ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 41/2019/QĐ-UBND |
Hải Phòng, ngày 07 tháng 11 năm 2019 |
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Đường sắt ngày 16 tháng 6 năm 2017;
Căn cứ Nghị định số 65/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đường sắt;
Căn cứ Nghị định số 56/2018/NĐ-CP của Chính phủ ngày 16 tháng 4 năm 2018 quy định về quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng đường sắt;
Căn cứ Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật;
Căn cứ Thông tư số 25/2018/TT-BGTVT ngày 14 tháng 5 năm 2018 của Bộ Giao thông vận tải quy định về đường ngang và cấp phép xây dựng công trình thiết yếu trong phạm vi đất dành cho đường sắt;
Theo đề nghị của Sở Giao thông vận tải tại Tờ trình số 98/TTr-SGTVT ngày 16/9/2019 về việc ban hành quy định về quản lý, xóa bỏ lối đi tự mở qua đường sắt quốc gia trên địa bàn thành phố Hải Phòng; Báo cáo thẩm định số 49/BCTĐ-STP ngày 11/9/2019 của Sở Tư pháp.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về việc quản lý, xóa bỏ lối đi tự mở qua đường sắt quốc gia trên địa bàn thành phố Hải Phòng.
Điều 2. Quy định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 17/11/2019.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, Giám đốc các Sở: Tài chính, Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư, Tư pháp, Nội vụ; Giám đốc Công an thành phố; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện, Giám đốc Công ty cổ phần Đường sắt Hà Hải; Giám đốc Chi nhánh khai thác đường sắt Hà Thái Hải; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và các cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
VỀ VIỆC QUẢN LÝ, XÓA BỎ LỐI ĐI TỰ MỞ QUA ĐƯỜNG SẮT QUỐC GIA TRÊN ĐỊA
BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 41/2019/QĐ-UBND ngày 07/11/2019)
1. Quy định này quy định chi tiết về quản lý, xóa bỏ lối đi tự mở qua đường sắt quốc gia quy định tại Chương II Nghị định 65/2018/NĐ-CP ngày 12/5/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số Điều của Luật Đường sắt (sau đây là gọi tắt là Nghị định số 65/NĐ-CP) trên địa bàn thành phố Hải Phòng.
2. Việc quản lý, xóa bỏ lối đi tự mở qua đường sắt chuyên dùng không thuộc phạm vi điều chỉnh của Quy định này.
Quy định này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trên địa bàn thành phố Hải Phòng có liên quan đến:
1. Việc quản lý, đảm bảo an toàn giao thông tại các lối đi tự mở qua đường sắt;
2. Thực hiện các biện pháp thu hẹp, giảm dần tiến tới xóa bỏ lối đi tự mở qua đường sắt.
Trong Quy định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Đường gom là đường để gom hệ thống giao thông đường giao thông của khu đô thị, công nghiệp, kinh tế, dân cư, thương mại - dịch vụ và các đường khác vào đường ngang hoặc nút giao khác mức giữa đường bộ và đường sắt.
2. Hàng rào ngăn cách là hàng rào hoa sắt, hàng rào tôn lượn sóng hoặc các loại hàng rào bằng vật liệu phù hợp khác để giữa đường bộ và đường sắt được xây dựng kết hợp với đường gom để xóa bỏ lối đi tự mở.
3. Biện pháp phòng vệ là các biện pháp tổ chức phòng vệ quy định tại Điều 3 Thông tư 25/2018/TT-BGTVT ngày 14/5/2018 của Bộ Giao thông vận tải quy định về đường ngang và cấp phép xây dựng công trình thiết yếu trong phạm vi đất dành cho đường sắt (sau đây gọi tắt là Thông tư 25/2018/TT-BGTVT)
4. Vị trí nguy hiểm trên đường sắt: là những nơi thường xảy ra hoặc có thể xảy ra tai nạn giao thông đường sắt. Quy định về vị trí nguy hiểm, tiêu chí xác định điểm đen tai nạn giao thông và điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông đường sắt quy định tại Điều 5, Điều 6, Điều 7 Nghị định 65/NĐ-CP.
QUẢN LÝ LỐI ĐI TỰ MỞ QUA ĐƯỜNG SẮT
Điều 4. Nguyên tắc quản lý lối đi tự mở qua đường sắt
1. Việc quản lý lối đi tự mở qua đường sắt phải đảm bảo tuân thủ đúng quy định của Nghị định 65/2018/NĐ-CP và các quy định khác của pháp luật có liên quan; đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân thành phố, doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng giao thông đường sắt và chính quyền địa phương nơi có lối đi tự mở.
