ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 4770/QĐ-UBND |
Hà Nội, ngày 23 tháng 10 năm 2012 |
Địa điểm: Thuộc địa giới hành chính các quận (huyện): Đan Phượng, Từ Liêm, Tây Ninh, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Hoàng Mai, Thanh Trì, Thường Tín, Mê Linh, Đông Anh, Long Biên, Gia Lâm - thành phố Hà Nội.
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Quy hoạch đô thị;
Căn cứ Luật Đê điều;
Căn cứ Luật Xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 113/2007/NĐ-CP ngày 28/6/2007 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đê điều;
Căn cứ Quyết định 92/2007/QĐ-TTg ngày 21/6/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Quy hoạch phòng chống lũ hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình;
Căn cứ Nghị định số 20/2009/NĐ-CP ngày 23/02/2009 của Chính phủ về quản lý độ cao chướng ngại vật hàng không và các trận địa quản lý, bảo vệ vùng trời tại Việt Nam;
Căn cứ Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 của Chính phủ về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị;
Căn cứ Nghị định số 38/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 của Chính phủ về quản lý không gian kiến trúc cảnh quan đô thị;
Căn cứ Nghị định số 39/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 của Chính phủ về quản lý không gian xây dựng ngầm đô thị;
Căn cứ Nghị định số 64/2010/NĐ-CP ngày 11/6/2010 của Chính phủ Quy định về quản lý cây xanh đô thị;
Căn cứ Quyết định 1259/QĐ-TTg ngày 26/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 kèm Quy định quản lý theo đồ án Quy hoạch Chung xây dựng Thủ đô;
Căn cứ Thông tư số 10/2010/TT-BXD ngày 11/8/2010 của Bộ Xây dựng về quy định hồ sơ của từng loại quy hoạch đô thị;
Căn cứ Thông tư số 01/2011/TT-BXD ngày 27/1/2011 của Bộ Xây dựng hướng dẫn đánh giá môi trường chiến lược trong đồ án quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị
Căn cứ Nghị quyết số 17/2009/NQ-HĐND ngày 11/12/2009 của HĐND Thành phố Hà Nội phê duyệt quy hoạch phòng chống lũ chi tiết các tuyến sông có đê trên địa bàn Hà Nội;
Căn cứ Quyết định số 959/QĐ-UBND ngày 28/02/2011 của UBND Thành phố Hà Nội về việc Phê duyệt chi tiết chỉ giới thoát lũ trên tuyến sông Đà, sông Hồng, sông Đuống;
Căn cứ Nghị quyết số 08/2012/NQ-HĐND ngày 13/7/2012 của Hội đồng nhân dân Thành phố Hà Nội về việc thông qua Quy hoạch thoát nước Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050;
Căn cứ Nghị quyết số 09/2012/NQ-HĐND ngày 13/7/2012 của Hội đồng nhân dân Thành phố Hà Nội về Quy hoạch phát triển thủy lợi Thành phố Hà Nội đến năm 2020 định hướng đến năm 2050;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Quy hoạch - Kiến trúc Thành phố tại Tờ trình số 2811/TTr-QHKT ngày 21/9/2012,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Nhiệm vụ quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng, với các nội dung chủ yếu sau:
1. Tên đồ án: Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng (đoạn từ cầu Hồng Hà đến cầu Mễ Sở), tỷ lệ 1/5.000.
2. Vị trí, phạm vi ranh giới, quy mô nghiên cứu:
a. Vị trí;
Phân khu đô thị sông Hồng (đoạn từ cầu Hồng Hà đến cầu Mễ Sở) thuộc địa giới hành chính các quận (huyện): Đan Phượng, Từ Liêm, Tây Hồ, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Hoàng Mai, Thanh Trì, Thường Tín, Mê Linh, Đông Anh, Long Biên, Gia Lâm - Thành phố Hà Nội.
b. Phạm vi, ranh giới nghiên cứu:
- Phía Bắc và Đông Bắc giáp đê tả ngạn sông Hồng (thuộc các quận - huyện: Mê Linh, Đông Anh, Long Biên, Gia Lâm).
- Phía Nam và Tây Nam giáp đê hữu ngạn sông Hồng (thuộc các quận -huyện: Đan Phượng, Từ Liêm, Tây Hồ, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Hoàng Mai, Thanh Trì, Thường Tín).
- Phía Tây giáp cầu Hồng Hà (thuộc huyện Đan Phượng, Mê Linh).
