tổng chiều dài từ 800 m đến 1.600 m, tiếp nhận tàu tổng hợp, container trọng tải đến 100.000 tấn, tàu hàng rời trọng tải đến 160.000 tấn đáp ứng nhu cầu thông qua hàng hóa từ 24,6 triệu tấn đến 32,5 triệu tấn. Đầu tư các cầu cảng tiếp chuyển phía bờ tại Trần Đề có quy mô và tiến trình đầu tư phù hợp với quy mô đầu tư bến cảng ngoài khơi cửa Trần Đề theo quy hoạch nhằm hỗ trợ hoạt động khai thác cảng.

- Các bến phao, khu neo đậu, khu chuyển tải, khu tránh, trú bão tại khu vực Định An, Trần Đề, Đại Ngãi, Kế Sách và khu vực khác có đủ điều kiện.

(2) Tầm nhìn đến năm 2050

Tiếp tục phát triển các bến cảng mới đáp ứng nhu cầu thông qua hàng hóa với tốc độ tăng trưởng bình quân khoảng từ 5,5%/năm đến 6,1%/năm. Bến cảng ngoài khơi Trần Đề có quy mô dự kiến phát triển khoảng 14 cầu cảng đáp ứng nhu cầu tăng trưởng hàng hóa.

c) Quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng hàng hải

Kết cấu hạ tầng hàng hải công cộng duy trì chuẩn tắc luồng hiện hữu. Trường hợp huy động nguồn xã hội hoá, cho phép đầu tư luồng hàng hải phù hợp với quy mô quy hoạch bến cảng. Quy hoạch kết cấu hạ tầng phục vụ công tác bảo đảm an toàn hàng hải và quản lý nhà nước chuyên ngành hàng hải tại khu vực cảng biển

d) Định hướng quy hoạch hạ tầng giao thông kết nối

Triển khai kết nối đường bộ, đường thủy nội địa và ven biển theo quy hoạch được duyệt.

đ) Các bến cảng khác

- Bến cảng khác gồm: bến du thuyền phục vụ du lịch; bến cảng phục vụ các cơ quan quản lý nhà nước, nghiên cứu, huấn luyện, đào tạo, cung cấp dịch vụ hàng hải; các bến cảng, cầu cảng gắn liền với các khu bến chính đảm nhận vai trò hỗ trợ thu gom và giải tỏa hàng hóa bằng đường thủy.

- Các bến cảng phục vụ trực tiếp cho các cơ sở công nghiệp phát triển mới theo quy hoạch tỉnh Sóc Trăng sẽ được Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định cập nhật vào Quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển sau khi có các kết quả nghiên cứu, đề xuất cụ thể về việc đầu tư dự án và quy mô, lộ trình chi tiết các cầu, bến cảng phục vụ dự án.

e) Định hướng quy hoạch các khu chức năng khác

- Cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành hàng hải: theo lộ trình đầu tư phù hợp với kế hoạch đầu tư công trung hạn các giai đoạn.

- Vùng đón trả hoa tiêu, kiểm dịch: tại khu vực ngoài khơi cửa Trần Đề.

- Các khu vực, địa điểm tiếp nhận chất nạo vét: theo quy hoạch tỉnh Sóc Trăng, các quy hoạch có liên quan và các khu vực, địa điểm được Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng chấp thuận, công bố.

(Chi tiết tại các Phụ lục kèm theo Quyết định này).

II. NHU CẦU SỬ DỤNG ĐẤT VÀ MẶT NƯỚC

- Tổng nhu cầu sử dụng đất theo quy hoạch đến năm 2030 khoảng 1.331 ha (chưa bao gồm các khu vực phát triển các khu công nghiệp, logistics… gắn liền với cảng).

- Tổng nhu cầu sử dụng mặt nước theo quy hoạch đến năm 2030 khoảng 148.486 ha (đã bao gồm diện tích vùng nước khác trong phạm vi quản lý không bố trí công trình hàng hải).

III. NHU CẦU VỐN ĐẦU TƯ

Nhu cầu vốn đầu tư hệ thống cảng biển Sóc Trăng đến năm 2030 khoảng 61.513 tỷ đồng gồm vốn đầu tư cho hạ tầng hàng hải công cộng khoảng 19.607 tỷ đồng và nhu cầu vốn đầu tư cho bến cảng khoảng 41.906 tỷ đồng (chỉ bao gồm các bến cảng kinh doanh dịch vụ xếp dỡ hàng hóa).

