ỦY BAN NHÂN DÂN
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 427/QĐ-UBND |
Lâm Đồng, ngày 06 tháng 3 năm 2019 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ: số 1600/QĐ-TTg ngày 16/8/2016 về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020; số 1980/QĐ-TTg ngày 17/10/2016 về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020; số 558/QĐ-TTg ngày 05/4/2016 về việc ban hành tiêu chí huyện nông thôn mới và quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới; số 1760/QĐ-TTg ngày 10/11/2017 về việc điều chỉnh, bổ sung quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16/8/2016 phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020; số 691/QĐ-TTg ngày 05/6/2018 về việc ban hành tiêu chí xã nông thôn mới kiểu mẫu giai đoạn 2018- 2020;
Căn cứ Văn bản số 9141/BNN-VPĐP ngày 26/11/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc hoàn thiện, phê duyệt Đề án thí điểm xây dựng huyện Đơn Dương là huyện nông thôn mới kiểu mẫu;
Căn cứ các Quyết định của UBND tỉnh Lâm Đồng: số 915/QD-UBND ngày 27/4/2017 về việc quy định chi tiết một số tiêu chí thuộc Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2017 - 2020; số 2130/QĐ-UBND ngày 17/10/2018 về việc ban hành Bộ tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2018 - 2020;
Xét đề nghị của Chủ tịch UBND huyện Đơn Dương tại Tờ trình số 13/TTr-UBND ngày 05/01/2019 và Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 26/TTr-SNN ngày 21/02/2019,
QUYẾT ĐỊNH:
1. Tên Đề án: Thí điểm xây dựng huyện Đơn Dương đạt nông thôn mới kiểu mẫu về nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo hướng thông minh giai đoạn 2019-2025.
2. Địa điểm thực hiện: Huyện Đơn Dương.
3. Thời gian thực hiện: 2019 - 2025.
4.1. Mục tiêu tổng quát:
Xây dựng huyện Đơn Dương trở thành huyện nông thôn mới kiểu mẫu về sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo hướng thông minh, phát triển bền vững, tạo ra sản phẩm nông nghiệp quy mô lớn, chất lượng cao, có thị trường tiêu thụ sản phẩm ổn định trong nước và hướng đến xuất khẩu, góp phần nâng cao thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.
4.2. Mục tiêu cụ thể:
a) Đến năm 2020:
- Có 75% số xã được công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao (06/8 xã trở lên);
- Có 03 xã được công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu về nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo hướng thông minh (gồm các xã: Lạc Lâm, Quảng Lập, Ka Đô).
- Có 90% diện tích đất sản xuất nông nghiệp (đối với sản xuất rau, hoa) và chăn nuôi bò sữa (đối với sản xuất thức ăn, quy trình kỹ thuật nuôi) được ứng dụng công nghệ cao theo hướng thông minh.
- Giá trị sản xuất bình quân 01 ha đất sản xuất nông nghiệp đến năm 2020 đạt bình quân 220 triệu đồng/năm.
- Mỗi xã có ít nhất 01 Hợp tác xã nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao hoạt động có hiệu quả gắn với cung cấp dịch vụ đầu vào và liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm có hiệu quả.
- Có ít nhất 01 vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được công nhận.
- Có ít nhất 05 mô hình doanh nghiệp/trang trại sản xuất nông nghiệp theo hướng thông minh.
- Thu nhập bình quân đầu người đạt 75 triệu đồng/người/năm.
b) Đến năm 2025:
- Có 100% số xã được công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.
- Có 05 xã được công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu về nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo hướng thông minh (tăng 02 xã so với năm 2020).
- Có 95% diện tích đất sản xuất nông nghiệp (đối với sản xuất rau, hoa) và chăn nuôi bò sữa (đối với sản xuất thức ăn, quy trình kỹ thuật nuôi) ứng dụng công nghệ cao theo hướng thông minh.
- Giá trị sản xuất bình quân 01 ha đất sản xuất nông nghiệp đạt bình quân từ 240 - 250 triệu đồng/năm.
- Mỗi xã có ít nhất 02 Hợp tác xã nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao hoạt động có hiệu quả gắn với cung cấp dịch vụ đầu vào và liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm có hiệu quả.
- Có ít nhất 03 vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được công nhận.
- Có ít nhất 10 mô hình doanh nghiệp/trang trại sản xuất nông nghiệp theo hướng thông minh.
