Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH VĨNH LONG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 451/QĐ-UBND

Vĩnh Long, ngày 13 tháng 3 năm 2024

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI NĂM 2024 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH LONG

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;

Căn cứ Quyết định số 318/QĐ-TTg ngày 08/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021-2025;

Căn cứ Quyết định số 319/QĐ-TTg ngày 08/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc quy định xã nông thôn mới kiểu mẫu giai đoạn 2021-2025;

Căn cứ Quyết định số 320/QĐ-TTg ngày 08/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021-2025;

Căn cứ Quyết định số 18/2022/QĐ-TTg, ngày 02/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành quy định điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, công nhận, công bố và thu hồi quyết định công nhận địa phương đạt chuẩn nông thôn mới, đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025;

Căn cứ Quyết định số 1033/QĐ-UBND ngày 27/5/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long;

Căn cứ Nghị quyết số 11-NQ/TU, ngày 15/12/2023 của Tỉnh ủy Vĩnh Long về phương hướng, nhiệm vụ năm 2024;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 18/TTr-SNN&PTNT ngày 06/02/2024.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới năm 2024 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long.

Điều 2. Giao Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Thủ trưởng các sở, ngành tỉnh liên quan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã triển khai thực hiện Kế hoạch này theo đúng quy định.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Thủ trưởng các sở, ngành tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh các huyện, thị xã và các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- TT.TU, TT. HĐND tỉnh;
- CT, các PCT.UBND tỉnh;
- CT. UBMTTQ Việt Nam tỉnh;
- LĐVP. UBND tỉnh;
- Phòng KT-NV;
- Lưu: VT.4.21.05

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH



Nguyễn Văn Liệt

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI NĂM 2024 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH LONG

Căn cứ Nghị quyết số 11-NQ/TU, ngày 15/12/2023 của Tỉnh ủy Vĩnh Long về phương hướng, nhiệm vụ năm 2024;

Căn cứ Quyết định số 1033/QĐ-UBND ngày 27/5/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long.

Để hoàn thành mục tiêu kế hoạch đã đề ra, đồng thời tiếp tục hướng dẫn, hỗ trợ Ban chỉ đạo Chương trình xây dựng nông thôn mới các huyện, thị xã trong công tác xây dựng nông thôn mới tại địa phương giai đoạn 2021 - 2025.

Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long năm 2024 như sau:

I. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI NĂM 2023

1. Mục tiêu cụ thể

Phấn đấu đến cuối năm 2023, toàn tỉnh có thêm 05 xã đạt chuẩn nông thôn mới, 04 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. Ngoài ra các huyện, thị xã đăng ký phấn đấu xây dựng đạt chuẩn 04 xã nông thôn mới kiểu mẫu; Trình Hội đồng thẩm định Trung ương công nhận huyện Tam Bình đạt chuẩn nông thôn mới.

Riêng các xã đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao tiếp tục nâng chất, giữ vững tiêu chí giai đoạn 2021-2025 và xây dựng xã đạt chuẩn ở mức độ cao hơn.

2. Kết quả thực hiện

Trong năm 2023 đã tham mưu trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định công nhận các xã đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu và hướng dẫn thủ tục tổ chức lễ công bố đúng theo quy định cho tổng số 6 xã đạt chuẩn nông thôn mới (đạt 120%), 8 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao (đạt 200%), 1 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu1. Huyện Tam Bình đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn nông thôn mới năm 20232.

Theo kết quả thống kê từ báo cáo kết quả thực hiện Chương trình từ Ban chỉ đạo các huyện, thị xã, tổng số tiêu chí đạt được trên địa bàn tỉnh (87 xã): 1.501 tiêu chí, bình quân đạt 17,25 tiêu chí/xã, giảm 22 tiêu chí so với cùng kỳ. Cụ thể:

+ Có 40 xã đạt 19 tiêu chí, chiếm 46%, giảm 29 xã.

+ Có 37 xã đạt 15-18 tiêu chí, chiếm 42,52%, tăng 34 xã.

+ Có 06 xã đạt 12-14 tiêu chí, chiếm 6,88%, giảm 1 xã.