IV. CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN ĐẦU TƯ

1. Kết cấu hạ tầng hàng hải công cộng

Đầu tư xây dựng hạ tầng công cộng bến cảng ngoài khơi cửa Trần Đề (luồng tàu, đê chắn sóng, cầu vượt biển) đồng bộ với quy mô, lộ trình đầu tư các bến cảng, lộ trình đầu tư tùy thuộc vào nguồn lực và nhu cầu; đầu tư các kết cấu hạ tầng phục vụ công tác bảo đảm an toàn hàng hải như: khu neo đậu tránh, trú bão, đài thông tin duyên hải, hệ thống giám sát và điều phối giao thông hàng hải (VTS); đầu tư xây dựng bến công vụ, cơ sở vật chất phục vụ nhiệm vụ quản lý nhà nước chuyên ngành.

2. Bến cảng biển

Đầu tư bến cảng phục vụ Nhà máy nhiệt điện Long Phú 1, kêu gọi đầu tư các bến cảng tại khu bến ngoài khơi cửa Trần Đề.

V. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN QUY HOẠCH

Thực hiện các giải pháp quy hoạch theo Quyết định số 1579/QĐ-TTg ngày 22 tháng 9 năm 2021 và số 140/QĐ-TTg ngày 16 tháng 01 năm 2025 trong đó tập trung thực hiện các giải pháp sau:

1. Giải pháp về cơ chế, chính sách

- Khuyến khích đầu tư các bến cảng phục vụ chung tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp để nâng cao hiệu quả đầu tư bến cảng, quỹ đất, mặt nước.

- Tạo điều kiện bố trí cơ sở làm việc của các cơ quan quản lý nhà nước, nghiên cứu, huấn luyện, đào tạo, cung cấp dịch vụ hàng hải tại các bến cảng mới; tăng cường công tác quản lý Nhà nước trong quá trình thực hiện quy hoạch, đảm bảo sự phối hợp, gắn kết đồng bộ với quy hoạch phát triển mạng lưới giao thông khu vực, quy hoạch xây dựng và quy hoạch chung phát triển kinh tế - xã hội của địa phương có cảng biển.

- Tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện các chính sách về giá, phí tại cảng biển để nâng cao hiệu quả đầu tư cảng biển, tăng tính hấp dẫn đối với các hãng tàu.

2. Giải pháp về huy động vốn đầu tư

- Tiếp tục hoàn thiện cơ chế và các điều kiện để huy động đa dạng các nguồn lực trong và ngoài nước tham gia đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng cảng biển theo quy hoạch và thể chế hóa các giải pháp về phân cấp, phân quyền huy động nguồn lực; khai thác nguồn lực từ quỹ đất, mặt nước, nguồn thu từ cho thuê khai thác kết cấu hạ tầng bến cảng đầu tư từ nguồn ngân sách.

- Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển, khai thác cảng biển; tiếp tục đẩy mạnh xã hội hóa đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng cảng biển. Tăng cường vai trò của doanh nghiệp trong việc chia sẻ trách nhiệm đầu tư, bảo trì kết cấu hạ tầng công cộng tại cảng biển như một phần trong dự án đầu tư khai thác cảng biển của doanh nghiệp.

3. Giải pháp về môi trường, khoa học và công nghệ

- Khuyến khích Nhà đầu tư khai thác cảng ứng dụng khoa học công nghệ, kỹ thuật hiện đại, công nghệ số và chuyển đổi số trong xây dựng, quản lý, khai thác hệ thống cảng biển; đẩy mạnh chuyển đổi phương tiện, trang thiết bị sử dụng điện, năng lượng xanh hoặc có các biện pháp tương đương tại các cảng đầu tư mới, đầu tư bổ sung và cảng hiện hữu đáp ứng các tiêu chí cảng xanh, cảng biển thông minh.

- Xây dựng các cơ chế ưu đãi đầu tư đối với các doanh nghiệp cảng xanh, cảng biển thông minh, đồng thời đưa tiêu chí cảng xanh là một trong các tiêu chí để cấp có thẩm quyền xem xét lựa chọn nhà đầu tư.