- Thu nhập bình quân đầu người đạt 100 triệu đồng/người/năm.
- Được công nhận huyện nông thôn mới kiểu mẫu về nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo hướng thông minh.
5. Tiêu chí nông thôn mới kiểu mẫu huyện Đơn Dương:
5.1. Nhóm tiêu chí chung:
Đáp ứng đầy đủ các điều kiện và tiêu chí do Trung ương quy định đối với huyện đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu. Trong quá trình thí điểm thực hiện Đề án, đến năm 2020 sẽ tổng kết, đánh giá, lựa chọn các điều kiện và tiêu chí cụ thể đối với huyện nông thôn mới kiểu mẫu về nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo hướng thông minh để đề xuất Trung ương xem xét, ban hành bộ tiêu chí.
5.2. Nhóm tiêu chí kiểu mẫu, gồm 5 nhóm:
a) Quy mô sản xuất: Sản phẩm nông nghiệp được sản xuất trên quy mô, khối lượng hàng hóa lớn, nằm trong quy hoạch; có các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung, ứng dụng công nghệ cao theo hướng thông minh đối với các sản phẩm chủ lực của địa phương; quy mô diện tích các sản phẩm tại vùng sản xuất tập trung đáp ứng đủ điều kiện để đạt tiêu chí vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
b) Kết cấu hạ tầng: Có kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp đồng bộ (giao thông, thủy lợi, điện, kho chứa, điểm tập kết và tiêu thụ nông sản...), đáp ứng hiệu quả nhu cầu sản xuất, tiêu thụ và kết nối nội vùng, liên vùng.
c) Tổ chức sản xuất và liên kết tiêu thụ sản phẩm: Được tổ chức sản xuất theo hình thức trang trại, hợp tác xã, tổ hợp tác; hình thành các mô hình liên kết theo chuỗi (từ cung cấp dịch cụ vật tư đầu vào và giải quyết đầu ra bằng hình thức liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm) giữa nông dân với doanh nghiệp, hợp tác xã và giữa tổ chức của nông dân với doanh nghiệp, gắn sản xuất nông nghiệp với công nghiệp chế biến, thương mại, du lịch, dịch vụ.
d) Ứng dụng công nghệ cao theo hướng thông minh: Thực hành sản xuất theo các tiêu chuẩn chứng nhận sản xuất nông nghiệp tốt và các tiêu chuẩn chứng nhận được khuyến khích; áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ trong hầu hết các khâu của quy trình sản xuất, tạo ra sản phẩm có hàm lượng khoa học công nghệ cao từ khâu sản xuất, thu hoạch, bảo quản, chế biến cho đến tiêu thụ trong nước và xuất khẩu; các mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo hướng thông minh áp dụng ít nhất 4-5 yếu tố cần thiết của nông nghiệp thông minh.
đ) Hiệu quả và bền vững: Nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm; nâng cao năng suất lao động, hiệu quả sử dụng vốn, hiệu quả kinh tế cho người sản xuất; đảm bảo hài hòa các lợi ích xã hội, sản xuất nông nghiệp thân thiện với môi trường gắn với thu gom, xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật, rác thải nông nghiệp, bảo vệ cảnh quan, đảm bảo an toàn sức khỏe cho người sản xuất, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu và tác động của thị trường.
6.1. Nâng chất toàn diện các tiêu chí nông thôn mới, gồm 05 nhiệm vụ chính:
a) Rà soát, xây dựng và quản lý quy hoạch.
b) Hoàn thiện kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp (giao thông, thủy lợi, điện, xử lý rác thải, môi trường,....) và nâng cao chất lượng các tiêu chí xây dựng nông thôn mới trên địa bàn.
c) Phát triển kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất (nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịch); tăng thu nhập, giảm tỷ lệ nghèo, giải quyết việc làm cho lao động.
d) Đẩy mạnh công tác giáo dục, y tế, văn hóa, bảo vệ môi trường;
đ) Củng cố hệ thống chính trị và giữ gìn an ninh trật tự.