- Phía Đông giáp cầu Mễ Sở (thuộc huyện Thường Tín).
c. Quy mô nghiên cứu quy hoạch:
- Quy mô diện tích đất khoảng: 11.513 ha.
- Quy mô dân số dự kiến khoảng: 130000 ¸ 168000 người.
(Ranh giới, diện tích, dân số sẽ được xác định cụ thể trong quá trình nghiên cứu lập đồ án quy hoạch phân khu, phù hợp với Đồ án Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 26/7/2011).
- Cụ thể hóa các định hướng của Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 đã được phê duyệt.
- Cùng với các loại hình quy hoạch: phòng chống lũ, đê điều, đất đai... góp phần cấu thành và hiện thực hóa quy hoạch cơ bản phát triển sông Hồng đoạn qua Hà Nội (theo địa giới hành chính mới mở rộng), đồng thời phù hợp đồng bộ quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật Thành phố.
- Đảm bảo an toàn tuyệt đối về lũ sông Hồng cho đoạn tuyến kết hợp cải tạo phù hợp với Luật Đê điều, để đảm bảo giao thông đường thủy, ổn định dòng chảy chống ngập lụt cho khu vực trên cơ sở ổn định hệ thống đê theo tiêu chuẩn đặc biệt.
- Chỉnh trị ven sông, quy hoạch xây dựng hai bên sông theo định hướng Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô là tạo lập hành lang xanh sông Hồng và theo hướng kế thừa truyền thống văn hóa - lịch sử của Thủ đô. Phát huy được các yếu tố thuận lợi khai thác các tiềm năng về điều kiện tự nhiên của khu vực, tạo được nét đặc trưng riêng với hệ thống công viên - cây xanh, đường ven sông, các trung tâm công cộng, dịch vụ du lịch văn hóa, giải trí, thể dục thể thao, các khu đô thị ven sông với môi trường thân thiện thiên nhiên, gắn kết với các dịch vụ hạ tầng hiện đại theo mô hình đa chức năng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội; góp phần cải tạo hoàn chỉnh lại khu vực dân cư hiện có 2 bên sông Hồng, tạo điều kiện cư trú tốt - an toàn.
- Làm cơ sở pháp lý để triển khai tổ chức lập quy hoạch chi tiết, thiết kế đô thị, xây dựng quy chế quản lý quy hoạch kiến trúc đô thị phù hợp với Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, Quy chuẩn Xây dựng Việt Nam và Tiêu chuẩn thiết kế chuyên ngành; Đề xuất các chương trình đầu tư và dự án chiến lược, dự án đầu tư xây dựng và kiểm soát phát triển, quản lý theo quy hoạch.
4. Tính chất và chức năng khu vực:
- Là khu vực đặc thù, phải tuân thủ các yêu cầu của Luật đê điều: Đoạn sông có hệ thống đê tiêu chuẩn cấp đặc biệt để ổn định dòng chảy, chống ngập lụt; chính trị lòng dẫn để tăng khả năng tiêu thoát lũ kết hợp cải tạo giao thông đường thủy để liên kết với mạng lưới vùng, toàn quốc.
- Là trục không gian đặc trưng cây xanh mặt nước, văn hóa lịch sử, cảnh quan chủ đạo của đô thị trung tâm với các chức năng chính là Công trình công cộng, các công viên cây xanh văn hóa dịch vụ du lịch, giải trí biểu tượng của Thủ đô, phục vụ các hoạt động lễ hội, du lịch; bố trí dịch vụ giao thông đầu mối hạ tầng kỹ thuật đô thị;
- Hình thành trục không gian văn hóa, cảnh quan sinh thái Hồ Tây - Cổ Loa.
- Cải tạo chỉnh trang, tái thiết hệ thống dân cư hiện hữu, bảo tồn các công trình di tích, kiến trúc có giá trị lịch sử, kết hợp khai thác quỹ đất phát triển mới tạo lập diện mạo đô thị hai bên sông.
- Phát triển hệ thống đường trục và hệ thống mạng đường ven sông, đường dành cho người đi bộ và xe đạp trên cơ sở nghiên cứu, kế thừa Dự án quy hoạch cơ bản phát triển khu vực sông Hồng; cầu, hầm nối kết đô thị hai bên sông, kết nối giao thông đô thị và đường thủy, tạo điều kiện và động lực phát triển cho khu vực.
