ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 505/QĐ-UBND |
Thanh Hóa, ngày 10 tháng 02 năm 2020 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch ngày 20 tháng 11 năm 2018;
Căn cứ Nghị định số 44/NĐ-CP ngày 06 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ về quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng;
Căn cứ Thông tư số 12/2016/TT-BXD ngày 29 tháng 6 năm 2016 của Bộ Xây dựng quy định về hồ sơ của nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng vùng quy hoạch đô thị và quy hoạch xây dựng khu chức năng đặc thù và các quy định của pháp luật có liên quan;
Căn cứ Quyết định số 3244/QĐ-UBND ngày 13 tháng 8 năm 2019 của UBND tỉnh về việc phê duyệt quy hoạch xây dựng vùng huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2070;
Theo đề nghị của Sở Xây dựng tại Tờ trình số 536/SXD-QH ngày 22 tháng 01 năm 2020 về việc đề nghị ban hành Quy định quản lý theo đồ án quy hoạch xây dựng vùng huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2070 (kèm theo Tờ trình số 252/TTr-UBND ngày 29 tháng 12 năm 2019 của UBND huyện Vĩnh Lộc),
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định quản lý theo đồ án quy hoạch xây dựng vùng huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2070.
Điều 2. Các Sở: Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch và Đầu tư, UBND huyện Vĩnh Lộc theo chức năng nhiệm vụ được giao có trách nhiệm tổ chức triển khai, quản lý thực hiện theo đồ án quy hoạch, quy định quản lý xây dựng được duyệt và theo các quy định của pháp luật hiện hành.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch và Đầu tư, Giao thông vận tải, Tài chính; Chủ tịch UBND huyện Vĩnh Lộc và Thủ trưởng các ngành, các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
QUẢN LÝ THEO ĐỒ ÁN QUY HOẠCH XÂY DỰNG VÙNG HUYỆN VĨNH LỘC, TỈNH THANH
HÓA ĐẾN NĂM 2040, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2070
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 505/QĐ-UBND ngày 10 tháng 02 năm
2020 của UBND tỉnh)
Điều 1. Đối tượng áp dụng, phân công quản lý thực hiện
1. Quy định này quy định các công tác quản lý quy hoạch xây dựng, sử dụng đất, các yêu cầu quản lý kiểm soát không gian, kiến trúc, hệ thống hạ tầng kỹ thuật, bảo vệ môi trường theo Đồ án quy hoạch xây dựng vùng huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2070 được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 3244/QĐ-UBND ngày 13/8/2019; làm cơ sở lập quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết, quản lý đầu tư xây dựng trong phạm vi huyện Vĩnh Lộc.
2. Đối tượng áp dụng: Cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước liên quan đến những hoạt động trong phạm vi của đồ án Đồ án quy hoạch xây dựng vùng huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2070.
Điều 2. Phạm vi, ranh giới, quy mô dân số, đất đai vùng quản lý
1. Phạm vi, ranh giới quản lý vùng huyện Vĩnh Lộc: Thuộc địa giới toàn bộ huyện Vĩnh Lộc, bao gồm 16 đơn vị hành chính. Ranh giới cụ thể như sau:
- Phía Bắc giáp huyện Thạch Thành;
- Phía Nam giáp huyện Yên Định;
- Phía Tây giáp huyện Cẩm Thủy;
- Phía Đông là huyện Hà Trung.
2. Quy mô
- Dân số hiện trạng 85.024 người (số liệu thu thập tại chi cục thống kê huyện đến tháng 12/2018). Dự báo đến năm 2040: khoảng 110.550 người;
- Quy mô đất đai: 157,72 km2.
Điều 3. Quy định về các vùng phát triển, các không gian phát triển kinh tế.