2. Không phát sinh mới lối đi tự mở qua đường sắt trên địa bàn thành phố.
3. Tất cả lối đi tự mở qua đường sắt quốc gia trên địa bàn thành phố Hải Phòng phải được lập hồ sơ quản lý và tổ chức theo dõi theo lộ trình quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 16 Nghị định 65/2018/NĐ-CP.
1. Ủy ban nhân dân thành phố phân cấp cho Ủy ban nhân dân cấp huyện lập Hồ sơ quản lý lối đi tự mở qua đường sắt; tổ chức theo dõi lối đi tự mở qua đường sắt trong hồ sơ; thực hiện các biện pháp kiềm chế, ngăn chặn phát sinh mới lối đi tự mở qua đường sắt.
2. Doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng giao thông đường sắt quản lý đường sắt có trách nhiệm cung cấp các tài liệu liên quan, chủ động phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện trong quá trình lập Hồ sơ quản lý và theo dõi các lối đi tự mở qua đường sắt thuộc phạm vi quản lý.
3. Thành phần hồ sơ quản lý lối đi tự mở:
a) Danh mục các lối đi tự mở theo mẫu tại Phụ lục 1 Quy định này;
b) Bình đồ hoặc bình đồ duỗi thẳng hoặc sơ đồ các vị trí nguy hiểm, các lối đi tự mở, trong đó phải thể hiện được tối thiểu các nội dung sau đây:
- Tên tuyến đường sắt, tên và số hiệu tuyến đường bộ tự mở qua đường sắt;
- Lý trình lối đi tự mở (ghi theo lý trình của đường sắt); Bề rộng lối đi tự mở và chiều dài đoạn thẳng của đường bộ từ vị trí giao với đường sắt ra mỗi phía;
- Các báo hiệu hoặc các biện pháp phòng vệ (nếu có).
c) Ảnh chụp tại khu vực có vị trí nguy hiểm qua đường sắt; Hồ sơ các vụ tai nạn giao thông được lưu trữ tại doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng giao thông đường sắt hoặc do cơ quan công an cung cấp (nếu có).
4. Hồ sơ quản lý lối đi tự mở phải được thường xuyên cập nhật các thay đổi của lối đi tự mở, phải được lưu trữ tại Ủy ban nhân dân cấp huyện và đơn vị quản lý đường sắt để phục vụ công tác quản lý.
ĐẢM BẢO AN TOÀN GIAO THÔNG, GIẢM DẦN, XÓA BỎ LỐI ĐI TỰ MỞ
Điều 6. Nguyên tắc thu hẹp, giảm dần, xóa bỏ lối đi tự mở
1. Việc thu hẹp, giảm dần tiến tới xóa bỏ hoàn toàn lối đi tự mở qua đường sắt phải đảm bảo an toàn giao thông đường bộ, đường sắt; đồng thời phải có phương án giao thông thay thế để đảm bảo sự đi lại thuận tiện của người dân.
2. Việc đầu tư xây dựng các công trình phụ trợ (đường gom, đường ngang hoặc nút giao thông khác mức) để xóa bỏ các lối đi tự mở phải tuân thủ đúng các quy định của Luật Đường sắt, quy định về quản lý đầu tư, xây dựng và các quy định khác có liên quan.
3. Ưu tiên xóa bỏ các lối đi tự mở theo thứ tự sau:
a) Lối đi tự mở là vị trí nguy hiểm trên đường sắt;
b) Lối đi tự mở có thể xóa bỏ ngay mà không cần đầu tư xây dựng công trình phụ trợ (đường gom, đường ngang hoặc nút giao thông khác mức);
c) Lối đi tự mở xóa bỏ sau khi xây dựng đường gom, đường ngang;
d) Lối đi tự mở xóa bỏ sau khi xây dựng nút giao khác mức.
4. Đối với các lối đi tự mở chưa thể xóa bỏ ngay thì phải thực hiện các biện pháp tạm thời để đảm bảo an toàn giao thông theo quy định tại Điều 7 Quy định này.
Điều 7. Các biện pháp đảm bảo an toàn giao thông tại lối đi tự mở
1. Cảnh giới, chốt gác, lắp đặt các thiết bị đèn cảnh báo giao thông tại các vị trí lối đi tự mở đồng thời là vị trí nguy hiểm trên đường sắt hoặc nguy cơ trở thành vị trí nguy hiểm trên đường sắt.