6.2. Xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu về nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo hướng thông minh, gồm 05 nhiệm vụ chính:
a) Đầu tư hạ tầng vùng sản xuất nông nghiệp đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp công nghệ cao theo hướng thông minh.
b) Phát triển các mô hình liên kết sản xuất hàng hóa gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm quy mô lớn; trong đó, tập trung đầu tư phát triển ứng dụng công nghệ cao theo hướng thông minh đối với các cây trồng, vật nuôi có lợi thế của địa phương.
c) Tăng cường đầu tư, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất, chế biến nông lâm sản.
d) Thu hút đầu tư các doanh nghiệp trong và ngoài nước có đủ năng lực, công nghệ và thị trường tiêu thụ sản phẩm đầu tư vào sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo hướng thông minh và doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ sản phẩm; đầu tư thu gom, xử lý rác thải trong sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp; hình thành các cơ sở dịch vụ cung cấp công nghệ, thiết bị, chuyển giao quy trình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, thiết bị và công nghệ thông minh phục vụ phát triển sản xuất nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn huyện.
đ) Xây dựng xã nông thôn mới kiểu mẫu về nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo hướng thông minh.
7.1. Giai đoạn 2019 - 2020:
a) Tập trung nâng cao chất lượng các tiêu chí về cơ sở hạ tầng (giao thông, thủy lợi, trường học,...) và môi trường; phát triển các mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao hiện có gắn với xây dựng các mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo hướng thông minh.
b) Phấn đấu đến năm 2020, có 06/08 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, trong đó có ít nhất 03 xã (gồm: Lạc Lâm, Quảng Lập và Ka Đô) đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu về nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo hướng thông minh.
7.2. Giai đoạn 2021-2025:
a) Tập trung nguồn lực nâng chất toàn diện các tiêu chí nông thôn mới kết hợp với thực hiện các tiêu chí kiểu mẫu.
b) Phấn đấu đến năm 2025 có 08/08 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, trong đó có ít nhất 05 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu về nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo hướng thông minh (thêm 02 xã gồm: xã Tu Tra và xã Đạ Ròn). Các xã còn lại (Ka Đơn, Lạc Xuân, Pró) phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu theo lĩnh vực có lợi thế.
c) Đến năm 2025, huyện Đơn Dương được công nhận đạt chuẩn huyện nông thôn mới kiểu mẫu về nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo hướng thông minh.
8. Nhu cầu vốn thực hiện Đề án:
8.1. Tổng nhu cầu vốn: Khoảng 7.592.683 triệu đồng, trong đó:
a) Vốn ngân sách Nhà nước: 2.203.624 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 29,02%, gồm:
- Vốn trực tiếp Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới: 144.000 triệu đồng; trong đó: vốn ngân sách Trung ương 80.000 triệu đồng, vốn ngân sách địa phương (tỉnh, huyện, xã) 64.000 triệu đồng.
- Vốn lồng ghép các chương trình, dự án khác: 2.059.624 triệu đồng.
b) Vốn tín dụng: 3.844.969 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 50,64% (thông qua các hoạt động vay vốn, sản xuất kinh doanh của các tổ chức, hộ gia đình).
c) Vốn xã hội hóa (Doanh nghiệp, Hợp tác xã,...): 314.821 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 4,15%.
d) Vốn người dân đóng góp 1.229.269 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 16,19%.
8.2. Phân kỳ nhu cầu vốn thực hiện theo giai đoạn:
a) Giai đoạn 2019 - 2020: 3.866.306 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 50,92%.
b) Giai đoạn 2021 - 2025: 3.726.377 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 49,08%.
8.3. Nhu cầu vốn theo nội dung đầu tư:
a) Thực hiện nâng chất tiêu chí nông thôn mới cấp xã: 4.526.336 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 59,61%.
b) Thực hiện nâng chất tiêu chí huyện huyện nông thôn mới kiểu mẫu: 2.635.925 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 34,72%.
c) Phát triển nông nghiệp công nghệ cao theo hướng thông minh: 430.422 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 5,67%.
(Chi tiết tại Phụ lục 1, 2, 3 kèm theo).
a) Nhóm dự án xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp và phát triển kinh tế - xã hội.
b) Nhóm dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, liên kết tiêu thụ sản phẩm, ứng dụng khoa học công nghệ, xây dựng mô hình kiểu mẫu.
(Chi tiết tại Phụ lục 4 kèm theo).
10.1. Công tác tuyên truyền, vận động: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhằm phát huy vai trò của các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội cùng với vai trò chủ thê của người dân trong quá trình xây dựng huyện nông thôn mới kiểu mẫu; công tác tuyên truyền, vận động phải được đổi mới cả về nội dung, phương pháp, hình thức và phải được duy trì thực hiện thường xuyên, liên tục; kịp thời biểu dương các điển hình tiên tiến, sáng kiến và kinh nghiệm hay về xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu, đô thị văn minh.