+ Có 4 xã đạt dưới 12 tiêu chí, chiếm tỷ lệ 4,6% giảm 4 xã

Lũy kế: toàn tỉnh hiện có 75 xã đạt chuẩn nông thôn mới (chiếm 86,21%), tăng 6 xã so với cùng kỳ, trong đó có 32 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao (chiếm tỷ lệ 42,67%) tăng 08 xã so với cùng kỳ, 01 xã nông thôn mới kiểu mẫu (1,33%) tăng 01 xã so với cùng kỳ.

3. Nhận xét, đánh giá

3.1. Thuận lợi

- Ủy ban nhân dân tỉnh đã quan tâm và bố trí nguồn vốn kịp thời cho các xã đăng ký đạt chuẩn năm 2023 ngay từ đầu năm tạo điều kiện thuận lợi cho các Sở, ngành và địa phương trong tổ chức thực hiện Chương trình.

- Công tác tuyên truyền xây dựng chương trình ngày càng sâu rộng chứng minh được hiệu quả, sức lan tỏa của Chương trình, người dân đồng thuận hưởng ứng phong trào xây dựng nông thôn mới ngày càng cao. Với sự lãnh chỉ đạo quyết liệt của các cấp, các ngành và Ban chỉ đạo từ tỉnh đến cơ sở, sự tích cực tham gia của các thành phần kinh tế ra sức cùng với địa phương hiến đất, trồng cây xanh, phát triển mô hình sản xuất hiệu quả để thực hiện các công trình giao thông, thủy lợi, sản xuất nhằm góp phần hoàn thành xây dựng nông thôn mới.

3.2. Khó khăn

- Nguồn vốn sự nghiệp từ ngân sách Trung ương được Ủy ban nhân dân tỉnh phân bổ từ tháng 3, nhưng tiến độ giải ngân chưa được đảm bảo. Bên cạnh đó, Thông tư số 53/2022/TT-BTC ngày 12/8/2022 được thay thế bởi Thông tư số 55/2023/TT-BTC ngày 15/8/2023 có nhiều nội dung điều chỉnh nên công tác rà soát, điều chỉnh thực hiện ở các địa phương chưa kịp thời. Tiến độ giải ngân nguồn vốn sự nghiệp từ trung ương thực hiện chương hình chậm.

- Một số xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao chưa khẩn trương, tập trung chỉ đạo duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí đã đạt theo Bộ tiêu chí mới về xã nông thôn mới, xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021-2025. Đến tháng 12/2023, trên cơ sở báo cáo tổng hợp kết quả thực hiện tiêu chí xây dựng nông thôn mới từ Ban chỉ đạo các huyện, thị xã có 40/75 xã đạt 19 tiêu chí nông thôn mới; 13/32 xã đạt 19 tiêu chí nông thôn mới nâng cao; nhiều công trình hạ tầng kinh tế - xã hội quan trọng của xã đạt chuẩn nông thôn mới đã có dấu hiệu xuống cấp, nhưng chưa được quan tâm duy tu, bảo dưỡng thường xuyên, Ủy ban nhân dân các huyện, xã cần tập trung triển khai các nhiệm vụ nhằm nâng chất các tiêu chí đối với các xã đã đạt chuẩn, đảm bảo khi đăng ký đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu trong năm.

II. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI NĂM 2024

1. Mục đích, yêu cầu

- Nâng cao nhận thức, tầm quan trọng trong công tác xây dựng nông thôn mới đến với từng cán bộ, người dân nông thôn. Từng bước xây dựng nông thôn mới theo hướng hiện đại, thông minh giai đoạn 2021 - 2025.

- Đề ra chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp phù hợp với tình hình thực tiễn địa phương với mục tiêu là nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân nông thôn, rút ngắn hơn nữa khoảng cách thành thị và nông thôn; tạo sự đồng thuận, thống nhất ý chí cao trong cả hệ thống chính trị và toàn dân quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ đề ra trong năm 2024.

- Nâng cao hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn, gắn với quá trình đô thị hóa, đi vào chuyên sâu, hiệu quả, bền vững và đảm bảo môi trường, cảnh quan nông thôn sáng-xanh-sạch-đẹp, an toàn, thích ứng biến đổi khí hậu và phát triển bền vững.

2. Mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm

2.1. Mục tiêu chung

- Tiếp tục thực hiện mục tiêu phát triển đời sống vật chất và tinh thần của người dân ở khu vực nông thôn ngày càng được nâng cao; cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội từng bước hiện đại, thông minh; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất phát triển phù hợp; gắn phát triển nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, ngành nghề nông thôn; phát triển song song giữa nông thôn và đô thị theo quy hoạch; cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp được thực hiện tạo bộ mặt mới cho nông thôn; hệ thống chính trị được tăng cường, an ninh trật tự xã hội được giữ vững.

- Hoàn thành mục tiêu phấn đấu đến năm 2025 phấn đấu có 100% xã trên địa bàn đạt chuẩn nông thôn mới (tương đương 87 xã), có 38 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và 09 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và có 04 đơn vị cấp huyện được công nhận đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.

2.2. Mục tiêu cụ thể

- Phấn đấu đến cuối năm 2024, toàn tỉnh thêm:

+ 05 xã đạt chuẩn nông thôn mới

+ 04 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao (trong tổng số 05 xã đăng ký).

- Ngoài ra phấn đấu đạt 04 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu (trong tổng số 7 xã do các huyện, thị xã đăng ký)

- Hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc Ban chỉ đạo huyện Mang Thít thực hiện các tiêu chí huyện đạt chuẩn nông thôn mới (theo Quyết định số 1346/QĐ-UBND ngày 08/7/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh).

- Không có xã dưới 15 tiêu chí.

- Riêng các xã đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao tiếp tục nâng chất, giữ vững tiêu chí giai đoạn 2021-2025 và xây dựng xã đạt chuẩn ở mức độ cao hơn.

(Danh sách xã đăng ký đạt chuẩn năm 2024)

- Phối hợp Ban chỉ đạo huyện Tam Bình xây dựng, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt kế hoạch, phối hợp sở, ban, ngành tỉnh tổ chức Lễ Công bố huyện Tam Bình đạt chuẩn nông thôn mới.

2.3. Nhiệm vụ trọng tâm

- Nhóm tiêu chí hạ tầng kinh tế - xã hội: Tập trung chỉ đạo thực hiện các công trình hạ tầng cơ bản trên địa bàn xã, ấp thuộc nhóm tiêu chí về hạ tầng nông thôn (giao thông, thủy lợi, điện, trường học, cơ sở vật chất thương mại, thông tin và truyền thông, nhà ở dân cư).

- Thực hiện tốt và bền vững nhóm tiêu chí nội lực nông thôn (nhóm tiêu chí kinh tế và tổ chức sản xuất; nhóm tiêu chí văn hóa - xã hội - môi trường, nhóm tiêu chí hệ thống chính trị);

+ Đẩy mạnh phát triển sản xuất gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng liên kết chuỗi giá trị của tỉnh. Đồng thời đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trên địa bàn nông thôn, làng nghề và có kết hợp với phát triển du lịch nông thôn; thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập cho cư dân nông thôn;

+ Từng bước tạo chuyển biến rõ nét về vệ sinh, môi trường, cảnh quan nông thôn xanh - sạch - đẹp (trồng hoa, cây xanh ven đường, trường học, v.v...)

+ Xây dựng đời sống văn hóa nông thôn và giữ gìn an ninh, trật tự xã hội và quốc phòng tại địa phương.

- Phối hợp thực hiện lồng ghép nâng cao hiệu quả công tác truyền thông về nông thôn mới, kiện toàn Ban Chỉ đạo và bộ máy tham mưu, giúp việc các cấp theo hướng chuyên nghiệp và tăng cường năng lực kiểm tra, giám sát thực hiện Chương trình.

3. Nguồn lực thực hiện

Tổng nhu cầu vốn từ ngân sách tỉnh dự kiến để hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình năm 2024 là 340.485 triệu đồng.

- Vốn ngân sách Trung ương thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia nông thôn mới (vốn đầu tư phát triển): 127.790 triệu đồng (Quyết định số 1603/QĐ-TTg ngày 11/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ).

- Nguồn vốn sự nghiệp Trung ương: 33.122 triệu đồng

- Vốn đầu tư công (ngân sách tỉnh) thực hiện đối ứng dự án thuộc các Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới năm 2024: 129.890 triệu đồng (Nghị quyết số 144/NQ-HĐND ngày 12/12/2023 của Hội đồng nhân dân tỉnh, phụ lục 4, mục I phụ lục 13 và phụ lục 14 kèm theo Nghị quyết).

