ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3617/QĐ-UBND |
Quảng Bình, ngày 15 tháng 12 năm 2023 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TỈNH QUẢNG BÌNH, GIAI ĐOẠN 2021-2030
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG BÌNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Luật Quy hoạch đô thị ngày 17/6/2009;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18/6/2014; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng ngày 17/6/2020;
Căn cứ Luật Quy hoạch ngày 24/11/2017;
Căn cứ Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch ngày 20/11/2018;
Căn cứ Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13 ngày 25/5/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về phân loại đô thị; Nghị quyết số 26/2022/UBTVQH15 ngày 21/9/2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13 ngày 25/5/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về phân loại đô thị;
Căn cứ Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 ngày 25/5/2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính; Nghị quyết số 27/2022/UBTVQH15 ngày 21/9/2022 của Ủy ban thường vụ Quốc hội Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 ngày 25/5/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính;
Căn cứ Nghị định số 11/2013/NĐ-CP ngày 14/1/2013 của Chính phủ về quản lý đầu tư phát triển đô thị;
Căn cứ Nghị định số 35/2023/NĐ-CP ngày 20/6/2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng;
Căn cứ Quyết định số 241/QĐ-TTg ngày 24/02/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch phân loại đô thị toàn quốc giai đoạn 2021 - 2030;
Căn cứ Quyết định số 377/QĐ-TTg ngày 12/4/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch tỉnh Quảng Bình thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050;
Căn cứ Thông tư số 06/2023/TT-BXD ngày 08/9/2023 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng hướng dẫn một số nội dung về Chương trình phát triển đô thị;
Căn cứ Quyết định số 1271/QĐ-UBND ngày 07/5/2021 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Đề cương Chương trình phát triển đô thị tỉnh Quảng Bình, giai đoạn 2021-2030;
Căn cứ Công văn số 5834/BXD-PTĐT ngày 23/12/2022 của Bộ Xây dựng về việc cho ý kiến đối với Chương trình phát triển đô thị tỉnh Quảng Bình;
Căn cứ Biên bản kỳ họp thứ 11 (Kỳ họp chuyên đề), Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Bình khóa XVIII, Nhiệm kỳ 2021-2026;
Theo đề nghị của Sở Xây dựng tại Tờ trình số 2783/TTr-SXD ngày 27/10/2023 và Công văn số 3175/SXD-ĐTHT&KTXD ngày 05/12/2023.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Chương trình phát triển đô thị tỉnh Quảng Bình, giai đoạn 2021-2030 với những nội dung chủ yếu sau:
1. Tên chương trình: Chương trình phát triển đô thị tỉnh Quảng Bình, giai đoạn 2021-2030.
2. Phạm vi lập chương trình phát triển đô thị
2.2. Phạm vi không gian:
Chương trình phát triển đô thị tỉnh Quảng Bình, giai đoạn 2021-2030 thực hiện trên địa bàn toàn tỉnh Quảng Bình bao gồm thành phố Đồng Hới, thị xã Ba Đồn và các huyện: Quảng Ninh, Lệ Thủy, Bố Trạch, Quảng Trạch, Tuyên Hóa, Minh Hóa.
2.2. Phạm vi thời gian:
- Giai đoạn đến năm 2025.
- Giai đoạn 2026-2030.
3. Quan điểm và mục tiêu phát triển đô thị
3.1. Quan điểm:
- Đặt hệ thống đô thị tỉnh Quảng Bình trong bối cảnh phát triển của hệ thống đô thị vùng Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung và của hệ thống đô thị Quốc gia;
- Xây dựng tầm nhìn và các mục tiêu chiến lược, tích hợp đa ngành đảm bảo phát triển toàn diện và cân bằng;
- Phát triển đô thị phù hợp với Quy hoạch tỉnh Quảng Bình đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa;
- Phát triển đô thị đảm bảo sử dụng hiệu quả quỹ đất xây dựng, đầu tư xây dựng đồng bộ cơ sở hạ tầng kỹ thuật, kiểm soát chất lượng môi trường, hài hòa giữa bảo tồn, cải tạo và xây mới. Xây dựng đô thị có điều kiện sống tốt, tăng cường sức cạnh tranh đô thị.
3.2. Mục tiêu:
- Đánh giá thực trạng đầu tư xây dựng và phát triển hệ thống đô thị của tỉnh Quảng Bình;
- Cụ thể hóa định hướng Quy hoạch tỉnh Quảng Bình đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, từng bước hoàn chỉnh mạng lưới đô thị phù hợp với giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và từng bước nâng cao tỷ lệ đô thị hóa trên địa bàn tỉnh; xây dựng phát triển đô thị hợp lý theo vị trí, tính chất, chức năng, đồng thời phát huy thế mạnh và vai trò hạt nhân trong phát triển các vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh trên cơ sở phát triển bền vững, hài hòa giữa phát triển kinh tế với bảo tồn di tích lịch sử, văn hóa và bảo vệ môi trường, bảo đảm an ninh, quốc phòng;
- Nâng cao chất lượng sống cho người dân sống trong đô thị, giữ gìn những giá trị, bản sắc văn hóa của đô thị, tăng cường sức cạnh tranh giữa các đô thị trong tỉnh với các đô thị trong khu vực Bắc miền Trung; xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị, hạ tầng xã hội, kiến trúc cảnh quan phù hợp, đồng bộ, hiện đại;
- Làm cơ sở cho việc đề nghị phân cấp, phân loại đô thị; xác định lộ trình đầu tư phát triển đô thị, các khu vực ưu tiên đầu tư phát triển đô thị theo quy hoạch và kế hoạch cho từng giai đoạn 5 năm và hàng năm đến năm 2030; triển khai các giải pháp và nhiệm vụ thực hiện cho từng giai đoạn nhằm hoàn thiện cơ chế chính sách, thu hút nguồn vốn và huy động các nguồn lực đầu tư vào mục tiêu xây dựng đô thị, nâng cao năng lực, trách nhiệm của chính quyền đô thị, thiết lập kỷ cương và tạo nguồn lực phát triển hệ thống đô thị;
- Cơ sở để xây dựng chương trình phát triển của từng đô thị trong tỉnh đến năm 2030.