- Ưu tiên đầu tư, phát triển, sử dụng hiệu quả hệ thống công nghệ thông tin cơ chế một cửa quốc gia.

4. Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực

Đào tạo, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt trong công tác quản lý, khai thác hạ tầng cảng biển; nghiên cứu thực hiện cơ chế đặt hàng đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực ở các lĩnh vực liên quan đến quản lý và khai thác cảng.

5. Giải pháp về hợp tác quốc tế

- Tăng cường xúc tiến đầu tư trong và ngoài nước thông qua các chính sách ưu đãi, tạo thuận lợi cho hoạt động đầu tư, kinh doanh.

- Thực hiện các điều ước, thỏa thuận khu vực và quốc tế về biển mà Việt Nam là thành viên; nghiên cứu tham gia các điều ước quốc tế liên quan.

- Tăng cường hợp tác, tranh thủ sự hỗ trợ của các đối tác, các tổ chức quốc tế nhằm phát triển nguồn nhân lực, bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu.

6. Giải pháp về tổ chức thực hiện và giám sát thực hiện quy hoạch

- Tăng cường công tác phối hợp, kiểm tra, giám sát tổ chức thực hiện quy hoạch bảo đảm các cảng biển được đầu tư, khai thác theo đúng công năng, quy mô, lộ trình quy hoạch được duyệt; bảo đảm đồng bộ giữa cảng biển và các hạ tầng liên quan. Định kỳ tổ chức hội nghị cảng biển để giải quyết các vấn đề liên quan.

- Các bến cảng hiện hữu được phép cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới phù hợp với quy mô, công năng, cỡ tàu đã được quy định trong Quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển, bến cảng, cầu cảng, bến phao, khu nước, vùng nước thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

- Cỡ tàu theo quy hoạch (tấn trọng tải) để làm cơ sở đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng cảng biển, không là cơ sở để không cho phép tàu có trọng tải lớn hơn hành hải trên luồng và ra, vào cảng. Các tàu có trọng tải lớn hơn nhưng có thông số kỹ thuật khác phù hợp với khả năng tiếp nhận của cầu cảng, phù hợp chuẩn tắc kỹ thuật của luồng tàu (bề rộng, chiều sâu, tĩnh không...), đảm bảo điều kiện an toàn có thể được xem xét cho phép vào cảng theo quy định của pháp luật.

- Tăng cường kết nối hệ thống cảng cạn, trung tâm phân phối hàng hóa, dịch vụ hậu cần sau cảng và dịch vụ logistics để hỗ trợ cho hoạt động cảng biển. Liên kết giữa các doanh nghiệp cảng biển, hãng tàu và công ty logistics trên địa bàn với các nhà khai thác cảng cạn, kho bãi, nhà cung cấp dịch vụ vận tải tạo thành chuỗi dịch vụ, hướng đến hình thành “hệ sinh thái logistics” hỗ trợ chủ hàng từ vận chuyển, lưu trữ đến phân phối sản phẩm.

- Xây dựng kho dữ liệu tập trung, xây dựng nền tảng công nghệ thông tin khai thác dữ liệu dùng chung phục vụ cho công tác quản lý nhà nước và khai thác cảng.

- Thiết lập bản đồ số hóa hệ thống cảng biển phục vụ công tác thống kê, tra cứu, quy hoạch và tối ưu hóa tiến trình phát triển cảng biển Sóc Trăng.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Cục Hàng hải và Đường thủy Việt Nam

- Chủ trì, phối hợp với Sở, ban, ngành của tỉnh Sóc Trăng: công bố, kiểm tra, giám sát quy hoạch và thực hiện chức năng quản lý chuyên ngành hàng hải tại cảng biển Sóc Trăng theo thẩm quyền; tham mưu cho Bộ Xây dựng hoặc xử lý theo thẩm quyền nội dung có liên quan về dự án xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp, mở rộng cầu cảng, bến cảng, giao thông kết nối.

- Nghiên cứu, đề xuất Bộ Xây dựng xem xét, quyết định việc cập nhật, bổ sung, điều chỉnh quy mô, chức năng, tiến độ thực hiện các cầu, bến cảng.