1. Các vùng phát triển
- Toàn huyện được phân thành 2 tiểu vùng (phía Đông và phía Tây sông Bưởi), và định hướng phát triển các tiểu vùng, cụ thể:
+ Tiểu vùng I: Gồm 9 xã và thị trấn phía Tây sông Bưởi (Vĩnh Long, Vĩnh Quang, Vĩnh Yên, Vĩnh Tiến, Vĩnh Thành, Vĩnh Ninh, Vĩnh Khang), thị trấn Vĩnh Lộc và xã Vĩnh Phúc, với trung tâm là thị trấn Vĩnh Lộc mở rộng.
+ Tiểu vùng II: Gồm 7 xã phía Đông sông Bưởi: Vĩnh Hưng, Vĩnh Hòa, Vĩnh Hùng, Vĩnh Tân, Vĩnh Minh, Vĩnh Thịnh, Vĩnh An, với trung tâm vùng là đô thị Bồng.
- Đối với tiểu vùng I: Tập trung phát triển các chức năng của thị trấn huyện lỵ và bảo tồn phát huy Di sản văn hóa Thành nhà Hồ và phát triển nông nghiệp công nghệ cao và tạo ra các sản phẩm gắn với phát triển du lịch.
- Đối với tiểu vùng II: Phát triển công nghiệp, TTCN, làng nghề, dịch vụ thương mại và Nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch và tạo ra sản phẩm gắn với phát triển du lịch.
Tập trung phát triển khu vực trung tâm, quanh các đô thị và công nghiệp: thị trấn Vĩnh Lộc (bao gồm cả xã Vĩnh Thành và Vĩnh Phúc); Đô thị Bồng (theo ranh giới đã được phê duyệt nhiệm vụ gồm các xã: Vĩnh Hùng, Vĩnh Tân, Vĩnh Minh); Cụm công nghiệp Vĩnh Hòa, Cụm công nghiệp Vĩnh Minh.
2. Các không gian phát triển kinh tế
a) Không gian phát triển công nghiệp
Giai đoạn đến năm 2030 giữ nguyên các cụm công nghiệp theo Quy hoạch phát triển cụm công nghiệp toàn tỉnh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 để thuận lợi cho việc quản lý và thực hiện, giai đoạn sau năm 2030 điều chỉnh lại quy mô cho phù hợp với diện tích các cụm công nghiệp đã lập quy hoạch chi tiết xây dựng.
Đến năm 2040, tổng diện tích các cụm công nghiệp trên địa bàn khoảng 72,83ha, bao gồm:
+ CNN Vĩnh Hòa: diện tích 42,83ha (điều chỉnh tăng 7,83ha);
+ CNN Vĩnh Minh: diện tích 30,00ha;
Dự kiến các CCN sẽ thu hút khoảng 8.000 lao động, ưu tiên sử dụng lao động người địa phương.
Chiến lược dài hạn các cụm công nghiệp gắn với cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp, làng nghề như làng Mai xã Vĩnh Minh, làng nghề đan chao đèn lồng xã Vĩnh Hòa ... nhằm tạo ra các sản phẩm gắn liền với phát triển du lịch.
Đến 2040 đưa khu vực sản xuất và chế tác đá mỹ nghệ tại xã Vĩnh Minh trở thành khu vực làng nghề chế tác đá mỹ nghệ.
Tùy theo mức độ độc hại về môi trường, giữa các công trình công nghiệp và khu dân cư phải có dải cách ly vệ sinh. Các cụm công nghiệp phải được đầu tư trạm xử lý nước thải đảm bảo nhu cầu xử lý. Chiều rộng dải cách ly phải đảm bảo khoảng cách tối thiểu theo tiêu chuẩn môi trường Việt nam.
b) Không gian phát triển nông nghiệp
Huy động nguồn lực cho phát triển cơ sở hạ tầng nông nghiệp (công trình thủy lợi, điện khu sản xuất, giao thông nội đồng...); kêu gọi doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp; tăng cường chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho các hộ nông dân nâng cao hiệu quả sản xuất.
Sản xuất nông nghiệp theo hướng nông nghiệp an toàn, quy mô lớn, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng cây, con có giá trị kinh tế cao, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất trên cơ sở khai thác, phát huy tiềm năng, lợi thế, tăng hiệu quả sử dụng đất.