10.2. Tăng cường công tác lãnh đạo, quản lý: Thường xuyên kiện toàn Ban chỉ đạo và bộ máy giúp việc cho Ban chỉ đạo nông thôn mới các cấp; xác định xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, thường xuyên của địa phương và các cơ quan có liên quan; chú trọng công tác chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra đôn đốc triển khai các nội dung xây dựng nông thôn mới ở cơ sở đáp ứng yêu cầu tiến độ, đúng định hướng chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh.
10.3. Nâng cao chất lượng các hạng mục hạ tầng kinh tế - xã hội: Công tác huy động vốn đầu tư thực hiện theo hướng khuyến khích sự tham gia của các doanh nghiệp, người dân; thực hiện cơ chế sử dụng vốn đầu tư bảo đảm hiệu quả kinh tế tránh thất thoát, lãng phí vốn; công tác quy hoạch, lập dự án đầu tư, thiết kế,... cần được giao cho các đơn vị có kinh nghiệm và uy tín trên cơ sở đấu thầu công khai, minh bạch; chính sách bồi thường, giải phóng mặt bằng được đổi mới, bảo đảm thực hiện hiệu quả, đúng quy định; chú trọng công tác duy tu, bảo dưỡng công trình sau đầu tư.
10.4. Phát triển kinh tế và tổ chức sản xuất:
a) Tổ chức thực hiện kịp thời, có hiệu quả Kế hoạch số 35-KH/HU ngày 22/8/2016 của Huyện ủy Đơn Dương về phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trên địa bàn huyện trong giai đoạn 2016 - 2020; các kế hoạch của UBND huyện Đơn Dương: số 358/KH-UBND và số 257/KH-UBND ngày 21/3/2016 về tái cơ cấu kinh tế nông lâm nghiệp gắn với sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và về phát triển đàn bò sữa giai đoạn 2016 - 2020.
b) Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao theo hướng thông minh vào các khâu chế biến và bảo quản sau thu hoạch như: công nghệ bảo quản CAS (Nhật Bản), ứng dụng công nghệ thông tin (phủ sóng Wifi trên địa bàn huyện,...) trong tổ chức, quản lý, sản xuất.
c) Thực hiện có hiệu quả các cơ chế, chính sách của Trung ương và của tỉnh về khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17/4/2018 của Chính phủ; chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 05/7/2018 của Chính phủ trên địa bàn.
d) Khuyến khích phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nông thôn, ưu tiên phát triển công nghiệp chế biến nông sản, lâm sản và thủy sản; xây dựng, phát triển công nghiệp, làng nghề để thu hút lao động; tăng cường xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm, thương hiệu, liên kết với các doanh nghiệp, chợ đầu mối để tiêu thụ sản phẩm của địa phương; khuyến khích các tổ chức, cá nhân sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm sử dụng nhãn hiệu “Đà Lạt - Kết tinh kỳ diệu từ đất lành” đã được chứng nhận; xây dựng thêm một số nhãn hiệu hàng hóa nông sản khác có lợi thế của địa phương.
d) Đẩy mạnh phát triển du lịch gắn với các dịch vụ, kêu gọi đầu tư phát triển cơ sở vật chất ngành thương mại, dịch vụ; phát triển du lịch gắn với sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, du lịch sinh thái, du lịch canh nông và bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc của địa phương.
10.5. Phát triển giáo dục, y tế, văn hóa xã hội:
a) Từng bước hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ cho việc phát triển giáo dục, y tế, văn hóa, xã hội; tăng cường thực hiện xã hội hóa trong các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa xã hội; chú trọng đổi mới các hoạt động văn hóa nhằm phát huy hiệu quả cao nhất của các thiết chế văn hóa.
b) Tăng cường đào tạo, chuyên môn, nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức phục vụ nhân dân, phục vụ xã hội và thực hiện tốt nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới trên địa bàn.