2. Tổ chức giao thông tại lối đi tự mở để giảm mật độ phương tiện giao thông đường bộ qua lối đi tự mở; Rào chắn, thu hẹp để hạn chế các phương tiện xe cơ giới, chỉ cho phép người đi bộ, người đi xe đạp, xe mô tô, xe gắn máy lưu thông qua lối đi tự mở.
3. Xây dựng gồ giảm tốc, gờ giảm tốc, lắp đặt các báo hiệu giao thông đường bộ, đường sắt để cảnh báo cho người và phương tiện khi đi qua khu vực có lối đi tự mở.
4. Làm êm thuận lối đi tự mở theo hướng dẫn của Bộ Giao thông vận tải
5. Giải tỏa tầm nhìn cho cả hai phía đường bộ, đường sắt.
6. Tăng cường kiểm tra, thanh tra, xử lý hành vi vi vi phạm các quy định về giao thông đường bộ, đường sắt tại các lối đi tự mở.
7. Đối với lối đi tự mở vào 01 hộ dân: Chủ hộ phải có cam kết với Ủy ban nhân dân cấp xã về việc đảm bảo an toàn giao thông tại lối đi tự mở, chấp hành sự sắp xếp lối đi mới khi cơ quan có thẩm quyền tổ chức lại giao thông qua đường sắt, không được đền bù, hỗ trợ giải tỏa lối đi. Chi tiết cam kết theo mẫu tại Phụ lục 3 Quy định này.
8. Căn cứ tình hình giao thông, điều kiện thực tế tại lối đi tự mở, có thể áp dụng 01 hoặc phối hợp nhiều biện pháp quy định tại Điều này để đảm bảo an toàn giao thông.
1. Việc xóa bỏ ngay các vị trí lối đi tự mở mà không cần xây dựng công trình phụ trợ chỉ được áp dụng với các khu vực đã có sẵn hệ thống đường gom nối với đường ngang, nút giao thông khác mức hoặc tại nơi đã có phương án giao thông thay thế.
2. Thực hiện việc xóa bỏ lối đi tự mở bằng cách lắp đặt hàng rào ngăn cách giữa đường bộ đường sắt. Căn cứ điều kiện thực tế, tình hình giao thông và an ninh trật tự tại lối đi tự mở để áp dụng một trong các kết cấu hàng rào để xóa bỏ lối đi tự mở sau:
a. Hàng rào hoa sắt (hàng rào loại 1): Khuyến khích áp dụng với khu vực đô thị hoặc trong khu dân cư
b. Hàng rào tôn lượn sóng (hàng rào loại 2) hoặc hàng rào tận dụng vật liệu đã qua sử dụng (hàng rào loại 3): Khuyến khích áp dụng với khu vực ngoài đô thị.
3. Kết cấu điển hình của các loại hàng rào ngăn cách theo mẫu tại Phụ lục 2 Quy định này.
Điều 9. Xây dựng đường gom để xóa bỏ lối đi tự mở qua đường sắt
1. Đường gom phải được xây dựng ngoài phạm vi hành lang an toàn giao thông đường sắt quy định tại Nghị định 56/2018/NĐ-CP ngày 16/4/2018 của Chính phủ “quy định về quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng đường sắt” và kết nối với đường ngang hoặc nút giao thông khác mức gần nhất.
2. Khi xây dựng đường gom phải kết hợp với hàng rào ngăn cách quy định tại Khoản 1 Điều này để xóa bỏ lối đi tự mở.
3. Mặt cắt ngang điển hình và kết cấu đường gom: Căn cứ mật độ lưu lượng giao thông, các điều kiện về kinh tế - kỹ thuật và các điều kiện khác tại địa phương để cơ quan có thẩm quyền quyết định về thiết kế của đường gom nhưng thiết kế nền mặt đường phải đảm bảo tối thiểu các yêu cầu sau:
a. Đối với đường gom trong khu vực đô thị hoặc khu đông dân cư:
- Bề rộng mặt đường gom tối thiểu Bm= 3,5m đối với đường có vận tốc thiết kế 30km/h hoặc tối thiểu Bm= 3,0m đối với đường có vận tốc thiết kế 20km/h;
- Kết cấu mặt đường mặt đường cấp cao A2;
b. Đối với đường gom ngoài khu vực đô thị hoặc khu đông dân cư: Đường gom phải đạt cấp kỹ thuật tối thiểu là cấp B (tốc độ thiết kế 20km/h) hoặc cấp C (tốc độ thiết kế 15km/h).