Xây dựng các nông trại, vườn cây ăn quả lâu năm, các làng nghề kết hợp để phát triển loại hình du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, dã ngoại.
Tập trung phát triển các sản phẩm chủ lực như: Lúa chất lượng cao, cây ăn quả, ngô; cây xuất khẩu (ớt, măng tây); rau, quả (sản phẩm an toàn). Đặc biệt chú trọng phát triển các loại cây có tính đặc sản tạo ra sản phẩm gắn với phát triển du lịch có giá trị kinh tế cao như: Sâm Báo, Củ Ấu, Dưa Don...
c) Không gian phát triển du lịch
Định hình không gian phát triển du lịch thành các cụm: Cụm du lịch tìm hiểu văn hóa lịch sử Thành Nhà Hồ; cụm du lịch tìm hiểu văn hóa lịch sử thời chúa Trịnh; cụm danh thắng núi Kim Sơn; cụm danh thắng núi Xuân Đài, các làng nghề truyền thống...
Tập trung phát huy thế mạnh của Di sản văn hóa thế giới thành nhà Hồ, gắn với làm tốt công tác quy hoạch, tu bổ, tôn tạo các di tích trên địa bàn, tạo tính kết nối tour, tuyến, tăng cường quảng bá, phát huy giá trị các di tích, phát triển các sản phẩm địa phương phục vụ du lịch, tạo sự phong phú, đa dạng, bản sắc riêng cho du lịch của huyện Vĩnh Lộc.
Hình thành tuyến du lịch nội huyện: Thành Nhà Hồ - Đền Tam Tổng - Chùa Tường Vân; Thành Nhà Hồ - Điểm du lịch cộng đồng Homestay nhà ông Nguyễn Hải Hưng - Chùa Thông - Đàn Nam Giao - Động Hồ Công; Thành Nhà Hồ - Đền Trần Khát Chân - Phủ Trịnh; Thành Nhà Hồ - Danh thắng QG núi Kim Sơn; Phủ Trịnh - Khu tượng đá Đa Bút - Chùa Hoa Long, Đền Trần Khát Chân; Phủ Trịnh, Nghè Vẹt - Danh thắng Quốc gia núi Kim Sơn.
d) Không gian phát triển thương mại
Theo quy hoạch phát triển hệ thống chợ của tỉnh đến 2020, định hướng đến năm 2030 toàn huyện có 12 chợ: 1 chợ hạng II và 11 chợ hạng III.
Hiện nay trên địa bàn huyện có 9 chợ: Chợ Giáng (hạng II, thị trấn Vĩnh Lộc); chợ Eo Lê (hạng III, xã Vĩnh Quang); chợ Còng (hạng III, xã Vĩnh Hưng); chợ Bỉn (hạng III, xã Vĩnh Hòa); chợ xã Vĩnh Hùng (hạng III, xã Vĩnh Hùng); chợ Bồng (hạng III, xã Vĩnh Tân); chợ Cung (hạng III, xã Vĩnh Minh); chợ Hôm (hạng III, xã Vĩnh Thịnh); chợ Hang (hạng III, xã Vĩnh An).
Duy trì và nâng cấp 9 chợ hiện có và xây dựng thêm 01 chợ dân sinh đạt tiêu chuẩn chợ hạng III tại xã Vĩnh Long.
Xây dựng các trung tâm thương mại, siêu thị cấp vùng tại các trung tâm tiểu vùng thị trấn huyện và đô thị Bồng.
Điều 4. Quy định về quản lý hệ thống đô thị và nông thôn.
1. Quản lý hệ thống đô thị
Hệ thống đô thị huyện Vĩnh Lộc dự kiến phát triển theo 02 giai đoạn:
- Định hướng đến năm 2030: Huyện Vĩnh Lộc có 02 đô thị, dân số đô thị 42.000 người, tỷ lệ đô thị hóa đạt 42,8%; nhu cầu đất xây dựng đô thị 550-670ha, bao gồm:
+ Thị trấn Vĩnh Lộc: Phạm vi ranh giới bao gồm thị trấn Vĩnh Lộc hiện tại, xã Vĩnh Thành và xã Vĩnh Phúc với tổng diện tích 1.514,90 ha. Dân số dự báo đến năm 2030 khoảng 20.000 người. Là thị trấn huyện lỵ, trung tâm hành chính chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội của huyện. Là đô thị cận di sản, hỗ trợ phát triển giá trị di sản thế giới; trung tâm dịch vụ thương mại gắn và dịch vụ du lịch.