4. Các chỉ tiêu chính về phát triển đô thị
4.1. Giai đoạn đến năm 2025:
a. Hệ thống đô thị:
- Tỷ lệ đô thị hóa ≥ 33%;
- Tỷ lệ đất xây dựng đô thị trên tổng diện tích đất tự nhiên: khoảng 1,5-1,9%;
- Hệ thống đô thị đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và đáp ứng yêu cầu quản lý phát triển, bao gồm:
+ 01 Đô thị loại II: Đồng Hới;
+ 03 Đô thị loại IV: Ba Đồn, Hoàn Lão mở rộng, Kiến Giang mở rộng;
+ 06 Đô thị loại V: Đồng Lê, Phong Nha, Quán Hàu, Nông Trường Lệ Ninh, Nông Trường Việt Trung, Quy Đạt.
b. Chất lượng đô thị:
- Diện tích sàn nhà ở đô thị bình quân tại đô thị: 29,6m2/người (Trong đó khu vực đô thị đạt 35m2 sàn/người, khu vực nông thôn đạt 27,7m2 sàn/người); Tỷ lệ nhà kiên cố và bán kiên cố đạt 97%; tỷ lệ nhà ở thiếu kiên cố và đơn sơ giảm còn 3% tổng số nhà ở;
- Tỷ lệ đất giao thông so với diện tích đất xây dựng đô thị: Đô thị loại II ≥ 21%; Đô thị loại III ≥ 18%; Đô thị loại IV ≥ 17%; Đô thị loại V ≥ 16%;
- Tỷ lệ vận tải hành khách công cộng: Đô thị loại II 10%; Đô thị loại III-IV >3%; Đô thị loại V >2%;
- Tỷ lệ dân cư đô thị được cấp nước sạch, hợp vệ sinh tại các đô thị: Đô thị loại II >95% dân số; Đô thị loại III-IV >95% dân số; Đô thị loại V >90% dân số;
- Tiêu chuẩn cấp nước sạch tại các đô thị: Đô thị loại II, III, IV >120 lít/người.ngày đêm; Đô thị loại V >90 lít/người.ngày đêm;
- Tỷ lệ thất thoát, rò rỉ nước sạch tại các đô thị: <20%;
- Tỷ lệ bao phủ của hệ thống thoát nước đạt 90% diện tích lưu vực thoát nước trong các đô thị;
- Thoát nước thải và vệ sinh, môi trường: Tỷ lệ nước thải sinh hoạt tập trung trong đô thị được thu gom và xử lý đạt 60%; Tỷ lệ khu công nghiệp, cụm công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt 90%; Chất thải rắn sinh hoạt của đô thị và khu công nghiệp được thu gom và xử lý đảm bảo tiêu chuẩn môi trường 90%; Chất thải rắn y tế nguy hại được thu gom và xử lý đảm bảo tiêu chuẩn môi trường 100%;
- Tỷ lệ các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng được xử lý: Đô thị loại II ≥ 95%; Đô thị loại III-IV 95%; Đô thị loại V 95%; Tỷ lệ các cơ sở sản xuất mới áp dụng công nghệ sạch hoặc trang thiết bị giảm ô nhiễm 100%;
- Tiêu chuẩn đất nghĩa trang: đạt 0,06ha/1000 dân;
- Chỉ tiêu cấp điện sinh hoạt cho các đô thị loại II-III: 750 Kwh/ng.năm; đô thị loại IV-V: 400 Kwh/ng.năm;
- Đất cây xanh đô thị: Đô thị loại II đạt 10m2/người; Đô thị loại III-IV đạt 7m2/người; Đô thị loại V đạt 6m2/người; Đất cây xanh công cộng khu vực nội thị: Đô thị loại II: 8m2/người; Đô thị loại III-IV: 7m2/người; Đô thị loại V: 6m2/người;
- Viễn thông: Hạ tầng băng thông rộng cáp quang phủ ≥ 80% hộ gia đình; Phổ cập mạng di động 5G triển khai đến 100% khu vực đô thị.
4.2. Giai đoạn 2026 - 2030:
a. Hệ thống đô thị:
- Tỷ lệ đô thị hóa ≥ 38%;
- Tỷ lệ đất xây dựng đô thị trên tổng diện tích đất tự nhiên: khoảng 1,9-2,3%;
- Hệ thống đô thị: đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và đáp ứng yêu cầu quản lý phát triển, bao gồm:
+ 01 Đô thị loại II: Đồng Hới;
+ 01 Đô thị loại III: Ba Đồn;
+ 02 Đô thị loại IV: Hoàn Lão mở rộng, Kiến Giang mở rộng;
+ 12 Đô thị loại V gồm 06 đô thị hiện có: Đồng Lê, Phong Nha, Quán Hàu, Quy Đạt, Nông trường Việt Trung, Nông trường Lệ Ninh; 06 đô thị xây dựng mới: Hòn La, Quảng Phương (thị trấn huyện lỵ Quảng Trạch), Dinh Mười (Quảng Ninh), Tiến Hóa (Tuyên Hóa); Cha Lo (Minh Hóa); Phúc Trạch (Bố Trạch).
