ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 52/2012/QĐ-UBND |
Hà Tĩnh, ngày 10 tháng 09 năm 2012 |
BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ BẢO TRÌ CÔNG TRÌNH CÁC DỰ ÁN ISDP, HIRDP VÀ ICDP
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND và UBND ngày 03/12/2004;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26/11/2003; Luật Đấu thầu ngày 29/11/2005;
Căn cứ Luật sửa đổi bổ sung một số điều của các Luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản ngày 19/6/2009;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND và UBND ngày 03/12/2004;
Căn cứ Hiệp định vay vốn số 1216 P ký ngày 05/11/2008 giữa Quỹ OPEC về phát triển quốc tế (OFID) và Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với mục tiêu cung cấp tài chính cho Dự án “Phát triển hệ thống thủy lợi quy mô nhỏ cho các xã nghèo” (ISDP) tỉnh Hà Tĩnh;
Căn cứ Hiệp định vay vốn số 826 ký ngày 25/3/2011 giữa Quỹ Cô-oét về phát triển kinh tế Ả-rập và Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với mục tiêu cung cấp tài chính cho Dự án “Phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn tỉnh Hà Tĩnh” (HIRDP);
Căn cứ Hiệp định vay vốn số 1426 P ký ngày 07/3/2012 giữa Quỹ OPEC về phát triển quốc tế (OFID) và Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với mục tiêu cung cấp tài chính cho Dự án “Phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu các xã vùng bãi ngang ven biển nhằm đối phó với biến đổi khí hậu tại Hà Tĩnh” thuộc Dự án “Phát triển cơ sở hạ tầng vùng duyên hải” (ICDP);
Căn cứ Nghị định số 131/2006/NĐ-CP ngày 07/02/2006 của Chính phủ về Quy chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức;
Căn cứ Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; Nghị định số 83/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ sửa đổi một số điều của Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009;
Căn cứ Nghị định số 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009 về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình;
Căn cứ Nghị định số 114/2010/NĐ-CP ngày 06/12/2010 của Thủ tướng Chính phủ về bảo trì công trình xây dựng;
Căn cứ Thông tư số 08/2006/TT-BXD ngày 24/11/2006 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn công tác bảo trì công trình xây dựng;
Căn cứ Quyết định số 35/2011/QĐ-UBND ngày 23/11/2011 của UBND tỉnh về ban hành Quy chế quản lý Nhà nước trong duy tu, bảo dưỡng và bảo trì đường giao thông nông thôn tỉnh Hà Tĩnh;
Xét đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số 371/SKH-KTĐN ngày 22/5/2012 (sau khi có ý kiến góp ý của các sở, ngành, địa phương liên quan), kèm theo ý kiến thẩm định của Sở Tư pháp tại Văn bản số 395/BC-STP ngày 16/5/2012,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về công tác bảo trì công trình các Dự án: “Phát triển hệ thống thủy lợi quy mô nhỏ cho các xã nghèo tỉnh Hà Tĩnh” (ISDP), “Phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn tỉnh Hà Tĩnh” (HIRDP) và “Phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu các xã vùng bãi ngang ven biển nhằm đối phó với biến đổi khí hậu tại Hà Tĩnh” thuộc Dự án “Phát triển cơ sở hạ tầng vùng duyên hải” (ICDP).