- Nghiên cứu, đề xuất sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật quy định về quản lý, khai thác và các giải pháp quản lý, khai thác các bến cảng thuộc cảng biển Sóc Trăng.

- Thường xuyên phối hợp với chính quyền địa phương và các cơ quan liên quan, tổ chức kiểm tra tình hình thực hiện quy hoạch phát triển cảng biển, đề xuất xử lý các dự án không tuân thủ quy hoạch.

- Hướng dẫn, giám sát các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cảng biển thực hiện kế hoạch phát triển phù hợp với quy hoạch được duyệt; đáp ứng yêu cầu về phát triển bền vững, bảo vệ môi trường, sinh thái, thích ứng với biến đổi khí hậu và nước biển dâng và các quy định khác có liên quan của pháp luật.

2. Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng

- Chỉ đạo việc cập nhật các quy hoạch của địa phương phù hợp quy hoạch chi tiết cảng biển được duyệt; quản lý, bố trí quỹ đất theo quy định của pháp luật về đất đai đảm bảo phát triển đồng bộ cảng và hạ tầng kết nối với cảng, khu dịch vụ hậu cảng, dịch vụ hàng hải đảm bảo điều kiện hoạt động thuận lợi cho các cầu, bến cảng.

- Chỉ đạo cơ quan chức năng phối hợp chặt chẽ với Cục Hàng hải và Đường thủy Việt Nam trong quá trình xây dựng, điều chỉnh các quy hoạch, kế hoạch, các dự án trên địa bàn địa phương bảo đảm thống nhất, đồng bộ với quy hoạch cảng biển và các định hướng phát triển giao thông kết nối cảng biển trong quy hoạch.

- Chỉ đạo các cơ quan chức năng phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, đơn vị xây dựng, môi trường, quốc phòng, an ninh để giải quyết các vấn đề có liên quan theo quy định trong quá trình chấp thuận, cấp phép đầu tư bến cảng, cầu cảng.

- Chủ trì quy định, công bố danh mục khu vực, địa điểm tiếp nhận chất nạo vét, nhận chìm chất nạo vét từ hoạt động nạo vét trong vùng nước cảng biển Sóc Trăng theo quy định.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký ban hành.

Điều 4. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ; các Vụ trưởng; Cục trưởng Cục Hàng hải và Đường thủy Việt Nam và Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Thủ tướng Chính phủ (để b/c);
- Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà (để b/c);
- Bộ trưởng (để b/c);
- Các Thứ trưởng;
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ: Công an, Quốc phòng, Tài chính, Công Thương, Nông nghiệp và Môi trường;
- UBND tỉnh Sóc Trăng;
- Các Cục, Vụ thuộc Bộ Xây dựng;
- Cổng TTĐT Bộ Xây dựng;
- Lưu VT, KHTC (Thành).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Xuân Sang


PHỤ LỤC 01:

DỰ BÁO HÀNG HÓA THÔNG QUA CẢNG BIỂN SÓC TRĂNG ĐẾN NĂM 2030
(Phụ lục kèm theo Quyết định số 590/QĐ-BXD ngày 13 tháng 05 năm 2025 của Bộ Xây dựng)

Đơn vị: triệu tấn

TT

Tên cảng, bến cảng

Kịch bản thấp

Kịch bản cao

Tổng cộng

Hàng container

Hàng tổng hợp, rời

Hàng lỏng/khí

Tổng cộng

Hàng container

Hàng tổng hợp, rời

Hàng lỏng/khí

 

CẢNG BIỂN SÓC TRĂNG

30,65

11,6

18,55

0,5

41,16

16,33

24,33

0,5

I

KHU BẾN ĐẠI NGÃI

3,2

 

3,0

0,2

3,8

 

3,6

0,2

1

Bến cảng phục vụ Nhà máy nhiệt điện Long Phú 1

3,2

 

3,0

0,2

3,8

 

3,6

0,2

II

KHU BẾN KẾ SÁCH

1,88

 

1,58

0,3

3,73

 

3,43

0,3

1

Bến cảng tổng hợp Cái Côn

1,58

 

1,58

 

3,43

 

3,43

 

2

Bến cảng xăng dầu Mỹ Hưng

0,3

 

 