+ Đô thị Bồng: Phạm vi ranh giới bao gồm các xã: Vĩnh Hùng (1.981,11 ha), Vĩnh Tân (674,06 ha), Vĩnh Minh (684,03 ha) với tổng diện tích 3.339,20 ha (nay xã Vĩnh Tân và xã Vĩnh Minh sáp nhập thành xã Minh Tân theo Nghị quyết số 786/NQ-UBTVQH14 ngày 16/10/2019 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Thanh Hóa). Dân số dự báo đến năm 2030 khoảng 22.000 người. Là đô thị loại V, trung tâm kinh tế, văn hóa, dịch vụ thương mại, tiểu thủ công nghiệp có vai trò thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của tiểu vùng phía Đông sông Bưởi.
- Định hướng đến năm 2040: Ổn định số lượng và quy mô diện tích tự nhiên của các đô thị này như giai đoạn 2030. Dự báo quy mô dân số đô thị toàn huyện là 49.500 người. Trong đó thị trấn Vĩnh Lộc khoảng 24.000 người, đô thị Bồng khoảng 25.500 người. Tỷ lệ đô thị hóa toàn huyện khoảng 44,8%.
2. Định hướng phát triển, quản lý hệ thống nông thôn
Phát triển dân cư nông thôn theo Chương trình phát triển nông thôn mới với mục tiêu chung là xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội từng bước hiện đại; xây dựng các trung tâm xã, các điểm dân cư mới tạo động lực mới phát triển kinh tế xã hội cho khu vực nông thôn.
Huy động nguồn lực cho phát triển cơ sở hạ tầng nông nghiệp, thủy sản (công trình thủy lợi, điện khu sản xuất, giao thông nội đồng...); kêu gọi doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp; tăng cường chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho các hộ nông dân, nâng cao hiệu quả sản xuất.
1. Phân bố và xác định hệ thống các công trình hạ tầng xã hội
a) Hệ thống công trình y tế
Định hướng đến năm 2040, nhu cầu về y tế cần khoảng 400 giường bệnh, quy mô diện tích tối thiểu khoảng 2,0 ha. Nâng cấp các cơ sở y tế đã và đang xây dựng hiện nay: Bệnh viện đa khoa huyện, phòng khám đa khoa khu vực Vĩnh Minh, Trung tâm y tế huyện Vĩnh Lộc đủ tiêu chuẩn phục vụ người dân theo các quy định của ngành y tế cùng thời điểm.
b) Hệ thống công trình Giáo dục
- Ổn định 2 trường trung học phổ thông: THPT Vĩnh Lộc, THPT Tống Duy Tân và Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên hiện có.
- Dành quỹ đất để mở rộng theo các giai đoạn khi có nhu cầu cụ thể (dự báo đến 2040 nhu cầu mở rộng khoảng 20% so với diện tích hiện trạng).
c) Hệ thống công trình Văn hóa - thể thao
- Xây dựng mới Khu liên hiệp thể thao cấp huyện đạt chuẩn theo quy định của bộ ngành.
- Sân vận động hiện nay chuyển thành Quảng trường văn hóa.
- Xây dựng mới Trung tâm Văn hóa - Thể thao tại đô thị Bồng phục vụ đô thị và cấp tiểu vùng.
d) Hành chính cấp huyện
Ổn định vị trí hiện nay; tiếp tục nâng cao cơ sở vật chất phù hợp với yêu cầu công việc theo từng giai đoạn.