- Nguồn vốn đối ứng của ngân sách địa phương: 49.683 (ngân sách tỉnh: 8.634 triệu đồng; ngân sách huyện: 41.049 triệu đồng)

Ngoài ra, còn các nguồn vốn từ ngân sách Trung ương, huyện, xã, vốn tín dụng, vốn huy động từ các doanh nghiệp, cộng đồng dân cư và các nguồn hợp pháp khác để thực hiện chương trình.

4. MỘT SỐ NHIỆM VỤ CHỦ YẾU

4.1. Công tác chỉ đạo, điều hành

- Rà soát, điều chỉnh bổ sung Quyết định Ban hành Bộ tiêu chí nông thôn mới các cấp (chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu) của tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2022-2025.

- Tổng hợp, đề xuất ban hành sửa đổi, bổ sung sổ tay hướng dẫn thực hiện các tiêu chí xã nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu, huyện nông thôn mới, huyện nông thôn mới nâng cao trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long theo các hướng dẫn, bổ sung của Bộ, ngành trung ương và đề nghị của sở, ngành tỉnh phụ trách tiêu chí.

- Ban chỉ đạo các huyện, thị xã xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát và đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long năm 2024 - 2025 và năm 2024.

4.2. Công tác thông tin, tuyên truyền

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức, phát huy sự tham gia tích cực chủ động của nhân dân và sự quan tâm của toàn xã hội.

- Phối hợp tuyên truyền, lồng ghép trong thực hiện các kỳ họp, hội thảo, tập huấn, triển khai kế hoạch tại địa phương.

4.3 Tập huấn nâng cao năng lực xây dựng nông thôn mới

Xây dựng kế hoạch và tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cho cán bộ phụ trách công tác xây dựng nông thôn mới các cấp, người dân cùng chung tay thực hiện Chương trình theo hướng bền vững, tiến tới xây dựng nông thôn mới thông minh, hiện đại.

4.4. Công tác kiểm tra, giám sát

Thực hiện Điều 30 Nghị định số 27/2022/NĐ-CP, ngày 19/4/2022 của Chính phủ về Giám sát Chương trình mục tiêu quốc gia:

- Xây dựng kế hoạch công tác kiểm tra; thường xuyên giám sát, đôn đốc việc thực hiện Chương trình ở cấp huyện, xã theo đúng nội dung yêu cầu (tiến độ, mức độ, kết quả thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ; khối lượng thực hiện các nội dung, hoạt động thuộc chương trình); báo cáo huy động, sử dụng vốn thực hiện chương trình, dự án thành phần; tình hình sử dụng vốn ngân sách nhà nước trong thực hiện các dự án đầu tư, nội dung, hoạt động thuộc chương trình, dự án thành phần (giải ngân, thanh toán, quyết toán, nợ đọng vốn xây dựng cơ bản; v.v...)

- Kiểm tra, rà soát, đối chiếu, tổng hợp số liệu các nguồn vốn đã đầu tư cho Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021- 2025 thực hiện năm 2024 đảm bảo tính chính xác, có căn cứ để đánh giá, tổng hợp cho Chương trình giai đoạn 2021-2025 và làm cơ sở cho công tác tổng hợp quyết toán kinh phí của Chương trình; các khoản chi thuộc Chương trình được chuyển nguồn sang năm tiếp theo theo Nghị quyết số 96/NQ-HĐND ngày 23/3/2023 của Hội đồng nhân dân tỉnh3 (số dư, kết quả giải ngân).

- Tiếp tục tổ chức các hoạt động khảo sát, đánh giá công tác nâng chất, giữ vững thành tích các xã đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao; tiến độ thực hiện 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới tại các xã đăng ký đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu năm 2024 và các nội dung tiêu chí của huyện Mang Thít thực hiện đạt chuẩn nông thôn mới. Đồng thời, tiến hành rà soát lại các tiêu chí của các xã đã được thẩm định và xét danh hiệu xã nông thôn mới, xã nông thôn mới nâng cao theo Bộ tiêu chí giai đoạn 2016-2020 thuộc kế hoạch thực hiện Chương trình giai đoạn 2021-2025, để thực hiện nâng tiêu chí đảm bảo phù hợp với Bộ tiêu chí nông thôn mới giai đoạn 2021-2025. Hướng dẫn các xã, huyện về trình tự thủ tục thực hiện từng tiêu chí, hướng dẫn các xã, huyện làm tốt công tác nâng chất tiêu chí, đặc biệt là đối với các tiêu chí về tổ chức sản xuất, nâng cao thu nhập, giảm nghèo, xây dựng đời sống văn hóa, xây dựng môi trường sống xanh - sạch - đẹp, đảm bảo an ninh trật tự nông thôn.