0,3

0,3

 

 

0,3

III

KHU BẾN TRẦN ĐỀ

25,57

11,6

13,97

 

33,63

16,33

17,3

 

1

Bến cảng phục vụ Khu công nghiệp Trần Đề

0,97

 

0,97

 

1,1

 

1,1

 

2

Bến cảng ngoài khơi cửa Trần Đề

24,6

11,6

13,0

 

32,53

16,33

16,2

 

 

PHỤ LỤC 02:

DỰ BÁO HÀNH KHÁCH THÔNG QUA CẢNG BIỂN SÓC TRĂNG ĐẾN NĂM 2030
(Phụ lục kèm theo Quyết định số 590/QĐ-BXD ngày 13 tháng 05 năm 2025 của Bộ Xây dựng)

Đơn vị: nghìn lượt

TT

Cảng biển

Kịch bản thấp

Kịch bản cao

Tổng

Khách quốc tế

Khách nội địa

Tổng

Khách quốc tế

Khách nội địa

 

SÓC TRĂNG

522,1

 

522,1

566,3

 

566,3

 

Khu bến Trần Đề

522,1

 

522,1

566,3

 

566,3

-

Bến cảng Superdong Trần Đề - Sóc Trăng

522,1

 

522,1

566,3

 

566,3

 

PHỤ LỤC 03:

DANH MỤC QUY HOẠCH CHI TIẾT CẢNG BIỂN SÓC TRĂNG ĐẾN NĂM 2030
(Phụ lục kèm theo Quyết định số 590/QĐ-BXD ngày 13 tháng 05 năm 2025 của Bộ Xây dựng)

TT

Tên cảng, bến cảng

Hiện trạng

Công năng, phân loại

Quy hoạch đến năm 2030 (đã bao gồm các bến cảng hiện trạng)

Số lượng cầu cảng/ Chiều dài (m)

Cỡ tàu (Tấn)

Số lượng cầu cảng / Chiều dài

Cỡ tàu (Tấn)

Công suất (Tr.Tấn)

Diện tích vùng đất (ha)

Diện tích vùng nước (ha)

Ghi chú

KB thấp ÷ KB cao

CẢNG BIỂN SÓC TRĂNG

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-

Bến cảng, cầu cảng chính

2 / 328

 

 

16 / 2.693 ÷ 18 / 3.493

 

23,2 ÷ 45,5

373

596

 

-

Bến cảng, cầu cảng khác

 

 

 

20 / 2.000 ÷ 20 / 2.000

 

10,0 ÷ 15,0

958

8

 

I

KHU BẾN ĐẠI NGÃI

 

 

 

6 / 630 ÷ 6 / 630

 

3,5 ÷ 4,0

187

12

 

-

Bến cảng hàng rời, hàng lỏng

 

 

 

6 / 630 ÷ 6 / 630

 

3,5 ÷ 4,0

187

12

 

1

Bến cảng phục vụ Nhà máy nhiệt điện Long Phú 1

 

 

TH, LK (*)

6 / 630 ÷ 6 / 630

10.000 đầy tải, 20.000 giảm tải

3,5 ÷ 4,0

187

12

 

2

Bến cảng khác: phục vụ Cụm công nghiệp Long Đức 1, 2, 3, Khu công nghiệp Đại Ngãi phát triển khi có điều kiện.

II

KHU BẾN KẾ SÁCH

1 / 290

 

 

4 / 920 ÷ 4 / 920

 

3,5 ÷ 5,0

26

7

 

-

Bến cảng tổng hợp, rời

1 / 290

 

 

3 / 740 ÷ 3 / 740

 

3,0 ÷ 4,0

23

6

 

-

Bến cảng lỏng/khí

- / -

 

 

1 / 180 ÷ 1 / 180

 

0,5 ÷ 1,0

3

1

 

1

Bến cảng tổng hợp Cái Côn

1 / 290

 

 

3 / 740 ÷ 3 / 740

20.000

3,0 ÷ 4,0

23

6

 

-

Cầu cảng số 1

1 / 290

20.000 giảm tải

TH (*)

1 / 290 ÷ 1 / 290

20.000

3,0 ÷ 4,0

23

6

Chuyên dùng xi măng

-

Cầu cảng số 2, 3

 

 

TH

2 / 450 ÷ 2 / 450

 

2

Bến cảng xăng dầu Mỹ Hưng

 

 

LK (*)

1 / 180 ÷ 1 / 180

15.000

0,5 ÷ 1,0

3

1

 

3

Bến cảng khác: phục vụ Khu công nghiệp Sông Hậu, Cụm công nghiệp An Lạc Thôn 1, Cụm công nghiệp An Lạc Thôn 2 phát triển khi có điều kiện.