2. Định hướng phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật
a) Định hướng phát triển giao thông
- Đường bộ cao tốc Bắc Nam: Thực hiện theo Quyết định số 326/QĐ-TTg ngày 01/3/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc “Quy hoạch phát triển mạng lưới đường bộ cao tốc Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030” (Đoạn tuyến đi qua huyện Vĩnh Lộc dài khoảng 1,5km)
- Quốc lộ: Thực hiện quyết định số 3227/QĐ-UBND ngày 20/08/2017 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa về việc “Phê duyệt điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”; Quyết định số 1316/QĐ-TTg ngày 12/8/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc “Phê duyệt quy hoạch tổng thể bảo tồn, phát huy giá trị di tích Thành Nhà Hồ và vùng phụ cận gắn với phát triển du lịch”.
+ Quốc lộ 45: Điều chỉnh chuyển đoạn tuyến từ xã Vĩnh Ninh đi Vĩnh Khang thành đường nội bộ, đoạn tuyến còn lại tuân thủ theo quyết định 1316/QĐ-TTg ngày 12/8/2015 của Thủ tướng Chính phủ. Cập nhật bổ sung đoạn tuyến từ dốc Lê, xã Yên Thái, huyện Yên Định vượt sông Mã vào Vĩnh Lộc trên địa bàn xã Vĩnh Khang theo Quyết định số 3227/QĐ-UBND ngày 29/08/2017 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa. Quy mô đường cấp III, 4 làn xe. Đoạn tuyến đi qua đô thị, khu dân cư xây dựng thêm đường gom.
+ Quốc lộ 217: Điều chỉnh tuyến đi tránh vùng bảo tồn di sản thành nhà Hồ: Điểm đầu chỉnh tuyến từ thôn Quang Biểu, xã Vĩnh Hòa tuyến đi tiệm cận qua thôn 6, 7 và thôn 9 xã Vĩnh Hưng, qua sông Bưởi và nhập vào QL 217 quy hoạch tại khu nghĩa địa Bái Dân xã Vĩnh Long. Quy mô tuyến đạt cấp III, 4 làn xe. Đoạn tuyến đi qua điểm đô thị, khu dân cư xây dựng thêm đường gom.
- Đường tỉnh lộ
+ Đường tỉnh 516B: Hướng tuyến được giữ nguyên; nâng cấp mở rộng tuyến đạt quy mô đường cấp III, 4 làn xe.
+ Đường tỉnh 522: Điều chỉnh chuyển đoạn tuyến từ thị trấn Vĩnh Lộc đến nút giao đê sông Bưởi quy hoạch thành đường nội bộ; Điều chỉnh hướng tuyến từ cuối thôn 6 xã Vĩnh Hưng, tuyến đi vào đường hiện có nối thôn 5 và thôn 1 xã Vĩnh Hưng và đi huyện Thạch Thành theo hướng tuyến cũ. Đoạn còn lại của đường tỉnh chuyển thành đường nội bộ. Quy mô tuyến nâng cấp đạt quy mô đường cấp III, 4 làn xe.
+ Đường tỉnh 523C: Hướng tuyến được giữ nguyên, nâng cấp đạt quy mô đường cấp IV, 2 làn xe.
* Quy định về quản lý hành lang tuyến đường: Hiện nay các tuyến đường tỉnh: 516B, 522, 523C đã hoàn thành công tác cắm mốc lộ giới các tuyến đường và bàn giao cho địa phương quản lý, việc quản lý hành lang tuyến đường tuân thủ theo mốc lộ giới đã cắm.
- Bến xe khách
+ Bến xe khách Vĩnh Tiến hiện tại được chuyển về phía Nam, tại xã Vĩnh Ninh. Xây dựng bến xe loại 4, diện tích xây dựng 3.000 m2
+ Xây dựng bến xe mới tại xã Vĩnh Hưng; Quy mô bến xe loại 5, diện tích xây dựng tối thiểu 2.000 m2.