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ban hành;
Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Xây dựng, Giao thông vận tải, Y tế, Giáo dục và Đào tạo; Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh, Giám đốc Ban Quản lý dự án ISDP-HIRDP-ICDP Hà Tĩnh, Chủ tịch UBND huyện, thành phố, Chủ quản lý sử dụng các công trình thuộc các Dự án nói trên và Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
VỀ CÔNG TÁC BẢO TRÌ CÔNG TRÌNH CÁC DỰ ÁN: “PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG THỦY LỢI
QUY MÔ NHỎ CHO CÁC XÃ NGHÈO TỈNH HÀ TĨNH” (ISDP), “PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG
NÔNG THÔN TỈNH HÀ TĨNH” (HIRDP) VÀ “PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG THIẾT YẾU CÁC XÃ
VÙNG BÃI NGANG VEN BIỂN NHẰM ĐỐI PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI HÀ TĨNH” THUỘC DỰ
ÁN “PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG VÙNG DUYÊN HẢI” (ICDP)
(Ban hành theo Quyết định số 52/2012/QĐ-UBND
ngày 10/9/2012 của UBND tỉnh)
Quy định này được áp dụng đối với các công trình thủy lợi, giao thông, phúc lợi, công trình phòng chống lũ và các công trình chống biến đổi khí hậu thuộc Dự án “Phát triển hệ thống thủy lợi quy mô nhỏ cho các xã nghèo tỉnh Hà Tĩnh” (ISDP), “Phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn tỉnh Hà Tĩnh” (HIRDP) và “Phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu các xã vùng bãi ngang ven biển nhằm đối phó với biến đổi khí hậu tại Hà Tĩnh” thuộc Dự án “Phát triển cơ sở hạ tầng vùng duyên hải” (ICDP) đầu tư xây dựng.
Các chủ đầu tư, chủ quản lý sử dụng công trình thuộc các Dự án ISDP, HIRDP và ICDP, các tổ chức cá nhân liên quan đối với việc bảo trì công trình xây dựng tại Điều 1 Quy định này.
1. Hoạt động bảo trì công trình bao gồm các công việc sau:
a) Khảo sát hiện trạng, đánh giá chất lượng công trình;
b) Lập kế hoạch bảo trì công trình;
c) Lựa chọn tổ chức thực hiện bảo trì công trình;
d) Thực hiện bảo trì công trình theo chế độ quy định;
e) Quản lý công tác bảo trì công trình.
2. Chế độ bảo trì công trình bao gồm:
a) Chế độ bảo trì thường xuyên;
b) Chế độ bảo trì định kỳ;
c) Chế độ bảo trì đột xuất.
3. Cấp bảo trì công trình bao gồm:
a) Cấp duy tu, bảo dưỡng: Được tiến hành thường xuyên để đề phòng hư hỏng của từng chi tiết, bộ phận công trình.
b) Cấp sửa chữa nhỏ: Được tiến hành khi có hư hỏng ở một số chi tiết của bộ phận công trình nhằm khôi phục chất lượng ban đầu của các chi tiết đó.
c) Cấp sửa chữa vừa: Được tiến hành khi có hư hỏng hoặc xuống cấp ở một số bộ phận công trình nhằm khôi phục chất lượng ban đầu của các bộ phận công trình đó.
d) Cấp sửa chữa lớn: Được tiến hành khi có hư hỏng hoặc xuống cấp ở nhiều bộ phận công trình nhằm khôi phục chất lượng ban đầu của công trình.
4. Đánh giá chất lượng công trình: Là quá trình phân tích kết quả khảo sát hiện trạng công trình để kết luận về an toàn trong khai thác sử dụng, vận hành, khai thác công trình; dự báo về chất lượng và khả năng sử dụng công trình trong tương lai.
Điều 4. Mục đích bảo vệ công trình
1. Bảo trì công trình nhằm duy trì những đặc trưng kỹ thuật, mỹ thuật và công năng công trình đảm bảo công trình vận hành, khai thác sử dụng phù hợp với yêu cầu của thiết kế trong suốt quá trình khai thác sử dụng.
2. Đảm bảo sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ngân sách của nhà nước trong đầu tư xây dựng công trình.
Điều 5. Yêu cầu của hoạt động bảo trì công trình
1. Mọi công trình hạ tầng do Dự án ISDP, HIRDP và Dự án ICDP đầu tư xây dựng phải thực hiện chế độ bảo trì công trình kể từ khi hết thời gian bảo hành công trình của Nhà thầu thi công.
2. Chủ quản lý sử dụng công trình phải có kế hoạch tổng thể và bảo trì công trình gồm: Công tác khảo sát hiện trạng, lập kế hoạch vốn, kiểm tra xác định mức độ và tốc độ xuống cấp, đánh giá chất lượng công trình và thực hiện công việc sửa chữa công trình khi cần thiết.