III

KHU BẾN TRẦN ĐỀ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-

Bến cảng, cầu cảng chính

1 / 38

 

 

6 / 1.143 ÷ 8 / 1.943

 

16,2 ÷ 36,5

160

577

 

+

Bến cảng container, tổng hợp, hàng rời

 

 

 

4 / 1.060 ÷ 6 / 1.860

 

16,2 ÷ 36,5

152

575

 

+

Bến cảng khách

1 / 38

 

 

2 / 83 ÷ 2 / 83

 

- ÷ -

8

2

 

-

Bến cảng, cầu cảng khác

 

 

 

20 / 2.000 ÷ 20 / 2.000

 

10 ÷ 15

958

8

 

III.1

Các bến trong sông Hậu phía hạ lưu cầu Đại Ngãi

1 / 38

 

 

4 / 343 ÷ 4 / 343

 

1,2 ÷ 1,5

18

3

 

 

Bến cảng tổng hợp, hàng rời

 

 

 

2 / 260 ÷ 2 / 260

 

1,2 ÷ 1,5

10

1

 

 

Bến cảng khách

1 / 38

 

 

2 / 83 ÷ 2 / 83

 

- ÷ -

8

2

 

1

Bến cảng phục vụ Khu công nghiệp Trần Đề

 

 

TH

2 / 260 ÷ 2 / 260

Tàu 2.000; sà lan, phương tiện thủy đến 5.000

1,2 ÷ 1,5

10

1

Phù hợp với tĩnh không công trình vượt sông.

2

Bến cảng Superdong Trần Đề - Sóc Trăng

1 / 38

 

HK (*)

2 / 83 ÷ 2 / 83

500

- ÷ -

8

2

 

3

Bến cảng khác: phục vụ Khu công nghiệp Trần Đề 2 phát triển khi có điều kiện.

III.2

Bến cảng ngoài khơi Trần Đề

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-

Bến cảng, cầu cảng chính

 

 

TH, Cont.

2 / 800 ÷ 4 / 1.600

 

15 ÷ 35

142

574

 

-

Bến cảng, cầu cảng khác

 

 

CK

20 / 2.000 ÷ 20 / 2.000

 

10 ÷ 15

958

8

 

1

Bến cảng ngoài khơi Trần Đề

 

 

TH, Cont.

2 / 800 ÷ 4 / 1.600

100.000 - 160.000 hoặc lớn hơn khi đủ điều kiện

15 ÷ 35

142

574

 

2

Bến cảng khác

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-

Bến cảng tiếp chuyển phía bờ tại cửa Trần Đề

 

 

CK

20 / 2.000 ÷ 20 / 2.000

5.000

10 ÷ 15

958

8

Khai thác hàng TH, Cont. Quy mô và tiến trình đầu tư phù hợp với quy mô đầu tư bến cảng ngoài khơi Trần Đề.

IV

CÁC BẾN PHAO, KHU NEO ĐẬU, KHU CHUYỂN TẢI, KHU TRÁNH, TRÚ BÃO: khu vực Định An, Trần Đề, Đại Ngãi, Kế Sách và khu vực khác có đủ điều kiện.

Ghi chú:

- Phạm vi vùng đất, vùng nước được xác định theo quy hoạch tỉnh Sóc Trăng, chi tiết vị trí, tọa độ diện tích của từng cầu cảng, bến cảng sẽ xác định cụ thể trong bước chuẩn bị đầu tư.

- Ký hiệu:

+ TH: tổng hợp, rời;

+ LK: lỏng/khí;

+ (*): không kinh doanh xếp dỡ.