- Cảng, bến thủy nội địa:
+ Cập nhật Bến tổng hợp Cầu Công, công suất 50.000 T/năm theo quy hoạch tổng thể giao thông vận tải tỉnh Thanh Hóa được phê duyệt tại Quyết định số 3227/QĐ-UBND ngày 29/08/2017 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa;
+ Bổ sung thêm 03 bến hành khách phục vụ các tour tham quan du lịch bằng đường thủy. Vị trí các bến bố trí: Bến Nhâm Thôn xã Vĩnh An phục vụ điểm tham quan quần thể danh thắng núi Kim Sơn...; Bến Bồng Thượng xã Vĩnh Hùng phục vụ tham quan các điểm di tích gắn với các Chúa Trịnh: Phủ Trịnh, Nghè Vẹt, đền thờ Hoàng Đình Ái...; Bến Nhân Lộ xã Vĩnh Thành phục vụ tham quan Thành Nhà Hồ, các điểm di tích Đàn tế Nam Giao, Đê La Thành, động Hồ Công ...
b) Công trình cấp nước
- Nâng công suất 2 nhà máy nước hiện có:
+ Nhà máy nước Vĩnh Thành: Nâng công suất lên 6.000 m3/ng.đêm, phục vụ cấp nước cho thị trấn Vĩnh Lộc và các xã Vĩnh Khang, Vĩnh Ninh, Vĩnh Thành.
+ Nhà máy nước Vĩnh Hùng: Nâng công suất 9.000 m3/ng.đêm, cấp nước cho các xã Vĩnh Hùng, Vĩnh Hòa, Vĩnh Tân, Vĩnh Minh, Vĩnh Thịnh, Vĩnh An.
- Xây dựng mới nhà máy nước Vĩnh Yên: Công suất 9.000m3/ng.đêm. Phục vụ cấp nước cho các xã Vĩnh Yên, Vĩnh Tiến, Vĩnh Quang, Vĩnh Long, Vĩnh Hưng và xã Vĩnh Phúc.
c) Công trình cấp điện
- Nguồn điện được lấy từ 03 lộ chính:
+ Lộ 376 Thạch Thành qua trạm trung gian 110KV Núi Đún và khép mạch vòng với trạm 110KV Thiệu Yên;
+ Lộ 375 từ trạm biến áp trung gian 110KV Hà Ninh - Hà Trung qua trạm biến áp trung gian 110KV Vĩnh Minh;
+ Nhánh rẽ đường dây 110KV Thiệu Yên - Ngọc Lặc cấp điện cho trạm biến áp trung gian 40MWA - 110/35/22KV xây dựng mới giai đoạn 2021÷2025.
- Trạm biến áp:
+ Giai đoạn 2021 - 2025: Xây dựng mới trạm 110KV, máy T1, công suất 40MWA - 110/35/22 KV đấu chuyển tiếp trên 1 mạch trên đường dây 110KV Thiệu Yên - Ngọc Lặc;
+ Nâng cấp trạm biến áp trung gian 110kV Vĩnh Minh lên 1x7500 + 25.000 KW - 35/22KV;
- Lưới điện:
+ Xây dựng mới đường dây 110KV nhánh rẽ Thiệu Yên - Ngọc Lặc cấp điện cho trạm biến áp trung gian 110KV của huyện xây dựng mới giai đoạn 2021÷2025;
+ Lưới điện trung áp vận hành đến năm 2035 trên địa bàn huyện ở cấp điện áp 22KV và 35KV.
d) Công trình xử lý nước thải tập trung
+ Trạm XLNT 1: Xây dựng tại thôn 7, xã Vĩnh khang, công suất 6.700m3/ngđ. Xử lý nước thải cho thị trấn Vĩnh Lộc và các xã: Vĩnh Thành, Vĩnh Khang, Vĩnh Ninh.
+ Trạm XLNT 2: Xây dựng mới tại thôn Phúc khang, xã Vĩnh Phúc (Gần trạm bơm tiêu cầu Mư), công suất 5.000m3/ngđ. Xử lý nước thải cho các xã: Vĩnh Tiến, Vĩnh Yên, Vĩnh Quang, Vĩnh Long và một phần xã Vĩnh Phúc.