4.5. Đẩy mạnh chỉ đạo phát triển sản xuất gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp hiệu quả

Tiếp tục thực hiện Đề án cơ cấu lại nông nghiệp gắn với phát triển ngành nghề, mở rộng liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị sản phẩm của tỉnh đảm bảo chất lượng, thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào phát triển sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ trên địa bàn nông thôn theo Quyết định số 1316/QĐ-UBND ngày 02/6/2021 về việc ban hành kế hoạch thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2021-2025, phù hợp với Quy hoạch tỉnh Vĩnh Long thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1759/QĐ-TTg ngày 31/12/2023.

5. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Căn cứ nội dung và nhiệm vụ chủ yếu trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới năm 2024 và theo chức năng, nhiệm vụ được phân công:

5.1. Thường trực Ban chỉ đạo Chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh

- Chủ trì, hướng dẫn và tổ chức triển khai thực hiện Chương trình công tác của Ban Chỉ đạo; hướng dẫn các Sở, ngành, địa phương căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao xây dựng kế hoạch, tiến độ cụ thể và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ bảo đảm theo đúng các mục tiêu của kế hoạch đề ra.

- Định kỳ hàng quý, 6 tháng và cuối năm đôn đốc các Sở, ngành, huyện và xã báo cáo kết quả thực hiện các nhiệm vụ được giao về xây dựng nông thôn mới để tổng hợp báo cáo Ban Chỉ đạo tỉnh và Trung ương.

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành và địa phương báo cáo đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định điều chỉnh giải pháp phù hợp nhiệm vụ trong trường hợp cần thiết.

- Tham mưu Thường trực Ban chỉ đạo tỉnh tổ chức đoàn kiểm tra, giám sát tiến độ, mức độ, kết quả thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ; khối lượng thực hiện các nội dung, hoạt động thuộc chương trình; đánh giá thực hiện chương trình đúng quy định (nâng chất tiêu chí, tiêu chí xây dựng trong năm, huy động, sử dụng vốn thực hiện chương trình, dự án thành phần; tình hình sử dụng vốn ngân sách nhà nước trong thực hiện Chương trình trong năm và nguồn vốn chuyển sang).

5.2. Sở Kế hoạch và Đầu tư

- Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh phân bổ và quản lý nguồn vốn đầu tư công theo quy định của Luật Đầu tư công.

- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các đơn vị có liên quan kiểm tra tiến độ thực hiện, giải ngân nguồn vốn đầu tư công thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới theo quy định; phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp báo cáo kết quả triển khai thực hiện kế hoạch theo chức năng, nhiệm vụ được phân công.

5.3. Sở Tài chính

- Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh phân bổ nguồn vốn sự nghiệp chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới do Trung ương phân bổ và vốn đối ứng ngân sách tỉnh theo quy định pháp luật.

- Phối hợp với các cơ quan đơn vị hướng dẫn, kiểm tra về quản lý, sử dụng, quyết toán nguồn vốn ngân sách trung ương, Ngân sách địa phương theo đúng quy định; báo cáo UBND tỉnh; báo cáo kết quả về cơ quan phụ trách chương trình để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh theo mẫu số 03 Phụ lục kèm theo của Thông tư 05/2022/TT-BNNPTNT, ngày 25/7/2022 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trước ngày 20 tháng 6 cùng năm đối với báo cáo 6 tháng; trước ngày 20 tháng 12 năm kế hoạch đối với báo cáo năm.

5.4. Các Sở, ngành tỉnh

- Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh điều chỉnh các chỉ tiêu, yêu cầu và văn bản hướng dẫn thực hiện tiêu chí do ngành mình phụ trách theo quy định của Trung ương và phù hợp với điều kiện đặc thù của tỉnh trong giai đoạn 2024 - 2025.