4. Đối với các đường gom đã được đầu tư xây dựng trước khi Quy định này có hiệu lực:
a) Trường hợp đường gom không đáp ứng các quy định tại Khoản 3 điều này nhưng chưa ảnh hưởng xấu tới an toàn giao thông đường bộ đường sắt thì vẫn được xem xét, tiếp tục được sử dụng để làm phương án giao thông thay thế phục vụ việc xóa bỏ lối đi tự mở
b) Trường hợp đường gom ảnh hưởng xấu tới an toàn giao thông thì phải được nâng cấp, cải tạo để đáp ứng các quy định tại Khoản 3 Điều này.
Điều 10. Xây dựng đường ngang, nút giao khác mức để xóa bỏ lối đi tự mở qua đường sắt
1. Vị trí xây dựng đường ngang phải phù hợp với quy hoạch hệ thống giao cắt giữa đường sắt với đường bộ trên mạng đường sắt Việt Nam và phải đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 6 Thông tư 25/2018/TT-BGTVT; ưu tiên xây dựng đường ngang tại các vị trí lối đi tự mở là đường trục chính của huyện, xã hoặc tại các vị trí không thể xây dựng đường gom.
2. Trường hợp vị trí xây dựng đường ngang không đáp ứng các điều kiện tại Khoản 1 Điều này, Sở Giao thông vận tải chủ trì, tham mưu cho Ủy ban nhân dân thành phố kiến nghị Bộ Giao thông vận tải chấp thuận.
3. Việc xây dựng đường ngang phải tuân thủ các quy định tại Thông tư 25/2018/TT-BGTVT.
4. Chỉ xem xét xây dựng nút giao thông khác mức để xóa bỏ lối đi tự mở trong các trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 17 Luật Đường sắt 2017. Việc xây dựng nút giao thông khác mức phải đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành.
5. Trường hợp đường ngang, nút giao thông khác mức do Bộ Giao thông vận tải xây dựng trên địa bàn thành phố Hải Phòng, Sở Giao thông vận tải chủ trì cùng Ủy ban nhân dân cấp huyện phối hợp với Bộ Giao thông vận tải trong quá trình thực hiện.
TRÁCH NHIỆM CHỦ TRÌ, PHỐI HỢP CỦA CÁC CƠ QUAN, TỔ CHỨC CÓ LIÊN QUAN
Điều 11. Trách nhiệm Sở Giao thông vận tải
1. Chủ trì thực hiện các biện pháp giảm dần lối đi tự mở quy định tại Điều 8, 9, 10 Quy định này.
2. Chủ trì, phối hợp Ủy ban nhân dân dấp huyện, doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng giao thông đường sắt trên địa bàn đề xuất các biện pháp đảm bảo an toàn giao thông đường sắt tại các lối đi tự mở chưa thể xóa bỏ ngay.
3. Chủ trì thực hiện hoặc đề xuất Ủy ban nhân dân thành phố thực hiện việc tổ chức giao thông tại các vị trí nguy hiểm trên đường sắt là điểm giao cắt giữa đường sắt và các tuyến đường bộ do Ủy ban nhân dân thành phố giao quản lý; Phối hợp, hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức giao thông tại các vị trí lối đi tự mở là đường do Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý.
4. Chủ trì tổ chức thực hiện lắp đặt đèn cảnh báo tại các vị trí lối đi tự mở đồng thời là vị trí nguy hiểm trên đường sắt quy định tại Khoản 1 và các biện pháp đảm bảo an toàn giao thông tại lối đi tự mở quy định tại Khoản 3, 4 Điều 7 Quy định này.
5. Chỉ đạo lực lượng Thanh tra Sở Giao thông vận tải thực hiện quy định tại Khoản 6 Điều 7 Quy định này.
6. Chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng, Ủy ban nhân dân cấp huyện và các Sở, ngành có liên quan tham mưu cho Ủy ban nhân dân thành phố trong việc phối hợp với Bộ Giao thông vận tải triển khai các thủ tục để đầu tư xây dựng các đường ngang, nút giao thông khác mức trên địa bàn thành phố do Bộ Giao thông vận tải làm Chủ đầu tư;
7. Phối hợp Sở Tài chính tham mưu cho Ủy ban nhân dân thành phố trong việc đề xuất các nguồn kinh phí từ Ngân sách Trung ương để hỗ trợ thành phố thực hiện xóa bỏ các lối đi tự mở trên địa bàn thành phố.
8. Tổ chức quản lý, bảo trì các đường ngang, nút giao thông khác mức được xây dựng để xóa bỏ lối đi tự mở.
9. Đôn đốc, kiểm tra, hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức thực hiện các quy định tại Quy định này.