+ Trạm XLNT 3: Xây dựng mới tại thôn Nhật Quang, xã Vĩnh Hòa (giáp cụm công nghiệp Vĩnh Hòa), công suất 3.000m3/ngđ. Xử lý nước thải cho các xã: Vĩnh Hòa, Vĩnh Hưng, một phần xã Vĩnh Phúc, một phần xã Vĩnh Hùng và cụm công nghiệp Vĩnh Hòa.
+ Trạm XLNT 4: Xây dựng mới tại khu vực đồng xã Vĩnh Minh (Giáp hệ thống kênh tiêu Bồng thôn), công suất 5.600m3/ng.đ. Xử lý nước thải cho các xã: Vĩnh Tân, Vĩnh Minh, Vĩnh Thịnh, Vĩnh An và một phần xã Vĩnh Hùng.
e) Công trình xử lý chất thải rắn
Rác thải sinh hoạt của toàn huyện được thu gom và vận chuyển đến nhà máy xử lý rác thải tập trung đang được đầu tư xây dựng theo công nghệ đốt trên diện tích 1,0ha tại xã Vĩnh Hòa với công suất 100T/ng.đêm theo Quyết định số 4201/QĐ-UBND ngày 25/10/2018 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa. Định hướng mở rộng lên 4ha.
f) Nghĩa trang
Xây dựng mới 02 khu vực nghĩa trang tập trung cấp vùng, bao gồm:
- Nghĩa trang tập trung số 1: Bố trí tại vùng núi Phiêu Sơn thuộc 2 xã Vĩnh Hưng và Vĩnh Hòa; Xây dựng nghĩa trang cấp IV, diện tích xây dựng 10 ha theo Quyết định số 2491/QD-UBND ngày 13/7/2017 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa phục vụ cho khu vực thị trấn Vĩnh Lộc và các xã: Vĩnh Hòa, Vĩnh Thành, Vĩnh Phúc, Vĩnh Hưng, Vĩnh Long, Vĩnh Tiến, Vĩnh Yên, Vĩnh Quang, Vĩnh Ninh, Vĩnh Khang.
- Nghĩa trang tập trung số 2: Bố trí tại vùng núi Mông Cù xã Vĩnh Tân; nghĩa trang cấp IV, diện tích xây dựng 10ha phục vụ cho đô thị Bồng (Vĩnh Hùng, Vĩnh Tân, Vĩnh Minh) và các xã: Vĩnh Thịnh, Vĩnh An.
1. Quy định về phạm vi bảo vệ, hành lang an toàn đối với các công trình đầu mối, các công trình hạ tầng kỹ thuật chính theo tuyến mang tính chất, liên vùng
a) Đối với các công trình giao thông:
- Đối với đường ngoài đô thị: Đảm bảo hành lang bảo vệ các tuyến đường theo quy định của Luật Giao thông đường bộ và Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 của Chính phủ Quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; Nghị định số 100/NĐ-CP ngày 03/9/2013 sửa đổi một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010; Thông tư số 39/2011/TT-BGTVT ngày 18/5/2011 của Bộ Giao thông vận tải về việc hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 của Chính phủ.
- Đối với đường đô thị: Tuân thủ đúng chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng của các tuyến theo quy hoạch đô thị được duyệt.
b) Quản lý hành lang cách ly đường điện, công trình điện phải tuân thủ theo Luật Điện lực 2004; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực năm 2012; Nghị định số 14/2014/NĐ-CP ngày 26/02/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Điện lực về an toàn điện.
c) Các công trình đầu mối cấp vùng (nhà máy nước, trạm xử lý nước thải, nhà máy rác thải, nghĩa trang) theo quy mô và tính chất được quản lý khoảng cách ly, khoảng cách an toàn theo quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về quy hoạch xây dựng QCVN:01/2008/BXD được ban hành kèm theo Quyết định số 04/2008/QĐ-BXD ngày 03/4/2008 của Bộ Xây dựng và các quy định có liên quan.