b. Chất lượng đô thị:
- Diện tích sàn nhà ở đô thị bình quân tại đô thị 33m2/người (Trong đó khu vực đô thị đạt 36,5m2 sàn/người, khu vực nông thôn đạt 31,6m2 sàn/người); Tỷ lệ nhà kiên cố và bán kiên cố đạt 98%; tỷ lệ nhà ở thiếu kiên cố và đơn sơ giảm còn 2% tổng số nhà ở;
- Tỷ lệ đất giao thông so với diện tích đất xây dựng đô thị đạt 25%;
- Tỷ lệ vận tải hành khách công cộng: Đô thị loại II: 30%; Đô thị loại III, IV: 30%; Đô thị loại V: >8%;
- Tỷ lệ dân cư đô thị được cấp nước sạch tại các đô thị: 100% dân số;
- Tiêu chuẩn cấp nước sạch tại các đô thị: Đô thị loại II, III, IV: 150 lít/người.ngày đêm; Đô thị loại V: 120 lít/người.ngày đêm;
- Tỷ lệ thất thoát, thất thu nước sạch: <15%;
- Tỷ lệ bao phủ của hệ thống thoát nước đạt 95% diện tích lưu vực thoát nước trong các đô thị;
- Thoát nước thải và vệ sinh, môi trường: Tỷ lệ nước thải sinh hoạt tập trung được thu gom và xử lý đạt 70-80%; Tỷ lệ khu công nghiệp, cụm công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt 90%; Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt đô thị được thu gom và xử lý đạt 98%; 100% rác thải y tế, chất thải công nghiệp (không nguy hại và nguy hại) phát sinh được thu gom và xử lý đảm bảo môi trường;
- Tiêu chuẩn đất nghĩa trang: đạt 0,06ha/1000 dân, mỗi đô thị có tối thiểu một nhà tang lễ;
- Chỉ tiêu cấp điện sinh hoạt cho các đô thị loại II-III: 800 Kwh/ng.năm; đô thị loại IV-V: 400 Kwh/ng.năm;
- Đất cây xanh đô thị: Đô thị loại II: đạt 12m2/người; Đô thị loại III-IV: đạt 10m2/người; Đô thị loại V: đạt 8m2/người; Đất cây xanh công cộng khu vực nội thị: ≥ 8m2/người;
- Viễn thông: Phổ cập mạng băng thông rộng cáp quang, mạng di động 5G.
5. Danh mục, lộ trình và kế hoạch nâng loại hệ thống đô thị tỉnh
TT |
Tên đô thị |
Lộ trình nâng loại đô thị (năm) |
||
Hiện nay |
Đến 2025 |
2026-2030 |
||
1 |
Đồng Hới |
II |
II |
II |
2 |
Ba Đồn |
IV |
IV |
III |
3 |
Hoàn Lão mở rộng |
IV |
IV |
IV |
4 |
Kiến Giang mở rộng |
IV |
IV |
IV |
5 |
Đồng Lê |
V |
V |
V |
6 |
Phong Nha |
V |
V |
V |
7 |
Quán Hàu |
V |
V |
V |
8 |
Nông Trường Lệ Ninh |
V |
V |
V |
9 |
Nông Trường Việt Trung |
V |
V |
V |
10 |
Quy Đạt |
V |
V |
V |
11 |
Hòn La |
- |
- |
V |
12 |
Dinh Mười |
- |
- |
V |
13 |
Quảng Phương |
- |
- |
V |
14 |
Tiến Hóa |
- |
- |
V |
15 |
Cha Lo |
- |
- |
V |
16 |
Phúc Trạch |
- |
- |
V |
6. Danh mục dự kiến các dự án ưu tiên (hạ tầng kỹ thuật khung, công trình đầu mối) kết nối các đô thị trên địa bàn tỉnh
(có Phụ lục kèm theo)
7. Tổ chức thực hiện
7.1. Sở Xây dựng:
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức triển khai thực hiện Chương trình, định kỳ hằng năm tổng hợp báo cáo UBND tỉnh theo quy định.
- Chủ trì, hướng dẫn các địa phương triển khai lập quy hoạch chung xây dựng, Chương trình phát triển đô thị từng đô thị; đề án công nhận đô thị theo lộ trình.
7.2. Các sở, ban, ngành có liên quan:
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao chủ động tham mưu xây dựng cơ chế, chính sách, chương trình, kế hoạch, đề án và chỉ đạo triển khai thực hiện các chính sách có liên quan đến quản lý, phát triển đô thị; huy động, phát huy hiệu quả các nguồn lực đề phát triển hạ tầng kỹ thuật đô thị, hạ tầng xã hội thuộc lĩnh vực quản lý ngành.
7.3. UBND các huyện, thị xã, thành phố:
- Chủ trì triển khai điều chỉnh quy hoạch chung, quy hoạch phân khu, lập chương trình phát triển đô thị cho từng đô thị, lập đề án công nhận loại đô thị phù hợp với từng giai đoạn theo Quy hoạch tỉnh, Chương trình phát triển đô thị tỉnh.
- Tổ chức thực hiện chương trình phát triển đô thị từng đô thị; xây dựng kế hoạch, tập trung đầu tư khắc phục các tiêu chí, tiêu chuẩn còn chưa đạt, đạt thấp và nâng cao các tiêu chí đạt theo quy định.
Điều 2. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các sở, ban, ngành cấp tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
PHỤ LỤC
DANH MỤC DỰ KIẾN CÁC
DỰ ÁN ƯU TIÊN (HẠ TẦNG KỸ THUẬT KHUNG, CÔNG TRÌNH ĐẦU MỐI) KẾT NỐI CÁC ĐÔ THỊ
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
(Kèm theo Quyết định số 3617/QĐ-UBND ngày 15/12/2023 của UBND tỉnh)
I. GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2025
1. Hệ thống giao thông
- Hệ thống đường giao thông:
+ Đường ven biển, đường cao tốc Vũng Áng - Cam Lộ: Tổng mức đầu tư dự kiến 2.200 tỷ, nguồn vốn đầu tư công.
+ Cầu Nhật Lệ 3, Cầu vượt đường sắt, Hệ thống đường nối từ trung tâm thành phố đi sân bay Đồng Hới, Mở rộng, nâng cấp đường Trương Pháp, Đường nối từ đường Lý Thái Tổ đến đường HCM (Đồng Hới): Tổng nhu cầu vốn dự kiến 2.100 tỷ, nguồn vốn đầu tư công và các nguồn vốn hợp pháp khác ngoài đầu tư công.