Điều 6. Nội dung bảo trì công trình
1. Công tác bảo trì công trình được thực hiện theo Nghị định số 114/2010/NĐ-CP ngày 06/12/2010 của Chính phủ về bảo trì công trình xây dựng và Thông tư số 08/2006/TT-BXD ngày 24/11/2006 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn công tác bảo trì công trình xây dựng;
2. Nhiệm vụ thiết kế bảo trì do nhà thầu thiết kế lập tuân theo tiêu chuẩn kỹ thuật hướng dẫn công tác bảo trì.
3. Thống kê và phân tích các dạng hư hỏng công trình.
4. Quản lý kỹ thuật về công tác bảo trì công trình.
Điều 7. Trách nhiệm của chủ quản lý sử dụng công trình trong hoạt động bảo trì công trình.
1. Tổ chức thực hiện bảo trì công trình theo chế độ bảo trì công trình.
2. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc chất lượng công trình bị xuống cấp do không thực hiện chế độ bảo trì công trình theo quy định.
3. Hàng năm, đơn vị, tổ chức trực tiếp quản lý sử dụng công trình lập kế hoạch vốn cho công tác bảo trì công trình để trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo đúng quy định.
Điều 8. Chế độ bảo trì công trình
Bảo trì là công việc được thực hiện đối với mọi công trình nhằm phát hiện sự xuống cấp, hư hỏng và sửa chữa kịp thời. Việc bảo trì cần được duy trì trong suốt thời gian sử dụng công trình theo 3 chế độ sau đây:
1. Chế độ bảo trì thường xuyên: Là quá trình kiểm tra, xem xét công trình thường xuyên bằng mắt và bằng các phương tiện đơn giản để phát hiện kịp thời dấu hiệu xuống cấp, đồng thời tiến hành duy tu bảo dưỡng hoặc sửa chữa nhỏ. Chế độ bảo trì thường xuyên áp dụng cho bảo trì cấp duy tu bảo dưỡng và bảo trì cấp sửa chữa nhỏ.
2. Chế độ bảo trì định kỳ: Là quá trình khảo sát công trình theo chu kỳ để phát hiện các dấu hiệu xuống cấp cần khắc phục sớm, đồng thời tiến hành sửa chữa vừa hoặc sửa chữa lớn. Chế độ bảo trì định kỳ áp dụng cho bảo trì cấp sửa chữa vừa và bảo trì cấp sửa chữa lớn.
3. Chế độ bảo trì đột xuất: Là quá trình khảo sát đánh giá công trình khi công trình có những hư hỏng nếu không sửa chữa ngay sẽ giảm nhanh chất lượng, làm tăng chi phí bảo trì công trình hoặc những hư hỏng đột biến ảnh hưởng nghiêm trọng đến an toàn sử dụng, vận hành công trình và có khả năng xảy ra sự cố. Chế độ bảo trì đột xuất được áp dụng cho tất cả các cấp bảo trì.
Điều 9. Thời hạn thực hiện bảo trì công trình
Thời hạn bảo trì công trình được tính từ ngày hết thời gian bảo hành công trình cho đến khi hết niên hạn sử dụng theo quy định của nhà thiết kế xây dựng hoặc khi công trình đã hư hỏng hoàn toàn không sử dụng được.
Điều 10. Đối với công trình giao thông nông thôn
Ngoài việc duy tu, bảo dưỡng và bảo trì công trình thực hiện theo các điều khoản của Quy định này còn phải tuân thủ Quyết định số 35/2011/QĐ-UBND ngày 23/11/2011 của UBND tỉnh về ban hành Quy chế quản lý Nhà nước trong duy tu, bảo dưỡng và bảo trì đường giao thông nông thôn tỉnh Hà Tĩnh.