Điều 12. Trách nhiệm Ủy ban nhân dân cấp huyện
1. Chủ trì thực hiện việc quản lý lối đi tự mở quy định tại Chương II Quy định này; thực hiện các biện pháp kiềm chế không để phát sinh mới lối đi tự mở. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân thành phố nếu để phát sinh lối đi tự mở.
2. Tuyên truyền, giáo dục, nâng cao ý thức chấp hành các quy định của pháp luật về an toàn giao thông đường bộ, đường sắt cho người dân trên địa bàn.
3. Tổ chức thực hiện cảnh giới, chốt gác tại các vị trí lối đi tự mở đồng thời là vị trí nguy hiểm trên đường sắt quy định tại Khoản 1 Điều 7 và các biện pháp đảm bảo an toàn giao thông tại lối đi tự mở quy định tại Khoản 2,5,7 Điều 7 Quy định này.
4. Chỉ đạo các lực lượng chức năng thực hiện quy định tại Khoản 6 Điều 7 Quy định này.
5. Phối hợp với Sở Giao thông vận tải và các cơ quan liên quan thực hiện lộ trình giảm dần, xóa bỏ lối đi mở trên địa bàn quản lý.
6. Tổ chức quản lý, bảo trì, bảo vệ hệ thống đường gom và hàng rào ngăn cách được xây dựng để xóa bỏ lối đi tự mở.
Điều 13. Trách nhiệm Công an thành phố
1. Chỉ đạo các lực lượng chức năng thực hiện quy định tại Khoản 6 Điều 7 Quy định này.
2. Phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện, Sở Giao thông vận tải, đề xuất các biện pháp đảm bảo an toàn giao thông đường bộ, đường sắt; quản lý, xóa bỏ lối đi tự mở.
Điều 14. Trách nhiệm Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư
1. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Chủ trì tham mưu cho Ủy ban nhân dân thành phố cân đối, bố trí nguồn vốn đầu tư công ngân sách thành phố đối với các dự án đầu tư xây dựng các đường gom, đường ngang, nút giao thông khác mức có nguồn vốn là vốn đầu tư công từ ngân sách thành phố.
2. Sở Tài chính: Chủ chủ trì tham mưu cho Ủy ban nhân dân thành phố cân đối, bố trí nguồn ngân sách thành phố hoặc đề xuất nguồn kinh phí từ ngân sách Trung ương hỗ trợ thành phố để xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa các đường gom, đường ngang nhằm phục vụ công tác quản lý, xóa bỏ lối đi tự mở qua đường sắt trên địa bàn thành phố Hải Phòng
1. Cung cấp các hồ sơ cần thiết, chủ động phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện lập Hồ sơ quản lý lối đi tự mở; kịp thời thông tin đến Ủy ban nhân dân cấp huyện và các cơ quan có thẩm quyền về các vấn đề ảnh hưởng đến an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, các vị trí nguy hiểm trên đường sắt và các lối đi tự mở trên địa bàn được giao quản lý
2. Phối hợp thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn giao thông tại lối đi tự mở; các biện pháp giảm dần, xóa bỏ lối đi tự mở.
Các Sở: Giao thông vận tải, Xây dựng, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư; Công an thành phố Hải Phòng; Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã có đường sắt đi qua trên địa bàn; các doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng giao thông đường sắt trên địa bàn thành phố Hải Phòng; các tổ chức, cá nhân liên quan thực hiện Quy định này.
Lộ trình thực hiện quản lý, xóa bỏ lối đi tự mở trên địa bàn thành phố Hải Phòng phải tuân thủ theo lộ trình quy định tại Khoản 1 và Điểm a Khoản 2 Điều 16 Nghị định số 65/2018/NĐ-CP;
Ngoài ra đến năm 2020, hoàn thành việc xóa bỏ các lối đi tự mở mà không cần xây dựng công trình phụ trợ và đảm bảo an toàn giao thông tại các lối đi tự mở còn lại./.
Quyết định 41/2019/QĐ-UBND quy định về quản lý, xóa bỏ lối đi tự mở qua đường sắt quốc gia trên địa bàn thành phố Hải Phòng
Số hiệu: | 41/2019/QĐ-UBND |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Thành phố Hải Phòng |
Người ký: | Nguyễn Văn Tùng |
Ngày ban hành: | 07/11/2019 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 41/2019/QĐ-UBND quy định về quản lý, xóa bỏ lối đi tự mở qua đường sắt quốc gia trên địa bàn thành phố Hải Phòng
Chưa có Video