10.6. Về môi trường:
a) Mỗi xã tập trung xây dựng ít nhất một vườn xuất mẫu, một tuyến đường mẫu, một khu dân cư mẫu để nhân rộng ra toàn xã.
b) Phát huy vai trò các đoàn thể chính trị - xã hội trong công tác tuyên truyền, vận động và thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường, thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt, trong sản xuất; xây dựng khu dân cư, nhà ở, tạo cảnh quan không gian nông thôn sáng, xanh, sạch, đẹp.
c) Đầu tư hoàn thiện các hạ tầng kỹ thuật, trang thiết bị phục vụ cho công tác thu gom, xử lý rác thải, bảo vệ môi trường; đặc biệt là thu gom, xử lý bao bì thuốc bảo vệ thực vật; đầu tư hoàn thiện hệ thống xử lý rác thải tại khu công nghiệp Ka Đô, các cơ sở y tế và trong khu dân cư.
d) Vận động và tổ chức để nhân dân chủ động phân loại rác thải tại nguồn phục vụ sản xuất phân bón hữu cơ hoặc vi sinh, nhằm hỗ trợ cho sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ.
10.7. Về phát triển nguồn nhân lực:
a) Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả công tác xã hội hóa trong lĩnh vực đào tạo với quy mô, chất lượng phù hợp nhằm phát triển cơ cấu lao động hợp lý, gắn với nhu cầu sử dụng lao động trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế; chú trọng đào tạo đội ngũ công nhân kỹ thuật cao, lao động lành nghề, cán bộ khuyến lâm, khuyến nông phục vụ phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.
b) Chú trọng công tác tuyển dụng, tuyển chọn cán bộ công chức, viên chức vào công tác tại các phòng, cơ quan, ban, ngành; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức các cấp có phẩm chất, năng lực thực sự ngang tầm, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
10.8. Về huy động nguồn lực:
a) Huy động và sử dụng có hiệu quả, hợp lý mọi nguồn lực, chủ yếu là nguồn lực xã hội cùng với phát huy nội lực ở từng địa phương và trong nhân dân để thực hiện theo các mục tiêu, nhiệm vụ; quá trình triển khai phải đảm bảo đúng các văn bản quy định Nhà nước và phù hợp với khả năng đóng góp của nhân dân; doanh nghiệp phải thật sự tự nguyện và làm chủ trong đóng góp, xây dựng và quản lý sử dụng các công trình và là chủ thể trong xây dựng huyện nông thôn mới kiểu mẫu về nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo hướng thông minh.
b) Trên cơ sở định hướng, hỗ trợ, tạo điều kiện từ nguồn vốn Nhà nước, từng hộ dân phải nỗ lực vươn lên, tạo vốn đầu tư cho phát triển kinh tế hộ nhằm nâng cao thu nhập, đời sống của gia đình mình; vận động nhân dân, doanh nghiệp tham gia đóng kinh phí xây dựng các công trình phục vụ lợi ích cộng đồng trên tinh thần tự nguyện, hiến đất để tạo điều kiện giải phóng mặt bằng thi công các công trình.
10.9. Một số giải pháp khác:
a) Ưu tiên nguồn vốn cho huyện Đơn Dương thực hiện các cơ chế, chính sách do Trung ương ban hành về: chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn; chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; chính sách bảo hiểm nông nghiệp; chính sách phát triển khoa học công nghệ,...
b) Ưu tiên phân bổ nguồn lực và cơ chế, chính sách hỗ trợ đặc thù để huyện Đơn Dương hoàn thành các mục tiêu, nội dung, nhiệm vụ đặt ra trong Đề án.
c) Lựa chọn huyện Đơn Dương làm điểm của tỉnh để thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018-2020.
1. Ủy ban nhân dân huyện Đơn Dương:
a) Chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai thực hiện hoàn thành các mục tiêu của Đề án đã được phê duyệt; định kỳ tiến hành sơ kết, tổng kết, đánh giá tình hình và kết quả thực hiện Đề án; kịp thời đề xuất điều chỉnh, bổ sung nội dung của Đề án cho phù hợp với từng giai đoạn và tình hình thực tế của địa phương.
b) Chỉ đạo các phòng, ban, cơ quan chuyên môn và UBND các xã, thị trấn xây dựng kế hoạch, tập trung nguồn lực nâng chất toàn diện các tiêu chí nông thôn mới kết hợp với thực hiện các tiêu chí kiểu mẫu về nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo hướng thông minh.