+ Đường 30 từ QL1 đi Phong Thủy, Đường 34m từ quảng trường trung tâm huyện đi QL1, Đường từ Liên Thủy đi biển Ngư Thủy Bắc, Cầu Xuân Bồ-Mỹ Thủy (Lệ Thủy): Tổng nhu cầu vốn dự kiến 1.300 tỷ, nguồn vốn đầu tư công và các nguồn vốn hợp pháp khác ngoài đầu tư công.
+ Mở rộng cầu Quán Hàu, Đường tránh lũ (Quảng Ninh): Tổng nhu cầu vốn dự kiến 730 tỷ, nguồn vốn đầu tư công và các nguồn vốn hợp pháp khác ngoài đầu tư công.
+ Đường từ cầu Sông Trước đi đường Hồ Chí Minh nhánh Đông, Đường liên xã Thanh Trạch - Bắc Trạch - Hạ Trạch - Mỹ Trạch: Tổng nhu cầu vốn dự kiến 570 tỷ, nguồn vốn đầu tư công và các nguồn vốn hợp pháp khác ngoài đầu tư công.
+ Cầu du lịch qua sông Son, Nâng cấp tuyến đường kết nối du lịch từ Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng đến khu vực phía Nam Ba Đồn và huyện Bố Trạch: Tổng nhu cầu vốn dự kiến 430 tỷ, nguồn vốn hợp pháp khác ngoài đầu tư công.
+ Đường từ Trung tâm huyện kết nối với Tỉnh lộ 22, các tuyến nối từ trung tâm các xã phía Tây và phía Bắc đến trung tâm hành chính huyện (Quảng Trạch): Tổng nhu cầu vốn dự kiến 320 tỷ, nguồn vốn đầu tư công và các nguồn vốn hợp pháp khác ngoài đầu tư công.
+ Đường tránh đô thị, Mở rộng cầu Gianh, đường ven sông Gianh (Quảng Thuận), đường và cầu từ phường Quảng Thuận đi Quảng Lộc kết nối với tuyến đường đi ga Lạc Giao, đường Nguyễn Chí Thanh (Ba Đồn): Tổng nhu cầu vốn dự kiến 480 tỷ, nguồn vốn đầu tư công và các nguồn vốn hợp pháp khác ngoài đầu tư công.
+ Đường liên xã phía Tây đô thị Đồng Lê, Cải tạo, nâng cấp đoạn tránh Nhà máy xi măng Sông Gianh (Tuyên Hóa): Tổng nhu cầu vốn dự kiến 460 tỷ, nguồn vốn đầu tư công và các nguồn vốn hợp pháp khác ngoài đầu tư công.
+ Nâng cấp, mở rộng QL 12A từ cửa khẩu Quốc tế Cha Lo về Khe Ve kết nối đường HCM, QL 2C với cảng Hòn La và cảng Vũng Áng, Đường Hồng Hóa-Yên Hóa-Quy Đạt (Minh Hóa): Tổng nhu cầu vốn dự kiến 640 tỷ, nguồn vốn đầu tư công và các nguồn vốn hợp pháp khác ngoài đầu tư công.
+ Bãi đỗ xe: Bãi đỗ xe tĩnh được quy hoạch đồng bộ với hệ thống giao thông, đảm bảo quy chuẩn về quy hoạch trong các đồ án quy hoạch chung, quy hoạch phân khu khu chức năng; quy hoạch chung, quy hoạch phân khu đô thị và đảm bảo phù hợp với nhu cầu của từng khu vực, khu chức năng. Tổng nhu cầu vốn dự kiến 250 tỷ, nguồn vốn đầu tư công và các nguồn vốn hợp pháp khác ngoài đầu tư công.
2. Hệ thống cấp điện.
- Lưới điện 500kV: Xây dựng mới 01 TBA 500kV tỉnh Quảng Bình; Xây dựng mới đường dây Quảng Bình - Rẽ Vũng Áng - Quảng Trị, Quảng Trạch - Quỳnh Lưu.
- Lưới điện 220 kV: Nâng cấp 02 TBA Đồng Hới, Ba Đồn; Đầu tư xây dựng mới 03 TBA gồm: Lệ Thủy, Điện gió Quảng Bình 1, Điện gió Quảng Bình 2; Xây dựng, cải tạo các tuyến đường dây: Ba Đồn - Rẽ Vũng Áng - Đồng Hới (mạch 1); nâng khả năng mang tải Đồng Hới - Đông Hà, Lệ Thủy - rẽ Đồng Hới Đông Hà, điện gió Quảng Bình 1 - Quảng Bình 500 kV, điện gió Quảng Bình 2 - Rẽ Áng Sơn - Quảng Bình 500 kV.
- Lưới điện 110 kV: Đầu tư xây dựng mới 09 TBA gồm: Sen Thủy, Bảo Ninh, Bố Trạch 2 (Trung Trạch), Quảng Trạch (Quảng Phú), Phong Nha, Bắc đô thị Ba Đồn, Hải Ninh, Minh Hóa, Phong Hóa, Thanh Trường và 01 trạm nâng điện mặt trời Dohwa; Xây dựng mới, cải tạo các tuyến đường dây: Nhánh rẽ trạm Bố Trạch 2 (Trung Trạch), Bảo Ninh - Tây Bắc Quán Hàu, Nhánh rẽ trạm Tây Bắc Quán Hàu, Nhánh rẽ trạm Sen Thủy, Cam Liên - Lệ Thủy, Nhánh rẽ trạm Quảng Phú, Phong Nha - Bố Trạch, Nhánh rẽ trạm Bắc đô thị Ba Đồn, Nhánh rẽ thủy điện La Trọng, Đấu nối thủy điện Kim Hóa, Hải Ninh - Cam Liên, Nhánh rẽ trạm Phong Hóa, Nhánh rẽ trạm Thanh Trường, Nhánh rẽ trạm Minh Hóa, Nhánh rẽ trạm Bang, Nhánh rẽ trạm Bố Trạch 3.