Điều 11. Trình tự thực hiện công tác bảo trì công trình
1. Đối với công trình do xã quản lý:
Sau khi báo cáo về chất lượng công trình của chủ quản lý sử dụng, UBND xã tổ chức kiểm tra, đánh giá chất lượng công trình, xác định mức độ, nguyên nhân gây ra hư hỏng và biện pháp khắc phục.
2. Đối với công trình huyện quản lý:
Sau khi có báo cáo về chất lượng công trình của Chủ quản lý sử dụng, UBND huyện giao các phòng chuyên môn trực tiếp kiểm tra xác định danh mục các công trình cần bảo trì tổng hợp (có thuyết minh kèm theo) báo cáo gửi về phòng chuyên môn có liên quan tổ chức thẩm định và trình UBND huyện (thành phố, thị xã) xem xét quyết định. Sau khi có quyết định danh mục công trình bảo trì của UBND huyện, thành phố, thị xã việc thực hiện duy tu bảo dưỡng được giao phòng chuyên môn hoặc thuê tư vấn trên cơ sở hồ sơ tài liệu hoàn công công trình (hồ sơ pháp lý, tài liệu quản lý chất lượng), tiêu chuẩn kỹ thuật đã được sử dụng để thiết kế chế tạo, sản xuất vật liệu, vật tư, thiết bị công trình; nhật ký theo dõi quá trình vận hành sử dụng của công trình và kết quả điều tra, khảo sát tiến hành lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật gồm: Dự toán bảo trì và thuyết minh kèm theo.
Dự toán bảo trì công trình được thực hiện theo Nghị định số 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009 về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.
Riêng công trình có sử dụng một số loạt vật liệu khai thác tại chỗ thì chi phí các loại vật liệu này được tính theo giá mua thực tế với mặt bằng giá tại địa phương và được tính bù trừ chênh lệch về giá mua vật liệu trong dự toán xây dựng. UBND huyện xác định giá và cự ly vận chuyển các loại vật liệu trong từng thời điểm để làm cơ sở lập dự toán và thanh quyết toán.
Điều 12. Tổ chức thi công xây dựng, nghiệm thu, bảo hành công tác bảo trì công trình
1. Thực hiện bảo trì công trình: Giao Chủ quản lý sử dụng công trình làm chủ đầu tư hoặc ủy quyền cho thôn bản là người trực tiếp hưởng lợi công trình.
2. Đối với sửa chữa nhỏ, các đơn vị, tổ chức nhận thầu bảo trì do chủ đầu tư lựa chọn, ưu tiên cho các tổ thợ địa phương có tay nghề, có năng lực tổ chức thực hiện.
3. Chủ đầu tư (Chủ quản lý, sử dụng) trực tiếp ký kết hợp đồng với đơn vị, tổ chức nhận thầu.
4. Thành phần nghiệm thu bảo trì gồm: Chủ đầu tư (Chủ quản lý, sử dụng); đại diện tổ chức nhận thầu thi công; đơn vị quản lý, sử dụng; Ban giám sát xã; tùy theo từng loại công trình cần phải có thành viên chuyên môn cấp huyện tham gia (đối với công trình do huyện quản lý).
5. Đơn vị, tổ chức thi công phải chịu trách nhiệm bảo hành công việc bảo trì do mình thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước kể từ ngày nghiệm thu hoàn thành đưa vào sử dụng.
Điều 13. Nguồn vốn và cơ chế thanh quyết toán vốn thực hiện bảo trì công trình
1. Nguồn vốn: Sau thời hạn bảo hành nguồn vốn cho bảo trì công trình tùy theo tình hình thực tế, điều kiện và tính chất của công trình sẽ được thực hiện từ các nguồn:
a) hỗ trợ từ ngân sách tỉnh, trung ương (nếu có);
b) Ngân sách huyện (thành phố, thị xã) đối với các công trình do huyện (thành phố, thị xã) trực tiếp quản lý;
c) Ngân sách xã (phường, thị trấn);
d) Đóng góp tự nguyện của người hưởng lợi bằng tiền công lao động hoặc vật liệu sẵn có tại địa phương;
e) Các nguồn hợp pháp khác
Đối với công trình giao thông nông thôn, nguồn vốn bảo trì được thực hiện theo Quyết định số 35/2011/QĐ-UBND ngày 23/11/2011 của UBND tỉnh.