c) Phối hợp chặt chẽ với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Văn phòng Điều phối nông thôn mới; các sở, ban, ngành, đoàn thể thuộc tỉnh và cơ quan, đơn vị có liên quan trong quá trình triển khai thực hiện đề án.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Văn phòng điều phối xây dựng nông thôn mới tỉnh:
a) Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành thuộc tỉnh và cơ quan có liên quan hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc UBND huyện Đơn Dương tổ chức triển khai thực hiện các nội dung của Đề án. Tập trung hỗ trợ huyện Đơn Dương triển khai các nội dung về sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo hướng thông minh; lồng ghép nguồn vốn các chương trình, đề án khác để đảm bảo thực hiện nội dung Đề án và hoàn thành các mục tiêu đề ra.
b) Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính tham mưu UBND tỉnh các cơ chế, chính sách, nguồn lực để hỗ trợ huyện Đơn Dương thực hiện Đề án.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan tham mưu UBND tỉnh cân đối, ưu tiên phân bổ nguồn vốn cho huyện Đơn Dương thực hiện Đề án, đảm bảo đầu tư tập trung, hỗ trợ phát huy hiệu quả, không chồng chéo và dàn trải; đề xuất huy động nguồn vốn thực hiện Đề án (bao gồm cả vốn ODA).
4. Sở Tài chính: Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan tham mưu UBND tỉnh cân đối, ưu tiên bố trí nguồn kinh phí sự nghiệp hàng năm để huyện Đơn Dương thực hiện Đề án; hướng dẫn, quản lý và quyết toán kinh phí theo đúng quy định hiện hành.
5. Các sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh: Căn cứ chức năng, nhiệm vụ của mình, phối hợp với Văn phòng điều phối xây dựng nông thôn mới tỉnh và UBND huyện Đơn Dương, tham mưu UBND tỉnh tổ chức thực hiện các nội dung liên quan thuộc lĩnh vực phụ trách, đảm bảo tiến độ, chất lượng hoàn thành các mục tiêu của Đề án. Lồng ghép các hoạt động của sở, ngành mình vào thực hiện các nội dung của Đề án gắn với mục tiêu xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu của huyện Đơn Dương.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
TỔNG HỢP NHU CẦU, CƠ CẤU VÀ PHÂN KỲ VỐN ĐẦU TƯ THỰC HIỆN
ĐỀ ÁN
(Kèm theo Quyết định số 427/QĐ-UBND ngày 06/3/2019 của UBND tỉnh Lâm Đồng)
Đơn vị tính: triệu đồng
Stt |
Nguồn vốn |
Tổng vốn đầu tư |
Phân kỳ |
||
Tiền vốn |
Tỷ lệ (%) |
Giai đoạn 2019 - 2020 |
Giai đoạn 2021 - 2025 |
||
|
Tổng |
7.592.683 |
100 |
3.866.306 |
3.726.377 |
I |
Vốn ngân sách nhà nước |
2.203.624 |
29,02 |
600.359 |
1603.265 |
1 |
Vốn trực tiếp Chương trình nông thôn mới |
144.000 |
|
69.000 |
75.000 |
- |
Ngân sách TW |
80.000 |
|
45.000 |
35.000 |
- |
Ngân sách địa phương (tỉnh, huyện, xã) |
64.000 |
|
24.000 |
40.000 |
2 |
Vốn Lồng ghép các Chương trình/Dự án |
2.059.624 |
|
531,359 |
1.528.265 |
II |
Vốn xã hội hóa (Doanh nghiệp, HTX...) |
314.821 |
4,15 |
256.671 |
58.150 |
III |
Vốn tín dụng |
3.844.969 |
50,64 |
2.510.747 |
1.334.222 |
IV |
Vốn dân đóng góp |
1.229.269 |
16,19 |
498.529 |
730.740 |
TỔNG HỢP NHU CẦU VỐN THỰC HIỆN ĐỀ ÁN THEO NỘI DUNG TRIỂN
KHAI