+ Cont.: container;

+ HK: khách;

 

 

PHỤ LỤC 04:

THÔNG SỐ QUY HOẠCH LUỒNG TÀU CẢNG BIỂN SÓC TRĂNG ĐẾN NĂM 2030
(Phụ lục kèm theo Quyết định số 590/QĐ-BXD ngày 13 tháng 05 năm 2025 của Bộ Xây dựng)

TT

Tên tuyến luồng, đoạn luồng hàng hải

Hiện trạng

Quy hoạch đến 2030

Chiều dài (km)

Bề rộng (m)

Cao độ đáy (m)

Chiều dài (km)

Bề rộng (m)

Cao độ đáy (m)

Cỡ tàu (tấn)

I

LUỒNG CHO TÀU BIỂN TRỌNG TẢI LỚN VÀO SÔNG HẬU

52,6

 

 

52,6

 

 

 

-

Đoạn 1: Đoạn luồng biển

7,7

85 - 150

-6,5

7,7

85 - 150

-6,5

20.000 giảm tải

-

Đoạn 2: Đoạn kênh Tắt

8,7

85

-6,5

8,7

85,0

-6,5

20.000 giảm tải

-

Đoạn 3: Đoạn luồng kênh Quan Chánh Bố

20,0

85

-6,5

20,0

85,0

-6,5

20.000 giảm tải

-

Đoạn 4: Đoạn luồng sông Hậu

16,2

95

-6,5

16,2

95,0

-6,5

20.000 giảm tải

II

LUỒNG ĐỊNH AN - CẦN THƠ

90,3

 

 

90,3

 

 

 

-

Đoạn cửa Định An (từ phao số “0” đến phao số “14”)

15,9

100

-4,0

15,9

100,0

-4,0

5.000

-

Đoạn từ phao “14” đến cảng biển Sóc Trăng

74,4

200

Tự nhiên

74,4

200,0

Tự nhiên

20.000 giảm tải

 

Nghiên cứu đầu tư cho tàu trọng tải từ 10.000 tấn trở lên bằng nguồn xã hội hóa.

III

LUỒNG TRẦN ĐỀ

68,9

 

 

68,9

 

 

 

-

Đoạn từ phao số “0” (cửa Trần Đề) đến phao số “17” (khu vực thượng lưu Bến cảng Biên phòng Trần Đề).

31,0

130

-2,8

31,0

130

-2,8

Tàu 2.000 tấn, sà lan, phương tiện thủy đến 5.000 tấn phù hợp tĩnh không công trình vượt sông.

-

Đoạn từ phao số “17” đến phao số “25” (khu vực cầu Đại Ngãi).

20,2

130

Tự nhiên

20,2

130

Tự nhiên

-

Đoạn từ khu vực cầu Đại Ngãi kết nối thẳng ra Luồng hàng hải Định An - Sông Hậu (từ phao số “25” đến khu vực phao số “45” Luồng hàng hải Định An - Sông Hậu).

11,9

200

Tự nhiên

11,9

200

Tự nhiên

20.000 giảm tải

-

Đoạn luồng nhánh từ thượng lưu rạch Kinh Đào - Cù Lao Dung khoảng 950m (khu vực phao số “29”) đến Vàm Nhơn Mỹ nối vào Luồng hàng hải Định An - Cần Thơ (tại khu vực phao số “53” Luồng hàng hải Định An - Cần Thơ).

5,8

130

Tự nhiên

5,8

130

Tự nhiên

2.000

III

LUỒNG VÀO BẾN CẢNG NGOÀI KHƠI TRẦN ĐỀ

 

 

 

4,5

180

-14,0

100.000- 160.000

Ghi chú: Thông số cụ thể của các tuyến luồng sẽ được xác định trong bước nghiên cứu dự án.

 

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Quyết định 590/QĐ-BXD năm 2025 phê duyệt Quy hoạch chi tiết phát triển vùng đất, vùng nước cảng biển Sóc Trăng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành

Số hiệu: 590/QĐ-BXD
Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Bộ Xây dựng
Người ký: Nguyễn Xuân Sang
Ngày ban hành: 13/05/2025
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [0]
Văn bản được căn cứ - [9]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Quyết định 590/QĐ-BXD năm 2025 phê duyệt Quy hoạch chi tiết phát triển vùng đất, vùng nước cảng biển Sóc Trăng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành

Văn bản liên quan cùng nội dung - [3]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…