Tổng nhu cầu vốn dự kiến của hệ thống cấp điện 10.386 tỷ đồng, nguồn vốn đầu tư công.
3. Hạ tầng bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin:
- Bưu chính: Nâng cấp, phát triển mạng lưới bưu cục, điểm phục vụ bưu chính, đầu tư các thiết bị hiện đại; phát triển các đại lý, bưu cục tại các KCN, khu du lịch, khu vực đông dân cư; chuyển đổi mô hình kinh doanh nâng cao hiệu quả hoạt động hệ thống điểm phục vụ.
- Viễn thông:
+ Thực hiện tắt sóng di động 2G, ngừng các trạm phát sóng di động công nghệ 2G theo lộ trình của Bộ Thông tin và Truyền thông;
+ Không xây dựng mới cột treo cáp trong đô thị, tăng cường sử dụng chung hạ tầng; đẩy mạnh việc ngầm hóa, chỉnh trang cáp thông tin. Tại các khu đô thị, khu dân cư mới, bắt buộc triển khai xây dựng đồng bộ hạ tầng kỹ thuật ngầm dùng chung (điện, nước, cáp viễn thông, cáp truyền hình...).
- Công nghệ thông tin:
+ Nâng cấp, phát triển hạ tầng ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại, đồng bộ. Mở rộng xây dựng mạng diện rộng trên cơ sở mạng truyền số liệu chuyên dùng bảo đảm kết nối, chia sẻ thông tin, dữ liệu tốc độ cao giữa các cơ quan nhà nước. Hoàn thiện nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu của tỉnh. Xây dựng, ứng dụng thống nhất nền tảng định danh và xác thực của tỉnh;
+ Xây dựng Trung tâm dữ liệu điện tử, Trung tâm điều hành thông minh, Trung tâm giám sát an toàn thông tin mạng của tỉnh đáp ứng yêu cầu xây dựng chính quyền điện tử, phát triển chính quyền số và cung cấp dịch vụ đô thị thông minh.
Tổng nhu cầu vốn dự kiến 550 tỷ, nguồn vốn đầu tư công.
4. Hệ thống cấp nước:
Áp dụng hình thức cấp nước liên đô thị (Đồng Hới-Quảng Ninh; Ba Đồn-Quảng Phương,...). Khai thác hợp lý các công trình cấp nước hiện có:
- Nâng cấp nhà máy nước Rào Đá công suất 4.000 m3/ngày đêm lên 6.500 m3/ngày đêm, hòa mạng chung hệ thống cấp nước Rào Đá và hệ thống cấp nước thành phố Đồng Hới: Tổng nhu cầu vốn dự kiến 30 tỷ đồng, nguồn vốn đầu tư công.
- Nhà máy nước Phong Nha công suất 1.500 m3/ngày đêm lên 4.000 m3/ngày đêm: Tổng nhu cầu vốn dự kiến 18,5 tỷ đồng, nguồn vốn đầu tư công.
- Đầu tư xây dựng mới Nhà máy nước An Mã công suất giai đoạn 1 là 10.000 m3/ngày đêm: Tổng nhu cầu vốn dự kiến 200 tỷ đồng, nguồn vốn hợp pháp khác ngoài đầu tư công.
- Nhà máy nước Thác Chuối công suất giai đoạn 1 là 10.000 m3/ngày đêm; Đầu tư dự án cấp nước sinh hoạt huyện Quảng Trạch giai đoạn 2 với công suất 20.000 m3/ngày đêm: Tổng nhu cầu vốn dự kiến 200 tỷ đồng, nguồn vốn hợp pháp khác ngoài đầu tư công.
5. Hệ thống thoát nước và xử lý nước thải:
- Nước thải công nghiệp: Mỗi KCN tập trung sẽ xây dựng một trạm xử lý nước thải riêng;
- Nước thải y tế: Tất cả các bệnh viện phải xây dựng trạm xử lý cục bộ và sát trùng hợp vệ sinh sau đó mới được xả vào hệ thống cống chung;
- Nước thải sinh hoạt: Nâng cấp công suất trạm xử lý nước thải sinh hoạt tập trung đô thị Đồng Hới công suất 10.000 m3/ngày đêm đạt 15.000 m3/ngày đêm, đô thị Ba Đồn công suất 3.000 m3/ngày đêm đạt 5.000 m3/ngày đêm; Đầu tư xây dựng mới hệ thống thu gom và xử lý nước thải khu vực trung tâm đô thị Hoàn Lão, khu vực trung tâm đô thị Phong Nha.
Tổng nhu cầu vốn dự kiến 500 tỷ đồng, nguồn vốn đầu tư công và vốn hợp pháp khác ngoài đầu tư công.
6. Hệ thống xử lý chất thải rắn (CTR):
Mở rộng khu xử lý CTR sinh hoạt tập trung tại xã Lý Trạch, quy mô 40 ha; Xây dựng hoàn thiện khu xử lý CTR sinh hoạt tập trung cho Ba Đồn và huyện Quảng Trạch tại xã Quảng Tiến và Quảng Lưu, quy mô 4,3 ha; Đầu tư xây dựng bãi rác Vĩnh Ninh, quy mô 6,5 ha; bãi rác Thanh Trạch, quy mô 10 ha.
Tổng nhu cầu vốn dự kiến 650 tỷ đồng, nguồn vốn đầu tư công và vốn hợp pháp khác ngoài đầu tư công.