Trong quá trình nghiên cứu lập đồ án quy hoạch phân khu, các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật cơ bản sẽ được xem xét và điều chỉnh cho phù hợp thực tiễn hiện trạng và tiềm năng của từng khu vực cụ thể để đảm bảo phù hợp với các chỉ tiêu xác định trong đồ án Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, tuân thủ Quy chuẩn Xây dựng Việt Nam và các tiêu chuẩn thiết kế chuyên ngành liên quan.
6. Nội dung và thành phần hồ sơ:
Thực hiện theo Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 của Chính phủ về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị; Thông tư số 10/2010/TT-BXD ngày 11/8/2010 của Bộ Xây dựng về quy định hồ sơ của từng loại quy hoạch đô thị và Nhiệm vụ quy hoạch phân khu Sông Hồng, tỷ lệ 1/5000 đã được Sở Quy hoạch- Kiến trúc thẩm định và xác nhận tại Tờ trình số 2811/TTr-QHKT ngày 21/9/2012 phù hợp với Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
7. Thời gian lập quy hoạch phân khu:
Không quá 09 tháng và phù hợp với yêu cầu và kế hoạch, tiến độ của UBND Thành phố.
- Cơ quan tổ chức lập quy hoạch: Viện Quy hoạch Xây dựng Hà Nội.
Viện Quy hoạch Xây dựng Hà Nội có trách nhiệm tổ chức nghiên cứu lập Quy hoạch phân khu Sông Hồng, tỷ lệ 1/5000 theo đúng Nhiệm vụ quy hoạch được UBND Thành phố phê duyệt. Phối hợp chặt chẽ với các Bộ, Sở, ngành, các chủ đầu tư và chính quyền địa phương các cấp liên quan trong quá trình lập quy hoạch phân khu, chủ động đề xuất và tháo gỡ những vướng mắc khó khăn (nếu có) và thực hiện đúng các trình tự thủ tục lập quy hoạch theo quy định hiện hành của Nhà nước và Thành phố.
- Cơ quan thẩm định, trình duyệt quy hoạch: Sở Quy hoạch- Kiến trúc Hà Nội.
Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội chịu trách nhiệm thẩm định nội dung, thành phần hồ sơ theo quy định của Luật và các quy định khác có liên quan, đảm bảo phù hợp với nội dung và yêu cầu của Đồ án Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
- Các Sở, ban, ngành trực thuộc UBND Thành phố có trách nhiệm chủ động phối hợp, cung cấp thông tin, tài liệu, số liệu liên quan cho Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội và Sở Quy hoạch - Kiến trúc, đảm bảo thống nhất nội dung hồ sơ đồ án quy hoạch phân khu, đồng bộ và khớp nối với các quy hoạch ngành, quy hoạch chuyên ngành trong phạm vi nghiên cứu.
- UBND các quận, huyện, xã phường liên quan có trách nhiệm phối hợp cung cấp tài liệu, số liệu về quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội, hiện trạng sử dụng đất đai, xây dựng công trình và các dự án đầu tư trên địa bàn, gắn quản lý cải tạo đô thị với đồ án quy hoạch phân khu theo quy định hiện hành, phù hợp với thực tiễn ở địa phương. Phối hợp với Viện Quy hoạch Xây dựng Hà Nội để tổ chức lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư có liên quan về nội dung đồ án quy hoạch phân khu.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng UBND Thành phố, Giám đốc các Sở: Quy hoạch- Kiến trúc Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Xây dựng, Giao thông Vận tải; Chủ tịch UBND các quận (huyện): Đan Phượng Từ Liêm, Tây Hồ, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Hoàng Mai, Thanh Trì, Thường Tín, Mê Linh, Đông Anh, Long Biên, Gia Lâm; Viện trưởng Viện Quy hoạch Xây dựng Hà Nội; Thủ trưởng các Sở, Ngành và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
Quyết định 4770/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt Nhiệm vụ quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng, tỷ lệ 1/5.000 (đoạn từ cầu Hồng Hà đến cầu Mễ Sở) do thành phố Hà Nội ban hành
Số hiệu: | 4770/QĐ-UBND |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Thành phố Hà Nội |
Người ký: | Nguyễn Thế Thảo |
Ngày ban hành: | 23/10/2012 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 4770/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt Nhiệm vụ quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng, tỷ lệ 1/5.000 (đoạn từ cầu Hồng Hà đến cầu Mễ Sở) do thành phố Hà Nội ban hành
Chưa có Video