2. Cơ chế thanh quyết toán vốn: Thực hiện theo Luật ngân sách và các quy định hiện hành về quản lý và sử dụng ngân sách.
Điều 14. Trách nhiệm của UBND huyện, thành phố, thị xã
1. Hàng năm trên cơ sở báo cáo nhu cầu bảo trì các công trình của các chủ sử dụng, các phòng chức năng quản lý, thực hiện kiểm tra thực tế, xác định danh mục công trình cần bảo trì.
2. Phê duyệt báo cáo kinh tế - kỹ thuật bảo trì công trình.
3. Căn cứ khả năng đáp ứng của ngân sách huyện, sự hỗ trợ của cấp trên (nếu có) và báo cáo KTKT đã phê duyệt, quyết định mức vốn cụ thể cho bảo trì công trình.
4. Tổ chức thẩm tra, phê duyệt quyết toán bảo trì công trình.
5. Chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn các chủ quản lý sử dụng thực hiện bảo trì đúng quy định.
6. Định kỳ 6 tháng và hàng năm báo cáo UBND tỉnh, Ban Quản lý dự án tỉnh và các sở, ngành có liên quan tình hình thực hiện và kết quả bảo trì công trình.
Điều 15. Trách nhiệm của UBND xã
1. Hàng năm kiểm tra, theo dõi tổng hợp nhu cầu bảo trì công trình.
2. Thực hiện đầy đủ trách nhiệm của Chủ quản lý sử dụng, chủ đầu tư theo quy định.
3. Vận động nhân dân đóng góp tiền, ngày công, vật liệu theo quy định tại Mục 1, Điều 12 của Quy định này.
4. Công trình bảo trì thuộc địa phương nào thì sử dụng nhân công địa phương đó thi công, hạn chế mức thấp nhất việc thuê thợ và nhân công địa phương khác.
Điều 16. Trách nhiệm của chủ quản lý, sử dụng công trình
1. Quản lý, khai thác sử dụng công trình có hiệu quả. Trong trường hợp xuống cấp, hư hỏng, phải làm rõ nguyên nhân chủ quan, khách quan, quy rõ trách nhiệm để xử lý theo quy định của pháp luật.
2. Thường xuyên kiểm tra hiện trạng, đánh giá chất lượng, triển khai thực hiện công tác bảo trì công trình;
3. Báo cáo, đề xuất UBND xã (hoặc UBND huyện, thành phố, thị xã) nhu cầu bảo trì công trình khi bị hư hỏng.
Giám đốc các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Xây dựng, Giao thông Vận tải, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Y tế, Giáo dục và Đào tạo; Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh; Giám đốc Ban Quản lý dự án ISDP-HIRDP-ICDP; Chủ tịch UBND huyện, thành phố, thị xã; Chủ tịch UBND xã tham gia dự án và thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành quy định này.
Trong quá trình tổ chức thực hiện quy định này, nếu gặp khó khăn, vướng mắc đề nghị phản ảnh bằng văn bản về Sở Kế hoạch và Đầu tư và Ban Quản lý dự án ISDP-HIRDP-ICDP để tổng hợp, tham mưu đề xuất UBND tỉnh bổ sung, sửa đổi cho phù hợp với tình hình thực tế./.
Quyết định 52/2012/QĐ-UBND về Quy định bảo trì công trình dự án ISDP, HIRDP và ICDP do Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh ban hành
Số hiệu: | 52/2012/QĐ-UBND |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Hà Tĩnh |
Người ký: | Nguyễn Minh Kỳ |
Ngày ban hành: | 10/09/2012 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 52/2012/QĐ-UBND về Quy định bảo trì công trình dự án ISDP, HIRDP và ICDP do Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh ban hành
Chưa có Video