(Kèm theo Quyết định số 427/QĐ-UBND ngày 06/3/2019 của UBND tỉnh Lâm Đồng)
Đơn vị tính: triệu đồng
STT |
Lĩnh vực |
Thành tiền |
Tỷ lệ (%) |
I |
NÂNG CHẤT TIÊU CHÍ CẤP XÃ |
4.526.336 |
59,61 |
1 |
Xây dựng cơ sở hạ tầng |
714.186 |
9,41 |
2 |
Phát triển sản xuất, tổ chức sản xuất, liên kết tiêu thụ sản phẩm |
3.269.920 |
43,07 |
3 |
Văn hóa - Y tế - Giáo dục |
314.580 |
4,14 |
4 |
Môi trường |
227.650 |
3,00 |
II |
NÂNG CHẤT TIÊU CHÍ HUYỆN NÔNG THÔN MỚI |
2.635.925 |
34,72 |
1 |
Quy hoạch |
6.000 |
0,08 |
2 |
Xây dựng cơ sở hạ tầng |
1.674.945 |
22,06 |
3 |
Phát triển sản xuất, tổ chức sản xuất, liên kết tiêu thụ sản phẩm |
817.480 |
10,77 |
4 |
Văn hóa - Y tế - Giáo dục |
92.500 |
1,22 |
5 |
Môi trường |
45.000 |
0,59 |
III |
XÂY DỰNG HUYỆN NTM KIỂU MẪU “PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO THEO HƯỚNG THÔNG MINH” |
430.422 |
5,67 |
1 |
Xây dựng hoàn thiện 03 vùng nông nghiệp công nghệ cao |
10.000 |
0,13 |
2 |
Xây dựng kết cấu hạ tầng vùng nông nghiệp công nghệ cao |
151.422 |
1,99 |
3 |
Xây dựng thương hiệu các sản phẩm chủ lực |
6.000 |
0,08 |
4 |
Hỗ trợ xây dựng mô hình trang trại, doanh nghiệp ứng dụng NNCNC |
100.000 |
1,32 |
5 |
Phát triển mô hình HTX chăn nuôi bò sữa ứng dụng CNC |
15.000 |
0,20 |
6 |
Phát triển HTX, liên kết tiêu thụ sản phẩm |
48.000 |
0,63 |
7 |
Đào tạo lao động chất lượng cao trong nông nghiệp |
100.000 |
1,32 |
|
Tổng |
7.592.683 |
100,00 |
CHI TIẾT NHU CẦU VỐN ĐẦU TƯ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
(Kèm theo Quyết định số 427/QĐ-UBND ngày 06/3/2019 của UBND tỉnh Lâm Đồng)
Đơn vị tính: triệu đồng
TT |
Lĩnh vực đầu tư |
Tổng nhu cầu vốn thực hiện |
Giai đoạn 2019-2020 |
Giai đoạn 2021-2025 |
||||||
Vốn NSNN |
Vốn dân đóng góp |
Vốn tín dụng |
Vốn DN, HTX |
Vốn NSNN |
Vốn dân đóng góp |
Vốn tín dụng |
Vốn DN, HTX |
|||
1 |
Quy hoạch |
6.000 |
|
|
|
|
6.000 |
|
|
|
2 |
Giao thông |
1.143.944 |
188.000 |
180.000 |
|
500 |
422.000 |
352.944 |
|
500 |
3 |
Thủy lợi |
1.058.487 |
24.000 |
|
|
|
889.665 |
|
144.822 |
|
4 |
Điện |
30.836 |
|
269 |
|
30.567 |
|
|
|
|
5 |
Trường học |
293.400 |
182.370 |
|
|
|
111.030 |
|
|
|
6 |
Cơ sở vật chất văn hóa |
53.300 |
35.000 |
1.500 |
|
|
15.300 |
1.500 |
|
|
7 |
Chợ, thương mại, khu CN |
155.865 |
|
15.000 |
4.000 |
15.604 |
74.965 |
26.296 |
5.000 |
15.000 |
8 |
Nhà ở dân cư, định canh định cư |
15.280 |
|
1.760 |
6.747 |
|
6.773 |
|
|
|
9 |
Phát triển sản xuất |
4.366.400 |
9.768 |
300.000 |
2.500.000 |
10.000 |
5.232 |
350.000 |
1.184.400 |
7.000 |
10 |
Y tế |
45.100 |
9.800 |
|
|
|
35.300 |
|
|
|
11 |
Môi trường |
272.650 |
|
|
|
200.000 |
37.000 |
|
|
35.650 |
12 |
CSHT thuộc lĩnh vực khác |
151.421 |
151.421 |
|
|
|
|
|
|
|
TỔNG CỘNG |
7.592.683 |
600.359 |
498.529 |
2.510.747 |
256.671 |
1.603.265 |
730.740 |
1.334.222 |
58.150 |
DANH MỤC CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN
(Kèm theo Quyết định số 427/QĐ-UBND ngày 06/3/2019 của UBND tỉnh Lâm Đồng)
Đơn vị tính: triệu đồng
TT |
Danh mục dự án |
Nhu cầu vốn ngân sách |
1 |
Hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp và phát triển KTXH |
1.749.033 |
1 |
Thủy lợi |
815.668 |
|
Chỉnh trị nắn dòng hạ du thủy điện Đa Nhim |
80.000 |
|
Sửa chữa, nâng cấp hồ chứa R'Lơm |
70.700 |
|
Xây hồ chứa nước Kazam |
496.208 |
|
Xây dựng hồ M'răng |
150.000 |
|
Mô hình tưới tiết kiệm nước |
18.760 |
2 |
Giao thông |
560.000 |
|
Đường từ đường Quốc lộ 27 vào thôn Bo Ka Pang (ĐH 12) |
90.000 |
|
Nâng cấp đường huyện 412 thành đường tỉnh lộ ĐT 729 |
250.000 |
|
Xây dựng đường 413 thành đường tỉnh lộ ĐT 727 |
25.000 |
|
Xây dựng cầu Ông Thiều và đường NNCNC |
150.000 |
|
Đường tránh quốc lộ 27 qua TT Thanh Mỹ |
45.000 |
3 |
Khu, cụm công nghiệp |
80.865 |
|
Xây dựng cơ sở hạ tầng cụm công nghiệp Ka Đô |
80.865 |
4 |
Chợ, trung tâm thương mại |
43.000 |
|
Xây dựng chợ đầu mối chuyên doanh nông sản |
43.000 |
5 |
Y tế |
20.000 |
|
Đầu tư trang thiết bị Trung tâm y tế huyện |
10.000 |
|
Xây dựng PKĐK xã Ka Đơn |
10.000 |
6 |
Giáo dục |
40.000 |
|
Nâng cấp trường Trung học phổ thông Lê Lợi |
10.000 |
|
Nâng cấp trường Trung học phổ thông Đơn Dương |
30.000 |
7 |
Văn hóa |
68.000 |
|
Hoàn thiện Trung tâm văn hóa thể thao huyện |
50.000 |
|
Xây dựng NVH cồng chiêng cho đồng bào Nam sông Đa Nhim |
8.000 |
|
Hệ thống thiết chế văn hóa các xã, thị trấn |
10.000 |
8 |
Môi trường |
50.000 |
|
Xây dựng nhà máy xử lý rác |
50.000 |
9 |
Công trình cấp nước sinh hoạt |
71.500 |
|
Xây dựng hệ thống cấp nước Lạc Xuân 2 |
22.500 |
|
Hệ thống cấp nước Ka Đô + Quảng Lập |
49.000 |
II |
Tổ chức sản xuất, liên kết tiêu thụ sản phẩm, ứng dụng KHCN, xây dựng mô hình kiểu mẫu |
273.000 |
1 |
Hỗ trợ các mô hình doanh nghiệp/trang hại ứng dụng CNC theo hướng thông minh (trang thiết bị CNC, tín dụng, đào tạo trong và ngoài nước,...) |
100.000 |
2 |
Đào tạo lao động chất lượng cao trong nông nghiệp (5 năm x 1.000 lao động/năm) |
100.000 |
3 |
Hỗ trợ, củng cố hoạt động 16 HTX nông nghiệp ứng dụng CNC (2 HTX/xã x 8 xã) (tập huấn nâng cao năng lực, xây dựng nhãn hiệu, hỗ trợ ứng dụng CNC, xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm,...) |
48.000 |
4 |
Xây dựng, hoàn thiện 3 vùng nông nghiệp CNC |
10.000 |
5 |
Phát triển mô hình HTX chăn nuôi bò sữa ứng dụng CNC kết nối với doanh nghiệp từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm (gồm nguồn vốn từ Chương trình KHCN phục vụ xây dựng NÔNG THÔN MỚI và đối ứng từ doanh nghiệp, HTX) |
15.000 |
TỔNG CỘNG |
2.022.033 |
Quyết định 427/QĐ-UBND năm 2019 phê duyệt Đề án thí điểm xây dựng huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu về nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo hướng thông minh giai đoạn 2019-2025
Số hiệu: | 427/QĐ-UBND |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Lâm Đồng |
Người ký: | Đoàn Văn Việt |
Ngày ban hành: | 06/03/2019 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 427/QĐ-UBND năm 2019 phê duyệt Đề án thí điểm xây dựng huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu về nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo hướng thông minh giai đoạn 2019-2025
Chưa có Video