7. Hệ thống nghĩa trang:
Đầu tư xây dựng mới và mở rộng các khu vực nghĩa trang hiện có phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được phê duyệt: Mở rộng nghĩa trang Ba Đa, Bảo Ninh (Đồng Hới), quy mô khoảng 100 ha; Xây dựng khu nghĩa trang tại xã Vĩnh Ninh (Quán Hàu), quy mô 100 ha; Nghĩa trang phía Bắc xã Võ Ninh, quy mô 24 ha; Nghĩa trang tại xã Mai thủy, quy mô 5-7 ha; Nghĩa trang tại xã Quảng Sơn, quy mô 47 ha; Nghĩa trang tại khu vực Dú Bàng (Quảng Phương), quy mô 24ha; Nghĩa trang tại xã Quảng Đông, quy mô 9 ha; Nghĩa trang tại xã Hòa Trạch, quy mô 10-15 ha; Nghĩa trang phía Nam thôn Phong Nha (Phong Nha), quy mô 5ha.
Tổng nhu cầu vốn dự kiến 350 tỷ đồng, nguồn vốn đầu tư công và vốn hợp pháp khác ngoài đầu tư công.
8. Thích ứng với biến đổi khí hậu:
- Thiết lập Hệ thống giám sát và đánh giá các hoạt động thích ứng với biến đổi khí hậu, xây dựng Báo cáo về thích ứng biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh;
- Xây dựng cơ chế huy động nguồn lực, khuyến khích sự tham gia đầu tư của các thành phần kinh tế cho các hoạt động thích ứng với biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh;
- Nâng cao nhận thức và tăng cường năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm nhẹ rủi ro thiên tai;
- Nâng cao năng lực chống chịu với biến đổi khí hậu thông qua các biện pháp cải tạo cơ sở hạ tầng đô thị:
+ Đầu tư, bố trí di dời, sắp xếp lại các khu dân cư ở những vùng thường xuyên bị tác động của bão, nước dâng do bão, lũ lụt, xói lở bờ sông, bờ biển hoặc có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất;
+ Thực hiện các giải pháp chống ngập cho đô thị Đồng Hới;
+ Xây dựng nhà ở an toàn với bão, lũ cho khu vực đô thị;
+ Thí điểm, đầu tư các giải pháp kỹ thuật nhằm thích ứng với ngập lụt do mưa lớn, triều cường và nước biển dâng cho các khu đô thị ven biển.
Tổng nhu cầu vốn dự kiến 250 tỷ đồng, nguồn vốn đầu tư công và vốn hợp pháp khác ngoài đầu tư công.
9. Đô thị thông minh:
Chuyển đổi số, chính quyền điện tử và đô thị thông minh; Phát triển hạ tầng ứng dụng CNTT và hệ thống giám sát, bảo đảm an toàn thông tin mạng; Phát triển hạ tầng ứng dụng CNTT và hệ thống giám sát, bảo đảm an toàn thông tin mạng; Đầu tư nâng cấp, mở rộng mạng diện rộng Wan tỉnh Quảng Bình. Tổng nhu cầu vốn dự kiến 550 tỷ đồng, nguồn vốn đầu tư công và vốn hợp pháp khác ngoài đầu tư công.
II. GIAI ĐOẠN 2026-2030
1. Hệ thống giao thông:
- Hệ thống đường giao thông: Xây dựng, nâng cấp QL 9B (Quảng Ninh-Lệ Thủy); Cải tạo, nâng cấp Đường tỉnh 562 (Phong Nha-Cà Roòng); Cầu và đường nối QL 12A tại xã Liên Trường (Quảng Trạch) với đường HCM tại xã Xuân Trạch (Bố Trạch), Cải tạo, nâng cấp QL 12A (Khe Ve-Cha Lo); Mở rộng, nâng cấp QL15 (Km450-Km477+700, Tuyên Hóa); Cầu Nhật Lệ 4 (Quảng Ninh); Đường quy hoạch mới từ trung tâm huyện đi Phong Nha, Đường từ QL1 đến đường tránh Đồng Hới, Cầu bắc qua Sông Son, Các trục ngang nối từ QL 1 đi đường ven biển (Bố Trạch); Tuyến đường du lịch kết nối thành Phố Đồng Hới - Di sản thiên nhiên thế giới Vườn Quốc gia - Phong Nha - Kẻ Bàng.
Tổng nhu cầu vốn dự kiến 9.170 tỷ đồng, nguồn vốn đầu tư công và vốn hợp pháp khác ngoài đầu tư công.
- Bến xe:
+ Nâng cấp bến xe đô thị: Bến xe Quy Đạt (Minh Hóa); Bến xe Đồng Lê, Tiến Hóa (Tuyên Hóa); Bến xe Ba Đồn; Bến xe Hoàn Lão; Bến xe Đồng Hới, Nam Lý (Đồng Hới); Bến xe Lệ Thủy;
+ Xây dựng mới: Bến xe Cha Lo (Minh Hóa); Bốn xe Quảng Trạch, Hòn La (Quảng Trạch); Bến xe phía Tây Ba Đồn; Bến xe Xuân Sơn (Bố Trạch); Bến xe Phú Hải (Đồng Hới); Bến xe Thượng Phong, Mỹ Đức (huyện Lệ Thủy);
Tổng nhu cầu vốn dự kiến 750 tỷ đồng, nguồn vốn đầu tư công và vốn hợp pháp khác ngoài đầu tư công.
2. Hệ thống cấp điện.
- Lưới điện 500kV: Cải tạo, xây mới mạch 2 Vũng Áng - Nho Quan.
- Lưới điện 220 kV: Đầu tư xây dựng mới 02 TBA gồm: Áng Sơn, Bố Trạch; Xây dựng, cải tạo các tuyến đường dây: Quảng Bình 500 kV - Rẽ Áng Sơn; Ba Đồn - Rẽ Vũng Áng - Đồng Hới; Điện gió B&T1 - Rẽ Đồng Hới - Đông Hà mạch 2.
- Lưới điện 110 kV: Đầu tư xây dựng mới 03 TBA gồm: Quang Phú, Bang, Bố Trạch 3. Các trạm biến áp được xem xét cải tạo nâng công suất tùy theo nhu cầu phát triển của phụ tải; Đầu tư xây dựng, cải tạo nâng tiết diện các tuyến đường dây theo Quy hoạch tỉnh Quảng Bình thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Tổng nhu cầu vốn dự kiến 1.400 tỷ đồng, nguồn vốn đầu tư công và vốn hợp pháp khác ngoài đầu tư công.