- Đối với các sở được phân bổ kinh phí thực hiện chương trình: quản lý, sử dụng kinh phí chương trình mục tiêu quốc gia từ nguồn vốn ngân sách trung ương, ngân sách địa phương đúng theo quy định Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn có liên quan

- Tăng cường công tác chỉ đạo, hướng dẫn, giám sát và đánh giá kết quả thực hiện các tiêu chí do ngành mình phụ trách. Thẩm tra, phúc tra, đánh giá, củng cố các xã đã đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao theo Bộ tiêu chí giai đoạn 2016-2020 để thực hiện nâng tiêu chí đảm bảo phù hợp với Bộ tiêu chí nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 (xã đăng ký đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao đảm bảo đạt bộ tiêu chí xã nông thôn mới giai đoạn 2021-2025; xã đăng ký đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu phải đảm bảo đạt bộ tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021-2025)4. Báo cáo kết quả về Ủy ban nhân dân tỉnh (và Thường trực Ban chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh) theo mẫu số 03 Phụ lục kèm theo của Thông tư 05/2022/TT-BNNPTNT, ngày 25/7/2022 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trước ngày 20 tháng 6 cùng năm đối với báo cáo 6 tháng; trước ngày 20 tháng 12 năm kế hoạch đối với báo cáo năm.

5.5. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Vĩnh Long

- Chủ trì và phối hợp với các ngành liên quan tiếp tục thực hiện phong trào thi đua “Vĩnh Long chung sức xây dựng nông thôn mới”; nâng cao chất lượng các danh hiệu thi đua ở khu dân cư, góp phần thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới; tổ chức các buổi tọa đàm, trao đổi, tìm hiểu mô hình vận động nhân dân chung sức xây dựng nông thôn mới; phát huy vai trò các tổ chức thành viên trong công cuộc xây dựng nông thôn mới.

- Tăng cường vai trò giám sát việc thực hiện chủ trương, chính sách, việc huy động và sử dụng các nguồn lực thực hiện Chương trình và đánh giá công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới.

5.6. Các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể cấp tỉnh

Hội Nông dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Liên đoàn Lao động tỉnh, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Cựu chiến binh và các hội nghề nghiệp khác... theo chức năng, nhiệm vụ và phạm vi quản lý của đơn vị, chủ động lựa chọn những nội dung thiết thực, phối hợp để vận động, khích lệ, động viên các cá nhân, tổ chức cùng đồng lòng chung sức xây dựng nông thôn mới; phối hợp với Cơ quan Thường trực Ban chỉ đạo Chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh thực hiện hiệu quả các Chương trình phối hợp về đẩy mạnh các phong trào thi đua trong xây dựng nông thôn mới.

5.7. Ban chỉ đạo Chương trình xây dựng nông thôn mới các huyện, thị xã

- Căn cứ vào Chương trình, kế hoạch của Ban chỉ đạo Chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh và điều kiện thực tế của địa phương để cụ thể hóa Chương trình xây dựng nông thôn mới thành các chỉ tiêu, kế hoạch cụ thể trong năm 2024.

- Xây dựng kế hoạch, chủ động bố trí đủ ngân sách địa phương theo quy định, phối hợp, lồng ghép với nguồn các Chương trình mục tiêu quốc gia được giao và ngân sách tỉnh, kết hợp huy động tối đa các nguồn lực khác để thực hiện Chương trình.

- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát tình hình triển khai thực hiện các công trình xây dựng trên địa bàn xã nhằm phát huy tối đa hiệu quả các nguồn lực đầu tư theo các nội dung kiểm tra, giám sát của Ban chỉ đạo tỉnh đã ban hành. Đồng thời, chủ động thực hiện nâng chất các xã đã được công nhận đạt chuẩn trước thời điểm 06/2022 (liên hệ các sở, ngành tỉnh tiến hành phúc tra, công nhận đạt theo quy định để làm hồ sơ minh chứng đầy đủ 19 tiêu chí được lưu trữ tại đơn vị) để đảm bảo chất lượng thẩm định địa phương đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới theo yêu cầu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn5. Theo dõi, kiểm tra, giám sát việc quản lý, sử dụng kinh phí Chương trình mục tiêu quốc gia từ nguồn vốn Ngân sách Trung ương, Ngân sách địa phương đúng theo quy định Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn có liên quan.

- Thực hiện chế độ báo cáo, biểu mẫu theo Thông tư số 05/2022/TT- BNNPTNT ngày 25/7/2022 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc hướng dẫn một số nội dung thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (trước ngày 20 tháng 3, tháng 6, tháng 9 cùng năm đối với báo cáo 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng; trước ngày 20 tháng 12 năm kế hoạch đối với báo cáo năm)6.