2. Quy định về quản lý môi trường
Thực hiện các giải pháp bảo vệ thiên nhiên, các di sản văn hóa - lịch sử phục vụ cho phát triển du lịch dịch vụ; xử lý hiện trạng ô nhiễm môi trường; đảm bảo an toàn cho nguồn cấp nước sinh hoạt, tưới tiêu, bảo vệ môi trường đất, môi trường không khí; bảo vệ các hệ sinh thái đặc trưng.
Giám sát, xử lý các vi phạm gây ô nhiễm; đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường đối với từng dự án; tuyên truyền vận động, nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường; áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ thích hợp trong các hoạt động bảo vệ môi trường.
Xây dựng quy chế quản lý bảo vệ môi trường và có biện pháp kiểm soát chặt chẽ ô nhiễm môi trường đối với các vùng bảo tồn, hạn chế phát triển; vùng dân cư đô thị và khu du lịch; vùng rừng phòng hộ, vành đai xanh, hành lang xanh và hệ thống cây xanh công cộng; vùng nông thôn...
- Bảo tồn và phát huy các giá trị nổi bật toàn cầu của Di sản Văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ, kết nối các điểm tham quan di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh để xây dựng sản phẩm du lịch văn hóa - lịch sử đặc biệt của khu vực Bắc Trung Bộ. Thực hiện quy định bảo tồn theo quy định của Luật Di sản văn hóa năm 2013 và các quy định, quy hoạch có liên quan.
- Vùng cấm phát triển cần được bảo tồn: Khu vực các di tích; các khu vực núi có di tích và danh thắng như: núi Đún, núi Kim Sơn, núi Xuân Đài...; các khu vực bảo vệ cảnh quan thiên nhiên sông núi theo Quy hoạch tổng thể bảo tồn, phát huy giá trị di tích Thành Nhà Hồ và vùng phụ cận gắn với phát triển du lịch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1316/QĐ-TTg ngày 12/8/2015.
- Khu vực núi đất, núi đá của tại xã như: Núi Cồm, núi Cửa Chùa xã Vĩnh Hòa; núi Vầu, núi Rằng Xay, núi Lăng, núi Báo xã Vĩnh Hùng; núi Mông Cù xã Vĩnh Tân; núi Bền xã Vĩnh Minh; núi An Sơn xã Vĩnh An; núi Vần, núi Lan xã Vĩnh Phúc; núi Bảo Sơn, núi Kẹm, núi Bót, núi Nhây, núi U Bò, núi Mùi Ngai xã Vĩnh Thịnh; núi Phiêu Sơn, núi Lơn xã Vĩnh Hưng nhằm phục vụ cho việc phát triển du lịch của huyện.
- Bảo vệ cảnh quan khu vực núi Đún, núi Kiện, núi Công thuộc xã Vĩnh Thành nhằm phục vụ phát triển du lịch và tạo không gian xanh cho khu vực thị trấn Vĩnh Lộc.
Điều 8. Mọi hành vi vi phạm các điều khoản của Quy định này tùy theo hình thức và mức độ vi phạm sẽ bị xử lý vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm theo quy định của pháp luật. Các Quy định quản lý theo đồ án quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết trong phạm vi quy hoạch xây dựng vùng huyện Vĩnh Lộc yêu cầu tuân thủ và cụ thể hóa theo các nội dung của Quy định này.
Điều 9. Các cơ quan quản lý có trách nhiệm căn cứ Đồ án quy hoạch xây dựng vùng huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2070 được duyệt và các quy định cụ thể của Quy định này để hướng dẫn thực hiện triển khai các bước tiếp theo.
Điều 10. Việc điều chỉnh, bổ sung hoặc thay đổi những nội dung của quy định này phải được UBND tỉnh xem xét, quyết định./.
Quyết định 505/QĐ-UBND năm 2020 quy định về quản lý theo đồ án quy hoạch xây dựng vùng huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2070
Số hiệu: | 505/QĐ-UBND |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Thanh Hóa |
Người ký: | Mai Xuân Liêm |
Ngày ban hành: | 10/02/2020 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 505/QĐ-UBND năm 2020 quy định về quản lý theo đồ án quy hoạch xây dựng vùng huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2070
Chưa có Video