3. Hạ tầng bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin.
- Bưu chính: Xây dựng hệ thống mã địa chỉ bưu chính gắn với bản đồ số, địa chỉ Vpostcode, mã định danh QR code, mã định danh xác thực điện tử của người dân; số hóa việc cung cấp dịch vụ bưu chính truyền thống trên cơ sở nền tảng mã định danh xác thực điện tử của người dân.
- Viễn thông: Phát triển hạ tầng Internet ưu tiên tích hợp cảm biến và ứng dụng công nghệ số vào các hệ thống thiết yếu như giao thông, năng lượng, điện...; Phát triển và làm chủ hạ tầng điện toán đám mây.
- Công nghệ thông tin:
+ Tiếp tục xây dựng, phát triển, khai thác, ứng dụng có hiệu quả các nền tảng, hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu chuyên ngành, dùng chung và thúc đẩy các hoạt động phát triển dữ liệu số. Tổ chức thực hiện đầy đủ, có chất lượng, hiệu quả mô hình bảo đảm an toàn thông tin chuyên nghiệp.
+ Phát triển công nghiệp phần cứng ICT, công nghiệp phần mềm và nội dung số, công nghiệp dịch vụ ICT; triển khai kế hoạch phát triển doanh nghiệp công nghệ số; quy hoạch phát triển khu công nghệ thông tin tập trung hoặc KCN, CCN có bố trí cho doanh nghiệp công nghệ thông tin; phát triển sản xuất sản phẩm công nghệ thông tin, truyền thông phù hợp với lợi thế, tiềm năng, điều kiện địa phương.
Tổng nhu cầu vốn dự kiến 850 tỷ đồng, nguồn vốn đầu tư công và vốn hợp pháp khác ngoài đầu tư công.
4. Hệ thống cấp nước:
Đầu tư xây dựng mới và nâng cấp và các công trình phù hợp với sự phát triển của các đô thị: Nhà máy nước Phú Vinh, Rào Đá, Troóc Trâu (Đồng Hới-Quảng Ninh); Nhà máy nước Liên Thủy, Phú Hòa, An Mã (Kiến Giang mở rộng); Nhà máy nước Lệ Ninh (Nông trường Lệ Ninh); Nhà máy nước Vực Nồi, Thanh Trạch (Hoàn Lão mở rộng); Nhà máy nước Thác Chuối (Nông trường Việt Trung); Nhà máy nước Phong Nha (Phong Nha-Phúc Trạch); Nhà máy nước Quảng Châu, Sông Thai (Ba Đồn-Quảng Trạch); Nhà máy nước Khe Rôn (Đồng Lê); Nhà máy nước Tiến Hóa- Văn Hóa-Châu Hóa (Tiến Hoá); Nhà máy nước Tân Lý (Quy Đạt); Nhà máy nước Cha Lo.
Tổng nhu cầu vốn dự kiến 1.200 tỷ đồng, nguồn vốn đầu tư công và vốn hợp pháp khác ngoài đầu tư công,
5. Hệ thống thoát nước và xử lý nước thải:
Nâng cấp, xây dựng mới các trạm xử lý nước thải sinh hoạt đáp ứng nhu cầu phát triển các đô thị:
- Đồng Hới: Nâng cấp công suất trạm xử lý nước tập trung Đức Ninh đạt 25.000 m3/ngày đêm; Xây dựng hệ thống thu gom và xử lý nước thải phân tán phía Nam xã Bảo Ninh; Quang Phú, Lộc Ninh; Thuận Đức, Bắc Nghĩa;
- Ba Đồn: Nâng cấp trạm xử lý nước tập trung tại Quảng Thuận đạt 12.000 m3/ngày đêm; Xây dựng hệ thống xử lý nước thải phân tán tại Quảng Lộc, Quảng Hải;
- Hoàn Lão mở rộng: Xây dựng hệ thống xử lý nước thải khu vực phía Nam sông Gianh tại Mỹ Trạch; khu vực phía Nam sông Thanh Ba tại Thanh Trạch; Xây dựng hệ thống thu gom và xử lý nước thải phân tán khu vực Hòa Trạch, Tây Trạch và một phần xã Nam Trạch tại Tây Trạch;
- Phong Nha: Xây dựng hệ thống xử lý nước thải tại phía Nam và phía Bắc sông Son;
- Kiến Giang mở rộng: Xây dựng hệ thống xử lý nước thải tại Thanh Thủy;
- Dinh Mười: Xây dựng hệ thống xử lý nước thải phân tán tại tại khu vực trung tâm đô thị Dinh Mười, Võ Ninh, Gia Ninh, Hải Ninh;
- Quán Hàu: Nước thải được thu gom về trạm xử lý Nam Đồng Hới;
- Nông trường Lệ Ninh, Nông trường Việt Trung, Phúc Trạch, Quảng Phương, Hòn La, Đồng Lê, Tiến Hóa, Cha Lo, Quy Đạt: Xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung.
Tổng nhu cầu vốn dự kiến 1.800 tỷ đồng, nguồn vốn đầu tư công và vốn hợp pháp khác ngoài đầu tư công,
6. Hệ thống xử lý chất thải rắn (CTR):
- Khu xử lý CTR sinh hoạt: Xây dựng 02 khu liên hợp xử lý CTR tại Lý Trạch (Bố Trạch) và Quảng Tiến, Quảng Lưu (Quảng Trạch); Nâng cấp, mở rộng khu xử lý CTR tại Trường Thủy (Lệ Thủy), Dân Hóa (Minh Hóa);
- Khu xử lý CTR xây dựng: Xây dựng các nhà máy phân loại và tái chế CTR xây dựng kết hợp bãi chôn lấp CTR xây dựng tại Lộc Ninh (Đồng Hới), Quảng Tiến, Quảng Lưu (Quảng Trạch); Xây dựng mới 07 bãi chôn lấp CTR xây dựng tại Tây Trạch, Phúc Trạch (Bố Trạch); Mai Thủy (Lệ Thủy); Hồng Hóa, Dân Hóa (Minh Hóa); Đồng Lê (Tuyên Hóa);
- Khu xử lý CTR công nghiệp nguy hại: tại Hồng Hóa (Minh Hóa), Vĩnh Ninh (Quảng Ninh), Quảng Tiến và Quảng Lưu (Quảng Trạch);
- Khu xử lý CTR y tế: Duy trì và vận hành các khu xử lý CTR nguy hại tại các bệnh viện sử dụng hệ thống xử lý rác thải bằng công nghệ hấp ướt hiện có.