Các thành viên Ban Chỉ đạo, Sở, ban ngành tỉnh có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc kế hoạch này, đồng thời hàng quý, 6 tháng và cuối năm báo cáo tiến độ và kết quả thực hiện về Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo tỉnh (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) theo dõi, tổng hợp và báo cáo Trưởng Ban Chỉ đạo về kết quả thực hiện./.

 

PHỤ LỤC:

DANH SÁCH XÃ ĐĂNG KÝ ĐẠT CHUẨN NĂM 2024

TT

Huyện

Ghi chú

I

Đăng ký đạt chuẩn NTM

 

1

Xã An Bình

Long Hồ

 

2

Xã Nhơn Phú

Mang Thít

 

3

Xã Bình Phước

Mang Thít

 

4

Xã Trung Thành Tây

Vũng Liêm

 

5

Xã Trung Chánh

Vũng Liêm

 

II

Đăng ký đạt chuẩn NTM nâng cao

 

1

Xã Hòa Phú

Long Hồ

 

2

Xã Tân Phú

Tam Bình

 

3

Xã Quới Thiện

Vũng Liêm

 

4

Xã Tân Thành

Bình Tân

 

5

Xã Phú Thành

Trà Ôn

 

III

Đăng ký đạt chuẩn NTM kiểu mẫu

 

1

Xã Hòa Ninh

Long Hồ

 

2

Xã Mỹ Hòa

Bình Minh

 

3

Xã Đông Thạnh

Bình Minh

 

4

Xã Hựu Thành

Trà Ôn

 

5

Xã Thanh Bình

Vũng Liêm

 

6

Xã Tân An Luông

Vũng Liêm

 

7

Xã An Phước

Mang Thít

 

 



1 06 xã đạt chuẩn nông thôn mới: Phú Quới, Tân Long Hội, Vĩnh Xuân, Mỹ Thạnh Trung, Hiếu Thuận, Mỹ An

08 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao: Tân An Thạnh, Hòa Ninh, Thiện Mỹ, Trung Ngãi, Tân An Hội, Bình Ninh, Tân Lộc, Tân Hưng

01 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu: Thuận An

2 Quyết định số 102/QĐ-TTg, ngày 25/01/2024 của Thủ tướng Chính phủ.

3 Nghị quyết số 96/NQ-HĐND ngày 23/3/2023 của Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Long về kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công từ nguồn ngân sách tỉnh năm 2022 sang năm 2023; khoản 1 Điều 2 Nghị quyết số 108/2023/QH15, ngày 29/11/2023 về giám sát chuyên đề "Việc triển khai thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về các Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030": “1. Cho phép số vốn NSNN năm 2022 (bao gồm cả vốn năm 2021 được chuyển nguồn sang năm 2024 để các Bộ, cơ quan Trung ương và địa phương tiếp tục triển khai thực hiện.

Tại khoản 3, Điều 2 Nghị quyết số 104/2023/QH15, ngày 10/11/2023 về dự toán ngân sách nhà nước năm 2024 (Cho phép chuyển nguồn dự toán ngân sách nhà nước thực hiện 03 Chương trình mục tiêu quốc gia năm 2023 (bao gồm vốn đầu tư phát triển, kinh phí thường xuyên của ngân sách trung ương và ngân sách địa phương) sang năm 2024 tiếp tục thực hiện).

4 Quyết định số 1347/QĐ-UBND, ngày 08/7/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành bộ tiêu chí xã nông thôn mới và bộ tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long.

5 Công văn số 8680/BNN-VPĐP, ngày 27/11/2023 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Công văn số 1991/SNN&PTNT-NTM, ngày 22/12/2023 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

6 Công văn số 1938/SNN&PTNT-NTM, ngày 14/12/2023 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

 

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Quyết định 451/QĐ-UBND về Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới năm 2024 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long

Số hiệu: 451/QĐ-UBND
Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Vĩnh Long
Người ký: Nguyễn Văn Liệt
Ngày ban hành: 13/03/2024
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [15]
Văn bản được căn cứ - [7]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Quyết định 451/QĐ-UBND về Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới năm 2024 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long

Văn bản liên quan cùng nội dung - [5]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…