Tổng nhu cầu vốn dự kiến 1.650 tỷ đồng, nguồn vốn đầu tư công và vốn hợp pháp khác ngoài đầu tư công.
7. Hệ thống nghĩa trang:
Tiếp tục đầu tư xây dựng mới và mở rộng các khu vực nghĩa trang hiện có phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được phê duyệt: Xây dựng khu nghĩa trang tại xã Vĩnh Ninh, quy mô 100 ha; Nghĩa trang tại xã Phú Thủy, quy mô 3-5 ha; Nghĩa trang tại xã Quảng Phú, quy mô 5 ha; xã Cảnh Dương, quy mô 38 ha; Nghĩa trang tại xã Sơn Lộc, quy mô 5-7 ha, mở rộng nghĩa trang tại xã Mỹ Trạch, quy mô 3-5 ha; Nghĩa trang tại khu vực chân núi Bến Đập (Phong Nha), quy mô 6 ha; Nghĩa trang thuộc Phúc Trạch với tổng quy mô 25 ha; Nghĩa trang phía Tây, phía Đông Nông trường Việt Trung, quy mô 26 ha; Nghĩa trang phía Nam Quy Đạt, quy mô 21 ha; Nghĩa trang tại xã Hóa Thanh, quy mô 2 ha; Mở rộng nghĩa trang phía Bắc đường tránh Tiến Hóa, quy mô 14 ha; Nghĩa trang tại xã Sơn Hóa, quy mô 20 ha.
Tổng nhu cầu vốn dự kiến 1.200 tỷ đồng, nguồn vốn đầu tư công và vốn hợp pháp khác ngoài đầu tư công.
8. Thích ứng với biến đổi khí hậu:
- Rà soát, bổ sung nhằm hoàn thiện các cơ chế chính sách tăng cường hệ thống bảo hiểm, chia sẻ rủi ro khí hậu và thiên tai;
- Tổ chức thực hiện các nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ mới trong thích ứng biến đổi khí hậu;
- Xây dựng, triển khai các chương trình, dự án hợp tác với các đối tác quốc tế về thích ứng biến đổi khí hậu tại Quảng Bình;
- Nâng cao năng lực chống chịu với biến đổi khí hậu thông qua các biện pháp cải tạo cơ sở hạ tầng đô thị:
+ Hoàn thành các công trình thoát nước đang thi công ở Đồng Hới, bổ sung các giải pháp dần hình thành hệ thống chống ngập đồng bộ, hiệu quả;
+ Thực hiện các giải pháp cấp nước hiệu quả ở các khu đô thị, công nghiệp tại các vùng chịu ảnh hưởng trực tiếp của khô hạn, xâm nhập mặn, nước biển dâng;
+ Tiếp tục xây dựng nhà ở an toàn với bão, lũ cho khu vực đô thị;
+ Thí điểm, đầu tư các giải pháp kỹ thuật phòng chống lũ quét và sạt lở đất cho các cụm dân cư khu vực miền núi;
+ Triển khai các dự án nhằm ứng dụng các công nghệ mới, sử dụng các loại vật liệu bền vững, có tính chống chịu cao với biến đổi khí hậu trong lĩnh vực xây dựng và đô thị.
Tổng nhu cầu vốn dự kiến 830 tỷ đồng, nguồn vốn đầu tư công và vốn hợp pháp khác ngoài đầu tư công.
9. Đô thị thông minh:
Phát triển chính quyền số; Hoàn thiện hạ tầng và phát triển, mở rộng cung cấp dịch vụ đô thị thông minh; Chuyển đổi hạ tầng truyền thông số; Nâng cấp và phát triển hồ dữ liệu (Data Lake) dùng chung và Cổng dữ liệu của tỉnh; Hỗ trợ phát triển kinh tế số, xã hội số.
Tổng nhu cầu vốn dự kiến 780 tỷ đồng, nguồn vốn đầu tư công và vốn hợp pháp khác ngoài đầu tư công.
Đối với các dự án khu đô thị, nhà ở thương mại, nhà ở xã hội, hạ tầng kỹ thuật khu đô thị, khu dân cư...Triển khai thực hiện theo chủ trương đã được chấp thuận/phê duyệt, đảm bảo phù hợp với Chương trình phát triển nhà ở tỉnh Quảng Bình, phù hợp với định hướng phát triển đô thị theo quy hoạch xây dựng và các quy hoạch chuyên ngành có liên quan.
Ghi chú: Danh mục các dự án, nhu cầu vốn và nguồn vốn nói trên là dự kiến, quá trình triển khai thực hiện các dự án sẽ được cập nhật theo các Chương trình, đề án, dự án mới...đảm bảo phù hợp với Quy hoạch tỉnh và đáp ứng theo nhu cầu phát triển đô thị.
Quyết định 3617/QĐ-UBND năm 2023 phê duyệt Chương trình phát triển đô thị tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2021-2030
Số hiệu: | 3617/QĐ-UBND |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Quảng Bình |
Người ký: | |
Ngày ban hành: | 15/12/2023 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 3617/QĐ-UBND năm 2023 phê duyệt Chương trình phát triển đô thị tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2021-2030
Chưa có Video